Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

LUẬN văn sư PHẠM địa JERUSALEM THỦ đô HAI QUỐC GIA VÙNG đất THÁNH của BA tôn GIÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.41 MB, 73 trang )

Jerussalem - thủ đô của hai quốc gia, vùng đất thánh của ba tôn giáo

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM ĐỊA LÍ
_____________________

LÊ MINH TUẤN

TÊN ĐỀ TÀI

JERUSALEM - THỦ ĐÔ HAI QUỐC GIA
VÙNG ĐẤT THÁNH CỦA BA TÔN GIÁO
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM ĐỊA LÍ
MÃ SỐ: 16
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
Thầy HUỲNH TƯƠNG ÁI

GVHD: Huỳnh Tương Ái

Cần thơ, tháng
- 1 - 05/2011
SVTH: Lê Minh Tuấn


Jerussalem - thủ đô của hai quốc gia, vùng đất thánh của ba tôn giáo

MỤC LỤC
Danh mục hình ảnh
Danh mục các từ viết tắt, các thuật ngữ trong đề tài



PHẦN MỞ ĐẦU
Trang
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..................................................................
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...........................................................
.................................................................................................................
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .......................................................
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................
5. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐANG NGHIÊN CỨU ........................
6. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU .......................................................
6.1. Quan điểm lãnh thổ...............................................................
.................................................................................................................
6.2. Quan điểm tổng hợp .............................................................
6.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh...............................................
6.4. Quan điểm hệ thống .............................................................
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................

1
1
2
2
2
2
2
2
3
3
3

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ JERUSALEM ...................... 4
1.1. KHÁI QUÁT VỀ JERUSALEM ........................................... 4
1.1.1. Vị trí Jerusalem trên bản đồ thế giới ................................. 4
1.1.2. Nguồn gốc tên gọi Jerusalem ............................................ 5
1.1.3. Một số Đặc điểm kinh tế - xã hội về Jerusalem ................. 5
1.2. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ................................................................. 7
1.2.1. Địa hình ............................................................................ 7
1.2.2. Khí hậu ............................................................................ 7
1.3. ĐỊA LÍ DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI ............................................... 9
1.3.1. Dân cư .............................................................................. 9
1.3.2. Dân tộc .............................................................................. 10
1.3.3. Tình hình gia tăng dân số ................................................... 10
1.3.4. Đời sống văn hóa ............................................................... 13
1.4. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ........................................................ 14

CHƯƠNG 2: JERUSALEM ĐẤT THÁNH CỦA BA TÔN GIÁO
......................................................................................................... 19
2.1. ĐẤT TỔ DO THÁI GIÁO ...................................................... 16
2.1.1. Đạo Do Thái ra Đời ........................................................... 16
GVHD: Huỳnh Tương Ái

-2-

SVTH: Lê Minh Tuấn


Jerussalem - thủ đô của hai quốc gia, vùng đất thánh của ba tôn giáo

2.1.2. Luật lệ Do Thái.................................................................. 16
2.1.3. Đạo Do thái ở Jerusalem .................................................... 17

2.2. TÔN GIÁO MỚI JÊSUS CHRIST TRÊN ĐẤT DO THÁI .. 20
2.2.1. Jesus với với tôn giáo mới trên nền Do Thái Giáo.............. 20
2.2.2. Đức tin Kitô giáo ở Jerusalem ........................................................ 21
2.3. HỒI GIÁO VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỒI GIÁO Ở JERUSALEM 23
2.3.1. Muhammad và giáo lý đạo Hồi .......................................... 23
2.3.2. Đế chế Hồi giáo mở rộng, Jerusalem vùng đất thánh thứ ba 24
2.4. BẤT ĐỒNG TÔN GIÁO Ở JERUSALEM
VÀ NHỮNG CUỘC THÁNH CHIẾN .................................................. 27
2.4.1. Những cuộc thánh chiến đẫm máu ..................................... 27
2.4.2. Jerusalem thiên đường hay địa ngục ? ................................ 28

CHƯƠNG 3: JERUSALEM - THỦ ĐÔ ISRAEL VÀ
PALESTINE .................................................................................. 30
3.1. “PALESTINE”, KHU ĐỊNH CƯ CỦA NGƯỜI DO THÁI CỔ
................................................................................................................. 30
3.1.1. “Canaan” Vùng đất mới của người Do Thái cổ ............................... 30
3.1.2. Jerusalem - Thánh địa đầu tiên của người Do Thái Israel ............... 31
3.1.3. Thời Kỳ bị trục xuất và sự trở về
vùng đất Palestine của người Israel ......................................................... 31
3.2. JERUSALEM - THỦ ĐÔ ISRAEL – PALESTINE,
CUỘC CHIẾN CỦA HAI DÂN TỘC .................................................. 33
3.2.1. Chính quyền quốc gia Palestine ......................................... 33
3.2.2. Nhà nước Israel ................................................................. 36
3.2.3. Jerusalem - Thủ đô chưa được công nhận đầy đủ
của nhà nước Palestine ................................................................ 37
3.2.4. Jerusalem - Thủ đô tinh thần của người Do Thái và
quan điểm của quốc tế ................................................................. 39
3.2.5. Thành phố của sự chia rẻ dân tộc ....................................... 43
3.3. QUAN ĐIỂM CỦA LIÊN HIỆP QUỐC
VÀ HOA KỲ VỀ VẤN ĐỀ JERUSALEM ................................... 44

3.3.1. Liên Hợp Quốc với vấn đề Jerusalem ................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
................................................................................................................. 44
3.3.2. Washington với vấn đề Jerusalem
và hòa bình ở Trung Đông .......................................................... 45

PHẦN KẾT LUẬN
1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ............................................................ 48
GVHD: Huỳnh Tương Ái

-3-

SVTH: Lê Minh Tuấn


Jerussalem - thủ đô của hai quốc gia, vùng đất thánh của ba tôn giáo

2. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT .................................................................... 48
3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ..................................... 49

PHỤC LỤC
Phục lục 1: Những thánh tích tiêu biểu của 3 tôn giáo
Phục lục 2: Một số hình ảnh về Jerusalem

BẢNG THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
- Cơ Đốc: là từ phiên âm từ Hán Việt, một tên gọi khác của đạo Kitô thờ chúa
Jesus.
- Cựu ước: còn gọi là kinh thánh của Do Thái giáo (Torah), là phần đầu của toàn
bộ Kinh thánh của Kitô giáo. Cựu Ước được sắp xếp thành các phần khác nhau như

luật pháp, lịch sử, thi ca (hay các sách về sự khôn ngoan) và tiên tri. Tất cả các sách
này đều được viết trước thời điểm sinh ra của Chúa Jesus người Nazareth, người mà
cuộc đời và tư tưởng là trọng tâm của Tân Ước.
- Đất Thánh: là vùng đất thiêng liêng, mang trong nó một di vật thánh thiện hay
thi hài của một vị giáo chủ hoặc cũng có thể là nơi khởi phát có một giáo phái.
- Dunams: đơn vị đo diện tích của Israel.
- Intifada: phong trào chiến đấu theo tinh thần thánh chiến của người Hồi giáo
Palestine. Cuộc nổi loạn của với hình thức là ném đá vào binh lính Israel bắt đầu từ
năm 1987 tại 2 vùng lãnh thổ của người Palestine bị chiếm đóng bởi người Israel là
West Bank và dải Gaza.
- Kinh thánh: một quyển sách giáo lí thiêng liêng của một tôn giáo.
- Qur'an: Là văn bản tôn giáo quan trọng của Hồi giáo. Đôi khi tên của nó được
chuyển tự Latinh là Quran, Koran, Qur’ān, Coran hay Al-Qur’ān. Qur'an được chia
làm 30 phần (Just), 114 chương (Surat), 6235 câu (Ayat). Quyển sách này ghi lại
những gì mà Thiên chúa mạc khải cho Muhammad trong hơn 21 năm (611-632) thông
qua trung gian là thiên thần Gabriel.
- Tanakh: Còn được gọi là Mikra hay Miqra, Tanakh là từ viết tắt theo những
chữ cái đầu của tiếng Hebbrew của ba bộ kinh thánh của người Do Thái gồm: thứ nhất
là Torah có ý nghĩa là sách Luật, bài giảng hay các giáo huấn hay còn được biết đến
với tên “Bộ năm”, là năm sách của Moses hay “Ngũ thư”. Thứ hai là Nevi'im có nghĩa:
"Ngôn sứ". Thứ ba là Ketuvim có nghĩa "Văn chương".
- Talmud: là một sách pháp điển của người Do Thái. Đây là văn bản trung tâm
của đạo Do Thái, dưới hình thức một bản ghi của giáo sĩ Do thái về cuộc thảo luận
liên quan đến pháp luật của người Do Thái, đạo đức, triết học, hải quan và lịch sử.
GVHD: Huỳnh Tương Ái

