Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

LUẬN văn sư PHẠM SINH THỰC HIỆN TIÊU bản HIỂN VI cố ĐỊNH mô PHÂN SINH và mô CHUYÊN hóa ở THỰC vật có HOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM SINH HỌC

THỰC HIỆN TIÊU BẢN HIỂN VI CỐ ĐỊNH
MÔ PHÂN SINH VÀ MƠ CHUN HĨA
Ở THỰC VẬT CĨ HOA
Luận văn tốt nghiệp
Chuyên ngành SƯ PHẠM SINH HỌC

Cán bộ hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS. PHẠM THỊ BÍCH THỦY

PHAN THỊ KIM HƯỜNG
Lớp: SƯ PHẠM SINH K33
MSSV: 3072257
NGUYỄN THỊ TUYẾT VÂN
Lớp: SƯ PHẠM SINH K33
MSSV: 3072308

NĂM 2011


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

CẢM TẠ


------- o0o ------Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, với kiến thức hạn hẹp và kinh nghiệm ít
ỏi, chúng em khơng tránh khỏi những khó khăn và thiếu sót. Tuy nhiên, được sự
động viên, giúp đỡ tận tình của Thầy Cơ và bạn bè trong Bộ môn Sư phạm Sinh
học – Khoa Sư phạm đã giúp chúng em vượt qua những khó khăn để hồn thành đề
tài này.
Chúng em xin gửi những lời biết ơn chân thành nhất đến:
Thạc sĩ Phạm Thị Bích Thủy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và cung cấp
tài liệu để chúng em làm tốt đề tài này, Cô đã không ngừng động viên để chúng em
có thể vượt qua những khó khăn.
Thạc sĩ Phùng Thị Hằng, Thạc sĩ Nguyễn Thanh Tùng, Cô Lưu Thị Cúc
đã cho nhiều ý kiến quý báu để chúng em hoàn thành tốt đề tài.
Quý Thầy Cô trong Bộ môn Sư phạm Sinh và quý Thầy Cô trường Đại
học Cần Thơ đã cung cấp kiến thức cho chúng em trong bốn năm đại học.
Qua đây, chúng mình cũng xin chân thành cảm ơn các bạn trong nhóm
làm luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học ở phịng thí nghiệm thực vật đã động
viên, góp ý trong quá trình chúng mình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, chúng em xin chúc quý Thầy Cô và các bạn dồi dào sức khỏe,
luôn thành công trong công việc.
Trân trọng !
Sinh viên thực hiện

Phan Thị Kim Hường
Nguyễn Thị Tuyết Vân

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

i

Bộ môn Sư phạm Sinh học



Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

TÓM LƯỢC
--- o0o --Trong thời gian từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 04 năm 2011 chúng tôi đã
tiến hành thử nghiệm các nghiệm thức và hoàn thành quy trình “Thực hiện tiêu
bản hiển vi cố định mơ phân sinh và mơ chun hóa ở Thực vật có hoa”.
Từ đối tượng thí nghiệm ban đầu là thân giấp cá, chúng tôi đã thử nghiệm với
nhiều nghiệm thức để tìm ra quy trình nhuộm màu, khử nước… mà vẫn giữ nguyên
màu sắc, trạng thái của mẫu. Trên cơ sở quy trình này, chúng tơi đã áp dụng thực
hiện trên 14 mẫu vật khác nhau với sự thay đổi thời gian khử nước cho phù hợp với
độ cứng mềm, dày mỏng của từng mẫu.
Chúng tôi đã thực hiện được 225 tiêu bản hiển vi cố định vượt qua mục tiêu
đề ra ban đầu là 150 tiêu bản, gồm 2 loại mơ: mơ phân sinh và mơ chun hóa trên
tổng số 14 loài thực vật. Đa số tiêu bản đạt yêu cầu: mẫu thẳng, mỏng, ít co và giữ
được màu sắc, hầu hết đều quan sát rõ được các cấu trúc của các mô như: mô
phân sinh sơ cấp (mô phân sinh ngọn và mơ phân sinh lóng), mơ phân sinh thứ
cấp; mô che chở; nhu mô; mô nâng đỡ; mô dẫn truyền và mô tiết.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

ii

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011


Trường Đại học Cần Thơ

MỤC LỤC
CẢM TẠ ..................................................................................................................... i
TÓM LƯỢC ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................ v
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................ vi
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU......................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
2. Mục tiêu đề tài........................................................................................................ 2
CHƯƠNG II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................... 3
1. Sơ lược về thực vật có hoa. .................................................................................... 3
2. Mô thực vật . .......................................................................................................... 3
2.1. Mô phân sinh ............................................................................................... 3
2.2. Mơ chun hóa. ........................................................................................... 5
3. Phương pháp thực hiện tiêu bản cố định. ............................................................. 14
4. Tình hình nghiên cứu. .......................................................................................... 15
CHƯƠNG III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 16
1. Địa điểm và thời gian thực hiện đề tài ................................................................. 16
1.1. Địa điểm .................................................................................................... 16
1.2. Thời gian .................................................................................................... 16
2. Phương tiện .......................................................................................................... 16
2.1. Mẫu vật ...................................................................................................... 16
2.2. Thiết bị và dụng cụ .................................................................................... 17
2.3. Hóa chất ..................................................................................................... 17
3. Phương pháp thực hiện tiêu bản hiển vi cố định.................................................. 18
3.1. Thu mẫu và xử lí mẫu ................................................................................ 18
3.2. Cắt mẫu và loại nội dung tế bào ................................................................ 18
3.3. Nhuộm màu ............................................................................................... 19

3.4. Khử nước ................................................................................................... 19
3.4.1. Tìm quy trình khử nước cơ bản ........................................................ 19
3.4.2. Thay đổi thời gian thích hợp cho từng mẫu ...................................... 20
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

iii

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

3.5. Dán mẫu ................................................................................................... 20
3.6. Dán nhãn ................................................................................................... 20
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................ 21
1. Kết quả ................................................................................................................. 21
1.1. Quy trình thực hiện tiêu bản hiển vi cố định ............................................. 21
1.2. Quy trình tổng quát thực hiện tiêu bản hiển vi cố định ............................. 26
1.3. Thời gian thực hiện tiêu bản hiển vi cố định cụ thể cho từng loại mẫu .... 27
1.4. Một số hình ảnh minh họa cụ thể .............................................................. 29
1.5.1. Mô phân sinh .................................................................................... 29
1.5.2. Mơ chun hóa .................................................................................. 31
1.5. Tổng số tiêu bản hiển vi cố định đã thực hiện ........................................... 39
2. Thảo luận ............................................................................................................ 41
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 43
1. Kết luận ................................................................................................................ 43
2. Đề nghị ................................................................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 44

