Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Xác định tác nhân gây bệnh thối củ gừng có nguồn gốc từ đất bằng phương pháp truyền thống và sinh học phân tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.6 MB, 72 trang )

LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Võ Thị Trường Thịnh
Năm sinh: 04/03/1990
Nơi sinh: huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An
Họ và tên cha: Võ Văn Hảo
Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Bê
Quê quán: xã Nhơn Ninh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An
Quá trình học tập:
1995-2001: học tiểu học tại trường tiểu học Nhơn Ninh A, xã Nhơn Ninh, huyện
Tân Thạnh, tỉnh Long An
2001-2005: học THCS tại trường THCS Nhơn Ninh xã Nhơn Ninh, huyện Tân
Thạnh, tỉnh Long An
2005-2008: học THPT tại trường THPT Tân Thạnh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long
An
2008 – 2012: học đại học tại trường đại học Cần Thơ, ngành Bảo vệ Thực vật khóa
34, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.

i


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng,
Cha, Mẹ suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của các con.
Thành kính ghi ơn,
Thầy Trần Vũ Phến đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian
thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Quý thầy cô trong khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng trường Đại
học Cần Thơ đã dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho em trong thời gian học tại
trường.
Chân thành biết ơn,


Anh Trần Văn Nhã, chị Trần Thị Thúy Ái và các anh chị trong bộ môn Bảo
vệ Thực vật đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt thí nghiệm.
Thành thật cảm ơn,
Các bạn Chúng, Nhi, Quốc, Châu, Vinh, Nghi, Tảo và các bạn lớp BVTV
k34 đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài
Trân trọng!

Võ Thị Trường Thịnh

ii


Lời Cam Đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân các số liệu kết
quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kì
nghiên cứu nào trước đây.

Tác giả luận văn

Võ Thị Trường Thịnh

iii


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Lược sử cá nhân ................................................................................................... i

Lời cam đoan........................................................................................................ ii
Lời cảm tạ ............................................................................................................ iii
Mục lục ................................................................................................................ iv
Danh sách chữ viết tắt ....................................................................................... .vii
Danh sách bảng .................................................................................................... ix
Danh sách hình ..................................................................................................... ix
Tóm lược........................................................................................................... ...x
Mở đầu ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ...................................................................2
1.1 Sơ lược về cây gừng ..........................................................................................2
1.1.1 Nguồn gốc, phân loại và công dụng của cây gừng…........................................2
1.1.2 Đặc điểm sinh học và sinh thái cây gừng ........................................................2
1.1.3 Kỹ thuật trồng gừng........................................................................................5
1.2 Một số bệnh hại gây triệu chứng thối củ trên gừng ............................................7
1.2.1 Bệnh héo xanh do vi khuẩn Raltonia solanacearum........................................7
1.2.2 Bệnh thối nhũn do vi khuẩn Erwinia carotovora..................................... .....13

iv


1.2.3 Bệnh thối vàng lá thối củ gừng do nấm Fusarium spp. ........................... ...14
1.2.4 Bệnh thối củ do nấm Pythium spp……………………………………..……22
1.2.5 Bệnh thối khô do nấm Rhizoctonia solani…………………..………………..…24
1.2.6 Bệnh thối khô thân do nấm Sclerotium rolfsii………………………....…….25
1.2 Các bước giám định bệnh cây …………… ……………………………… ........27
1.3 Các phương pháp chẩn đoán bệnh cây..............................................………… …..29
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP …………………………….30
2.1 Phương tiện………………………………..…………………………………..30
2.2 Phương pháp.............................................................................................……..31
2.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát tình hình bệnh thối củ gừng ở An Giang…………...31

2.2.2 Thí nghiệm 2: Xác định tác nhân gây bệnh thối củ gừng dựa trên phương pháp
truyền thống …………………………………………………………………..........32
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN…………………………………….....28
3.1 Tình hình bệnh gây hại trên gừng ở 3 huyện Tri Tôn, Châu Phú và Chợ Mới của
tỉnh An Giang...........................................................................................................41
3.2 Xác định tác nhân gây bệnh thối củ gừng và khảo sát đặc điểm hình thái bằng
phương

pháp

truyền

thống



phương

pháp

sinh

học

phân

tử………………………………………………………………………………........45
3.2.1 Kết quả phân lập tác nhân gây bệnh thối củ gừng ……………...….…….....45
3.2.2 Kết quả khảo sát đặc điểm hình thái của vi sinh vật gây bệnh thối củ gừng theo
phương pháp truyền thống ………………………………………………………...45

3.2.2.1 Vi khuẩn Raltonia solanacearum.........................................................45
3.2.2.2 Vi khuẩn Erwinia spp …………………………………….………...........50
3.2.2.3 Nấm Fusarium spp........................................................................................51
v


1.2.1.4 Nấm Pythium sp…………………………………………………..……… 55
1.2.1.5 Nấm Rhizoctonia solani………………………………………….……….56
1.2.1.6 Nấm Sclerotium rolfsii……………………………………………………………57
3.2.3 Kết quả xác định loài nấm và vi khuẩn gây bệnh thối củ gừng dựa trên phương
pháp sinh học phân tử…………………………………………………………..….57
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ ............................................................. …58
4.1 Kết luận ..................................................................................................... …58
4.2 Đề nghị...................................................................................................... ….58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... …59

vi


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
CM

Chợ Mới

CP

Châu Phú

F. oxysporum.


Fusarium oxysporum

F. proliferatum

Fusarium proliferatum

F.solani

Fusarium solani

NSKC

Ngày sau khi chủng

NSKT

Ngày sau khi trồng

PDA

Potato dextro agar

PDAP

Potato dextro agar peptone

TT

Tri Tôn


R. solanacearum

Raltonia solanacearum

DC

Đối chứng

vii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
1.1

Tên bảng
Những đặc điểm hình thái, đặc tính sinh lý, sinh hóa của R.
Solanacearum

1.2

Phân biệt 3 loài F. oxysporum, F. proliferatum, F. solani như sau (Leslie và
Summerell, 2006)

2.1

Thang đánh giá cấp bệnh (Priya và ctv., 2007)

3.1


Kết quả điều tra ngoài đồng thành phần bệnh hại trên gừng ở tỉnh An
Giang

3.2

Tần suất xuất hiện của những tác nhân gây bệnh thối củ gừng trên 120 mẫu

Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh thối củ gừng do lây nhiễm bởi các mẫu vi khuẩn đã
phân lập

3.5

18
38

45

41

gừng thu ở An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng.