-4-

SVTH: Lê Minh Tuấn



Jerussalem - thủ đô của hai quốc gia, vùng đất thánh của ba tôn giáo

Talmud có hai thành phần: Mishnah, người đầu tiên viết tóm của luật miệng Do Thái
giáo và các Gemara, về các cuộc thảo luận của các Mishnah.
- Tân ước: sách Tân Ước, còn gọi là Tân Ước Hi văn hoặc Kinh thánh Hi văn, là
phần cuối của Kinh Thánh Kitô giáo, được viết bằng tiếng Hi Lạp bởi nhiều tác giả vô
danh trong khoảng từ sau năm 45 công nguyên tới trước năm 140 sau công nguyên
(sau Cựu Ước). Từ này được dịch từ tiếng Latinh Novum Testamentum, nguyên ngữ
nghĩa là "Giao ước mới". Thuật ngữ "Tân Ước" lúc đầu được Kitô hữu dùng để miêu
tả mối tương giao giữa họ và Thiên Chúa, về sau được dùng để chỉ một tuyển tập gồm
27 sách thánh kinh.
- Thủ đô: thành phố đại diện cho một quốc gia về hành chính, chính trị, văn hóa,
kinh tế - tài chính. Thủ đô còn là thành phố mang ý nghĩa lịch sử thiêng liêng của mỗi
dân tộc.
BẢNG TỪ VIẾT TẮT
- EU: (European Union) có nghĩa là Liên Minh Châu Âu. Một tổ chức liên minh
kinh tế hình thành vào năm 1951.
- NIS (New Israeli Shekel): đơn vị tiền tệ của Israel. Có tỷ giá qui đổi là 1USD =
4,5 Shekel (2003). Đồng Shekel đang trên đà tăng giá năm 2009 tăng lên 3.8 Shekel =
1USD
- LHQ: Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh đước thành lập sau
chiến tranh thế giới thứ hai năm 1945. Tên tiếng Anh của tổ chức này là United
National (UN).
- TCN: Trước Công Nguyên
- CN: Công nguyên
- SCN: Sau Công Nguyên
- GDP: (Gross Domestis Product) tổng thu nhập quốc nội của một quốc gia.
- USD: (United State Dollar) đồng tiền chính của Hoa Kỳ. Đây là đồng tiền có
giá trị giao dịch lớn trên thị trường thế giới.

- Av: lịch âm của người Do Thái, lịch Do Thái sử dụng lịch âm dương kết hợp.
Mỗi năm có 354 ngày (do tháng âm của người Do Thái dựa trên chu kì của mặt Trăng)
các lễ hội cũng tuân theo lịch này nên việc nghiên cứu theo lịch Do Thái rất khó khăn.

DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Dữ liệu khí hậu Jerusalem (1881 – 2007)............................. 8
Bảng 1.2. Dân số Jerusalem từ 1844 – 2000 phân theo tôn giáo .......... 9
Bảng 1.3. Dân số Jerusalem, Do Thái và không Do Thái, 1980-1996 .. 10
GVHD: Huỳnh Tương Ái

-5-

SVTH: Lê Minh Tuấn


Jerussalem - thủ đô của hai quốc gia, vùng đất thánh của ba tôn giáo

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Vị trí Jerusalem trên bản đồ Trung Đông ............................
Hình 1.2. Một góc thành phố Jerusalem ...............................................
Hình 2.1. Đồi Sion hay Zion linh thiêng của người Do Thái.................
Hình 2.2. Bức tường phía Tây nơi cầu nguyện của người Do Thái .......
Hình 2.3. Nhà thờ Mộ chúa (Church of the Holy Sepuchre) .................
Hình 2.4. Mô tả về nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa.......................................
Hình 2.5. Thánh tích hai tôn giáo trên một địa điểm ...........................
Hình 3.1. Núi Đền và Tây Jerusalem ...................................................

4
6

18
19
22
25
26
38

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Khi nhắc tới cái tên Jerusalem, thì hẳn mọi người ít nhiều cũng đã nghe qua ở
đâu đó, nhưng Jerusalem là gì ? Ở đâu thì ít ai biết. Đó cũng là những suy nghĩ của tôi
khi còn là một học sinh Trung học khi nghe đài hay đọc báo có nói về Jerusalem và
sau đó thì đã biết được Jerusalem là một thành phố. Nay khi đã sắp hoàn thành chương
trình bốn năm đại học có thêm chút vốn kiến thức thì tôi biết Jerusalem không chỉ là
một thành phố như bao thành phố khác trên thế giới. Thành phố thánh của Thiên Chúa
giáo, Do Thái giáo và cả Hồi giáo, ba tôn giáo độc thần lớn nhất thế giới, một thành
phố mà bản thân nó là thủ đô của hai quốc gia đó là chính Jerusalem. Jerusalem là một
thành phố lịch sử lâu đời, mang trên nó biết bao bí ẩn lich sử, là một rào cản, một
trong những nguyên nhân thiết yếu ngăn cản tiến trình hòa bình ở khu vực trung đông
mà có lẽ ít người biết đến. Những giai đoạn thăng trầm: khi là thành phố huy hoàng
của cả khu vực rộng lớn, khi hoang tàn đổ nát, tan thương vì chiến tranh, vì tranh
giành quyền làm chủ của các đế chế. Từng nhà thờ, từng góc phố ở Jerusalem đều
mang trên mình những nỗi niềm bi tráng, những bí mật của lịch sử, sự thiêng liêng
thần thánh ở vùng đất này.
Ngày nay Jerusalem vẫn tồn tại như một minh chứng cho những tranh đoạt
không ngừng. Những cách gọi như: “xung đột Ả Rập – Israel” hay “Xung đột Do Thái
- Ả Rập” hay lớn hơn “Xung đột Trung Đông” đều có một phần là để chỉ mâu thuẫn
của hai dân tộc anh em: người Do Thái Israel và người Ả Rập Palestine trong cuộc
chiến giành quyền kiểm soát vùng đất thánh. Tại sao Jerusalem là vùng đất thánh của 3
tôn giáo độc thần lớn nhất thế giới ? Tại sao cả người Israel và người Palestine đều

chọn Jerusalem làm thủ đô của Quốc gia họ ?... Nhiều câu hỏi tại sao thôi thúc tôi
chọn đề tài: “Jerusalem - Thủ đô của hai Quốc Gia, Vùng đất thánh của ba tôn
giáo” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Vì nghĩ rằng Jerusalem như một đầu mối, một
xuất phát điểm cũng là trung tâm của mâu thuẩn, của sự căng thẳng trong các cuộc
GVHD: Huỳnh Tương Ái

-6-

SVTH: Lê Minh Tuấn


Jerussalem - thủ đô của hai quốc gia, vùng đất thánh của ba tôn giáo

xung đột về chính trị, tôn giáo, của cả hai dân tộc: Do Thái Israel và Ả Rập Plestine
nói riêng và của khu vực Trung Đông nói chung.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Khi nghiên cứu đề tài: “Jerusalem - Thủ đô của hai Quốc Gia, vùng đất thánh
của ba tôn giáo” sẽ làm rõ một số mục tiêu sau:
- Tìm nguồn gốc lịch sử, quá trình hình thành và phát triển của thành phố
Jerusalem.
- Tìm hiểu và giải thích được tại sao lại có mâu thuẫn giữa người Do Thái và
người Ả Rập hai dân tộc anh em lại có mối thù hằng dân tộc lớn với nhau, tại sao hai
dân tộc lại phải tranh giành nhau một vùng đất mà ở đây đối với họ là vùng đất hứa,
“Vùng đất của Thành Phố Jerusalem”, những hướng giải quyết mâu thuẩn và những
kết quả đạt được ở Jerusalem.
- Sự hình thành của ba tôn giáo lớn trên thế giới có ẩn chứa điều gì liên quan tới
Jerusalem? Tại sao vùng đất này lại là vùng đất thánh của cùng lúc ba tôn giáo hàng
đầu thế giới ? Tương lai của thành phố cổ sẽ ra sao: hòa bình hay chiến tranh trong xu
thế toàn cầu ngày nay?
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu tìm hiểu xoay quanh các vấn đề về các mâu thuẫn tôn giáo, dân
tộc, căng thẳng chính trị trong suốt quá trình hình thành, phát triển và trong cuộc sống
hiện tại của thành phố cổ Jerusalem.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thành phố cổ Jerusalem như: lịch sử
hình thành, các mâu thuẫn dân tộc tồn tại trên thành phố cổ và những hướng giải quyết
các mâu thuẫn.
5. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐANG NGHIÊN CỨU
Hiện nay khía cạnh nghiên cứu của đề tài này ở Việt Nam hầu như chưa có nhiều
tác giả đi sâu nghiên cứu vai trò của thành phố Jerusalem trong các vấn đề dân tộc, tôn
giáo, những mâu thuẫn tranh chấp địa chính trị ở khu vực Trung Đông. Tuy nhiên, đã
có một nhóm tác giả ở Thông Tấn Xã Việt Nam với tác phẩm: Cuộc xung đột Ả Rập –
Israel, nhà xuất bản Thông tấn. Tác phẩm có nhắc đến những vấn đề tồn tại ở
Jerusalem nhưng cũng chưa được cụ thể và sâu sắc. Trên Thế giới, các tranh chấp địa
chính trị ở Trung Đông mang ý nghĩa sống còn đối với một số khu vực trên thế giới.
Các tác phẩm nghiên cứu thường thấy là mang một tầm khái quát cao ở khu vực và
quốc gia, tuy có nhắc tới Jerusalem nhưng chưa khai thác hết nội dung. Anton La
Guardia là tác giả của quyển: “War withour end – Israelis, Palestinians, and the
struggle for a promised land” được dịch giả Lưu Văn Hy dịch là “Cuộc chiến không
kết thúc – Người Israel, Người Palestine trong cuộc chiến giành vùng đất hứa”, nhà
xuất bản Văn Hóa Thông Tin. Trong tác phẩm trên đề cập đến vùng đất Israel ở nhiều
khía cạnh về dân tộc, tôn giáo trong đó có cả Jerusalem. Ngoài ra một vài tác giả khác
như: Moshe Hirsch, Deborah Housen - Couriel, Ruth Lapidoth với tác phẩm: “Ði về
GVHD: Huỳnh Tương Ái