PHẦN PHỤ LỤC

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

iv

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

DANH SÁCH BẢNG
--- o0o --Bảng 1: Danh sách mẫu vật........................................................................................ 16
Bảng 2: Hóa chất và thời gian khử nước của nghiệm thức 1 ..................................... 18
Bảng 3: Hóa chất và thời gian khử nước của nghiệm thức 2 ..................................... 19
Bảng 4: Hóa chất và thời gian khử nước của nghiệm thức 3 ..................................... 20
Bảng 5: Kết quả thử nghiệm sự bắt màu của mẫu trong nhuộm kép đồng thời ........ 21
Bảng 6: Kết quả thử nghiệm sự bắt màu của mẫu trong nhuộm kép lần lượt ........... 21
Bảng 7: Kết quả quá trình khử nước của 3 nghiệm thức 1, 2 và 3 ............................ 24
Bảng 8: Quy trình tổng quát thực hiện tiêu bản hiển vi cố định mô thực vật ............ 27
Bảng 9: Thời gian ngâm javel và khử nước thích hợp cho từng loại mẫu................. 28
Bảng 10: Số lượng tiêu bản thực hiện được tương ứng với từng mẫu....................... 40

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

v

Bộ môn Sư phạm Sinh học



Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

DANH SÁCH HÌNH
--- o0o --Hình 1: Mơ phân sinh ngọn.......................................................................................... 4
Hình 2: Vài loại nhu mơ: nhu mơ đặc, nhu mơ đạo, nhu mơ khuyết ........................... 8
Hình 3: Các loại lục mơ ............................................................................................... 8
Hình 4: Các kiểu giao mơ: giao mơ phiến, giao mơ góc, giao mơ trịn ....................... 9
Hình 5: Bó mạch ở cây bí ngơ ................................................................................... 13
Hình 6: Ống tiết ở thân lốt cắt ngang ......................................................................... 14
Hình 7: Cách đậy lamelle ........................................................................................... 20
Hình 8: Mẫu giấp cá nhuộm kép đồng thời với vert d'iode – carmine ...................... 22
Hình 9: Mẫu giấp cá nhuộm kép đồng thời với methylen blue – carmine ................ 22
Hình 10: Mẫu giấp cá nhuộm kép đồng thời với methyl green – carmine ................ 22
Hình 11: Mẫu giấp cá nhuộm kép lần lượt với methylen blue – carmine ................. 23
Hình 12: Mẫu giấp cá nhuộm kép lần lượt với methyl green – carmine ................... 23
Hình 13: Mẫu giấp cá nhuộm kép đồng thời với vert d'iode – carmine sau nửa
tháng (NT1) ................................................................................................................ 25
Hình 14: Mẫu giấp cá nhuộm kép lần lượt với methyl green – carmine sau 1 tháng
(NT1) .......................................................................................................................... 25
Hình 15: Mẫu giấp cá nhuộm kép lần lượt với methyl green – carmine sau 2 tháng
(NT2) .......................................................................................................................... 25
Hình 16: Mẫu giấp cá nhuộm kép lần lượt với methyl green – carmine sau 4 tháng
(NT3) ...................................................................................................................... 25
Hình 17: Lát cắt dọc chóp rễ rau muống.................................................................... 30
Hình 18: Mơ phân sinh ngọn thân ở rau cần dày lá ................................................... 30
Hình 19: Mơ phân sinh lóng ở cỏ lơng tây cắt dọc .................................................... 30

Hình 20: Tượng tầng libe – gỗ ở thân bí rợ ............................................................... 31
Hình 21: Tượng tầng sube – nhu bì ở thân bụp già ................................................... 31
Hình 22: Biểu bì và khí khẩu ở lá huệ ta ................................................................... 32
Hình 23: Biểu bì nhiều lớp ở lá trúc đào .................................................................... 32
Hình 24: Huyệt ở lá trúc đào ...................................................................................... 32
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

vi

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

Hình 25: Mơ sube ở thân bụp già ............................................................................... 33
Hình 26: Nhu mơ đặc ở lá thơng thiên ....................................................................... 33
Hình 27: Nhu mơ đạo ở lá ác ó .................................................................................. 34
Hình 28: Nhu mơ khuyết ở thân giấp cá .................................................................... 34
Hình 29: Lục mơ hàng rào ở lá nữ trinh..................................................................... 34
Hình 30: Giao mơ góc ở lá ác ó ................................................................................. 35
Hình 31: Giao mơ phiến ở thân cỏ cứt heo ................................................................ 35
Hình 32: Giao mơ trịn ở lá thơng thiên ..................................................................... 35
Hình 33: Tế bào cương mơ ở thân bí rợ ..................................................................... 36
Hình 34: Tế bào cương mơ ở thân giấp cá ................................................................. 36
Hình 35: Sợi cương mơ ở thân măng tây ................................................................... 37
Hình 36: Mơ dẫn truyền sơ cấp ở thân măng tây ....................................................... 37
Hình 37: Mơ dẫn truyền sơ cấp ở thân bí rợ .............................................................. 37
Hình 38: Mơ libe ở thân bí rợ .................................................................................... 38

Hình 39: Mơ gỗ thứ cấp ở thân bụp già ..................................................................... 38
Hình 40: Lát cắt ngang thân lốt.................................................................................. 38
Hình 41: Mơ tiết ở thân lốt......................................................................................... 39
Hình 42: Khung caspary ở thân lốt ............................................................................ 39

