Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

LUẬN văn sư PHẠM sử NGUYỄN THỊ ĐỊNH và PHONG TRÀO ĐỒNG KHỞI ở bến TRE năm 1960

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM LỊCH SỬ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ
Tên ñề tài:

NGUYỄN THỊ ðỊNH
VÀ PHONG TRÀO ðỒNG KHỞI Ở BẾN TRE
NĂM 1960

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Ths. Khoa Năng Lập

Cao Văn Rinh
MSSV: 6075584

Lớp: SD0718A1

Cần Thơ, Tháng 05 năm 2011


LỜI CẢM ƠN

Lời ñầu tiên tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn và kính trọng sâu sắc
ñối với Thầy Khoa Năng Lập, người ñã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt


quá trình hoàn thành luận văn này. Thầy ñã mở ra cho tôi những vấn ñề khoa
học rất lý thú, hướng tôi vào nghiên cứu các lĩnh vực hết sức thiết thực và vô
cùng bổ ích, ñồng thời tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi ñã học hỏi ñược rất nhiều ở Thầy phong cách làm việc, cũng như phương
pháp nghiên cứu khoa học… Tôi luôn ñược Thầy cung cấp các tài liệu, các
chỉ dẫn hết sức quý báu khi cần thiết trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn ñến Quý Thầy Cô
trong Bộ môn Lịch Sử, những người ñã trang bị cho tôi rất nhiều kiến thức
chuyên ngành, cũng như sự chỉ bảo, giúp ñỡ tận tình của quý Thầy Cô ñối với
tôi trong suốt quá trình học tập. Tất cả các kiến thức mà tôi lĩnh hội ñược từ
bài giảng của các Thầy Cô là vô cùng quý giá.
Nhân ñây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc ñến Cha, Mẹ và những người
thân trong gia ñình, cảm ơn những tình cảm và những lời ñộng viên tôi
trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin ñược cảm ơn tất cả anh chị trong nhà văn hóa xã ðịnh
Thủy (Mỏ Cày Nam – Bến Tre), các bạn học, những người ñã cung cấp và
chia sẻ những tài liệu, thông tin quý báu trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu, hoàn thành luận văn này.
Cao Văn Rinh

i


MỤC LỤC

Trang
A. PHẦN MỞ ðẦU ....................................................................................... 1
1. Lí do chọn ñề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu ..................................................................................... 1
3. Mục ñích nghiên cứu .................................................................................. 2

4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 3
6. Nguồn tài liệu ............................................................................................. 3
7. Kết cấu luận văn ......................................................................................... 3
B.PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................... 5
Chương 1
VÀI NÉT VỀ CUỘC ðỜI VÀ HOẠT ðỘNG CÁCH MẠNG
CỦA NGUYỄN THỊ ðỊNH ðẾN TRƯỚC NĂM 1960
1.1 Sơ lược về quê hương và gia ñình ............................................................. 5
1.2 Những hoạt ñộng của Nguyễn Thị ðịnh và ðảng Bộ tỉnh Bến Tre từ 1954
ñến 1959 ......................................................................................................... 6
Chương 2
TÌNH HÌNH Ở BẾN TRE TRƯỚC PHONG TRÀO ðỒNG KHỞI
NĂM 1960
2.1 Nền cai trị của Mĩ - Diệm và cuộc sống cơ cực của nhân dân Miền Nam
(1954 - 1959) ................................................................................................ 10
2.2 Cuộc ñấu tranh của nhân dân miền Nam chống chế ñộ Mĩ - Diệm .......... 15
Chương 3
PHONG TRÀO ðỒNG KHỞI Ở BẾN TRE NĂM 1960
3.1 Bến Tre chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang ......................................... 20
3.2 Những trận ñánh ñầu tiên ở ba xã ñiểm ................................................... 25
3.3 Những trận ñánh trong bước phát triển phong trào .................................. 28

ii


3.4 Sự thành lập ñội quân tóc dài .................................................................. 32
3.5 Ảnh hưởng của phong trào ðồng khởi Bến Tre ñối với các tỉnh khác ở
miền Nam (1960).......................................................................................... 37
3.6 Những nhận xét và ñánh giá về nữ tướng Nguyễn Thị ðịnh.................... 39

3.7 Những hình ảnh và di tích cách mạng về phong trào ðồng khởi ở Bến
Tre..... ........................................................................................................... 41
C. PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................. 54
Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 56
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn ................................................................ 57
Nhận xét của giáo viên phản biện ................................................................. 58

iii


A. PHẦN MỞ ðẦU

1. Lí do chọn ñề tài
Phong trào ðồng khởi ở Bến Tre (1960) là một mốc quan trọng trong
cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975). Nó thể hiện ñường lối
ñúng ñắn của ðảng, ñứng ñầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, trong việc nắm vững
tình thế cách mạng, ñáp ứng ñược nguyện vọng, ý chí của nhân dân miền
Nam.
Phong trào ðồng khởi ñược tiến hành theo quan ñiểm chỉ ñạo của Hội
nghị Ban chấp hành Trung ương ðảng lần thứ XV (tháng 1-1959): ngoài con
ñường dùng bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con ñường nào
khác ñể ñánh ñổ Mĩ - Diệm, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Nó thể
hiện bước phát triển của cách mạng Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang
thế tấn công, tức từ ñấu tranh chính trị sang ñấu tranh chính trị kết hợp với ñấu
tranh vũ trang và khởi nghĩa từng phần giải phóng quê hương tiến lên tổng tấn
công và nổi dậy, giải phóng toàn bộ miền Nam thống nhất Tổ quốc.
Nói ñến phong trào ðồng khởi Bến Tre thì chúng ta không thể nào
không nhớ ñến một ñội quân mà mỗi khi nhắc ñến thì kẻ thù phải khiếp sợ,
một ñội quân ñã từng “ñi trong ñạn lửa, ñi như nước lũ tràn về”, một ñội quân
ñã góp phần rất quan trọng ñối với cuộc ñấu tranh chống kẻ thù trong phong

trào ðồng khởi ở Bến Tre - ñó chính là “ñội quân tóc dài”, ñội quân ñã ñược
hình thành trong những năm tháng ðồng khởi. Và khi nói ñến “ñội quân tóc
dài” thì phải nói ñến người ñã thành lập và chỉ huy ñội quân ấy, ñó là bà
Nguyễn Thị ðịnh. Bà là một nữ tướng tài ba, là người chỉ huy sáng suốt, là
niềm tự hào của miền Nam nói riêng và cả nước nói chung. Trước bà, chưa có
người phụ nữ nào tham gia cách mạng, ñược phong hàm tướng. Năm 1965,
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Phó tổng Tư lệnh Quân giải phóng là cô Nguyễn
Thị ðịnh. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ
vang cho miền Nam, cho cả dân tộc ta”.
Vì những lý do trên, tôi chọn vấn ñề: “Nguyễn Thị ðịnh và phong trào
ðồng khởi ở Bến Tre năm 1960” làm ñề tài luận văn cử nhân lịch sử của
mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Khi viết về phong trào ðồng khởi ở Bến Tre năm 1960, các tác giả,
trong ñó có cả những người ñã từng trực tiếp tham gia phong trào, ñã thừa
nhận phong trào ðồng khởi ở Bến Tre có vị trí quan trọng, diễn ra trên ñịa bàn
1


có ý nghĩa chiến lược, có ảnh hưởng to lớn ñến phong trào ñấu tranh ở các tỉnh
miền Nam. Góp phần trong việc tạo bước chuyển biến từ thế giữ gìn lực
lượng, phát triển lực lượng cách mạng sang thế tiến công kẻ thù.
Phong trào ðồng khởi ở Bến Tre ñã ñược ñề cập trong bộ sách “Những
trận ñánh trong lịch sử Việt Nam” của Bùi Thị Thu Hà (chủ biên), ñã dành
một quyển sách ñể nói về phong trào ðồng khởi ở Bến Tre. Qua ñó chúng ta
có thể thấy ñược tầm quan trọng của phong trào ðồng khởi Bến Tre ñối với
phong trào ñấu tranh ở các tỉnh miền Nam.
Nhiều trung tâm nghiên cứu và giảng dạy lịch sử ở các trường ðại Học,
cũng như ñịa phương, nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu lịch sử ñã dành sự quan
tâm ñối với ñề tài nghiên cứu phong trào ðồng khởi ở Bến Tre. Những thành

