Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

LUẬN văn sư PHẠM sử THÁI độ của VUA QUAN NHÀ NGUYỄN TRƯỚC CUỘC xâm lược của THỰC dân PHÁP (1858 1874)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 113 trang )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Thái độ của vua nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp từ năm 1858-1874

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM LỊCH SỬ

ĐỀ TÀI:
THÁI ĐỘ CỦA VUA QUAN NHÀ NGUYỄN TRƯỚC
CUỘC XÂM LƯỢC CỦA THỰC DÂN PHÁP
(1858-1874).

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. KHOA NĂNG LẬP

Sinh viên thực hiện:
Phan Thị Yến Phương
MSSV:6075583
LỚP:Sp Lịch sử 02 K33

Cần Thơ, 5 - 2011

CBHD: Khoa Năng Lập

i

SVTH:Phan Thị Yến Phương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Thái độ của vua nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp từ năm 1858-1874

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này tôi đã nhận được sự giúp đỡ
tận tình từ nhiều tập thể và cá nhân.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quí thầy cô ở Bộ môn Lịch sử - Khoa sư phạm Trường Đại Học Cần Thơ, những người đã giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt
thời gian học tập tại Trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Khoa Năng Lập, người đã tận tình giúp đỡ
và hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài luận văn này.
Tôi gửi lời cảm ơn đến tập thể Cán bộ Trung tâm Học liệu Trường Đại
Học Cần Thơ, Thư viện Thành phố Cần Thơ, Thư viện Khoa Sư Phạm…đã tạo
điều kiện về tư liệu tham khảo để tôi hoàn thành tốt đề tài về “Thái độ của vua
quan nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp (1858-1874)”.
Cuối cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, các bạn sinh viên lớp
Sư phạm sử K33 đã luôn ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình làm luận
văn.
Trân trọng !
Cần Thơ, ngày 21/04/2011.
Sinh viên thực hiện
Phan Thị Yến Phương

CBHD: Khoa Năng Lập

i

SVTH:Phan Thị Yến Phương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Thái độ của vua nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp từ năm 1858-1874

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

........................................................................................................................

........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
Cần Thơ, ngày15 tháng 5, năm 2011
Cán bộ hướng dẫn
KHOA NĂNG LẬP

CBHD: Khoa Năng Lập

ii

SVTH:Phan Thị Yến Phương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Thái độ của vua nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp từ năm 1858-1874

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN

.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Cần Thơ, ngày15 tháng 5, năm 2011
Cán bộ phản biện.

CBHD: Khoa Năng Lập

iii

SVTH:Phan Thị Yến Phương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Thái độ của vua nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp từ năm 1858-1874

MỤC LỤC.
LỜI CẢM ƠN
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG.
CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH VIỆT NAM TRƯỚC ÂM MƯU XÂM LƯỢC CỦA THỰC
DÂN PHÁP (TỪ ĐẦU THẾ KỈ XIX ĐẾN TRƯỚC NĂM 1858). ................................... 5
1.1.1.1.Tình hình nông nghiệp:....................................................................................... 5
1.1.1.2.Thủ công nghiệp: ................................................................................................ 6
1.1.1.2.1.Thủ công nghiệp nhà nước: ............................................................................. 6
1.1.1.2.2.Thủ công nghiệp dân gian:............................................................................... 8

1.1.1.3.Tình hình thương nghiệp: ................................................................................... 9
1.1.1.3.1.Nội thương: ...................................................................................................... 9
1.1.1.3.2.Ngoại thương: ................................................................................................ 11
1.1.2.Tình hình chính trị - xã hội nửa đầu thế kỉ XIX: ................................................. 11
1.1.2.2.Tình hình xã hội và đời sống nhân dân:............................................................ 14
1.2.1 Điều kiện thuận lợi để Pháp tiến hành xâm lược nước ta. ................................... 19
1.2.1.1 Về mặt thuận lợi ở chính quốc:......................................................................... 19
1.2.2 .Những khó khăn mà Pháp phải đối mặt trước khi tiến hành xâm lược Việt Nam:
....................................................................................................................................... 22
1.2.2.2 Khó khăn ở Việt Nam: ...................................................................................... 23
CHƯƠNG 2: THÁI ĐỘ CỦA VUA QUAN NHÀ NGUYỄN TRONG TIẾN TRÌNH
THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM (TỪ 1858-1862): ................................... 24
CHƯƠNG 3: THÁI ĐỘ CỦA VUA QUAN NHÀ NGUYỄN TRƯỚC CUỘC XÂM
LƯỢC CỦA THỰC DÂN PHÁP TỪ SAU HIỆP ƯỚC 1862 ĐẾN HIỆP ƯỚC 1874. .. 64
CHƯƠNG 4: NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THÁI ĐỘ CỦA VUA QUAN NHÀ
NGUYỄN ĐỐI VỚI THỰC DÂN PHÁP TRONG CUỘC XÂM LƯỢC VIỆT NAM (TỪ
1858-1874) VÀ HẬU QUẢ CỦA THÁI ĐỘ ĐÓ: ........................................................... 93
4.2.1. Cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho thực dân Pháp:.......................................... 96
4.2.2. Toàn bộ đất đai Nam Kì lọt vào tay Pháp:.......................................................... 98
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 100
PHỤ LỤC ẢNH.............................................................................................................. 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 105

CBHD: Khoa Năng Lập

iv

SVTH:Phan Thị Yến Phương



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Thái độ của vua nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp từ năm 1858-1874

CBHD: Khoa Năng Lập

v

SVTH:Phan Thị Yến Phương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Thái độ của vua nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp từ năm 1858-1874

PHẦN MỞ ĐẦU.
1.Lý do chọn đề tài:
Qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, từ thuở các vua Hùng đến thời
kì Tây Sơn, với một sức sống kì lạ, dân tộc Việt Nam đã hiên ngang cùng với các
dân tộc khác luôn luôn có mặt trên vũ đài lịch sử.

