Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

LUẬN văn sư PHẠM TOÁN THIẾT kế sơ đồ tư DUY hỗ TRỢ dạy học các yếu tố HÌNH học TOÁN 5 (sử dụng phần mềm concept draw mindmap 5 professional)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.1 MB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN TOÁN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ SƠ ĐỒ TƯ DUY HỖ TRỢ DẠY
HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC TOÁN 5
(Sử dụng phần mềm ConceptDraw Mindmap 5 professional)

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

PGS.TS: Nguyễn Phú Lộc

Trầm Thị Khánh Ly
MSSV:1070434
Lớp: SP. Tiểu học 01 – K33

Cần Thơ - 2011

1


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu
1


3. Nhiệm vụ nghiên cứu 1
4. Phương pháp nghiên cứu 1
5. Các bước thực hiện đề tài
6. Cấu trúc luận văn 2
PHẦN NỘI DUNG

2

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SƠ ĐỒ TƯ DUY
LÝ LUẬN VỀ SƠ ĐỒ TƯ DUY 3
1. Cấu tạo của sơ đồ tư duy ........................................................................... 3
2. Vài nét về bộ não con người ...................................................................... 3
II.
TONY BUZAN, BARRY BUZAN VÀ SƠ ĐỒ TƯ DUY
7
III. SƠ ĐỒ TƯ DUY LÀ GÌ?
8
IV. CÁCH CHUẨN BỊ MỘT SƠ ĐỒ TƯ DUY 8
V. CÁC QUY TẮC TRONG SƠ ĐỒ TƯ DUY 9
1. Kỹ thuật nhấn mạnh ................................................................................. 9
1.1. Luôn dùng một hình ảnh trung tâm
9
1.2. Dùng hình ảnh minh họa ở mọi nơi trong Sơ đồ Tư duy
9
1.3. Dùng kích cỡ trong các ảnh và xung quanh các từ 9
1.4. Cách dòng có tổ chức 9
1.5. Cách dòng thích hợp
9
2. Dùng liên tưởng ...................................................................................... 9
3. Mạch lạc ............................................................................................. 10

4. Sử dụng thứ bậc và sắp xếp thứ tự bằng cách đánh số .................................... 11
5. Tạo phong cách riêng ............................................................................. 12
6. Những điều cần tránh khi lập sơ đồ tư duy .................................................. 12
7. Cách tạo bản đồ tư duy ........................................................................... 12
8. Một vài cách lập Sơ đồ Tư duy ................................................................. 13
8.1. Lập Sơ đồ Tư duy cho sách giáo khoa 13
8.2. Cách lập Sơ đồ Tư duy từ bài giảng đến đĩa DVD 16
8.3. Lập Sơ đồ Tư duy để ghi chú 16
9. Lợi ích của Sơ đồ Tư duy trong hỗ trợ dạy học toán ở Tiểu học ....................... 18
9.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh ở Tiểu học
18
9.2. Đặc điểm của các quá trình nhận thức 19
9.3. Tư duy
21
9.4. Lợi ích của Sơ đồ Tư duy trong dạy học
22
Chương II: PHẦN MỀM CONCEPTDRAW MINDMAP 5 PROFESSIONAL
I.

I.
II.

KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH 24
CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH
2

25


1.

Nhánh GETTING STARTED TUTORIAL
25
2. Nhánh START TO MINDMAP 25
2.1. Nhập văn bản vào chủ đề ........................................................................ 27
2.2. Chèn hình ............................................................................................ 27
2.3. Thay đổi màu nền, đường viền cho chủ đề .................................................. 28
2.4. Thêm nhánh vào sơ đồ tư duy .................................................................. 28
2.4.1. Thêm nhánh vào chủ đề chính (có 3 cách) 28
2.4.2. Thêm nhánh con
29
2.5. Tạo quan hệ giữa hai nhánh ..................................................................... 29
2.6. Viết Ghi chú cho thông tin trong một nhánh ................................................ 30
2.7. Ấn định thông tin chính xác cho chủ đề ...................................................... 30
2.8. Xóa nhánh ........................................................................................... 30
2.9. Chỉnh sửa ảnh ....................................................................................... 30
2.10.Chỉnh sửa văn bản ................................................................................. 31
2.11.Chỉnh sửa nhánh.................................................................................... 31
2.12.Sắp xếp sơ đồ theo trật tự (sơ đồ nhiều nhánh) ............................................ 32
2.13.Xuất sơ đồ tư duy sang một định dạng khác................................................. 32
2.13.1. Sang File Word 32
2.13.2. Sang File HTML 33
2.13.3.
Sang File PDF 33
2.13.4.
Sang File Powerpoint 34
2.13.5. Sang dạng hình ảnh
34
2.13.6. Sang File Project XML 34
2.14.Liên kết (Hyperlink)............................................................................ 34
2.15.Tách nhánh (Detach) ........................................................................... 34

2.16.Tách trang ......................................................................................... 35
3. Nhánh CREATE MINDMAP FROM TEMPLATE 35
4. Nhánh EXPLORE EXISTING MINDMAP 35
5. Nhánh OPEN LAST EDITED MIND MAP 35
6.
Nhánh OUTLINE NEW IDEA 35
7. Nhánh BEGIN BRAINSTOMING
35
Chương III: THIẾT KẾ SƠ ĐỒ TƯ DUY HỖ TRỢ DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH
HỌC TOÁN 5

I. MỨC ĐỘ YÊU CẦU 36
II. VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC TRONG TOÁN 5 36
III. SƠ ĐỒ TÓM TẮT CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC TRONG SÁCH GIÁO KHOA
TOÁN …………………………………………………………………………37
IV. SƠ ĐỒ TƯ DUY CHI TIẾT CHO TỪNG BÀI
38
Chương IV: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

I.

KHÁI QUÁT CHUNG
58
1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................ 58
3


2. Nội dung thực nghiệm ............................................................................ 58
3. Tiến hành thực nghiệm ........................................................................... 58
3.1. Tiến hành thực nghiệm nội dung phần 1

58
3.2. Tiến hành thực nghiệm nội dung Phần 2
58
4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ...................................................... 59
II.
KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 59
1. Bước đầu tập luyện cho học sinh làm quen với sơ đồ tư duy ........................... 59
2. Hướng dẫn học sinh tự vẽ sơ đồ củng cố kiến thức về hình thang ..................... 70
3. Kết quả phỏng vấn học sinh …………………………………………...79
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

LỜI CẢM ƠN
Dạy học không phải là công việc đơn giản đối với tất cả giáo viên nói chung, giáo
viên dạy bậc Tiểu học nói riêng. Người giáo viên phải luôn tìm tòi những phương tiện
dạy học mới không chỉ phù hợp với tâm – sinh lí học sinh mà còn phải thu hút học sinh
vào bài học. Có đứng trên bục giảng thì mới thấy được sự vất vả, khó khăn và tầm quan
trọng của giáo dục Tiểu học. Qua luận văn này, tôi xin đóng góp phần nghiên cứu rất nhỏ
về phương tiện hỗ trợ dạy học môn Toán ở Tiểu học.
Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Khoa sư phạm đã giảng
dạy, hướng dẫn tôi học tập, nghiên cứu trong suốt khoá học.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Phú Lộc đã tạo mọi điều kiện tốt nhất
cũng như đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô, bạn bè và tập thể các em
học sinh lớp 5.2 trường Tiểu học Ngô Quyền đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành
luận văn.
Tôi đã cố gắng và nỗ lực rất nhiều nhưng chắc rằng luận văn vẫn không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ bảo của quý thầy cô để bài nghiên
cứu được hoàn thiện hơn.


