Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH tác có LIÊN QUAN đến TÌNH HÌNH sâu đục TRÁI (citripestis sagittiferella) gây hại TRÊN cây có múi tại TỈNH hậu GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.76 KB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

BÙI THANH TÀI

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
TÌNH HÌNH SÂU ĐỤC TRÁI (Citripestis Sagittiferella) GÂY HẠI
TRÊN CÂY CÓ MÚI TẠI TỈNH HẬU GIANG

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Tên đề tài:
ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
TÌNH HÌNH SÂU ĐỤC TRÁI (Citripestis Sagittiferella) GÂY HẠI
TRÊN CÂY CÓ MÚI TẠI TỈNH HẬU GIANG

Cán bộ hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS. Lăng Cảnh Phú



Bùi Thanh Tài
MSSV: 3083880
Lớp: BẢO VỆ THỰC VẬT K34

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Bảo vệ Thực vật với đề tài:

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
TÌNH HÌNH SÂU ĐỤC TRÁI (Citripestis Sagittiferella) GÂY HẠI
TRÊN CÂY CÓ MÚI TẠI TỈNH HẬU GIANG

Do sinh viên Bùi Thanh Tài thực hiện và đề nạp
Kính trình Hội đồng chấm Luận văn Tốt nghiệp xem xét

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2012
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

ThS. Lăng Cảnh Phú

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

i



KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư
ngành Bảo vệ Thực vật với đề tài:

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
TÌNH HÌNH SÂU ĐỤC TRÁI (Citripestis Sagittiferella) GÂY HẠI
TRÊN CÂY CÓ MÚI TẠI TỈNH HẬU GIANG

Do sinh viên Bùi Thanh Tài thực hiện bảo vệ trước Hội đồng ngày….tháng
……năm 2012.
Luận văn đã được Hội đồng đánh giá ở mức ……………
Ý kiến Hội đồng
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2012

Duyệt của Ban Chủ nhiệm
Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng

ii

Chủ tịch Hội đồng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết

quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì
luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn
(ký tên)

Bùi Thanh Tài

iii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Họ và tên: Bùi Thanh Tài
Sinh ngày: 10/03/1990
Nguyên quán: ấp Tây An, xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
Con ông: Bùi Văn Tân
Con bà: Trần Thị Cổ
Đã tốt nghiệp phổ thông trung học năm 2008 tại trường Trung học phổ thông
Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
Năm 2008 vào học lớp Bảo vệ Thực vật, Khóa 34, khoa Nông nghiệp và Sinh
học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ.
Tốt nghiệp Kỹ sư Nông nghiệp chuyên ngành Bảo vệ Thực vật năm 2012.

iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng Cha Mẹ!
Cha Mẹ đã chăm lo, tận tình giúp đỡ, động viên về tinh thần lẫn vật chất cho
con trong suốt những năm qua. Sự yêu thương, lo lắng của Cha Mẹ luôn là động lực

lớn nhất giúp con vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Con mãi ghi ơn!
Thành kính biết ơn!
Thầy hướng dẫn Lăng Cảnh Phú đã tận tình, chỉ dạy, gợi ý và cho em những
lời khuyên hết sức bổ ích trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm tạ!
Toàn thể quý thầy cô khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng vì những kiến
thức mà quý thầy cô đã truyền đạt cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đây sẽ là hành trang vững chắc giúp em bước vào đời.
Đặc biệt biết ơn!
Tập thể lớp Bảo vệ Thực vật K34 đặc biệt là bạn Văn Dững, Cô Băng, Phước
Thừa. Các em lớp Bảo vệ Thực vật K35 và các anh chị lớp Bảo vệ Thực vật K33 đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và làm luận văn tốt nghiệp. Xin cảm
ơn sự hỗ trợ và động viên của mọi người.
Cuối cùng em xin gửi lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô của trường Đại học
Cần Thơ và quý thầy cô khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng. Xin gửi lời chúc
thân ái và thành đạt trong tương lai đến tất cả các bạn của tôi.

BÙI THANH TÀI

v


DANH SÁCH BẢNG
BẢNG

TỰA BẢNG

TRANG

3.1


Tỷ lệ (%) tuổi, diện tích canh tác tại huyện Châu Thành,

17

tỉnh Hậu Giang, 2012
3.2

Tỷ lệ (%) tuổi cây trồng trong vườn tại huyện Châu Thành,

17

tỉnh Hậu Giang, 2012.
3.3

Tỷ lệ (%) số lần tưới nước tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu

18

Giang, 2012.
3.4

Mối liên quan giữa cây trồng trong vườn và tình hình sâu

19

đục trái tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, 2012.
3.5

Mối liên quan giữa thời gian bón phân và tình hình sâu đục


20

trái trên vườn tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang,
2012.
3.6

Tỷ lệ (%) loại phân được sử dụng khi cây nuôi trái ở huyện

21

Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, 2012.
3.7

Tỷ lệ (%) hoạt chất thuốc trừ sâu nông hộ sử dụng trước

21

khi có dịch sâu đục trái tại huyên Châu Thành, tỉnh hậu
Giang, 2012.
3.8

Mối liên quan giữa cách quản lý sâu hại của nông hộ và
tình hình sâu đục trái tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu
Giang, 2012.

vi

22



DANH SÁCH HÌNH
HÌNH

TỰA HÌNH

TRANG

3.1

Tỷ lệ (%) bề rộng líp trồng tại huyện Châu Thành, tỉnh Châu

18

Thành, 2012.
3.2

Tỷ lệ (%) thời gian bón phân tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu

20

Giang, 2012.
3.3

Thời điểm phun thuốc hóa học của nông hộ tại huyện Châu

22

Thành, tỉnh Hậu Giang, 2012.
3.4


Đường đục sâu đục trái trên bưởi.

