Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

QUÁ TRÌNH KHAI KHẨN CỦA TỈNH TIỀN GIANG ĐẦU THẾ KỶ XVII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH
---    ---

HỌC PHẦN:

LỊCH SỬ KHAI KHẨN NAM BỘ
VÀ SÀI GÒN - GIA ĐỊNH
ĐỀ TÀI:

QUÁ TRÌNH KHAI KHẨN
CỦA TỈNH TIỀN GIANG
ĐẦU THẾ KỶ XVII
THỰC HIỆN:

LÊ MINH PHÁT
MSSV: 3110350069
LỚP: DVI 1102

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 5 năm 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH
---    ---

HỌC PHẦN:

LỊCH SỬ KHAI KHẨN NAM BỘ
VÀ SÀI GÒN - GIA ĐỊNH
ĐỀ TÀI:



QUÁ TRÌNH KHAI KHẨN
CỦA TỈNH TIỀN GIANG
ĐẦU THẾ KỶ XVII
THỰC HIỆN:

LÊ MINH PHÁT
MSSV: 3110350069
LỚP: DVI 1102

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 5 năm 2014


ĐỀ TÀI:
QUÁ TRÌNH KHAI KHẨN CỦA TỈNH TIỀN GIANG
ĐẦU THẾ KỶ XVII
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG:
I. Lí do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch Việt Nam, các
tỉnh, thành trên cả nước luôn cố gắng nỗ lực phát huy những thế mạnh của mình về các
điều kiện tự nhiên, danh lam, thắng cảnh, di tích, v.v... để đẩy mạnh, phát triển lĩnh vực
du lịch đặc trưng và độc đáo nhất của mình, trong đó có tỉnh Tiền Giang.
Với vị trí địa lí thuận lợi, vừa thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, vừa thuộc
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh Tiền Giang đang ngày càng phát huy vai trò quan
trọng của mình trong nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội, đặc biệt là ngành du lịch.
Tuy vậy, sự phát triển đó chưa được xứng đáng và phù hợp với tiềm năng của tỉnh, vì
nhiếu những thông tin, kiến thức nền tảng quan trọng về tỉnh. Chính vì những lí do đó, tôi
thực hiện đề tài "Quá trình khai khẩn của tỉnh Tiền Giang đầu thế kỉ XVII" nhằm tìm
hiểu, tổng hợp và phân tích quá trình khai khẩn, điều kiện về tự nhiên, tài nguyên, văn
hóa và những sản phẩm du lịch của tỉnh, v.v... thông qua đó tạo tiền đề nghiên cứu, tài

liệu tham khảo để tỉnh có thể phát triển du lịch hiệu quả hơn.
II. Mục đích nghiên cứu:
Với đề tài này, tôi hi vọng rằng sẽ góp phần lí giải những yếu tố quan trọng trong
quá trình khai khẩn của tỉnh Tiền Giang đầu thế kỉ XVII, cung cấp những nguồn thông
tin, tài liệu chính xác nhất nhằm nâng cao hiểu biết, đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của
mọi người trong nghiên cứu, học thuật và củng cố nền tảng kiến thức, tài liệu hiện có về
tỉnh Tiền Giang.
III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
III.1. Khách thể nghiên cứu:
Những điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Tiền Giang. Những đặc
điểm văn hóa của cư dân địa phương. Các sản phẩm du lịch của Tiền Giang trong công
tác quảng bá du lịch.
III.2. Đối tượng nghiên cứu:
Quá trình khai khẩn của tỉnh Tiền Giang đầu thế kỉ XVII.
1


IV. Giả thuyết khoa học:
Đa số chúng ta phần nào đều nhận thức được quá trình khai khẩn của tỉnh Tiền
Giang đầu thế kỉ XVII, phần nào lí giải những yếu tố góp phần hình thành nên quá trình
khai khẩn và phát triển đó, nhằm vận dụng, giải quyết những vấn đề một cách có hiệu quả
trong ngành du lịch của Việt Nam ta. Nhưng đôi khi, những sự nhận thức, thông tin đó
chưa thật sự đúng đắn và chưa mang lại kết quả thiết thực như mong muốn vì ta chưa
nắm vững được những yếu tố quan trọng nhất, chính xác nhất.
V. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu những điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Tiền Giang.
Nghiên cứu quá trình khai khẩn của tỉnh Tiền Giang đầu thế kỷ XVII. Nghiên cứu những
đặc điểm văn hóa của cư dân địa phương. Nghiên cứu các sản phẩm du lịch của Tiền
Giang trong công tác quảng bá du lịch.
VI. Phạm vi nghiên cứu:

Không gian: Trên toàn bộ diện tích của tỉnh Tiền Giang.
Thời gian: Từ thời kỳ sơ sử đến ngày nay, đặc biệt là từ đầu thế kỷ XVII đến giữa
thế kỷ XIX.
VII. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện được những nội dung trên, với những tư liệu đã thu thập được,
phương pháp chủ yếu mà chúng tôi sử dụng cho đề tài này là:
+ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu liên quan, trên cơ sở
đó phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa thông tin thu được để làm sáng tỏ cơ
sở lý luận, các khái niệm, công cụ của đề tài.
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tập hợp những ý kiến từ các chuyên gia
trong các lĩnh vực có liên quan nhằm hoàn thiện những nội dung trong đề tài nghiên cứu.
VIII. Đóng góp của đề tài:
Đề tài này có ý nghĩa nhất định trong việc khẳng định tầm vai trò quan trọng của
tỉnh Tiền Giang trong việc phát triển du lịch. Ngoài ra, đề tài này còn là nguồn tài liệu
quan trọng trong việc củng cố nguồn thông tin, kiến thức cho các đề tài nghiên cứu với
quy mô rộng hơn và cụ thể hơn.

2


IX. Cấu trúc của đề tài:
Gồm:
I. Giới thiệu khái quát tỉnh Tiền Giang:
I.1. Điều kiện tự nhiên:
I.1.1. Vị trí địa lý.
I.1.2. Đặc điểm địa hình.
I.1.3. Khí hậu.
I.1.4. Sông ngòi.
I.2. Tài nguyên thiên nhiên:
I.2.1. Tài nguyên đất.

I.2.2. Tài nguyên rừng.
I.2.3. Tài nguyên biển và ven biển.
I.2.4. Tài nguyên khoáng sản.
II. Quá trình khai khẩn của tỉnh Tiền Giang đầu thế kỷ XVII:
II.1. Thời kỳ sơ sử đến nửa đầu thế kỷ XVII.
II.2. Từ buổi đầu khai hoang đến giữa thế kỷ XIX:
II.2.1.Cảnh quan thiên nhiên trước cuộc khai hoang.
II.2.2. Lực lượng khai hoang.
II.2.3. Xây dựng các công trình thủy lợi.
II.2.4. Thành quả khai hoang.
II.3. Từ buổi đầu khai hoang đến giữa thế kỷ XIX:
II.3.1. Công cuộc khai hoang.
II.3.2. Vấn đề thủy lợi.
II.3.3. Phát triển sản xuất.
III. Đặc điểm văn hóa của cư dân địa phương:
III.1. Phong tục, lễ hội.
III.2. Di tích lịch sử - văn hóa - nghệ thuật.
III.3. Ẩm thực.
IV. Các sản phẩm du lịch của Tiền Giang trong công tác quảng bá du lịch.
V. Tổng kết.

3


ĐỀ TÀI:
QUÁ TRÌNH KHAI KHẨN CỦA TỈNH TIỀN GIANG
ĐẦU THẾ KỶ XVII
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT TỈNH TIỀN GIANG:
I.1. Điều kiện tự nhiên:
I.1.1. Vị trí địa lý.

Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long (nằm về phía Đông
Bắc đồng bằng sông Cửu Long, phía Bắc sông Tiền), vừa nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng Nam và cách TP Cần
Thơ 90 km về hướng Bắc. Tỉnh nằm trải dài trên bờ Bắc sông Tiền với chiều dài trên 120
km. Tỉnh Tiền Giang có tọa độ địa lý 105o49'07 '' đến 106o48'06'' kinh độ Đông và
10 o12'20'' đến 10o35'26'' vĩ độ Bắc.
Về ranh giới hành chính thì tỉnh Tiền Giang: Phía Đông giáp biển Đông. Phía Tây
giáp tỉnh Đồng Tháp. Phía Nam giáp tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long. Phía Bắc và Đông Bắc
giáp tỉnh Long An và TP Hồ Chí Minh.

