Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

KHẢO sát KHẢ NĂNG hạn CHẾ BỆNH hại lúa của DỊCH TRÍCH cỏ hôi và cỏ cứt HEO tại HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH hậu GIANG vụ hè THU 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRẦN NHỰT THẨM

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG HẠN CHẾ BỆNH HẠI LÚA
CỦA DỊCH TRÍCH CỎ HÔI (Eupatorium odoratum L.)
VÀ CỎ CỨT HEO (Ageratum conyzoides L.) TẠI
HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG
TRONG VỤ HÈ THU 2010

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Tên đề tài:

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG HẠN CHẾ BỆNH HẠI LÚA
CỦA DỊCH TRÍCH CỎ HÔI (Eupatorium odoratum L.)
VÀ CỎ CỨT HEO (Ageratum conyzoides L.)
TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG
TRONG VỤ HÈ THU 2010


Giáo viên hướng dẫn:
PGs. Ts. TRẦN THỊ THU THỦY

Cần Thơ, 2011

Sinh viên thực hiện:
TRẦN NHỰT THẨM
MSSV: 3073343
Lớp: BVTV K33


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài:

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG HẠN CHẾ BỆNH HẠI LÚA
CỦA DỊCH TRÍCH CỎ HÔI (Eupatorium odoratum L.)
VÀ CỎ CỨT HEO (Ageratum conyzoides L.)
TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG
TRONG VỤ HÈ THU 2010

Do sinh viên Trần Nhựt Thẩm thực hiện và đề nạp
Kính trình Hội đồng chấm Luận văn Tốt nghiệp xem xét

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2011
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGs. Ts. Trần Thị Thu Thủy



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Hội đồng chấm Luận văn Tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn đính kèm đề tài:

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG HẠN CHẾ BỆNH HẠI LÚA
CỦA DỊCH TRÍCH CỎ HÔI (Eupatorium odoratum L.)
VÀ CỎ CỨT HEO (Ageratum conyzoides L.)
TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG
TRONG VỤ HÈ THU 2010

Do sinh viên Trần Nhựt Thẩm thực hiện bảo vệ trước Hội đồng ngày….tháng ….
năm 2011.
Luận văn đã được Hội đồng đánh giá ở mức ……………
Ý kiến Hội đồng
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………

Duyệt của Ban Chủ nhiệm
Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng Dụng

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2011
Chủ tịch Hội đồng



TÓM TẮT TIỂU SỬ CÁ NHÂN

I.

LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Trần Nhựt Thẩm
Sinh ngày: 1987

Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh

Nguyên quán: Thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.
Họ và tên cha: Trần Văn Thân
Nghề nghiệp: Nông dân
Họ và tên mẹ: Phan Thị Ngọc Thơ
Nghề nghiệp: Nội trợ
II.

QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
-

Cấp I: học tại trường Tiểu học “B” Ngan Dừa và trường Tiểu học “B”
Cầu Kè.

-

Cấp II: học tại tường Trung học cấp II & III Ngan Dừa và trường Trung
học cơ sở Ngan Dừa.


-

Cấp III: học tại trường Trung học phổ thông Ngan Dừa.

-

Trúng tuyển vào trường Đại học Cần Thơ năm 2007, là sinh viên lớp
Bảo Vệ Thực Vật khóa 33, thuộc Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng, trường Đại học Cần Thơ.


LỜI CẢM TẠ
Suốt đời con xin ghi nhớ công ơn của cha mẹ, người đã cho con một mái ấm
đầy tình yêu thương và sự giáo dục ân cần, tình thương của cha mẹ đã giúp con khôn
lớn và trưởng thành như ngày hôm nay.
Chân thành cảm ơn cô Trần Thị Thu Thủy và anh Lê Thanh Toàn đã giúp đỡ
và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình.
Xin gửi lời cảm ơn đến cô Cố vấn học tập Nguyễn Thị Thu Nga, thầy Lăng
Cảnh Phú và quý Thầy Cô giảng dạy tại trường Đại học Cần Thơ đã cho em một nền
tảng kiến thức vững vàng, cũng như truyền đạt cho em những kinh nghiệm quý báu
trong học tập và cuộc sống trong suốt quá trình học tập tại trường.
Cảm ơn các anh chị trong Bộ môn Bảo vệ Thực vật, các bạn lớp Bảo vệ Thực
vật K33, Bảo vệ Thực vật K34, Hoa viên Cây cảnh K33, Đẳng, Dẹn,… đã giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện luận văn này.

TRẦN NHỰT THẨM


MỤC LỤC


NỘI DUNG

TRANG

MỤC LỤC......................................................................................................vi
DANH SÁCH BẢNG.................................................................................... ix
DANH SÁCH HÌNH ...................................................................................... x
TÓM LƯỢC .................................................................................................. xi
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ......................................................... 2
1.1 BỆNH CHÁY LÁ LÚA (ĐẠO ÔN).................................................................. 2
1.1.1 Nguồn gốc và phân bố.................................................................................... 2
1.1.2 Tác nhân và triệu chứng ................................................................................. 2
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh ........................................... 3
1.1.4 Biện pháp phòng trị ........................................................................................ 3
1.2 BỆNH ĐỐM NÂU............................................................................................ 3
1.2.1 Nguồn gốc và phân bố.................................................................................... 3
1.2.2 Tác nhân và triệu chứng ................................................................................. 4
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh ........................................... 4
1.2.4 Biện pháp phòng trị ........................................................................................ 5
1.3 BỆNH ĐỐM VẰN (KHÔ VẰN)....................................................................... 5
1.3.1 Nguồn gốc và phân bố.................................................................................... 5
1.3.2 Tác nhân và triệu chứng ............................................................................... 5
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh ........................................... 6


1.3.4 Biện pháp phòng trị ........................................................................................ 6
1.4 BỆNH CHÁY BÌA LÁ (BẠC LÁ) .................................................................... 6
1.4.1 Nguồn gốc và phân bố.................................................................................... 6
1.4.2 Tác nhân và triệu chứng ................................................................................. 7

1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh ........................................... 7
1.4.4 Biện pháp phòng trị ........................................................................................ 7
1.5 SƠ LƯỢC VỀ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH TÍNH KHÁNG BỆNH TRÊN CÂY
TRỒNG .................................................................................................................. 8
1.5.1 Biện pháp kích thích tính kháng bệnh trên cây trồng ...................................... 8
1.5.1.1 Khái niệm về kích kháng.............................................................................. 8
1.5.1.2 Các hình thức kích kháng ............................................................................ 8
1.5.1.2.1 Kích kháng tại chỗ.................................................................................... 8
1.5.1.2.2 Kích kháng lưu dẫn .................................................................................. 8
1.5.1.3 Tác nhân kích kháng.................................................................................... 8
1.5.1.4 Cơ chế kích kháng ....................................................................................... 9
1.5.1.5 Hiệu quả và thời gian kích kháng ................................................................ 9
1.5.2 Một số kết quả nghiên cứu về kích thích tính kháng bệnh cây trồng bằng dịch
trích thực vật...........................................................................................................10
1.6 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI THỰC VẬT DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM....10
1.6.1 Cỏ Hôi (Cỏ Lào).............................................................................................10
1.6.2 Cỏ Cứt Heo (Cây Hoa ngũ vị, Cây Bù xích) ...................................................11

