Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

ĐỊNH DANH và KHẢO sát đặc TÍNH SINH học của CHỦNG nấm TRẮNG BEAUVERIA gây BỆNH côn TRÙNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TRƯƠNG THANH XUÂN LIÊN

ĐỊNH DANH VÀ KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH SINH
HỌC CỦA CHỦNG NẤM TRẮNG
BEAUVERIA GÂY BỆNH CÔN TRÙNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐỊNH DANH VÀ KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH SINH
HỌC CỦA CHỦNG NẤM TRẮNG
BEAUVERIA GÂY BỆNH CÔN TRÙNG

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
PGs. Ts. TRẦN VĂN HAI
Ths. TRỊNH THỊ XUÂN

SINH VIÊN THỰC HIỆN
TRƯƠNG THANH XUÂN LIÊN
MSSV: 3083803



Cần Thơ – 2012


KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Chứng nhận đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp đính kèm với đề tài:
“Định danh và khảo sát đặc tính sinh học của chủng nấm trắng
Beauveria gây bệnh côn trùng”

Do sinh viên TRƯƠNG THANH XUÂN LIÊN thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày

tháng

năm

Cán bộ hướng dẫn

PGS.TS. TRẦN VĂN HAI

ThS. TRỊNH THỊ XUÂN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn đính kèm với đề tài:
“Định danh và khảo sát đặc tính sinh học của chủng nấm trắng
Beauveria gây bệnh côn trùng”

Do sinh viên TRƯƠNG THANH XUÂN LIÊN thực hiện và bảo vệ trước hội
đồng ngày

tháng

năm

.

Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức........................
Ý kiến hội đồng:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................

Cần Thơ, ngày
DUYỆT KHOA
CHỦ NHIỆM KHOA NN & SHƯD

tháng

năm

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,

kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

TRƯƠNG THANH XUÂN LIÊN


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
------- o O o ------

Họ tên sinh viên: TRƯƠNG THANH XUÂN LIÊN
Sinh ngày 06 tháng 04 năm 1990, Tỉnh An Giang.
Con ông TRƯƠNG THANH NHÀN và bà LÝ THỊ NGỌC ĐIỆP
Đã tốt nghiệp phổ thông trung học năm 2008, tại Trường PTTH Chu Văn
An, tỉnh An Giang.
Đã vào Trường Đại Học Cần Thơ năm 2008 thuộc Khoa Nông Nghiệp &
Sinh Học Ứng Dụng, ngành Bảo Vệ Thực Vật, khóa 34.
Tốt nghiệp Kỹ sư Nông Nghiệp chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật năm
2012.


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Cha, Mẹ đã hết lòng nuôi con khôn lớn nên người.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến!
Tất cả mọi người trong gia đình đã động viên và chăm lo cho em.
Thành kính biết ơn!
PGS. TS. Trần Văn Hai, Ths. Trịnh Thị Xuân và Ks. Huỳnh Hữu Đức đã tận tình
hướng dẫn, chỉ dạy, gợi ý và cho những lời khuyên hết sức bổ ích trong việc

nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt biết ơn!
Ks. Nguyễn Chí Long, Ks. Nguyễn Thị Diệu Hương, Ks. Văng Thị Tuyết Loan
đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Các thầy cô Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần
Thơ đã hết lòng truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt bốn năm
học.
Chân thành cám ơn!
Các bạn lớp Bảo Vệ Thực Vật khóa 34, các bạn, các anh chị cùng phòng thí
nghiệm đã động viên và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn tốt
nghiệp.

Trương Thanh Xuân Liên


MỤC LỤC
Chương

Nội dung

MỞ ĐẦU
Chương I
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Một số đặc điểm về nấm trắng Beauveria bassiana
1.1 Đặc điểm phân loại và hình thái học của nấm trắng
Beauveria bassiana
1.2 Đặc điểm sinh lý của nấm Beauveria bassiana
1.3 Đặc điểm sinh học của nấm Beauveria bassiana
1.4 Khả năng sinh độc tố diệt côn trùng
1.5 Cơ chế tác động của nấm Beauveria bassiana lên côn

trùng
1.6 Triệu chứng sâu hại bị vi nấm côn trùng
1.7 Một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học của nấm
Beauveria bassiana
1.8 Một số thành tựu về ứng dụng nấm trắng Beauveria
bassiana
Chương II PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện
2.2 Phương pháp thực hiện
2.2.1 Thí nghiệm 1: Thu thập và định danh nấm trắng
Beauveria bassiana thông qua phương pháp
truyền thống.
2.2.2 Thí nghiệm 2: Xác định thời gian nảy mầm của
nấm Beauveria bassiana
2.2.3 Thí nghiệm 3 Khảo sát khả năng hình thành bào
tử của nấm Beauveria bassiana
2.2.4 Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của nguồn
dinh dưỡng đến sự phát triển của các chủng nấm
Beauveria bassiana
Chương III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thu thập và định danh nấm trắng Beauveria bassiana
thông qua phương pháp truyền thống.
3.2 Xác định thời gian nảy mầm của nấm Beauveria
bassiana.
3.3 Khảo sát khả năng hình thành bào tử của nấm Beauveria
bassiana
3.4 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng đến
sự phát triển của nấm Beauveria bassiana
Chương IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ CHƯƠNG

Trang
1
3
3
3
4
4
4
5
7
8
12
14
14
15
15

16
16
16

18
18
20
21
22
28
29



DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

3.1

Cấu trúc cành sinh bào tử nấm Beauveria bassiana được
quan sát dưới kính hiển vi tương phản pha.

19

3.2

Bào tử nấm Beauveria bassiana nảy mầm trên môi
trường SDAY3 quan sát dưới kính hiển vi tương phản
pha (x 100 lần); A) tại thời điểm 8 GSKC; B) tại thời
điểm 20 GSKC
Tốc độ phát triển trung bình của năm chủng nấm trên
bốn loại môi trường dinh dưỡng (giá trị TB ± SD, nhiệt
độ 290C,
(12 giờ sáng/12 giờ tối).

