Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

BÁO CÁO THU HOẠCH CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN THCS MODULE 14, 18, 20, 23

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.2 KB, 60 trang )

TRƯỜNG THCS NGƯ THỦY TRUNG
TỔ CHUYÊN MÔN : KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------------------------------------------

BÁO CÁO THU HOẠCH
CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC 2016 - 2017
I. Thông tin cá nhân
1. Họ và tên: Trương Thị Mỹ Linh
Giới tính: Nữ
2. Ngày tháng năm sinh: 22 - 9 - 1991 Năm vào ngành giáo dục: 2015
3. Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Văn –Sử
4. Tổ chuyên môn: Khoa học xã hội
Môn dạy: Lịch sử khối 6 – 7 – 8 - 9; GDCD 8.
5. Trình độ ngoại ngữ: Chứng chỉ B
Trình độ tin học: Chứng chỉ B
6. Chức vụ: Giáo viên
II. Nội dung báo cáo
Nội dung bồi dưỡng: Bồi dưỡng nắm bắt về đường lối của Đảng, nhà nước, nhiệm
vụ của ngành và các quy định về giáo dục
Phần 1. Nhận thức việc tiếp thu nội dung kiến thức và kỹ năng
Cùng với việc học tập và tự bồi dưỡng, bản thân nhận thấy tầm quan trọng của
việc cập nhật, tìm hiểu những thông tin về các nội dung liên quan đến ngành giáo dục,
bậc học mình đang trực tiếp công tác. Những nội dung đó góp phần nâng cao tầm nhận
thức, hiểu biết về những chính sách, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước; những chỉ thị,
quyết định liên quan đến việc đổi mới giáo dục, phát triển nguồn nhân lực của các cơ
quan giáo dục trong tỉnh Quảng Bình và các cơ sở trực thuộc giáo dục của huyện Lệ
Thủy. Từ đó, bản thân đã nắm và hiểu rõ một số kiến thức, kỹ năng sau:
*Các căn cứ thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên năm học 2016 – 2017
- Căn cứ Thông tư 26/2012/TT - BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ GD&ĐT về
việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên MN, PT và GDTX;


- Căn cứ Thông tư số 31/2011/TT - BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành Chương trình BDTX giáo viên trung học cơ sở;
- Căn cứ công văn số 698/SGDĐT - GDCN - TX ngày 16/4/2013 của Giám đốc
Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế BDTX giáo viên mầm non, phổ thông
và giáo dục thường xuyên;
- Căn cứ Công văn số 1428/SGDĐT – GDCN - TX ngày 18/7/2016 của Sở
GD&ĐT Quảng Bình về việc hướng dẫn công tác BDTX năm học 2016 - 2017;
- Căn cứ Công văn số 674/KH - GD&ĐT ngày 06/9/2016 của Phòng GD&ĐT Lệ
Thủy về Kế hoạch BDTX giáo viên cấp THCS năm học 2016 - 2017;
1


- Căn cứ vào kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của nhà trường, kế hoạch bồi
dưỡng thường xuyên của tổ khoa học xã hội năm học 2016 – 2017;
Trên đây là năm căn cứ để bản thân xây dựng và viết bài thu hoạch bồi dưỡng
thường xuyên năm học 2016 – 2017.
*Những điểm mới của nhiệm vụ bậc học năm học 2016-2017 so với nhiệm vụ năm học
2015-2016
Nhiệm vụ bậc học năm học 2016 – 2017 được cụ thể hoá qua công văn
716/GDĐT – THCS ngày 18/9/2016 của Phòng GD&ĐT Lệ Thuỷ về việc hướng dẫn
thực hiện nhiệm vụ THCS năm học 2016 – 2017. Nhiệm vụ bậc học năm học 2016 –
2017 về cơ bản một số nội dung giống với công văn 687/GD ĐT – THCS thực hiện
nhiệm vụ năm học 2015 – 2016. Nhưng năm học trước, chỉ có 6 nhiệm vụ trọng tâm.
Nhưng đến năm học này lại có 9 nhiệm vụ trọng tâm đó là thực hiện mô hình trường
học mới không chỉ ở trường THCS Kiến Giang, THCS Cam Thuỷ mà tiến hành thêm ở
trường THCS Phú Thuỷ. Tích cực tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng trường
đạt chuẩn quốc gia và thực hiện tốt công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Triển khai
thực hiện tốt công tác phổ cập bơi an toàn tại các đơn vị. Các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể
về cơ bản giống với nội dung của năm trước. Nhưng bên cạnh đó có một số điểm mới
đó là việc đưa phần mềm SMAS 3.0 vào trong công tác quản lí trường học đã giúp

Phòng GD nắm bắt được tình hình của các trường trong huyện thay cho phần mềm
OMMS trước đây. Nội dung giáo dục địa phương được chú trọng đưa vào và lấy làm đề
kiểm tra học kì, tuyển sinh vào lớp 10 THPT.
*Nghị quyết đại hội huyện đảng bộ, tỉnh đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề cập đến
những vấn đề liên quan đến ngành giáo dục
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020,
họp từ ngày 21 tháng 10 đến ngày 23 tháng 10 năm 2015 tại Thành phố Đồng Hới. Đại
hội đã tán thành những nội dung cơ bản về đánh giá tình hình 5 năm 2010 - 2015 và
phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển 5 năm 2015 – 2020. Thông qua
việc đánh giá tình hình 5 năm của tỉnh Quảng Bình, Đại hội thông qua các giải pháp,
trong đó chú trọng nhiệm vụ phát triển văn hoá – xã. Về việc phát triển văn hoá – xã, thì
ưu tiên nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo, dạy nghề và phát triển nguồn
nhân lực.Thực hiện có hiệu quả chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Quan tâm chất lượng giáo dục
mũi nhọn, bảo đảm chất lượng giáo dục đại trà. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
và cán bộ quản lý giáo dục. Đẩy mạnh xã hội hóa để thu hút nguồn lực đầu tư mạng lưới
trường lớp, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học. Đến năm 2020, có 40 - 45% trường
mầm non, 90% trường tiểu học, 70 - 75% trường trung học cơ sở và trung học phổ thông
đạt chuẩn quốc gia.
2


*Những nội dung cơ bản của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp
hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
*Quan điểm chỉ đạo: gồm 7 quan điểm chỉ đạo
+ Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và
của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong
các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
+ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt
lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ

chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản
lý của Nhà nước. Đổi mới phải đảm bảo tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp từng
đối tượng; có giải pháp đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình.
+ Phát triển giáo dục đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển
toàn diện năng lực, phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn thực tiễn;
giáo dục nhà trường kết hợp giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
+ Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội,
bảo vệ tổ quốc; tiến bộ khoa học công nghệ. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ
chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số
lượng.
+ Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc
học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hoá, hiện đại hoá giáo
dục và đào tạo.
+ Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế, mặt tiêu cực của cơ chế thị trường,
bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục, đào tạo. Ưu tiên đầu tư
phát triển giáo dục đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số,
biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa và các đối tượng chính sách.
+ Chủ động tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời
giáo dục, đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.
*Mục tiêu tổng quát: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả
giáo dục, đào tạo. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, phát huy tốt tiềm
năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc; yêu đồng bào…
Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, học tốt, dạy tốt, quản lí tốt; cơ cấu và
phương thức giáo dục hợp lý; gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm điều kiện nâng
cao chất lượng; Phấn đấu đến năm 2030 nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến
trong khu vực.
*Mục tiêu cụ thể: Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể
chất, hình thần phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện bồi dưỡng năng khiếu, định
3



hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng
giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng
kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học và khuyến khích học tập
suốt đời;
*Nhiệm vụ giải pháp: Gồm 9 nhiệm vụ.
+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của nhà nước đối với đổi mới giáo dục
và đào tạo.
+ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo
hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học.
+ Đổi mới căn bản hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục,
đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan.
+ Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập
suốt đời và xây dựng xã hội học tập.
+ Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất,
tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi
trọng quản lí chất lượng.
+ Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào
tạo.
+ Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội;
nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo.
+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt
là khoa học giáo dục và khoa học quản lý.
+ Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo.
*Những văn bản của Quốc hội, Thủ tướng, Bộ GD&ĐT, Tỉnh Quảng Bình triển khai
thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
+ Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ về Ban hành
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày

04/11/2013 của BCH TW Đảng Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
GD&ĐT.
+ Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2014 của Bộ GD&ĐT về
ban hành Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
04/11/2013 của BCH TW Đảng Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
GD&ĐT.
+ Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 29/9/2014 của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013
của BCH TW Đảng Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT
4


