Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

LUẬN văn sư PHẠM NGỮ văn dạy học PHẦN THƠ HIỆN đại lớp 12 SÁCH GIÁO KHOA NGỮ văn (bộ cơ bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.56 KB, 71 trang )

LÊ THỤY HỒNG THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN NGỮ VĂN

DẠY HỌC PHẦN THƠ HIỆN ĐẠI LỚP 12
SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN (BỘ CƠ BẢN)
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Sư phạm Ngữ Văn

Giáo viên hướng dẫn:
Th.s TRẦN ĐÌNH THÍCH

Sinh viên thực hiện:
LÊ THỤY HỒNG THƠ
MSSV: 6075382

Cần Thơ, 5 - 2011


LÊ THỤY HỒNG THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1.


2.
3.
4.
5.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM VỀ THƠ HIỆN ĐẠI
1.QUAN NIỆM VỀ THƠ HIỆN ĐẠI
1.1 Quan niệm về thơ hiện đại
1.2 Đặc điểm thơ hiện đại

2. MỤC TIÊU MÔN HỌC
2.1 Mục tiêu chung của phần thơ hiện đại trong chương trình sách giáo
khoa
2.2 Mục tiêu riêng của phần thơ hiện đại trong sách giáo ngữ văn lớp khoa
lớp 12 – bộ cơ bản
2.3 Giới thiệu chương trình

CHƯƠNG 2: DẠY HỌC PHẦN THƠ HIỆN ĐẠI LỚP 12
SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN -BỘ CƠ BẢN
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DẠY HỌC PHẦN THƠ HIỆN ĐẠI
LỚP 12 SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN BỘ CƠ BẢN
1.1
1.2

1.3
1.4

Quan điểm dạy lấy học sinh làm trung tâm
Năm định hướng của MARZANO
Tổ chức học hợp tác
Đặc điểm dạy học phần thơ trong chương trình lớp 12 sách giáo khoa
ngữ văn – bộ cơ bản

2 . PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHẦN THƠ HIỆN ĐẠI

TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỚP 12 SÁCH GIÁO KHOA (BỘ CƠ BẢN)
2.1 Phương pháp đọc tác phẩm
2.2 Phương pháp phân tích, bình giảng
2.3 Phương pháp tổ chức làm việc nhóm
2.4 Phương pháp dạy học nêu vấn đề
2.5 Phương pháp sử dụng trực quan

3. THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG TRONG PHẦN THƠ HIỆN ĐẠI
LỚP 12 SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN – BỘ CƠ BẢN
3.1 Tây Tiến – Quang Dũng
3.2 Đất Nước ( trích trường ca “ Mặt đường khát vọng” ) Nguyễn Khoa
Điềm
3.3 Sóng – Xuân Quỳnh
3.4 Việt Bắc – Tố Hữu


LÊ THỤY HỒNG THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất nước càng phát triển đòi hỏi giáo dục cũng phải phát triển để đáp ứng yêu cầu
về nguồn nhân lực cho việc xây dựng đất nước. Hiện nay giáo dục đang được sự quan tâm
của Nhà nước và xã hội. Giáo dục ngày càng có sự đổi mới đáng kể. Cụ thể như việc cải
cách sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng những phương pháp mới
trong giảng dạy nhằm giúp học sinh có thể tự góp nhặt, nâng cao kiến thức của mình. Việc
giảng dạy và học tập không còn là quá trình truyền thụ kiến thức của giáo viên cho học
sinh mà giáo viên là người tổ chức hoạt động học tập để học sinh tự khám phá ra tri thức,
giúp học sinh dần dần hình thành kĩ năng và thói quen tư duy. Việc đổi mới phương pháp
dạy không chỉ ở một ngành, một môn cụ thể mà ở tất cả các ngành học, các môn học, ở
trường Đại học và cả những trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở,… Môn văn là
một môn học giữ vị trí quan trọng trong nhà trường phổ thông,… và thơ là một thể loại
tương đối khó tiếp cận. Vì vậy đến với đề tài này chúng tôi mong đem đến cho người dạy
một phương hướng dạy tốt, và người học có một phương hướng tiếp nhận tốt phần thơ
hiện đại lớp 12.
Những giáo viên mới ra trường hoặc những giáo sinh còn thiếu nhiều kinh nghiệm
như chúng tôi đứng trước thực tế giảng dạy đôi còn gặp nhiều khó khăn. Chương trình lớp
12 là chương trình chính trong các kì thi tốt nghiệp hoặc Đại học, Cao đẳng.... Vì thế cần
có một định hướng để dạy tốt thể loại thơ hiện đại lớp 12 nhằm giúp học sinh nâng cao
kiến thức và đạt kết quả tốt trong các kì thi quan trọng.
Đó là những lí do khiến chúng tôi chọn thực hiện đề tài này.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Từ những năm 60 của thế kỉ XX vấn đề về nghiên cứu giảng dạy đã có bước tiến
và càng về sau thì việc nghiên cứu càng được chú trọng. Một số công trình nghiên cứu có
giá trị như:
- Phương pháp dạy học văn do Phan Trọng Luận chủ biên, Nxb Đại học sư phạm,
1998 gồm có hai phần và mười chương

Phần 1: Lí luận chung về bộ môn: Tác giả đã trình bày sơ lược về tình hình
nghiên cứu phương pháp dạy học văn, vị trí, tầm quan trọng của bộ môn văn trong nhà


LÊ THỤY HỒNG THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

trường xưa và nay đồng thời nêu ra những nhược điểm trong phương pháp dạy học theo
kiểu cũ, vạch ra cách nhìn nhận về môn văn và phương pháp giúp học sinh cảm thụ tốt tác
phẩm. Ngoài ra tác giả còn phân tích những cơ chế dạy văn trong nhà trường giữa giáo
viên và học sinh với nhà văn thông qua tác phẩm văn học.
Phần 2: Phương pháp dạy học bộ môn: Tác giả trình bày những nguyên tắc xây
dựng chương trình văn phổ thông. Tác giả nêu phương pháp bình giảng, chỉ ra những phức
tạp, khó khăn của việc bình giảng thơ và những nguyên tắc bình giảng quen thuộc [tr
.181]. Bên cạnh đó tác giả còn đưa ra phương pháp tổ chức dạy học một bài văn trên lớp.
Tác giả chỉ ra những hạn chế khi thiên về công việc lao động giảng dạy của giáo viên coi
nhẹ lao động học tập của học sinh, việc soạn giáo án như một đề cương sơ sài hay chi tiết
về nội dung trình diễn của giáo viên. Tác giả đề ra một số hình thức dạy văn thu được kết
quả tốt trong đó phần đọc diễn cảm có tác dụng giúp học sinh bước đầu cảm thụ tốt tác
phẩm nhất là tác phẩm thơ.
- Dạy học văn ở trường phổ thông của Nguyễn Thị Thanh Hương, Nxb ĐHQG Hà
Nội, 2001 gồm có ba phần trong đó:
Phần II, mục 5: Định hướng phân tích tác phẩm văn chương một yêu cầu và một
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học văn trong nhà trường phổ thông, tác giả đã nêu
lên cách đọc tác phẩm văn chương và định hướng dạy tác phẩm thơ [tr. 96]. Trong mục 9:
Học sinh- chủ thể tiếp nhận- bạn đọc - sáng tạo trong giờ dạy – học tác phẩm văn chương,
tác giả nêu ra vấn đề khoảng cách thẩm mĩ giữa bạn đọc và văn bản nhất là tác phẩm thơ
và người tiếp nhận [tr. 179]
Phần III, mục 3: Tầm quan trọng của việc đọc trong giờ phân tích tác phẩm văn

chương, tác giả đã chỉ ra lợi ích, công dụng của việc đọc diễn cảm và hướng dẫn cách đọc
tốt [tr. 259]. Đọc diễn cảm là một phương pháp hữu hiệu giúp học sinh có thể tiếp cận tốt
tác phẩm. Trong phần “ Đổi mới việc tiếp nhận tác phẩm văn chương cho sinh viên khoa
ngữ văn trường Đại học sư phạm Hà Nội” tác giả đã đề cập đến vấn đề “cắt nghĩa” trong
giờ phân tích, bình giảng tác phẩm, đây là một khâu quan trọng trước và trong khi phân
tích tác phẩm văn chương, đặc biệt là tác phẩm thơ. Phần bình giảng, phân tích lí giải một
số tác phẩm trong nhà trường tác giả đã đưa ra một vài bài phân tích, bình giảng thơ hiện
đại của những tác giả: Bằng Việt, Hồ chí Minh,…


