Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận môn ngân hàng thương mại tình hình nợ xấu và các biện pháp xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.22 KB, 15 trang )

BÀI LUẬN
TÌNH HÌNH NỢ XẤU VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỢ
XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Sinh viên: Hoàng Kim Vân
Lớp: ĐHTN8A3
Giáo viên: Đỗ Mỹ Dung

1


LỜI MỞ ĐẦU
Thống kê 12 ngân hàng đã công bố BCTC 6 tháng đầu năm 2017 (bao gồm Vietcombank,
Vietinbank, BIDV, ACB, MBB, Eximbank, VIB, VPBank, Techcombank, NCB, SHB và
Sacombank) cho thấy, tổng nợ xấu ở mức hơn 65,5 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với đầu năm.
Về giá trị tuyệt đối, tất cả 12 ngân hàng khảo sát đều có số nợ xấu gia tăng. Tuy vậy, nhờ đẩy
mạnh tín dụng trong 6 tháng đầu năm nên chỉ có 5/12 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng so với đầu
năm, bao gồm Vietinbank, ACB, VIB, Techcombank và NCB.
Trong khi đó, tổng nợ nhóm 5, tức nợ có khả năng mất vốn cũng tăng 5,8%, lên gần 31,9 nghìn
tỷ đồng, chiếm 51,5% nợ xấu. 9/12 ngân hàng có tỷ lệ nhóm nợ này gia tăng bao gồm
Vietcombank, BIDV, Eximbank, MB, SHB, VPBank, VIB, Techcombank và NCB.
Có thể thấy rằng, ở Việt Nam hiện nay, tình hình nợ xấu của các ngân hàng ngày càng có chiều
hướng tăng. Do vậy, việc tìm ra các giải pháp hạn chế và phòng ngừa nợ xấu là rất quan trọng và
cấp thiết.

2


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính cấp thiết của đề tài
Gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) thực sự là bước ngoặt lớn của nền kinh tế Việt


Nam với những cơ hội “ngàn vàng” và cả những thách thức đan xen. Ngành Tài chính – Ngân
hàng cũng không nằm ngoại lệ. Hội nhập quốc tế làm tăng uy tín và vị thế của hệ thống ngân
hàng Việt Nam nhất là trên thị trường tài chính khu vực, tuy nhiên áp lực cạnh tranh cũng tăng
dần theo lộ trình nới lỏng các quy định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài. Để đảm bảo
đứng vững và phát triển, các ngân hàng thương mại Việt Nam cần khắc phục được những điểm
yếu đang tồn tại như về công nghệ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cơ chế quản lí, giám sát. Và
trên con đường hội nhập đó, vấn đề nợ xấu của các ngân hàng thương mại cần phải được đặc biệt
quan tâm. Vấn đề nợ xấu hiện nay không chỉ làm đau đầu các chuyên gia kinh tế Việt Nam mà
còn làm tốn không ít giấy mực của các chuyên gia tài chính thế giới. Ảnh hưởng của nó là những
mất mát to lớn, thậm chí có thể làm phá sản cả một ngân hàng. Do vậy, nếu công tác phòng ngừa
và xử lí nợ xấu được thực hiện có hiệu quả thì Ngân hàng sẽ có khả năng phát triển mạnh mẽ
hơn nữa. Đối với hệ thống ngân hàng, việc tìm ra các giải pháp nhằm hạn chế, xử lý nợ xấu là
một nhiệm vụ hết sức cấp bách của các Ngân hàng hiện nay nhằm lành mạnh hoá hoạt động ngân
hàng và góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước. Nhận thức
được tầm quan trọng của công tác phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng, cũng
như đẩy mạnh việc cơ cấu lại hệ thống các TCTD theo như đòi hỏi cấp thiết của tiến trình hội
nhập, do vậy mà em đã lựa chọn đề tài: “Tình hình nợ xấu và các biện pháp xử lý nợ xấu tại các
ngân hàng thương mại Việt Nam”.
PHẦN II: THỰC TRẠNG
Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Thực tế trong những năm qua, nợ xấu ngân hàng luôn là vấn đề nổi cộm, gây ra không ít khó
khăn cho hoạt động ngân hàng nói riêng và đe dọa sự ổn định của nền kinh tế nói chung. Để tìm
hiểu thực trạng nợ xấu tại hệ thống NHTM Việt Nam từ 1999 đến nay, có thể chia khoảng thời
gian này thành 4 giai đoạn: giai đoạn 1999 đến 2004, giai đoạn 2005 đến 2010, giai đoạn 2010
đến 2015 và giai đoạn 2015 đến nay.
3