Nhưng từ những năm cuối thế kỉ XVIII, dân tộc Việt Nam bước vào thời kì
thử thách lớn. Ra đời sau mấy thế kỉ chiến tranh nông dân và là sản phẩm cuối
cùng của cuộc chiến tranh nông dân dai dẳng ấy, các triều vua từ Gia Long (18021820) đến Tự Đức (1847-1883) đã mang nặng ý thức phục thù không những của
chính bản thân tập đoàn phong kiến nhà Nguyễn, mà còn là của các tập đoàn
phong kiến lâu đời khác đối với phong trào nông dân chống phong kiến vốn dấy
lên từ thế kỉ XVI. Vì thế, khác hẳn với sự xác lập của hầu hết các triều đại phong
kiến trong lịch sử nước ta trước kia, việc Nguyễn Phúc Ánh hết nhờ phong kiến
Xiêm, lại dựa vào tư bản Pháp để hấp tấp đặt chiếc ngai vàng cho dòng họ Nguyễn
Phúc ở đất Phú Xuân năm (1802), hoàn toàn không phải là kết quả trực tiếp hay
gián tiếp của một sự hòa hoãn mâu thuẫn giai cấp trong nội bộ dân tộc ở một tình
thế lịch sử mới. “Chiến tranh nông dân vẫn cứ tiếp diễn liên tục và rộng khắp.
Triều đại Nguyễn Phúc đối lập với tất cả, nên sợ sệt tất cả và phải đối phó với tất
cả, do đó nó lại càng “ngu dần và ngoan cố”.”(Lê Duẩn-Một vài đặc điểm của

cách mạng Việt Nam, Sự thật, Hà Nội, 1959,tr9) giẫm chân tại chỗ về đối nội và
đối ngoại. Đến khi Tự Đức lên ngôi thì nền thống trị của dòng họ Nguyễn Phúc
đang đứng trước nguy cơ bị sụp đổ.
Giữa lúc đó, ngày 01/9/1858, liên quân Pháp và Tây Ban Nha tấn công Đà
Nẵng, chính thức nổ súng xâm lược nước ta. Do xuất phát từ chỗ bảo vệ triệt để

CBHD: Khoa Năng Lập

1

SVTH:Phan Thị Yến Phương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Thái độ của vua nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp từ năm 1858-1874

quyền thống trị bóc lột nhân dân của tập đoàn phong kiến Nguyễn Phúc mà; một
mặt thì triều đình Huế đứng đầu là Tự Đức đã tự hãm vào cái thế “lỗi thời, bất lực,
hèn yếu” (Lê Duẩn-Giai cấp vô sản với vấn đề nông dân trong cách mạng Việt
Nam, Sự thật, Hà Nội, 1965, tr25) vì không cùng đứng được với nhân dân chống
giặc; nhưng mặt khác thì nó vẫn còn muốn cố giữ đến cùng sự trọn vẹn và tuyệt
đối quyền thống trị bóc lột nhân dân đó trước giặc ngoại xâm. Chính tính chất hai
mặt kia đã đẻ ra cái chủ trương “lấy chủ đợi khách” và “chiến lược thủ để hòa”
của vua quan triều đình Huế, hoàn toàn xa lạ với truyền thống chống giặc của dân
tộc ta ở các triều đại trước. Kết quả là từ 01/9/1858 đến 15/03/1874, triều đình
Huế đã nhanh chóng từ “thủ để hòa” (tự chọn thế thủ để nhường thế công cho
giặc) chuyển sang cầu hòa, đi theo “lương tâm hảo ý của kẻ xâm lược”, cắt đất cho
giặc, thừa nhận chính quyền của giặc lúc đầu chỉ ở ba tỉnh miền Đông, rồi sau đó
nhượng hẳn toàn bộ vùng đất Nam Kì ruột thịt cho thực dân Pháp cai trị. Trải qua
giai đoạn chống thực dân Pháp xâm lược (từ 1858-1874) đã cho thấy rằng; tập
đoàn vua quan phong kiến nhà Nguyễn đã không dám đương đầu quyết liệt với

giặc và đã cam tâm đầu hàng chúng quá sớm. Sở dĩ như thế là vì chính họ đã tự
tạo ra cái thế bị cô lập, do dự, yếu hèn trước bọn cướp nước, họ đã tự phá hoại sự
thống nhất và đoàn kết dân tộc. Trong mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, sở
dĩ dân tộc ta đã chiến thắng bất cứ kẻ thù xâm lược nào là vì dân tộc ta có sức
mạnh vô địch của khối đại đoàn kết dân tộc. Từ đầu bọn vua quan triều đình Huế
đã phá vỡ sức mạnh ấy, với hàng loạt chính sách cực kì phản động về mọi mặt, tự
họ đã làm mất chỗ dựa trong điều kiện lịch sử chống ngoại xâm của nước ta lúc
bấy giờ là nông dân.
Chính vì lẽ đó, đã thôi thúc tôi – sinh viên năm cuối của khoa sư phạm,
chuyên ngành lịch sử quyết tâm tìm hiểu và làm sáng tỏ thêm về thái độ của bọn
vua quan nhà Nguyễn đối với hành động xâm lược của thực dân Pháp từ khi chúng
đặt chân đầu tiên vào nước ta (1858) cho đến khi chúng chính thức nắm được toàn
bộ vùng đất Nam Kì (1874) . Và tên đề tài mà tôi chọn để nghiên cứu, tìm hiểu và

CBHD: Khoa Năng Lập

2

SVTH:Phan Thị Yến Phương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Thái độ của vua nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp từ năm 1858-1874

cũng là bài luận để tôi làm cơ sở kết thúc khóa học của mình là “Thái độ của vua
quan nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp (1858-1874)”.
2. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu:
Trong đề tài này, tôi chỉ tập trung tìm hiểu và nghiên cứu “ Thái độ của vua
quan triều Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp (1858-1874). Đề tài
này cũng giới hạn trong việc xoáy sâu vào thái độ của vua quan triều đình Huế
trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Bên cạnh đó, cũng một phần đề cập đến

bối cảnh Việt Nam dưới thời Nguyễn (từ đầu thế kỉ XIX đến trước 1858), tình
hình của thưc dân Pháp trước khi tiến hành xâm lược Việt Nam. Và cùng với một
số yếu tố khác nhằm góp phần làm rõ hơn vấn đề cần được nghiên cứu.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi áp dụng rất nhiều phương pháp,
điển hình nhất là; phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Bên cạnh còn dựa
trên nền tảng các sự kiện và dùng lý luận sử học để giải thích.
4. Bố cục của đề tài:
Gồm 4 chương.
Chương I. Bối cảnh Việt Nam trước âm mưu xâm lược của thực dân Pháp
(từ đầu thế kỉ XIX- trước 1858).
Chương II. Thái độ của vua quan nhà Nguyễn trong tiến trình thực dân Pháp
xâm lược Việt Nam từ 1858-1862.
Chương III. Thái độ của vua quan nhà Nguyễn đối với cuộc xâm lược của
thực dân Pháp sau hiệp ước 1862 đến hiệp ước 1874.

CBHD: Khoa Năng Lập

3

SVTH:Phan Thị Yến Phương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Thái độ của vua nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp từ năm 1858-1874

Chương IV. Nguyên nhân dẫn đến thái độ của vua quan nhà Nguyễn đối với
thực dân Pháp trong cuộc xâm lược Việt Nam (từ 1858-1874) và Hậu quả của thái
độ đó.

