Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

LUẬN văn sư PHẠM sử tư TƯỞNG CANH tân ở VIỆT NAM TRONG bối CẢNH CHUNG của CHÂU á nửa SAU THẾ kỉ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (849.61 KB, 83 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM LỊCH SỬ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ðề tài:

TƯ TƯỞNG CANH TÂN Ở VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH CHUNG CỦA CHÂU Á
NỬA SAU THẾ KỈ XIX

Giáo viên hướng dẫn:
Ths. TRẦN MINH THUẬN

Sinh viên thực hiện:
HUỲNH THÀNH PHƯỚC
MSSV:6076567
LỚP: SP LỊCH SỬ
Khóa: 33

Cần Thơ, 04 - 2011


MỤC LỤC
Lời cám ơn
PHẦN MỞ ðẦU…………………………………………………………………..1
I. Lí do chọn ñề tài: ............................................................................................. 1
II. Lịch sử nghiên cứu vấn ñề: ............................................................................ 2
III. Mục ñích nghiên cứu: ................................................................................... 3
IV. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu: ............................................................... 3
V. Phương pháp nghiên cứu và tài liệu tham khảo chính: ................................ 3


VI. Bố cục ñề tài: ................................................................................................. 4
PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 5
Chương 1: CHÂU Á TRƯỚC NGUY CƠ XÂM LƯỢC CỦA CHỦ

NGHĨA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY ............................................... 5
1. Châu Á trước sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây ................ 5
2. Phản ứng của các nước Châu Á ñối với sự xâm lược của chủ nghĩa ñế quốc
phương Tây. ......................................................................................................... 7
2.1. Chấp nhận dễ dàng ách chiếm ñóng của chủ nghĩa thực dân phương
Tây ....................................................................................................................... 8
2.2. Kiên quyết chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây
bằng biện pháp kháng chiến ................................................................................ 8
2.3. Tiến hành cải cách, duy tân, hiện ñại hóa ñất nước theo con ñường phát
triển của chủ nghĩa thực dân phương Tây ........................................................ 11

Chương 2: TƯ TƯỞNG CANH TÂN Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ
KỈ XIX ................................................................................................15
1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX ..... 15
1.1. Kinh tế nông nghiệp lạc hậu .................................................................. 15
1.2. Chế ñộ phong kiến trung ương tập quyền ............................................. 16
1.3. Văn hóa - xã hội Việt Nam thế kỉ XIX ................................................... 17


2. Những ñiều kiện ñể tư tưởng canh tân Việt Nam xuất hiện ....................... 18
2.1. Sơ lược các nhà cải cách ....................................................................... 18
2.2. ðiều kiện ñòi hỏi phải tiến hành canh tân ............................................ 21
2.2.1. Sự xâm lược của thực dân Pháp ..................................................... 21
2.2.2. Sự tiếp xúc với nền văn minh phương Tây ...................................... 23
2.2.3. Tinh thần yêu nước và năng lực tư duy của các nhà canh tân ........ 23
2.3. Những tư tưởng canh tân ñất nước của các nhà trí thức tiến bộ .......... 25

2.3.1. Về kinh tế ......................................................................................... 25
2.3.2. Về chính trị....................................................................................... 28
2.3.3. Về xã hội........................................................................................... 32
2.3.4. Về ngoại giao .................................................................................... 34
2.3.5. Về văn hóa - giáo dục ....................................................................... 37

Chương 3: NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA XU HƯỚNG CANH
TÂN Ở VIỆT NAM - SO SÁNH VỚI NHẬT BẢN VÀ THÁI LAN44
1. Nguyên nhân thất bại của xu hướng canh tân ở Việt Nam ........................ 44
1.1. Chính sách sai lầm của triều Nguyễn về ñối ngoại................................ 44
1.2. Thiếu hẳn cơ sở kinh tế - xã hội cần thiết cho cuộc canh tân ............... 49
1.3. Nền học thuật cũ với bức màn Nho giáo ............................................... 52
1.4. Sự thiếu tham gia của ñông ñảo nhân dân ................................................
2.Tư duy canh tân ở Nhật Bản và Thái Lan dưới góc nhìn thành bại ở Việt
Nam nửa cuối thế kỉ XIX ................................................................................... 57
2.1.Trường hợp của Nhật Bản...................................................................... 57
2.2. Trường hợp của Thái Lan ..................................................................... 64
3. ðôi ñiều suy nghĩ về tư duy canh tân ở Việt Nam cho nền lịch sử dân
tộc…………………………………………………………………………………72


KẾT LUẬN ....................................................................................................... 74

PHỤ LỤC .......................................................................................... 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................... 78


Luận văn tốt nghiệp

Chuyên ngành Lịch Sử K33


PHẦN MỞ ðẦU
I. Lí do chọn ñề tài.
Từ thế kỉ XVI ñến thế kỉ XIX, Châu Âu và Bắc Mỹ ñã tiến hành thành công các
cuộc cách mạng tư sản, cách mạng công nghiệp không ngừng ñược triển khai, thúc ñẩy
chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng, khoa học kĩ thuật phát triển mạnh ñạt ñến
trình ñộ tiên tiến của thế giới lúc bấy giờ. ðồng thời với sự lớn mạnh ñó, các nước tư
bản Âu - Mỹ cũng ñẩy mạnh chiến tranh xâm lược ñể chiếm ñoạt thị trường và thuộc
ñịa trên thế giới. Trong khi ñó, ở Châu Á và nhiều nơi khác trên thế giới vẫn nằm dưới
ách thống trị của chế ñộ phong kiến và trong tình trạng lạc hậu, trì trệ. Làn sóng văn
minh công nghiệp và họa xâm lăng của các nước tư bản Âu - Mĩ ñã ñặt các nước Châu
Á phải ñối mặt với những cơ hội và thách thức: mở cửa giao lưu hội nhập với thế giới
hiện ñại, canh tân ñất nước ñể tự cường và phát triển. ðối phó với nguy cơ bành
trướng xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây, bảo vệ thắng lợi ñộc lập chủ
quyền, an ninh toàn vẹn lãnh thổ của mình.
Trước những thách thức và cơ hội ấy, nhiều dân tộc ở Châu Á ñã lần lượt bị biến
thành thuộc ñịa, phụ thuộc như: Miến ðiện, Mã Lai, Inñônêxia, Philippin, Việt Nam,
Lào, Campuchia,… nhưng cũng có những dân tộc mạnh lên, thoát ra một cách ngoạn
mục khỏi nanh vuốt của chủ nghĩa thực dân, ñó là trường hợp của Nhật Bản và Thái
Lan. Ở các nước này chính quyền ñương thời ñã tiến hành một cuộc canh tân toàn
diện, ñã tạo ra một thực lực nhất ñịnh góp phần vào việc bảo vệ ñộc lập chủ quyền.
Tuy nhiên có một thực tế là ở một số nước khác, cũng có những dự án cải cách tương
tự nhưng không thành công như ở Việt Nam hay khía cạnh khác là Trung Quốc. ðó
cũng là vấn ñề ñang ñặt ra và câu trả lời hiện nay vẫn chưa tìm ñược một lời ñáp xác
ñáng.
Vào thời ñiểm nửa sau thế kỉ XIX, canh tân cũng ñược xem như là một giải pháp
ñể giải quyết vấn ñề hội nhập có hiệu quả của một số quốc gia Châu Á trong quá trình
hội nhập vào xu thế quốc tế hóa của chủ nghĩa tư bản. Hiện nay các quốc gia Châu Á
ñang ñứng trước xu thế toàn cầu hóa, thì những bài học về quá trình hội nhập trong
thời kì cận ñại tuy là của quá khứ nhưng nếu ñược chứng nghiệm là xác ñáng thì vẫn

có giá trị nhất ñịnh ñối với quá trình ñổi mới ñể hội nhập, trong ñó có Việt Nam.
1


Luận văn tốt nghiệp

Chuyên ngành Lịch Sử K33

Nghiên cứu cuộc canh tân Việt Nam trong bối cảnh ở Châu Á nửa cuối thế kỉ XIX
còn góp phần làm sáng tỏ những vấn ñề lâu nay vẫn còn ñang tranh cãi về sự thất bại
của những dự án cải cách ở Việt Nam trong thời kì cận ñại. Từ ñó, ñề tài sẽ là tài liệu
tham khảo cần thiết, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên cũng như tất
cả những ai quan tâm ñến vấn ñề này. Với tất cả những ý nghĩa trên, tôi ñã chọn vấn
ñề: “TƯ TƯỞNG CANH TÂN Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CHUNG CỦA
CHÂU Á NỬA SAU THẾ KỈ XIX” ñể làm ñề tài nghiên cứu của mình.
II. Lịch sử nghiên cứu vấn ñề.
Nghiên cứu về cuộc canh tân ở Việt Nam từ trước ñến nay ñều tập trung chủ yếu
vào các tư tưởng canh tân xuất hiện vào nửa cuối thế kỉ XIX. Nói ñến tư tưởng canh
tân ở Việt Nam thế kỉ XIX (ñặc biệt là nửa sau thế kỉ XIX) là nói ñến những tư tưởng
mới mẽ xuất hiện. Sự mới mẻ này thể hiện trong suy nghĩ, tâm huyết ñối với ñất nước,
sự sống còn của một dân tộc,…ñã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học trong và
ngoài nước tham gia nghiên cứu. Tôi có thể dẫn ra ñây một số công trình liên quan ñến
ñề tài ở những mức ñộ khác nhau mà tôi ñã có ñiều kiện tiếp xúc như sau:
1.Vĩnh Sính. 2000. “Nhật Bản Cận ðại”. Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh. ðây
là cuốn thông sử về lịch sử Nhật bản trong ñó tác giả ñề cập về cuộc cải cách khá ñầy
ñủ.
2.ðỗ Bang (chủ biên). 1999. “Tư tưởng Canh Tân ñất nước dưới triều Nguyễn”. Huế,
Nhà xuất bản Thuận Hóa. Trong công trình này, các tác giả ñã giới thiệu khái quát
những dự án canh tân ñất nước dưới triều Nguyễn hồi nửa sau thế kỉ XIX và bước ñầu
lí giải vì sao các dự án canh tân ñó thất bại.