21

3.3


27


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8

Tên bảng

Trang

Các chủng nấm Beauveria bassiana đã được phân lập
và kí hiệu
Kích thước bào tử của các chủng nấm Beauveria
bassiana
Tỷ lệ (%) nảy mầm của các chủng nấm Beauveria
bassiana ở các thời gian khác nhau
Mật số bào tử của các chủng nấm Beauveria bassiana
sau 10 NSKC trên môi trường SDAY3
Đường kính khuẩn lạc của năm chủng nấm ở thời điểm
5 NSKC


18

Đường kính khuẩn lạc của năm chủng nấm ở thời điểm
7 NSKC
Đường kính khuẩn lạc của năm chủng nấm ở thời điểm
15 NSKC
Đường kính khuẩn lạc của năm chủng nấm ở thời điểm
31NSKC

24

19
20
22
23

25
26


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
bt/cm2
bt/ml
BVTV
CP
GSKC
NC
NN
NSKC
NXB

PTNN
SX
TNHH TM – DV

bào tử/ cm2
bào tử/ml
bảo vệ thực vật
cổ phần
giờ sau khi cấy
nghiên cứu
nông nghiệp
ngày sau khi cấy
nhà xuất bản
phát triển nông thôn
sản xuất
trách nhiệm hữu hạn thương mại – dịch vụ


Trương Thanh Xuân Liên, 2012: “Định danh và khảo sát đặc tính sinh học
của chủng nấm trắng Beauveria gây bệnh côn trùng”. Luận văn tốt nghiệp kỹ
sư ngành Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường
Đại Học Cần Thơ.
TÓM LƯỢC
Đề tài được thực hiện từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 04 năm 2012 nhằm mục
đích: (1) Thu thập và định danh nấm trắng thuộc giống Beauveria gây bệnh côn
trùng; (2) khảo sát các đặc tính sinh học như xác định thời gian nảy mầm, khả
năng hình thành bào tử và ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng đến sự phát triển
của các chủng nấm Beauveria thu thập được. Kết quả cho thấy:
(1) Đã thu thập được năm mẫu nấm trắng trên các đối tượng côn trùng gây hại
tại Cần Thơ và Hậu Giang như: rầy nâu Nilaparvata lugens Stal (Homoptera:

Delphacidae), rệp sáp giả Planococcus sp. (Homoptera: Pseudococcidae), sâu
xếp lá đậu phộng Archips micacerana Walker, (Lepidoptera: Tortricidae), sùng
đất Lepidiota cochinchinae Brenske (Coleoptera: Scarabaeidae) và bọ nhảy
Phyllotreta striolata Fabricius (Coleoptera: Chrysomelidae). Qua quan sát, phân
loại bằng hình thái học như hình dạng bào tử, cành bào đài, cơ quan sinh bào tử,
kích thước bào tử cho thấy cả năm chủng nấm trắng đều thuộc giống Beauveria
loài bassiana.
(2) Sau khi cấy 24 giờ tất cả năm chủng nấm trắng Beauveria bassiana thu thập
được đều có tỷ lệ nẩy mầm trên 90% và khả năng hình thành bào tử cao nhất là
hai chủng nấm Bb10(SĐ-CT) và Bb 11(BN-CT). Môi trường dinh dưỡng SDAY3 cho
tốc độ đường kính khuẩn lạc đạt cao nhất sau 31 ngày nuôi cấy (7,41cm) và tốc
độ phát triển trung bình/ngày của môi trường này đạt (1,3 cm/ngày).


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, do sử dụng quá nhiều thuốc hóa học trong việc
phòng trị côn trùng gây hại đã làm tăng tính kháng của côn trùng bên cạnh đó
còn vô tình ảnh hưởng đến các loài côn trùng có lợi trong nông nghiệp. Lạm
dụng thuốc hóa học dẫn đến mất cân bằng về hệ sinh thái đồng ruộng, ô nhiễm
môi trường và gây hại cho sức khỏe của con người. Vì những vấn đề trên mà sản
xuất nông nghiệp theo hướng bền vững ngày càng được quan tâm trong đó phòng
trừ sinh học tổng hợp đóng vai trò rất quan trọng trong điều chỉnh cân bằng sự
cân bằng của quần thể. Việc sử dụng các loại vi sinh vật có ích như nấm ký sinh,
vi khuẩn, virus và tuyến trùng để quản lý sâu hại được xem là một trong những
biện pháp sinh học lý tưởng và phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường và sức
khỏe con người, hạn chế tác hại của thuốc hóa học.
Nấm Beauveria là một trong những loại nấm ký sinh gây bệnh cho nhiều
loại côn trùng trong tự nhiên. Chế phẩm nấm Beauveria đã được nhiều nơi trên
thế giới nghiên cứu ứng dụng phòng trừ nhiều đối tượng côn trùng hại cây trồng
bên cạnh đó việc sử dụng thuốc sinh học sẽ góp phần khắc phục những đặc điểm

có hại do thuốc hóa học gây ra. Beauveria bassiana là loài nấm trắng được sử
dụng phổ biến trong việc nghiên cứu phát triển và ứng dụng trong chi Beauveria.
Nấm Beauveria bassiana gây bệnh trên 700 loại côn trùng thuộc bộ cánh cứng
(Coleoptera), cánh nửa cứng (Hemiptera), cánh đều (Homoptera), cánh bằng
(Isoptera), sâu non bộ cánh vẩy (Lepidoptera). (Võ Thị Thu Oanh, 2010).
Ở nước ta, Viện Bảo vệ Thực vật đã có một số nghiên cứu sử dụng nấm
này để phòng trừ một số đối tượng sâu hại cây trồng như rầy nâu hại lúa, châu
chấu hại bắp, sâu tơ hại rau cải, bọ cánh cứng ăn lá dừa non... trong thời gian gần
đây bước đầu đã thu được những kết quả nhất định (Phạm Thị Thuỳ, 2004). Hiện
nay có nhiều loại chế phẩm để sử dụng trong việc phòng trừ sâu hại như Biovip
(Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long), Biobauve 5DP (Trung tâm NC SX các chế
phẩm sinh học), Muskardin (Công ty CP thuốc sát trùng Cần Thơ), Beauveria
(Công ty TNHH TM – DV Thanh Sơn Hóa Nông) (danh mục thuốc bảo vệ thực
vật 2011).
Tuy nhiên, việc sử dụng các chủng nấm này trong quá trình sản xuất cũng
như phòng trừ tổng hợp còn nhiều hạn chế. Từ đó, đưa đến yêu cầu cần phải tiến
hành nghiên cứu bổ sung để tìm hiểu thêm khả năng phát triển của các chủng
nấm Beauveria bassiana, trên các môi trường nhân tạo, tiến tới nghiên cứu hoàn
thiện môi trường sản xuất thành chế phẩm sinh học có chất lượng ổn định và
không có hiện tượng tạp nhiễm, để thử nghiệm và đưa ra ứng dụng đạt hiệu quả


cao. Do đó đề tài “ Định danh và khảo sát đặc tính sinh học của chủng
nấm trắng Beauveria gây bệnh côn trùng” đã được thực hiện nhằm mục
tiêu:
- Thu thập và định danh các chủng nấm trắng thuộc chi Beauveria gây
bệnh côn trùng bằng phương pháp phân loại truyền thống.
- Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của các chủng nấm trắng Beauveria
basiana đã thu thập được.



