Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ một số BỆNH QUAN TRỌNG TRÊN dưa hấu BẰNG VI KHUẨN VÙNG rễ TRONG điều KIỆN NGOÀI ĐỒNG ở QUẬN BÌNH THỦY THÀNH PHỐ cần THƠ vụ hè THU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THỊ MỲ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ MỘT SỐ BỆNH
QUAN TRỌNG TRÊN DƯA HẤU BẰNG VI KHUẨN VÙNG
RỄ TRONG ĐIỀU KIỆN NGOÀI ĐỒNG Ở QUẬN BÌNH
THỦY THÀNH PHỐ CẦN THƠ VỤ HÈ THU

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ MỘT SỐ BỆNH
QUAN TRỌNG TRÊN DƯA HẤU BẰNG VI KHUẨN VÙNG RỄ
TRONG ĐIỀU KIỆN NGOÀI ĐỒNG Ở QUẬN BÌNH THỦY
THÀNH PHỐ CẦN THƠ VỤ HÈ THU

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thị Thu Nga

Sinh viên thực hiện:


NguyễnThị Mỳ
MSSV: 3083868
Lớp: BVTV 34

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Bảo Vệ Thực Vật với đề tài

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNGTRỊ MỘT SỐ BỆNH QUAN
TRỌNG TRÊN DƯA HẤU BẰNG VI KHUẨN VÙNG RỄ
TRONG ĐIỀU KIỆN NGOÀI ĐỒNG Ở QUẬN BÌNH THỦY
THÀNH PHỐ CẦN THƠ VỤ HÈ THU

Do sinh viên Nguyễn Thị Mỳ thực hiện
Kính trình lên hội đồng luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày….tháng…. năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Nga

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư Bảo
Vệ Thực vật với tên:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ MỘT SỐ BỆNH QUAN TRỌNG TRÊN
DƯA HẤU BẰNG VI KHUẨN VÙNG RỄ TRONG ĐIỀU KIỆN NGOÀI
ĐỒNG Ở QUẬN BÌNH THỦY THÀNH PHỐ CẦN THƠ VỤ HÈ THU
Do sinh viên Nguyễn Thị Mỳ thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp...................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp hội đồng đánh giá ở mức…………………………………..

DUYỆT KHOA

Cần Thơ, ngày....tháng….năm 2012
Chủ tịch Hội Đồng

ii


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: Nguyễn Thị Mỳ.
Ngày sinh: 24-8-1990.
Nơi sinh: Vĩnh Long.

Họ và tên cha: Nguyễn Văn Ửng.
Họ và tên mẹ: Ngô Kim Thủy.
Quê quán: ấp An Thới, xã Tân An Thạnh, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
Quá trinh học tập:
- 1996-2001: Trường Tiểu Học Tân An Thạnh A.
- 2001-2005: Trường Trung Học Cơ Sở Tân An Thạnh.
- 2005-2008: Trung Học Phổ Thông Tân Lược.
- 2008-2012: Trường Đại Học Cần Thơ, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng
Dụng, ngành Bảo Vệ Thực Vật, khóa 34.

iii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
kết quả trình bài trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.
Tác giả luận văn

iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Cha Mẹ suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai các con.
Chân thành ghi ơn!
Ts. Nguyễn Thị Thu Nga đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt
thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Quý thầy cô khoa nông nghiệp và sinh học ứng dụng, trường Đại học Cần

Thơ đã dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian học tại trường.
Chân thành biết ơn!
Chị Đoàn Thị Kiều Tiên và các anh chị trong bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã
tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt thí nghiệm.
Thành thật cảm ơn!
Các bạn lớp Bảo Vệ Thực Vật khóa 34 đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực
hiện đề tài.
Trân trọng!

Nguyễn Thị Mỳ

v


MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang

DUYỆT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN.................................................... i
DUYỆT LUẬN VĂN................................................................................ ii
LƯỢC SỬ CÁ NHÂN............................................................................... iii
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................... iv
LỜI CẢM TẠ............................................................................................ v
MỤC LỤC ................................................................................................ vi
DANH SÁCH BẢNG................................................................................ viii
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................. ix
TÓM LƯỢC.............................................................................................. x
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................... 3

1.1. NGUỒN GỐC VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA DƯA HẤU......... 3
1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT DƯA HẤU ................................................ 3
1.3. ĐẶC TÍNH CHUNG CỦA DƯA HẤU .............................................. 3
1.3.1. Đặc tính thực vật.......................................................................... 3
1.3.2. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh .................................................. 4
1.3.3. Các thời kỳ tăng trưởng của dưa hấu ........................................... 5
1.3.4. Kỹ thuật canh tác dưa hấu ............................................................ 5
1.4. CÁC BỆNH HẠI QUAN TRỌNG TRÊN DƯA HẤU........................ 7
1.4.1. Bệnh héo dây thối trái do nấm Phytophthora capsici.................... 7
1.4.2. Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum lagenarium ....................... 8
1.4.3. Bệnh đốm lá chảy nhựa thân do nấm Didymella bryoniae ............ 10
1.4.4. Bệnh héo vàng do nấm Fusarium oxysporum f.sp. niveum ........... 11
1.5. PHÒNG TRỪ SINH HỌC BỆNH CÂY TRỒNG ............................... 13
1.5.1. Khái niệm .................................................................................... 13
1.5.2. Vai trò của vi sinh vật có lợi trong phòng trừ sinh học ................. 14
1.6. VI KHUẨN VÙNG RỂ ...................................................................... 14
1.6.1. Khái niệm .................................................................................... 14
1.6.2. Vai trò của vi khuẩn vùng rễ trong kích thích tăng trưởng
cây trồng ................................................................................................... 15
vi


