Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

GIÁM ĐỊNH BỆNH đốm lá TRÊN HỒNG và HIỆU QUẢ của một số LOẠI THUỐC HOÁ học TRONG điều KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 48 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGÔ THỊ NGỌC YẾN

GIÁM ðỊNH BỆNH ðỐM LÁ TRÊN HỒNG VÀ
HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC
HOÁ HỌC TRONG ðIỀU KIỆN PHÒNG
THÍ NGHIỆM

Luận văn tốt nghiệp
Ngành BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành BẢO VỆ THỰC VẬT

Tên ñề tài:

GIÁM ðỊNH BỆNH ðỐM LÁ TRÊN HỒNG VÀ
HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC
HOÁ HỌC TRONG ðIỀU KIỆN PHÒNG
THÍ NGHIỆM

Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS. Trần Thị Thu Thuỷ


Ks. ðỗ Thái Hà

Sinh viên thực hiện:
Ngô Thị Ngọc Yến
MSSV: 3065001
Lớp: BVTV K32

Cần Thơ, 2010



TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với ñề tài:

“GIÁM ðỊNH BỆNH ðỐM LÁ TRÊN HỒNG VÀ HIỆU QUẢ

CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HOÁ HỌC TRONG ðIỀU
KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM”

Do sinh viên Ngô Thị Ngọc Yến thực hiện và ñề nạp.
Kính trình hội ñồng chấm luận văn xem xét.

Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2010
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

i



TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Hội ñồng chấm luận văn ñã chấp thuận luận văn ñính kèm ñề tài:

“GIÁM ðỊNH BỆNH ðỐM LÁ TRÊN HỒNG VÀ HIỆU QUẢ

CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HOÁ HỌC TRONG ðIỀU
KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM”

Do sinh viên Ngô Thị Ngọc Yến thực hiện và bảo vệ trước hội ñồng ngày ….
tháng….. năm 2010
Luận văn ñã ñược hội ñồng ñánh giá ở mức ….….. ñiểm.
Ý kiến hội ñồng

Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2010
CHỦ TỊCH HỘI ðỒNG
DUYỆT KHOA
TRƯỞNG KHOA NÔNG NGHIỆP
VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

ii


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày của luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất kỳ công

trình nghiên cứu nào khác trước ñây.

Tác giả luận văn

Ngô Thị Ngọc Yến

iii


LỜI CẢM ƠN

Kính dâng Cha, Mẹ suốt ñời tận tụy nuôi dạy con khôn lớn và vì sự nghiệp,
tương lai của con.
Qua suốt 4 năm học tại trường ðại Học Cần Thơ, Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc
ñến:
- Cô Trần Thị Thu Thuỷ ñã tận tình hướng dẫn, quan tâm và giúp ñỡ em
trong suốt quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
- Thầy Lê Văn Vàng là cố vấn học tập. Thầy luôn quan tâm, dạy bảo trong
suốt 4 năm học.
- Quý thầy cô ñã giảng dạy và truyền ñạt cho em những kiến thức quý báu
trong quá trình học tập.
Thành thật cảm ơn: Anh Lê Thanh Toàn, chị Trần Thị Thanh Vân và các anh chị
trong bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường ðại
Học Cần Thơ ñã giúp ñỡ và tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Thân ái gởi lời cám ơn ñến các bạn lớp Bảo Vệ Thực Vật khoá 32 ñã cùng tôi học
tập, rèn luyện và tận tình giúp ñỡ tôi trong suốt 4 năm học.
Gởi lời cảm ơn ñến các em sinh viên lớp Bảo vệ thực vật khoá 33, 34 ñã giúp ñỡ
trong quá trình học và làm luận văn.

Xin chân thành cảm ơn


iv


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: Ngô Thị Ngọc Yến
Ngày tháng năm sinh: 13/12/1987
Giới tính: Nữ
Dân tộc: Kinh
Quê quán: Khóm 1, Thị Trấn Cái Nhum, Huyện Mang Thít, Tỉnh Vĩnh Long.
Họ tên Cha: Ngô Văn Hùng
Nghề nghiệp: Bác sỹ
Họ tên Mẹ: ðặng Thị Mai Ly
Nghề nghiệp: Dược sỹ
ðã tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường THPT Lưu Văn Liệt, Thành Phố Vĩnh
Long, Tỉnh Vĩnh Long năm 2005.
ðã trúng tuyển vào trường ðại Học Cần Thơ, chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật năm
2006.
Tốt nghiệp năm 2010.

v


MỤC LỤC

Danh sách hình

viii


Danh sách bảng

ix

Tóm lược

x

MỞ ðẦU

1

1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

Thị trường hoa kiểng hiện nay

2

Nguồn gốc và yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa hồng

3

1.2.1 Nguồn gốc và phân loại

3

1.2.2 ðặc ñiểm thực vật


3

1.2.3 Yêu cầu ngoại cảnh

4

1.2.4 Giá trị của hoa hồng

5

1.3 Thành phần bệnh hại của cây hoa hồng trên thế giới và Việt Nam

5

1.3.1 Trên thế giới

5

1.3.2 Tại Việt Nam

6

1.3.3 Một số bệnh hại hoa hồng và phòng trị

6

1.4 Triệu chứng bệnh và ñặc ñiểm tác nhân gây bệnh ñốm lá

8


1.4.1 Triệu chứng bệnh

8

1.4.2 Tác nhân gây bệnh

8

1.5 ðặc ñiểm các loại thuốc hoá học dùng trong thí nghiệm

8

1.5.1 Starner 20WP

8

1.5.2 Physan 20L

9

vi


1.5.3 Nước vôi trong

9

1.5.4 Coc 85WP

10


1.5.5 Kasumin 2L

10

2 PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG PHÁP

11

2.1 Phương tiện

11

2.1.1 Thời gian và ñịa ñiểm thí nghiệm

11

2.1.2 Vật liệu thí nghiệm

11

2.1.3 Dụng cụ thí nghiệm

11

2.1.4 Phương tiện thí nghiệm

12

2.2 Phương pháp thí nghiệm


12

2.2.1 Phương pháp thu mẫu và giám ñịnh

12

2.2.2 Khảo sát ñặc ñiểm vi khuẩn gây bệnh

12

2.2.3 Hiệu quả của một số loại thuốc hoá học trong ñiều kiện phòng thí
nghiệm.
14
3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN

16

3.1 Kết quả giám ñịnh bệnh ñốm lá vi khuẩn gây bệnh trên cây hoa hồng 16
3.1.1 Quan sát triệu chứng bệnh

16

3.1.2 Xác ñịnh tác nhân gây bệnh

17

3.2 Hiệu quả của một số loại thuốc hoá học trong ñiều kiện phòng thí nghiệm.
21
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ


28

TÀI LIỆU THAM KHẢO

29

PHỤ CHƯƠNG

vii


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình

Trang

2.1

Sơ ñồ giám ñịnh bệnh do vi khuẩn gây ra

13

2.2

Sơ ñồ thử nghiệm hiệu quả của thuốc ñối với vi khuẩn gây bệnh
ñốm lá


15

3.1

Triệu chứng bệnh ñốm lá trên các giống hoa hồng

18

3.2

Triệu chứng mặt trên (E), mặt dưới (F) của bệnh ñốm lá trên
hồng

19

3.3

Triệu chứng bệnh ñốm lá trên hồng

19

3.4

Tác nhân gây bệnh: vi khuẩn Xanthomonas sp. gây bệnh ñốm lá
trên hồng.

20

3.5


Hiệu quả của một số loại thuốc ñối với chủng vi khuẩn gây bệnh
trên hồng trong ñiều kiện phòng thí nghiệm.

27

viii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

2.1

Nồng ñộ của các loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm

14

3.1

Hiệu quả của 5 loại thuốc (thấp hơn nồng ñộ khuyến cáo) ñối với
vi khuẩn Xanthomonas sp. gây bệnh ñốm lá trên giống hồng tỉ
muội vàng trong ñiều kiện phòng thí nghiệm.

21


3.2

3.3

3.4

3.5

3.6

Hiệu quả của 5 loại thuốc (nồng ñộ khuyến cáo) ñối với vi khuẩn
Xanthomonas sp. gây bệnh ñốm lá trên hồng tỉ muội vàng trong
ñiều kiện phòng thí nghiệm
Hiệu quả của 5 loại thuốc (gấp ñôi nồng ñộ khuyến cáo) ñối với vi
khuẩn Xanthomonas sp. gây bệnh ñốm lá trên hồng tỉ muội vàng
trong ñiều kiện phòng thí nghiệm.
Hiệu quả của 5 loại thuốc (thấp hơn nồng ñộ khuyến cáo) ñối với
vi khuẩn Xanthomonas sp. gây bệnh ñốm lá trên hồng lửa trong
ñiều kiện phòng thí nghiệm
Hiệu quả của 5 loại thuốc (nồng ñộ khuyến cáo) ñối với vi khuẩn
Xanthomonas sp. gây bệnh ñốm lá trên hồng lửa trong ñiều kiện
phòng thí nghiệm
Hiệu quả của 5 loại thuốc (gấp ñôi nồng ñộ khuyến cáo) ñối với vi
khuẩn Xanthomonas sp. gây bệnh ñốm lá trên hồng lửa trong ñiều
kiện phòng thí nghiệm.

ix

22


23

24

25

25


Ngô Thị Ngọc Yến 2010. Giám ñịnh bệnh ñốm lá trên hồng và Hiệu quả của một số loại
thuốc hóa học trong ñiều kiện phòng thí nghiệm. Luận văn tốt nghiệp ðại Học. Khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng. Trường ðại Học Cần Thơ.

TÓM LƯỢC
ðề tài “ Giám ñịnh bệnh ñốm lá trên hồng và Hiệu quả của một số loại thuốc hóa
học trong ñiều kiện phòng thí nghiệm” ñược thực hiện từ 12/2009 ñến 03/2010 tại Bộ
môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường ðại Học
Cần Thơ nhằm mục ñích (1) Xác ñịnh tác nhân gây bệnh ñốm lá vi khuẩn trên cây hoa
hồng. (2) Khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc như Starner 20WP, Physan 20L,
Coc 85WP, Kasumin 2L, nước vôi trong ñối với vi khuẩn gây bệnh ñốm lá trên ñĩa
Petri
Kết quả giám ñịnh ghi nhận bệnh ñốm lá vi khuẩn trên cây hoa hồng do vi
khuẩn Xanthomonas sp. gây ra.
Thí nghiệm khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc như Starner 20WP, Physan
20L, Coc 85WP, Kasumin 2L, nước vôi trong ñối với vi khuẩn gây bệnh ñốm lá trên
ñĩa Petri ñược bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, sáu nghiệm thức với bốn lần
lặp lại và thử nghiệm ba nồng ñộ cho mỗi loại thuốc. Chỉ tiêu ghi nhận là bán kính
vòng vô khuẩn sau 24 giờ, 36 giờ và 48 giờ sau khi bố trí các khoanh giấy thấm vào
ñĩa Petri. Kết quả thí nghiệm cho thấy, Thuốc Starner 20WP cho hiệu quả tốt nhất ở
ba nồng ñộ và trên hai chủng vi khuẩn phân lập từ hai giống hồng. Và thuốc Starner

20WP cho hiệu quả cao nhất trong việc ức chế trực tiếp sự phát triển của khuẩn lạc vi
khuẩn trong ñĩa Petri. Kế ñến là và Physan 20L, tiếp theo là Coc 85WP và cuối cùng
nước vôi trong. Ngoại trừ Kasumin 2L và nước vôi trong 6,25%, các loại thuốc còn
lại ñều có hiệu quả ñối với vi khuẩn này.

