Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

LUẬN văn sư PHẠM NGỮ văn nội DUNG TIỂU THUYẾT hồ BIỂU CHÁNH QUA LĂNG KÍNH TIẾP NHẬN của GIỚI NGHIÊN cứu PHÊ BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.4 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN
------o0o------

HUỲNH THỊ MỸ HOA
6062110

NỘI DUNG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH
QUA LĂNG KÍNH TIẾP NHẬN CỦA GIỚI
NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Chuyên ngành Ngữ văn _Khóa 2006 - 2010

Cán bộ hướng dẫn:
GVC. HUỲNH THỊ LAN PHƯƠNG

CẦN THƠ, 2009

-1-


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 3
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 3
3. Mục đích nghiên cứu......................................................................................... 5
4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 6



PHẦN NỘI DUNG:
Chương I: Một số vấn đề chung
1.1 . Vài nét về lý luận tiếp nhận ............................................................................ 7
1.1.1. Khái niệm về tiếp nhận văn học..................................................................... 7
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề tiếp nhận .................................................. 9
1.2. Một số yếu tố liên quan đến vấn đề tiếp nhận tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh ......10
1.2.1. Hoàn cảnh ra đời của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh .........................................10
1.2.2. Vấn đề phổ biến tác phẩm Hồ Biểu Chánh ..................................................12

Chương II: Nội dung tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh – Vấn đề tiếp nhận và
những đúc kết từ tiếp nhận.
2.1. Các nội dung được tiếp nhận ..........................................................................14
2.1.1. Vấn đề phản ánh hiện thực ..........................................................................14
2.1.2. Yếu tố đạo lý ...............................................................................................20
2.2. Quá trình tiếp nhận nội dung tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh ...............................27
2.2.1. Tiếp nhận nội dung phản ánh hiện thực ở tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh ..........27
2.2.2. Tiếp nhận nội dung đạo lý ở tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh ..............................40
2.3. Những đúc kết về nội dung tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh qua tìm hiểu vấn đề tiếp
nhận ..........................................................................................................................45
2.3.1. Đúc kết về tiếp nhận nội dung phản ánh hiện thực ......................................45
2.3.2. Đúc kết về tiếp nhận nội dung đạo lý...........................................................51

Chương III: Nguyên nhân của sự khác biệt trong tiếp nhận và ý nghĩa của
việc tìm hiểu nội dung tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh qua lăng kính tiếp nhận.
-2-


3.1. Nguyên nhân của sự khác biệt ......................................................................55
3.2. Ý nghĩa .........................................................................................................58


PHẦN KẾT LUẬN: .........................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

-3-


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài.
Là sinh viên ngành ngữ văn lại là người con của quê hương Nam Bộ, chúng tôi
rất lấy làm tự hào khi được tiếp nhận sự nghiệp văn học dồi dào do chính các tiền bối
của vùng đất này để lại. Một trong những tác gia văn học tiêu biểu của vùng đất Nam
Bộ là Hồ Biểu Chánh. Nhắc đến Hồ Biểu Chánh, giới nghiên cứu còn cho rằng, ông
chính là một trong những nhà văn có công khai lối mở đường cho nền tiểu thuyết Việt
Nam hiện đại.
Với khối lượng tiểu thuyết vô cùng phong phú và đồ sộ, Hồ Biểu Chánh không
những được đông đảo quần chúng bình dân đón nhận nồng nhiệt mà còn thu hút cả
giới nghiên cứu, phê bình tìm đến tiểu thuyết của ông, với những nhận định, đánh giá
khác nhau trong việc tiếp nhận, ở nhiều phương diện mà chủ yếu là nội dung phản ánh
hiện thực và khuynh hướng đạo lý. Tuy nhiên, ở hai phương diện này họ dường như
chưa có sự thống nhất và sự đánh giá có phần chưa thỏa đáng về những đóng góp của
Hồ Biểu Chánh.
Qua thực tế nghiên cứu, cho thấy chúng ta cần phải có một cái nhìn đúng mực
hơn trong việc tiếp nhận nội dung tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Một cây bút sáng giá
của nền văn học Việt Nam giai đoạn 1900 – 1930. Đồng thời qua tìm hiểu việc tiếp
nhận tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh sẽ xác định được những giá trị bền vững của nó trong
lòng công chúng. Và đây cũng chính là lý do khi được phân công làm luận văn tốt
nghiệp ra trường, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Nội dung tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

qua lăng kính tiếp nhận của giới nghiên cứu phê bình”.
Qua việc tìm hiểu vấn đề tiếp nhận nội dung tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh của
giới nghiên cứu phê bình, người viết có thể đúc kết được những giá trị đóng góp của
tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đối với tiến trình phát triển văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ nói
riêng và nền văn xuôi hiện đại Việt Nam nói chung trong những năm đầu thế kỷ XX.

2. Lịch sử vấn đề.
Vào những thập niên đầu thế kỷ XX “trên cánh đồng văn chương quốc ngữ
Nam Bộ còn rất nhiều hoang hóa” nhà tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã miệt mài sáng
-4-


tác cật lực và đã để lại cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại một khối lượng tiểu thuyết
khá đồ sộ, với số lượng 64 quyển.
Hồ Biểu Chánh bắt đầu sáng tác tiểu thuyết từ rất sớm, tính từ khi những đứa
con tinh thần của ông ra đời cho đến hiện nay, đã thu hút được nhiều nhà nghiên cứu
phê bình tìm đến trong việc đánh giá, nhận định trên nhiều bình diện khác nhau, về
những giá trị đóng góp của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đối với sự hình thành và phát
triển thể loại tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
+ Giai đoạn trước 1945: Thời kỳ này các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết
của Hồ Biểu Chánh còn rất ít.
Chỉ có 2 công trình tiêu biểu : “Phê bình và cảo luận” của Thiếu Sơn (1933),
“Nhà văn hiện đại” của Vũ Ngọc Phan (1943).
Các nhà nghiên cứu phê bình giai đoạn này chỉ dừng lại ở nhưng nét phác họa
chung về tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Họ chưa có được cái nhìn sâu sắc trong việc
đánh giá nội dung tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh.
+ Giai đoạn từ 1945 đến 1975
Giai đoạn này, có khá nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Hồ Biểu
Chánh như: “Việt Nam văn học sữ giản ước tân biên” của Phạm Thế Ngũ, “Bảng lược
đồ văn họcViệt Nam” của Thanh Lãng… Đặc biệt đáng chú ý là công trình “Chân

dung Hồ Biểu Chánh” của Nguyễn Khuê
Đa số công trình của các nhà nghiên cứu trong giai đoạn này có phần trân trọng
trong việc đánh giá đóng góp của Hồ Biểu Chánh, ở vai trò là một trong những nhà
văn khai lối mở đường cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại..
+ Giai đoạn 1975 đến nay.
Thời kỳ này có những công trình nghiên cứu như: “Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế
kỷ XX” của Nguyễn Kim Anh, “Từ điển văn học” của Nguyễn Huệ Chi, “Quá trình
hiện đại hóa văn học Việt Nam” do Mã Giang Lân chủ biên… Đặc biệt trong giai đoạn
này có sự ra đời của công trình nghiên cứu “Hồ Biểu Chánh người mở đường cho tiểu
thuyết Việt Nam hiện đại” nhiều tác giả, do Trang Quang Sen, Phan Tấn Tài, Nguyễn
Văn Nở (chủ biên). Với những nhận định, đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu phê
bình, đã góp phần làm rõ được những giá trị đóng góp của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
cho nền văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ nói riêng và nền văn xuôi Việt Nam hiện đại nói
chung trong những năm đầu thế kỷ XX.

-5-


Mặc dù, hiện có rất nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
nhưng cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu hay đề cập cụ
thể đến vấn đề tiếp nhận nội dung tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh của giới nghiên cứu phê
bình. Và đa phần ngày nay, những thông tin trên các sách báo, hay tạp chí văn học,
thậm chí trên internet… cũng chưa bàn luận hay đề cập gì đến vấn đề này.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng đã có được những công trình luận án, luận văn tốt
nghiệp bàn đến vấn đề trên như: Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Bình, luận
văn tốt nghiệp đại học của Lê Vạn Qưới. Tuy hai công trình này đã có đề cập việc tiếp
nhận của giới nghiên cứu phê bình đối với tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, nhưng chỉ dừng
lại ở những nhận định chung mà chưa đi sâu, khai thác cụ thể đối với vấn đề tiếp nhận
nội dung tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh của giới nghiên cứu phê bình.


3. Mục đích yêu cầu.
Do có nhiều ý kiến đánh giá, nhận định khác nhau trong việc tiếp nhận nội dung
tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh của giới nghiên cứu phê bình. Hầu như giữa các nhà nghiên
cứu còn có nhiều sự tranh luận, chưa thật sự nhất trí cao khi đưa ra những nhận xét,
đánh giá về những đóng góp của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đối với sự hình thành và
phát triển thể loại tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
Từ những vấn đề trên đã đặt ra yêu cầu cho người viết, cần phải tìm hiểu kỷ vấn
đề tiếp nhận của các nhà nghiên cứu phê bình trong việc nhận định, đánh giá nội dung
tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Và qua việc tìm hiểu đó, người viết đúc kết được những
giá trị đóng góp của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh theo thời gian, những giá trị nào trở
nên bền vững trong tầm đón nhận của công chúng từ trước đến nay.