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................12
2.1 PHƯƠNG TIỆN................................................................................................12
2.1.1 Thời gian và địa diểm.....................................................................................12
2.1.2 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm.......................................................................12


2.2 PHƯƠNG PHÁP...............................................................................................13
2.2.1 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................13
2.2.2 Tiến hành thí nghiệm......................................................................................13

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................. 16
3.1 TÌNH HÌNH CHUNG .......................................................................................16

3.2 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM .................................................................................16
3.2.1 Thành phần bệnh hại qua các thời điểm quan sát trong vụ Hè Thu 2010.........16
3.2.2 Ảnh hưởng của dịch trích cỏ hôi và cỏ cứt heo đối với bệnh hại lúa ...............17
3.2.2.1 Ảnh hưởng của dịch trích cỏ hôi và cỏ cứt heo đối với bệnh cháy lá lúa......17
3.2.2.2 Ảnh hưởng của dịch trích cỏ hôi và cỏ cứt heo đối với bệnh đốm nâu .........17
3.2.2.3 Ảnh hưởng của dịch trích cỏ hôi và cỏ cứt heo đối với bệnh đốm vằn..........20
3.2.2.4 Ảnh hưởng của dịch trích cỏ hôi và cỏ cứt heo đối với bệnh cháy bìa lá......21

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................... 24
4.1 KẾT LUẬN.......................................................................................................24
4.2 ĐỀ NGHỊ ..........................................................................................................24

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 25
PHỤ CHƯƠNG .....................................................................................................


DANH SÁCH BẢNG
BẢNG

TỰA BẢNG

TRANG

3.1

Thành phần bệnh hại qua các thời điểm quan sát trong
vụ Hè Thu 2010

16


3.2

Tỉ lệ bệnh đạo ôn trên lúa vụ Hè Thu 2010 tại huyện
Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

17

3.3

Tỉ lệ bệnh đốm nâu trên lúa vụ Hè Thu 2010 tại huyện
Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

18

3.4

Hiệu quả giảm bệnh đốm nâu trên lúa vụ Hè Thu 2010
tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

19

3.5

Tỉ lệ bệnh đốm vằn trên lúa vụ Hè Thu 2010 tại huyện
Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

20

3.6


Hiệu quả giảm bệnh đốm vằn trên lúa vụ Hè Thu 2010
tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

21

3.7

Tỉ lệ bệnh cháy bìa lá trên lúa vụ Hè Thu 2010 tại huyện
Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

22

3.8

Hiệu quả giảm bệnh cháy bìa lá trên lúa vụ Hè Thu 2010
tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

23


DANH SÁCH HÌNH
HÌNH

TỰA HÌNH

TRANG

1.1

Bệnh đạo ôn


2

1.2

Bệnh đốm nâu

4

1.3

Bệnh đốm vằn

5

1.4

Bệnh cháy bìa lá

7

1.5

Cây cỏ hôi

10

1.6

Cây cỏ cứt heo


11

2.1

Sơ đồ bố trí một nghiệm thức

15


TRẦN NHỰT THẨM. 2010. Khảo sát khả năng hạn chế bệnh hại lúa của dịch trích
cỏ hôi (Eupatorium odoratum L.) và cỏ cứt heo (Ageratum conyzoides L.) tại huyện
Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang trong vụ Hè Thu 2010. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư, Khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ. Hướng dẫn khoa
học: PGs. Ts. Trần Thị Thu Thủy.

TÓM LƯỢC

Đề tài: “Khảo sát khả năng hạn chế bệnh hại lúa của dịch trích cỏ hôi
(Eupatorium odoratum L.) và cỏ cứt heo (Ageratum conyzoides L.) tại huyện
Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang trong vụ Hè Thu 2010” được thực hiện tại thị xã Ngã
Bảy, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang từ tháng 4/2010 đến tháng 8/2010 nhằm
đánh giá hiệu quả kích kháng của 2 loại dịch trích thực vật đối với bệnh cháy lá, đốm
vằn, đốm nâu và cháy bìa lá trong điều kiện ngoài đồng.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm
thức (một nghiệm thức xử lí với dịch trích cỏ hôi, một nghiệm thức xử lí với dịch
trích cỏ cứt heo, một nghiệm thức đối chứng phun thuốc hóa học theo nông dân và
một nghiệm thức đối chứng không xử lí với dịch trích và không phun thuốc hóa học)
và 10 lần lặp lại tương ứng với 10 ruộng. Chất kích kháng được xử lý ở hai giai đoạn:
ngâm hạt giống (nồng độ 2,5% đối với cỏ hôi và nồng độ 4% đối với cỏ cứt heo) và

phun qua lá ở thời điểm 35 ngày sau sạ (NSS) với nồng độ 10% cho từng loại dịch
trích. Đánh giá hiệu quả kích kháng bằng cách ghi nhận chỉ tiêu tỉ lệ nhiễm bệnh trên
mỗi nghiệm thức ở 4 thời điểm: 25, 40, 55, 70 NSS. Sau đó tính hiệu quả hạn chế
bệnh của hai loại dịch trích đối với 4 bệnh đã nêu ở trên.
Kết quả thí nghiệm cho thấy các nghiệm thức được xử lý kích kháng với dịch
trích thực vật đều cho hiệu quả giảm bệnh khá cao. Nghiệm thức xử lý với dịch trích
cỏ hôi cho hiệu quả giảm bệnh đốm nâu 61,62% ở thời điểm 40 NSS, hiệu quả giảm
bệnh đốm vằn 84,32% ở thời điểm 70 NSS và giảm bệnh cháy bìa lá 56,69% ở thời
điểm 55 NSS. Nghiệm thức xử lý với dịch trích cỏ cứt heo cho hiệu quả giảm bệnh
đốm nâu tương đối thấp ở các thời điểm quan sát, cho hiệu quả giảm bệnh đốm vằn
93,89% ở thời điểm 70 NSS và giảm bệnh cháy bìa lá 69,69% ở thời điểm 70 NSS.
Nghiệm thức đối chứng canh tác theo nông dân cho hiệu quả giảm bệnh đốm nâu
thấp hơn các nghiệm thức xử lý kích kháng (chỉ từ 7,34 – 33,84%), cho hiệu quả
giảm bệnh đốm vằn 89,66% ở thời điểm 70 NSS và 55,12% đối với bệnh cháy bìa lá
ở 55 NSS.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Lúa là cây lương thực quan trọng nhất của nước ta và đặc biệt là ở Đồng bằng Sông Cửu Long
(ĐBSCL). Trồng lúa là một trong những nghề truyền thống của nhân dân Việt Nam từ rất xa xưa, có lẽ khi
người Việt cổ xưa bắt đầu công việc trồng trọt thì cây lúa đã được quan tâm đầu tiên. Trong những năm gần
đây, Việt Nam đã tham gia vào thị trường lúa gạo quốc tế, với sản lượng xuất khẩu hàng năm đứng thứ 2 – 4
trong số các nước xuất khẩu lúa gạo nhiều nhất thế giới (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Song song với việc phát triển của nghề trồng lúa, thông qua việc thâm canh tăng vụ nhằm gia tăng sản
lượng, bệnh hại cũng không ngừng phát triển và là một vấn đề rất đáng quan tâm của nhà nông. Bên cạnh đó,
việc sử dụng thuốc hóa học không hợp lý không những làm gia tăng cả mức độ lẫn diện tích nhiễm bệnh mà
còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và sức khỏe con người.
Nhằm bảo vệ cây trồng theo chiều hướng thân thiện với môi trường và cũng đồng thời khắc phục những
nhược điểm của biện pháp hóa học, nhiều biện pháp sinh học đã được nghiên cứu và thử nghiệm. Bên cạnh
việc sử dụng hóa chất, vi sinh vật đối kháng để phòng trị bệnh, còn có nhiều nghiên cứu khác hướng tới việc