3.ðinh Xuân Lâm (chủ biên). 1999. “ðại cương lịch sử Việt Nam”. Nhà xuất bản giáo
dục. Hà Nội. Trong công trình này, các tác giả ñã dành thời lượng thích ñáng ñể trình
bày phong trào cải cách ñầu thế kỉ XX ở Việt Nam.
4.Trần Văn Giàu, “Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ nửa cuối thế kỉ XIX ñến
cách mạng tháng tám”. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973. Tác giả tiếp tục ñề cập
tới dòng tư tưởng canh tân với tư cách là một giá trị tư tưởng mới ở Việt Nam nửa cuối
thế kỉ XIX. Nó có giá trị cung cấp những nhận thức tổng thể về tư tưởng cải cách thời
kì này trong dòng chảy tư tưởng của lịch sử tư tưởng Việt Nam.

2


Luận văn tốt nghiệp

Chuyên ngành Lịch Sử K33

5.Trương Bá Cần, “Nguyễn Trường Tộ - Con Người và Di Khảo”. NXB thành phố Hồ
Chí Minh,1988. Tác giả ñã hướng ñi sâu vào tiểu sử và di thảo của nhà cải cách nhằm
phát hiện ra những tư liệu mới làm sâu sắc và ñầy ñủ hơn các văn bản và sử liệu trong
lĩnh vực này.
Ngoài ra, còn có một số công trình khác có liên quan ñến ñề tài ở góc ñộ này hay
góc ñộ khác. Tuy nhiên, qua tất cả các công trình vừa nêu ở trên, tôi nhận thấy còn có
một hướng nghiên cứu khác, là hướng ñi sâu vào các vấn ñề liên quan ñến các tưv
tưởng cải cách và cải nhà cải cách: sự hình thành tư tưởng cải cách, nguyên nhân dẫn
ñến chúng không thực hiện ñược, vị trí và ý nghĩa của chúng trong lịch sử Việt
Nam,…Do ñó, tôi ñã dựa vào các tài liệu nêu trên và những tài liệu mà tôi thu thập
ñược ñể cố gắng giải quyết những vấn ñề mà ñề tài ñang nghiên cứu.

III. Mục ñích nghiên cứu.
ðề tài tập trung làm rõ tư tưởng canh tân ở Việt Nam trong bối cảnh chung của

châu Á nửa cuối thế kỉ XIX. Từ ñó rút ra nguyên nhân thành, bại và những bài học
kinh nghiệm trong sự ñối sánh với các quá trình cải cách khác ở Châu Á (Nhật Bản,
Thái Lan) vào nửa cuối thế kỉ XIX.
IV. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Vấn ñề mà tôi tập trung làm rõ trong luận văn, chủ yếu tập trung vào tư tưởng canh
tân ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX trong bối cảnh chung của châu Á. Nhưng ngay cả
những phong trào này, tôi không trình bày lại toàn bộ quá trình cải cách mà chỉ dừng
lại ở những nét tiêu biểu nhất. Hơn nữa, nội dung mà tôi cho rằng ở phần ñóng góp của
tôi chính là ở việc ñối sánh giữa các phong trào cải cách (trong ñó có Nhật Bản và
Thái Lan) về những vấn ñề cơ bản: kết quả, những nhân tố tác ñộng ñến sự thành bại
của các cuộc canh tân và việc rút ra những bài học kinh nghiệm từ các cuộc canh tân.
Thời gian của vấn ñề mà ñề tài nghiên cứu là vào nửa cuối thế kỉ XIX.
V. Phương pháp nghiên cứu và tài liệu tham khảo chính.
ðề tài là một vấn ñề thuộc chuyên ngành lịch sử, vì vậy tôi tuyệt ñối tuân thủ
phương pháp nghiên cứu của bộ môn ñó là phương pháp lịch sử và phương pháp logic,
trên cơ sở phương pháp luận sử học của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí

3


Luận văn tốt nghiệp

Chuyên ngành Lịch Sử K33

Minh. Phương pháp lịch sử xem xét, nghiên cứu các cuộc canh tân trong tính ñầy ñủ,
hiện thực, cố gắng dựng lại bức tranh toàn cảnh về các cuộc canh tân như ñã từng diễn
ra với những nét cơ bản nhất. Phương pháp lôgic nhằm làm rõ cái cốt lõi, bản chất của
các quá trình canh tân. Ngoài ra, ñể có thể lý giải sâu sắc các vấn ñề xung quanh các
cuộc canh tân, tôi còn sử dụng phương pháp xử lí, phân tích các nguồn tư liệu, ñối
chiếu, so sánh giữa các cuộc canh tân ñể có cái nhìn toàn diện hơn.

Phần kết luận sẽ khái quát lại những luận ñiểm chính và nêu ra một số vấn ñề về
hướng tiếp tục nghiên cứu nếu có thể.
VI. Bố cục của ñề tài:
Ngoài phần mở ñầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn này ñược chia làm ba
chương:
Chương 1: Châu Á trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
Chương 2: Tư tưởng canh tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX.
Chương 3: Nguyên nhân thành bại của xu hướng canh tân ở Việt Nam - so sánh
với Nhật Bản và Thái Lan.

4


Luận văn tốt nghiệp

Chuyên ngành Lịch Sử K33

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CHÂU Á TRƯỚC NGUY CƠ XÂM LƯỢC CỦA CHỦ
NGHĨA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY
1. Châu Á trước sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
Châu Á nằm về phía ñông ñại lục Á - Âu và chiếm khoảng 80% diện tích ñại
lục. ðây là một khu vực rộng lớn, ñông dân, giàu tài nguyên nên từ rất sớm ñã thu hút
sự chú ý của người phương Tây. Không phải ngẫu nhiên mà trong buổi giao thời giữa
thời trung ñại và thời cận ñại của lịch sử thế giới mà tất cả các cuộc phát kiến ñịa lí của
người châu Âu ñều hướng về châu Á ñề tìm vàng bạc, châu báu cùng những hương vị
quý. Các cuộc phát kiến ñịa lí ñã mở ra thời ñại xâm chiếm thuộc ñịa của chủ thực dân
phương Tây: con ñường vòng quanh châu Phi sang châu Á của Bồ ðào Nha và con
ñường vượt ðại Tây Dương sang châu Mỹ của người Tây Ban Nha là một minh
chứng.

Từ cuối thế kỉ XVIII ñến nửa sau thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây ñã
phát triển thành hệ thống và ñẩy mạnh hơn nửa việc xâm chiếm thuộc ñịa, ñứng ñầu là
Anh, Pháp, Mĩ. Công thương phát triển mạnh, khoa học kỹ thuật trong thế kỉ ánh sáng
gặt hái ñược nhiều thành công. Khi ñó, Anh là nước có một hệ thống thuộc ñịa rộng
lớn ở hầu khắp các châu lục: Airơlen, Gibranta ở châu Âu, các vùng ñất màu mỡ ở
sông Xênêgan, Gămbi cùng miền duyên hải dọc ven vịnh Ghinê ở Tây Phi và một số
tỉnh trọng yếu của Ấn ðộ (Bengan, Mañrat, Bombay,…). Với thế mạnh hàng ñầu thế
giới ñi lại trên mặt biển, Anh ñã mở rộng thế lực ñến châu Úc cùng một một số quốc
gia ở châu Á. Cuối thế kỉ XVIII, nước Pháp có ñầy ñủ những tiền ñề kinh tế, văn hóa,
xã hội cho một cuộc cách mạng tư sản. Và, trào lưu tư tưởng “Ánh sáng” của các vĩ
nhân: Rútxô, Vônte,…là ngọn cờ tư tưởng cho tư sản Pháp tiến hành một cuộc cách
mạng những năm 1789 - 1794. Cuộc cách mạng này ñã xóa bỏ các quan hệ ruộng ñất
phong kiến, mở ñường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển, xác lập chế ñộ tư
bản chủ nghĩa trong ñời sống xã hội Pháp. Sau Anh, Pháp là nước ñứng hàng thứ hai
trong nền kinh tế của thế giới. Sự phát triển toàn diện của nền kinh tế Bắc Mỹ làm cho