3.4

10

Kết quả điều tra ngoài đồng giai đoạn bệnh xuất hiện trên gừng ở tỉnh An
Giang

3.3


trang

Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh thối củ gừng do lây nhiễm các mẫu nấm đã phân lập

viii

44

48
53


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

trang

1.1

Fusarium oxysporum (nguồn ảnh: Leslie và Summerell, 2006).

16

1.2

Fusarium proliferatum (nguồn ảnh: Leslie và Summerell, 2006)

16


1.3

Fusarium solani (nguồn ảnh: Leslie và Summerell, 2006)

17

2.1

Kỹ thuật nuôi cây trên lam

34

2.2

Một số hình ảnh thì nghiệm lây bệnh nhân tạo

38

3.1

Bệnh thối củ gừng với triệu chứng héo xanh

47

3.2

Bệnh héo vàng do nấm Fusarium spp.

47


3.3

Đốm lá Phyllosticta zingiberi

48

3.4

Bệnh cháy lá do Vi khuẩn Xanthomonas spp.

48

3.5

Đặc điểm vi khuẩn R. solanacearum

46

3.6

Vi khuẩn R. solanacearum nhuộm Gram & roi

47

3.7

vi khuẩn Erwinia spp. với nhiều roi xung quanh

50


3.8

hình dạng khuẩn ty và cành bào đài của các dòng Fusarium spp.

52

3.9

Hình bào tử nấm Pythium sp.

55

3.10

Nông dân xử lí cây bệnh không đúng cách

55

3.12

Triệu chứng bệnh đốm vằn do nấm Rhizoctonia solani trên gừng

56

3.12

Bệnh thối hạch trên gừng do Sclerotium rolfsii

56


ix


Võ Thị Trường Thịnh, 2012. “Xác định tác nhân gây bệnh thối củ gừng có
nguồn gốc từ đất bằng phương pháp truyền thống và sinh học phân tử”. Luận
văn tốt nghiệp kỹ sư Bảo vệ thực vật. Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng,
trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn T.S Trần Vũ Phến.

TÓM LƯỢC
Đề tài “Xác định tác nhân gây bệnh thối củ gừng tại tỉnh An Giang” được thực
hiện nhằm đáp ứng yêu cầu tìm ra chính xác tác nhân gây bệnh thối củ gừng để làm
cơ sở vững chắc cho việc nghiên cứu các phương pháp phòng trị bệnh này một cách
hiệu quả.
Đề tài được thực hiện vào vụ gừng 2011, phỏng vấn trực tiếp nông dân ở 3
huyện Tri Tôn, Châu Phú, Chợ Mới và ghi nhận tình hình dịch bệnh thối củ gừng
trên ruộng, kết hợp thu mẫu cây bệnh, kết quả đánh giá được tổng quan về tình hình
dịch bệnh thối củ gừng, cũng như những nguyên nhân khiến dịch bệnh trở nên
nghiêm trong. Giám định tác nhân gây bệnh thối củ gừng được thực hiện tại PTN vi
sinh và nhà lưới Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng, trường Đại Học Cần Thơ. Khảo sát nguyên nhân gây bệnh thối củ gừng dựa
trên biểu hiện triệu chứng bệnh, đặc điểm hình thái của tác nhân gây bệnh , thông
qua lây nhiễm bệnh nhân tạo và phương pháp sinh học phân tử (PCR) đã xác định
được tác nhân chính gây bệnh thối củ gừng ở tỉnh An Giang chủ yếu do: vi khuẩn
Ralstonia solanacearum biovar 3, 4 và 3 loài nấm Fusarium oxysporum, F.
proliferatum, F. solani.

x



MỞ ĐẦU
An Giang là một tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có diện tích đất canh tác
lớn nhất trong vùng ĐBSCL. Tổng diện tích đất nông nghiệp là 246.821 ha, trong
đó diện tích trồng gừng trên 60 ha, phân bố ở các huyện như Tri Tôn, Chợ Mới,
Châu Phú (www.angiang.gov.vn, 2009). Gừng đem lại lợi nhuận hấp dẫn cho người
nông dân cho nên phong trào trồng gừng đang có xu hướng phát triển. Tuy nhiên,
đa số nông dân trồng gừng trên đất líp theo kinh nghiệm và tập quán địa phương, do
đó cây gừng thường bị nhiều sâu, bệnh làm giảm năng suất và phẩm chất củ, gây
thiệt hại đáng kể cho người trồng gừng đặc biệt là bệnh thối củ gừng có thể dẫn đến
thất thu 100% năng suất (Nguyễn Thị Nghiêm, 2006). Để đối phó với các loài dịch
hại này, nông dân thường sử dụng rất nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh độc hại, phun
nhiều lần trong vụ với nồng độ và liều lượng sử dụng thường cao hơn so với khuyến
cáo. Từ đó làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến sức khỏe của người sản xuất
và tiêu dùng, đồng thời gây ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân chủ yếu là do người
nông dân và đôi khi là cả cán bộ kĩ thuật địa phương không hiểu rõ về tác nhân gây
bệnh thối củ gừng và biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả. Do đó việc xác định được
tác nhân gây bệnh thối củ gừng là một vấn đề quan trọng và cấp thiết làm nền tảng
cho việc nghiên cứu các biện pháp quản lí bệnh thối củ gừng một cách hiệu quả và
kinh tế. Vì vậy đề tài “ Xác định tác nhân gây bệnh thối củ gừng ở tỉnh An
Giang vụ trồng gừng 2011 “ được thực hiện để đáp ứng yêu cầu trên.