4. Phạm vi nghiên cứu.
Hồ Biểu Chánh có một sự nghiệp văn chương vô cùng phong phú và đa dạng với
nhiều thể loại như: Thơ, tiểu thuyết , truyện ngắn, tuồng hát, bình luận, báo chí, dịch
thuật… Nhưng chỉ đến với lĩnh vực tiểu thuyết ông mới thật sự gặt hái được nhiều
thành công. Cùng với thể loại tiểu thuyết, nhà văn không chỉ tạo được tiếng vang thu
hút được đông đảo độc giả thuộc tầng lớp bình dân hưởng ứng mà còn thu hút được sự
tiếp nhận của nhiều nhà nghiên cứu phê bình. Họ tìm đến với tiểu thuyết của ông với
những đánh giá, nhận định khác nhau trên nhiều bình diện khác nhau, theo những quan
điểm, lập trường, tư tưởng tiếp nhận cũng không giống nhau.

-6-


Tuy nhiên, người viết chỉ tìm hiểu “ Nội dung tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh qua lăng
kính tiếp nhận của giới nghiên cứu phê bình” thông qua những bài viết, bài nghiên
cứu, phê bình được phổ biến rộng rãi từ trước tới nay.

5. Phương pháp nghiên cứu.

Trước hết người viết phải tìm đọc tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, những bài viết, bài
phê bình của các nhà nghiên cứu, nhà phê bình về nội dung tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
trên các nguồn thông tin : sách báo, tạp chí văn học, internet, …
Ngoài ra người viết rất cần phải học hỏi, tiếp thu những ý kiến cùng những lời chỉ
dẫn nhiệt tình của cán bộ hướng dẫn cũng như những ý kiến đóng góp chân thành của
bạn bè khi tìm hiểu về nội dung tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh.
Qua việc tìm hiểu vấn đề, người viết đã sử dụng phương pháp phân tích và phương
pháp so sánh những nhận xét, đánh giá qua cách tiếp nhận vấn đề của giới nghiên cứu
phê bình. Và sử dụng phương pháp tổng hợp để đúc kết những kết luận chung về giá
trị đóng góp của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đối với sự hình thành và phát triển thể loại
tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.

-7-


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SÔ VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Vài nét về lý luận tiếp nhận.
1.1.1 Khái niệm về tiếp nhận văn học.
Tiếp nhận văn học là khái niệm đề cập đến việc tiếp thu những sáng tác văn
học theo hướng thiên về thưởng thức, cảm thụ. Người đọc khi tiếp nhận một tác phẩm
về cả yếu tố nội dung và nghệ thuật, tìm cách gắn tác phẩm trở về với thực tế của cuộc
sống. Do đó quá trình tiếp nhận văn học người đọc phải tri giác, phải tưởng tượng, liên
tưởng, suy luận… tất cả những thao tác này sẽ giúp người đọc bộc lộ cá tính, thị hiếu,
lập trường, quan điểm xã hội.
Tiếp nhận văn học không chỉ là sự tiếp cận tác phẩm văn chương trên bình diện
ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử…mà sự tiếp nhận văn học còn đòi hỏi con người phải hiểu
ngôn ngữ, tình tiết cốt truyện. Thông qua hình tượng nhân vật, người đọc sẽ đưa ra
những hình tượng khái quát vào trong cuộc sống thực tiễn để có thể hiểu, và đồng cảm

hay không đồng cảm với tác giả.
Tiếp nhận văn học chính là cuộc giao tiếp, đối thoại tự do giữa các tác giả và
độc giả thông qua tác phẩm, cả độc giả và tác giả đều phải tham gia vào cuộc đối thoại
này bằng cả trái tim và khối óc, hứng thú và nhân cách, trí thức và sáng tạo. Do đó tiếp
nhận văn học cũng là một hoạt động sáng tạo. Bởi chính độc giả luôn làm cho tác
phẩm vận động, thay đổi và phong phú hơn qua thời gian. [ 19]
Tiếp nhận văn học còn là một hoạt động “tiêu dùng”, thưởng thức, phê bình của
độc giả thuộc nhiều loại hình, nhiều trình độ khác nhau. Có sáng tác văn học thì dĩ
nhiên có tiếp nhận văn học và chính sự tiếp nhận đã tác động ngược lại sáng tác, khiến
cho cả hai thực sự góp phần làm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, nhu cầu thẩm mĩ của con
người trong cuộc sống. [ 19]
“Tiếp nhận văn học là dùng tưởng tượng của mình, kinh nghiệm sống và tâm
hồn mình đắp vào những hình ảnh về hiện thực và con người mới chỉ được tác giả
-8-


phác họa trong vài ba nét, vài ba chữ, làm cho nó sống lại, biến thành những bức tranh
sinh động, những hình tượng hoàn chỉnh và tự mình giao lưu với nó, đối thoại, tranh
luận với nó, yêu thương hoặc căm ghét nó. Gấp trang sách lại, người đọc như được an
ủi, chia sẽ, như hiểu biết và từng trải hơn” theo sách giáo khoa văn học 12 do Nguyễn
Hải Hà – Lương Duy Dung (chủ biên). [ 6, 146]
Trong quyển “Lý luận và phê bình văn học”, Trần Đình Sử cho rằng: “Tiếp
nhận văn học bao gồm toàn bộ quá trình biến văn bản nghệ thuật thành tác phẩm nghệ
thuật, quá trình hiện thực sự tồn tại xã hội của tác phẩm. Thưc chất tiếp nhận văn học:
“ Một là nghiên cứu tác phẩm như một sản phẩm nghệ thuật được sáng tác ra để tiếp
nhận, thưởng thức tác phẩm như một văn bản, một thông báo nghệ thuật như một mã
hiệu đặc thù, một cấu trúc cảm thụ hướng tới trí tưởng tưởng của người đọc. Hai là, về
người đọc cắt nghĩa tác phẩm các quy luật của giao tiếp và tiếp nhận, tâm lý học tiếp
nhận văn học, giải thích học, sự đồng sáng tạo của người đọc. Ba là, các quy luật và
các vấn đề lịch sử xã hội của tiếp nhận: cách đọc phân tâm học, huyền thoại như một

phương tiện của giao tiếp đại chúng, cách đọc xã hội học, cách đọc phê bình mới”.
[ 19, 126]
Tiếp nhận văn học phải đòi hỏi người tiếp nhận phải biết đồng cảm, xúc động
trước những tư tưởng, tình cảm lý tưởng nguyện vọng được tác giả bộc lộ qua những
hình tượng mà họ đã xây dựng. Tiếp nhận còn là sự thanh lọc những tư tưởng tích cực
từ đó có thể hòa mình và cởi mở trong tiếp nhận.
Qua đó có thể cho rằng: tiếp nhận văn học là bao gồm một phạm vi rộng lớn,
liên quan lẫn nhau, đòi hỏi phải có sự nhìn nhận toàn diện mới có thể góp phần xây
dựng khoa học về văn học một cách hoàn chỉnh. [ 19, 126]
Do đó để có được sự tiếp nhận hoàn chỉnh, người tiếp nhận phải là người có
động cơ tiếp nhận, muốn mở mang kiến thức, muốn bồi dưỡng thêm về tư tưởng, đạo
lý, kinh nghiệm nhận xét, đánh giá… để người đọc biến nội dung tác phẩm thành một
thế giới tinh thần, một đời sống riêng cho mình đúng như tư tưởng thể hiện trong sáng
tạo nghệ thuật của nhà văn.
Từ đó, cho thấy tiếp nhận văn học có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong quá
trình sáng tác- giao tế của văn học. Nhờ tiếp nhận, hoạt động sáng tạo nghệ thuật trở
nên có ý nghĩa, có mục đích và giá trị chân chính của tác phẩm được bảo tồn, được
phát triển phong phú thêm lên, trở thành một yếu tố hiện thực, một nhân tố tích cực
của đời sống tinh thần con người. [ 19]
-9-