x


MỞ ðẦU
Hiện nay với cuộc sống hiện ñại, khi nhu cầu vật chất của con người ñã ñược
thoả mãn thì nhu cầu nâng cao ñời sống tinh thần càng ñược chú ý ñến. Vì thế thưởng
thức hoa kiểng không chỉ là một món quà tinh thần không thể thiếu ñối với mỗi người
mà còn ñược xem là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao và nhờ thế nghề
trồng hoa kiểng ñã có khởi sắc trong những năm gần ñây. Trong các loại hoa kiểng thì
hoa hồng ñược mọi người quan tâm và yêu thích nhiều nhất bởi hương thơm và vẻ
ñẹp ña dạng muôn màu muôn sắc của chúng.
Riêng ở ñồng bằng sông Cửu Long hiện nay có ba vùng sản xuất hoa nổi tiếng
là Sa ðéc (ðồng Tháp), Cái Mơn (Bến Tre), Bà Bộ (Cần Thơ); trong ñó Sa ðéc là
một làng hoa lớn, với nhiều chủng loại hoa phong phú và ña dạng như hồng, cúc, vạn
thọ, cẩm nhung… Hoa kiểng ñã và ñang mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân
nơi ñây. Tuy nhiên, cùng với các loại dịch hại hiện diện hàng năm, sự xuất hiện của
các dịch hại mới ñang gây nhiều thiệt hại cho các hộ trồng hoa nơi ñây. Trong ñó có
bệnh ñốm lá gây hại rất nặng trên hồng chưa ñược nghiên cứu.
Do ñó, ñề tài “Giám ñịnh bệnh ñốm lá trên hồng và hiệu quả của một số
loại thuốc hoá học trong ñiều kiện phòng thí nghiệm” ñược thực hiện nhằm mục
ñích:
• Xác ñịnh tác nhân gây bệnh ñốm lá trên hồng.
• Khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc ñối với tác nhân gây bệnh ñốm lá trên
hồng trong ñiều kiện phòng thí nghiệm.


1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 THỊ TRƯỜNG HOA KIỂNG HIỆN NAY
Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu cuộc sống ngày càng cao, con
người không chỉ quan tâm ñến ăn, ở, mặc mà còn mong muốn ñược thưởng thức vị
của cuộc sống như trồng hoa, chơi cây cảnh. Do ñó, ngành nghề sản xuất cây cảnh và
hoa kiểng ñã và ñang phát triển rất mạnh mẽ tạo nên vị thế quan trọng trong nông
nghiệp. Diện tích trồng hoa trên thế giới ngày càng mở rộng và không ngừng tăng lên
(Nguyễn Xuân Linh, 1998). Năm 1995 giá trị sản lượng hoa thế giới ñạt 20 tỷ ñô la
(Nguyễn Xuân Linh, 1998). Doanh số bán cây cảnh, hoa kiểng trung bình ñạt khoảng
30 tỷ ñô la mỗi năm (ðặng Phương Trâm, 2005).
Ở Việt Nam, hoạt ñộng sản xuất và tiêu thụ hoa kiểng ngày càng phát triển.
ðến 2001, diện tích trồng hoa ở nước ta là trên 30.000 ha, trong ñó nơi ñạt năng suất
cao nhất là ðà Lạt. Riêng tại ñồng bằng sông Cửu Long, làng hoa kiểng Cái Mơn
(Bến Tre) và làng hoa Sa ðéc (ðồng Tháp) ñang ñược xem là vựa hoa kiểng lớn nhất
(Lâm Viên, 2004). Làng hoa Sa ðéc nằm trên ñịa phận các phường Tân Quy ðông,
Tân Quy Tây, thị xã Sa ðéc, tỉnh ðồng Tháp. Theo ñiều tra Huỳnh Tú Hạnh (2007)
tại Sa ðéc, ðồng Tháp có hơn 26 giống hồng trong ñó có 3 giống hồng trồng sản
xuất chủ yếu là hồng nhung, hồng lửa, và hồng tỉ muội vàng. Và theo thống kê, thị xã
Sa ðéc có hơn 200 ha hoa kiểng, tập trung nhiều nhất ở phường Tân Quy ðông với
190 ha. Tân Quy ðông ñã ñược Ủy ban Nhân dân tỉnh công nhận là làng nghề từ
năm 2007 (Nguyệt Ánh, 2010).
Làng hoa Sa ðéc với qui mô trồng hoa lớn không chỉ phục vụ trong dịp Tết mà
còn sản xuất quanh năm phục vụ cho nhu cầu của mọi ñối tượng. Bình quân mỗi
hecta trồng hoa kiểng thu lãi hơn 200 triệu ñồng/năm, lãi gấp 5-10 lần trồng lúa. Nơi
ñây, có hơn 1.500 hộ nông dân trồng hoa với trên 1.000 chủng loại hoa cảnh khác
nhau. Hiện nay, Sa ðéc không ñơn thuần là một làng hoa mà còn trở thành một ñịa

ñiểm du lịch lý thú với nhiều giá trị văn hóa, nghệ thuật mang ñậm âm hưởng của
vùng sông nước Cửu Long, và nguồn thu từ hoa kiểng cũng như du lịch ñã góp một
phần không nhỏ trong sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà (Quê Hương, 2010).