LÊ THỤY HỒNG THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

- Đọc hiểu tác phẩm văn chương theo thể loại của tác giả Trần Đình Thích, Trường
Đại học Cần Thơ, 2009. Trong phần “Thơ và đọc hiểu thơ” [tr. 34] tác giả đã nêu một số
khái niệm về thơ và đọc hiểu từng thể loại thơ để bước đầu giúp học sinh tiếp nhận tốt tác
phẩm thơ.
- Để dạy tốt văn học Việt Nam lớp 12 , Nxb Giáo Dục, 1996. Trong phần “Phương
pháp phân tích, bình giảng tác phẩm văn học” tác giả đưa ra những phương pháp phát hiện
chuẩn mực nghệ thuật thơ. Ngoài ra tác giả còn viết về một số tác giả và tác phẩm thơ hiện
đại trong chương trình SGK lớp 12.
- Dạy văn, học văn của tác giả Đặng Hiển, Nxb Đại học sư phạm , 2005 gồm có 4
phần:
Phần I: Phương pháp dạy văn, học văn. Tác giả trình bày phần “Liên tưởng
trong giảng thơ” với thực trạng tiếp nhận tác phẩm thơ của học sinh ở trường phổ thông
và những biện pháp giúp học sinh có thể phát huy khả năng liên tưởng khi học tác phẩm
thơ [tr. 64]
Phần II: Phân tích, bình giảng, bình luận văn học, tác giả phân tích, bình luận,
bình giảng nhiều bài thơ ca hiện đại giúp người dạy người học hiểu thêm về thơ ca hiện

đại: Hình tượng người chiến sĩ vệ quốc trong thơ ca 1945 - 1975 [tr.338], Hình tượng anh
bộ đội chống Mĩ cứu nước trong thơ ca Việt Nam 1955 - 1975 [tr. 398], Sóng – tình yêu
đích thực – tình yêu của người nữ [tr. 438]
- Phương pháp dạy học văn tập 1 do Phan Trọng Luận chủ biên, Nxb Đại học sư
phạm, 2007 gồm hai phần
Phần I: Những vấn đề lí luận chung về bộ môn
Phần II: Phương pháp dạy học bộ môn. Tác giả chỉ ra con đường tiếp cận và cắt
nghĩa tác phẩm văn chương và những phương pháp thường dùng để tiếp cận tác phẩm như:
đọc diễn cảm, so sánh trong phân tích văn học, phân tích nêu vấn đề, gợi mở, giảng bình.
- Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể) của Nguyễn Viết Chữ,
Nxb Đại học sư phạm, 2008 gồm có hai phần:
Phần 1: Những vấn đề chung liên quan đến phương pháp dạy học tác phẩm văn
chương.


LÊ THỤY HỒNG THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Phần 2: phương pháp và biện pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể
tác giả đã phân tích những phương pháp dạy thể tài trữ tình cổ trung đại và hiện đại (văn
biền ngẫu, thơ đường luật, thơ mới).
- Luận văn tốt nghiệp “ Những biện pháp giúp học sinh trung học phổ thông khi
học tác phẩm văn chương của Hồ Chí Minh” của Huỳnh Thị Nguyệt, trường đại học Cần
Thơ, gồm có ba chương:
Chương 1: những vấn đề chung.
Chương 2: Những phương pháp giúp học sinh khắc phục khó khăn khi học tác
phẩm văn chương của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Tác giả đã nêu ra những khó khăn
thường gặp từ phía học sinh, từ phía giáo viên, từ tác phẩm vừa mang hình thức cổ điển và
nội dung hiện đại trong thơ Bác,…và đề xuất những biện pháp khắc phục những khó khăn

trên để giúp học sinh tiếp nhận tốt tác phẩm.
Chương 3:Thiết kế giáo án thể nghiệm.
- Luận văn tốt nghiệp “ Những biện pháp giúp học sinh khắc phục khó khăn khi học
tác phẩm văn chương của Tố Hữu” của Nguyễn Thúy Diễm, trường Đại học Cần Thơ gồm
có ba chương. Trong đó chương 2: “ Những phương pháp giúp học sinh trung học phổ
thông khắc phục khó khăn khi học tác phẩm văn chương của Tố Hữu tác giả đã nêu những
khó khăn khi học sinh tiếp nhận thơ hiện đại của tác gia Tố Hữu và những biện pháp khắc
phục khó khăn như: đọc diễn cảm, đàm thoại, thảo luận nhóm và dùng phương tiện nghe
nhìn [tr. 24]
- Bài giảng lí luận dạy học của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nam, Nguyễn Minh
Chính, Trần Đình Thích, Hà Hồng Vân, trường Đại học Cần Thơ, 2002 gồm có hai phần
Phần 1: Những vấn đề chung về lí luận dạy học.
Phần 2: Các phương pháp dạy học ngữ văn: các tác giả đã đưa ra những phương
pháp dạy văn trong nhà trường: phương pháp đọc tác phẩm, phương pháp đàm thoại,
phương pháp trực quan, phương pháp nêu vấn đề.

3. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Đến với đề tài này chúng tôi mong muốn nâng cao khả năng cảm thụ tốt tác phẩm
thơ hiện đại cho học sinh phổ thông lớp 12, nhằm giúp các em có kiến thức nền vững chắc
về thơ hiện đại từ đó rèn luyện tốt kĩ năng viết bài phân tích – bình giảng thơ hiện đại. Bên


LÊ THỤY HỒNG THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

cạnh đó thơ hiện đại trong chương trình tái hiện lại cả một thời kì kháng chiến oai hùng
của dân tộc ta, nếu các em có thể cảm thụ tốt tác phẩm sẽ cung cấp cho các em vốn sống,
vốn hiểu biết về lịch sử, xã hội.
- Thực hiện đề tài này chúng tôi cũng mong tìm ra phương pháp tổ chức tiết dạy về

thơ hiện đại lớp 12 đạt hiệu quả, nhằm góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng
dạy và học ở trường phổ thông. Đồng thời chúng tôi muốn giúp học sinh giảm bớt những
áp lực căng thẳng trong giờ học văn, giúp các em cảm thấy hứng thú khi có thể tự mình
khám phá ra những giá trị của tác phẩm.

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Vì phạm vi của đề tài chỉ giới hạn ở phần thơ hiện đại trong chương trình sách giáo
khoa ngữ văn lớp 12 (bộ cơ bản) nên chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu những bài thơ hiện đại
được phân bố trong chương trình SGK lớp 12 (bộ cơ bản). Cụ thể là những bài thơ hiện
đại Việt Nam, thơ kháng chiến giai đoạn 1945 – 1975. Từ đó chúng tôi triển khai phương
pháp giảng dạy và giúp HS tiếp cận tốt tác phẩm thơ của giai đoạn này

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Để thực hiện đề tài chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tích tài liệu của các nhà
nghiên cứu về vấn đề dạy văn, học văn trong nhà trường, đặc biệt là dạy và học tác phẩm
thơ. Sau đó chúng tôi chọn lựa, phân tích những phương pháp mang đến hiệu quả tích cực
cho việc dạy và học tác phẩm thơ nói chung và tác phẩm thơ hiện đại nói riêng.
- Quan sát sư phạm là việc làm thực tế khá quan trọng và cần thiết cho việc thực
hiện đề tài này. Chúng tôi thực hiện quan sát cách tổ chức tiết dạy của các giảng viên
trường Đại học Cần Thơ và thực tế dạy học của giáo viên phổ thông trung học.
- Thực nghiệm sư phạm thông qua việc kiến tập ở trường phổ thông, những giờ tập
giảng trong trường Đại học đã giúp chúng tôi tích cóp thêm kinh nghiệm thực tế trong quá
trình tổ chức tiết dạy, đặc biệt là khi dạy các tác phẩm thơ.


LÊ THỤY HỒNG THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

B. PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THƠ HIỆN ĐẠI TRONG
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 12 SGK BỘ CƠ BẢN
1. QUAN NIỆM VỀ THƠ HIỆN ĐẠI
1.1.Một số quan niệm về thơ hiện đại:
Để tìm một định nghĩa cho thơ thật hoàn chỉnh là việc làm khó vì những định
nghĩa về thơ của những nhà nghiên cứu và những nhà văn, nhà thơ rất phong phú. Theo Từ
điển văn học bộ mới, Nxb thế giới thơ là “ hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống
với những cảm xúc chất chứa, cô đọng, những tâm trạng dạt dào, những tưởng tượng
mạnh mẽ, trong ngôn ngữ hàm xúc, giàu hình ảnh, và nhất là nhịp điệu”[tr. 1685] .Theo
Đọc – hiểu tác phẩm văn chương theo thể loại của tác giả Trần Đình Thích, trường Đại
học Cần Thơ, 2009 “Thơ là thể loại ra đời sớm nhất trong lịch sử loài người, là kết tinh
của bản chất nghệ thuật. Hình thức biểu hiện bên ngoài của thơ cho thấy thơ có một số
đặc điểm: tính nhạc và tính họa . Vẻ đẹp nhịp nhàng do tiết tấu, sự hài hòa, sự hiệp vần và
ngắt nhịp. Vẻ đẹp trầm bổng do sự kết hợp giữa các thanh điệu, vẻ đẹp luyến láy do điệp
vận, song thanh từ láy…tạo nên…Nhìn sâu vào văn bản sẽ thấy thơ là tiếng lòng của tác
giả. Chính là tiếng lòng cho nên lời thơ chủ yếu là lời độc thoại, lời giãi bày ( Tương tư
của Nguyễn Bính, Vội vàng của Xuân Diệu, Việt Bắc của Tố Hữu dù có sắc thái khác
nhau, về cơ bản đều là lời độc thoại )” [tr.34]. Vì thế dù là thơ cổ trung đại hay thơ hiện
đại vẫn mang những đặc điểm trên.
Văn học Việt Nam gồm có hai bộ phận: Văn học dân gian (văn học bình dân)
và Văn học viết (văn học bác học).
Văn học dân gian là những lời ca, tiếng hát gắn liền với đời sống của người dân lao
động.
Văn học viết ra đời vào thế kỉ X. Đây là móc thời gian bắt đầu của văn học cổ
trung đại. Văn học trung đại chia thành năm giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất: từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV


LÊ THỤY HỒNG THƠ


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Giai đoạn thứ hai: thế kỉ XV
Giai đoạn thứ ba: từ nửa cuối thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII
Giai đoạn thứ tư: từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX
Giai đoạn thứ năm: nửa cuối thế kỉ XIX
Thế kỉ XIX kết thúc cũng là lúc kết thúc một thời đại trong lịch sử văn học dân tộc. Văn
học Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn “Văn học Việt Nam hiện đại” với
những đổi mới cả về mặt nội dung lẫn hình thức. Văn học hiện đại cũng có thể chia thành
bốn giai đoạn xét theo đặc điểm về mặt nội dung và sự chuyển biến của văn học theo từng
giai đoạn:
Giai đoạn 1900 – 1930: Xét về mặt nội dung văn học Việt Nam hiện đại giai
đoạn này chia làm hai bộ phận: văn học hợp pháp và văn học bất hợp pháp. Cả hai bộ phận
này cũng kế thừa thành tựu nghệ thuật của thơ ca dân gian và thơ ca trung đại đồng thời có
sự tiếp nhận từ văn học phương Tây nên có sự đan xen giữa thi pháp trung đại và hiện đại,
chữ Quốc ngữ được đưa vào sáng tác. Bên cạnh những lớp từ trung đại ngôn ngữ trong thơ
giai đoạn này cũng có những lớp từ gần gũi, dễ hiểu, những từ khẩu ngữ trong cuộc sống
hàng ngày. Thể loại thơ cũng khá phong phú, đa dạng. Nội dung thơ ca giai đoạn này cũng
dung dị hơn, mang một nỗi buồn bất đắc chí của những lớp nhà Nho vào thời đại Nho học
đã tàn lụi như: Tản Đà, Trần Tuấn Khải…Bên cạnh đó thơ ca giai đoạn này còn thể hiện
tinh thần yêu nước của những nhà Nho như: Phan Bội Châu , Phan Châu Trinh…
Giai đoạn 1930 – 1945: Nói đến thơ ca giai đoạn này sẽ khiến người đọc nghĩ
ngay đến sự ra đời của thơ mới. Tuy nhiên bên cạnh sự thành công rực rỡ về nội dung và
nghệ thuật của thơ mới còn có một bộ phận thơ ca khác là thơ ca cách mạng cùng song
song tồn tại. Đây là giai đoạn thơ hiện đại phát triển cả về lượng và về chất, cả về nội dung
lẫn nghệ thuật. Thơ ca ở giai đoạn này khá phong phú, bên cạnh những tác giả thành công
với thể thơ lục bát của dân tộc như : Nguyễn Bính, Tố Hữu…còn có những nhà thơ sáng
tác thể loại thơ tự do, thể thơ năm chữ, thơ bảy chữ vẫn được sáng tác nhưng có sự phá
cách, ngôn ngữ dễ hiểu không còn văn phong của trung đại nhưng từ ngữ được sử dụng
vẫn còn cầu kì, trau chuốt và xen vào đó những từ ngữ rất mới lạ, độc đáo do tiếp nhận từ

văn học phương Tây một số tác giả tiêu biểu như: Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên,


LÊ THỤY HỒNG THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Hàn Mạc Tử,…Về nội dung thơ của giai đoạn này mang nỗi buồn u uất của lớp trí thức có
lòng yêu nước nhưng mất phương hướng
Giai đoạn 1945 – 1975: Thơ Việt Nam hiện đại giai đoạn này chủ yếu là thơ ca
cách mạng, thơ ca phục vụ cho hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, thơ ca chống Pháp
và chống Mĩ. Thể thơ phong phú đa dạng: thơ lục bát, thơ tự do và xuất hiện thơ văn xuôi.
Giọng điệu thơ tươi trẻ, hồn nhiên, lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng dân
tộc. Nội dung thơ của giai đoạn này thể hiện tình quân dân, lòng căm thù giặc, lòng yêu
nước nồng nàn, lòng tự hào về quê hương, đất nước, nhận thức về đất nước mình trong quá
trình đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, một số bài thơ tiêu biểu như: Việt Bắc của Tố Hữu,
Đất Nước của Nguyễn Đình Thi, Tây Tiến của Quang Dũng, Tiếng hát con tàu của Chế
Lan Viên, Trường ca “ Mặt đường khát vọng”của Nguyễn Khoa Điềm,…Nhìn chung thơ
ca hiện đại có sự thay đổi lớn về nội dung và nghệ thuật so với thơ ca trung đại. Nội dung
bám sát với thực tế: thực tế xã hội, thực tế đất nước, đề cập đến những vấn đề nhỏ nhặt
trong cuộc sống và những lớn lao nóng bỏng của đất nước. Thơ hiện đai giai đoạn 1945 –
1975 mang đậm chất trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc, tình quân dân, lòng yêu nước
Giai đoạn 1975 – nay: thơ Việt Nam hiện đại giai đoạn này mang đậm chất trữ
tình thế sự. Thơ thể hiện rõ những cảm xúc suy tư trong tình yêu, những boăn khoăn trăn
trở của nhà thơ về cuộc đời, về con người sau chiến tranh, nhìn nhận lại những gì đã qua
trong chiến tranh, đưa ra ánh sáng những góc khuất mà thơ văn hiện đại giai đoạn trước ít
đề cập tới làm cho bức tranh về chiến tranh Việt Nam đầy đủ màu sắc và rõ nét hơn.

1.2.Đặc điểm thơ hiện đại
1.2.1 Về nội dung :

- Nỗi buồn , nỗi cô đơn trong thơ mới, sự thức tỉnh ý thức cá nhân là nội dung
cơ bản của thơ mới giai đoạn 1930 - 1945, nỗi buồn, nỗi cô đơn đậm đặc luôn ẩn trong các
tác phẩm thơ như: bài Tràng giang của Huy Cận, tập thơ Điêu tàn của Chế Lan Viên,…Đó
là nỗi buồn nỗi cô đơn lạc lõng của cả một thế hệ trí thức trẻ. Thơ hiện đại giai đoạn 1900
– 1930 cũng thể hiện nỗi buồn, sự thức tỉnh ý thức cá nhân nhưng nỗi buồn trong thơ hiện
đại giai đoạn 1900 – 1930 là nỗi buồn của lớp trí thức Nho học trước hoàn cảnh đất nước
bị cai trị, muốn cứu nước nhưng không đủ sức dẫn đến việc tìm lối thoát, trốn tránh cuộc
sống thực tại như Tản Đà. Thơ hiện đại giai đoạn 1930 – 1945 với phong trào thơ mới đã