CHƯƠNG I
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Đặc điểm phân loại và hình thái học của nấm trắng Beauveria bassiana
a) Lịch sử, phân loại và phân bố
 Lịch sử
Vào năm 1878 nhà bác học Snoi đã tiến hành một loạt thí nghiệm với nấm
trắng Beauveria globulifera nhằm xác định hiệu lực của nấm này đối với loài bọ
xít hại lúa mì Blissus leucopterus Say. Các nhà khoa học trường Đại học Tổng
hợp Kanzac cũng đã thiết lập một trạm tuyên truyền để phổ biến vai trò của nấm
Beauveria với việc lây bệnh trên côn trùng, họ đã gửi hơn 500 kiện nấm
Beauveria đến các trang trại để phòng trừ sâu hại củ cải đường (Nguyễn Lân
Dũng, 1981).
Trong khoảng thời gian từ 1885 – 1890, tại trung tâm nuôi tằm ở Pháp, nhà
bác học Louia Paster đã phát hiện ra vi sinh vật gây bệnh tằm vôi là nấm
Beauveria bassiana. Ở Mỹ, những loài nấm gây bệnh trên côn trùng như nấm
Beauveria đã được biết từ lâu, cách đây khoảng 100 năm nhưng người ta không
nghiên cứu mà chỉ nhập chế phẩm từ Châu Âu và ứng dụng vào phòng trừ sâu
hại cây trồng (Phạm Thị Thuỳ, 2004).
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu sử dụng chế phẩm nấm Beauveria bassiana
đã được tiến hành từ năm 1979 và đến nay vẫn còn tỏ ra có tác dụng đối với sâu
róm thông và một số loài sâu hại cây trồng (Trần Văn Mão, 2002).
 Phân loại
Xếp theo hệ thống phân loại nấm của Anisworth, 1966, 1970, 1971 (trích
dẫn bởi Phạm Thị Thùy, 2004) cho rằng nấm Beauveria bassiana thuộc ngành
phụ lớp nấm bất toàn (Deuteromycetes), giống Beauveria. Theo Macleod (1954)
thì loài Beauveria bassiana là loài điển hình trong lớp nấm bạch cương
Beauveria (trích bởi Lê Thị Thanh Thảo, 2006).
 Phân bố
Nấm Beauveria bassiana là nấm hại côn trùng phân bố trên khắp thế giới,

xuất hiện phổ biến trong tự nhiên, có thể phân lập dễ dàng từ xác côn trùng chết
hay được phân lập từ trong đất (Tanada and Kaya, 1993).


Nấm Beauveria bassiana là loại nấm hại côn trùng phân bố khắp thế giới,
xuất hiện phổ biến trong tự nhiên, có thể phân lập dễ dàng từ xác côn trùng chết
hay phân lập từ trong đất (Đỗ Thị Hồng, 2006).
Hiện nay, nấm Beauveria basssiana có trên 120 loài thuộc 45 họ 7 bộ côn
trùng, nếu kể cả sâu hại nông nghiệp, chúng có thể ký sinh gần 200 loài (Lê Thị
Tú Xinh, 2009).
b) Đặc điểm hình thái của nấm Beauveria bassiana
Các loài nấm trong chi Beauveria được phân biệt dựa trên hình dạng, kích
thước bào tử. Theo Vuillemin (1912) các loài trong chi nấm Beauveria sinh sản
bằng bào tử đính và chúng được phân loại theo đặc điểm hình thái học. Đây là
loài nấm quan trọng với các đặc tính giá bào tử trần là những bào tử lớn không
vách ngăn, không màu, ở đỉnh hoặc các nhánh ngang của sợi nấm. Tế bào sinh
bào tử trần mọc rải rác hoặc thành từng cụm, phần gốc của tế bào hình bình,
phần ngọn cuống hẹp, ngoằn ngoèo hình zigzắc không đều kích thước từ 1 x 5 20 µm. Bào tử trần không vách ngăn, hình cầu hoặc gần cầu đôi khi hình elip có
kích thước 2 - 2,5 x 2,5 - 4,5 µm. Màu sắc khuẩn lạc của nấm Beauveria màu
trắng hay vàng nhạt, bề mặt khuẩn lạc dạng bột có màu trắng ngà (Võ Thị Thu
Oanh, 2010).
Nấm Beauveria bassiana có sợi nấm từ màu trắng đến màu kem có pha một
ít màu đỏ da cam, đôi khi pha một ít màu lục, có thể tiết vào môi trường sắc tố
màu vàng, màu đỏ nhạt hoặc màu xanh da trời (Phạm Thị Thùy, 2004).
Theo Kirk và ctv. (2001) trong quá trình nuôi cấy, nấm Beauveria sinh ra
các sợi nấm trắng và bào tử đính, khi bào tử già xuất hiện giọt dịch màu vàng
xuất hiện ở giữa đối với loài Beauveria amorpha và Beauveria velata. Một số
loài khác xuất hiện các giọt dịch màu đỏ trên bề mặt khuẩn lạc khi nuôi cấy trên
môi trường dinh dưỡng ( trích bởi Võ Thị Thu Oanh, 2010).
1.2 Đặc điểm sinh lý của nấm Beauveria bassiana