2


1.2 NGUỒN GỐC – YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY HOA HỒNG
1.2.1 Nguồn gốc và phân loại
Hoa hồng là một trong những loài hoa ñược ưa chuộng nhất trên thế giới. Với
ñặc tính hoa to vừa phải, màu sắc ñẹp mắt, hương thơm dịu dàng, hoa hồng ñược
xem như là “Hoàng hậu của các loài hoa”. Hoa hồng biểu hiện cho hòa bình, tươi
trẻ, hoa của tình yêu, tình hữu nghị, của niềm vui và sự tốt lành.
Hoa Hồng có tên khoa học là Rosa sp.. Và Hoa hồng là tên gọi chung cho các
loài thực vật có hoa dạng cây bụi hoặc cây leo lâu năm, thuộc lớp song tử diệp
Dicotyledon, bộ hồng Rosales, họ Rosaceae, chi Rosa, hiện có hơn 300 loài ñược phân
bố trên thế giới (Nguyễn Xuân Linh, 1998). . ða phần có nguồn gốc bản ñịa châu Á,
số ít còn lại có nguồn gốc bản ñịa châu Âu, Bắc Mỹ, và Tây Bắc Phi. Các loài bản ñịa,
giống cây trồng và cây lai ghép ñều ñược trồng làm cảnh và lấy hương thơm. ðôi khi
các loài này ñược gọi theo tiếng Trung là Tường vi.
Trên thế giới, có hơn 20.000 giống hoa hồng phân bố khắp nơi (ðinh Thế Lộc
và ðặng Văn ðông, 2003). Hoa hồng có thể phân loại theo màu sắc hoặc theo hình
dáng và chiều cao của cây hoa hồng (Nguyễn Xuân Linh, 1998). Một số chủng còn
nguyên thuỷ như Rose chinensis Jacq. var. semperflorens Koehne (hoa ñơn, màu ñỏ
ñậm), Rose chinensis Jacq. var. longifolia Rehd. (hoa màu hồng ñậm), Rose chinensis
Jacq. var. minima Rehd. (cây nhỏ, hoa nhỏ, ñơn hay kép, màu hồng), Rose chinensis
Jacq. var. viridiflora Dipp. (hoa màu xanh), Rose chinensis Jacq. var. manetti Dipp.
(hoa màu tím ñậm) (Trần Hợp, 2000).
Ở ðà Lạt có khoảng trên 20 giống hoa hồng, chia thành các nhóm như nhóm
màu cánh sen, nhóm hồng vàng, nhóm hồng màu ñỏ son, nhóm hồng nhung (Nguyễn

Xuân Linh và ctv., 2000).
1.2.2 ðặc ñiểm thực vật
ðây là các cây bụi mọc ñứng hoặc mọc leo, thân và cành có gai. Lá kép lông
chim lẻ, lá chét khía răng, có lá kèm. Hoa thơm, màu sắc ña dạng: hồng, trắng, vàng
hay ñỏ... Hoa thường có nhiều cánh do nhị ñực biến thành. ðế hoa hình chén.
Rễ: thuộc loại rễ cọc, có nhiều rễ phụ, rễ ăn nông (Phạm Văn Duệ, 2005).
Thân: thuộc nhóm cây thân gỗ, cây bụi thấp và có gai (Nguyễn Xuân Linh,
2000). Chiều cao cây tuỳ thuộc vào từng giống hồng (Phạm Văn Duệ, 2005).
Lá: thuộc lá kép lông chim, mọc cách, ở cuống lá có lá kèm nhẵn, mỗi lá kép
có 3-5 hay 7-9 lá chét và xung quanh lá chét có nhiều răng cưa nhỏ (Nguyễn Xuân
Linh, 2000).

3


Hoa và quả: hoa gồm cuống, ñế ñài, tràng nhụy và nhị. Cánh hoa mọc thành
nhiều vòng, có nhiều màu sắc, kích thước khác nhau và có tinh dầu thơm, ñế hoa hình
chén. Hoa hồng là cây tự thụ phấn, quả hình trái xoan có cánh ñài, hạt có vỏ dày và có
lông nên rất khó nảy mầm (Phạm Văn Duệ, 2005).

1.2.3 Yêu cầu ngoại cảnh
* Nhiệt ñộ
Nhiệt ñộ thích hợp cho cây hoa hồng sinh trưởng và phát triển là 18-250C.
Nhiệt ñộ làm ảnh hưởng ñến cây là trên 380C và dưới 80C.
Nhiệt ñộ ảnh hưởng ñến sự hút nước và hút khoáng chất của bộ rễ cây hoa
hồng. Do ñó cần bón nhiều phân hữu cơ ñể cải tạo chế ñộ nhiệt trong ñất và giúp cho
ñất có nhiều mùn, tơi xốp, thoáng khí tạo ñiều kiện cho bộ rễ phát triển (Nguyễn
Xuân Linh, 1998).
Ở Việt Nam, hoa hồng sinh trưởng phát triển quanh năm, tốt nhất là trong mùa
thu ñông.

* Ẩm ñộ
Yêu cầu ẩm ñộ ñất khoảng 70-80 % và ẩm ñộ không khí là 80-85 % vì cây hoa
hồng là loại cây có tán rộng, bộ lá nhiều nên diện tích thoát hơi nước của cây rất lớn
(Nguyễn Xuân Linh, 1998).
* Ánh sáng
Hoa hồng là cây ưa sáng. Ánh sáng ñầy ñủ giúp cây sinh trưởng và phát triển
tốt, nếu thiếu ánh sáng, cây sẽ tiêu hao nhiều chất dự trữ trong cây. Cây hoa hồng
càng nhiều tuổi thì càng cần nhiều ánh sáng (Nguyễn Xuân Linh, 1998).
* ðất
ðất cũng là một yếu tố quan trọng cho cây, cung cấp nước, chất dinh dưỡng,
không khí cho sự sống của cây. ðất trồng hoa hồng trong chậu cần phải tơi xốp, ñầy
ñủ chất dinh dưỡng, thoát nước tốt. ðất ñể trồng hoa hồng gồm các thành phần như
sau: 33 % tro trấu ngâm rửa hết mặn, 33 % phân chuồng thật hoai, phơi khô, có thể
dùng phân rơm, lá cây mục (Trần Văn Thới, 2001).
* Dinh dưỡng
Những dinh dưỡng rất cần thiết cho cây hoa hồng là các nguyên tố ña lượng
như N, P, K.