1


LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 SƠ LƯỢC VỀ CÂY GỪNG
1.1.1 Nguồn gốc, phân loại và công dụng của cây gừng
Nguồn gốc: Gừng có nguồn gốc từ Đông Nam Á, được trồng nhiều ở Trung
Quốc và Ấn Độ hơn 3000 năm trước. Bắt đầu từ Trung Quốc và Ấn Độ, gừng được
trồng trải dài trên các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới: các nước đông

nam Á như Nhật, Đài Loan, Indonesia, Bangladesh, Srilanca…(Mai Văn Quyền và
ctv., 2007). Gừng từ Ấn Độ được đưa đến châu Âu và Đông Phi. Hiện nay, gừng
được trồng khắp vùng nhiệt đới ẩm, phổ biến ở Ấn Độ, Jamaica, Nigeria, Leone,
Brazil, Trung Quốc, Nhật và Indonesia,… (CABI, 2007). Ở Việt Nam, gừng trồng
rất sớm từ thế kỷ thứ 2 trước công nguyên. Hiện nay, gừng có mặt khắp các địa
phương, từ vùng núi cao đến vùng đồng bằng và cả ngoài các hải đảo (Đỗ Huy Bích
và ctv., 2003).
Phân loại: Gừng có tên tiếng anh là Ginger, tên khoa học là Zingiber
officinale Rosc., thuộc họ Zingiberaceae, thuộc bộ Zingiberales.
Công dụng: Gừng được sử dụng làm cây gia vị, cây hoa kiểng, làm thuốc
và còn được sử dụng nhiều trong công nghệ bánh kẹo (Đỗ Huy Bích và ctv., 2003).
Củ gừng chứa 2-3% tinh dầu với các thành phần chủ yếu là: anpha-camphen,
beta-phelandren, zingiberen, một rượu sesquitecpen...Ngoài ra, nó còn chứa các
chất nhựa dầu (5%), chất béo (3,7%), tinh bột và các chất cay như: zingeron,
zingerola và shogaola (Võ Văn Chi, 2005)
1.1.2 Đặc điểm sinh học và sinh thái của cây gừng
1.1.2.1 Đặc điểm sinh học của cây gừng
Theo Mai Văn Quyền và ctv. (2007) thì gừng cao 50-100 cm, tuỳ loại đất có
nơi cao 150 cm. Gừng được nhân giống bằng thân củ. Khi cây được khoảng 9 tháng
thì lá xanh chuyển sang vàng (Fazana, 2005).
- Rễ: Theo Ravindran và ctv. (2005) bộ rễ gừng gồm rễ có sợi, mọc ra nhiều từ
chồi, rễ này nhỏ và có lông hút hay còn gọi là rễ hấp thu. Rễ mầm có đường kính
2


0,5cm dài 10-25 cm, có màu trắng sữa và một vài lông hút, không có rễ bên, có
nhiệm vụ hấp thu dinh dưỡng và chống đỡ cho cây, sau này phát triển thành củ. Rễ
thường ăn nong khoảng 30cm trong lòng đất. Bộ rễ kém phát triển và khả năng hấp
thu kém, do đó gừng yêu cầu tốt về điều kiện đất đai, phân bón, nước. Thân ngầm
phát triển lên thành củ, lâu dần thành xơ, tế bào chứa dầu nhựa, có sợi thưa, mùi

thơm, vị cay nóng.
-Thân: Thân ngầm ở dưới đất có nhiều đốt, mỗi đốt có mầm ngủ, khi gặp điều kiện
thuận lợi sẽ đâm chồi thành cây gừng mới. Bẹ lá ôm sát vào nhau phát triển thành
thân giả trên mặt đất (Ravindran và ctv., 2005)
- Lá: Lá mọc so-le không cuống, có bẹ lá, hình mác dài 15-20 cm rộng 2 cm, mặt
bóng nhẵn, gân giữa hơi trắng nhạt, mép lá không răng cưa, vò có mùi thơm, trục
hoa xuất phát từ gốc dài 20cm, cụm hoa thành bông mọc sít nhau, hoa dài khoảng
20cm, rộng 2-3 cm. Lá bắc hình trứng dài 2,5cm, mép lưng màu vàng, đài hoa dài
khoảng 1cm có 3 răng ngắn, có 3 cánh hoa dài khoảng 2cm màu vàng xanh, mép
cánh hoa màu tím, nhị màu tím (Ravindran và ctv., 2005).
- Các giai đoạn phát triển của cây gừng: Thời gian sinh trưởng của gừng có thể
chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn nẩy mầm: Bắt đầu khi mắt mầm nhú đến khi lá đầu tiên được mở
ra, mất khoảng 50 ngày. Trong giai đoạn này cây sử dụng dinh dưỡng được dự trữ
trong mắt của thân rễ để nẩy mầm và ra rễ nên cần tạo điều kiện nhiệt độ thuận lợi
cho sự nẩy mầm (Ravindran và ctv., 2005).
Giai đoạn cây con: Bắt đầu từ khi có lá thứ nhất đến khi có hai chồi, mất 6070 ngày sau khi trồng, ở giai đoạn này cây còn dựa vào nguồn dinh dưỡng ở củ
cung cấp. Khi hệ thống rễ sợi tăng nhanh chóng dinh dưỡng được hấp thu chủ yếu
qua hệ thống rễ và sự tăng trưởng của cây dựa vào chồi và hệ thống rễ (Ravindran
và Babu, 2005).
Giai đoạn phát triển mạnh: Từ 90- 120 ngày sau khi trồng. Cây biểu hiện sự
tăng trưởng nhanh chóng, số chồi và số lá tăng nhanh, mặt khác thì thân rễ cũng mở
rộng nhanh chóng (Ravindran và ctv., 2005).
Giai đoạn nghỉ: Do gừng không chịu được thời tiết lạnh giá, nên ở các vùng
3


có mùa lạnh thân rễ phải có giai đoạn nghỉ đông, để khi nhiệt độ tăng trở lại thì
gừng tiếp tục một thời gian tăng trưởng mới (Ravindran và ctv., 2005).
Đặc điểm sinh thái của cây gừng

