Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

KHẢO sát một số đặc điểm HÌNH THÁI, SINH học của bọ xít nước MICROVELIA DOUGLASI ATROLINEATA BERGROTH TRONG điều KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

PHẠM MINH TOÀN

KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH
HỌC CỦA BỌ XÍT NƯỚC MICROVELIA DOUGLASI
ATROLINEATA BERGROTH TRONG ĐIỀU KIỆN
PHÒNG THÍ NGHIỆM

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ, 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH
HỌC CỦA BỌ XÍT NƯỚC MICROVELIA DOUGLASI
ATROLINEATA BERGROTH TRONG ĐIỀU KIỆN
PHÒNG THÍ NGHIỆM

Giáo viên hướng dẫn:
Ths. Lăng Cảnh Phú

Sinh viên thực hiện:


Phạm Minh Toàn
MSSV: 3083891
Lớp: BVTV K34

Cần Thơ, 2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Chứng nhận đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài:
“Khảo sát một số đặc điểm hình thái, sinh học của bọ xít nƣớc Microvelia
douglasi atrolineata Bergroth trong điều kiện phòng thí nghiệm”.
Do sinh viên Phạm Minh Toàn thực hiện và đề nạp.
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần thơ, ngày …… tháng ..… năm 2013
Cán bộ hướng dẫn

Ths. Lăng Cảnh Phú

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận Luận văn tốt nghiệp
đính kèm với đề tài:

“Khảo sát một số đặc điểm hình thái, sinh học của bọ xít nƣớc Microvelia
douglasi atrolineata Bergroth trong điều kiện phòng thí nghiệm”.
Do sinh viên Phạm Minh Toàn thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng.
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: ......................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức: ..............................................

DUYỆT KHOA
Trƣởng Khoa Nông Nghiệp & SHƢD

………………………………………

Cần Thơ, ngày....tháng….năm 2013
Chủ tịch Hội đồng

……………………………………

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu
và kết quả trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ luận văn đại học nào trước đây.

Tác giả luận văn

Phạm Minh Toàn


iii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: Phạm Minh Toàn
Ngày, tháng, năm sinh: 02/06/1990
Dân tộc: Kinh
Họ và tên cha: Phạm Văn Be
Họ và tên mẹ: Trần Ngọc Ánh
Quê quán: 111, ấp 2, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang
Quá trình học tập:
Năm 1996 -2001: Học cấp 1 tại trường Tiểu Học Xà Phiên 2
Năm 2001-2005: Học cấp 2 tại trường THCS Xà Phiên
Năm 2005-2008: Học cấp 3 tại trường THPT Long Mỹ
Năm 2008-2013: Sinh viên ngành Bảo Vệ Thực Vật khóa 34, Khoa
Nông nghiệp & SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ.

iv


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng!
Cha mẹ đã suốt đời tận tụy, lo lắng cho con ăn học nên người!
Anh chị quan tâm chia sẻ trong những lúc khó khăn!
Thành kính biết ơn đến!
Thầy Lăng Cảnh Phú đã trực tiếp hướng dẫn, động viên, truyền đạt
kinh nghiệm trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Chân thành cảm ơn!
Các bạn Lê Quốc Chiến, Bùi Tấn An, Võ Phong Vinh, Huỳnh Quốc
Huy, Huỳnh Văn Phú Sĩ đã giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện thí nghiệm
và thu mẫu ngoài đồng.
Thân ái gửi về!
Tập thể lớp Bảo vệ Thực vật khóa 34, lời chúc tất cả sức khỏe, thành
đạt.

Xin nhận lời cảm ơn sâu sắc

Phạm Minh Toàn

v


Phạm Minh Toàn. 2013. “Khảo sát một số đặc điểm hình thái, sinh học của
bọ xít nƣớc Microvelia douglasi atrolineata Bergroth trong điều kiện phòng
thí nghiệm”. Luận văn tốt nghiệp Đại học, ngành Bảo vệ thực vật, Khoa Nông
nghiệp và sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn:
Ths. Lăng Cảnh Phú.
TÓM LƢỢC
Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu: khảo sát đặc điểm hình thái, đặc
tính sinh học của bọ xít nước Microvelia douglasi atrolineata Bergroth trong
điều kiện phòng thí nghiệm.
Kết quả khảo sát đặc điểm hình thái, đặc tính sinh học được ghi nhận là:
Trứng có hình hạt gạo, thon dài, nhọn 2 đầu, có màu từ trắng trong đến
nâu tím. Sau 2 ngày xuất hiện điểm mắt màu đỏ nhạt, chiều dài trung bình là
0,47 mm và rộng trung bình là 0,21 mm, thời gian ủ trứng trung bình là 3,7
ngày.
Giai đoạn ấu trùng trải qua 5 tuổi: tuổi 1 trung bình là 4,93 ngày, tuổi 2

là 2,03 ngày, tuổi 3 là 2,00 ngày, tuổi 4 là 3,03 ngày, tuổi 5 là 5,00 ngày. Hình
dạng ấu trùng tương tự nhau, chỉ khác nhau về màu sắc và kích thước. Ấu trùng
có hình thoi từ gần tròn đến dài, râu 4 đốt, chân 4 đốt, mắt kép to, di chuyển
nhanh nhẹn. Kích thước tăng dần qua mỗi lần lột xác.
Thành trùng có hình dạng gần giống ấu trùng nhưng kích thước lớn hơn,
có thể có cánh hoặc không có cánh. Thời gian sống trung bình của thành trùng
cái là 21,17 ngày và thành trùng đực là 16,70 ngày, kích thước thành trùng cái
lớn hơn thành trùng đực. Thành trùng sau khi lột xác 3,63 ngày bắt đầu bắt cặp
và trung bình 1 ngày sau sẽ đẻ trứng. Mỗi con cái trung bình đẻ 10,87 trứng và
tỉ lệ nở trung bình là 98,41 %.