4


+ ðạm là thành phần quan trọng có tác dụng thúc ñẩy quá trình phát sinh cành
nhánh ñến khi phân hoá mầm hoa hồng. Lượng N nguyên chất cần cho một ha hồng
là 300 kg, chủ yếu bón thúc cho cây.
+ Lân có tác ñộng thúc ñẩy sự sinh trưởng của rễ, hoa, quả và hạt. Lân cần
thiết cho giai ñoạn làm nụ cho ñến khi ra hoa kết quả. Lượng P nguyên chất cần cho
một ha hồng là 400 kg, chủ yếu bón lót.
+ Kali cần vào giai ñoạn cây có nụ ñến nở hoa. Lượng K cần bón cho một ha
hồng là 300 kg, dùng ñể bón thúc và bón lót.
Ngoài ra còn cần một lượng nhỏ phân vi lượng như Fe, Zn, Mg… Các phân vi

lượng thường ñược tưới phun qua lá vào thời kỳ cây con. Người ta thường dùng phân
hữu cơ như phân chuồng, phân xanh vì chúng vừa cải thiện tốt môi trường ñất vừa
cung cấp nhiều loại phân vi lượng cho cây.
1.2.4 Giá trị của hoa hồng
Hoa hồng có giá trị ý nghĩa tinh thần xã hội: Sự thưởng thức cái ñẹp của hoa
hồng làm cho con người cảm thấy cuộc ñời như ñẹp hơn, phấn chấn hơn và hoa hồng
như một thông ñiệp thể hiện tâm tư tình cảm của con người.
Hoa hồng rất ñẹp và có nhiều giống mang màu sắc khác nhau, ña số hoa hồng
có mùi thơm ngát. Chính vì vậy, hoa hồng cũng như sự có mặt của các loài hoa, cây
cảnh có ý nghĩa rất cao trong thẩm mĩ. Hoa hồng làm hoa trang trí: trồng hoa hồng ñể
cắt lấy hoa ñược bán vào những ngày lễ hay trồng trong chậu ở một gốc nhà, ngoài
vườn ñể trang trí sẽ làm tăng thêm giá trị của không gian xung quanh (Phạm Văn
Duệ, 2005).
Hoa hồng không chỉ mang lại vẻ ñẹp ñến cho cuộc sống mà còn mang ý nghĩa
quan trọng là làm thuốc ñể chữa bệnh: do trong hoa có tinh dầu, vị ôn, tính ôn chữa
ñược bệnh ho, chữa nhọt và tiêu chảy.
Cánh hoa hồng có tinh dầu thơm dùng làm hương liệu trong mỹ phẩm (Phạm Văn
Duệ, 2005).

1.3 THÀNH PHẦN BỆNH HẠI CÂY HOA HỒNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM
1.3.1 Trên thế giới
Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh hại trên cây hoa Hồng ñã
ñược công bố như bệnh ñốm ñen do nấm Diplocarpon rosae, bệnh phấn trắng do
nấm Sphaerotheca pannaosa, bệnh rỉ do nấm Phragmidium sp. (Agrios, 2005;

5


Pfleger và Gould, 1998), bệnh mốc tro do nấm Botrytis cinerea (Pfleger và Gould,

1998; Douglas, 2003), bệnh sương mai do nấm Peronospora sparsa (Pearce, 2005;
Douglas, 2006), bệnh Thối nâu do nấm Cryptosporella sp. (Pfleger và Gould, 1998),
bệnh khô cành do nấm Coniothyrium wernsdorffiae (Pearce, 2005; Douglas, 2003),
bệnh u sần rễ do vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens (Agrios, 2005; Pfleger và
Gould, 1998; Douglas, 2003) và bệnh do virus (Rose Mosaic Virus) (Agrios, 2005;
Pfleger và Gould, 1998; Pearce, 2005; Douglas, 2003).
1.3.2 Tại Việt Nam
Trong nước có một vài bệnh hại ñược ghi nhận như bệnh ñốm lá do
Mycosphaerella rosicola (Nguyễn Xuân Linh, 1998; ðặng Văn ðông và ctv., 2002),
bệnh ñốm ñen do nấm Marssonina sp., giai ñoạn sinh sản hữu tính do nấm
Diplocarpon rose (Dương Công Kiên, 1999; ðặng Văn ðông và ctv., 2002), , bệnh
phấn trắng do Sphaerotheca pannosa (Nguyễn Xuân Linh, 1998; ðặng Văn ðông và
ctv., 2002), bệnh sương mai do Peronospora sp. (Dương Công Kiên, 1999; ðặng
Văn ðông và ctv., 2002), bệnh mốc tro do nấm Botrytis cinerea (Dương Công Kiên,
1999; ðặng Văn ðông và ctv., 2002), bệnh thán thư do nấm Colletotrichum sp. (
Nguyễn Xuân Linh, 1998; Dương Công Kiên, 1999), bệnh cháy xám do nấm
Pestalotia sp. (Nguyễn Xuân Linh, 1998), bệnh héo Verticillium do nấm Verticillium
alboatrum (Dương Công Kiên, 1999), bệnh do vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens
(Dương Công Kiên, 1999; ðặng Văn ðông và ctv., 2002), bệnh khảm do Mosaic
virus (Dương Công Kiên, 1999; ðặng Văn ðông và ctv., 2002) và bệnh ñốm lá vi
khuẩn do vi khuẩn Pseudomonas syringae P. (Nguyễn Kim Vân, 2005).
1.3.3 Một số bệnh hại trên hồng và phòng trị
* Bệnh ñốm ñen
Trên lá: vết bệnh ban ñầu là ñốm tròn màu ñen hoặc xám, có lớp lông nhung
màu ñỏ, ñường kính 1,5-1,8 cm, xung quanh có viền vàng. Bệnh xuất hiện trên lá già
sau ñó lan dần lên các lá non. Nhiệt ñộ 10-350C kết hợp ẩm ñộ càng cao thì bệnh càng
dễ phát sinh (ðặng Văn ðông và ctv., 2002). Tuy nhiên, Dương Văn Kiên (1999) ghi
nhận là vết bệnh ban ñầu là những chấm nâu, về sau chuyển thành màu ñen làm lá
rụng sớm. Bệnh phát triển mạnh ở nhiệt ñộ 22-260C và ẩm ñộ > 85 %. Bệnh lan nhanh
khi khí hậu ẩm ướt sau các trận mưa vào mùa thu.