1.6.3. Cơ chế tác động của vi khuẩn vùng rễ ức chế sự phát triển của các
tác nhân gây bệnh cây trồng ..................................................................... 15
1.6.4. Một số nghiên cứu ứng dụng vi khuẩn vùng rể trong phòng trừ sinh
học bệnh cây trồng .................................................................................... 16
1.7. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC CHỦNG VI KHUẨN
DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM................................................................. 17
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN - PHƯƠNG PHÁP.................................... 19
2.1. PHƯƠNG TIỆN ................................................................................. 19

2.1.1. Thời gian và địa điểm.................................................................... 19
2.1.2. Vật liệu ......................................................................................... 19
2.2. PHƯƠNG PHÁP ................................................................................ 20
2.2.1. Mục tiêu ....................................................................................... 20
2.2.2. Cách bố trí thí nghiệm .................................................................. 20
2.2.3. Phương pháp thực hiện ................................................................. 21
2.2.4. Chỉ tiêu ghi nhận .......................................................................... 24
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................. 25
3.1. TỔNG QUÁT THÍ NGHIỆM ............................................................ 25
3.2 HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ BỆNH ĐỐM LÁ CHẢY NHỰA THÂN
BẰNG VI KHUẨN VÙNG RỄ VÀ HÓA HỌC Ở ĐIỀU KIỆN
NGOÀI ĐỒNG ........................................................................................ 26
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................. 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 34
PHỤ CHƯƠNG

vii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

2.1 Vi khuẩn đối kháng sử dụng trong thí nghiệm.................................. 20
2.2. Thuốc hóa học sử dụng ở nghiệm thức 6.......................................... 22
2.3. Lịch phun thuốc trừ bệnh cho nghiệm thức nông dân (NT8) ............ 22

2.4. Lịch phun thuốc trừ sâu cho ruộng dưa............................................. 23
2.5. Cách bón phân cho ruộng dưa........................................................... 24
3.1. Tỷ lệ bệnh đốm lá chảy nhựa thân ở các thời điểm khác nhau sau
khi gieo (%) ............................................................................................ 29
3.2. Hiệu quả giảm bệnh đốm lá chảy nhựa thân (Didymella bryoniae)
ở các thời điểm khác nhau sau khi gieo (%) ............................................ 29
3.3. Năng suất dưa hấu vụ hè thu (tấn/ha) ............................................... 32

viii


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

1.1. Triệu chứng thối trái do nấm Phytophthora capsici trên trái ..................... 8
1.2. Triệu chứng gây hại của nấm Colletotrichum lagenarium trên dưa hấu
a. Triệu chứng trên lá ............................................................................. 9
b. Triệu chứng trên thân .......................................................................... 9
c. Triệu chứng trên trái............................................................................ 9
1.3. Các triệu chứng bệnh đốm lá chảy nhựa thân do nấm Didymella bryoniae
gây trên cây dưa hấu
a. Trên lá................................................................................................. 10
b. Trên thân............................................................................................. 10
c. Trên trái .............................................................................................. 10
1.4. Bệnh héo rũ do Fusarium oxysporum f.sp. niveum

a. Nông dân nhỏ bỏ dưa hấu bị bệnh héo rũ trên ruộng ............................. 12
b. Triệu chứng bệnh trên ruộng................................................................. 12
c. Triệu chứng mạch dẫn bị hóa nâu trên dây dưa bị héo rũ....................... 12
3.1. Bệnh đốm lá chảy nhựa thân trên NT 6, NT đối chứng, NT nông dân ở
ngoài đồng....................................................................................................... 30

ix


Nguyễn Thị Mỳ. 2011. “Đánh giá hiệu quả phòng trị một số bệnh quan trọng
trên dưa hấu bằng vi khuẩn vùng rễ trong điều kiện ngoài đồng ở Quận
Bình Thủy, Thành Phố Cần Thơ vụ Hè Thu”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Bảo
Vệ Thực Vật, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng
Dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu
Nga.

TÓM LƯỢC
Đề tài “ Đánh giá hiệu quả phòng trị các bệnh quan trọng trên dưa hấu
bằng vi khuẩn vùng rễ trong điều kiện ngoài đồng ở quận Bình Thủy, Thành Phố
Cần Thơ vụ Hè Thu” được thực hiện tại ruộng nông dân ở khu vục Bình Thường
A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ từ tháng 6/2011
đến tháng 8/2011.
Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 8 nghiệm thức,
4 lặp lại gồm nghiệm thức (NT) 1: ngâm hạt, tưới đất và phun lá huyền phù vi
khuẩn (HPVK) 12 (Pseudomonas sp.), NT 2: ngâm hạt, tưới đất HPVK 89 (chưa
xác định), NT 3: ngâm hạt, tưới đất và phun lá HPVK 151 (Pseudomonas sp.),
NT 4: ngâm hạt, tưới đất và phun lá HPVK 187 (Pseudomonas sp.), NT 5: ngâm
hạt, tưới đất và phun lá HPVK 12 + 89 + 151 + 187, NT 6: ngâm hạt, tưới đất và
phun lá HPVK 12 + 89 + 151 + 187 + thuốc hóa học (Benomyl liều lượng 1/4
khuyến cáo; Amistar liều lượng 1/4 khuyến cáo; Metalaxyl liều lượng 1/2 khuyến