vi


MỤC LỤC
Trang
Tóm lược ........................................................................................................ vi
Mục lục ......................................................................................................... vii
Danh sách bảng .............................................................................................. ix
Danh sách hình ................................................................................................ x
Danh sách ký hiệu, chữ viết tắt ....................................................................... xi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU...................................................................... 2
1.1 Rầy nâu ........................................................................................................ 2
1.1.1 Phân bố ................................................................................................ 2
1.1.2 Ký chủ ................................................................................................. 2
1.1.3 Vòng đời .............................................................................................. 2
1.1.4 Đặc điểm hình thái ............................................................................... 2
1.1.5 Tập quán sinh sống và cách gây hại...................................................... 4
1.1.6 Phòng trừ rầy nâu ................................................................................. 4

1.2 Sơ lược cây lúa ............................................................................................. 6
1.2.1 Nguồn gốc............................................................................................ 6
1.2.2 Các giai đoạn sinh trưởng..................................................................... 7
1.2.3 Đặc điểm sinh thái cây lúa ................................................................... 8
1.3 Sơ lược bọ xít nước Microvelia douglasi atrolineata Bergroth ..................... 9
1.3.1 Sơ lược về bộ Hemiptera ...................................................................... 9
1.3.2 Sơ lược về họ Veliidae ....................................................................... 10
1.3.3 Sơ lược về chi Microvelia .................................................................. 10
1.3.4 Lịch sử nghiên cứu Microvelia ........................................................... 11
1.3.5 Sơ lược về Microvelia douglasi atrolineata Bergroth ......................... 12
Chƣơng 2: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP .............................................. 16
2.1 Phương tiện ................................................................................................ 16
2.1.1 Thời gian và địa điểm ....................................................................... 16

vii


2.1.2 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm ......................................................... 16
2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 16
2.2.1 Chuẩn bị nguồn rầy nâu làm thức ăn cho bọ xít nước ......................... 16
2.2.2 Thí nghiệm 1: Khảo sát vòng đời, thời gian sinh trưởng và đặc điểm
hình thái sinh học của BXN Microvelia douglasi atrolineata Bergroth ..................... 17
2.2.3 Thí nghiệm 2: Khảo sát tỷ lệ đực cái, tỷ lệ thành trùng không cánh và
có cánh của BXN Microvelia douglasi atrolineata Bergroth .................................... 18
2.2.4 Thí nghiệm 3: Khảo sát khả năng sinh sản, tỷ lệ trứng nở của thành
trùng BXN Microvelia douglasi atrolineata Bergroth .............................................. 18
2.3 Xử lý số liệu .............................................................................................. 18
Chƣơng 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN .................................................................... 19
3.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát vòng đời, thời gian sinh trưởng và đặc điểm hình
thái sinh học của BXN Microvelia douglasi atrolineata Bergroth ............................ 19

3.1.1 Một số đặc điểm hình thái của BXN Microvelia douglasi atrolineata
Bergroth ................................................................................................................... 19
3.1.2 Một số đặc tính sinh học của BXN Microvelia douglasi atrolineata
Bergroth ................................................................................................................... 27
3.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát tỉ lệ đực cái, tỉ lệ thành trùng không cánh và có
cánh của BXN Microvelia douglasi atrolineata Bergroth ......................................... 30
3.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát khả năng sinh sản, tỉ lệ trứng nở của thành trùng
BXN Microvelia douglasi atrolineata Bergroth ....................................................... 31
Chƣơng 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 32
4.1 Kết luận...................................................................................................... 32
4.2 Đề nghị....................................................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 33

viii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

Bảng 3.1 Kích thước các giai đoạn phát triển của bọ xít nước
M.d.atrolineata ở điều kiện phòng thí nghiệm, Đại học Cần Thơ,
2012.

19

Bảng 3.2 Vòng đời và các giai đoạn phát triển của bọ xít nước

M.d.atrolineata ở điều kiện phòng thí nghiệm, Đại học Cần Thơ,
2012.

28

Bảng 3.3 Tỉ lệ các dạng thành trùng bọ xít nước M.d.atrolineata ở điều
kiện phòng thí nghiệm, Đại học Cần Thơ, 2012.

30

Bảng 3.4 Khả năng đẻ trứng và tỉ lệ trứng nở của bọ xít nước
M.d.atrolineata ở điều kiện phòng thí nghiệm, Đại học Cần Thơ,
2012.

31

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Bọ xít nước M.d.atrolineata


12

Hình 1.2

Bảng thời gian phát triển của trứng và ấu trùng M.d.atrolineata

13

Hình 1.3

Bảng thời gian sống của thành trùng M.d.atrolineata khi có và
không có thức ăn

14

Hình 2.1

Phương tiện và dụng cụ thí nghiệm

17

Hình 2.2

Cách ăn mồi của bọ xít nước M.d.atrolineata

18

Hình 3.1

Các giai đoạn phát triển của trứng M.d.atrolineata


20

Hình 3.2

Ấu trùng tuổi 1 của M.d.atrolineata

21

Hình 3.3

Ấu trùng tuổi 2 của M.d.atrolineata

21

Hình 3.4

Ấu trùng tuổi 3 của M.d.atrolineata

22

Hình 3.5

Ấu trùng tuổi 4 của M.d.atrolineata

23

Hình 3.6

Ấu trùng tuổi 5 của M.d.atrolineata


23

Hình 3.7

Thành trùng M.d.atrolineata sau khi lột xác thành thành trùng

25

Hình 3.8

Đặc điểm phân biệt đực và cái của M.d.atrolineata

26

Hình 3.9

Vòng đời của bọ xít nước M.d.atrolineata.