1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề tiếp nhận.
Lý luận tiếp nhận phải được bắt đầu từ ý thức về đối tượng thẩm mỹ mà con
người tiếp nhận là tác phẩm văn học. Vì vậy, tác phẩm văn học được viết ra là đã nằm
trong định hướng phản ánh hiện thực đồng thời cũng nằm trong định hướng tác động
thẩm mỹ, nhằm đến sự tiếp nhận nghệ thuật ở người đọc.
Trong quá trình tiếp nhận nghệ thuật cụ thể, thì hoạt động xã hội, kinh nghiệm
xã hội và sự liên hệ với xã hội cũng rất quan trọng. Có thể nói là sẽ không có được sự
tiếp nhận nghệ thuật nếu không có kinh nghiệm xã hội, nếu trong ý thức của chủ tiếp

nhận không có sự liên hệ kết nối với hiện thực, với đời sống xã hội. [ 23, 746]
Trong quá trình tiếp nhận văn học, người đọc còn phải tạo lại trong ý thức của
mình bằng hình ảnh, cuộc sống đã được thể hiện trong tác phẩm, phải dùng khả năng
tưởng tượng, khả năng liên tưởng để xây dựng lại thế giới nghệ thuật đã được nhà văn
xây dựng trong tác phẩm. Việc xây dựng lại này luôn luôn bao hàm quá trình hiểu,
nhận thức và đánh giá tác phẩm. Như thế, người đọc đi vào thế giới của tác giả, một
thế giới mà về phía nó lại được thông qua sự nhận thức và đánh giá bằng tình cảm và
tư tưởng của nhà văn, thông qua chủ thể tính của nhà văn. [ 23, 747]
Tứ đó sự nhận thức và đánh giá của nhà văn thể hiện trong tác phẩm được
người đọc nhận thức đánh giá thông qua tiếp nhận, theo lập trường xã hội và theo quan
điểm thẩm mỹ của mình. Chính vì thế mà sự tiếp nhận tác phẩm không là sự tiếp nhận
một lần là xong và cũng không ổn định. Nó thay đổi, có khi thay đổi ở ngay trong một
chủ thể tiếp nhận với những lần đọc tác phẩm khác nhau. Như vậy, tác phẩm có thể
được đọc và hiểu mỗi lần không giống nhau và nội dung của nó cũng không bị quy
định một cách cứng nhắc, mà luôn được khám phá thêm, khám phá mới qua mỗi lần
đọc. [ 23, 747]
Qua đó, cho thấy quan điểm thẩm mỹ, lập trường xã hội chính là nhân tố làm
ảnh hưởng đến sự tiếp nhận văn học của người tiếp nhận. Từ đó mỗi chủ thể tiếp nhận
sẽ có được sự nhận thức, đánh giá tác phẩm hoàn toàn theo cách riêng của mình mà có
thể hoặc không thể theo ý đồ tác động của nhà văn.
Còn nhìn một cách tổng quát thì “ thông điệp” nghệ thuật, ý đồ tác động thẩm
mỹ của tác giả có thể được mà cũng có thể không người đọc đón nhận, hoặc được
- 10 -


nhóm người này đón nhận nhưng lại không được nhóm người khác đón nhận. Điều đó
nói lên rằng, người đọc đến với tác phẩm không phải với thái độ thụ động mà là với
thái độ chủ động.
Sự chủ động này được biểu hiện ở hai mặt. Thứ nhất, người đọc bằng tìm năng
đọc của mình và những kinh nghiệm xã hội và nghệ thuật của mình, xây dựng lại thế

giới nghệ thuật mà nhà văn đã xây dựng nên bằng hình tượng, tư tưởng và cấu trúc
ngôn ngữ, giãi mã những điều mà nhà văn đã mã hóa trong tác phẩm, tạo lại cái nghĩa
mà tác giả đã đưa vào trong cấu trúc nghệ thuật của mình, biến một văn bản “ tự nó”
thành một tác phẩm “ cho mình”. [ 23, 748]
Mặt khác, trong khi xây dựng lại tác phẩm, người đọc thường xuyên đối chiếu
nó với những kinh nghiệm xã hội, với lập trường xã hội, tư tưởng, với cả quan điểm
chính trị của mình cũng như kinh nghiệm, những hiểu biết về nghệ thuật mà mình đã
thu lượm được, đồng thời cũng lại đối chiếu tất cả những cái đó với hiện thực trước
mắt, với tiến trình văn học nghệ thuật hiện tại và từ đó đi đến những cảm nhận nghệ
thuật về tác phẩm.
Do đó, quá trình tiếp nhận văn học chịu sự tác động, ảnh hưởng của nhiều yếu
tố chủ quan khác của người đọc cũng như những yếu khách quan bên ngoài.
Qua đó, còn có thể thấy rằng nhà văn có thể dắt dẫn người đọc đi theo mình đến
đâu và sự tiếp nhận ở người đọc tương ứng hay không tương ứng, tương ứng đến mức
nào với ý đồ tác động, với ý tưởng sáng tác của nhà văn, hoàn toàn không chỉ phụ
thuộc vào tài năng, trí tuệ, thái độ đối với cuộc sống của nhà văn mà còn phụ thuộc
vào nhu cầu thưởng thức nghệ thuật cũng như trình độ thưởng thức vào độ chờ đợi
thẩm mỹ và tiềm năng đọc của người tiếp nhận. Cho nên, hoạt động tiếp nhận chịu ảnh
hưởng vừa từ phía tác giả, vừa từ phía độc giả. [ 23, 749 ]
Do đó việc tiếp nhận văn học không chỉ phụ thuộc vào quan điểm, lập trường,
tư tưởng chủ quan hay khách quan của người đọc hay của tác giả. Mà hoạt động tiếp
nhận còn chịu ảnh hưởng vừa từ phía độc giả, vừa từ phía tác giả.

1.2 . Một số yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề tiếp nhận tiểu thuyết Hồ Biểu
Chánh.
1.2.1 . Hoàn cảnh ra đời tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh.
Xã hội Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX với nhiều biến động về tình
hình chính trị cũng như về tình hình xã hội nói chung và tình hình văn học nói riêng.
- 11 -



Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh lại ra đời trong điều kiện : có chữ quốc ngữ, có nhà xuất
bản, có nhà in, văn học lại bước vào thời kỳ hiện đại hóa.
Hồ Biểu Chánh bắt đầu sáng tác tiểu thuyết từ rất sớm, năm 1909, ông đã cho ra
đời tác phẩm “U tình lục” được thể hiện theo lối thơ lục bát. Vừa mới ra đời tiểu
thuyết của Hồ Biểu Chánh phải chịu một sức ép khá lớn của tiểu thuyết Nguyễn Trọng
Quảng, Trần Thiên Trung, Trương Duy Toản nên tiểu thuyết của ông không được
người đọc đương thời mãi mai quan tâm.
Cuộc đời làm quan Hồ Biểu Chánh phải xê dịch nhiều nơi, được tận kiến thực
tế đời sống cơ cực của nhân dân Nam Bộ dưới ách cai trị của chủ nghĩa thực dân,
phong kiến vào những năm đầu thế kỷ XX, đã một phần làm nên động lực thôi thúc
ông tiếp tục sáng tác. Năm 1912, ông lại được đổi xuống làm việc tại Cà Mau, với
cảnh sắc hữu tình của cuộc sống, con người nơi đây đã khơi dậy được ngòi bút của Hồ
Biểu Chánh và ông tiếp tục sáng tác tiểu thuyết “Ai làm được”.
Trước sức ảnh hưởng của tiểu thuyết phía Bắc với lối văn trơn tuột, giản dị của
mình tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh không mấy được độc giả đương thời quan tâm, đặc
biệt là độc giả trí thức. Nhưng điều này, không làm ảnh hưởng đến phong cách sáng
tác của ông. Với tấm lòng thiết tha, đầy nhiệt quyết của mình, ông đã nổ lực sáng tác
chỉ với mục đích là để cho nhân dân mình, thấy được những chuyện đời xảy ra trong
cuộc sống thực tại của xã hội lúc bấy giờ. Vì thế, năm 1922 ông bắt đầu viết tiểu
thuyết trở lại và cho ra đời các tác phẩm như: Chúa tàu kim quy, Cay đắng mùi đời,
khóc thầm,….những tác phẩm này đã khắc họa được thực trạng xã hội đương thời, qua
sự quan sát tinh tế của Hồ Biểu Chánh.
Từ trong trang văn của Hồ Biểu Chánh, người đọc như nhận thấy được hoàn
cảnh thực tại của mình và trong họ dường như đã tìm được sự đồng cảm qua các hình
tượng nhân vật mà Hồ Biểu Chánh đã thể hiện trong tác phẩm. Và cũng từ đây, công
chúng, độc giả ngày càng quan tâm đến tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh nhiều hơn. Nhận
thấy được thị hiếu đó của quần chúng nhân dân lúc bấy giờ, Hồ Biểu Chánh đã miệt
mài tiếp tục sáng tác chỉ trong vòng 16 năm (1925- 1941), ông đã cho ra đời một khối
lượng tiểu thuyết đồ sộ là 40 quyển.

Cùng với ý định của mình, sáng tác là để dẫn dắt quần chúng trở về con “đường
chính đại, nẽo quang minh”, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh lại được đông đảo quần chúng
đón nhận. Từ đó, đã làm nên động lực thôi thúc ông sáng tác, chỉ trong vòng 6 năm
(1953 – 1958), ông đã cho ra đời 24 quyển tiểu thuyết. Qua đây, người đọc có thể thấy
- 12 -


rằng Hồ Biểu Chánh là một cây bút say mê sáng tác (viết ngay cả lúc đương bệnh),
viết cho đến những giây phút cuối cuộc đời mình.
Qua quá trình sáng tác miệt mài của nhà văn Hồ Biểu Chánh, trong suốt những
thập niên đầu thế kỷ XX. Cho thấy, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh ra đời, gắn liền với
những biến cố của thời đại cũng như chính cuộc đời ông.