5


Luận văn tốt nghiệp

Chuyên ngành Lịch Sử K33

thuộc ñịa này ngày càng giàu có, khả năng tự chủ về mọi mặt kinh tế, chính trị ngày
càng gia tăng. ðó là yếu tố quyết ñịnh dẫn tới sự hình thành một nhà nước tự chủ ở
vùng ñất này. Năm 1776, Mỹ tuyên bố ñộc lập. Chiến thắng này ñã mở ñường cho chủ
nghĩa tư bản ở Bắc Mỹ phát triển mãnh liệt, tạo nên một quốc gia hùng cường nhất thế
giới là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. ðây là một ñế quốc trẻ, ñã cạnh tranh gay gắt với
Anh, Pháp trong việc tìm kiếm thuộc ñịa, mở rộng ảnh hưởng trên trường quốc tế.
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ñã làm tăng thêm nhu

cầu về thuộc ñịa cung cấp nguyên liệu cùng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Hàng hoá
của tư bản các nước ùn ùn ñược chở ra nước ngoài và cũng tới tấp chở về những vàng,
bạc châu báu, hương liệu và các sản vật quý hiếm. Khi thị trường thương mại ñã trở
nên chật hẹp, các nước tư bản phương Tây bắt ñầu ñua nhau kéo sang phương ðông,
vừa ñể bán sản phẩm của nền công nghiệp, vừa ñầu tư vốn ñể kiếm lời trong các ngành
kinh doanh, khai thác nguyên liệu và nguồn nhân công rẻ mạt. Những cuộc chiến tranh
xâm lược ngày càng ñược ñẩy mạnh. Trong thế kỉ XIX, vùng châu Á rộng lớn ñầy
tiềm năng trở thành mục tiêu của các nước ñế quốc: Anh, Pháp, Tây Ban Nha,…trong
việc xâm lược thuộc ñịa và tìm kiếm thị trường.
Trong nửa ñầu thế kỉ XIX, sau cuộc chiến tranh Nha Phiến ở Trung Quốc lần I
(1839-1842), Anh ñã buộc triều ñình Mãn Thanh phải kí hiệp ước Nam Kinh
(29/08/1842) chấp nhận mọi ñiều kiện do Anh ñặt ra: phải mở các cửa biển cho tự do
thông thương: Quảng Châu, Thượng Hải,… Hương Cảng bị cắt cho Anh. Trung Quốc
phải bồi thường chiến phí và thừa nhận quyền lãnh sự tài phán cho Anh. Bên cạnh,
Anh cũng xâm lược Ba Tư (nay là Iran), cho quân bắn phá Kagôsima ñòi Nhật mở cửa
buôn bán, xâm chiếm Newzeland, Malaysia, Mianma, can thiệp vào Xiêm và biến Ấn
ðộ thành thuộc ñịa. Từ ñó, thế lực của Anh vô cùng to lớn ở châu Á. Sau chiến tranh
Nha Phiến, Mỹ ñã ñạt ñược hiệp ước Vọng Hạ (tháng 7 - 1884), Pháp kí với Trung
Quốc hiệp ước Hoàng Phố (tháng 10 - 1884) giành quyền tự do truyền ñạo, chia sẻ thị
trường tiêu thụ hàng hóa. Khi ñó, Mỹ và Pháp cũng can thiệp vào Triều Tiên ñòi mở
cửa thông thương dần biến Triều Tiên thành nước nửa thuộc ñịa của Mỹ cuối thế kỉ
XIX.

6


Luận văn tốt nghiệp

Chuyên ngành Lịch Sử K33


Ở khu vực ðông Nam Á, Inñônêxia bị Hà Lan thống trị; Philippin lần lượt bị
Tây Ban Nha, Mỹ thống trị. Lào, Campuchia, Việt Nam ñều bị Pháp thôn tính. Xiêm
do vị trí nước “ñiệm” giữa các vùng thuộc ñịa Anh và Pháp và sự duy tân ñất nước
dưới triều ñại của các vua Rama nên giữ vững ñược ñộc lập về chính trị, song không
khỏi chịu ảnh hưởng, phụ thuộc vào các nước ñế quốc, trước hết là Anh. Vì thế, ñến
cuối thế kỉ XIX, hầu hết các quốc gia châu Á (trừ Nhật Bản và khía cạnh khác là Thái
Lan) ñều bị các nước tư bản phương Tây xâm lược, biến thành thuộc ñịa, nửa thuộc
ñịa, cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ hàng hóa cho bọn tư bản chính quốc.
Trong bối cảnh các nước phương Tây ñang ráo riết xâm lược thuộc ñịa thì phản
ứng của các quốc gia châu Á thì như thế nào và biểu hiện ra sao?
2. Phản ứng của các nước Châu Á ñối với sự xâm lược của chủ nghĩa ñế quốc
phương Tây.
Khi các nước tư bản phương Tây ñã phát triển chủ nghĩa tư bản ñạt ñến trình ñộ
cao làm thay ñổi toàn bộ diện mạo thế giới với những lực lượng sản xuất hùng hậu,
nguồn hàng hóa dồi dào hơn tất cả các thế kỉ trước cộng lại, với sự ra ñời của giai cấp
công nhân công nghiệp tiên tiến ñã tự ý thức về mình dưới ngọn cờ lý luận của chủ
nghĩa Mác thì phương ðông vẫn ñắm chìm trong nền quân chủ chuyên chế và phương
thức sản xuất phong kiến lạc hậu, khép kín. Trước xu thế bành trướng sang châu Á của
thực dân phương Tây thì nhiệm vụ chung của các nước châu Á lúc này là tiến hành
kháng chiến và bằng mọi cách phải bảo vệ nền ñộc lập dân tộc. Ngay từ rất sớm, các
nước châu Á ñã nhận thức ñược âm mưu xâm lược của các nước phương Tây lộ rõ qua
các hoạt ñộng ráo riết của những nhà buôn, những phái ñoàn truyền giáo. Tuy nhiên,
phản ứng chung của chính quyền các nước bị xâm lược (châu Á) vẫn là thực hiện
chính sách ñóng cửa, không cho người, hàng hóa Âu xâm nhập cùng với việc ñàn áp
người công giáo, bế quan tỏa cảng,…với hy vọng ngăn chặn ñược bước chân kẻ xâm
lược. Nhưng những chính sách ñó ñã dẫn tới ñất nước bị cô lập, yếu kém. Và các biện
pháp trên chỉ có tác dụng trong phạm vi của phương thức sản xuất phong kiến với các
phương tiện giao thông thô sơ, kĩ thuật vũ khí lạc hậu. ðể mở cửa, bọn thực dân ñã
dùng những biện pháp quân sự ñể ñè bẹp chính quyền bản ñịa. Và trong thế yếu hơn,
những người ñứng ñầu chính quyền các nước châu Á lần lượt ñầu hàng, kí kết các hiệp


7


Luận văn tốt nghiệp

Chuyên ngành Lịch Sử K33

ước bất bình ñẳng, chịu nhiều thiệt thòi. Theo ñó, nhiều nước lần lượt rơi vào tình
trạng thuộc ñịa, nửa thuộc ñịa hay phụ thuộc vào thực dân phương Tây. Tuy nhiên,
trong quá trình xâm lược, bọn thực dân vấp phải sự kháng cự kéo dài, quyết liệt và liên
tục của nhân dân từng nước. Và ngay trong một nước, cuộc kháng cự này bị thất bại,
cuộc khởi nghĩa khác lại nổi lên, người trước ngã xuống thì người sau tiến lên, kiên
quyết ñánh ñuổi bọn xâm lược. Dưới những góc ñộ khác nhau, cuộc kháng chiến
chống xâm lược của nhân dân các nước châu Á cũng ñược thể hiện dưới những mức
ñộ khác nhau.
2.1. Chấp nhận dễ dàng ách chiếm ñóng của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
ðây là phương thức ứng phó ñã ñược một số thủ lĩnh một số ñảo ở các quần
ñảo ngày nay là Philippines, Indonexia, Campuchia và một số vùng miền trung bán
ñảo Myanmar lựa chọn. Các tiểu quốc mà họ ñang cai trị lúc ñó thường nằm ở khu vực
tranh chấp giữa các quốc láng giềng. Trường hợp vương quốc Campuchia là một ví dụ
ñiển hình. Từ giữa thế kỉ XVIII ñến ñầu thế kỉ XIX, vương quốc này nằm trong ñịa
bàn tranh chấp quyền lực giữa Xiêm và Việt Nam. Các vua Campuchia thường phải
thần phục và tìm kiếm sự che chở của hai nước tôn chủ mạnh hơn ỏ phía ðông và phía
Tây, kết quả là dù cho họ ngả về phía nào thì cuối cùng cũng bị chèn ép từ cả hai phía.
Do vậy, ñến năm 1863, khi thực dân phương Tây (Pháp) cho chiến thuyền ngược theo
sông Mêkong ñến Phnom Pênh thì vua Nôrodom tự nguyện xin thần phục, hy vọng
thoát khỏi sức ép từ hai nước láng giềng. Và khi nhận ra rằng chủ quyền của vương
quốc vì thế ñã rơi vào tay một lực lượng thống trị ngoại bang mới, xa lạ hơn thì nhà
vua mới tìm cách chống trả thì ñã quá muộn.