LÊ THỤY HỒNG THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

gây chấn động cho văn đàn với bài thơ Tình già của Phan Khôi, từ đó thơ ca Việt Nam
hiện đại có một bước tiến mới. Tuy nhiên vì đây là giai đoạn giao thời, sự xung đột giữa
cái cũ và cái mới vẫn chưa ngã ngũ, đất nước đang bị thực dân Pháp chiếm giữ, những nhà
thơ trí thức có tinh thần yêu nước không thể công khai thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu
nước của mình nên nỗi buồn trở thành nỗi ám ảnh trong thơ mới. Nếu như ở trong thi ca cổ
trung đại ý thức cá nhân gần như bị loại trừ, nó chỉ xuất hiện trong tác phẩm của một số
tác giả như: Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Tú Xương thì trong thơ ca hiện đại sự ý thức
về cái tôi cá nhân xuất hiện hầu như trong tất cả các sáng tác của các nhà thơ mới. Họ
mạnh dạn bộc lộ trực tiếp cảm xúc của bản thân không e dè bằng những từ ngữ mới lạ tiếp
thu được từ văn học phương Tây, đặc biệt là văn học Pháp.
- Lòng nhiệt thành yêu nước được thể hiện rất rõ trong thơ ca cách mạng giai
đoạn 1945 – 1975. Thơ hiện đại của giai đoạn này thể hiện sự sôi nổi, vui tươi, lạc quan,
tin tưởng vào sự thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc. Sau thắng lợi của cuộc cách mạng
tháng tám 1945 những lớp nhà văn của thế hệ thứ nhất như: Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan
Viên,… đã tìm ra được con đường thực hiện lí tưởng cứu nước và bày tỏ lòng nhiệt thành
yêu nước, gắn bó máu thịt với nhân dân Xuân Diệu đã viết: “Tôi cùng xương thịt với nhân

dân tôi” . Ngoài ra còn có những nhà văn nhà thơ thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba trưởng
thành trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ như: Hữu Loan, Giang Nam, Nguyễn
Mỹ, Nguyễn Duy, Nguyễn Khoa Điềm,…. Văn học Việt Nam giai đoạn này đặt dưới sự
lãnh đạo của Đảng. Vì những nguyên nhân đó nên lực lượng nhà văn, nhà thơ chiến sĩ
sáng tác phục vụ cho cách mạng tăng lên. Giai đoạn này có những bài thơ đạt giá trị về
mặt nội dung lẫn hình thức, nhất là về mặt nội dung phản ánh đầy đủ cuộc kháng chiến
oanh liệt, đầy máu lửa của nhân dân ta, lòng căm thù giặc sâu sắc, niềm tin quyết thắng:
“ Xiềng xích chúng bay không khóa được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà”
( Đất nước – Nguễn Đình Thi )
- Lòng nhiệt thành yêu nước trong thơ cách mạng thể hiện đậm nét trong cảm
hứng sử thi, ca ngợi những anh hùng áo vải dũng cảm hi sinh, kiên gan trước quân thù:


LÊ THỤY HỒNG THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

“ Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng”
( Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân )
- Sự bộc bạch, bày tỏ tâm tình trong thơ giai đoạn sau 1975: Sau 1975 thơ ca
hiện đại tiếp tục chuyển biến rõ rệt về nội dung. Nếu thơ ca giai đoạn trước 1975 thể hiện
niềm tin lạc quan vào thắng lợi, ca ngợi những con người anh dũng, mang tầm vóc lớn lao
của đất nước, của dân tộc thì thơ hiện đại sau giải phóng trở lại với cuộc sống đời thường,
với những đề tài mang tính riêng tư, cá nhân, những nỗi buồn, những dự cảm trong tình

yêu được giãi bày trực tiếp trong thơ. Và những tác giả đã từng đi qua chiến tranh như Tố
Hữu, Chế Lan Viên,… lại bộc bạch những suy nghĩ, trăn trở của mình về chiến tranh, về
cuộc sống làm cho vần thơ trở nên sâu lắng. Thơ hiện đại giai đoạn sau 1975 phần nhiều
là thơ viết về tình yêu với những trắc trở và thơ trữ tình thế sự thể hiện những suy gẫm trăn
trở về những gì đã đi qua và những gì đang diễn ra trong cuộc sống thực tại

1.2.2 Về nghệ thuật
- Sự kế thừa những thể loại thơ truyền thống: Thơ hiện đại ra đời đã muốn thay
một lớp áo mới với chủ trương “phá cách vứt điệu luật”. Tuy nhiên trước khi văn học Việt
Nam hiện đại ra đời thì đã có bề dày văn học dân gian và văn học trung đại hình thành
trước đó nhiều thế kỉ. Vì vậy dù văn học hiện đại có muốn thay đổi về hình thức nghệ
thuật thì cũng phải dựa trên nền tảng kế thừa một số giá trị nghệ thuật cũ. Sự kế thừa về
nghệ thuật biểu hiện rõ nhất ở thể thơ. Trong quyển Tìm hiểu thơ của Mã Giang Lân, Nxb
Văn hóa – Thông tin Hà Nội – 2000 tác giả viết: “Phong trào thơ mới sử dụng hầu hết các
thể thơ truyền thống trong thơ ca dân gian, thơ ca bác học”[tr.221]. Các thể loại thơ ngũ
ngôn, thất ngôn, thơ lục bát vẫn còn được sử dụng tuy có sự đổi mới . Cũng trong quyển
sách trên tác giả viết “ giọng điệu thơ mới gần gũi với thơ ca dân gian” [tr. 218] đó là
giọng điệu giãi bày tâm sự một cách hồn nhiên, chân thành. Những điều đó cho thấy rằng
thơ hiện đại trong giai đoạn đầu còn ảnh hưởng nhiều thơ ca dân gian và thơ ca trung đại
và sự kế thừa ấy là tất yếu bởi vì các nha thơ mới muốn pha cái cũ, giọng điệu cũ nhưng


LÊ THỤY HỒNG THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

chưa kịp tạo ra cái mới nên phải dựa vào cái đã có, cái vốn truyền thống của dân tộc và
cách tân nó để tạo nên cái mới.
- Sự cách tân: Bên cạnh sự kế thừa những thể thơ truyền thống, giọng thơ còn
mang đậm chất dân gian thì thơ hiện đại cũng có sự thay đổi lớn về mặt nghệ thuật. sự

cách tân đổi mới ấy thể hiện ở việc sử dụng từ ngữ, từ ngữ sử dụng trong thơ ca hiện đại
gần gũi với đời sống hàng ngày không còn những tính chất ước lệ tượng trưng trong thi
pháp trung đại. Ngoài ra do ảnh hưởng văn học phương Tây và gần hơn cả là văn học Pháp
nên từ ngữ sử dụng trong thơ cũng mới lạ hơn so với trung đại. Trong quyển Thi pháp hiện
đại của tác giả Đỗ Đức Hiểu, Nxb Hội nhà văn Hà Nội – 2000 tác giả cho rằng: “ Dễ nhận
thấy Thơ Mới sáng tạo những từ ngữ mới ( Khúc nhạc thơm, Một chiếc linh hồn nhỏ, Mặt
trời đi ngủ sớm) cách đặt câu thơ ( Xao xác tiếng gà. Trăng ngà lạnh buốt…), những “vắt
dòng”, những vần ôm hay vần gián cách v.v”[tr.110]. Câu thơ, dòng thơ đã thoát khỏi
những niêm luật của thơ cổ, độ dài ngắn, số chữ trong câu thơ trở nên tự do, phóng túng
hơn.
- Xu hướng tự do hóa hình thức thơ: Dễ dàng để nhận thầy rằng trong thơ Việt
Nam hiện đại số lượng câu và độ dài ngắn của câu không bị hạn chế. Quyển Tìm hiểu thơ
của Mã Giang Lân, Nxb Văn hóa – Thông tin Hà Nội – 2000, chia thơ Việt Nam hiện đại
sau 1945 thành ba xu hướng chính, trong đó có một xu hướng thuộc về nghệ thuật: Xu
hướng tự do hóa hình thức thơ. Những ngày đầu của cuộc cách mạng diễn ra quyết liệt sôi
nổi thơ thay đổi về mặt nội dung nhưng đồng thời cũng tìm hình thức thể hiện mới để
tránh gây nhàm chán và tạo sự hứng khởi phục vụ cho kháng chiến và kêu gọi kháng
chiến. Vì tính chất ác liệt của chiến tranh và thời gian sáng tác hạn hẹp nên những sáng tác
gần như ứng tác như bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm cho nên thơ của giai đoạn
này ít có những bài thành công về nghệ thuật và cũng vì không có thời gian gọt đẽo câu
chữ nên rất ít những bài thơ thành công viết theo thể tự do. Nhiều bài thơ tự do ra đời
trong kháng chiến chống Pháp đã tạo được chất lượng cho thơ kháng chiến như: Đèo cả
(Hữu Loan), Bài ca vỡ đất (Hoàng Trung Thông), Đồng chí (Chính Hữu), Nhớ (Nguyên
Hồng),…Tố Hữu là nhà thơ cách mạng thành công với thể thơ tryền thống của dân tộc
nhưng cũng có nhiều bài thơ hay viết theo thể tự do như, Phá đường Hoan hô chiến sĩ


