Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

HIỆU QUẢCỦA một số LOẠI THUỐC hóa học đối với nấm FUSARIUM MONILIFORME SHELDON gây BỆNH lúa VON TRÊN GIỐNG JASMINE 85 BẰNG PHƯƠNG PHÁP xử lý hạt GIỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.17 MB, 58 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN HOÀNG NGỌC THẮM

HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA
HỌC ðỐI VỚI NẤM FUSARIUM MONILIFORME
SHELDON GÂY BỆNH LÚA VON TRÊN GIỐNG
JASMINE 85 BẰNG PHƯƠNG PHÁP
XỬ LÝ HẠT GIỐNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Tên ñề tài:

HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA
HỌC ðỐI VỚI NẤM FUSARIUM MONILIFORME
SHELDON GÂY BỆNH LÚA VON TRÊN GIỐNG
JASMINE 85 BẰNG PHƯƠNG PHÁP
XỬ LÝ HẠT GIỐNG


Giáo viên hướng dẫn:
PGs.Ts TRẦN VĂN HAI

Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN HOÀNG NGỌC THẮM
MSSV: 3064976
Lớp: BVTV K32

Cần Thơ, 2010



TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận ñã chấp thuận luận văn với ñề tài:
“HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC ðỐI VỚI NẤM
FUSARIUM MONILIFORME SHELDON GÂY BỆNH LÚA VON TRÊN
GIỐNG JASMINE 85 BẰNG PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ HẠT GIỐNG”
Do sinh viên: NGUYỄN HOÀNG NGỌC THẮM thực hiện và ñề nạp.
Kính trình hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, ngày …. tháng .... năm 2010
Cán bộ hướng dẫn

PGs.Ts TRẦN VĂN HAI

i



TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp ñã chấp thuận luận văn với ñề tài:
“HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC ðỐI VỚI NẤM
FUSARIUM MONILIFORME SHELDON GÂY BỆNH LÚA VON TRÊN
GIỐNG JASMINE 85 BẰNG PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ HẠT GIỐNG”
Do sinh viên: NGUYỄN HOÀNG NGỌC THẮM thực hiện và bảo vệ trước
hội ñồng ngày tháng năm 2010.
Luận văn ñã ñược hội ñồng chấp thuận và ñánh giá ở mức:………………….
Ý kiến hội ñồng:……………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày tháng năm 2010
DUYỆT KHOA
Chủ tịch hội ñồng
Trưởng khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng

ii


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN

Họ tên sinh viên: NGUYỄN HOÀNG NGỌC THẮM
Sinh ngày 24 tháng 10 năm 1988
Con Ông: NGUYỄN HOÀNG DŨNG và Bà NGUYỄN NGỌC TRAO.
ðã tốt nghiệp THPT năm 2006, tại Trường THPT An Phú, Thị trấn An Phú, huyện
An Phú, Tỉnh An Giang.

ðã vào Trường ðại Học Cần Thơ năm 2006 thuộc Khoa Nông Nghiệp và SHƯD,
ngành Bảo Vệ Thực Vật, khóa 32.
Tốt nghiệp Kỹ sư Nông Nghiệp chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật năm 2010.

iii


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng !
Ông, Bà, Cha, Mẹ, những người ñã dành tất cả những gì tốt ñẹp nhất cho con.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến !
PGs.Ts TRẦN VĂN HAI và Ths. PHẠM HOÀNG OANH ñã tận tình hướng
dẫn, gợi ý và giúp ñỡ em trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
ðặc biệt biết ơn !
Thầy Phạm Hoàng Oanh, Lê Văn Vàng ñã tận tình dạy dỗ, truyền ñạt kiến thức
và cả kinh nghiệm sống trong suốt thời gian em học tại trường.
Quý Thầy Cô và các anh chị thuộc Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật ñã tạo mọi ñiều
kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian làm thí nghiệm tại Bộ môn.
Thành thật cảm ơn !
Các bạn Thảo, Yến, Ngọc, Tú, Vĩ, Tuấn, Duy, ða…và các anh chị: Thi, Hậu,
Toàn, Chơn, Khánh, Hùng, Vân…ñã tận tình giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian thực
hiện ñề tài.
Thân ái gởi ñến các bạn lớp Bảo Vệ Thực Vật khóa 32 ñã cùng tôi học tập
trong suốt 4 năm qua những lời chúc sức khỏe và ñạt nhiều thành công trong cuộc
sống.
Trân trọng !
NGUYỄN HOÀNG NGỌC THẮM

iv



MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Lược sử cá nhân

iii

Lời cảm tạ

iv

Mục lục

v

Danh sách bảng

viii

Danh sách hình

ix

Tóm lược

x


MỞ ðẦU

1

CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1 BỆNH LÚA VON

2

1.1.1 Sự phân bố và thiệt hại

2

1.1.2 Triệu chứng

3

1.1.3 Tác nhân

4

1.2 NẤM FUSARIUM MONILIFORME

4

1.2.1 ðặc ñiểm hình thái và phân loại nấm Fusarium moniliforme


4

1.2.2 ðặc ñiểm sinh học sinh thái

6

1.2.3 ðộc tính và ñiều kiện gây hại của Fusarium ñối với cây trồng

7

1.2.4 Ảnh hưởng của ñiều kiện sinh thái ñến sự phát sinh và phát
triển của bệnh
1.2.4.1 Nhiệt ñộ

7
7

1.2.4.2 Ẩm ñộ

7

1.2.4.3 Ánh sáng

7

1.2.4.4 Cơ học

8

1.2.4.5 Giống lúa


8

1.2.4.6 Phân bón

8

1.2.5 Sự lưu tồn và lan truyền của nấm Fusarium moniliforme

8

1.2.6 Chu trình bệnh

10

v


1.3 MỘT SỐ ðẶC ðIỂM GIỐNG LÚA JASMINE 85

11

1.3.1 Nguồn gốc:

11

1.3.2 Những ñặc tính chủ yếu

11


1.4 MỘT SỐ ðẶC ðIỂM CỦA CÁC LOẠI THUỐC HÓA HỌC DÙNG
TRONG THÍ NGHIỆM
1.4.1 Thuốc Viroval 50 BTN

11
11

1.4.2 Thuốc Andoral 500 WP

12

1.4.3 Thuốc Polyram 80 DF

12

1.4.4 Thuốc Ridomil Gold 68 WG

13

1.4.5 Thuốc Rony 500 WP

13

CHƯƠNG II: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Thời gian và ñịa ñiểm thí nghiệm:
2.1.2 Thiết bị và dụng cụ
2.1.3 Nguồn giống
2.1.4 ðất dùng trong thí nghiệm
2.1.5 Thuốc trừ nấm bệnh sử dụng trong thí nghiệm