2.2. Kiên quyết chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây
bằng biện pháp kháng chiến.
Những năm ñầu thế kỉ XVI, vùng lục ñịa châu Á với một nền văn minh già nua
ñã trở thành ñối tượng xâm lược và nô dịch của thực dân châu Âu. ðó là Bồ ðào Nha,
Tây Ban Nha,... dùng chính sách pháo hạm cũng như chính sách xâm chiếm dần dần
hoặc xâm chiếm ñại quy mô, lần lượt chiếm ñược: Philippines, Indonexia, Ấn ðộ,
Trung Quốc,….ðứng trước sự xâm lược của thực dân phương Tây, giai cấp thống trị
các nước châu Á ngoài việc thực hiện các biện pháp truyền thống, dần ñi ñến thỏa

8


Luận văn tốt nghiệp

Chuyên ngành Lịch Sử K33

hiệp, nhượng bộ, ñầu hàng kí những hiệp ước bất bình ñẳng, làm tay sai cho giặc.
Trong khi ñó, phản ứng chung của nhân dân là tiến hành kháng chiến chống xâm lược.
Các cuộc khởi nghĩa: Xipay (1857-1859) ở Ấn ðộ, Thái bình Thiên Quốc (1851-1864)
ở Trung Quốc, cuộc ñấu tranh của nhân dân ba nước ðông Dương,… mang những sắc
thái khác nhau nhưng tất cả ñều chung một mục ñích là chống xâm lược giành ñộc lập.
Những cuộc khởi nghĩa này diễn ra rất quyết liệt nhưng ñều ở mức ñộ tự phát, thiếu tổ
chức chặt chẽ, thiếu ñường lối lãnh ñạo ñúng ñắn và cuối cùng chịu chung một kết quả
bị ñàn áp, thất bại. ðây là phương thức ứng phó ñược ñược nhiều dân tộc ở châu Á lựa
chọn nhất. Sau, ta sẽ khảo sát một số nước ở châu Á trong việc chống lại thực dân xâm
lược bằng biện pháp kháng chiến diễn ra như thế nào?
Miến ñiện (Myanmar): ðất nước này bị thực dân phương Tây dòm ngó từ rất
lâu vì ñây là một ñịa ñiểm quan trọng ñối với tàu bè ñi lại từ Ấn ðộ ñến Xiêm và Mã
Lai. Vào cuối thế kỉ XVI, có một ñơn vị lính ñánh thuê người Bồ ñồn trú ở Aracan.
Nhân sự suy yếu của vương quốc phong kiến Miến ðiện, viên cai chỉ huy ñơn vị lính

ñánh thuê - Philip ñơ Britu ñánh chiếm và lên làm vua Miến ðiện. Năm 1635 -1647,
Hà Lan, Anh ñặt thương ñiếm ở Xiriam. Từ cuối thế kỉ XVIII, Anh, Hà Lan, Pháp
cạnh tranh mạnh mẽ vùng bán ñảo ðông Dương, ñặc biệt ở Miến ðiện và Xiêm. Năm
1686, Anh ñánh chiếm ñảo Nêgra ở phía Tây châu thổ Iraoadi và thực hiện mưu ñồ
xâm chiếm toàn bộ Miến ðiện. Thực dân Pháp, Anh cũng tìm cách xâm lược Miến
ðiện. Năm 1852, Anh nổ súng ñánh chiếm Rănggun và nhiều nơi khác ở Miến ðiện.
Năm 1826, hòa ước Anh - Miến ñược kí kết. Năm 1885, Anh ñánh chiếm Minla,
Pagan và kinh ñô Manñalây. Cuối cùng, Miến ðiện trở thành một tỉnh của Ấn ðộ
thuộc Anh. Từ ñó, nhân dân Miến ðiện vẫn tiếp tục ñấu tranh khôi phục nền ñộc lập
của mình, thoát khỏi sự thống trị của ñế quốc Anh. Cuối năm 1896, chúng mới dập tắt
ñược cuộc kháng chiến. Dù thất bại, nhưng cuộc ñấu tranh của nhân dân Miến ðiện
chứng tỏ ñược tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất căm thù ñịch của họ.
Việt Nam: Từ thế kỉ XVI, Việt Nam mới bắt ñầu có quan hệ thông thương với
một số nước tư bản phương Tây trên ñà phát triển chủ nghĩa tư bản. Bấy giờ, các
thương nhân châu Âu bán sang Việt Nam len, dạ, súng ống,…Họ mua của Việt Nam
các sản phẩm thủ công: tơ tằm, ñồ mĩ nghệ,…Các nước phương Tây thông qua buôn
bán ñể thực hiện âm mưu can thiệp và xâm lược nước ta. Ngay khi thiết lập vương
9


Luận văn tốt nghiệp

Chuyên ngành Lịch Sử K33

triều Nguyễn, vua Gia Long ñã hết sức cảnh giác với âm mưu can thiệp của thực dân
phương Tây bằng việc thi hành chính sách ñóng cửa, giới hạn buôn bán trong khuôn
khổ kiểm soát của triều ñình. Dù vậy, ñường lối nhà vua lựa chọn là sai lầm ngay từ
ñầu bởi tính bất cập của nó trước bối cảnh phát triển mới của thế giới vì: thứ nhất,
trước làn sóng phát triển của chủ nghĩa tư bản là làn sóng văn minh mới, cuốn sạch
mọi tình trạng cô lập của các ñịa phương, các dân tộc tồn tại theo lối tự cung, tự cấp và

thay vào ñó là các mối quan hệ phổ biến, những sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân
tộc; thứ hai là sức mạnh của những trọng pháo bắn thủng tất cả các bức vạn lý trường
thành, buộc những người dã man bài ngoại một cách kiên cường nhất cũng phải hàng
phục. Minh Mệnh kế vị, tiếp tục thực thi các ñường lối chính trị mà các bậc tiền bối
ñặt ra nhằm khéo léo tránh né hay kiên quyết cự tuyệt các mối quan hệ ngoại giao
chính thức với các nước phương Tây với hy vọng tránh khỏi sự can thiệp của họ mà
ông thấy ngày càng tăng theo tần số các tàu thuyền nước ngoài xin tới mở của thông
thương. ðặc biệt, với sự kiện chiến tranh Nha Phiến, Trung Quốc thất bại càng làm
tăng viễn cảnh mối hiểm họa ñen tối do các pháo hạm khổng lồ sẽ ñem tới Việt Nam.
Việc nhà vua cử các phái ñoàn ra nước ngoài (1840), chỉ nhằm biết thêm nhiều hơn về
các khả năng và ý ñịnh của người phương Tây. Quan niệm của ông về dân man di vẫn
không thay ñổi, không thừa nhận tính ưu việt của nền văn minh phương Tây, tiếp tục
duy trì các ñối sách ñã thi hành từ thời Gia Long, thậm chí còn cứng nhắc hơn. Do ñó,
ñến thời Thiệu Trị, Tự ðức sự can thiệp của phương Tây vào Việt Nam càng trắng
trợn hơn. Vì thế, năm 1858, bọn thực dân (liên minh Pháp - Tây Ban Nha) tiến hành
ñánh chiếm Việt Nam và vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam
với hàng loạt cuộc tiến công nổi dậy của nhân dân trong khắp cả nước. Tuy nhiên, do
nhiều nguyên nhân khác nhau nên triều Nguyễn ñã ñưa Việt Nam trở thành nước thuộc
ñịa của thực dân Pháp thông qua các hàng ước.
Như vậy, dù ở khía cạnh nào ñi nữa, các phong trào kháng chiến ñều thất bại.
Nó chứng tỏ một ñiều hiển nhiên rằng: chỉ với phương thức kháng chiến truyền thống
của các dân tộc châu Á thì không thể bảo vệ chủ quyền ñất nước, do ñó, trong bối cảnh
của lịch sử thế kỉ XIX (ñặc biệt nửa cuối thế kỉ XIX), phương thức kháng chiến theo
kiểu truyền thống không phải là một lựa chọn phù hợp ñể ñối phó với thực dân phương
Tây.
10