23

3.5

Triệu chứng gây hại của sâu đục trái trên Bưởi Năm Roi.

24

3.6

Triệu chứng gây hại của sâu đục trái trên Cam Sành

24

3.7

Trái rụng do sâu đục trái gây ra

24

3.8

Sâu đục trái gây hại từ ½ trái trở xuống

25

3.9


Ấu trùng mới nở của sâu đục trái. (A) Trứng mới nở; (B) Sâu
non mới nở tìm nơi đục

25

3.10

Ổ trứng của sâu đục trái.

25

vii


BÙI THANH TÀI, 2012. “Điều tra hiện trạng canh tác có liên quan đến tình
hình sâu đục trái (citripestis sagittiferella) gây hại trên cây có múi tại tỉnh Hậu
Giang”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Bảo vệ Thực vật, khoa Nông nghiệp và Sinh học
Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ.
Người hướng dẫn khoa học: ThS. Lăng Cảnh Phú
TÓM LƯỢC
Đề tài “Điều tra hiện trạng canh tác có liên quan đến tình hình sâu đục
trái (citripestis sagittiferella) gây hại trên cây có múi tại tỉnh Hậu Giang” được
thực hiện tại tỉnh Hậu Giang từ tháng 2/2012 đến tháng 4/2012 nhằm bước đầu tìm
hiểu một số biện pháp canh tác có liên quan đến sự bộc phát sâu đục trái này và triệu
chứng gây hại ngoài đồng để đưa ra biện pháp quản lý kịp thời.
Quá trình điều tra được thực hiện ngẫu nhiên 81 vườn trồng Bưởi Năm Roi,
Cam Sành trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Việc phỏng vấn được thực hiện trực tiếp với
nông dân về các kỹ thuật canh tác có liên quan, đồng thời tiến hành khảo sát ghi
nhận các đặc điểm gây hại trên các vườn bị sâu đục trái tấn công đạt kết quả như

sau:
- Vườn trồng xen canh bưởi năm roi và cam sành, vườn đa canh (bưởi năm
roi, cam, mận, mít, xoài..) bị sâu đục trái tấn công nhiều; vườn có thời gian bón
phân từ 2-3 tháng/lần bị sâu đục trái gây hại phổ biến và vườn phun ngừa sâu đục
vỏ trái ở giai đoạn một tháng đầu khi đậu trái bị sâu đục trái gây hại nặng, vườn cho
trái quanh năm với các giai đoạn trái khác nhau tạo điều kiện thuận lợi cho sâu đục
trái phát triển.
- Vườn chuyên canh, vườn phun thuốc định kỳ 10-20 ngày/lần bị sâu đục trái
gây hại thấp.
- Sâu non đục vào bên trong trái tạo thành một đường đục (đường đục lớn
dần theo sự phát triển của sâu), sâu đục vỏ trái thải phân ra bên ngoài lổ đục kết hợp
với mủ trái làm cho trái rất dơ và làm trái rụng rất nhiều. Sâu tấn công trái từ giai
đoạn khoảng 1 tháng tuổi (đường kính 3-5cm) đến khi trái chín.
- Phần lớn sâu gây hại từ ½ trái trở xuống, mỗi trái trung bình có 3-5 ấu
trùng. Ấu trùng mới nở có thể tấn vào bên trong trái. Trứng có dạng hình tròn

viii


phẳng, dẹp, màu trắng trong, trứng được đẻ thành từng cụm từ 3-18 trứng, một số ít
đẻ rãi rác trên mặt trái.

ix


MỤC LỤC
Trang

DANH SÁCH BẢNG


vi

DANH SÁCH HÌNH

vii

TÓM LƯỢC

ix

MỤC LỤC

x

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1 NGUỒN GỐC, PHÂN BỐ VÀ PHÂN LOẠI CÂY CÓ MÚI