1.1. Giai đoạn 1999 đến 2004


Biểu đồ 1: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của toàn bộ nền kinh tế giai đoạn từ năm 1999 đến năm
2004 (đơn vị %)

Nguồn: số liệu thống kê của ngân hàng nhà nước
Trong giai đoạn này, tỷ lệ nợ xấu giảm dần, từ 13,7% năm 1999 xuống còn 12,7% năm 2000 và
giảm đều trong các năm tiếp theo từ 8,53% năm 2001, 7,2% năm 2002, 4,74% năm 2003, và
2,85% năm 2004. Đồng thời dư nợ tín dụng vẫn tăng trưởng đều từ 255 nghìn tỷ đồng vào năm
2002 lên đến 297 nghìn tỷ năm 2003 và 420 nghìn tỷ năm 2004. Từ đó có thể thấy:
- Tổng dư nợ năm sau cao hơn năm trước, biểu hiện sự tăng trưởng về tín dụng của nền kinh tế.
- Tỷ lệ phần trăm nợ xấu giảm dần, và đều nằm trong giới hạn chấp nhận được (nhỏ hơn 5%),
cho thấy Nhà nước cùng các ngân hàng vẫn quản lý tốt nợ xấu.
Có được như vậy phải nói đến sự chuyển động về chất trong xử lý nợ xấu các ngân hàng thương
mại được đặt mốc sơ khai vào những năm 1999 - 2000, khi NHNN quyết định cho phép các ngân
hàng được trích dự phòng các khoản nợ rủi ro, đồng thời đưa ra nhiều biện pháp tổ chức, sắp xếp
lại các Quỹ TDND theo đúng quy định của Luật các TCTD, kết hợp với tăng cường công tác
kiểm tra, chỉ đạo hoạt động, ứng cứu kịp thời để giảm tình trạng nợ tồn đọng tại các Quỹ TDND
và tránh xảy ra một cuộc khủng hoảng mới. Có thể nói, việc tiến hành tái cơ cấu tài chính các
NHTM là một cuộc cách mạng lớn, mang lại tác dụng rõ rệt.
1.2. Giai đoạn 2005 – 2010
4


Nhìn chung, trong giai đoạn này, dư nợ tín dụng tiếp tục tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu vốn
cho nền kinh tế.
Biểu đồ 2: Tín dụng ngân hàng qua các năm

Nguồn: Báo cáo thường niên 2008, NHNN
Về vấn đề nợ xấu, tuy đạt được một số chuyển biến tích cực trong thời kì trước, nhưng năm
2005 là năm bắt đầu thực hiện quy định mới về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro phù
hợp dần với thông lệ quốc tế nên một số NHTM lại phát sinh các khoản nợ quá hạn mới do

phải chuyển nợ theo cơ chế mới. Đặc biệt là các khoản nợ cho vay các doanh nghiệp xây
dựng cơ bản, thi công các dự án giao thông, cho vay các nhà máy chế biến mía đường… bên
cạnh đó, việc xử lý nợ xấu cũ và nợ quá hạn mới, việc nâng cao chất lượng tín dụng của các
NHTM cũng đang gặp một số vấn đề nan giải.
Nếu phân loại nợ theo đúng quyết định 493 thì năm 2005 được dự báo là năm khủng hoảng
tài chính của các NHTM. Vì nợ xấu được xác định như trên sẽ tăng lên gấp nhiều lần so với
cách phân loại theo quy định cũ. Tuy nhiên, cho đến cuối năm 2005, báo cáo chính thức của
các NHTM vẫn quá thấp so với dự kiến trước đó.
1.3. Giai đoạn 2011 – 2015
Theo con số thống kê được công bố cho thấy: Xét trên toàn ngành ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu
giữa các năm có sự biến động trên mức 3%. Đặc biệt vào năm 2012, tỷ lệ này lên đến con số
4.09%. Năm 2013, đánh dấu sự ra đời của VAMC (công ty thu mua nợ quốc gia), đã làm cho
tỉ lệ nợ xấu có xu hướng giảm, tuy nhiên ta vẫn thấy sự giảm vẫn là nhất thời và chưa có dấu
hiệu giảm thực thụ.
5