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

vii

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU
1. Đặt vấn đề
Giới thực vật vơ cùng đa dạng và phong phú, có vai trị to lớn trong tự nhiên,
có thể nói là sẽ khơng có sự sống trên Trái đất này nếu khơng có sự tồn tại của
chúng. Với vai trị to lớn đó, từ lâu con người đã tiến hành nghiên cứu về hình thái
bên ngồi cũng như cấu tạo bên trong của thực vật và mơn học hình thái giải phẫu
học thực vật ra đời.
Theo R. L. Gordon (1974), giới thực vật gồm hai phân giới là phân giới thực
vật bậc thấp gồm các ngành tảo và phân giới thực vật bậc cao gồm các ngành thực
vật có phơi. Dù vậy nhưng trong mọi cơ thể thực vật từ dạng đơn bào đến dạng đa
bào đều có chung đặc điểm là chúng đều được cấu tạo bởi tế bào. Cơ thể thực vật
đa bào phức tạp của cây có hạt là kết quả của q trình tiến hóa trong một thời gian

dài. Q trình chuyển hóa này dẫn tới việc hình thành những đặc điểm khác nhau
về hình thái và sinh lý giữa các phần khác nhau trong cây mà ta gọi là các cơ quan.
Trong cơ thể thực vật có hột, từng cơ quan được cấu tạo bằng nhiều loại mô để
thực hiện các chức năng khác nhau. Từng loại mô giữ vai trò nhất định trong cơ thể
thực vật, các loại mơ có sự khác nhau về hình dạng, kích thước, cấu trúc tế bào,...
Đặc biệt, ở thực vật hột kín, các loại mơ có sự chun hóa cao nên thực hiện chức
năng một cách hữu hiệu, kết quả là cơ thể thực vật có khả năng thích nghi cao với
điều kiện của mơi trường.
Trong q trình nghiên cứu, các nhà thực vật học đã tiến hành phân loại mô
dựa trên những tiêu chuẩn khác nhau. Nhưng về cơ bản mơ thực vật được chia
thành hai nhóm là mơ phân sinh và mơ chun hóa. Để có thể nhận biết, ta căn cứ
vào thành phần cấu tạo, vị trí của chúng trong cơ quan. Có rất nhiều tài liệu của các
tác giả trong nước cũng như nước ngoài đã nghiên cứu rất kĩ về cấu trúc bên trong
của cơ thể thực vật, bằng cách tiến hành giải phẫu các cơ quan và quan sát dưới
kính hiển vi, các nhà thực vật học đã tiến hành phân loại và đưa ra những đặc điểm
cấu tạo cũng như chức năng từng loại mô của thực vật.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

1

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

Dựa trên những cơ sở đó, trong giờ học thực hành mơn thực vật học, hình
thái giải phẫu học thực vật, xuất phát từ nhu cầu quan sát và nhận diện từng loại

mô thực vật sinh viên phải thực hiện những mẫu tiêu bản tạm thời. Công việc này
giúp rèn luyện kĩ năng thực hành cho sinh viên. Tuy nhiên, phịng thí nghiệm cũng
cần có thêm những tiêu bản hiển vi cố định, chúng có thể được lưu giữ trong thời
gian dài rất thuận lợi cho ta có thể sử dụng bất cứ lúc nào.
Với những ý nghĩ trên nên chúng tôi chọn đề tài: “Thực hiện tiêu bản hiển vi
cố định các loại mô phân sinh và mơ chun hóa ở thực vật có hoa”.
2. Mục tiêu đề tài:
Tìm ra quy trình thực hiện tiêu bản hiển vi cố định mô thực vật.
Thực hiện được 150 tiêu bản hiển vi cố định có chất lượng các cơ quan của
thực vật có hoa nhằm quan sát rõ các loại mơ phân sinh và mơ chun hóa, những
tiêu bản này có thể bảo quản được trong khoảng thời gian dài, thuận lợi cho việc
nghiên cứu và học tập.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

2

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

CHƯƠNG II

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. Sơ lược về ngành thực vật có hoa (ngành ngọc lan)
1.1. Vị trí phân loại
Giới: Plantae (Thực vật)

Phân giới: Cormobionta (Thực vật bật cao)
Ngành: Magnophyta /Angiospermatophyta
(Hoàng Thị Sản, 1999)
1.2. Cấu trúc của thực vật hột kín
Cơ thể của thực vật hột kín được phân thành hai nhóm cơ quan:
- Cơ quan dinh dưỡng gồm thân, lá, rễ. Thân là trục chính của cây hỗ trợ và
liên kết giữa rễ và lá. Nhờ có lá mà các chất hữu cơ cần thiết cho đời sống thực vật
được tạo ra. Các chức năng trên sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu rễ. Rễ giúp
cây đứng vững, hấp thu nước và muối khoáng cung cấp nguyên liệu cho các hoạt
động trao đổi chất của cả cây.
- Cơ quan sinh sản là hoa, quả và hột.
(Nguyễn Bá, 2007)
2. Mơ thực vật
Thực vật có hoa có cấu tạo phức tạp từ nhiều cơ quan khác nhau, mà mỗi cơ
quan do nhiều mô hợp thành. Và mỗi mô là tập hợp những tế bào được chuyên hóa
về chức năng như nhau và được phân hóa về hình thái giống nhau để cùng hoàn
thành một nhiệm vụ. Các nhà thực vật học đã dựa vào nhiều tiêu chí và sử dụng
nhiều thuật ngữ để phân biệt các loại mô. Theo nguồn gốc cấu tạo và nhiệm vụ, mô
thực vật được chia thành hai loại: mô phân sinh và mô chun hóa (Hà Thị Lệ Ánh,
2005).
2.1. Mơ phân sinh
Mơ phân sinh là tập hợp những tế bào còn non hay tế bào phôi luôn phân cắt
để tạo ra những tế bào mới, những tế bào mới này sau đó sẽ chun hóa để tạo
thành mơ vĩnh viễn trong cây (N. X. Kixeleva,1977).

