Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG hạn CHẾ BỆNH hại lúa của DỊCH TRÍCH cỏ cứt HEO và cỏ hôi tại HUYỆN cờ đỏ TP cần THƠ, vụ hè THU 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

DƯƠNG HOÀNG THANH

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HẠN CHẾ BỆNH HẠI LÚA CỦA
DỊCH TRÍCH CỎ CỨT HEO (Ageratum conyzoides L.)
VÀ CỎ HÔI (Eupatorium odoratum L.) TẠI HUYỆN
CỜ ĐỎ - TP. CẦN THƠ, VỤ HÈ THU 2010

Luận văn tốt nghiệp
Ngành BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành BẢO VỆ THỰC VẬT

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HẠN CHẾ BỆNH HẠI LÚA CỦA
DỊCH TRÍCH CỎ CỨT HEO (Ageratum conyzoides L.)
VÀ CỎ HÔI (Eupatorium odoratum L.) TẠI HUYỆN
CỜ ĐỎ - TP. CẦN THƠ, VỤ HÈ THU 2010

Hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Trần Thị Thu Thủy



Sinh viên thực hiện:
Dương Hoàng Thanh
MSSV: 3073340
Lớp: Bảo Vệ Thưc Vật - K33

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài:

“ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HẠN CHẾ BỆNH HẠI LÚA CỦA
DỊCH TRÍCH CỎ CỨT HEO (Ageratum conyzoides L.) VÀ
CỎ HÔI (Eupatorium odoratum L.) TẠI HUYỆN
CỜ ĐỎ - TP. CẦN THƠ, VỤ HÈ THU 2010”

Do sinh viên Dương Hoàng Thanh thực hiện và đề nạp
Kính trình hội đồng chấm luận văn xem xét

Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2011
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS. TS Trần Thị Thu Thủy

i



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Hội đồng chấm luận văn đã chấp thuận luận văn với đề tài:

“ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HẠN CHẾ BỆNH HẠI LÚA CỦA
DỊCH TRÍCH CỎ CỨT HEO (Ageratum conyzoides L.) VÀ
CỎ HÔI (Eupatorium odoratum L.) TẠI HUYỆN
CỜ ĐỎ - TP. CẦN THƠ, VỤ HÈ THU 2010”

Do sinh viên Dương Hoàng Thanh thực hiện và bảo vệ trước hội đồng ngày 08 tháng
07 năm 2011
Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức điểm A
Ý kiến hội đồng: ...............................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2011
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

DUYỆT KHOA
TRƯỞNG KHOA NN & SHƯD

ii



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày của luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu nào khác trước đây.

Tác giả luận văn

Dương Hoàng Thanh

iii


TÓM TẮT TIỂU SỬ CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Dương Hoàng Thanh
Giới tính: Nam
Ngày tháng năm sinh: 26/01/1989
Dân tộc: Kinh
Nguyên quán: xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Họ tên Cha: Dương Hoàng Cẩn
Nghề nghiệp: Nông dân
Họ tên Mẹ: Phan Thị Nhộng
Nghề nghiệp: Nông dân
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
• 1995 – 2000: Học tại trường Tiểu học “A” Nhơn Mỹ, xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ
Mới, tỉnh An Giang.
• 2000 – 2004: Học tại trường THCS Nhơn Mỹ, xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới,
tỉnh An Giang.
• 2004 – 2007: Học tại trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu, phường Mỹ Bình,
Tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang.

• 2007 – 2011: Học tại trường Đại Học Cần Thơ, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.
Chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật.

iv


LỜI CẢM ƠN
Suốt đời ghi nhớ công ơn cha mẹ, người đã không quản gian nan, khó nhọc để
cho con một mái ấm hạnh phúc, một tương lai tốt đẹp. Luôn bên con trong những lúc
khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống để giúp con vượt qua tất cả. Trọn
đời hy sinh vì con!
Chân thành biết ơn cô Trần Thị Thu Thủy đã tận tình hướng dẫn, luôn quan tâm
giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Xin cảm ơn thầy Lăng Cảnh Phú là cố vấn học tập. Thầy luôn quan tâm, dạy bảo
trong suốt 4 năm học. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giảng dạy tại
trường Đại học Cần Thơ nói chung, và quý thầy cô thuộc bộ môn Bảo Vệ Thực Vật
nói riêng, đã cho em một nền tảng kiến thức vững vàng, và truyền đạt cho em những
kinh nghiệm quý báu trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Thành thật cảm ơn chị Phan Thị Hồng Thúy, anh Nguyễn Văn Tứ, anh Lê
Thanh Toàn và các anh chị trong bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và
Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ đã giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện
thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Thân ái gởi lời cảm ơn đến các bạn lớp Bảo Vệ Thực Vật khoá 33 đã cùng tôi
học tập, rèn luyện và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt 4 năm học cũng như trong quá
trình thực hiện luận văn.
Gởi lời cảm ơn đến các anh chị lớp Bảo Vệ Thực Vật khóa 31, 32, các em sinh
viên lớp Bảo Vệ Thực Vật khoá 34, 35 đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm
luận văn.

Xin chân thành cảm ơn!

Dương Hoàng Thanh

v


MỤC LỤC
Trang
Danh sách hình .......................................................................................................... viii
Danh sách bảng ............................................................................................................ix
Tóm lược.........................................................................................................................x
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .....................................................................2
1.1 SƠ LƯỢC VỀ BỆNH ĐẠO ÔN ...........................................................................2
1.1.1 Nguồn gốc, phân bố và thiệt hại ........................................................................2
1.1.2 Tác nhân và triệu chứng .....................................................................................2
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bệnh ....................................................3
1.1.4 Biện pháp quản lí bệnh.......................................................................................3
1.2 SƠ LƯỢC VỀ BỆNH ĐỐM NÂU .......................................................................4
1.2.1 Nguồn gốc, phân bố và thiệt hại ........................................................................4
1.2.2 Tác nhân và triệu chứng .....................................................................................5
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bệnh ....................................................6
1.2.4 Biện pháp quản lí bệnh.......................................................................................7
1.3 SƠ LƯỢC VỀ BỆNH CHÁY BÌA LÁ ................................................................7
1.3.1 Nguồn gốc, phân bố và thiệt hại ........................................................................7
1.3.2 Tác nhân và triệu chứng .....................................................................................8
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bệnh ....................................................8
1.3.4 Biện pháp quản lí bệnh.......................................................................................9
1.4 SỰ KHÁNG BỆNH CỦA CÂY TRỒNG ............................................................9
1.4.1 Kháng bệnh thụ động .......................................................................................10
1.4.2 Kháng bệnh chủ động.......................................................................................10

1.5 HIỆN TƯỢNG KÍCH KHÁNG .........................................................................11
1.5.1 Định nghĩa ........................................................................................................11
1.5.2 Cơ chế của hiện tượng kích kháng...................................................................12
1.5.3 Tác nhân kích kháng ........................................................................................12
1.5.4 Một số kết quả nghiên cứu về kích thích tính kháng bệnh trên lúa bằng dịch
trích thực vật ..................................................................................................................13
1.6 ĐẶC TÍNH CỦA CÁC LOẠI THỰC VẬT DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM14
1.6.1 Cỏ cứt heo ........................................................................................................14
1.6.2 Cỏ hôi ...............................................................................................................15
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP .............................................17
2.1 PHƯƠNG TIỆN ..................................................................................................17
2.1.1 Thời gian và địa điểm.......................................................................................17
2.1.2 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm ........................................................................17
vi