Theo Shimazu (2003) tốc độ mọc mầm và phát triển của nấm Beauveria
bassiana khác nhau bởi nhiệt độ. Tác giả tiến hành cấy bào tử nấm vào môi
trường thạch ở những nhiệt độ khác nhau và quan sát sự phát triển của chúng
bằng cách đo chiều dài đường kính của khuẩn lạc. Kết quả, ông xác định nhiệt độ
cao nhất để nấm có thể phát triển tốt là 300C. Theo ông, ở nhiệt độ từ 25-300C,
hầu như 100% bào tử đều mọc mầm sau 20 giờ. Còn ở nhiệt độ 340C, tốc độ mọc
mầm của nấm rất thấp sau 24 giờ. Tuy nhiên gần như 100% bào tử mọc mầm ở
34 giờ. Ở nhiệt độ 350C chỉ 4,6% bào tử nấm nảy mầm còn ở nhiệt độ trên 360C


hầu như không quan sát được bào tử nào nảy mầm. Ông khẳng định, để bào tử
nấm mọc mầm và phát triển thì nhiệt độ phải thấp hơn 360C (Nguyễn Đức Toàn,
2009).
Theo Shipp và ctv. (2003) khi nghiên cứu hiệu lực của nấm Beauveria
bassiana đối với rầy mềm trên cây dưa chuột đã khẳng định ẩm độ tốt nhất cho
sự phát triển của nấm là 97,5% (độ hữu hiệu đạt 60 - 88,8%) trong khi ở ẩm độ
70% và 80% chỉ diệt được 15,3 - 43,9% số rầy mềm làm thí nghiệm (trích bởi
Nguyễn Đức Toàn, 2009).
Theo Phạm Thị Thùy (2004) ẩm độ tốt nhất cho sự phát triển của nấm dao
động trong khoảng từ 80 - 90%.
1.3 Đặc điểm sinh học của nấm Beauveria bassiana
Beauveria bassiana là loại nấm ký sinh chuyên hóa rộng, do đó vẫn có khả
năng tồn tại khi thiếu vật chủ, và trong điều kiện không thuận lợi sẽ tồn tại dưới
dạng hạch nấm. Vì nấm có nhiều cách xâm nhiễm: qua tiếp xúc cơ học, qua lớp
cutin, đường hô hấp và qua lỗ thở của thân kí chủ nên khả năng nhiễm của nấm
với côn trùng khá cao (Võ thị Thu Oanh, 2010).
1.4 Khả năng sinh độc tố diệt côn trùng
Năm 1969, Hamill và ctv. đã xác định được độc tố diệt côn trùng của nấm
Beauveria bassiana và đặt tên cho độc tố này là Beauvericin. Những nghiên cứu
về sau của Ovehinnokov và ctv. (1971) đã tổng hợp lại độc tố này. James và ctv.

đã xác định bản chất của độc tố sinh ra trong quá trình trao đổi chất là vòng
peptide có sắc tố màu vàng là tenelin và basianin, những sắc tố này có thể là do
hydroxylat progesteron và những phần tách nhỏ ra từ testosteron
(CB19BHB28BOB2B) sinh ra (trích dẫn bởi Phạm Thanh Hùng, 2007).Về mặt hóa
học, Beauvericin có danh pháp là cyclo (N-metyl L-phenylalanin-D-α-hydroxyizovaleryl)B3B. Từ 1 lít môi trường nuôi cấy nấm Beauveria bassiana các nhà
khoa học Trung Quốc ở trường Đại học Tổng hợp Nam Khai (Thiên Tân) đã tách
ra được 1,5g độc tố Beauvericin và từ 1kg môi trường đặc tách ra được 3,8g
Beauvericin (trính bởi Phạm Thị Thùy, 2004).
Theo Bidochka và Khachatourians thì sản phẩm của nấm Beauveria
bassiana là 2 axit hữu cơ, đó là axit oxalic và axit citric, khi nuôi cấy trên môi
trường có chứa kitin. Các tác giả đã chứng minh được chính hai axit trên đã tham
gia vào trong quá trình hoà tan protein biểu bì của côn trùng (trích dẫn Phạm Thị
Thuỳ, 2004).


Thành phần của môi trường sẽ gây ảnh hưởng đến sự sản sinh độc tố của
nấm Beauveria bassiana. Theo Samsináková và Hrabétová (1969) sự hiện diện
của đường fructose trong môi trường nuôi cấy sẽ làm gia tăng đáng kể độc tố
Beauvericin của nấm Beauveria bassiana (Lê Thị Thanh Thảo, 2006).
1.5 Cơ chế tác động của nấm Beauveria bassiana lên côn trùng
Theo Trần Văn Mão (2002) nhờ gió và mưa, bào tử nấm lây lan đến sâu
khỏe, gặp điều kiện ẩm độ và nhiệt độ thích hợp phình lên, nảy mầm thành ống
mầm. Ống mầm tiếp xúc với da côn trùng rồi hình thành vòi bám. Vòi bám là
một tế bào có kích thước gấp 2-3 lần bào tử, có dịch nhầy để bám vào da. Vòi
bám hình thành sợi nhỏ chọc thủng da. Sau khi xuyên qua da sợi nấm phình to
thành dạng bàn, mép bàn mọc sợi nấm rồi hình thành các sợi ngắn. Sợi ngắn nhờ
áp lực đẩy vào bên trong cuối cùng đạt đến da thật. Nếu côn trùng lột xác, sợi
ngắn sẽ lại hình thành vòi bám mới để tiến hành tái xâm nhiễm. Nấm thông qua
áp lực cơ giới để xâm nhập vào trong cơ thể côn trùng và nhờ tác dụng của
enzyeme phân giải mà chọc thủng biểu bì. Những enzyme phân giải là protease,

