Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Báo cáo " Tố tụng lao động ở Việt Nam trong bối cảnh có Bộ luật tố tụng dân sự" potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.98 KB, 7 trang )



§Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù
62 T¹p chÝ luËt häc






TS. L−u B×nh Nh−ìng *
1. Đặt vấn đề
Tố tụng lao động ở Việt Nam, xét về
phương diện thực tiễn, là loại hình tố tụng
ra đời muộn hơn so với tố tụng hình sự và
tố tụng dân sự, tố tụng kinh tế. Sở dĩ có
việc như vậy là do những yếu tố lịch sử-
xã hội-pháp lý chi phối.
Từ năm 1947, với Sắc lệnh số 29/SL
ngày 12/3/1947 về sự làm công, tố tụng
lao động đã được quy định chính thức
trong hệ thống pháp luật. Nhưng sau đó
Việt Nam bước vào công cuộc kháng
chiến trường kỳ và tiếp tục thời kỳ hơn 30
năm tiến hành cuộc kháng chiến chống
Mỹ xâm lược, với chính sách lao động
thời chiến phục vụ Nhà nước nên quan hệ lao
động đã không được xác lập và phát triển
theo các quy định của Sắc lệnh số 29/SL. Nền
kinh tế-xã hội những năm 1950, 1960,
1970, 1980 và đầu những năm 1990 được


duy trì dựa trên nền tảng của chế độ kế
hoạch hoá tập trung đã không thể là nơi
đảm bảo cho quan hệ lao động theo hợp
đồng lao động phát triển. Chế độ tuyển
dụng “công nhân, viên chức nhà nước” đã
biến quan hệ lao động thành loại quan hệ
hành chính giữa công dân Việt Nam và
Nhà nước. Trong hoàn cảnh đó, tố tụng
lao động không thể ra đời và phát triển.
Từ khi Nhà nước Việt Nam thực hiện
chính sách đổi mới nền kinh tế mà xuất
phát điểm về mặt chính trị là từ sự thành
công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VI. Chính sách đổi mới kinh tế được khơi
nguồn qua việc ban hành Quyết định số
76/HĐBT ngày 26/6/1986 của Hội đồng
Bộ trưởng về những quy định tạm thời
nhằm đảm bảo quyền tự chủ trong sản
xuất, kinh doanh cho các đơn vị kinh tế cơ
sở. Sau đó là sự ra đời của Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam (1987), Quy chế
lao động trong các xí nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam (1990), Pháp
lệnh hợp đồng lao động (1990), Nghị định
về thoả ước lao động tập thể (1992) v.v.
đã làm thay đổi diện mạo của quan hệ lao
động. Trước sự hình thành, phát triển của
quan hệ lao động theo xu hướng mới, có
tính chất hoàn toàn mới và cố nhiên là với
những loại xung đột mới từ quá trình lao

động đã làm xuất hiện loại hình giải quyết
mới, đó là cơ chế giải quyết tranh chấp lao
động, trong đó, tố tụng lao động là một
lĩnh vực đặc biệt.
Điều đặc biệt đó được thể hiện rõ nét
nhất là kể từ khi Quốc hội thông qua Bộ
luật lao động (1994) và Uỷ ban thường
vụ quốc hội thông qua Pháp lệnh thủ tục
* Giảng viên chính Khoa pháp luật kinh tế
Trường Đại học Luật Hà Nội


§Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù
T¹p chÝ luËt häc

63
giải quyết các tranh chấp lao động. Tố
tụng lao động ra đời như một tất yếu
khách quan gắn với sự ra đời và phát triển
của quan hệ lao động trong nền kinh tế thị
trường. Đó là xu thế mang tính xã hội và
nhân văn sâu sắc.
2. Các nội dung cơ bản của hình
thức tố tụng lao động
Khi bàn về sự tồn tại và phát triển của
tố tụng lao động, thông thường người ta
chỉ đề cập hệ thống tố tụng của toà án,
thậm chí cũng chỉ đề cập hoạt động giải
quyết tranh chấp lao động của toà án nhân
dân các cấp mà bỏ qua các hình thức khác.