2.2 PHƯƠNG PHÁP .................................................................................................17
2.2.1 Bố trí thí nghiệm ..............................................................................................17
2.2.2 Tiến hành thí nghiệm .......................................................................................18
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi ...............................................................................................19
2.2.4 Xử lý số liệu .....................................................................................................19
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ....................................................................20
3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT .................................................................................20
3.2 KHẢ NĂNG HẠN CHẾ BỆNH CỦA DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ..............20
3.2.1 Khả năng hạn chế bệnh đạo ôn ........................................................................20
3.2.2 Khả năng hạn chế bệnh đốm nâu .....................................................................21
3.2.3 Khả năng hạn chế bệnh cháy bìa lá..................................................................23
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................26
PHỤ CHƯƠNG ...........................................................................................................29


vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5

Tên hình
Triệu chứng bệnh đạo ôn
Triệu chứng bệnh đốm nâu
Triệu chứng bệnh cháy bìa lá
Cỏ Cứt heo (Ageratum conyzoides L.)
Cỏ Hôi (Eupatorium odoratum L.)

viii

Trang
3
6
8
14
15


DANH SÁCH BẢNG

Bảng
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7

Tên bảng
Các bệnh hại lúa xuất hiện ở các thời điểm
Các dịch hại khác
Tỉ lệ bệnh và hiệu quả giảm bệnh đạo ôn thời điểm 55 NSKS
Tỉ lệ bệnh đốm nâu
Hiệu quả giảm bệnh đốm nâu
Tỉ lệ bệnh cháy bìa lá
Hiệu quả giảm bệnh cháy bìa lá

ix

Trang
20
20
21
22
22
23
24



DƯƠNG HOÀNG THANH. 2011. Đánh giá khả năng hạn chế bệnh hại lúa của dịch
trích cỏ cứt heo (Ageratum conyzoides L.) và cỏ hôi (Eupatorium odoratum L.) tại
huyện Cờ Đỏ - TP. Cần Thơ, vụ Hè Thu 2010. Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng
Dụng. Trường Đại học Cần Thơ. Hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Thu Thủy.

TÓM LƯỢC
Đề tài: “Đánh giá khả năng hạn chế bệnh hại lúa của dịch trích cỏ cứt heo
(Ageratum conyzoides L.) và cỏ hôi (Eupatorium odoratum L.) tại huyện Cờ Đỏ - TP.
Cần Thơ, vụ Hè Thu 2010” được thực hiện tại ấp Thạnh Hòa, TT.Cờ Đỏ, huyện Cờ
Đỏ, TP.Cần Thơ trong thời gian từ tháng 04/2010 đến tháng 07/2010. Thí nghiệm
nhằm đánh giá khả năng hạn chế ba bệnh quan trọng trên lúa là đạo ôn, đốm nâu, cháy
bìa lá của dịch trích cỏ cứt heo (Ageratum conyzoides L.) và cỏ hôi (Eupatorium
odoratum L.) thông qua tỉ lệ bệnh.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm
thức với 10 lần lặp lại. Thí nghiệm được thực hiện trên giống Jasmine 85, sử dụng dịch
trích cỏ cứt heo (ngâm hạt - 4%, phun qua lá - 10%) và cỏ hôi (ngâm hạt - 2,5%, phun
qua lá - 10%). Kích kháng được xử lí bằng cách ngâm hạt 24 giờ trước khi ủ kết hợp
phun qua lá vào thời điểm 35 ngày sau khi sạ. Ghi nhận chỉ tiêu tỉ lệ bệnh.
Kết quả thí nghiệm cho thấy trong điều kiện áp lực bệnh thấp, dịch trích cỏ cứt
heo có khả năng hạn chế các bệnh đạo ôn, đốm nâu và cháy bìa lá. Hiệu quả giảm
bệnh đạt 92,19% đối với bệnh đạo ôn. Hai bệnh đốm nâu và cháy bìa lá thì dịch trích
cho hiệu quả cao nhất ở thời điểm 55 NSKS, lần lượt là 72,84% và 66,17% đến thời
điểm 70 NSKS thì hiệu quả giảm bệnh giảm xuống. Đối với dịch trích cỏ hôi, khả
năng hạn chế bệnh cao đối với đạo ôn và cháy bìa lá. Hiệu quả giảm bệnh đạo ôn là
83,07%. Đối với bệnh cháy bìa lá, hiệu quả giảm bệnh ở thời điểm 55 NSKS là
55,32% và kéo dài đến thời điểm 70 NSKS là 54,51%. Riêng bệnh đốm nâu, khả năng
hạn bệnh của cỏ hôi không cao khi hiệu quả giảm bệnh ở cả ba thời điểm khảo sát đều
thấp hơn 50%. Có thể kết luận dịch trích cỏ cứt heo và cỏ hôi đạt hiệu quả tốt trong
việc phòng trừ các bệnh hại lúa.


x


MỞ ĐẦU
Lúa là loại cây lương thực được trồng phổ biến trên thế giới, nhất là ở khu vực
châu Á, cây lúa cũng góp phần quan trọng vào việc bình ổn an ninh lương thực trên
toàn cầu. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, theo số
liệu của tổng cục thống kê (2009) tổng diện tích trồng lúa ở nước ta khoảng 7,44 triệu
ha đạt sản lượng 38,9 triệu tấn, trong năm 2009 nước ta cũng đã xuất khẩu khoảng 6
triệu tấn gạo đạt tổng giá trị 2,6 tỉ USD.
Ở Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất của cả nước với diện
tích canh tác hàng năm khoảng 3,87 triệu ha ước đạt sản lượng trên 20 triệu tấn (Tổng
cục thống kê, 2009). Tuy nhiên, hàng năm sản lượng lúa thất thu khoảng 7% do bệnh
hại (Phạm Văn Kim, 2000). Do nước ta nằm trong vùng nhiệt đới nên rất thuận lợi
cho dịch bệnh phát triển, có thể kể đến một số bệnh quan trọng như: đạo ôn
(Pyricularia grisea (Cook) Sacc.), đốm nâu (Bipolaris oryzae), đốm vằn (Rhizoctonia
solani (Kuhn)), cháy bìa lá lúa (Xanthomonas oryzae pv. oryzae), … Ngoài ra, việc
thâm canh tăng vụ cũng đã tạo điều kiện thuận cho bệnh hại bộc phát, gây thiệt hại
nghiêm trọng làm giảm năng suất lúa, ảnh hưởng đến phẩm chất gạo, đây là vấn đề
quan trọng cần giải quyết.
Hiện nay, để đối phó với bệnh hại trên lúa, hầu hết nông dân đều sử dụng thuốc
hóa học là chính. Nhưng việc sử dụng thuốc hóa học trên diện rộng trong thời gian dài
đã dẫn đến tình trạng kháng thuốc, ô nhiễm môi trường và gây mất cân bằng sinh thái,
ngoài ra việc dùng thuốc hóa học cũng làm ảnh hưởng đến phẩm chất gạo, làm tăng
giá thành sản xuất và giảm lợi nhuận. Những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu theo
hướng phòng trừ sinh học nhằm giảm chi phí đầu tư và thân thiện hơn với môi trường
đặc biệt là các nghiên cứu về dịch trích từ thực vật. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Chí Cương (2002) cho thấy dịch trích từ 28 loại thực vật có khả năng hạn chế bệnh
đạo ôn trên lúa, nghiên cứu của Hiệp Kỳ Dương (2010) cũng kết luận dịch trích cỏ hôi
có khả năng hạn chế bệnh đạo ôn, đốm nâu và cháy bìa lá. Ngoài ra, cỏ hôi, cỏ cứt heo