Hơn nữa, các con số nợ xấu được thống kê thông qua tỷ trọng của các khối ngân hàng trong
nền kinh tế như sau:

2011 – 2013
Năm 2011, lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chủ động công bố tỷ lệ nợ xấu trong
các ngân hàng. Theo đó, nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng ở mức 3,4 - 3,8% tổng dư nợ. Con số
này tới cuối năm 2012, theo công bố của NHNN là 4,09 %, cho dù theo các tổ chức đánh giá độc
lập thì con số thực tế cao hơn nhiều.

6


Bước sang năm 2013, tỷ lệ nợ xấu vẫn tiếp tục tăng cao, chạm mức 4,67% vào tháng 4/2013.

Tuy nhiên, con số mà NHNN vừa cập nhật tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng tính đến tháng
6/2013 chỉ còn ở mức 4,46%, giảm đáng kể so với mức 4,65% tính đến cuối tháng 5/2013.
Tại thời điểm đó, có 15 ngân hàng công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm. Trong số các
ngân hàng đã niêm yết thì tỷ lệ nợ xấu của SHB đang dẫn đầu với 9%, tiếp đến là Navibank với
6,1% và TechcomBank (5,28%). Các ngân hàng còn lại đều có nợ xấu dưới 3% như ACB 2,99%;
Sacombank 2,55%; Vietinbank 2,1%; Vietcombank 2,81%; Eximbank 1,49% và MB 2,44%.
Theo báo cáo của các ngân hàng, nợ xấu có vẻ đã giảm khi hầu hết ngân hàng đều có tỷ lệ nợ
xấu dưới mức 3%- mức được xem là an toàn, nằm trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, theo tính
toán, các ngân hàng này chiếm khoảng 75% tổng dư nợ của toàn hệ thống. Trong khi đó, kết quả
khảo sát mới đây của Vụ Dự báo thống kê tiền tệ, NHNN cho thấy, trong số 124 TCTD tham gia
khảo sát, có khoảng 30 TCTD khai báo tỷ lệ nợ xấu ở mức trên 3%, chiếm khoảng 1/4 số lượng
TCTD hiện nay. Báo cáo cũng cho thấy, có tới trên 50% TCTD dự kiến tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm
cuối năm 2013 sẽ không đổi hoặc tăng so với cuối năm 2012.
2014 – 2015
Giai đoạn 2014- 2015 với tiến trình tái cấu trúc ngành ngân hàng Việt Nam đã có những cải
thiện đáng ghi nhận. Trong đó, với xử lý nợ xấu, chỉ sau hơn 1 năm kể từ khi VAMC ra đời, công
ty này đã mua được khối lượng nợ xấu lên tới trên 100.000 tỷ đồng từ các ngân hàng thương mại
Việt Nam trong năm qua và dự kiến mua thêm trên 80.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm nay.
Riêng năm 2014, VAMC đã mua khoảng 90.000 - 95.000 tỷ đồng nợ xấu với giá mua là trên
70.000 tỷ đồng. Mặt khác, VAMC đẩy mạnh mua nợ xấu của ngân hàng, nhưng đó là nợ xấu
trong quá khứ, tức nợ xấu đã phát sinh.
Sau M&A của một loạt các phi vụ như: Ngân hàng nhà nước mua lại các ngân hàng xây dựng
VNCB, ngân hàng dầu khí GP Bank, và ngân hàng đại dương Ocenbank với mức giá 0 đồng
cùng và quá trình tái cơ cấu, nợ xấu của các ngân hàng thương mại được đưa về dưới ngưỡng an
toàn 3%. Hơn nữa, sau sự chỉ đạo NHNN Việt Nam đã ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN
có hiệu lực từ ngày 1/2/2015, buộc các nhà băng thắt chặt lại nguồn tiền tín dụng vào chứng
khoán.