2

1.1.1 Nguồn gốc và phân bố

2


1.1.2 Phân loại

2

1.1.2.1 Bưởi Citrus grandis (L.) Osbeck

4

1.1.2.2 Cam sành Citrus nobilis var. typica Hassk

4
4

1.2 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ THỰC VẬT
1.2.1 Rễ

4

1.2.2 Thân, cành

5

1.2.3 Lá

5

1.2.4 Hoa, quả và hạt

6


1.3 ĐẶC TÍNH SINH THÁI CÂY CÓ MÚI

6

1.3.1 Nhiệt độ

6

1.3.2 Ánh sáng

7

1.3.3 Mưa và ẩm độ

7

1.3.4 Đất

8

1.4 SƠ LƯỢC MỘT SỐ LOÀI CÔN TRÙNG GÂY HẠI QUAN
TRỌNG
1.4.1 Sơ lược về côn trùng gây hại trên cây có múi

x

8
8



1.4.2 Rầy chổng cánh (Diaphorina citri Kuwayana)

9

1.4.3 Rầy mềm

9

1.4.4 Sâu đục vỏ trái (Prays citri Milliire)

10

1.4.5 Bọ xít xanh (Rhynchocoris humeralis Thunberg)

11

1.5 SÂU ĐỤC TRÁI CAM QUÝT (Citripestis Sagittierella)

12

1.5.1 Tình hình dịch hại

12

1.5.2 Sâu đục trái (Citripestis Sagittierella)
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

13
15


2.1 PHƯƠNG TIỆN

15

2.1.1 Thời gian và địa điểm

15

2.1.2 Dụng cụ

15

2.2 PHƯƠNG PHÁP

15

2.2.1 Phương pháp điều tra

15

2.2.1.1 Điều tra phỏng vấn trực tiếp theo phiếu điều tra đã được
soạn sẵn

15
2.2.1.2 Mô tả một số đặc điểm gây hại ngoài đồng

2.2.2 Phân tích kết quả điều tra

15
16


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ MỘT SỐ KỸ THUẬT CANH TÁC
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ BỘC PHÁT SÂU ĐỤC TRÁI

17

3.1.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT

17

17

3.1.1.1 Thông tin nông hộ và cây trồng

17

3.1.1.2 Bề rộng liếp

18

3.1.1.3 Nước tưới

18

3.1.2 CÁC YẾU TỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ BÙNG PHÁT SÂU
ĐỤC TRÁI
3.1.2.1 Cây trồng

19

19

3.1.2.2 Phân bón

19

3.1.2.3 Quản lý sâu hại bằng biện pháp hóa học

21

xi


3.1.2.4 Giai đoạn trái trong vườn

23

3.2 TRIỆU CHỨNG GÂY HẠI NGOÀI ĐỒNG CỦA SÂU ĐỤC TRÁI

23

3.2.1 Triệu chứng

23

3.2.2 Giai đoạn trái bị sâu đục trái

24

3.2.3 Các đặc điểm về trứng


25

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

26

4.1 KẾT LUẬN

26

4.1.1 Nguyên nhân gây bùng phát dịch sâu đục trái

26

4.1.2 Đặc điểm gây hại ngoài đồng

26

4.2 ĐỀ NGHỊ

26

TÀI LIỆU THAM KHẢO

27

PHỤ CHƯƠNG

29


xii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Do có điều kiện thiên nhiên thuận lợi, nguồn giống phong phú, sản phẩm đa
dạng, dễ tiêu thụ, nông dân có nhiều kinh nghiệm tốt trong canh tác… nhất là ở
đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nên ngành trồng cây ăn trái ở nước ta có khả
năng phát triển rất lớn (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2003).
Trong các loại cây ăn trái, cây có múi là loại phổ biến nhất, có giá trị dinh
dưỡng và giá trị sử dụng cao. Trong thành phần trái có chứa 6-12% đường và nhiều
loại Vitamin, provitamin A, E. Đặc biệt là vitamin C từ 40 - 90 mg/100g tươi. Các
acid hữu cơ từ 0,4 - 1,2%, có nhiều loại acid có hoạt tính sinh học cao cùng với các
chất khoáng và dầu thơm (Trần Đăng Khoa, 2009).
Trái cam quýt được sử dụng rộng rãi vì có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần
thiết cho cơ thể, nhất là vitamin C. Vị chua nhẹ và hơi đắng (bưởi) giúp dễ tiêu hóa
và tuần hoàn máu. Vỏ trái giàu protein được sử dụng làm xu xoa, mứt kẹo, làm
thuốc nam hay trích lấy tinh dầu. Trái được chế biến thành nhiều loại sản phẩm như
nước giải khát, xi rô, mứt, rượu bổ…(Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2003).
Tuy có thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao nhưng việc canh tác cây
có múi cũng rất khó khăn do các loài côn trùng gây hại. Bên cạnh các loài côn trùng
gây hại thường gặp như rầy chổng cánh, rầy mềm, sâu đục vỏ trái,… hiện nay, có
một loài sâu mới đang gây hại rất nghiêm trọng trên các vườn cây có múi đặc biệt là
trên các vườn trồng bưởi. Loài sâu này thuộc họ Pyralidae, bộ Lepidoptera. Sâu lây
lan nhanh trong dịp tết Nguyên đán vừa qua, gây hại rất nghiêm trọng trên vườn cây
có múi ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đặc biệt là tỉnh Hậu
Giang. Chúng đục vào bên trong trái làm trái rụng dẫn đến thất thu năng suất rất
lớn, có vườn bị thiệt hại năng suất lên đến 70%, đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân
bùng phát dịch sâu đục trái này.
Do đó đề tài “Điều tra hiện trạng canh tác có liên quan đến tình hình sâu