Nhưng nếu nhìn một cách tổng quát nhất,
tố tụng lao động bao gồm các loại hình và
hoạt động sau:
- Việc giải quyết tranh chấp lao động
và các (vụ) việc lao động tại toà án nhân
dân: Hoạt động tố tụng này hiện nay được
thực hiện bởi hệ thống toà án tư pháp (tòa
lao động) mà không tổ chức thành một hệ
thống toà án với thẩm quyền đặc biệt như
nhiều nước trên thế giới đã và đang sử dụng.
Các vụ tranh chấp lao động cá nhân, tranh
chấp lao động tập thể và các việc lao động sẽ
được giải quyết theo yêu cầu của các bên
liên quan theo quy định của pháp luật. Tuy
nhiên, việc giải quyết các tranh chấp lao
động vẫn là chủ yếu và chắc chắn số lượng
của các tranh chấp lao động cá nhân luôn là
số lượng lớn nhất.
- Việc giải quyết đình công tại toà án
nhân dân: Hoạt động này nhìn bề ngoài
người ta cứ lầm tưởng nó giống như việc
giải quyết các tranh chấp lao động nhưng
về bản chất thì hoàn toàn không phải như
vậy. Việc “giải quyết đình công” thực
chất là quyết định về tính hợp pháp của
cuộc đình công. Nó không phải là giải
quyết một vấn đề tranh chấp hay một vụ
kiện tụng thông thường mà là xác định
đình công, một hành động công nghiệp
(industrial action), cách thức gây sức ép

của người lao động có phù hợp với pháp
luật hay không.
- Việc giải quyết các tranh chấp lao
động tại các cơ cấu trọng tài lao động:
Đây là hình thứ tố tụng lao động được sử
dụng ưa chuộng trong lĩnh vực lao động.
Sở dĩ có hiện tượng như vậy là vì trọng tài
lao động luôn được giao nhiệm vụ giải
quyết các tranh chấp mà các toà án tư
pháp rất khó quyết định bởi giới hạn
quyền lực của nó. Các tranh chấp về lợi
ích giữa các bên trong quan hệ lao động
chính là đối tượng cần được giải quyết
qua con đường trọng tài hơn là con đường
toà án. Về mặt lý luận cũng như thực tiễn
người ta thường phân biệt giữa toà án lao
động (toà án trọng tài lao động - Industrial
Court/ Labour Court) với toà án tư pháp
(Court of Law/ Court of Justice) vì chúng
khác nhau về tính chất. Tuy nhiên, hoạt
động của cả hai đều được coi là các hoạt
động tố tụng nếu xét về phương diện hành
vi pháp lý.
- Việc công nhận cho thi hành quyết
định và bản án của trọng tài và toà án
nước ngoài về lao động tại Việt Nam: Đây
là loại hình tài phán lao động được sử
dụng nhằm giải quyết yêu cầu của người
được toà án hoặc trọng tài nước ngoài về
vụ việc lao động nay có nhu cầu công



§Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù
64 T¹p chÝ luËt häc


nhận và thi hành ở Việt Nam. Loại “tố
tụng chồng” hay là “tố tụng của tố tụng”
này tuy rất hiếm hoi hiện nay nhưng lại có
nhiều cơ hội xuất hiện và phát triển trong
tương lai bởi vì sự tham gia ngày càng
mạnh mẽ của Việt Nam vào việc phân
công lao động quốc tế.
Nhìn chung, mỗi hình thức thuộc lĩnh
vực tố tụng lao động trên được thực hiện
với những phương pháp tương thích. Tuy
nhiên, ở Việt Nam, nhìn một cách tổng
quát thì các hình thức tố tụng bao gồm hai
hệ chính, (1) Các hình thức tố tụng thuộc
thẩm quyền của toà án tư pháp; (2) Hình
thức tố tụng thuộc thẩm quyền của trọng
tài lao động. Hai loại tố tụng toà án và tố
tụng trọng tài có nhiều điểm khác biệt cả
về hình thức, nội dung và phương pháp
giải quyết, mặc dù chúng có cùng mục
đích cần phải hướng tới là cùng giải
quyết các vấn đề phát sinh trong quá
trình lao động.
Nhìn một cách riêng rẽ, mỗi hình thức
tố tụng lại có những giá trị riêng, tức là có