1. Bản đồ tỉnh Tiền Giang.

Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 2.481,77 km2, chiếm khoảng 6% diện tích đồng
bằng sông Cửu Long; 8,1% diện tích vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; 0,7% diện tích
cả nước; dân số trung bình năm 2009 là 1,67 triệu người, chiếm khoảng 9,8% dân số
4


vùng đồng bằng sông Cửu Long; 11,4% dân số vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và
1,9% dân số cả nước. Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: Thành phố
Mỹ Tho; Thị xã Gò Công; và 8 huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước, Chợ
Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông, với 169 đơn vị hành chính cấp xã (7
thị trấn, 16 phường, 146 xã). Trong đó, Thành phố Mỹ Tho là đô thị loại 2 - trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh, đồng thời là hợp điểm giao lưu kinh tế, văn
hoá, giáo dục, đào tạo, du lịch từ lâu đời của các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu
Long1.
I.1.2. Đặc điểm địa hình:
Tỉnh Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, với độ dốc nhỏ hơn 1% và cao trình
biến thiên từ 0m đến 1,6m so với mặt nước biển, phổ biến từ 0,8m đến 1,1m. Nhìn chung,
toàn vùng không có hướng dốc rõ ràng, tuy nhiên có những khu vực có tiểu địa hình thấp

trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung như sau :
+ Khu vực đất cao ven sông Tiền (đê sông tự nhiên) phân bố dọc theo sông Tiền
và kéo dài từ xã Tân Hưng (Cái Bè) đến xã Xuân Đông (Chợ Gạo).
+ Khu vực thuộc địa bàn huyện Cai Lậy, Cái Bè, giới hạn giữa kênh Nguyễn Văn
Tiếp và dãy đất cao ven sông Tiền có cao trình phổ biến từ 0,7 - 1,0m và có khuynh
hướng thấp dần về kênh Nguyễn Văn Tiếp. Trên địa bàn có hai khu vực giồng cát và
vùng lân cận giồng cát có cao trình lớn hơn 1.0m là giồng Cai Lậy (bao gồm Bình Phú,
Thanh Hoà, Long Khánh, thị trấn Cai Lậy, Tân Bình, Nhị Mỹ) và giồng Nhị Quý (kéo dài
từ Nhị Quý đến gần Long Định).
+ Khu vực trũng phía Bắc Đồng Tháp Mười (bao gồm hầu hết huyện Tân Phước)
có cao trình phổ biến từ 0,60 - 0,75m, cá biệt tại xã Tân Lập 1 và Tân Lập 2 có cao trình
thấp đến 0,4 - 0,5m. Do lũ hàng năm của sông Cửu Long tràn về Đồng Tháp Mười cộng
với cao trình mặt đất thấp nên đây là khu bị ngập nặng nhất của tỉnh .
+ Khu vực giữa Quốc lộ 1 và kênh Chợ Gạo có cao trình từ 0,7 - 1,0m bao gồm
vùng đồng bằng bằng phẳng 0,7 - 0,8m nằm kẹp giữa giồng Phú Mỹ, Tân Hương, Tân
Hiệp (Châu Thành) phía Tây và giồng Bình Phục Nhất, Bình Phan (Chợ Gạo) phía Đông.

1

Trích "Thông tin tổng quan về tỉnh Tiền Giang", trên trang điện tử "Diễn đàn Hợp tác Kinh tế đồng bằng
sông Cửu Long" tại đường link:
/>
5


+ Khu vực Gò Công giới hạn từ phía Đông kênh Chợ Gạo đến biển Đông, có cao
trình phổ biến từ 0,8 và thấp dần theo hướng Đông Nam, ra đến biển Đông chỉ còn 0,4 0,6m. Có hai vùng trũng cục bộ tại xã Thạnh Trị, Yên Luông, Bình Tân (Gò Công Tây)
và Tân Điền, Tân Thành (Gò Công Đông).
Trên địa bàn còn có rất nhiều giồng cát biển hình cánh cung có cao trình phổ biến
từ 0,9 - 1,1m nổi hẳn lên trên các đồng bằng xung quanh, nhiều giồng cát đã bị đất phù sa

che phủ1.
I.1.3. Khí hậu.
Khí hậu Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến - cận xích đạo và khí hậu nhiệt
đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm. Nhiệt độ bình quân trong
năm là 27 - 27,9oC; tổng tích ôn cả năm 10.183 oC/năm. Số giờ nắng trong năm khoảng
2.534,3 giờ (khoảng 249,5 giờ/tháng). Có 2 mùa: Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến
tháng 4 năm sau; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (thường có hạn Bà chằng vào tháng 7,
tháng 8).
Tiền Giang nằm trong dãy ít mưa, lượng mưa trung bình 1.210 - 1.424mm/năm và
phân bố ít dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông; Độ ẩm trung bình 80 - 85%. Gió: có 2
hướng chính là Đông bắc (mùa khô) và Tây nam (mùa mưa); tốc độ trung bình 2,5 6m/s2.
I.1.4. Sông ngòi:
Tiền Giang có mạng lưới sông, rạch chằng chịt, bờ biển dài thuận lợi cho việc
giao lưu trao đổi hàng hoá với các khu vực lân cận (giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long với Thành phố Hồ Chí Minh; là cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh ven sông Tiền
và Canpuchia) đồng thời là môi trường cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản:
+ Sông Tiền: là nguồn cung cấp nước ngọt chính, chảy 115km qua lãnh thổ Tiền
Giang. Sông có chiều rộng 600 - 1.800m, tiết diện ướt vào khoảng 2.500 - 17.000m2 và
chịu ảnh hưởng thủy triều quanh năm. Lưu lượng mùa kiệt (tháng 4) khoảng 130 190m3/s .

1

Trích trang điện tử "Website thông tin kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang", tại đường link:
/>2
Trích trang điện tử "Website thông tin kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang", tại đường link:
/>
6


+ Sông Soài Rạp: bắt đầu từ xã Phú Xuân, Nhà Bè và Bình Khánh, Cần Giờ. Sông

là ranh giới tự nhiên giữa Gò Công và thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Long An. Cửa sông
rộng 2.420m, chiều sâu khi nước lớn là 9,2m, khi nước ròng là 7,2m.
+ Sông Vàm Cỏ Tây: dài khoảng 30km, nằm ở phía Bắc, rất thuận lợi cho giao
thông chuyên chở hàng hóa đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Sài Gòn. Sông Vàm
Cỏ Tây không có nguồn, lượng dòng chảy trên sông chủ yếu là từ sông Tiền chuyển qua.
Sông Vàm Cỏ Tây là nơi nhận nước tiêu lũ từ Đồng Tháp Mười thoát ra và là 1 tuyến
xâm nhập mặn chính.
+ Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có một số sông, rạch nhỏ thuộc lưu vực sông
Tiền và sông Vàm Cỏ Tây góp phần rất quan trọng trong việc lưu thông, vận chuyển
hàng hoá và phục vụ sản xuất như: Cái Cối, Cái Bè, Ba Rài, Trà Tân, Phú Phong, Rạch
Rầm, Bảo Định, Kỳ Hôn, Vàm Giồng, Long Uông, Gò Công, sông Trà v.v...
Hầu hết sông, rạch trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng chế độ bàn nhật triều không
đều. Đặc biệt vùng cửa sông có hoạt động thủy triều rất mạnh, biên độ triều tại các cửa
sông từ 3,5 - 3,6m, tốc độ truyền triều 30km/h (gấp 1,5 lần sông Hậu và 3 lần sông
Hồng), tốc độ độ chảy ngược trung bình 0,8 - 0,9m/s, lớn nhất lên đến 1,2m/s và tốc độ
chảy xuôi đến 1,5 - 1,8m/s.
Các sông và mạng lưới kênh rạch trong tỉnh Tiền Giang có tầm quan trọng về
nhiều mặt, chủ yếu là giao thông trong và ngoài vùng, cung cấp nước tưới cho nông
nghiệp, cải tạo đất mặn và phèn, gia dụng, nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái, ...1
I.2. Tài nguyên thiên nhiên:
I.2.1. Tài nguyên đất:
Tổng quỹ đất tự nhiên của tỉnh là 236.663,24 ha, trong đó có các nhóm đất chính
như sau: nhóm đất phù sa chiếm 52,0% diện tích tự nhiên với 123.183 ha, chiếm phần lớn
diện tích các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, Thành phố Mỹ Tho và một
phần huyện Gò Công Tây thuộc khu vực có nguồn nước ngọt. Trong nhóm đất này có các
loại đất phù sa bồi ven sông (đê tự nhiên) thích hợp cho trồng cây ăn trái. Nhóm đất mặn
chiếm 14,3% diện tích tự nhiên với 33.937 ha. Đất đai thuận lợi như nhóm đất phù sa,
nhưng bị nhiễm mặn từng thời kỳ hoặc thường xuyên. Nhóm đất phèn chiếm 19,0% diện