4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lớp 5 là lớp thuộc giai đoạn hai của chương trình Tiểu học. Ở giai đoạn này, học
sinh cần chuẩn bị và khắc sâu những kiến thức cơ bản để bước vào bậc Trung học cơ sở.
Mặc khác, học sinh ở khối lớp này có khả năng tư duy khá hoàn thiện, có thể dễ dàng áp
dụng sơ đồ tư duy vào hỗ trợ dạy học. Từ những lý do trên, tôi thực hiện đề tài “THIẾT
KẾ SƠ ĐỒ TƯ DUY HỖ TRỢ DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC TOÁN 5”.
Tôi hy vọng việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần hỗ trợ hiệu quả cho việc dạy học.
giúp học sinh hứng thú với hoạt động củng cố kiến thức, phát huy được tính sáng tạo,
tích cực và khắc sâu những kiến thức đã học một cách hiệu quả.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy và học các yếu tố hình học
Toán 5. Từ đó, phát huy ưu điểm và tìm cách hướng dẫn học sinh khắc phục hạn chế
trong việc tự vẽ sơ đồ tư duy.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các cơ sở lý thuyết tâm lý, lý luận dạy học, lý thuyết về sự phát triển
tư duy, lý thuyết về sơ đồ tư duy hỗ trợ dạy học
- Tìm hiểu phần mềm hỗ trợ vẽ sơ đồ tư duy
- Thiết kế một số sơ đồ tư duy hỗ trợ dạy học các yếu tố hình học Toán 5
- Kiểm nghiệm khả năng vận dụng sơ đồ tư duy vào hỗ trợ dạy học các yếu tố
hình học Toán 5
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết tâm lý, lý luận dạy
học, lý thuyết về sự phát triển tư duy, lý thuyết về sơ đồ tư duy và lý thuyết về phần mềm
hỗ trợ vẽ sơ đồ tư duy
- Phân tích một số nội dung kiến thức trong sách giáo khoa và hệ thống hoá các

kiến thức liên quan đến các yếu tố hình học Toán 5. Từ đó, áp dụng sơ đồ tư duy để biểu
diễn trực quan các mối quan hệ của chúng.
- Phương pháp nghiên cứu thực tế: Phương pháp điều tra, thống kê số liệu, phân
tích và tổng hợp kết quả thực nghiệm sư phạm
5


- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Kiểm nghiệm khả năng sử dụng sơ đồ tư
duy của học sinh vào việc học tập
5. Các bước thực hiện đề tài
- Nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu phần mềm ConceptDraw MINDMAP 5 Professional
- Tiến hành thiết kế sơ đồ tư duy cho một số nội dung liên quan đến các yếu tố
hình học trong sách giáo khoa Toán 5
- Tiến hành thực nghiệm
- Viết luận văn
6. Cấu trúc luận văn
Gồm 3 phần:
o Phần mở đầu
o Phần nội dung: Gồm 4 chương
Chương I: Cơ sở lí luận về sơ đồ tư duy
Chương II: Phần mềm ConceptDraw MINDMAP 5 Professional
Chương III: Thiết kế sơ đồ tư duy hỗ trợ dạy học các yếu tố hình học Toán 5
Chương IV: Thực nghiệm sư phạm
o Phần kết luận

PHẦN NỘI DUNG

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SƠ ĐỒ TƯ DUY
I. LÝ LUẬN VỀ SƠ ĐỒ TƯ DUY

(Nội dung này được trích từ tài liệu tham khảo [3] [8])
1. Cấu tạo của sơ đồ tư duy
- Đối tượng quan tâm được kết tinh thành một hình ảnh trung tâm.
- Từ hình ảnh trung tâm, những chủ đề chính của đối tượng tỏa rộng thành
các nhánh.
6


- Các nhánh đều được cấu thành từ một hình ảnh chủ đạo hay Từ khóa trên một
dòng liên kết. Những vấn đề phụ cũng được biểu thị bởi các nhánh gắn kết với những
nhánh có thứ bậc cao hơn
- Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên hệ nhau.
2. Vài nét về bộ não con người
Mỗi nơ-ron (neuron) hay còn gọi là tế bào não, là một hệ thống hóa điện rất
phức tạp, một hệ thống vi xử lý và dẫn truyền dữ liệu cực mạnh. Phức tạp như thế, nhưng
nó lại chỉ bằng một đầu kim. Mỗi tế bào não tựa như một con bạch tuộc với hàng chục,
trăm, nghìn xúc tu.
Khi phóng to lên, mỗi xúc tu trông như một nhánh cây, tủa ra từ nhân tế bào
não. Các nhánh từ nhân tế bào não đó được gọi là nhánh nơ-ron, có cấu trúc rẽ nhánh
cây, trong đó nhánh đặc biệt dài và to nhất là trục axon, kênh truyền phát thông tin chính
của tế bào nơ-ron.
Mỗi nhánh dendrite và trục axon có thể dài từ 1mm đến 1,5mm. Nằm quanh suốt
chiều dài của chúng là những cấu trúc lồi gọi là gai nhánh (dendritic spine) và nút dẫn
truyền (synaptic button).
Vào sâu hơn nữa trong thế giới cực siêu vi của nơ-ron, ta sẽ thấy mỗi gai nhánh
và nút dẫn truyền đều chứa các chất đóng vai rò truyền tin chính trong quá trình tư duy.
Mỗi gai nhánh và nút dẫn truyền từ một tế bào não kết nối với nút dẫn truyền
của một tế bào kế cận. Khi có xung điện qua tế bào não, các hoá chất sẽ truyền qua một
khe hẹp ngập chất lỏng nằm giữa hai tế bào não gọi là khe dẫn truyền (synaptic gap) và
lọt vào bề mặt tiếp nhận của tế bào não kế tiếp, tạo ra xung điện chạy qua tế bào não tiếp

nhận thông tin, rồi từ đó xung điện này lại được dẫn đến một tế bào não kế cận khác

7


Minh họa cấu trúc tế bào não và mối liên kết giữa chúng với tế bào lân cận, miêu tả sự
“tiếp nhận của nơ-ron” trong não bộ. Đây là ảnh đơn giản hóa 1.000 lần cấu trúc vi mô
của bộ não.
Trong mỗi giây, một tế bào não có thể tiếp nhận xung thông tin đến từ hàng trăm
ngàn điểm kết nối. Giống như một tổng đài điện thoại khổng lồ, tế bào não lập tức xử lý
toàn bộ dữ liệu các thông tin đến rồi xác định đường truyền thích hợp trong từng một
phần triệu giây.
Khi mỗi thông điệp, suy nghĩ, hay ký ức tái hiện dẫn truyền qua tế bào bão, một
lộ trình điện tử hóa sinh sẽ được tạo ra. Mỗi đoạn lộ trình qua tế bào não ấy được gọi là
một “vết ký ức”. Tất cả các vết ký ức đó, hay còn gọi là sơ đồ Tư duy, là một trong
những lĩnh vực thú vị nhất của khoa học nghiên cứu về não bộ, sẽ đưa chúng ta đến các
kết luận đầy bất ngờ.
Phải

Trái

- Nhịp điệu
- Nhận thức về
không gian
- Tưởng tượng
- Mơ mộng
- Màu sắc
- Kích thước

- Lời nói

- Suy luận
- Số
- Xâu chuỗi
- Quan hệ tuần tự
- Phân tích
- Liệt kê

Chức năng, vai trò của vỏ não trong các kỹ năng tư duy rất cần thiết cho hoạt
động ghi chú và tư duy.
Các kỹ năng tư duy trong tay ta chính là những kỹ năng ban đầu được xem là
thuộc về bán cầu não trái hay phải:
-Ngôn ngữ
• Lời nói
• Biểu tượng
- Số
8