1.2.2. Vấn đề phổ biến tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh.
Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh ra đời trong điều kiện có chữ quốc, người dân đa
phần thông thạo chữ quốc ngữ, nên đã tạo được một trong những thuận lợi trong vấn
đề phổ biến tiểu thuyết của ông. Họ có thể tiếp nhận được nội dung tiểu thuyết Hồ
Biểu Chánh một cách dễ dàng hơn so với lối viết củ bằng chữ hán.
Cuộc đời làm quan với chức vị đốc phủ sứ cho chính quyền thân Pháp, đã giúp
Hồ Biểu Chánh rất nhiều trong việc in ấn, phát hành tiểu thuyết của mình. Người đọc
đương thời ngay cả tầng lớp bình dân, họ có thể tìm thấy tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
được phổ biến rộng rãi các trang Feuilleton trên báo hàng ngày, mà không phải e dè
trước sự quản lý gay gắt của chính quyền thực dân đương thời.
Là nhà văn của đại chúng, với lối viết chân chất, giản dị đưa cuộc sống thực tế
hàng ngày vào trong trang văn một cách tự nhiên, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh được
đông đảo quần chúng nhân dân hưởng ứng, nhiệt tình. Từ đó, ông chỉ mong muốn làm
thế nào để tiểu thuyết của mình đến được với họ, dù phải cho in xấu, bán với giá rẽ
ông cũng cam lòng. Tuy đã có người khuyên ông nên in sách ra cho đẹp để bán được
giá cao nhưng ông đã từ chối lời đề nghị đó. Như vậy, Hồ Biểu Chánh không muốn in
đẹp, phải bán với giá đắt, rồi thì làm sao tiểu thuyết của ông, có thể đến tay độc giả

bình dân thân thiết của ông cho được.
Hồ Biểu Chánh cho rằng, mình sáng tác là để dẫn dắt quần chúng nhân dân tìm
về “con đường chính đại, nẻo quang minh”, và một phần nửa là để cho họ thấy được
thực tế đời sống của dân mình trong xã hội lúc bấy giờ. Nên đương thời, ông luôn luôn
mong mõi, phải làm sao để sáng tác của mình có thể đến được với độc giả thân
thương. Từ những nhận định của ông, người đọc bình dân đương thời, những người
chỉ có thể tìm đọc tiểu thuyết của ông ở những truyện in xấu, bán với rẻ, và trong một
số sách quảng cáo của nhà thuốc Nhị Thiên Đường, Thiên Hòa Đường.
Qua lời nhận định của nhà phê bình Thiếu Sơn “Lần đầu tiên tôi đọc cụ ( Hồ
Biểu Chánh ) trong một cuốn sách quảng cáo của nhà thuốc Nhị Thiên Đường. Tôi đã
để ý tới tiểu thuyết của cụ rồi kím coi ở lọai sách như những truyện Tàu in xấu, để hạ
- 13 -


bốn cắc mà luôn luôn bán dưới giá đó…” Như vậy cho thấy rằng, tiểu thuyết Hồ Biểu
Chánh đương thời đã được phổ biến tương đối rộng rải trong lòng đại chúng và đã tạo
được sự quan tâm đông đảo của tầng lớp độc giả bình dân, nhưng sự quan tâm đó còn
hạn chế ở tầng lớp công chúng trí thức .
Nếu như trong xã hội đương thời vấn đề phổ biến tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
còn tương đối hạn chế trong một số đối tượng tiếp nhận. Thì hiện nay, tiểu thuyết của
ông đã có được sự quan tâm đông đảo của nhiều đối tượng tiếp nhận. Đặc biệt là giới
nghiên cứu phê bình, họ ngày càng tìm đến tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh nhiều hơn. Và
sự đánh giá của giới này, ngày càng trở nên xác đáng hơn với những giá trị đóng góp
của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại vào những năm
đầu thế kỷ XX. Trước sự quan tâm hưởng ứng của nhiều đối tượng muốn tìm hiểu về
tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Cho nên, năm 1988 nhà xuất bản Tiền Giang đã cho in lại
toàn bộ sáng tác tiểu thuyết của cụ Hồ Biểu Chánh, nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và
nghiên cứu của nhiều đối tượng muốn tìm về với cái không khí của xã hội văn hóa
Nam Bộ xưa qua từng trang văn của tiểu thuyết gia Hồ Biểu Chánh.
Với điều kiện phát triển của xã hội ta hiện nay, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh ngày

càng được phổ biến sâu rộng, khắp mọi miền đất nước, độc giả có thể dễ dàng tìm đọc
tiểu thuyết của ông, tại các nhà sách, trung tâm thư viện, internet… Tiểu thuyết Hồ
Biểu Chánh ngày nay, không chỉ được phổ biến rộng rãi trong nước mà còn được phổ
biến ra nước ngoài. Với một Wedsite dành riêng cho nhà văn lớn Hồ Biểu Chánh.
Vì vậy, việc phổ biến tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh ngày nay không chỉ được độc
giả bình dân hoan nghinh, đón nhận nồng nhiệt mà còn thu hút cả giới nghiên cứu phê
bình tìm đến và họ ngày một có cái nhìn xác đáng hơn với giá trị đóng góp của tiểu
thuyết Hồ Biểu Chánh cho nền văn học Việt Nam hiện đại.

CHƯƠNG II: NỘI DUNG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH –
VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN VÀ NHỮNG ĐÚC KẾT TỪ TIẾP NHẬN

- 14 -


2.1. Các nội dung được tiếp nhận từ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh.
2.1.1. Vấn đề phản ánh hiện thực.
Cuộc đời làm quan với cương vị Đốc phủ sứ đã buộc Hồ Biểu Chánh phải xê
dịch nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều hạng người thuộc đủ mọi tầng lớp trong xã hội lại
được tận kiến thực tế cuộc sống đương thời. Từ đó, đã tạo cho nhà văn Hồ Biểu Chánh
một vốn sống vô cùng phong phú, cùng với ngòi bút sắc sảo của ông, bức tranh hiện
thực xã hội đương thời được dựng lên thật sinh động cụ thể và đa dạng. Bao quát toàn
bộ xã hội Nam Bộ từ vùng nông thôn đến chốn thành thị, từ trong mối quan hệ gia
đình đến mối quan hệ bên ngoài xã hội trong những năm đầu thế kỷ XX.
Khái quát hiện thực xã hội đương thời, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã đề cập
đến tầng lớp thống trị ở nông thôn. Bọn địa chủ phong kiến luôn tìm đủ mọi cách, vở
đủ mọi thủ đoạn, ra sức mà chèn ép, bóc lột nhân dân ta. Điều này, được Hồ Biểu
Chánh thể hiện qua các tác phẩm như: (Khóc thầm), (Kẻ làm người chịu), (Con nhà
nghèo)… Đại diện cho bọn địa chủ tham lam, độc ác, chuyên bóc lột người dân hiền
lành, là nhân vật Vĩnh Thái trong (Khóc thầm), một tên địa chủ cực kỳ xảo trá, gian

manh và độc ác. Hắn đã đưa ra những quy luật mướn đất rất khắc nghiệt, hòng để bóc
lột người nông dân đến tận xương tủy “ Nếu mướn một trăm công đất thì phải vay năm
mươi đồng bạc hoặc năm mươi giạ lúa, nếu mướn hai trăm công thì phải vay gấp đôi.
Lúa và tiền đó phải trả lãi hàng năm là sáu mươi phân, ai không chịu vay lúa vay tiền,
thì hắn lấy lại ruộng đất”. Thủ đoạn của Vĩnh Thái càng bỉ ổi, ti tiện hơn khi làm đơn
xin khẩn hoang một trăm mẫu ruộng, với mục đích muốn cướp không của người nông
dân lương thiện ở Mạc Cần Dưng. Ngoài tên Vĩnh Thái, còn có nhân vật bà cai Hiếu
trong (Con nhà nghèo), một điền chủ chuyên ỷ quyền, cậy thế để dọa nạt mà bắt chẹt
người nông dân hiền lành. Đến ông cai tổng Hiền trong (Kẻ làm người chịu), một kẻ
làm giàu bằng thủ đoạn bóc lột xương máu của người khác… Qua đó tiểu thuyết Hồ
Biểu Chánh, cho thấy được xã hội thực dân phong kiến, luôn che chở dung dưỡng cho
bọn địa chủ, để chúng ỷ quyền, cậy thế mà ra sức chiếm đoạt thành quả lao động của
người nông dân trong xã hội bấy giờ.
Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, không chỉ lên tiếng tố cáo những thủ đoạn tham
lam, bóc lột tô tức của bọn địa chủ lúc bấy giờ, mà còn lên án những dục vọng thấp
hèn, bỉ ổi của bọn chúng. Điều này thể hiện qua các tác phẩm như: (Chúa tàu kim
quy), (Con nhà nghèo), (Cười gượng), (Khóc thầm), (Tĩnh mộng)…. Điển hình là tên
- 15 -