và sống đời cũng có hiệu quả tốt trong hạn chế bệnh cháy bìa lá lúa (Nguyễn Tuyết
Minh, 2009), thí nghiệm của Trần Quốc Tuấn (2009) cũng cho thấy dịch trích từ cỏ
hôi, cỏ cứt heo và sống đời có khả năng hạn chế bệnh đốm nâu…
Do đó đề tài “Đánh giá khả năng hạn chế bệnh hại lúa của dịch trích cỏ cứt heo
(Ageratum conyzoides L.) và cỏ hôi (Eupatorium odoratum L.) tại huyện Cờ Đỏ - TP.
Cần Thơ, vụ Hè Thu 2010” nhằm đánh giá khả năng hạn chế bệnh của dịch trích từ cỏ
cứt heo và cỏ hôi đối với một số bệnh quan trọng trên lúa trong điều kiện đồng ruộng.
Làm cơ sở để triển khai cho việc ứng dụng rộng rãi trong thực tế.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 SƠ LƯỢC VỀ BỆNH ĐẠO ÔN
1.1.1 Nguồn gốc, phân bố và thiệt hại
Bệnh đạo ôn hay còn gọi là cháy lá là bệnh có lịch sử lâu đời nhất trong các bệnh
trên lúa. Bệnh được phát hiện đầu tiên ở Ý năm 1560, sau đó là Trung Quốc năm
1637, Nhật Bản năm 1760, Mỹ năm 1906 và Ấn Độ năm 1913… (Vũ Triệu Mân,
2007).
Đạo ôn là một trong những bệnh phổ biến và gây thiệt hại nặng ở các nước trồng
lúa và đã có mặt ở hơn 80 quốc gia trồng lúa trên toàn thế giới. Ở nước ta, Vincens
(người Pháp) đã phát hiện bệnh ở Nam bộ vào năm 1921. Năm 1951 Roger (người
Pháp) đã xác định sự xuất hiện và gây hại của bệnh ở Bắc bộ (Vũ Triệu Mân, 2007).
Tại đồng bằng sông Cửu Long, hàng năm thường có 2 cao điểm của bệnh cháy lá vào
các tháng 11 - 12 và 5 - 6 dương lịch. Các huyện Châu Thành, Cai Lậy, Chợ Gạo Tiền Giang, Phú Tân, Chợ Mới - An Giang, Thạnh Trị - Cần Thơ là nơi thường có
bệnh (Võ Thanh Hoàng, 1993).
Bệnh được xem là một trong những bệnh quan trọng trên lúa vì bệnh có thể làm
cho lúa bị cháy rụi hoàn toàn nếu bị nhiễm ở giai đoạn mạ hay giai đoạn nảy chồi, nhất
là khi có điều kiện thời tiết thuận lợi. Nếu nhiễm trễ ở giai đoạn trổ, bệnh làm thối đốt

thân, thối cổ gié nên làm đỗ gãy, làm hạt bị lem lép và giảm trọng lượng. Ở Nhật, số
liệu từ năm 1953 - 1960, cho thấy sản lượng thất thu hàng năm từ 1,4 - 7,3%, trung
bình là 2,98%. Tính riêng trong năm 1960, thất thu do bệnh đạo ôn chiếm 24,8% trong
tổng số thất thu do sâu, bệnh, bão lụt… Đối với bệnh thối cổ gié, người ta ước tính, cứ
10% gié bị nhiễm bệnh thì năng suất thất thu 6% và tỉ lệ hạt kém phẩm chất gia tăng
5% (Võ Thanh Hoàng, 1993).
1.1.2 Tác nhân và triệu chứng
Tác nhân gây bệnh là nấm Pyricularia grisea (Cooke) Sacc. ở giai đoạn sinh sản
vô tính, còn ở giai đoạn sinh sản hữu tính có tên là Magnaporth grisea. Nấm còn được
đặt tên khác là Pyricularia oryzae Cavara, Dactylaria oryzae (Ou,1983) thuộc lớp
nấm Bất toàn.
Nấm bệnh có thể tấn công trên lá, đốt thân, cổ gié, nhánh gié và hạt. Trên lá, đặc
điểm của vết bệnh có thể thay đổi tùy theo tuổi cây, điều kiện thời tiết và tính nhiễm
của giống. Trên giống nhiễm, vết bệnh ban đầu chỉ là đốm úng nước nhỏ, màu xám
xanh. Sau đó vết bệnh lan ra tạo vết hình mắt én, hai đầu hơi nhọn, tâm xám trắng,
viền nâu (Hình 1.1a) (Võ Thanh Hoàng, 1993). Vết bệnh phát triển hoàn toàn đạt tới 1
- 1,5cm chiều dài và 0,3 - 0,5cm chiều rộng (Ou, 1983). Nếu trời ẩm và giống có tính
nhiễm cao vết bệnh sẽ có màu xám xanh do đài và bào tử nấm phát triển trên đó, viền
nâu hẹp, hơi mờ có quầng màu vàng quanh vết bệnh (Hình 1.1b). Trên giống kháng
2


mạnh, đốm bệnh là những đốm nâu nhỏ từ bằng đầu kim đến 1 - 2mm. Ở giống kháng
vừa, vết bệnh có hình tròn hay hình trứng, tâm xám trắng, viền nâu 2 - 3mm. Trên
thân, cổ gié, nhánh gié vết bệnh có màu nâu sậm đến nâu đen. Trời ẩm, vết bệnh ướt
và có mốc xám xanh, trời khô vết bệnh bị nhăn lại. Bệnh làm gãy thân, gãy gié, lép hẹt
hay giảm trọng lượng hạt. Trên hạt, vết bệnh là đốm tròn, viền nâu, tâm xám trắng,
đường kính 1 - 2mm (Võ Thanh Hoàng, 1993) hoặc có thể không có hình dạng nhất
định mà chỉ là một vết màu nâu (Vũ Triệu Mân, 2007).


a

b

Hình 1.1 Triệu chứng bệnh đạo ôn
(Nguồn Trần Thị Thu Thủy, 2009)
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bệnh
Sự phát sinh, phát triển của bệnh chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các điều kiện thời
tiết như nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, mưa, gió,… Trong điều kiện trời mát, nhiều sương
mù, ẩm độ cao sẽ rất thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhiễm, phát triển và lây lan đặc biệt
là khi có gió. Tuy nhiên mưa lại làm hạn chế khả năng lây lan của bệnh vì bệnh lan
truyền chủ yếu bằng bào tử, mưa sẽ làm bào tử trôi theo nước không thể theo gió lan
truyền sang những nơi khác.
Điều kiện đất đai cũng ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của bệnh, ở những
chân ruộng nhiều mùn, trũng ẩm, khó thoát nước, những vùng đất mới vỡ hoang, đất
nhẹ, giữ nước kém, khô hạn và những chân ruộng có lớp sét nông rất phù hợp cho
nấm bệnh đạo ôn phát triển và gây hại (Vũ Triệu Mân, 2007).
Ngoài ra, phân bón cũng giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát sinh phát
triển của bệnh đạo ôn ngay cả ở những năm thời tiết không thuận lợi cho nấm phát
triển nhưng do bón phân không hợp lí tạo điều kiện thúc đẩy bệnh phát sinh và gây hại
mạnh (Vũ Triệu Mân, 2007). Mức độ ảnh hưởng của phân đạm tới bệnh biến động tùy
theo loại đất, phương pháp bón và diễn biến khí hậu khi bón phân cho cây. Khi sử
dụng dạng đạm tác dụng nhanh như ammonium sunfat quá nhiều, quá muộn hoặc bón
vào lúc nhiệt độ không khí thấp và cây còn non đều làm tăng tỉ lệ và mức độ gây hại
của bệnh (Vũ Triệu Mân, 2007) hay nói cách khác lượng đạm hóa học bón vào cho
ruộng lúa càng cao thúc đẩy bệnh phát triển nặng thêm (Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen,
3