LÊ THỤY HỒNG THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


Điện Biên, Ta đi tới. Thơ Việt Nam hiện đại giai đoạn 1945 – 1975 đã tiến dần đến xu
hướng tự do hóa hình thức thơ.
- Thơ giàu tính nhạc: Thơ hiện đại trong quá trình phát triển đã tiếp thu nhiều
yếu tố cơ bản của thơ hiện đại phương Tây: chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa siêu thực,
chủ nghĩa ấn tượng. Có thể nói thơ của thời đại nào cũng có nhạc tính kể cả những câu ca
dao, dân ca, thơ trung đại cũng giàu chất nhạc nhưng nhạc tính trong thơ hiện đại có sự
khác biệt so với thơ ca dân gian và thơ cổ trung đại vì thơ hiện đại vừa có sự kế thừa giọng
điệu của thơ ca dân gian, thơ ca cổ trung đại vừa có sự tiếp thu vốn từ ngữ phương Tây
nên có được sự kết hợp hài hòa giữa tính nhạc của phương Đông và phương Tây, giữa cổ
điển và hiện đại làm cho thơ hiện đại vừa có sự sôi nổi của phương Tây trong thơ Xuân
Diệu vừa có sự trầm lắng của phương Đông trong thơ của Nguyễn Bính. Tuy thơ hiện đại
với nhiều bài thơ được sáng tác theo thể thơ tự do nhưng sự chọn lọc từ ngữ rất tinh tế, sự
sáng tạo rất độc đáo đã làm cho thơ mang những âm điệu du dương và có những bài thơ cứ
ngân nga trong lòng người đọc qua nhiều thế kỉ như Tiếng thu của Lưu Trọng Lư, Mùa
xuân chín của Hàn Mạc Tử. Nếu nói thơ ca cách mạng chỉ dùng để kêu gọi đấu tranh vệ
quốc thì chưa nói đủ tính chất của dòng thơ hiện đại giai đoạn 1945 – 1975. Thơ ca cách
mạng ngoài việc thể hiện tinh thần chiến đấu, tinh thần yêu nước còn là cảm xúc rất thật về
tình quân dân, tình đồng đội, về tình yêu,… của người chiến sĩ cách mạng chính vì vậy câu
thơ không chỉ là lời kêu gọi tinh thần yêu nước, không phải thứ triết lí khô khan mà những
câu thơ giàu nhạc tính cũng đầy sức lay động như Em ơi Ba Lan, Tiếng hát sông Hương
của Tố Hữu, Đồng chí của Chính Hữu, Màu tím hoa sim của Hữu Loan, Cuộc chia li màu
đỏ của Nguyễn Mĩ,…

2. MỤC TIÊU MÔN HỌC
2.1 Mục tiêu chung của phần thơ hiện đại trong chương trình SGK
trung học phổ thông:
Trong phân phối chương trình sách giáo khoa bậc trung học phổ thông những
tác phẩm văn chương trung đại được xếp ở khối lớp 10, đến lớp 11 và lớp 12 các em được
tiếp cận những tác phẩm văn chương hiện đại. Trong đó phần thơ hiện đại được phân bố ở

học kì hai của lớp 11 và học kì một của lớp 12, với việc phân phối chương trình như thế
học sinh sẽ được học theo tiến trình phát triển của văn học Việt Nam. Cách sắp xếp những


LÊ THỤY HỒNG THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

bài thơ hiện đại vào chương trình sách giáo khoa theo trình tự: từ thơ mới đến thơ cách
mạng, giúp học sinh dễ dàng nắm bắt quá trình phát triển của thơ hiện đại. Mặt khác mục
tiêu của chương trình là cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về thơ hiện đại: sự
đổi mới về nội dung và thi pháp của thơ hiện đại so với văn chương trung đại, sự ảnh
hưởng và sự khác biệt giữa văn chương phương Tây và thơ hiện đại Việt Nam. Bên cạnh
đó trong nội bộ thơ hiện đại cũng có sự đổi mới về nội dung và nghệ thuật giữa thơ mới và
thơ ca cách mạng. Vì vậy khi sắp xếp phần thơ mới trong chương trình lớp 11 và thơ ca
cách mạng ở lớp 12 còn giúp học sinh có thể tái hiện lại kiến thức cũ, so sánh sự khác biệt
về nội dung và nghệ thuật của thơ mới và thơ cách mạng khi học đến phần thơ ca cách
mạng ở lớp 12. Nhìn chung mục tiêu của chương trình sách giáo khi đưa phần thơ hiện đại
vào chương trình là nhằm giúp học sinh có cái nhìn tổng quan về thơ hiện đại, thấy được
từng giai đoạn phát triển của thơ Việt Nam, cung cấp cho học sinh một phần kiến thức lịch
sử, xã hội.

2.2 Mục tiêu riêng của phần thơ hiện đại trong SGK lớp 12 bộ cơ bản
- Thơ hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 được xếp vào chương trình sách
giáo khoa lớp 12 với phần nhiều là những bài thơ trong thời kì kháng chiến chống Pháp và
chống Mĩ, nhằm giúp học sinh cảm nhận được một thời kì đấu tranh oanh liệt của dân tộc,
tính bi tráng, lãng mạn cách mạng trong tác phẩm Tây tiến của Quang Dũng, tình cảm gắn
bó giữa quân và dân, những ngày tháng kháng chiến đầy gian khổ trong Việt Bắc của Tố
Hữu, Đất nước trích trong trường ca “ Mặt đường khát vọng” với những nhận thức về đất
nước, lời kêu gọi thanh niên chung tay xây dựng quê hương “ hóa thân cho dáng hình xứ

sở” sẽ giúp học sinh có thêm niềm tự hào dân tộc, góp thêm tinh thần yêu nước cho thế hệ
trẻ.
- Ngoài mục tiêu trên, phần thơ hiện đại trong chương trình sách giáo khoa lớp
12 còn nhằm mục tiêu giúp học sinh nắm rõ nội dung, nghệ thuật của thơ ca cách mạng, sự
đổi mới về nội dung và nghệ thuật so với thơ ca trung đại và thơ mới.
- Phần thơ hiện đại trong chương trình sách giáo khoa lớp 12 còn bổ sung một
số bài thơ hiện đại thuần túy về tình yêu như bài “Sóng” của Xuân Quỳnh. Lứa tuổi của
học sinh phổ thông, đặc biệt là học sinh lớp 12 đã phát triển cả về thể chất và tâm lí vì thế
mục tiêu của chương trình khi đưa vào sách giáo khoa những bài thơ tình yêu nhằm giúp


LÊ THỤY HỒNG THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

các em có nhận thức đúng đắn về tình yêu, cung cấp thêm vốn sống cho học sinh làm hành
trang vào đời.
2.3 Giới thiệu chương trình
Chương trình sách giáo khoa ngữ văn lớp 12 tập một bộ cơ bản với phần thơ
hiện đại chỉ tập trung ở học kỳ I của năm học với năm bài thơ hiện đại được học chính
thức: Tây tiến của Quang Dũng, Việt Bắc của Tố Hữu, Đất nước (trích trường ca Mặt
đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm, Sóng của Xuân Quỳnh, Đàn ghi ta của Lor – ca
của Thanh Thảo. Trong đó có hai bài thơ cách mạng thuộc giai đoạn kháng chiến chống
Pháp: Tây tiến của Quang Dũng và Việt Bắc của Tố Hữu. Bài Đất nước ( trích trường ca
Mặt đường khát vọng ) của Nguyễn Khoa Điềm được sáng tác trong giai đoạn chống Mĩ.
Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh viết vào năm 1967 với nội dung về tình yêu của người phụ
nữ. Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca được Thanh Thảo sáng tác vào giai đoạn sau 1975.
Ngoài ra chương trình còn bổ sung một số bài thơ hiện đại cho phần đọc thêm: Đất nước
của Nguyễn Đình Thi, Dọn về làng của Nông Quốc Chấn, Đò Lèn của Nguyễn Duy, Bác
ơi của Tố Hữu, Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên Phần thơ hiện đại trong chương trình

sách giáo khoa lớp 12 có thể chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn từ 1945 – 1975 gồm những
bài thơ: Tây tiến, Việt Bắc, Dọn về làng, Đất nước ( trích trường ca Mặt đường khát vọng
), Sóng, Đất nước, Bác ơi, Tiếng hát con tàu. Giai đoạn từ 1975 đến nay gồm: Đò Lèn và
Đàn ghi ta của Lor-ca.


LÊ THỤY HỒNG THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 2 : DẠY HỌC PHẦN THƠ HIỆN ĐẠI LỚP 12 SGK
NGỮ VĂN BỘ CƠ BẢN
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DẠY HỌC PHẦN THƠ HIỆN ĐẠI LỚP 12 SGK
BỘ CƠ BẢN

1.1 Quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm
Theo bài giảng lý luận dạy học ngữ văn của nhóm tác giả Nguyễn Minh Chính,
Nguyễn Thị Hồng Nam, Trần Đình Thích, Hà Hồng Vân, trường Đại học Cần Thơ, 2002
thì quan điểm lấy học sinh làm trung tâm, đặc biệt coi trọng vai trò của học sinh “Học sinh
trở thành trung tâm của quá trình dạy học”. Phương pháp giáo dục tích cực là sự tích hợp
thường xuyên các mối quan hệ giáo dục như : trò - lớp - thầy trong quá trình dạy học,
trong đó trò là chủ thể.
Trò học tích cực bằng các hành động của chính mình, tự tìm ra cái chưa biết, cái
cần khám phá, tự tìm ra kiến thức, chân lý. Điều đó sẽ giúp cho học sinh thu nhận kiến
thức một cách chính xác và nhớ kiến thức lâu hơn, vận dụng kiến thức một cách linh hoạt
sáng tạo hơn.