bá hộ Trần Tấn Thân trong (Chúa tàu kim quy) vì muốn thỏa mản thói dâm ô và dục
vọng của bản thân. Hắn đã cậy quyền, ỷ thế của kẻ giàu sang, chuyên đi cưởng bức
con gái nhà nghèo. Ngoài Tấn Thân còn có hai Nghĩa trong (Con nhà nghèo) cũng vì
những dục vọng thấp hèn, hắn đã dùng uy quyền của kẻ có quyền thế mà dụ dỗ, cưởng
bách cô Tư Lựu. Rồi đến cậu tú tài Tô Hồng Xương, mang danh là người trí thức tân
học nhưng chẳng khác nào kẻ vô học, dở thói trăng hoa, trêu hoa ghẹo nguyệt, dùng
những lời ngon, tiếng ngọt để dụ dỗ cô Hảo, rồi bỏ rơi cô trong đau khổ tủi nhục trong
(Cười gượng).
Ở tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, ta còn thấy một điều không phải tất cả địa chủ
đều xấu xa, gian ác, ti tiện và thấp hèn, mà còn có những địa chủ tốt chuyên giúp đở

cho người dân hiền lành, vô tội như : ông hội đồng Chánh và cô Thu Hà trong (Khóc
thầm), bà hương quản Tồn trong (Cha con nghĩa nặng), vợ chồng ông hương sư Tô
Hồng Thiện trong (Cười gượng)… Ông hội đồng Chánh trong (Khóc thầm), tuy là một
điền chủ nhưng ông không bao giờ dở thói dọa nạt hay bắt chẹt tá điền của ông mà
luôn giúp đỡ họ những khi họ cần đến ông. Bà hương quản Tồn trong (Cha con nghĩa
nặng) cũng là một điền chủ giàu có nhưng bà luôn giữ thái độ đúng mực trong cách cư
xử đối với người ăn kẻ ở trong nhà.
Ngoài tầng lớp địa chủ phong kiến ở nông thôn, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh còn
đề cập đến bọn quan lại, hương chức, hội tề chuyên lợi dụng thế lực và uy quyền của
bậc “phụ mẫu chi dân” mà chèn ép, hãm hại người dân lương thiện. Được Hồ Biểu
Chánh thể hiện qua các tác phẩm như: (Ngọn cỏ gió đùa), (Chúa tàu kim quy), (Cha
con nghĩa nặng)… Điển hình nhất là tên quan huyện Từ Hải Yến trong ( Ngọn cỏ gió
đùa) một tên quan hống hách và ngang tàng, độc ác và vô lương. Hắn sẵn sàng chà đạp
lên nhân phẩm và danh dự của người khác, để đạt được mục đích cho chính hắn. Nói
đến bọn quan lại, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh còn nhấc đến thói “ăn bẩn” tham lam và
ti tiện của chúng. Như tên tri huyện Đông Xuyên trong (Chúa tàu kim quy), vì nhận
của hối lộ của Trần Tấn Thân mà tiếp tay cho hắn trả thù riêng, hãm hại Thũ Nghĩa
phải chịu cảnh tù đày, lưu lạc suốt những mười mấy năm trường. Còn tên chánh
Hương quản Sum, cũng vậy vì nhận của hối lộ của Hương hào Hội nên hắn đã dùng
thủ đoạn ti tiện, thấp hèn mà “ cuốn sợi dây nịt trong tay” để phi tang đi vật chứng tội
lỗi của tên Hương hào Hội trong (Cha con nghĩa nặng).
Khái quát hiện thực về nông thôn Nam Bộ, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh còn đề
cập đến đời sống kinh tế cùng cực của người dân nghèo, dưới ách cai trị một cổ hai
- 16 -


tròng của bọn thực dân phong kiến. Qua các tác phẩm như: (Con nhà nghèo) hay trong
(Ngọn cỏ gió đùa), (Cha con nghĩa nặng), (Khóc thầm),… Người dân sống trên mảnh
đất trù phú, phì nhiêu, màu mở, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào “cá tôm sẵn bắt,
lúa trời sẵn ăn”, cùng với tinh thần lao động cần cù chịu thương, chịu khó, nhưng

những con người nơi đây luôn phải chịu cảnh thiếu trước hụt sau “cơm không đủ ăn,
áo không đủ mặc”. Với thực trạng đó, người nông dân luôn luôn phải đối mặt với
những khó khăn, chặt vật, lao động vất vả “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” đến mùa thu
hoạch, tất cả thành quả lao động của họ đều góp nhặt về tay bọn địa chủ, phong kiến.
Trong (Con nhà nghèo), “Lường lúa hột thì chỉ có ba trăm hai mươi giạ. Số lúa ruộng
mướn của chủ điền phải bề nào cũng phải đong cho đủ ba trăm giạ. Thế thì cực nhọc
trót một năm trường dang nắng cầm cày, dầm mưa nhổ mạ chỉ còn lời có hai mươi giạ
mà thôi! Mà trong đó đong lúa mướn trâu, còn phải trả tiền công cáy thì dư nổi gì”.
Trước thực trạng đó, anh nông dân cai tuần Bưởi phải nghẹn ngào, chua xót mà bỏ
làng, khăn gối đi chèo nghe mướn để vợ con anh không phải chịu cảnh đói cơm, khát
nước.
Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, không chỉ nêu lên thực trạng “cơm không đủ ăn áo
không đủ mặc” của người nông dân trong xã hội bấy giờ, mà còn cho thấy một thực
trạng phủ phàng, không ai có thể ngờ đến, cuộc sống trên mảnh đất trù phú, giàu tiềm
năng như Nam Bộ lại có những con người đói khát “ cả nhà phải luộc rau cỏ mà ăn
đở, chứ không có cháo để mà ăn”. Trong ( Ngọn cỏ gió đùa) để có được miếng ăn, anh
nông dân chân chất Lê Văn Đó phải chịu năm năm tù đày chỉ vì đánh liều, lấy trộm nồi
cháo heo của tên bá hộ Cao, mang về cứu đói cho mẹ già và đàn cháu thơ dại của anh.
Nhưng sự thật càng chua xót, cay đắng hơn, “không ai có thể nào ngờ đến, thức ăn cho
súc vật nhà giàu, người nghèo không thể có được để duy trì sự sống”. Chính vì hiện
thực của cuộc sống như vậy, người nông dân đã nghèo nay lại càng nghèo thêm, lao
động vất vả, đỗ mồ hôi sôi nước mắt mà họ chẳng có được miếng ăn. Trong khi đó bọn
địa chủ như bà cai Hiếu trong (Con nhà nghèo), bá hộ Cao trong ( Ngọn cỏ gió đùa),
cai tổng Luông trong ( Thầy thông ngôn)… Thì chỉ ăn không ngồi rồi, sống cuộc sống
xa hoa, vương giã mà hàng năm vẫn thu được biết bao là lợi nhuận. Qua đó, tiểu
thuyết Hồ Biểu Chánh đã nêu bật lên thực trạng chênh lệch giàu nghèo với những bất
công ngang trái trong xã hội nông thôn Nam Bộ bấy giờ.
Không chỉ khái quát được thực trạng bất công, ngang trái của người dân nghèo
ở vùng nông thôn lúc bấy giờ, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh còn cho thấy sự tồn tại, hiện
- 17 -



hữu của nó trong xã hội đô thành. Tầng lớp lao động nghèo khổ thì phải sống chui rúc
trong các ngỏ hẻm, chăt chội, dơ bẩn, đau ốm, bệnh tật… Được thể hiện qua các tác
phẩm như: (Cay đắng mùi đời), (Vì nghĩa vì tình), (Cười gượng)… Người lao động
nghèo, phải lang thang, vất vưởng kiếm sống qua ngày, như hai đứa trẻ Hồi và Quì
trong ( Vì nghĩa vì tình), thêm những cảnh đời chẳng khác cảnh đời của hai đứa trẻ kia,
Được và Bỉ cũng phải trải qua những chuổi ngày bơ vơ không nơi nương tựa, ngày đây
mai đó chẳng biết nơi đâu là nhà, được thể hiện trong (Cay đắng mùi đời), rồi đến
cảnh đời làm lụng vất vả kiếm từng miếng cơm, manh áo của mẹ con cô Hảo trong
những ngày lang thang nơi chốn đô thành trong (Cười gượng). Đối lập với những cảnh
đời lang thang, vất vưỡng kiếm sống qua ngay của dân lao động trong xã hội đô thành
bấy giờ. Đó là giới thượng lưu, trưởng giả sống bằng tiền cho vay nặng lãi, ăn sung
mặc sướng, nhà cao cửa rộng, kẻ hầu người hạ, lên xe xuống ngựa như bà phủ Khánh
Long (Tiền bạc bạc tiền), cai tổng Luông trong (Thầy thông ngôn), ông huyện hàm
Trương Hà (Một đời tài sắc), vợ chồng ông hương sư Tô Hồng Thiện trong (Cười
gượng)… Với thực trạng đó, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã phản ánh được khối mâu
thuẫn của xã hội đương thời.
Ngoài sự đối lập giữa giới thượng lưu với tầng lớp lao động nghèo trong xã hội
đô thành, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh còn đề cập đến cuộc sống giới thông ngôn, ký lục
luôn sợ sệt quan trên mà hay ức hiếp dân lành như: thầy thông Phong (Thầy thông
ngôn), Vũ Như Bình trong (Bỏ vợ)… Đến cảnh đời của những cô gái điếm chuyên
sống bằng nghề lừa gạt ân tình như cô Hai Phục trong ( Nợ đời), cô Cẩm Nhung trong
( Thầy Chung trúng số)… Họ là những người phụ nữ - nạn nhân chịu sức ép của xã hội
nửa thực dân, nửa phong kiến lúc bấy giờ.
Ngoài thực trạng trên, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh còn thể hiện đến sức mạnh
chi phối của đồng tiền trong xã hội lúc bấy giờ. Thông qua các tác phẩm như: ( Tiền
bạc bạc tiền), (Thầy thông ngôn), (Bỏ chồng), ( Bỏ vợ), (Cay đắng mùi đời)… Đồng
tiền tuy là mảnh giấy vô tri, vô giác nhưng nó lại mang một sức mạnh vô hình, nó có
thể đem đến cho con người nhiều điều tốt đẹp nhưng cũng có thể tạo ra bao bất công