27

Hình 3.10

Kiểu bắt cặp ở thành trùng bọ xít nước M.d.atrolineata

29

x



DANH SÁCH KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long

BXN:

Bọ xít nước

TB:

Trung bình

TT:

Thành trùng

xi


MỞ ĐẦU
Lúa là cây lương thực quan trọng nhất của nước ta và đặc biệt là ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long. Những năm gần đây, Việt Nam đã tham gia vào thị
trường lúa gạo quốc tế với sản lượng gạo xuất khẩu hàng năm đứng thứ 2 – 4
trong số các nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Những tiến bộ của khoa
học kỹ thuật trong nước và thế giới trên lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất lúa đã
thúc đẩy mạnh mẽ ngành trồng lúa nước ta vươn lên bắt kịp trình độ tiên tiến
của thế giới (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Từ đó, tạo nên động lực cho việc gia tăng sản sản xuất cũng như thâm
canh tăng vụ trên các vùng trồng lúa trong cả nước, nhất là vùng ĐBSCL là nơi

sản xuất lúa gạo lớn nhất. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mang lại thì cũng
sẽ kéo theo việc bùng phát về sâu bệnh ngày càng nghiêm trọng. Trong số các
dịch hại thì rầy nâu cũng là đối tượng quan trọng khiến các nhà khoa học phải
quan tâm nghiên cứu tìm giải pháp phòng trừ thích hợp.
Rầy nâu chính là tác nhân chính gây nên hiện tượng cháy rầy và là môi
giới trong việc lan truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá làm thất thu năng suất
nghiêm trọng (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). Và việc thâm canh
tăng vụ đã thúc đẩy người dân sử dụng các giống lúa ngắn ngày đã tạo điều
kiện thuận lợi cho rầy nâu gia tăng mật số. Việc sử dụng nhiều thuốc bảo vệ
thực vật gây tác động rất lớn đến môi trường, hệ sinh thái trên đồng ruộng, đặc
biệt là ảnh hưởng lên các loài thiên địch quan trọng trên ruộng lúa.
Trong số các loài thiên địch kiểm soát đáng kể mật số rầy nâu (bao gồm
ký sinh và ăn thịt) thì bọ xít nước Microvelia douglasi atrolineata Bergroth
cũng là một loài quan trọng, mỗi con bọ xít nước có thể ăn 4 – 7 con rầy nâu
trong 1 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). Trên ruộng lúa, sự
hiện diện của bọ xít nước tương đối phổ biến. Tuy nhiên, do kích thước cơ thể
rất nhỏ nên người dân thường không phát hiện cũng như không hiểu rõ được
lợi ích mà chúng đem lại. Vì vậy, đề tài “Khảo sát một số đặc điểm hình thái,
sinh học của bọ xít nƣớc Microvelia douglasi atrolineata Bergroth trong
điều kiện phòng thí nghiệm” được thực hiện để tìm hiểu một số đặc điểm
hình thái, sinh học của bọ xít nước để có biện pháp quản lý thích hợp, tạo điều
kiện cho chúng phát huy vai trò thiên địch trong việc kiểm soát mật số rầy nâu.

1


CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 RẦY NÂU
Tên khoa học: Nilaparvata lugens Stal

Giống: Nilapavata
Họ: Delphacidae
Bộ: Homoptera
1.1.1 Phân bố
Rầy nâu xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là các nước đồng bằng
nhiệt đới Châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Sri-Lanka, Thái Lan,
Ấn Độ, Philipines,…..(Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011)
Ở nước ta, rầy nâu xuất hiện ở hầu hết các tỉnh trồng lúa trên khắp cả nước.
1.1.2 Ký chủ
Lúa là ký chủ chính, ngoài ra rầy nâu còn có thể sống trên một số ký chủ
phụ khác như lúa hoang và lúa cỏ. Cỏ Leersia japonica, cỏ gấu, đôi khi cũng bị
rầy nâu tấn công nhưng các quần thể rầy này không phát triển được trên cây lúa
(Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
1.1.3 Vòng đời
Vòng đời của rầy nâu chia làm 3 giai đoạn: Trứng, ấu trùng và thành
trùng kéo dài 20 - 30 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
1.1.4 Đặc điểm hình thái
Thành trùng rầy nâu có cơ thể màu vàng nâu, đỉnh đầu nhô ra phía
trước. Cánh trong suốt giữa hai cánh sau của mỗi cánh trước có một đốm đen,
khi xếp cánh lại hai đốm này chồng lên nhau tạo thành một đốm đen to trên
lưng.
Rầy đực có cơ thể dài từ 3,6 – 4,0 mm. Rầy cái dài từ 4 – 5 mm, màu
nâu nhạt, bụng to tròn, ở khoảng giữa mặt dưới bụng có bộ phận đẻ trứng bén
nhọn màu đen (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
Rầy nâu là loài côn trùng biến thái không hoàn toàn gồm 3 giai đoạn:
Trứng
Thành trùng cái của rầy nâu thường đẻ trứng vào ban đêm. Trứng được
đẻ trên thân, bẹ lá, gân chính của lá lúa hoặc trên cỏ lồng vực có trong ruộng
(Phạm Văn Lầm, 2006).
2