1


T.S. Trần Văn Đạt, "Tiền Giang: Địa lý thiên nhiên và thổ nhưỡng", tại đường link:
/>
7


tích tự nhiên với 45.023 ha, phân bố chủ yếu ở khu vực trũng thấp Đồng Tháp Mười
thuộc phía bắc 3 huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước. Nhóm đất cát giồng chỉ chiếm 3,0%
diện tích tự nhiên với 7.109 ha phân bố rải rác ở các huyện Cai Lậy, Châu Thành, Gò
Công Tây và tập trung nhiều nhất ở huyện Gò Công Đông. Do đất cát giồng có địa hình
cao, thành phần cơ giới nhẹ, nên chủ yếu sử dụng làm thổ cư và canh tác cây ăn trái, hoa
màu…
Nhìn chung, đất đai của tỉnh phần lớn là nhóm đất phù sa (chiếm 52%), thuận lợi
nguồn nước ngọt, từ lâu đã được đưa vào khai thác sử dụng, hình thành vùng lúa năng
suất cao và vườn cây ăn trái chuyên canh của tỉnh; còn lại 19,0% (45.023 ha) là nhóm đất
phèn và 14,0% (33.937 ha) là nhóm đất phù sa nhiễm mặn… trong thời gian qua được tập
trung khai hoang, mở rộng diện tích, cải tạo và tăng vụ thông qua các chương trình khai
thác phát triển vùng Đồng Tháp Mười, chương trình ngọt hoá Gò Công, đã từng bước mở
rộng vùng trồng lúa năng suất cao, vườn cây ăn trái sang các huyện phía Đông và vùng
chuyên canh cây công nghiệp thuộc huyện Tân Phước1.
I.2.2. Tài nguyên rừng:
Tiền Giang có 3 thảm thực vật mang tính chất tự nhiên là: rừng ngập mặn ven
biển gồm: bần, mấm, đước, rau muống biển, cỏ lức…; thảm thực vật rừng nước lợ gồm:
dừa nước, bần chua, ôrô, cóc kèn, mái dầm…; thảm thực vật vùng đất phèn hoang gồm:
cỏ năng, cỏ mồm, bàng, tràm tái sinh… Năm 2002, toàn tỉnh có 10.190,2 ha đất lâm
nghiệp, trong đó đất rừng tự nhiên 316,7 ha và đất có rừng trồng 9.873,5 ha2.
I.2.3. Tài nguyên biển và ven biển:
Vùng biển Đông của Gò Công có nhiều lợi thế cho phát triển kinh tế về mặt biển,
như nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, công nghiệp cảng biển và du lịch biển. Huyện Gò
Công tiếp cận biển Đông có bờ biển dài 32km, qua 3 cửa sông lớn là cừa Soài Rạp, Cửa

Tiểu và Cửa Đại. Thủy triều bình quân 1,25m và cực đại 3m vào các tháng 10 đến tháng
2 lúc bị ảnh hưởng của gió Đông Bắc, còn gọi là gió Chướng.
Về phía đông, đường biển từ huyện Gò Công Đông đến Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ
cách khoảng 40km. Về kinh tế biển, hiện nay có xã Vàm Láng và Tân Thành, cách thị xã
Gò Công 13 - 15km đường bộ, được phát triển khá mạnh với ngành đánh cá biển, du lịch
12

, Bùi Xuân Vịnh "Tài liệu biên tập cho sinh viên du lịch Đông Đô tham khảo năm 2007", tại đường link:
/>
8


và trở thành vùng có nền kinh tế khá nhộn nhịp, cung cấp nhiều việc làm và đời sống
người dân địa phương sung túc hơn các nơi khác.
Ở các cửa biển của sông Soài Rạp, Cửa Tiểu và Cửa Đại cũng có các xóm chày
lưới đánh cá nhỏ, có đời sống tương đối khá giả hơn các làng ấp lân cận, nhưng cần được
cải tiến để phát triển mạnh mẽ hơn. Khu vực ven biển còn được bồi đắp quanh năm và
đang hình thành các cồn rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, như:
+ Cồn Vân Liễu - Cồn Ông Mão: tiếp giáp với xã Tân Thành (Gò Công Đông), có
chiều dài 7km, rộng 5km với diện tích 4.055ha. Độ cao từ 0,6 đến 6,0m, vùng ven bờ nổi
lên khi thủy triều kém.
+ Cồn Ngang: nằm phía Đông cù lao Tân Thới, xã Phú Tân (Gò Công Đông), có
chiều dài 5,5km, rộng 2,5km với diện tích 1.617ha. Độ cao từ -1,1 đến -0,6m, nổi một
phần diện tích lúc thủy triều kém. Dân địa phương đã trồng được phi lao, mắm, ...
+ Cồn Vượt: nằm cách cồn Ngang khoảng 1,5km về phía Đông Nam, có chiều dài
10km, rộng 3km, với diện tích 3.188ha. Độ cao từ -2,3 đến -6,1m, bị ngập hoàn toàn1.
I.2.4. Tài nguyên khoáng sản:
+ Than bùn: tìm thấy ở Phú Cường, Tân Hoà Tây - Cai Lậy (mỏ Tân Hoà) và tân
Hoà Đông - Tân Phứơc (mỏ Tràm Sập). Các mỏ bị phủ một lớp sét, mùn thực vật dày 00,7m; trung bình là 0,3m. Tuổi Holocen.
Mỏ Tràm Sập có thành tạo kiểu lòng sông cổ, dài hàng km, rộng 50 - 70m, dày

trung bình 1,7m. Trữ lượng tương đương 125.000 tấn. Sử dụng làm nhiên liệu, nguyên
liệu nền cho sản xuất phân vi sinh.Đang có doanh nghiệp khai thác.
Mỏ Tân Hoà có thành tạo kiểu đầm lầy, phân bố rãi rác, đẳng thứơc. Độ dày 0,52,2m, trung bình 1,6m. Trữ lượng khoảng 900.000 tấn. Sử dụng làm nhiên liệu, nguyên
liệu nền cho sản xuất phân bón.
+ Sét: tìm thấy ở Tân Lập - Tân Phước.
Mỏ sét Tân Lập có nguồn gốc trầm tích hổn hợp sông biển, tuổi Holocen, có lớp
phủ dầy 0,2 - 3m, phân bố trên diện tích 2 - 3km2 với chiều dày 15 - 20m. Trữ lượng
tương đương 6 triệu m3. Sét có màu xám tối, có nhiễm phèn. Sét có chất lượng tốt, có

1

T.S. Trần Văn Đạt, "Tiền Giang: Địa lý thiên nhiên và thổ nhưỡng", tại đường link:
/>
9


khả năng làm nguyên liệu để sản xuất ra các mặt hàng gốm xây dựng như gạch, ngói ...
Đang có doanh nghiệp đầu tư khai thác.
+ Cát sông: Phân bố chủ yếu trên lòng sông Tiền
Các mỏ cát được xác định, phân lớp tập trung tại địa bàn các huyện Cái Bè, Cai
Lậy, Châu Thành với 9 thân cát có trữ lượng lớn với chiều dài 2 - 17km, rộng 300 800m, dày 2,5-6,9m, có chất lượng đáp ứng nhu cầu vật liệu san lấp. Thành phần hạt chủ
yếu là hạt tập trung và hạt nhỏ; độ hạt giảm dần về phía hạ lưu. Tổng lượng mỏ thuộc địa
bàn tỉnh hơn 93 triệu m3. Đang có 13 doanh nghiệp đầu tư khai thác.
+ Nước dưới đất: trên phạm vi tỉnh có 3 tầng chứa nước có triển vọng, có độ giàu
nước từ lớn đến trung bình, có chất lượng tốt, đủ điều kiện khai thác với qui mô lớn và
vừa gồm các phân vị Pliocen trên, Pliocen dưới và Miocen. Các phân vị này phân bố tập
trung ở Mỹ Tho, Cai Lậy; độ sâu dao động từ 150 - 400m. Tại các nơi khác, khả năng
khai thác hạn chế. Tại Mỹ Tho, lưu luợng đang khai thác hơn 40.000m3/ngày đêm. Loại
hình nước chủ yếu là Bicarbonat - Natri, Clorua- Natri ; nhiệt độ 28 -30oC; pH6 - 8,31.