cáo), NT 7: đối chứng, NT 8: NT xử lý theo nông dân kết quả thí nghiệm cho
thấy:
- Về sâu hại ruộng dưa bị gây hại nặng bởi ruồi đục trái làm ảnh hưởng
đến năng suất và vẻ đẹp của trái; về bệnh hại chỉ có sự gây hại của bệnh đốm lá
chảy nhựa thân (Didymella bryoniae), các bệnh khác như thán thư do C.
lagenarium, héo rũ (F. oxysporum f.sp. niveum) không có xuất hiện hoặc chỉ xuất
hiện rất ít nên không có ghi nhận ghi nhận về sự xuất hiện của các bệnh này.
- Đối với bệnh bả trầu do Didymella bryoniae: biện pháp ngâm hạt, tưới
đất và phun lá bằng hỗn hợp 4 loại HPVK 12, 89, 151, 187 với mật số 108 cfu/ml
kết hợp với việc sử dụng một lượng nhỏ thuốc hóa học định kỳ 10 ngày/lần có
thể giúp hạn chế được bệnh đốm lá chảy nhựa thân do nấm D. bryoniae ở điều
x


kiện ngoài đồng vụ hè thu. Các biện pháp khác gồm biện pháp ngâm hạt, tưới đất
và phun lá bằng HPVK đơn thuần từng loại vi khuẩn cũng như hỗn hợp của 4
chủng vi khuẩn vùng rễ, kể cả nghiệm thức xử lý như nông dân cũng không thể
hiện được hiệu quả phòng trị bệnh đốm lá chảy nhựa thân do nấm D. bryoniae
trong điều kiện ngoài đồng.

xi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là nước nhiệt đới với khí hậu ấm và ẩm nên dưa hấu có thể
trồng quanh năm. Năm 2008, diện tích trồng dưa hấu trên thế giới khoảng 99,2
triệu ha, năng suất khoảng 26,4 tấn/ha. Diện tích trồng dưa hấu tại Việt Nam
khoảng 28000 ha, năng suất khoảng 15 tấn/ha với tổng sản lượng 420000 tấn
(FAO, 2008). Trong quá trình canh tác dưa hấu với điều kiện thuận lợi của khí
hậu nước ta làm cho dịch bệnh trên dưa hấu ngày càng tăng trong đó một số bệnh

gây hại quan trọng như bệnh đốm lá chảy nhựa thân do nấm Didymella bryoniae,
bệnh héo dây thối trái do nấm Phytophthora capsici, bệnh thán thư do nấm
Colletotrichum lagenarium, bệnh khảm do virus, bệnh héo vàng do nấm
Fusarium oxysporum f.sp. niveum.... Việc phòng trị chúng thường rất khó khăn vì
chúng có phạm vi kí chủ rộng, có khả năng bán kí sinh và hoại sinh nên lưu tồn
rất hữu hiệu trong đất (Đỗ Tấn Dũng, 2001). Biện pháp phòng trị bằng hóa học
thường không mang lại hiệu quả mong muốn và hậu quả của việc lạm dụng nông
dược còn giết chết các vi sinh vật đối kháng với dịch bệnh, từ đó làm mất cân
bằng sinh thái và dịch bệnh dễ bộc phát nhanh (Phạm Văn Kim, 2000). Luân
canh cây khác họ hay sử dụng gốc ghép thì tốn nhiều chi phí mà phẩm chất dưa
chưa được đảm bảo. Biện pháp sinh học phòng trị bệnh trên dưa hấu bằng vi sinh
vật đã được thực hiện trong thời gian gần đây và đã chứng tỏ được hiệu quả
phòng trị cao cũng như thân thiện với môi trường và an toàn cho con người
(Trizos, 2007: Nga và ctv., 2010). Vi khuẩn vùng rễ có khả năng hạn chế được
các bệnh có nguồn gốc từ đất và tán lá cây trên dưa hấu như: áp dụng biện pháp
áo hạt, tưới đất, phun lá bằng huyền phù vi khuẩn P. fluorescens 231-1 có hiệu
quả ức chế được bệnh đốm lá chảy nhựa thân (Didymella bryoniae) ở điều kiện
ngoài đồng (Nguyễn Thanh Giàu và Nguyễn Trung Long, 2009); sử dụng vi
khuẩn P. fluorescens 231-1 và Bacillus 8 có hiệu quả trong việc phòng trị bệnh
héo dây (Fusarium oxysporum f.sp. niveum) trong điều kiện phòng thí nghiệm,
nhà lưới và ngoài đồng (Phạm Thi Hoàng Lan, 2009: Nguyễn Minh Trí, 2010).
Trong những nghiên cứu gần đây 4 chủng vi khuẩn 12 (Pseudomonas sp.),
89 (chưa xác định), 151 (Pseudomonas sp.), 187 (Pseudomonas sp.) đã thể hiện
hiệu quả cao trong phòng trị bệnh thán thư (Colletotrichum lagenarium), bệnh
héo vàng (Fusarium oxysporum f.sp. niveum), bệnh đốm lá chảy nhựa thân
1


(Didymella bryoniae), bệnh thối trái (Phytophthora capsici) tuần tự trong điều
kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới (Trần Bạch Lan, 2010; Phạm Thu Thảo, 2010;