+ Kế hoạch số 610/KH-UBND ngày 09/6/2015 của UBND tỉnh Quảng
Bình thực hiện Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 29/9/2014 của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013
của BCH TW Đảng Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT
+ Quyết định số 1472/QĐ-SGDĐT ngày 21/7/2016 của Sở GD&ĐT về
ban hành Kế hoạch hành động của Sở GD&ĐT triển khai thực hiện Kế
hoạch của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành động số 27-CTr/TU
ngày 29/9/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 04/11/2013 của BCH TW Đảng Khóa XI về đổi mới căn bản,
toàn diện của Bộ GD &ĐT.
+ Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt
Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
+ Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Phần 2. Việc vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động nghề
nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục
Việc tìm hiểu và bồi dưỡng những kiến thức trên giúp bản thân nắm chắc được
tình hình chung về giáo dục; những chính sách của Đảng và Nhà nước ta, những văn

bản chỉ đạo của tỉnh, của huyện về đổi mới giáo dục, căn bản toàn diện. Thông qua hoạt
động bồi dưỡng chung này, bản thân đã cập nhật và hiểu rõ giáo dục luôn được quan
tâm, được xem là khâu đột phá chiến lược, biết được nhiệm vụ từng cấp học đặc biết
cấp Trung học. Biết được tầm quan trọng của việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa
mới. Những kiến thức này như một cẩm nang trong suốt quá trình thực hiện hoạt động
dạy học và giáo dục, từ đó vận dụng một cách có khoa học vào công tác giáo dục của
mình. Việc vận dụng đó thể hiện như sau: Thông qua việc nắm vững các văn bản chỉ
đạo của ngành, của huyện để bản thân luôn có cơ sở, lập trường chính trị rõ ràng theo
đường lối chỉ đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Là giáo viên luôn phấn đấu tu dưỡng,
rèn luyện về đạo đức, phẩm chất nhà giáo. Luôn chấp hành tốt những nhiệm vụ được
giao trong năm học. Luôn luôn tự bồi dưỡng, tự đánh giá về năng lực, phẩm chất của
bản thân, luôn có thái độ phê và tự phê. Luôn đổi mới phương pháp giáo dục, hình thức
giáo dục theo tinh thần công văn 5555 của Bộ giáo dục và đào tạo. Luôn đổi mới hình
thức kiểm tra thi đánh giá học sinh theo Thông tư 58. Luôn chú trọng công tác xây dựng
kế hoạch cá nhân từ kế hoạch của nhà trường. Luôn tích cực, nhiệt tình trong công việc,
tất cả vì học sinh thân yêu.
Phần 3. Tự nhận xét và đánh giá theo 2 tiêu chí:
5


+ Tiếp thu kiến thức và kỹ năng quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài
liệu BDTX (5 điểm);
Bản thân đã tiếp thu các kiến thức cơ bản, kỹ năng cơ bản trong nội dung bồi
dưỡng đáp ứng thực hiện nhiệm vụ năm học. Bản thân có sự tìm tòi, nghiên cứu, đọc kỹ
từng công văn, chỉ thị, từng quyết định để có những hiểu biết ban đầu về ngành giáo
dục; về các chính sách, chiến lược phát triển giáo dục của huyện nhà.
+ Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy
học và giáo dục (5 điểm).
Bản thân đã có sự vận dụng những kiến thức đó vào hoạt động nghề nghiệp của
mình một cách có hiệu quả. Biết giữ vững những phẩm chất nghề nghiệp của một giáo

viên. Luôn cố gắng phấn đấu rèn luyện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Luôn
yêu nghề, luôn chú trọng công tác phụ đạo học sinh yếu, luôn đổi mới các hình thức
trong giờ học để đạt hiệu quả dạy học.
Tự chấm điểm nội dung bồi dưỡng
Bằng số: 9 điểm;

Bằng chữ: Chín điểm

Nội dung bồi dưỡng 2: Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên. Các
nội dung về đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương
theo năm học
Chuyên đề : Sử dụng di sản văn hoá trong dạy học lịch sử ở trường THCS
Phần 1. Nhận thức việc tiếp thu nội dung kiến thức và kỹ năng
6


1.1. Những nội dung cơ bản về di sản
1.1.1. Khái niệm về di sản
Di sản văn hoá Việt Nam bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật
thể bao gồm di sản văn hoá và di sản thiên nhiên là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá
trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
1.1.2. Đặc điểm của di sản văn hoá Việt Nam
Di sản văn hoá Việt Nam là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hoá của cộng
đồng các dân tộc anh em, trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, được lưu truyền, kế
thừa, tái sáng tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày nay, là bức tranh đa dạng văn hoá, là tài
sản quý báu của dân tộc.
Di sản văn hoá Việt Nam là những giá trị sáng tạo từ việc học hỏi, giao lưu và kế
thừa từ các nền văn hoá và văn minh của nhân loại.
1.1.3. Phân loại di sản
Di sản văn hoá Việt Nam bao gồm hai loại: di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn

hoá vật thể. Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, khoa học, bao
gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, bảo vật quốc gia... Di sản văn hoá
vật thể bao gồm : di tích lịch sử - văn hoá ; danh lam thắng cảnh; di vật; cổ vật; Bảo vật
quốc gia. Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng, cá nhân,
không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, khoa học, thể hiện sâu sắc của cộng
đồng, không ngừng được tái tạo, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền
miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. Di sản văn hoá phi vật thể bao
gồm như tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian gồm sử thi, ca dao, dân ca, truyện cổ
tích, truyện cười...; nghệ thuật trình diễn dân gian như âm nhạc, múa hát; tập quán xã
hội; lễ hội; nghề thủ công truyền thống; trí thức dân gian;
1.2. Ý nghĩa của di sản đối với hoạt động dạy học, giáo dục
Di sản là một nguồn nhận thức, một phương tiện trực quan quý giá trong dạy học
nói riêng, giáo dục nói chung. Vì vậy, sử dụng di sản trong dạy học lịch sử ở trường phổ
thông có ý nghĩa quan trọng.
+ Góp phần đẩy mạnh hướng hoạt động nhận thức của học sinh.
+ Giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức.
+ Kích thích sự hứng thú học tập của học sinh.
+ Phát triển trí tuệ của học sinh.
+ Giáo dục nhân cách cho học sinh.
+ Góp phần phát triển một số kỹ năng sống ở học sinh: kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng nghe chú ý, tích cực, kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kỹ năng tư duy phê
phán; kỹ năng nhận trách nhiệm; kỹ năng đặt mục tiêu; kỹ năng tìm hiểu, xử lý thông
tin; kỹ năng quản lí thời gian.
7


+ Tạo điều kiện tổ chức quá trěnh hoạt động của giáo viên và học sinh một cách hợp lý.
1.3. Sử dụng di sản trong dạy học tích cực
1.3.1. Những yêu cầu về sử dụng di sản trong dạy học tích cực:
- Sử dụng di sản phải đảm bảo chương trình giáo dục phổ thông và mục tiêu giáo

dục di sản.
- Xác định nội dung và thực hiện các bước chuẩn bị chu đáo: Công việc chuẩn bị
( Nội dung, phương tiện, thời gian); Tiến hành hoạt động đối với di sản ( Ghi chép, quan
sát..); Kết thúc hoạt động; Đánh giá hoạt động;
- Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, tạo điều kiện để học sinh được
trải nghiệm.
- Kết hợp đa dạng các hình thức thể hiện.
1.3.2. Một số phương pháp dạy học tích cực sử dụng di sản:
- Một số phương pháp truyền thống theo tinh thần đổi mới bao gồm trình bày
miệng, sử dụng đồ dùng trực quan.
- Sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại bao gồm dạy học nêu vấn
đề, dạy học theo dự án, dạy học ứng dụng công nghệ thông tin.
1.3.3. Cách hình thức dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục đối với di sản:
1.3.3.1. Khai thác sử dụng tài liệu về di sản để tiến hành bài học ở trường phổ thông.
1.3.3.2. Tiến hành bài học tại nơi có di sản
*Để tiến hành bài học tại nơi có di sản, giáo viên cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Thứ nhất: Đảm bảo tốt công tác chuẩn bị( nội dung, địa diểm, kế hoạch...
- Thứ hai: Nội dung bài học tại di sản phải đảm bảo tính chính xác, bám sát
nội dung mà di sản phản ánh.
- Thứ ba: Bài học tại địa điểm có di sản phải phải phát triển được các hoạt động
nhận thức tích cực, độc lập óc quan sát, đặc biệt là tư duy độc lập của học sinh.
- Thứ tư: Bài học tại di sản phải giúp học sinh “ trực quan sinh động” các
chứng tích, hiện vật, phản ánh các kiến thức của môn học mà các em đang tìm hiểu.
- Thứ năm: Phải tổ chức cho học sinh tự học trong và sau giờ học.
* Các bước tiến hành bài học tại di sản
- GV giới thiệu những nét cơ bản về nội dung kiến thức có liên quan đến di sản.
- Có thể mời 1 cán bộ địa phương,.... trình bày nội dung phù hợp với bài học.
- GV chốt lại những vấn đề chủ yếu, nhất là những vấn đề chủ yếu trong
chương
trình

học.
- Tổ chức tham quan học tập tại nơi có di sản phải được tổ chức chặt chẽ.
- Tổ chức tham quan ngoại khóa - trải nghiệm di sản.
- Sử dụng di sản để tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
* Kiểm tra đánh giá việc sử dụng di sản trong dạy học
- Có thể trình bày miệng, hoặc trình bày 1 sản phẩm trên giấy, một bài báo cáo...
8