-7-

SVTH: Lê Minh Tuấn



Jerussalem - thủ đô của hai quốc gia, vùng đất thánh của ba tôn giáo

đâu Jerusalem? Đề nghị và các vị trí liên quan đến tương lai của Jerusalem”, Nhà xuất
bản Martinus Nijhoff, năm 1995.
6. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Trong khi nghiên cứu đề tài này đã sử dụng một số phương pháp luận khoa học
nhằm tăng cường độ chính xác, độ tin cậy, để đề tài có được một hệ thống thông tin
thống nhất. Một số phương pháp luận cụ thể được sử dụng dưới đây:
6.1. Quan điểm lãnh thổ
Khi nghiên cứu một vấn đề kinh tế - xã hội của một một khu vực, vùng lãnh thổ,
một quốc gia thì phương pháp luận đầu tiên là nghiên cứu về các hình thái, qui mô, đặc
điểm không gian của lãnh thổ đó.
6.2. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp được sử dụng để có thể đưa đến một cái nhìn tổng quát về
các vấn đề tự nhiên, kinh tế - xã hội, những mối quan hệ giữa các đối tượng, sự vật
hiện tượng trên lãnh thổ đang nghiên cứu.
6.3. Quan điểm lịch sử viển cảnh
Đối vời đề tài “Jerusalem, Thành phố, thủ đô của hai quốc gia, vùng đất thánh
của ba tôn giáo” quan điểm lịch sử rất được chú trọng và nghiên cứu sâu sắc vì có rất
nhiều vấn đề mâu thuẫn xuất phát từ lịch sử hình thành và định cư của hai dân tộc: Do
Thái, Ả Rập. sự hình thành, phát triển của 3 dòng tôn giáo lớn, định hướng phát triển
của Jerusalem trong tương lai.
6.4. Quan điểm hệ thống
Quan điểm hệ thống ở trong đề tài này sẽ được sử dụng qua cách lập luận, hệ
thống kiến thức, tư liệu một cách logic để có thể mang đến một chuỗi các sự kiện, hoạt
động liên hoàn và hệ quả của các sự kiện.
7. PHƯƠNG PHÁP NHIÊN CỨU
· Đọc, thu thập tài liệu: trong đề tài nghiên cứu này thì phương pháp nghiên cứu
thu thập dữ liệu là một trong những phương pháp quan trọng, thông qua các kênh báo
chí, sách, giáo trình và cả mạng Internet,…

· Thu thập phân tích so sánh số liệu thống kê: các số liệu thống kê là những
con số biết nói do đó phương pháp này là để tạo cơ hội cho những con số nói lên giá trị
của nó sau khi qua phân tích so sánh để có định hướng chính xác.
· Phân tích, tổng hợp, chọn lọc tài liệu: đây là phương pháp đòi hỏi phải tư
duy, phải phân tích những tài liệu hiện có, tổng hợp tài liệu theo định hướng sẵn có
của đề tài, chọn lọc những tài liệu hữu ích đúng yêu cầu của đề tài.
· Phương pháp bản đồ, tranh ảnh: đây là phương pháp giúp chúng ta định vị
đối tượng, sự vật, hiện tượng dựa trên bản đồ, hình ảnh chứng minh được nhiều luận
cứ quan trọng.
· Cập nhật thông tin từ mạng Internet: đây là phương pháp tốt cho một giáo
viên địa lý để có thể bổ sung kịp thời các nguồn thông tin còn thiếu, chưa chính xác.
Đối với đề tài này phương pháp này cho chúng ta tìm hiểu được thực trạng thành phố
GVHD: Huỳnh Tương Ái

-8-

SVTH: Lê Minh Tuấn


Jerussalem - thủ đô của hai quốc gia, vùng đất thánh của ba tôn giáo

Jerussalem, tình hình căng thẳng chính trị của 2 dân tộc: Do Thái Israel và Ả Rập
Palestine hiện tại để có thể đánh giá chính xác hơn.
· Dùng các phần mềm hổ trợ: Mapinfo 10.0, Encarta 2009, Microsoft Word,…

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ JERUSALEM
1.1.KHÁI QUÁT VỀ JERUSALEM
1.1.1. Vị trí Jerusalem trên bản đồ thế giới


GVHD: Huỳnh Tương Ái

-9-

SVTH: Lê Minh Tuấn


Jerussalem - thủ đô của hai quốc gia, vùng đất thánh của ba tôn giáo

Hình 1.1. Vị Trí Jerusalem trên bản đồ khu vực Trung Đông.
(Nguồn: http//www.image.google.com)

Jerusalem, thành phố cổ nằm ở tọa độ từ 31°46′B đến 35°14′Đ là một thành phố
cổ ở Trung Đông nằm trên lưu vực sông giữa biển Địa Trung Hải (Mediterranean Sea)
và Biển Chết (Dead sea) tại độ cao 650 - 840m. Đầu tiên ta thấy rằng Jerusalem có vị
trí trung tâm trong lãnh thổ Israel, một đầu mối giao thông của đất nước Do Thái, kết
nối các thành phố trọng điểm của quốc gia. Thành phố nằm phía đông của thành phố
Tel Aviv, phía nam của thành phố Ramallah, phía tây của thành phố Jericho và phía
GVHD: Huỳnh Tương Ái

- 10 -

SVTH: Lê Minh Tuấn


Jerussalem - thủ đô của hai quốc gia, vùng đất thánh của ba tôn giáo

bắc của thành phố Bethlehem. Từ vị trí đó cho thấy rằng Jerusalem là một trong những
thành phố nằm trên tuyến đường là cầu nối của 3 châu lục (châu Á, châu Âu, châu

Phi). Ngoài ra Jerusalem còn là một trung tâm của tuyến đường giao thông quan trọng
trong khu vực từ Jordan đến Bờ Tây qua sông Jordan đến Địa Trung Hải đến châu Âu,
từ Syria, Lebanon, Liban xuống phía đến châu Phi qua kinh đào Suze, hay xuống Biển
Đỏ (Red sea) ra bán đảo Ả Rập (Peninsula Arabia). Từ xưa các đế chế phong kiến rất
xem trọng vị trí chiến lược của thành phố này. Thành phố là đất tổ của đạo Do Thái,
vùng đất người Do Thái từ rất xa xưa đã định cư, một phần cũng nhờ vị trí này mà
thành phố trở thành đất thánh của Kitô giáo rồi sau đó là nơi Muhammad nhận lời mặc
khải về một Jerusalem thiêng đường và Jerusalem trần gian là đất thánh thứ ba của
người Hồi giáo.

1.1.2. Nguồn gốc tên gọi Jerusalem
Không phải ngẩu nhiên mà thành phố cổ của người Do Thái có tên là Jerusalem.
Thành phố không chỉ có một tên là còn có nhiều tên khác, theo một thống kê thì thành
phố có gần 70 tên gọi với những giả thuyết, những ý nghĩa khác nhau. Thành phố cổ
Jerusalem được biết đến lần đầu tiên với tên gọi Rusalimum (Rušalimum hoặc
Urušalimum) cách đây 4000 năm (từ các bằng chứng khảo cổ được tìm thấy). Theo
ngôn ngữ Do Thái thì tên gọi thành phố có nhiều giải thuyết về nguồn gốc, ý nghĩa tên
gọi Jerusalem – tiếng Hebrew gọi là “Yerushalayim” từ này có nghĩa là “Hòa bình”.
Theo sách sáng chế, thành phố có tên gọi khác là salem hoặc shalem trong thời đại của
Araham (một cách gọi chạy theo tên của đức Chúa Shalim), thành phố được cai trị bởi
Melchizedek, một vị vua công bình. Salem được coi là một cái tên ngắn hơn cho
Jerusalem. Ngoài ra thành phố còn có những tên gọi khác thuộc các ngôn ngữ khác
như: Ngôn ngữ Ả Rập thì gọi là: Ursalim, Ursalaym hay là Al-Quds, trong Kinh Thánh
Hebrew thì gọi là: Yerushalaim có thể dịch tạm là “Di sản của Salem” hoặc “di sản
văn hóa của hòa bình” trong ngôn ngữ Aramaic thì tên gọi của thành phố là:
Yərûšəlem, còn trong Kinh Thánh Hy Lạp là: Hierousalēm, Hierosolyma, ngôn ngữ
Syria thì gọi thành phố là: Ūrišlem, trong cách gọi của ngôn ngữ Armenia thì tên thành
phố là: Erousałem, đối với người Nga tên gọi khác của Jerusalem là: Iyerusalim và
một số tên gọi khác thuộc các dân tộc khác đặt cho thành phố với các ý nghĩa khác.
1.1.3. Một số Đặc điểm kinh tế – xã hội của Jerusalem

Jerusalem là thành phố lớn nhất của Israel, đứng sau Tel Aviv về vai trò trong
nền kinh tế. Tel Aviv, thành phố được xem là thủ đô hành chính, kinh tế, chính trị của
Israel được cả thế giới nhìn nhận như một thủ đô của Israel. Jerusalem có diện tích 126
Km2 (126.000 dunams) và dân số 732.100 người, trong đó 480.700 người Do Thái
(Jewish) và 251.400 người Ả Rập (Arabian) (tính từ ngày 31 tháng 12 năm 2006).
Theo những đồ vật khảo cổ học đã được tìm thấy, sự định cư tại Jerusalem bắt đầu tồn
tại từ 3000 năm trước công nguyên (TCN). Theo những nguồn tin tức lịch sử thành
phố được nhắc đến lần đầu tiên vào những năm 2000 TCN. Lúc đầu, thành phố được
xây dựng và sáng lập nên bởi người Canaan (Canaanite) và sau đó được Vua David
GVHD: Huỳnh Tương Ái

- 11 -

SVTH: Lê Minh Tuấn


Jerussalem - thủ đô của hai quốc gia, vùng đất thánh của ba tôn giáo
(1012 – 972 TCN) chọn trở thành thủ đô của 2 vương quốc Do Thái: Israel, Judah và

sau đó là vương quốc Judea trong thời kỳ Ngôi đền Thứ nhất và thời kỳ Ngôi đền Thứ
hai. Thành phố tiếp tục giữ vai trò quan trọng, Đất Thánh trong thời kỳ thống trị của
người Hồi Giáo. Jerusalem là thành phố linh thiêng nhất của đạo Do Thái và có ý
nghĩa đặc biệt với đạo Cơ đốc và đạo Hồi.