lipoase và kitinase. Muốn da phân giải hết trước hết là nhờ protease rồi lipase,
cuối cùng mới có tác dụng của kitinase.
Đối với nấm trắng Beauveria bassiana, khi bào tử của nấm tiếp xúc với da
côn trùng, gặp điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thích hợp, bào tử sẽ nảy mầm ngay
lập tức phát triển thành dạng sợi nấm. Sợi nấm đâm xuyên qua lớp da bên ngoài
của côn trùng bằng cách tiết ra enzyme làm tan lớp kitin, nhanh chóng đâm
xuyên qua lớp da và phát triển vào bên trong cơ thể côn trùng, sợi nấm sẽ tiết ra
độc tố gọi là Beauvericin làm hệ thống miễn dịch của cơ thể côn trùng bị yếu đi
và sau đó côn trùng chết. Sau khi côn trùng chết một kháng sinh được sản xuất để
đối kháng với vi khuẩn trong đường ruột của côn trùng. Cuối cùng, toàn bộ
những lổ hỏng trên cơ thể côn trùng sẽ được làm đầy bởi những khối nấm. Khi
điều kiện thuận lợi, nấm sẽ phát triển khắp những bộ phận mềm trên cơ thể côn
trùng và triệu chứng đặc trưng về côn trùng bị nấm Beauveria bassiana ký sinh
sẽ xuất hiện (Nguyễn Đức Toàn, 2009).
Theo Phạm Thị Thùy (2004) nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là lây lan từ
con ốm sang con khỏe thông qua tiếp xúc trực tiếp với nhau. Bên cạnh đó, bệnh
vi nấm rất dễ lan truyền bằng va chạm đơn giản mà ở một số bệnh vi sinh vật
khác hầu như không xảy ra. Khi lây bệnh, chúng thường lây lan nhờ gió, mưa,
chim, thú,... và các bệnh do nấm tạo thành những ổ bệnh kéo dài theo chiều gió
thổi-con đường truyền bệnh thông qua các loại độc tố của nấm côn trùng.


Khi bào tử nấm dính vào côn trùng gặp điều kiện thích hợp sẽ nảy mầm và
mọc thành sợi nấm đâm xuyên qua lớp vỏ kitin. Chúng phát triển ngay trong cơ
thể côn trùng cho đến khi xuất hiện những tế bào nấm đầu tiên (có dạng chuỗi
ngắn như nấm men), côn trùng phải huy động hết các tế bào bạch huyết để chống
đỡ nhưng nấm bạch cương đã sử dụng những vũ khí hóa học rất lợi hại là độc tố
Beauvericin, protease và một số chất khác làm cho tế bào bạch huyết của côn
trùng không chống đỡ nổi nên lần lượt bị tiêu diệt (Phạm Thị Thùy, 2004).
Bào tử nấm Beauveria bassiana phát tán trong không khí tiếp xúc và xâm

nhiễm vào côn trùng qua lớp vỏ kitin bên ngoài, gặp điều kiên thuận lợi sẽ phát
triển thành sợi nấm đâm xuyên qua lớp kitin, phát triển bên trong cơ thể côn
trùng cho đến khi hình thành bào tử đầu tiên sẽ tiết độc tố beauvericin,
bassianolide, oporein và một số chất khác hủy diệt tế bào bạch huyết, làm tê liệt
hoặc gây ức chế miễn dịch côn trùng. Khi tiêu diệt hết tế bào bạch huyết côn
trùng sẽ bị chết, cơ thể côn trùng bị khô và cứng do các sợi nấm đan xen nhau
mọc phủ bên ngoài cơ thể (Võ Thị Thu Oanh, 2010).
1.6 Triệu chứng sâu hại bị bệnh vi nấm côn trùng
Cá thể côn trùng bệnh thường khác với côn trùng khỏe qua các triệu chứng
bên ngoài. Đó là do côn trùng có những thay đổi về sinh lý và bệnh lý của các mô
trong cơ thể của côn trùng. Những thay đổi thể hiện ở bên ngoài có thể quan sát
được gọi là triệu chứng bệnh.
Theo Phạm Thị Thùy (2004) triệu chứng đặt trưng nhất là sự thay đổi cách
di chuyển của côn trùng. Khi bị bệnh thì các mô côn trùng dần bị phá hủy, ban
đầu là di chuyển yếu về sau sẽ ngừng và bất động.
Khi bị bệnh nấm, côn trùng ngừng vận động từ 2-3 ngày, thậm chí một tuần
trước khi nấm phát triển dày đặc trong toàn bộ thân.
Côn trùng bị bệnh do nấm bất toàn Deuteromycetes ký sinh, đặc biệt do
nấm trắng Beauveria bassiana thì ở chổ bào tử bám vào, nấm phát triển bên
trong thân của sâu non tạo nên một vệt đen, không có hình thù nhất định.
Côn trùng bị bệnh nấm khi chết thường có màu sắc nhất định, đối với nấm
Beauveria bassiana thì cơ thể côn trùng khi bị chết sẽ có màu trắng.
Sự thay đổi về kích thước và độ lớn của cơ thể côn trùng cũng là đặc trưng
của các bệnh mãn tính hoặc các bệnh xâm nhập vào chậm. Trong trường hợp do
nấm trắng Beauveria bassiana thì thân cơ thể côn trùng bị ngắn lại hoặc bị khô
đét do hệ thống tiêu hóa bị tổn thương hoặc do thiếu thức ăn. Các vi sinh vật gây


bệnh trên côn trùng thường tác động đến những loại mô nhất định. Khi côn trùng
bị bệnh nấm thì tuyến mỡ và các mô khác bị hòa tan là do lipase và protease của