- Trong các bài kiểm tra định kỳ, thường xuyên nên thiết kế 1 câu hỏi liên quan...
- Trong quá trình dạy học với di sản, GV có thể hướng dẫn học sinh tự đánh
giá kết quả học tập của mình. GV nên làm mẫu nhận xét. HS có thể bắt đầu bằng
cách viết những suy xét của mình ra giấy hoặc nói với những bạn khác. Sau đó có
thể giúp học sinh tiến tới những hình thức đánh giá phức tạp hơn bằng cách GV
đưa ra những câu hỏi như:
+ Có thể cho tôi biết em đã làm gì khi tiến hành bài học tại địa điểm có di sản?
+ Ấn tượng lớn nhất trong em là gì?
* Quy trình thực hiện một bài học tại di sản
Quy trình được xây dựng trên cơ sở các bước, nội dung và hoạt động của mỗi
bước này hoàn toàn phụ thuộc vào sự sáng tạo của giáo viên. Các hoạt động cần linh
hoạt, không rập khuôn, máy móc. Quy trình này đặc biệt nhấn mạnh vào việc tổ chức
cho học sinh học tập tại di sản, có thể ứng dụng cho các giờ học trên lớp trong điều
kiện giáo viên có sự chuẩn bị tốt về nội dung di sản mình định sử dụng trong tiết học.
+ Bước chuẩn bị cho bài học tại di sản
Học sinh: Tự sưu tầm các tư liệu thông tin liên quan đến chuyên đề dưới sự hướng
dẫn của giáo viên : Hiện vật, ảnh, bài báo, các đoạn văn trong sách.
Sưu tầm trên mạng có kiểm chứng. Hỏi chuyện cha mẹ, anh chị, hàng xóm,... Học sinh
tự đánh giá, phân tích các tư liệu đó bằng cách chia sẽ các thông
tin theo nhóm, lớp .
Giáo viên: Đọc và nghiên cứu trước tài liệu về di sản. Soát xét các kiến thức học sinh

đã có liên quan đến bài học. Xem xét học sinh mong muốn gì với bài học. Liên hệ và
phối hợp với các cán bộ phụ trách di sản.
+ Tổ chức hoạt động dạy học: Không bắt học sinh nghe quá nhiều hoặc chỉ thụ động trả
lời câu hỏi của giáo viên. Hãy để học sinh xem, tiếp cận, trải nghiệm cùng di sản.
Tổ chức các hoạt động cho học sinh làm việc nhóm, các hoạt động cần gắn
liền với chủ đề bài học, mục đích bài học và lứa tuổi học sinh.
+ Các hoạt động cụ thể gồm:
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học thông qua các di sản đã
được lựa chọn để học sinh được trải nghiệm và hưởng thụ
- Giao nhiệm vụ, bài tập thông qua các hoạt động cho từng học sinh hoặc
theo nhóm.
- Giao nhiệm vụ cho học sinh xem, khảo sát,tìm hiểu, hiểu đúng ý nghĩa, giá
trị của di sản, tìm kiếm đúng các thông tin để điền vào phiếu học tập theo chủ đề
bài học đã được soạn sẵn.

9


- Học sinh có thể ghi lại cảm nhận riêng của mình trong quá trình xem với
từng hiện vật hoặc từng nhóm hiện vật một cách ngắn gọn vào sổ cảm tưởng hoặc
vở của mình.
- Các nhóm học sinh thảo luận và chia sẽ với nhau thông tin, kiến thức mới
và cảm xúc của mình theo những vấn đề mà giáo viên hướng dẫn.
+ Báo cáo kết quả sau khi học tập: Cho học sinh tự trình bày thu hoạch nhóm của mình
Khuyến khích làm việc theo nhóm. Các hoạt động cụ thể bao gồm. Tổ chức thảo luận,
chia sẻ giữa các nhóm trong lớp về những thông tin thu được trước và trong quá trình đi
thăm di sản. So sánh, liên hệ, đánh giá các nguồn thông tin khác nhau... Mỗi học sinh
tự viết thu hoạch, cảm nhận riêng của mình... Giáo viên chọn ra những bài hay nhất cho
học sinh trình bày. Cho học sinh tự tổ chức trưng bày các sản phẩm làm ra trong cả hai
hoạt động như trên: Các tư liệu, hiện vật sưu tầm được, các sản phẩm thủ công, các bài

thu hoạch, gắn với nội dung trưng bày vừa được xem.
Phần 2. Việc vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động nghề
nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục
Việc tìm hiểu những nội dung về di sản, tầm quan trọng của việc sử dụng di sản, bản
thân cơ bản nắm được có 11 di sản lịch sử ở tỉnh Quảng Bình đem vào giảng dạy trong
chương trình học đó là Di tích khảo cổ Bàu Tró nằm phía bắc thành phố Đồng Hới; Di chỉ
Cồn Nền thuộc thôn Pháp Kệ, xã Quảng Phương, huyện Quảng
Trạch.; Di tích lịch sử thành Lồi Cao Lao Hạ còn gọi là thành khu Túc nằm ở bờ nam
sông Gianh, thuộc địa phận làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch.; Di tích thành
nhà Ngo ở xã Uẩn Áo, huyện Lệ Thuỷ; Di tích Hồ Cưỡng ở Nhân Trạch, Bố Trạch; Di
tích Lăng mộ Hoàng Hối Khanh nằm trên một khu đất bằng phẳng, non nước
hữu tình, gần núi An Mã, thuộc thôn Đại Giang, xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy.
Di tích Điện Thành Hoàng Vĩnh Lộc thuộc xã Quảng Lộc, huyện Quảng Trạch. Điện thờ
Thượng thư Đại Hành khiển Trần Bang Cẩn ở xã Quảng Lộc, huyện Quảng Trạch; Di tích
thành Đồng Hới ở phường Hải Đình, trung tâm thành phố Đồng Hới; Luỹ Trường Dục ở
xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh; Luỹ Nhật Lệ từ chân núi Đầu Mâu kéo dài đến sông
Nhật Lệ cách Luỹ Trường Dục 10km về phía Bắc; Di tích làng gốm Mĩ Cương ở thành
phố Đồng Hới; Đền Truy Viễn Đường ở xã Quảng Lộc, huyện Quảng Trạch; Di tích đền
mẫu Liễu Hạnh nằm dưới chân núi Đèo Ngang, thuộc xã Quảng Đông, Quảng Trạch; Di
tích Đình Làng Thuận Bài ở xã Quảng Thuận; Di tích đình làng Thọ Linh ở thị xã Ba Đồn;
Di tích lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh ở xã Trường Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ; Di tích Đại đội nữ
pháo binh anh hùng ở xã Ngư Thuỷ Trung, huyện Lệ Thuỷ.
Việc tìm hiểu cách thức tiến hành các bài học có sử dụng di sản trong hoạt động
dạy học và giáo dục, đặc biệt trong môn Lịch sử, giúp bản thân có những kỹ năng, hiểu
biết cơ bản để lựa chọn, xây dựng, thiết kế một bài dạy có sử dụng di sản để giúp bài dạy
10


thêm hiệu quả. Bản thân cũng nắm được các di sản có thể dụng trong quá trình giảng dạy
lịch sử bao gồm

Giáo án minh hoạ có sử dụng lồng ghép di sản trong dạy học
Môn: Lịch sử 9
Tiết theo PPCT: Tiết 44: Bài 29: CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG MĨ
CỨU NƯỚC (1965-1973) (MỤC II.2,3; MỤC III.1,2)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Cuối 1964->1965, đế quốc Mĩ đã gây chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, nhằm chặn
đứng từ gốc những đòn tấn công của ta ở miền Nam, nhưng với nỗ lực cao nhất, quân và
dân ta đánh trả quyết liệt, buộc đế quốc Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom vô điều kiện
miền Bắc (1/11/1968)
- Miền Bắc thực sự là hậu phương lớn của tiền tuyến lớn.
- Âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mĩ trong “Việt Nam hoá chiến tranh” buộc đế quốc Mĩ
phải kí Hiệp định Pari(17/1/1973), chấm dứt về danh nghĩa cuộc chiến tranh xâm lược
VN.
- Nhân dân Quảng Bình cũng có những đóng góp to lớn trong cuộc chiến đấu chống Mĩ.
Đặc biệt nhân dân xã Ngư Thuỷ Trung, huyện Lệ Thuỷ với đại đội nữ pháo binh đã bắn
rơi nhiều máy bay và phương tiện của chúng khi chúng thực hiện cuộc tiến công bằng
không quân và hải quân.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá các sự kiện lịch sử.
- Kỹ năng tìm kiếm tư liệu, tranh ảnh.
3. Về tư tưởng
- Giáo dục cho HS lòng yêu nước, quyết tâm phấn đấu cho độc lập dân tộc.
- Khâm phục tinh thần chiến đấu ngoan cường của quân và dân ta để bảo vệ độclập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
- Giáo dục học sinh lòng biết ơn và tự hào về truyền thống anh hùng của quê hương.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Máy chiếu, SGK, SGV, bài soạn.