ứng dụng nguyên lý kích kháng từ dịch trích thực vật. Nhiều công trình nghiên cứu trong điều kiện nhà lưới ghi
nhận nhiều loại dịch trích thực vật có khả năng kích kháng. Theo Nguyễn Chí Cương (2002), đã chứng minh
được có nhiều loại dịch trích thực vật có khả năng kích kháng bệnh cháy lá lúa. Dịch trích cỏ hôi có khả năng
kích thích tính kháng bệnh đốm vằn trên lúa (Nguyễn Đắc Khoa, 2008). Tuy nhiên để có hiệu quả cao thì còn
phụ thuộc nhiều vào phương pháp kích kháng. Kết quả của Nguyễn Ngọc Thiều (2008), cho thấy kích kháng
bằng cách ngâm hạt với dịch trích cỏ cứt heo 4% cho hiệu quả giảm vết bệnh đốm vằn trên lúa do Rhizoctonia
solani gây ra từ 19,1 - 37,8% so với không kích kháng. Trong khi kết quả của Lê Tuyến Vỡ (2008), kích kháng
bằng cách phun với dịch trích cỏ cứt heo 4% vào 25 NSS cho hiệu quả từ 42,2 – 46,2%.
Đề tài “Khảo sát khả năng hạn chế bệnh hại lúa của dịch trích cỏ hôi (Eupatorium odoratum L.) và
cỏ cứt heo (Ageratum conyzoides L.) tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang trong vụ Hè Thu 2010” được
thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả xử lý kích kháng bằng hai loại dịch trích đối với bệnh cháy lá, đốm nâu, đốm
vằn và cháy bìa lá ở điều kiện ngoài đồng.

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 BỆNH CHÁY LÁ LÚA (ĐẠO ÔN)
1.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố
Bệnh cháy lá lúa là một trong những bệnh có lịch sử lâu đời, phân bố rộng ở các nước trồng lúa trên thế
giới, gây hại có ý nghĩa kinh tế đối với các nước trồng lúa trên thế giới (Ou, 1983). Bệnh được phát hiện đầu
tiên ở Ý vào năm 1560, sau đó các nước khác cũng ghi nhận sự xuất hiện của bệnh này ở Trung Quốc năm
1637, Nhật Bản năm 1704, Ấn Độ năm 1913,... (Ou, 1983).
Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện và gây hại ở Bắc bộ và Nam Trung bộ vào năm 1921, 1951. Ở miền Nam,
diện tích nhiễm bệnh năm 1992 là 165.000 ha (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998). Tại ĐBSCL bệnh thường
xuất hiện vào tháng 11 - 12 dương lịch, làm cháy rụi lá, thối đốt thân, thối cổ gié, lép hạt (Võ Thanh Hoàng,
1993). Theo báo cáo của Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, trong vụ Đông Xuân 2008-2009, tính đến ngày


23/02/2009 diện tích nhiễm bệnh cháy lá ở ĐBSCL là 87.629 ha, tăng 14.355 ha so với vụ Đông Xuân 20072008 (73.274 ha) (trích dẫn Nguyễn Chơn Tình, 2009).
1.1.2 Tác nhân và triệu chứng

Tác nhân gây bệnh cháy lá lúa là nấm Pyricularia grisea (Cooke) Sacc. Họ: Moniliacae, bộ: Moniliales,
Lớp: Deuteromycetes, thuộc lớp Nấm Bất toàn (Rossman và ctv., 1990).
Nấm bệnh có thể tấn công ở lá, đốt thân, cổ gié, nhánh gié
và hạt. Đặc điểm của vết bệnh thể hiện có thể thay đổi tùy theo tuổi
cây, điều kiện thời tiết và tính nhiễm của giống. Trên giống nhiễm,
vết bệnh ban đầu chỉ là đốm úng nước, nhỏ màu xám xanh. Vết
bệnh sau đó lan ra tạo vết hình mắt én, hai đầu hơi nhọn, tâm xám
trắng, viền nâu hay đỏ, dài 1-1,5cm, rộng 0,3-0,5cm (Hình 1.1).
Nếu trời ẩm và là giống nhiễm cao thì vết bệnh có màu xám xanh,
đài và bào tử nấm phát triển trên đó, viền nâu hẹp hơi mờ có quầng
màu vàng quanh vết bệnh. Trên giống kháng mạnh, đốm bệnh là
những chấm nhỏ li ti bằng đầu kim 1-2mm. Ở giống kháng vừa, vết
bệnh có hình tròn hay trứng tâm trắng viền nâu dài 2-3mm (Ou,
1983; Võ Thanh Hoàng, 1993).
Bệnh có thể làm cho lúa bị cháy rụi hoàn toàn nếu bị nhiễm
sớm ở giai đoạn mạ hay giai đoạn nảy chồi, nhất là khi có điều kiện
thời tiết thuận lợi. Nếu nhiễm trễ ở giai đoạn trổ, bệnh làm thối đốt
thân, thối cổ gié nên làm đổ gãy, làm hạt lép hay làm giảm trọng
lượng hạt.