nấm tiết ra. Nhờ đặc điểm này mà người ta có thể xác định được côn trùng bị
bệnh là do động vật nguyên sinh hay do nấm bậc thấp (Coelomycidinum,
Entomophthora,...) gây ra. Hiện tượng chết hoại gắn liền với hiện tượng tiêu hủy
mô là đặc trưng của bệnh nấm, quá trình này tiến triển qua hai giai đoạn:
- Hiện tượng chấn thương: các mô tổn thương bị phá hoại là do nấm từ bên
ngoài gây ra, trong trường hợp này các lympho máu đọng lại và mô tái sinh được
tạo nên trên bề mặt phần thân côn trùng bị chấn thương.
- Hiện tượng nhiễm trùng máu của côn trùng khi bị bệnh nấm là do lympho
chứa đầy sợi nấm hoặc những giai đoạn phát triển khác nhau của nấm. Hiện
tượng thực bào là quá trình các tế bào bao vây và nuốt một phần tiểu thể nhất
định. Khi côn trùng bị bệnh do nấm Beauveria bassiana thì những hợp bào này
và các loại tế bào khổng lồ được hình thành và ký sinh trên côn trùng làm cho
côn trùng chết.
1.7 Một số kết quả nghiêm cứu về đặc điểm sinh học của nấm Beauveria
bassiana
+ Môi trường dinh dưỡng và phương pháp nuôi cấy nấm côn trùng
Môi trường nuôi cấy là yếu tố quan trọng cho nấm côn trùng sinh trưởng và
phát triển. Nếu môi trường không tốt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm vì
trong quá trình nảy mầm để hình thành bào tử nấm cần các nguồn C, N, các
nguyên tố vi lượng C++, Zn++, K++, Mg++ để phát triển và duy trì độ pH (Võ Thị
Thu Oanh, 2010). Kết quả nghiêm cứu Phạm Thị Thùy và ctv. (1995) đã xác định
môi trường Sabouraud bổ sung thêm khoáng chất là môi trường nhân giống nấm
côn trùng tốt nhất.
Theo Nguyễn Thị Lộc (2009) môi trường PDA là môi trường sơ cấp thích
hợp để nhân giống cấp 2, môi trường có thành phần 80% cám, 20% trấu và 59%
nước là môi trường thích hợp để sản xuất sinh khối nấm Beauveria bassiana đạt
1,87 x 109 bt/gram.
Nhiều nghiên cứu đã tập trung vào việc lựa chọn môi trường phù hợp để
phân lập nấm. Chase và ctv. dùng môi trường bột yến mạch để phân lập
Beauveria bassiana và Metrahizium anisopliae. Tại Thụy Điển, Baath và ctv. sử

dụng môi trường chứa Cu 2+ để phân lập nấm gây bệnh côn trùng sống trong đất
(trích dẫn bởi Phạm Thị Thùy, 2004).


Trong điều kiện phòng thí nghiệm, khả năng hình thành bào tử sau 14 ngày của
Beauveria bassiana tốt nhất trên môi trường PDA ở độ sâu 2 mm, trong khi nấm
Verticillium lecanii hình thành bào tử tốt nhất trên môi trường YPDA và độ sâu
môi trường ảnh hưởng không đáng kể (Cnase and Osborne,1986; Ferguson,
1986). Nấm được nuôi trên môi trường có thêm urea, acid - aminoacetic,
asparagine, NaNO3 và NH4Cl sẽ có độc tính cao và để kích thích sự phát triển
của Beauveria bassiana cần phải sử dụng các nguyên tố vi lượng như MnSO4,
FeSO4, ZnSO4, CaCl2, Na2B4O4
( trích dẫn bởi Võ Thị Thu Oanh, 2010).
Theo Jenkins và ctv. (1993) bào tử được tạo ra trên môi trường có hàm
lượng pepton và dịch trích nấm men là 10-12gr/lít cho khả năng gây bệnh cao
nhất. Sự tích trữ bên trong của bào tử chồi Beauveria từ môi trường có lượng
carbon và nitrogen bị giới hạn nhưng khả năng tồn tại sẽ lâu hơn khi sử dụng môi
trường cơ bản Vogel. Khi nuôi trên môi trường rắn và bán rắn nấm Beauveria tạo
thành 3 loại bào tử là bào tử chồi (blastospore), bào tử đính (aerial) và bào tử
chìm trong môi trường. Tùy theo loại môi trường mà tạo ra loại bào tử, bào tử
chồi sẽ được tạo ra nhiều hơn bào tử đính trong môi trường giàu dinh dưỡng
(pepton - dextrose broth) (Võ Thị Thu Oanh, 2010).
Theo Kamp và ctv. (2002) có sự khác biệt về tốc độ phát triển của sợi nấm
và tỷ lệ của bào tử nảy mầm theo thời gian nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng.
Sự khác biệt này phụ thuộc vào thành phần dinh dưỡng của môi trường theo thời
gian nuôi cấy ngắn hoặc dài. Tuy nhiên, Veen và ctv.(1986) bào tử nảy mầm của
bào tử nấm Beauveria bassiana có tỷ lệ nảy mầm giống nhau và không phụ thuộc
vào loại môi trường nuôi cấy (trích bởi Võ Thị Thu Oanh, 2010).
+ Phương pháp nuôi cấy nấm côn trùng
Đối với phương pháp nuôi cấy, khi sử dụng phương pháp lên men chìm để

sản xuất nấm côn trùng sẽ cho kết quả tốt, vì người ta xác định được khả năng
sinh bào tử chồi và lượng sinh khối sinh ra từ hai chủng nấm Beauveria bassiana
là rất cao (PhạmThị Thùy, 2004).
Hiện nay, ở nước ta chủ yếu nhân sinh khối bán thủ công ở qui mô phòng
thí nghiệm Viện Bảo Vệ Thực Vật sử dụng phương pháp lên men xốp để nhân
sinh khối nấm ký sinh côn trùng. Đây là phương pháp đơn giản, dễ thu sinh khối,
thu được nhiều bào tử đính và khả năng diệt sâu hại đạt từ 70% trở lên sau 7 – 12
ngày phun. Viện lúa đồng bằng Sông Cửu Long đã hoàn thiện 1 qui trình sản xuất
chế phẩm từ nấm Beauveria bassiana (Biovip) cho chất lượng cao, ổn định, giá
thành rẻ. Hiệu lực chế phẩm cũng được kiểm chứng trên nhiều thí nghiệm ở qui


mô từ nhỏ tới lớn cho thấy hiệu lực của chế phẩm sinh học Biovip này khá cao
đối với rầy nâu 65 - 73,5% và bọ cánh cứng hại dừa 67 - 79,8% kéo dài từ 21 28 ngày sau khi phun (Võ Thị Thu Oanh, 2010).
Sản xuất bào tử Beauveria bassiana trên môi trường nuôi cấy lỏng (20g
men bia, 30g sucrose, hấp khử trùng), nuôi trong 3 ngày ở nhiệt độ 250C, bào tử
được làm khô với silicagel sẽ có sức chống chịu cao nhưng không quá 90 ngày
(Võ Thị Thu Oanh, 2010).
+ Nhiệt độ và độ ẩm
Nhiệt độ và độ ẩm là 2 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của
nấm, mỗi loại nấm chỉ có khả năng phát triển trong một giới hạn nhiệt độ nhất
định. Nhiệt độ và ẩm độ thích hợp cho nấm trong phạm vi 25 - 30 0C và 80 - 90%.
Nếu trên hoặc dưới ngưỡng đó thì nấm phát triển yếu.Khi nhiệt độ quá cao thì
bào tử nấm dễ bị chết hoặc bào tử không hình thành (Phạm Thị Thùy, 2004).
Hai tác giả Grajek và Sobczak đã làm thí nghiệm cho nước không đều vào
môi trường Czapek – Dox và xác định điều kiện ẩm độ thích hợp là 80% cho sự
sinh trưởng phát triển và hình thành bào tử của nấm Beauveria bassiana (trích
dẫn bởi Phạm Thị Thùy, 2004).
Kết quả nghiên cứu của Viện Bảo Vệ Thực Vật (1996) và Viện Sinh Học
Nhiệt Đới (1997) đã xác định nhiệt độ thích hợp cho nấm Beauveria bassiana và