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

3

Bộ môn Sư phạm Sinh học



Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

Tế bào mơ phân sinh có kích thước nhỏ, vách thường mỏng, nhân to và tế bào
chất đậm đặc (Nguyễn Bá, 1977).
Dựa vào vị trí mơ phân sinh được chia thành ba loại: mô phân sinh ngọn, mô
phân sinh lóng và mơ phân sinh bên (Nguyễn Bá, 2007).
Mơ phân sinh ngọn và mơ phân sinh lóng gọi chung là mơ phân sinh sơ cấp,
cịn mơ phân sinh bên cịn gọi là mơ phân sinh thứ cấp.
2.1.1. Mơ phân sinh ngọn
Mô phân sinh ngọn nằm trên đỉnh ngọn thân, ngọn cành, chồi nách và chót rễ,
gọi là các đỉnh sinh trưởng, chúng là một khối tế bào hình vịm đang phân chia. Sự
phân chia tế bào ở các mô phân sinh đỉnh này tạo ra các tế bào mới giúp cây phát
triển theo chiều dài gọi là sinh trưởng sơ cấp.
Ở rễ, sự phát triển sơ cấp làm rễ dài ra và đẩy rễ xuyên sâu vào đất. Mô phân
sinh đỉnh rễ giúp thay thế các tế bào già của chóp rễ ln bị bào mịn và sinh ra các
tế bào mới để rễ phát triển cấu tạo sơ cấp.
Ở ngọn thân, ngọn cành, chồi nách, các tế bào mô phân sinh tạo tế bào mới
giúp cây phát triển chiều cao. Sự kéo dài thân xảy ra ở ngay bên dưới các mô phân
sinh, làm cho các mô phân sinh bị đẩy về phía trên thay vì bị đẩy xuống phía dưới
như rễ.

Mơ phân sinh
ngọn chồi

Mơ phân sinh
ngọn rễ


Hình 1: Mô phân sinh sơ cấp (Katherine Esau, 1966).

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

4

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

2.1.2. Mơ phân sinh lóng
Mơ phân sinh lóng là những mơ được tìm thấy ở gốc lóng, giữa các mơ đã
chun hóa. Thường gặp ở các cây thuộc họ Hịa bản. Hoạt động của mơ này làm
cho cây lớn lên về chiều cao bằng cách tăng thêm độ dài các lóng (Nguyễn Bá,
1977).
2.1.3. Mơ phân sinh bên
Mơ phân sinh bên là mơ phân sinh thứ cấp có nguồn gốc từ mơ phân sinh sơ
cấp, chỉ có ở thực vật hột trần và thực vật hột kín hai lá mầm.
Mô phân sinh thứ cấp hay tượng tầng thường làm thành lớp bao lấy trung trục
hay bao quanh thân và rễ, xếp song song với các mô khác trong cơ quan.
Mô phân sinh thứ cấp bao gồm tượng tầng libe - gỗ (tầng sinh mạch) và
tượng tầng - sube nhu bì (tầng sinh bần) (Hà Thị Lệ Ánh, 2005).
- Tượng tầng libe - gỗ (tầng sinh mạch)
Tượng tầng libe - gỗ phát sinh từ các tế bào nhu mô trong mơ mạch, có ở các
cơ quan như rễ, thân, lá.
Vị trí: nằm phía trong mơ libe và phía ngồi của mô gỗ. Khi tế bào phân cắt

tạo ra mô gỗ thứ cấp ở bên trong và mô libe thứ cấp ở bên ngoài ngay sát tượng
tầng giúp gia tăng đường kính hay là sự tăng dày của cây (Hà Thị Lệ Ánh, 2005).
- Tượng tầng sube - nhu bì (tầng sinh bần)
Tượng tầng sube - nhu bì gồm những tế bào hình trụ xuất hiện khơng nhất
định trong miền vỏ của thân và rễ, nó tạo nên lớp chu bì bên ngoài là lớp bảo vệ
thân và rễ ở cây trưởng thành.
Tượng tầng này phân cắt cho ra bên ngoài là mô sube (mô che chở thứ cấp sẽ
thay thế biểu bì khi cơ quan già) và bên trong là nhu mơ thứ cấp hay lục bì (Hà Thị
Lệ Ánh, 2005).
2.2. Mơ chun hóa
Mơ chun hóa là tập hợp những tế bào cùng chuyên hóa như nhau để có thể
đảm nhận cùng một nhiệm vụ. Các mô này phân bố khắp các bộ phận của cây, dựa
vào đặc điểm về cấu trúc cũng như chức năng của chúng, ta có thể phân biệt mô
che chở, nhu mô, mô nâng đỡ mô dẫn truyền và mô tiết.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

5

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

2.2.1. Mô che chở
Mô che chở là tập hợp các tế bào nằm ở mặt ngoài của tất cả các cơ quan làm
thành lớp bảo vệ cho các mô bên trong và thực hiện trao đổi chất với mơi trường
ngồi. Tùy theo nguồn gốc phát triển người ta phân biệt mô che chở sơ cấp và mô

che chở thứ cấp.
* Mơ che chở sơ cấp – Biểu bì
Biểu bì nằm ở mặt ngồi các cơ quan, bao phủ tồn bộ cơ thể thực vật; có
nhiệm vụ bảo vệ, trao đổi, tiết và tiêu hóa. Biểu bì có thể tồn tại suốt đời sống của
cơ quan hay của cơ thể thực vật hoặc cho đến khi được thay thế bằng các loại mô
khác trong sự sinh trưởng thứ cấp. Thành phần cấu tạo của biểu bì gồm:
- Tế bào biểu bì: thường có hình dạng khác nhau ở các cơ quan khác nhau và
các loại cây khác nhau. Vách của chúng bằng cellulose thường dày và không đều
về các phía, vách phía ngồi dày hơn vách phía trong. Tế bào biểu bì thường làm
thành một lớp và gắn chặt với nhau. Chức năng bảo vệ của biểu bì được bổ sung
thêm bằng những tổ chức hỗ trợ như : lông, tầng cutin, lớp sáp thường bao phủ trên
bề mặt lớp tế bào biểu bì. Tác dụng của lớp này là chống thấm nước, bảo vệ cho
những mô bên trong khơng bị mất nước (N.X. Kixeleva, 1977).
- Khí khẩu là cơ cấu đặc biệt nằm trên lớp tế bào biểu bì. Mỗi khí khẩu gồm
hai tế bào khẩu có hình hột đậu, đơi khi có hình quả tạ dài (ở cây đơn tử diệp), hai
tế bào khẩu nằm kề nhau ở mặt cong và chừa một khe (lỗ) nhỏ gọi là tiểu khổng. Ở
lát cắt ngang, ta quan sát được phịng dưới khẩu chứa khí nằm bên dưới tiểu khổng,
hai bên tế bào khẩu có thể có hai tế bào kèm. Khí khẩu điều hịa sự thốt hơi nước
cũng như trao đổi khí giữa mơi trường và cơ thể thực vật (Hà Thị Lệ Ánh, 2005).
* Mô che chở thứ cấp – Chu bì
Chu bì là mơ che chở thứ cấp thay thế biểu bì trong thân và rễ khi có sự phát
triển dày thứ cấp. Việc hình thành chu bì bắt đầu từ lúc phát triển tầng sinh bần.
Khi tế bào của tầng sinh bần phân chia nhiều lần những tế bào mới được tạo ra ở
phía ngồi sẽ tạo thành mô bần chết - lớp bần. Các tế bào bên trong vẫn sống, gọi
là lục bì – lớp vỏ lục. Tầng sinh bần, lớp bần và lớp vỏ lục tạo nên mơ che chở thứ
cấp - chu bì (N. X. Kixeleva, 1977).