công dụng không giống nhau do đối tượng
của nó không giống nhau. Việc giải quyết
các vụ tranh chấp lao động khác với việc
giải quyết đình công. Và mặc dù liên quan
đến tranh chấp lao động hoặc đình công
nhưng việc xem xét công nhận cho thi
hành tại Việt Nam các bản án, quyết định
của trọng tài nước ngoài, như đã đề cập ở
trên, là loại tố tụng chỉ thiên về mặt hình
thức, thuộc loại “tố tụng chồng” hay là “tố
tụng của tố tụng”.
3. Tố tụng lao động trong bối cảnh
Quốc hội thông qua Bộ luật tố tụng dân sự
Bộ luật tố tụng dân sự được Quốc hội
thông qua (15/6/2004) được coi là sự kiện
lớn trong lĩnh vực lập pháp của Việt Nam.
Tuy nhiên, nó cũng gây ra không ít băn
khoăn đối với các chính trị gia, luật gia,
các nhà khoa học và người dân.
(1)
Ưu
điểm lớn nhất của Bộ luật tố tụng dân sự
là đã đưa ra được một văn bản pháp luật
tố tụng phi hình sự ở tầm cao nhất (bộ
luật) làm cơ sở cho các hoạt động tố tụng.
Tuy nhiên, ở đây tôi sẽ không bàn nhiều
tới ưu điểm của nó mà tập trung nêu ra
một vài ý kiến liên quan đến sứ mạng của
nó trong mối liên hệ với tố tụng lao động.
Có nhiều quan điểm trước, trong và

sau khi chúng ta thông qua Bộ luật tố tụng
dân sự, trong đó nổi lên mấy vấn đề lớn
sau đây: (1) Phải chăng sự ra đời của Bộ
luật tố tụng dân sự chính là sự cáo chung
của các hình thức tố tụng đã được công
nhận và đang phát triển trong đó có tố
tụng lao động? (2) Phải chăng khái niệm
“tố tụng dân sự” là một khái niệm khoa
học và có tính bao quát toàn bộ các hình
thức tố tụng phi hình sự? (3) Bộ luật tố
tụng dân sự có phải là công cụ vạn năng
cho các hoạt động tố tụng phi hình sự?
Về vấn đề này, cần phải có cách nhìn
khoa học rằng, giữa Bộ luật tố tụng dân
sự và các hình thức tố tụng là những khái
niệm hoàn toàn khác nhau. Sự đánh tráo
hay đồng nhất các khái niệm đó đã dẫn
tới hậu quả là làm sai lệch những vấn đề
khoa học cơ bản và việc tổ chức các hoạt
động thực tiễn.


§Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù
T¹p chÝ luËt häc

65
Như chúng ta đã biết, cơ chế phân
ngành trong lĩnh vực luật học đều cho
thấy, một “ngành luật” có “nguồn luật”
với nhiều cách thể hiện khác nhau. Chẳng