Hình 1.2. Một góc thành Phố Jerusalem.
(Nguồn:http//www.upload.wikipedia.org)
Từ năm 1948 đến 1967, phần phía Tây của Jerusalem được quản lý bởi Israel
như thủ đô của đất nước, trong khi phía Đông Jerusalem được quản lý bởi Jordan.
Thành phố hợp nhất lại bởi thắng lợi của Israel trong Chiến tranh sáu ngày năm 1967
(Six war), mặc dù địa vị của thành phố vẫn bị tranh chấp. Luật của Israel từ năm 1980

tuyên bố Jerusalem như thủ đô “vĩnh viễn, không bị chia cách” của Israel, trong khi
phần phía Đông Jerusalem lại được cho là thủ đô đang được chờ đợi của đất nước
Palestine sau này. Địa vị của những nơi linh thiêng trong thành phố cũng đang bị tranh
cãi. Jerusalem là thành phố không đồng nhất, tiêu biểu cho nhiều loại dân tộc, tôn giáo
và những nhóm kinh tế xã hội. Khu vực được gọi là "Thành phố cổ" được bao vây bởi
những bức tường và bao gồm bốn khu: Khu Armenia (Armenia Quarter), Cơ Đốc
(Chrisrtian Quarter), Do Thái (Jewish Quarter) và Hồi giáo (Muslim Quarter). Thị
trưởng hiện giờ của Tây Jerusalem là Nir Barkat (2008), Người thứ hai cũng giữ chức
vụ này ở Đông Jerusalem là Yaki Ai Ghul.

1.2.

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
1.2.1. Địa hình

GVHD: Huỳnh Tương Ái

- 12 -

SVTH: Lê Minh Tuấn


Jerussalem - thủ đô của hai quốc gia, vùng đất thánh của ba tôn giáo

Thành phố Jerusalem nằm ở phía Nam trên một cao nguyên thuộc dãy núi
Judean, trong đó bao gồm các ngọn núi như: Núi Ôliu (Mount Olive) ở phía Đông và
Núi Scopus ở phía Đông Bắc. Độ cao của thành phố cổ khoảng 760m (2490 ft) so với
mực nước biển. Toàn bộ thành phố Jerusalem được bao quanh bởi các thung lũng và
những lòng sông, suối khô cạn. Các thung lũng như: Thung lũng Kidron, Thung lũng
Hinnom và Thung lũng Tyropoeon cắt nhau trong một khu vực nằm ở phía nam của

thành phố Jerusalem thuộc khu phố cổ. Thung lũng Kidron chạy về phía đông của
thành phố cổ và chia tách từ núi Ôliu chia thành phố thành hai phần riêng biệt. Dọc
theo phía nam của thành cổ Jerusalem là Thung lũng Hinnom, một thung lũng núi có
dốc đứng như trong miêu tả của kinh thánh thế mạt luận với những nhận thức chung
cho rằng nơi đây như một nơi vằn vặt sự đau khổ như ở địa ngục. Thung lũng
Tyropoeon bắt đầu ở phía tây bắc gần cánh cổng Damascus, chạy về phía nam-đông
nam qua trung tâm của thành phố cổ xuống hồ Siloam, và chia thành hai phần ở phía
dưới đồi, Núi Đền (Temple Mount), về phía đông và phần còn lại của thành phố về
phía Tây (phía dưới và các thành phố trên mô tả của Josephus1). Ngày nay, thung lũng
này là nơi ẩn chứa những mảnh vỡ của lịch sử đã tích lũy qua nhiều thế kỷ. Trong thời
kinh thánh, Jerusalem được bao quanh bởi rừng cây hạnh nhân, cây ôliu và cây thông.
Trong nhiều thế kỷ của chiến tranh và không có sự chăm bón, khai thác, các khu rừng
này đã bị phá hủy. Rừng không còn nên nông dân ở Jerusalem áp dụng biện pháp xây
dựng bậc thang bằng đá dọc theo sườn núi để giữ lại đất, một biện pháp rất điển hình
vẫn còn nhìn thấy rất nhiều trong các cảnh quan Jerusalem.
1.2.2. Khí hậu
Thành phố mang đặc trưng bởi kiểu khí hậu Địa Trung Hải, mùa hè khô nóng và
ấm ẩm, mát mẻ vào mùa đông, thường có tuyết rơi một hoặc hai lần trong mùa đông.
Kinh nghiệm của người dân thành phố thì trung bình 3 – 4 năm thì thành phố lại phải
hứng chịu những cơn mưa, bão tuyết lớn gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế và cuộc
sống của người dân thành phố. Tháng một là tháng lạnh nhất trong năm, với nhiệt độ
trung bình 9,1°C, tháng bảy và tám là tháng nóng nhất, với nhiệt độ trung bình 24,2°C,
và những tháng mùa hè là thường không có mưa. Lượng mưa trung bình hàng năm là
khoảng 550 mm, với mưa xảy ra chủ yếu là giữa tháng mười và tháng năm.

1

:Flavius Josephus, một học giả người Do Thái sống ở Jerusalem thế kỷ I

GVHD: Huỳnh Tương Ái


- 13 -

SVTH: Lê Minh Tuấn


Jerussalem - thủ đô của hai quốc gia, vùng đất thánh của ba tôn giáo

GVHD: Huỳnh Tương Ái

- 14 -

SVTH: Lê Minh Tuấn


Jerussalem - thủ đô của hai quốc gia, vùng đất thánh của ba tôn giáo

1.3. ĐỊA LÍ DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
1.3.1. Dân cư
Với lịch sử hình thành trên 4000 năm thì qui mô và thành phần dân số của
Jerusalem đã có sự chuyển dịch nhiều lần. Từ thời trung cổ, thành phố cổ Jerusalem đã
có sự phân chia các khu vực dân cư theo tôn giáo thành các khu: Do Thái, Hồi giáo,
Kitô giáo, và khu dân cư Armenia. Tất cả số liệu dân số trước năm 1922 dựa trên các
ước tính do khách du lịch nước ngoài cung cấp, tổ chức thống kê. Ngoài ra các số liệu
điều tra dân số trước đây cũng bao phủ một khu vực rộng lớn hơn như Quận Jerusalem
(bao gồm cả khu vực Đông Jerusalem, thành phố Bethlehem). Dân cư Jerusalem có đa
số người Do Thái, từ những năm 1830, dần dần người Do Thái thành lập chiếm một vị
trí tuyệt đối trong thành phố.
Năm 2003, tổng dân số của Jerusalem được 693.217 bao gồm 464.527 người Do
Thái và 228.690 người Ả Rập và những tộc người khác, cùng năm đó dân số của thành

phố cổ đã được 3.965 người Do Thái và 31.405 người Ả Rập và những tộc người khác.
Năm 2009 dân số của thành phố là 780.200 người, mật độ dân số là 6192 người/km2.
Jerusalem là thành phố có sự đa dạng về màu sắc dân tộc và tôn giáo bao gồm
người châu Âu, Trung Đông châu Á và châu Phi người đạo Do Thái, Thiên chúa giáo
Armenia, Hồi giáo, Tin Lành, Chính thống Hy Lạp của người Ả Rập, Chính thống
giáo Syria và Chính thống giáo Ai Cập của người Ả Rập , trong đó còn có một số
người thuộc các giáo phái khác.
Bảng 1.2. Dân số Jerusalem từ 1844 – 2000 phân theo tôn giáo.
Người Do
Năm
Kitô hữu
Tổng số
Hồi giáo
Thái
1844
7,120
5,000
3,390
15,510
1876
12,000
7,560
5,470
25,030
1896
28,112
8,560
8,748
45,420
33,971

13,411
4,699
52,081
1922
1931
51,222
19,894
19,335
90,451
1948
100,000
40,000
25,000
165,000
1967
195,700
54,963
12,646
263,309
1987
340,000
121,000
14,000
475,000
1990
378,200
131,800
14,400
524,400
2000 (1)