Luận văn tốt nghiệp


Chuyên ngành Lịch Sử K33

2.3. Tiến hành cải cách, duy tân, hiện ñại hóa ñất nước theo con ñường phát
triển của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
Trước sự xâm nhập, rồi xâm lược của thực dân phương Tây, các quốc gia ở
châu Á cũng như nhiều quốc gia ở các châu lục khác (châu Phi, châu Mĩ La Tinh) ñã
phải ñi tìm lời giải ñáp cho câu hỏi là làm sao bảo vệ ñộc lập dân tộc. Sau chính những
cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược bị thất bại do nhiều nguyên nhân thì ở
châu Á bấy giờ lại xuất hiện một phương cách bảo vệ ñất nước theo hướng khác, hiệu
quả, nền ñộc lập dân tộc của ñất nước cơ bản ñược vẹn toàn. ðó là tiến hành cải cách,
duy tân, hiện ñại hóa ñất nước theo con ñường phát triển của chủ nghĩa tư bản. ðây là
một phương thức ñặc biệt ñược lựa chọn không những ñể ứng phó với nguy cơ xâm
lược của thực dân mà còn giúp các dân tộc châu Á thay ñổi mô hình và quỹ ñạo phát
triển, tự giải thoát mình khỏi sự trì trệ và bế tắc. Và xu hướng ấy ñã xuất hiện khá rộng
ở một loạt các nước châu Á. Tiêu biểu là trường hợp của Xiêm, Nhật Bản. Ở khía cạnh
khác, các nước châu Á - Việt Nam cũng trở thành xu thế của con ñường cứu nước này.
Xiêm (Thái Lan): từ thế kỉ XV trở ñi, thương nhân châu Âu ñã lẻ tẻ ñến buôn
bán ở Xiêm và tìm cách xâm nhập vào nước này. Trước hiểm họa xâm lăng, triều ñình
Xiêm ra lệnh ñóng cửa biển. ðầu thế kỉ XIX, Anh chú ý ñến Xiêm và xâm nhập bằng
con ñường ngoại giao. Tháng 4/1885, viên toàn quyền Anh ở Hương Cảng ñến Băng
Cốc, ép vua Xiêm là Rama IV kí với Anh hiệp ước với nhiều ñiều kiện không bình
ñẳng ñầu tiên: mở rộng quyền tự do khai mỏ, chở thuốc phiện vào bán ở Xiêm mà
không bị ñánh thuế,…Sau ñó, Xiêm kí tiếp với Mĩ, Anh cùng nhiều nước phương Tây
khác (ðan Mạch, Bồ ðào Nha,…) những hiệp ước tương tự cho phép người nước
ngoài ñược phép ñược tự do buôn bán, ñược tự do truyền giáo, chịu thuế xuất nhập
khẩu nhẹ. Từ ñây, Xiêm lệ thuộc dần dần và trở thành nơi cung cấp lương thực,
nguyên liệu rẻ mạt và thị trường tiêu thụ hàng hóa cho các nước tư bản. ðồng thời, ở
Xiêm cùng xuất hiện tầng lớp thương nhân kinh doanh công nghiệp và nền kinh tế sản
xuất hàng hóa. Khi các nước tư bản chuyển nhanh sang giai ñoạn ñế quốc chủ nghĩa,
tăng cường xâm chiếm thuộc ñịa, thôn tính nốt các quốc gia còn giữ ñộc lập ñã ñặt

Xiêm ñứng trước nguy cơ mất nước. Giai cấp phong kiến Xiêm chia làm hai phái lớn:
phái bảo thủ ñại diện cho tập ñoàn phong kiến quan lại, ñịa chủ muốn duy trì các ñặc
quyền phong kiến cũ chống lại việc cải cách, mở rộng buôn bán với phương Tây; phái
11


Luận văn tốt nghiệp

Chuyên ngành Lịch Sử K33

thứ hai do nhà vua ñứng ñầu ñại diện cho tập ñoàn quan lại thương nhân lớn và tầng
lớp thương nhân giàu có chủ trương cải cách ôn hòa trong lĩnh vực chính trị - xã hội,
tăng cường buôn bán với phương Tây, qua ñó bảo vệ nền ñộc lập dân tộc.
Anh, Pháp không dễ gì có thể một mình chiếm ñược nước Xiêm. Vì thế, chính
phủ Pháp ñề nghị hòa giải ñảm bảo quyền lợi cho cả hai nước: trung lập hóa Xiêm ñể
tránh một cuộc chiến tranh có thể xảy ra giữa hai bên, biến Xiêm thành khu vực “ñệm”
nằm giữa các thuộc ñịa của Anh, Pháp trên bán ñảo Trung - Ấn và là khu ảnh hưởng
của Anh, Pháp bằng hiệp ước Luân ðôn (15/01/1896). Theo ñó, phía Tây sông Mê
Nam thuộc ảnh hưởng của Anh, phía ðông thuộc Pháp. Thung lũng sông Mê Nam có
Băng Cốc ở giữa nên ñược tự chủ toàn vẹn. Thỏa hiệp này ngăn cấm một trong hai
nước không ñược kí một hiệp ước tay ñôi nào cho phép chính phủ thứ ba can thiệp vào
vùng này. Và với các hiệp ước này, Xiêm ñã thật sự trở thành một nước nửa thuộc ñịa
lệ thuộc vào hai ñế quốc Anh, Pháp. Trước tình cảnh khó khăn vào những năm cuối
thế kỉ XIX, các vua Thái ñã chủ trương mở cửa buôn bán với bên ngoài, dựa vào sự
kiềm chế lẫn nhau giữa các nước tư bản ñể bảo vệ ñộc lập ñất nước. ðồng thời, các
vua Thái ñã thông qua công cuộc cải cách toàn diện ñất nước theo một cách hết sức
thận trọng trên mọi lĩnh vực (kinh tế, xã hội, chính trị), nhằm ñưa nước Xiêm thoát
khỏi tình trạng thuộc ñịa như các nước láng giềng ở châu Á mặc dù vẫn giữ ñược nền
ñộc lập nhưng chịu nhiều lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh, Pháp.
Nhật Bản: Là một quốc gia ñảo ở châu Á, ñất nước trải dài theo hình cánh cung

gồm nhiều ñảo lớn nhỏ. Vào thời kì cận ñại, Nhật Bản ñã tìm ñuợc con ñường tự hội
nhập với thế giới phát triển, ñặc biệt là cuộc duy tân Minh Trị ñã ñưa Nhật Bản trở
thành một ñế quốc tư bản duy nhất ñầu tiên ở châu Á.
ðầu thế kỉ XIX, giới quý tộc quân sự bảo thủ dường như chiếm ưu thế tuyệt
ñối, chi phối toàn bộ ñời sống kinh tế, chính trị, văn hóa tinh thần của ñất nước. Nhưng
với vị trí quốc ñảo, tồn tại biệt lập và trải qua lịch sử hàng trăm năm, cộng ñồng dân
tộc Nhật Bản ñã tích lũy cho mình những xung lực nội sinh mạnh mẽ ñủ sức vùng
thoát khỏi các ràng buộc trì trệ của mô hình phát triển truyền thống ở châu Á. Ngay
trong thời kì “tỏa quốc”, nguy cơ xâm thực từ phương Tây ñã là chất xúc tác tạo nên
các chuyển biến quan trọng trong lòng xã hội Nhật Bản. Các cơ sở kinh tế, xã hội mà

12


Luận văn tốt nghiệp

Chuyên ngành Lịch Sử K33

ñặc biệt về cơ sở trí tuệ - tinh thần ñã ñược chuẩn bị, tuy âm thầm nhưng rất cẩn trọng,
vững chắc cho công cuộc cải tổ, duy tân ñất nước. Nhóm xã hội ñóng vai trò hạt nhân
và là người mở ñường cho cuộc vận ñộng ấy ñó chính là tầng lớp võ sĩ ñạo cấp thấp.
Khi pháo thuyền các nước phương Tây bắt ñầu nổ súng tấn công một số cửa biển Nhật
thì sự chuẩn bị cho cuộc cải cách ñã chín muồi. ðến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản ñã lâm
vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng ñưa nước Nhật ñứng trước hai sự lựa chọn:
hoặc là tiếp tục duy trì chế ñộ phong kiến trì truệ, bảo thủ ñể các nước ñế quốc xâu xé;
hoặc là tiến hành duy tân ñất nước ñưa nước Nhật phát triển theo con ñường của các
nước tư bản phương Tây. Trước những khó khăn khi phải kí kết các hiệp ước bất bình
ñẳng, sự nổi dậy của nhân dân trong nước ñã làm sụp ñổ chế ñộ Mạc Phủ. Vì thế,
tháng 1/1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị ñã thực hiện một loạt cải cách
tiến bộ trên mọi lĩnh vực nhằm ñưa nước Nhật thoát khỏi tình trạng một nước phong

kiến lạc hậu và lệ thuộc vào phương Tây. Kết quả, Nhật Bản ñã trở thành một cường
quốc tư bản hiện ñại, ñủ sức cạnh tranh sòng phẳng với các cường quốc thực dân
phương Tây ñưa nước Nhật trở thành một nước ñế quốc chủ nghĩa ñầu tiên ở châu Á.
Việt Nam: phong trào cải cách chỉ thực sự xuất hiện sau khi thực dân Pháp ñã
phát ñộng cuộc chiến tranh xâm lược (1858) và chiếm ñược ba tỉnh miền ðông Nam
Kì. Người khởi xướng và cũng là nhà cải cách tiểu biểu nhất: Thông qua hàng chục
bảng ñiều trần dâng lên triều ñình Nguyễn, các nhà canh tân (ðinh Văn ðiền, Nguyễn
Lộ Trạch,…) ñã vạch ra kế sách, lập kế hoạch cho việc tiến hành một chương trình cải
cách ñồ sộ nhằm chỉnh sửa toàn bộ mô hình phát triển cùng phương thức trị an dân,
ngõ cửa ñưa Việt Nam nhanh chóng cường thịnh, ñủ sức ñương ñầu với thực dân
phương Tây. Tiêu biểu nhất là cải cách Nguyễn Trường Tộ - trí thức công giáo yêu
nước. Những ñề xuất trên tuy không thuyết phục ñược hầu hết triều ñình - những
người ñang tự giam mình trong vòng tù hãm của các lí thuyết Tống Nho bảo thủ, lạc
hậu hoặc ñang bị lòng yêu nước, ý chí căm thù của giặc ngoại xâm che khuất óc suy
nghĩ sáng suốt nhưng cuối cùng mọi cố gắng của họ cũng ñều không ñi ñược vào cuộc
sống và thất bại.
Trung Quốc: Sau thất bại của cuộc chiến tranh Nha Phiến, nhân dân Trung
Quốc ñứng trước họa nô dịch của ngoại xâm. Vào nửa cuối thế kỉ XIX, do sự xâm
lược của tư bản nước ngoài, nền kinh tế Trung Quốc ñược kích thích phát triển nhanh
13