1993). Nếu bón phân lân vừa đủ cho nhu cầu phát triển của cây thì bệnh sẽ nhẹ, nhưng

nếu bón vượt nhu cầu thì bệnh sẽ nặng, nhất là khi đã bón nhiều đạm. Đối với kali, nếu
bón một lượng vừa đủ cho cây thì bệnh sẽ giảm, nhưng nếu bón quá nhiều, nhất là khi
đã bón quá nhiều phân đạm thì bệnh sẽ gia tăng, nếu bón thêm magiê khi bón phân
kali thì bệnh sẽ giảm (Võ Thanh Hoàng, 1993).
Mật độ gieo sạ và giống lúa cũng có ảnh hưởng rất rõ đối với bệnh đạo ôn, khả
năng kháng hay nhiễm của giống là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát
triển của bệnh. Mật độ sạ cũng quan trọng không kém, đối với những ruộng gieo sạ
dày khả năng nhiễm bệnh là rất cao (Vũ Triệu Mân, 2007).
1.1.4 Biện pháp quản lí bệnh
Sử dụng giống kháng là một trong những biện pháp quản lí bệnh hàng đầu hiện
nay. Tuy nhiên, nấm gây bệnh đạo ôn là nấm rất dễ biến dị và có khả năng tạo nhiều
nòi gây bệnh khác nhau. Giữa các địa phương khác nhau hay giữa các mùa vụ trong
cùng một địa phương, do có sự khác nhau về giống canh tác, điều kiện môi trường…
nòi gây bệnh cũng sẽ khác nhau. Nên tùy từng địa phương, mùa vụ, điều kiện môi
trường… mà chọn giống kháng phù hợp để gieo sạ (Vũ Triệu Mân, 2007).
Cũng cần chú ý đến kỹ thuật canh tác, cần dọn sạch tàn dư rơm rạ trước khi vào
mùa vụ mới nhất là đối với các ruộng đã từng nhiễm bệnh. Trước khi gieo sạ nên xử lí
giống để tiêu diệt mầm bệnh bằng cách ngâm hạt bằng nước nóng 540C trong 10 phút
(Vũ Triệu Mân, 2007) hoặc trộn giống sau khi ngâm với Copper-B, Fundozol,
Roval… (Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen, 1993), cũng có thể áo hạt với Biosar 12 giờ
trước khi gieo sạ (Trần Thị Thu Thủy, 2009). Ngoài các biện pháp trên, cũng cần phải
chú ý bón phân đạm, lân, kali hợp lý, đúng giai đoạn, không bón đạm tập trung vào
giai đoạn cây lúa dễ nhiễm bệnh. Chú ý luôn giữ cho ruộng lúa đầy đủ nước, nhất là
khi bệnh xuất hiện (Vũ Triệu Mân, 2007).
Có thể phòng bệnh bằng cách phun thêm Biosar khi lúa đạt 25 ngày sau khi sạ,
hoặc kích thích tính kháng bệnh bằng acid benzolar-S-methyl. Khi phát hiện bệnh trên
đồng ruộng cần tiến hành phun thuốc sớm và trừ nhanh. Một số thuốc hóa học sử dụng
để phòng trừ bệnh như Fuji - one 40EC, Fuan 40EC, Beam 75WP, Flash 75WP,
Triazol 20WP, Rabcide… (Trần Thị Thu Thủy, 2009). Ngoài ra cũng cần phải bơm
nước vào ruộng nếu ruộng khô để làm giảm độ ẩm, tạm ngưng bón đạm…

1.2 SƠ LƯỢC VỀ BỆNH ĐỐM NÂU
1.2.1 Nguồn gốc, phân bố và thiệt hại
Breda de Haan (1900) là người đầu tiên mô tả về bệnh. Bệnh có phạm vi phân bố
rất rộng, phổ biến ở tất cả các nước trồng lúa thuộc châu Á, châu Mỹ và châu Phi (Ou,
1983). Ở Việt Nam, bệnh đốm nâu không biết ghi nhận có từ lúc nào. Tuy nhiên ở
đồng bằng sông Cửu Long, bệnh được ghi nhận gây hại nặng ở một số tỉnh trong năm
1979 và 1980 như ở Tiền Giang và Long An (Trần Thị Thu Thủy, 2002).
4


Bệnh đốm nâu cũng là một trong những bệnh gây hại nghiêm trọng trên lúa, thiệt
hại kinh tế rất đáng kể. Bệnh nhẹ sẽ làm ảnh hưởng đến sức tăng trưởng của cây lúa,
phẩm chất hạt cũng như năng suất, tuy nhiên khi bệnh nặng sẽ làm chết mạ và giảm
năng suất nghiêm trọng. Theo ghi nhận của Grist (1986) thì bệnh đốm nâu là nguyên
nhân chính gây ra nạn đói làm chết khoảng 1,5 triệu người tại Bengal, Ấn Độ vào năm
1942. Ở Philippines năm 1918 có 10 - 58% và ở Buerto Rico có 15% cây mạ bị chết.
Bệnh còn làm giảm 20 - 40% năng suất lúa ở Ấn Độ (Vidhyasekaran & Ramados,
1973 được trích dẫn bởi Võ Thanh Hoàng, 1993). Tại Việt Nam, trong những năm 60
bệnh gây hại nặng trên mạ làm mạ còi cọc, chết khô… gây tình trạng thiếu mạ ở một
số vùng trồng lúa. Năm 1969 - 1970 bệnh đốm nâu đã xuất hiện ở nhiều vùng trên các
giống lúa mới và vụ mùa 1971 bệnh phổ biến ở khắp các vùng trồng lúa ở nước ta.
Bệnh làm tăng số hạt lép, giảm khối lượng hạt ảnh hưởng tới năng suất, bệnh nặng kéo
dài tới cuối kỳ sinh trưởng có thể làm cây lúa cằn lại, trổ kém (Vũ Triệu Mân, 2007).
Ở đồng bằng sông Cửu Long, gần đây bệnh đã gây hại trên diện tích lớn ở huyện Tân
Phước, Tiền Giang và gây hại nặng trên giống MTL87, thất thu năng suất được ước
tính đến 20%, nhưng ở một vài ruộng thiệt hại có thể lên đến 70% (Trần Thị Thu
Thủy, 2002). Ngoài ra bệnh có thể gây đốm nâu trên hạt, khoảng 50% hạt có triệu
chứng lem lép (Võ Thanh Hoàng, 1993).
1.2.2 Tác nhân và triệu chứng
Nấm Bipolaris oryzae là tác nhân gây bệnh đốm nâu thuộc lớp nấm Bất toàn ở