LÊ THỤY HỒNG THƠ


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Lớp học là cộng đồng các chủ thể, là thực tiễn xã hội hiện tại và cả tương lai của
người học trong nhà trường. Lớp học được tổ chức nhằm mục đích giáo dục, là môi trường
xã hội trung gian giữa thầy và trò. Trong lớp học mức độ, khả năng học tập của mỗi học
sinh sẽ có sự chênh lệch. Vì thế nếu những thành viên trong lớp học có sự chủ động, tích
cực, hợp tác thì sẽ giúp những thành viên kém tiến bộ nhanh chóng hơn.
Thầy là người tổ chức các hoạt động của trò, để trò khám phá ra vấn đề ứng
dụng lý thuyết vào cuộc sống... Các hoạt động của thầy hướng tới mục đích : hình thành và
phát triển nhân cách con người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo. Vai trò của người
thầy từ xưa cho đến nay đều rất quan trọng, trong việc thay đổi phương pháp dạy tích cực
để học sinh làm chủ kiến thức thì trách nhiệm tổ chức hoạt động học cho học sinh của
người giáo viên càng trở nên khó hơn và quan trọng hơn.
Để phát huy tính chủ động của học sinh trong học tập việc đánh giá kết quả đạt
đượcc cũng có sự thay đổi. Nếu như trước đây giáo viên là người trực tiếp đánh giá khả
năng, kết quả học tập của học sinh thì hiện nay học sinh cũng có quyền tham gia vào hoạt
động đó. Học sinh tự đánh giá kết quả học tập của chính bản thân và đán giá kết quả đạt
được của bạn học từ đó học sinh có thể nhận ra những sai lầm, thiếu sót của bản thân, của
người khác và tự rút ra kinh nghiệm cho mình. Học sinh cũng nhận ra những cách suy
nghĩ, ý kiến hay, sáng tạo của bạn học và đúc kết điều đó thành bài học, kiến thức cho bản
thân. Trong việc đánh giá có hai kết quả cần đánh giá : tính chính xác của kiến thức thu
lượm được và nguyên nhân của những lỗi lầm trong nhận thức. Có ba biện pháp đánh giá :
thầy đánh giá, trò tự đánh giá, học sinh đánh giá lẫn nhau. Quan điểm dạy học hiện đại coi
trọng việc trò tự đánh giá.
Như vậy rõ ràng khi cho học sinh tham gia vào các hoạt động trên lớp, phát huy
tính chủ động tích cực của học sinh, để cho học sinh tự giải quyết vấn đề, tự nhận xét đánh
giá bản thân và những người xung quanh sẽ giúp học sinh năng động, sáng tạo, tiến bộ hơn
trong học tập. Vì vậy mà trong dạy học hiện nay ngày càng chú trọng đến hoạt động học
của học sinh. Vấn đề lấy học sinh làm trung tâm đã được nói đến nhiều trong sách vở, báo,
đài và để học sinh tiến bộ hơn, chất lượng học tập tốt hơn thì người giáo viên phải giúp

học sinh phát huy khả năng làm việc độc lập, làm việc tập thể và tự khám phá vấn đề với
sự hướng dẫn của giáo viên, để học sinh thật sự tham gia vào hoạt động học tập.


LÊ THỤY HỒNG THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

1.2 Năm định hướng của Marzano
- Thái độ và sự nhận thức tích cực trong học tập: Nhiệm vụ của một giáo viên
ngoài việc cung cấp cho học sinh kiến thức còn phải giúp cho học sinh có thái độ nhận
thức đúng đắn trong việc học. Vì khi nhận thức được nguyên nhân, và tầm quan trọng của
việc học sẽ giúp học sinh có thái độ học tập tích cực. Khi có thái độ học tập nghiêm túc
học sinh sẽ tiến bộ hơn. Bên cạnh đó người giáo viên còn phải tạo được bầu không khí tích
cực trong giờ học để học sinh cảm thấy hứng thú và giảm bớt áp lực, căng thẳng cho học
sinh. Trên thực tế nếu một học cứ trôi qua lặng lẽ với bầu không khí nặng nề, nhất là
những bài học khó sẽ tạo ra nhiều áp lực cho học sinh và mức độ tiếp thu bài học của các
em sẽ giảm sút. Ngược lại khi người giáo viên biết kết hợp bài dạy của mình với nhũng
tình huống, những câu chuyện thực tế mang tính hài hước, hoặc một câu hỏi, một cử chỉ
quan tâm đến học sinh sẽ giúp các em cảm thấy thoải mái hơn, hứng thú hơn, ít cảm thấy
căng thẳng hơn, vì thế mà mức độ tiếp thu bài sẽ nhanh hơn, hiệu quả hơn. Như vậy có thể
nói thái độ nhận thức tích cực trong học tập và việc tạo được bầu không khí tích cực trong
giờ học giúp ích cho học sinh rất nhiều trong việc thu nhận kiến thức. Ngoài ra nội dung
kiến thức, bài tập phải rõ ràng, phù hợp với khả năng học sinh.
- Thu nhận và tổng hợp kiến thức: Theo Marzano có hai loại kiến thức: Kiến
thức thông báo và kiến thức quy trình. Kiến thức thông báo gồm: khái niệm, định nghĩa, sự
kiện v.v…Kiến thức quy trình được xây qua ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: xây dựng quy trình
Giai đoạn 2: định hình quy trình
Giai đoạn 3: nhập tâm quy trình

Kiến thức thông báo cung cấp cho người học những khái niệm định nghĩa, giúp
người học hiểu được vấn đề. Kiến thức quy trình giúp người học có thể vận dụng những
hiểu biết từ kiến thức thông báo vào thực tế. Vì thế nếu chỉ nắm kiến thức thông báo người
học sẽ dễ quên những gì được học sau một thời gian, để có thể lưu lại kiến thức lâu hơn
buộc người học phải vận dụng kiến thức đó vào những bài tập, tình huống cụ thể. Vì thế để
giúp học sinh nắm vững và ghi nhớ kiến thức sâu hơn giáo viên phải dạy kiến thức quy
trình bằng cách hướng dẫn quy trình sau đó cho người học thực hiện, hoặc làm mẫu cho
học sinh quan sát và tự rút ra quy trình.


LÊ THỤY HỒNG THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

- Mở rộng và tinh lọc kiến thức: Trong một bài học sẽ có kiến thức đã được học,
kiến thức chưa được học và những kiến thức trọng tâm và những kiến thức không quan
trọng lắm. Vì thế người giáo viên cần giúp học sinh xác định được kiến thức trọng tâm của
bài học và ghi nhớ kiến thức đó một cách vững chắc bằng các phương pháp: So sánh –
phân loại, quy nạp – diễn dịch, phân tích – tổng hợp, trừu tượng hóa – khái quát hóa, phân
tích lỗi – phân tích quan điểm. Từ bài học người giáo viên hứng dẫn cho học sinh vận
dụng vào bài tập, so sánh với bài học khác có liên quan hoặc liên hệ những nét tương đồng
và dị biệt với bài học khác đã được học, có thể cho học sinh liên hệ bài học với thực tế mà
học sinh đã biết từ vốn sống của học sinh hoặc từ địa phương của học sinh. Giáo viên có
thể giúp học sinh mở rộng và tinh lọc kiến thức bằng cách đặt những câu hỏi tình huống
yêu cầu học sinh liên hệ, so sánh, phân tích, tổng hợp vừa tạo cho học sinh sự hứng thú
vừa giúp học sinh nắm kiến thức vững hơn.
- Sử dụng kiến thức có hiệu quả: Kiến thức học sinh được học chỉ thật sự có
hiệu quả khi học sinh có thể vận dụng những kiến thức đó một cách linh hoạt, sáng tạo và
có quyết định phù hợp trước các vấn đề của thực tiễn. Để học sinh có thể làm được điều đó
người giáo viên phải cho học sinh giải quyết các bài tập, tình huống thường xuyên với

nhiều cấp độ từ dễ đến khó, đặt cho học sinh những câu hỏi hoặc tình huống có vấn đề,
những câu hỏi có độ gây nhiễu cao (nhưng vừa với khả năng của học sinh), những câu hỏi
khơi gợi suy nghĩ của học sinh về vấn đề được đặt ra để thử thách sự linh hoạt, sáng tạo
của học sinh giúp học sinh mạnh dạn phát biểu ý kiến của bản thân về vấn đề được học. Từ
đó giáo viên có thể giúp học sinh phát huy những ý nghĩ sáng tạo, đồng thời điều chỉnh
những suy nghĩ còn thiếu sót, lệch lạc của học sinh.
- Tạo thói quen tư duy: Có thể nói khả năng sử dụng kiến thức có hiệu quả làm
nền cho thói quen tư duy của học sinh. Có ba loại tư duy: tư duy tự điều chỉnh, tư duy phê
phán, tư duy sáng tạo. Khi giáo viên đưa ra tình huống để học sinh tự giải quyết, học sinh
có thể vấp phải những sai sót, lầm lẫn. Khi được hướng dẫn giải đáp học sinh sẽ tự điều
chỉnh những sai sót, lầm lẫn đó của bản thân. Quá trình tự làm việc như thế nhiều lần sẽ
tạo cho học sinh tư duy tự điều chỉnh để hoàn thiện hơn kiến thức của mình. Khi là việc
với tập thể (tổ, nhóm bạn học) cũng tạo cho học sinh thói quen tự điều chỉnh. Khi học hợp
tác giữa các nhóm học sinh có quyền đưa ra những ý kiến nhận xét về cách giải quyết vấn