đục trái (citripestis sagittiferella) gây hại trên cây có múi tại tỉnh Hậu Giang”
được thực hiện nhằm bước đầu tìm hiểu một số biện pháp canh tác có liên quan đến
sự bộc phát sâu đục trái này và triệu chứng gây hại ngoài đồng để đưa ra biện pháp
quản lý kịp thời.
1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC, PHÂN BỐ VÀ PHÂN LOẠI CÂY CÓ MÚI
1.1.1 Nguồn gốc và phân bố
Nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng cam quýt trồng hiện nay đều có nguồn gốc
từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam châu Á (Trần Đăng Khoa, 2009).
Tanaka (1954) khi nghiên cứu các loài cam quýt ở phương đông đã đề nghị một số
giả thuyết về sự phân chia ranh giới phát sinh của nó ở Đông Nam Châu Á, trong đó
sự phát sinh của một vài loài cam quýt cũng như những loài thân cận được phân bố
từ biên giới đông bắc của Ấn Độ qua Miến Điện và một vùng phía nam của đảo Hải
Nam. Những loài này bao gồm chanh tây, chanh ta, thanh yên, bưởi, cam ngọt, cam
chua (Trích dẫn Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2003).
Hiện nay người ta vẫn còn tranh luận về nguồn gốc cây cam quýt vì chúng có
rất nhiều chủng loại và phân bố rất rộng, từ xích đạo đến vĩ tuyến 43 0. Các loài
thậm chí các chi, lai hữu tính với nhau một cách dễ dàng, luôn sản sinh ra các loài
mới và có những loài người ta không xác định được bố mẹ, thậm chí ngay cả giống
cây trồng phổ biến ở miền Nam cũng như miền Bắc Việt Nam, các chuyên gia gọi
là quýt và cũng không ai biết nó được lai giữa các giống nào (Vũ Công Hậu, 1996).
Cây cam quýt được trồng khắp nơi trên thế giới trong vùng khí hậu nhiệt đới
và Á nhiệt đới. Những vùng trồng phân bố từ 350 Nam và Bắc, những vùng thương
mại chính là Á nhiệt đới tại vĩ độ cao hơn 200 Nam hay Bắc của xích đạo. Có
khoảng 49 nước sản xuất cam quýt, có diện tích trồng khoảng 2,8 triệu ha (Trần
Thượng Tuấn, 1992).

1.1.2 Phân loại
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2003) cây cam quýt có vị trí phân
loại như sau:
Họ: Rutaceae (có khoảng 130 giống)
Họ phụ: Aurantioideae (có khoảng 33 giống)

2


Tộc: Citreae (khoảng 28 giống)
Tộc phụ: Citrinae
Hầu hết việc phân loại các giống trong họ phụ Aurantioideae hiện nay là do
W.T. Swingle. Tộc phụ Citrinae có khoảng 13 giống, trong đó có 6 giống quan
trọng đó là Citrus, Poncirus, Fortunella, Eremocitrus, Microcitrus và Clymenia.
Đặc điểm chung của 6 giống này là cho trái có con tép (phần ăn được trong múi)
với cuống thon nhỏ, mọng nước. Số nhị đực nhiều bằng hay hơn bốn lần số cánh
hoa, đây cũng là một trong những đặc điểm xác định các giống trồng, các giống
hoang thường có số nhị đực ít hơn hay chỉ gấp đôi cánh hoa và con tép không phát
triển (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2003).
Giống Citrus được chia thành hai nhóm nhỏ là Eucitrus và Papeda. Papeda
có 6 loài, quan trọng nhất là C. ichangensis được sử dụng làm gốc ghép và lai tạo
giống mới (Trần Đăng Khoa, 2009).
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2003) nhóm Eucitrus có loài
được trồng phổ biến hiện nay ở các nước như:
 Citrus medica L.: Thanh yên.
 Citrus limon (L.) Burm.f.: Chanh tây.
 Citrus aurantifolia (Christm.) Swing.: Chanh ta.
 Citrus sinensis (L.) Osbeck: Cam ngo
 Citrus nobilis var. typica Hassk.: Cam sành.
 Citrus grandis (L.) Osbeck: Bưởi.

 Citrus paradisi Macf.: Bưởi chùm, bưởi vỏ đính.
 Citrus reticulata Blanco: Quýt.
 Citrus nobilis var.microcarpa Hassk.: Quýt xiêm.
 Citrus aurantium L.: Cam chua, cam đắng
 Citrus microcarpa (Hassk.) Bunge: Hạnh, tắc.

3


1.1.2.1 Bưởi Citrus grandis (L.) Osbeck
Là giống trồng quan trọng ở Đông Nam Á châu. Cây cao khoảng 5-15m,
thường có gai lớn (nhất là trồng hột), nhánh non có lông tơ, lá lớn, có cánh lá to,
phiến lá hình xoan tới bầu dục dạng quả tim, dài 5-20 cm, rộng 2-12 cm, mặt dưới
gân chính thường có lông. Hoa lớn, mọc đơn hay chùm, cánh hoa màu trắng kem,
20-25 nhị đực, bầu noãn có 11-16 ngăn (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong,
2003).
Trái lớn, hình cầu dạng quả lê, đường kính 10-40 cm có màu xanh vàng nhạt
khi chín, vỏ dày, con tép lớn màu vàng nhạt hay hồng, ngọt lạt. Trái nặng trung bình
từ 1-2 kg. Hột lớn, đơn phôi. Bưởi chịu được nhiệt độ nóng tốt và cả nhiệt độ thấp,
có khả năng phát triển ở vùng đất thấp khô khan (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh
Phong, 2003).
1.1.2.2 Cam sành Citrus nobilis var. typica Hassk
Là một giống lai giữa cam và quýt, có nguồn gốc ở miền Nam Việt Nam
(quýt king), cam sành được trồng ở tất cả các vùng trồng cam quýt có tiếng trong
nước, sản lượng ở miền Nam nhiều hơn. Ở miền Bắc cam sành thường mang tên
các địa phương trồng nhiều, đáng chú ý là cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang), Bắc
Quang (Hà Giang), Bố Hạ (Bắc Giang), cam sành Yên Bái (Trần Đăng Khoa,
2009).
Tán nhỏ, cao khoảng 3-5cm, nhiều cành, mọc yếu, không gai. Lá có cánh
nhỏ, có khi không rỏ, màu xanh thẩm, dài 7-8cm, rộng 4-4,5cm, hoa mọc đơn hay