Gừng thích hợp trong điều kiện ấm áp, nắng, hoặc bóng râm. Lượng mưa
tối ưu trong năm là 2500-3000 mm, dưới 2000 mm, cần bổ sung nước tưới, duy trì
độ ẩm cần thiết cho gừng phát triển tốt. Gừng rất nhạy cảm với ngập úng.
Đất thích hợp cho trồng gừng là đất tốt, nhiều hữu cơ, pH từ 6,0-7,0 (CABI, 2007).
- Ánh sáng: Gừng phát triển tốt dưới cường độ ánh sáng vừa phải, tùy vào giai đoạn
tăng trưởng mà gừng đòi hỏi cường độ ánh sáng khác nhau, cần tối ở giai đoạn nảy
mầm, ánh sáng vừa đủ ở giai đoạn cây con và ánh sáng mạnh ở giai đoạn tăng
trưởng tích cực. Gừng không chịu ảnh hưởng của quang kì (Ravindran và ctv.,
2005).
-Nước: Theo Ravindran và ctv. (2005) do hệ thống rễ kém phát triển và ăn nong
trên mặt đất, khả năng hấp thu nước yếu và không chịu khô hạn. Ở đất có hàm
lượng nước từ 40- 80 % thì một số chỉ tiêu như chiều cao cây, số chồi và số lá tăng.
Nhưng gừng không chịu được sự úng nước, sự úng nước ảnh hưởng tới sự phát triển
và tăng trưởng của gừng, dẫn tới tình trạng thối củ, làm giảm năng suất. Gừng đòi
hỏi lượng nước khác nhau trong các giai đoạn phát triển khác nhau, ở giai đoạn cây
con cây tăng trưởng chậm về sinh khối do đó cần một lượng nhỏ nước. Nếu nhu cầu
nước của cây không phù hợp thì lá sẽ cuống lại. Giai đoạn tăng trưởng tích cực cây
yêu cầu nhiều nước hơn hàm lượng nước trong đất ở giai đoạn này từ 70-80%.
- Khí hậu và đất: Gừng được trồng từ mực nước biển lên đến độ cao 1500 m,
lượng mưa tối ưu trong năm từ 2500-3000 mm, pH tốt nhất từ 5,5- 6,5, cây cần đất
ẩm, tơi xốp nhiều mùn, nếu pH trên 8 thì sự tăng trưởng của gừng bị chậm lại
(Ravindran và ctv., 2005).
-Phân bón: Theo Xizhen (2005), do thời gian tăng trưởng và phát triển kéo dài nên
gừng cần nhiều phân bón, ở từng giai đoạn khác nhau thì cây có nhu cầu và tốc độ
hấp thu dưỡng chất cũng khác nhau, vì vậy số lượng phân bón thích hợp cần cho
cây trong mỗi giai đoạn dựa vào nhu cầu của cây. Thông thường cây không cần bón
phân cho tới khi chiều cao cây đạt 30cm và có một hoặc hai chồi.
4



1.1.3 Kĩ thuật trồng gừng:
1.1.3.1 Thời vụ
Ở nước ta, gừng thường được trồng vào tháng 3 đến tháng 5 dương lịch và
sau khi trồng 5 – 8 tháng thì tiến hành thu hoạch. Năng suất gừng đạt từ 15-30
tấn/ha tùy loại đất (Mai Văn Quyền và ctv., 2007).
1.1.3.2 Chuẩn bị đất và bón lót
Chọn đất thoát nước tốt, có nhiều mùn, tơi xốp, cày ải và phơi đất thật kỹ
trước trồng. Nếu đất vụ trước có trồng gừng thì rãi 200-300 kg vôi/ha để khử trùng
nấm bệnh vụ trước không lây lan cho vụ sau (Mai Văn Quyền và ctv., 2007). Theo
Srinivasan và ctv. (2009), đất được cài xới kỹ 4–5 lần cho tơi xốp trước khi lên líp
để tạo sự thông thoáng cho củ gừng phát triển và đạt năng suất cao.
Thường để đất tơi xốp và đủ ẩm, người ta dùng 20-30 tấn phân chuồng, 300500 kg P205/ha, 500-1.000 kg tro bếp trộn đều và bón lúc lên líp (Mai Văn Quyền và
ctv., 2007). Theo Srinivasan và ctv. (2009), líp thường được phủ 10-12 tấn/ha lá
hoặc chất thải hữu cơ để ngăn chặn sự tung tóe của đất và xói mòn do mưa lớn và
cũng cung cấp thêm chất hữu cơ, hạn chế cỏ dại và giữ ẩm cho đất.
1.1.3.3 Cách trồng
Luống được thiết kế có chiều cao 0,2-0,25 m, rộng 1,2-1,5 m là tốt nhất cho
sự phát triển của cây gừng (Mai Văn Quyền và ctv., 2007).
Theo Mai Văn Quyền (2007), hom gừng giống được chọn là những hom có
nhiều mầm, bẻ thành từng nhánh riêng, mỗi nhánh chứa 3-5 mắt mầm. Chấm phần
bẻ hoặc cắt vào tro bếp rồi đem trồng vào các rãnh ngang trên luống, lấp đất lại.
Chú ý không nên lấp quá sâu, chỉ cần phủ kín hom là được. Theo Phạm Danh
Tướng (2006), để trồng trên diện tích 1.000m2 thì cần chuẩn bị lượng giống là
300kg. Theo Srinivasan và ctv. (2009) củ giống được bảo quản cẩn thận được cắt
thành những hom dài 2,5 - 5,0 cm, nặng 20 - 25g mỗi hom có một hoặc hai mầm
khỏe. Hom được xử lý với 0,3% mancozeb (3gam/lít) trong 30 phút, để khô dưới
bóng râm 3-4 giờ trước khi trồng. Khoảng cách trồng tốt nhất là 20 - 25 cm hàng
cách hàng và 20 - 25cm cây cách cây.
5