II. QUÁ TRÌNH KHAI KHẨN CỦA TỈNH TIỀN GIANG ĐẦU THẾ KỶ XVII:
II.1. Thời kỳ sơ sử đến nửa đầu thế kỷ XVII:
Nằm ở Hạ lưu sông Tiền (một nhánh lớn của sông Cửu Long), tỉnh Tiền Giang có
quá trình hình thành và phát triển về địa chất tương tự như khu vực Nam bộ, với 3 thời kỳ
chính: Paleozoi muộn (Cổ sinh muộn), Mesozoi (Trung sinh) và Kainozoi (Tân sinh).
Vào cuối Kainozoi, do hoạt động Tân kiến tạo, vỏ đất ở khu vực bị nứt nẻ ở nhiều nơi,
sụt lún làm chênh lệch các lớp đá. Hậu quả của chuyển động này là hai khối được nâng
lên. Ở Việt Nam, có khối nâng Nam Trung bộ. Ở Campuchia, có khối nâng Đông
Campuchia. Giữa hai khối nâng là khối sụt, gồm những trũng rộng lớn. Sông Cửu Long
và những phụ lưu của nó chảy qua đây, mang theo các vật liệu bùn, sét, cát lấp đầy các
trũng để hoàn thành lớp trầm tích Plio-Pleistoxen cách nay khoảng 700.000 năm2.
Sau đó diễn ra các giai đoạn biển tiến và biển lùi. Cách ngày nay khoảng 6.000
năm, có đợt biển tiến, làm cô lập các giồng cao. Di tích còn lại là giồng Tân Hiệp (huyện

1

Trích trang điện tử "Website thông tin kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang", tại đường link:
/>2 2
, Trần Kim Thạch, "Nguồn gốc tại chỗ cho Đồng bằng sông Cửu Long" -Báo Tin Sáng 30.1.1981.

10


Châu Thành)1. Cách nay khoảng 5.000 năm có hiện tượng biển lùi. Mực nước biển rút
dần. Trong khoảng 4.000 năm đến 2.700 năm cách ngày nay, dao động biển khá rõ rệt,
các cồn cát duyên hải lộ hẳn ra khỏi mặt nước, các thảm thực vật khá đa dạng và thế giới
động vật giàu lượng loại. Do tác động của sóng và dòng hải lưu, các đống sò điệp tụ lại
các cồn mới nổi lên. Khảo cổ học đã phát hiện tại huyện Cai Lậy các vỉa sò điệp, dấu vết
của bờ biển xưa2.
Từ khoảng 2.700 năm trước, vùng Tiền Giang đi vào thế ổn định.Vào khoảng

trước hoặc đầu Công Nguyên (trên dưới 2.000 năm trước), những người đầu tiên đã đến
vùng châu thổ sông Cửu Long, trong đó có Tiền Giang để sinh sống. Đây là các tộc người
Indonésien, người Nam Á hải đảo, thuộc vùng châu Á gió mùa, có cùng nguồn gốc với
một số tộc người ở Tây Nguyên - Việt Nam. Địa bàn cư trú chính của họ là vùng châu thổ
sông Cửu Long, gồm một phần của miền Đông Nam bộ, một phần nhỏ Nam Campuchia,
vùng đất ven vịnh Thái Lan và phía bắc bán đảo Mã Lai. Họ lập nên nhà nước cổ đại đầu
tiên ở Đông Nam Á đất liền, đó là vương quốc Phù Nam3.
Tỉnh Tiền Giang vào những thế kỷ đầu Công Nguyên thuộc vương quốc Phù
Nam. Định chế chính trị ban đầu của Phù Nam còn mang nhiều tính chất thị tộc. Triều đại
thứ nhất theo truyền thuyết là sự kết hợp giữa hai thị tộc: Mặt trăng của Liễu Diệp và Mặt
trời của Hỗn Điền. Dần dần xã hội có sự phân cực giữa các tầng lớp nông dân, thợ thủ
công và thương nhân. Tầng lớp tăng lữ là chỗ dựa của triều đình Phù Nam4.
Người Phù Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo và Phật giáo, hai tôn giáo được
truyền bá dưới dạng tín ngưỡng dân gian và trong hình thức định chế hóa (đền thờ, stupa,
cung đình…). Xã hội Phù Nam có các tầng lớp nông dân, thợ thủ công, thương nhân và
giới tăng lữ5.
Người Phù Nam có chữ viết. Các minh văn ở Gò Xoài (ấp Bình Tả, xã Đức Hòa
Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) và minh văn ở Gò Thành (xã Tân Thuận Bình, huyện
Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) cho thấy minh văn được viết bằng ngôn ngữ Pali lai (Hybrid-

2

H.Fontaine, "Những đống sò điệp ở châu thổ sông Cửu Long" (tiếng Pháp), trong Việt Nam địa chất khảo
lục, số 14-1971, tr.135-141.
3
Lưu Đình Tuân, "Khai quật ở Óc Eo (Nam kỳ)-Tạp chí Cổ vật tinh hoa" - số 3 tháng 10/2003, tr. 40-41.
4
P.Peolliot (1903) cho rằng: "Vương quốc Phù Nam tồn tại từ đầu Công Nguyên và suy vong sau thời
Trinh Quán nhà Đường" (672-679).
5

Võ Sĩ Khải. Sđd, tr. 350.

11


Pali), có dấu vết Sanskrit và bằng một thứ văn tự Deccan (Nam Ấn)1. Phù Nam được coi
là cường quốc thương nghiệp. Từ giữa thế kỷ thứ III, Phù Nam khống chế nền thương
nghiệp hàng hải ở Đông Nam Á và bành trướng lãnh thổ, đem quân đi chinh phục hơn
"10 vương quốc" làm phiên thuộc, trong đó có Lâm Ấp 2.
Nền thương nghiệp phát triển và sự bành trướng nhanh chóng về lãnh thổ của Phù
Nam đã dẫn đến việc các tiểu vương ở xa dựa vào các thương nhân giàu có để củng cố
thế lực tạo ra nạn cát cứ, khiến cho Phù Nam bước vào thời kỳ suy thoái từ giữa thế kỷ
thứ VI, hoàn toàn sụp đổ vào khoảng thế kỷ thứ VII. Vùng châu thổ sông Cửu Long
thuộc Phù Nam khi đó trở nên hoang vu. Người Chân Lạp trước sự bành trướng của đế
quốc Khmer đã đến vùng Tiền Giang, vùng rìa của Thủy Chân Lạp, gần như hoang vu,
dân cư rất thưa thớt3.
Một số di tích của người Phù Nam tại Tiền Giang được người Khmer sử dụng,
nhưng hầu hết bị phá bỏ. Có lẽ do chiến tranh kéo dài nhiều thập kỷ giữa hai vương quốc
ở giai đoạn Phù Nam suy tàn, người Chân Lạp đã phá bỏ các vết tích văn hóa của người
Phù Nam, vì thế nhiều kiến trúc lớn đã hoàn toàn sụp đổ.
Do dân số quá ít, kỹ thuật canh tác lạc hậu, lại sống trên một vùng đất khắc nghiệt
"dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua", người Chân Lạp chưa tạo được dấu ấn văn hóa
đậm nét trên vùng đất ở phía Bắc sông Tiền. Vào đầu thế kỷ XVII, Jayajettha II lên ngôi
ở Chân Lạp4. Để chấm dứt việc thuần phục nước Xiêm, ông tìm đến chúa Nguyễn tạo ra
một thế lực và liên minh mới đối trọng với nước Xiêm qua cuộc hôn nhân với công chúa
Ngọc Vạn.
Nhờ sự hỗ trợ của chúa Nguyễn, Batom Reachea trở thành vua Chân Lạp. Trong
lúc châu thổ sông Cửu Long gần như hoang vu, Batom Reachea cho người Việt định cư,
được quyền sở hữu đất đai mà người Việt khai phá.
Từ thế kỷ XVII, vùng Tiền Giang được người Việt, từ miền Trung và miền Bắc,

trong đó phần lớn là từ vùng Ngũ Quảng, đến khai hoang và định cư.