- Tư liệu về đại đội nữ pháo binh Ngư Thuỷ.
11


2. Chuẩn bị của học sinh
- Nghiên cứu bài học.
- Bảng nhóm.
- Chuẩn bị hình ảnh, tài liệu về đại đội nữ pháo binh Ngư Thuỷ.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số, sự chuẩn bị của học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
(?) Đế quốc Mĩ đề ra chiến lược chiến tranh cục bộ trong hoàn cảnh nào? Âm mưu mới
và thủ đoạn của đế quốc Mĩ trong “Chiến tranh cục bộ là gì”?
3. Bài mới: (36 phút)
a. Giới thiệu bài: (1 phút)
Trong điều kiện cả nước có chiến tranh, miền Nam vừa giành chiến thắng trong việc
đánh bại chiến tranh cục bộ của Mĩ, thì Mĩ thực hiện chiến tranh không quân và hải quân
bắn phá miền Bắc. Với những nổ lực cao nhất, nhân dân miền Bắc đã chiến đấu quyết
liệt buộc Mĩ ngừng ném bom không điều kiện miền Bắc. Miền Bắc lại trở thành hậu
phương lớn cho miền Nam chiến đấu trong chiến lược mới của Mĩ. Trong khi cả nước
cùng kháng chiến chống Mĩ, nhân dân Quảng Bình nói chung và nhân dân Ngư Thuỷ
Trung, huyện Lệ Thuỷ cũng đã có những đóng góp to lớn trong việc bắn rơi máy bay
Mĩ. Để hiểu được những vấn đề trên, cô trò mình cùng tìm hiểu tiếp Bài 29.
b.Nội dung
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng
II. Miền Bắc vừa chiến đấu

chống chiến tranh phá hoại
lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản
xuất (1965 – 1968)

Hoạt động 1 : Tìm hiểu
nhân dân miền Bắc vừa
chiến đấu vừa chống
chiến tranh phá hoại,
vừa sản xuất (17 phút)

1. Mĩ tiến hành chiến tranh
không quân và hải quân phá
hoại miền Bắc.
2. Miền Bắc vừa chiến đấu
chống chiến tranh phá hoại,
vừa sản xuất

Hình thức : Cá nhân,
nhóm lớn

*Chủ trương
(?) Miền Bắc đã có
những chủ trương gì HS Yếu tìm thông - Chuyển mọi hoạt động sang
thời chiến.
trong việc thực hiện tin trả lời
12


nhiệm vụ vừa sản xuất,
vừa chiến đấu?

GV chiếu Slide câu hỏi
Thảo luận nhóm lớn ( 6
phút)
(?) Miền Bắc đã đạt
được những thành tựu gì
trong việc thực hiện
nhiệm vụ vừa sản xuất
vừa chiến đấu ?

- Thực hiện quân sự hóa toàn
dân.
- Chuyển kinh tế sang thời
HS làm việc cá nhân chiến.
rồi thảo luận nhóm
làm vào bảng phụ.
Cử đại diện trình
bày. Các nhóm khác
theo dõi, bổ sung
*Thành tích chiến đấu
-Bắn rơi nhiều máy bay, loại
khỏi vòng chiến đấu hàng
nghìn giặc lái, bắn chìm 143
tàu chiến.

- Thành tích trong chiến
đấu?
-Thành tích trong sản
xuất?
GV thu kết quả bảng
nhóm, cho các nhóm đổi

chéo chấm bài với nhau.
GV lấy kết quả hai nhóm
đính lên bảng. HS cùng Cả lớp lắng nghe, bổ
nhận xét. GV chiếu kết sung
quả hướng dẫn.
GV chiếu các kênh hình
thành tích trong sản Cả lớp quan sát
xuất, chiến đấu
GV giảng : Khi cả nước
trực tiếp chiến đấu chống
Mĩ, nhân dân QB cũng
tham gia, trong đó có Cả lớp quan sát, lắng
nhân dân xã Ngư Thuỷ nghe
Trung mình với đại đội
nữ pháo binh Ngư Thuỷ.
GV chiếu tư liệu về đại
đội nữ pháo binh Ngư
Thuỷ.
13

->1/11/1968, Mĩ ngừng ném
bom miền Bắc.
*Thành tích sản xuất
+ Nông nghiệp với khẩu hiệu
phấn đấu đạt “Ba mục tiêu “,
diện tích canh tác mở rộng, sản
lượng ngày càng tăng.
+ Công nghiệp đã kịp thời sơ
tán và ổn định sản xuất.
+ Giao thông vận tải



GV tích hợp vấn đề môi
trường tình trạng học Cả lớp lắng nghe
sinh ăn quà vặt xả rác
trước tượng đài.
( ?) Các em phải làm gì
Cá nhân HS Yếu,
để biết ơn những người
HS Trung bình trả
anh hùng đó ? (tích hợp
lời
GDCD)
Hoạt động 3: Tìm hiểu
miền Bắc thực hiện
nghĩa vụ hậu phương
lớn (7 phút)

3. Miền Bắc thực hiện nghĩa
vụ hậu phương lớn

Hình thức: Cá nhân
(?) Miền Bắc đã thực
hiện nghĩa vụ hậu HS Trung bình trả - Chi viện sức người sức của
phương lớn đối với miền lời
cho miền Nam
Nam như thế nào? Bằng
- Khai thông đường HCM trên
con đường nào?
bộ và trên biển.

GV chiếu tranh Hình 70
và giới thiệu
Cả lớp quan sát, lắng
GV giảng: Miền Bắc là
nghe
hậu phương lớn, luôn chi
viện đầy đử sức người,
sức của cho CM miền
Nam. “Thóc không thiếu
một cân, quân không
thiếu một người”. Tuyến
đường vận chuyển bắc
Nam mang tên Hồ Chí
Minh trên bộ, trên biển
bắt đầu khai thông từ
thàng 5/1959.
GV chiếu slide kênh hình
con đường mòn Trường
Sơn lịch sử và giới thiệu Cả lớp quan sát, lắng
(?) Các em biết được có nghe
14


những bài thơ nào nói về HS Khá nêu
Đường Trường Sơn?
(tích hợp môn Văn)
GV cho học sinh nghe
bài hát “ Đường Trường
Sơn xe anh qua”, nhạc sĩ
Văn Dũng (tích hợp môn

Âm nhạc)
Hoạt động 3: Hướng
dẫn học sinh tìm hiểu
âm mưu, thủ đoạn của
Mĩ khi thực hiện chiến
lược “Việt Nam hóa
chiến tranh” và “Đông
Dương
hóa
chiến
tranh” và nhân dân
chiến đấu chống lại
chiến lược này (14
phút)
HS Yếu nêu
Hình thức: Cá nhân, cặp
đôi, nhóm lớn
(?) Mĩ tiến hành chiến
lược “Việt Nam hoá
HS thảo luận cặp
chiến tranh” trong hoàn
đôi. Cử một cặp đôi
cảnh nào?
trình bày
Thảo luận cặp đôi ( 4
phút)
(?) Mĩ đã thực hiện âm
mưu và thủ đoạn gì trong
việc tiến hành xâm lược
“VN hóa chiến tranh”

1969 –1973?
HS làm việc cá nhân
rồi thảo luận nhóm
vào bảng nhóm. Cử
đại diện trình bày.
15

III. Chiến đấu chống chiến
lược “ Việt Nam hoá chiến
tranh” và “ Đông Dương hoá
chiến tranh”của Mĩ (19691973)

1.Chiến lược “ Việt Nam hoá
chiến tranh”và “ Đông Dương
hoá chiến tranh”của Mĩ
*Hoàn cảnh

- Mĩ thất bại trong chiến lược
“Chiến tranh cục bộ”.
->Chiến lược “Việt Nam hoá
chiến tranh” gồm chủ lực nguỵ
+ Cố vấn + hoả lực
- Quân đội nguỵ Sài Gòn được
sử dụng như lực lượng xung
kích ở Đông Dương xâm lược
Lào, Campuchia.
- Âm mưu: “Dùng người Đông
Dương đánh người ĐD”
2. Chiến đấu chống chiến
lược “ Việt Nam hoá chiến

tranh” và “ Đông Dương hoá
chiến tranh”của Mĩ


GV chiếu câu hỏi

Các nhóm khác bổ *Thắng lợi chính trị
Thảo luận nhóm lớn ( 5 sung
- 6/6/1969 chính phủ CM lâm
phút)
thời Cộng hoà miền Nam VN
ra đời
(?) Em hãy trình bày
những thắng lợi chính trị
của ta trong thời kì “VN
hoá chiến tranh”(1969 –
1973)?

