Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy lôgic trong dạy-học môn địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.07 KB, 12 trang )

1
1
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ
PHẦN I - MỞ ĐẦU
1/ Tính cấp thiết của đề tài:
Từ thực tiễn của việc đổi mới CT-SGK Địa lí 10, 11 và thực tiễn của việc giảng dạy
môn địa lí 10,11 ở trường THPT gần 2 năm vừa qua; đó chính là lí do khiến tôi
chọn đề tài này.
2/ Tình hình nghiên cứu:
-Trong giảng dạy địa lí PTTH có 4 loại sơ đồ được dùng:
+ Sơ đồ cấu trúc.
+ Sơ đồ quá trình.
+ Sơ đồ địa đồ học.
+ Sơ đồ logic.
-Tuy nhiên giáo viên thường rất ít khi sử dụng chính vì vậy mà khả năng đạt hiệu
quả cao trong 1 tiết giảng dạy là rất thấp.
-Việc nghiên cứu và thử nghiệm để đi đến ứng dụng cho tất cả giáo viên địa lí có ý
nghĩa lí luận và thực tiễn rất lớn.
3/ Mục đích, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi&giá trị sử
dụng của đề tài:
a, Mục đích, đối tượng:
*Mục đích:
-Góp phần nâng cao khả năng xây dựng và sử dụng sơ đồ cho giáo viên.
-Giúp học sinh có khả năng nhận thức kiến thức và tự hoàn thiện kiến thức.
* Đối tượng: giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập môn địa lí.
b, Nhiệm vụ:
-Nghiên cứu phương pháp xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học địa lí nói
chung và địa lí 11 nói riêng.
-Đưa ra những nguyên tắc chung trong xây dựng và sử dụng sơ đồ.
c, Phạm vi:
BÙI VĂN TIẾN | TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT


1
2
-Áp dụng cho nhiều bài học địa lí 10, 11 chương trình-Sách giáo khoa phân ban.
-Giới hạn trong việc tạo kĩ năng xây dựng và sử dụng sơ đồ cho giáo viên.
d, Giá trị sử dụng:
-Đề tài có thể ứng dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên để thực hiện phương
pháp sơ đồ trong giảng dạy môn địa lí.
-Có thể dùng cho học sinh nghiên cứu để hình thành kĩ năng, phương pháp học tập
tốt hơn thông qua sơ đồ.
4/ Phương pháp nghiên cứu:
-Thông qua kinh nghiệm giảng dạy môn địa lí cấp THPT trong nhiều năm và kinh
nghiệm qua gần 2 năm thực hiện đổi mới CT-SGK lớp 10, 11 vừa qua.
- Phương pháp thử nghiệm
- Các phương pháp khác có liên quan.
PHẦN II-NỘI DUNG VÀ KẾT QỦA NGHIÊN CỨU
A/ Cơ sở của việc lựa chọn sáng kiến
-Cấu trúc chương trình và sách giáo khoa địa lí 10, 11 có sử dụng sơ đồ ( còn ít )
-Trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên rất ngại sử dụng sơ đồ ( có thể do nhận
thức về phương pháp này, do sợ thiếu thời gian lên lớp , tốn kém…)
B/ Nội dung đề tài:
1/ Các loại sơ đồ:
BÙI VĂN TIẾN | TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT
1
3
*Sơ đồ cấu trúc: là loại sơ đồ thể hiện các thành phần, yếu tố trong một chỉnh thể
và mối quan hệ giữa chúng.
( SƠ ĐỒ CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM )
*Sơ đồ quá trình: là loại sơ đồ thể hiện vị trí các thành phần, các yếu tố và mối
quan hệ của chúng trong quá trình vận động.
( SƠ ĐỒ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI VÀ CÁC