530,400
204,100
14,700
758,300
(Nguồn: John Oesterreicher và Anne Sinai biên soạn, Jerusalem,. (NY: John
Day, 1974), 1; Cục Thống kê Trung ương Israel; Thành phố Jerusalem. Các số liệu
năm 2000 bao gồm 9000 người không có tôn giáo được phân loại)
Từ năm 1967, khi Israel chiếm lại Đông Jerusalem, dân số Do Thái ở Jerusalem
đã giảm từ 76% xuống còn 64% và đang tiếp tục giảm khoảng 1%/năm. Dân số Ả Rập
ở Jerusalem đã tăng từ 24% lên 36%. Dân số Ả Rập đang trên đà phát triển, dân số Ả
GVHD: Huỳnh Tương Ái

- 15 -

SVTH: Lê Minh Tuấn


Jerussalem - thủ đô của hai quốc gia, vùng đất thánh của ba tôn giáo

Rập có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn số người Do Thái trong thành phố. Trong khi
người Do Thái vẫn còn chiếm một tỷ lệ đáng kể trong dân số, số lượng của người Do
Thái đã tăng 114% chỉ trong ba mươi năm kể từ khi thống nhất đất nước và thành phố
hợp nhất năm 1967. Dân số Ả Rập, ngược lại, đã tăng 163% trong cùng thời gian
chiếm đến 36% trong tổng số dân vào năm 2006, dân số Jerusalem bây giờ người Ả
Rập nhiều hơn là vào năm 1967 khi Đông Jerusalem đã bị chiếm lại.
1.3.2. Dân tộc
Vấn đề dân tộc là vấn đề cũng khá phức tạp ở Jerusalem. Là thành phố trung tâm
văn hóa, chính trị từ thời vua David. Chính vì vậy đây là một nơi tập trung nhiều thành
phần dân cư dân tộc khác nhau. Một vấn đề khác chính là vấn đề nhập cư từ cuối thập
niên năm 1980 và đầu thập niên 1990, tất cả tạo nên một bức tranh dân tộc đa dạng ở

Jeerusalem. Ở Jerusalem thành phần dân tộc có thể chia là 2 nhóm chính. Nhóm người
Do Thái chiếm phần lớn dân số của thành phố chủ yếu là người của tộc Hebrew, nội
bộ nhóm này cũng có một số chi tộc Do Thái khác như: người Do Thái Ethiopia,
người Do Thái châu Âu, người Do Thái Mỹ,…chủ yếu là người nhập cư và có sự lai
tạp so với người Do Thái chính thống. Nhóm dân tộc còn lại được gọi chung là người
không Do Thái (non Jewish) bao gồm người Ả Rập chiếm số đông trong thành phần
dân số của nhóm này và của thành phố Jerusalem. Người Ả Rập sống chủ yếu ở phần
Đông Jerusalem 53% người Ả Rập sống trong thành phố và tất cả theo đạo Hồi. Người
Ả Rập theo đạo hồi chiếm đến 99% người theo đạo Hồi ở thành phố Jerusalem, chủ
yếu là Hồi giáo dòng Sunni. Ngoài ra nhóm người không Do Thái cũng bao gồm một
số dân tộc khác như: người Bedouin, Syria, Jordan,…chiếm số liệu không Đáng kể và
không tập trung.
Bảng 1.3. Dân số Jerusalem, Do Thái và không Do Thái, 1980-1996
Tổng dân số
Người Do Thái Người không Do Thái
Năm
(nghìn người)
(nghìn người)
(nghìn người)
407.1
292.3
114.8
1980
457.7
327.7
130.0
1985
524.5
378.2
146.3

1990
591.4
417.0
174.4
1995
421.2
180.9
602.1
1996
(Nguồn: Niên giám thống kê của Jerusalem, năm 1996.)
1.3.3. Tình hình gia tăng dân số
Jerusalem là thành phố lớn nhất của Israel cả về dân số và tổng diện tích đất. Theo Cục
Thống kê Trung ương Israel (CBS), vào cuối năm 1996 dân số của Jerusalem là
602.100 người. Dân số là người Do Thái 421.200 người chiếm 70% và người không
Do Thái 180.900 chiếm 30%. Tổng diện tích đất của thành phố là 126.000 dunams2,
: Đơn vị đo diện tích của Israel và một số nước khu vưc Trung Đông
(1dunams = 1000 m2)
2

GVHD: Huỳnh Tương Ái

- 16 -

SVTH: Lê Minh Tuấn


Jerussalem - thủ đô của hai quốc gia, vùng đất thánh của ba tôn giáo

trong khi đó, nếu so sánh dân số của hai thành phố hàng đầu khác của Israel là Tel
Aviv và Haifa dân số lần lượt là 353.100 người và 255.300 người (1996). Tuy nhiên,

diện tích đất của Tel Aviv là một số 51.000 dunams và của Haifa, khoảng 58.000
dunams. Jerusalem có một tốc độ tăng trưởng dân số nhanh chóng: từ năm 1986 dân số
đã tăng 28% (trong đó dân Do Thái đã tăng 25% và người không Do Thái tăng khoảng
36%). Hầu hết sự tăng trưởng này xảy ra chỉ trong vài năm, từ năm 1990 dân số đã
tăng 78.000, hoặc 15%. Phần lớn sự tăng trưởng này là kết quả trực tiếp của làn sóng
người nhập cư của Liên Xô đến đất nước trong những năm 1990. Trong khi dân số tại
chổ của Jerusalem năm 1980 đã tăng 2,2 lên 2,5% /năm, bởi những năm 1990 này đã
tăng lên đến 3,7 lên 4,0%/năm. Trong hai năm qua, số lượng người nhập cư đã giảm
dần, như có tỷ lệ tăng dân số của Jerusalem, mà bây giờ đứng ở mức chỉ 2,0% / năm.
Có nhiều nguyên nhân cho vấn đề gia tăng dân số ở thành phố có lịch sử lâu đời này,
chúng ta có thể xét đến một số các yếu tố quan trọng nhất góp phần vào sự tăng dân số
chung ở Jerusalem là chắc chắn gia tăng tự nhiên tăng lên. Gia tăng cơ giới mà nhập
cư là yếu tố quan trọng thứ hai.
Tăng tự nhiên cao (tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử vong): Jerusalem tự hào có một tỷ lệ tăng
tự nhiên cao Trong đó, tỷ lệ tăng tự nhiên của Israel năm 1995 là 14,7%0, ở Jerusalem
tỷ lệ này là 23,6%0. Điều này càng được chứng minh rõ hơn khi được chia nhỏ hơn
nữa vào thành phần dân số: dân Do Thái ở Jerusaslem là 19 %0 so với 11%0 cho dân
Do Thái của cả nước Israel và dân tộc không Do Thái 34 %0 ở Jerusalem, so với
30,6%0 dân không Do Thái trên cả đất nước Israel (Theo Niên giám thống kê của
Jerusalem, năm 1996).
Trong thực tế, tỷ lệ tăng tự nhiên cao chủ yếu do hai cộng đồng riêng biệt: các
cộng đồng người Do Thái Chính thống giáo và cộng đồng không phải Do Thái. Trong
những năm 1980 tỷ lệ tăng tự nhiên chiếm đến 80% trong tăng trưởng dân số trong
thành phố. Đầu những năm 1990, tuy nhiên, con số này giảm xuống khoảng 50%, do
số lượng lớn người nhập cư mới tràn vào ở Jerusalem. Một minh chứng khác cho vấn
đề gia tăng tự nhiên của Jerusalem chính là tỷ suất sinh thô, theo niên giám thống kê
năm 1997 của Israel tỷ suất sinh thô của Jerusalem cho chúng ta thấy rằng: tổng tỷ suất
sinh thô của quốc gia là 21,3 %0 trong khi đó tỷ suất sinh thô của là 29,0%0. Người Do
Thái là 26%0 và Người không thuộc Do Thái là 36,1%0, tỷ suất sinh thô ở là 16,2%0, ở
Haifa là 13,0%0. Từ những số liệu về tỷ lệ sinh thô của Jerusalem, của hai thành phố

lớn lân cận và tỷ suất sinh thô của quốc gia Israel, cho thấy tỷ suất sinh của Jerusalem
cao hơn đáng kể so với tỷ lệ của cả hai thành phố lớn lân cận dẫn đầu là Tel Aviv và
Haifa và của Israel.
Ảnh hưởng của gia tăng cơ giới: Trong suốt những năm 1980, Jerusalem đã được thu
nhận khoảng 2.500 người nhập cư mỗi năm. Quá trình này tăng mạnh trong những
thập niên 1990: vào năm 1990 có 13.600 người nhập cư đến, trong năm 1991 có
14.400, trong năm 1992 có 7500 người, trong năm 1993 có 5775 người, trong năm
1994 có 5530 người, trong năm 1995 có 4.800 người và vào năm 1996 có 4470 người.
GVHD: Huỳnh Tương Ái