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

6


Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

- Tầng sinh bần/tượng tầng sube - nhu bì: tế bào có hình chữ nhật dẹp, xếp
theo hướng xuyên tâm tạo thành lớp tiếp tuyến liên tục.
- Lớp bần/mơ sube: tế bào hình chữ nhật dẹp, xếp thành dãy xuyên tâm đều
đặn, nằm ngay sát bên ngoài tượng tầng. Những tế bào bần có vách tế bào tẩm
suberin và làm thành những phiến mỏng.
- Lớp vỏ lục/lục bì: gồm những tế bào mơ mềm sống được hình thành bên
trong tầng sinh bần, vách tế bào không tẩm suberin.
Thuộc vào mơ che chở thứ cấp cịn có bì khổng là phần nằm trên mơ sube và
có chức năng gần giống với khí khẩu. Đó là những nốt lốm đốm sần sùi, có khi rất
nhiều, có dạng chấm hoặc đường nứt ngắn lớn (Hà Thị Lệ Ánh, 2005).
2.2.2. Nhu mô
Nhu mơ cấu tạo từ những tế bào sống có vách cellulose mỏng, kích thước
tương đối đồng đều và ít chuyên hóa nhất. Tùy theo vị trí trong cây mà nhu mô thể
hiện những chức năng khác nhau như dự trữ, vận chuyển, cơ học, bài tiết, đồng
hóa,… (N. X. Kixeleva, 1977). Tế bào nhu mơ có thể được phân loại tùy vào hình
dạng cấu tạo và nhiệm vụ của chúng như sau:
Theo hình dạng nhu mơ được chia thành các loại:
- Nhu mơ đặc: tế bào có hình đa giác xếp khít nhau và khơng chứa khoảng
trống nào cả. Mơ này thường có ở miền vỏ, miền tủy của thân, rễ non, ở bề lõm của
vùng gân chính ở lá.
- Nhu mơ đạo với tế bào hình nhiều cạnh gần trịn xếp chừa các khoảng trống
nhỏ hình tam giác hay tứ giác, các khoảng trống gọi là đạo. Chúng phân bố ở miền

vỏ, miền tủy của rễ; miền trụ trung tâm của thân…
- Nhu mô khuyết gồm những tế bào hình nhiều cạnh gần trịn xếp chứa các
khoảng trống to hơn từ 5 - 6 tế bào, các khoảng trống này gọi là khuyết.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

7

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

Hình 2: Vài loại nhu mơ: nhu mơ đặc, nhu mô đạo, nhu mô khuyết.

(Hà Thị Lệ Ánh, 2005)
Theo nhiệm vụ nhu mô được chia thành các loại:
- Nhu mơ đồng hóa/lục mơ: gồm những tế bào chứa lục lạp chúng là thành
phần quan trọng trong thịt lá (diệp nhục), thực hiện chức năng đồng hóa đồng thời
liên quan với các q trình trao đổi khí và thốt hơi nước. Thường có hai loại lục
mơ: lục mơ hình hàng rào, tế bào dài hẹp xếp sát nhau nằm ở mặt trên của lá và lục
mô xốp, tế bào có hình dạng đồng đều sắp xếp thưa chừa ra nhiều khoảng gian bào
lớn nằm ngay bên dưới lớp lục mơ hình hàng rào.

Lục mơ
hình hàng rào

Lục mơ xốp


Hình 3: Các loại lục mô
(Hà Thị Lệ Ánh, 2005)

- Nhu mô dự trữ: tế bào dự trữ các sản phẩm của cây thường có trong phần
tủy của các cơ quan như thân, rễ, quả, hột hay trong phần vỏ của các cơ quan trên
mặt đất.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

8

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

2.2.3. Mô nâng đỡ
Mô nâng đỡ gồm những tế bào có vách dày, vững chắc, đảm nhiệm chức năng
cơ học của cây giúp cho cây đứng vững.
Có hai loại mô nâng đỡ là giao mô và cương mô.
* Giao mô
Giao mô là loại mô sống, tế bào kéo dài với hai đầu nhọn, vách sơ cấp dày
bằng cellulose và khơng hố gỗ, với nhiệm vụ là chống đỡ cơ học cho các cơ quan
đang phát triển. Các tế bào giao mô thường làm thành lớp nằm ngay sát dưới lớp
biểu bì hay cách vài lớp tế bào nhu mô. Giao mô chủ yếu phân bố ở thân, cuống lá,
hai bên gân chính cũng như ở hai bên mép phiến lá.
Có các kiểu giao mơ là:

- Giao mơ góc, vách tế bào dày lên ở các góc.
- Giao mơ phiến, vách dọc và vách tiếp tuyến dày lên.
- Giao mơ trịn, tất cả các mặt của vách tế bào đều dày.

Hình 4: Các kiểu giao mơ: giao mơ phiến, giao mơ góc, giao mơ trịn
(Katherine Esau, 1980).