- T4/1970, hội nghị cấp cao của
3 nước ĐD họp, thể hiện quyết
tâm đoàn kết chống Mĩ.

(?) Em hãy cho biết
những thắng lợi quân sự
của ta đã đạt được trong Cả lớp lắng nghe
năm 1969 – 1973?

*Thắng lợi quân sự

GV thu kết quả thảo

luận, lấy hai bài đính lên
bảng lớp, còn lại cho các
nhóm đổi chéo chấm

- Từ 12/2 ->23/3/1971, chúng
ta lập nên chiến thắng đường 9
Nam Lào.

-Từ 30/4 ->30/6/1970, quân đội
ta kết hợp với ND Campuchia
lập nên chiến thắng đường lớn
ở Đông Bắc Campuchia.

GV chiếu đáp án hướng
dẫn
PHỤ LỤC : TƯ LIỆU VỀ ĐẠI ĐỘI NỮ PHÁO BINH ANH HÙNG ĐÁNH MÁY
BAY MĨ (1965 - 1968)
Từ đó đến nay, chiến công này luôn là một bí ẩn trong những luồng thông tin trái
chiều... Đại tá Trần Sự - nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự Quảng Bình,
người khai sinh ra đội nữ dân quân này là người nắm giữ bí ẩn ấy.
Đóa
hoa
mang
tên “Hung
thần
bên
biển”
Nắm giữ trọng trách Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự Quảng Bình (1954 - 1974), Đại
tá Trần Sự đã đi từ đầu đến cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ với bao trọng trách nặng
nề. Kỷ niệm đẹp nhất trong chiến tranh với ông luôn là đội nữ pháo binh Ngư Thủy anh

hùng do ông lập ra. Khi các nữ dân quân bắn cháy liên tiếp 3 tàu chiến Mỹ đầu năm
1968, rất hiếm người hiểu được chiến công này quan trọng đến thế nào. Đến thăm ông
tại nhà riêng (Đồng Hới, Quảng Bình) để nghe kỹ hơn chiến công lừng lẫy gần 50 năm
trước, ông hóm hỉnh: “Khi tôi xin phép cấp trên để thành lập đội nữ pháo binh Ngư
Thủy, các anh ấy đã gọi đùa tôi là ông Sự “văn nghệ”. Tôi nhủ thầm: Các anh sẽ biết cái
“văn nghệ” này lợi hại thế nào nhanh thôi…”. Năm 1965, Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh
phá hoại miền Bắc Việt Nam bằng không quân và hải quân. Các đơn vị pháo binh bờ
biển của ta khi đối đầu với tàu chiến Mỹ bị lép vế hoàn toàn. Pháo ta không chỉ có tầm
16


bắn ngắn hơn, mà cả tốc độ bắn và uy lực sát thương đều thua pháo của tàu địch. Loại
vũ khí hiệu quả nhất để tiêu diệt tàu chiến là tên lửa diệt hạm P-15 đến tận năm 1973
mới được Liên Xô viện trợ. Chính vì không có đối thủ trên biển, nên thời kỳ đầu chiến
tranh phá hoại, hải quân Mỹ đã tăng cường, ồ ạt bắn phá miền Bắc bằng hải pháo trên
hạm tàu hải quân. Miền Bắc với đường bờ biển dài đã chịu tổn thất khủng khiếp. Trước
tình hình đó, Bộ Tư lệnh Pháo binh và trường Sĩ quan Pháo binh đã nhận nhiệm vụ
nghiên cứu, thay đổi phương pháp bắn để pháo binh mặt đất có thể tiêu diệt tàu chiến.
Các giáo viên của trường Sĩ quan Pháo binh được chia về các đơn vị chiến đấu để thực
nghiệm phương pháp bắn tàu chiến địch. Sau hơn 2 năm bị tàu chiến Mỹ “vô tư” bắn
phá, đến 13/4/1967, tiểu đoàn 1, trung đoàn pháo binh 204 mới bắn cháy được tàu khu
trục USS Turner Joy (DD-951) của Mỹ tại vùng biển Thanh Hóa. Chiến công này lúc đó
được coi là “vượt sức tưởng tượng”, mà đến giờ vẫn là một mốc son của lịch sử Pháo
binh Việt Nam. Thế nhưng như thế chưa đủ để hải quân Mỹ thay đổi lịch trình.
Song đầu năm 1968, tại biển Quảng Bình, 3 tàu chiến Mỹ bị tiêu diệt chỉ trong vòng
một trăm ngày. Với quân đội Mỹ, đó là cú “sốc” vì theo thông tin trên Đài Tiếng nói Việt
Nam, 3 tàu chiến bất khả chiến bại trên biển Việt Nam bao năm nay bị diệt bởi đội dân
quân toàn con gái, không được đào tạo chính quy. Đến tận bây giờ, vẫn còn thông tin:
Pháo binh chính quy diệt tàu chiến Mỹ lúc đó. Thật ra nói thế cũng không sai, ông Sự
cho biết, không đào tạo chính quy nhưng đội nữ pháo binh Ngư Thủy được huấn luyện

rất đặc biệt, chỉ với mục đích: Bắn cháy tàu chiến Mỹ. Kỳ lạ một điều, bản thân các nữ
dân quân cũng không biết là mình được huấn luyện rất đặc biệt, họ cũng không ý thức
được tầm quan trọng của nhiệm vụ đang thực hiện. Có lẽ vì thế mà họ tránh được gánh
nặng tâm lý khi thực hiện nhiệm vụ. Suốt 2 năm phơi mình chịu trận sự bắn phá ác liệt,
dồn dập của tàu chiến Mỹ, những tổn thất của Quảng Bình vô cùng lớn. Đất Quảng Bình
hẹp, tàu chiến Mỹ áp sát bờ biển là gần như toàn bộ những nơi trọng yếu đều nằm trong
tầm ngắm. Cần một cú đánh mạnh, bất ngờ để đẩy những chiếc tàu chiến ra xa bờ biển,
việc này còn giúp cả miền Bắc tránh xa cự ly bắn phá của hải quân Mỹ. Trong điều kiện
khí tài, vũ khí rất “mỏng” lúc đó, nếu muốn một cú đánh “buộc” phải thành công, chỉ có
thể đánh vào điểm yếu là sự tự tin cao độ về sức mạnh của quân đội Mỹ. Đội nữ pháo
binh Ngư Thủy được sinh ra với mục đích đó. Năm 1967, ông Trần Sự đã xin ý kiến cấp
trên cho thành lập đội nữ pháo binh Ngư Thủy. Ông kể: “Sau nhiều lần chưa đồng ý, khi
tôi thuyết phục quá nhiều, được phê chuẩn rồi nhưng cấp trên vẫn coi đây là một quyết
định “văn nghệ”: Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, việc thành lập đội nữ pháo
binh còn thực hiện nhiệm vụ cũng rất quan trọng lúc ấy: Để đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, nêu cao khẩu hiệu “Cả nước cùng đánh Mỹ”. Riêng tôi lại muốn đội nữ pháo
binh
Ngư
Thủy
sẽ

quả
đấm
thép
với
hải
quân
Mỹ”.
Ngày 21/11/1967, Đội nữ pháo binh Ngư Thủy chính thức thành lập. Đại đội có 37
17