- 17 -

SVTH: Lê Minh Tuấn


Jerussalem - thủ đô của hai quốc gia, vùng đất thánh của ba tôn giáo

Đến hết tập niên 1990, Jerusalem đã có hơn 52.000 người nhập cư mới.
Hầu hết những người nhập cư mới (35% dân số thành phố), người đã tới
Jerusalem từ năm 1989 và 1995 sống trong các khu phố ngoại vi của thành phố: khu
dân cư Pisgat Zeev, Neve Yaakov, Gilo, và Ramot. Một số khu dân cư khác với quần
thể lớn người nhập cư bao gồm Gonenim, Ramat Eshkol (mỗi khu dân cư có đến 10%
của số người nhập cư của thành phố), và Kiryat Yovel (với khoảng 9% người nhập cư;
(nguồn: Cơ quan nhập cư thành phố và Bộ Nội vụ Israel).
Mặc dù xu hướng chung của dân số là có sự tăng trưởng hàng năm, nhưng trong
thập kỷ qua thành phố cũng chứng kiến một số lượng người ngày càng tăng rời khỏi
thành phố đến các cộng đồng khác ở Israel. Trong một khoảng thời gian, cân bằng di
cư của thành phố đã đạt đến cực điểm khoảng 30,000 - 40,000 người trong năm năm
qua, đây là một xu hướng tiêu cực. Trong đó, năm 1983 cân bằng của di cư ít hơn
1.500 người, năm 1990 nó đã tăng lên 3.100 người, trong năm 1991 đến 5600 người,

trong năm 1992 đến 5900 người, trong năm 1993 đến 6.149 người, trong năm 1994
đến 6.139 người, trong năm 1995 đến 6.070 người và năm 1996 là 5.868 người. Phần
lớn những gia đình rời khỏi thành phố là những gia đình nhỏ với đa số là người trẻ là
một lực lượng lao động đáng kể mà thành phố bị thiệt hại. Hơn một phần ba của những
người ở lại Jerusalem định cư trong các cộng đồng xung quanh các thành phố vệ tinh,
đặc biệt Ma'ale Adumim, Mevasseret Zion, Giv'at Ze'ev, Efrat, Betar Elit, và Beit
Shemesh. Có khoảng 20% - 25% di chuyển đến khu vực Tel-Aviv một thành phố nhộn
nhịp hơn. Hầu hết những người rời khỏi Jerusalem để đến các cộng đồng ngoại vi của
thành phố đã chỉ ra các chi phí nhà ở là yếu tố chính đằng sau quyết định để họ để
chuyển đi. Tuy nhiên, số dân này tiếp tục dựa vào Jerusalem để tìm việc làm, kinh
doanh, thương mại và các dịch vụ khác. Những người còn lại đến Tel Aviv thấy rằng
cơ hội việc làm đa dạng hơn cũng như chi phí nhà ở cao hơn.
Ngoài ra chúng ta còn phải xét đến tình hình di cư nội thành phố, sự phát triển
nhanh chóng của các khu dân cư nhất định (và sự suy giảm của những nhóm dân cư
người khác), hay cũng cần xem xét đến sự di chuyển trong nội bộ thành phố. Trong đó
có một số khu dân cư có sự tăng trưởng dân số cao hơn đáng kể so với trung bình của
thành phố là: trong khu vực của người Do Thái, mới các khu phố của Manchat (273%)
và Pisgat Ze'ev (215%), một số khu vực của Neve Ya'akov, Ramot, Har Nof, Makor
Haim, Sanhedriya, Greater Sanhedriya và Zikhron Tuvyah; ở khu vực ngoài Do Thái,
Beit Safafa, Kafr Aqb, Isawiya, Shu'afat, Um Leisun, Sur Baher. Ngược lại những khu
dân cư đã giảm đáng kể trong dân số là: trong khu vực của người Do Thái, Giv'at
Hamivtar, Ramat Eshkol, Trung tâm thành phố, Yefe Nof, Merhavia, Giv'at Shappira,
một phần của Geulim và Giv'at Oren. Trong các khu vực không Do Thái, chỉ có khu
vực Kalandia cho thấy giảm đáng kể dân số trên 10%.
Phần lớn số người rời khỏi Jerusalem trong thập kỷ qua đã gây thiệt hại cho
thành phố, cả về số lượng và chất lượng.Vấn đề này là vấn đề cấp thiết nhất phải được
giải quyết đó là quan trọng để phát triển tốt thành phố. để hạn chế số lượng người di
GVHD: Huỳnh Tương Ái

- 18 -


SVTH: Lê Minh Tuấn


Jerussalem - thủ đô của hai quốc gia, vùng đất thánh của ba tôn giáo

cư khỏi Jerusalem và khuyến khích người nhập cư định cư ở Jerusalem trên cơ sở lâu
dài.
1.3.4. Đời sống văn hóa
Thành cổ Jerusalem một di sản văn hóa thế giới được công nhận. Để bảo vệ nét
đẹp văn hóa, bảo tồn các công trình lịch sử của thành phố nên chính quyền Jerusalem
kiểm soát chặc chẽ các công trình xây dựng hiện đại. Các công trình được chính quyền
thành phố kiểm soát từ qui mô, phạm vi giới hạn, các loại đá và màu sắc được cho
phép sử dụng, chiều cao của tòa nhà,…Văn hóa ở Jerusalem là chủ yếu hướng về tôn
giáo, hầu như tất cả các cơ sở hạ tầng và các công trình xây dựng quan trọng là biểu
trưng, biểu tượng thuộc các nhân vật tôn giáo. Một ngoại lệ được thành phố cho gần
đây nhất chính là tòa nhà quốc hội Knesset, một ví dụ về kiến trúc hiện đại trong lịch
sử Israel được xây dựng ở phần phía Tây Jerusalem. Ở Jerusalem hầu như tất cả các
công trình đều có đá, đá cho tất cả trên mặt tiền các công trình xây dựng đã được bắt
buộc. Điều này cũng áp dụng cho tất cả các cấu trúc hiện đại.
Đối với Kitô giáo thì nhà thờ mộ Chúa Sepulchre (church of the Holy Sepulchre)
là một công trình quan trọng nhất trong số các thánh địa quan trọng của Kitô. Nhà thờ
được dựng lên trên ngôi mộ của Chúa Jesus. Nhà thờ bị tàn phá bởi những người Hồi
giáo xâm chiếm Jerusalem vào thế kỷ XI, nhà thờ ngày nay là một trong những công
trình được xây dựng lại sau những cuộc thập tự chinh của Thiên chúa giáo ở Jerusalem
năm 1099. Các thánh địa khác của Kitô giáo là Via Dolorosa, nơi mà họ tin rằng Chúa
Jesus đã vượt qua trên đường bị đóng đinh của mình. Một di tích khác không kém nhà
thờ mộ chúa Sepulchre là Tomb Garden, khi đi về phía bắc của thành phố cổ, đây là
nơi đã được tuyên bố trong cuối thế kỷ XIX là nơi Chúa Jesus đã bị chôn vùi.
Đối với người Do Thái, một thánh tích thật sự có ý nghĩa chính là bức tường phía

Tây (Western Wall). Bức tường đó là tất cả những gì còn lại sau khi La Mã phá hủy
ngôi đền thứ hai của Jerusalem. Các khu vực chính của ngôi đền hiện nay chính là đền
thờ Hồi giáo Dome of the Rock và nhà thờ Al-Aqsa, cả hai trung tâm tín ngưỡng linh
thiêng của Hồi giáo.
Các thánh tích khác của người Do Thái là tàn tích của các giáo đường Do Thái
Hurva, một sự nhớ lại hiếm hoi của người nhập cư Do Thái đến Palestine trong thế kỷ
XVIII. Trong số các thánh tích ở Jerusalem có một số được nghi ngờ là lăng mộ của
vua David, các nhà nghiên cứu cho rằng nó có thể nằm trên núi Sion (Mount Zion).
Trong khi đó đối với những người Hồi giáo chỉ có một thánh tích quan trọng ở
Jerusalem, tuy nhiên nó là quan trọng nhất: The Dome of Rock, nó không chỉ là một
nhà thờ Hồi giáo mà nó như một ngôi đền thờ linh thiêng của người Hồi giáo. Trong
khi đó nó nằm trong khu nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa và lại được xây dựng trên mặt đất
của đền thờ Do Thái cổ, từ đống đổ nát vào thế kỷ thứ VII. Hai tòa nhà được dựng lên
vào khoảng năm 688 đến 691, nhưng nhà thờ Hồi giáo thứ hai đã không còn tồn tại.
Bây giờ là nhà thờ Hồi giáo al-Aqsa thay thế nó. Những mái vòm vàng của nhà thờ
GVHD: Huỳnh Tương Ái

- 19 -

SVTH: Lê Minh Tuấn


Jerussalem - thủ đô của hai quốc gia, vùng đất thánh của ba tôn giáo

Dome of the Rock là khá nổi tiếng được xây dựng gần đây, nhưng nó giống với thiết
kế ban đầu.