Trần Hữu Thông, 2010; Huỳnh Long Hồ, 2010). Tuy nhiên nghiên cứu đánh giá
về hiệu quả phòng trị của các chủng vi khuẩn này đối với các bệnh trên dưa hấu ở
điều kiện ngoài đồng chưa được thực hiện vì thế đề tài “Đánh giá hiệu quả
phòng trị một số bệnh quan trọng trên dưa hấu bằng vi khuẩn vùng rễ trong
điều kiện ngoài đồng ở Quận Bình Thủy, Thành Phố Cần Thơ vụ Hè Thu”
được thực hiện nhằm các mục tiêu đánh giá hiệu quả phòng trị của:
- Vi khuẩn 12 (Pseudomonas sp.) đối với bệnh thán thư (C. lagenarium).
- Vi khuẩn 89 (chưa xác định) đối với bệnh héo vàng (F. oxysporum f.sp.
niveum).
- Vi khuẩn 151 (Pseudomonas sp.) đối với bệnh đốm lá chảy nhựa thân
(D. bryoniae).
- Vi khuẩn 187 (Pseudomonas sp.) đối với bệnh thối trái (P. capsici).
Ngoài ra còn đánh giá hiệu quả phòng trị của biện pháp phối hợp hỗn hợp
4 vi khuẩn vùng rễ và biện pháp phối hợp hỗn hợp 4 chủng vi khuẩn vùng rễ với
một lượng nhỏ thuốc hóa học có thể hiện hiệu quả phòng trị các bệnh so với cách
phun thuốc theo nông dân không.

2


Chương 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. NGUỒN GỐC VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA DƯA HẤU
Dưa hấu có tên khoa học là Citrullus lanatus (Thunb). Mansf, thuộc họ
bầu bí dưa Cucurbitaceae (Tạ Thu Cúc, 2005).
Cây dưa hấu có nguồn gốc từ các khu vực đất khô hạn thuộc vùng nhiệt
đới và á nhiệt đới châu Phi, ngày nay đã được trồng rộng rãi ở khắp các khu vực
có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới (Trần Khắc Thi và Trần ngọc
Hùng, 2002). Dưa hấu được người Châu Phi trồng phổ biến từ thế kỷ VI (Mai
Thị Phương Anh và ctv., 1996).

Ở nước ta dưa hấu được trồng từ thời Hùng Vương 18 và ngày nay dưa
hấu được trồng phổ biến quanh năm trong đó vụ chính là vụ Đông Xuân (Tạ Thu
Cúc, 2005).
Giá trị dinh dưỡng: trong 100g phần ăn được của dưa hấu chứa 90% nước;
9% cacbohydrate; 0,5% protein; 0,15% lipit, 0,1% những chất khác (300I.U
vitamin A, 6mg vitamin C, 8mg Ca, 10mg Mg, 14mg O và 0,2mg Fe, giá trị năng
lượng tương đương 150kJ/100g (Phạm Hồng Cúc, 2002).
1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT DƯA HẤU
Theo FAO, 2008 sản lượng dưa hấu trên thế giới khoảng 99,2 triệu ha,
năng suất khoảng 26,4 tấn/ha, diện tích 3,75 triệu ha. Diện tích trồng dưa hấu tại
Việt Nam khoảng 28000 ha, năng suất khoảng 15 tấn/ha với tổng sản lượng
420000 tấn.
Dưa hấu được trồng ở nước ta từ rất lâu. Các vùng trồng dưa hấu truyền
thống như Hải Hưng, Nghệ An, Quảng Nam- Đà Nẳng, Quảng Ngãi, Tiền Giang,
Long An… thường cung cấp lượng hàng lớn để tiêu thụ nội địa (Trần Khắc Thi
và ctv., 1996). Các tỉnh Nam Bộ có diện tích trồng dưa khoảng 20.000 ha
(Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2006).
1.3. ĐẶC TÍNH CHUNG CỦA DƯA HẤU
1.3.1. Đặc tính thực vật
Dưa hấu thuộc loài cây bò, thân thảo, có mức độ phân cành lớn. Dưa hấu
có bộ rễ lớn, phân bố chủ yếu trên bề mặt lớp đất canh tác, gồm rễ chính, rễ phụ
nhiều cấp, đan xen như một tấm lưới đường kính 8-10m. Lá có màu xanh nhạt,
3


cuống lá dài, phân 3-5 thùy, trên mặt lá thường có lớp phấn trắng. Dưa hấu thuộc
nhóm đơn tính cùng gốc, hoa đơn, màu vàng nhạt, 5 tràng. Quả dưa hấu rất đa
dạng về màu sắc, hình dáng và kích thước tùy theo giống, hạt dưa hấu thuộc dạng
hạt lớn, lượng hạt trong quả cũng khác nhau (Mai Thị Phương Anh và ctv.,
1996).