giai đoạn sinh sản vô tính, giai đoạn sinh sản hữu tính là Cochliobolus miyabeanus
thuộc lớp nấm Nang.
Nấm Bipolaris oryzae có thể gây hại trên lá, bẹ lá, vỏ hạt, thân và các nhánh
bông, tuy nhiên ít gặp trên rễ của các cây mạ non và trên thân. Triệu chứng rõ ràng
nhất của bệnh thể hiện trên lá và vỏ hạt lúa (Ou, 1983).
Trên lá, vết bệnh có hình bầu dục, kích thước và hình dạng giống như hạt vừng,
chúng phân bố tương đối đồng đều trên mặt lá (hình 1.2). Vết bệnh màu nâu, trung tâm
màu xám trắng (Ou, 1983) có hình bầu dục và dài khoảng 3 - 5mm (Trần Thị Thu
Thủy, 2002). Vết bệnh mới chỉ là những đốm nhỏ, tròn có đường kính 0,5 - 1mm hoặc
có thể xuất hiện dưới dạng các chấm, vệt nhỏ màu nâu đậm hay nâu đen. Trên các
giống nhiễm vết bệnh có thể lớn hơn nhiều và đạt chiều dài tới 1cm, đôi khi các vết
bệnh phát triển nhiều làm cho lá bị khô. Trên vết bệnh có thể quan sát thấy những
vùng hoặc đường đồng tâm (Ou, 1983).
Trên hạt, vỏ hạt lúa xuất hiện các vết đen hoặc nâu đậm, trong những trường hợp
bệnh nặng, các vết bệnh có thể bao phủ phần lớn hoặc toàn bộ bề mặt vỏ hạt. Trong
điều kiện khí hậu thuận lợi, trên vết bệnh xuất hiện những cành bào tử và bào tử màu
nâu đậm giống như một lớp nhung mịn. Trong những trường hợp đó nấm có thể xâm
nhập vào hạt và để lại những vết đen nhạt trên nội nhũ (Ou, 1983).
5


Hình 1.2 Triệu chứng bệnh đốm nâu
(Nguồn Trần Thị Thu Thủy, 2009)
Ngoài ra, từ hạt bệnh khi gieo mạ thì diệp tiêu có thể bị các đốm nâu nhỏ, hình
tròn hay trứng. Rễ non cũng có vết bệnh màu đen. Đốt và lóng cũng có khi bị nhiễm
(Võ Thanh Hoàng, 1993).
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bệnh
Nhiệt độ tối thích cho sự phát triển của bệnh là từ 25 - 300C, theo ghi nhận của
Võ Thanh Hoàng (1993) ở 250C và độ ẩm không khí trên 89% sẽ thích hợp cho bào tử
nấm xâm nhập và gây hại. Khi trời có nhiều sương mù, ánh sáng yếu sẽ thích hợp cho

sự phát triển của vết bệnh cũng như sự sinh sản của các bào tử nấm. Ngoài ra, nước tự
do trên mặt lá cũng là điều kiện thuận lợi cho quá trình xâm nhiễm của nấm. Ẩm độ
không khí cao và ẩm độ đất thấp không những làm hạn chế việc hấp thu silicat và
potassium mà còn làm giảm hàm lượng SiO2 và K2O trong lá, nên làm tế bào cây dễ
nhiễm bệnh (Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen, 1993)
Ở những vùng đất cạn hay khô, lúa dễ bị nhiễm bệnh hơn ở đất ngập nước hay
ướt. Có thể nói kích thước và số lượng vết bệnh tỉ lệ nghịch với ẩm độ của đất (Võ
Thanh Hoàng, 1993). Bệnh thường phát triển trên các ruộng lúa thiếu dinh dưỡng hoặc
các ruộng bị phèn, mặn, ngộ độc chất hữu cơ… (Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen, 1993).
Đồng thời, khi bón đạm thấp đặc biệt là các giống lúa dài ngày nếu thiếu đạm vào thời
kì làm đòng sẽ làm bệnh phát triển mạnh (Vũ Triệu Mân, 2007). Đốm nâu cũng xảy ra
trong điều kiện cây lúa thiếu kali, silic, mangan hoặc magiê, hay ở đất có chứa
hiđrosunphit gây thối rễ lúa. Ngược với các nguyên tố khác, lân tỉ lệ thuận với tính
mẫn cảm, nghĩa là cây ít mẫn cảm hơn khi liều lượng lân ít hơn (Ou, 1983). Tuy nhiên
khi bón phân cân đối và đầy đủ, nhưng lại bón tập trung vào giai đoạn đầu bệnh cũng
sẽ nặng hơn so với bón rải rác nhiều lần (Vũ Triệu Mân, 2007).
6


1.2.4 Biện pháp quản lí bệnh
Sử dụng giống có tính kháng luôn là biện pháp quản lí bệnh đầu tiên cần áp dụng,
đặc biệt trên các ruộng thường bị bệnh gây hại. Chú ý lựa chọn giống sạch bệnh,
không có các vết bệnh trên hạt, cũng như không xuất phát từ các ruộng hoặc địa
phương có dịch bệnh xảy ra. Trước khi gieo sạ cũng cần phải xử lí hạt giống bằng cách
ngâm hạt trong nước nóng 540C trong 10 phút hoặc xử lý nước muối 15% trong 10
phút, cũng có thể khử hạt bằng chất kích kháng trước khi gieo sạ (Trần Thị Thu Thủy,
2009).
Trong quá trình canh tác cần lưu ý điều tiết nước hợp lí, nên giữ mực nước sâu
khoảng 5 - 10cm, không để lúa bị hạn hoặc ngập úng quá. Phải bón phân đầy đủ, cân
đối, chia làm nhiều đợt và tập trung vào giai đoạn lúa cần nhiều dinh dưỡng như đẻ

nhánh, làm đòng. Trên các chân đất chua cần phải bón thêm vôi để cải tạo đất (Vũ
Triệu Mân, 2007). Khi mùa vụ kết thúc nên thu dọn tàn dư rơm rạ, cỏ dại để tiêu diệt
mầm bệnh nhất là ở các ruộng nhiễm bệnh. Ngoài ra có thể phun các loại thuốc gốc
đồng để ngừa bệnh.
Nếu ruộng lúa xuất hiện bệnh, nên sớm có biện pháp trị bệnh để hạn chế tác hại
và tránh lây lan. Có thể sử dụng một số thuốc hóa học để phun như: New Hinosan
30EC, Kitazin 50EC, Rovral 50WP, Zineb 80WP (Vũ Triệu Mân, 2007), Copper Zinc
0,2%, Benomyl 0,1%, Copper-B 0,2%… (Võ Thanh Hoàng, 1993).
1.3 SƠ LƯỢC VỀ BỆNH CHÁY BÌA LÁ
1.3.1 Nguồn gốc, phân bố và thiệt hại
Bệnh cháy bìa lá hay còn gọi là bệnh bạc lá được phát hiện đầu tiên vào năm
1884 tại Fukuoda, Nhật Bản. Sau đó bệnh bắt đầu xuất hiện ở nhiều nơi khác, lúc đầu
người ta cho rằng đây là một hiện tượng sinh lý nhưng đến năm 1908, Takaishi xác
định là do vi khuẩn (Võ Thanh Hoàng, 1993).
Bệnh phổ biến ở hầu khắp các nước trồng lúa trên thế giới, đặc biệt ở Nhật Bản,
Trung Quốc, Philippines, Ấn Độ… Ở Việt Nam, bệnh đã được phát hiện từ lâu trên
các giống lúa mùa cũ. Đăc biệt từ năm 1965 - 1966 trở lại đây, bệnh thường xuyên phá
hoại một cách nghiêm trọng các vùng trồng lúa trên các giống nhập nội có năng suất
cao (Vũ Triệu Mân, 2007).
Theo ghi nhận của Shamar (2006) bệnh cháy bìa lá gây hại nặng ở vùng nhiệt
đới, làm giảm 6 - 60% năng suất. Ở Nhật, trên các ruộng nhiễm nặng, năng suất có thể
thất thu 20 - 30%, có khi lên đến 50%. Bệnh cũng gây hại nghiêm trọng ở Ấn Độ,
Philippines và Indonesia (Võ Thanh Hoàng, 1993). Ở Việt Nam, năm 1970 trên diện
tích lúa mùa cấy giống NN8 bị bệnh ở mức độ 60 - 100%, làm giảm năng suất từ 30 60% (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1999). Bệnh thường phát triển ở giai đoạn lúa
làm đòng, làm tăng tỉ lệ hạt lép, lửng và giảm năng suất, phẩm chất, trọng lượng hạt. Ở
đồng bằng sông Cửu Long, bệnh cháy bìa lá thường xuất hiện ở giai đoạn trổ trở về
7


sau, ảnh hưởng rõ nét nhất là tăng số hạt lép, tuy nhiên mức độ thất thu năng suất chưa