* Cương mơ/mơ cứng
Cương mơ là tập hợp những tế bào có vách hậu lập dày thường tẩm mộc tố
xuất hiện trong cây như là bộ khung xương của cây có nhiệm vụ nâng đỡ cho cây.
Cương mơ có ở các cơ quan trục của thân và rễ, thường nó nằm trong bó mạch và
cũng là thành phần của bó mạch. Xếp vào cương mơ có cương bào và sợi.
- Cương bào thường gặp ở các cơ quan như quả hột, thân, lá,…Chúng được
phân biệt thành các loại: Tế bào đá/thạch bào, tinh cương bào, tế bào hình hàng
rào, cương bào hình sợi.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

9

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

- Sợi là những tế bào dài và thon nhọn ở hai đầu, vách tế bào rất dày và hóa
gỗ. Chúng thường tồn tại dưới dạng những bó riêng biệt hay làm thành vịng liên
tục trong nhu mơ vỏ và trong libe, trong gỗ hoặc thành từng bao, từng dãy gần

nhau quanh bó mạch (Hà Thị Lệ Ánh, 2005; Nguyễn Bá, 2006).
2.2.4. Mô dẫn truyền
Mô dẫn truyền là mơ chun hóa nhất đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển các
nguyên liệu cũng như sản phẩm quá trình trao đổi chất trong cây. Thường thì mơ
dẫn truyền nằm trong trụ trung tâm ở thân, rễ; ở lá, mô dẫn truyền nằm ở gân lá.
Mô gỗ thường được tổ hợp với mô libe tạo nên một hệ thống mô dẫn truyền
liên tục của mọi cơ quan của cây.
* Mơ gỗ
Tính chất đặc trưng của mơ gỗ là sự có mặt của các yếu tố mạch dẫn thích
nghi với việc vận chuyển nước và chất khống hịa tan. Mơ gỗ gồm các yếu tố dẫn
là quản bào và mạch, nhu mô gỗ, tia gỗ và sợi gỗ.
- Quản bào và mạch
+ Quản bào là những tế bào chết có vách dày, hình dạng dài và nhọn hai đầu.
Quản bào chưa thông với nhau hồn tồn mà chỉ có những cặp lỗ trên vách chung
mà thôi.
+ Mạch (gỗ): các tế bào gỗ nối liền với nhau ở các phía tận cùng tạo thành
một chuỗi dài chạy dọc theo trục của các cơ quan. Các tế bào thơng nhau hồn tồn
(Nguyễn Bá, 1977). Vách bên hậu lập dày tẩm mộc tố và sự chuyên hóa của bản
thủng lỗ thường xảy ra đồng thời với sự dày lên của vách tế bào theo một số kiểu
sau để hình thành các loại mạch gỗ:
• Mạch vịng : khi mộc tố đóng thành vịng trịn trên vách tế bào.
• Mạch xoắn : khi mộc tố đóng thành vịng xoắn trên vách tế bào.
• Mạch vịng xoắn : là dạng trung gian giữa mạch vịng và mạch xoắn.
• Mạch rạch : mộc tố đóng thành những thanh ngang trên vách tế bào.
• Mạch điểm : mộc tố đóng hồn tồn trên vách tế bào chỉ cịn chừa lại
những điểm nhỏ.
- Sợi gỗ: Sợi gỗ gồm những tế bào dài và hai đầu nhọn, vách tế bào rất dày và
hồn tồn tẩm mộc tố. Một số sợi gỗ cịn vách ngăn ngang.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học


10

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

- Nhu mô gỗ và tia gỗ: Nhu mô gỗ gồm tất cả các tế bào nhu mô nằm bên
cạnh và chung quanh các mô gỗ, vách tế bào có thể cịn cellulose hay ngấm mộc tố.
Tập hợp các tế bào nhu mô gỗ làm những dãy dài theo hướng xuyên tâm gọi là tia
gỗ.
Tùy theo nguồn gốc thành lập của mô gỗ, ta phân biệt:
- Mô gỗ sơ cấp (gỗ I)
Gỗ sơ cấp được hình thành từ tầng trước phát sinh từ khi có sự chuyên hóa
của cây mầm. Theo thứ tự phát triển từ tầng trước phát sinh mà người ta phân biệt
hai loại yếu tố là mạch tiền mộc (gỗ trước) và mạch hậu mộc (gỗ sau).
+ Mạch tiền mộc là những yếu tố dẫn được phân hóa trong thời gian khi cơ
quan cịn phát triển theo chiều dài. Các yếu tố dẫn bao gồm quản bào và mạch với
vách hậu lập của chúng có sự dày lên theo đường xoắn hoặc vịng, nhu mơ gỗ ở
đây vẫn còn vách mỏng bằng cellulose.
+ Mạch hậu mộc được phân hóa và hình thành sau khi cơ quan ngừng tăng
dài. Các yếu tố có vách hậu lập dày theo kiểu hình thang, hình màng hay hình
điểm; kích thước của tiết diện ngang thường lớn hơn và chiều dài ngắn hơn so với
các yếu tố của mạch tiền mộc; nhu mô gỗ ở đây thường tẩm mộc tố.
- Mô gỗ thứ cấp (gỗ II): hệ thống tổ chức của tế bào trong mô gỗ thứ cấp
được xếp theo hai hướng là hướng dọc theo trục và hướng xuyên tâm theo tia. Tia
của mô gỗ thường gồm những tế bào sống. Hệ thống dọc gồm một hay một số tế
bào chết của yếu tố dẫn, sợi và mô mềm (N. X. Kixeleva, 1977).

* Mô libe
Đa số mô libe nằm ngồi mơ gỗ và chức năng chủ yếu là dẫn truyền những
sản phẩm hữu cơ được tổng hợp từ lá đi khắp tất cả các cơ quan khác của cây.
Mô libe có cấu tạo gồm tế bào ống sàng (tế bào rây), tế bào kèm, nhu mô libe,
sợi libe và tia libe.
- Tế bào ống sàng: là phần tử dẫn truyền chính của mơ libe, tế bào dài và
xếp chồng chất lên nhau, vách ngăn ngang thường nghiêng và thủng lỗ (lỗ sàng) và
vách ngăn ngang chứa các lỗ sàng được gọi là tấm sàng. Vách tế bào ống sàng dày
bằng cellulose.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

11

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

- Tế bào kèm là tế bào mô mềm có vách bằng cellulose mỏng. Chúng nằm
bên cạnh tế bào ống sàng và nhỏ hơn tế bào ống sàng, số lượng tế bào kèm luôn
thay đổi. Nhiệm vụ của chúng là giúp cho tế bào ống sàng sống và hoạt động bình
thường. Tế bào kèm chỉ gặp ở thực vật hột kín.
- Nhu mơ libe: thường nằm chung quanh và dính với tế bào ống sàng, tế bào
nhu mơ libe thường dài và sắp xếp theo trục của cơ quan, vách sơ cấp của tế bào
bằng cellulose và không hóa gỗ.
- Tia libe là nhu mơ của libe thứ cấp, thường ở giữa xen kẽ với các bó mạch
và xếp thành dãy xuyên tâm (Nguyễn Bá, 1977).