1

Hà Văn Tấn, "Từ minh văn trên lá ở Gò Xoài (Long An) bàn thêm về Pháp thân kệ". Trong Những phát
hiện mới về Khảo cổ học năm 1993. Nxb. KHXH. Hà Nội, 1994, tr. 318 - 319.
2
Theo Nam Tề thư. Quyển 58.
3
Theo Chân Lạp phong thổ ký, thì năm 1296 khi Châu Đạt Quan sứ thần nhà Minh ngược sông Cửu Long
để lên Ăngco, qua vùng Tiền Giang thì: "Nhìn lên bờ, chúng tôi thấy toàn là cây cao vút, cổ thụ, cát vàng,
lau sậy trắng".
4
Jayaettha II lên làm vua năm 1618.

12


II.2. Từ buổi đầu khai hoang đến giữa thế kỷ XIX:
II.2.1. Cảnh quan thiên nhiên trước cuộc khai hoang:
Vùng đất Nam bộ, trong đó có Tiền Giang, trước khi người Việt đến khai phá là
một vùng đất còn hoang vu. Phan Huy Chú cho biết: "Phủ Gia Định, đất Đồng Nai, từ
các cửa biển Cần Giờ, Xoài Rạp, Tiểu, Đại, toàn là những đám rừng hoang vu cỏ rậm,
mỗi đám rừng có thể rộng hơn nghìn dặm1".
Lúc bấy giờ, do còn là rừng rậm, đồng hoang, nên ở Tiền Giang có nhiều loại thú
dữ như cọp, voi, heo rừng, cá sấu, rắn v.v... hoành hành khắp mọi nơi, là mối đe dọa đối
với những người khai hoang.
Mặc dù thiên nhiên ở Tiền Giang được xem là thuận lợi hơn Đàng Ngoài, như
sông rạch chằng chịt, nguồn nước đầy đủ, khí hậu điều hòa, ít bão lụt, ít hạn hán, đất đai
bằng phẳng, phì nhiêu... nhưng cũng không phải là không có khó khăn. Vùng ven biển

Gò Công có lúc bị bão tố hoành hành và khan hiếm nước ngọt. Tại những nơi giáp Đồng
Tháp Mười đất bị nhiễm phèn và nước lũ dâng lên hàng năm, khiến cho sản xuất và cuộc
sống gặp nhiều gian nan, vất vả.
Xã hội luôn bất ổn vì nạn giặc cướp. Chúa Nguyễn nhiều lần sai quân tướng đánh
dẹp, cho Tổng binh Trần Thượng Xuyên cai quản. Trần Thượng Xuyên đem quân đóng
tại Doanh Châu (nay thuộc Vĩnh Long).
Thù trong giặc ngoài là mối đe dọa không nhỏ đối với người khai hoang. Vào
năm 1784, khi Nguyễn Phúc Ánh cầu viện, giặc Xiêm đã tràn vào xâm lược Nam bộ.
Hàng mấy chục làng nằm dọc theo bờ tả ngạn sông Tiền từ Mỹ Tho đến Trà Lọt (Cái Bè)
bị quân giặc dày xéo, dân chúng chạy tứ tán khắp nơi. Sự kiện dẫn đến trận thủy chiến
lớn nhất trong lịch sử tại Rạch Gầm - Xoài Mút.
Dịch bệnh cũng khiến nhân dân lo âu. Nhiều trận dịch lớn đã giết hàng loạt người
dân khai hoang. Năm 1757, có một trận dịch bệnh ở Cái Bè. Năm 1820 (đời Minh Mạng)
có trận dịch khắp Nam kỳ lan đến kinh đô Huế, kéo dài nhiều tháng và giết chết hàng vạn
người.
Dù cho ở vùng đất mới có những khó khăn nghiệt ngã, nhưng vẫn không ngăn
được bước chân của những dòng người đi khai hoang từ Đàng Ngoài vào tìm đất mới.

1

Phan Huy Chú, "Lịch triều hiến chương loại chí".

13


II.2.2. Lực lượng khai hoang:
Trong các thế kỷ XVI, XVII, do chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến (chiến
tranh giữa nhà Mạc và nhà Lê - Trịnh kéo dài từ năm 1539-1600; chiến tranh Trịnh Nguyễn kéo dài từ năm 1627-1672), sự bóc lột quá đáng của bọn quan lại và địa chủ;
thiên tai, mất mùa, đói kém, dịch bệnh nên cuộc sống của nhân dân lao động ở Đàng
Ngoài ngày càng cực khổ. Trước tình hình đó, ngoài việc đứng lên phản kháng, nhân dân

lao động chỉ còn một con đường là đi dần vào phương Nam để tìm kiếm một cuộc sống
dễ chịu hơn.
Khi lưu dân người Việt di cư vào Tiền Giang, đầu tiên, họ sử dụng hình thức di
dân tự do, cả gia đình, hoặc người khỏe mạnh đi trước rồi đón gia đình đến sau, hoặc một
số người hay một số gia đình kết lại thành nhóm cùng đi với nhau. Tiếp theo là những đợt
di dân lớn hơn với những tổ chức di dân quy mô. Đó là quá trình di dân cơ chế, dẫn đến
những sự đổi thay to lớn về thiên nhiên, và cảnh quan địa lý, hình thành những vùng cư
trú ổn định. Sự di dân cơ chế này còn là hệ quả của việc triều Nguyễn đứng ra tổ chức và
bảo trợ những đoàn dân di cư vào Nam. Bên cạnh đó, quá trình di dân cơ chế cũng được
diễn ra khi các chúa Nguyễn ban hành chính sách cho phép những người "có vật lực"
chiêu mộ dân nghèo vào Nam khẩn hoang.
Phần lớn lưu dân người Việt vào Tiền Giang có gốc gác ở Trung và Nam Trung
bộ, nhất là các địa phương Thuận Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quy Nhơn. Ngoài ra,
cũng có một số ít từ đồng bằng Bắc bộ, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Trong số lưu dân
người Việt đi tiên phong trong việc khai hoang thì đa số là nông dân nghèo khổ. Chính
lực lượng này đóng vai trò quyết định trong công cuộc khẩn hoang ở Tiền Giang trong
các thế kỷ XVII, XVIII và cả nửa đầu thế kỷ XIX.
Về sau, cả những người "có vật lực" cũng chiêu mộ dân nghèo các nơi đi vào
Tiền Giang khẩn hoang. Lê Quý Đôn cho biết: "Nhà Nguyễn mới cho chiêu mộ những
người dân có vật lực từ các xứ Quảng Nam, Điện Bàn, Quảng Nghĩa và Quy Nhơn thiên
cư vào ở đất Đồng Nai, thuộc phủ Gia Định...".
Bên cạnh người Việt là lực lượng khẩn hoang chủ yếu, còn có một số người thuộc
một số tộc người thiểu số cũng đến Tiền Giang khai phá. Như vậy từ rất sớm, các tộc
người thiểu số đã có những đóng góp nhất định trong việc khẩn hoang và phát triển sản
xuất nông nghiệp ở Tiền Giang trong các thế kỷ XVII, XVIII.