1.1.3.4 Bón phân:
Phân bón được sử dụng vào 3 thời điểm (Srinivasan và ctv., 2009)
− Trước trồng: 25–30 tấn phân chuồng hoặc phân hữu cơ và 50 kg P2O5 cho 1
ha.
− Ở 40 ngày sau khi trồng: bón 37,5 kg N và 25 kg K2O cho 1 ha.
− Ở 90 ngày sau khi trồng: bón 37,5 kg N và 25 kg K2O cho 1 ha.
1.1.3.5 Làm cỏ và vun gốc
Cỏ được làm 2-3 lần/vụ và được làm trước khi bón phân. Việc đắp bồi thêm
đất cho gừng có tác dụng tránh hiện tượng củ lộ ra trên bề mặt gây giảm phẩm chất
và đảm bảo đủ lượng đất cho sự phát triển của củ. Đắp thêm đất được thực hiện 2
lần/vụ vào thời điểm 40 và 90 ngày sau khi trồng và đắp sau khi bón phân
(Srinivasan và ctv., 2009).
1.1.3.6 Thu hoạch
Gừng thường được thu hoạch vào thời điểm 5- 8 tháng sau khi trồng, khi các
lá bắt đầu ngã vàng, chồi bắt đầu rụi dần, vỏ củ ngã sang màu xám. Nếu thu hoạch
muộn thì xơ sẽ nhiều không thích hợp ăn tươi, làm thực phẩm nhưng làm thuốc thì
rất tốt. Vì thế, tùy theo mục đích sử dụng mà chọn thời điểm thu hoạch thích hợp
nhất. Sau khi thu hoạch củ được rửa sạch đất và phơi ráo trong ngày (Srinivasan và
ctv., 2009; Mai Văn Quyền và ctv., 2007).

1.2 MỘT SỐ BỆNH HẠI GÂY TRIỆU CHỨNG THỐI CỦ TRÊN GỪNG
1.2.1 Bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum
1.2.1.1 Lịch sử nghiên cứu và phân bố của bệnh héo xanh
Bệnh héo xanh do vi khuẩn được ghi nhận đầu tiên bởi Burrill (1890), trích
dẫn bởi Kado (2010). Năm 1896, Smith là người đầu tiên mô tả sinh vật gây bệnh
héo vi khuẩn là Bacillus solanacearum (Smith, 1986; trích dẫn bởi Kado, 2010).
6



Héo vi khuẩn ban đầu được gọi là bệnh thối nâu trên hạt thầu dầu (Smith and
Godfrey, 1918; trích dẫn bởi Kado, 2010) và héo Granville trên thuốc lá (Smith,
1908; trích dẫn bởi Kado, 2010). Rorer mô tả bệnh Moko trên chuối và chuối lá vào
năm 1909 và ghi nhận tác nhân gây bệnh này liên quan đến B. solanacearum
(Rorer, 1909). Những năm về sau cho thấy sự hiện diện của vi khuẩn héo trên toàn
thế giới (trích dẫn bởi Kado, 2010).
Bệnh xuất hiện vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, vùng đồi có nhiệt độ tương đối
ổn định. Vi khuẩn có phổ kí chủ rất rộng và gừng là một trong những kí chủ quan
trọng. Phân bố của mầm bệnh có xu hướng mở rộng ra trong những năm gần đây.
Bệnh thối củ gừng xuất hiện ở Trung Quốc, Ấn Độ, Hawaii, Philippines, Nhật Bản
và nhiều nước trồng gừng khác (Kumar và ctv., 2004).
1.2.1.2 Triệu chứng bệnh héo xanh
Cây xuất hiện các triệu chứng héo rũ vào buổi trưa nắng, chiều tươi lại. Giai
đoạn sau, lá chuyển sang màu vàng duỗi thẳng ra, về sau tất cả các lá đều bị ảnh
hưởng. Lá dưới vàng trước, thân bị nhũn nước và rời khỏi củ. Mô dẫn nước sẫm
màu, củ sậm màu hơn và xuất hiện các vùng nhũn nước chứa dịch như sữa. Chất
dịch ứa ra mặt cắt của củ. Cây bị chết vài ngày sau đó (Nguyễn Thị Nghiêm, 2006).
Cây gừng bị bệnh héo xanh do vi khuẩn khi cắt theo chiều dọc thân cây, ta
thấy các mạch nhựa ngã màu nâu. Hiện tượng đó là do có sự tích lũy các chất oxy
hóa của các hợp chất phenol được tạo ra trong quá trình bệnh lí, phối hợp với xác
các tế bào bị hại (Phạm Văn Kim, 2000).
Theo Trần Văn Hòa và ctv. (2000), bệnh rất khó phát hiện sớm vì vi khuẩn
thường tấn công phần củ và phần non của củ, khi củ bị thối sẽ lan đến thân. Khi
thân bị thối mềm cây bị héo và chết, nhổ bụi gừng lên gần như tất cả phần non bị
thối, phần già bị thối chậm hơn.
1.2.1.3 Tác nhân: Bệnh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra.
1.2.1.4. Đặc tính của vi khuẩn gây bệnh
Phân loại:
Vi khuẩn Ralstonia solanacearum thuộc lớp Betaproteobacteria, bộ
7