chị em nữ tuổi từ 16 - 22, đại đội trưởng là chị Ngô Thị The, chính trị viên là chị Trần
Thị Thản, đơn vị chia làm 3 trung đội sử dụng 3 khẩu pháo (một khẩu bị hỏng). Ngay
sau khi thành lập, ông Sự đã lập tức giao cho pháo binh chính quy huấn luyện đơn vị.
Để chuẩn bị cho “cú đấm thép” này, ông Sự còn xin điều động một số chuyên gia quân
sự nước bạn tham gia huấn luyện cho chị em. Sau thời gian luyện tập tác chiến, những
điểm yếu của chị em là bé nhỏ lại trở thành những ưu điểm tuyệt vời. Các thao tác, di
chuyển trong phạm vi hẹp quanh khẩu pháo, trong lô cốt trở lên nhanh hơn bao giờ hết.
Suốt thời gian huấn luyện, không như pháo thủ chính quy, các cô gái chỉ thực hành bắn
mục tiêu di động. Áp Tết Mậu Thân, đích thân ông Sự xuống trận địa pháo của đội nữ
pháo binh truyền đạt trực tiếp mệnh lệnh: “Đại đội pháo binh nữ Ngư Thủy phải tổ chức
trận đánh mở màn thắng lợi, bắn cháy tàu chiến Mỹ”. Ngày 7/2/1968 (tức mùng 6 Tết
Mậu Thân), tin vui báo về Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình: Đội nữ pháo binh Ngư
Thủy đã bắn cháy tàu chiến Mỹ đầu tiên. Đúng như dự đoán, tính toán của ông Sự, sau
Tổng tấn công Tết Mậu Thân, tàu chiến Mỹ áp sát bờ biển hơn nữa nhằm bắn phá, cắt
đường chi viện của miền Bắc. Và chỉ trong thời điểm vàng ấy, những khẩu pháo 85 ly
Ngư Thủy mới nhả đạn chính xác, hoàn tất kế hoạch “nghi binh” kia.
Sau đó, liên tục trong các ngày 17/3 – 16/5/1968, đội nữ pháo binh tiếp tục bắn cháy 2
tàu chiến nữa của Mỹ. Như vậy chỉ trong khoảng một trăm ngày, đội nữ binh đã bắn
cháy 3 tàu chiến của Mỹ. Thực ra với sức mạnh quân sự hàng đầu cùng máy móc do
thám tinh vi, quân đội Mỹ chắc chắn biết đến trận địa pháo tại Ngư Thủy từ trước đó rất
lâu. Việc đơn vị pháo chính quy rút đi, một đơn vị dân quân nữ tiếp quản 4 khẩu pháo
85 ly, chắc chắn họ cũng biết. Đó là thứ hải quân Mỹ “không thèm” quan tâm. Kể cả tiểu
đoàn 1, trung đoàn pháo binh 204 lập chiến công bắn cháy tàu chiến Mỹ đầu tiên, cũng
phải sử dụng 4 khẩu pháo 130 ly. Nếu không có việc “coi thường” này của phía Mỹ, đội
nữ pháo binh chắc chắn khó có thể lập công. Kế hoạch “nghi binh” rồi tung “quả đấm
thép”, nhằm đẩy cự ly bắn phá của tàu chiến Mỹ ra xa
bờ biển đã thành công. Trong suốt thời gian chiến
tranh phá hoại của Mỹ, miền Bắc với gần 1.000km bờ

biển đã tránh đi được vô vàn những tổn thất nhờ chiến công này. Gần 50 năm qua, hiếm
người biết được việc này. Ông Trần Sự sinh năm Mậu Thìn (1928), quê làng An Xá, xã
Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (cùng làng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp).
Trong kháng chiến chống Mỹ, ông là Tỉnh đội trưởng - Chỉ huy trưởng mặt trận Quảng
Bình. Năm 1974, ông được điều động làm Chủ tịch tỉnh Bình Trị Thiên. Ông nghỉ hưu
tại Đồng Hới (Quảng Bình). Gần 50 năm sau ngày ông Sự xuống trận địa ra mệnh lệnh
“Phải bắn cháy tàu chiến Mỹ”, hình ảnh khiến ông nhớ nhất vẫn là cành mai vàng cắm
trong chiếc lọ hoa làm bằng vỏ pháo 85 ly trên bàn thờ Tổ quốc tại đơn vị lúc ấy. Chắc
hình ảnh đẹp ấy vừa giống những chị em nữ pháo binh Ngư Thủy anh hùng, lại vừa
18


giống kế hoạch nhằm diệt tàu chiến Mỹ hoàn hảo năm xưa.
Ông là con người bình lặng trong đời sống, thế nên những bí ẩn tạo nên chiến công
mang ý nghĩa cực kỳ to lớn của đội nữ pháo binh Ngư Thủy chẳng mấy ai biết. Ông
cười khoan khoái: “Hết chiến tranh rồi, nói chuyện cấy cày thôi, nhắc tới “đánh đấm”
làm chi?”.
4.Củng cố : (3 phút) :
- GV chiếu một số câu hỏi củng cố bài học.
5. Dặn dò: (1 phút)
- Học bài cũ, nắm nội dung của bài.
- BTVN: So sánh điểm giống và khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ”và
“Việt Nam hóa chiến tranh”.
- Nghiên cứu mục III, IV.
Phần 3. Tự nhận xét và đánh giá
+ Tiếp thu kiến thức và kỹ năng quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu
BDTX (5 điểm);
Qua việc tìm hiểu những vấn đề chung về di sản, bản thân biết phân loại được các
loại di sản. Bản thân cũng hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc sử dụng di sản trong hoạt
động dạy học, giáo dục. Các di sản văn hoá rất phong phú nhưng chưa được chú trọng và

khai thác. Hơn nữa các di sản ở địa phương sẽ giúp bài dạy của giáo viên thêm hấp dẫn,
tăng sức thuyết phục. Còn đối với học sinh giúp các em phát triển tư duy sáng tạo, khả
năng quan sát, giáo dục được nhân cách, đạo đức, niềm tự hào về quê hương. Nhưng
phương pháp của mỗi bài dạy di sản cũng khác nhau.
+ Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học
và giáo dục (5 điểm).
Việc sử dụng di sản có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động giáo dục cũng như dạy
học của giáo viên. Đặc biệt đối với bộ môn Lịch sử có thể nói là bộ môn mang tính đặc thù
nhất gắn với các sự kiện lịch sử. Sự kiện lịch sử sẽ được cụ thể hơn nếu giáo viên có thể sử
dụng linh hoạt các di sản trong các tiết dạy trên lớp. Từ việc nắm vững những kiến thức
đó, mà bản thân bước đầu tự thiết kế một giáo án có sử dụng di sản vào bài dạy. Việc sử
dụng giáo án đó, đã giúp cho học sinh yêu thích hơn và tò mò hơn về di sản tại quê hương
mình.
Tự chấm điểm nội dung bồi dưỡng 2
Bằng số: 9 điểm;
Bằng chữ: Chín điểm
Nội dung bồi dưỡng 3: Nội dung bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề
nghiệp liên tục của giáo viên ( 60 tiết/năm học/giáo viên)
Mô-đun TH14: Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp
Phần 1. Nhận thức việc tiếp thu nội dung kiến thức và kỹ năng
19


1.1. Dạy học tích hợp là gì?
DHTH được hiểu là quá trình dạy học sao cho trong đó toàn bộ các hoạt động học
tập góp phần hình thành ở HS những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần
thiết cho HS, nhằm phục vụ các quá trình học tập tiếp theo và chuẩn bị cho HS bước vào
cuộc sổng lao động. Mục tiêu cơ bản của tư tưởng sư phạm tích hợp là nâng cao chất
lượng giáo dục học sinh phù hợp với các mục tiêu giáo dục toàn diện cửa nhà trường.
1.2. Đặc trưng của dạy học tích hợp

DHTH hướng tới việc tổ chức các hoạt động học tập, trong đó HS học cách sử
dụng phối hợp các kiến thức và kĩ năng trong những tình huống có ý nghĩa gần với cuộc
sống. Trong quá trình học tập như vậy, các kiến thức của HS từ các môn học khác nhau
được huy động và phối hợp với nhau, tạo thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở
các mối liên hệ lí luận và thực tiến được đề cập trong các môn học đó. DHTH có các
đặc trưng chủ yếu sau: làm cho các quá trình học tập có ý nghĩa, bằng cách gắn quá
trình học tập với cuộc sống hằng ngày, không làm tách biệt thế giới nhà trường với thế
giới cuộc sổng; làm cho quá trình học tập mang tính mục đích rõ rệt; sử dụng kiến thức
của nhiều môn học và không chỉ dừng lại ở nội dung các môn học.
1.3. Kế hoạch dạy học là gì?
Kế hoạch dạy học là bản chương trình công tác do giáo viên soạn thảo ra bao gồm
toàn bộ công việc của thầy và trò trong suổt năm học, trong một học kì, đối với từng
chương hoặc một tiết học trên lớp.Ta có thể chia kế hoạch dạy học của giáo viên thành
hai loại: Kế hoạch năm học và kế hoạch bài học (còn gọi là giáo án hay bài soạn).
1.4. Các yêu cầu của kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp
Yêu cầu đổi với kế hoạch bài học gồm:
- Cấu trúc bài soạn phải bao quát đuợc tổng thể các phuơng pháp dạy học đa dạng
và nhiều chiều, tạo điều kiện vận dụng phối hợp những phương pháp dạy học mềm dẻo
về mức độ chi tiết để có thể thích ứng được với cả những giáo viên đã dày dặn kinh
nghiệm lẫn những giáo viên trẻ mới ra trường hay giáo sinh thực tập sư phạm. Đồng
thời làm nổi bật hoạt động của học sinh như là thành phần cổt yếu.
- Bài soạn phải nêu được các mục tiêu của tiết học. Giáo viên cần phải xác định
chính xác trọng tâm kiến thức kĩ năng của bài dạy trên cơ sở đó có phương pháp dạy
phù hợp. Thông qua phương pháp dạy, cách hỏi, rèn kĩ năng mà thầy giáo có thể rèn
luyện bồi dưỡng phát triển tư duy, phát triển trí thông minh của học sinh. Mục đích yêu
cầu sẽ chỉ đạo toàn bộ nội dung kế hoạch thực hiện bài dạy và chính nội dung bài dạy
quy định mục đích yêu cầu. Chính vì vậy việc xác định mục đích yêu cầu là vấn đề hết
sức quan trọng đòi hỏi sự dụng công, đòi hỏi ý thức trách nhiệm cao của giáo viên lúc
soạn bài.
- Bài soạn phải nêu được kết cấu và tiến trình của tiết học, bài soạn phải làm nổi