ngang trái, đưa con người đến hố sâu của tội lỗi. Trong tác phẩm (Thầy thông ngôn),
cha mẹ của thầy thông Phong và cả thầy điều mong sao cho thầy cưới được vợ giàu
sang, có nhiều tiền, nhiều của để lấy tiếng với thiên hạ mà không nghĩ đến hậu quả tốt
xấu vì của nó. Đổ Thị cũng vì lòng tham tiền mà đã không màng đến hạnh phúc riêng
của con mình, lại càng không màng đến danh dự nhân phẩm, tiết hạnh của người phụ
- 18 -


nữ, chấp nhận lấy ông huyện hàm Phan Phú Thứ, chỉ vì ông ta có nhiều tiền, nhiều bạc
trong (Tiền bạc bạc tiền). Vì chồng không kiếm được nhiều tiền cung phụng để mình
được sống sung túc, học đòi với thiên hạ Cô Oanh đã đành bỏ chồng, bỏ con theo hội
đồng Đàng (Bỏ chồng), Thị Lựu cũng vì muốn có nhiều tiền để được ăn sung mặc
sướng với thiên hạ mà chấp nhận ngoại tình với hương hào Hội trong (Cha con nghĩa
nặng), thầy thông ngôn Vũ Như Bình cũng đã sẵn sàng ruồng bỏ vợ mình để đi theo
tiếng gọi của vật chất kim tiền trong (Bỏ vợ). Qua đó, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã
cho thấy được sức mạnh chi phối của đồng tiền trong xã hội đương thời.
Ở tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, đồng tiền ngoài việc chi phối mối quan hệ thiêng
liêng của gia đình, nó còn có sức mạnh vô năng làm thay đen đổi trắng khiến người vô
tội thành kẻ có tội. Được thể hiện qua các tác phẩm như: (Chúa tàu kim quy), (Khóc
thầm), (Cha con nghĩa nặng)… Trong (Chúa tàu kim quy), nhằm mục đích trả thù
riêng của mình mà Trần Tấn Thân đã dùng tiền mua chuộc quan huyện Đông Xuyên
để vu oan cho Thũ Nghĩa vào tội đi theo đạo “ Thiên chúa giáo” khiến Thũ Nghĩa phải
chịu án tù đày chung thân.Vĩnh Thái trong (Khóc thầm) cũng vậy, vì muốn trả thù
riêng nên hắn đã dùng tiền mua chuộc quan chức mà hãm hại người đầy tớ của hội
đồng Chánh là thằng Mau phải chịu cảnh tù đày oan ức.
Thể hiện sức mạnh chi phối của đồng tiền trong xã hội đương thời, tiểu thuyết
Hồ Biểu Chánh còn cho thấy. Đồng tiền chính là con giao hai lưỡi nó có thể giết
người, nhưng nếu nó được sữ dụng với mục đích đúng nghĩa nó sẽ giúp được người.
Thông qua các tác phẩm: (Chúa tàu kim quy), (Khóc thầm), (Ngọn cỏ gió đùa)... Trong
(Khóc thầm), nhờ vào đồng bạc của mình Thu Hà đã giúp cho người tá điền đáng

thương chữa lành bệnh. Trong (Ngọn cỏ gió đùa) cũng chính nhờ vào đồng bạc của
mình, Hòa thượng Chánh Tâm đã giúp Lê Văn Đó có được sự tự ý thức trong tâm hồn,
từ một con người mất hết niềm tin, vô cùng oán giận loài người, Lê Văn Đó đã lấy lại
được niềm tin vào cuộc sống và trở thành ông Thiên hộ cứu giúp người đời. Còn trong
(Chúa tàu kim quy) cũng nhờ vào đồng tiền kiếm được từ hòn Kim Quy mà Thũ Nghĩa
đã làm được nhiều việc có ích như: trả ơn được cho Kỉnh Chi, cứu giúp Trần Mừng và
trừng trị kẻ độc ác, vô lương Trần Tấn Thân và quan huyện Đông Xuyên một cách
thỏa đáng.
Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, ngoài việc phản ánh thực trạng về đời sống kinh tế
của người dân Nam Bộ đương thời, mà còn đi sâu khai thác trong sự giao tranh giửa
hai lối sống mới và củ lúc bấy giờ “Xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX đã có
- 19 -


sự du nhập của nền văn hóa phương tây”. Những người luôn giữ quan niệm cũ, mang
nặng màu sắc phong kiến có chấp nhận được cuộc sống mới không ? Còn những con
người sống theo lối sống mới sẽ sống như thế nào? Đây là vấn đề khiến Hồ Biểu
Chánh mang nhiều nổi buâng khuâng, trăn trở.
Qua đó, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã xây dựng lên trong bức tranh xã hội
hiện thực, với những con người sống gò bó, chặt hẹp, bảo thủ theo quan niệm cũ đan
xen với những con người sống theo quan niệm mới của tư sản. Đại diện cho tầng lớp
trí thức sống theo quan niệm mới là cô hai Tân trong (Tân phong nữ sĩ), cô Cúc trong
(Hai khối tình) họ là những người phụ nữ sống theo quan niệm mới với mong muốn
“tân hóa phụ nữ”, tuy mỗi người có những cách lựa chọn riêng nhưng họ điều là
những con người mới biết tiếp thu có chọn lọc những gì nên hay không nên trong cách
sống theo quan niệm mới. Cô hai Tân trong (Tân phong nữ sĩ) tuy là người sống theo
lối sống mới nhưng cô đã không bị Tây hóa, cô đã biết giữ gìn giá trị chuẩn mực, nhân
phẩm của người phụ nữ chứ không chạy theo vật chất kim thời. Cô còn được xem là
“lá cờ” tiêu biểu cho chị em phụ nữ noi theo. Đại diện những người sống cố chật theo
quan niệm củ là đốc tờ Vĩnh Xuân trong (Tân phong nữ sĩ), ông hội đồng Lê Hiển Đạt

trong (Chút phận linh đinh), bà cả Kim trong (Tại tôi)… trong ( Tân phong nữ sĩ),Vĩnh
Xuân đã từ hôn với cô Hai Tân vì cô sống quá mới theo thời đại mới, điều đó khiến
cho ông không thể chấp nhận được. Nên ông đã lựa chọn cho mình là một người vợ
sống theo lối sống củ, chẳng chút hiểu biết gì phép văn minh lịch sự của người tân
thời, để rồi sau một thời gian chung sống ông đã không thể chịu đựng được cách cư xử
thiếu chu đáo, không hợp tình, hợp lý đối với nghề nghiệp của chồng như vợ ông vậy.
Cuối cùng Vĩnh Xuân phải chua xót, nghẹn ngào khi nhận cô hai Tân, người con gái
mà mình đã từ bỏ mới chính là người vợ mà mình mong đợi, là người có thể mang lại
cho mình hạnh phúc thì mọi việc đã muộn màng. Cũng sống theo quan niệm bảo thủ
trong mối quan hệ hôn, ông hội đồng Lê Hiển Đạt đã từ bỏ Lê Hiển Vinh vì chàng tự ý
kết hôn với Đoàn Thu Vân mà không có được sự chấp thuận của ông. Cũng vì những
ràng buột của lễ giáo phong kiến, ông hội đồng đã vô tình gián tiếp gây ra thảm cảnh
cho gia đình Hiển Vinh, chồng vợ chia ly, con thơ lìa mẹ suốt những mười mấy năm
trường trong (Chút phận linh đinh). Để rồi sau một thời gian, ông hội đồng đã phải
chua xót, nghẹn ngào, rơi lệ khi nhận thấy cảnh con, cháu khổ đau cũng chỉ vì quan
niệm cứng nhắc bảo thủ của ông. Cũng bởi ràng buột của lể giáo phong kiến, bà cả
Kim đã kịch liệt phản đối mối quan hệ nhân giữa Như Thạch và cô Nhung trong (Tại
- 20 -


tôi). Rồi sau đó, bà cả Kim phải ân hận trước cái chết của con và nổi khổ của đứa cháu
nội mình. Từ đó, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh cho thấy giữa cái văn minh củ và cái văn
minh mới điều có những chổ hay, chổ dở riêng của nó. Điều quan trọng là mỗi người,
cần phải dung hòa giữa hai lối sống cũ và mới. Đây chính là quan điểm tích cực của
tiểu thuyết gia Hồ Biểu Chánh trong việc chủ trương tiếp thu chọn lọc những mặt
mạnh của lối sống mới và phát huy những mặt tích cực của quan niệm truyền thống.
Qua đó, cho thấy tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã đạt được những thành công
nhất định trong vấn đề phản ánh hiện thực. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công
trên, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh cũng đã bộc lộ những hạn chế tất yếu trong vấn đề
phản ánh hiện thực. Khi thể hiện những mối mâu thuẩn xã hội, Hồ Biểu Chánh đã

đứng trên lập trường và quan điểm của giai cấp thống trị để chấn chỉnh nó mà không
muốn phá bỏ nó. Điều đó một phần đã chi phối đến việc tiếp nhận của giới nghiên cứu
phê bình khi tìm hiểu tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh.
Do đó, khi tiếp nhận nội dung tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh trong vấn đề phản ánh
hiện thực, các nhà nghiên cứu văn học có hai khuynh hướng tiếp nhận khác nhau. Mặc
dù vậy nhưng không ai có thể phủ nhận được sự đóng góp của tiểu thuyết Hồ Biểu
Chánh cho nền văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ.