Trứng rầy nâu được đẻ theo hàng, mỗi hàng 8 - 30 trứng ở các gốc lúa
cách mặt nước khoảng 10 - 15 cm. Trứng rầy nâu hình hạt gạo, hình trụ dài,
cong một đầu, thon dài từ 0,3 - 0,4 mm, mới đẻ có màu trắng trong, sắp nở có
màu vàng. Phía trên đầu trứng có bộ phận che gọi là nắp trứng, thời gian ủ
trứng từ 5 - 14 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
Ấu trùng
Ấu trùng rầy nâu còn được gọi là rầy cám, mới nở rất nhỏ, màu trắng
sữa, khi lớn chuyển dần sang màu vàng nhạt, trải qua 5 lần lột xác (5 tuổi) kéo
dài 12 - 14 ngày, mỗi tuổi 2 - 3 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen,
2011).
Theo Phạm Văn Lầm (2006) đặc điểm hình thái cơ bản các tuổi ấu trùng
rầy nâu như sau:
Rầy nâu tuổi 1: thân dài 1,1 mm, màu đen xám có đường thẳng trên lề
ngực sau.
Rầy nâu tuổi 2: thân dài 1,5 mm, màu vàng nhạt, lề ngực sau lõm ra
trước.
Rầy nâu tuổi 3: thân dài 2,0 mm, màu nâu vàng lẫn lộn, có mầm cánh rõ.
Rầy nâu tuổi 4: thân dài 2,4 mm, mầm cánh sau nhọn, màu nâu vàng lẫn
lộn.
Rầy nâu tuổi 5: thân dài khoảng 3,2 mm, mầm cánh trước dài hơn mầm
cánh sau, màu nâu vàng lẫn lộn.
Thành trùng
Rầy nâu trưởng thành có hai dạng cánh ngắn và cánh dài.
Dạng cánh ngắn: con cái dài 3,5 - 4,0 mm, thô lớn, cánh trước kéo dài
đến giữa đốt bụng thứ 6 bằng phân nửa chiều dài cánh trước của dạng cánh dài.
Con đực dài 2,0 - 2,5 mm, gầy nhỏ, cánh trước kéo dài tới 2/3 chiều dài bụng
(Nguyễn Đức Khiêm, 2006).
Dạng cánh dài: con cái dài 4,0-5,0 mm (cả phần cánh). Phần gốc râu có

hai đốt phình to, đốt roi râu dài nhỏ. Mặt bụng màu nâu vàng, bụng rộng phía
cuối dạng rãnh, đỉnh đầu nhô ra phía trước. Con đực dài 3,4 - 4,0 mm, màu nâu
tối, gầy hơn con cái, cuối bụng dạng loa kèn.
Sự xuất hiện thành trùng rầy dạng cánh dài và cánh ngắn phụ thuộc vào
điều kiện ẩm độ, nhiệt độ, dinh dưỡng. Ẩm độ cao, nhiệt độ thấp, thức ăn
phong phú thì dạng cánh ngắn xuất hiện nhiều, ngược lại thì xuất hiện dạng

3


cánh dài nhiều. Dạng cánh ngắn có thời gian sống dài, tỷ lệ cái/đực cao, đẻ
trứng sớm số lượng nhiều hơn so với dạng cánh dài. Vì vậy, hiện tượng cháy
rầy dễ xãy ra khi số lượng rầy cánh ngắn nhiều (Nguyễn Đức Khiêm, 2006).
Sự thay đổi tỷ lệ giữa hai dạng rầy trong quá trình phát triển của cây lúa
như sau: đầu vụ 90 - 100% rầy cánh dài, lúc bắt đầu đẻ nhánh 15 - 20% rầy
cánh ngắn, ngậm sữa 70 - 80% rầy cánh ngắn, giai đoạn chín 20 - 25% rầy cánh
ngắn (Nguyễn Đức Khiêm, 2006).
1.1.5 Tập quán sinh sống và cách gây hại
`
Cả ấu trùng và thành trùng rầy nâu đều thích sống ở gốc lúa. Có tập
quán bò quanh thân cây lúa, lúc nhảy xuống nước hay nhảy lên tán lá để lẩn
tránh khi bị khuấy động. Thích tấn công ở giai đoạn cây lúa còn nhỏ nhưng khi
mật số cao thì cũng gây hại các giai đoạn tăng trưởng khác của cây lúa
(Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
Thành trùng rầy cánh dài bị thu hút bởi ánh sáng đèn, vào đèn nhiều
nhất lúc 20 - 23h và những đêm trăng tròn. Rầy cánh dài có thể di chuyển rất xa
nương theo chiều gió lên đến hàng trăm cây số. Đây là đặc tính quan trọng để
đưa ra dự tính dự báo kịp thời khi quan sát mật số rầy vào đèn.
Rầy nâu chích hút cây lúa bằng cách cho vòi chích hút vào bó libe để
hút nhựa. Trong khi chích hút, rầy còn tiết nước bọt phân hủy mô cây, tạo

thành một bao xung quanh vòi chích hút, cản trở sự di chuyển của chất dinh
dưỡng và nước lên phần trên của cây lúa, làm cây lúa bị khô héo và gây nên
hiện tượng “cháy rầy” (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
Ngoài ra, tại các vết chích hoặc đẻ trứng sẽ tạo điều kiện cho một vài
loài nấm và vi khuẩn xâm nhập. Phân rầy tiết ra có chất đường góp phần cho
nấm đen phát triển cản trở quang hợp. Và rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh
như: vàng lùn và lùn xoắn lá, bệnh lúa cỏ, …
1.1.6 Phòng trừ rầy nâu
Biện pháp canh tác:
Vệ sinh đồng ruộng, phác gốc rạ, cỏ bờ, cày vùi lúa còn sót sau khi thu
hoạch không để chét phát triển
Gieo sạ đồng loạt theo lịch né rầy, mật độ thích hợp từ 15 - 18
kg/1000m2. Nên sử dụng giống kháng rầy, bón phân cân đối tránh để thừa đạm.
Biện pháp hóa học:
Là biện pháp hữu hiệu nhất để dập dịch khi mật số rầy nâu bùng phát
trên diện rộng.
4