1.4. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
Trong lịch sử, hoạt động kinh tế của thành phố Jerusalem được hỗ trợ gần như
độc quyền bởi khách hành hương tôn giáo, với vị trí nằm cách xa các cảng lớn của

Jaffa và Gaza. Jerusalem được biết đến như một địa danh nổi tiếng đặc trưng về các
tôn giáo cho đến ngày nay vẫn còn. Thành phố là điểm thu hút khách du lịch hàng đầu
đặc biệt là các du khách nước ngoài, đa số khách du lịch đến thăm Bức tường phía Tây
và các thành phố cổ, cũng chính vì lẽ đó mà trong nửa thế kỷ qua chúng ta thấy ngày
càng rõ ràng rằng Jerusalem không thể duy trì được ý nghĩa tôn giáo của mình.
Mặc dù nhiều số liệu thống kê cho thấy tăng trưởng kinh tế của thành phố từ năm
1967 Đông Jerusalem đã tụt lại phía sau sự phát triển của Tây Jerusalem. Tuy nhiên tỷ
lệ hộ gia đình và người lao động có việc làm, sử dụng các dịch vụ của các hộ gia đình
Ả Rập cao hơn (76,1%) so với các hộ gia đình Do Thái (66,8 %). Tỷ lệ thất nghiệp ở
Jerusalem (8,3%) đây là một chỉ số tốt hơn so với trung bình toàn quốc (9,0%), mặc dù
lực lượng lao động dân sự chiếm ít hơn một nửa trong số người trong độ tuổi lao động
(từ 15 tuổi trở lên), tuy nhiên vẫn thấp hơn so với của Tel Aviv (58,0%) và Haifa
(52,4%). Tỷ lệ đói nghèo trong thành phố đã tăng mạnh trong những năm gần đây: từ
giữa năm 2001 và 2007, số người dưới ngưỡng nghèo đói tăng 40%. Năm 2006, thu
nhập bình quân tháng cho một công nhân ở Jerusalem được 350 NIS (New Israeli
Sheqel), ít hơn so với một nhân viên tại Tel Aviv NIS 5940 (1,410 USD). Trong thời
gian ủy trị của Anh, một luật đã được thông qua yêu cầu tất cả các tòa nhà được xây
dựng ở Jerusalem theo trật tự bảo vệ tính độc đáo của lịch sử và tinh hoa thẩm mỹ của
thành phố. Ngày nay luật xây dựng đó đã được bổ sung vào bộ luật xây dựng của
thành phố, hiện nó vẫn còn hiệu lực. hiện tại luật đó cũng là nguyên nhân ngăn cản các
ngành công nghiệp nặng phát triển ở Jerusalem; chỉ khoảng 2,2% diện tích đất
Jerusalem được quy hoạch cho "ngành công nghiệp và cơ sở hạ tầng". Bằng cách so
sánh, tỷ lệ đất quy hoạch ngành công nghiệp và cơ sở hạ tầng ở Tel Aviv là cao gấp
đôi, và gấp bảy lần ở Haifa. Chỉ có 8,5% của lực lượng lao động làm việc trong lĩnh
vực sản xuất, đó là một nửa mức trung bình quốc gia (15,8%). Tỷ lệ việc làm trung
bình được sử dụng trong giáo dục cao hơn (17,9%) so với tỷ lệ trung bình quốc gia
(12,7%), tương tự thì y tế và phúc lợi cũng cao hơn (12,6%) so với (10,7%); và các
dịch vụ cộng đồng xã hội (6,4%) so với (4,7%); khách sạn và nhà hàng (6,1%) so với
(4,7%); và hành chính công (8,2%) so với (4,7%). Mặc dù hiện tại Tel Aviv vẫn là
trung tâm tài chính của Israel, một số lượng ngày càng tăng của các công ty công nghệ

cao đang di chuyển tới Jerusalem, cung cấp 12.000 việc làm trong năm 2006. Bắc
Jerusalem có khu công nghiệp Har Hotzvim là trụ sở của một số tập đoàn lớn của
Israel, trong đó có Intel, Teva Pharmaceutical Industries, Ophir Optronics và ECI
Telecom. Một kế hoạch mở rộng cho khu công nghiệp tập trung hàng trăm doanh
nghiệp, trạm cứu hỏa, trường học có diện tích 530.000 m².
GVHD: Huỳnh Tương Ái

- 20 -

SVTH: Lê Minh Tuấn


Jerussalem - thủ đô của hai quốc gia, vùng đất thánh của ba tôn giáo

Từ khi thành lập Nhà nước Israel, chính phủ vẫn là nơi lãnh đạo chính trong nền
kinh tế ở Jerusalem (chủ yếu là phía Tây). Chính phủ đặt Jerusalem là trung tâm của
nền kinh tế, tạo ra một số lượng lớn công ăn việc làm, và cung cấp các khoản trợ cấp
và vốn ưu đãi cho các sáng kiến kinh doanh mới và bắt đầu đi lên trong nền kinh tế
quốc gia. Trong năm 2010, Jerusalem được chọn là thành phố du lịch giải trí hàng đầu
ở châu Phi và Trung Đông đây là bình chọn của tạp chí Travel + Leisure (Mỹ).
TÓM TẮT CHƯƠNG
Trong chương 1 này là nội dung chủ yếu về các vấn đề vị trí địa lí, nguồn gốc tên
gọi của thành phố. Những điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội tiền đề cho quá trình
phát triển kinh tế và là nền tảng cho những nội dung của các chương sau.

GVHD: Huỳnh Tương Ái

- 21 -

SVTH: Lê Minh Tuấn



Jerussalem - thủ đô của hai quốc gia, vùng đất thánh của ba tôn giáo

CHƯƠNG 2:
JERUSALEM - ĐẤT THÁNH CỦA BA TÔN GIÁO
2.1. ĐẤT TỔ DO THÁI GIÁO
2.1.1. Đạo Do Thái ra Đời
Do Thái giáo (Judaism), một tôn giáo độc thần theo tiếng Hebrew: Yehudah là
một tôn giáo gắn liền với Kinh Thánh Do Thái và lịch sử dân tộc Israel từ xa xưa.
Được hình thành vào năm 1225 TCN, khi giáo sĩ Moses dẫn dắt dân Do Thái trở về từ
Ai Cập, khi qua núi Sinai thì nhận được mặc khải của Thượng đế về Mười điều răn
(Ten Commandment), hình thành nên Do Thái giáo thờ độc thần. Do Thái giáo xem
mình là mối quan hệ giao ước giữa Con cái Israel (sau này là nhà nước Do Thái) với
Thiên Chúa (Yahveh). Và như thế, nhiều người xem đây là tôn giáo thờ độc thần đầu
tiên. Do Thái giáo là một trong những tôn giáo cổ xưa nhất mà vẫn còn được thực thi
cho đến ngày hôm nay, và có rất nhiều sách thánh và truyền thống của đạo này là trung
tâm của các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham. Như vậy, lịch sử và những luân lý đạo
đức của Do Thái giáo có ảnh hưởng ít nhiều đến các tôn giáo khác, bao gồm cả Kitô
giáo và Hồi giáo.
Vì đại đa số người theo Do Thái giáo là người Do Thái (Jewish) nên tín đồ tôn
giáo này cũng còn được gọi là người Do Thái, và gọi như thế là đang nói đến nhóm
tôn giáo - dân tộc, vì các lý do trong sách thánh đã xác định họ là một quốc gia, chứ
không chỉ riêng những người theo đạo. Năm 2007, dân số Do Thái ước tính khoảng
13.2 triệu người, trong đó có 41% sinh sống ở Israel.
Trong Do Thái giáo hiện đại, uy quyền không được trao cho một người riêng lẻ
hay một cơ quan nào cả mà nó ở trong sách thánh, giáo luật, và các thầy giảng (Rabbi)
là những người diễn dịch Kinh Thánh theo Giáo luật. Theo những lời truyền của người
Do Thái, Do Thái giáo khởi nguồn bằng Giao ước giữa Thiên Chúa và ông Abraham
(khoảng năm 2000 trước Công nguyên), tổ phụ và quốc tổ của nhà nước Do Thái. Qua

nhiều thời đại, Do Thái giáo gắn liền với rất nhiều luân lý tôn giáo, mà quan trọng nhất
là đức tin vào một Thiên Chúa duy nhất là đấng toàn năng, rất nhân từ, thông biết mọi
sự, Người đã tạo dựng vũ trụ và tiếp tục thống trị nó. Theo tục truyền Do Thái, Thiên
Chúa thiết lập giao ước với con cái Israel và hậu duệ của nó và cho chúng biết lề luật
và giới răn của Người thông qua ông Moses trên Núi Sinai. Do Thái giáo trân trọng
việc học hỏi Cựu ước và tuân giữ các điều răn đã ghi trong Cựu ước như đã được dẫn
giải chi tiết trong sách Talmud.
2.1.2. Luật lệ Do Thái
Nền tảng của luật và các truyền thống "halakhah" trong Do Thái giáo là sách
Torah (còn gọi là Ngũ thư Kinh thánh hoặc Ngũ kinh Moses). Có tất cả 613 điều răn
trong sách Torah. Trong đó, một số điều răn chỉ được áp dụng cho nam giới hoặc nữ
giới, một số điều chỉ dành cho các thầy tế lễ thời xưa - thầy tư tế (kohen) và thầy Lêvi, một số điều răn dành riêng cho nông dân trong vùng đất Israel. Nhiều điều răn chỉ
GVHD: Huỳnh Tương Ái

