Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

De thi thu mon van THPT yen lac vinh phuc lan 3 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.31 KB, 6 trang )

SỞ GD &ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC

ĐỀ THI KSCL THPT QUỐC GIA LẦN 3- LỚP 12
NĂM HỌC: 2017-2018
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN

Đề thi có 02 trang
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

Họ và tên: ………………………………….SBD…………………………………..
I.PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Một bà lão chống gậy qua đường giữa dòng xe cộ tấp nập. Một học trò phía bên kia
đường nhìn thấy, nhận ra sự nguy hiểm đối với bà lão liền vội chạy tới: “Bà ơi, bà đưa tay cháu
dắt bà qua”. Bà lão móm mém nở một nụ cười thân thiện: “Cảm ơn cháu! Cháu thật ngoan!...
Một người ăn xin khốn khổ, đói rách, vận bộ quần áo nhem nhuốc, chân tay run lên vì
cơn đói hành hạ. Người hành khất bước chân vào một quán cà phê, ngả nón xin tiền, mong
được bố thí vài ngàn bạc lẻ để mua một chiếc bánh mì. Khách uống cà phê vẫn thản nhiên rít
thuốc, ánh mắt lạnh lùng vô cảm. Ông lão hành khất đến bên người bán vé số đang giao vé cho
khách, và lại chìa nón ra. Người bán vé số vùi tay vào túi quần, lôi ra mấy tờ bạc nhàu nát bị
vo tròn, lấy ra một tờ, vuốt phẳng và bỏ vào cái nón của ông lão. Ông già cảm động run run,
không nói lời ơn mà cúi đầu xuống, ánh mắt lộ ra một sự biết ơn vô cùng. Thì ra, ông già ấy bị
câm.
Trong cuộc sống có biết bao nhiêu sự cảm ơn có lời và không lời như thế. Với những
người có văn hóa, “cảm ơn” là lời nói được sử dụng hàng ngày, những lời luôn được cất lên
bằng cả thái độ lịch sự và tình cảm chân thực nhất. Nhưng tiếc rằng, vẫn còn không ít thanh
niên chưa nghĩ như vậy. Họ coi cảm ơn chỉ là những lời khách sáo, vì thế, chẳng cần phải nói
ra. Hình như các bạn ấy vẫn nghĩ một cách giản đơn rằng nói lời cảm ơn hay làm các cử chỉ
biểu lộ sự biết ơn là “vô duyên”, chỉ làm mất đi sự thân tình và tăng thêm xa cách mà thôi.
Thế nhưng, cuộc sống hiện đại và yêu cầu về quy tắc giao tiếp giữa người với người đòi


hỏi chúng ta phải tập làm quen với lời “làm ơn” và sau đó là “cảm ơn”. Thật hạnh phúc khi ta
làm được một việc có ý nghĩa, một điều tốt đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác, kéo
mọi người lại gần nhau hơn. Và cũng sẽ hạnh phúc không kém khi chúng ta thấy mình đã không
dửng dưng, bạc bẽo vì đã biết tri ân người giúp đỡ mình bằng những lời nói xuất phát tự đáy
lòng, chân thành, lịch thiệp: “Cảm ơn!”
(Theo bài viết tham gia diễn đàn Đem mọi người đến gần nhau hơn, báo điện tử
Thanhnienonline, ngày 11 – 11 -2016)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở đoạn trích trên. Thử đặt
một tiêu đề cho đoạn trích để khái quát đúng nội dung cơ bản của nó. (0,5 điểm)
Câu 2. Nhận xét về bố cục của đoạn trích. Việc đưa hai dẫn chứng trước như thế có hiệu
quả gì đối với phần sau, đối với vấn đề bàn luận? (1,0 điểm)
Câu 3. Theo tác giả đoạn trích, vì sao trong cuộc sống cần luôn biết nói “làm ơn”, cảm
ơn”? Những lời nói ấy cần xuất phát từ đâu? (1.0 điểm)
1
Đăng tải bởi:


Câu 4. Ý kiến của anh/chị về mấy câu phê phán “không ít thanh niên” ở đoạn trích trên?
(0,5 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 5. (2,0 điểm)
Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến
được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc – hiểu: “Thật hạnh phúc khi ta làm được một việc có ý
nghĩa, một điều tốt đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác, kéo mọi người lại gần nhau
hơn. Và cũng sẽ hạnh phúc không kém khi chúng ta thấy mình đã không dửng dưng, bạc bẽo vì
đã biết tri ân người giúp đỡ mình bằng những lời nói xuất phát tự đáy lòng, chân thành, lịch
thiệp: “Cảm ơn!”
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn trích sau:
Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, SGK Ngữ văn 11, tập
2, NXB GD, 2007)
“Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi
xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam –
đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên
nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương
uốn một cánh cung rất nhẹ sang Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như
một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Và như vậy, giống như sông Xen của Pa-ri, sông
Đa-nuýp của Bu-đa-pét; sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình; Huế
trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông. Đầu và cuối ngõ thành
phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa đi khắp phố thị, với những cây đa, cây
cừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập lòe
trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành
phố hiện đại nào còn nhìn thấy được. Những chi lưu ấy, cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã
làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước, khiến cho sông Hương khi qua thành phố đã trôi đi chậm,
thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh…”
(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường, SGK Ngữ văn 12, tập
1, NXBGD, 2007)
-------------------------HẾT-----------------------Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

2
Đăng tải bởi:


SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC


ĐÁP ÁN- KÌ THI
KSCL THPT QUỐC GIA LẦN 3 – LỚP 12
NĂM HỌC 2017-2018
MÔN: NGỮ VĂN

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Câu
Nội dung
1
- Phương thức biểu đạt chính được sử dụng: Nghị luận
- Có thể đặt các tiêu đề cho đoạn trích: Những lời cảm ơn trong cuộc sống, Có cần không
những lời cảm ơn, Một nét đẹp trong văn hóa ứng xử, …
Có thể đặt tiêu đề khác nhưng phải đúng với tinh thần cơ bản của đoạn văn.
2
- Bố cục của đoạn trích mạch lạc với 2 phần:
+ Phần 1: 2 đoạn đầu: Nêu các sự việc (dẫn chứng).
+ Phần 2: 2 đoạn sau: Bàn luận, so sánh để khẳng định vấn đề.
Cách bố cục như vậy chứng tỏ vấn đề bàn luận không chung chung mà là thực tiễn sinh
động của cuộc sống, văn hóa ứng xử giữa người với người.
-Hai sự việc (dẫn chứng) nêu ra tạo cơ sở vững chắc, sinh động để bàn luận, so sánh.
Dẫn chứng về hai người già, một người nói cảm ơn được thành lời, một người chỉ nói
được bẳng cử chỉ, hành động, biết ơn vô cùng. Người giúp bà lão qua đường là một cô
bé. Cho ông lão hành khất mấy đồng bạc lẻ là người bán vé số (trong lúc các vị khách
kia lạnh lùng, vô cảm). Vì vậy, việc liên hệ so sánh với suy nghĩ, cách hành xử của không
ít thanh niên sau đó càng được ấn tượng, khiến người đọc càng buồn, càng day dứt. Vấn
đề nghị luận càng thấm thía thuyết phục.
3
Cần bám vào văn bản để trả lời câu này.
- Cần thường xuyên biết nói lời “làm ơn”, “cảm ơn” vì đó là quy tắc giao tiếp giữa người
với người trong cuộc sống hiện đại.

- Con người trong cuộc sống ai cũng có lúc chịu ơn, cần (hay được) sự giúp đỡ của người
khác và cần chia sẻ, tương trợ cho người khác.
- Những lời cảm ơn cần xuất phát từ thái độ lịch sự và tình cảm chân thành.
4

Điểm
0.25
0.25
0.5

0.5

0.5

0.5
HS có thể trình bày sự tán thành hay ý kiến bàn luận, mở rộng về sự phê phán ấy. Cần 0.5
lưu ý rằng cách phê phán của tác giả đoạn văn nhẹ nhàng, nêu quan niệm, suy nghĩ chưa
phải của không ít thanh niên như nhằm điều chỉnh, nhắc nhở.