2.1.2. Yếu tố đạo lý trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh.
Cũng bởi hiểu được thực tế cuộc sống của xã hội thực dân phong kiến đương
thời, có sức gây ảnh hưởng làm suy thoái đến những giá trị đạo đức tốt đẹp của truyền
thống, bâng hoại nền luân lý. Cho nên, Hồ Biểu Chánh đã khắc họa vào thế giới tiểu
thuyết của ông đủ mọi hạng người với đủ mọi loại tính cách khác nhau, tốt xấu đan
xen, thiện ác lẫn lộn trong một xã hội xô bồ. Để rồi từ đó, bằng quan điểm của nhà đạo
đức, ông muốn chủ trương cải thiện xã hội bằng việc giảng dạy đạo lý sống ở đời
thông qua sáng tác của mình. Cũng chính vì lẻ đó, ta luôn bắt gặp vấn đề đạo lý xuất
hiện trong hầu hết tác phẩm của ông.
Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh luôn đặt nặng vấn đề cương thường đạo lý, vấn đề
đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống. Vì thế, chỉ cần đọc qua nhan đề tác
phẩm của ông như: (Cha con nghĩa nặng), (Vì nghĩa vì tình), (Nhân tình ấm lạnh),
(Cay đắng mùi đời), (Dây oan)… Thì từ nhan đề tác phẩm, người đọc có thể dễ dàng
hiểu được quan niệm đạo đức mà Hồ Biểu Chánh muốn thể hiện trong tác phẩm của
ông.

- 21 -


Đạo lý được thể hiện ở tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, vốn xuất phát từ nền đạo lý
nho giáo truyền thống. Mỗi con người được sinh ra, được trưởng thành đều nhờ vào
công ơn sinh thành, dưởng dục của phụ mẫu. Vì vậy, qua tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh ta

luôn bắt gặp những tấm gướng hiếu đạo như: Được trong (Cay đắng mùi đời), Xuân
Hương trong (Một đời tài sắc), Tý và quyên trong (Cha con nghĩa nặng), Lý Ánh
Nguyệt trong (Ngọn cỏ gió đùa)… Trong (Cay đắng mùi đời), Được là đứa con “xí
được” mà Ba Thời nhặt được mang về nuôi dưỡng và dạy dỗ. Cuộc sống êm đềm bên
mẹ nuôi của Được cho đến khi em được chín tuổi, cũng là lúc chồng của Ba Thời trở
về. Từ đó, cuộc đời của Được bắt đầu gặp sống gió bởi sự ghen ghét của người cha
nuôi, và để mẹ nuôi không bị sự hằn học của cha nuôi, em đã chấp nhận cho cha nuôi
bán mình, đi theo thầy Đàng. Từ đây, Được bắt đầu phải sống những ngày lang thang,
vất vưởng. Nhưng rồi, trải qua bao ngày vất vã kiếm sống, niếm đủ mùi vị của cuộc
đời, Được đã tìm lại được cha mẹ ruột của mình. Được sống cuộc đời giàu sang nhưng
em vẫn không sao quên đi những ngày sống khổ cực của mình bên mẹ nuôi, với tấm
lòng của đứa con hiếu đạo, Được đã tìm và đền đáp công ơn dưỡng dục của mẹ nuôi,
là để bà được hưởng cuộc sống sung túc, giàu sang cùng mình. Ngoài tấm gương của
Được, Xuân Hương cũng là một trong những tấm gương hiếu thảo rất đáng được trân
trọng, là một trí thức tân học, nàng rất có ý thức nhận ra giá trị đích thực của hạnh
phúc hôn nhân là tình yêu, nhưng vì chữ hiếu Xuân Hương buột phải lấy người mình
không yêu nhằm mục đích cứu gia đình thoát khỏi nợ nần, không rơi vào cảnh túng
thiếu, khuynh gia bại sản mà cha mẹ đã cố công gầy dựng trong (Một đời tài sắc).
Chẳng kém gì tấm gương của Được và Xuân Hương, Tý và Quyên trong (Cha con
nghĩa nặng) cũng là một trong những đứa con rất mực hiếu thảo. Dù chỉ là một đứa trẻ
thơ, nhỏ dại nhưng thằng Tý đã có được nhận thức là cần phải bảo vệ cha mình trước
những lời khai với làng xã. Tuy biết cha có tội trong cái án mạng của mẹ nhưng Tý lúc
nào cũng vậy, luôn giữ thái độ tộn trọng và yêu quý cha mình. Khi Trần Văn Sửu trở
về, sau bao năm trốn làng đi biệt tích suốt những mười mấy năm trường, trong lúc này
Tý đã ra sức đòi đi theo cha, để bảo bọc cho cha. Còn Quyên dù đang được sống trong
cảnh giàu sang, được yêu thương lại sắp trở thành con dâu của bà Hương quản Tồn,
nhưng cô đã không màng đến hạnh phúc riêng của mình. Cô cũng như Tý, ra sức quyết
liệt bảo vệ cho cha, không nở để cha chịu khổ, bằng cả tình thương và lòng hiếu thảo
của những đứa con hiếu đạo, họ quyết cứu giúp cha thoát nạn. Ngoài những tấm lòng
hiếu đạo trên ở tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, ta còn bắt gặp Lý Ánh Nguyệt, một tấm

- 22 -


gương hiếu thảo rất đáng được người đời trân trọng. Vì món nợ của cha, nàng đã bán
mình, đem thân đi ở đợ cho vợ chồng Đổ Cẩm để trừ nợ cho cha. Cũng vì nghĩ chúng
đã có ơn đã lo thuốc thang và mai táng cho cha khi cha qua đời, mà nàng cam tâm
chấp nhận làm thân trâu, ngựa để đền ơn cho vợ chồng hắn. Qua các nhân vật trên, tiểu
thuyết Hồ Biểu Chánh đã giúp người đọc nhận thấy được những tấm gương hết sức
quý báu về chữ hiếu, rất xứng đáng được người đời trân trọng và ca ngợi.
Viết về vấn đề đạo lý, bên cạnh chữ hiếu, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh còn đề
cập đến tiết hạnh của người phụ nữ trong xã hội nhiễu nhương ở buổi giao thời. Con
người dễ sa chân mà chạy theo những thói học đòi, quyền quý, danh lợi, giàu sang mà
quên đi khí tiết của mình đặc biệt là người phụ nữ. Để giữ được tiết hạnh trong sạch
cho mình là một điều rất đáng được trân trọng ở người phụ nữ. Được Hồ Biểu Chánh
đề cập qua các tác phẩm như: (Thầy thông ngôn), (Đóa hoa tàn), (Cười gượng), (Hai
khối tình), (Ngọn cỏ gió đùa),… Như một tấm gương trắng trong về lòng thủy chung,
tiết hạnh của người phụ nữ, điều đáng quý ở nhân vật cô Hai Liền chỉ vì một lời hứa
của Trần Văn Phong mà cô đã nguyện không lấy chồng, mặc dù cô biết thầy Phong đã
phụ bạc mình mà đi cưới vợ giàu sang (Thầy thông ngôn). Còn cô Hảo, chỉ vì Tô Hồng
Xương tham phú phụ bần, phụ bỏ tấm chân tình thơ ngây của mình mà cô đã không
chấp nhận lấy chồng (Cười gượng), hay cô Tuý Nga trong (Đóa hoa tàn) vì nghĩ mình
đã có một đời chồng rồi nên không còn xứng đáng với tâm chân tình của Hải Đường
mà đã từ chối tái ngộ cùng chàng. Cũng như Túy Nga, Xuân Hương mặc dù đã bị
chồng bội bạc và rồi chồng chết vì thói bội bạc đó, lại được cha mẹ chồng khuyên nên
lấy chồng khác nhưng cô vẫn không thể chấp nhận nối lại nhịp cầu cùng Hà Thiện Ý
(Một đời tài sắc). Còn trường hợp của Cúc trong (Hai khối tình) mặc dù sống theo
quan niệm mới được tự do lựa chọn hạnh phúc cho mình, nhưng cô luôn biết gìn giữ
tiết hạnh của người phụ nữ. Để bảo vệ chữ tiết và nhân phẩm của mình, Cúc suýt phải
chịu cảnh tù tội, vì sự đã đánh trả tên Trần Thái Dương khi hắn toan cưỡng bức cô.
Còn trong (Ngọn cỏ gió đùa) Lý Ánh Nguyệt là người con gái nghèo hèn, mang thân