1.3.2. Yêu cầu các điều kiện ngoại cảnh
Nhiệt độ
Dưa hấu yêu cầu nhiệt độ ấm áp (nhiệt độ ban ngày là 25 – 300C và ban
đêm là trên 180C. Độ ẩm cao, mưa nhiều cây sinh trưởng theo hướng tạo ra thân
lá nhiều nhưng ít quả, chất lượng kém và quả dễ thối (Trần Khắc Thi và Trần
Ngọc Hùng, 2002). Theo Tạ Thu Cúc (2005), dưa hấu có khả năng chịu nóng,
mẫn cảm với lạnh và đông giá; yêu cầu nhiệt độ ấm áp và không khí khô trong
thời gian dài để sinh trưởng. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng từ 21-300C,
có khả năng chịu được nhiệt độ tới 300C.
Nhiệt độ nảy mầm tốt nhất là 28 0C, thời kì ra hoa nhiệt độ thích hợp là
250C, thời tiết nóng quá hay khô quá gây trở ngại cho việc thụ phấn (Phạm Hồng
Cúc, 2002)
Ánh sáng
Dưa hấu là cây không ảnh hưởng quang kỳ. Khi ra hoa thời gian chiếu
sáng sẽ không gây trở ngại gì cho cây. Tuy vậy, cây và quả phát triển kém trong
điều kiện ánh sáng yếu, ảnh hưởng đến khả năng đậu hoa, đậu quả (Tạ Thu Cúc,
2005).
Nắng nhiều và nhiệt độ cao làm tăng năng suất và chất lượng quả. Số giờ
chiếu sáng trong ngày 8-10h sẽ làm cây ra hoa sớm và số lượng hoa cái cũng
nhiều hơn (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
Ở điều kiện ánh sáng nhiều, khí hậu tương đối khô thì dưa hấu sinh trưởng
nhanh và sai quả (Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng, 2002).
Đất
Dưa hấu ưa thích đất nhẹ, đất pha cát, có thể sinh trưởng trên đất thịt trung
bình nhưng cần tăng cường bón phân hữu cơ để cải tạo đất, ở đất chua dưa hấu dể
bị nhiểm bệnh (Tạ Thu Cúc, 2005). Đất trồng dưa hấu cần thoát nước tốt và độ

4



pH trong khoảng 6 – 7, đất giàu dinh dưỡng nhiều mùn rất thích hợp cho dưa hấu
phát triển (Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng, 2002).
Nước
Dưa hấu có khả năng chịu hạn, không có khả năng chịu úng, nhưng do có
khối lượng thân, lá lớn quả có nhiều nước nên đất phải có sức giữ ẩm tốt, có hệ
thống tưới tiêu tốt. Độ ẩm thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của dưa hấu
trong phạm vi 70-80%. Ẩm độ không khí thấp, độ ẩm cao tạo điều kiện cho bệnh
hại phát triển (Tạ Thu Cúc, 2005). Dưa hấu hút nước mạnh nhất vào thời kì phát
triển trái nhỏ, nếu mưa đột ngột thì dễ làm cho trái bị nứt. Lúc trái gần thu hoạch
giảm nước tưới để trái ngọt hơn (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
1.3.3. Các thời kỳ sinh trưởng của dưa hấu
Thời kỳ tăng trưởng: tính từ khi gieo hạt đến khi cây bắt đầu ra hoa
(khoảng 21 ngày), trong thời kỳ này dưa tăng trưởng chậm, ra lóng ngắn, thân
mọc thẳng. Lúc này cây chưa mọc cành, tốc độ phát triển rễ chậm nhưng mạnh
hơn lá (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
Thời kỳ ra hoa kết quả: sau 21 ngày dưa hấu đã ngã ngọn bò, lúc này
tăng trưởng nhanh, nhánh phụ phát triển nhanh, cây bắt đầu ra hoa. Những hoa
đầu tiên thường là hoa đực; kích thước nhỏ hạt phấn ít, nảy mầm kém. Nếu có
hoa cái thì cũng nhỏ, những hoa này nếu phát triển thì trái cũng nhỏ, do đó đợt
hoa này thường không được chú ý trong sản xuất (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
Thời kỳ phát triển trái: hoa sau khi thụ phấn phát triển thành trái rất
nhanh, nhất là 20 ngày đầu. Thời kỳ quyết định đến năng suất, lúc này dưa cần
nhiều dinh dưỡng tập trung nuôi trái (Trần Khắc Thi, 1996). Sau đó trái lớn chậm
biến đổi sinh hóa bên trong, tích lũy chất đường và thành lập sắc tố thịt quả cho
đến khi trái chín làm thịt trái trở nên ngọt và sậm màu (trích Nguyễn Thanh Giàu
và Nguyễn Trung Long, 2009).
1.3.4. Kỹ thuật canh tác dưa hấu
Đất trồng: Đất trồng dưa cần phải có tầng canh tác dày, không nhiễm
phèn nhiễm mặn thoát nước tốt, mực nước trong mương tưới phải thấp hơn mặt
líp ít nhất 10 cm (Trần thị Ba, 2010).

Trồng cây: Cây con có một lá nhám thì đem ra trồng, rãi Basudin 10H
1-2 kg/1000m2 xung quanh gốc để ngừa côn trùng cắn phá. Khoảng cách trồng
5