tựu nghiên cứu ñược phản ánh trong các luận văn khoa học, các bài báo, báo
cáo khoa học, các công trình thông sử và chuyên khảo, các giáo trình giảng
dạy, các sưu tập sử liệu, văn liệu, trong ñó có nhiều công trình ñã ñược xuất
bản. Các công trình tiêu biểu như: “ðại cương Lịch sử Việt Nam” tập III của
Lê Mậu Hãn (chủ biên), Trần Bá ðệ, Nguyễn Văn Thư; “Lịch sử kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước 1954-1975” của Hoàng Phương và Nguyễn Văn Minh
(chủ biên)
Nói về Phó tổng tư lệnh quân Giải phóng miền Nam: Nguyễn Thị ðịnh,
chúng ta có thể tìm ñọc qua một số sách viết về vị nữ tướng này như: “Nữ
tướng Nguyễn Thị ðịnh”, “Hồi ký về Nguyễn Thị ðịnh” của tác giả nước
ngoài, trong hồi ký “Không còn con ñường nào khác” của Nguyễn Thị ðịnh,
và trên một số sách báo ñược ñăng tải như “Huyền thoại nữ tướng Nguyễn Thị
ðịnh”. Qua một số tài liệu ñó, chúng ta sẽ hiểu thêm về vị nữ tướng tài ba này,
một người ñã có công rất lớn trong việc làm nên thắng lợi của phong trào
ðồng khởi Bến Tre và cuộc ñấu tranh của nhân dân miền Nam.
Trên cơ sở kế thừa thành quả của các nhà nghiên cứu ñi trước, ñồng
thời dựa vào nhiều nguồn tư liệu lưu trữ ñịa phương, ở thư viện trường ñại học
Cần Thơ, ñặc biệt là tài liệu ñiền dã sưu tầm ở ñịa phương tỉnh Bến Tre, luận
văn này ñi sâu nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về ñề tài “Nguyễn
Thị ðịnh và phong trào ðồng khởi ở Bến Tre năm 1960”.
3. Mục ñích nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về sự hoạt ñộng của Nguyễn Thị ðịnh
và phong trào ðồng khởi ở Bến Tre.

2


Trên cơ sở ñó, ñưa ra nhận xét, ñánh giá về vai trò và vị trí của Nguyễn
Thị ðịnh trong phong trào ðồng khởi, và ảnh hưởng của phong trào ðồng
khởi ñối với phong trào giải phóng dân tộc của cả nước.

4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
ðối tượng: là nữ tướng Nguyễn Thị ðịnh, người ñã lãnh ñạo ñội quân
tóc dài trong những ngày ðồng khởi năm 1960 và phong trào ðồng khởi ở
Bến Tre.
Phạm vi không gian: luận văn chủ yếu nghiên cứu phong trào yêu nước
ở tỉnh Bến Tre trong mối quan hệ với phong trào ở các ñịa phương và cả nước.
Phạm vi thời gian: phong trào yêu nước chống Mĩ - Diệm của nhân dân
Bến Tre, mà cụ thể là phong trào ðồng khởi ở Bến Tre, ñược chia làm các thời
kỳ:
-Từ năm 1954 ñến năm 1959: luận văn chủ yếu nghiên cứu về những
hoạt ñộng của Nguyễn Thị ðịnh và ðảng bộ tỉnh Bến Tre trước nền cai trị của
Mĩ Diệm.
-Năm 1960: tập trung chủ yếu vào phong trào ðồng khởi ở Bến Tre.
5. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc là chủ yếu, luận văn
còn sử dụng các phương pháp như: mô tả, thống kê, so sánh, phân tích và chú
trọng phương pháp tổng kết từ thực tiễn lịch sử diễn ra phong trào ñể rút ra
những nhận xét khoa học.
6. Nguồn tài liệu
ðể thực hiện ñề tài này, tôi ñã khai thác các nguồn tư liệu sau:
-Những tài liệu lưu trữ ở nhà văn hóa và nhà truyền thống xã ðịnh
Thủy, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.
-ðại cương lịch sử Việt Nam, tập III.
-Những trận ñánh trong lịch sử Việt Nam.
-Hồi ký về Nguyễn Thị ðịnh của tác giả nước ngoài.
-Các nguồn tư liệu khác mà tôi liệt kê ở phần tài liệu tham khảo.
7. Kết cấu luận văn

3



Ngoài phần mở ñầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Vài nét về cuộc ñời và hoạt ñộng cách mạng của Nguyễn Thị
ðịnh ñến trước năm 1960
Chương II: Tình hình ở Bến Tre trước phong trào ðồng khởi năm 1960
Chương III: Phong trào ðồng khởi ở Bến Tre năm 1960

4


B. PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
VÀI NÉT VỀ CUỘC ðỜI VÀ HOẠT ðỘNG CÁCH MẠNG
CỦA NGUYỄN THỊ ðỊNH ðẾN TRƯỚC NĂM 1960
1.1 Sơ lược về quê hương và gia ñình
Tên tuổi ñồng chí Nguyễn Thị ðịnh ñược nhân dân gọi một cách thân
thương là “chị Ba ðịnh” ñã gắn liền với cách mạng miền Nam nói chung, với
phong trào ðồng khởi ở quê hương Bến Tre nói riêng. ðồng chí ñã có công
lớn trong việc phát ñộng quần chúng nổi dậy ñấu tranh, xây dựng “ñội quân
tóc dài”, liên tiếp tấn công ñịch bằng chính trị, kết hợp với ñấu tranh vũ trang.
Bà sinh ngày 15-3-1920 tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh
Bến Tre. Bà là út của mười anh em trong gia ñình nông dân giàu lòng yêu
nước và cách mạng. Thuở nhỏ, bà phải sống trong xã hội thực dân và phong
kiến, gia ñình ñông con nên khó có ñiều kiện cắp sách ñến trường như bao
người khác. Bổn phận là anh, hơn nữa thương em nhiều nên anh Ba (Ba Chẩn)
ñã dạy bà học cho biết cái chữ tại nhà. Tuy không học ñược nhiều nhưng bà
rất thông minh, nhạy cảm và hiểu biết ñủ ñiều, thích ñọc nhiều truyện, ñặc biệt
là truyện Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn ðình Chiểu. Những nhân vật, những

hình ảnh, những cuộc ñời trong truyện gợi cho bà có một ước mơ vươn ñến
cuộc sống cao ñẹp, gieo trong lòng bà tình thương sâu sắc ñối với tầng lớp
nghèo trong xã hội và căm ghét những cảnh bất công. Cứ mỗi ngày ñem cơm,
nước cho anh Ba trong tù, tận mắt chứng kiến cảnh lính Pháp tra tấn, ñánh ñập
dã man, thân hình bầm tím, máu chảy loang trên nền xi măng thì lòng bà lại
quặn ñau như thắt. Lúc này bà mới hiểu các anh bị bắt, bị ñánh ñập là vì làm
việc cứu nước, cứu dân, chống lại Pháp, chống lại chủ ñiền. Từ ñó bà hiểu
nhiều về nỗi nhục mất nước, người giàu ức hiếp người nghèo và cần phải
chống lại chúng.
Năm 1936, vừa tròn mười sáu tuổi, bà bắt ñầu tham gia cách mạng. Hai
năm sau (1938) bà ñược ñứng vào hàng ngũ ðảng Cộng Sản ðông Dương.
Cũng trong thời gian này, bà xây dựng gia ñình với ông Nguyễn Văn Bích Tỉnh ủy viên tỉnh Bến Tre, ñược không bao lâu thì chồng bị Pháp bắt ñày ñi
Côn ðảo và hy sinh tại ñó. Nhận ñược tin chồng hy sinh, lòng căm thù của bà
lại nhân gấp bội. Bất chấp con còn nhỏ, gởi lại mẹ chăm sóc, bà thoát ly tham
gia hoạt ñộng cách mạng tại tỉnh nhà.

5


Năm 1940, bà lại bị Pháp bắt và biệt giam tại nhà tù Bà Rá, tỉnh Sông
Bé (nay thuộc tỉnh Bình Phước). Ba năm tù cũng là ba năm hoạt ñộng kiên
cường, bất khuất của bà trong nhà tù. Năm 1943, ra tù trở về Bến Tre, bà liên
lạc với tổ chức ðảng, chính quyền cách mạng của tỉnh và tham gia giành chính
quyền vào tháng 8-1945. Tuy còn ít tuổi nhưng nhờ có ý chí kiên cường, lòng
yêu nước mãnh liệt, lại nhiều mưu trí nên bà ñược Tỉnh ủy chọn làm thuyền
trưởng chuyến ñầu tiên vượt biển ra Bắc báo cáo với ðảng và Bác Hồ về tình
hình chiến trường Nam Bộ và xin vũ khí chi viện. Từ ñó tên tuổi của bà ñỏ
thắm “ñường Hồ Chí Minh trên biển”.
1.2 Những hoạt ñộng của Nguyễn Thị ðịnh và ðảng Bộ tỉnh Bến
Tre từ năm 1954 ñến cuối năm 1959