- Suy luận
• Xâu chuỗi
• Liệt kê
• Quan hệ tuần tự
• Phân tích
• Thời gian
• Liên kết
- Nhịp điệu
- Màu sắc
- Hình tượng
• Mơ mộng
• Hình dung

- Nhận thức về không gian
• Kích thước
• Gestalt (tính toàn thể)
Các nghiên cứu khoa học cho thấy trong quá trình học, bộ não con người chủ
yếu ghi nhớ những thông tin sau:
• Các chi tiết trong phần đầu thời gian học (“hiệu ứng ưu tiên theo trình tự
xuất hiện”)
• Những chi tiết trong phần cuối thời gian học (“hiệu ứng ưu tiên theo mức độ
cập nhật”)
• Mọi chi tiết được liên hệ với sự việc, quy luật hay cấu trúc đã ghi nhớ, hoặc
liên quan đến các khía cạnh của vấn đề đang học
• Mọi chi tiết đặc sắc hay nổi bật đặc biệt lưu ý
• Mọi chi tiết đặc biệt được cá nhân quan tâm
Não là một cỗ máy kỳ diệu, có 5 chức năng chính – tiếp nhận, lưu giữ, phân tích,
tác xuất, kiểm soát. Cụ thể như sau:
- Tiếp nhận
Mọi thông tin được tiếp nhận qua các giác quan.
- Lưu giữ
Trí nhớ, kể cả lưu trữ (khả năng lưu thông tin) và nhớ (khả năng truy tìm thông
tin đã lưu).
9


- Phân tích
Nhận dạng quy luật và xử lý thông tin.
- Tác xuất
Mọi hình thức giao tiếp hay hoạt động sáng tạo, bao gồm cả tư duy.
- Kiểm soát
Mọi chức năng tư duy và thể chất.
Tất cả 5 chức năng hoạt động này của bộ não đều củng cố lẫn nhau. Chẳng hạn,

ta dễ tiếp nhận dữ liệu hơn nếu quan tâm, có động cơ, và quá trình tiếp nhận thích hợp
với các chức năng của não. Tiếp nhận thông tin có hiệu quả thì ta mới dễ dàng lưu giữ và
phân tích chúng. Ngược lại, lưu giữ và phân tích có hiệu quả sẽ làm khả năng tiếp nhận
thông tin gia tăng.
Tương tự, chức năng phân tích cần có với hàng loạt quá trình xử lý thông tin
phức tạp lại đòi hỏi khả năng lưu giữ (ghi nhớ, liên kêt) các thông tin đã tiếp nhận. Chất
lượng phân tích hiển nhiên phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận và lưu giữ thông tin.
Cả ba chức năng ấy cùng dẫn đến chức năng thứ tư – là tác xuất hay thể hiện bởi
Sơ đồ Tư duy, lời nói, cử chỉ. Từ những thông tin đã tiếp nhận, lưu giữ và phân tích.
Chức năng thứ năm là sự kiểm soát tổng quát của não, nó theo dõi mọi chức tư
duy và thể chất, bao gồm cả tình trạng sức khỏe tổng quát, thái độ, điều kiện môi trường.
Chức năng này rất quan trọng vì tinh thần và cơ thể có lành mạnh thì bốn chức năng còn
lại – là tiếp nhận, lưu giữ, phân tích, tác xuất – mới có thể đạt hiệu quả tối đa.

II. TONY BUZAN, BARRY BUZAN VÀ SƠ ĐỒ TƯ DUY
(Nội dung này được trích từ tài liệu tham khảo [3])
Sinh năm 1942 tại Luân Đôn, Tony Buzan tốt nghiệp trường đại học British
Columbia năm 1964, nhận bằng danh dự môn tâm lý, văn chương Văn minh Anh, toán
học, và Khoa học phổ thông. Vào cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, ông làm
việc cho tờ Daily Telegraph ở đường Fleet, và làm biên tập viên cho tạp chí International
Fournal of MENSA (Hội chỉ số thông minh cao). Trong số những cuốn sách bán chạy
nhất của ông, tác phẩm kinh điển Sử dụng Trí tuệ của bạn (Use Your Head) và các tác
10


phẩm khác trong bộ sách về Tư duy (The Mind Set) đã đưa ông đến vị trí của một tác
giả có sách bán chạy nhất trên thế giới. Các tác phẩm của ông hiện đã được xuất bản ở
hơn 100 quốc gia và được dịch sang 30 thứ tiếng.
Tony Buzan là nhà văn, nhà thuỵết trình, cố vấn hàng đầu thế giới cho các chính
phủ, doanh nghiệp, trường đại học, trường học về não bộ, kiến thức và những kỹ năng tư

duy. Nhà thuyết trình hàng đầu thế giới về não bộ và kiến thức. Tony Buzan, “ảo thuật
gia Tư duy”, ngày một nổi tiếng hơn đã thuyết giảng cho đông đảo thính giả, từ trẻ em
năm tuổi, học sinh khuyết tật đến những người tốt nghiệp từ các trường đại học danh
tiếng như Oxford, Cambrige, những giám đốc kinh doanh hàng đầu thế giới, các tổ chức
và chính phủ hàng đầu. Ông là Nhà phát minh Sơ đồ Tư duy, công cụ tư duy được mô tả
là “Công cụ vạn năng của bộ não”, hiện đang được hơn 250 triệu người trên khắp thế giới
sử dụng.
Ngoài ra, Tony Buzan còn sáng lập Tổ chức Branin trust và những Câu lạc bộ
Sử dụng Trí tuệ/Bộ não của bạn. ông cũng là chủ tịch hội đồng Thể thao Trí tuệ và Tổ
chức Buzan, là cha đẻ của những khái niệm Tư duy Mở rộng, Hiểu biết Trí tuệ; Sáng lập
viên của Giải Vô địch Trí nhớ Thế giới; Sáng lập viên của Giải Vô địch Đọc nhanh Thế
giới.
Barry Buzan là Giáo sư ngành Quan hệ Quốc tế ở trường Đại học Kinh tế Luân
Đôn. từ năm 1995 đến năm 2002, ông là giáo sư nghiên cứu môn Quốc tế học ở trường
Đại học Wesminter, đồng thời là giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Hoà
bình và Xung đột thuộc trường đại học Copenhagen. Ông cũng là Chủ tịch Hiệp hội
Quốc tế học Anh Quốc từ năm 1988 đến năm 1990. Ông nhận bằng đại học của trường
Đại học British Coloumbia (1968), và học vị tiến sĩ của trường Đại học Kinh tế Luân
Đôn (1973). Ông đã tham gia tích cực vào việc sử dụng, phát triển sơ đồ tư duy từ năm
1970 và đã hợp tác với anh trai ông, Tony Buzan, viết cuốn Sơ đồ Tư duy từ năm 1981.
Trong suốt sự nghiệp của mình, Barry Buzan đã sử dụng Sơ đồ Tư duy làm công
cụ để xử lý các chủ đề vĩ mô phức tạp, chuẩn bị cho bài phát biểu học thuật trước công
chúng, hoặc phát thảo và viết sách báo. Ấn phẩm trước đây của ông gồm: Seabed Politics
(1976); People, States and Fear: The Nationnal Security Problem in International
Relations (1983, tái bản lần thứ hai có sửa đổi năm 1991); South Asian Insecuruty and
the Great Powers (1986, cùng viết với Gowher Rizvi và các tác giả khác);…
11