Bệnh do nấm Marssonina sp. thuộc lớp nấm bất toàn (giai ñoạn sinh sản vô
tính) và ở giai ñoạn sinh sản hữu tính có tên là Diplocarpon rosae thuộc lớp nấm nang
(Agrios, 2005; Dương Công Kiên, 1999; ðặng Văn ðông và ctv., 2002). Nhưng theo
Nguyễn Xuân Linh (1998), bệnh do Mycosphaerella rosicola, nấm tồn tại trong ñất và
lan truyền qua các hoạt ñộng khác của con người.

6


Phòng trừ: làm vệ sinh xung quanh vườn, tránh ñọng nước lại trên lá, nên tưới
vào buổi sáng. ðốt hủy lá bệnh, lá già gần mặt ñất (Agrios, 2005). ðồng thời tránh
tưới nước vào buổi chiều tối ñể hạn chế việc phát sinh bệnh (Dương Công Kiên,
1999). Khi bệnh xuất hiện có thể phun một số loại thuốc như Anvil 5SC, Daconil
500SC… (ðặng Văn ðông và ctv., 2002)
* Bệnh thán thư
Vết bệnh ban ñầu thường có dạng tròn nhỏ, thường hình thành từ chóp lá, mép
lá hoặc giữa phiến lá. Tâm vết bệnh có màu xám nhạt, hơi lõm xung quanh có viền
nâu ñỏ hoặc nâu ñen. Ở giai ñoạn sau, trên vết bệnh hình thành các hạt ñen nhỏ li ti,
ñó là ñĩa cành của nấm. Khi gặp ñiều kiện ẩm ướt, vết bệnh lan rộng từ 1/3-1/2 lá chét
(Nguyễn Xuân Linh, 1998). Ngoài ra, theo Dương Công Kiên (1999) vết bệnh ban ñầu
là những chấm nhỏ màu nâu, nhiều vết bệnh liên kết lại làm cho lá bị khô rách và rụng
sớm.
Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum sp. gây ra. Nấm Colletotrichum thuộc lớp
nấm bất toàn (Deuteromycetes), bộ nấm ñĩa ñài (Melanconides). Ở giai ñoạn sinh sản
hữu tính, nấm Colletotrichum thuộc lớp nấm nang (Ascomycetes) có tên là
Glomerella, bào tử nang ñơn bào (Agrios, 2005; Hunter, 1998). Bào tử nẩy mầm
thuận lợi nhất là 25-300C.
Phòng trừ: vệ sinh thu dọn tàn dư thực vật nhằm hạn chế nguồn bệnh lây lan. ðể
phòng trị có thể sử dụng một số loại thuốc hóa học như Topsin M 70ND, Thibendazol,
Carbendazim 50WP… (ðặng Văn ðông và ðinh Thị Dinh, 2003).

* Bệnh cháy xám
Vết bệnh hình tròn hay bất ñịnh, có màu xám nâu. Trên vết bệnh có những
chấm nhỏ xếp thành vòng ñồng tâm. Bệnh thường lan từ mép lá vào phiến lá. Thời tiết
ẩm vết bệnh dễ thối nát và rụng (Nguyễn Xuân Linh, 1998). Ngoài ra, theo Trần Bá
Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng (2005) cũng ghi nhận vết bệnh có hình tròn hoặc bất dạng,
màu nâu ñỏ hoặc nâu ñen, kích thước từ 2–8 mm.
Bệnh do nấm Pestalotia sp. thuộc lớp nấm bất toàn (Nguyễn Xuân Linh, 1998;
Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005; Trần Thị Lệ Trinh, 2007; Trịnh Kiều Mân,
2008). Bào tử có 5 tế bào, 3 tế bào giữa có màu nâu ñậm, 2 tế bào ở ñầu trong suốt,
kích thước 22,24-27,80 x 2,78-3,47 µm, có 2-3 phụ bộ ở ñỉnh có kích thước 4,17-3,90
µm (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005).
Phòng trị bằng cách phun thuốc Daconil 500SC 0,2%, Roval 50WP 0,15%
(Nguyễn Xuân Linh, 2000).

7


* Bệnh phấn trắng
Vết bệnh ban ñầu trên lá là những ñốm vàng sau ñó lan rộng dần và xuất hiện
những ñiểm phấn trắng dạng sương rồi sinh ra một lớp phấn trắng. Bệnh phát sinh từ
các lá ở giữa và phía trên, ở ñọt non (ðặng Văn ðông và ðinh Thị Dinh, 2003).
Nguyên nhân gây bệnh: do nấm Sphaerotheca pannosa (Nguyễn Xuân Linh,
1998; ðặng Văn ðông và ctv., 2002). Nấm phấn trắng có sợi lan rộng phủ kín cả bề
mặt mô bệnh và tạo ra vòi hút vào trong tế bào cây (Lê Lương Tề, 2005). Sinh sản
ñơn tính bằng cành bào tử phân sinh mọc thẳng từ sợi nấm trên ñỉnh cành sinh ra từng
chuỗi bào tử hình trứng, không màu và bệnh phát triển mạnh ở nhiệt ñộ 17-250C, ẩm
ñộ 23-99 % (Lê Lương Tề, 2005; ðặng Văn ðông và ðinh Thị Dinh, 2003).
Phòng trừ bệnh này bằng cách không nên bón nhiều phân ñạm vô cơ, nên tỉa
cành thông thoáng, phun một số loại thuốc như Anvil 5SC, Score 250ND… (Lê
Lương Tề, 2005).