hạn hiến pháp là nguồn của tất cả các
ngành luật khác. Và tương tự, Bộ luật dân
sự cũng là nguồn của nhiều ngành luật
khác như luật thương mại, luật lao động
Điều đó càng khẳng định mối quan hệ gắn
bó giữa các ngành luật trong hệ thống
pháp luật.
Tuy nhiên, không phải vì vậy mà suy
luận và cho rằng, khi có một đạo luật nào
đó ra đời, đưa vào hệ thống quy định của
nó những vấn đề liên quan tới lĩnh vực
khác, tức là tạo nên một ngành luật mới và
tiêu diệt các ngành luật cũ. Nếu tư duy
như vậy thì chắc chắn sẽ không có ngành
luật nào tồn tại ngoài các loại là: Luật
hình sự, luật tố tụng hình sự, luật hành
chính, luật tố tụng hành chính, luật dân sự
và luật tố tụng dân sự.
Như vậy có thể hiểu rằng, với tư cách
là đạo luật đưa ra những nguyên tắc cơ
bản cho các lĩnh vực tố tụng phi hình sự
nhưng Bộ luật tố tụng dân sự không thể là
sự đại diện duy nhất cho các hình thức tố
tụng phi hình sự. Bộ luật tố tụng dân sự
có thể là nguồn của luật tố tụng dân sự
(nghĩa hẹp), luật lao động (gồm cả tố tụng
lao động) nhưng nó không phải là đại diện
duy nhất, không phải là thứ thay thể vạn
năng
(2)

cho lĩnh vực lao động đang tồn tại
như là một hiện tượng đặc biệt và hoàn
toàn độc lập với luật dân sự và dĩ nhiên,
cả luật tố tụng dân sự.
Theo quan điểm hiện đại, việc xây
dựng các bộ luật sẽ tạo nên tính thống nhất
cho việc điều chỉnh các quan hệ xã hội có
cùng bản chất. Bộ luật sẽ quy định các vấn
đề nội dung về việc xác lập, vận hành và
chấm dứt các quan hệ xã hội do nó điều
chỉnh đồng thời cũng quy định các cách thức
xử lý các vấn đề xung đột giữa các bên nếu
không giải quyết được xung đột đó thông
qua các hình thức khác nhau, trong đó có cả
hình thức tài phán. Theo quan điểm như vậy,
Bộ luật lao động đã quy định các vấn đề liên
quan theo hệ thống dọc có tính xuyên suốt từ
việc điều chỉnh các quan hệ lao động, việc
làm đến quan hệ giải quyết tranh chấp lao
động, giải quyết đình công. Tính độc lập của
Bộ luật lao động nếu được nhìn nhận khoa
học, sẽ không phải có một đạo luật khác thay
nó để xử lý vấn đề giải quyết tranh chấp lao
động, giải quyết đình công, mặc dù có thể
cuối cùng việc giải quyết tranh chấp lao
động sẽ được xem xét lại bằng thủ tục tố
tụng dân sự. Nhưng đó là xem xét lại cách áp
dụng luật chứ không phải là xét xử nội dung
của quan hệ tranh chấp lao động. Theo như
nhiều nước đang áp dụng, sau khi toà án

lao động đã giải quyết, nếu có việc chống
án thì toà án phúc thẩm hoặc toà án tối cao
sẽ xem xét lại về việc áp dụng luật mà
không có thẩm quyền xem xét về chứng cứ
hoặc vấn đề nội dung. Điều đó cho thấy tố
tụng lao động không thể là một nội dung
của tố tụng dân sự.
4. Xung quanh sự kiện ra đời của Bộ
luật tố tụng dân sự, có một số điểm cần có
định hướng phát huy và khắc phục
- Thứ nhất, phải thấm nhuần quan
điểm coi Bộ luật tố tụng dân sự là những


§Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù
66 T¹p chÝ luËt häc


quy tắc chung, những “quy tắc mẫu” đối
với mọi hoạt động tố tụng phi hình sự.
Các quy tắc tố tụng dân sự (nghĩa hẹp)-
hôn nhân và gia đình - thương mại - lao
động sẽ tuỳ vào đối tượng giải quyết mà
áp dụng theo nguyên tắc chung và tương
thích hoá (có điểm không thể máy móc).
Ví dụ, nguyên tắc đương sự có nghĩa vụ
chứng minh là nguyên tắc mà bất kỳ hình
thức tố tụng phi hình sự nào cũng phải
tuân theo. Tuy nhiên, việc bố trí thành
phần xét xử sơ thẩm với 1 thẩm phán và 2

hội thẩm nhân dân không thể áp dụng như
nhau, tức là không thể đồng hoá.
- Thứ hai, trước mắt các hoạt động
nghiệp vụ tố tụng cần được duy trì bởi các
bộ phận có sẵn, đó là các phân toà được tổ
chức hợp pháp nhằm phân định loại việc,
phân định trách nhiệm, tạo thuận lợi cho
người dân và để giúp các thẩm phán nâng
cao tay nghề, kỹ năng trên cơ sở thực
hành chuyên môn sâu với mục tiêu: đúng
đắn, chính xác, hiệu quả. Điều này liên
quan mật thiết tới Luật tổ chức toà án
nhân dân. Vì vậy, cần có kế hoạch củng
cố và tăng cường các phân toà, đặc biệt là
về công tác cán bộ. Việc bổ nhiệm thẩm
phán cần chú trọng về khả năng chuyên
môn và phẩm chất đồng thời không nên
phụ thuộc vào độ tuổi và mức lương đang
hưởng. Đánh giá cán bộ phải trên cơ sở
năng lực chứ không phải ở thâm niên.
Việc lựa chọn, bổ nhiệm các thẩm phán sẽ
từng bước được cải tiến, chính quy hoá để
đảm bảo trong khoảng 10 đến 15 năm nữa
sẽ phải cải tổ triệt để công tác này nhằm
đảm bảo xây dựng đội ngũ thẩm phán
mang tính chuyên nghiệp, có chất lượng
cao, có tính độc lập thực sự và chuyên tâm
cho nghề xét xử.
- Thứ ba, phải từng bước chính quy
hoá các hoạt động tố tụng và công tác

hành chính tư pháp phục vụ cho hoạt động
tố tụng. Có thể nói đây là những khâu đã
được quan tâm, đã có sự cải tiến nhất định
nhưng nhìn chung vẫn còn chậm chạp.
Yêu cầu chung, có tính nguyên tắc là: cần
phải biến nền hành chính tố tụng thành
nền hành chính mẫu mực, hoạt động tố
tụng phải tạo nên không chỉ là sự mãn
nguyện của nhân dân mà còn phải trở
thành biểu tượng của công lý xã hội. Một
phiên toà dân sự, lao động, hôn nhân luộm
thuộm với sự thể hiện quá cứng nhắc hoặc
quá nghèo nàn về nghiệp vụ, chuyên môn,
hoặc với sự lộ liễu về sự thiên vị v.v. sẽ là
điều khó lấy lại được lòng tin của Nhà
nước, của xã hội. Với một Bộ luật tố tụng
dân sự bề thế, hoành tráng thì đi theo nó
phải là các hoạt động tương xứng.
Xung quanh vấn đề tố tụng lao động
của toà án nhân dân
Về mặt hình thức, việc quy định thủ
tục giải quyết các tranh chấp lao động, các
việc lao động trong Bộ luật tố tụng dân sự
đã thể hiện như là một giải pháp làm giảm
bớt đi sự rắc rối trong hệ thống các quy
định hiện hành với các pháp lệnh riêng rẽ
cho từng hình thức tố tụng.
(3)
Tuy nhiên,
việc làm như vậy đã gây nên một số bế tắc

không đáng có mà nhiều quốc gia đã phải
cố gắng tránh xa. Đó là việc không đảm
bảo thực hiện được trọn vẹn tinh thần của
nguyên tắc thứ tư về giải quyết tranh chấp


§Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù
T¹p chÝ luËt häc

67
lao động là đảm bảo có sự tham gia của
đại diện công đoàn và đại diện của người
sử dụng lao động trong quá trình giải
quyết tranh chấp.
(4)
Việc không có quy
định rõ ràng về thành phần hội đồng xét
xử án lao động trong Bộ luật tố tụng dân
sự là một bước thụt lùi về mặt xã hội
trong công tác xây dựng pháp luật. Bộ luật
tố tụng dân sự đã không tự nó đảm bảo
thực thi được tinh thần của nguyên tắc ba
bên
(5)
trong lao động, trong khi đó chính
là điều quan trọng bậc nhất của luật lao
động nói chung và tố tụng lao động nói
riêng trong xu thế phát triển và hội nhập
quốc tế hiện nay.
Hơn nữa, hạn chế lớn của tố tụng lao

động theo Bộ luật tố tụng dân sự đã không
gắn kết, ngược lại, đã vô hình tách rời
việc giải quyết tranh chấp lao động và giải
quyết đình công, trong khi phần lớn các
cuộc đình công đều có nguồn gốc từ tranh
chấp lao động. Việc không thể “ôm” cả
việc giải quyết đình công đã cho thấy sự
lúng túng của các nhà làm luật trong việc
cho ra đời Bộ luật tố tụng dân sự “vạn
năng”. Cả một cơ chế thống nhất đã được
Bộ luật lao động dày công tạo nên theo xu
hướng hiện đại, nay bị phá vỡ. Một hệ
thống luật hình thức (tố tụng) đã xâm hại
một hệ thống luật nội dung (luật điều
chỉnh quan hệ gốc) buộc chúng ta phải tìm
biện pháp khắc phục. Và điều đó đã chỉ ra
rằng, rõ ràng là công tác xây dựng pháp
luật nói chung và xây dựng Bộ luật tố
tụng dân sự nói riêng vẫn chưa được cân
nhắc một cách kỹ lưỡng và chưa đảm bảo
tính khoa học.
Thông thường, ở nhiều nước trên thế
giới, tố tụng lao động là hình thức tố tụng
đặc biệt, toà án lao động cũng được quy
định là toà án đặt biệt và trên hết vẫn
thuộc lĩnh vực luật lao động. Vì lao động
là lĩnh vực đặc biệt nhất của con người và
quan hệ lao động thuộc hệ quan hệ công
nghiệp, thuộc một hệ thống riêng, phức
tạp.

(6)
Những quốc gia trong khối ASEAN
như Thái Lan, Malayxia, Philipin v.v.
(7)

đều có quy định riêng về tố tụng lao động
và xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp
lao động độc lập với hệ thống toà án
thường, tức là toà án dân sự. Rất tiếc là
nước ta, vì quan niệm rằng, quan hệ lao
động và luật lao động có tính chất dân sự
nên quan hệ lao động đã bị đồng hoá với
“quan hệ dân sự”. Vì vậy, các nhà làm
luật đã đồng hoá và quyết tâm đưa tố tụng
lao động vào một bộ phận của Bộ luật tố
tụng dân sự.
5. Sự phát triển của tố tụng lao động
nhằm đảm bảo tính khả thi của chúng
trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị
trường, hội nhập kinh tế và hợp tác
quốc tế
Muốn hay không thì tố tụng lao động
vẫn cứ là một đòi hỏi của xã hội. Điều
quan trọng là Nhà nước sẽ xử lý vấn đề đó
như thế nào để tố tụng lao động trở thành
một hoạt động có khả năng làm cho nền
pháp chế vận hành trôi chảy và hiệu quả.
Ngày nay, nhiều bộ môn khoa học,
nhiều lĩnh vực chuyên môn ra đời kéo
theo nó những cải biến chính sách và xã