Ông hiện đang viết cuốn: Internationnal Society World Society; Rethinking

English School Theory và Does China Matter? (đồng biên tập với Rosemary Foot).
III. SƠ ĐỒ TƯ DUY LÀ GÌ?
(Nội dung này được trích từ tài liệu tham khảo [3])
Sơ đồ tư duy là biểu hiện của tư duy mở rộng, vì thế nên nó là chức năng tự
nhiên trong tư duy. Đó là một kỹ thuật hoạ hình đóng vai trò chiếc chìa khóa vạn năng để
khai phá tiềm năng của bộ não. Có thể áp dụng sơ đồ tư duy trong cuộc sống mọi mặt,
qua đó cải thiện hiệu quả học tập và khả năng tư duy mạch lạc, nhằm tăng cường hiệu
quả hoạt động.
IV. CÁCH CHUẨN BỊ MỘT SƠ ĐỒ TƯ DUY
(Nội dung này được trích từ tài liệu tham khảo [3][8])
Sơ đồ tư duy biểu thị cuộc hành trình ý tưởng của cá nhân trên trang giấy. Để
đạt được kết quả như mong muốn, bạn cần hoạch định “chuyến đi” này. Bước đầu tiên
trước khi lập sơ đồ tư duy là quyết định xem bạn sẽ “đi” đâu:
- Đâu là mục tiêu tầm nhìn của bạn?
- Đâu là mục tiêu phụ và các phân hạng bổ trợ cho mục tiêu chính?
- Có phải bạn dang lập một dự án nghiên cứu không?
- Bạn có cần ghi chú cho bài giảng sắp tới không?
- Có phải bạn đang lên kế hoạch học tập cho cả học kỳ không?
- Bạn có đang động não tìm ý cho một bài luận không?
Quyết định trên đây rất quan trọng vì một sơ đồ tư duy hiệu quả phải có hình
ảnh mục tiêu nằm ngay tâm. Bước đầu tiên của bạn chính là vẽ hình ảnh ấy như đại diện
cho sự thành công.
V. CÁC QUY TẮC TRONG SƠ ĐỒ TƯ DUY
(Nội dung này được trích từ tài liệu tham khảo [3][8])
1. Kỹ thuật nhấn mạnh
1.1. Luôn dùng một hình ảnh trung tâm
Hình ảnh tự khắc thu hút sự tập trung của mắt và não, kích hoạt vô số liên kết
đồng thời giúp nhớ cực kì hiệu quả. Hơn nữa, hình ảnh luôn hấp dẫn – lôi cuốn, gây sự
thích thú, và thu hút quan tâm
12



1.2. Dùng hình ảnh minh họa ở mọi nơi trong Sơ đồ Tư duy
Để tận dụng những lợi thế của hình ảnh, hãy cố gắng dùng hình ảnh trong mọi
trường hợp có thể. Bằng cách này, bạn sẽ tạo được sự cân bằng hưng phấn giữa các kỹ
năng thị giác và ngôn ngữ của vỏ não, từ đó tăng cường năng lực hình dung.
1.3. Dùng kích cỡ trong các ảnh và xung quanh các từ
Kích cỡ có tác dụng làm “nổi bật”, dễ nhớ và tăng hiệu quả giao tiếp. Hình vẽ
trong không gian 3 chiều hay chữ viết nổi có hiệu ứng mạnh các phần tử quan trọng trong
Sơ đồ Tư duy.
1.4. Cách dòng có tổ chức
Làm nổi rõ hình ảnh, giúp ta tổ chức phân cấp, phân hạng hiệu quả; nhờ vậy, sơ
đồ tư duy luôn “dễ dàng” khai triển và trông đẹp mắt.
1.5. Cách dòng thích hợp
Sơ đồ tư duy sẽ có bố cục hệ thống mạch lạc nếu ta biết dùng khoảng cách dòng
phù hợp giữa các thành phần. Vì thế, ta có thể suy luận rằng khoảng trống giữa những
thành phần trong Sơ đồ Tư duy cũng quan trọng không kém gì chính các thành phần ấy.
2. Dùng liên tưởng
- Dùng những mũi tên để chỉ các mối liên hệ cùng nhánh, hoặc khác nhánh: Nhờ
những mũi tên chỉ dẫn, bạn sẽ nhanh chóng nhìn thấy sự liên hệ giữa các vùng trong sơ
đồ Tư duy. Những mũi tên này có thể chỉ chạy theo một chiều, hay phân thành nhiều mũi
tên, và kích cỡ, hình thù cũng thay đổi. Nhờ đó mà tư duy của bạn có định hướng không
gian.
- Dùng màu sắc: Màu sắc là một trong những công cụ tăng cường trí nhớ và
sáng tạo hiệu quả nhất. Dùng màu sắc để làm ký hiệu hay phân biệt các vùng trong sơ đồ
Tư duy sẽ làm tăng tốc độ tiếp cận thông tin và khả năng nhớ thông tin đó của bạn, kết
quả là những ý tưởng sáng tạo sẽ mở rộng cả về số lượng lẫn qui mô. Các kí hiệu và biểu
tượng bằng màu sắc có thể được ấn định bởi từng cá nhân hay cả nhóm.
- Dùng kí hiệu: Khi dùng kí hiệu, bạn có thể ngay lập tức tìm mối liên kết giữa
các bộ phận trên cùng một trang trong sơ đồ Tư duy, bất kể chúng xa hay gần. Bạn có thể


13


kí hiệu bằng dấu thập chéo, vòng tròn, tam giác, gạch dưới hay những kí hiệu phức tạp
hơn.
3. Mạch lạc
- Màu sắc kích thích trí nhớ và sáng tạo, tránh sự đơn điệu cũng như làm hình vẽ
sinh động và lôi cuốn hơn.
- Sử dụng sự tương tác của 5 giác quan: trong những sơ đồ Tư duy, chúng ta
phải vận dụng tối đa ngũ quan cũng như cảm giác vận động thân thể trong các từ và hình
ảnh.
- Thay đổi kích cỡ ảnh, chữ in và dòng chữ chạy: đây là cách tốt nhất để chỉ tầm
quan trọng tương đối giữa các thành phần trong cùng một phân cấp. Kích cỡ lớn có tác
dụng nhấn mạnh và tích cực giúp trí nhớ.
- Mỗi dòng chỉ có một từ khóa: Mỗi từ có thể có đến hàng ngàn liên kết. Bạn sẽ
thoải mái liên kết hơn nếu mỗi dòng chỉ có một từ, giống như cánh tay có sẵn nhiều khớp
nối. Hơn nữa, các cụm từ quan trọng sẽ không bị lạc mất trong đám rừng chữ, và bạn sẽ
luôn có nhiều lựa chọn khác nhau.
- Luôn dùng chữ in: Có thể kết hợp chữ in thường và in hoa để biểu thị mức độ
quan trọng tương đối giữa các từ trong Sơ đồ Tư duy.
- Viết in từ khóa trên vạch liên kết: Vạch liên kết là khung đỡ ý tưởng cho từ,
cấu thành tổ chức và hiệu quả cao. Vạch liên kết không những làm tăng tính mạch lạc,
giúp trí nhớ, mà còn tạo điều kiện mở rộng liên kết và khai triển.
- Vạch liên kết và các từ luôn cùng độ dài: Bằng cách này, các từ dễ dàng được
đặt kề nhau hơn, thuận lợi liên kết hơn, và bạn sẽ dành được nhiều khoảng trống để bổ
sung thông tin cho sơ đồ Tư duy.
- Các vạch liên kết nối liền nhau và các nhánh luôn nối với ảnh trung tâm: Vạch
nối có thể là mũi tên, đường cung, vòng xoắn, vòng tròn, hình bầu dục, tam giác, đa giác,
hay bất kể hình thù nào mà bạn có thể nghĩ tới.