Chiến thắng ðiện Biên Phủ năm 1954, Hiệp ñịnh Giơnevơ ñược ký kết,
chị Ba ðịnh quyết ñịnh ở lại miền Nam, chỉ mình con của chị ra Bắc. Người
mẹ ñứng trên bờ tiễn con, lòng tràn trề niềm tin và hy vọng. Chị ñâu ngờ ñó là
cuộc chia ly vĩnh viễn...
Hiệp ñịnh Giơnevơ bị ñịch vi phạm nghiêm trọng. Cán bộ kháng chiến
cũ bị ñặt ngoài vòng pháp luật. Nhiều chi bộ bị xóa trắng. Chị phải giả làm
nghề nuôi heo, nuôi gà vịt tại nhà một ñồng bào ở giữa cánh ñồng vùng giáp
ranh ba xã Tân Hòa, Thạnh Phú ðông, Phước Long.
Ở Bến Tre và nhiều ñịa phương khác, chính quyền Diệm lập hội ñồng
hương chính, dùng những tên ñịa chủ vốn căm thù Cộng sản làm ñại diện, sẵn
sàng bắn chết người nếu tình nghi là “Việt Cộng”. Bến Tre sống trong cảnh
ngột ngạt và khó thở cùng cực. Giữa lúc ấy, ñồng chí Lê Duẩn ñược cử về Bến
Tre nắm tình hình, tổ chức và ñộng viên bà con hãy kiên ñịnh trong công việc
ñấu tranh giành ñộc lập. ðồng chí Lê Duẩn căn dặn Tỉnh ủy phải xây dựng nội
tuyến trong quân ngụy, khẩn trương xây dựng tự vệ ngầm ở vùng yếu. Khi anh
Ba Duẩn ñược Trung ương mời ra họp ở Hà Nội, tận mắt chứng kiến cảnh
ñồng bào bị giặc khủng bố, càng thôi thúc “anh Ba” hoàn chỉnh “ðề cương
cách mạng miền Nam” cho Hội nghị Trung ương lần thứ XV - một hội nghị
quan trọng nhất của Trung ương năm 1959 bàn về sự chuyển hướng ñấu tranh
của cách mạng miền Nam.
Bản thân bà Nguyễn Thị ðịnh nhiều lần thoát chết trong gang tấc. Bà
ñã từng cải trang thành người tu hành, người chăn vịt, người ñi mua bán, làm
vợ bé, người ở... ðôi chân của bà hết in dấu bên cù lao Minh lại về bên cù lao
Bảo, hết qua cù lao An Hóa lại về Châu Thành xây dựng cơ sở, nắm tình hình
phong trào. Cái ñầu của bà ñược ñịch treo giá: “Thưởng mười ngàn ñồng cho
ai bắt ñược Nguyễn Thị ðịnh”.

6



Nhờ sự dũng cảm của các ñồng chí, của người dân, kể cả của các em
bé, bà ñã vượt qua tất cả hiểm nguy. Một lần, bà lần về xã Phước Thạnh trong
ñêm khuya, ở lại gia ñình anh chị Tư - một cơ sở nòng cốt. Anh có hai ñứa
con: cháu gái tên Thành, cháu trai tên Công. Sáng hôm sau, vì quá mệt, bà ngủ
quên. Bất ngờ bọn lính ập tới. Thành hốt hoảng lay bà dậy. Bà chỉ kịp dỡ nắp
hầm, nhảy xuống, mặc dù biết làm vậy rất nguy hiểm nhưng không còn con
ñường nào khác. Thành lanh trí ñổ nồi cháo heo ñã nấu xuống miệng hầm.
Cháo văng tung tóe, bít cả miệng hầm. Thành tát vào mặt em, quát: “Mày hư
quá, làm bể nồi tấm, má về ñánh cho coi!”. Công bị ñánh ñau, không biết gì,
ức quá, òa lên khóc. Vừa lúc ñó, hàng chục tên lính bước vào nhà. Thấy ngôi
nhà chỉ có hai ñứa bé nheo nhóc, với nồi cháo heo vung vãi, bọn lính ngán
ngẩm bỏ ñi. Bà thở phào nhẹ nhõm, khen Thành nhanh trí ñã cứu ñược bà.
Cuối năm 1959, Mỹ - Diệm cho xây khu trù mật ở Bến Tre và cho thực
hiện Luật 10-59 gieo bao ñau thương tang tóc cho người dân ở ñây. Máy chém
lê ñi khắp nơi, nhà tù mọc lên khắp miền Nam.
Những quần chúng ở Mỏ Cày vừa khóc, vừa căm phẫn nói với bà ðịnh:
“Chị Ba ơi, phải võ trang mới sống, không thì anh em chết hết. Lúc này có võ
trang, chị gọi một tiếng là bà con ñi ngay, chớ sống như vầy thế nào nó cũng
ñốt nhà, giết mình. Mình không có gì chống ñỡ, chịu sao nổi?” ðiều mong
mỏi tha thiết của bà con cũng là nỗi mong ñợi tha thiết của Tỉnh ủy. Nhưng bà
và các ñồng chí trong Tỉnh ủy luôn bị giằng xé, giữa một bên là ý thức chấp
hành kỷ luật ðảng, một bên là nỗi bức xúc phải vũ trang ñể bảo vệ nhân dân.
Giữa lúc tiến thoái lưỡng nan, may mắn thay, bà nhận ñược ñiện Khu ủy gọi
lên họp gấp ñể nghe phổ biến nghị quyết mới, rất quan trọng của Trung ương
ðảng. Tại Khu ủy ở ðồng Tháp Mười, nghe ñồng chí Sáu ðường - Bí thư Khu
ủy báo cáo tình hình và chủ trương của Trung ương, chuyển hướng ñấu tranh
cách mạng, bà như mở cờ trong bụng.
Vậy là Nghị quyết XV của Trung ương ðảng rõ ràng ñã chủ trương
phát ñộng nhân dân miền Nam ñấu tranh chính trị có kết hợp vũ trang ñể tự vệ.
Từ hội nghị Khu ủy, bà ước mình mọc cánh bay ngay về Bến Tre ñể phát ñộng

võ trang.
Do ñịch liên tiếp lùng sục nên cơ sở và Tỉnh ủy phải liên tục di dời.
Việc liên lạc rất khó khăn, ñể chậm sẽ mất thời cơ. Cuối cùng, các ñồng chí
trong Tỉnh ủy cũng gặp lại nhau và ñồng chí Bảy Hiền - Tỉnh ủy viên mạnh
mẽ nói: “Dứt khoát phải làm ngay mới kịp. Ta cứ nổi dậy, tức khắc sẽ bắt
ñược liên lạc”. Bà trình bày nội dung Nghị quyết, bức xúc hỏi: “ðợi tìm ñược
ñầy ñủ Tỉnh ủy thì lỡ mất thời cơ, mà thi hành thì chúng ta chỉ là thiểu số. Vậy

7


chúng ta có gan làm và cùng chịu trách nhiệm không?”. Mọi người nghiến
răng im lặng, suy nghĩ dữ dội. Cuối cùng, ñồng chí Bảy Hiền - Tỉnh ủy viên
nêu ý kiến: “Dứt khoát phải làm ngay mới kịp. Ta cứ nổi dậy, tức khắc sẽ bắt
ñược liên lạc. Mọi người cùng có gan làm và cùng chịu trách nhiệm”.
Trong hoàn cảnh “Cộng sản bị ñặt ngoài vòng pháp luật”, tìm một cuộc
họp an toàn cho bảy người thật không dễ. Và, không ai ngờ bảy người họp
trong gian buồng bé nhỏ, ñược soi sáng bởi ngọn ñèn khi mờ khi tỏ năm ấy ñã
thắp lên ngọn lửa “ðồng khởi”, ñi vào lịch sử cách mạng miền Nam, trong ñó
có cô Ba ðịnh.
Bà nhắc lại: “Bảy người chúng ta có mặt ở ñây, hôm nay sẽ cùng chịu
trách nhiệm trước Tỉnh ủy và Khu ủy. Nếu làm sai, mình xin chịu kỷ luật, mà
làm ñúng thì lấy thắng lợi bước ñầu phát triển lên”. Vấn ñề nan giải nhất là lực
lượng và vũ khí. Họ cùng tỉnh táo nhìn nhận thực lực của ta chỉ còn không ñầy
hai mươi chi bộ và hai trăm ñảng viên, với bốn cây súng hư, cũ; mỗi khẩu
chưa ñầy mười viên ñạn. Nếu lực lượng nổi dậy lẻ tẻ, không ñồng loạt, không
có khí thế áp ñảo, ñịch sẽ tập trung ñàn áp, cơ sở quần chúng sẽ bị khủng bố,
quét sạch, khó mà gượng dậy nổi.
Tại hội nghị, trong tập thể bảy người, không hẹn mà ai cũng dùng ñến
từ “ñồng khởi”. Trong ý nghĩ của bà ðịnh, hai chữ “ñồng khởi” ñược liên