CBHD: Khoa Năng Lập


4

SVTH:Phan Thị Yến Phương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Thái độ của vua nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp từ năm 1858-1874

PHẦN NỘI DUNG.
CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH VIỆT NAM TRƯỚC ÂM MƯU XÂM LƯỢC CỦA
THỰC DÂN PHÁP (TỪ ĐẦU THẾ KỈ XIX ĐẾN TRƯỚC NĂM 1858).

1.1.Tình hình Việt Nam dưới chế độ phong kiến nhà Nguyễn:
Sau khi lên ngôi vua (1802), Nguyễn Ánh lấy niên hiệu là Gia Long và các
vua tiếp theo (Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức…) ngày càng đi sâu vào con đường
phản động, vừa ra sức phục hồi và củng cố quan hệ sản xuất cũ, vừa cố tình bóp
nghẹt lực lượng sản xuất mới đã manh nha phát triển hồi thế kỉ XVIII. Mọi chính
sách chính tri, kinh tế, văn hóa, xã hội mà triều Nguyễn ban hành đều nhằm mục
đích duy nhất là bảo vệ đặc quyền, đặc lợi cho tập đoàn phong kiến nhà Nguyễn.
1.1.1. Kinh tế:
Sau những năm chiến tranh giữa hai thế lực thù địch Nguyễn Ánh và Tây
Sơn tình hình kinh tế đất nước ta gặp không ít khó khăn.
1.1.1.1.Tình hình nông nghiệp:
Đầu thế kỉ XIX, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp, công thương rất ít,
không đáng kể. Hầu hết nhân dân là nông dân, họ sống chủ yếu bằng nghề cày
cấy. Và các vua nhà Nguyễn cũng như các triều trước rất quan tâm đến nông
nghiệp, bởi lẽ nông nghiệp là nguồn sống chủ yếu của hơn 90% dân cư trong cả
nước, là nguồn thu chính của nhà nước và bộ máy quan chức thông qua việc thu
thuế (thuế điền, thuế đinh...).
Ruộng đất được chia thành nhiều loại, trong đó có 2 loại chính là công và tư.

Phần ruộng công rất lớn, bao gồm 4 thứ; tịch điền, quan điền, đồn điền và công
điền công thổ của làng xã. Vua Nguyễn đặc biệt chú ý đến việc khai khẩn ruộng

CBHD: Khoa Năng Lập

5

SVTH:Phan Thị Yến Phương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Thái độ của vua nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp từ năm 1858-1874

đất quanh các đồn điền phòng để lấy lương thực và để di một số dân đến đó. Và cử
quan mộ dân lưu tán, dân nghèo lập thành đội ngũ. Dân ở những đồn điền này
đồng thời cũng là hương binh, có thao luyện quân sự, lúc bình là dân, lúc chiến là
quân.
Để phục hồi và phát triển nông nghiệp sau những năm chiến tranh, nhà
Nguyễn mở rộng và đẩy mạnh chính sách khai khẩn đất hoang dưới nhiều hình
thức, có những chính sách thưởng, phạt cụ thể để khuyến khích nhân dân khai
hoang, phục hóa, mở rộng thêm diện tích sản xuất. Về sau, phần ruộng tư ngày
càng lớn so với phần ruộng công, nhưng quá trình tập trung ruộng đất không mau,
các đại điền sản không bền.
Công tác trị thủy và thủy lợi là việc làm xuyên suốt thời Nguyễn. Riêng
trong thời Gia Long, nhà nước đã 11 lần cấp kinh phí cho các địa phương ở Bắc
thành tu bổ, đắp đê, mỗi lần từ 7 – 9 vạn quan điền. Hơn 47km đê được tu bổ, thế
nhưng nạn vỡ đê vẫn tiếp tục diễn ra.
Nền nông nghiệp nhìn chung không có gì thay đổi lớn so với các thế kỉ
trước. Có thể khẳng định rằng, đó là hiện tượng khá tiêu biểu cho sự khủng hoảng
của chế độ phong kiến nhà Nguyễn.
1.1.1.2.Thủ công nghiệp:

Trong nền kinh tế Việt Nam dưới triều Nguyễn, phần của công nghiệp rất
nhỏ. Hình thức phổ biến của công nghiệp là thủ công, tiểu thủ công nghiệp. Thủ
công nghiệp Việt Nam ở thế kỉ XIX, cũng có những khu vực tách khỏi nông
nghiệp. Một tầng lớp thợ thủ công chuyên môn lành nghề đã được hình thành. Ở
đây người tiêu thụ chủ yếu không phải là người sản xuất đã chuyên môn hóa; họ đi
mua nguyên liệu ở xa gần, làm ra hàng hóa đem bán ở các chợ.

1.1.1.2.1.Thủ công nghiệp nhà nước:
CBHD: Khoa Năng Lập

6

SVTH:Phan Thị Yến Phương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Thái độ của vua nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp từ năm 1858-1874

Thủ công nghiệp nhà nước thời Nguyễn giữ một vị trí quan trọng, nó bao
gồm nhiều công xưởng cũng như hàng loạt ngành nghề khác nhau. Nối tiếp các
thời đại trước, nhà Nguyễn tập trung xây dựng và phát triển hệ thống quan xưởng
(Phú Xuân).
Năm 1802, Gia Long cho đặt xưởng đúc tiền ở Kinh đô Huế và đúc tiền Gia
Long thông bảo. Năm 1803, Gia Long cho lập xưởng đúc tiền ở Thăng Long gọi là
“ Bắc thành tiền cục”. Năm 1812 cho đúc bạc đỉnh, 1813 cho đúc tiền kẽm.
Nhiều lò sản xuất gạch, ngói, làm gốm được tổ chức ở chung quanh kinh
thành Huế. Các xưởng đóng tàu được mở rộng, nhiều xưởng mới thành lập, sản
xuất các loại vũ khí do Ngoại Đồ gia đảm nhiệm. Ty thuyền chính đảm nhiệm việc
đóng các loại thuyền chiến, thuyền công gồm có 235 sở phân phối rải rác ở các địa
phương. Cơ quan vũ khí chế tạo ti được giao nhiệm vụ quản lí thủ công các loại
gồm có 57 cục chế tạo các sản phẩm khác nhau như; làm đồ vàng bạc, luyện đồng.