chùm, đường kính 2,5-4cm, có 4-5 cánh trắng, khoảng 20-40 nhị đực. Trái tròn hơi
dẹp, đường kính 7-8,2cm, cao khoảng 6-8cm. Đái trái và cuống lõm xuống, vỏ dày
4-6mm xù sì, màu xanh vàng hay vàng đỏ khi chín. Bầu noãn có 10-14 ngăn, dễ lột,
con tép to nhiều nước, vị ngọt hơi chua. Trái nặng trung bình từ 3-4 trái/kg. Hột
hình tròn trứng, đa phôi, tử diệp trắng (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2003).
1.2 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ THỰC VẬT
1.2.1 Rễ

4


Các giống cam quýt khi trồng bằng hột thường có một rễ cái và nhiều rễ
nhánh. Từ rễ nhánh mọc ra các rễ lông yếu ớt. Sự phát triển của rễ thường xen kẽ
với sự phát triển của thân cành trên mặt đất (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong,
2003).
Theo Trần Thượng Tuấn (1994) thì trong năm hoạt động của rễ có các thời
kỳ nhất định như:
- Trước lúc mọc cành xuân.
- Sau khi rụng trái đợt đầu đến trước lúc mọc cành mùa hè.
- Sau khi cành mùa thu đã phát triển đầy đủ.
Khi rễ hoạt động mạnh, rễ lông phát triển, thân cành sẽ phát triển chậm và
ngược lại. Rễ cam quýt thường mọc cạn, đa số phân bố tầng đất mặt, vì vậy tầng
mặt tơi xốp sẽ giúp rễ hoạt động tốt (Trần Thượng Tuấn, 1994).
1.2.2 Thân, cành
Cam quýt có dạng thân trụ hay bán bụi, trên thân cành có thể có gai, tán cây
có nhiều dạng tùy theo giống và cách tạo tỉa: hình chổi, hình cầu, hinh mâm xôi
(Nguyễn Văn Kế, 2000).
Cam quýt sinh trưởng theo kiểu hợp trục. Mỗi năm có 3-4 đợt lộc cành được
thể hiện rõ ở những vùng có bốn mùa như Bắc Bộ: Đợt cành mùa xuân cho cành
dinh dưỡng và cành quả, đợt cành mùa hè và mùa thu cho ra cành mẹ của cành quả

năm tới và đợt cành mùa đông mọc ra từ những cành quả không hữu hiệu của mùa
xuân (Nguyễn Văn Kế, 2000).
1.2.3 Lá
Lá cam quýt thuộc loại lá đơn gồm có cuống lá, cánh lá và phiến lá. Phần
cánh lá có kích thước thay đổi tùy theo giống. Đối với các loài trồng thì bưởi có
cánh lá to nhất, kế đến là cam, chanh, cam sành và quýt… Trên cùng một loài, kích
thước cánh lá cũng thay đổi theo mùa. Một cây cam quýt khỏe mạnh có thể có
150.000-200.000 lá (Trần Thượng Tuấn, 1994).

5


Trên lá, khí khổng tập trung nhiều nhất ở mặt lưng, số lượng thay đổi tùy
theo giống, trung bình từ 400-500 khí khổng/mm 2, kích thước khí khổng rất nhỏ,
thường mở ra vào lúc 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Lá có chứa tinh dầu, hiện diện ở
lớp mô dậu. Ngoại trừ loài cam 3 lá (Poncitrus trifoliata) rụng lá theo mùa, các loài
còn lại có lá sống từ 1 năm hay lâu hơn tùy điều kiện khí hậu và chăm sóc (Nguyễn
Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2003).
1.2.4 Hoa, quả và hạt
Hoa cam quýt có 2 loại: hoa đủ và hoa dị hình. Hoa dị hình là hoa phát triển
không đầy đủ cuống và cánh ngắn, hình thù khác hẳn với hoa đủ và thường có số
lượng ít, chỉ vào khoảng 10-20% tổng số hoa trên cây (Đường Hồng Dật, 2003). Đa
số hoa cam quýt thuộc loại hoa đầy đủ, mọc đơn hay chùm từ nách lá. Trong điều
kiện tự nhiên hoa thường mọc ra trong mùa xuân, tuy nhiên sau một đợt hạn kéo dài
rồi gặp mưa hay tưới nước thì cây cũng ra hoa rộ như thường thấy ở đầu mùa mưa
hay trong kỹ thuật siết nước kích thích ra hoa (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong,
2003).
Trái cam quýt các có dạng hình: hình cầu (cam), hình cầu dẹp (quýt
mandarin), hình quả lê (bưởi)… vỏ trái có một lớp tinh dầu (lớp flavedo) và một
lớp màu trắng xốp (lớp albedo). Phần ruột chia làm nhiều múi, trong mỗi múi các

lông của nội quả bì mọng nước biến thành con tép, hình dạng và màu sắc con tép
thay đổi tùy theo loài. Dịch quả trong con tép chứa nhiều chất bổ dưỡng, hương vị
thơm tùy loài và tùy chất enzym (Nguyễn Văn Kế, 2000).
Hình dạng, kích thước, trọng lượng, số lượng hạt trong trái và mỗi múi thay
đổi tùy theo giống. Số lượng hạt trong mỗi múi có từ 0-6 hạt. Ngoại trừ bưởi có hạt
đơn phôi, hầu hết các loài cam quýt đều có hột đa phôi (Nguyễn Bảo Vệ và Lê
Thanh Phong, 2003).
1.3 ĐẶC TÍNH SINH THÁI CÂY CÓ MÚI
1.3.1 Nhiệt độ
Cam quýt có nguồn gốc Á nhiệt đới nên cam quýt không chịu được nhiệt độ
quá nóng hay quá lạnh. Ở Việt Nam không có nhiệt độ quá lạnh làm chết cây nên có