7



Cho tới thời điểm này, tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức cao hơn so với mục tiêu 3% của Đề án Tái cơ
cấu. Các TCTD yếu kém tuy đã được khu biệt và xử lý, nhưng tiến độ vẫn chậm. Báo cáo đánh
giá chính sách tiền tệ quý I/2015 và dự báo quý II/2015 của Trung tâm Nghiên cứu BIDV cho
biết, nợ xấu trong quý I tăng so với cuối năm 2014. Nếu như tháng 12/2014 , tỷ lệ nợ xấu toàn
ngành là 3,25% thì sang tháng 1/2015 tăng lên 3,46% và lên 3,59% trong tháng 2/2015. Tuy
nhiên, Báo cáo cũng cho rằng, đây là vấn đề mang tính quy luật (nợ xấu đầu năm nay thường
tăng so với cuối năm trước do các TCTD tích cực xử lý nợ xấu trong những tháng cuối năm) và
vẫn thấp hơn so với cùng kỳ (tháng 1/2014: 3,74%; tháng 2/2014: 3,86%).
1.4. Giai đoạn 2016 – 2017

Năm 2016
Thống kê của NHNN cho biết, đến 30/11/2016, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ước tính còn
khoảng 2,46%. Phần lớn nợ xấu được các ngân hàng giải quyết bằng việc sử dụng dự phòng rủi
ro, bán tài sản đảm bảo và thu nợ xấu từ khách hàng trong khi số nợ bán cho VAMC giảm so với
cùng kỳ năm trước.
Ngay cả Eximbank - 1 trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu ở mức khá cao sau báo cáo
quý II (5,3%) song đáng mừng là trong 6 tháng cuối năm đã có 1.726 tỷ đồng nợ xấu được tái cơ
cấu (phần lớn có thể là được hoán đổi với trái phiếu VAMC) khiến tổng số nợ xấu của Eximbank
đến cuối năm chỉ còn 2.558 tỷ đồng, chiếm 2,94% tổng dư nợ. Nhìn chung trong năm qua, tình
hình kinh doanh tại Eximbank đang có sự chuyển biến tích cực cả về lợi nhuận lẫn kiểm soát rủi
ro tín dụng. Trong số 10 ngân hàng công khai minh bạch số liệu nợ xấu thì ACB đang là ngân
hàng có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay thấp nhất với 0,87%. Đây cũng là ngân hàng duy
nhất có con số dưới 1%. Tổng số nợ xấu của ngân hàng tại thời điểm cuối năm 2016 là 1.419 tỷ
đồng, giảm 20% so với đầu năm.
Xét về quy mô tổng nợ xấu lớn nhất hiện nay thì BIDV vẫn đang là ngân hàng số 1. Tổng số
nợ xấu của BIDV ở mức 14.175 tỷ đồng, tăng 41% so với đầu năm. Tuy nhiên so với số dư nợ
cho vay lớn nhất hệ thống thì tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 1,95% trên tổng dư nợ - một con số an toàn,
đó là tính cả gánh nặng nợ xấu của MHB kể từ khi nhận sáp nhập cuối năm 2015.


8


Nửa đầu năm 2017
Như đã trình bày tại lời mở đầu, số liệu thống kê cho thấy, tổng nợ xấu ở mức hơn 65,5 nghìn tỷ
đồng, tăng 10,7% so với đầu năm. rước đó, vào quý I/2017, thống kê từ 10 ngân hàng
(Vietcombank (VCB), Vietinbank (CTG), BIDV (BID), MB Bank (MBB), VIB, Sacombank
(STB), Eximbank (EIB), Techcombank, Kienlongbank, BacABank) của Công ty Chứng khoán
Bảo Việt (BVSC) cho thấy, tính đến hết quý I/2017, tổng nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) đạt
50.695 tỷ đồng, tăng nhẹ 6% so với thời điểm cuối năm ngoái. Dẫn đầu là STB- ngân hàng có tỷ
lệ nợ xấu cao nhất trong số các ngân hàng.