Luận văn tốt nghiệp

Chuyên ngành Lịch Sử K33

chóng. Ngay từ những năm 60 của thế kỉ XIX, ở Trung Quốc ñã xuất hiện cuộc vận
ñộng học tập phương Tây gọi là “Dương vụ vận ñộng” của các phần tử phong kiến
phản ñộng trong triều ñình. ðại biểu của phái này: Dịch Tố, Lý Hồng Chương,…nêu
khẩu hiệu “Tự cường, cầu phú” chủ trương dựa Anh, Mỹ, Pháp ñể trấn áp phong trào

Thái Bình Thiên Quốc, sử dụng kĩ thuật sản xuất của chủ nghĩa tư bản phương Tây ñể
duy trì sự thống trị phong kiến. Các cơ sở quân sự, công nghiệp thành lập: cục chế tạo
Giang Nam, cục khai khoáng,…nhiều lưu học sinh ñược gửi ñi học nước ngoài. Khi
ñó, nhân tố kinh tế tư bản dân tộc ñã hình thành, lớn mạnh không ngừng vào những
năm 70 của thế kỉ này tạo tiền ñề ra ñời các luồng tư tưởng mới. Những nhà cải cách:
Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi,… khởi xướng phong trào duy tân ñưa ra một số
chương trình cải cách nhằm mở ñường cho kinh tế dân tộc phát triển, chóng lại sự bảo
thủ, lạc hậu của triều ñình Mãn Thanh, chống lại sự can thiệp ngày càng trắng trợn của
các nước phương Tây. Tuy nhiên, phong trào duy tân mà ñỉnh cao là cuộc chính biến
Mậu Tuất (1898) do phái cấp tiến chủ trương, ñược vua Quang Tự ủng hộ ñã thất bại,
kể cả các phong trào nông dân khởi nghĩa làm cho ñất nước Trung Quốc càng thêm
suy yếu và mất chủ quyền vào năm 1901.
Qua ñó ta thấy, ở mỗi nước, mỗi khu vực xu hướng canh tân ñược thể hiện ra
dưới những hình thức và sắc thái khác nhau, nhưng ñều có một ñiểm chung mở ra một
con ñường phát triển mới ñưa dân tộc mình thoát khỏi tình trạng lạc hậu, trở nên
cường thịnh, thoát khỏi họa nô dịch bởi chủ nghĩa thực dân phương Tây. Như vậy, vào
cuối thế kỉ XIX, ñầu thế kỉ XX, chính sự mở cửa, ñón nhận những yếu tố mới, những
luồng gió mới từ bên ngoài kết hợp với cuộc cải cách, duy tân rộng rãi trong nước như
Nhật Bản, Thái Lan ñã cho kết quả là những nước thoát khỏi thân phận thuộc ñịa. ðó
là phương cách tự vệ chủ ñộng, hội nhập chủ ñộng vào tiến trình phát triển của thế
giới. Trong khi ñó, Việt Nam thì sao?

14


Luận văn tốt nghiệp

Chuyên ngành Lịch Sử K33

Chương 2: TƯ TƯỞNG CANH TÂN Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ

KỈ XIX
1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX.
1.1. Kinh tế nông nghiệp lạc hậu.
Cuộc nội chiến liên miên giữa các tập ñoàn phong kiến kéo dài hơn hai trăm
năm ñã tàn phá nặng nề các nhân tố trong nền kinh tế Việt Nam. Nhà nguyễn lên nắm
quyền phải thừa kế toàn bộ di sản các thế kỉ trước ñể lại. Và nhiệm vụ quan trọng của
vua Nguyễn là phải tìm biện pháp phục hồi nền nông nghiệp ñã bị suy yếu do chiến
tranh. Các biện pháp khuyến nông mà nhà vua ñầu triều Nguyễn ban hành trong những
năm ñầu thế kỉ này ñã giúp nền kinh tế ñược phục hồi ñáng kể và phát triển hơn so với
thời nội chiến. Thời kì này, ruộng tư hữu ñã chiếm tỉ lệ tương ñương so với ruộng
công hữu. ðiều này, một mặt biểu hiện sự phát triển của kinh tế phong kiến; mặt khác,
là xâm phạm nghiêm trọng nền kinh tế tư hữu tiểu nông làm cho nhiều nông dân buộc
phải phân tán do mất hết ruộng ñất. Chính sách mộ dân khẩn hoang với ý ñem lại
ruộng ñất cho người dân có ý nghĩa tiến bộ song cũng không ngăn cản ñược sự lũng
ñoạn của những kẻ dẫn người ñi khẩn hoang. Những vùng ñất màu mỡ cuối cùng ñều
lọt vào tay những kẻ cường hào, nông dân thì tá ñiền vẫn là tá ñiền ngay trên chính
mảnh ñất do họ khai phá ra. ðiều ñó, làm hạn chế nhiều ñến hiệu quả của chính sách
khuyến nông triều Nguyễn. Ngoài việc khuyến khích sức dân, các vua Nguyễn vẫn áp
dụng phương pháp cấy trồng cổ truyền cộng thêm chính sách ñịa tô bằng hiện vật áp
dụng trong thời kì này là một thụt lùi về mặt kinh tế bởi nó làm cho mối quan hệ hàng
hóa - tiền tệ có bước phát triển vốn trước ñó ñã bị kĩm hãm..
Bên cạnh, triều Nguyễn lại sai lầm khi áp dụng “ức thương” nhằm hạn chế sự
phát triển các nhân tố thương mại trong nền kinh tế. Triều ñình coi các mặt hàng (gạo,
muối) là mặt hàng chiến lược ñặt dưới sự kiểm soát của nhà nước kể cả các ngành tiểu
thủ công nghiệp và cấm buôn bán từ vùng này sang vùng khác. ðiều ñó gây ra sự ách
tắc, ứ ñọng hàng hóa, sự mất cân bằng trong việc cung - cầu giữa các vùng, dẫn ñến
cảnh tượng thóc cao, gạo kém, thiếu ñói không ñáng có ở một nước có nền nông
nghiệp lâu ñời. Việc giới hạn các mặt hàng ñược phép buôn bán, kiểm soát, thu
thuế,…lại gây cản trở lớn cho hoạt ñộng nội thương, lưu thông hàng hóa và kích thích
15



Luận văn tốt nghiệp

Chuyên ngành Lịch Sử K33

sản xuất, tạo nền tảng cho yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa ñi lên. ðồng thời, do Việt
Nam từ xa xưa vẫn là một nước nông nghiệp nên mọi khoản thu chi của ngân sách
quốc gia ñều dựa vào nguồn thu chủ yếu là ñịa tô. Khi ñó, triều ñình luôn giữ ñộc
quyền buôn bán với nước ngoài ñã khiến nhà nước phong kiến Việt Nam ñặt nông
nghiệp lên vị thế hàng ñầu trong nền kinh tế ñất nước. Do ñó, khi làn sóng thực dân
phương Tây ồ ạt xâm lược sang châu Á (Việt Nam) với cớ thông thương, các chính
sách trên là biểu hiện của lối tư duy phong kiến khép kín và về lâu dài ñã gây ra nhiều
tác hại nghiêm trọng trong nền kinh tế Việt Nam thế kỉ XIX.
Trong bối cảnh nền kinh tế ấy, vương triều Nguyễn ñã ra sức xây dựng cho
vương triều một chế ñộ chính trị ra sao khi ñất nước ñứng trước làn sóng họa xâm lược
của thực dân phương Tây?
1.2. Chế ñộ phong kiến trung ương tập quyền
Nguyễn Ánh lên ngôi, lập nên vương triều Nguyễn ñã cho xây dựng một nhà
nước thống nhất bao trùm lên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, lại phải ñương ñầu với nhiều
vấn ñề gian nan, khó khăn: vấn ñề khủng hoảng kinh tế, tính chính thống của triều
ñại,…Sau khi thiết lập vương triều, Gia Long bắt tay ngay vào việc xây dựng một bộ
máy quan liêu nhà nước do vua ñứng ñầu cai trị - quản lí ñất nước ñược cụ thể hóa qua
ñường lối: ñối nội và ñối ngoại. Với những ñường lối trên (các chính sách xây dựng và
phát triển kinh tế, khôi phục nền văn hóa, thần phục nhà Thanh, xa lánh phương Tây,
trấn áp các tiểu quốc lân cận,….) vương triều Nguyễn ñã gây ra một sự khủng hoảng
nghiêm trọng về mọi mặt và bị ñặt vào tình cảnh khó khăn khi phải xử lí mối quan hệ
giữa quyền lợi dân tộc, giai cấp trước nạn ngoại xâm. Và nó càng biểu hiện hiện cụ thể
hơn trong việc triều Nguyễn ñã thất bại trong việc ngăn chặn mưu ñồ xâm lược của
phương Tây (Pháp) bắt ñầu cuộc can thiệp vũ trang vào Việt Nam (1858). ðứng trước

sự xâm lược ñó, yêu cầu lịch sử là phải bảo vệ nền ñộc lập ñất nước, trong khi nhân
dân cả nước ñang vất vả chịu nhiều gian nan, khó khăn ñể chống sự xâm lược của thực
dân Pháp thì Tự ðức ñã vì quyền lợi dòng tộc mà ñặt lợi ích dân tộc, ñất nước sang
bên rồi từng bước ñi vào con ñường chủ hòa và dâng toàn bộ ñất nước xây dựng ngàn
năm về tay giặc. Từ ñây, dòng chảy lịch sử Việt Nam lại bước sang một giai ñoạn lịch
sử mới - lịch sử chống giặc ngoại xâm và giành ñộc lập dân tộc.