Nhà Nguyễn trưng tập các thợ thủ công giỏi trong cả nước về làm việc trong
Quan xưởng theo chế độ công tượng (theo định kì 1 năm hoặc 6 tháng). Thợ giỏi
các nơi được tuyển chọn vào làm thợ nhà nước suốt đời, được chia một phần
ruộng khẩu phần khá lớn và hưởng lương theo công việc nặng nhẹ. Do chuyên làm
một nghề khá tập trung nên tay nghề của các công tượng khá cao.
Các Quan xưởng của nhà nước đã có sự tiếp xúc với công nghiệp cơ khí
phương Tây và do yêu cầu của nhà nước, thợ thủ công quan xưởng đã sáng chế ra
được nhiều máy móc có chất lượng. Năm 1834, một thợ thủ công là Nguyễn Viết
Túy đã chế tạo thành công xe “thủy hỏa kí tế” dùng sức nước nghiền thuốc súng,
xe chữa cháy, ngoài ra còn có xe nước (phục vụ cho các vương công). Trong các
năm, 1837, 1838 các thợ trong quan xưởng dựa vào mẫu của các nước phương
Tây, đã chế tạo được máy cưa ván gỗ, máy xẻ gỗ bằng sức nước, máy hút, máy
tưới nước ruộng. Tuy nhiên, những loại máy này không được dùng phổ biến,
chúng chỉ là những, thử nghiệm chứ không được mở rộng theo hướng sản xuất

CBHD: Khoa Năng Lập

7

SVTH:Phan Thị Yến Phương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Thái độ của vua nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp từ năm 1858-1874

hàng hóa. Nhìn chung hệ thống quan xưởng thời Nguyễn khá phát triển, song chủ
yếu phục vụ yêu cầu của nhà nước và của hoàng gia, quan lại, quí tộc.
Thời Nguyễn, khai mỏ là một bộ phận công nghiệp quan trọng do nhà nước
quản lí khá phát triển. Nhà nước đã quản lí được 139 mỏ, bao gồm 39 mỏ vàng, 32
mỏ sắt, 15 mỏ bạc, 9 mỏ đồng và nhiều mỏ khác...Công nghệ khai mỏ do nhà
nước quản lí, được chia làm các loại khác nhau như loại mỏ do nhà nước trực tiếp

tổ chức khai thác như các mỏ vàng ở Tuyên Quang, Quảng Nam, mỏ bạc ở Bắc
Cạn, mỏ chì ở Thái Nguyên. Loại mỏ thứ hai do các thương nhân Hoa kiều lĩnh
trưng, hàng năm nộp thuế cho nhà nước.
Nhìn chung, nhà nước đã xây dựng được một hệ thống xưởng thủ công, chế
tác hầu hết các thứ cần dùng từ tiền bạc, vũ khí, thuyền bè, xe cộ, áo quần đến các
hàng trang sức, in ấn, sản xuất lịch và một số máy móc.
1.1.1.2.2.Thủ công nghiệp dân gian:
Thời Nguyễn các nghề thủ công trong nhân dân rất phát triển, số lượng
người tham gia làm nghề thủ công tăng hơn. Các nghề làm đồ gốm, sành, sứ, dệt
vải, lụa, làm đồ vàng bạc, làm giấy, làm đường phổ biến ở nhiều địa phương trong
cả nước. Một số nghề có bước phát triển hơn như nghề làm pháo, nghề in bản gỗ,
làm tranh dân gian, làm nón...Nhiều làng thủ công truyền thống nổi tiếng ra đời
như làng Đông Kị, Đông Hồ (Bắc Ninh), làng Bình Đà (Hà Tây – Hà Nội ngày
nay), làm tranh dân gian (Hàng Trống), bên cạnh một số làng thủ công nổi tiếng từ
trước vẫn tiếp tục phát triển như làng Bát Tràng (Hà Nội),...
Tuy nhiên, do sự hạn chế về nguồn tiêu thụ và chính sách khuyến khích của
nhà nước, các nghề thủ công đương thời không vươn mạnh lên được. Các làng thủ
công, thậm chí các phường thủ công ở đô thị (Hà Nội) vẫn không tạo nên các
phường hội, có quy chế hoạt động rõ ràng kiểu phường hội Tây Âu trung đại,

CBHD: Khoa Năng Lập

8

SVTH:Phan Thị Yến Phương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Thái độ của vua nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp từ năm 1858-1874

không có những thương nhân giàu có đứng ra kinh doanh một mặt hàng nhất định

để từ đó có thể xuất hiện các công trường thủ công.
Đặc điểm của các làng nghề thủ công cũng như các nghề thủ công cho đến
nửa đầu thế kỉ XIX vẫn gắn liền với nghề nông, phương thức sản xuất trong các
làng nghề thủ công chưa có gì thay đổi so với trước đó. Nhà nước nắm độc quyền
về mua một số sản phẩm như lụa, là, sa, lượt...Người thợ thủ công vừa phải đóng
thuế thân khá nặng, vừa phải nộp thuế sản phẩm bằng hiện vật. Hầu hết thủ công
nghiệp tư nhân lúc này vẫn còn dừng lại ở trình độ phường hội phong kiến và sản
xuất cá thể, chưa vươn lên được công trường thủ công TBCN.
Nhà nước đánh thuế biệt nạp đã không bỏ qua bất kì nguồn lợi nào trong
nhân dân, kể cả những người làm nghề khai thác sản vật rừng, biển như khai thác
tổ yến ở đảo cũng phải đóng thuế bằng hiện vật. Những vùng có các đặc sản quí
hiếm về nông, lâm sản cũng phải đóng thuế biệt nạp bằng sản phẩm được khai
thác.
Nhìn chung do mức cầu giảm sút chính sách thuế khóa của nhà nước nặng
nề, nên thủ công nghiệp không có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Hơn nữa kĩ thuật
nghề nghiệp không có gì thay đổi, các làng nghề vẫn duy trì như xưa, không tạo
nên một quy chế hoạt động cho nghề của mình. Sự tàn lụi của các đô thị và sự
đình trệ của ngoại thương đã ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của thủ công
nghiệp.
1.1.1.3.Tình hình thương nghiệp:
Việt Nam dưới triều Nguyễn không phải là hoàn toàn không có thương mại.
Có nhưng còn kém; kém vì kinh tế hàng hóa chưa phát triển, vì tình hình chính trị
ít khi ổn định lâu dài, vì ngoài chiến tranh còn có nạn hải phỉ rất nguy hiểm mà
triều đình không dẹp nổi.
1.1.1.3.1.Nội thương:
CBHD: Khoa Năng Lập

9

SVTH:Phan Thị Yến Phương



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Thái độ của vua nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp từ năm 1858-1874