- Vạch liên kết trung tâm dùng nét đậm: Bộ não lập tức nhận thức được ngay
tầm quan trọng của các ý trung tâm khi chúng được nhấn mạnh bằng những vạch liên kết
đậm.

14


- Đường bao ôm sát các nhánh: Đường bao ôm sát các nhánh trong Sơ đồ Tư
duy hoàn chỉnh tạo thành hình thù riêng biệt cho mỗi nhánh, kích thích trí nhớ lưu giữ
thông tin ở chúng.
- Ảnh vẽ thật rõ ràng: Hình thức mạch lạc giúp tư duy mạch lạc hơn. Sơ đồ Tư
duy rõ ràng trông cũng đẹp mắt và hấp dẫn hơn.
- Sơ đồ tư duy luôn nằm theo chiều ngang: Bố cục theo chiều ngang thông
thoáng hơn nên bạn vẽ sơ đồ tư duy sẽ thoải mái hơn so với chiều dọc. Sơ đồ Tư duy
nằm theo chiều ngang cũng dễ đọc hơn.
- Luôn viết chữ in thẳng đứng: Kiểu chữ đứng giúp não của bạn dễ dàng nắm
những ý tưởng được diễn đạt, và qui tắc này có tác dụng với tất cả chiều dòng chữ cũng
như chiều sổ chữ.
Mỗi ảnh trung tâm dùng ít nhất 3 màu.
4. Sử dụng thứ bậc và sắp xếp thứ tự bằng cách đánh số
- Trình tự phân cấp: Việc sử dụng phân cấp và phân hạng với ý chủ đạo có hiệu
quả đẩy mạnh năng lực tư duy của não rất to lớn.
- Trình tự đánh số: Đánh số các nhánh của sơ đồ Tư duy theo trình tự mong
muốn, trong trường hợp cần thiết, ta có thể phân bố thời gian hay mức độ nhấn mạnh phù
hợp cho từng nhánh. Nếu thích, ta cũng có thể dùng kí hiệu thay vì dùng số giúp trình
bày ý tưởng hợp lí hơn.

5. Tạo phong cách riêng
Để phát triển sơ đồ tư duy với phong cách riêng thật sự, bạn phải tuân theo qui
tắc “1+”, nghĩa là mọi sơ đồ tư duy của bạn sau mỗi lần thực hiện phải giàu sắc thái hơn

một chút, nổi bậc hơn một chút, giàu tưởng tượng hơn một chút, nhiều logic liên kết hơn
một chút và ngày càng đẹp hơn.
Bằng cách đó, bạn sẽ không ngừng phát triển và hoàn thiện mọi kĩ năng tư duy.
Bạn cũng sẽ tạo nên những sơ đồ tư duy mà chính bạn cần ôn lại, và sử dụng cho mục
đích sáng tạo hay giao tiếp. Hơn nữa, khi sơ đồ tư duy càng đậm nét cá nhân thì bạn càng
dễ dàng nhớ được các thông tin trong đó.
15


6. Những điều cần tránh khi lập sơ đồ tư duy
Bất kì ai khi mới bắt tay vào lập sơ đồ tư duy cũng đối mặt với ba vấn đề sau:
- Tạo ra những sơ đồ tư duy không thực sự là sơ đồ tư duy.
- Sử dụng cụm từ thay vì từ đơn.
- Băn khoăn không cần thiết khi tạo ra một sơ đồ tư duy “lộn xộn” và kết quả
làm nảy sinh tâm lý tiêu cực.
7. Cách tạo bản đồ tư duy
- Tập trung vào câu hỏi trọng tâm hay chủ đề cụ thể. Xác định thật rõ mục tiêu
ta hướng đến và nổ lực giải quyết.
- Đầu tiên, hãy đặt tờ giấy nằm ngang và bắt đầu khởi tạo sơ đồ tư duy ngay
giữa trang. Điều này sẽ giúp ta được tư do diễn đạt và không bị bó buộc khuôn khổ chật
hẹp của trang giấy.
- Vẽ một hình ảnh ở giữa trang giấy để biểu thị mục tiêu của ta. Đừng bận tâm
khi ta cảm thấy mình vẽ không đẹp lắm, điều đó không quan trọng. Quan trọng là ta sử
dụng hình ảnh này làm điểm bắt đầu của sơ đồ tư duy bởi hình ảnh sẽ khởi động não
bằng cách kích hoạt trí tưởng tượng.
- Dùng màu sắc ngay từ đầu để thể hiện sự nhấn mạnh, kết cấu, bố cục, sáng tạo
nhằm gợi tính trực quan và khắc họa hình ảnh vào não. Cố gắng dùng ít nhất ba màu và
tạo ra hệ thống mã màu riêng của ta. Có thể dùng màu để thể hiện thứ bậc, chủ đề hoặc
nhấn mạnh những điểm nào đó.
- Bây giờ hãy vẽ một loạt đường liên kết nét đậm, toả ra từ tâm của hình ảnh.

Đây là các nhánh chính của sơ đồ tư duy giống như các cành cây lớn của cây, có tác dụng
triển khai ý tưởng của ta.
Hãy nhớ liên kết thật chặt chẽ các nhánh này với hình ảnh trung tâm vì não và trí
nhớ hoạt động nhờ liên tưởng.
- Vẽ đường liên kết dạng cong để thu hút mắt giúp não ghi nhớ.
- Viết lên mỗi nhánh một từ then chốt sẽ giúp ta liên tưởng đến chủ đề. Đây là
các ý chính của ta, các ý này bao gồm những mục sau:
Tình huống

Cảm tưởng

Sự kiện
16

Chọn lựa


- Thêm một vài nhánh trống vào sơ đồ tư duy. Não sẽ cần bổ sung thông tin vào
các nhánh này.
- Hãy tạo các nhánh cấp hai và cấp ba cho những ý tưởng và ý phụ. Cấp thứ hai
liên kết với các nhánh chính, cấp thứ ba liên kết với các nhánh của cấp thứ hai… Toàn bộ
quá trình này được tạo thành hoàn toàn nhờ liên tưởng. Các từ ta chọn cho mỗi nhánh có
thể là các đề tài nêu câu hỏi: Ai, Cái gì, Ở đâu, Tại sao, Bằng cách nào… về môn học hay
tình huống nào đó.
Ý tưởng thành hành động
Sơ đồ tư duy hoàn chỉnh vừa là bức tranh mô tả ý tưởng của chúng ta vừa là giai
đoạn đầu tiên của việc chuẩn bị phương hướng hành động. Việc xác lập ưu tiên và tầm
quan trọng của các đề mục, kết luận của chúng ta có thể được thực hiện rất đơn giản bằng
cách đánh số ở mỗi nhánh của sơ đồ tư duy.
8. Một vài cách lập Sơ đồ Tư duy

8.1. Lập Sơ đồ Tư duy cho sách giáo khoa
Chuẩn bị
- Đọc lướt qua – tạo hình ảnh trung tâm của sơ đồ tư duy (10 phút).
- Ấn định thời gian và mục tiêu tương ứng (5 phút).
- Vẽ sơ đồ tư duy cho kiến thức đã biết về chủ đề (10 phút).
- Xác định và vẽ sơ đồ tư duy cho các mục tiêu (5 phút).
Ứng dụng
- Đọc tổng quát – thêm các nhánh chính vào sơ đồ tư duy.
- Đọc trước các chủ điểm – cấp thứ nhất và cấp thứ hai.
- Đọc chi tiết – điền chi tiết cho sơ đồ tư duy.
- Đọc ôn lại – hoàn chỉnh sơ đồ tư duy.
8.1.1. Chuẩn bị
*Đọc lướt (10 phút)
- Đọc nhanh: trước khi đi vào phần nội dung chi tiết của sách, ta cần đọc lướt
qua để có cái nhìn tổng quát. Cách hay nhất là hãy xem bìa trước, bìa sau, mục lục với sư