14


Ngoài ra, cũng phải kể đến lực lượng người Hoa, tuy không nhiều, đã có mặt tại

Tiền Giang hồi cuối thế kỷ XVII. Năm 1679, một nhóm người Hoa do Dương Ngạn Địch
chỉ huy, vì chống đối nhà Thanh nên đã chạy sang Đàng Trong tị nạn và được chúa
Nguyễn cho định cư ở Mỹ Tho.
II.2.3. Xây dựng các công trình thủy lợi:
Con kênh được đào đầu tiên ở Tiền Giang và cũng là đầu tiên ở Nam bộ là kênh
Vũng Gù. Trước khi có con kênh này, tại đây đã có rạch Vũng Gù ở về phía Đông Bắc,
chảy từ sông Vàm Cỏ Tây đến quán Thị Cai và rạch Mỹ Tho ở về phía Nam, chảy từ chợ
Lương Phú (nay thuộc xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo) ra sông Tiền. Khoảng giữa
Bắc - Nam, tức là từ quán Thị Cai đến chợ Lương Phú là ruộng vườn liên tiếp.
Năm Ất Dậu (1705), Chính thống Vân trường hầu Nguyễn Cửu Vân đem quân
tiễu trừ quân Cao Miên và quân Xiêm La "phạm biên cảnh" tại giồng Kiến Định. Để tiện
việc di chuyển và có nước cho quân đội sử dụng, Nguyễn Cửu Vân cho đào một con
mương hào nối liền rạch Vũng Gù và rạch Mỹ Tho.
Con kênh thứ hai là Tranh giang Tân kênh (tức kênh Mới rạch Chanh), do Đô đốc
Trấn đào vào năm Ất Tỵ (1785). Con kênh đào với mục đích tạo đường giao thông để
bao vây đánh dẹp quân Đông Sơn. Vì đào ngang Bàu Bèo nên dân gian quen gọi là kênh
Bàu Bèo (sau gọi trại thành Bà Bèo). Kênh Bàu Bèo là con đường đi tắt từ sông Tiền qua
sông Vàm Cỏ. Về sau ghe thuyền mua bán qua lại tấp nập nên dân gian gọi là kênh
Thương Mãi.
Hai con kênh đầu tiên thông lưu với hệ thống sông rạch có sẵn, tạo nên một mạng
lưới giao thông đường thủy tiện lợi cho việc liên lạc trong nội địa; đồng thời nó cũng góp
phần thúc đẩy tiến trình khai hoang được nhanh chóng. Tác dụng về nhiều mặt của hai
con kênh Vũng Gù và kênh Mới rạch Chanh được phát huy rõ nét trong thế kỷ XIX và về
sau.
II.2.4. Thành quả khai hoang:
Đến cuối thế kỷ XVIII, diện mạo vùng Tiền Giang đã được thay đổi một cách cơ
bản, tạo điều kiện cho việc mở rộng địa bàn khai phá và phát triển nông nghiệp vào
những thời kỳ tiếp theo. Nhìn chung, cuộc sống của cư dân ở vùng đất mới ngày càng
được ổn định và sản xuất nông nghiệp đạt được những kết quả khả quan. Mỹ Tho trở


15


thành vùng sản xuất lúa gạo và cau chủ yếu của đồng bằng sông Cửu Long nửa sau thế kỷ
XVIII.
Lúc bấy giờ, thóc gạo được vận chuyển ra bán ở Phú Xuân - Thuận Hóa. Giới
thương buôn chuyên kinh doanh thóc gạo được hình thành. Những người này thường đi
thuyền lớn từ miền Trung vào neo đậu tại các cửa biển hoặc tại các thương cảng, phố chợ
lớn; rồi cho thuyền nhỏ đi khắp nơi để thu mua thóc gạo.
Như vậy, vùng Tiền Giang xưa nói riêng đồng bằng sông Cửu Long nói chung là
nơi cung cấp lúa gạo chủ yếu cho vùng Thuận Hóa và cả miền Trung. Như vậy, từ thế kỷ
XVIII, Tiền Giang đã góp phần tích cực vào việc đảm bảo đầy đủ lương thực cho đất
nước.
Thóc gạo của đồng bằng sông Cửu Long còn được xuất khẩu ra nước ngoài, nhất
là thị trường Trung Quốc. Sau thóc gạo, cau là mặt hàng nông sản đứng hàng thứ hai
được tiêu thụ rất mạnh trên thị trường.
Cau cũng được xuất sang châu Âu, vì hạt cau với hàm lượng tanin cao, rất cần
cho công nghiệp nhuộm và thuộc da đang phát triển mạnh ở châu Âu hồi thế kỷ XVIII.
Ngoài thóc gạo, cau, các loại thủy sản cũng là mặt hàng được bán rất chạy trên thị
trường. Lê Quí Đôn cho biết, nguồn lợi cá tôm ở vùng cửa Tiểu là rất lớn; và nhiều đến
nỗi người ta ăn không hết, làm khô, bán cho các bạn hàng. Nền kinh tế nông nghiệp ở
vùng Tiền Giang trong thế kỷ XVII và nhất là sang thế kỷ XVIII đã có sự vươn lên mạnh
mẽ.
Như vậy, đến cuối thế kỷ XVIII, hệ thống thôn ấp ở vùng Mỹ Tho - Gò Công đã
được hình thành và đi vào ổn định. Điều đó có tác dụng tích cực trong việc tiếp tục đẩy
mạnh tốc độ khai hoang và sự phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.
II.3. Từ buổi đầu khai hoang đến giữa thế kỷ XIX:
II.3.1. Công cuộc khai hoang:
+ Khai hoang do nhân dân tự tiến hành. Đây là hình thức khai hoang chiếm tỷ lệ
cao nhất trong các quyết định khai hoang của nhà Nguyễn (52,3%). Lúc bấy giờ, dân di

cư từ miền Ngũ Quảng tiếp tục vào Tiền Giang khẩn hoang. Bên cạnh đó, phải kể đến lực
lượng khai hoang tại chỗ. Ngoài ra, do thiên nhiên khắc nghiệt, dịch bệnh, chiến tranh
v.v..., một bộ phận dân cư buộc phải xiêu tán, rời khỏi làng cũ để đến những địa phương

16


khác khai hoang, tạo dựng cuộc sống mới. Một số làng cư dân chỉ còn một nửa, phải bổ
sung tái hợp...
Tuy là hình thức khai hoang do nhân dân tự tiến hành, nhưng nhà Nguyễn cũng có
chính sách khuyến khích. Đồng thời, nhà Nguyễn cũng cho phép tư nhân được đứng ra
chiêu mộ dân để khai hoang, lập ấp. Nhờ vậy, có một số thôn mới được thành lập như các
thôn Long Điền, Bình Hiệp, Tân Phú, Hòa Mỹ, Vĩnh Lợi, Phú Nhuận, Lợi Thành, An Mỹ
...
+ Khai hoang theo qui chế xây dựng đồn điền của nhà Nguyễn: Vào cuối thế kỷ
XVIII, Nguyễn Ánh đã cho triển khai chương trình đồn điền ở Nam bộ, với hai loại là
đồn điền quân sự và đồn điền dân sự. Năm 1820, Minh Mạng tiếp tục duy trì và phát triển
chính sách đồn điền ở Nam bộ.
Đến cuối thời Minh Mạng, một số nơi ở Nam kỳ, nông dân nổi lên chống triều
đình phong kiến. Vì thế, Minh Mạng phải tập trung quân, trong đó có binh lính đồn điền
để đối phó. Việc ấy đã ảnh hưởng đến nguồn nhân lực của các đồn điền, khiến việc sản
xuất ở các đồn điền bị xáo trộn và ngưng trệ. Đến thời Tự Đức, chính sách đồn điền đối
với Nam kỳ được phục hồi trở lại.
Nhờ vậy, năm 1854, có 4 cơ đồn điền được thành lập ở Định Tường. Đó là Tường
Uy, Tường Kiên, Tường Nhuệ và Tường Võ trong tổng số 21 cơ đồn điền ở toàn Nam kỳ,
chiếm tỷ lệ 19%. Sau đó, thành lập thêm cơ Gia Thuận. Cho đến trước khi thực dân Pháp
xâm chiếm Nam kỳ (1859), vùng Tiền Giang có tất cả 6 cơ trong tổng số 17 cơ đồn điền
ở toàn Nam kỳ, chiếm tỷ lệ 35,3%, đứng đầu về số lượng đồn điền ở khu vực này.
+ Triều đình chiêu mộ dân khai hoang lập ấp: Sang thời Minh Mạng, việc chiêu
mộ dân khẩn hoang lập ấp được xúc tiến đều đặn. Nhờ đó, đến năm 1840, vùng Mỹ Tho Gò Công có thêm 700 mẫu được khai khẩn, chỉ đứng sau Vĩnh Long.

Dưới thời Thiệu Trị, năm 1841, nhà nước giao cho các ấp ở Nam kỳ được mộ dân
để khẩn hoang, đồng thời có quy định khen thưởng cho những ấp có thành tích khai
hoang. Nhờ thế, ở Tiền Giang có thêm một số thôn đồn điền ra đời với hàng ngàn mẫu
ruộng đất thuộc loại đất công; như: năm 1841 có các thôn Lương Điền, Long Mỹ Đông,
Long An, Phú An, Long Mỹ Tây; năm 1842 có các thôn Giai Thạnh, Long Phước, Phú
Lợi, Giai Thành...