được ước lượng (Võ Thanh Hoàng, 1993).
1.3.2 Tác nhân và triệu chứng
Bệnh cháy bìa lá lúa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae hay còn gọi là
Xanthomonas campestris pv. oryzae gây ra. Vi khuẩn thuộc nhóm Gram âm, có lớp
capsule khá bền vững và không tạo bào tử.
Khi vi khuẩn xâm nhập vào lá, phiến lá xuất hiện những đường kẻ dài không đều
(Agrios, 2005) hoặc phiến lá có màu vàng hay xanh xám nhợt nhạt, dạng như nhũng
nước. Vết bệnh ở một bên hoặc cả hai bên phiến lá, vết bệnh cũng có thể bắt đầu từ
một vết thương ở giữa lá rồi lan dần ra. Từ nơi khởi đầu vết bệnh lan dần ra khắp
phiến lá và có thể làm cho cả lá bị cháy khô (Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen, 1993).
Phần mô bệnh sẽ trở thành màu xám trắng do sự phát triển của nhiều loại nấm hoại
sinh (Võ Thanh Hoàng, 1993). Thông thường ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe
được phân biệt rõ ràng, giới hạn theo đường gợn sóng màu vàng hoặc không vàng, có
khi chỉ là một đường viền màu nâu đứt quãng hay không đứt quãng (hình 1.3). Ở điều
kiện nhiệt độ, ẩm độ cao, trên bề mặt vết bệnh dễ xuất hiện những giọt dịch vi khuẩn
hình tròn nhỏ, màu vàng lục, có khi ở dạng keo đặc có màu nâu hổ phách (Vũ Triệu
Mân, 2007).
Ngoài triệu chứng bệnh trên lá, ở lúa mới cấy khoảng 10 - 20 ngày, còn gặp triệu
chứng cháy khô cả bụi (triệu chứng Kesek). Đây là trường hợp vi khuẩn xâm nhập vào
lúa qua các vết thương ở rễ trong lúc nhổ mạ và cấy (Võ Thanh Hoàng, 1993).

Hình 1.3 Triệu chứng bệnh cháy bìa

1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bệnh
Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bệnh, theo ghi nhận của Võ Thanh
Hoàng (1993) nhiệt độ không khí tương đối cao (25 - 300C) thì thuận lợi cho sự phát
triển của bệnh. Thời gian ủ bệnh trong cây cũng ngắn hơn.
8



Bệnh phát triển và gây hại quanh năm nhưng nặng nhất là vào mùa mưa, mưa
bão sẽ làm lá lúa bị tổn thương, và mực nước trong ruộng tăng cao, đây là điều kiện
cực kì thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Ngoài ra mưa cũng sẽ mang theo
các giọt dịch vi khuẩn xuống nước, vi khuẩn sẽ theo nước lây lan trong cả ruộng cũng
như là các ruộng khác. Chính vì vậy ta có thể nói bệnh có tương quan rất chặt với số
lượng ngày mưa và vũ lượng (Võ Thanh Hoàng, 1993).
Ở những vùng đất màu mỡ, nhiều chất hữu cơ, bệnh thường phát triển hơn ở chân
đất xấu, cằn cỏi, phân đạm vô cơ có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát sinh phát triển của
bệnh (Võ Thanh Hoàng, 1993) nên khi bón quá nhiều đạm, bón thúc muộn, thiếu lân
và kali, hoặc thừa silicat và magiê đều làm bệnh phát triển nhanh. Tuy nhiên, ảnh
hưởng của đạm đến bệnh chủ yếu là do đạm thúc đẩy sinh trưởng dinh dưỡng của cây
và làm tăng độ ẩm (Ou, 1983).
Gieo sạ với mật độ dày cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp bệnh
phát triển và lây lan nhanh chóng. Vì khi đó độ ẩm trong ruộng sẽ rất cao và các lá lúa
chạm vào nhau rất dễ tạo vết thương cũng như dễ mang mầm bệnh từ cây này sang cây
khác.
1.3.4 Biện pháp quản lí bệnh
Bệnh cháy bìa lá rất khó trị và gây thiệt hại nghiêm trọng nên việc phòng trị bệnh
rất được quan tâm, tuy nhiên phòng bệnh mới là biện pháp chủ yếu.
Cần chú ý canh tác đúng kỹ thuật, nên sử dụng giống xác nhận, nhất là giống có
tính kháng và nên xử lí hạt giống trước khi gieo sạ. Bón phân đúng kỹ thuật, đúng giai
đoạn, bón đạm nặng đầu nhẹ cuối, bón thúc sớm và cân đối với kali, ruộng lúa cần
điều chỉnh mức nước thích hợp, nên để mức nước nông (5 - 10cm), nhất là sao khi lúa
đẻ nhánh, nếu thấy bệnh chớm xuất hiện thì có thể rút nước, tháo nước để khô ruộng 2
- 3 ngày để hạn chế sự sinh trưởng của cây (Vũ Triệu Mân, 2007). Khi nhổ mạ để cấy,
chú ý không nên làm đứt rễ mạ cũng không nên cắt rễ và lá của mạ, nếu ruộng lúa có
bệnh xuất hiện nên ngưng bón phân đạm cho các giai đoạn sau của cây lúa (Phạm Văn
Kim và Lê Thị Sen, 1993).
Theo Trần Thị Thu Thủy (2009), khi bệnh xuất hiện có thể pha 2kg vôi với 16 lít
nước, sau đó lấy phần nước trong để phun trị bệnh. Chú ý không nên rút nước ra tránh

làm cây lúa bị nóng. Ngoài ra cũng có thể sử dụng thuốc Kasuran, Starner, Copperzinc 85,…để phun trị bệnh.
1.4 SỰ KHÁNG BỆNH CỦA CÂY TRỒNG
Khi cây trồng bị mầm bệnh tấn công cây luôn luôn có khuynh hướng chống lại
mầm bệnh. Nếu cây không đủ sức chống lại sự gây hại của mầm bệnh ta nói cây ấy bị
nhiễm bệnh. Trong khi đó, cũng cùng loài cây ấy nhưng giống khác lại có khả năng
chống lại được với bệnh, cây không bị hại hoặc thiệt hại không đáng kể, ta gọi giống
cây ấy kháng bệnh (Phạm Văn Kim, 2000).
9