Khi phát hiện trên ruộng lúa có rầy cám không nên phun thuốc ngay mà
phải chờ con rầy đầu tiên lên tuổi 3, nghĩa là đảm bảo các ổ trứng của một thế
hệ rầy đã nở hết mới phun thuốc thì lứa rầy mới đều chết. Khi phun thuốc trễ
tuổi rầy đã lớn khả năng kháng thuốc sẽ cao hơn. Ưu tiên thuốc đặc hiệu, ít độc
cho thiên địch, thời gian tác động ngắn, hạn chế sử dụng thuốc có phổ tác dụng
rộng (Phạm Văn Lầm, 2006).
Phun thuốc thẳng vào gốc lúa nơi rầy thường tập trung đông nhất. Phun
khi rầy nở rộ ở tuổi 2 - 3 (15 - 20 ngày sau khi thành trùng cánh dài vào đèn),
phun đồng loạt thì hiệu quả diệt rầy sẽ cao hơn (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị
Sen, 2011).
Biện pháp sinh học:

Bảo vệ và tạo điều kiện thuận lợi cho các loài thiên địch của rầy nâu cư
trú và phát triển. Các loài thiên địch quan trọng của rầy nâu như sau:
Bọ xít mù xanh: có tên là Cyrtohinus lividipennis Reuter, họ Miridae, bộ
Hemiptera. Ấu trùng và thành trùng chủ yếu tấn công trứng rầy nâu. Ngoài ra
thành trùng bọ xít mù xanh còn ăn ấu trùng và thành trùng rầy nâu. Một bọ xít
mù xanh có thể ăn 4 - 7 con rầy nâu một ngày.
Kiến ba khoang: một con kiến ba khoang có thể an từ 3 - 7 con rầy nâu
một ngày. Thường gặp 2 loài trên ruộng lúa là Paederus fuscipes (Cutis) thuộc
họ Staphylinidae và Ophionea indica (Schmitd-Goebel) thuộc họ Carabidae.
Bọ rùa: Bọ rùa đỏ (Micraspis sp) ; Bọ rùa vàng (M.crocea); Bọ rùa 6
chấm (Menochilus sexmaculatus); Bọ rùa 8 chấm (Harmonia octomaculata).
Mỗi con bọ rùa (cả con trưởng thành và con ấu trùng) có thể ăn 5 - 10 con rầy
nâu một ngày.
Bọ xít nước: BXN tấn công và hút chất dịch bên trong cơ thể rầy nâu (từ
4 - 7 con mỗi ngày), thường thì cả nhóm ấu trùng và thành trùng cùng ăn những
con mồi lớn. Trên ruộng lúa có 2 loài phổ biến Microvelia douglasi atrolineata
Bergroth, họ Veliidae và Mesovelia sp., họ Mesoveliidae.
Con cất vó (Limnogonus fossarum) có thân và chân (đặc biệt là hai đôi
chân sau) rất dài, cơ thể nâng cao khỏi mặt nước bởi 4 chân dài. Cả con trưởng
thành và con ấu trùng đều ăn rầy hại lúa khi chúng rơi xuống mặt nước, có thể
ăn 5 - 10 con mồi mỗi ngày.
Các loài nhện: phổ biến là loài Pardosa pseudoanmulata (BoesenbergStrand) trung bình ăn 5 - 15 con rầy nâu mỗi ngày. Nhện lùn (Atypena
formosana) kéo màng ở gần gốc lúa, di chuyển chậm và bắt mồi khi con mồi
mắc vào màng, có thể ăn 4 - 5 con rầy nâu mỗi ngày.
5


Các loại ký sinh: có nhiều loài như Anagrus optabilis, A. flaveolus,
Oligosita naias, O. aesopi, Gonatocerus spp...., ký sinh đẻ trứng vào trứng, ấu
trùng, thành trùng rầy nâu. Khả năng ký sinh khác nhau theo từng loài, có loại

chỉ ký sinh 2 - 8 trứng rầy một ngày, có loại lên đến 15 - 30 trứng rầy một
ngày.
Các loại vi sinh vật: nhiều loài nấm, vi khuẩn, virus trong tự nhiên có
thể gây chết cho rầy nâu với tỷ lệ đáng kể. Thường gặp là Metarhizium
anisopliae, Hirsutella sp., Beauveria bassiana, …, khi xâm nhập vào con rầy
nâu, chúng phân hủy “thịt” con rầy thành thức ăn cho chúng.
Ngoài ra vịt con được thả vào ruộng cũng tiêu diệt rầy nâu đáng kể.
1.2 SƠ LƢỢC CÂY LÖA
1.2.1 Nguồn gốc
Vết tích xa xưa nhất của cây lúa được tìm thấy trong các di chỉ đào được
ở vùng Penjab - Ấn Độ cách đây 2000 năm, được cho là của các bộ lạc vùng
này (theo Makkey do Nguyễn Ngọc Đệ trích dẫn 2009).
Chowdhury và Ghosh thì cho rằng những hạt thóc hóa thạch cổ nhất
được tìm thấy ở Hasthinapur bang Uttar Pradesh - Ấn Độ cách nay hơn 2500
năm.
Theo Grist D.H cây lúa xuất phát từ Đông Nam Á rồi lan rộng ra phía
Bắc. Ghose, Gutchtchin, Erughin và nhiều tác giả cho rằng cái nôi của lúa
trồng là ở Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia). Đinh Dĩnh dựa vào sự
phát triển của lúa hoang ở Trung Quốc cho rằng cây lúa xuất phát từ Trung
Quốc. Các nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng nguồn gốc cây lúa là ở Miền
Nam Việt Nam và Campuchia. De Candolle, Rojevich quan niệm rằng Ấn Độ
mới là nơi xuất phát chính của lúa trồng. Sampath và Rao cho rằng sự hiện diện
của nhiều loài lúa hoang ở Đông Nam Á và Ấn Độ chứng tỏ Đông Dương,
Miến Điện, Ấn Độ là nơi xuất xứ của lúa trồng. Sato (Nhật Bản) cũng cho rằng
cây lúa hiện nay có nguồn gốc từ Việt Nam, Ấn Độ, Miến Điện (do Nguyễn
Ngọc Đệ trích 2009).
Dù rằng còn nhiều ý kiến chưa thống nhất, nhưng căn cứ vào các tài liệu
khảo cổ, di tích lịch sử, đặc điểm sinh thái học của cây lúa trồng và sự hiện
diện phổ biến của các loài lúa hoang trong khu vực, nhiều người đồng ý cho
rằng nguồn gốc cây lúa là ở Đông Nam Á rồi lan dần ra khắp nơi. Bên cạnh đó,

cây lúa và nghề trồng lúa đã có từ rất lâu ở vùng này, lịch sử và đời sống của
các dân tộc Đông Nam Á lại gắn liền với lúa gạo cũng đã chứng minh được
nguồn gốc của cây lúa trồng hiện nay (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).