tưởng từ cuộc khởi nghĩa ñồng loạt trong Cách mạng tháng Tám, phải nhất tề
nổi dậy mới thắng ñược. Hội nghị chọn quận Mỏ Cày làm trọng ñiểm ñồng
khởi.
ðể có ngay lực lượng võ trang làm nòng cốt trừ gian, diệt ác, bà ñề
nghị chọn ở mỗi xã một số thanh niên trung kiên, lập ra những tổ hành ñộng,
trước mắt trang bị bằng dao, mác, mã tấu ñồng thời tìm người, tìm chỗ sửa
mấy khẩu súng hư, giao cho mỗi tổ ít nhất một cây súng “làm vốn”. Ta còn
tung tin có bộ ñội chủ lực miền Bắc tham gia ñồng khởi. Bà còn cho một số
thanh niên xã này qua xã khác học nói giọng miền Bắc, khi có lệnh lũ lượt
hành quân, vác súng giả tự tạo như súng cây, súng bập dừa có bọc ni lông giả
làm như bộ ñội thật và súng thật ñể hù dọa ñịch, mặt khác ñộng viên nhân dân
nổi dậy. Tài năng quân sự cùng với sự thấu ñáo của Ban tham mưu mà người
chỉ huy trực tiếp là Nguyễn Thị ðịnh ñã lập nên kịch bản ñồng khởi vô cùng tỉ
mỉ, chu ñáo.
Nòng cốt của lực lượng vũ trang phần lớn là phụ nữ. Dưới sự chỉ huy
của Út ðịnh, họ tổ chức thành ñội ngũ hẳn hoi, tiến hành cuộc ñấu tranh trực
diện với ñịch, ñòi chấm dứt càn quét, bắn giết, bom pháo, ñòi bồi thường nhân
mạng… Sau này, Bác Hồ gọi ñội quân này là “ñội quân tóc dài”. Tên tuổi

8


Nguyễn Thị ðịnh gắn liền với cuộc ñồng khởi như sóng triều vang dậy, lan
khắp miền Nam. Tên tuổi của bà cũng gắn liền ñội quân tóc dài - người chị cả
ñã sáng tạo nên chiến pháp ba mũi giáp công.

9


CHƯƠNG 2

TÌNH HÌNH Ở BẾN TRE TRƯỚC PHONG TRÀO ðỒNG KHỞI
NĂM 1960
2.1 Nền cai trị của Mĩ - Diệm và cuộc sống cơ cực của nhân dân
Miền Nam (1954 - 1959)
Ngày 7-7-1954, trước khi hiệp ñịnh Giơnevơ ñược kí 13 ngày, Mĩ ñã
ñưa Ngô ðình Diệm (người ñược Mĩ nuôi dưỡng từ lâu) về nước làm thủ
tướng bù nhìn thay thế Bửu Lộc. Tháng 9-1954, Mĩ quyết ñịnh viện trợ trực
tiếp cho Ngô ðình Diệm. Tháng 11-1954, Mĩ cử tướng L.Colins sang làm ñại
sứ ở Sài Gòn. Colins ñề ra kế hoạch 6 ñiểm ñể cũng cố chính quyền Ngô ðình
Diệm nhằm ñộc chiếm miền Nam bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Kế
hoạch Colins gồm những vấn ñề sau:
- Bảo trợ chính quyền Diệm. Viện trợ thẳng cho chính phủ Sài Gòn.
- Xây dựng quân ñội Việt Nam gồm 15 vạn người do Mĩ trang bị, huấn
luyện.
- Bầu cử quốc hội ở miền Nam, hợp pháp hóa chính quyền Sài Gòn.
- ðịnh cư cho số người công giáo miền Bắc di cư vào Nam và vạch kế
hoạch cải cách ñiền ñịa.
- Thay ñổi chế ñộ thuế khóa, dành ưu tiên cho hàng hóa Mĩ ở miền
Nam.
- ðào tạo cán bộ hành chính.
Ngày 13-12-1954, Pháp buộc phải kí với Mĩ hiệp ước giao trách nhiệm
huấn luyện trang bị quân ngụy ở miền Nam cho Mĩ.
Ngày 19-12-1954, Pháp kí hiệp ñịnh trao quyền hành chính, chính trị ở
miền Nam cho Ngô ðình Diệm.
Cũng trong thời kì này quân Pháp rút dần khỏi Việt Nam, Lào,
Campuchia. Giữa năm 1955 Chính phủ Pháp tuyên bố chấm dứt chế ñộ cao ủy
ở miền Nam Việt Nam, từ bỏ trách nhiệm một bên phải thực hiện các ñiều
khoản của Hiệp ñịnh Giơnevơ. Thực tế từ sau hiệp ñịnh Giơnevơ, ở miền Nam
nước ta ñã diễn ra cuộc vật lộn giành giật gay gắt giữa chủ nghĩa thực dân kiểu
mới của ñế quốc Mĩ với chủ nghĩa thực dân kiểu cũ của thực dân Pháp. ðể tạo

dựng một bộ mặt “ñộc lập” giả hiệu cho Ngô ðình Diệm, trước mắt phải loại
bỏ ngay ảnh hưởng của Pháp và chính quyền Bảo ðại ở miền Nam. ðây là cái
mà Mĩ - Diệm gọi là “ñả thực”, “bài phong”. “ðả thực” là hất cẳng Pháp, xóa

10


bỏ bộ máy cai trị của Pháp. ðó là bước ñi của Mĩ ñể phục vụ cho mục tiêu cơ
bản là “diệt cộng”, tức chống phá cách mạng miền Nam. Mĩ còn mua chuộc
các thế lực phản ñộng trong các giáo phái và các phe phái chống ñối Diệm.
Ngày 9-10-1954, Diệm cách chức Tổng tham mưu trưởng của Nguyễn Văn
Hinh và một loạt tướng tá thân Pháp khác. Tiếp ñó, Mĩ - Diệm ñã dùng bạo
lực ñể tiêu diệt các giáo phái Cao ðài, Hòa Hảo, Bình Xuyên.
Nắm ñược quân ñội, công an - công cụ thống trị chủ yếu, Diệm tiến
thêm một bước mới. Ngày 17-7-1955, Diệm tuyên bố từ chối hiệp thương tổng
tuyển cử. Ngày 23-10-1954, Diệm tổ chức “trưng cầu dân ý”, phế truất Bảo
ðại và ñưa Ngô ðình Diệm lên làm Tổng thống.
Sau khi lên nắm chính quyền, Ngô ðình Diệm ñã xây dựng miền Nam
thành một “quốc gia mạnh” của “thế giới tự do”, có một “ñạo quân cảnh sát”
và một “ñạo quân sen ñầm” lớn mạnh ñể chống phá cách mạng, chống cộng
sản. ðể tạo chỗ dựa, Diệm cho thành lập “ðảng Cần lao nhân vị”, phong trào
“cách mạng quốc gia”, “thanh niên cộng hòa”, “phụ nữ liên ñới” từ Trung
ương tới ñịa phương nhằm tập hợp bọn phản ñộng trong giai cấp tư sản, ñịa
chủ, Thiên chúa giáo và những tên có hận thù với cách mạng, làm hậu thuẫn
cho chính quyền Diệm. Ngày 4-3-1956, Diệm tổ chức “Quốc hội” riêng rẽ và
ngày 26-10-1956 cho công bố “Hiến pháp Việt Nam cộng hòa”. ðây là việc
làm hoàn toàn bất hợp pháp, trái với tinh thần hiệp ñịnh Giơnevơ nhằm biến
miền Nam nước ta thành một “quốc gia” riêng.
Về quân sự, cho tới tháng 6-1955, Mĩ ñã xây dựng cho chính quyền Sài
Gòn một ñội quân dưới quyền ñiều khiển trực tiếp của Mĩ gồm 10 sư ñoàn bộ

binh, 17 tiểu ñoàn pháo binh, 5 tiểu ñoàn xe tăng thiếp giáp và 54000 quân ñịa
phương. Số cố vấn Mĩ từ 35 người (năm 1950), tăng lên 699 người (1956).
Các cố vấn Mĩ có mặt ñến tận cấp sư ñoàn. ðội quân ñó ñược trang bị tương
ñối hiện ñại và huấn luyện theo chương trình do cố vấn Mĩ ñặt ra. Mĩ còn cho
xây dựng một hệ thống sân bay, quân cảng, ñường giao thông chiến lược nhằm
biến miền Nam nước ta thành một căn cứ quân sự khổng lồ. Chúng hò hét
“Bắc tiến”, “lấp sông Bến Hải” và chuẩn bị ñánh ra miền Bắc.
Về kinh tế, chúng ñưa hàng hóa ế thừa vào miền Nam, làm cho nền
kinh tế dân tộc bị lũng ñoạn và phụ thuộc vào Mĩ. Viện trợ tăng vọt: từ năm
1955-1957, Mĩ ñã viện trợ cho Diệm 1,1 tỉ ñô la (trong ñó gần 60% chi dùng
vào mục ñích quân sự). Tháng 1-1955, Diệm tuyên bố “Cải cách ñiền ñịa” với
những luận ñiệu “chia ruộng ñất cho dân”, “hữu sản hoá vô sản”, “bài phong,
ñả thực”… Thực chất là chúng tước lại ruộng ñất mà cách mạng ñã chia cho