Đất nước thống nhất, yên bình. Chất lượng thuyền bè ngày càng được nâng
cao. Đó là những điều kiện mới thuận lợi cho sự giao lưu, buôn bán giữa các vùng
khác nhau trong nước. Ở nửa đầu thế kỉ XIX, trong một số chính sách cụ thể, nhà
nước có tạo thuận lợi cho việc mua bán, trao đổi hàng hóa trên thị trường. Khuyến
khích thương nhân lưu thông vận chuyển hàng hóa, thống nhất phép đo lường và
đơn vị tiền tệ. Thời Gia Long, nhà nước đã chế định các dụng cụ mẫu về cân,
thước, hộc, phương làm chuẩn và cho khắc dấu bằng chữ “Tín”, khẳng định đây là
đơn vị đo lường do nhà nước quy định.
Nhà Nguyễn chú trọng xây dựng mạng lưới giao thông thủy, bộ như sông
Vĩnh Tế hơn 200 dặm, sông Vĩnh Điện (Quảng Nam), sông Vĩnh Định (Quảng
Trị), sông Lợi Nông (Thừa Thiên), vét khơi sông An Cựu...Nhà Nguyễn cũng cho
đắp sửa lại con đường giao thông chính xuyên Bắc – Nam và nhiều đường bộ ở
một số tỉnh.
Ngoài việc buôn bán nhỏ ở các làng, xã, huyện thông qua mạng lưới chợ,
việc buôn bán bằng thuyền giữa các địa phương cũng được đẩy mạnh, gạo Gia
Định chở ra miền Trung, miền Bắc, hàng thủ công miền Bắc được đưa vào bán ở
các địa phương miền Trung và miền Nam...Một số thị tứ ở miền Nam, các chợ ở
Hà Nội tiếp tục hoạt động náo nhiệt.
Mặc dù có những điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán trong
nước phát triển, song do chủ trương nhất quán của các vua nhà Nguyễn là “trọng
nông ức thương”, coi trọng nghề nông, khuyến khích nông nghiệp phát triển,
nhưng lại hạn chế sự phát triển của thương mại.
Do chính sách thuế khóa và thể lệ kiểm soát ngặt nghèo, phiền phức của nhà
nước (gạo từ Nam Định chở vào Nghệ An phải nộp thuế 9 lần, thuyền buôn thì
hàng năm nhà nước trưng dụng theo định kì. Đấy là chưa kể sự hạch sách của
nhân viên thu thuế) nên việc buôn bán trong nước không phồn thịnh.


CBHD: Khoa Năng Lập

10

SVTH:Phan Thị Yến Phương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Thái độ của vua nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp từ năm 1858-1874

1.1.1.3.2.Ngoại thương:
Từ nửa sau thế kỉ XVIII, ngoại thương đã suy tàn. Chiến tranh giữa các phe
phái lại làm cho thương nhân nước ngoài e ngại mặc dù họ rất muốn vào mua bán.
Đầu thế kỉ XIX, những trở ngại trên đã được giải tỏa, nhưng trước hoạt động xâm
lược ráo riết của bọn thực dân phương Tây, nhà Nguyễn lo sợ nên đã thực hiện
chính sách “đóng cửa” không buôn bán với thương nhân phương Tây.
Tuy nhiên, thời kì này nhà nước còn cho thuyền buôn nước ngoài vào một
số bến cảng ở Gia Định và Đà Nẵng. Bấy giờ Hội An đã tàn lụi, nhà Nguyễn lấy
Đà Nẵng làm thương cảng chính cũng là nơi khám xét và đánh thuế các thuyền
buôn phương Tây. Đến thời Minh Mệnh không cho phép thương thuyền phương
Tây vào buôn bán nữa. Nhưng Thương nhân các nước Trung Quốc, Xiêm, Mã Lai,
vẫn tiếp tục đến Việt Nam buôn bán qua một số cửa khẩu.
Nhà nước nắm độc quyền ngoại thương, đã tổ chức buôn bán với các nước
Singapo, Inđônêxia, Trung Quốc và các nước khác ở Đông Nam Á. Lợi dụng chủ
trương của nhà nước, nhiều thương nhân giàu có cũng lén lúc dùng thuyền chở
hàng hóa ra nước ngoài buôn bán. Ta thấy rằng, ngoại thương ngày càng suy giảm,
nội thương có sự phát triển nhưng không mạnh đã không tạo được những điều
kiện cần thiết cho sự chuyển biến kinh tế - xã hội Việt Nam thoát khỏi cuộc khủng
hoảng suy vong của chế độ phong kiến.
Tóm lại; Công thương nghiệp Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX không tạo ra

được điều kiện để giải thoát sự bế tắc của nông nghiệp, chưa mở đường được cho
quan hệ sản xuất mới nảy sinh.
1.1.2.Tình hình chính trị - xã hội nửa đầu thế kỉ XIX:
1.1.2.1. Tình hình chính trị ở nửa đầu thế kỉ XIX:

CBHD: Khoa Năng Lập

11

SVTH:Phan Thị Yến Phương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Thái độ của vua nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp từ năm 1858-1874

Bộ máy chính trị triều Nguyễn ngay từ đầu đã mang nặng tính chất quan
liêu, độc đoán và sâu mọt. Đó là một nhà nước quân chủ chuyên chế tuyệt đối, tập
trung cao độ với một chế độ chính trị lạc hậu, phản động. Mọi quyền hành đều
taaph trung trong tay nhà vua. Vua được gọi là “con trời”, “thay trời” trị dân;
quyền hành nhà vua được coi là “thần khí” thiêng liêng, vô hạn.
Nhà vua trong thực tế là đại địa chủ lớn nhất trong nước, có toàn quyền
phung phí tài sản quốc gia trên xương máu của nhân dân. Còn quan lại trong triều
và ở các địa phương hầu hết là bọn hủ bại; chính trị thì bảo thủ, cầu an; kinh tế thì
tham lam, cuồng bạo. Chính bọn quan lại tham ô, đê tiện ấy cũng muốn kéo dài
tình thế lạc hậu của xã hội để cho họ kế tục lối bóc lột phong kiến và đục khoét
dân ngu. Quan lại là cốt cán của Nhà nước phong kiến mà đồi tệ như thế thì nhà
nước ấy làm sao mà tự cường được.
Từ vua đến quan đều rất tự cao tự đại, với mớ học thuyết Khổng, Mạnh lỗi
thời, xem trật tự phong kiến là bất di bất dịch, mãi đến lúc súng giặc nổ ầm ầm bên
tai mới bàng hoàng tỉnh giấc. Trong hoàn cảnh đó, đời sống của người nông dân
trong các thôn xã vô cùng cơ cực. Dưới triều Nguyễn, tổ chức xã thôn hoàn toàn

trở thành một công cụ của bọn cường hào địa chủ nông thôn. Nó trói buộc người
nông dân trong những quan hệ địa phương hẹp hòi có lợi cho sự bóc lột của nhà
nước phong kiến và cản trở sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa.
Quân đội của nhà Nguyễn được tổ chức chặt chẽ ngay từ thời chiến tranh
chống Tây Sơn. Nhà Nguyễn chủ trương xây dựng một quân đội thường trực
mạnh. Từ 1820 đến 1840, binh lực của triều đình khá mạnh, những cuộc chinh
phạt đắc thắng luôn ở ngoài biên cương đã chứng tỏ điều đó.. Quân đội được xây
dựng nghiêm chỉnh gồm 3 thứ quân: thân binh (hộ vệ vua), cấm binh (bảo vệ
hoàng thành), tinh binh hay điền binh (quân thường trực). Ngoài ra, còn một số
thuộc binh (lính lệ, hộ vệ các quan tỉnh, phủ).