Burkholderials, họ Ralstoniaceae, chi Ralstonia.
Vi khuẩn là loài có tính chuyên hóa rộng, có nhiều chủng sinh học khác
nhau, gây hại trên nhiều loại cây trồng, đặc biệt các cây thuộc họ cà (cà chua, cà
phổi, khoai tây), thuốc lá, chuối, gừng và gần đây đã phát hiện được trên nhiều loại
cây trồng khác (Hayward, 2000).
Vi khuẩn Ralstonia solanacearum phức tạp và không đồng nhất vì chúng biến
đổi kiểu hình cao, được chia thành nhiều chủng (races) dựa trên cơ sở sự khác biệt
phạm vi kí chủ và tính sinh bệnh (CABI, 2007) và các nhóm kiểu hình (biovars)
khác nhau trong tính linh hoạt của chuyển hóa vật chất (Hayward, 1991). Theo Vũ
Triệu Mân (2007) race 1 với biovar 1,3,4, race 2 với biovar 2, 3, race 3 với biovar 2,
race 4 với biovar 4 và race 5 với biovar 5.
• Race 1: gây bệnh trên nhiều kí chủ: thuốc lá, cà chua, khoai tây, cà tím,
chuối lưỡng bội, cây trồng thuộc họ cà và cỏ dại, phân bố ở các vùng đất
thấp, nhiệt đới, cận nhiệt đới (biovar 1, 3, 4). Nhiệt độ tối hảo là 35 – 370C
(CABI, 2007).
• Race 2: gây bệnh trên chuối tam bội triploid ( bệnh Moko), nhiệt độ tối hảo
là 35 – 370C (CABI, 2007).
• Race 3: gây bệnh trên khoai tây, một số loài khác thuộc họ cà và các cây họ
đậu.
• Race 4: gây bệnh trên gừng (Pegg và Moffett, 1971).
• Race 5: gây bệnh trên dâu (He và ctv., 1983).
Một hệ thống phân loại biovar cũng được đề xuất dựa vào sự khác biệt trong
tính chất dị hóa ( sử dụng đường, hình thành acid),...(Hayward, 1964; Hayward,
1994; được trích dẫn bởi Kado, 2010). Dựa trên khả năng oxi hóa cacbon chia thành
các biovar. Biovar 1, 2 có nguồn gốc từ châu Mỹ, biovar 3, 4, 5 nguồn gốc từ châu
Á (CABI, 2007).
-Hình dạng và kích thước:
Ralstonia solanacearum là vi khuẩn hiếu khí, gram âm, hình que, có 1- 4

8


chiên mao ở một đầu (Kado, 2010). Kích thước 1,5- 2,5 x 0,5- 0,7 µm (Sharma,
2006), khuẩn lạc không tròn đều, nhầy, màu kem, trên môi trường một số chủng
khuếch tán sắc tố màu nâu, nhưng không phát huỳnh quang, Ralstonia
solanacearum còn sản xuất catalase, nitrat reductase, và cytochrome oxidase (Kado,
2010). Nếu khuẩn lạc chuyển sang kiểu khuẩn lạc nâu và nhăn nheo là vi khuẩn mất
tính độc (Kelman, 1954). Trên môi trường CPG agar (Casamino acid- PeptonGlucose agar) dựa vào hình thái của khuẩn lạc có thể phân biệt được hai loại khuẩn
lạc: (1) khuẩn lạc có tính độc có hình dạng tròn đều, khuẩn lạc ướt và đục mờ. (2)
khuẩn lạc không có tính độc có dạng tròn đều, nhỏ hơn và khô. Các tế bào vi khuẩn
có thể thay đổi từ tính độc thành không độc trong thời gian tồn trữ hoặc trong môi
trường lỏng không có oxy. Trên môi trường TZC, phát triển hai loại khuẩn lạc khác
nhau: loại có tính độc khuẩn lạc có màu trắng, ở giữa khuẩn lạc có màu hồng và loại
không có tính độc khuẩn lạc có màu đậm (Champioseau và ctv., 2008; trích dẫn bởi
Lý Thu Thảo, 2010).

9


Bảng 1.1 Những đặc điểm hình thái, đặc tính sinh lý, sinh hóa của R. Solanacearum
Đỗ Tấn Dũng, 2004).

Chủng vi khuẩn R. solanacearum

Chỉ tiêu theo dõi

Cà chua
Màu sắc khuẩn lạc trên hồng
TZC


nhạt

Hình dạng tế bào vi khuẩn

gậy

Vị trí lông roi



Khoai tây

Thuốc lá

Lạc

Cây cà

hồng nhạt

hồng

hồng

hồng

nhạt

nhạt


nhạt

gậy

gậy

gậy

gậy
một ở một đầu

đầu



một ở

một ở

đầu

đầu

đầu

âm

âm


âm

âm

Tạo bong bóng trong H2O2 +
3%

+

+

+

+

Đồng hóa glucose (có oxy)

+

+

+

+

+

Đông hóa arginine làm kiềm hóa môi trường

-


-

-

-

Tạo hạt nhỏ li ti trên môi +
trường Tween 80

+

+

+

+

Khả năng phát triển trên môi trường có NaCl 2%

-

-

-

-

Phân giải sữa


+

+

+*

+

+

Khử nitrat
Tạo NH3

+
-

+
+

+
-

+
-

+
-

Tạo khí indole
Tạo H2S


+

+

+

+

+

Thủy phân tinh bột
Phân giải gelatin

+

+

+

+

+

Nhuộm Gram

Ghi chú: +: có phản ứng

âm


+*: phản ứng chậm yếu

-: không có phản ứng

10

một


Vi khuẩn có khả năng phân giải làm lỏng gelatin, có dòng có khả năng khử
nitrat, không có khả năng thủy phân tinh bột, esculin, có khả năng tạo ra acid khi
phân giải một số loại đường, hợp chất cacbon…(Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề,
1999).
Theo Kado (2010), vi khuẩn gây bệnh phát triển trong phạm vi pH khá rộng
(6-8) , phát triển thích hợp ở pH= 7-7,2, nhiệt độ tối thiểu 100C, tối đa 410C, nhiệt
độ tăng trưởng tối ưu 27- 350C, gây chết ở 520C. R. solanacearum có thể tồn trữ ở
nhiệt độ phòng trong ống nghiệm thanh trùng. Nó sẽ sống lâu hơn ở -800 C trong
môi trường nước trích thịt có glycerol (Elsas và ctv., 2001; trích dẫn bởi Kado,
2010). Vi khuẩn R. solanacearum phát triển kém trong môi trường nuôi cấy có chứa
0,5% Natri clorua, ở 2% thì không tăng trưởng (Kado, 2010).
1.2.1.5 Lưu tồn và lan truyền
Vi khuẩn sống sót trong cây bệnh, xác bã thực vật, trong đất. Ở trong đất vi
khuẩn có thể bảo tồn sức sống lâu dài tới 5-6 năm hoặc 6-7 tháng tùy thuộc vào ảnh
hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, loại đất, các yếu tố sinh vật và các yếu tố khác (Lê
Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1999),
Chúng lan truyền nhờ nước, qua hạt giống, củ, sự vận chuyển giống, do dụng
cụ canh tác hoặc do côn trùng. Vi khuẩn xâm nhiễm vào cây qua rễ bị tổn thương
do tuyến trùng hoặc côn trùng mở đường. Sau khi xâm nhập chúng di chuyển trong
mạch xylem, nhân mật số nhanh chóng làm tắt bó mạch, ngăn cản sự lưu thông
nước và chất dinh dưỡng gây héo cây. Trong mô cây xuất hiện dịch nhờn (Agrios,