17


trợ giúp của vật hướng dẫn (bút chì hoặc ngón tay) lướt nhanh qua các trang sách một vài
lần để có cảm nhân chung về cuốn sách.
- Lập sơ đồ tư duy: tiếp theo, hãy lấy ra một tờ giấy trắng khổ lớn, đặt theo chiều
ngang và vẽ một hình ảnh ở chính giữa trang giấy, tóm tắt chủ đề hoặc tựa đề. Nếu trên
bìa hoặc bên trong sách có sẵn một hình ảnh độc đáo và sặc sỡ thì ta có thể tân dụng nó.
- Tư duy mở rộng: nếu biết chắc các nhánh chính sẽ tỏa ra từ vị trí trung tâm, ta
có thể đồng thời thêm chúng vào sơ đồ tư duy. Các nhánh này thường sẽ tương ứng với
những phân mục chính, các chương của cuốn sách hoặc các mục tiêu cụ thể khi ta đọc
sách.
Bằng cách khởi tạo sơ đồ tư duy vào giai đoạn đầu tiên này, ta đã tạo cho bộ não
của mình một trọng tâm và kết cấu nội tại cơ bản để hệ thống này có thể tích hợp tất cả

thông tin thu nhận được từ cuốn sách.
*Ấn định thời gian và mục tiêu tương ứng (5 phút)
Xét tổng quát các mục tiêu học tập của chúng ta, nội dung và độ khó của cuốn
sách, vốn kiến thức sẵn có rồi ấn định:
• Tổng thời lượng chúng ta hoàn thành công việc.
• Lượng kiến thức chúng ta sẽ tiếp thu được trong mỗi phiên học.
*Vẽ sơ đồ tư duy cho kiến thức đã có về chủ đề (10 phút)
Bây giờ hãy quên cuốn sách và sơ đồ tư duy vừa tạo, lấy một tờ giấy mới và
phác thảo chớp nhoáng một sơ đồ tư duy về tất cả những gì ta đã biết liên quan đến đề tài
sắp học cáng nhanh càng tốt. Sơ đồ tư duy này bao gồm lượng thông tin có được nhờ đọc
lướt cuốn sách lúc đầu cùng với vốn kiến thức tổng quát chi tiết mà ta đã biết liên quan
đến chủ đề theo bất kỳ cách nào.
*Xác định và vẽ sơ đồ tư duy cho các mục tiêu (5 phút)
Ở giai đoạn này, ta hãy dùng cây bút khác màu để thêm vào sơ đồ tư duy lượng
kiến thức mà ta vừa hoàn chỉnh, hoặc lấy một tờ giấy trắng và phác thảo chớp nhoáng
một sơ đồ tư duy khác về các mục tiêu mà ta hướng tới khi đọc sách. Các mục tiêu có thể
ở dạng những câu hỏi cụ thể mà ta muốn trả lời hoặc các lĩnh vực kiến thức mà ta muốn
tìm hiểu thêm.

18


Vẽ sơ đồ tư duy cho các mục tiêu làm tăng khả năng ghi nhận những thông tin
liên quan của hệ thống mắt – não. Thực tiễn cho thấy, sơ đồ tư duy về mục tiêu tương tự
như một “món khoái khẩu” kích thích ta tìm kiếm một cách tự nhiên. Giống như một
người rỗng bụng mấy ngày liền luôn nghĩ đến thức ăn, các sơ đồ tư duy sẽ làm gia tăng
“cơn đói” kiến thức của ta.
8.1.2. Ứng dụng
- Đọc tổng quát – thêm các nhánh chính vào sơ đồ tư duy.
- Đọc trước các chủ điểm – cấp thứ nhất và thứ hai.

- Đọc chi tiết – điền chi tiết cho sơ đồ tư duy.
- Đọc ôn lại – hoàn chỉnh sơ đồ tư duy.
Sau khi hoàn tất phần chuẩn bị, bây giờ chúng ta đã sẵn sàng bắt đầu bốn cấp độ
đọc: đọc tổng quát, đọc trước các chủ điểm, đọc chi tiết và đọc ôn tập. Quy trình này sẽ
giúp ta tiếp cận sâu vào nội dung cuốn sách. Chúng ta có thể vẽ sơ đồ tư duy ngay trong
lúc đọc hoặc đánh dấu vào cuốn sách và hoàn chỉnh sơ đồ tư duy sau.
Vẽ sơ đồ tư duy khi đang đọc giống như được “đối thoại” miên man với tác giả,
phản ánh khuôn dạng kiến thức dần dần định hình theo tiến độ đọc sách. Sự phát triển
liên tục của sơ đồ tư duy cón giúp ta dễ dàng theo dõi mức hiểu biết và điều chỉnh trọng
tâm của tiến trình thu thập thông tin.
Vẽ sơ đồ tư duy sau khi đọc sách đồng nghĩa với việc chúng ta tạo sơ đồ tư duy
khi đã thấu hiểu nội dung sách và mối tương quan giữa các phần với nhau. Sơ đồ tư duy
của ta do đó sẽ chi tiết hơn, trọng tâm được xác định rõ ràng và hiếm khi phải hiệu chỉnh
lại.
Dù lựa chọn phương pháp nào, hãy nhớ lập sơ đồ tư duy cho sách là quy trình
hai chiều. Mục đích không đơn thuần chỉ là sao chép ý tưởng của tác giả dưới dạng sơ đồ
tư duy. Vấn đề ở đây là ta phải biết cách sắp xếp và tích hợp ý tưởng của tác giả sao cho
phù hợp với kiến thức, mức hiểu biết, khả năng giải thích và các mục tiêu cụ thể của bạn.
Do đó, một sơ đồ tư duy lý tưởng phải bao gồm những nhận xét, suy nghĩ và nhân thức
sáng tạo của ta được khơi nguồn từ nội dung sách. Việc dùng màu sắc hay ký hiệu khác
nhau sẽ giúp ta phân biệt những đóng góp của ta với ý tưởng của tác giả.
8.2. Cách lập Sơ đồ Tư duy từ bài giảng đến đĩa DVD
19


Khác với sơ đồ tư duy cho sách, khi lập sơ đồ tư duy từ bài giảng đến đĩa DVD,
ta phải lệ thuộc vào tiến độ tuần tự của bài giảng hoặc hoặc phần trình chiếu và không thể
tuỷ thích xem các phần nội dung khác nhau. Ta cũng không thể rút ngắn thời gian bằng
cách đọc nhanh.
Vì vậy, quan trọng nhất là ta phải nắm tổng quát chủ đề càng nhanh càng tốt.