Hình 1.1 Bệnh đạo ôn
(Nguồn: www.lrc.ctu.edu.vn)

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh
Điều kiện môi trường: nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát sinh,
phát triển của bệnh. Bào tử nảy mầm tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ 25-280C, có lớp nước tự do hay ẩm độ
không khí bão hòa và có sự chiếu sáng tối xen kẽ. Ngoài ra, bệnh lây lan càng nhanh và rộng khi có gió mạnh.
Ngược lại, mưa làm giảm sự phát tán bào tử (Võ Thanh Hoàng, 1993).
Dinh dưỡng:
- Phân đạm: bón càng nhiều đạm mà không bổ sung lân và kali thì bệnh càng nặng. Bón quá thừa và bón

một lần phân đạm có tác dụng nhanh như amonium sulphate sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn là bón nhiều lần.
Phân bón lá làm bệnh phát triển nặng hơn (Võ Thanh Hoàng, 1993).
- Phân lân: bón lân vừa đủ giúp cây bệnh nhẹ, tuy nhiên nếu bón thừa trong trường hợp đã bón nhiều
đạm thì bệnh sẽ nặng hơn (Võ Thanh Hoàng, 1993).
- Phân kali: nếu bón thừa kali trên nền đạm cao thì bệnh sẽ gia tăng, nếu có bón thêm magnesium khi
bón kali thì bệnh sẽ giảm (Võ Thanh Hoàng, 1993; Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998).
1.1.4 Biện pháp phòng trị
Sử dụng giống kháng.
Bón phân cân đối (nhất là đạm), tăng cường sử dụng phân hữu cơ.
Biện pháp canh tác: chọn hạt giống khỏe, xử lý hạt giống, bố trí thời vụ hợp lý, vệ sinh đồng ruộng…
Phun thuốc khi bệnh mới xuất hiện.


Kích kháng bằng các tác nhân như vi khuẩn Flavimonas oryzihabitans (Lăng Cảnh Phú, 2001), Clorua
Đồng nồng độ 0,5mM (Nguyễn Hữu Anh Nhi, 2002)…
1.2 BỆNH ĐỐM NÂU
1.2.1 Nguồn gốc và phân bố
Bệnh đốm nâu được Breda de Haan mô tả đầu tiên năm 1990 và sau đó được biết bệnh có phạm vi phân
bố rộng trên thế giới, được ghi nhận tại tất cả các nước trồng lúa ở châu Á, châu Mỹ và châu Phi (Lê Lương Tề,
1977; Ou, 1983; Grist, 1986; Smith & Dilday, 2002).
Tại ĐBSCL trong những năm gần đây bệnh đốm nâu đã gây thất thu năng suất khá nặng ở nhiều nơi,
bệnh thường xuất hiện trên các chân đất phèn hay trên nền hè thu lấp vụ, nhất là những vùng canh tác nhiều vụ
trong năm (Phạm Văn Kim, 2000).
1.2.2 Tác nhân và triệu chứng
Tác nhân: bệnh đốm nâu do nấm Bipolaris oryzae gây ra, thuộc bộ Pyrenomycetales, có giai đoạn sinh
sản hữu tính là Cochliobolus miyabenanus thuộc lớp Nấm nang (Ascomycetes) (Vũ Triệu Mân và Lê Lương
Tề, 1998).
Triệu chứng:
- Trên lá: đốm bệnh có hình bầu dục, kích thước và hình dạng
giống hạt mè. Khi mới hình thành, vết bệnh là những đốm nhỏ tròn có màu

nâu hoặc tím, khi phát triển đầy đủ vết bệnh có màu nâu với tâm có màu
xám hay trắng (Hình 1.2).
- Trên vỏ hạt: vết đen hoặc nâu đậm, trong những trường hợp bệnh
nặng, các vết bệnh có thể bao phủ phần lớn hoặc toàn bộ bề mặt vỏ hạt
(Ou, 1983).
Bệnh gây chết cây con khi gieo từ hạt bị nhiễm bệnh nặng (Ou,
1983). Bệnh có thể giết chết 50% cây mạ, làm giảm phẩm chất và trọng
lượng hạt (Reissig và ctv., 1985). Bệnh nhẹ làm giảm sức tăng trưởng của
cây lúa (Võ Thanh Hoàng, 1993). Bệnh làm giảm năng suất chủ yếu là do
làm giảm số hạt trên gié và trọng lượng hạt.
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh

(Nguồn: www.lrc.ctu.edu.vn)
Hình 1.2 Bệnh đốm nâu

Điều kiện môi trường:
- Ẩm độ đất thấp và ẩm độ không khí cao làm tế bào cây dễ nhiễm bệnh.
- Trời có nhiều mây mù, ánh sáng yếu sẽ thuận lợi cho sự phát triển của vết bệnh và sự sinh sản của
bào tử nấm.
- Ở 250C và ẩm độ không khí trên 89% là điều kiện thuận lợi cho bào tử nấm xâm nhiễm.
Dinh dưỡng:
- Bệnh thường xảy ra trên các chân đất thiếu dinh dưỡng hoặc đất ngập liên tục.
- Ở đất nhiều H2S, việc hấp thu dinh dưỡng và nước của cây lúa sẽ bị hạn chế, làm rối loạn cân bằng
dinh dưỡng, nên dễ bị đốm nâu.


- Thiếu N, cây lúa dễ bị nhiễm đốm nâu hơn thiếu P và K. Nếu được bón thêm phân đạm, số lượng và
kích thước vết bệnh sẽ giảm rõ nét so với việc bón thêm P và K. Bón ít phân lân lúa ít bị nhiễm bệnh.
1.2.4 Biện pháp phòng trị
Sử dụng các giống kháng như : MTL 250, OMCS 2000, OM 1490…

Biện pháp canh tác: cày ải phơi đất; chú ý thu gom, xử lý rơm rạ bị bệnh và vệ sinh cỏ dại (do nấm có
thể ký sinh và lưu tồn trên cỏ đuôi phụng (Trần Thị Thu Thủy, 2004)); chọn hạt giống khỏe, xử lý hạt giống; chú ý
không để ruộng cạn nước; bón phân cân đối, hợp lí, tăng cường bón phân kali và phân đạm…
Biện pháp hóa học: phun thuốc khi cần thiết, có thể phun Kitazin 50ND, Hinosan 40ND, Rorval 50WP,
Copper Zinc…