giữa hai cây trung bình 0,5m đối với dưa ăn trái tươi (mật độ 800 cây/1000m 2 đối
với kiểu liếp cũ 2 tim mương cách nhau 4-5m, mật độ 1100 cây/1000m2 đối với
kiểu liếp mới 3,5m), đối với dưa trái to khoảng cách giữa các cây khoảng 0,6 0,7m, mật độ 500 cây/1000m2 (Trần Thị Ba, 2010).
Bón phân: Lượng phân trung bình cho 1000m 2 dưa hấu khoảng 5 - 7 kg
urea + 2,3 kg Kali + 80-100 kg hỗn hợp NPK, phân chuồng ủ hoai 1 - 2 tấn + 50100 kg vôi bột (Trần Thị Ba, 2010).
Tưới nước: trước khi đậy màng phủ cho nước vừa ngập mặt ruộng cũ,
nước sẽ thấm lên đỉnh líp giúp bộ rễ cây con mới trồng đầy đủ ẩm độ. Trời nắng
gắt có thể dùng thùng vòi sen tưới 1 - 2 lần vào buổi trưa trong 1 - 2 ngày đầu.
Sau đó 3 - 5 ngày mới tưới thấm một lần, giai đoạn trái phát triển nhanh có thể
1 - 3 ngày tưới một lần (Trần Thị Ba, 2010). Khi dưa bắt đầu chín giảm lượng
nước từ từ và ngừng hẳn vài ngày trước khi thu hoạch (Trần Thị Ba và ctv.,
1999)
Ngắt đọt: khi cây có 4 - 5 lá thật (không tính 2 lá mầm) tiến hành ngắt bỏ
đọt thân chính, cây đâm nhiều nhánh, tỉa chừa lại hai nhánh tốt nhất, sau khi cây
có trái (1 trái/cây) ngắt bỏ đọt của hai chồi cách trái 5 - 6 lá (chỉ có một chồi
mang trái), cách làm này giúp tăng độ đồng đều, năng suất, chất lượng của trái
(Trần Thị Ba, 2010).
Tỉa nhánh: nên tỉa sớm khi nhánh vừa lú ra 5 - 7cm, chừa 2 nhánh/cây
cho đến khi thu hoạch giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái (Trần Thị Ba,
2010). Việc tỉa nhánh phải thực hiện thường xuyên cho đến khi thụ phấn. Nên tỉa
nhánh vào lúc trời nắng ráo để cho vết cắt mau khô (Phạm Hồng Cúc, 2002).
Sửa dây: khi dây dưa có 2 chồi tiến hành sửa và cố định vị trí bò của dây,
sửa dây thường xuyên, giúp các dây bò song song, dễ dàng trong công tác tuyển
trái, sửa dây không quấn chồng lên nhau làm ảnh hưởng đến khả năng quang
hợp, giảm nơi trú ngụ của nhiều loại sâu bệnh hại (Trần Thị Ba, 2010).

Thụ phấn: thụ phấn tiến hành 7 - 9 giờ sáng ở giai đoạn hoa nở tập trung.
Chọn hoa đực vừa nở, to, có nhiều phấn úp vào nướm của nhụy hoa cái, thời gian
úp nụ càng ngắn càng tốt (3 - 5 ngày) để các trái có cùng độ lớn, ruộng dưa đồng
đều dễ chăm sóc. Ở giai đoạn này không nên sử dụng thuốc trừ sâu có mùi hôi

6


mạnh, không sử dụng phân bón đất, bón lá hoặc chất kích thích vì làm giảm tỷ lệ
đậu trái (Trần Thị Ba, 2010).
Tuyển trái: chỉ để một trái trên một cây, ngắt bỏ hoa cái thứ nhất và thứ
hai trước khi hoa cái thứ ba nở. Khi trái bằng trái chanh tiến hành tuyển trái, chọn
trái thứ 3 trên dây chính, trái đầy đặn, cuống to, dài, có nhiều lông tơ thẳng,
không sâu bệnh, tỉa bỏ tất cả các trái ra sau (Trần Thị Ba, 2010).
Kê trái: không nên dùng rơm để kê trái vì sâu dể trú ẩn bên dưới, mùa
mưa rơm giữ ẩm dễ gây bệnh cho trái. Sửa trái ngay ngắn, thỉnh thoảng trở bề
trái để vỏ có màu đồng đều (Trần Thị Ba, 2010).
Thu hoạch: Dưa hấu được thu hoạch khi có độ chín 80 - 90%, cần ngưng
nước 4 - 5 ngày trước khi thu hoạch giúp dưa ngon ngọt, bảo quản được lâu, ít
hao hụt khi vận chuyển (Trần Thị Ba, 2010). Nên cắt dưa chừa cuống dài
8 - 10cm. Dưa trồng đúng kỹ thuật có thể trữ 15 - 20 ngày sau khi hái (Phạm
Hồng Cúc, 2002).
1.4. CÁC BỆNH HẠI QUAN TRỌNG TRÊN DƯA HẤU
1.4.1. Bệnh héo dây thối trái do nấm Phytophthora capsici
Triệu chứng
Bệnh ảnh hưởng lên tất cả các giai đoạn tăng trưởng của cây, nấm bệnh
tấn công trên thân lá và trái, gây thiệt hại năng suất nghiêm trọng đặc biệt trong
mùa mưa (Agrios, 1997).
Trên lá vết bệnh ban đầu nhũng nước và lõm vào. Sau đó vết bệnh sẽ khô
lại, chuyển màu nâu và bị rách lá. Có nhiều sợi nấm màu trắng xuất hiện và phát

triển trên các mô bệnh, chính giữa vết thối có các sợi nấm màu xám, rìa có màu
nâu và nhũng nước (Gevens và ctv., 2008).
Trên thân nấm bệnh tấn công làm xuất hiện những vết thương màu nâu
sậm, nhũng nước vòng quanh thân, làm cho thân suy tàn và chết (Babadoost,
2001).
Trên trái bệnh có thể tấn công hầu hết các giai đoạn. Quá trình xâm nhiễm
diễn ra rất nhanh chóng, trái bị nhiễm bệnh sẽ thối các sợi nấm trắng còn có thể
phát triển bao phủ hết toàn bộ trái (Gevens và ctv., 2008).