Trước khi bài giảng, video, DVD bắt đầu và trong hoàn cảnh cho phép, ta nên vẽ ảnh
trung tâm và càng nhiều nhánh chính cho sơ đồ càng tốt.
Một lần nữa, ta có thể thực hành bùng phát sơ đồ tư duy theo kiểu lửa lan nhanh
trong hai phút bằng kiến thức đã có về đề tài tạo đà cho não tiếp thu thông tin mới.
Dần dần, ta có thể bổ sung thông tin và ý tưởng thích hợp vào sơ đồ tư duy ban
đầu của mình, chỉnh sửa kết cấu cơ bản nếu thấy cần.
8.3. Lập Sơ đồ Tư duy để ghi chú
Phương pháp ghi chú hiệu quả phải hội tụ những yếu tố sau:
- Lập kế hoạch, tập trung và đọc trước chủ điểm.
- Nhận biết, tiếp thu và hiểu sự kiện rõ ràng.
- Phản ánh trình độ kiến thức đã có.
- Là một cách để ghi nhớ thông tin.
- Nhớ lại dễ dàng.
- Là một hình thức truyền đạt thông tin dễ dàng.
Sơ đồ tư duy đáp ứng tất cả những tiêu chí này. Ghi chú hiệu quả không phải là
máy móc chép tất cả nội dung phát biểu mà là quy trình chọn lọc. Số tờ ghi ra giấy phải
giảm ở mức tối thiểu, còn lượng thông tin nhớ lại phải đạt ở mức tối đa.
Những bất lợi của lối ghi chú thông thường
- Các từ khóa bị chìm khuất: Từ khóa truyền tải các ý tưởng quan trọng –
thường là danh từ hay động từ giúp chúng ta hồi ức những chùm tia ý tưởng liên kết mỗi
khi đọc hay nghe nó. Theo lối ghi chú thông thường, những Từ khóa thường rải ra trên
nhiều trang giấy và bị chìm khuất trong một rừng chữ không quan trọng bằng. Điều này
trở thành trở ngại khi bộ não tìm mối liên kết có ích giữa các khái niệm trọng tâm.
- Khó nhớ nội dung: Các ghi chú bằng một màu đơn điệu dễ gây nhàm chán thị
giác, khiến não khước từ và bỏ quên chúng đi. Hơn nữa, lối ghi chú thông thường thường

20


là hàng dãy liệt kê, bất tận và không có gì khác biệt. Sự buồn tẻ ấy đưa não vào trạng thái

bị thôi miên, nửa mê nửa tỉnh nên hầu như chẳng thể nhớ nổi nội dung gì.
- Lãng phí thời gian: Lối ghi chú chủ động/thụ động theo kiểu thông thường
trong mọi giai đoạn đều lãng phí thời gian vì nó:
+ Chỉ dẫn đến ghi chú cái không cần thiết
+ Buộc ta đọc những ghi chú không cần thiết
+ Buộc ta phải đọc đi đọc lại những ghi chú không cần thiết
+ Buộc ta phải truy tìm từ khóa
- Không kích thích não sáng tạo: Bản chất của lối trình bày tuần tự trong
những bản ghi chú thông thường là cản trở não tìm các mối liên kết, chống lại hoạt động
sáng tạo và ký ức. Hơn nữa và nhất là khi đối diện với những bản ghi chú theo lối liệt kê,
não liên tục có cảm giác nó “đã tới phần kết” hay “hoàn tất”. Cảm giác đã hoàn thành
nhưng không có thật này có tác dụng gần như ma túy tư duy, làm trì trệ và kìm hãm quá
trình tư duy.
Những hậu quả đối với não: Tình trạng thường xuyên ghi chú chủ động/thụ
động không hiệu quả sẽ gây một số hậu quả với bộ não của ta:
- Mất khả năng tập trung, dễ hiểu là vì não nổi loạn khi nó bị lạm dụng
- Tạo thành thói quen tốn thời gian vì phải ghi chú lại cái đã ghi chú để tìm kiếm
điều cốt lõi cần học mỗi lúc như càng lẩn tránh ta
- Mất tự tin vào trí năng và bản thân
- Đánh mất sự ham mê học hỏi hiển nhiên vốn có ở trẻ nhỏ
- Buồn chán, thất vọng. Càng nổ lực thì càng kém tiến bộ, chỉ vì ta vô ý chống
lại chính mình
9. Lợi ích của Sơ đồ Tư duy trong hỗ trợ dạy học toán ở Tiểu học
9.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh ở Tiểu học
* Đặc điểm về nhân cách
Vào học Tiểu học là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc sống của mỗi đứa
trẻ, các em bắt đầu ý thức học tập nghiêm chỉnh, phải thiết lập những mối quan hệ mới
với giáo viên, với bạn bè cùng lớp, trẻ gia nhập một cuộc sống tập thể mới. Ở giai đoạn
này, tất cả các mối quan hệ trên điều có ảnh hưởng đến sự hình thành các quan hệ mới,


21


hình thành thái độ đối với người khác, đối với tập thể và đối với học tập, hình thành các
phẩm chất của ý chí, tính cách, tình cảm và hành vi đạo đức ở học sinh Tiểu học.
- Về tính cách
Đôi khi chúng ta có thể nhầm tưởng các trạng thái tâm lý tạm thời là những nét
tính cách, những đặc điểm của hoạt động thần kinh cấp cao biểu lộ rõ ràng trong hành vi
của các em, ví dụ như tính nhút nhát, tính cô độc có thẻ là biểu hiện trực tiếp của thần
kinh yếu; tính nóng nảy, không bình tĩnh có thể là sự biểu hiện quá trình ức chế thần kinh
yếu.
Ở lứa tuổi này, các em thường có khuynh hướng hành động ngay lập tức dưới
ảnh hưởng của kích thích bên ngoài do hành vi của các em dễ có tính tự phát. Phần lớn
học sinh Tiểu học có nhiều tính cách tốt, hồn nhiên và rất cả tin: tin vào sách vở, tin vào
người lớn, tin vào khả năng của bản thân. Tất nhiên, niềm tin này còn cảm tính, chưa có
lý trí soi sáng. Người giáo viên nên tận dụng niềm tin này để giáo dục các em.
- Nhu cầu nhận thức
Đối với học sinh Tiểu học, nhu cầu nhận thức có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối
với sự phát triển của trí tuệ. Nhu cầu nhận thức luôn thôi thúc trẻ tự mình vươn tới lâu
đài tri thức của nhân loại, tới đỉnh cao của khoa học và nghệ thuật. Khi học sinh có nhu
cầu nhận thức nhưng vì một lý do nào đó nhu cầu ấy không được thỏa mãn thì các em sẽ
thấy khó chịu. Nhu cầu nhận thức khi đã được thoả mãn thì tiếp tục muốn được thỏa mãn
hơn nữa. Cho nên tổ chức tốt hoạt động học của trẻ là điều cốt yếu làm cho nhu cầu này
nảy sinh hình thành và phát triển hay nói khác hơn việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng trong
học tập và tổ chức hoạt động học sao cho các em luôn có hứng thú trong việc học và đạt
được kết quả (vì thành tích dù nhỏ nhưng sẽ tạo cho trẻ niềm vui, niềm tin vào sức lực và
trí tuệ của mình) sẽ góp phần củng cố, duy trì và phát triển nhu thức. Ngay từ bậc Tiểu
học đã cần hình thành nhu cầu nhận thức cho học sinh. Khi có nhu cầu nhận thức, các em
sẽ khắc phục được khó khăn để tự mình chiếm lĩnh tri thức, tự học suốt đời.
- Tình cảm

Tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó là khâu trọng yếu gắn liền nhận thức với hoạt
động của trẻ em. Tình cảm tích cực không chỉ kích thích trẻ em nhận thức mà còn kích
thích trẻ hoạt động. Tình cảm, cảm xúc của học sinh Tiểu học thường là những sự vật,
22


hiện tượng cụ thể, sinh động và gắn liền với đặc điểm trực quan, hình ảnh cụ thể. Vì thế
trong dạy học, việc sử dụng đồ dùng dạy học đẹp, đúng quy cách, những thí nghiệm hấp
dẫn, những mô hình sinh động chẳng những giúp các em nắm vững tri thức mà còn tác
động đến xúc cảm đạo đức, trí tuệ và thẩm mĩ ở học sinh.
9.2. Đặc điểm của các quá trình nhận thức
* Tri giác
Ở các lớp đầu của bậc Tiểu học, tri giác của các em thường gắn liền với hành
động, với hoạt động thực tiễn của trẻ. Tri giác sự vật có nghĩa là phải làm cái gì đó với sự
vật: cầm nắm, sờ mó sự vật ấy. Những gì phù hợp với nhu cầu của học sinh, những gì các
em thường gặp trong cuộc sống và gắn với các hoạt động của họ, những gì giáo viên chỉ
dẫn thì mới được các em tri giác. Tính cảm xúc thể hiện rất rõ khi các em tri giác. Tri
giác trước hết là các sự vật, những dấu hiệu, những đặc điểm nào trực tiếp gây ra cho các
em những xúc cảm. Vì thế, cái trực quan, cái sặc sỡ, cái sinh động được các em tri giác
tốt hơn, dễ gây ấn tượng tích cực cho họ. Tri giác không tự bản thân nó phát triển được.
Trong quá trình học tập, khi tri giác trở thành hoạt động có mục đích đặc biệt, trở nên
phức tạp và sâu sắc, trở thành hoạt động có phân tích, có phân hóa hơn thì tri giác sẽ
mang tính chất của sự quan sát có tổ chức. Trong sự phát triển của tri giác, vai trò của
giáo viên Tiểu học rất lớn. Giáo viên là người hằng ngày không chỉ dạy trẻ kỹ năng quan
sát, mà còn hướng dẫn các em xem xét, không chỉ dạy trẻ nghe mà còn dạy trẻ biết lắng
nghe, tổ chức một cách đặc biệt hoạt động của học sinh để tri giác một đối tượng nào đó,
dạy trẻ biết phát hiện những dấu hiệu thuộc tính bản chất của sự vật và hiện tượng.

* Chú ý
Trong lứa tuổi học sinh Tiểu học những gì mang tính mới mẻ, bất ngờ, rực rỡ,

khác thường dễ dàng lôi cuốn sự chú ý của các em. Khả năng phát triển của chú ý có chủ
định, bền vững, tập trung của học sinh Tiểu học trong quá trình học tập rất cao. Bản thân
quá trình học tập đòi hỏi các em phải rèn luyện thường xuyên sự chú ý có chủ định, rèn
luyện ý chí. Sự chú ý có chủ định được phát triển cùng với sự phát triển động cơ học tập
mang tính chất xã hội cao, cùng với sự trưởng thành ấy về ý thức trách nhiệm đối với kết
quả học tập.

23


* Trí nhớ
Ở lứa tuổi Tiểu học trí nhớ trực quan – hình tượng được phát triển hơn trí nhớ từ
ngữ - logic. Các em nhớ và giữ gìn chính xác những sự vật, hiện tượng cụ thể nhanh hơn
và tốt hơn những định nghĩa, những lời giải thích dài dòng. Học sinh đầu cấp thường có
khuynh hướng ghi nhớ máy móc bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần, có khi chưa hiểu
những mối liên hệ, ý nghĩa của tài liệu học tập đó. Nhiệm vụ của giáo viên là tạo cho học
sinh tâm thế để ghi nhớ, hướng dẫn các em thủ thuật ghi nhớ tài liệu học tập, chỉ cho các
em đâu là điểm chính, điểm quan trọng của bài học tránh để các em ghi nhớ máy móc,
chỉ học vẹt…
* Tưởng tượng
Tưởng tượng là một trong những quá trình nhận thức quan trọng, tưởng tượng
của học sinh phát triển không đầy đủ thì nhất định sẽ gặp khó khăn trong hành động. Khi
học sinh học lịch sử thì nhất thiết phải xây dựng trong tưởng tượng bức tranh quá khứ,
tìm hiểu địa lý nhất thiết phải có các biểu tượng về cảnh quan, phong tục, khí hậu của các
nước, tưởng tượng không gian rất cần khi học sinh học toán… Tưởng tượng của học sinh
được hình thành và phát triển trong hoạt động học và các hoạt động thường ngày. Trí
tưởng tượng của học sinh Tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ em chưa đến
trường. Tuy vậy, tưởng tượng của các em còn tản mạn, ít có tổ chức. Hình ảnh của tưởng
tượng còn đơn giản, hay thay đổi, chưa bền vững. Càng về những năm cuối bậc học,
tưởng tượng của các em càng gần hiện thực hơn vì các em đã có kinh nghiệm phong phú,

đã lĩnh hội được những tri thức khoa học do nhà trường đem lại. Về mặt cấu tạo của hình
tượng, tưởng tượng của các em chỉ lặp lại hoặc thay đổi chút ít về kích thước, về hình
dạng những tưởng tượng đã tri giác được. Giáo viên cần hình thành biểu tượng thông qua
sự mô tả bằng lời nói, cử chỉ, điệu bộ, sử dụng đồ dùng dạy học và tài liệu dạy học tổ
chức cho học sinh hoạt động.
9.3. Tư duy
(nội dung này được trích từ tài liệu tham khảo[6])
Có nhiều quan niệm khác nhau về tư duy mà chúng ta có thể tham khảo của các
nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, triết học, tâm lí học như:

24


- Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê: Tư duy là giai đoạn cao của quá trình
nhận thức, đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính qui luật của sự vật bằng những hình
thức như biểu tượng, khái niệm phán đoán và suy lí.
- Theo từ điển triết học: Tư duy là sản phẩm cao nhất của cái vật chất được tổ
chức một cách đặc biệt là bộ não, phản ánh tích cực thế giới khách quan trong các khái
niệm, phán đoán, suy luận… Tư duy xuất hiện trong quá trình hoạt động sản xuất xã hội
của con người và bảo đảm phản ánh thực tại một cách gián tiếp, phát hiện những mối
quan hệ của thực tại.
- Theo giáo trình tâm lí học của giáo sư Phạm Minh Hạc thì: Tư duy là một quá
trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong
có tính qui luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó chủ thể
nhận thức chưa biết…
Tuy diễn đạt bằng các cách khác nhau nhưng các quan niệm trên đã nêu nên bản
chất của tư duy. Như vậy có thể hiểu tư duy là một quá trình nhận thức bậc cao có ở con
người, phản ánh hiện thực khách quan và bộ não dưới dạng khái niệm, phán đoán, suy
lí… Tư duy nảy sinh trong hoạt động xã hội, bao hàm những quá trình nhận thức gián
tiếp tiêu biểu: Phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá…Kết quả của quá

trình tư duy là sự nhận thức về đối tượng nào đó ở mức độ cao hơn, sâu sắc hơn.
Quá trình vận dụng các thao tác tư duy để hình thành những khái niệm trải qua
ba mức độ: Một là, khi tri giác trực tiếp sự vật và hiện tượng cụ thể, học sinh tách ra các
dấu hiệu trực quan, bề ngoài dễ thấy (màu sắc, hình dáng, độ lớn) các dấu hiệu dễ đập
vào mắt hay dễ gây xúc cảm (hành vi, chức năng, công dụng). Hai là, các em biết dựa
trên những dấu hiệu không bản chất và bản chất, nhưng cái bản chất ở đây phải dễ bộc lộ,
dễ tri giác, các dấu hiệu đó vẫn gắn liền với các hình ảnh, các biểu tượng cụ thể. Ba là,
trẻ đã biết tách dấu hiệu bản chất ra khỏi các dấu hiệu không bản chất nhưng vẫn phải
dựa vào sự vật cụ thể trực quan. Trong quá trình học tập, tư duy của học sinh Tiểu học
thay đổi rất nhiều. Sự phát triển của tư duy dẫn đến sự tổ chức lại một cách căn bản quá
trình nhận thức, chúng được tiến hành một cách có chủ định.
9.4. Lợi ích của Sơ đồ Tư duy trong dạy học
9.4.1. Đối với giáo viên

25


×