6


1.2.2 Các giai đoạn sinh trƣởng
Tính từ lúc hạt lúa bắt đầu nảy mầm đến khi lúa chín có thể chia đời
sống của cây lúa thành 3 giai đoạn chính: giai đoạn tăng trưởng (hay sinh
trưởng dinh dưởng), giai đoạn sinh sản ( hay sinh trưởng sinh dục) và giai đoạn
chín.
Giai đoạn tăng trƣởng:
Được tính khi hạt lúa nảy mầm cho đến khi bắt đầu phân hóa đòng. Thời
gian này cây lúa tập trung phát triển thân lá, chiều cao tăng dần và nảy nhiều
chồi mới. Số lượng và kích thước lá tăng lên giúp cây nhận nhiều ánh sang mặt
trời để quang hợp, hấp thụ dinh dưỡng, gia tăng chiều cao và nở bụi để chuẩn
bị cho các giai đoạn sau. Trong canh tác, cần hạn chế đến mức thấp nhất việc
nảy chồi vô hiệu bằng cách tạo điều kiện cho lúa nở bụi càng sớm càng tốt và
khống chế sự mọc thêm chồi khoảng 7 ngày trước khi phân hóa đòng. Trong
điều kiện đầy đủ ánh sang, dinh dưỡng, thời tiết thuận lợi thì lúa bắt đầu nở bụi
khi có lá thứ 5 - 6 (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Giai đoạn sinh sản:
Là khoảng thời gian từ khi cây lúa phân hóa đòng đến khi lúa trổ bông.
Giai đoạn này khoảng 27 - 35 ngày, trung bình 30 ngày và không khác nhau
nhiều giữa giống lúa ngắn ngày với dài ngày. Chiều cao tăng lên rõ rệt do sự
vươn dài của 5 lóng trên cùng, số chồi vô hiệu giảm đi do không cạnh tranh
được dinh dưỡng. Đòng lúa hình thành và trải qua nhiều lần phân hóa cuối
cùng vươn lên khỏi bẹ lá cờ, lúc này lúa trổ bông. Thời gian này, nếu ánh sáng
nhiều, dinh dưỡng đầy đủ, mực nước thích hợp, thời tiết thuận lợi và không sâu

bệnh thì bông lúa hình thành nhiều hơn, vỏ trấu đạt được kích thước lớn nhất
của giống làm tiền đề để tăng trọng lượng hạt sau này (Nguyễn Ngọc Đệ,
2009).
Giai đoạn chín:
Bắt đầu từ lúc lúa trổ bông đến lúc thu hoạch, trung bình khoảng 30
ngày cho hầu hết các giống lúa ở vùng nhiệt đới. Tuy nhiên, tùy điều kiện thời
tiết, phân bón mà thời gian sẽ kéo dài hay rút ngắn. Nếu như ruộng mất nước
sớm, thiếu đạm thừa lân, trời nhiều nắng thi giai đoạn chín sẽ được rút ngắn.

7


1.2.3 Đặc điểm sinh thái cây lúa
Nhiệt độ:
Nhiệt độ thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cây lúa.
Phạm vi nhiệt độ mà cây lúa có thể chịu đựng được và nhiệt độ tối hảo thay đổi
tùy theo giống lúa, giai đoạn sinh trưởng, thời gian bị ảnh hưởng và tình trạng
sinh lý của cây lúa. Nhiệt độ trên 40°C hoặc dưới 17°C, cây lúa tăng trưởng
chậm. Trong phạm vi (20 - 30°C), nhiệt độ càng tăng lúa phát triển càng nhanh.
Dưới 13°C lúa ngừng sinh trưởng và nếu kéo dài trong 7 ngày thì lúa sẽ chết
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Ánh sáng:
Là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sinh trưởng, phát triển và phát dục
của cây lúa. Được chia làm 2 phương diện: cường độ ánh sáng và độ dài chiếu
sáng trong ngày (quang kỳ).
Lƣợng mƣa:
Ảnh hưởng mạnh lên những khu vực không chủ động được thủy lợi,
vùng cao. Quyết định việc hình thành vùng trồng lúa và vụ lúa trong năm.
Trong mùa mưa ẩm, lượng mưa cần thiết cho cây lúa trung bình là 6 - 7
mm/ngày và 8 - 9 mm/ngày trong mùa khô nếu không có nguồn nước khác bổ

sung. Nếu tính luôn lượng nước thấm rút và bốc hơi thì trung bình 1 tháng cây
lúa cần một lượng mưa khoảng 200 mm và suốt vụ lúa 5 tháng cần khoảng
1000 mm (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Gió:
Gió lớn gây ra sự đỗ ngã, đứt gãy thân lá tạo cơ hội cho mầm bệnh xâm
nhập. Ở giai đoạn lúa trổ gió mạnh ảnh hưởng đến thụ phấn, thụ tinh va tích lũy
tinh bột trong hạt. Trong điều kiện ruộng ngập nước ở giai đoạn chín gió lớn
gây đỗ ngã sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hạt gạo và thất thoát sau thu hoạch.
Tuy nhiên, gió nhẹ giúp trao đổi không khí trong quần thể ruộng lúa tốt hơn,
tạo điều kiện thuận lợi cho quang hợp va hô hấp (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Điều kiện đất đai:
Loại đất trồng lúa cần thoáng khí, khả năng giữ nước giữ phân tốt, giàu
dinh dưỡng, tầng canh tác dày, ruộng phải bằng phẳng và chủ động nước tưới.
Đất thịt hay thịt pha sét, ít chua hoặc trung tính (pH = 5,5 - 7,5) là thích hợp
nhất với cây lúa. Tuy nhiên, cũng có những giống lúa thích nghi được những
điều kiện đất đai khắc nghiệt như: phèn, mặn, khô hạn hay ngập úng rất tốt
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).