7


Hình 1.1. Triệu chứng thối do nấm Phytophthora capsici trên trái
Nguồn Nguyễn Thị Thu Nga.
Tác nhân
Do nấm Phytophthora capsici Leonian, thuộc lớp nấm noãn (Oomycota),
bộ Pythiales, họ Pythiaceae (CABI, 2001).
Bọc bào tử thường có dạng không đều, gần giống hình cầu, dạng trứng to,
60 x 36µm. Sự sinh bào tử của nấm xảy ra trong khoảng 24 đến 72h và thường là
24h ở 25 – 280C, động bào tử được phóng thích sau 48 – 96h ở 20 – 23 0C
(Tlapal và ctv., 1995).
Biện pháp phòng trị
Sử dụng phương pháp xử lý hạt với phosphonate như thuốc fosetyl-Al.
Một số thuốc hóa học được ghi nhận hiệu quả trong phòng trị bệnh do
Phytophthora gồm các thuốc có gốc nhóm metalaxyl, fosetyl-Al, Mancozeb. Sử
dụng kết hợp với biện pháp luân canh, biện pháp canh tác, thuốc hóa học và
giống kháng để quản lý bệnh do Phytophthora capsici (trích dẫn Trần Thị Kim
Đông, 2010).
1.4.2 Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum lagenarium
Triệu chứng

Bệnh gây hại trên lá, thân, trái và phát triển mạnh khi ẩm độ không khí
cao. Trên lá vết bệnh có vòng đồng tâm, viền ngoài màu nâu, ở giữa đậm hơn
(Phạm Hồng Cúc, 2002); bệnh thường xâm nhiễm và gây hại nặng ở các lá gần
gốc, nếu trời ẩm sẽ thấy lớp bào tử hồng nơi vết bệnh (Võ Thanh Hoàng và
Nguyễn Thị Nghiêm, 1993).

8


Trên thân có những vệt cháy màu xám nâu. Trên trái vết bệnh tròn, lõm
sâu, màu nâu sậm, bệnh nặng các đốm liên kết thành mảng gây thối trái (Phạm
Hồng Cúc, 2002).
Bệnh tấn công hầu hết các giai đoạn của cây như giai đoạn sinh trưởng, ra
hoa, trái và thu hoạch. Bệnh có thể làm giảm năng suất đến 60% (CABI, 2001).

b

a

c

Hình 1.2: Triệu chứng gây hại của Colletotrichum lagenarium trên dưa hấu
(Nguồn: Trần Bạch Lan, 2010).
a. Triệu chứng trên lá.

b. Triệu chứng trên thân.

c. Triệu chứng trên trái

Tác nhân

Do nấm Colletotrichum lagenarium (Pass.) Ellis và Halst. gây ra. Nấm
thuộc lớp nấm nang (Ascomycota). Giai đoạn hữu tính có tên Glomerella
lagenarium F. Stevens. Ngoài ra nấm còn có tên khác là Colletotrichum
orbiculare (Berk. và Mont. Arx) (CABI, 2001).
Khuẩn lạc có dạng bất định, sợi nấm có màu xám nhạt trên môi trường
PDA, mặt sau thường có màu nâu đen, khối bào tử được hình thành tụ lại thành
khối trên môi trường và có màu hồng. Bào tử được hình thành trên đĩa đài. Bào
tử hình trụ hơi thon, tù đến tròn ở hai đầu, 10,0 - 15,0 x 4,5 - 6,0µm trên đĩa đài
có những gai cứng màu nâu đen, đây là đặc điểm giúp nhận dạng nấm
Colletotrichum sp.. Đĩa áp có màu nâu, chùy dài hay bất dạng, 6,5 - 16 x 5,5-10,0
µm. Bệnh thường xảy ra vào những tháng có mưa nhiều. Bào tử lây lan chủ yếu
do mưa. Mầm bệnh có thể lưu tồn trong xác bả thực vật hay bám trên bề mặt hạt
giống (CABI, 2001).

9


Biện pháp phòng trị
Chọn giống chống chịu bệnh tốt nếu trồng trong mùa có mưa. Phun
Daconil, Carbenzim, Score nồng độ 0,2 - 0,3% khi vừa phát hiện bệnh, cách 5
ngày/lần, phun liên tiếp vài lần cho đến khi bệnh không lây lan và vết bệnh khô
(Phạm Hồng Cúc, 2002)
1.4.3. Bệnh đốm lá chảy nhựa thân do nấm Didymella bryoniae
Triệu chứng
Bệnh còn được gọi với nhiều tên khác như đốm lá gốc, nứt thân chảy
nhựa, bả trầu, nếu xảy ra trên trái còn gọi là bệnh thối đen trái (black rot).
Nấm tấn công lên hầu hết các bộ phận của cây như lá, thân, hoa, trái.
Bệnh gây hại nghiêm trọng trong điều kiện ẩm độ cao đặc biệt là mưa kéo dài và
có thể gây chết hay làm giảm năng suất và phẩm chất trái (Nguyen Thi Thu Nga,
2007).