11


nông dân thời kháng chiến chống Pháp và khôi phục, củng cố lại giai cấp ñịa
chủ ở miền Nam.
Về văn hóa, chúng ñưa “lối sống Mĩ” tràn vào miền Nam ñể ñầu ñộc
nhân dân ta, nhất là tầng lớp thanh - thiếu niên.
Dựa vào các ñạo dụ cũ của Bảo ðại ñã ban hành từ năm 1953, Mĩ Diêm cho bổ sung thành những ñạo dụ mới: Dụ số 2 (ra ngày 8-1-1955), Dụ
số 7 (ra ngày 3-2-1955) và Dụ số 57 (22-10-1956). Dụ số 2 quy ñịnh tá ñiền
phải lập khế ước lĩnh canh. Dụ số 7 quy ñịnh hàng tháng chủ ruộng ñất phải
khai báo về việc khai thác ruộng ñất. Mục ñích của hai ñạo dụ này là lấy lại
ruộng ñất của nông dân ñã ñược chia từ thời kháng chiến chống Pháp, khôi
phục lại quyền chiếm hữu của giai cấp ñịa chủ biến nông dân ñã có ruộng trở
thành tá ñiền của ñịa chủ như trước ñây.
Dụ số 57 quy ñịnh những ruộng ñất ñem phân phối cho nông dân là
những ruộng ñất bỏ hoang và ñất “truất hữu” của những ñịa chủ có trên 100

mẫu. Tính ñến 31-12-1959 tổng số ruộng ñất khai báo ñể “truất hữu” là
463.557 mẫu (trong số ñó, 454.874 mẫu ñã “truất hữu” với tổng số ñiền chủ bị
“truất hữu” là 1980 người). Trong số ruộng ñất “truất hữu”, chỉ có 252.179
mẫu ñược cấp bán cho 128.719 người. Nếu cộng thêm vào số ñó số ruộng
“truất hữu” của Pháp kiều là 228.620 mẫu, trong ñó chỉ có 52.473 mẫu ñem
cấp bán cho nông dân thì số người ñược “hữu sản hóa” quá ít ỏi so với số
người cần ruộng. Qua ñó, ta thấy rằng ñại bộ phận giai cấp ñịa chủ và 2/3 số
ruộng ñất mà họ chiếm giữ không bị ñộng chạm tới qua “truất hữu” ruộng ñất.
Tình hình thực tế diễn ra ở các ñịa phương sau khi Mĩ - Diệm thi hành
chính sách ruộng ñất như sau:
- Ở miền Tây Nam Bộ, ñịa chủ Việt gian ñã ngóc ñầu dậy cướp ñoạt
ruộng ñất của nông dân bằng nhiều cách: lấy lại tất cả ruộng ñất bị cách mạng
tịch thu hoặc ruộng ñất của ñịa chủ ñã hiến trước ñây, ñể trở lại thu tô. Số
ruộng ñất của ñịa chủ vắng mặt ñã chia cho nông dân thì nông dân vẫn cày cấy
nhưng phải nộp tô cho ngụy quyền ñịa phương.
- Ở miền Trung Nam Bộ tại tỉnh Mỹ Tho, trong số 46.415 ha ruộng ñất
các loại ñã chia cho nông dân thời kháng chiến, hầu hết bị ñịa chủ và chính
quyền Diệm cướp lại, nông dân chỉ còn giữ lại quá ít (khoảng 16 ha). Mức tô
do nông dân ñấu tranh trước ñây ñã giảm xuống còn 20 ñến 25 giạ/ha, nay lại
tăng lên 35 ñến 60 giạ/ha. Diện tích bị tăng tô lên tới 25.000 ha.
Như vậy, thông qua các Dụ số 2, Dụ số 7, Dụ số 57, chính quyền Diệm
ñã khôi phục và câu kết với giai cấp ñịa chủ ñể cướp ñoạt ruộng ñất của nông

12


dân, khôi phục lại chế ñộ chiếm hữu ruông ñất của ñịa chủ, tăng tô lan tràn ñể
từ ñó, xóa bỏ những thành quả mà cách mạng ñã ñem lại cho nông dân.
Với một hệ thống cố vấn chặt chẽ cắm từ Phủ Tổng Thống, Bộ Tổng
tham mưu, Nha cảnh sát các Bộ của chính quyền Sài Gòn ñến các ñơn vị quân

ñội, các ñịa phương và dựa vào quyền lực của vũ khí, ñô la viện trợ, Mĩ ñã can
thiệp ngày càng sâu vào miền Nam, quyết ñịnh từ ñường lối, chính sách ñến
các công việc cụ thể của chính quyền miền Nam như chính trị, quân sự, kinh
tế, văn hóa xã hội và ngoại giao. Miền Nam ñã trở thành ‘thuộc ñịa kiểu mới”
của Mĩ. Âm mưu xâm lược của Mĩ ở miền Nam là nhằm biến nơi ñây thành
thuộc ñịa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ñể tiến công miền Bắc và hệ
thống xã hội chủ nghĩa, làm “con ñê” ngăn chặn chủ nghĩa xã hội và không
cho phong trào cách mạng tràn xuống vùng ðông Nam Á.
Sau khi thiết lập ñược quyền kiểm soát trên toàn bộ miền Nam, từ tháng
5-1955 ñến 5-1956, Mĩ - Diệm phát ñộng “chiến dịch tố cộng” giai ñoạn I, gọi
là giai ñoạn mở rộng diện ñể gây xáo trộn và phát hiện cộng sản. Diệm còn
cho lập “Phủ ñặc ủy công dân vụ” và “Hội ñồng chỉ ñạo tố cộng” ñể phụ trách,
theo dõi, ñúc kết kinh nghiệm “tố cộng”.
Từ tháng 6 ñến tháng 10-1956, chúng mở chiến dịch Thoại Ngọc Hầu
ñánh vào vùng ðồng Tháp Mười, Mĩ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ… Từ tháng 7
ñến tháng 12-1956, chúng mở chiến dịch Trương Tấn Bửu ñánh phá miền
ðông Nam Bộ. Chúng ñã huy ñộng gần như toàn bộ lực lượng cảnh sát mật vụ
và một phần quân ñội vào các chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”. Chúng nêu
khẩu hiệu hành ñộng “tiêu diệt cán bộ nằm vùng, tiêu diệt tận góc chủ nghĩa
cộng sản”, “thà giết nhằm còn hơn bỏ sót”. Mĩ ngụy ñã cho quân ñịch ñánh
phá ñiên cuồng, giết hại những người yêu nước những người kháng chiến cũ
những người cách mạng hoặc bị tình nghi. Chúng ñã gây ra những vụ thảm sát
ñẫm máu như ở Chợ ðược, Vĩnh Trinh, ðại Lộc tỉnh Quảng Nam. Chúng
chôn sống 21 ñồng bào ta ở Chợ ðược, dìm chết 42 người ở ñập Vĩnh Trinh.
Tháng 7 - 1955, chúng bắn giết một lúc 92 dân thường ở Hướng ðiền. Cùng
thời gian trên, chúng ñem quân ñánh phá ác liệt huyện ðại Lộc (Quảng Nam),
bắt giam tra tấn, giết chết 500 ñồng bào ta.
Trong các chiến dịch “tố cộng” chúng ñã cưỡng bức nhân dân ta họp,
học tập “tố cộng” liên miên, vu khống tố cáo “cộng sản là bán nước, chia cắt
ñất nước”, ñề cao Ngô ðình Diệm là “chí sĩ yêu nước, cứu tinh của dân tộc”.

Thủ ñoạn của chúng là vừa mua chuộc, lừa mị vừa ñàn áp trắng trợn. Cách
mạng bị tổn thất nặng nề. Chỉ trong 4 năm (1955-1958), 9/10 cán bộ ñảng viên
ở miền Nam ñã bị tổn thất (chỉ còn khoảng 5000 so với 6.000 ñảng viên trước