2.2 PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của các loại thuốc hóa học ñến sự
phát triển của cây lúa ở giai ñoạn ñầu.
2.2.2 Thí nghiệm 2: Hiệu quả của năm loại thuốc hóa học ñối với
bệnh lúa von do nấm Fusarium moniliforme Sheldon với hai phương pháp
ngâm và áo hạt
2.3 Xử lý số liệu
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THUỐC HÓA HỌC ðẾN SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA CÂY LÚA Ở GIAI ðOẠN ðẦU
3.1.1 Ảnh hưởng của các loại thuốc hóa học lên tỷ lệ nảy mầm,
chiều dài diệp tiêu và rễ mầm của hạt lúa bằng biện pháp ngâm hạt với thuốc
hóa học trong phòng thí nghiệm
3.1.1.1 Ảnh hưởng lên tỷ lệ hạt nảy mầm
3.1.1.2 Ảnh hưởng lên chiều dài diệp tiêu
3.1.1.3 Ảnh hưởng lên chiều dài rễ mầm
3.1.2 Ảnh hưởng của các loại thuốc hóa học lên tỷ lệ nảy mầm, chiều
dài diệp tiêu và rễ mầm của hạt lúa bằng biện pháp áo hạt với thuốc hóa học
trong phòng thí nghiệm
vi

15
15
15
15
15
15
15
15


15
16

17
18
18
18

18
19
20
21


3.1.2.1 Ảnh hưởng lên tỷ lệ hạt nảy mầm
3.1.2.2 Ảnh hưởng lên chiều dài diệp tiêu
3.1.2.3 Ảnh hưởng lên chiều dài rễ mầm
3.2 HIỆU QUẢ CỦA NĂM LOẠI THUỐC HÓA HỌC ðỐI VỚI BỆNH LÚA
VON DO NẤM FUSARIUM MONILIFORME SHELDON VỚI HAI
PHƯƠNG PHÁP NGÂM VÀ ÁO HẠT
3.2.1 Ảnh hưởng của các loại thuốc hóa học lên tỷ lệ hạt chết trên
giống Jasmine 85 khi xử lý năm loại thuốc hóa học bằng phương pháp ngâm
hạt ở 7 NSKG
3.2.2 Ảnh hưởng của các loại thuốc hóa học lên tỷ lệ hạt chết trên
giống Jasmine 85 khi xử lý năm loại thuốc hóa học bằng phương pháp áo hạt ở
7 NSKG
3.2.3 Ảnh hưởng của các loại thuốc hóa học lên tỷ lệ lúa von trên
giống Jasmine 85 bằng biện pháp ngâm hạt với thuốc hóa học
3.2.4 Ảnh hưởng của các loại thuốc hóa học lên tỷ lệ lúa von trên
giống Jasmine 85 bằng biện pháp áo hạt với thuốc hóa học

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN:
4.2 ðỀ NGHỊ:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG

vii

21
23
24

25
25

26
27
29
35
35
35
36


DANH SÁCH BẢNG

Bảng
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3

Bảng 3.4

Tên bảng
Ảnh hưởng của các loại thuốc hóa học lên tỷ lệ nảy mầm của
hạt lúa với phương pháp ngâm hạt
Ảnh hưởng của các loại thuốc hóa học lên chiều dài diệp tiêu
của hạt lúa với phương pháp ngâm hạt
Ảnh hưởng của các loại thuốc hóa học lên chiều dài rễ của hạt
lúa với phương pháp ngâm hạt
Ảnh hưởng của các loại thuốc hóa học lên tỷ lệ nảy mầm của
hạt lúa với phương pháp áo hạt

Trang
18
19
20
22

Bảng 3.5

Ảnh hưởng của các loại thuốc hóa học lên chiều dài diệp tiêu
của hạt lúa với phương pháp áo hạt

23

Bảng 3.6

Ảnh hưởng của các loại thuốc hóa học lên chiều dài rễ mầm
của hạt lúa với phương pháp áo hạt


24

Bảng 3.7

Tỷ lệ cây lúa bị von trên giống Jasmine 85 ñược xử lý bằng
28
biện pháp ngâm hạt ở 7, 14, 21, 28 NSKG
Tỷ lệ cây lúa bị von trên giống Jasmine 85 ñược xử lý bằng 29
biện pháp áo hạt ở 7, 14, 21, 28 NSKG

Bảng 3.8

viii


DANH SÁCH HÌNH
Hình
Hình 1
Hình 2
Hình 3

Tên hình
Trang
Biểu ñồ tỷ lệ hạt lúa chết trên giống Jasmine 85 khi xử lý 5 loại 25
thuốc bằng phương pháp ngâm hạt ở 7 NSKG
Biểu ñồ tỷ lệ hạt lúa chết trên giống Jasmine 85 khi xử lý 5 loại 26
thuốc bằng phương pháp áo hạt ở 7 NSKG
31

Hình 4


Bố trí thí nghiệm trong phòng và nhà lưới
Triệu chứng bệnh lúa von của lúa thí nghiệm trong chậu

Hình 5

Nghiệm thức ñối chứng

32

Hình 6

Nghiệm thức ñối chứng và nghiệm thức thuốc Ridomil Gold 68
WG ở 28 NSKG với phương pháp ngâm hạt

32

Hình 7

Nghiệm thức ñối chứng và nghiệm thức thuốc Polyram 80 DF ở
28 NSKG với phương pháp ngâm hạt
Nghiệm thức ñối chứng và nghiệm thức thuốc Viroval 50 BTN ở
28 NSKG với phương pháp ngâm hạt
Nghiệm thức ñối chứng và nghiệm thức thuốc Ridomil Gold 68
WG ở 28 NSKG với phương pháp áo hạt
Nghiệm thức ñối chứng và nghiệm thức thuốc Polyram 80 DF ở
28 NSKG với phương pháp áo hạt
Nghiệm thức ñối chứng và nghiệm thức thuốc Viroval 80 DF ở
28 NSKG với phương pháp áo hạt
Nghiệm thức ñối chứng và nghiệm thức thuốc Andoral 500 WP ở

28 NSKG với phương pháp áo hạt
Nghiệm thức ñối chứng và nghiệm thức thuốc Rony 500 WP ở 28
NSKG với phương pháp áo hạt
Khuẩn ty nấm Fusarium moniliforme tấn công làm chết hạt lúa

32

Hình 8
Hình 9
Hình 10
Hình 11
Hình 12
Hình 13
Hình 14

ix

31

32
33
33
33
34
34
34


Nguyễn Hoàng Ngọc Thắm, 2010. “Hiệu quả của một số loại thuốc hóa học ñối
với nấm Fusarium moniliforme Sheldon gây bệnh lúa von trên giống Jasmine