MÙA Ở BẮC BÁN CẦU )
BÙI VĂN TIẾN | TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT
1
4
*Sơ đồ địa đồ học: là loại sơ đồ biểu hiện mối quan hệ về mặt không gian của các
sự vật-hiện tượng địa lí trên lược đồ, bản đồ.
( SƠ ĐỒ VỊ TRÍ CÁC KHỐI KHÍ Ở BẮC MỸ )
*Sơ đồ logic: là loại sơ đồ biểu hiện mối quan hệ về nội dung bên trong của các sự
vật-hiện tượng địa lí.
( SƠ ĐỒ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ )
2/ Yêu cầu của việc xây dựng sơ đồ:
*Tính khoa học: nội dung sơ đồ phải bám sát nội dung của bài học, các mối quan
hệ phải là bản chất, khách quan chứ không phải do người xây dựng sắp đặt.
BÙI VĂN TIẾN | TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT
1
5
*Tính sư phạm, tư tưởng: sơ đồ phải có tính khái quát hóa cao, qua sơ đồ học sinh
có thể nhận thấy ngay các mối quan hệ khách quan, biện chứng.
*Tính mĩ thuật: bố cục của sơ đồ phải hợp lí, cân đối, nổi bật trọng tâm và các
nhóm kiến thức.
3/ Các bước xây dựng:
*Các sơ đồ đã có ở sách giáo khoa, sách giáo viên địa lí 10, 11 nhưng chủ yếu-phần
lớn là do giáo viên tự xây dựng từ nội dung bài học, phù hợp với ý tưởng sử dụng
phương pháp, phương tiện dạy học khác nhau.
*Thông thường cấu tạo một sơ đồ có các đỉnh và các cạnh (đỉnh có thể là 1 khái
niệm, 1 thuật ngữ, 1 địa danh trên lược đồ, bản đồ; cạnh là các đường, đoạn thẳng
( có hướng hoặc vô hướng )nối các đỉnh hoặc biểu hiện tượng trưng hình dáng của
sự vật-hiện tượng địa lí.
*CÁC BƯỚC XÂY DỰNG 1 SƠ ĐỒ
-BƯỚC 1: Tổ chức các đỉnh của sơ đồ ( chọn kiến thức cơ bản, vừa đủ, mã hoá một

cách ngắn gọn, cô đọng, súc tích, bố trí các đỉnh trên một mặt phẳng ).
-BƯỚC 2: Thiết lập các cạnh ( các cạnh nối những nội dung ở các đỉnh có liên
quan )
-BƯỚC 3: Hoàn thiện ( kiểm tra lại tấc cả để điều chỉnh sơ đồ phù hợp với nội
dung dạy học và logic nội dung, đảm bảo tính thẩm mĩ và dể hiểu ).
4/ Cách xây dựng một sơ đồ:
-Giáo viên nghiên cứu nội dung chương trình giảng dạy, lựa chọn ra những bài,
những phần có khả năng áp dụng phương pháp sơ đồ có hiệu quả nhất. Tiếp theo
giáo viên phân tích nội dung bài dạy, tìm ra những khái niệm cơ bản, khái niệm gốc
cần truyền đạt, hình thành.
BÙI VĂN TIẾN | TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT
1
6
-Trong dạy học địa lí ta có thể xây dựng các kiểu sơ đồ sau:
+Sơ đồ dùng để chứng minh hay giải thích dùng để phản ánh nội dung bài
giảng một cách trực quan, dể khái quát, dể tiếp thu.
+Sơ đồ tổng hợp dùng để ôn tập, tổng kết hay hệ thống 1 chương, 1 phần
kiến thức.
+Sơ đồ kiểm tra để đánh giá năng lực tiếp thu, hiểu biết của học sinh đồng
thời giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh nội dung truyền đạt.
5/ Cách sử dụng sơ đồ:
-Giáo viên dựa vào chính sơ đồ để soạn ra các tình huống dạy học cũng như các
thao tác, phương pháp dạy; lúc này sơ đồ chính là mục đích-phương tiện truyền đạt
của giáo viên và lĩnh hội kiến thức của học sinh.
-Trong khi sử dụng giáo viên phải hình thành rõ mạch chính, mạch nhánh của sơ
đồ, mối quan hệ nhân qủa, mối quan hệ tác động hoặc sự liên kết các đơn vị kiến
thức trên sơ đồ.
* CÁC VÍ DỤ MINH HỌA
VÍ DỤ 1: Sử dụng sơ đồ trong việc kiểm tra kiến thức cũ của học sinh
vào đầu giờ học

-Để kiểm tra kiến thức “Bài 9-Nhật Bản-Tiết 2-Kinh tế” của học sinh, giáo viên sử
dụng sơ đồ và kèm theo câu hỏi: Hãy điền vào sơ đồ sau, sản phẩm của các ngành
công nghiệp Nhật Bản?
BÙI VĂN TIẾN | TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT
1
7
-Sơ đồ:
VÍ DỤ 2: Sử dụng sơ đồ trong việc định hướng nhận thức của học sinh-dùng
vào lúc mở đầu bài học:
-Để cho học sinh nắm bắt và hiểu được cấu trúc nội dung của các ngành kinh tế
Trung Quốc “Bài 10-Trung Quốc-Tiết 2-Kinh tế”
-Sơ đồ:
BÙI VĂN TIẾN | TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT
1
8
VÍ DỤ 3: Sử dung sơ đồ trong việc giảng bài mới
-Trên cơ sở sơ đồ-Phân bố dân cư Trung Quốc, giáo viên yêu cầu học sinh phân
tích, kết hợp với hình 10.4-Phân bố dân cư Trung Quốc-> Trình bày sự phân bố dân
cư chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn ở Trung Quốc?
-Sơ đồ:
-Giáo viên vừa hướng dẫn học sinh khám phá các mối quan hệ song song với việc
hoàn thành sơ đồ ( vừa dạy vừa vẽ ) -> đây là cách dạy học có sự tham gia tích cực
của học sinh.
=> Ví dụ tương tự cho bài 2: Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hóa.
VÍ DỤ 4: Sử dụng sơ đồ để thể hiện toàn bộ kiến thức học sinh đã lĩnh
hội
-Sau khi hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá các kiến thức cần nắm trong mục II:
Điều kiện tự nhiên “Bài 10-Trung Quốc-Tiết 1-Tự nhiên và dân cư”; giáo viên thể
hiện các kiến thức cần thiết bằng sơ đồ sau:
BÙI VĂN TIẾN | TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT

1
9
-Sơ đồ:
VÍ DỤ 5: Sử dụng sơ đồ trong việc củng cố-đánh giá cuối bài
-Giáo viên để một số ô trống, để trống một số cạnh, yếu cầu học sinh tìm các kiến
thức điền vào ô trống hoặc vẽ và điền tiếp các cạnh.
-Sau khi học xong “Bài 8-Liên bang Nga-Tiết 1-Tự nhiên, dân cư và xã hội”, giáo
viên sử dụng sơ đồ sau:
-Sơ đồ:
BÙI VĂN TIẾN | TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT
1
10
VÍ DỤ 6: Sử dụng sơ đồ để ra bài tập về nhà hay kiểm tra kiến thức của
học sinh
-Sau “Bài 13-Ấn Độ-Tiết 1-Tự nhiên và dân cư ( Ban nâng cao )” , giáo viên yêu
cầu học sinh về nhà làm bài tập sau: Bằng kiến thức đã học và dựa vào các câu cho
sẵn dưới đây; em hãy chọn và hoàn chỉnh sơ đồ ?
+Ấn Độ có 22 bang, 9 lãnh địa liên bang, hơn 200 dân tộc với hàng trăm
ngôn ngữ khác nhau.
+Tôn giáo ở Ấn Độ rất đa dạng, trong đó Ấn Độ giáo (80% dân số), Hồi giáo
(11% dân số ), là 2 tôn giáo lớn nhất và có thế lực nhất.
+Ấn Độ có đến 600 đảng phái lớn nhỏ đại diện cho quyền lợi của các giai
cấp, tầng lớp, tôn giáo.
+Sự phân biệt đẳng cấp.
+Xung đột tôn giáo, sắc tộc, bạo loạn, đòi li khai.
+Đoàn kết, hòa giải giữa các tôn giáo, dân tộc.
BÙI VĂN TIẾN | TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT
1
11
-Sơ đồ:

3/ Kết qủa thực nghiệm:
-Giảng dạy các khối lớp 10, 11(Sử dụng phấn, bảng viết ) thì việc sử dụng sơ đồ có
hạn chế. Học sinh nắm và hiểu nội dung của phần học, bài học chỉ đạt 60%/ lớp.
Nếu không sử dụng chỉ đạt 50%/lớp.
-Giảng dạy các khối lớp 10, 11 (có sử dụng đèn chiếu ) thì việc sử dụng sơ đồ nhiều
hơn, thuận tiện hơn. Học sinh nắm và hiểu nội dung qua sơ đồ nhanh hơn, đạt trên
90%/lớp.
PHẦN III-KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1/ Kết luận:
-Việc đổi mới phương pháp trong dạy-học địa lí 10, 11 là cấp thiết nhưng việc áp
dụng để đạt hiệu qủa cao là cần thiết hơn, chính vì vậy đối với giáo viên cho dù có
BÙI VĂN TIẾN | TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT
1
12
sử dụng phòng đèn chiếu hay trực tiếp dạy tại lớp thì cần đầu tư nghiên cứu để xây
dựng và sử dụng được phương pháp sơ đồ.
2/ Kiến nghị:
-Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy địa lí ở các khối lớp cần quan tâm hơn đến
việc xây dựng và sử dụng sơ đồ trong giảng dạy, xem đây là phương pháp không
thể thiếu, phương pháp cần thiết, đặc thù của bộ môn, phương pháp được ứng dụng
rộng rãi trong nhiều mục đích giảng dạy của giáo viên trong 1 tiết lên lớp.
-Nhà trường cần trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị, đồ dùng… để tạo điều
kiện tốt hơn nữa cho giáo viên trong việc nghiên cứu xây dựng và sử dụng phương
pháp sơ đồ trong giảng dạy môn địa lí.
* Xin chân thành cám ơn
Buôn Ma Thuột, ngày
30.03.2008
BÙI VĂN TIẾN | TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT

×