1.4 TRIỆU CHỨNG BỆNH VÀ ðẶC ðIỂM TÁC NHÂN GÂY BỆNH ðỐM LÁ
TRÊN HỒNG
1.4.1 Triệu chứng bệnh
Bệnh gây hại chủ yếu trên lá. Ban ñầu vết bệnh chỉ là những ñốm nhỏ 1-2 mm,
có góc cạnh hay bất dạng, màu nâu hơi ñỏ. Mô tế bào ở giữa ñốm bệnh có màu hơi
vàng nâu nhưng không phân biệt rõ. Về sau, vết bệnh phát triển ngày càng to dần
khoảng vài cm, vết bệnh có hình bầu dục, có góc cạnh hoặc có hình dạng nhất ñịnh
với kích thước khác nhau trên lá (Phạm Văn Kim, 2000). Tuỳ theo từng giống, ñặc
ñiểm vết bệnh có kích thước lớn nhỏ khác nhau.
Triệu chứng bên ngoài do mô cây bị hủy hoại và chết: gây chết mô tế bào lá
giới hạn bởi góc cạnh của gân lá và xung quanh có ñường viền màu vàng nhạt
(Agrios, 2005).
1.4.2 Tác nhân gây bệnh
Do vi khuẩn Pseudomonas syringae P. (Nguyễn Kim Vân, 2005). Vi khuẩn
xâm nhập vào cây trồng qua cửa ngõ tự nhiên như khí khẩu, thuỷ khẩu hoặc qua các
vết thương của cây trồng. Sau khi vi khuẩn xâm nhập qua các cửa ngõ tự nhiên và vi
khuẩn sinh sản trong khoảng giữa của tế bào.
1.5 ðẶC ðIỂM CỦA CÁC LOẠI THUỐC HOÁ HỌC DÙNG TRONG THÍ
NGHIỆM
1.5.1 Starner 20 WP
Hoạt chất: Oxolinic acid 20 % và phụ gia 80%

8


Theo Material Safety Data Sheet (2008c) thì oxolinic acid có ñặc tính như sau:
Tên hoá chất: 5-Ethyl-8-oxo-5,8-dihydro carboxylic acid hoặc 1,3-dioxolo
(4,5-g) quinoline-7-carboxylic acid 5-ethyl-5,8-dihydro-8-oxo.
Công thức hóa học: C13H11NO5
Trọng lượng phân tử: 261,25 g/mol

Tính chất: thuốc có tác dụng nội hấp, tiếp xúc mạnh. Thuốt dạng bột, tan hoàn
toàn trong nước.
Thuốc ñộc nhóm: LD50 525 mg/kg ñối với chuột và LD50 1890 mg/kg ñối với
chuột nhắt. Rất ít ñộc với người, vật nuôi và môi trường. Thời gian cách ly 7 ngày
trước khi thu hoạch. Không thả vật nuôi vào nơi vừa mới phun thuốc.
Sử dụng: ñặc hiệu trừ các bệnh vi khuẩn hại cây trồng như bệnh ñen lép hạt vi
khuẩn (Pseudomonas glumae) bệnh bạc lá lúa (Xanthomonas oryzae) và các loại bệnh
vi khuẩn hại dưa hấu, cà, rau, hành, tỏi, cà chua, khoai tây... như bệnh héo xanh, thối
nhũn vi khuẩn (Erwinia carotovora), chết ẻo vi khuẩn...
ðược phân phối bởi công ty cổ phần Bảo vệ thực vật I Trung Ương, Việt Nam.
1.5.2 Physan 20L
Hoạt chất: Quaternary Ammonium Salts 20%
w/v + phụ gia 80 % w/v
Tên hoá chất: Quaternary Ammonium Salts.
Tính chất: như kháng sinh và thuốc khử trùng
Thời gian cách ly là 1 ngày trước khi thu
hoạch.
Sử dụng: ñặc trị các bệnh do vi khuẩn, nấm và
các loại rong rêu nhớt, tảo gây hại nhiều loại cây trồng, ñặc biệt là vi khuẩn gây bệnh
cháy bìa lá lúa…
ðược phân phối ñộc quyền bởi công ty hoá nông Lúa Vàng, Việt Nam.
1.5.3 Nước vôi trong
Hoạt chất: canxi hyñrôxít
Tên hóa chất: Canxi hydroxit
Công thức hóa học: Ca(OH)2
Tính chất: có tính bazơ trung bình-mạnh, có phản ứng mạnh với các axít và ăn
mòn nhiều kim loại khi có sự tham gia của nước.

9



Thuộc nhóm ñộc: khi dùng hyñroxyt canxi quá liều có thể gây ra các triệu
chứng nguy hiểm, bao gồm: khó thở, chảy máu trong, hạ huyết áp, liệt cơ xương, gây
nhiễu hệ thống actin-myosin, tăng pH trong máu, gây tổn thương các nội tạng.
Sử dụng: pha loãng, ñể lắng xuống lấy phần nước trong phun lên cây bệnh.
Hòa vôi bột (vôi quét tường) vào nước với liều lượng 2 kg vôi/16 lít nước, lắng lấy
nước trong và phun lên lá (2 bình /công) (trích dẫn tài liệu từ bài giảng Bệnh hại lúa,
Trần Thị Thu Thuỷ, 2007) hay có thể rải vôi 60-80 kg/ha lúc lúa mới chớm bệnh. (Lê
Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1998)
1.5.4 Coc 85WP
Hoạt chất: Copper Oxychloride.
Tên hoá chất: Copper Oxychloride.
Công thức hóa học: ClCuO
Tính chất: tác ñộng tiếp xúc, ít tan trong nước, phổ tác dụng rộng.
Tính ñộc: ít hại môi trường và con người. Thời gian cách ly là 7 ngày trước khi
thu hoạch.
Sử dụng: phòng trị nấm bệnh và diệt khuẩn căn bản từ gốc ñồng như sương
mai hại cà chua, bệnh loét trên cây có múi.
ðược phân phối bởi DNTN Tân Qui, Việt Nam.
1.5.5 Kasumin 2L
Tên gọi khác:
Kasurabcide.