2005). Bệnh rất khó phát hiện sớm vì vi khuẩn thường tấn công phần củ và phần
non của củ, khi củ bị thối sẽ lan đến thân. Khi thân bị thối mềm cây bị héo và chết,
nhổ bụi gừng lên gần như tất cả phần già bị thối chậm hơn (Trần Văn Hòa và ctv.,
2000).
1.2.1.6 Điều kiện phát sinh phát triển bệnh
Nhiệt độ: Bệnh phát triển thích hợp nhất ở 24- 350C, ở vùng ôn đới khi mùa
đông nhiệt độ giảm xuống dưới 100 C thì ít gặp bệnh này. Sự phát triển của bệnh và
11


sự tạo thành các race thì tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ khác nhau (Swanepol,
1990).
Độ ẩm: thời tiết ẩm ướt và mùa mưa ảnh hưởng đến sự nghiêm trọng của
bệnh. Độ ẩm cũng chính là yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh sản và tồn tại của mầm
bệnh, độ ẩm của đất thuận lợi nhất là – 0,5 đến – 1 bar trong khi – 5 đến – 15 thì
không thuận lợi (Nesmith và Jenkins, 1985), (1 bar= 735,56 atm).
Ngoài ra, tuyến trùng Meloidogyne incognita và các tuyến trùng khác hoạt
động trong đất cũng tạo vết thương cho vi khuẩn truyền bệnh (Vũ Triệu Mânvà Lê
Lương Tề, 1998). Bệnh thường phát sinh gây hại nặng trên các chân đất cát, thịt nhẹ
và các chân đất nhiễm bệnh (Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng, 2003).
1.2.1.7 Phổ ký chủ
Có ít nhất 200 loài thực vật thuộc 50 họ thực vật bị nhiễm R. solanacearum
như chuối, cà tím, khoai tây, khoai lang, dâu tây, thuốc lá, và R. solanacearum race
4 gây hại trên gừng…(Kado, 2010).
1.2.1.8 Biện pháp phòng trị
Biện pháp canh tác:
Theo Rai (2006) nên trồng gừng luân canh với cây lúa nước vì vi khuẩn
không thể tồn tại trong vụ lúa nước trước đó. Sử dụng giống sạch bệnh, líp thoát
nước tốt và không dùng nguồn nước nhiễm bệnh để tưới tiêu. Vệ sinh đồng ruộng,
không đi lại trên những ruộng nhiễm bệnh làm vi khuẩn lây lan nhanh. Theo

Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng (2003) sử dụng phân cân đối kết hợp với phân
hữu cơ.
Khi bệnh nặng, nhổ bỏ cây và tiêu độc bằng nước vôi bột hoặc nước muối
15-20% (Tạ Thu Cúc, 2005). Theo Trần Văn Hòa và ctv. (2000) thì nên lên liếp
cao, thoát nước tốt, bón thêm rơm rác mục, tăng độ tơi xốp và thoát nước tốt trong
những ngày mưa nhiều. Bên cạnh đó việc trồng với mật độ hợp lý cũng là một giải
pháp để tránh bệnh.

12


Biện pháp hóa học:
Khi thấy gừng chớm bệnh, nhổ lên và tiêu hủy ngay. Dùng vôi bột hoặc
Copper Zinc 85 WP hay COC 85WP rãi xuống đất nơi bụi gừng vừa nhổ lên. Tưới
một trong các loại thuốc sau xung quanh buội gừng bị bệnh: Kasuran 50 WP, New
Kasuran 16,6 WP, Kasumin 2L, Starner 20 WP, với liều lượng 50-100cc (g)/10lít,
tưới 7-10 ngày/lần (Trần Văn Hòa và ctv, 2000).
Biện pháp sinh học:
Sử dụng chế phẩm vi sinh vật đối kháng, tạo điều kiện cho đất tơi xốp, nhiều
chất hữu cơ để tăng số lượng và hoạt tính đối kháng trong đất như: Pseudomonas
fluorescens, Bacillus polymyxa, Bacillus subtilis,…(Hà Viết Cường, 2008).
1.2.2 Bệnh thối nhũn do vi khuẩn Erwinia carotovora
1.2.2.1 Triệu chứng:
Vết bệnh lúc đầu là một đốm nhỏ màu nâu xám hơi mọng nước. Sau đó vết
bệnh lớn dần và ăn sâu vào bên trong làm củ bị thối. Thối củ do vi khuẩn khác với
bệnh thối khô do nấm là củ bị mềm nhũn, cắt ngang chỗ thối thấy có dịch nhờn
hoặc khi ấn tay vào có xì mủ hoặc nước, có mùi hôi rất khó chịu. Lá cây bị bệnh úa
vàng và đổ gục. Bệnh còn gây hại trong thời gian bảo quản (Nguyễn Thị Nghiêm,
2006).
1.2.2.2 Đặc điểm vi khuẩn

Vi khuẩn Gram âm, hình gậy, kích thước 0.5-1x 1-3µm, có thể cử động dễ
dàng nhờ những lông roi xung quanh cơ thể, là vi khuẩn gây bệnh thực vật kỵ khí
tùy ý duy nhất, vi khuẩn tiếc nhiều loại enzyme gây thối mềm mô cây bị xâm nhiễm
(CABI, 2007).
1.2.2.2 Lưu tồn và lan truyền:
Vi khuẩn tồn tại trong đất, xâm nhập vào củ qua vết thương. vi khuẩn
Erwinia thường gây hại trong những ngày mưa dầm (kéo dài) đất thoát nước kém
(đất sét nhiều) lên líp thấp. Bệnh rất khó phát hiện sớm, chỉ phát hiện được khi cây
bị héo, lúc đó củ bị thối mềm. (Nguyễn Thị Nghiêm, 2006).
13