13


ñó). Ở ñồng bằng khu V, có khoảng 40% tỉnh ủy viên, 60% huyện ủy viên,
70% chi ủy viên bị ñịch bắt giết hại, 12 huyện không còn cơ sở ðảng
Chúng dựng lên khắp miền Nam, ở nông thôn và thành thị, tại các vùng
núi hiểm trở cũng như các ñảo xa ñất liền, vô số nhà giam, nhà tù, chật ních
người bị bắt, bị hành hạ về thể xác lẫn tinh thần. Tiêu biểu cho chế ñộ lao tù
hà khắc, lò sát sinh khổng lồ man rợ của chính quyền Mĩ - Diệm là nhà tù Côn
ðảo với những “khu biệt giam”, “chuồng cọp” nổi tiếng, những tổ chức “sám
hối”, “tố cộng”, “xé cờ cộng sản”, những cảnh tra tấn ‘ñi tàu bay”, “ñi tàu
lặn”, “lộn mề gà”…
Vừa thẳng tay ñàn áp cách mạng, chúng vừa mua chuộc, dụ dỗ nhân
dân “theo cụ Ngô vàng ñeo ñỏ cổ, theo cụ Hồ cực khổ quanh năm”. Chúng lập
các khu trù mật, trại dinh ñiền ở vùng rừng núi, dọc biên giới từ Kontum ñến
các tỉnh ðông Nam Bộ, dọc theo các trục ñường giao thông, chung quanh các
căn cứ quân sự của quân ñội Sài Gòn. Chúng rêu rao là ñưa ñồng bào ñến nơi
no ấm sung túc, “xa nơi khủng bố, phá hoại của Việt Cộng”, “có ñất ñể trồng,
có nhà ñể ở”… Thực ra, âm mưu của chúng là tách dân khỏi cách mạng, ñể
“bảo vệ an ninh” cho các vùng mà chúng nghi có cán bộ cách mạng, “Việt
cộng” xâm nhập.
Tháng 5-1957, Diệm ban hành ñạo luật ñặt cộng sản ra ngoài vòng
pháp luật. Không khí khủng bố, chết chóc bao trùm khắp nông thôn, thành thị
miền Nam. Cán bộ ñảng viên và quần chúng tích cực bị ñịch săn lùng ráo riết.
Bọn phản ñộng hoành hành ở khắp nơi, dồn ép quần chúng ñến nghẹt thở.
Nhưng nhân dân miền Nam, với tinh thần yêu nước nồng nàn và ý chí tiến

công ñịch kiên quyết, sắc bén, ñã từng bước ñẩy lùi và ñập tan chính sách “tố
cộng”, “diệt cộng” của ñịch.
Tháng 3-1959, Diệm tuyên bố ñặt miền Nam trong tình trạng chiến
tranh. Tháng 5-1959, Diệm ra luật 10-59, thiết lập ba tòa án quân sự ñặc biệt,
công khai chém giết ñồng bào ta. Không khí ñàn áp khủng bố bao trùm lên
khắp miền Nam. Tình thế cách mạng miền Nam ngày càng ñi ñến chín muồi
bởi kẻ thù không thể thống trị như cũ ñược nữa. Chúng ñã phải dùng những
hình thức dã man tàn bạo nhất ñể duy trì nền thống trị của mình là lê máy
chém ñi khắp miền Nam. Còn nhân dân cũng không thể sống như cũ ñược
nữa, họ phải dùng những biện pháp ñấu tranh quyết liệt ñể bảo vệ lực lượng
phong trào ñấu tranh quần chúng.
Trong “Lời kêu gọi trong buổi lễ mừng Quốc khánh 2-9-1955”, Chủ
tịch Hồ Chí Minh ñã tố cáo tội ác của Mĩ - Diệm như sau: Ở miền Nam với sự
xúi giục và giúp ñỡ của ñế quốc Mĩ, chính quyền Ngô ðình Diệm ra sức tăng

14


cường quân ñội, gây những cuộc xung ñột nồi da nấu thịt ở Nam Bộ, khủng bố
nhân dân, bóp nghẹt quyền tự do dân chủ, tìm cách trốn tránh hiệp thương
tổng tuyển cử với chính phủ ta, nhằm trốn tránh tổng tuyển cử tự do trong toàn
quốc và phá hoại thống nhất ñất nước. Nói tóm lại, ñế quốc Mĩ và chính quyền
Ngô ðình Diệm ñang tìm cách ñể hòng phá hoại Hiệp ñịnh Giơnevơ.
Song ñế quốc Mĩ và chính quyền Ngô ðình Diệm không thể hiểu nổi
tinh thần cách mạng anh dũng, bất khuất của nhân dân miền Nam, họ không
hề khuất phục, lùi bước trước bất cứ sự bạo tàn nào, không thể lung lạc về
những lời ñường mật, xảo trá. Càng hung ác, dã man, chúng càng vấp phải sự
phản kháng mạnh mẽ.
2.2 Cuộc ñấu tranh của nhân dân miền Nam chống chế ñộ Mĩ Diệm
Sau Hiệp ñịnh Giơnevơ năm 1954 về ðông Dương, cách mạng miền

Nam chuyển từ ñấu tranh vũ trang chống Pháp sang ñấu tranh chống Mĩ Diệm, ñòi thi hành những ñều ñã ký kết, giữ gìn hòa bình và phát triển lực
lượng của mình. Theo quy ñịnh của Hiệp ñịnh Giơnevơ, các lực lượng vũ
trang, cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc vĩ tuyến 17, ñiều này làm cho lực
lượng cách mạng ở ñây giảm rõ rệt.
ðể duy trì và phát triển cuộc ñấu tranh ở miền Nam, Hội nghị Ban chấp
hành Trung ương lần thứ VI (tháng 7-1954) quyết ñịnh: “phải thay ñổi phương
châm, chính sách và sách lược ñấu tranh cốt ñể thực hiện một cách thuận lợi
mục ñích trước mắt. ðây là một sự thay ñổi quan trọng về phương châm và
sách lược cách mạng, nhưng còn mục ñích cách mạng vẫn là một”. Thực hiện
Nghị quyết của Trung ương ðảng, những cán bộ, ñảng viên chưa lộ mặt ñược
bố trí ở lại hoạt ñộng bí mật, bán công khai, hợp pháp. Ở Nam Bộ, sáu vạn
ðảng viên rút vào bí mật, hơn một vạn súng và nhiều ñiện ñài ñược chôn giấu.
Ở Liên khu V, số ðảng viên hoạt ñộng bí mật là hai vạn rưỡi. Ở Quảng Trị,
Thừa Thiên - Huế, một số lớn vũ khí ñược cất giấu, nhiều cán bộ bám dân ở
lại ñịa phương hoạt ñộng. Nhiều tổ chức quần chúng ñược công khai thành
lập, hoạt ñộng hợp pháp. Như vậy, cơ sở ðảng, với số ðảng viên không nhỏ,
các tổ chức quần chúng bí mật và hoạt ñộng hợp pháp có mặt ở khắp nơi, kể
cả thành phố, thị xã.
Tháng 8, 9-1954, ngay sau khi Hiệp ñịnh Giơnevơ 1954 về ðông
Dương có hiệu lực, hàng triệu người ở miền Nam ñã tham dự các cuộc
mittinh, biểu tình, hội thảo mừng hòa bình ñược vãn hồi trên ñất nước và ñòi
chính quyền Sài Gòn phải nghiêm chỉnh thi hành Hiệp ñịnh, không ñược trả
thù những người kháng chiến cũ. Phong trào này lan rộng ở các thành phố lớn,

15


như Sài Gòn, ðà Nẳng, Huế, các vùng nông thôn, như ở Mỏ Cày (Bến Tre),
Quảng Nam, Quảng Ngãi,… Hàng vạn người, gồm thanh niên, học sinh, sinh
viên, trí thức, nông dân, thị dân… tham gia ñấu tranh.

Tiêu biểu lúc bấy giờ là phong trào ñấu tranh chính trị ở Sài Gòn - Chợ
Lớn, tập hợp trong phong trào Hòa Bình (tháng 8-1954). Phong trào này thu
hút nhiều trí thức và các tầng lớp nhân dân thành thị, tiến hành các cuộc
mittinh, hội họp, ñưa yêu sách ñòi chính quyền Sài Gòn thi hành nghiêm chỉnh
Hiệp ñịnh ñã ký. Tuy bị Mĩ - Diệm ñàn áp, dập tắt, song phong trào Hòa Bình
Sài Gòn - Chợ Lớn ñã lan rộng khắp các thành phố, thị xã trên toàn miền
Nam. Tiếp sau phong trào Hòa Bình Sài Gòn - Chợ Lớn là phhong trào ñòi lập
lại quan hệ Nam - Bắc (tháng 2-1955). Phong trào cứu ñói ở Thừa Thiên,
Quảng Trị (1955), Phong trào cứu tế nạn nhân (1955), Phong trào chống lệnh
giải tỏa ñô thành và ñòi cải thiện sinh hoạt (1955-1956).
Những phong trào này thể hiện ý chí và nguyện vọng của các tầng lớp
nhân dân về hòa bình, thống nhất Tổ quốc, chống sự chia cắt ñất nước, ñòi tự
do dân chủ, cải thiện dân sinh… Vì vậy, ñã tập hợp ñông ñảo nhân dân, kể cả
các nhà công thương, tư sản, tu sĩ các tôn giáo, nhân viên chính quyền và binh
lính Sài Gòn. Trước cuộc ñấu tranh hòa bình của nhân dân, không những
không ñáp ứng bất cứ một ñòi hỏi nào của quần chúng, dù nhỏ nhất chính
quyền Sài Gòn còn tăng cường khủng bố, ñàn áp, làm cho quần chúng càng
căm phẩn. Cuộc ñấu tranh chống các chiến dich “tố cộng - diệt cộng” của nhân
dân gắn với cuộc ñấu tranh cho hòa bình, thống nhất ñất nước, ñòi dân sinh,
dân chủ.
Nhân kỷ niệm Quốc tế Lao ñộng, ngày 1-5-1957, hai mươi vạn ñồng
bào lao ñộng Sài Gòn - Chợ Lớn xuống ñường ñấu tranh với các khẩu hiệu
“Tăng lương cho công nhân”, “ðả ñảo khủng bố” và “Hãy nối lại quan hệ hai
miền Nam - Bắc”. Tháng 5-1957, gần hai ngàn người ở huyện Sơn Trà (Thừa
Thiên Huế ngày nay) phản ñối Mĩ - Diệm tiến hành các cuộc khủng bố, ñàn áp
dã man. Trong hai tháng 7 và 8-1957, nhân dân các huyện ðức Phổ, Mộ ðức,
Sơn Tịnh, Bình Sơn ( Quảng Ngãi) ñấu tranh chống lệnh giới nghiêm, chống
việc cưỡng ép học tập “tố công” của chính quyền Sài Gòn. ðồng bào các tỉnh
Nam Bộ (Cà Mau, Rạch Giá, Hà Tiên, Cần Thơ, Mĩ Tho, Long An, Bà Rịa,…)
ñấu tranh chống Mĩ - Diệm cướp ruộng ñất, ñuổi nhà và bắt tiến hành việc