1.3 BỆNH ĐỐM VẰN (KHÔ VẰN)
1.3.1 Nguồn gốc và phân bố
Bệnh đốm vằn được phát hiện và mô tả đầu tiên ở Nhật Bản (Miyake, 1910; Swada, 1912). Sau đó
bệnh cũng được mô tả ở nhiều quốc gia khác trên thế giới (Phạm Văn Kim, 2000).
Trong những năm gần đây, bệnh trở nên nghiêm trọng ở hầu hết các quốc gia trồng lúa trên thế giới. Ở
Đồng bằng sông Cửu Long, bệnh đốm vằn xuất hiện ở nhiều nơi, ở tất cả các vụ lúa, nhưng gây hại nhiều nhất
vào vụ Hè Thu (Phạm Văn Kim, 2000).
1.3.2 Tác nhân và triệu chứng
Bệnh đốm vằn do nấm Rhizoctonia solani gây ra thuộc lớp Nấm Bất toàn (Kuhn, 1958). Giai đoạn sinh
sản hữu tính có tên là Thanatephorus cucumeris thuộc lớp Nấm Đảm (Basidiomycetes) (Agrios, 2005).
Theo Sharma (2006), vết bệnh đầu tiên thường xuất hiện
ở bẹ lá, ngang hoặc trên mực nước ruộng khoảng 0,3 – 0,5 cm.
Đốm bệnh thường có dạng vòng đến thuôn dài hoặc dạng trứng,
elip đôi khi có thêm dạng bất định, kích thước đốm 1 – 3 cm. Vết
bệnh thường có màu xám xanh hoặc xám trắng hoặc các màu sắc
khác nhau, nên có vẻ vằn vện và rìa của vết bệnh có màu nâu, do
đó bệnh có tên là đốm vằn hoặc khô vằn (Hình 1.3). Bệnh nặng
làm cho lúa cháy khô thành từng chòm, bông lúa bị lép và cháy
khô. Bệnh lan từ chồi này sang chồi khác làm cho lúa bị cháy khô
thành từng chòm hoặc từng vạt. Bệnh thường xuất hiện ở ven bờ
ruộng, nơi có nhiều cỏ và các nơi trũng nước (Phạm Văn Kim và
Lê Thị Sen, 1993).

(Nguồn: www.lrc.ctu.edu.vn)


Bệnh nhẹ làm cho thân cây lúa bị yếu, lúa dễ ngã đổ
Hình 1.3 Bệnh đốm vằn
khi sắp chín. Khi bệnh nặng, lá bệnh khô chết lụi làm cây cằn
cỏi, khó trổ, nghẹn đòng, khi trổ được thì lép nhiều, có thể làm cho lúa cháy khô thành từng chòm trước khi lúa
chín (Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen, 1993).
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh
Điều kiện môi trường: bệnh gây hại nặng vào mùa mưa đặc biệt là khi ẩm độ và nhiệt độ cao (Sharma,
2006). Sự xâm nhiễm của nấm có thể xảy ra từ 23 – 250C, tối hảo là 30 – 320C, ẩm độ phải từ 96 – 97%. Ẩm độ
bão hòa hoặc lượng mưa cao thì bệnh phát triển mạnh, tốc độ lây lan nhanh (Võ Thanh Hoàng, 1993).


Dinh dưỡng: bệnh sẽ gây hại nặng ở ruộng bón nhiều phân đạm (Carmen và ctv., 1989). Bón phân
không cân đối cũng ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của bệnh, nếu bón đạm mà không bón kali thì bệnh sẽ
phát triển nhanh và gây hại nặng (Phạm Văn Kim, 2000).
1.3.4 Biện pháp phòng trị
Hiện nay chưa có giống kháng bệnh đốm vằn, tuy nhiên trong quá trình canh tác lúa nên chọn những
giống bị bệnh nhẹ hơn.
Kỹ thuật canh tác: thu gom tiêu hủy xác bã rơm rạ bệnh, vệ sinh làm cỏ đồng ruộng (đặc biệt là lúa chét
và lục bình trong mương dẫn nước), mật độ gieo sạ hợp lý, bón phân cân đối…
Sử dụng vi sinh vật đối kháng: một số vi sinh vật đối kháng cũng đã được dùng trong phòng trị bệnh
đốm vằn như Trichoderma spp., Gliocladium virens, Pseudomonas spp. và Bacillus subtilis (Sharma, 2006).
Sử dụng thuốc hóa học: các gốc thuốc như Iprodione Triazole, Mancozeb + Thiobencarb, Iprodione +
Carbendazim… và các gốc thuốc vi sinh như Validamycin, Polyxin.

1.4 BỆNH CHÁY BÌA LÁ (BẠC LÁ)
1.4.1 Nguồn gốc và phân bố
Bệnh cháy bìa lá xuất hiện đầu tiên ở Nhật Bản (Ou, 1972). Ở Châu Á, bệnh xuất hiện ở Trung Quốc,
Triều Tiên, Thái Lan, Đài Loan, Malaysia, Myanmar, Nepal, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Việt Nam (John
và ctv., 1984).

Ở Việt Nam, bệnh cháy bìa lá xuất hiện và gây hại đáng kể từ năm 1965-1966. Ở ĐBSCL, bệnh thường xuất
hiện ở giai đoạn trổ về sau, ảnh hưởng rõ nét nhất là tăng số hạt lép từ đó làm giảm phẩm chất, trọng lượng hạt,
đồng thời làm tăng tỉ lệ gãy của gạo khi xay (Võ Thanh Hoàng, 1993).
1.4.2 Tác nhân và triệu chứng
Bệnh cháy bìa lá hay còn gọi là bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae gây ra. Vi
khuẩn này còn có tên gọi khác là Xanthomonas campestris pv. Oryzae (Ou, 1972).
Theo Võ Thanh Hoàng (1993), bệnh gồm có ba triệu chứng là cháy bìa lá, héo xanh và vàng lá.
- Cháy bìa lá: trên mạ bìa của các lá già bên dưới
có những đốm úng nước nhỏ, đốm lớn dần ra làm lá trở
nên vàng và khô héo. Trên phiến lá vết bệnh thường bắt
đầu ở cách chóp lá một khoảng tạo các sọc dài úng nước
ở một hay hai bên bìa lá, vài ngày sau vùng bệnh biến
sang màu vàng, bìa gợn sóng (Hình 1.4).
- Héo xanh: lá bệnh có màu xanh xám, cuốn tròn
dọc theo gân lá.

Hình 1.4www.lrc.ctu.edu.vn)
Bệnh cháy bìa lá
(Nguồn:

- Vàng lá: bệnh thường xuất hiện ở những cây lúa
đã lớn, trong khi các lá già bên dưới có màu xanh bình thường, các lá non vàng nhạt hay có các sọc to màu
vàng hay xanh vàng trên phiến lá.
1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh


Điều kiện môi trường: nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của bệnh là 25 - 300C và độ ẩm tương đối
của không khí tăng cao. Ở nhiệt độ 170C thì bệnh hầu như không phát triển (Ou, 1983).
Dinh dưỡng: ở vùng đất chua, ngập úng hoặc mực nước sâu, đất nhiều mùn hoặc có nhiều bóng râm thì
bệnh sẽ phát triển mạnh hơn (Lê Lương Tề, 2005). Bón thừa đạm, nhất là phun lên lá ở giai đoạn sau hay bón

thừa silicate hoặc magnesium hay thiếu lân và kali đều làm gia tăng tỉ lệ bệnh (Võ Thanh Hoàng, 1993).
1.4.4 Biện pháp phòng trị
Sử dụng giống kháng.
Dự báo bệnh: dựa vào khí hậu, tính kháng, mật số vi khuẩn…
Phun thuốc hóa học: hỗn hợp Bordeaux, chất kháng sinh, các hợp chất đồng…
1.5 SƠ LƯỢC VỀ BIỆN PHÁP KÍCH KHÁNG BỆNH TRÊN CÂY TRỒNG
1.5.1 Biện pháp kích thích tính kháng bệnh trên cây
1.5.1.1 Khái niệm về kích kháng
Kích kháng (kích thích tính kháng) là hiện tượng cây trồng trở nên kháng bệnh đối với nhiều loại bệnh
sau khi được chủng nhiễm trước với tác nhân bệnh ít độc, hóa chất, hoặc loại vi sinh vật hoại sinh nào đó
(Phạm Văn Kim, 2002). Theo Kloepper và ctv., (1992) thì kích kháng bệnh cây trồng là quá trình hoạt động
kháng bệnh của cây trồng dựa vào các hàng rào bảo vệ bằng cấu trúc cơ thể hay các chất hóa học trong cây,
chúng được kích hoạt bởi các tác nhân sinh học hay phi sinh học.
1.5.1.2 Các hình thức kích kháng:
Theo Phạm Văn Kim (2002), có hai cách kích kháng: kích kháng tại chỗ (Local induced resistance) và
kích kháng lưu dẫn (Systemic acquired resistance).
1.5.1.2.1 Kích kháng tại chỗ
Kích kháng tại chỗ là khi kích kháng nơi nào thì khả năng kháng bệnh chỉ thể hiện ở khu vực ấy mà thôi
(Phạm Văn Kim, 2002).
1.5.1.2.2 Kích kháng lưu dẫn
Kích kháng lưu dẫn là khi kích kháng ở một nơi nào đó của cây, tín hiệu kích kháng được lưu dẫn đi
khắp cây làm cho tất cả cây đều kháng bệnh (Phạm Văn Kim, 2002).
Khi xử lý kích kháng bằng biện pháp ngâm hạt thì cây có khả năng kháng lại các bệnh trên lá. Kích
kháng lưu dẫn khác với kích kháng tại chỗ ở những tín hiệu có thể truyền đến những mô cây cách xa điểm kích
kháng và làm nâng cao khả năng tự vệ trong cây (Van Loon và ctv., 1998).
Như vậy, kích kháng lưu dẫn hữu hiệu hơn kích kháng tại chỗ và được nghiên cứu để ứng dụng trong
công tác bảo vệ thực vật (Phạm Văn Kim, 2002).
1.5.1.3 Tác nhân kích kháng
Có hai nhóm tác nhân kích kháng: tác nhân sinh học và tác nhân phi sinh học.
Tác nhân kích kháng sinh học:



Vi khuẩn và nấm là hai tác nhân thường được sử dụng trong nghiên cứu sự kháng chống lại mầm bệnh
cây trồng. Các vi sinh vật này phải không có tác động đối kháng với mầm bệnh mới được xem là tác nhân gây
kích kháng là sinh vật (Phạm Văn Kim, 2002). Lăng Cảnh Phú (2001) đã ghi nhận khi phun vi khuẩn
Flavimonas oryzihabitans với mật số 10 6 CFU/ml trong dịch kích kháng cho hiệu quả kích kháng cao với bệnh
cháy lá trên lúa.
Người ta có thể dùng các dịch trích thực vật để làm chất kích kháng cho cây trồng. Theo Steiner (1993,
được trích dẫn bởi Lăng Cảnh Phú, 2001) thì có thể dùng các chất trích từ cây trồng như axit oxalic trong lá cây
spinach kích kháng chống lại bệnh do nấm gây ra trên bầu bí và khoai tây.
Tác nhân kích kháng phi sinh học:
Phạm Văn Kim (2002) cho biết có thể sử dụng hóa chất không là thuốc bảo vệ thực vật để làm tác nhân
kích kháng. Các hóa chất này, khi được sử dụng với nồng độ kích kháng, phải không có tác động trực tiếp lên
mầm bệnh, mà chỉ có tác động kích thích cây kháng bệnh mới được xem là chất kích kháng. Theo Trần Thị
Thu Thủy (2004) thì một số chất hóa học như axit salicylic (0,4 mM), KH2PO4 (5 mM), CuCl2.2H20 (0,05 mM)
và chitosan (200 ppm) có khả năng kích thích tính kháng bệnh đốm nâu trên lúa.
1.5.1.4 Cơ chế kích kháng
Trong tình trạng bình thường, các gene điều khiển tế bào tiết ra các chất có tính kháng bị một gene ức
chế bên cạnh ức chế nó, do bị ức chế nên gene này không hoạt động được ta gọi là gene kháng bệnh ẩn. Khi
phun tác nhân kích kháng lên lá cây ấy, tác nhân kích kháng tác động lên bề mặt lá, kích thích các thụ thể ở bề
mặt lá. Khi bị kích thích, các thụ thể này tạo ra các tín hiệu và chuyển tín hiệu này vào nhân của tế bào và tác
động vào gen điều tiết. Gen điều tiết bị tác động nên không hoạt động và không còn ức chế gen kháng bệnh ẩn
nữa. Nhờ đó gen kháng bệnh ẩn trở nên hoạt động và điều khiển tế bào tiết ra các chất kháng bệnh. Nhờ các chất kháng
bệnh này mà cây trồng từ nhiễm bệnh trở nên kháng bệnh (Phạm Văn Kim, 2002).
1.5.1.5 Hiệu quả và thời gian kích kháng
Cây có thể kháng với nhiều loại bệnh cùng một lúc chỉ sau một lần kích kháng. Tuy nhiên, cũng có
trường hợp sau khi kích kháng, cây chỉ kháng với một bệnh nào đó mà thôi. Tùy theo tác nhân kích kháng, thời
gian kéo dài hiệu lực kích kháng có thể dài hay ngắn. Hiệu lực kích kháng có thể kéo dài trong 10 ngày, cũng
có trường hợp kéo dài đến 70 ngày hoặc hơn (Phạm Văn Kim, 2002).
1.5.2 Một số kết quả nghiên cứu về kích thích tính kháng bệnh cây trồng bằng dịch trích thực vật