9


Tình hình nợ xấu các ngân hàng trong quý I/2017
Kết thúc quý II, đã có 12 ngân hàng công bố BCTC bán niên (bao gồm Vietcombank,
Vietinbank, BIDV, ACB, MBB, Eximbank, VIB, VPBank, Techcombank, NCB, SHB và
Sacombank). Kết quả cho thấy, tổng nợ xấu ở mức hơn 65,5 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với
đầu năm, tất cả 12 ngân hàng khảo sát đều có số nợ xấu gia tăng.
Ở nhóm 5, nợ có khả năng mất vốn cũng tăng 5,8%, lên gần 31,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 51,5% nợ
xấu. 9/12 ngân hàng có tỷ lệ nhóm nợ này gia tăng bao gồm Vietcombank, BIDV, Eximbank,
MB, SHB, VPBank, VIB, Techcombank và NCB.

10


Nợ xấu tăng mạnh nhất trong kỳ là ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB - mã: NVB), tiền thân là
Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank) vừa công bố Báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất quý
2/2017, ghi nhận kết quả trong quý ở hầu hết các hoạt động khả quan hơn so với cùng kỳ năm

trước; nhưng các chi phí tăng mạnh, nhất là chi phí hoạt động khiến Ngân hàng tiếp tục chìm sâu
vào thua lỗ.
Hầu hết các hoạt động có tăng trưởng, tuy nhiên không quá khởi sắc. Lãi ròng trong quý cũng
xuống thảm hại, lỗ hơn 3.3 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2016 lỗ 1.6 tỷ đồng). Lũy kế 6 tháng đầu năm,
NCB chỉ ghi nhận lãi sau thuế vỏn vẹn 6 tỷ đồng, cách xa mục tiêu lợi nhuận 42 tỷ đồng được
đặt ra cho năm 2017.
Như vậy, mục tiêu cơ bản nhất đặt ra trong giai đoạn này chính là minh bạch hóa tài chính các
NHTM, tiến hành áp dụng các biện pháp hữu hiệu giải quyết nợ xấu, tạo môi trường pháp lý đầy
đủ lành mạnh để các thành phần kinh tế dễ dàng tham gia. Có như vậy mới tạo được lòng tin từ
phía khách hàng và các ngân hàng Việt Nan mới có thể cạnh tranh được với các ngân hàng nước
ngoài với quy mô nguồn vốn và chất lượng dịch vụ hơn hẳn các NHTM trong nước.

PHẦN III: GIẢI PHÁP
1. Về phía ngân hàng

11


Các ngân hàng tăng cường tự xử lý nợ xấu
Tính đến thời điểm này, đã có 2 ngân hàng mua lại nợ xấu từ Công ty Quản lý tài sản các tổ
chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và một số ngân hàng cũng đang dự kiến sẽ mua lại các khoản
nợ xấu đã bán trong năm nay để làm sạch danh mục nợ xấu tại VAMC.
Theo đó, Vietcombank đã mua lại toàn bộ hơn 4.300 tỷ đồng nợ xấu từ VAMC để tự xử lý
bằng nguồn lực tài chính của mình, vượt 3 năm so với kế hoạch đề ra, trở thành ngân hàng đầu
tiên sạch nợ tại VAMC. Sau đó, ngân hàng VIB cũng đã công bố báo cáo tài chính kiểm toán
năm 2016, thể hiện việc ngân hàng này cũng đã mua lại 1.336 tỷ đồng nợ xấu từ VAMC để thực
hiện các biện pháp thu hồi và xử lý, nhờ đó, dư nợ tại VAMC của VIB đã giảm 30%.
Ngoài 2 ngân hàng trên, nhiều NHTM khác cũng xác định nhiệm vụ tự thân đẩy mạnh công
tác xử lý nợ xấu. Cụ thể, SCB đã xử lý, thu hồi được hơn 3.000 tỷ đồng nợ xấu, giảm đáng kể
tổng nợ mà ngân hàng này đã bán cho VAMC từ mức 17.000 tỷ đồng xuống còn 14.000 tỷ đồng