85 bằng phương pháp xử lý hạt giống”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Bảo vệ Thực
vật, khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, trường ðại học Cần Thơ.
_________________________________________________________________
TÓM LƯỢC
ðề tài “Hiệu quả của một số loại thuốc hóa học ñối với nấm Fusarium
moniliforme Sheldon gây bệnh lúa von trên giống Jasmine 85 bằng phương pháp
xử lý hạt giống” ñược thực hiện nhằm mục ñích: Tìm ra loại thuốc hóa học có hiệu
quả cao ñể phòng trừ bệnh lúa von ở giai ñoạn ñầu của cây lúa.
ðề tài gồm hai thí nghiệm ñược thực hiện tại bộ môn Bảo vệ Thực vật,
khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, trường ðại học Cần Thơ từ tháng 8/20092/2010.
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của các loại thuốc hóa học ñến sự phát triển của
cây lúa ở giai ñoạn ñầu. Thí nghiệm ñược bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 5
nghiệm thức thuốc, 1 nghiệm thức ñối chứng (không có thuốc), với 5 lần lặp lại, mỗi
lần lặp lại là một ñĩa Petri ñược gieo với 25 hạt lúa ñã nhiễm bệnh lúa von trong tự
nhiên (không chủng nấm F. moniliforme Sheldon).
Ở phương pháp ngâm hạt, năm loại thuốc hoá học Andoral 500 WP, Viroval
50 BTN, Polyram 80 DF, Ridomil Gold 68 WG, Rony 500 WP không gây ảnh hưởng
lên tỷ lệ nảy mầm của hạt lúa, không ức chế sự phát triển diệp tiêu mà còn kích thích
giúp gia tăng chiều dài diệp tiêu hạt lúa, trong ñó làm tăng chiều dài rễ, chiều dài diệp
tiêu mạnh nhất là hai loại thuốc Polyram 80 DF và Ridomil Gold 68 WG.
Ở phương pháp áo hạt: Thuốc Polyram 80 DF kích thích hạt nảy mầm mạnh
nhất; Thuốc Rony 500 WP và Andoral 500 WP gây ức chế tỷ lệ nảy mầm của hạt.
Hai loại thuốc Polyram 80 DF và Viroval 50 BTN có khả năng kích thích sự phát
triển diệp tiêu của cây lúa. Tất cả các nghiệm thức thuốc ñều có ảnh hưởng gây ức
chế sự phát triển chiều dài rễ mầm, trong ñó thuốc Rony 500 WP gây ức chế mạnh
nhất và thuốc Viroval 50 BTN ít ảnh hưởng nhất.
Thí nghiệm 2: Hiệu quả của năm loại thuốc hóa học ñối với bệnh lúa von do
nấm Fusarium moniliforme Sheldon gây ra với hai phương pháp ngâm và áo hạt.
Thí nghiệm ñược bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 5 nghiệm thức thuốc, 1
nghiệm thức ñối chứng (không có thuốc), với 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là một

hộp nhựa ñã ñược ñổ ñầy khoảng 80 mm ñất và ñược gieo vào hộp với 30 hạt lúa ñã
nhiễm bệnh lúa von (không chủng nấm F. moniliforme Sheldon).

x


Ở cả hai phương pháp ngâm và áo hạt, hai loại thuốc Ridomil Gold 68 WG
và Rony 500 WP có hiệu quả làm giảm tỷ lệ (%) hạt chết do nấm gây bệnh lúa von
nhiễm vào hạt làm chết mầm.
Ở phương pháp ngâm hạt, năm loại thuốc thử nghiệm hầu hết ñều không có
khả năng ngăn chặn ñược bệnh lúa von.
Ở phương pháp áo hạt, tất cả các loại thuốc dùng trong thí nghiệm ñều có
tác dụng ức chế bệnh lúa von, trong ñó thuốc Ridomil Gold 68 WG có hiệu quả cao
và hiệu lực kéo dài.

xi


MỞ ðẦU
Bước sang thế kỷ XXI, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, sau khi gia nhập
WTO Việt Nam ngày càng phát triển hơn trong khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương. ðời sống con người ngày càng ñược nâng cao hơn nhưng vấn ñề lương thực
thực phẩm vẫn là mối quan tâm hàng ñầu. Ở nước ta, lúa gạo là một loại lương
thực, thực phẩm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày, là mặt hàng thế mạnh của Việt
Nam trên thị trường thế giới.
Những năm gần ñây, những giống lúa ñạt tiêu chuẩn xuất khẩu ñược trồng ñại
trà với mức ñộ thâm canh tăng vụ và trồng liên tục nhiều vụ trong năm là ñiều kiện
thuận lợi cho nhiều dịch hại phát sinh như: Rầy nâu, bệnh cháy lá lúa, ñốm nâu,
ñốm vằn, lem lép hạt…Trong ñó bệnh lúa von ñã xuất hiện nhiều nơi ở ðồng Bằng
Sông Cửu Long (ðBSCL) với diện tích là 8.282 ha nhiễm bệnh và bệnh ñược ghi

nhận ñầu tiên ở tỉnh An Giang trong vụ ðông Xuân 2006 – 2007, sau ñó bệnh tiếp
tục phát triển và lây lan nhiều nơi. Theo báo cáo của Trung tâm Bảo Vệ Thực Vật
phía Nam trong vụ ðông Xuân 2007 – 2008 ñã có 6 tỉnh ở ðBSCL lúa bị nhiễm
bệnh lúa von với tổng diện tích nhiễm bệnh là 11.046 ha; Bước ñầu ñã ghi nhận
ñược trên 7 giống nhiễm bệnh Jasmine, VD 20, OM 2517, OM 2514, OM 1490, Hð
1, IR 42 và bệnh ngày càng trầm trọng hơn (www.khuyennongvn.gov.vn). Bệnh lúa
von vẫn tiếp tục là một trong những dịch hại quan trọng trong vụ lúa ðông xuân
2009-2010 ( www.vinhlong.agroviet.gov.vn ).
Do ñó, ñề tài “Hiệu quả của một số loại thuốc hóa học ñối với nấm
Fusarium moniliforme Sheldon gây bệnh lúa von trên giống lúa Jasmine 85
bằng phương pháp xử lý hạt giống” ñược thực hiện nhằm mục ñích: Tìm ra loại
thuốc hóa học có hiệu quả cao ñể phòng trừ bệnh lúa von ở giai ñoạn ñầu của cây
lúa.