Kasumin,

Kasai

hoặc

Hoạt chất là Kasugamycin.

Công thức hoá học: C11H28ClN3O10
Tên hoá học: [5-Amino-2metyl-6(2,3,4,5,6 pentahidroxiclohexyloxi) tetrahidropyran-3-ul] amino-α-iminoaxetic axit.
Tính ñộc: thuộc nhóm ñộc IV LD50. Thời gian cách ly: ngừng phun thuốc 7
ngày trước khi thu hoạch.
Công dụng: ñặc trị bệnh ñạo ôn (cháy lá, thối cổ gié) trên lúa và các bệnh do vi
khuẩn gây ñốm sọc, bạc lá lúa, ñen lép hạt, loét trái cam quýt, ñốm lá ñậu phọng, thối
nhũn trên nhiều loại rau.
ðược phân phối bởi công ty Arysta LifeScience Vietnam Co., Ltd.

10


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Thời gian và ñịa ñiểm
Thí nghiệm ñược thực hiện từ tháng 12/2009 ñến tháng 03/2010.
Thí nghiệm ñược bố trí tại phòng thí nghiệm bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường ðại Học Cần Thơ.
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
Giống hoa hồng dùng trong thí nghiệm: hồng lửa, hồng tỉ muội vàng.
Nguồn bệnh ñốm lá trên hồng ñược thu thập tại phường Tân Quy ðông, thị xã
Sa ðéc, tỉnh ðồng Tháp. Sau ñó, nguồn vi khuẩn ñược phân lập tại bộ môn Bảo Vệ
Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường ðại Học Cần Thơ.
Công thức môi trường ñược dùng trong nuôi cấy, phân lập và bố trí thí
nghiệm:
Môi trường King’B
Protein peptone 20g
K2HPO4


1,5g

Glycerol

15ml

Agar

20g

Nước cất

1000ml

MgSO4.7H2O 1,5g
pH: 7-7.2
Vật liệu: nguyên liệu nấu môi trường, hoá chất nhuộm ñơn, nhuộm chiêm mao,
nhuộm capsule...
Các loại thuốc ñược sử dụng trong thí nghiệm: Starner 20WP, Physan 20L,
Coc 85WP, Kasumin 2L và nước vôi trong.
2.1.3 Dụng cụ thí nghiệm
Kính hiển vi, kính loupe, lame, lammelle.
Ống nghiệm, ñĩa Petri, kéo, kẹp gắp, lưỡi lam, ống ñong, bình tam giác.

11


Gòn không thấm, gòn thấm, giấy thấm Whatman, cân ñiện tử, cồn 950, cồn
70 0...
2.1.4 Phương tiện thí nghiệm

Tủ cấy vi sinh, ñũa cấy, ñèn cồn, kính hiển vi, máy ño pH, tủ úm, tủ thanh
trùng nhiệt ướt, tủ thanh trùng nhiệt khô...
2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
2.2.1 Phương pháp thu mẫu và giám ñịnh
* Thu mẫu
Mẫu bệnh thu phải thật tươi, vết bệnh còn mới và phần tiếp giáp giữa mô bệnh
và mô không bệnh phải rõ ràng. Mỗi loại triệu chứng bệnh ñược thu nhiều mẫu và
cho vào túi giấy ghi tên mẫu, loại cây, ñịa ñiểm, thời gian thu mẫu, mức ñộ bệnh.
* Giám ñịnh
Mẫu sau khi thu thập sẽ ñược giám ñịnh theo qui trình Koch:
Bước 1: Khảo sát triệu chứng bệnh, thu thập mẫu bệnh. Mô tả vết bệnh
và tìm mầm bệnh trong mô bệnh.
Bước 2: Phân lập các chủng loại vi sinh vật nầy, nuôi cấy và xác ñịnh
tên chi và tên loài..
Bước 3: Tiêm chủng trở lại trên ký chủ khỏe mạnh. Khảo sát triệu chứng
bệnh xuất hiện, so sánh với triệu chứng ban ñầu.
Bước 4: Tái phân lập vi sinh vật từ vết bệnh do tiêm chủng nhân tạo.
Xác ñịnh lại các ñặc tính của vi sinh vật nầy. So sánh với vi sinh vật ñã khảo
sát ban ñầu.
2.2.2 Khảo sát ñặc ñiểm vi khuẩn gây bệnh
Cắt mẫu bệnh thành từng ñoạn nhỏ khoảng vài mm, nơi có tiếp giáp giữa mô
bệnh và mô khoẻ. Sau ñó dùng dao mổ cắt thành từng lát mỏng cho vào lame có chứa
giọt nước cất, dùng lammelle ñậy lại và quan sát nhanh dưới kính hiển vi. Nếu bệnh
do vi khuẩn gây ra sẽ tìm thấy dịch vi khuẩn tuôn ra từ lát cắt.
Phân lập vi khuẩn: Cắt mẫu bệnh thành những ñoạn nhỏ (5mm), thanh trùng
mặt ngoài bằng Chlorine 1% và rửa lại nhiều lần bằng nước cất vô trùng. Sau ñó nuôi
cấy trong môi trường King’s B. Sau khi nuôi cấy khoảng 24 giờ, vi khuẩn sẽ phát
triển xung quanh rìa mô bệnh, tiến hành phân lập vi khuẩn. Dùng ñũa cấy vi khuẩn
ñể phân lập vi khuẩn và vạch theo ñường zíc-zắc lên ñĩa petri có chứa môi trường
King’s B.


12


×