Metarhizium anisopliae phát triển ở nhiệt độ 25 - 300C, phát triển kém ở 10 150C, ẩm độ thích hợp trong khảng 80 - 90%, trên hoặc dưới nhiệt độ này sẽ
không hình thành bào tử hoặc bào tử sẽ phát triển yếu (Võ Thị Thu Oanh và ctv.,
2008; Phạm Thị Thùy, 2004).
Một trong những ảnh hưởng quan trọng cho nấm sinh trưởng và hình thành
bào tử là nhiệt độ và ẩm độ, phạm vi nhiệt độ của nấm trong khoảng 5 - 350C,
thích hợp nhất là 20 - 300C. Nếu nhiệt độ thấp, nấm sinh trưởng chậm và nhiệt độ
cao nấm sinh trưởng nhanh nhưng chóng già yếu. Nhiệt độ dưới 10 0C và trên
350C thì sự hình thành bào tử không thể xảy ra, nhiệt độ nảy mầm của bào tử
nấm trong khoảng 25 - 300C và chết ở 49 0C trong vòng 10 phút (Võ Thị Thu
Oanh và ctv., 2008).
Theo Mattew và ctv.(1997), Thomas và ctv. (1997) và Ekesia (1999). Nhiệt
độ thích hợp cho sự phát triển cho sợi nấm là 25,50C, hình thành bào tử ở 240C.
Bào tử Beauveria bassiana thuộc nhóm bào tử khô và nghèo dinh dưỡng do đó
sự nảy mầm và phát triển bị ức chế ở nhiệt độ dưới 100C. Nhiệt độ tối ưu của


nấm là 220C - 26 0C, ở 300C sẽ phát triển chậm và 350C sẽ không hình thành bào
tử (trích bởi Võ Thị Thu Oanh, 2010).
Hallsworth và ctv. (1999) đã đưa kết luận về sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến
trọng lượng thảm nấm trong nhân sinh khối. Đó là, nhiệt độ tối ưu cho tạo sinh
khối của nấm Beauveria bassiana là 250C (Võ Thị Thu Oanh, 2010).
Kết quả nghiên cứu của Jianzhong và ctv. (2003) cho thấy khả năng hình
thành bào tử có độc tính cao của Beauveria bassiana trên mối (Optotermes
formosanus) được xác định có liên quan đến nhiệt độ. Ở 35 0C làm giảm khả năng
sinh sản và lan truyền bệnh của nấm. Kết luận rằng, sự nảy mầm của nấm phụ
thuộc vào nhiệt độ, thời gian cần thiết cho 50% bào tử nảy mầm 14 - 16,6 và 14,8
- 18 giờ lần lượt ở 15, 22 và 28 0C (trích bởi Võ Thị Thu Oanh, 2010).
Kết quả nghiên cứu in vitro của Gustavo và ctv. (2006) cho thấy bào tử
Beauveria bassiana nảy mầm ở 15 - 35 0C trong điều kiện ẩm độ bảo hòa. Nhiệt
độ thấp hơn 150C và cao hơn 350C thì quá trình nảy mầm kéo dài nhưng tỉ lệ nảy

mầm vẫn đạt trên 95%. Thời gian bào tử nảy mầm kéo dài khi ẩm độ giảm từ
96% xuống 92%, nếu ẩm độ dưới 92% thì cho dù đến 72 giờ cũng không nảy
mầm (trích bởi Võ Thị Thu Oanh, 2010).
+ Ánh sáng
Nấm côn trùng phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng yếu. Chỉ cần một
lượng ánh sáng nhỏ trong thời gian từ 6 - 8 giờ cũng đủ làm cho nấm côn trùng
phát triển (Phạm Thị Thùy, 2004).
Ánh sáng được xem là yếu tố quan trọng trong sinh vật và hầu hết các nấm
ký sinh, đặc biệt liên quan tới sợi nấm, sự phóng thích và sự sống sót của bào tử.
Theo Nguyễn Ngọc Tú và ctv. (1997) đối với nấm Beauveria bassiana điều kiện
sáng tối ảnh hưởng không đáng kể đến sự phát triển và tạo bào tử của nấm này
(Võ Thị Thu Oanh và ctv., 2008).
Ánh sáng đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển và hình thành của
sợi nấm Beauveria bassiana, sự chiếu sáng thường xuyên sẽ kích thích sự tạo bào
tử và sự phát triển của sợi nấm thì trong điều kiện tối hoàn toàn (Võ Thị Thu
Oanh, 2010).
Ánh sáng có tác dụng xúc tiến bào tử nảy mầm và hình thành bào tử, mặt
khác ánh sáng cũng có tác dụng ức chế và diệt nấm. Tia tử ngoại có thể giết chết
bào tử. Bào tử nấm bạch cương có tính thích nghi khá mạnh, chẳng hạn sau 91
giờ dưới nắng mới mất khả năng sống, cũng có thí nghiệm nhiệt độ 32 oC ở dưới


nắng trong 5 giờ có thể mất sức sống (Trần Văn Mão, 2002). Ánh sáng tán xạ có
tác dụng kích thích bào tử nảy mầm, tác dụng tới sinh trưởng của sợi nấm và
hình thành bào tử (trích bởi Lê Thị Thanh Thảo, 2006).
Qua nhiều năm sản xuất nấm côn trùng, Viện Bảo Vệ Thực Vật xác định
nấm Beauveria bassiana phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng yếu, chỉ cần một
lượng ánh sáng nhỏ trong ngày với thời gian 6 - 8 giờ cũng đủ cho nấm phát triển
tốt. Vì vậy, phòng nuôi cấy nấm cần phải che ánh sáng mặt trời để hạn chế tia tử
ngoại (Phạm Thị Thùy, 2004).