bật các vấn đề sau: Sự phát triển lô gic từ giai đoạn này đến giai đoạn khác, từ phần kiến
20


thúc này đến phần kiến thúc khác. Giảng dạy phù hợp với quy luật nhận thức, dẫn giải,
suy luận từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp một cách có hệ thống. Làm rõ sự phát
triển tất yếu từ kiến thức này đến kiến thức khác. Cụ thể là đảm bảo mối liên hệ lô gic
giữa các phần, bảo đảm bài dạy là một hệ toàn vẹn, mỗi phần là một phân hệ, các phân
hệ gắn bó chăt chẽ tạo nên một hệ toàn vẹn.
- Bài soạn phải xác định được nội dung, phương pháp làm việc của thầy và trò
trong cả tiết học: Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với một tiết học. Từ cho giáo
viên nắm vững nội dung kiến thức, vận dụng thành thạo kiến thức đến cho truyền thụ
cho được kiến thức đó đến học sinh, để họ nắm bắt và vận dụng được đòi hỏi ờ người
thầy sự động não, sử dụng công thực sự. Muốn như vậy thầy giáo phải lựa chọn được
phương pháp thích hợp ứng với từng giờ giảng và trong bài soạn phải nêu được một
cách cụ thể công việc của thầy và trò trong tiết học cụ thể. Xác định đồ dùng dạy học và
phương pháp sử dụng chúng.
1.5.Nguyên tắc dạy học theo hướng tích hợp
Việc đưa ra các kiến thức tích hợp vào kế hoạch dạy học cần dựa vào các nguyên
tắc sư phạm sau:
- Không ỉàm thay đổi tính đặc trưngg của môn học, như không biến bài dạy sinh học
thành bài giảng toán học, vật lí, hoá học hay thành bài giáo dục các vấn đề khác (môi
trường, dân số, sức khỏe sinh sản, phòng chổng HIV7 ADDS...). Nghĩa là, các kiến thức
được tích hợp vào phải được tiềm ẩn trong nội dung bài học, phải có mối quan hệ lô gic
chặt chẽ trong bài học.
- Khai thác nội dung cần tích hợp một cách có chọn lọc, có tính hệ thống, đặc trưng.
Theo nguyên tắc này, các kiến thức tích hợp được đưa vào bài học phải có hệ thống,
được sắp xếp hợp lí làm cho kiến thức môn học thêm phong phú, sát với thực tiễn, tránh
sự trùng lặp, không thích hợp với trình độ của HS, không gây quá tải, ảnh huớng đến
việc tiếp thu nội dung chính.

- Đảm bảo tính vừa sức: DHTH phải phát huy cao độ tính tích cực và vốn sống của
HS. Các kiến thức tích hợp đưa vào bài học phải làm cho bài học rõ ràng và bài học
tường minh hơn, đồng thời tạo hứng thú cho người học.
1.6. Mục tiêu, nội dung, phương pháp của kế hoạch dạy học tích hợp
1.6.1.Mục tiêu cơ bản của kế hoạch dạy học tích hợp
Kế hoạch dạy học tích hợp nhằm nhiều mục tiêu khác nhau, có thể xác định bốn mục
tiêu lớn sau:
- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa hơn bằng cách đặt các quá trình học tập và
nhận thức trong hoàn cảnh có ý nghĩa đối với HS. Chính vì vậy, việc học tập không
tách rời cuộc sống hằng ngày mà thường xuyên được liên hệ và kết nối trong mối quan
hệ với các tình huống cụ thể mà HS sẽ gặp trong thực tiễn, những tình huống có ý nghĩa
với HS. Nói một cách khác việc học ở nhà trường hòa nhập vào đời sống thường ngày
21


của học sinh. Để thực hiện điều này, các môn học học riêng rẽ không thể thực hiện được
vai trò trên mà cần phải có sự đóng góp của nhiều môn học, sự kết hợp của nhiều môn
học.
- Phân biệt cái cốt yếu với cái thứ yếu. Không thể dạy học một cách dàn trải, đồng
đều, các quá trình học tập ngang bằng với nhau. Bên cạnh những điều hữu ích, những
kiến thức và năng lực cơ bản cỏ những thứ được dạy chỉ là “lí thuyết", không thật hữu
ích. Trong khi đó, giờ học trên lớp là có hạn, nhiều kiến thức và năng lực cơ bản không
đủ thời gian cần thiết. Giáo viên nên nhấn mạnh những quá trình học tập cơ bản, chẳng
hạn như: là cơ sở của các quá trình học tập tiếp theo; là những kĩ năng quan trọng hoặc
chúng có ích trong cuộc sống hằng ngày...
- Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống. DHTH chú trọng tới việc thực hành, sử dụng
kiến thức mà HS đã lĩnh hội được, thay vì chỉ học tập lí thuyết mọi loại kiến thức. Mục
tiêu của DHTH là hướng tới việc giáo dục HS thành con người chủ động, sáng tạo, có
năng lực làm việc trong xã hội cũng như làm chủ cuộc sống của bản thân sau này.
- Lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học. Một trong bốn mục tiêu của DHTH là

nhằm thiết lập mối quan hệ giữa những khái niệm khác nhau của cùng một môn học
cũng như của những môn học khác nhau. Điều này sẽ giúp cho HS có năng lực giải
quyết các thách thức bất ngờ gặp trong cuộc sống, đòi hỏi người đối mặt phải biết huy
động những năng lực đã có không chỉ ở một khía cạnh mà nhiều lĩnh vực khác nhau để
giải quyết..
1.6.2. Các quan điểm trong nội dung dạy học tích hợp
Có bốn quan điểm khác nhau trong liên kết, tích hợp các môn học:
- Quan điểm trong “Nội bộ môn học". Theo quan điểm này chỉ tập trung chủ yếu
vào nội dung của môn học. Quan điểm này nhằm duy trì các môn học riêng rẽ.
- Quan điểm “đa môn". Quan điểm này theo định hướng: những tình huống,
những “đề tài", nội dung kiến thức nào đó được xem xét, nghiên cứu theo những quan
điểm khác nhau nghĩa là theo những môn học khác nhau. Ví dụ, nghiên cứu giải bài
Toán theo quan điểm Toán học, theo quan điểm Vật lí, Sinh học. Quan điểm này, những
môn học tiếp tục tiếp cận một cách riêng rẽ và chỉ gặp nhau ở một số thời điểm trong
quá trình nghiên cứu các đề tài. Như vậy, các môn học chưa thực sự được tích hợp.
- Quan điểm “liên môn", trong đó chúng ta đề xuất những tình huống chỉ có thể
được tiếp cận một cách hợp lí qua sự soi sáng của nhiều môn học. Ví dụ, câu hỏi “Tại
sao phải bảo vệ rừng?" chỉ có thể giải thích được dưới ánh sáng của nhiều môn học:
Sinh học, Địa lí, Toán học... Ở đây chứng ta nhấn mạnh đến sự liên kết giữa các môn
học, làm cho chúng tích hợp với nhau để giải quyết một tình huống cho trước: Các quá
trình học tập sẽ không được để cập một cách ròi rạc mà phải liên kết với nhau xung
quanh những vấn đề phải giải quyết.
- Quan điểm “xuyên môn", trong đó chúng ta chủ yếu phát triển những kĩ năng mà
22


học sinh có thể sử dụng trong tất cả các môn học, trong tất cả các tình huổng, chẳng hạn,
nêu một giả thiết, đọc thông tin, thông báo thông tin, giải một bài toán... Những kĩ năng
này chúng ta gọi là những kĩ năng xuyên môn, có thể lĩnh hội được những kĩ năng này
trong từng môn học hoặc nhân dịp có những hoạt động chung cho nhìỂu môn học.