LÊ THỤY HỒNG THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

đề của bạn học, từ đó tạo cho học sinh thói quen tư duy phê phán thậm chí học sinh sẽ nêu
ra những ý kiến, cách giải quyết của bản thân, của nhóm mình về vấn đề ấy điều đó tạo
cho học sinh thói quen tư duy sáng tạo. Đây là mục đích cao nhất trong việc học. Nếu
người giáo viên có thể tạo cho học sinh những thói quen tư duy trên sẽ tạo cho học sinh
khả năng tự học suốt đời.

1.3 Tổ chức học hợp tác
Việc học hợp tác đã được nói nhiều trong các nghiên cứu về phương pháp giảng
dạy. Hiện nay phương pháp học hợp tác cũng đã được sử dụng ở trường phổ thông vì tính
ưu việt mà nó mang lại. Trên thực tế khi cùng giải quyết vấn đề đặt ra sẽ giúp học sinh thu

nhận nhiều ý kiến, có thể học hỏi lẫn nhau, phát huy được sự sáng tạo, tạo cho học sinh
khả năng lập luận tốt, học sinh có thể thử sức với nhiều vai trò (nhóm trưởng, thư kí, thành
viên), Không khí lớp học trở nên sôi nổi hơn và có thể khắc phục được tính nhút nhát của
học sinh,…Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số hạn chế như: bất đồng ý kiến dẫn đến
khó thống nhất quan điểm, tính ỷ lại vào người khác của những học sinh yếu kém, mỗi
nhóm chỉ tập trung vào vấn đề của nhóm mình và không thể đi sâu vào vấn đề của nhóm
khác,…Vì thế người giáo viên phải tìm phương pháp khắc phục những hạn chế đó để việc
học nhóm có kết quả tối ưu nhất. Khi học hợp tác học sinh sẽ rút ra được ưu nhược điểm
của bản thân và những bạn học từ đó đúc kết thành bài học, thành kinh nghiệm, thành tri
thức cho bản thân mình, học sinh sẽ thu nhận kiến thức sâu hơn và ghi nhớ lâu hơn. Chính
vì những ưu điểm ấy mà việc học hợp tác đã được áp dụng ở nhiều cấp học từ phổ thông
đến đại học. Tổ chức học hợp tác cho học sinh người giáo viên phải chuẩn bị việc tổ chức
cho học sinh thảo luận nhóm một cách chu đáo: hệ thống câu hỏi phải là câu hỏi có vấn đề
cần được giải quyết và tập trung vào trọng tâm bài học, mức độ khó trong câu hỏi của mỗi
nhóm không quá chênh lệch, tùy vào bài học mà nên cho học sinh học làm việc theo loại
hình nhóm nào. Có năm loại hình nhóm: làm việc theo cặp 02 học sinh, làm việc theo
nhóm 04 – 05 học sinh, nhóm ghép hai lần, nhóm kim tự tháp, hoạt động trà trộn. Người
giáo viên phải thật linh hoạt trong hoạt động tổ chức cho học sinh học hợp tác, có thể luân
phiên thay đổi vai trò của học sinh trong nhóm để học sinh có thể thử sức ở nhiều vị trí,
không sử dụng một loại hình nhóm trong suốt quá trình học. Giáo viên có thể phát huy khả
năng lập luận của học sinh bằng cách không gọi đại diện nhóm mà gọi bất kì một thành


LÊ THỤY HỒNG THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

viên trong nhóm phát biểu ý kiến và điều đó có thể dần khắc phục được tính nhút nhát của
học sinh khiến học sinh năng động và sáng tạo hơn. Khi đánh giá kết quả thảo luận giáo
viên nên cố gắng quan sát hoạt động của từng học sinh trong nhóm để có nhận xét, đánh

giá khách quan hơn. Giáo viên không nên hướng dẫn riêng cho nhóm học sinh nào để các
em có thể tập tính độc lập trong việc giải quyết vấn đề và tránh sự thiếu công bằng giữa
các nhóm. Trong quá trình học nhóm người giáo viên giữ vai trò tổ chức, học sinh là người
giải quyết vấn đề và đưa ra kết quả với sự hướng dẫn của giáo viên. Nếu người giáo viên
tổ chức tốt hoạt động học hợp tác kết hợp với tinh thần hoạt động tích cực của học sinh thì
việc học hợp tác sẽ đem lại cho giờ học hiệu quả cao và không khí tích cực.

1.4 Đặc điểm dạy học phần thơ hiện đại trong chương trình lớp 12 SGK
Ngữ văn bộ cơ bản
- Những thuận lợi: Khoảng cách về thời đại giữa học sinh và văn học hiện đại
không quá xa so với văn học trung đại. Ngôn ngữ được sử dụng trong văn chương hiện
đại gần gũi với đời sống, không mang tính chất ước lệ tượng trưng như trong trong văn
chương trung đại. Điều đó giúp học sinh dễ cảm nhận hơn khi học tác phẩm hiện đại so
với khi học tác phẩm trung đại. Thơ hiện đại trong sách giáo khoa lớp 12 ( bộ cơ bản )
thuộc giai đoạn chống Pháp và chống Mĩ, học sinh lớp 12 được học lịch sử Việt Nam song
song với chương trình văn học Việt Nam giai đoạn này sẽ giúp ích cho học sinh hiểu hoàn
cảnh sáng tác của một số bài thơ. Những bài thơ được phân bố trong sách giáo khoa theo
trình tự từ văn học chống Pháp đến văn học chống Mĩ sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm bắt
quá trình phát triển của văn học văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 nói chung và quá
trình phát triển của thơ ca cách mạng giai đoạn 1945 – 1975 nói riêng. Thơ thường có vần
điệu, giàu nhạc tính và ngắn gọn nên dễ nhớ, dễ thuộc.
- Những khó khăn: Thông thường khoảng cách giữa người tiếp nhận và tác phẩm
thơ sẽ lớn hơn so với tác phẩm văn nên điều đó cũng là một trở ngại đối với học sinh khi
tiếp nhận tác phẩm thơ. Mặt khác thơ ca giai đoạn này là thơ ca trữ tình chính trị, giàu chất
hiện thực, bi tráng là một bản anh hùng ca dẫu có yếu tố trữ tình nhưng ít mượt mà hơn so
với thơ mới ở giai đoạn trước có thể sẽ ít tạo được sự hứng thú cho học sinh so với khi học
thơ ca của phong trào thơ mới. Trên thực tế nhiều lúc sự tiếp nhận và rung cảm của giáo


LÊ THỤY HỒNG THƠ


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

viên chưa hẳn đồng nhất với sự tiếp nhận và rung cảm của học sinh. Đó là những khó khăn
thường thấy trong quá trình dạy tác phẩm thơ.

2. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHẦN THƠ HIỆN ĐẠI TRONG
CHƯƠNG TRÌNH LỚP 12 SGK BỘ CƠ BẢN
2.1 Phương pháp đọc tác phẩm
Để tiếp nhận được tác phẩm việc làm cần thiết đầu tiên là đọc tác phẩm. Thông
thường việc đọc tác phẩm bị xem nhẹ vì lí do thời lượng của tiết học quá ngắn. Nhiều học
sinh không có thói quen đọc tác phẩm trước khi đến lớp, học sinh chỉ vào lớp và chờ nghe
giáo viên hoặc các bạn khác tóm tắt nội dung, chủ đề tác phẩm và ghi chép. Như thế học
sinh sẽ khó nắm bắt được tác phẩm, khó ghi nhớ nội dung tác phẩm (nếu có thì cũng ghi
nhớ những ý chính dễ bỏ sót những chi tiết của tác phẩm) đặc biệt sẽ làm cho học sinh khó
cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm dần dần làm thui chột đi sự sáng tạo trong
việc tiếp nhận tác phẩm của học sinh. Vì thế giáo viên phải tạo điều kiện cho học sinh đọc
tác phẩm trên lớp. Việc đọc đối với tác phẩm thơ đặc biệt quan trọng, tác phẩm thơ thường
ngắn gọn hơn truyện, kí không chiếm nhiều thời gian của tiết học,… tính nhạc trong thơ
cao tạo được cảm xúc và hiệu quả thẩm mĩ cao. Mặt khác thơ có tính hàm súc cao vì thế
khoảng cách giữa thơ và người tiếp nhận lớn hơn so với tác phẩm tiểu thuyết hoặc truyện,
kí nên việc đọc tác phẩm trong lớp càng trở nên cần thiết.Có nhiều cách đọc: đọc thầm,
đọc to, đọc diễn cảm,…. Trong giờ học giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh đọc tác
phẩm: cách ngắt nhịp, giọng điệu (buồn, vui, tha thiết, hào hùng,…). Sau khi học sinh đọc
xong giáo viên chỉnh sửa uốn nắn lại những chổ sai hoặc chưa thật tốt và đọc mẫu cho học
sinh nghe một lần trước khi đi vào tìm hiểu tác phẩm. Phương pháp này tuy đơn giản
nhưng có hiệu quả cao có thể giúp học sinh bước đầu cảm thụ được tác phẩm, tạo được
cảm xúc thẩm mĩ, rèn luyện cho học sinh cách đọc diễn cảm, cách ngắt nhịp, nhấn trọng
âm, kích thích sự hứng thú khám phá tác phẩm của học sinh. Từ đó tạo cho học sinh thói
quen đọc tác phẩm, rèn luyện văn hóa đọc cho học sinh. Học sinh có thể tự đọc tác phẩm

trong quá trình soạn bài trước khi đến lớp. Khi đến lớp học sinh được tiếp xúc với tác
phẩm thông qua giọng đọc của bạn học và của giáo viên sẽ giúp học sinh có nhiều cảm
nhận mới mẽ về tác phẩm đồng thời tự chỉnh sửa uốn nắn cách đọc của mình theo sự
hướng dẫn của giáo viên. Việc đọc của học sinh cũng giúp giáo viên kiểm tra được sự cảm


LÊ THỤY HỒNG THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

thụ tác phẩm của học sinh đạt đến mức độ nào. Chỉ đọc rõ, đọc to và trôi chảy thì chưa đủ
mà phải đọc diễn cảm, việc đọc phải diễn đạt được tâm trạng của nhân vật trữ tình ở trong
thơ, diễn đạt được những cung bậc cảm xúc trong thơ… Có nhiều thời điểm đọc tác phẩm:
trước khi phân tích tác phẩm, trong quá trình phân tích, đọc khi kết thúc bài giảng nhưng
thông thường đọc vào đầu giờ và trong quá trình phân tích sẽ tạo được hiệu quả cao hơn.
Trong quá trình đọc tác phẩm giáo viên hướng dẫn học sinh gạch dưới những từ ngữ, hình
ảnh thơ được lập lại nhiều lần, những nét nghệ thuật tiêu biểu để làm tiền đề cho quá trình
phân tích tác phẩm. Trong quá trình phân tích tác phẩm giáo viên có thể đọc lại hoặc gọi
học sinh đọc lại những đoạn thơ quan trọng, giúp học sinh ghi nhớ đoạn thơ vừa có thể
uốn nắn cách đọc kĩ càng hơn. Trong chương trình văn học lớp 12 phần thơ hiện đại có bài
Việt Bắc của Tố Hữu viết theo lối đối đáp giao duyên giáo viên có thể cho hai học sinh
phân đoạn và đọc như lối đáp của ca dao để làm bật nổi sự quyến luyến khi xa cách, sự
gắn bó giữa tình quân dân. Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh thể hiện tình cảm vừa mềm mại,
dịu dàng vừa mãnh liệt của người phụ nữ giáo viên nên chọn một học sinh nữ đọc bài thơ
với chất giọng trong và nhẹ nhàng sẽ phù hợp với giọng điệu của bài thơ. Hoạt động đọc
nên diễn ra xen kẽ với những hoạt đông phân tích tìm hiểu tác phẩm sẽ đạt hiệu quả cao
hơn. Nếu có điều kiện giáo viên nên cho học sinh nghe bài thơ qua giọng ngâm của các
nghệ sĩ, hoặc bài hát được phổ nhạc từ bài thơ để học sinh có thể cảm nhận và so sánh qua
nhiều cách trình bày. Việc đọc tác phẩm rất hữu ích trong giờ học và cả khi học sinh tự
đọc trước khi đến lớp. Mỗi học sinh đều là một đọc giả, các em có thể đọc rất nhiều tác

phẩm văn thơ trong và ngoài chương trình học của các em. Với số lượng sách báo xuất bản
nhiều như hiện nay các em cần có thói quen đọc và tìm hiểu để bắt kịp thời đại. Rèn luyện
được thói quen đọc tác phẩm cho học sinh là bước đầu giúp học sinh tạo được khả năng tự
học, phát triển được những cảm nhận, những suy nghĩ mới lạ, sáng tạo của học sinh về tác
phẩm văn chương trong nhà trường và cả những tác phẩm văn chương ngoài chương trình
học.

2.2 Phương pháp diễn giảng tích cực
Phương pháp diễn giảng có từ rất lâu và cho đến nay vẫn còn được sử dụng
trong nhà trường. Phương pháp này có những ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm
mà khi sử dụng người giáo viên phải cố gắng khắc phục. Theo “Bài giảng lí luận dạy học


LÊ THỤY HỒNG THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ngữ văn” của nhóm tác giả Nguyễn Minh Chính, Nguyễn thị Hồng Nam, Trần Đình Thích,
Hà Hồng Vân, trường Đại học Cần Thơ, 2002 “diễn giảng là phương pháp trình bày,
thông báo có hệ thống một vấn đề mới cho học sinh, học sinh tiếp thu kiến thức sau đó tái
hiện lại kiến thức đó”[tr. 62]. Các tác giả đã nêu ra những ưu điểm cũng như những nhược
điểm của phương pháp này. Những mặt mạnh của phương pháp này là giúp học sinh nắm
kiến thức một cách có hệ thống, tiết kiệm được thời gian, không cần sử dụng những
phương tiện dạy học đặc biệt, giáo viên không tốn nhiều công sức cho việc chuẩn bị. Tuy
nhiên nhược điểm của phương pháp này khá nhiều. Khi sử dụng phương pháp này sẽ làm
cho học sinh trở nên thụ động vì phần lớn thời gian làm việc là của giáo viên, học sinh chỉ
nghe và ghi chép, hoạt động phát biểu và làm việc của học sinh ít nên dễ sinh ra tâm lí mệt
mõi và chán nản vì thế sự chú ý sẽ giảm sút. Hoạt động học tập của học sinh quá ít nên
việc ghi nhớ kiến thức cũng không được nhiều. Học sinh có thể hiểu bài nhưng không nhớ
kĩ, nhớ lâu kiến thức. Nếu trong suốt buổi học giáo viên chỉ sử dụng phương pháp này thì

hiệu quả cần đạt là rất thấp. Vì vậy để khắc phục nhược điểm của phương pháp này khi sử
dụng giáo viên cần kết hợp với những phương pháp khác như: đàm thoại, gợi mở để phát
huy tính tích cực cho học sinh, tăng hoạt động học tập cho học sinh để các em tham gia
vào quá trình học tập, thông qua việc vấn đáp cũng giúp các em trao đổi ý kiến chủ quan
của mình về vấn đề được đặt ra làm cho các em cảm thấy hứng thú hơn trong học tập. Để
tránh cho học sinh sự mệt mỏi, căng thẳng do diễn giảng trong một thời gian dài, giáo viên
nên kết hợp kể những câu chuyện vui văn học hay lấy ví dụ từ thực tế có liên quan đến bài
học để tạo bầu không khí tích cực, tạo sự thư giãn thoải mái cho học sinh. Giáo viên cho
học sinh làm bài tập ở giữa hoặc cuối giờ. Đó là phương pháp diễn giảng tích cực nhằm
hạn chế bớt những nhược điểm của phương pháp diễn giảng theo lối cũ. Trong “ Bài giảng
lí luận dạy học ngữ văn” các tác giả còn đưa ra các bước để thực hiện một tiết dạy bằng
phương pháp diễn giảng tích cực: bước một là giới thiệu bài mới như giới thiệu trực tiếp
nội dung bài hoặc có thể gợi lại kiến thức về tác giả, tác phẩm về một vấn đề đã được học
sau đó liên hệ với kiến thức mới, so sánh điểm giống và khác nhau giữa tác giả, tác phẩm
mà học sinh đã học với tác giả, tác phẩm mới đó là những cách vào bài thường gặp. Giáo
viên cũng có thể đặt câu hỏi về tựa đề tác phẩm, mở đầu bằng một sự kiện thời sự, giới
thiệu một bức tranh, ảnh có liên quan đến bài học, kể một câu chuyện có liên quan đến nội


×