8


1.3 SƠ LƢỢC BỌ XÍT NƢỚC MICROVELIA DOUGLASI
ATROLINEATA BERGROTH
Tên khoa học: Microvelia douglasi atrolineata Bergroth
Giống: Microvelia
Họ: Veliidae
Bộ: Hemiptera
1.3.1 Sơ lƣợc về bộ Hemiptera
Bộ này có khoảng 20000 loài. Kích thước cơ thể nhỏ hoặc trung bình.
Miệng kiểu chích hút, vòi chia đốt nằm ở phía trước đầu, giữa 2 đốt chậu chân

trước. Râu đầu hình sợi chỉ, có từ 3 – 5 đốt. Mảnh lưng trước rộng, phiến mai
phát triển nằm giữa 2 chân cánh. Phiến này có loài phát triển che khuất một nửa
hoặc toàn bộ mặt lưng của bụng. Có 2 đôi cánh, bình thường khi không hoạt
động thì xếp bằng trên lưng. Một nửa cánh trước về phía gốc bằng chất sừng
hoặc da tương đối cứng, nửa phía ngoài bằng chất màng, một số ít loài cánh
thoái hóa hoặc không cánh. Chân phần nhiều có dạng chân bò, một số ít loài có
dạng chân bơi. Bàn chân 2 – 3 đốt. Cuối bụng không có lông đuôi. Phần lớn
côn trùng của bộ này về phía mặt bụng của ngực gần đốt chậu chân sau có đôi
lỗ tuyến hôi. Côn trùng bộ này thuộc nhóm biến thái không hoàn toàn. Phần lớn
sống trên cạn, có loài sống dưới nước, trên mặt nước. Những loài sống trên cạn
có thể sinh sống trên cây, dưới vỏ cây, dưới thảm lá rụng hoặc trong đất. Chúng
dùng vòi chích hút dịch cây gây thiệt hại trực tiếp đồng thời có thể truyền bệnh
cho cây trồng. Tính ăn của côn trùng bộ cánh nửa cứng khá đa dạng, có loài ăn
thực vật, có loài ký sinh động vật bậc cao như chim và động vật có vú hoặc có
loài bắt ăn các loài côn trùng khác (Nguyễn Viết Tùng, 2006).
Một số loài trong bộ này có bộ phận phát ra tiếng kêu bằng cách cọ giữa
răng dưới gốc cánh với gai ở đốt ngực sau. Giai đoạn sâu non có sự thay đổi
màu sắc rõ rệt, khác hẳn với giai đoạn trưởng thành. Trứng của chúng có nhiều
hình dạng và màu sắc, trên mặt trứng thường có lông hình kim hoặc có nắp
trứng. Nhiều loài đẻ trứng thành từng ổ, đẻ trứng trong mô cây (Nguyễn Viết
Tùng, 2006).
Bộ này có tới 40 họ, rất đa dạng về chủng loại, ngoài một số họ có liên
quan nhiều đến nông nghiệp thì còn có họ là côn trùng ký sinh trên người như
họ Rệp giường (Cimicidae) (Nguyễn Viết Tùng, 2006).

9


1.3.2 Sơ lƣợc họ Veliidae
Cơ thể thay đổi từ hình bầu dục đến thon dài, bao phủ bởi lông mượt.

Đầu ngắn, mắt thường lớn, không có mắt đơn, râu 4 đốt. Vòi chích 4 đốt, mảnh,
thường chìa ra đến tận ngực. Hình dạng chung đều có cánh, chân tương đối
ngắn, khớp háng tách ra, xương đùi phồng lên vừa phải, đốt ống đính các gai
răng lược. Thường bàn chân trước 1 đốt, bàn chân giữa và chân sau 2 đốt trừ
chi Rhagovelia tất cả bàn chân là 3 đốt. Con đực nhỏ, đốt ống chân trước
thường có răng lược. Con cái lớn hơn, đốt ống chân trước không có răng lược.
Chiều dài cơ thể trung bình trong khoảng 1,0 - 4,4 mm
( />&Order=3&family=52&couplet=0).
Các loài Veliidae là bán thủy sinh và xuất hiện trong vùng nước yên tĩnh
của dòng chảy hay ao tù, đầm lầy với thảm thực vật nổi. Chúng thường sống
trên mặt nước của vùng duyên hải nhưng cũng được biết là bò trên bãi bùn và
đá ẩm ướt.
Bọ Veliid là loài săn mồi và ăn xác thối ăn nhiều loại động vật giáp xác
nhỏ, bao gồm ostracods (Ostracoda) và bọ chét nước (Cladocera), cũng như các
côn trùng khác như ấu trùng muỗi (Diptera: Culicidae). Giống như các loài
nhện nước lớn hơn các bọ xít nước có thể phát hiện con mồi bằng các rung
động trên bề mặt của nước do các con mồi tạo ra
( />&Order=3&family=52&couplet=0).
Trứng của các loài Veliidae thường tương đối nhỏ, với lớp vỏ xốp 2 - 4
micropyles. Nói chung đa phần những quả trứng được dán chiều dọc hiện rõ
hay khuất trên cây nổi trên mặt nước, dưới nước hoặc trên mặt nước. Trải qua
năm
lần
lột
xác
từ
ấu
trùng
đến
thành

trùng
( />&Order=3&family=52&couplet=0).
1.3.3 Sơ lƣợc về chi Microvelia
Thành trùng không có cánh hoặc có cánh. Cơ thể thường kéo dài, hình
bầu dục hoặc hơi tròn, chủ yếu là màu đen hoặc màu nâu tối với những mảng
màu nâu vàng,có lông ngắn bao phủ cơ thể. Râu đầu tương đối dài, chiều dài
0,4 - 0,6 lần tổng chiều dài cơ thể. Bụng tương đối dài, hai bên thường tròn
đều. Cánh trước (dạng có cánh) thường màu tối với các sọc trắng hay các điểm
trắng
nhỏ.
( />&Order=3&family=52&genus=142&couplet=0).