Theo Milner và ctv. (1991) trong 24 giờ nuôi cấy, ánh sáng ảnh hưởng
nghịch với sự nảy mầm của bào tử nấm Beauveria bassiana. Trong 11 nguồn
sáng có màu sắc khác nhau thì ánh sáng màu xanh lam, vàng, đỏ, xanh lá cây thì
có tác dụng kích thích sự hình thành bào tử của nấm Beauveria bassiana (trích
bởi Võ Thị Thu Oanh, 2010).
+ Độ pH của môi trường nuôi cấy
Phạm vi nấm côn trùng ưa sống ở độ pH từ 3,5 - 8,0, song nấm côn trùng
ưa môi trường axit và nấm phát triển tốt ở độ pH từ 5,5 - 6 (Phạm Thị Thùy,
2004).
Mỗi loại nấm đều có giới hạn pH môi trường thích hợp cho sự phát triển và
tạo bào tử. Phạm vi nấm côn trùng sống ở pH từ 4,0-8,0 nhưng ưa thích ở môi
trường axit và thích hợp ở độ pH từ 5,5-6,0. Kết quả nghiên cứu của Viện Sinh
Học Nhiệt đới (1997) cho biết trong giới hạn pH từ 4,0 - 10,0 không ảnh hưởng
nhiều đến sự phát triển của nấm Beauveria bassiana (Võ Thị Thu Oanh, 2010).
Theo Phạm Thị Thùy (2004) để duy trì tính ổn định của pH trong môi tường nuôi
cấy nấm côn trùng cần phải bổ sung thêm một lượng khoáng chất cần thiết như
KH2PO4 và MgSO4.7H2O.
Nói chung, nấm thích hợp với điều kiện hơi chua đến trung tính. Nấm
Beauveria bassiana có tính thích nghi rộng, phạm vi nảy mầm là pH từ 3-9,4;
nảy mầm nhiều nhất là pH = 4,4. Sợi nấm sinh trưởng ở pH từ 4,5-5,0; hình
thành bào tử tốt nhất ở pH = 6. Các nhà khoa học đã sử dụng hợp chất cacbon
làm giảm pH, sử dụng protein làm tăng pH (Trần Văn Mão, 2002).
Nấm Beauveria bassiana ưa môi trường axit và phát triển thích hợp nhất ở
độ pH từ 5,5 - 6. Vì vậy, Phạm Thị Thùy đã bổ sung vào môi trường một lượng
nhỏ KH2PO4 và MgSO4.7H2O, mục đích là để duy trì tính ổn định pH trong môi
trường nuôi cấy (Phạm Thị Thùy, 2004).


Huber và ctv. (1985) cho biết pH từ 3 - 9 không ảnh hưởng đến sự phát
triển của nấm Beauveria bassiana. Theo Gloral (1970) nấm Beauveria bassiana

có khả năng điều chỉnh môi trường và pH thích hợp cho sự phát triển từ 5,6 - 6,0.
Lapp và Goralv(1980) thông báo pH tối ưu cho nấm Beauveria bassiana là 6,2 –
6,3 (Võ Thị Thu Oanh và ctv., 2007).
+ Thuốc hóa học
Theo Trần Văn Hai và ctv., 2008 cho thấy thuốc trừ bệnh có ảnh hưởng đến
sự phát triển và hình thành bào tử của nấm Beauveria bassiana là thuốc Score
250EC, Carban 50SC. Hai loại thuốc này ảnh hưởng mạnh đến sự sinh trưởng và
phát triển của các loại nấm ngay cả khi sử dụng ở nồng độ thấp. Các loại thuốc
như Ridomil Gold 68WP, Validan 3DD, Anvil 5SC, Tilt super 300EC, Kasumin
2L thì hầu hết không ảnh hưởng khi sử dụng ở nồng độ bằng hoặc thấp hơn
khuyến cáo.
Theo Moorehouse và ctv. (1992) các loại alrin, cypermethrin, diazinon,
dichlorvos, hostathion, pirimicarb, nếu sử sụng theo đúng liều lượng khuyến cáo
sẽ không ảnh hưởng đến sự nảy mầm của bào tử nấm Beauveria bassiana. Tuy
nhiên, nhóm thuốc trừ sâu monocrotophos, carbofuran, azinphos ethyl + BFMC
với liều lượng 0,5kg a.i/ha làm giảm một cách có ý nghĩa sự nảy mầm của bào tử
Beauveria basssiana. Sử dụng carbaryl ở các nồng độ 0,1 ; 1,0 ;10 ; 100 và 1000
ppm sẽ gây ức chế sự nảy mầm của bào tử Beauveria bassiana (Võ Thị Thu
Oanh,2010).
1.8 Một số thành tựu về ứng dụng nấm trắng Beauveria bassiana
Theo Milner (1991) nấm Beauveria bassiana đã được sử dụng ở rất nhiều
nước trên thế giới để phòng trừ nhiều đối tượng sâu hại cây trồng thuộc bộ cánh
vẩy (Lepidoptera), bộ cánh cứng (Coleoptera), bộ cánh màng (Hymenoptera), bộ
cánh nửa cứng (Hemiptera), bộ hai cánh (Diptera), bộ cánh thẳng (Orthoptera),…
đạt kết quả tốt, đặc biệt là những loài sâu róm thông, bọ hại dừa, châu chấu hại
tre, mía, mối đất hại cây ăn quả, sùng hại mía (Phạm Thị Thùy, 2004).
Theo Rao (1975) tỷ lệ chết của rầy Nephotettix virescens là 100% qua 3
ngày. Họ thấy rằng nấm Beauveria bassiana có nhiều triển vọng trong đấu tranh
sinh học chống lại các loại rầy hại lúa, khi tiểu khí hậu trên đồng ruộng thuận lợi
cho sự phát triển của nấm Beauveria bassiana (Nguyễn Ngọc Tú và Nguyễn Thị

Cửu Hương Giang, 1997).
Nghiên cứu ra các phương pháp bảo quản 2 chi nấm Beauveria
Metarhizium trong điều kiện Việt Nam (Pham Thị Thùy, 2004).




×