“chống cộng - tố cộng”. ðồng bào các dân tộc ít người ở miền núi các tỉnh
duyên hải miền trung và khắp vùng Tây Nguyên ñấu tranh mạnh mẽ chống
việc dồn dân vào các khu trù mật, khu dinh ñiền, do chính quyền Sài Gòn
dựng lên.

16


Trước sự ngoan cố và tàn ác của chính quyền Mĩ - Diệm, một số nơi
ñồng bào cầm vũ khí thô sơ chống lại kẻ thù ñược vũ trang ñầy ñủ. Hội nghị
Ban Chấp hành Trung ương ðảng lần thứ X (khóa II), tháng 9, tháng 10-1956,
ñã nhận ñịnh tình hình thực tế ở miền Nam và chủ trương: tuy nhân dân phải
tiếp tục ñấu tranh bằng phương pháp hòa bình, song vẫn phải cũng cố lực
lượng vũ trang và nữa vũ trang hiện có, xây dựng căn cứ ñịa bàn, chỗ dựa cho
cuộc ñấu tranh. Hội nghị Trung ương nhấn mạnh: “Phương châm vẫn là giữ
gìn và tích trữ lực lượng, ñấu tranh bền bỉ và lâu dài, chống phiêu lưu mạo
hiểm, ñồng thời chống thủ tiêu ñấu tranh”.
Vận dụng Nghị quyết của Trung ương, các ðảng bộ ở miền Nam vừa
duy trì , ñẩy mạnh cuộc ñấu tranh hòa bình, công khai, hợp pháp, vừa tích cực
xây dựng lực lượng vũ trang.
Các tỉnh Nam Bộ lần lượt xây dựng các lực lượng vũ trang, tiến hành
cũ trang tuyên truyền ñể tự vệ. Liên tỉnh miền Trung Nam Bộ xây dựng ñược
ba ñại ñội vũ trang, hoạt ñộng ở vùng ðồng Tháp Mười. Liên tỉnh miền Tây
Nam Bộ cũng xây dựng ñược ba ñại ñội vũ trang, hoạt ñộng chủ yếu ở Sa ðéc
và Cần Thơ. Nhiều tỉnh khác cũng có từ một tiểu ñội ñến một tiểu ñoàn, các
ñơn vị vũ trang cũng lần lượt ra ñời ở Liên khu V. Nhiều nơi ở miền Nam,
nhân dân tìm bới vũ khí, ñược chon giấu từ năm 1954, cướp sung ñịch, chế tạo
các loại vũ khí thô sơ (như gươm, dao, mã tấu, gậy, bàn chông, bẫy…) ñể
ñánh ñịch ñi lẻ tẻ, hay diệt ác ôn, chỉ ñiểm ở ñịa phương. Các khu căn cứ ñịa
ñược bí mật hình thành từ các căn cứ thời kháng chiến chống Pháp, như chiến

khu ð, ðồng Tháp, U Minh, miền núi các tỉnh ven biển miền Trung và Tây
Nguyên.
Các ñơn vị vũ trang nhỏ, lẻ ñược quần chúng nuôi dưỡng, che giấu, bảo
vệ nên bảo toàn ñược lực lượng và nhanh chống trưởng thành. Từ chỗ diệt ác
ôn, chỉ ñiểm tiến tới xây dựng các căn cứ khá vững chắc và tập kích, tiêu diệt
một số ñồn, bốt của ñịch. Ngày 10-8-1957, quân ta tập kích ñịch ở Trại Be một cơ sở khai thác gỗ của Trần Lệ Xuân ở Hiếu Liêm (Biên Hòa). Quân ta
diệt nhiều tên ñịch, thu nhiều vũ khí, phá vỡ thế uy hiếp của ñịch ñối với chiến
khu ð ở phía ðông Bắc. Trong thời gian từ cuối năm 1957 ñến ñầu năm 1958,
lực lượng vũ trang lần lượt phục kích, tấn công tiêu diệt ñịch ở Phước Long,
Vĩnh Long. Nổi bật là trận tiến công căn cứ quân sự Dầu Tiếng, cách Sài Gòn
bảy mươi kilômét về phía Bắc, ñánh thiệt hại nặng hai tiểu ñoàn, diệt hai trăm
tên và thu hai trăm súng, làm chủ quận lị trong nhiều giờ. Chiều 25-10-1958,
ñội biệt ñộng ðông Nam Bộ tập kích trụ sở phái ñoàn cố vấn Mĩ (MAAG) ở
Biên Hòa, diệt ñược nhiều tên.

17


Ở các tỉnh ven biển miền Trung và Tây Nguyên, phong trào cầm vũ
khí, diệt ñịch cũng sôi nổi. Ở Quảng Nam - ðà Nẳng, tháng 2-1958, dưới sự
lãnh ñạo của Huyện ủy Giằng, với sự hổ trợ của ñội vũ trang, nhân dân ñã nổi
dậy phá khu dồn dân, trở về làng cũ làm ăn.
Hoạt ñộng vũ trang của quân cách mạng ñã ñẩy mạnh phong trào ñấu
tranh chính trị của quần chúng. Năm 1957, hai triệu lượt người tham gia ñấu
tranh chính trị, năm 1958, con số này tăng lên ba triệu bảy và năm 1959, ñạt
tới năm triệu lượt người.
Càng thất bại, Mĩ - Diệm càng ñiên cuồng khủng bố, ñàn áp, chúng gây
ra vụ ñầu ñộc nhiều người yêu nước ở nhà tù Phú Lợi, làm nhiều người chết,
chúng ñặt miền Nam vào “tình trạng chiến tranh…”. Hành ñộng ñầy tội ác này
càng khiến cho cuộc ñấu tranh của quần chúng nhân dân thêm mạnh mẽ, quyết

liệt. Trước tình thế cực kì nghiêm trọng của cách mạng miền Nam, Ban Chấp
hành Trung ương ðảng họp Hội nghị lần thứ XV mở rộng, bắt ñầu từ ngày 151-1959 và thông qua Nghị quyết lịch sử về cách mạng miền Nam.
Sau khi phân tích về bản chất chế ñộ Mĩ - Diệm, tình hình ñấu tranh của
nhân dân, mâu thuẫn cơ bản của xã hội miền Nam, quán triệt những quan ñiểm
của ðảng về bạo lực cách mạng, Hội nghị Trung ương lần thứ XV xác ñịnh:
“Con ñường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi
nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Theo tình hình cụ thể và yêu cầu
hiện nay của cách mạng thì con ñường ñó là lấy sức mạnh của quần chúng,
dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng
vũ trang ñể ñánh ñổ quyền thống trị của ñế quốc và phong kiến, dựng lên
chính quyền cách mạng nhân dân” [4, trang 165]. Hội nghị còn dự ñoán: “ðế
quốc Mĩ là ñế quốc hiếu chiến nhất, cho nên trong những ñiều kiện nào ñó,
cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc
ñấu tranh vũ trang trường kì. Trong tình hình ñó, cuộc ñấu tranh sẽ chuyển
sang một cục diện mới: ñó là chiến tranh trường kì giữa ta và ñịch và thắng lợi
cuối cùng nhất ñịnh về ta”[4, trang 165].
Cách mạng miền Nam cần có Mặt trận dân tộc thống nhất riêng cho
phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của cách mạng nhằm tập hợp tất cả các lực
lượng chống ñế quốc và tay sai. Phát huy truyền thống và bài học ñoàn kết dân
tộc, ðảng ta ñã vận dụng tư tưởng ñoàn kết (dân tộc và quốc tế) của Hồ Chí
Minh như một chiến lược ñoàn kết, và giành ñược thắng lợi trong cách mạng
giải phóng dân tộc, kháng chiến chống thực dân Pháp thì cũng nhất ñịnh thành
công trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và xây dựng miền Bắc, rồi cả
nước tiến lên con ñường xã hội chủ nghĩa.