Nguyễn Chí Cương (2002) đã tìm ra 28 trong số 31 loại dịch trích thực vật có khả năng kích thích tính
kháng bệnh cháy lá [Pyricularia grisea (Cooke) Sacc.] trên lúa với các mức độ khác nhau. Trong đó có hai loại
dịch trích sống đời và cỏ hôi có hiệu quả kích kháng cao so với 26 loại dịch trích, có khả năng kích kháng ở thời điểm 7
ngày sau khi chủng bệnh (NSKCB) tức là khoảng 22 ngày sau khi xử lý kích kháng bằng cách ngâm hạt.
Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Thiều (2008) về bệnh đốm vằn (Rhizoctonia solani Kuhn) cho biết: trong
điều kiện phòng thí nghiệm, phương pháp ngâm hạt bằng cỏ cứt heo 4% và sống đời 3% cho kích thước vết
bệnh thấp hơn đối chứng ở 48 và 72 giờ sau khi chủng nấm. Trong điều kiện nhà lưới, ngâm hạt bằng cỏ cứt
heo 4% cho hiệu quả cao và bền so với các loại nước trích cỏ hôi và lá sống đời. Ngâm hạt bằng nước trích cỏ
cứt heo 4% có khả năng hạn chế sự phát triển vết bệnh và cho hiệu quả giảm chiều cao tương đối vết bệnh từ
19,1 - 37,8% so với không kích kháng và kéo dài đến 15 NSKCB (55 NSS).
Lê Tuyến Vỡ (2008) cho biết thêm là dịch trích từ cỏ cứt heo, cỏ hôi và sống đời ở các nồng độ 2%, 3%
và 4% khi phun ở 25 NSS cho chiều cao tương đối vết bệnh thấp hơn khi không kích kháng và kéo dài đến 21
NSKCB (61 NSS), trong khi đó nghiệm thức phun kích kháng ở 35 NSS chỉ hiệu quả ở 7 NSKCB.


Theo Shivakumar (2001) (được trích dẫn từ Lê Tuyến Vỡ, 2008), dịch trích từ cây Neem (chứa 5%
azadirachtin) có ảnh hưởng lên sự nảy mầm của bào tử nấm Erysiphepisi trên đậu, qua khảo sát cho thấy sự gia
tăng hoạt tính của các enzyme PAL (phenylalanine ammonia lyase) trong tất cả các nghiệm thức có xử lý tấn
công (với nồng độ xử lý 100 ppm).
1.6 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC THỰC VẬT DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM
1.6.1 Cỏ hôi (Cỏ Lào)
Tên khoa học: Eupatorium odoratum L.
Đặc điểm: Thuộc họ Cúc (Asteraceae), cây thân
thảo cao 1 - 2m, mọc thành bụi. Thân và lá đều có lông
mịn. Lá mọc đối, hình trái xoan nhọn, mép có răng cưa, 3
gân chính, cuống lá dài 1 - 2cm. Hoa có màu trắng hơi tím
(Võ Văn Chi và Trần Hợp, 1997; Trần Công Khánh và
Phạm Hải, 1984) (Hình 1.5).
Thành phần hóa học: Theo Võ Văn Chi và Trần
Hợp (1997), cỏ hôi chứa 2,65% đạm, 0,5% lân và 2,48%

kali. Các bộ phận của cây đều chứa tinh dầu, alkaloid và
tanin.
Công dụng: Dùng lá tươi để cầm máu vết thương,
Hình 1.5 Cây Cỏ hôi
chữa bệnh lỵ cấp tính và bệnh tiêu chảy của trẻ em, chữa
ghẻ lỡ, nhọt, chữa viêm đại tràng. Nước sắc cỏ hôi có tác dụng kháng khuẩn, ức chế được vi khuẩn gây mủ trên
vết thương (Võ Văn Chi và Trần Hợp, 1997).
1.6.2 Cỏ cứt heo (Cây Hoa ngũ vị, Cây Bù xích)
Tên khoa học: Ageratum conyzoides L.
Đặc điểm: Thuộc họ Cúc (Asteraceae), cây thân thảo,
hằng niên, mọc hoang dại, chiều cao từ 20 - 50cm, Thân lá
đều có lông. Lá mọc đối, hình trứng, mép răng cưa tròn dài 2
- 10cm, rộng 0,5 - 5cm. Hoa nhỏ màu tím xanh hay trắng,
mỗi hoa đều có cuống riêng lẻ và kết lại thành chùm (Hình
1.6). Cây và hoa vò ra có mùi hôi (Võ Văn Chi, 2000).
Thành phần hóa học: Lá và hoa chứa 0,02% tinh
dầu với mùi nồng khó chịu. Tinh dầu chứa 5% phenol, ngoài
ra còn có cadinen, caryophyllen, geratocromen và dometoxy
– geratocromen và một số thành phần khác (Võ Văn Chi,
2000).
Công dụng: Theo y học cổ truyền, cây có vị đắng,
mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Cỏ Cứt heo được sử
dụng làm thuốc chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng.
Còn chữa được mụn nhọt, vết thương sưng đau, các bệnh
ngứa lở, chấn thương chảy máu (Võ Văn Chi, 2000).

Hình 1.6 Cây Cỏ cứt heo


CHƯƠNG 2

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Thời gian và địa điểm
- Thời gian: từ 4/2010 đến tháng 09/2010.
- Địa điểm: thí nghiệm được tiến hành ngoài đồng tại thị trấn Ngã Bảy, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu
Giang.
2.1.2 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm
- Lúa giống:
+ Jasmine 85 (giống xác nhận của Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang).
+ Lượng giống cho mỗi nghiệm thức (diện tích 100m2) là 1,8kg, cho mỗi ruộng (400m2) là 7,2kg
(tổng cộng 72kg giống cho 10 ruộng thí nghiệm).
- Phân bón: Urea, DAP, Kali (60%).
- Thuốc Bảo vệ Thực vật:
+ Thuốc trừ cỏ: Nominee 10SC, Sofit 300EC, Clincher 10EC,…


+ Thuốc trừ sâu rầy: Ammate 150SC, Vitako 40WG,…
+ Nhóm thuốc trừ bệnh: Beam 75WP, Filia 525SE, Kasumin 2L,…
+ Nhóm phân bón lá và kích thích sinh trưởng: Boom Flower, Siêu to hạt,…
- Chất kích kháng gồm:
+ Dịch trích lá cây cỏ cứt heo (Ageratum conyzoides L.).
+ Dịch trích lá cây cỏ hôi (Eupatorium odoratum L.).
- Thiết bị và dụng cụ khác:
+ Máy xay sinh tố dùng để xay lá thực vật trong thí nghiệm.
+ Thao nhựa, kéo, dao, vải lược (vải mùn), ổ điện, ca nhựa...
+ Thúng rải phân, sạ lúa.
+ Lu, khạp da bò dùng để ngâm giống.
+ Cân đồng hồ, máy đo ẩm độ, bình phun thuốc loại 16 lít.
+ Khung lấy chỉ tiêu: 20cm x 20cm = 400cm2.
+ Bọc nilon, dây thun, bấm giấy, bảng lấy chỉ tiêu, viết lông…