- 22 -

SVTH: Lê Minh Tuấn


Jerussalem - thủ đô của hai quốc gia, vùng đất thánh của ba tôn giáo

được áp dụng khi Đền thờ Jerusalem còn tồn tại, và ngày nay người ta chỉ phải tuân
theo chưa tới 300 điều răn trong sách này.
Đức tin của một số nhóm Do Thái giáo như nhóm Sađốc, nhóm Karaite là chỉ
dựa vào các bản văn của sách Torah, nhưng hầu hết các tín hữu Do Thái giáo đều tin
vào "khẩu luật". Những truyền thống này được truyền miệng trong phái Pharisêu ở
thời kỳ cổ xưa của đạo, sau đó được ghi chép lại thành văn bản và được các thầy Rabbi
(người giảng dạy kinh Torah – Giáo sĩ) loan truyền rộng rãi. Các thầy giảng Do Thái
giáo thường cắt nghĩa một điều trong sách Torah (các luật được chép lại thành văn
bản) song song với một truyền thống được truyền miệng. Khi trong sách có những từ

ngữ chưa được giảng giải, những nghi thức không có hướng dẫn thì người Do Thái giả
định rằng họ đã biết thông qua kiểu truyền miệng. Cách giải thích song song này dần
dần trở thành khẩu luật.
Trước thời của thầy Rabbi Judah haNasi (năm 200 trước Công nguyên), sau sự
sụp đổ Đền thờ Jerusalem, nhiều phần trong khẩu luật được biên soạn lại thành sách
Mishnah. Hơn bốn thế kỷ tiếp theo, nhiều bàn luận và tranh cãi giữa hai cộng đồng Do
Thái giáo lớn nhất thế giới (ở Israel và Babylon) và các chú giải về sách Mishnah giữa
hai cộng đồng này cuối cùng cũng được tập hợp lại và biên soạn thành hai sách
Talmud.
Halakhah, cách sống đạo hàng ngày, là sự kết hợp của ba việc, đó là đọc sách
Torah, các truyền thống truyền miệng - sách Mishnah và chú giải, sách Talmud và chú
giải. Sách luật Halakhah dần được hình thành. Việc ghi chép lại các câu hỏi với thầy
Rabbi và các câu trả lời của thầy được gọi là sách Responsa (sách Hỏi đáp, tiếng
Hebrew là Sheelot U-Teshuvot). Theo thời gian, bộ giáo luật Do Thái giáo được ghi
chép lại, chủ yếu dựa vào sách responsa; sách luật quan trọng nhất là Shulchan Aruch,
mà ngày nay Chính thống giáo dựa vào để cử hành các nghi thức phụng vụ.
2.1.3. Đạo Do thái ở Jerusalem
Chúng ta biết rằng Jerusalem là thành phố thánh của Do Thái giáo vì nơi đây
chính là nơi mà Thiên chúa chọn để tạo ra thủy tổ loài người Adam theo kinh thánh Do
Thái. Thủy tổ của Do Thái Abraham tạo ra dân tộc do Thái. Nên thành phố được người
Do Thái và tín đồ Do Thái giáo xem nơi sinh ra mình. Sau đó thì Vua David vua Do
Thái cho xây dựng trên thành phố cổ thờ phụng thần Yahveh3. Đến thời vua Solomon
con vua David đã cho xây dựng mở rộng đền thờ Thượng Đế trên Núi Zion, đây là đền
thờ thứ nhất. Sau khi bị đế chế Babylon xâm chiếm, người Do Thái bị trục xuất và sau
đó được cho phép trở lại vào thời Đại đế Cyrus để xây dựng đền thờ lần thứ hai. Mãi
cho đến sau đó do chiến tranh của các đế chế thì cả ngôi đền thứ hai cũng bị phá hủy,
hiện nay chỉ còn lại một Bức Tường Phía Tây. Người Do Thái tin rằng đây là bức
tường còn xót lại từ thời kì ngôi đền thứ nhất thời Vua Solomon mở rộng ngôi đền,
nên đây chính là nơi linh thiêng nhất của đạo Do Thái. Người Do Thái từ khắp nơi trên
3


: Thần tối cao của người Do Thái như Thiên Chúa của Kitô giáo hay Allah của Hồi Giáo

GVHD: Huỳnh Tương Ái

- 23 -

SVTH: Lê Minh Tuấn


Jerussalem - thủ đô của hai quốc gia, vùng đất thánh của ba tôn giáo

thế giới đến đây đều đến bức tường phía Tây để cầu nguyện và thương khóc cho thời
kì thịnh vượng của vương quốc Do Thái.
Một nguyên nhân quan trọng khác chính là ở thành phố Jerusalem có ngọn đồi
Zion nơi mà Thiên chúa chọn làm nơi mạc khải cho Abraham về thế giới, Do thái giáo
luôn mong muốn trở về khu đồi này dù ở đâu trên thế giới, người Do Thái giáo từ khắp
nơi trên thế giới luôn hướng về Jerusalem cầu nguyện.

Hình 2.1. Đồi Sion hay Zion linh thiêng của người Do Thái
(Nguồn: Encarta 2009)
Theo truyền thống, tín hữu Do Thái giáo cầu nguyện ba lần mỗi ngày và bốn lần
trong ngày lễ Shabbat hoặc các ngày lễ khác của Do Thái giáo. Trọng tâm của mỗi
buổi cầu nguyện là Amidah hay còn gọi là Shemoneh Esrei, đây là lời nguyện chính
bao gồm 19 lời chúc lành. Một kinh nguyện quan trọng khác là tuyên xưng đức tin, đó
là Shema Yisrael hoặc gọi tắt là Shema. Kinh Shema là trích dẫn lại các lời đã ghi
chép trong sách Torah (Sách Đệ nhị luật 6:4): “Shema Yisrael Adonai Eloheinu
Adonai Echad” tạm dịch “Này hỡi dân Israel! Thiên Chúa là Chúa chúng ta! Là Thiên
Chúa duy nhất!”.
Hầu hết các tín hữu đều có thể cầu nguyện riêng mặc dù cầu nguyện nhóm được

ưa chuộng hơn. Để cầu nguyện nhóm cần phải có 10 tín hữu trưởng thành, gọi là
minyan. Đại đa số cộng đồng Do Thái giáo chính thống và một số cộng đồng Do Thái
giáo bảo thủ chỉ chấp nhận nam giới để tạo nhóm cầu nguyện minyan; Ngược lại, hầu
hết cộng đồng Do Thái giáo bảo thủ và các hệ phái Do Thái giáo khác, nữ giới cũng
tạo nhóm cầu nguyện được. Ngoài các buổi cầu nguyện chung, người Do Thái còn cầu
nguyện và đọc kinh tạ ơn cho các hoạt động khác trong ngày. Cầu nguyện khi thức dậy
vào buổi sáng, cầu nguyện trước khi ăn hoặc uống, đọc kinh tạ ơn sau bữa ăn, v.v.
Cách thức cầu nguyện của các hệ phái Do Thái giáo cũng khác nhau. Các khác biệt có
thể kể đến là kinh đọc, mức độ thường xuyên của các buổi cầu nguyện, số lượng kinh
cầu trong các buổi phụng vụ, cách sử dụng nhạc cụ và thánh ca, các lời kinh cầu theo
GVHD: Huỳnh Tương Ái

- 24 -

SVTH: Lê Minh Tuấn


Jerussalem - thủ đô của hai quốc gia, vùng đất thánh của ba tôn giáo

ngôn ngữ tế lễ truyền thống hoặc tiếng địa phương. Nhìn chung, các giáo đoàn Do
Thái giáo chính thống và Do Thái giáo bảo thủ tuân thủ chặt chẽ các truyền thống còn
Do Thái giáo cải cách và Do Thái giáo tái thiết thì sử dụng các bản dịch và các bản
văn đương đại khi cầu nguyện. Thêm vào đó, trong hầu hết các cộng đoàn Do Thái
giáo bảo thủ, và toàn bộ các giáo đoàn Do Thái giáo cải cách và tái thiết, phụ nữ cũng
được tham gia các nghi thức phụng vụ như nam giới, bao gồm cả những nghi thức mà
trước đây chỉ dành riêng cho nam giới như là đọc sách Torah. Trong các đền thờ Do
Thái giáo cải cách còn sử dụng cả đàn và hợp xướng. ngoài ra trong luật lệ Do Thái
giáo còn có rất nhiều nghi lễ tôn vinh Thiên chúa. Các ngày lễ thánh (haggim), để kỷ
niệm các mốc trong lịch sử Do Thái giáo, như việc thoát khỏi đất Ai Cập, sự mạc khải
của Thiên Chúa trong sách Torah, hoặc đôi khi đánh dấu sự chuyển mùa hoặc lúc giao

mùa giữa các chu kỳ trồng trọt. Có ba lễ chính, đó là Lễ Vượt qua, Lễ Ngũ Tuần và Lễ
Lều tạm. Trong ba dịp lễ này, các tín hữu thường hành hương về Jerusalem để dâng sự
hy sinh trong Đền Thánh.
+ Lễ Vượt qua (Passover) là ngày lễ nghỉ kéo dài một tuần, bắt đầu vào chiều tối
ngày thứ 14 của Nisan (tháng thứ bảy theo lịch Do Thái), để tưởng nhớ ngày thoát
khỏi Ai Cập. Các nước khác ngoài Israel, Lễ Vượt qua được mừng trong tám ngày.
Thời xưa, lễ này trùng vào mùa gặt lúa mạch. Đây là lễ duy nhất tập trung cho các
nghi thức được thực hiện ngay tại nhà, đó là "Bữa tối lễ Vượt qua". Thực phẩm có
men (chametz) được mang ra khỏi nhà trước ngày lễ và suốt tuần sẽ không dùng thực
phẩm có men. Nhà cửa được dọn dẹp sạch sẽ để bảo đảm không còn bánh mì trong
nhà và vào buổi sáng của ngày lễ, người ta sẽ đốt tượng trưng chiếc bánh có men cuối
cùng trong nhà. Bánh không men (Matzo) sẽ được dùng thay cho bánh mì.

Hình 2.2. Bức tường phía Tây nơi cầu nguyện của người Do thái
(Nguồn: Encarta 2009)

GVHD: Huỳnh Tương Ái

- 25 -

SVTH: Lê Minh Tuấn


×