CBHD: Khoa Năng Lập

12

SVTH:Phan Thị Yến Phương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Thái độ của vua nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp từ năm 1858-1874

Khi Gia Long còn sống thì bộ binh có 113000 người, trong đó có 30 vệ
pháo binh và 16 vệ tượng binh (200 voi). Thủy binh gồm 200 chiến hạm (bằng gỗ,
với chèo buồm), mỗi chiếc chở từ 16 đến 20 khẩu đại bác, 500 chiến thuyền nhỏ,
mỗi chiếc có 40 đến 44 mái chèo có 1 khẩu đại bác bà nhiều khẩu súng bắn đá;
100 chiến thuyền lớn), mỗi chiếc có 50 đến 70 mái chèo, có nhiều đại bát và súng
bắn đá; số thủy quân là 17.600 người. Đến đầu thời Minh Mạng, số quân không
giảm mà còn tăng thêm vì phải chinh phạt thường xuyên. Minh Mạng đặt thêm lệ
luân lưu (biền binh ban lệ), 2 ban ở nhà, 1 ban phục dịch thay đổi nhau cho đỡ tốn.
Đa số quân lính tập trung ở kinh thành và xung quanh, mỗi tỉnh có từ 500 đến 1,2
nghìn tùy sự quan trọng.

Binh lính phục vụ trong quân đội được hưởng các chế độ ưu đãi mặc dù chế
độ binh dịch khá nặng nề. Mỗi người được nhận lương bằng ruộng với diện tích từ
7 sào đến một mẫu. Ngoài ra họ còn được nhận thêm ruộng khẩu phần ở quê.
Đến thời Thiệu Trị và Tự Đức không phải là muốn bỏ bê việc võ, họ cũng
cho in sách võ kinh, đặt khoa thi võ, tuyển thêm binh lính...nhân dân khởi nghĩa
nhiều chừng nào thì triều đình càng phải dùng đến quân đội đông chừng ấy.
Nhưng lòng dân tan rã, xa rời với triều đình, chống lại triều đình thì quân số dù có
đông, binh lực cũng là yếu đuối thôi. Về kĩ thuật thì thời Gia Long làm sao, nay
vẫn cứ thế, tệ hơn nữa là khác; đến giữa thế kỉ XIX rồi mà còn bo bo vào việc học
tập trận đồ theo bát quái ngũ hành, long thao, hổ lược, tướng ra trận còn coi ngày
giờ, bổn mạng. Cho nên về số lượng, quân đội kém sút nhiều so với thời Minh
Mạng, Gia Long, về chất lượng thì cũng chẳng có gì nổi trội.
Các vua triều Nguyễn chú ý nhiều đến việc học hành, thi cử để đào tạo quan
lại cho bộ máy phong kiến chuyên chế to lớn được xây dựng trên phạm vi cả nước.
Để chấn chỉnh và phát triển giáo dục các vua triều Nguyễn chú trọng đến việc tổ
chức hệ thống trường học cùng với chế độ thi cử. Năm 1807, Gia Long cho mở

CBHD: Khoa Năng Lập

13

SVTH:Phan Thị Yến Phương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Thái độ của vua nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp từ năm 1858-1874

khoa thi Hương đầu tiên. Năm 1822, Minh Mạng mở khoa thi hội đầu tiên, sau đó
cho lấy thêm học vị phó bảng (sau tiến sĩ), nhưng số người đi thi ít.
Vì vậy, sản phẩm của nền giáo dục Hán học mà nhà Nguyễn duy trì và phát
triển trong suốt thế kỉ XIX đã không đủ năng lực và trình độ để giải quyết những

yêu cầu cấp bách về kinh tế, chính trị, xã hội đặt ra lúc bấy giờ, bởi nội dung và
phương pháp không phù hợp với thời cuộc. Rõ ràng cái ý thức hệ Nho giáo nệ cổ
phi kim, tách rời với tình hình thực tế chung quanh đã gây tác hại to lớn cho xã
hội, làm trì truệ đất nước.
Ở thế kỉ XIX văn học chữ Hán không còn chiếm ưu thế trên văn đàn, mặc
dù vẫn nổi lên một số nhà thơ, nhà văn lỗi lạc như: Nguyễn Du, Cao Bá Quát,
Nguyễn Văn Siêu, Tùng Thiện Vương, Tuy Lí Vương, Minh Mạng... Văn học
chữ Nôm được nâng dần lên đỉnh cao của sự hoàn chỉnh với văn phong tinh tế,
trau chuốt, nội dung sâu sắc. Văn học dân gian tuy bị cấm đoán nhưng vẫn phát
triển với hàng loạt ca dao, tục ngữ.
1.1.2.2.Tình hình xã hội và đời sống nhân dân:
1.1.2.2.1.Tình hình xã hội:
Dưới thời Nguyễn cũng như ở các vương triều trước, xã hội Việt Nam có hai
giai cấp chính: Giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Giai cấp thống trị gồm có vua,
quan lại trong bộ máy chính quyền từ trung ương đến các địa phương và giai cấp
địa chủ đông đảo ở các làng xã, các thổ tù ở các vùng dân tộc thiểu số. Giai cấp bị
trị gồm có nông dân (chiếm đại đa số trong nhân dân), thợ thủ công, thương nhân,
dân nghèo thành thị, nô tì.
Cho đến giữa thế kỉ XIX, mầm mống TBCN trong xã hội phong kiến Việt
Nam vẫn còn rất yếu ớt và mới chỉ so sánh được với mầm mống TBCN ở Tây Âu
cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV. Cũng do đó, mâu thuẫn cố hữu của quan hệ sản
xuất phong kiến ở Việt Nam lại càng trầm trọng hơn và khởi nghĩa của nông dân
CBHD: Khoa Năng Lập