cuối năm 2016. Hay ngân hàng OCB cũng dự định làm sạch danh mục nợ xấu bán cho VAMC
trong năm 2017 và đưa tỷ lệ nợ xấu về mức 1%.
Có nhiều lý do để các ngân hàng phải tính cách thức xử lý nợ xấu chủ động một cách mạnh
mẽ trong năm nay. Trong đó, nguyên nhân chính phải kể đến là một số ngân hàng đã giảm được
tỷ lệ nợ xấu nội bảng, hoạt động kinh doanh ghi nhận lợi nhuận tốt hơn trong năm 2016 và kế
hoạch lợi nhuận tăng cao hơn trong năm 2017, gíup trích lập quỹ dự phòng rủi ro đầy đủ cho các
khoản nợ xấu. Thị trường bất động sản đang ấm dần lên ở nhiều phân khúc kể từ năm 2015 cho
đến nay cũng là một nguyên nhân, đặc biệt là phân khúc đất nền không chỉ trong khu vực nội
thành mà còn ở các tỉnh xung quanh TP.HCM, Hà Nội… tạo cơ hội tốt trong việc xử lý tài sản
đảm bảo bằng bất động sản- đây là tài sản thế chấp cho phần lớn các khoản nợ xấu tại các ngân
hàng. Từ đó, các ngân hàng có đủ tiềm lực để quay trở lại mua khoản nợ xấu đã bán cho VAMC
và đây là một tín hiệu đáng mừng đối với quá trình xử lý nợ của hệ thống ngân hàng.
Tính đến thời điểm giữa tháng 3/2017, sau 3 năm rưỡi hoạt động, VAMC đã mua tổng cộng
được 25.631 khoản nợ xấu tại 42 tổ chức tín dụng tại Việt Nam, với tổng dư nợ gốc 282.124 tỷ
đồng, giá mua nợ là 245.672 tỷ đồng, thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt. Tuy nhiên, VAMC chỉ
mới thu hồi nợ được 50.165 tỷ đồng bằng nhiều hình thức bán nợ, bán tài sản bảo đảm, đạt tỷ lệ
12


17,6% so với tổng dư nợ gốc và dự kiến trong 4 năm tới sẽ xử lý thêm được 150.000 tỷ đồng nợ
xấu.
Việc chậm thu hồi nợ xấu từ VAMC xuất phát từ các nguyên nhân cơ bản như: việc bỏ quyền
thu giữ tài sản đảm bảo trong Bộ luật dân sự 2015, VAMC không được nhận thế chấp quyền sử
dụng đất theo Luật đất đai 2013, VAMC không có quyền xử lý tài sản bảo đảm, tài sản bảo đảm
bị kê biên của bên phải thi hành án đang thế chấp/cầm cố tại ngân hàng đảm bảo cho khoản vay
theo Luật thi hành án dân sự 2008… Cho nên, đây được xem là các số liệu khá khiêm tốn so với
sự kỳ vọng của các ngân hàng khi bán nợ cho công ty này. Hơn nữa, tuy đã bán nợ cho VAMC,
các ngân hàng vẫn phải tiếp tục trích lập dự phòng ở mức 20% đối với mệnh giá trái phiếu trong
vòng 5 năm (chỉ trừ vài trường hợp đặc biệt là được trích lập dự phòng ở mức 10%). Do đó, các
ngân hàng nên nỗ lực tăng cường để tự xử lý các khoản nợ xấu của mình trong thời gian tới vẫn

được xem là giải pháp tối ưu hiện nay.
Bán lại nợ xấu theo giá thị trường
VAMC đang thực hiện thí điểm việc mua nợ xấu theo giá trị thị trường và đang từng bước
triển khai các công việc cụ thể như đánh giá thực trạng khoản nợ để xem xét hiệu quả việc mua
nợ theo giá thị trường, tìm kiếm đối tác mua nợ, đàm phán với các ngân hàng để thống nhất
phương án triển khai.
Ví dụ như ngân hàng bán cho VAMC một khoản nợ 100 tỷ đồng gốc và 20 tỷ đồng lãi phát
sinh, tổng cộng 120 tỷ đồng, với giá 30-50 tỷ đồng. Khi mua rồi, VAMC có quyền đòi khách
hàng nợ 120 tỷ đồng (và sẽ hoàn trả toàn bộ tài sản thế chấp cho khách hàng trong trường hợp
đòi được), chứ không phải khách hàng được quyền trốn nợ.
Sau đó, VAMC sẽ bán lại khoản nợ ấy kèm tài sản đảm bảo theo giá thị trường. Cách thức
bán cơ bản là đấu giá công khai trên nguyên tắc giá bán cao hơn giá mua. Người mua lại nợ kèm
tài sản thế chấp từ VAMC, đến lượt mình, được hưởng quyền đòi nợ từ con nợ. VAMC, người
mua nợ và ngân hàng bán nợ cùng phối hợp với nhau có trách nhiệm theo dõi khoản nợ và yêu
cầu bên nợ tiếp tục thực hiện việc trả nợ.