1


CHƯƠNG I
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 BỆNH LÚA VON
1.1.1 Sự phân bố và thiệt hại
Trên thế giới
Bệnh lúa von ñược phát hiện ñầu tiên ở Nhật vào năm 1828 (Ito và Kimura,
1931). Bệnh khá phổ biến trên thế giới, ở Trung Quốc bệnh ñược gọi là “White
Stalk”, Ở Philippines và Guyana, bệnh ñược gọi là “lúa ñực” (Palay Lalake, Man
Rice).
Hori (1898) mô tả lần ñầu tiên và giám ñịnh nấm gây bệnh là Fusarium, về
sau Sawada và Ito (1928) ñã tìm ñược giai ñoạn hữu tính của nấm là Gibberella
fujikuroi. Theo Snyd. & Hans (1954) giai ñoạn vô tính của nấm ñược gọi là
Fusarium moniliforme (Sheld.) (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998 trích dẫn).

Kurosawa (1926); Yabuta, Sumuki và Hayaski (1935) nấm sản sinh ra chất
Gibberellin gây nở to cho các mô cây bệnh (Ou, 1972 trích dẫn).
Thất thu năng suất do bệnh rất ñáng kể ở nhiều nơi, 20% ở Hokkaido, 4050% ở Kinki Chugoku và Nhật (Ito, Kimura, 1931; Kinki-Chugoku Regional
Agricultural Commitee, 1975). Ở ñông Uttar Pradesh, Ấn ðộ 15% (Pavgi, Singh,
1964), 3,7-14,7% ở Trung và bắc Thái Lan (Kanjanasoon, 1965) (Võ Thanh
Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm, 1993 trích dẫn). Theo Merca và Mew (1988);
Misra và ctv. (1994), dưới sự kiểm tra hạt lúa một cách tổng quát của viện nghiên
cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) thì mức ñộ bị nhiễm Gibberella fujikuroi là trên 25%.
Ở Thỗ Nhĩ Kỳ, lúa von cũng ñược xem là một trong những bệnh quan trọng.
Thối gốc cũng ñược xem như là bệnh lúa von hay bệnh vươn lóng, ñược phân bố
rất rộng ở nhiều vùng trồng lúa, ở cả hai vùng nhiệt ñới và cận nhiệt ñới, nếu
không có phương pháp kiểm soát tốt, có lẽ nó là yếu tố giới hạn sản xuất lúa
(Johnston, 1967; do Sürek và Gümüstekin, 1994 trích dẫn;
www.vinhlong.agroviet.gov.vn ).
Ở Việt Nam
Năm 1943, Bugnicourt là người ñầu tiên nghiên cứu và xác ñịnh bệnh lúa von
ở Việt Nam. Năm 1970, bệnh xuất hiện và phá hoại nặng ở một số tỉnh như Hải
Hưng, Thái Bình, Nam Hà…(Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998). Bệnh chủ
yếu tập trung gây hại trên một số giống như: OM 2517, OM 2514, OMCS 2000,
IR 50404, IR 42…, ñặc biệt là giống Jasmine 85 có ruộng tỉ lệ bệnh lên tới 90%
(Sở Khoa Học và Công Nghệ Bắc Ninh, 2008 do Phạm Nghĩa Thành, 2009 trích
dẫn).

2


Vụ lúa ðông xuân năm 2003-2004 trên các nương mạ các giống lúa lai và
một số giống lúa thuần ở tỉnh Ninh Bình bị bệnh lúa von gây hại nặng. Các giống
bị nhiễm bệnh nặng nhất là D-ưu 527, Nhị ưu 838, tỉ lệ bệnh từ 45-55%, cá biệt
có nơi ñến 75% số cây (Viện Bảo Vệ Thực Vật, 2006).

Ở ðBSCL bệnh xuất hiện ở nhiều nơi nhất là vụ ðông Xuân. Bệnh có khi
thành dịch trên diện rộng vào năm 1980 ở ðồng Tháp (Võ Thanh Hoàng và
Nguyễn Thị Nghiêm, 1993). Gần ñây bệnh ñã phát sinh và gây hại trên một số
giống lúa như: Jasmine 85, IR 42, OM 2517…Trong vụ ðông Xuân 2002-2003
bệnh ñã làm giảm năng suất khá lớn ở hợp tác xã ðức Thành, xã Mỹ Xuyên,
huyện Châu Phú. Vụ lúa ðông Xuân 2005-2006 bệnh phát triển mạnh ở ñều khắp
các tỉnh ðBSCL, nhiều ruộng lúa bị nhiễm bệnh khá nặng, tỷ lệ bệnh lên tới 4050%, nhất là những vùng canh tác ba vụ (Phạm Văn Kim, 2006 do Châu Thiện
phúc, 2009 trích dẫn).
Theo báo cáo của Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam (2008) bệnh lúa von
xuất hiện nhiều nơi ở ðBSCL, diện tích và mức ñộ thiệt hại ñầu tiên ñược ghi
nhận ở tỉnh An Giang vụ ðông Xuân 2006-2007 là 8.282 ha nhiễm bệnh lúa von,
mức ñộ thiệt hại tùy thuộc vào loại giống lúa, nhưng gây hại nặng trên giống
Jasmine. Sau ñó bệnh lúa von tiếp tục phát triển lây lan ra nhiều nơi, trong vụ
ðông Xuân 2007-2008 ñã có 6 tỉnh ở ðBSCL nhiễm bệnh lúa von là An Giang,
ðồng Tháp, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng với tổng diện tích
nhiễm bệnh là 11.046 ha (www.khuyennongvn.gov.vn).
Những năm trước ñây, bệnh lúa von là bệnh không ñược quan tâm nên các
nghiên cứu về giống kháng gần như chưa ñược thực hiện, biện pháp phòng trị chủ
yếu là áp dụng biện pháp canh tác và xử lý hạt giống với thuốc hóa học trước khi
gieo (Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen, 1993).
1.1.2 Triệu chứng
Triệu chứng bệnh thay ñổi tùy dòng nấm và ñiều kiện môi trường, nhất là
nhiệt ñộ, ẩm ñộ, mật số nấm hại…Trên ruộng lúa, có thể có năm dạng triệu chứng
do nấm F. moniliforme gây ra: Cây vươn dài, vươn dài rồi sau ñó phát triển bình
thường, vươn dài rồi sau ñó bị lùn, cây bị lùn, cây không phát triển (Võ Thanh
Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm, 1993).
Theo Nguyễn Giang Thuần (2007) khảo sát khả năng gây bệnh lúa von của
một số chủng nấm Fusarium moniliforme thu thập tại ðBSCL cho thấy trong các
triệu chứng biểu hiện bệnh lúa von thì triệu chứng cây vươn dài là phổ biến nhất
(hiện tượng von hay “bakanae”).