16


Luận văn tốt nghiệp

Chuyên ngành Lịch Sử K33

Như thế, với tình hình chính trị trên của Việt Nam khi mà Tự ðức là người thừa
hưởng và gánh chịu cộng với hệ quả của ñường lối chính trị theo tư tưởng Nho giáo ñã
tác ñộng và ảnh hưởng ñến tình hình văn hóa - xã hội cũng như các luồng tư tưởng
Việt Nam thời kì này ra sao?
1.3. Văn hóa - xã hội Việt Nam thế kỉ XIX.
Gia Long lên ngôi quyết ñịnh lấy Nho giáo làm cơ sở tư tưởng cho một triều ñại
mới, lấy khuôn mẫu Trung Quốc ñể xây dựng xã hội. Theo ñó, Minh Mệnh - ông vua
ñầy uy quyền, có ý thức xây dựng một quốc gia hùng mạnh, ñộc lập, tự chủ ñã cho xây
dựng, tiến hành một cải cách ñất nước về mặt hành chính và phát họa bộ “Minh Mệnh
chính yếu” - với Nho giáo nồng cốt ñược xem là cơ sở tưởng cho vương triều. Bên
cạnh những mặt tư tưởng tích cực ( ñạo làm vua, ñạo làm người,…) mang màu sắc
riêng của Việt Nam nhưng nhìn chung nó vẫn bất cập, không ñủ sức soi sáng cho việc
xây dựng ñất nước, ổn ñịnh xã hội và quan trọng hơn nữa ñó là không ñủ sức có một
tầm nhìn xa rộng ñể chuẩn bị cơ sở kinh tế - văn hóa - xã hội cho ñất nước chống lại sự
xâm lược của thực dân phương Tây. Với cơ sở tư tưởng ñó, các vua Nguyễn nhìn
chung ñều ñề cao những quan niệm Nho giáo phù hợp với mục ñích chính trị của

mình. Cụ thể, tư tưởng “Mệnh trời” ñược vua Nguyễn ñề cao bởi nó giúp biện minh
tính chính thống cho triều ñại, củng cố vương quyền, và chịu mệnh trời cai trị nhân
dân. Những tư tưởng ñó ñã chi phối mạnh mẽ các nhà nho thời Nguyễn, làm giảm sút
tinh thần phản kháng của họ trước những bất công của triều ñình. Với mong muốn tái
lập một xã hội có kỉ cương sau hàng thế kỉ nội chiến, triều Nguyễn tìm thấy các
nguyên lí ñạo ñức của Nho giáo cho việc sử dụng chúng làm công cụ thống trị trong
trong tư tưởng nhân dân. Những mối quan hệ theo lối tư tưởng Nho giáo ñược xem là
sợi dây nối chặt các mối quan hệ trong xã hội với các giá trị (về trung, về hiếu, về
trinh) và suy tôn uy quyền tối cao của người gia trưởng, của nhà vua. Cùng với tư
tưởng ñó, việc tuyển chọn quan lại theo con ñường thi cử theo Nho giáo ñể ñào tạo ñội
ngũ quan liêu ñáp ứng mục ñích ñề ra là phù hợp với yêu cầu trị nước theo quan ñiểm
chính thống ñã ñược triều Nguyễn thực thi. Bên cạnh những mặt trái của nó thì những
yêu cầu, chuẩn mực về các giá trị ñạo ñức này ñều ñược ñề cao tuyệt ñối, khắc nghiệt,
thiếu tính nhân bản và ñược xem là trụ cột cho nền ñạo ñức thống trị, cai trị của mình
của vương triều Nguyễn.
17


Luận văn tốt nghiệp

Chuyên ngành Lịch Sử K33

Theo dòng lịch sử, ta thấy ñời sống văn hóa ở nước ta thời kì này thiếu sự ña
dạng, phong phú về mặt tư tưởng do sự ñộc tôn Nho giáo. Tuy nhiên, chính các yếu tố
văn hóa bản ñịa mang màu sắc ðông Nam Á (âm nhạc cung ñình Huế chịu ảnh hưởng
nhiều của âm nhạc chăm mang ñặc tính bản ñịa ðông Nam Á, voi ñược sử dụng trong
chiến trận và nghi lễ là ñiều không có trong văn hóa Trung Hoa,…), ñặc biệt là văn
hóa bản ñịa Việt Nam, tinh thần yêu nước Việt Nam ñã lên tiếng khi triều ñình bất lực
trước sự xâm lăng của thực dân. Theo ñó, trong xã hội ñã có sự phân chia thành bốn
giai tầng theo mức ñộ từ cao xuống thấp: sĩ, nông, công, thương. Do nhiều ñiều kiện

và hoàn cảnh khác nhau nên các giai tầng trên, ñặc biệt là tầng lớp công thương Việt
Nam yếu ớt về mọi mặt, không có một chút ảnh hưởng nào trong xã hội.
Qua ñó, ta thấy ñất nước Việt Nam thời kì này ñã chứa ñựng nhiều nhân tố tiềm
ẩn của sự suy thoái khi phải ñối ñầu với kẻ thù xâm lược mới khác hẳn những kẻ thù
truyền thống trong lịch sử - ñó lá những pháo hạm, chiến hạm. Chính sự hạn chế về
mặt tư tưởng, ñặc biệt là không nhận thức ñược sự thay ñổi nhanh chóng của tình hình
thế giới nên vua quan triều Nguyễn cũng như phong trào kháng chiến của nhân dân
không có ñược sự chuẩn bị tốt nhất cho việc ñối phó với những thách thức mới của
lịch sử, nhường cơ hội cho một xu hướng cứu nước hoàn toàn mới vốn ñược manh nha
từ nhiều năm trước tự lực tự cường ñất nước trong việc chống giặc ngoại xâm. ðó là
xu hướng canh tân.
2. Những ñiều kiện ñể tư tưởng canh tân Việt Nam xuất hiện.
2.1. Sơ lược các nhà cải cách.
ðầu thế kỉ XIX, những ñòi hỏi chính ñáng về công bằng xã hội và dân chủ
chính trị trong khuôn khổ ý thức hệ phong kiến ñã ñược nhiều tầng lớp nhân dân ñặt ra
với chính quyền ngay sau khi tập ñoàn Nguyễn Ánh thiết lập. Phong trào nông dân
khởi nghĩa, hoạt ñộng vũ trang chống lại triều ñình: các dân tộc ít người, cựu hần nhà
Lê,…nổi lên mạnh mẽ. Nếu ở Việt Nam vào nửa ñầu thế kỉ XIX còn xuất hiện những
dự án dung hòa mầm móng canh tân thì ñến nửa sau thế kỉ XIX các mầm móng trên
bắt ñầu có ñiều kiện và ñộng lực ñể từng bước phát triển thành các khuynh hướng
chính trị ñể rồi dần hội tụ thành một trào lưu tư tưởng canh tân. Dĩ nhiên, các trào lưu
trên cũng mang tính chất không thuần nhất khởi ñi từ sự kết hợp quyền lợi và nhận