17


Tiếp theo, dưới thời Tự Đức, việc mộ dân lập ấp được đẩy mạnh từ năm 1853.
Theo đó, hễ có từ 10 người trở lên là lập được ấp. Kết quả, năm 1854, ở Tiền Giang có 9
ấp được lập trong tổng số 124 ấp mới lập ở toàn Nam kỳ.
Tóm lại, công tác khẩn hoang ở Tiền Giang cũng như ở toàn Nam kỳ trong nửa
đầu thế kỷ XIX được nhà Nguyễn rất chú trọng, với hai lực lượng chủ yếu tiến hành công
cuộc khẩn hoang là nhân dân lao động và binh lính. Mặc dù, việc khẩn hoang do nhà
Nguyễn chủ trương đẩy mạnh là nhằm lợi ích của nhà nước phong kiến, như đảm bảo
nguồn thu tô thuế, phát triển tầng lớp điền chủ làm chỗ dựa cho chính quyền v.v... nhưng
về mặt khách quan, nó đã góp phần quan trọng vào việc mở mang diện tích canh tác và
phát triển sản xuất ở địa phương, nhất là việc khẩn hoang ở những nơi giáp Đồng Tháp
Mười.
II.3.2. Vấn đề thủy lợi:
Nhà Nguyễn cũng cho nạo vét và mở rộng kênh Vũng Gù và kênh Mới rạch
Chanh được đào hồi thế kỷ XVIII. Sau khi công trình kênh Vũng Gù đã được hoàn thành
mỹ mãn, Gia Long đặt tên cho kênh là Bảo Định. Dưới thời Thiệu Trị (1841 - 1847),
kênh Bảo Định được đổi tên là An Định, rồi Trí Tường.
Kênh Bảo Định, ngoài việc nối với sông Vàm Cỏ Tây ở phía bắc và sông Mỹ Tho
ở phía Nam, còn thông lưu với các con sông, rạch tự nhiên ở phía Tây và phía Đông, tạo
nên một hệ thống kênh rạch tương đối dày đặc. Như vậy, ngoài giá trị về giao thông thủy,
kênh Bảo Định còn có tác dụng về thủy lợi, tạo điều kiện để nhân dân khai phá những dải

đất dọc theo hai bên bờ kênh, đồng thời mang lại nguồn nước tưới dồi dào cho một vùng
đất rộng lớn thuộc hai huyện Kiến Hưng và Kiến Hòa của trấn Định Tường (nay thuộc
huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo và thành phố Mỹ Tho.
Con kênh thứ hai cũng được cải tạo là kênh Mới rạch Chanh. Con kênh này
thường bị cạn lấp ở đoạn tiếp giáp với Đồng Tháp Mười nên dưới thời Minh Mạng, nó
được nạo vét và mở rộng thêm.
Giống như kênh Bảo Định, kênh Mới rạch Chanh có giá trị về nhiều mặt, đóng
vai trò quan trọng cho sự phát triển của những địa phương nằm trong lưu vực của nó. Từ
đời Gia Long đến đời Tự Đức, con kênh này mở ra một vùng phồn thịnh, góp phần phát
triển khu vực Tân An (Long An), Cai Lậy, Châu Thành (Tiền Giang).

18


Ngoài hai con kênh đào do nhà nước thực hiện, nông dân còn tự mình lập ra
những công trình thủy lợi nhỏ, phù hợp với điều kiện tự nhiên, địa hình và canh tác của
địa phương. Đây là hình thức thủy lợi phổ biến lúc bấy giờ.
II.3.3. Phát triển sản xuất:
Ở nửa đầu thế kỷ XIX, sản xuất nông nghiệp ở Tiền Giang có những bước phát
triển rõ nét. Theo Địa bạ Minh Mạng, năm 1836, diện tích trồng lúa ở Tiền Giang là
139.636 mẫu, chiếm 87,4% tổng diện tích ruộng đất của cả tỉnh. Các giống lúa được nông
dân Tiền Giang gieo trồng rất phong phú, gồm có lúa nếp và lúa tẻ, mỗi thứ lúa lại có rất
nhiều loại khác nhau, mà Đại Nam nhất thống chí ghi là "nhiều không sao kể xiết".
Bên cạnh đó, việc trồng các loại cây lấy quả tiếp tục có sự tăng trưởng. Cau vẫn là
loại cây trồng lấy quả chủ yếu và phổ biến ở vùng Tiền Giang trong nửa đầu thế kỷ XIX.
Theo Địa bạ Minh Mạng, năm 1836, tổng diện tích đất vườn cau ở Tiền Giang là 17.813
mẫu, chiếm 88% tổng diện tích đất vườn (20.196 mẫu) và chiếm 11% tổng diện tích
ruộng đất canh tác. Như vậy, vùng Tiền Giang trong nửa đầu thế kỷ XIX đã hình thành
nên loại hình vườn chuyên canh mà cau là cây trồng chủ lực.
Ngoài cau, nhà vườn Tiền Giang còn trồng nhiều loại cây ăn quả khác, như dừa,

cam, quít, bưởi, chanh, nhãn, mít, dâu, mảng cầu, khế, gấc, mận, lựu, xoài, chuối, đu đủ,
và các loại hoa màu, cây nguyên liệu v.v...
Do có hệ thống sông rạch chằng chịt, nên nguồn thủy sản tự nhiên ở Tiền Giang
rất dồi dào. Vì thế, nghề đánh bắt cá phát triển. Mặc dù nguồn cá tôm trong tự nhiên có
nhiều, nhưng nông dân Tiền Giang vẫn phải đào ao nuôi cá. Những nơi phát triển mạnh
nghề đào ao nuôi cá đều nằm ở vùng ven Đồng Tháp Mười, thuộc huyện Kiến Đăng (Cai
Lậy - Cái Bè) và huyện Kiến Hưng (Châu Thành).
Do sự giao thương nông sản trên thị trường ngày càng phát triển nên hệ thống chợ
được tỏa rộng trên khắp địa bàn toàn tỉnh. Theo thống kê trong Gia Định thành thông chí,
đầu thế kỷ XIX, ở Tiền Giang có 6 chợ, nhưng đến giữa thế kỷ XIX, theo Đại Nam nhất
thống chí, có thêm 9 chợ nữa đã được thành lập, nâng tổng số chợ ở Tiền Giang lên đến
15, trong đó có những chợ đóng vai trò quan trọng trong việc buôn bán, điều phối nông
sản hàng hóa của địa phương và cả khu vực1.

1

Trích trang điện tử "Website thông tin kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang", tại đường link:
/>
19


III. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN ĐỊA PHƯƠNG:
III.1. Phong tục, lễ hội:
+ Lễ hội Kỳ yên đình Vĩnh Bình: Lễ hội diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng
chạp (âm lịch) hàng năm tại Ðình Vĩnh Bình thuộc thị trấn Vĩnh Bình huyện Gò Công
Tây tỉnh Tiền Giang. Trong lễ hội có đưa linh vị đến miễu Thánh Mẫu Thiên Y A Na rồi
đưa về đình Vĩnh Bình, dân làng góp nhiều lễ vật, tổ chức múa rồng, làm lễ tế thần bằng
vật sống.
+ Lễ hội Nghinh Ông: Lễ hội diễn ra từ ngày 9 đến ngày 10 tháng ba (âm lịch)
hàng năm tại lăng ông Nam Hải thuộc ấp Lăng xã Vàm Láng, huyện Gò Công Ðông tỉnh

Tiền Giang.
+ Lễ hội chiến thắng Ấp Bắc (ngày 2 tháng 1 dương lịch hàng năm): Tại di tích
Ấp Bắc, xã Tân Phú, huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang. Trận Ấp Bắc là trận đánh lịch sử,
bẻ gãy các chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận của Mỹ vào ngày 2/01/1963.
+ Lễ hội Nam Kỳ khởi nghĩa (ngày 23 tháng 11 dương lịch hàng năm), tại đình
Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang: Ngày 23/11/1940, trong cuộc khởi
nghĩa Nam Kỳ, đình Long Hưng là trụ sở của Ủy ban khởi nghĩa tỉnh Mỹ Tho, lá cờ đỏ
sao vàng đầu tiên được treo tại đình này.