Bệnh có thể xuất hiện và gây hại từ giai ñoạn mạ cho ñến thu hoạch. ðặc
ñiểm chung của bệnh là cây phát triển cao vọt, còng quèo, lá bệnh chuyển màu
xanh nhạt, sau ñó màu vàng gạch cua, cứng giòn rồi chết nhanh chóng. Lóng thân
cây bệnh phát triển dài ra, thường mọc nhiều rễ phụ ở ñốt và có thể thấy lớp phấn
3


trắng phớt hồng bao quanh ñốt thân và vị trí xung quanh ñốt thân. Hạt bệnh
thường lững, lép, vỏ hạt màu xám, trên vỏ hạt có thể quan sát thấy lớp nấm trắng
phớt hồng trong ñiều kiện ẩm ướt. Trong ñiều kiện khô, trên các bộ phận bị bệnh
và vỏ hạt có nhiều chấm nhỏ li ti màu xanh ñen hoặc tím ñen (Vũ Triệu Mân và
Lê lương Tề, 1998; www2.hcmuaf.edu.vn).
Cây mạ bị bệnh có chiều cao cao hơn so với cây bình thường, mảnh khảnh và
xanh vàng nhạt. Nhìn theo tầm ñỉnh ngọn lá sẽ thấy cây mạ bị bệnh lộ rõ và phân
tán khắp ruộng. Cây mạ bị bệnh nặng sẽ chết trước lúc nhổ cấy. Tuy nhiên không
phải toàn thể mạ bị bệnh ñều có triệu chứng von cao, ñôi khi thấp lùn còi cọc
hoặc tỏ ra vẫn bình thường (Ou, 1972).
Trên ruộng lúa ở giai ñoạn cây lớn, chồi bệnh cao mảnh khảnh, lá cờ màu
xanh nhạt nổi rõ trên ñộ cao bình thường của tàn lá. Cây bệnh nhảy chồi ít, lá khô
dần từ dưới lên và cây bệnh bị chết vài tuần sau ñó. Cũng có khi cây bệnh còn
sống và cho bông nhưng hạt bị lép hoàn toàn. Ở gốc cây bệnh có thể thấy mốc
trắng hay hồng, ñó là khuẩn ty và bào tử của nấm, lớp nấm này lan dần lên trên
khi cây chết. Nấm cũng có thể hình thành quả nang bầu trên cây bệnh nếu ñiều
kiện thuận lợi. Cây bệnh có thể mọc rễ ở các ñốt trên, góc lá rộng hơn bình
thường (Võ Thanh hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm, 1993).
Cây bệnh chết thì các phần bên dưới của cây có thể xuất hiện một lớp nấm
màu trắng hoặc hồng. Lớp nấm ñó bao gồm tản khuẩn thể dày có nhiều bào tử và
sẽ lan rộng lên phía trên sau khi cây bị chết hẳn (Ou, 1985; Trích dẫn bởi Châu
Thiện phúc, 2009)
Thực tế cho thấy ở giai ñoạn mạ và thời kỳ ñẻ nhánh, cây lúa thường bị bệnh

gây hại nhất (Nguyễn Công Thành, 2007 do Lê Văn Nghĩa, 2009 trích dẫn). Các
bộ phận phía dưới như rễ, gốc thân dễ bị nhiễm bệnh hơn các bộ phận ở phía trên
như bẹ lá, ñốt thân (www.congtyhai.com.vn)
1.1.3 Tác nhân
Bệnh lúa von do nấm Fusarium moniliforme Sheldon gây ra, giai ñoạn sinh
sản hữu tính bằng nang nên còn có tên là Gibberella fujikuroi (Ito và Kimura,
1931, trích từ Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998). Năm 1924 Wineland ñã mô
tả Gibberella moniliformis và kiến nghị dùng tên ñó ñể ñặt cho giai ñoạn sinh sản
hữu tính của nấm Fusarium moniliforme (Ou, 1985 do Châu Thiện Phúc, 2009
trích dẫn).
1.2 NẤM FUSARIUM MONILIFORME
1.2.1 ðặc ñiểm hình thái và phân loại nấm Fusarium moniliforme
Nấm Fusarium thuộc ngành Eumycota, ngành phụ Deuteromycotina, lớp
Hyphomycetes (Deuteromycetes), bộ Moniliales, họ Tuberculariaceae, chi
Fusarium (Chopa và Verma, 1991 do Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998 trích
dẫn).
4


Những loài nấm Fusarium sinh sản hữu tính thuộc ngành Ascomycota, lớp
Ascomycetes, phụ lớp Sordariomycetidae, bộ Hypocreales, họ Nectriaceae (CPC,
2003). Muốn sinh sản hữu tính, nấm phải có khuẩn ty khác nhóm ñể phối hợp.
Ngoài ra, nang bào tử nấm cũng có tính ñực, tính cái và lưỡng tính (Võ Thanh
Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm, 1993).
Quả thể nang của nấm Gibberella fujikuroi màu xanh tối, hình tròn hoặc hình
trứng, mặt ngoài hơi xù xì, có kích thước 250 - 330 x 220 - 228 µm (190 - 390 x
160 - 420) µm, nang hình ống dạng pittông, trên dẹt, chứa 4 - 6 bào tử nang, rất ít
khi có 8 bào tử nang, bào tử nang xếp thành hàng một hoặc hàng hai, bào tử nang
có một vách ngăn, có kích thước khoảng 15 x 5,2 µm (ña số 14 - 18 x 4,4 - 7 µm),
có trường hợp lớn hơn (27 - 45 x 6 - 7 µm) (Wollenweber và Reinking, 1935).

ðại bào tử Fusarium có vách ngăn ngang và có dạng hình liềm. Ở hầu hết các
loài Fusarium ñều có khả năng sinh ra cấu trúc dạng quả ñược gọi là ñính bào tử.
Một số loài cũng có khả năng sinh ra những bào tử riêng biệt trên sợi nấm (ñược
xem như là tiểu bào tử). Tùy theo chủng và ñiều kiện sinh thái khác nhau mà ñại
bào tử hay tiểu bào tử chiếm ưu thế trong môi trường tự nhiên. Hình dạng của bào
tử là ñặc ñiểm ñể phân biệt chính xác các loài Fusarium (Seifert, 1996).
Tiểu bào tử (microconidia) có nhiều hình dạng khác nhau: Hình oval, thận,
trứng, quả lê hay hình cầu. Tiểu bào tử thường có từ 1-2 tế bào, kích thước nhỏ,
không màu và không có vách ngăn ngang (Burgess, 1994), hình thành từ cành
phân nhánh dạng chạc ñôi hay không phân nhánh mọc trực tiếp từ sợi nấm. Tiểu
bào tử tụ lại dạng bọc giả trên cành bào ñài hay hình thành dạng chuỗi. Kích
thước bào tử (3,4 – 20) x (1,3 – 4,1) µm.
ðại bào tử (macroconidia) thanh mảnh, hơi có hình lưỡi liềm hoặc gần thẳng,
hai ñầu thon hẹp, ñôi khi hơi cong thành một cái móc ở ñỉnh, tế bào gốc có dạng
bàn chân rõ rệt, tạo thành những cành nhánh mang bào tử, mọc thành ñám,
thường có 3-5 vách ngăn ngang, số vách ngăn ngang thường khác nhau ở các loài,
và một số vách ngăn không xác ñịnh rõ (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998). Ở
một số loài vách ngăn không xác ñịnh ñược rõ ràng (Seifert, 1996). Kích thước
như sau:
+ Không có vách ngăn 8,4 x 2,4, ña số 5 - 12 x 2 - 3 µm.
+ Một vách ngăn 17 x 2,9, ña số 12 - 22 x 2,2 - 3,5 µm.
+ Ba vách ngăn 36 x 3, ña số 32 - 50 x 2,7 - 3,5 µm.
+ Năm vách ngăn 49 x 3,1, ña số 41 - 63 x 2,7 - 4 µm.