18


Luận văn tốt nghiệp

Chuyên ngành Lịch Sử K33


thức của nhiều nhóm xã hội khác nhau ñến việc ñều thừa nhận và ñặt vấn ñề giải quyết
cả hai mâu thuẫn cơ bản của Việt Nam bấy giờ. Và ñi ñầu trong phong trào ñó: ðinh
Văn ðiền, Phạm Phú Thứ,… trong ñó, Nguyễn Trường Tộ ñược xem là ñại biểu nổi
bật sáng chói của thời kì này mà ta sẽ khảo sát dưới ñây:
Phạm Phú Thứ (1821 - 1882): người xã ðiện Trung, huyện ðiện Bàn, Quảng
Nam. Năm 1843, ông ñỗ tiến sĩ, giữ nhiều chức vụ cao nhất dưới triều Tự ðức. Từ nửa
sau thế kỉ XIX, ñại thần triều Nguyễn ñi sứ sang Pháp không phải chỉ có Phạm Phú
Thứ. Nhưng có lẽ ông là người duy nhất không tỏa ra choáng ngợp, sợ hãi khi tận mắt
quan sát trình ñộ khoa học kĩ thuật và sức mạnh quân sự của phương Tây. Trở về
nước, với những ñiều tai nghe mắt thấy, ông càng trăn trở về thực trạng ñất nước, nên
ở với cương vị mình ñang có, ông ñã mạnh dạn tiến hành những biện pháp canh tân,
“Mở cửa”- xem ñó là phương thuốc hữu hiệu nhất nhằm ứng phó với mọi nguy cơ xâm
lược của phương Tây. Tuy ông chưa có nhiều ñóng góp tương xứng với tài năng
nhưng lịch sử ñã ghi nhận ở ông, trước hết là trong bối cảnh triều ñình Nguyễn ñang
phân hóa, dao ñộng mạnh trước những âm mưu của Pháp, ông ñã sớm có ñược một sự
ñịnh hướng tích cực cho sự tư duy và hành ñộng của mình, ñóng góp vào nền lịch sử
dân tộc nước ta vào nửa cuối thế kỉ XIX là rất ñáng kể.
Tháng 9/1868, sau khi công cán ở Hồng Kông về, Trần ðình Túc, Nguyễn Huy
Tế nêu sáng kiến xây dựng hải cảng ñể tìm cách mưu lợi ích lâu dài. Tháng 11/1868,
ðinh Văn ðiền mật trình một số sáng kiến, gồm 3 ñiểm chính: nâng cao hiệu quả
chiến ñấu của binh lính, cho dân gian ñược học binh thư binh pháp, hạn chế sự lệ
thuộc các ñô ñốc ở Nam Kì bằng các ñặt quan hệ ñối ngoại với nước Anh. Bên cạnh,
ông còn ñề nghị khai thác khoáng sản, tận dụng ruộng ñất bỏ hoang, ñóng thuyền máy
hơi nước, lập thương quán ở nước ngoài, mời chuyên viên các nước ñến giúp,…
ðặng Huy Trứ (1825 - 1874): là người Thừa Thiên Huế. Ông xuất thân trong
một gia ñình có truyền thống Nho học, ñược giáo dục hết sức cẩn thận, tuân thủ con
ñường vạch sẵn nhưng ông lại có những cách nhìn rất khác với người cùng thời về vấn
ñề phát triển ñất nước. Ông sớm bộc lộ khả năng khi mới 18 tuổi ñã thi ñỗ cử nhân.
Cuộc ñời làm quan của ông rất gian truân nhưng lại vẻ vang. Với bất cứ sứ mệnh nào
ñược giao, ông ñều hoàn thành trên tinh thần và làm mọi ñiều có lợi cho dân, cho


19


Luận văn tốt nghiệp

Chuyên ngành Lịch Sử K33

nước. Ông là mẫu mực của một vị quan thanh liêm, giàu trí tuệ, hết lòng vì nước vì
dân. Hai lần ñược cử sang Lưỡng Quảng khảo sát thực tế là hai lần giúp ông có ñiều
kiện hoàn chỉnh các tư tưởng của mình. Mặc dù những ñề nghị cải cách của ông không
ñược ñánh giá cao như Nguyễn Trường Tộ nhưng cuộc ñời của ông cho chúng ta nhiều
suy tư về vai trò, trách nhiệm và khả năng của người trí thức ñối với vận mệnh nước
nhà.
Nguyễn Lộ Trạch (1853 -1895): ñược biết ñến như một nhân sĩ yêu nước có
ñầu óc canh tân chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nguyễn Trường Tộ. Là con một của tiến sĩ
Nguyễn Oai, từng giữ chức vụ Thượng thư bộ hình và nhiều chức vụ khác, là con rể
quan phụ chính ñại thần Trần Tiễn Thành, thêm ñó ông sinh ra trong lúc ñất nước lâm
nguy, thời cuộc rối ren cùng với những éo le trong cuộc sống riêng tư nên ông ñã
không màn ñến công danh mà nặng lòng lo chuyện vận mệnh ñất nước. Sau Nguyễn
Trường Tộ một thế hệ, chứng kiến tận mắt kẻ thù xâm lược nước nhà, ông ñã nhận
thức ñược bản chất của thực dân và dồn mọi tâm huyết, nỗ lực vào chương trình canh
tân tư cường ñất nước nhằm chống lại dã tâm của kẻ xâm lược.
Tiêu biểu cho phong trào canh tân bấy giờ là hệ thống các bản ñiều trần của
Nguyễn Trường Tộ (1827 - 1871). Ông quê ở Nghệ An. Ông theo học chữ Nho từ nhỏ
nhưng là vì tín ñồ của Thiên Chúa giáo nên ông ñược giám mục Gauthier dạy học chữ
Pháp và các khoa học phổ thông. Năm 1858, ông theo giám mục Gauthier qua Pháp và
khi trở về ông ghé thăm Hương Cảng năm 1860. Theo ñó, sau nhiều năm ra nước
ngoài tiếp thu tri thức phương Tây, ông trở về nước, và từ ñó cho ñến khi mất ông ñã
viết nhiều bản ñiều trần ñể lưu ý triều ñình ñến việc canh tân ñất nước. Vì thế, trong

khoảng thời gian (từ năm 1866 ñến năm 1871), ông ñược vua Tự ðức phái sang nước
ngoài (Pháp) ñể tìm hiểu và tiếp thu các kiến thức khoa học về phục vụ cho nước nhà
nhưng vì nhiều lí do khác nhau mà những tư tưởng của ông không thành hiện thực sau
khi ñã viết thêm mấy bản ñiều trần trước khi qua ñời.
Như vậy, các nhà canh tân ñương thời - một nét chung của ñều ñược ñào tạo
theo Nho học, trực tiếp hay gián tiếp tiếp xúc với văn minh phương Tây nên ít nhiều
chịu ảnh hưởng và hòa nhập vào trong dòng tư tưởng canh tân ở Việt Nam nửa cuối
thế kỉ XIX.

20


Luận văn tốt nghiệp

Chuyên ngành Lịch Sử K33

2.2. ðiều kiện ñòi hỏi phải tiến hành canh tân.
Khuynh hướng canh tân xuất hiện ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX là biểu hiện
một bước phát triển mới trong tư duy. Căn cứ vào thực trạng kinh tế, chính trị, xã hội
nước ta trong thế kỉ XIX, ñặc biệt là nửa sau thế kỉ này, cho ñến trước khi Pháp xâm
lược, xã hội Việt Nam chưa xuất hiện nhu cầu canh tân, như theo Trần Văn Giàu:
“Biết rằng thủa ấy xã hội Việt Nam chưa cấp bách ñòi hỏi phải phát triển tư bản chủ
nghĩa, nhưng công cuộc chống giặc ngoại xâm lại cấp bách ñòi hỏi phải duy tân, tự
cường, bằng không, bằng trễ thì mất nước1 ”. Chính những ñiều kiện ñặc biết ấy của
lịch sử vào nửa cuối thế kỉ XIX ñã làm xuất hiện ở Việt Nam một xu hương ñổi mới.
Tình trạng ñất nước thì nghèo nàn, lạc hậu. Triều Nguyễn lại rơi vào cục diện khủng
hoảng kéo dài từ nhiều thế kỉ trước.
Triều Nguyễn, một mặt cho phép ruộng tư phát triển, mặt khác lại duy trì chế
ñộ ruộng công cho nên quá trình tư hữu hóa ruộng ñất bị kìm hãm. Chính sách “Ức
thương, trọng nông” ñã làm triệt tiêu sự phát triển các ngành kinh tế thương nghiệp,

tiểu thủ công nghiệp. Cả nội lẫn ngoại thương chỉ ñáp ứng ñược nhu cầu tối thiểu của
nhân dân và phục vụ hoàng tộc, triều ñình. Bên cạnh ñó, những quy ñịnh khắc khe
mang tính ñẳng cấp về tiêu dùng mà triều Nguyễn ñặt ra càng làm hạn chế sức sản
xuất trong nhân dân. Chế ñộ quản lí ruộng ñất như thế cùng với chính sách “Trọng
nông, ức thương” là hai yếu tố cơ bản khiến cho nền kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu,
thuần nông, màn tính tự cấp, tự túc cùng với một chế ñộ chính phong kiến trung ương
tập quyền chuyên chế thì nó không thể tự nó nảy sinh nhu cầu ñổi mới. Minh Mệnh dù
là một vị vua sáng suốt và cứng rắn rất nhiều, ñã nhận thức ñược sự bất cập trong nền
giáo dục và ñào tạo nhân sự những cũng chưa ñưa ra một biện pháp nào nhằm khắc
phục những mặt yếu kém ấy. Những cải cách hành chính của ông mang tính hoàn thiện
hệ thống quản lí trung ương tập quyền nhưng lại không tạo ñiều kiện cho sự nâng cao
sức mạnh của dân tộc. Theo Trần Văn Giàu, chính những nhận ñịnh trên cho ta thấy,
chỉ khi Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam, nguy cơ mất nước dần dần hiển hiện rõ thì
các nhu cầu ñổi mới, canh tân ñể tự cường mới trở nên gấp rút và cấp thiết.
2.2.1. Sự xâm lược của thực dân Pháp.

21


×