Bệnh gây hại ở tất cả các giai đoạn và trên tất cả bộ phận của cây. Bệnh
thường xuất hiện từ rìa lá lan vào, làm cháy theo những mãng hình vòng cung,
trong đó có các vùng đồng tâm nâu sẫm. Tâm vết bệnh có nhiều thể quả nấm tạo
thành các đốm màu nâu bằng đầu kim. Trên thân nhất là trên nhánh, đốm bầu dục
màu xám trắng 1- 2cm, hơi lõm làm khuyết một bên thân hoặc nhánh. Trên vùng
bệnh, nhựa màu nâu đỏ ứa ra thành giọt, sau cùng đốm có màu nâu đen và khô
cứng lại. Nơi vết bệnh vỏ thân có thể bị tuột, trên đó cũng có mang nhiều quả thể
nấm màu đen nhỏ. Bệnh làm dây héo hay héo nhánh (Võ Thanh Hoàng và
Nguyễn Thị Nghiêm, 1993).

a

b

c

Hình 1.3: Các triệu chứng bệnh đốm lá chảy nhựa thân do nấm Didymella bryoniae
gây trên cây dưa hấu (Nguồn Nguyen Thi Thu Nga, 2007)
a. Trên lá

b. Trên thân
10

c. Trên trái


Tác nhân
Bệnh do nấm Didymella bryoniae (Auetsw.) Rehm gây hại. Theo
Punithalingam và Holiday (1972), thuộc lớp nấm nang (ascomycota). Họ
Dothideales, thuộc dạng quả nang bầu với đường kính 140 - 200 µm, màu đen.

Trong quả nang bầu chứa các nang có kích thước 60 - 90 x 10 - 15µm, mỗi nang
chứa 8 bào tử nang. Bào tử nang có hình trụ, elip và có vách ngăn ngang, kích
thước của mỗi bào tử nang 14 - 18 x 4 -7µm.
Biện pháp phòng trị
Đây là một bệnh khó trị trên dưa hấu cũng như các loại dưa khác, khi gặp
điều kiện khí hậu thuận lợi thì bệnh sẽ phát triển rất mạnh. Hiện nay vẫn chưa có
giống nào kháng bệnh hữu hiệu (Gusmini và ctv., 2005).
Biện pháp canh tác như tiêu hủy xác bã thực vật hay luân canh giúp hạn
chế được bệnh. Biện pháp hóa học như xử lý hạt với benomyl, thiophanatemethyl, thiram, mancozeb hoặc maneb hoặc hỗn hợp của benzimidazoles và
dithiocarbamates làm giảm bệnh 90- 100% (CABI, 2001).
1.4.4. Bệnh héo vàng do nấm Fusarium oxysporum f.sp. niveum
Triệu chứng
Bệnh héo vàng (còn gọi là bệnh chạy dây) do nấm Fusarium oxysporum
f.sp. niveum là một trong những bệnh gây hại quan trọng trong canh tác dưa hấu.
Cây có triệu chứng héo từng phần trên thân, sau vài ngày héo cả cây chết.
Rễ dưới đất hóa nâu, cắt ngang thân và rễ, mạch dẫn bên trong cũng hóa nâu
(Phạm Thị Hoàng Lan, 2009).
Bệnh gây thiệt hại rất quan trọng trên dưa hấu, ở những vùng có bệnh
nặng năng suất có thể mất 20 - 30% và lên đến 100% ở giống nhiễm
(CABI, 2001).
Cả cây dưa bị héo chết, thường ngọn có hiện tượng rũ trước vào buổi trưa
và tươi tốt lại buổi chiều hay sáng sớm. Triệu chứng héo từng phần sẽ xảy ra
trong vài ngày đồng thời với hiện tượng kể trên, sau đó triệu chứng héo được lan
ra cả cây, cây chết trước khi héo, cây có thể có triệu chứng lá có màu xanh vàng
từ các lá gốc lan dần lên các lá trên (Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm,
1993).

11



Đặc điểm để nhận diện bệnh là khi chẻ dọc gốc cây ra, bên trong thấy mô
bị biến màu nâu đỏ. Ở cây đã bị nhiễm bệnh lâu, quanh gốc có đóng lớp bào tử
màu hồng của nấm gây bệnh. Rễ bị thối và có màu mật ong (Võ Thanh Hoàng và
Nguyễn Thị Nghiêm, 1993).

a

b

c

Hình 1.4: Bệnh héo rũ do Fusarium oxysporum f.sp. niveum
a.Nông dân nhổ bỏ cây dưa hấu bị bệnh héo rũ do trên ruộng.
b.Triệu chứng bệnh trên ruộng.
c.Triệu chứng mạch dẫn bị hóa nâu trên dây dưa bị bệnh héo rũ.
Tác nhân

Do nấm Fusarium oxysporum f.sp. niveum thuộc lớp nấm nang
(Ascomycota), bộ Hypocreales. Mầm bệnh lưu tồn trong xác bã thực vật hay
trong hạt, bào tử nấm có khả năng lưu tồn khá lâu. Nấm xâm nhiễm vào hệ rễ,
nhất là khi rễ bị tổn thương khá lâu do úng nước hay tuyến trùng, nấm phát triển
bên trong làm nghẽn mạch. Bào tử được sinh ra lây lan theo gió hay mưa (Võ
Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm, 1993).
Theo Egel và Martyn (2007) thì các tác nhân gây bệnh héo Fusarium tồn
tại dưới dạng bào tử áo trong đất qua thời gian dài. Bào tử áo có thể lưu tồn trong
đất từ 15 đến 20 năm. Bào tử áo có hình tròn, là các bào tử một tế bào với vách tế
bào dày và có sức chống chịu cao, được hình thành trong mô bệnh. Mầm bệnh có
thể lưu tồn qua hạt, đất, xác bả thực vật (CABI, 2001). Khả năng lưu tồn trong
đất là rất lâu (16 năm) (Stephen, 1991).
Nấm F. oxysporum f.sp. niveum có thể truyền qua hạt giống, động vật thải

phân, nông cụ, nước tưới, gió và mưa (CABI, 2001).

12


×