5


Tiểu bào tử
(Microconidia)


ðại bào tử
(Macroconidia)

Tiểu bào tử và ñại bào tử của nấm Fusarium moniliforme

Ngoài ra, một số loài nấm Fusarium còn có khả năng hình thành bào tử áo
(hay bì bào tử). Bào tử áo là cơ quan lưu tồn của nấm, ñó là một dạng bào tử ñặc
biệt hình thành từ một hay nhiều tế bào trên sợi nấm hoặc của ñại bào tử. Bào tử
áo có lớp vách dày, có khi xù xì, chịu ñựng tốt với ñiều kiện khắc nghiệt của môi
trường và khi gặp ñiều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm cho sợi nấm mới (Phạm Văn
Kim, 2000).
1.2.2 ðặc ñiểm sinh học sinh thái
Nấm Fusarium moniliforme là nấm ña thực, phạm vi ký chủ ngày càng mở
rộng trên nhiều loại cây trồng khác nhau như: Lúa, bắp, vải, cà, chuối, táo, mía,
sorghum, ñậu (ðường Hồng Dật, 1979). Ở Nhật, các nhà khoa học ñã phát hiện
bệnh lúa von trong nhiều loại cỏ họ hòa bản (chẳng hạn Panicum miliaceum L.),
trên lúa mạch, bắp, lúa miến và mía ñường. Các loài ký chủ phụ của nấm bệnh
bao gồm cà chua, chuối, ñậu ñũa…(www.khuyennongvn.gov.vn).
Nelson và ctv. (1981) cũng cho rằng nấm Fusarium spp. là loại nấm hoại
sinh và ký sinh gây bệnh trên cây trồng, có mặt khắp mọi nơi và phát sinh trên
nhiều loại cây trồng khác nhau. Sợi nấm là cơ quan sinh trưởng và dinh dưỡng.
Chúng tiết ra enzyme ñể phân giải nguồn hợp chất hữu cơ từ bên ngoài thành hợp
chất dễ hoà tan ñể thẩm thấu qua màng bán thấm của tế bào.
Nấm Fusarium spp. dễ nuôi cấy trên nhiều loại môi trường, thường dùng môi
trường Richard hay Knop. Nhiệt ñộ tối thích là 27 - 30 0C. Nguyên tố vi lượng
như Bo, Zn và Mn làm gia tăng sự phát triển của nấm (Võ Thanh Hoàng và
Nguyễn Thị Nghiêm, 1993).
6



1.2.3 ðộc tính và ñiều kiện gây hại của Fusarium ñối với cây trồng
Trong môi trường sống, nấm tiết hai chất là fusaric acid và gibberellin (Võ
Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm, 1993). Fusaric acid gây lùn cây và
gibberellin làm cây vươn dài trên lúa và nhiều loại cây trồng (Ou, 1985 do Phạm
Nghĩa Thành, 2009 trích dẫn). Ngoài ra, nấm Gibberella fujikuroi còn sản sinh ra
chất fumonisin (Gelderblom và ctv., 1988). Theo Nguyễn ðức Trí (1992) ñộc tố
fumonisin khi người và ñộng vật ăn phải sẽ bị ung thư.
Tùy dòng nấm, thành phần môi trường và ñiều kiện phát triển, nấm có thể tạo
ra chất ức chế hay kích thích sự phát triển của cây lúa. Trên môi trường có
KH2PO4, MgSO4 hay có nhiều kali, nấm sẽ tạo ra nhiều gibberellin, trong khi
glucose lại rất tốt ñể nấm tạo fusaric acid. ðộ pH thích hợp cho nấm tạo
gibberellin là 3,4; Trong khi ở pH là 9 nấm sẽ tạo nhiều fusaric acid. Mật ñộ nấm
bệnh càng cao, nấm có khuynh hướng tạo fusaric acid (Võ Thanh Hoàng và
Nguyễn Thị Nghiêm, 1993).
Trong quá trình sinh dưỡng và ký sinh nấm Fusarium spp. tiết ra các ñộc tố
fusarinic, fumonisin B1, fumonisin B2 kiềm hãm hoạt ñộng của hệ thống enzym
và hoạt ñộng hô hấp, phá vỡ quá trình trao ñổi chất, tính thấm của màng tế bào và
làm giảm sức ñề kháng của cây trồng (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998).
1.2.4 Ảnh hưởng của ñiều kiện sinh thái ñến sự phát sinh và phát triển của
bệnh
1.2.4.1 Nhiệt ñộ
Nói chung khi nhiệt ñộ thấp quan sát không thấy hoặc chỉ thấy rất ít cây lúa
bị von (Ou, 1972). Nhiệt ñộ ñất 350C thích hợp cho sự phát triển của mạ, nhưng
cũng thuận lợi cho sự phát triển của bệnh. Tỉ lệ bệnh sẽ giảm dần theo nhiệt ñộ
ñất và ở nhiệt ñộ 20 0C không quan sát thấy triệu chứng vươn dài nhưng có thể
phân lập ñược nấm trên những cây trồng khỏe mạnh (Võ Thanh Hoàng và
Nguyễn Thị Nghiêm, 1993). Nhiệt ñộ tối thích cho sự sinh sản và phát triển của
nấm khoảng 27-300C, nhiệt ñộ tối thích cho sự gây bệnh là 350C (Ou, 1985 do
Dương Phạm Minh Châu, 2008 trích dẫn).
1.2.4.2 Ẩm ñộ

Khi ñiều kiện ñất ẩm ướt thì phát hiện thấy triệu chứng mạ bị von, còn trong
ñiều kiện ñất khô cây lại bị ngừng sinh trưởng và còi cọc (Seto, 1933a, 1935 do
Ou, 1972 trích dẫn). Tuy nhiên theo Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề (1998) lại
cho rằng ở ñất khô bệnh sẽ nặng hơn ñất ngập nước.
1.2.4.3 Ánh sáng
Ánh sáng yếu cũng là yếu tố quan trọng ñể bệnh phát sinh phát triển, ñặc biệt
vào những thời ñiểm mưa kéo dài, ít ánh sáng bệnh sẽ phát triển mạnh và nhanh
hơn (ðường Hồng Dật, 1979).