6


thể trồng chúng ở bất cứ nơi nào trên cả nước (Vũ Công Hậu, 1996). Cam quýt có
thể sống và phát triển trong khoảng nhiệt độ từ 13-380C, thích hợp nhất là từ 23290C. Dưới 130C và trên 420C thì sự sinh trưởng ngừng lại, dưới -5 0C thì chết. Tổng
tích ôn hàng năm cần cho cam là 2.600-3.4000C, cho bưởi là 6.0000C. Tổng tích ôn
ảnh hưởng đến thời gian chín của trái (Trần Thượng Tuấn, 1994).
Nhiệt độ xuống dưới 25 0C trong vài tuần sẽ gây nên sự khởi phát mọc nhiều
hoa hơn, vào các thời kỳ khô hạn kéo dài hơn 30 ngày sẽ gây cảm ứng ra hoa nhiều
hơn. Nhiệt độ không những ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây mà còn ảnh hưởng
đến phẩm chất trái (Vũ Công Hậu, 1996).
1.3.2 Ánh sáng
Cam quýt không ưa ánh sáng mạnh, thích ánh sáng tán xạ có cường độ
10.000-15.000 lux tương ứng với 0,6 cal/cm2, tương ứng với ánh sáng lúc 8 giờ
sáng và 4 - 5 giờ chiều ngày quang mây mùa hè. Yêu cầu ánh sáng thay đổi tùy
giống cam chanh cần nhiều hơn quýt, quýt cần nhiều hơn chanh. Có thể tạo điều
kiện ánh sáng vừa phải cho cam quýt bằng việc trồng dày hợp lý, như trồng dày trên
hàng nhưng thưa giữa các hàng và có thể bố trí líp trồng theo hướng Đông - Tây để

tránh bớt ánh sáng trực xạ (Trần Đăng Khoa, 2009).
1.3.3 Mưa và ẩm độ
Cam quýt rất cần nước cho các thời kỳ sinh trưởng phát triển, thời kỳ nẩy
mầm, phân hóa mầm hoa, thời kỳ ra quả và quả phát triển. Nhưng thừa nước rễ bị
thối cây chết, nên cam quýt rất sợ úng nước. Yêu cầu độ ẩm đất 60%, độ ẩm không
khí thích hợp là 75 - 80%, thời kỳ hoa nở cần ẩm độ không khí thấp 70 - 75%.
Nhiều tác giả cho rằng lượng mưa thích hợp hàng năm cho cam là từ 1.000 - 1.400
mm và phân bố đều. Quýt, chanh có yêu cầu lớn hơn từ 1.500 - 2.000 mm/năm.
Bưởi chịu hạn tốt nhất (Trần Đăng Khoa, 2009).
Ở vùng nhiệt đới thì nhiệt độ thấp không phải là điều kiện chính để ra hoa
mà là mưa, nước tưới. Với kỹ thuật tưới tiêu đúng lúc người ta có thể cho cam quýt
ra hoa nhiều vụ trong năm. Cam quýt không ưa ẩm độ không khí quá thấp, trái
ngoài rìa tán thường chất lượng trái không bằng ở giữa tán do ẩm độ ở đó ổn định

7


hơn. Nếu ẩm độ quá cao thì tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển nhất là bệnh chảy
nhựa thân (Vũ Công Hậu, 1996).
1.3.4 Đất
Cam quýt có thể trồng trên nhiều loại đất, đất thịt, đất phù sa, đất đồi núi, đất
cát pha, đất bạc màu. Vùng đất xấu phải đầu tư nhiều, thâm canh cao. Đất trồng cam
tốt là những đất bằng phẳng có cấu tượng tốt, nhiều mùn, thoáng khí giữ ẩm tốt, khi
cần dễ thoát nước và có tầng đất dày lớn hơn 1m, có mực nước ngầm sâu hơn 0,8m.
Đất phù sa ven sông là đất trồng cam quýt rất tốt, nhưng phải hết sức chú ý xây
dựng các mương tiêu thoát nước. Độ pH thích hợp từ 5 - 8, thích hợp nhất là 5,5 6. Phần lớn đất trồng cam quýt ở nước ta đều có độ pH thấp từ 4 - 5 vì vậy cần chú
ý cải tạo đất và bón phân thích hợp (Trần Đăng Khoa, 2009).
1.4 SƠ LƯỢC MỘT SỐ LOÀI CÔN TRÙNG GÂY HẠI QUAN TRỌNG
1.4.1 Sơ lược về côn trùng gây hại trên cây có múi
Cam quýt bị nhiều sâu bệnh phá hoại, nhiều loài nguy hiểm vì cam quýt đã