Theo Phạm Văn Kim (2000) xét về khía cạnh cách kháng bệnh có 2 nhóm cơ chế
kháng bệnh: kháng bệnh thụ động và kháng bệnh chủ động.
1.4.1 Kháng bệnh thụ động
Kháng bệnh thụ động là do cấu tạo cơ thể của cây có các đặc tính làm cho mầm
bệnh không tấn công được hoặc không gây hại được cho cây ấy. Các cấu tạo này do
bẫm sinh đã có sẵn từ khi sinh ra, dù có hoặc không có sự hiện diện của mầm bệnh. Có
thể xếp các cơ nguyên kháng bệnh thụ động vào ba nhóm
* Kháng bệnh do cấu tạo cơ thể của cây
Do bẫm sinh, cơ thể của cây có đặc tính làm ngăn cản sự xâm nhiễm của một số
ký sinh gây bệnh. Một số đặc tính giúp cây kháng bệnh như: độ dày lớp cutin, lớp sáp
bao che bên ngoài biểu bì lá, đặc điểm của lớp lông trên mặt ngoài của lá, số lượng,
kích thước và hình dạng của khí khổng hoặc kích thước của mạch nhựa, ngoại hình
của cây…
* Kháng bệnh do chức năng sinh lý của cây
Chức năng sinh lý của cây có ý nghĩa rất lớn trong sự kháng bệnh của cây trồng,
bởi vì các hoạt động sinh lý của cây nếu ăn khớp với hoạt động gây bệnh của ký sinh,
thì cây sẽ trở thành dễ nhiễm bệnh. Ngược lại, nếu các hoạt động này không phù hợp,
lại có thể là các trở ngại lớn làm cho ký sinh không phát triển và gây bệnh được. Các
yếu tố có ảnh hưởng đến tính kháng bệnh như: chế độ hoạt động của khí khổng, khả
năng hàn gắn vết thương, sự trao đổi các chất, đặc điểm nảy mầm của hạt giống…

* Kháng bệnh do chất hóa học chứa sẵn trong dịch cây
Độ chua của dịch tế bào có ảnh hưởng một phần đến sự phát triển của ký sinh khi
đã xâm nhập vào bên trong cây. Các chất tích lũy trong tế bào như: antoxianin, các
hợp chất phenol, các chất tannin, các chất kích thích sinh trưởng…, các chất này có
sẵn trong mô cây và có khả năng ngăn cản sự phát triển của ký sinh. Nhờ đó cây trở
nên kháng với bệnh.
Hay nói cách khác, kháng bệnh thụ động là sự bảo vệ tự nhiên của cây trồng
chống lại bệnh do các loại cấu trúc rào cản có sẵn, trước khi có sự tấn công của mầm
bệnh (Sticher và ctv, 1997).
1.4.2 Kháng bệnh chủ động
Kháng bệnh chủ động là khi cây bị mầm bệnh tấn công sẽ sản sinh ra các cơ chế
chống lại với mầm bệnh. Trong tình trạng không có mầm bệnh, các cơ chế này không
có sẵn trong cây hoặc có nhưng với mức rất kém không đủ để chống lại với mầm bệnh.
Chỉ khi có sự hiện diện của mầm bệnh, cơ chế này mới được tăng cường đến mức đủ
chống lại với mầm bệnh (Phạm Văn Kim, 2000).
Cây trồng có thể có các cơ nguyên kháng bệnh chủ động sau:
* Cây tạo ra các cấu trúc đặc biệt để chống lại sự xâm nhiễm tiếp theo
- Sự hình thành tầng mô rổng: để đối phó với sự xâm nhiễm của nấm, vi khuẩn
và ngay cả với virus, một số giống kháng bệnh có khả năng hình thành ngay bên cạnh
10


mô đã bị nhiễm bệnh nhiều lớp tế bào rổng. Khi mầm bệnh tiến tới tầng tế bào rổng
mầm bệnh không thể tiến xa hơn nữa. Ngoài ra, tầng mô rổng ngăn cản sự lưu thong
của dòng dinh dưỡng và nước trong cây, không để cho dinh dưỡng đến mô có mầm
bệnh, làm cho mầm bệnh thiếu dinh dưỡng và chết dần.
- Sự hình thành tầng rụng: Ở một số loài cây vùng ôn đới, khi lá bị nấm hoặc vi
khuẩn hoặc virus xâm nhiễm và gây hại, phía trên nơi nhiểm bệnh, tế bào lá hình thành
một tầng rụng, tức là một tầng tế bào có thể tách rời và gây nên sự rụng phiến lá bên
dưới tầng rụng này. Với sự hình thành tầng rụng cây chấp nhận mất đi phần lá bên

dưới, nhưng sẽ loại được mầm bệnh khỏi cây.
- Sự hình thành các bướu tyloz trong mạch nhựa: ở một số giống cây khi bị mầm
bệnh chuyên tấn công mạch nhựa xâm nhiễm, mạch mộc của cây tự hình thành các
bướu từ vách trong của mạch. Các bướu này là do tế bào chất rịnh ra theo các lỗ ở dọc
vách của mạch mộc, rồi phình to dần. Các bướu tyloz này có vách là celluloz và có
nhiều kích cỡ cũng như với số lượng lớn. Do đó, các bướu này sẽ đóng kín mạch nhựa
ngăn cản sự tiến tới của mầm bệnh.
- Sự hình thành chất keo (gum) bao quanh vết bệnh ở thân cây: một số cây khi bị
mầm bệnh xâm nhập vào thân, cây có khả năng tiết ra nhiều loại keo đóng ở các tế bào
lân cận nơi bị nhiễm bệnh. Càng lúc chất keo càng nhiều và hình thành một vùng chất
keo bao chung quanh vết bệnh. Mầm bệnh không thể lan qua được vùng có chất keo
nên bị cô lập, đói dần rồi chết.
* Cây tiết ra các kháng sinh thực vật để chống lại với mầm bệnh
Khi bị mầm bệnh tấn công, ở giống kháng bệnh, cây có khả năng tích tụ các hóa
chất cần thiết để chống lại mầm bệnh. Các hóa chất này ở dạng các hợp chất của
phenol, hoặc các polyphenol, hoặc các enzyme, hoặc các chất có tính trung hòa các
độc tố của mầm bệnh, ngoài ra còn có các chất được gọi là các kháng sinh thực vật
(phytoalexine) có tác dụng diệt mầm bệnh.
* Phản ứng tự chết (phản ứng siêu nhạy cảm) của mô cây kháng bệnh
Ở một số giống kháng bệnh của cây trồng chúng ta còn thấy phản ứng rất đặc
biệt của cây khi bị mầm bệnh tấn công là tự chết từng đám tế bào nơi bị xâm nhiễm.
Sự tự chết quá sớm này làm cô lập mầm bệnh, khiến mầm bệnh chết theo. Phản ứng
này được gọi là phản ứng tự chết của mô hay còn gọi là phản ứng siêu nhạy cảm.
1.5 HIỆN TƯỢNG KÍCH KHÁNG
1.5.1 Định nghĩa
Kích kháng là viết tắt của cụm từ “kích thích tính kháng bệnh” ở thực vật.
Kích thích tính kháng bệnh là khi chúng ta dùng một tác nhân (có thể là một vi
sinh vật, cũng có thể là một hóa chất không phải là thuốc bảo vệ thực vật) tác động lên
lá, chồi non hoặc lên hạt, giúp cho cây có khả năng kháng với một bệnh mà ta xem xét.
Nếu chúng ta không tác động kích kháng thì cây ấy nhiễm với bệnh. Như vậy, cây