1.2.2.2 Phòng trị:
Bệnh rất khó trị vì bệnh gây hại ở phần củ trong đất. Bệnh gây hại chủ yếu ở
phần củ ít gây hại đến thân gừng (Nguyễn Thị Nghiêm, 2006).
Lên líp cao, thoát nước tốt cho gừng trong những ngày mưa dầm. Bón thêm
phâm hữu cơ (rơm rác hoai mục) để tăng độ tơi xốp và thoát nước tốt. Nhổ và tiêu
hủy các bụi gừng bị bệnh rãi vôi bột, Copper zinc 85 WP hoặc Coc 85 WP và trộn
đều vào đất nơi bụi gừng vừa nhổ đi. Tưới vào gốc của những bụi gừng xung quanh
bụi bị bệnh bằng một trong các loại thuốc sau Kasuran 50 WP, New Kasuran 16,6
WP, Kasumin 2L, Starner 20 WP với liều lượng 50-100 cc(g)/10 lít, tưới 7-10
ngày/lần (Nguyễn Thị Nghiêm, 2006).
1.2.3 Bệnh vàng lá thối củ gừng do nấm Fusarium spp
1.2.3.1 Phân bố của nấm Fusarium spp.
Theo Agrios (2005) trong các loại bệnh có nguồn gốc từ đất thì chi Fusarium
là một trong những chi nấm gây nhiều thiệt hại cho cây trồng. Nó phân bố rộng rãi
ở khắp các vùng đất canh tác ở nhiệt đới và bán nhiệt đới, có tới 70 loài gây thiệt
hại lớn đến ngành sản xuất rau màu, hoa kiểng.
Trong chi Fusarium, 3 loài gây hại quan trọng nhất và phân bố rộng nhất là
F. oxysporum, F. solani, F. moniliforme. Nấm Fusarium gây bệnh cho rau, quả, cây

cảnh đặc biệt những cây lấy rễ, củ, thân hành tạo lớp mốc màu hồng hoặc vàng trên
nông sản sau thu hoạch.
1.2.3.2 Triệu chứng
Theo Trujillo (1964), bệnh héo vàng thối củ gừng do Fusarium oxysporum
f.sp zingiberi

không gây héo nhanh như vi khuẩn. Fusarium oxysporum f.sp

zingiberi làm cho cây lùn kém phát triển, các lá bên dưới bị vàng trước, sau đó lan
dần lên các lá trên, lá héo, sau đó cây chết khô do sự xâm nhiễm của nấm vào hệ
thống mạch dẫn và thân củ. Tế bào trong thân cây và củ hóa nâu, củ bị nhăn nheo,
teo tóp lại. Triệu chứng héo rũ hoặc biến vàng có thể xuất hiện một vài cây hay cả
bụi. Vào giai đoạn thối rửa thì tất cả những phần còn lại của thân là vỏ chứa mô sợi.
Quanh gốc có các tơ nấm màu trắng phủ dày đặc. Củ không mềm và nhũn nước như
14


héo vi khuẩn, và khi cắt củ ra thì không rỉ chất nhờn vi khuẩn.
1.2.3.3 Tác nhân
Bệnh do nấm Fusarium oxysporum f.sp zingiberi gây ra ( Trujillo, 1964).
1.2.3.4 Đặc tính của nấm gây hại
Phân loại:
Nấm Fusarium oxysporum thuộc lớp nấm Bất toàn (Deuteromycetes), họ
Tuberculariaceae, bộ nấm bông (Hyphomycetales). Hệ sợi nấm phân nhánh, có vách
ngăn, sợi nấm thường không màu, chuyển màu nâu khi già (CABI, 2007). Giai đoạn
sinh sản hữu tính chưa được xác định rõ ràng đối với nấm F. oxysporum. Tuy nhiên
một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm di truyền cho thấy loài nấm này gần với
nhóm Liseola, có giai đoạn hữu tính Gibberella thuộc lớp nấm nang. Fusarium
oxysporum có hơn 120 loài phụ, và mỗi loài chia ra thành nhiều chủng sinh lí khác
nhau, mỗi chủng có tính độc và kí chủ đặc trưng (Agrios, 2005).

Việc phân loại nấm thuộc chi Fusarium dựa trên các đặc điểm về hình
thái bên ngoài thường khó có thể cho kết quả chính xác, do một số loài có những
đặc điểm hình thái rất giống nhau, chẳng hạn như hình dạng và kích thước của bào
tử, hình thái học cuống bào tử đính, và sắc tố sợi nấm.... ngoài ra, những đặc điểm
này còn có thể bị thay đổi theo ảnh hưởng của thành phần dinh dưỡng và điều kiện
môi trường, Sự nhầm lẫn này có thể xẩy ra trong phân biệt giữa F. oxysporum (hình
1.1), F. Proliferatum (hình 1.2), (Mule và ctv., 2003; trích dẫn bởi Leslie và
Summerell, 2002 ) và F. Solani (hình 1.3) (Leslie và Summerell, 2002).
Đặc điểm khuẩn ty: Trên môi trường CLA hoặc môi trường thạch thân
lúa nấm F. oxysporum tạo các tiểu bào tử hình bầu dục hình thành trong những bọc
giả gắn trên tế bào sinh bào tử ngắn; đại bào tử có chiều dài trung bình, hình lưỡi
liềm hơi thẳng, vách dày và thường có 3 vách ngăn; bào tử áo vách dày được tạo
thành sau 2-3 tuần (Burgess và ctv., 2009). Trên môi trường PDA nấm tạo nhiều
hình thái khác nhau. Khuẩn ty có màu từ trắng đến tím nhạt. Đại bào tử màu cam
nhạt hoặc màu tím nhạt ở một số chủng, một số ít có màu nâu nhạt, màu xanh lam
hoặc xanh đen. F. oxysporum thường tiết các sắc tố tím, tím nhạt đến nâu trên agar
15


×