2. Lễ hội Chiến thắng Áp Bắc.
+ Lễ giỗ anh hùng dân tộc Trương Ðịnh (ngày 20 tháng 8 dương lịch hàng năm):
Bình Tây Ðại nguyên soái Trương Ðịnh tuẫn tiết ngày 20/8/1864. Lễ giỗ được tổ chức tại

20


đền thờ Trương Ðịnh (tại thị xã Gò Công), đình Gia Thuận (huyện Gò Công Ðông, tỉnh
Tiền Giang) với qui mô lớn, khách nhiều tỉnh hàng năm đều về dự lễ.
+ Lễ giỗ anh hùng dân tộc Thủ Khoa Nguyễn Hữu Huân (rằm tháng tư âm lịch
hàng năm): Thủ Khoa Nguyễn Hữu Huân bị giặc Pháp xử chém tại quê nhà (xã Mỹ Tịnh
An, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang).
+ Lễ giỗ Tứ Kiệt (25 tháng chạp âm lịch hàng năm): Tứ Kiệt là 4 vị anh hùng:
Nguyễn Thanh Long, Trần Công Thận, Trương Văn Rộng, Ngô Tấn Ðước, bị giặc Pháp
xử chém ngày 14/2/1871, nhằm ngày 25 tháng chạp năm Canh Ngọ. Lễ giỗ được tổ chức
tại Lăng Tứ Kiệt (thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang).
III.2. Di tích lịch sử - văn hóa - nghệ thuật:
Các di tích lịch sử - văn hóa - nghệ thuật tiêu biểu cấp Quốc gia bao gồm:
+ Mộ Thủ Khoa Huân: Sau khi Thủ Khoa Huân mất, để tỏ lòng tôn kính nhân dân
địa phương đã lập đền thờ cách nơi ông bị xử trảm 100m, ngay Trường Tiểu học Mỹ
Tịnh An.

+ Chiến Lũy Pháo Đài: Luỹ Pháo Đài thuộc ấp Pháo Đài, xã Phú Tân, huyện Tân
Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.
+ Đình Đồng Thạnh: Đình Đồng Thạnh được thành lập vào cuối thế kỷ XIX,
mang đậm bản sắc văn hoá vùng miền và địa phương.
+ Đền thờ Trương Định ở Gia Thuận: Đền thờ thuộc loại hình di tích lịch sử dân
tộc, nơi thờ cúng vị anh hùng dân tộc Trương Định - người có công khai phá mở mang
vùng đất Gò Công.
+ Đình Điều Hòa: Di tích tọa lạc tại số 101, đường Trịnh Hoài Đức, phường 2,
thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Đình Điều Hòa là một công trình kiến trúc nghệ
thuật có quy mô xây dựng lớn, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Di tích lịch sử cách mạng "Nơi ghi dấu tội ác" - Địa điểm vụ thảm sát Chợ Giữa
Vĩnh Kim: Chợ Giữa xưa nằm ở làng Vĩnh Kim Đông thuộc tổng Thuận Bình-tỉnh Mỹ
Tho, nay thuộc ấp Vĩnh Hoà, xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang. Cách
thành phố Mỹ Tho 20km về phía Đông, cách quốc lộ 1A 6km về phía Bắc.
+ Lăng mộ và đền thờ Trương Định: Là di tích lịch sử dân tộc, thuộc loại hình di
tích lịch sử nơi lưu niệm danh nhân lịch sử nước ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp

21


giữa những năm 1860 của thế kỷ 19. Ngôi mộ được xây dựng ngay khi ông mất năm
1864
+ Lăng Hoàng gia: Lăng Hoàng Gia bao gồm mộ và nhà thờ dòng họ Phạm Đăng
là thích lý của triều Nguyễn.
+ Lăng Tứ Kiệt: Lăng Tứ Kiệt là tên gọi mộ và đền thờ của bốn vị anh hùng
chống Pháp ở Cai Lậy gồm: Nguyễn Thanh Long; Trần Công Thận (Trần Quang Thận);
Trương Văn Rộng và Ngô Tấn Đước (Đức) đã lãnh đạo nhân dân và nghĩa quân Cai Lậy–
Cái Bè đứng lên chống Pháp xâm lược trong những thập niên cuối của thế kỷ XIX.
+ Nhà Đốc Phủ Hải: Nhà truyền thống thị xã Gò Công là một công trình kiến trúc
phong kiến cuối thế kỷ 19 đầu 20 vùng Gò Công Tiền Giang, ngôi nhà này được khởi

công xây dựng từ giữa những năm 1860.
+ Đình Long Trung: Dựa vào tên trên biển cổng và các lá sắc phong thì trước đây
Đình được gọi là Mỹ Đông Trung Đình.
+ Chùa Bửu Lâm: Chùa Bửu Lâm là một di tích kiến trúc nghệ thuật thuộc loại
hình kiến trúc tôn giáo được xây dựng gồm 03 phần: tiền đường, chánh điện, hậu tổ.
+ Di tích Chiến thắng Giồng Dứa: Giồng Dứa là một bộ phận của Ba Giồng ở
Tiền Giang (cánh én, kỳ lân và qua qua) chạy theo hướng Bắc - Nam.
+ Di tích Chiến thắng Cổ Cò: Địa điểm di tích chiến thắng Cổ Cò nằm trên quốc
lộ 1A thuộc xã An Thái Đông, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
+ Bến đò Phú Mỹ: Là di tích lịch sử cách mạng - nơi ghi dấu tội ác của thực dân
Pháp đối với nhân dân ta vào những năm 1945-1947 trong giai đoạn Pháp trở lại xâm
lược nước ta.
+ Di tích lịch sử dân tộc Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút: Rạch Gầm - Xoài
Mút là nơi đầu tiên trên địa bàn phía Nam của Tổ quốc đã diễn ra một trận thủy chiến
chiến lược đánh tan 300 chiến thuyền, 5 vạn quân Xiêm xâm lược và tập đoàn phong kiến
bán nước Nguyễn Ánh vào đêm 19 rạng sáng 20 tháng 01 năm 1785.
+ Di tích khảo cổ Gò Thành: Thuộc ấp Tân Thành, xã Tân Thuận Bình, huyện
Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.
+ Đình Long Hưng: Tọa lạc tại ấp Long Thạnh, xã Long Hưng, huyện Châu
Thành, tỉnh Tiền Giang, cách thành phố Mỹ Tho 12 km về hướng Tây.

22


+ Chùa Vĩnh Tràng: Chùa Vĩnh Tràng nằm về hướng Đông Bắc của thành phố
Mỹ Tho, ven tỉnh lộ 22, tọa lạc trên địa phận ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ
Tho, tỉnh Tiền Giang.
+ Di tích chiến thắng Ấp Bắc: Ấp Bắc thuộc xã Tân Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh
Tiền Giang, nơi diễn ra trận đánh lớn nhất miền Nam kể từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ vào
ngày 02 tháng 01 năm 1963, báo hiệu sự sụp đổ của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" mà

Mỹ áp dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam1.
Ngoài ra còn có khoảng 80 di tích lịch sử - văn hóa - nghệ thuật tiêu biểu cấp
Tỉnh, trong đó có: Di tích Chiến thắng Á Rặt, Chùa Bà Cạn, Phủ thờ Hồ Chủ tịch (huyện
Cái Bè); Vịnh Bà Thu, Căn cứ chỉ huy quân sự tỉnh Mỹ Tho, Đình Long Khánh (huyện
Cai Lậy); Nhà ông Trần Đình Túy, Di tích Chiến thắng Giồng Dứa, Chùa Sắc Tứ (huyện
Châu Thành); ...2
III.3. Ẩm thực:
+ Nấu mẳn: Đây là một trong những món ăn đặc trưng của văn hóa ẩm thực vùng
đồng bằng sông Cửu Long. Nó thể hiện rất rõ nét tính hoang dã và hào phóng của vùng
đất mới. Không là kho, không là canh, nó nằm giữa hai món đó.
+ Hủ tiếu Mỹ Tho - Tỉnh Tiền Giang: Ðiều làm nên hương vị riêng khiến cho hủ
tiếu Mỹ Tho trở nên nổi tiếng và nhiều người "bén mùi" kể từ thập niên sáu mươi nhờ sự
hoàn thiện từ khâu chọn hột gạo làm ra cọng bánh tới nồi nước lèo cùng tuyệt kỹ pha chế
của các đầu bếp trứ danh đất Mỹ Tho như: Phánh Ký, Nam Sơn, Tuyền Ký... cùng các
lớp thợ nấu sau này.
+ Bún gỏi già Mỹ Tho - Tiền Giang: Không biết món ăn này xuất xứ từ đâu.
Nhưng tôi chưa thấy trên thành phố này có một nơi nào bán món này cả, cả tên gọi cũng
rất khác biệt. Bún gỏi già...
+ Cá bống dừa - Tiền Giang:
Cũng như tôm tép có nhiều loại, cá bống cũng thế. Bao gồm: bống mú, bống
vượng, bống cát, bống trứng, bống nhật, bống sao, bống bọt, bống xèo, bống nhảy...
Trong các loại bống đó, tôi đặc biệt nhớ loài cá bống dừa.
1

Trích trang điện tử "Website thông tin kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang", tại đường link:
/>2
Trích trang điện tử "Website thông tin kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang", tại đường link:
/>
23



×