được thuần dưỡng rất lâu, là nguồn thức ăn cho nhiều loại côn trùng. Khi thuần
dưỡng thì cam quýt được sống trong môi trường thuận lợi hơn khi còn là cây hoang
dại, số sinh vật sống trên cây cam quýt rất nhiều và phong phú về chủng loại: 12
loại nhện, 352 loại côn trùng và 186 loại tuyến trùng (Vũ Công Hậu, 1996).
Trích dẫn Lê Văn Vàng (1997) có 823 loài côn trùng và nhiều loài nhện tấn
công cây cam quýt trên khắp thế giới (Ebeling, 1959) tuy nhiên chỉ có 26 loài gây
hại quan trọng nhất.
Theo kết quả điều tra của Viện Bảo Vệ Thực Vật (1967-1968) có 67 loài côn
trùng thuộc 6 bộ gây hại trên cam quýt, trong đó bộ Homoptera có 30 loài bộ
Coleoptera có 11 loài, bộ Hemiptera có 10 loài, bộ Lepidoptera có 1 loài, bộ
Orthoptera có 4 loài và bộ Diptera có 1 loài.
Hồ Khắc Tín (1982) cho rằng trên cam quýt có 11 loài thuộc 4 bộ trong đó
bộ Lepidoptera có 4 loài: sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella) và 3 loài sâu ăn lá gồm
bướm phượng lớn (Papilio demoleus). Bộ Hemiptera có một loài là bọ xít xanh
(Rhynchocoris poseidon Kirkaldy); Bộ Homoptera có 2 loài rệp vảy ốc

8


(Chrysomphalus Fla) và rệp sáp nâu mềm (Pulvinaria aurantii); Bộ Coleoptera có 3
loài thuộc họ xén tóc (Cerambycidae); Bộ Diptera có 1 loài Dacus dorsalis.
Theo kết quả điều tra cơ bản côn trùng 1967-1968 (NXBHN, 1976) và năm
1977-1978 (NXBNN, 1999) trên cây cam quýt ở nước ta phát hiện được hơn 100
loài sâu hại (Trích dẫn Đinh Công Huỳnh, 2008).
Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long theo kết quả điều tra cây ăn trái (1991-1992)
thì sâu hại cam quýt tại ba tỉnh Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long có tất cả 11 loài
nhưng chỉ có 4 loài gây hại quan trọng là sâu vẽ bùa, sâu đục cành, sâu ăn lá và ngài
đục trái.
1.4.2 Rầy chổng cánh (Diaphorina citri Kuwayana)
Đây là loại rầy rất nhỏ, có cánh dài, màu nâu sậm với vết trắng lớn chạy từ

đầu đến cuối cánh sau, lúc đậu cuối cánh nhô cao hơn đầu. Chúng ít khi bay hoặc
chỉ bay gần, thường thấy đậu cấm trên đọt non chưa nở lá. Chúng gây hại làm chồi
ngọn bị chết và các lá phía dưới bị vàng và quăn queo. Quan trọng hơn nữa chúng là
tác nhân truyền bệnh vi khuẩn gây bệnh vàng lá gân xanh cho cây cam quýt
(Nguyễn Văn Huỳnh và Võ Thanh Hoàng, 1997).
Kiến vàng và nhiều loài thiên địch như bọ rùa, nhện… thường tấn công loại
rầy này. Tuy nhiên, nếu mật số rầy cao thì có thể phun một hoặc hai lần bằng các
loại thuốc trừ rầy trên các đọt non. Nên điều khiển cho cây ra lá non và ra hoa đồng
loạt. Đối với các vườn mới trồng với cây con ra lá non thường xuyên thì nên theo
dõi kỹ để trừ rầy khi mật số còn thấp, ít có khả năng truyền bệnh vàng lá gân xanh
(Nguyễn Văn Huỳnh và Võ Thành Hoàng, 1997).
1.4.3 Rầy mềm
Có kích thước rất nhỏ, thường tấn công phần non của cây để hút nhựa. Một
số có màu đen bóng, nhưng đa số có màu xanh lá cây và không có cánh. Ở vùng
nhiệt đới rầy thường là con cái, đẻ con, khi còn nhỏ vẫn sinh sản được (sinh sản đơn
tính) do đó mật số tăng rất nhanh. Rầy tiết ra mật hấp dẫn kiến, do kiến mang đi lan
truyền và bảo vệ. Mật do rầy tiết ra còn là môi trường tốt cho nấm bồ hóng phát
triển, làm giảm quang hợp ở lá. Có hai loài phổ biến tấn công trên cam quýt là

9


Toxoptera citricidus da màu xanh và Toxoptera aurantii màu đen (Nguyễn Bảo Vệ
và Lê Thanh Phong, 2003).
Quan trọng chúng còn tác nhân truyền bệnh Tristeza trên cam quýt, bệnh do
virus (CTV - Citrus Tristeza Virus) gây ra và do rầy mềm làm tác nhân lan truyền
chủ yếu lá 3 loại rầy: Toxoptera citricidus; T. aurantii; Aphis gossypii (Dickson et
al., 1951). Trong đó, loài Toxoptera citricidus là vectơ truyền virus CTV hiệu quả
nhất (Mooney và Harty, 1962).
Rầy mềm Toxoptera citricidus thành trùng có 2 dạng có cánh cơ thể nâu đến