7


1.2.4.4 Cơ học
Ở Nhật Bản khi thấy hạt bị sây sát thường dẫn ñến cây bị bệnh và hạt giống
tuốt bằng máy về sau lúa bị bệnh nặng hơn tuốt bằng tay (Lê Lương Tề, 1977).
1.2.4.5 Giống lúa
Giống lúa là yếu tố quan trọng ñể bệnh phát triển vì bệnh lây lan qua hạt là
chủ yếu. Các giống lúa thường bị bệnh nặng như Khê Nam Lùn, Mộc Tuyền, 813,
828 ở miền bắc (Lê Lương Tề, 1977). Ở ðBSCL, các giống như IR 64, Jasmine
85, VD 20, OM 2517, OM 2514, OM 1490…là những giống nhiễm bệnh nặng
(Chi cục Bảo Vệ Thực Vật Cần Thơ, 2005 do ðoàn Hồng Ngọc, 2009 trích dẫn).
1.2.4.6 Phân bón
Bón ñạm cho ñất làm kích thích sự phát triển của bệnh, còn bón thêm kali
hoặc lân không có tác dụng làm giảm những ảnh hưởng ñó. Thêm ammonium
sulphate hoặc asparagin vào môi trường nuôi cấy cũng có tác dụng kích thích sinh
trưởng của nấm. Do ñó, sự gia tăng tỉ lệ bệnh trong những ruộng ñược bón thêm
ñạm là vì sinh trưởng của nấm ñược tăng lên chứ không phải là vì tính mẫn cảm
của cây chủ tăng lên (Ou, 1972).
Yogeswari (1948) cho rằng các nguyên tố vi lượng borat, kẽm và mangan làm
tăng sự sinh sản của nấm, trong ñó nguồn glucid, acid amin và các acid hữu cơ

khác là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho sự phát triển của nấm do ñó nếu sử dụng
nhiều phân bón lá sẽ làm cho bệnh nặng (Vũ Triệu Mân và Lê Lương tề, 1998).
Yabuta, Sumiki và Uno (1939) phát hiện thấy glycerol là nguồn carbon tốt
ñối với sự sinh sản gibberellin, còn glucose là tốt nhất cho sự sản sinh fusaric
acid. Stoll (1954) nhận ñịnh rằng fusaric acid và các hợp chất khác ñược sinh ra
rất nhiều ở nhiệt ñộ 330C trong môi trường Agar của Richard (Trích dẫn từ
Dương Phạm Minh Châu, 2008).
1.2.5 Sự lưu tồn và lan truyền của nấm Fusarium moniliforme
Theo Phạm ðức Toàn (2008), bệnh có thể lây truyền qua không khí, gió hoặc
nước, qua tàn dư của cây bị bệnh vụ trước (rơm rạ), nhưng chủ yếu là qua hạt
giống. Các bộ phận ở phía dưới của cây như rễ, gốc thân dễ bị nhiễm bệnh hơn
các bộ phận ở phía trên của cây như bẹ lá, ñốt thân. Thực tế ñồng ruộng cho thấy
ở giai ñoạn mạ và thời kỳ ñón ñòng thường bị nhiễm bệnh mạnh nhất.
Theo Trần Thị Thu Thủy (2007), trong ñất: Nấm lưu tồn 4 tháng dưới dạng
sợi nấm có vách dầy (bào tử áo) hoặc bào tử ñại. Nấm lưu tồn trong ñất do mưa
rửa trôi ñính bào tử hay bào tử nang từ hạt, cây bệnh hay rơm rạ, do không xử lý
hạt trước khi gieo.
Loài Fusarium moniliforme có khả năng sống qua mùa ñông (hay mùa hè ở
vùng nhiệt ñới) trên hạt hay phần thân nhiễm bệnh. Kanjanasoon (1965) nhận
thấy loài nấm này có thể sống trên hạt hay những phần thân bị nhiễm bệnh từ 4 –
10 tháng ở nhiệt ñộ phòng và hơn 3 năm trong kho lạnh 70C.
8


Nguồn bệnh lưu tồn trong ñất có thể tồn tại sau 4 tháng do hình thành bào tử
áo hay ñại bào tử. Gibberella fujikuroi tồn tại ñược ở mùa ñông hoặc mùa hè ở
các nước nhiệt ñới, lan truyền qua hạt giống hay các bộ phận khác (Ou, 1985 do
Phạm Nghĩa Thành, 2009 trích dẫn).
Gibberella fujikuroi có khả năng lưu tồn ñến 26 tháng khi xâm nhiễm trên hạt
lúa và 28 tháng ở trên gốc rạ khô (Sunder và Satyavir, 1998; CPC, 2003 do Phạm

Nghĩa Thành, 2009 trích dẫn).
Trong vòng 72 giờ ñầu, khi hạt bắt ñầu nảy mầm sẽ rất quan trọng cho bệnh
phát triển, vì khi ñang nảy mầm hạt sẽ tiết ra nhiều amino acid và ñường, là
những thức ăn thích hợp cho nấm.
Mạ gieo càng dày, bệnh sẽ càng nặng do sự lây lan của của những hạt bị bệnh
và tạo ñiều kiện nhiệt ñộ và ẩm ñộ thích hợp cho mầm bệnh phát triển.
Mức ñộ gây hại cho cây còn tùy vào mật số mầm bệnh, nếu mật số cao, mạ sẽ
bị cháy, lùn hay vàng. Nếu mật số vừa phải, mạ sẽ có triệu chứng vươn dài. Trên
cây bệnh, khuẩn ty và tiểu bào tử nấm tập trung trong những khoảng trống của
mô mộc, nấm không xâm nhập vào mô libe và nhu mô. Sự hiện diện của nấm
trong cây cũng không liên tục, có thể có ở chỗ này rồi không có ở 2-3 ñốt kế tiếp.
(Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm, 1993).
Nấm lưu tồn chủ yếu trong hạt (seedborne). Nếu nhiễm nặng hạt sẽ có màu
ñỏ và mạ mọc lên sẽ bị lùn. Ngoài ñồng, hạt dễ bị nhiễm ở giai ñoạn trổ hoa và
kéo dài trong 3 tuần sau ñó. Nang bào tử chủ yếu phát tán trong không khí vào
ban ñêm trong các tháng mưa. Nấm cũng có thể lưu tồn trong ñất do mưa rửa trôi
ñính bào tử hay bào tử nang trên hạt, trên cây bệnh và trên rơm rạ (Võ Thanh
Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm, 1993).
Nấm Fusarium không những tồn tại trong ñất mà còn có khả năng sinh sản và
phát triển trong ñất. Khi gặp ñiều kiện thuận lợi nó sẽ xâm nhập và gây bệnh cho
cây (ðường Hồng Dật, 1979). ðại bào tử mang chức năng như bào tử áo, có thể
tồn tại và giữ sức sống trong ñất từ 4-6 tháng trong ñiều kiện ngoài ñồng và 2
năm trong phòng thí nghiệm. Loại nấm này tồn tại chủ yếu ở dạng sợi và bào tử
hữu tính trên tàn dư cây bệnh, ở trong ñất và hạt giống (Ito và Kimura, 1931 trích
dẫn bởi Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998).