được kích kháng là cây không có khả năng kháng với bệnh một cách tự nhiên hay nói
11


cách khác là cây thuộc giống nhiễm bệnh. Khi được kích kháng cây trở nên kháng
bệnh ở một mức độ nào đó (Phạm Văn Kim, 2002).
Có hai loại kích kháng: kích kháng tại chỗ và kích kháng lưu dẫn
* Kích kháng tại chỗ: (Local Acquired Resistance - LAR) là khi kích kháng tại
một nơi nào đó trên cây thì khả năng kháng bệnh chỉ thể hiện ở tại nơi đó.
* Kích kháng lưu dẫn: (Systemic Acquired Resistance - SAR) là khi kích kháng
tại một nơi nào đó của cây, tín hiệu kích kháng sẽ được lưu dẫn đi khắp cây làm cho cả
cây đều kháng bệnh.
1.5.2 Cơ chế của hiện tượng kích kháng
Trong bộ gen của tế bào cây có các gen điều khiển tế bào tiết ra các chất giúp mô
cây kháng lại với một số bệnh nào đó. Có những gen có thể điều khiển tế bào tiết ra
các chất có thể kháng được với nhiều bệnh, nhưng có những gen chỉ giúp cho cây
trồng chỉ kháng được với một bệnh nào đó. Tuy nhiên trong tình trạng bình thường,
các gen này lại bị ức chế bởi một gen bên cạnh. Do bị ức chế nên gen này không hoạt
động nên được gọi là gen kháng bệnh ẩn. Khi ta dùng một tác nhân kích kháng nào đó
tác động lên cây thì các tác nhân này sẽ kích thích các thụ thể trên cây tạo ra tín hiệu
và các tín hiệu này được chuyển vào trong nhân tế bào và tác động vào gen điều tiết
làm cho gen điều tiết trở nên bất hoạt, mất đi khả năng ức chế đối với gen kháng bệnh
ẩn. Nhờ đó gen kháng bệnh ẩn trở nên hoạt động và điều khiển tế bào tiết ra các chất
kháng bệnh (Phạm Văn Kim, 2002)
1.5.3 Tác nhân kích kháng
Theo Kloepper và ctv (1993) thì tác nhân kích kháng được chia thành hai nhóm:
tác nhân sinh học và tác nhân phi sinh học.
* Tác nhân kích kháng sinh học
- Tác nhân là vi sinh vật
Vi khuẩn và nấm là hai tác nhân thường được dùng trong nghiên cứu sự kích

kháng chống lại bệnh cây trồng. Các vi sinh vật này phải không có tác động đối kháng
với mầm bệnh mới được xem là tác nhân kích kháng (Phạm Văn Kim, 2002).
Theo Manandhar và ctv (1998), cây lúa được kích kháng bởi chủng nấm
Bipolaris sorokiniana không độc, giúp cây lúa giảm bệnh thối cổ bông và làm tăng
năng suất. Thí nghiệm của Lăng Cảnh Phú và Phạm Văn Kim (2002) cũng đã tìm thấy
khả năng kích kháng của vi khuẩn Flavimonas oryzihabitans ở mật số 106 cfu/ml giúp
cây lúa kháng lại với bệnh cháy lá. Trần Vũ Phến và Phạm Văn Kim (2004) cũng kết
luận nấm Colletotrichum sp. nồng độ 106 - 107 bào tử/ml có khả năng giúp cây lúa
chống lại bệnh cháy lá…
- Tác nhân là dịch trích từ thực vật
Ngoài vi sinh vật thì dịch trích từ các loại thực vật cũng được xem là một tác
nhân kích kháng sinh học. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy dịch trích từ các loại thực
vật có thể kích thích tính kháng bệnh của cây trồng.
12


Paul và Sharma (2002) đã chứng minh dịch trích từ cây neem có khả năng kích
thích cây lúa mạch kháng lại bệnh sọc lá. Ngoài ra, dịch trích từ cây neem còn làm hạn
chế sự nảy mầm của báo tử nấm Erysiphe pisi gây hại trên đậu. Theo Doubrava và ctv
(1998) thì dịch trích của cây spinach có thể giúp cây dưa leo chống lại bệnh thán thư
(trích dẫn bởi Shivakumar, 2001).
* Tác nhân kích kháng phi sinh học
Có thể sử dụng hóa chất không phải là thuốc bảo vệ thực vật để làm tác nhân gây
kích kháng. Các hóa chất này, khi được sử dụng với nồng độ kích kháng, phải không
có tác động trực tiếp lên mầm bệnh mà chỉ có tác động kích thích cây kháng bệnh mới
được xem là tác nhân kích kháng (Phạm Văn Kim, 2002).
Nhiều báo cáo cho thấy có rất nhiều hóa chất có thể sử dụng làm chất kích kháng
như: acid salicylic, acid oxalic, chitosan, acibenzolar-s-methyl, acid acetylsalicylic,
CuCl2, KH2PO4, K2HPO4,…
Nghiên cứu của Ngô Thành Trí và ctv., (2002) cho thấy acibenzolar-s-methyl có

hiệu quả kích thích tính kháng lưu dẫn chống lại bệnh cháy lá lúa, hiệu quả giảm bệnh
là 43,8%. Ngoài ra, acibenzolar-s-methyl cũng có khả năng giúp cây dưa leo kháng lại
nấm Pythium ultimum (Benhamou và Belnger, 1998).
Lopez và ctv (2006) đã chứng minh acid acetylsalicylic kích kháng lưu dẫn giúp
cây khoai tây chống lại bệnh thối nhũng.
Thí nghiệm của Phạm Hoàng Oanh và ctv (2006) ghi nhận ba hóa chất Salicylic
acid (1000ppm), CuCl2 (0,05mM) và KH2PO4 (5mM) có khả năng kích thích tính
kháng bệnh thán thư trên ớt.
Theo Trần Thị Thu Thủy (2002) thì các chất acid salicylic (0,4mM), KH2PO4
(5mM), CuCl2.H2O (0,05mM) và chitosan (200ppm) có khả năng kích thích tính
kháng bệnh đốm nâu trên lúa.
Thí nghiệm của Trương Hồng Hạnh (2008) thì cho thấy khi phun CuCl2
(0,05mM), Oxalic acid (1mM), Oxolinic acid (0,25mM) và Chito-oligosaccharide
(100ppm) lên lúa có khả năng kích thích cây lúa kháng lại bệnh cháy bìa lá thông qua
việc làm giảm chiều dài vết bệnh. Clorua đồng còn có khả năng ức chế sự sinh bào tử
nấm Pyricularia grisea, xử lý bằng áo hạt hay ngâm hạt clorua đồng đều cho kết quả
như nhau và cho hiệu quả giảm bệnh 52,9% (Nguyễn Chí Cương và ctv., 2004). Bên
cạnh đó clorua đồng có tác dụng làm gia tăng hoạt tính catalase, peroxidase cao giúp
cây lúa kháng lại bệnh cháy lá (Ngô Thành Trí và ctv., 2004).
1.5.4 Một số kết quả nghiên cứu về kích thích tính kháng bệnh trên lúa bằng dịch
trích thực vật
Nguyễn Chí Cương (2002) đã tìm được 28 loại dịch trích thực vật có khả năng
kích thích tính kháng bệnh cháy lá trên lúa với nhiều mức độ khác nhau. Trong đó có
hai loại dịch trích có hiệu quả kích kháng cao so với 26 loại dịch trích, 2 loại dịch trích
này có khả năng kích thích tính kháng ở thời điểm 7 ngày sau khi chủng nấm tấn công
13


×