đi ở trừ nợ không công cho vợ chồng Đổ Cẩm. Với nhan sắc ưa nhìn của mình, nàng
được sự quan tâm, ngưỡng mộ hết mực của cậu ấm Từ Hải Yến nhưng chẳng bao giờ,
nàng màng đến hắn. Vì thế, nhiều lần vợ chồng Đổ Cẩm cùng với Từ Hải Yến cố tình
tìm đủ mọi cách để dụ dỗ, nài hoa ép nguyệt nhưng Ánh Nguyệt vẫn không sao bằng
lòng, một mực nàng quyết giữ tròn chữ tiết cho mình. Nhưng một con người ngay
thẳng, lòng dạ sáng trong như Ánh Nguyệt thì làm sao mà chống nổi mưu gian, kế độc
- 23 -


của kẻ vô đạo như Từ Hải Yến. Đến cuối cùng, nàng cũng phải rơi đúng vào mưu đồ
sắp đặt của kẻ tiểu nhân mà chấp nhận làm vợ hắn vì nghĩ hắn đã có ơn cứu mạng
mình. Rồi đến khi bị hắn phụ bạc, nàng đã phải một mình vất vã nuôi con trong cảnh
đói nghèo. Và một lần nửa, trong hoàn cảnh bần hàn, túng thiếu, bệnh tật không tiền
chuộc con, nàng suýt nửa phải chịu cảnh tù tội cũng chỉ vì muốn bảo vệ danh dự và
tiết hạnh của người phụ nữ trước thói trăng hoa, dâm dục của tên công tử Trinh Tường.
Qua việc xây dựng những tấm gương phụ nữ biết giữ gìn giá trị nhân phẩm, tiết hạnh
trên. Cho thấy, Hồ Biểu Chánh đã có một thái độ đầy trân trọng và đề cao đối với
người phụ nữ biết trọng chữ tiết, biết gìn giữ giá trị cao quý sống ở đời.
Đạo lý ở tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, còn là sự chú trọng đề cao hình tượng
những con người giàu lòng nhân nghĩa, cứu giúp người đời như: Thũ Nghĩa (Chúa tàu
kim quy), Hương Sư Cu trong (Con nhà nghèo), Duy Linh trong ( Nhân Tình ấm lạnh),
Chí Đại trong (Ai làm được), Tư Cường trong ( Tại tôi),… Thũ Nghĩa (Chúa tàu kim
quy) khi có được nhiều tiền trở thành chúa tàu, việc đầu tiên là chàng ra tay nghĩa hiệp
giúp đở Trần Mừng thoát khỏi nợ nần và cứu vớt sinh mạng Thu Thủy, lòng nghĩa
hiệp của Thũ Nghĩa còn đáng kính phục hơn trong việc đền ơn trả oán. Thũ Nghĩa đã
đền ơn cho Kỉnh Chi rất trọng hậu, còn việc trả oán thì chàng đã có phần nhân nhượng
cho quan huyện Đông Xuyên, kẻ đã tiếp tay cho Trần Tấn Thân hãm hại mình, mà tha
bổng cho hắn, để hắn tự ăn năn xám hối về tội lỗi mà hắn đã gây ra cho chàng và gia
đình chàng. Tấm lòng nghĩa hiệp cao thượng ấy ta còn bắt gặp ở người nông dân chân
chất Lê Văn Đó trong (Ngọn cỏ gió đùa). Trước kia, chỉ bởi vì đói nghèo, bần cùng mà

khiến ông phải chịu tù đày suốt những hai mươi năm trường. Sau khi rời khỏi chốn lao
tù, được sự hướng thiện, giúp đở đầy chân tình của Hòa Thượng Chánh Tâm. Ông đã
quyết tâm làm giàu bằng chính công sức và nghị lực của mình. Cuối cùng, ông đã trở
nên giàu có, trở thành ông Thiên Hộ Trần Chánh Tâm - Lê Văn Đó ra sức cứu giúp
dân nghèo bằng cách lập nhà thương chữa bệnh cho những nghèo khổ, nhà dưỡng lão
cho những người già không nơi nương tựa, lập trường học nuôi dạy trẻ mồ côi. Không
chỉ có lòng nhân cứu giúp người đời ông còn có một tấm lòng nghĩa hiệp cao quý khi
ra tay cứu vớt ông sáu Thới thoát trước cảnh lũ xoáy dữ dội. Lòng nghĩa hiệp ở ông
càng đáng khâm phục và được trân trọng hơn, khi ông đã ra quan, tự đầu thú mình
chính là tên tội phạm Lê Văn Đó, để cứu giúp một con người vô tội không phải vì ông
mà chịu cảnh tù đày oan ức.

- 24 -


Cũng giàu lòng nghĩa hiệp, cao thượng Hương Sư Cu trong (Con nhà nghèo) vì
muốn bảo vệ, cứu vớt danh dự và nhân phẩm cho đời cô Tư Lựu mà chấp nhận lấy cô
làm vợ. Chỉ với mong muốn để người phụ nữ mình yêu không phải tủi hờn, để cho con
cô có cha trong lúc cô bị tên Nghĩa bỏ rơi và vô thừa nhận đứa trẻ. Tấm lòng cao
thượng của Hương Sư Cu càng đáng được trân trọng hơn. Ông không vì đứa bé kia là
con ghẻ mà ghanh ghét, trái lại ông rất mực yêu thương và xem đứa bé ấy như chính
con đẻ của mình. Không chỉ là người cha có lòng yêu thương con sâu sắc mà ông còn
là người cha giàu lòng nhân nghĩa khi Kinh lý Hai đã trưởng thành, đổ đạt làm quan
ông đã muốn cho con biết hết sự thật về nguồn cội của con. Và ở đây, tấm lòng nghĩa
hiệp của Hương Sư Cu càng đáng được người đời trân trọng và ngưỡng mộ hơn, là ông
không vì thù riêng với tên hội đồng Nghĩa mà đành đứng nhìn cảnh loạn luân của con
hắn. Vì thế, với một tấm lòng nhân đạo và giàu lòng nghĩa hiệp của một con người biết
trọng đạo đức ở đời, Hương Sư Cu đã không ngần ngại cho Kinh lý Hai biết rỏ sự thật
về gốc tích của con với hội đồng Nghĩa ngày xưa. Thông qua, việc thể hiện những con
người giàu lòng nghĩa hiệp và đầy tình nhân ái trên, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh muốn

cho người đọc thấy được, con người sống trên đời ngoài chữ hiếu, chữ tiết còn phải
biết giữ lấy chữ nhân, chữ nghĩa mà đối nhân xử thế ở đời và đó cũng chính là đạo lý
sống cốt lõi của con người.
Đạo lý ở tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, còn thể hiện sự đối lập giửa những con
người trung hiếu, tiết nghĩa vẹn toàn với những kẻ bất nhân, phi nghĩa, luôn làm tổn
hại đến giá trị đạo đức tốt đẹp của truyền thống dân tộc. Điển hình là bọn địa chủ
chuyên ỷ quyền, cậy thế dùng những thủ đoạn thấp hèn, ti tiện mà làm những điều
khuynh luân bại lý. Như hội đồng Nghĩa trong (Con nhà nghèo), Tô Hồng Xương
(Cười gượng), Vĩnh Thái trong (Khóc thầm), hai Hùng trong (Nợ đời)… Tên hội đồng
Nghĩa trong (Con nhà nghèo) chỉ vì dục vọng thấp hèn, bỉ ổi, mà hắn chẳng nghĩ đến
nổi thống khổ của người dân lương thiện, lấy uy quyền của kẻ có tiền để dụ dỗ, cưỡng
bức cô Tư Lựu để cô phải ô danh xủ tiết bỏ làng ra đi trong nổi cay đắng, tủi hờn.
Không hơn vì Hai Nghĩa, Tô Hồng Xương trong (Cười gượng) cũng vì thói trăng hoa
của mình, đem lời ngon tiếng ngọt ra dụ dỗ, gạt gẫm cô Hảo để đến khi hay tin cô có
mang, thì hắn chẳng màng đến đạo đức nhân phẩm của con người, sẵn sàng phụ bỏ cô
để đi cưới vợ giàu sang khác. Ngoài Tô Hồng Xương, ta còn bắt gặp thói dâm ô, ti tiện
ở tên Vĩnh Thái trong (Khóc thầm), một kẻ độc ác vô lương, gian dâm vô đạo, chẳng
màng đến việc nhân nghĩa ở đời. Qua việc lột trần những thủ đoạn ti tiện, thấp hèn của
- 25 -


×