14

SVTH:Phan Thị Yến Phương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Thái độ của vua nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp từ năm 1858-1874


nổ ra rầm rộ và sôi nổi. Nửa đầu thế kỉ XIX, cũng lại là nửa thế kỉ của chiến tranh
nông dân ở Việt Nam, mặc dù nó không giành được thắng lợi như trước đây.
1.1.2.2.2.Đời sống nhân dân:
Dưới triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX, các tầng lớp nhân dân lao động
phải chịu nhiều nỗi khổ cực:
Thứ nhất, người nông dân thiếu ruộng đất để cày cấy, sinh sống ngày càng
nghiêm trọng do ruộng đất công làng xã bị thu hẹp, rơi vào tay giai cấp địa chủ,
quan lại, cường hào.
Thứ hai, nông dân và những người lao động thợ thủ công, thương nhân, dân
nghèo thành thị, các dân tộc thiểu số phải gánh chịu chế độ tô thuế phức tạp và
phiền nhiễu của nhà nước. Người dân còn phải thực hiện chế độ lao dịch rất nặng
nề của nhà nước.
Một đặc diểm khá nổi bật của tình hình xã hội thời nhà Nguyễn là hiện
tượng bão lụt, vỡ đê, hạn hán, đói kém, dịch bệnh xảy ra liên tục, dẫn đến tình
trạng nhân dân phải bỏ quê hương, bản quán đi phiêu tán khá phổ biến. Tình trạng
thiên tai, lũ lụt, vỡ đê, hạn hán kéo dài, nhà nước từ trung ương đến địa phương
đều tỏ ra bất lực, không có biện pháp khắc phục đã dẫn đến nạn đói và phiêu tán
diễn ra thường xuyên, khá liên tục ở Bắc thành.
Không chỉ có thiên tai hoành hành, nhân dân các làng xã còn bị tệ nạn tham
nhũng của bọn quan lại thừa hành. Sau những lần vỡ đê, triều đình đã có lệnh cho
địa phương khắc phục hậu quả, hàn khẩu và gia cố đê. Nhưng từ chủ trương cần
thiết đó, khi được bọn quan lại địa phương trực tiếp thi hành thì bọn chúng đã
tham nhũng tiền công thuê dân chúng đắp, hàn gắn, tu bổ đê. Chính sự bất bình
của dân chúng trước thực trạng hà lạm công quỹ, bóc lột sức lao động tàn tệ của
dân trong khi đào đắp, tu bổ đê, kè, cống, đã dẫn đến các cuộc khởi nghĩa ở thế kỉ
XIX.

CBHD: Khoa Năng Lập


15

SVTH:Phan Thị Yến Phương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Thái độ của vua nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp từ năm 1858-1874

Tóm lại, thực trạng xã hội Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX cho thấy tình
trạng chấp chiếm, tập trung ruộng đất nghiêm trọng vào giai cấp địa chủ, chính
sách tô thuế phức tạp, phiền nhiễu, chính sách lao dịch nặng nề của nhà nước, nạn
cường hào hoành hành ở nông thôn, thiên tai, dịch bệnh, đói kém xảy ra triền
miên, chính là những nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh của các tầng lớp
nhân dân lao động chống lại triều Nguyễn thời bấy giờ.
1.1.3 Chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn:
Đối với nhà Thanh:
Sau khi đánh bại các vương triều Tây Sơn, một vấn đề lớn đặt ra trong quan
hệ bang giao, nhất là trong bối cảnh chủ nghĩa thực dân phương Tây đang ngày
càng lan rộng, là phải đặt mối quan hệ hết sức mềm dẻo với nhà Thanh nhưng vẫn
giữ nguyên tắc của một quốc gia độc lập.
Năm 1803, Gia Long đã cử một phái đoàn sang nhà Thanh xin cầu phong và
quốc hiệu. Đầu 1804, sứ bộ nhà Thanh sang phong vương cho Gia Long. Gia Long
đã cùng với một số đại thần ra Thăng Long làm lễ tiếp nhận sắc phong và sau đó
chấp nhận tổ chức lễ này cho các vua sau ở Thăng Long – Nội mặc dù việc đi lại,
đưa đón hết sức tốn kém. Theo qui định, cứ 4 năm nhà Nguyễn cử người sang nhà
Thanh nộp 2 lần cống phẩm, nhà Nguyễn xem nhà Thanh là để tự vệ.
Cuối thời Minh Mạng, nhà vua tỏ ra kiên quyết hơn trong ván đề biên giới
vì bây giờ nhà Thanh đang rơi vào tình trạng khủng hoảng do tác động dữ dội của
phong trào nông dân và cuộc chiến tranh nha phiến.
Đối với Lào và Chân Lạp:
Chính sách chung của nhà Nguyễn là khẳng định vị trí nước lớn của Việt

Nam. Trong những năm cuối thời Minh Mạng – đầu thời Thiệu Trị, Chân Lạp chịu
sự bảo hộ của nhà Nguyễn. Lào cũng chịu thuần phục. Đối với Xiêm nói chung là
quan hệ thân thiện nhưng cũng có lúc xảy ra tranh chấp trong vấn đề Chân Lạp.
CBHD: Khoa Năng Lập

16

SVTH:Phan Thị Yến Phương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Thái độ của vua nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp từ năm 1858-1874

Đối với các nước phương Tây:
Thế kỉ XIX, hoạt động xâm lược của các nước phương Tây ngày càng được
đẩy mạnh. Nhiều quốc gia Đông Nam Á, Nam Á, đã trở thành thuộc địa. Thực tế
đó ít nhiều tác động đến hoạt động đối ngoại của nhà Nguyễn. Tác động này càng
gia tăng khi chính các giáo sĩ, thương nhân Anh, Pháp, hoạt động ở Việt Nam
cũng tìm mọi cách mở đường cho sự xâm nhập của các thế lực thực dân.
Gia Long lên ngôi, chịu ơn Bá Đa Lộc nên buộc phải đối xử tốt với người
Pháp nhưng lạnh nhạt dần với các nước Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Mĩ.
Hoạt động truyền giáo của các giáo sĩ Kito bị hạn chế dần và rồi bị cấm hẳn. Năm
1819, Senho xin về nước mấy năm và sang lại vào đầu thời Minh Mạng, nhưng
không còn được đối xử như cũ, buộc phải bỏ về nước. Nước Pháp đã hai lần cho
người sang xin đặt lãnh sự quán tại Việt Nam đều bị khước từ.
Các nước Anh, Pháp, Mĩ cũng cố nhảy vào Việt Nam nhưng không có kết quả.
Nhà Nguyễn đã thi hành chính sách “đóng cửa” đối với các nước phương Tây,
ngày càng tìm cách hạn chế ảnh hưởng của người phương Tây trên đất nước Việt
Nam. Mặt khác, áp dụng những biện pháp cực đoan nhằm gia cố thêm ý thức hệ
Nho giáo với tư cách là bệ đỡ tư tưởng của nhà nước quân chủ, nhà Nguyễn tỏ ra
bảo thủ, đưa đất nước ngày càng lún sâu vào tình trạng trì trệ, lạc hậu đến nổi suy

kiệt khả năng tự vệ. Năm 1838, 1839 trước cảnh nguy khốn của nhà Thanh, Minh
Mạng sai đại thần sang Anh, Pháp, đặt quan hệ nhưng bị từ chối.
.