Trong bốn quan điểm trên, mọi quan điểm có những mặt mạnh và khó khăn, vì vậy khi
áp dụng cần hết sức lưu ý tới những đặc điểm. Tuy nhiên yêu cầu của xã hội và dạy học
ngày nay đòi hỏi chúng ta phải hướng tới hai quan điểm liên môn và xuyên môn. Quan
điểm liên môn cho phép việc phối hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học để nghiên
cứu và giải quyết một tình huống. Quan điểm xuyên môn cho phép phát triển ở học sinh
những kiến thức, kĩ năng xuyên môn để có thể áp dụng trong mọi tình huống, giải quyết
vấn đề.
1.6.3. Phương pháp dạy học tích hợp
Phương thức tích hợp đưa ra 2 dạng tích hợp cơ bản, mỗi một dạng lại đưa ra 2 cách
thức tích hợp, được thể hiện như sau:
Dạng tích hợp thứ nhất đưa ra những ứng dụng chung cho nhiều môn học (chẳng
hạn các vấn đề năng lượng, bảo vệ môi trường...). Dạng tích hợp này vẫn duy trì các
môn học riêng rẽ, trong khi các ứng dụng chung được tích hợp vào những thời điểm
thích hợp. Đây là cách tích hợp được vận dụng phổ biến.Các thời điểm để thực hiện đó
là:
Cách thứ nhất: Những ứng dụng chung cho nhiều môn học được thực hiện ở cuối
năm học hay cuối cấp học trong một bài học hoặc một bài tập tích hợp.
Cách thứ hai: Những ứng dụng chung cho nhiều môn học được thực hiện tương
đối đều đặn trong suốt năm học, trong các tình huống thích hợp.Với dạng tích hợp thứ
nhất này, định hướng vẫn là đa môn (các đơn nguyên tích hợp đòi hỏi sự đóng góp của
những môn học khác nhau) và liên môn (chúng ta xuất phát từ một tình huống tích hợp),
tuy nhiên vẫn chưa phải là xuyên môn bởi vì các đơn nguyên tích hợp chưa dựa trên sự
phát triển các kĩ năng xuyên môn: những ứng dụng vẫn phục vụ cho những môn học
khác nhau.
Dạng tích hợp thứ hai: Phối hợp các quá trình học tập của nhiều môn học khác
nhau. Dạng tích hợp thứ hai thường dẫn đến phải phối hợp quá trình dạy học của các
môn học. Dạng tích hợp này nhằm hợp nhất hai hay nhiều môn học thành một môn học
duy nhất. Điều này đòi hỏi phải nghiên cứu xây dựng chương trình và tài liệu học tập
phù hợp thường phức tạp. Có thể nêu lên về nguyên tắc thứ hai cách tích hợp theo
hướng này như sau:

Cách thứ nhất: Phối hợp quá trình học tập những môn học khác nhau bằng đề tài tích
hợp. Theo đó người ta nhóm các nội dung có mục tiêu bổ sung cho nhau thành các đề tài
tích hợp, trong khi các môn học vẫn giữ nguyên những mục tiêu riêng;
Những giới hạn của cách tiếp cận bằng đề tài tích hợp:
+ Cũng như mọi phương pháp giảng dạy dựa trên sự phát triển các đề tài, cách tiếp cận
23


này không bao giờ đảm bảo rằng học sinh thực sự có khả năng đối phó với một tình
huống thực tế. Cách tiếp cận này chủ yếu có giá trị trong giảng dạy ở tiểu học, ở đó
những vấn đề phải xử lí thường là tương đối giới hạn và đều có thể nêu trong những đề
tài đơn giản.Khó có thể tích hợp theo cách này những môn học đòi hỏi những sự phát
triển logic móc nối với nhau, như những giáo trình toán học, ngôn ngữ thứ hai, vật lí
hoặc hoá học (chủ yếu những giáo trình ở trung học), và trong đó không thể có “lỗ
hỏng", nghĩa là trong những môn học đó có những giai đoạn lô gic phải tôn trọng trong
quá trình học tập.
+ Cách tiếp cận này càng khó thực hiện hơn với những môn học trong đó những trường
khái niệm rất phức tạp, và mức độ tự do để đề cập các nội dung khác nhau theo cách này
hoặc cách khác là giới hạn (chẳng hạn những môn học ờ trung học nêu ở trên).
+ Những môn học do những chuyên gia giảng dạy (chẳng hạn môn Giáo dục sức khỏe
hay môn Đạo đức ở một số nước) cũng rất khó đưa vào cách tiếp cận này.
+ Cuối cùng cách tiếp cận này chỉ đáng chú ý nếu chúng ta muốn phát triển những kĩ
năng xuyên môn thông qua các giáo trình: tìm thông tin, giải các bài toán, phát triển óc
phê phán... Nếu như đó là một giới hạn trong phạm vi một môn học, đó cũng là một
quan điểm mạnh khi sự phát triển các kĩ năng xuyên môn là cần cho việc giáo dục học
sinh.
Cách thứ hai: Phối hợp quá trình học tập những môn học khác nhau bằng
tình huống tích hợp, theo đó các môn học được tích hợp xung quanh những mục tiêu
chung. Những mục tiêu chung này gọi là các mục tiêu tích hợp. Dạng tích hợp này có
nhiều ưu điểm là nó dạy cho học sinh giải quyết các tình huống phức hợp bằng cách vận

dụng kiến thức từ nhiều môn học trong một tình huống gần với cuộc sống. Như vậy,
phương pháp chính của cách tích hợp này là tìm những mục tiêu chung cho các môn
học, đặt ra mục tiêu tích hợp giữa các môn học. Những tình huống tích hợp đòi hỏi học
sinh phải tìm cách giải quyết bằng sự phối hợp những kiến thức lĩnh hội được tù nhiều
môn học khác nhau. Đây là phương pháp điển hình cửa DHTH bời vì: Dạng tích hợp
này dạy cho học sinh giải quyết những tình huống phúc tạp, vận dụng nhiều môn học.
Tích hợp được nhiều kiến thức và kĩ năng cửa các môn học để đạt được mục tiêu tích
hợp cho những môn học đó.
Phần 2. Việc vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động nghề
nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục
Từ việc hiểu biết được những kiến thức của việc lập kế hoạch dạy học tích hợp đối
với hoạt động dạy và học hiện nay, bản thân cũng tự xây dựng cho mình một kế hoạch dạy
học cho bộ môn Lịch Sử mình đang trực tiếp giảng dạy.
Bản thân đã thực hiện được một kế hoạch dạy học tích hợp của một bài học trong
chương trình Lịch sử 9 tích hợp các môn: Âm nhạc, Giáo dục công dân, Địa lý, Văn học.
24


Tiết 36: Bài 27: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM
LƯỢC KẾT THÚC (1953 - 1954) (Mục II.2, IV)
I. Mức độ cần đạt
1.Kiến thức: Qua bài học này, học sinh nắm được:
- Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
- Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
*Lưu ý: Mục III hướng dẫn đọc thêm, chỉ cho học sinh nắm nội dung, ý nghĩa của Hiệp
định Giơ – ne – vơ.
2. Kỹ năng
- Có kỹ năng sử dụng bản đồ, mô tả diễn biến chiến dịch trên lược đồ và phân tích, nhận
định tình hình qua lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
- Xác định được vị trí địa lí của Điện Biên Phủ trên bản đồ và thấy được Điện Biên Phủ

có một vị trí chiến lược rất quan trọng với cả ta và Pháp.
- Sưu tầm tài liệu, liên hệ thực tiễn cuộc sống.
3.Thái độ:
- Qua chiến thắng của quân dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, b ồi
dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tình đoàn kết dân tộc và niềm tin vào sự
lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, và niềm tự hào dân tộc.
- Giáo dục lòng tự hào về thắng lợi to lớn của địa phương từ đó thêm yêu quê hương, có
tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc trong địa phương.
- Có thái độ đúng đắn và có trách nhiệm trước vận mệnh to lớn của quê hương, đất
nước.
- Tích hợp kiến thức liên môn
*Môn Địa lý:
- Tích hợp với Tiết 19,20. Bài 17, 18: Vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ, trang 61, 67
để xác định vị trí, giới thiệu về Điện Biên Phủ.
*Môn GDCD:
- Tích hợp môn GDCD lớp 9: Tiết 31. Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. (Trang 61)
+ Trong chiến dịch Điện Biên Phủ có rất nhiều tấm gương anh dũng hi sinh vì tổ quốc.
Hãy kể tên các tấm gương anh hùng đó?
*Môn Âm nhạc:
- Học sinh kể tên một số ca khúc nói về Điện Biên như Hò kéo pháo của nhạc sĩ Hoàng
Vân, Giải phóng Điện Biên của nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
25


×