10


Xương đùi trước dày vừa phải. Phần giữa xương đùi thon, mảnh. Phần
giữa xương cổ chân tương đối ngắn , chiếm 0,55 - 0,7 lần chiều dài của xương
chày, đốt 1 cổ chân phân khúc rõ ràng ngắn hơn so với đốt thứ 2.
Con đực xương chày phía trước thường có răng lược, giữa xương chày
có hoặc không có răng lược ngắn, connexiva rộng. Connexiva con cái gần như
thẳng đứng và hội tụ phía sau đuôi. Chiều dài cơ thể con đực 1,0 - 3,25 mm,
con cái 1,0 - 3,35 mm.
Các loài bọ xít nước Microvelia bán thủy sinh được tìm thấy trong vùng
nước chảy chậm và vùng nước tù từ đập nông nghiệp đến các hồ, bao gồm đầm
lầy, lau sậy. Chúng sống thành từng đàn trong các thảm thực vật. Bọ xít nước
Microvelia là động vật ăn thịt trên động vật chân đốt khác
( />&Order=3&family=52&genus=142&couplet=0).
1.3.4 Lịch sử nghiên cứu Microvelia
Okada (1900) quan sát thấy một loài tấn công rầy và chạy trên mặt nước
ruộng lúa của Nhật Bản. Theo ông loài này thuộc họ Reduviidae nhưng ghi

chép của ông tiết lộ loài thuộc họ Veliidae và Hebridae. Mô tả của ông gần như
phù hợp với đặc tính của Hebridae ngoại trừ cho các cơ quan đẻ trứng (Yano,
1981).
Sakai (1932, 1933) đã báo cáo Microvelia douglasi ăn trên rầy lá tại
Nhật Bản.
Sawa (1935) nghiên cứu các loài động vật đất đê ruộng lúa trong mùa
đông (tháng 12 đến tháng 4) gần thành phố Mito, Nhật Bản, và đã tìm thấy 25
cá thể Veliidae (tên cụ thể đã không được đưa ra nhưng có lẽ là loài
Microvelia) từ đất chủ yếu là trong vòng 3 cm từ bề mặt nước ruộng (Yano,
1981).
Esaki và Miyamoto (1955) đề cập rằng Microvelia douglasi tại Nhật
Bản tấn công Recilia dorsalis (rầy zigzag hại lúa) và Nephotettix cincticeps
(rầy xanh đuôi đen hại lúa).
Oho và Fuzii (1956) tìm thấy mật độ số Microvelia douglasi khá cao ở
ruộng lúa ít phun xịt của Saga Prefecture, Nhật Bản, khi họ thực hiện điều tra
về ảnh hưởng của kiểm soát hóa chất.
Oho và Miyahara (1957) cũng báo cáo Microvelia douglasi là một động
vật ăn thịt Nephotettix cincticeps ở Kyushu, Nhật Bản (Yano, 1981).
Weerekoon và Samarasinghe (1958) nghiên cứu hệ động vật đất của một
vùng trồng lúa ở Sri Lanka và tìm thấy một số loài của các chi sau đây:
Microvelia, Mesovelia, Ranatra, DipZonychus và Micronecta.

11


Vào năm 1978. Chandra đã báo cáo rằng Microvelia sp. nr atrolineata
và Mesovelia sp. tấn công rầy lá và rầy thân lúa ở Philippines.
Kenmore (1979) đã đề cập Microvelia douglasi atrolineata là một thiên
địch của rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy xanh và Mesovelia sp. cũng là động vật ăn
thịt rầy nâu ở Philippines (Yano, 1981).


Hình 1.1 Bọ xít nước M.d.atrolineata
Nguồn (Yano, 1981).

1.3.5 Sơ lƣợc về Microvelia douglasi atrolineata Bergroth
Microvelia douglasi atrolineata Bergroth là một loài bọ xít nước nhỏ và
ngắn, màu đen xen lẩn những đốm nhỏ màu xám. Thành trùng có hai dạng là
có cánh và không cánh. Những thành trùng không cánh không có những mảng
màu
đen

trắng
trên
cổ

cánh
trước
( />M.d.atrolineata có thể được phân biệt bởi vai rộng và xương cổ chân
trước 1-phân đoạn. Móng vuốt của họ anteapical.
Cả thành trùng và ấu trùng bọ xít nước đều sống trên mặt nước, chúng
tấn công các côn trùng khác khi rơi trên mặt nước, khả năng thành công cao
hơn khi săn mồi theo nhóm. Một con bọ xít nước thì ăn từng ấu trùng con mồi
nhỏ, một nhóm sẽ ăn con mồi lớn hơn. M.d.atrolineata sử dụng miệng tiêm độc
vào con mồi làm tê liệt và hút chất dịch trong cơ thể con mồi. Mỗi ngày một
con bọ xít nước có thể ăn từ 4 - 7 con rầy.
Một thành trùng bọ xít nước cái có thể đẻ từ 20 - 30 trứng trên thân cây
lúa phía trên mực nước trong suốt thời gian sống từ 1 - 2 tháng. Microvelia
douglasi atrolineata có thể sống trong thời gian dài mà không cần cung cấp

12



×