13


Như vậy, tổ chức hay cá nhân mua lại nợ từ VAMC đứng trước hai khả năng: hoặc bán được
nợ cho người mua mới với giá cao hơn (có lời), thấp hơn (bị lỗ); hoặc đòi được toàn bộ hoặc một
phần khoản nợ gốc và lãi tùy vào khả năng trả nợ của “con nợ”.
Tiếp tục phối hợp với VAMC tiếp tục xử lý các khoản nợ đã bán
Cho đến nay mới chỉ có ngân hàng VCB đã mua lại hoàn toàn các khoản nợ xấu đã bán cho
VAMC trước đó. Một số ngân hàng tương tự đang lên kế hoạch mua lại các khoản nợ đã bán cho
công ty này trong năm nay tuỳ theo tình hình tài chính và kế hoạch riêng của từng ngân hàng. Do
đó, trong năm nay sẽ còn nhiều ngân hàng vẫn duy trì các khoản nợ xấu đã bán tại VAMC và tiếp
tục phối hợp để giải quyết cho hiệu quả.
Việc xử lý nợ xấu tại VAMC cũng đang gặp nhiều khó khăn và đã khiến cho tốc độ xử lý nợ
tại đây rất chậm trong thời gian vừa qua. NHNN đã tập hợp hàng loạt các khó khăn, vướng mắc

về pháp lý trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm, xử lý nợ xấu của VAMC và tại các ngân hàng
và đã đưa vào Dự thảo Luật hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu.
Trong Dự thảo luật lần này sẽ được trình trước Quốc hội đã bao gồm các quy định của pháp
luật về xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ khi các quy định cũ đã còn nhiều bất cập làm hạn chế
tiến độ, hiệu quả của việc xử lý nợ như vướng mắc về thu giữ tài sản, về quyền nhận tài sản bảo
đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; về phí thi hành án, về kê biên tài sản bảo
đảm ...
Do đó, với các sự khơi thông trong việc xử lý nợ xấu bằng sự thay đổi và hoàn thiện hệ thống
pháp luật sắp tới, ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với VAMC và khách hàng để tiếp tục tích cực
xử lý hiệu quả và nhanh chóng hơn nữa các khoản nợ đang tồn đọng không chỉ tại VAMC mà
còn đang nằm trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng.
2. Về phía cơ quan Nhà nước
Theo báo cáo của Vụ Pháp chế - Ngân hàng Nhà nước (NHNN), sau gần 4 năm triển khai thực
hiện Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD” và Đề án “Thành lập Công ty Quản lý tài sản
của các TCTD Việt Nam” (VAMC) ban hành kèm theo Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày
14


31/5/2013, đến nay, việc xử lý nợ xấu của hệ thống TCTD đã đạt được một số kết quả nhất định.
Các TCTD đã xây dựng và triển khai phương án xử lý nợ xấu, tích cực triển khai các biện pháp
kiểm soát nợ xấu phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng, trong 04 năm (từ 2012-2016), toàn
hệ thống TCTD đã xử lý được 611,59 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Kết quả xử lý nợ xấu đã góp phần
giúp các TCTD mở rộng tín dụng cho nền kinh tế, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên, ngành chiến
lược theo định hướng tái cấu trúc nền kinh tế, góp phần tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh
doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, VAMC cũng góp phần xử lý nợ xấu. Tính đến
cuối năm 2016, VAMC đã cùng với các TCTD xử lý được 50.139 tỷ đồng nợ xấu trong tổng số
245.924 tỷ đồng nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt. Bên cạnh đó, việc xử lý nợ xấu của các
TCTD cũng được thúc đẩy mạnh mẽ thông qua quá trình thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các
TCTD. Đồng thời, NHNN đã triển khai đồng bộ một số giải pháp phòng ngừa nợ xấu, kiểm soát
nâng cao chất lượng tín dụng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo Cafef
2. Báo VnEconomy
3. Báo Dân Trí
4. Cổng thông tin của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

15



×