đỏ đen, nhưng ngực đậm hơn và dạng không cánh màu nâu đỏ, lớn hơn dạng có
cánh. Thường đẻ con, vòng đời khoảng 3 tuần nếu điều kiện thuận lợi có thể có 12
thế hệ trong một năm ( Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004)
Khi chích hút cây bệnh, rầy chỉ cần khoảng một phút để chích hút virus vào
cơ thể và chỉ cần khoảng ba phút là có thể truyền bệnh sang cho cây mạnh. Tuy
nhiên virus này không có khả năng lưu tồn lâu trong cơ thể rầy và có thể mất khả
năng truyền bệnh sau 24 giờ ( Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
1.4.4 Sâu đục vỏ trái (Prays citri Milliire)
Trích dẫn Đinh Công Huỳnh (2008) thì Sâu đục vỏ trái thuộc họ
Yponomeutidae, bộ Lepidoptera. Có tất cả 3 loài Prays: Prays citri (Milliire), Prays
nephelomima Meyrick, Prays oleae Benard. Ngoài ra sâu đục vỏ trái còn có tên
khoa học khác như: Acrolepida citri Milliire (Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng
Oanh, 2002); Prays endolemmae Moore, Prays endocarpa Meyric (Nguyễn Văn
Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004; Nguyễn Văn Huỳnh và Võ Thành Hoàng, 1997).
Sâu tấn công trên trái làm trái bị biến dạng với những chổ sưng phòng, lồi
lên trên vỏ, thường gặp ở những loại cam quýt vỏ dày như bưởi. Bướm có kích
thước nhỏ, màu trắng với sải cánh rộng khoảng 8mm. Sâu non màu xanh nhạt, đục
lòn trong vỏ trái tạo những vết phòng lên. Trứng được đẻ vào ban đêm trên vỏ trái,
sâu non nở ra thì đào hầm ăn mô bên trong vỏ. Khi phát triển đầy đủ thì rời khỏi
trái. Trái có thể bị rụng nhiều (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2003). Sâu đục
vỏ trái tấn công trên cam sành, cam mật, chanh sảnh và bưởi (Nguyễn Thị Thu Cúc,
2000).

10


Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2002) nên theo dõi phát hiện triệu chứng sâu
mới gây hại trên trái khi trái mới hình thành, thu gom trái bị nhiễm chôn xuống đất
để diệt sâu còn hiện diện trong trái. Theo dõi sự hiện diện của nhộng trên lá, khi
thấy nhộng xuất hiện rộ thì 5-7 ngày sau có thể xử lý thuốc để ngăn chặn sự bộc

phát của thế hệ kế tiếp (Trích dẫn Đinh Công Huỳnh, 2008).
Pheromone đã được sử dụng để dự tính, dự báo Prays citri rất có hiệu quả.
Nên bẻ bỏ các trái non còn sót lại vào cuối vụ để tránh sự lây lan của sâu trong mùa
kế tiếp (Nguyễn Văn Huỳnh và Võ Thành Hoàng, 1997).
1.4.5 Bọ xít xanh (Rhynchocoris humeralis Thunberg)
Xuất hiện khắp nơi, tấn công trích hút trái của cam, quýt, chanh, bưởi vào
giai đoạn trái còn non, thường gây hại nặng cho các vườn đã già, có nhiều bóng
mát. Có thể nhận biết có bọ xít khi đi vào vườn nhờ mùi hôi đặc biệt của chúng tiết
ra (khi bị động) do hai tuyến chất hôi nằm ở phía dưới ngực nơi đôi chân giữa
(Nguyễn Văn Huỳnh và Võ Thành Hoàng, 1997).
Trứng hình bầu dục, màu trắng, đẻ từng trứng trên bề mặt lá thành từng cụm
có từ 10-14 trứng. Ấu trùng màu xanh da cam, đen và nâu, ở một số loài có 5 gạch
đen ngang bụng. Thành trùng màu xanh da chanh nhạt, dài 2,5-3cm, có gai nhọn ở
vai. Bọ xít chích hút dịch trái, vết chích thường nhỏ làm trái rụng nhiều (Nguyễn
Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2003).
Trong điều kiện tự nhiên, trứng của bọ xít xanh thường bị nhiều loài ong ký
sinh như Trissolcus latisulcus, Anastatus spp. Nhiều công trình nghiên cứu tại
Trung Quốc và Việt Nam cũng đã ghi nhận kiến vàng Oecophylla smaragdina có
khả năng khống chế sự gây hại của bọ xít xanh một cách rất có hiệu quả. Vì vậy, có
thể nuôi kiến vàng trong các vườn cam quýt. Dùng vợt bắt bọ xít xanh vào lúc sáng
sớm hay chiều mát, loại bỏ ổ trứng. Do bọ xít chỉ gây hại chủ yếu trong những vườn
um tùm, rậm rạp nên biện pháp xén tỉa cành, dọn dẹp vườn cho thông thoáng rất cần
thiết để hạn chế sự gây hại. Hàng tuần, vào giai đoạn vừa tượng trái cho đến một
tháng sau đó nếu mật số bọ xít xanh đạt ngưỡng 1 con/cây, sử dụng thuốc hóa học
để phòng trị, có thể phun thuốc từ 1-2 lần. Vườn có bọ xít rất dễ phát hiện do bọ xít
tiết ra một mùi rất đặc trưng (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
11



×