9


1.2.6 Chu trình bệnh:


Bệnh lúa von xâm nhiễm cây lúa qua năm giai ñoạn. Giai ñoạn ñầu tiên
là nấm ñã nhiễm vào hạt giống và tạm thời ngủ nghỉ trong hạt lúa. Giai ñoạn hạt
giống nảy mầm nấm bệnh lưu tồn trên hạt giống bệnh có thể gây hại làm chết hạt
ngay từ khi hạt mới nảy mầm, nếu hạt không bị chết khi lúa lớn bệnh có thể gây
hại làm chồi lúa bị lùn, hoặc lúa bị von (vươn cao) rồi chết. Giai ñoạn cây lúa bắt
ñầu tượng khối sơ khởi (35-40 NSKG) những bào tử nấm trong không khí có thể
xâm nhập vào thân cây lúa gây ra triệu chứng thối thân từ cây lúa chết cũng sinh ra
nhiều bào tử, hạch nấm. Bệnh ở giai ñoạn này có thể làm chết nhiều chồi trong bụi
lúa, các chồi còn sống sót hoặc chết muộn sẽ cho bông bị nghẹn khi trổ, hoặc bông
có tỷ lệ lép rất cao. Giai ñoạn lúa trổ bông bệnh xâm nhiễm lúc lúa trổ bông gây
triệu chứng lép hạt, tỷ lệ lép tương ñương so với bị xâm nhiễm ở giai ñoạn tượng
khối sơ khởi làm giảm năng suất rất ñáng kể. Giai ñoạn sau trổ bông nấm gây lem
hạt cho lúa, bệnh ở giai ñoạn này lúa không bị giảm năng suất, tỷ lệ hạt có chứa
nấm Fusarium cũng rất cao và là nguồn gây hại cho cây con khi sử dụng làm giống
(Nguyễn Trần Thức, 2008 do ðoàn Hồng Ngọc, 2009 trích dẫn).
Khi bệnh nặng, hạt bị biến màu ñỏ nhạt do sự có mặt của các bào tử nấm
gây bệnh. Thường toàn bộ hạt bị biến màu. Có thể phân lập ñược nấm ngay cả
những hạt không nhìn thấy nấm bệnh nếu chúng ñược lấy từ ruộng bị bệnh. Các
hạt như vậy khi nảy mầm sẽ sinh ra những cây mạ có triệu chứng von, trong khi
ñó những hạt có màu ñỏ nhạt lại sinh ra những cây mạ thấp lùn còi cọc. Do ñó,
triệu chứng cao hay thấp lùn của mạ có thể xác ñịnh ñược bằng mức ñộ bị bệnh
của hạt (Ou, 1972).

10


1.3 MỘT SỐ ðẶC ðIỂM GIỐNG LÚA JASMINE 85
1.3.1 Nguồn gốc:
ðược lai tạo và chọn lọc từ viện lúa quốc tế, ñược nhập vào Việt Nam từ năm

1992, ñược viện lúa ðBSCL chọn thuần. Giống ñược chọn từ tổ hợp lai: IR84185=PETA / TN1 // KHAO DAWK MALI.
1.3.2 Những ñặc tính chủ yếu:
Chu kỳ sinh trưởng: 100-110 ngày, ở miền Bắc vụ Xuân 144 ngày, vụ mùa 118
ngày.
Chiều cao trung bình: 80-90 cm.
Số bông trên bụi: 8-10 bông, thuộc dạng nở bụi khá tốt.
Chiều dài bông: 20-25 cm, số hạt chắc trên bông ñạt 80-100 hạt.
Hạt to, dài, trọng lượng 1000 hạt ñạt 25-26 g.
Năng suất trung bình ở phía Nam ñạt từ 4,6 ñến 6 tấn/ha, ở miền bắc ñạt từ 3-5
tấn/ha.
Phẩm chất: Kích thước hạt dài 7,2-7,8 mm, rộng 2,1-2,2 mm. Giống ñạt tiêu
chuẩn xuất khẩu loại cao cấp, hạt trong, không bạc bụng, có mùi thơm vừa, dẻo, ñộ
trở hồ cấp 4-5.
Cứng cây, ít ñỗ ngã, chịu phèn mặn nhẹ (Trương ðích, 2000 do Nguyễn Thị
Lan, 2009 trích dẫn).
Nhiễm lúa von, rầy nâu, ñạo ôn và bệnh cháy bìa lá, ít chịu phèn, hạn và ngập
úng.
Hàm lượng amylose trung bình (20-21%), cơm mềm, dẻo, có mùi thơm ñặc
trưng (www.giongnongnghiep.com).
1.4 MỘT SỐ ðẶC ðIỂM CỦA CÁC LOẠI THUỐC HÓA HỌC DÙNG
TRONG THÍ NGHIỆM:
1.4.1 Thuốc Viroval 50 BTN:
Thuốc chứa hoạt chất là Iprodione (3- (3,5 - Diclophenyl) - N - isopropyl - 2,4
- dioxoim - dazoli - dine - 1 – carboxamide).
Tính chất:
Iprodione kỹ thuật ở dạng tinh thể, tan rất ít trong nước, tan trong nhiều loại
dung môi hữu cơ, không ăn mòn kim loại, tương ñối bền trong môi trường acid,
thủy phân trong môi trường kiềm. Iprodione ñược gia công thành dạng bột thấm
nước 50%. Thuốc thuộc nhóm ñộc III. LD50 per os: 2000mg/kg, LD50 dermal:
>2000mg/kg; ADI: 0.3mg/kg; MRL: Dâu tây 15mg/kg, xà lách, nho 10mg/kg, ngũ

cốc, hạt có dầu 0,22mg/kg; PHI: dâu tây 10 ngày, xà lách 14 ngày, nho 28 ngày.
Thuốc ñộc ñối với cá, không ñộc ñối với ong mật (Trần Văn Hai, 2005).
Công dụng và cách dùng:
Thuốc Viroval 50BTN là thuốc có phổ tác dụng rộng phòng trừ nhiều loại
nấm bệnh trên nhiều loại cây trồng, ñặc biệt thuốc phòng trừ hữu hiệu bệnh lem lép
11


×