- Sợi libe là yếu tố cơ học nằm trong mơ libe, có thể có cả ở mơ libe sơ cấp
và libe thứ cấp. Sợi sơ cấp thường phát triển trong các cơ quan còn đang kéo dài và
các sợi này khá dài. Sợi thứ cấp có thể dài ra ở đầu nhưng không dài bằng sợi sơ
cấp.
Cũng như mô gỗ, người ta phân ra libe sơ cấp và libe thứ cấp
- Mô libe sơ cấp: theo trình tự phân hóa người ta chia thành libe trước (tiền
libe) và libe sau (hậu libe):
+ Libe trước với tế bào ống sàng chưa chuyên hóa đầy đủ nhưng vẫn mang
các đặc tính như khơng có nhân, khơng có lỗ sàng trên vách ngăn và cũng thường
khơng có tế bào kèm. Các tế bào ống sàng thường bị thối hóa sau một thời gian
ngắn.
+ Libe sau thường có các yếu tố rây nhiều hơn và lớn hơn các yếu tố dẫn của
libe trước. Tế bào kèm xuất hiện đều đặn trong libe sau của thực vật hột kín, nhưng
sợi thì thơng thường lại khơng có.
- Mơ libe thứ cấp được hình thành ở trong những cây và những cơ quan có
cấu tạo thứ cấp (có sự hình thành và hoạt động của tầng phát sinh). Trong libe thứ
cấp có hai hệ thống tổ chức : loại thứ nhất cấu tạo từ tế bào kèm, mô mềm libe và
các sợi libe; loại thứ hai gồm những tế bào chạy theo hướng xuyên tâm thẳng góc
với trục của cơ quan gọi là tia libe (Nguyễn Bá, 1977).

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

12

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ


Mạch
hậu mộc
Mơ gỗ
sơ cấp

Mạch
tiền mộc

Mơ libe sơ cấp

Hình 5: Bó mạch ở cây bí ngơ (Nguyễn Bá, 1977).

2.2.5. Mô tiết
Mô tiết là tập hợp những tế bào sống có vách bằng cellulose mỏng, nhiệm vụ
của chúng là tiết ra các sản phẩm của quá trình trao đổi chất trực tiếp ra ngồi hay
tích lũy lại trong những cơ cấu đặc biệt.
Dựa vào vị trí có thể phân thành mơ tiết nằm bên ngồi cơ quan và mơ tiết
nằm bên trong cơ quan.
* Mơ tiết nằm bên ngồi cơ quan
- Lơng tiết và lơng tuyến: nằm ngồi lớp biểu bì; cấu tạo gồm hai phần: phần
bên dưới là chân (đơn hay đa bào), phần trên là tế bào tiết có tế bào chất đậm đặc.
- Tuyến tiết: tế bào biều bì có kích thước to và nằm khít nhau làm cho vùng
nơi đó phù cao và tạo thành tuyến tiết. Bên trong có tế bào chất đậm đặc, nhân to.
Ở thực vật thường có các loại tuyến tiết như: tuyến tiết mật (thường có ở hoa),
tuyến thơm và tuyến tiết phân hóa tố tiêu hóa (gặp ở vài lồi thực nhục).
* Mô tiết nằm bên trong cơ quan
- Tế bào tiết: có hình dạng tương tự như các tế bào nhu mơ nhưng kích thước
có thể lớn hay nhỏ hơn các tế bào nhu mơ, thường có trong nhu mơ vỏ, ít khi có ở
libe hay trong nhu mơ tủy.

- Ống tiết: cấu tạo gồm xoang ống tiết ở giữa (chứa và tích trữ các sản phẩm
tiết), quanh xoang là tế bào tiết có vách cellulose mỏng, tế bào chất đậm đặc.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

13

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

1

2

Hình 6: Ống tiết ở thân lốt cắt ngang.

1. Tế bào tiết ; 2. Xoang ống tiết.
(Hà Thị Lệ Ánh, 2005)
- Túi tiết: có cấu tạo giống như ống tiết nhưng không dài bằng ống tiết,
thường gặp ở họ cam chanh, họ mận…
- Nhũ quản: là ống tiết đặc biệt chỉ chứa một loại nhũ dịch trắng hay có màu.
Vách của nhũ quản dày bằng cellulose, bên trong có nhiều nhân. Có hai loại nhũ
quản: nhũ quản thật (những ống có thể phân nhánh hay khơng, khơng có vách
ngăn) và nhũ quản có đốt (chuỗi tế bào có vách ngăn ngang còn, mỏng đi hay teo
mất) (Hà Thị Lệ Ánh, 2005).
3. Phương pháp thực hiện tiêu bản cố định

- Vi phẫu sau khi cắt, tẩy sạch bằng nước javel, sau đó rửa thật sạch bằng
nước.
- Nhuộm màu. Có thể nhuộm đơn hoặc nhuộm kép tùy theo yêu cầu.
- Loại nước: ngâm vi phẫu trong cồn 700, chuyển vào cồn 960 (mỗi lần trong
15 phút, có thể lâu hơn tùy mẫu); chuyển tiếp vào cồn tuyệt đối (2 lần, mỗi lần 10
phút); cuối cùng chuyển vào xylen nguyên chất (2 lần, mỗi lần 10 – 15 phút).
- Lên kính: nhỏ lên lame 1 giọt Baume Canada (đã pha loãng trong xylen), đặt
vi phẫu vào giữa giọt Baume Canada rồi đậy lamelle lại. Đặt tiêu bản ở chỗ thống
gió ít nhất trong 1 tuần cho xylen bay hơi, Baume Canada khô cứng lại là được.
(Trần Công Khánh, 1979)