18


Nghị quyết XV có ý nghĩa vô cùng to lớn, ñáp ứng nhu cầu bức thiết
nhất của cách mạng miền Nam lúc ñó, làm xoay chuyển tình thế và mở ñường

cho cách mạng miền Nam tiến lên, ñưa cách mạng thoát khỏi cơn nguy hiểm,
ñáp ứng nguyện vọng tha thiết nóng bỏng của nhân dân miền Nam là vùng lên
ñập tan xiềng xích nô lệ ñể giành quyền làm chủ. Ngay sau Hội nghị Trung
ương lần thứ XV, trung ương ðảng ñã lập ðoàn vận tải quân sự Trường Sơn
(ðoàn 559) ñể tăng cường sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam. ðến cuối
năm 1959, theo ñường Trường Sơn, miền Bắc ñã ñưa 542 cán bộ, 1.667 súng
bộ binh, 188 kg thuốc nổ, 188 dao găm và nhiều ñồ dung quân sự khác. Năm
1960, miền Bắc tiếp tục chi viện 51 tấn vũ khí ñạn dược cho khu V.
Nghị quyết XV ñến với cách mạng miền Nam giữa lúc nhân dân
“không thể sống như cũ ñược nữa”, ñã thổi bùng ngọn lửa “ñồng khởi” trên
nhiều vùng rộng lớn ở miền Nam.

19


CHƯƠNG 3
PHONG TRÀO ðỒNG KHỞI Ở BẾN TRE NĂM 1960
3.1 Bến Tre chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang
Từ ñầu năm 1957, với bộ máy ñàn áp ñồ sộ, ngụy quyền Sài Gòn ñã
tăng cường cho Bến Tre bốn tiểu ñoàn “Công an Ngô Quyền”, “Công an
Duyên Hải” của Nha cảnh sát ñô thành Sài Gòn, với số lượng trên ba ngàn tên.
Mĩ - Diệm phát ñộng cuộc chiến tranh một phía, mở ra thời kỳ khủng bố công
khai những người cộng sản và nhân dân yêu nước trên toàn miền Nam, nhằm
mục ñích tiêu diệt phong trào cách mạng, biến miền Nam Việt Nam thành
thuộc ñịa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
Ở Bến Tre, ñể thực hiện âm mưu này, chúng lập ra bốn khu trù mật:
Thành Thới (Mỏ Cày), An Hiệp (Châu Thành), An Hiệp (Ba Tri), Thới Thuận
(Bình ðại), gom dân vào ñể kìm kẹp khống chế, tách dân ra khỏi cách mạng.
Khu trù mật Thành Thới ñược chọn làm thí ñiểm cho cả khu Trung Nam Bộ.
Trong các khu tập trung, chúng tiến hành phân loại dân chúng, bắt làm căn

cước, làm bản kê khai danh sách gia ñình có dán ảnh, tổ chức “ngũ gia liên
bảo” với âm mưu dùng gia ñình này giám sát gia ñình khác. Chúng kiểm soát
và hạn chế sự ñi lại của nhân dân, bắt mỗi nhà ban ñêm phải treo ñèn trước
cửa, phải tham gia canh gác, báo ñộng, bắt người lạ mặt vào xóm ấp.
Thủ ñoạn vô cùng thâm ñộc của Mĩ - Diệm trong âm mưu tiêu diệt lực
lượng cách mạng là bắt ép nhân dân “tố cộng”, hòng làm rạn nứt mối quan
hệ máu thịt giữa ðảng và quần chúng. Trong quá trình thực hiện “tố cộng diệt cộng”, bọn tay sai phản ñộng ñã sử dụng mọi biện pháp từ dụ dỗ, mua
chuộc ñến ñàn áp dã man. Thâm ñộc hơn, chúng còn dùng chước “dĩ cộng
diệt cộng”, khai thác và dùng bọn ñầu hàng phản bội ñể chỉ ñiểm, truy lùng,
bắt bớ cán bộ và quần chúng cơ sở cách mạng. Thực hiện phương châm “tiêu
diệt cộng sản không thương tiếc”, ñịch ñã thẳng tay ñàn áp, giết chóc hàng
ngàn ñảng viên, cán bộ, quần chúng cách mạng. Trường học, thánh thất, nhà
thờ, ñình chùa... trở thành nơi tra tấn, giam cầm. Khám Bến Tre không còn ñủ
chỗ ñể giam người, tù nhân phải nằm la liệt ngoài sân. Nhiều người bị giết
chết không cần xét xử, mỗi ngày có hàng chục người bị thủ tiêu, xác ném
xuống sông. Phong trào cách mạng Bến Tre ñứng trước những thử thách vô
cùng hiểm nghèo.
Quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính Trị, tháng 6-1956, Nghị quyết
vạch rõ: “Chế ñộ miền Nam là một chế ñộ ñộc tài, phát xít của bọn tư sản mại
bản và phong kiến thân Mĩ phản ñộng nhất..., miền Nam ñang trở thành thuộc
ñịa và căn cứ quân sự của Mĩ, nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là phản ñế
20


và phản phong kiến” [4, trang 163]. Về hình thức ñấu tranh, Nghị quyết viết:
“Tuy hình thức ñấu tranh của ta trong hoàn cảnh hiện nay là ñấu tranh chính
trị, không phải ñấu tranh vũ trang, nhưng như thế không có nghĩa là không
dùng vũ trang tự vệ trong những hoàn cảnh nhất ñịnh” [4, trang 163].
“ðề cương cách mạng miền Nam” của ñồng chí Lê Duẩn và Nghị quyết của
Xứ ủy Nam bộ tháng 12-1956: Nghị quyết nói rõ phương châm, phương pháp

ñấu tranh và vạch ra “nhân dân miền Nam không có con ñường nào khác là
ñứng lên làm cách mạng ñể cứu nước, cứu mình” [4, trang 163]. Tỉnh ủy Bến
Tre ñã kiểm ñiểm, ñánh giá tình hình và ñề ra một số chủ trương khẩn cấp
trước mắt ñể giữ gìn lực lượng, ñấu tranh chống ñịch, bảo vệ cách mạng, bảo
vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Thực hiện chủ trương trên, ðảng bộ Bến
Tre vừa tích cực xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang mật, vừa
lãnh ñạo phong trào toàn dân ñấu tranh chống khủng bố, bảo vệ ðảng, bảo vệ
cách mạng. Quần chúng ñã biến các cuộc “tố cộng” của Mĩ, Diệm thành trò hề
ñả kích lại chế ñộ ñó, ñã tiến hành ñấu tranh với nhiều hình thức phong phú.
Nhiều cuộc ñấu tranh ñã mang lại kết quả, như bà con ñã mời ñược Hội Luật
sư từ Sài Gòn xuống Sóc Sãi ñiều tra tình hình và buộc phải ñổi tên quận
trưởng gian ác ở ñây ñi nơi khác. Ở Khánh Thạnh Tân (Mỏ Cày), quần chúng
ñấu tranh buộc ñịch phải bắt giam tên ñại diện Nhơn ác ôn.
Trong buổi lễ khánh thành khu trù mật Thành Thới cuối năm 1958
có Ngô ðình Diệm về dự, nhân dân ñã cử người ñưa thư tố cáo những hành
ñộng quấy nhiễu, ức hiếp quần chúng của bọn tay sai ở ñịa phương, gây nên
quang cảnh lộn xộn, khiến buổi lễ phải kết thúc sớm.
Tháng 12-1958, hưởng ứng phong trào ñấu tranh của cả nước lên án Mĩ
- Diệm ñầu ñộc giết hại một ngàn tù nhân ở trại giam Phú Lợi, hơn năm trăm
ñồng bào Bến Tre ñã kéo lên Sài Gòn biểu tình. Sau khi ñược tin nhiều người
trong cuộc biểu tình bị bắt giam (khoảng một trăm người), hàng vạn quần
chúng trong tỉnh ñã kéo về thị xã, các thị trấn biểu tình và tổ chức lễ cầu
siêu ở chùa, thánh thất, nhà thờ ñể tố cáo bọn giết người.
Có biết bao tấm gương anh dũng hy sinh ñể bảo vệ ðảng, bảo vệ cán
bộ xuất hiện trong những năm 1957-1959. Mẹ Kế ở Giồng Trôm có chồng,
con ñi hoạt ñộng cách mạng. ðịch ñã bắt mẹ tra tấn dã man, buộc phải chỉ
chỗ ở của chồng con, nhưng mẹ vẫn một mực không khai. Trước khi chết,
mẹ ñã chỉ vào ngực mình và thét lớn: “Chồng, con tao ở trong tim tao, bay
muốn kiếm thì moi tim tao mà lấy”.
Em Nguyễn Thị Chi, mười lăm tuổi ở Giồng Trôm, cha mẹ ñi vắng,

ñịch kéo ñến bắt em ñánh ñập dã man, tra hỏi hầm bí mật, em vẫn

21


×