Nhìn chung, chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn tuy có làm trì hoãn được

ít nhiều cuộc xâm lược có thể xảy ra của bọn thực dân phương Tây. Nhưng lại làm
cho nền kinh tế Việt Nam bị đình đốn và đất nước bị cô lập. Hơn nữa, trong xu thế
tư bản hóa, thực dân hóa có tính toàn cầu đang diễn ra lúc bấy giờ, thì dù có muốn
đóng cửa cũng không thể được. Bọn chúng mang tàu đồng, đại bác đến buộc phải
“mở cửa” và như thế, đất nước và dân tộc sẽ phải chịu những hậu quả nặng nề
hơn. Trong số các nước phương Tây đang nhòm ngó nước ta lúc bấy giờ thì đế

CBHD: Khoa Năng Lập

17

SVTH:Phan Thị Yến Phương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Thái độ của vua nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp từ năm 1858-1874

quốc Pháp có “dây mơ rễ má” lâu đời với nhà Nguyễn nên là kẻ có nhiều ý đồ và
quyết tâm xâm lược Việt Nam. Sự vụng về của nhà Nguyễn trong chủ trương cấm
đạo và giết đạo đã tạo cớ cho thực dân Pháp nổ súng xâm lược và chúng đã lôi kéo
cả Tây Ban Nha vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Tóm lại: Nửa đầu thế kỉ XIX, đất nước Việt Nam thống nhất dưới chế độ
thống trị của nhà Nguyễn. Triều Nguyễn cố gắng từng bước xây dựng chính quyền
và đến năm 1831, 1832 thì về cơ bản đã hoàn thiện. Quân đội được xây dựng,
trang bị khá hoàn chỉnh, một bộ luật mới – luật Gia Long được ban hành. Trong

chính sách đối ngoại triều Nguyễn phục tùng nhà Thanh, nhưng lại đóng cửa đối
với các nước phương Tây.
Nền kinh tế dần được phục hồi. Tuy nhiên, công thương nghiệp không phát
triển, ngoại thương và các đô thị tàn dần. Trong lúc đó thiên tai, mất mùa thường
xuyên xảy ra mặc dù nhà Nguyễn cũng đã có một số biện pháp để sắp sửa đê điều
nhưng không có kết quả.
Cuộc sống khổ cực về nhiều mặt khiến cho người dân nổi dậy chống lại giai
cấp thống trị. Phong trào đấu tranh rầm rộ của nhân dân diễn ra suốt từ đầu cho
đến giữa thế kỉ XIX và mặc dù cuối cùng đều bị dập tắt nhưng mâu thuẫn sâu sắc
giữa hai giai cấp chính trong chế độ phong kiến hầu như không thể xoa diệu được.
Từ nửa sau thế kỉ XVIII, Nho giáo đã suy đồi. Nhà Nguyễn làm mọi cách để
đề cao vị trí độc tôn của Nho giáo nhưng không có kết quả. Các tôn giáo Phật,
Đạo, Thiên chúa tiếp tục được truyền bá, tuy bị hạn chế, cấm đoán. Văn học nghệ
thuật phát triển có mức độ, mặc dù thơ nôm đã đạt tới đỉnh cao, hoàn thiện. Khoa
học, kĩ thuật thời kì này có những bước phát triển mới. Giữa lúc tình hình còn
nhiều khó khăn, nền kinh tế chưa có được những biểu hiện đổi mới thì năm 1858
thực dân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược vào Việt Nam. Một thời kì mới bắt
đầu.

CBHD: Khoa Năng Lập

18

SVTH:Phan Thị Yến Phương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Thái độ của vua nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp từ năm 1858-1874

1.2. Mưu đồ xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp:
1.2.1 Điều kiện thuận lợi để Pháp tiến hành xâm lược nước ta.

1.2.1.1 Về mặt thuận lợi ở chính quốc:
Bước sang thế kỉ XIX, chính quyền tư sản Pháp đã quan tâm trở lại vấn đề
bành trướng thuộc địa, trong đó Viễn Đông và đặc biệt là thị trường Tây Nam
Trung Quốc và nhất là Việt Nam là một trọng điểm. Đó là vì Việt Nam là một
vùng đất mà thực dân Pháp có mối liên hệ từ lâu, biết khá rõ về mọi mặt và đã
từng có một kế hoạch can thiệp vũ trang từ thế kỉ trước. Các chiến thuyền của
Hạm đội Đông Hải của Pháp thường xuyên có mặt ở ngoài khơi Việt Nam, chỉ chờ
có cơ hội là thực hiện cuộc xâm lược. Và cũng chính các giáo sĩ thừa sai Pháp
đang hoạt động ở Việt Nam đã giúp thực dân Pháp có được cái cớ đó.
Dưới chế độ quân chủ tư sản, từ 1830 đến 1840 nước Pháp tiến hành những
bước khá dài trên con đường phát triển kinh tế của nó. Năm 1847, Pháp đã có đến
5000 máy hơi nước. Một cuộc cách mạng công nghệ đã bắt đầu ở nước Pháp. Năm
1848, số vốn trong các xí nghiệp thương mại và công nghiệp lên tới 45000 triệu.
Tuy chính quyền ở Pháp lúc bấy giờ là quân chủ nhưng đó chỉ là hình thức, kẻ làm
chủ thực sự của chính quyền ấy chính là đại tư bản; bọn chủ nhà băng, các ông “
vua đường xe lửa”, các ông chủ mỏ than, mỏ sắt và nhóm đại địa chủ. Trong bối
cảnh đó, lẽ tất nhiên là tư bản Pháp phải tìm cách phát triển biên cương, tìm kiếm
thêm thị trường, xâm lược thuộc địa.
Sau cách mạng chính trị năm 1848, thì cuộc cách mạng công nghệ ở Pháp
lại tiến triển càng mạnh. Ở miền Bắc và miền Đông, nhiều xí nghiệp dệt và lò đúc
lớn được xây dựng, bên cạnh có nhiều xí nghiệp nhỏ.
Napôlêông III lên ngôi (1852), là một người sùng đạo và kiên quyết đi theo
chính sách thuộc địa của Lu-i-philip, đặc biệt khi nổ ra chiến tranh giữa Anh với
nhà Thanh thì quyết tâm đánh chiếm Việt Nam càng tăng.(?) Với sự phát triển của
CBHD: Khoa Năng Lập

19

SVTH:Phan Thị Yến Phương



×