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

14

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ

4. Tình hình nghiên cứu
Hình thái giải phẫu thực vật là khoa học nghiên cứu về hình dạng bên ngoài
và cấu tạo bên trong của cơ thể thực vật và đây chính là tiêu chuẩn quan trọng
trong phân loại thực vật. Vì vậy, đề tài này được rất nhiều tác giả quan tâm, trên thế
giới, Katherine Esau (1980), N. X. Kexeleva (1977) và các tác giả trong nước như
Nguyễn Bá (1977; 2006), Hoàng Thị Sản và Trần Văn Ba (1998) đã đi sâu nghiên
cứu về hình thái và giải phẫu thực vật, tất cả các cơ quan, mô thực vật đều được
quan sát, mô tả tỉ mỉ về đặc điểm hình thái và quá trình phát triển của chúng. Để có

thể nghiên cứu cấu trúc các loại mơ, các nhà thực vật học đã tiến hành giải phẫu cơ
thể thực vật và thực hiện tiêu bản hiển vi để quan sát các loại mô. Tuy nhiên, việc
thực hiện các tiêu bản hiển vi về mô thực vật chỉ có một số tác giả như Hà Thị Lệ
Ánh (2005b), Nguyễn Bá (2007) đề cập đến và chỉ dừng lại ở quy trình thực hiện
tiêu bản tạm thời. Đặc biệt, tác giả Trần Cơng Khánh (1979) có đưa ra quy trình
chung cho việc thực hiện tiêu bản hiển vi cố định đối với nhóm thực vật.
Hiện nay, ở Bộ mơn Sư phạm Sinh - Khoa Sư phạm - Trường Đại học Cần
Thơ việc thực hiện tiêu bản hiển vi cố định các loại mô hay cơ quan là đề tài đã và
đang được nghiên cứu rộng rãi. Có nhiều đề tài về thực hiện tiêu bản cố định
nhưng chủ yếu là các loại mô ở động vật. Và nhiều loại mô động vật đã được cố
định thành công như: mô tuyến tụy chuột đồng, mô cơ tim phôi vịt cỏ, mơ thần
kinh thỏ, mơ sụn thỏ,…Cịn trên đối tượng thực vật, việc nghiên cứu tiêu bản cố
định chỉ có một số đề tài về thực hiện tiêu bản hiển vi cố định về đột biến cấu trúc
nhiễm sắc thể ở rễ hành ta, q trình ngun phân ở chóp rễ đậu Hà Lan, quá trình
giảm phân ở tế bào mẹ hạt phấn hoa hành, tế bào đa bội (3n) ở lá non chuối nhà,
tảo Euglena,…
Đối với đề tài nghiên cứu về thực hiện tiêu bản cố định các cơ quan dinh
dưỡng của thực vật cịn hạn hẹp. Tuy đã có một vài đề tài nghiên cứu về tiêu bản
cố định mơ thực vật nhưng chất lượng tiêu bản cịn thấp, đặc biệt là sau một thời
gian ngắn tiêu bản đã bị mất màu.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

15

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011


Trường Đại học Cần Thơ

CHƯƠNG III

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Địa điểm và thời gian thực hiện đề tài
1.1. Địa điểm
Đề tài được thực hiện tại phịng thí nghiệm thực vật – Bộ môn Sư phạm Sinh
học – Khoa Sư phạm – Trường Đại học Cần Thơ.
1.2. Thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 4 năm 2011.
2. Phương tiện
2.1. Mẫu vật: Dựa theo tài liệu hình thái giải phẫu thực vật và thực tập hình thái
giải phẫu thực vật của các tác giả Hà Thị Lệ Ánh (2005b), Nguyễn Bá (2007);
chúng tôi chọn các mẫu trong bảng dưới đây:
Bảng 1: Danh sách các mẫu vật
STT

Tên mẫu vật

Tên khoa học

1

Rau cần dày lá

Coleus amboinicus Lour.

2


Rau muống

Ipomoea aquatica Forsk

3

Cỏ lông tây

Brachiaria mutica Forsk

4

Huệ ta

Polianthes tuberosa L.

5

Bụp

Hibiscus rosa-sinensis L.

6

Nữ trinh

Ligustrum indicum (Lour.) Merr.

7


Ác ó

Acanthus integrifolius T. Anders.

8

Măng tây

Asparagus officinalis L.

9

Bí rợ

Cucurbita maxima Duch & Lamk

10

Giấp cá

Houttuynia Cordata Thunb

11

Lốt

Piper lolot DC

12


Trúc đào

Nerium oleander L.

13

Thông thiên

Thevetia peruviana (Pers.) Schumann

14

Cỏ cứt heo

Ageratum conyzoides L.

Trong đó, chúng tơi chọn mẫu thân giấp cá để thử nghiệm cụ thể quy trình
thực hiện tiêu bản hiển vi cố định. Vì những lí do như: mẫu phổ biến, dễ tìm, mẫu
có nhiều loại mơ với vách tế bào có độ dày mỏng khác nhau.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

16

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33- 2011

Trường Đại học Cần Thơ


2.2. Thiết bị và dụng cụ
2.2.1. Dụng cụ thu mẫu
Kéo cắt cây, xẻng, dao, bọc nilong.
2.2.2. Dụng cụ thực hiện tiêu bản cố định
-

Kính lúp Achiever

-

Đồng hồ bấm giây

-

Kính hiển vi Olympus

-

Keo sành đựng hóa chất

-

Kính hiển vi có gắn máy ảnh
(Olympus)

(lọ yaourt)
-

Giấy vệ sinh


-

Lame

-

Bơng ráy tai

-

Lamelle

-

Viết chì

-

Kim mũi giáo

-

Thau nhựa nhỏ

-

Kim mũi nhọn

-


Ống đong 25 ml

-

Dĩa đồng hồ

-

Bercher 200 ml

-

Ống hút

-

Kẹp

-

Lưỡi lam

-

Hộp gỗ đựng tiêu bản

-

Gôm


- Khay nhơm

2.3. Hóa chất
2.3.1. Hóa chất trữ mẫu
Formol 10% (Trung Quốc).
2.3.2. Hóa chất tẩy mẫu
Javel nguyên chất, acid acetic 5% (Trung Quốc), nước cất.
2.3.3. Phẩm nhuộm
- Carmine (son phèn) 1% (Mỹ).
- Methyl green (lục methyl) 1% (Merck).
- Vert d'iode (lục iod) 1% (Pháp).
- Methylen blue (xanh methylen) 1% (Mỹ).
2.3.4. Hóa chất khử nước
Cồn, butanol, xylen (Trung Quốc).
2.3.5. Hóa chất dán mẫu
Baume Canada (Nhật).

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

17

Bộ môn Sư phạm Sinh học


×