2.2 PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 10 lần lặp lại (mỗi
lặp lại là 1 ruộng):
- NT1: Xử lý ngâm hạt với dịch trích cỏ hôi ở nồng độ 2,5% và phun qua lá lúc 35 NSS với nồng độ
10%.
- NT2: Xử lý ngâm hạt với dịch trích cỏ cứt heo ở nồng độ 4% và phun qua lá lúc 35 NSS với nồng độ
10%.
- NT3: Không xử lý hạt, sử dụng thuốc hoá học khi có bệnh xuất hiện theo tập quán nông dân.
- NT4: Không xử lý hạt, không phun thuốc trừ bệnh.
2.2.2 Tiến hành thí nghiệm
Chuẩn bị dịch trích
Thu thập phần lá tươi của cây cỏ hôi và cỏ cứt heo vào buổi sáng (lá trưởng thành).
Phương pháp ly trích: sử dụng máy xay sinh tố nghiền lá cần trích với dung môi là nước cất ở nhiệt độ
phòng, lọc dịch trích bằng vải lược nhiều lần thu được dung dịch gốc (nồng độ dịch trích = Trọng lượng tươi
(g)/Lượng nước dùng ly trích (ml)), sau đó pha ra các nồng độ 2,5%, 4%, 10% cần dùng.
Xử lý kích kháng


- Ngâm hạt: Chia ra làm 3 phần: 18kg ngâm với dịch trích cỏ hôi 2,5% + 18kg ngâm với dịch trích cỏ
cứt heo 4% + 36kg ngâm bình thường trong nước lạnh. Hạt lúa ngâm trong 24 giờ rồi đem ủ 48 giờ, hạt lúa đã
nảy mầm đem gieo sạ (phương pháp sạ tay theo nông dân).
- Phun qua lá: Tiến hành phun dịch trích thực vật đều lên lá với nồng độ 10% vào thời điểm cây lúa 35
NSS (tương ứng với những nghiệm thức đã chọn ban đầu khi gieo sạ).
Chăm sóc
Lượng phân bón cho lúa được tính theo công thức của Nguyễn Ngọc Đệ (2008): 90N - 40P2O5 - 30K2O
(cho 1 ha). Thời gian bón phân và lượng phân Urea, DAP và Kali tương ứng cho từng lần bón/ruộng cụ thể là:
Lần 1 (10 NSS): 2kg Urea.
Lần 2 (20 NSS): 1,5kg Urea + 4,5kg DAP.
Lần 3 (40 NSS): 1,5kg Urea + 2,5kg Kali.

Lần 4 (70 NSS): 1,5kg Urea.
Phun thuốc hóa học diệt cỏ, ốc và sâu rầy… bình thường ở tất cả các nghiệm thức. Chú ý chỉ phun thuốc
phòng trừ bệnh ở nghiệm thức đối chứng canh tác theo nông dân, các nghiệm thức còn lại đều không sử dụng
thuốc hóa học để phòng trừ bệnh. Các bước canh tác còn lại đều thực hiện như nhau ở các nghiệm thức.
Ghi nhận chỉ tiêu
Ghi nhận chỉ tiêu mức độ nhiễm bệnh trên mỗi nghiệm thức ở 4 thời điểm: 25, 40, 55 và 70 NSS.
Cách lấy chỉ tiêu: Mỗi nghiệm thức quan sát 5 ô theo đường chéo góc. Mỗi ô có diện tích 20cm x 20cm
= 400cm2.
- Đối với bệnh đốm vằn: đếm tổng số chồi và số chồi bị bệnh trong ô.
- Đối với bệnh đạo ôn, đốm nâu và cháy bìa lá: đếm tổng số lá và số lá bị bệnh trong ô.
Tính tỉ lệ bệnh của từng nghiệm thức:
Số lá (chồi) nhiễm bệnh của nghiệm thức x 100
Tỉ lệ bệnh (%) =
Tổng số lá (chồi) của nghiệm thức
Sau đó tính hiệu quả giảm tỉ lệ bệnh ở mỗi nghiệm thức:
[Tỉ lệ bệnh (đc) – Tỉ lệ bệnh (nt)] x 100

HQGTLB (%) =
Tỉ lệ bệnh (đc)
Trong đó:
Tỉ lệ bệnh (đc): Tỉ lệ bệnh ở nghiệm thức đối chứng không phun thuốc.


Tỉ lệ bệnh (nt): Tỉ lệ bệnh ở nghiệm thức có xử lý với dịch trích hoặc đối chứng canh tác theo nông
dân.
Ghi nhận các đối tượng gây hại khác (sâu hại, rầy nâu, nhện gié, cỏ dại,...)

5m

20m


20cm

20cm


Hình 2.1 Sơ đồ bố trí một nghiệm thức

Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng chương trình Excel và phần mềm MSTATC qua phép thử Duncan.

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 TÌNH HÌNH CHUNG
Nhìn chung, các nghiệm thức xử lý kích kháng bằng dịch trích cỏ hôi và cỏ cứt heo đều có các chỉ số
bệnh đốm nâu, đốm vằn và cháy bìa lá thấp hơn nghiệm thức đối chứng, riêng đối với bệnh đạo ôn thì hiệu quả
kích kháng chưa được thể hiện. Trong vụ Hè Thu, nông dân ở Phụng Hiệp gieo sạ trong tháng 04, thời kỳ đầu
của cây lúa gặp thời tiết nóng, do đó không phù hợp cho bệnh hại phát triển, nhưng đến giai đoạn gần cuối thì
mưa nhiều (giai đoạn 60 - 70 NSS), đồng thời biên độ nhiệt của ngày và đêm cao, thích hợp cho bệnh đốm nâu,
đốm vằn và cháy bìa lá phát triển. Trong vụ cũng có sâu cuốn lá, rầy nâu… xuất hiện với mật độ khá cao ở giai
đoạn đầu nhưng đã được nông dân phòng trừ kịp thời mỗi khi có dịch xuất hiện bằng các loại thuốc hóa học
như Ammate 150SC, Virtako 40WG… rất hiệu quả. Cỏ dại cũng xuất hiện nhưng với mật độ không cao do
người dân đã có xử lý giai đoạn tiền nảy mầm với Sofit 300EC rất hiệu quả. Ở nghiệm thức canh tác theo nông
dân, bệnh hại được phòng ngừa kịp thời bằng các loại thuốc hóa học đặc trị như Beam 75 WP, Kasumin 2L…
nên tỉ lệ bệnh xuất hiện cũng không cao.
3.2 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
3.2.1 Thành phần bệnh hại qua các thời điểm quan sát trong vụ Hè Thu 2010
Do chịu ảnh hưởng từ nhiều tác nhân như thời tiết, áp lực bệnh, giai đoạn sinh trưởng của cây lúa…
nên thành phần bệnh hại cũng khác nhau tùy vào từng thời điểm quan sát. Thành phần bệnh hại qua các thời
điểm quan sát trong vụ Hè Thu 2010 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang được trình bày ở bảng 3.1.


Bảng 3.1 Thành phần bệnh hại qua các thời điểm quan sát trong vụ Hè Thu 2010

Thời điểm quan sát
Loại bệnh hại
25 NSS

40 NSS

55 NSS

70 NSS

Đạo ôn

-

x

x

-

Đốm nâu

-

x

x


x

Đốm vằn

-

-

x

x

Cháy bìa lá

-

x

x

x

Ghi chú: (-): không có xuất hiện bệnh


×