hội. Xu hướng chung ngày nay là đề cao
chuyên môn hoá, hiện đại hoá. Từ một


§Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù
68 T¹p chÝ luËt häc


trường ngày xưa nay thành nhiều trường,
từ một lĩnh vực, nay thành nhiều lĩnh vực
v.v. đó là hệ quả tất yếu của các quá trình
xã hội.
Nói như vậy không có nghĩa là cái gì
cũng có thể tách ra hoặc không có gì có
thể gộp lại. Điều đáng quan tâm ở đây là,
cần xem xét cẩn trọng khi quyết định, phải
lấy tính hợp lý để đảm bảo cho sự tồn tại.
Trong khi xung quanh ta, khắp trên thế
giới người ta đang duy trì tính độc lập của
tố tụng lao động và phát triển tố tụng lao
động thành hoạt động hợp lý, có hiệu quả
hơn nhằm đáp ứng đòi hỏi của lao động và
của xã hội; trong khi đang có những quan
điểm khoa học đảm bảo cho sự tồn tại
khác biệt cần được trân trọng của loại
hình tố tụng lao động đặc biệt thì Bộ luật
tố tụng dân sự đã trở thành một rào cản
đối với nó.
Vậy đâu là phương pháp khả dĩ cho
hiện thực không mấy hấp dẫn này?

Theo tôi, có mấy vấn đề sau cần quan tâm:
Một là, cần quá triệt quan điểm đề cao
các giá trị khoa học, đề cao yêu cầu sát
thực tiễn-theo yêu cầu của thực tiễn nhằm
đảm bảo tính khả thi của pháp luật trong
khi xây dựng mới hoặc tập hợp hoặc pháp
điển hoá pháp luật tố tụng lao động. Pháp
luật tố tụng lao động trước hết và luôn
luôn đừng xa rời nhiệm vụ quan trọng là
phải phục vụ cho việc thi hành Bộ luật lao
động. Những nguyên tắc chung của Bộ
luật tố tụng dân sự được áp dụng để xem
xét về tính chung nhất còn các nguyên tắc
riêng của Bộ luật lao động phải được áp
dụng trực tiếp.
Hai là, phải đảm bảo để nền tố tụng
lao động của Việt Nam không trở thành xa
lạ đối với các nước trên thế giới và trong
khu vực nhằm đảm bảo cho khả năng hội
nhập kinh tế, hợp tác quốc tế trong các
lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội, trong
đó có hợp tác tư pháp.
Ba là, cần tổ chức nghiên cứu toàn
diện ở dạng một đề tài cấp nhà nước về tố
tụng lao động để tạo cơ sở cho việc hoàn
thiện pháp luật, tổ chức và hoạt động của
loại hình tố tụng này./.

(1).Xem: Lan Anh, “Bộ luật TTDS không “ôm” hết
vụ án dân sự?”, Báo Vietnamnet điện tử số ra ngày

20/11/2003.
(2). Chính vì điều này mà đại biểu Quốc hội Lê Thị
Nga, Nguyễn Đình Lộc, Lê Xuân Thân… đã đặt ra
nhiều vấn đề tại phiên họp toàn thể tại Hội trường Ba
Đình ngày 19/11/2003.
(3). Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao
động, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế,
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự.
(4). Điều 158.4 Bộ luật lao động 1994 (sđ-bs 2002)
(5). Cơ chế ba bên là cơ chế đặc dụng, đặc thù của
luật lao động. Theo tinh thần đó, từ việc xây dựng
chính sách, pháp luật, giải quyết tranh chấp lao động
v.v. đều phải chú trọng và thực thi.
(6). Luật lao động của các nước đặt tên và điều chỉnh
quan hệ công nghiệp (vẫn được gọi là quan hệ lao
động). Thuật ngữ “Industrial Relations” ngụ ý quan
hệ đó xuất phát, gắn với hoạt động công nghiệp, công
xưởng.
(7). Philipin có Uỷ ban quan hệ lao động (toà án lao
động) ở cấp quốc gia và cấp vùng, có quy tắc tố tụng
riêng; theo luật lao động Thái Lan, toà án lao động
cũng là toà án đặc biệt, được tổ chức theo vùng, có
quy tắc tố tụng riêng; Malayxia cũng có hệ thống giải
quyết tranh chấp lao động và đình công độc lập so với
toà án thường v.v

×