II. PHẦN LÀM VĂN
Câu
Nội dung
Điểm
1
Trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Thật hạnh phúc khi ta làm được một việc có ý 2.0
nghĩa, một điều tốt đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác, kéo mọi người
lại gần nhau hơn. Và cũng sẽ hạnh phúc không kém khi chúng ta thấy mình đã
không dửng dưng, bạc bẽo vì đã biết tri ân người giúp đỡ mình bằng những lời
nói xuất phát tự đáy lòng, chân thành, lịch thiệp: “Cảm ơn!”
Yêu cầu chung:

Học sinh biết viết một đoạn văn nghị luận xã hội, đảm bảo đúng dung lượng quy
định (khoảng 200 chữ); trình bày được hiểu biết suy nghĩ đúng đắn; hành văn chặt
chẽ, trong sáng.
Yêu cầu cụ thể
0.5
Đảm bảo đúng cấu trúc đoạn văn nghị luận, xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Quan niệm về hạnh phúc, về cách ứng xử giữa con người với con người trong cuộc
sống.
Nội dung cần triển khai:
1.5
3
Đăng tải bởi:


2

* Giải thích nội dung ý kiến:
Ý kiến đưa ra một quan niệm về hạnh phúc, về cách ứng xử giữa con người với
con người trong cuộc sống: cần biết đồng cảm với đồng loại, quan tâm với những
gì đang diễn ra xung quanh mình và hãy biết tri ân những người giúp đỡ mình
bằng những tình cảm, lời nói chân thành.
* Bàn luận về ý kiến:
- Thật hạnh phúc khi ta làm được một việc có ý nghĩa, một điều tốt đem lại niềm
vui, hạnh phúc cho người khác, kéo mọi người lại gần nhau hơn
+ Hạnh phúc của mỗi chúng ta là làm được gì đó tốt đẹp dù bé nhỏ, bình thường.
+ Khi đem đến cho người khác (dù có thể chưa quen biết) niềm vui, chúng ta sẽ
thấm thía cảm nhận hạnh phúc nơi mình
+ Đem lại niềm vui cho người khác là một thái độ sống tích cực, giúp người gần
người hơn, cuộc sống có ý nghĩa hơn.
- Và cũng sẽ hạnh phúc không kém khi chúng ta thấy mình đã không dửng dưng,

bạc bẽo vì đã biết tri ân người giúp đỡ mình bằng những lời nói xuất phát tự đáy
lòng, chân thành, lịch thiệp: “Cảm ơn!”
+ Đừng cho rằng những lời “làm ơn”, “cảm ơn” là khách sáo. Mà đó là sự cần thiết
trong văn hóa giao tiếp.
+ Điều đó làm tăng thêm sự gần gũi, thân tình, đem lại cho chính người nói và
người được cảm ơn niềm vui, hạnh phúc.
-Phê phán những ai thờ ơ, vô cảm với đồng loại, dửng dưng bạc bẽo với những
người giúp đỡ mình.
Chú ý: học sinh cần có dẫn chứng kèm theo
* Bài học nhận thức:
- Cần biết đồng cảm với mọi người, cố gắng làm những điều tốt đẹp dù nhỏ bé,
bình thường.
- Tri ân người giúp đỡ mình bằng lời nói và hành động chân thành nhất.
Cảm nhận hai đoạn trích

0.25

0.5

0.5

0.25
5.0

2.1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài nêu vấn đề, thân bài triển khai
được vấn đề, kết bài khẳng định lại vấn đề
2.2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Điểm giống và khác nhau giữa hai đoạn
trích trên: Hai đoạn trích đều thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên xứ Huế với tình yêu tha
thiết của tác giả. Tuy nhiên, đoạn thơ trong Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh thiên
nhiên trong dự cảm về sự tan tác, chia lìa còn đoạn trích trong Ai đã đặt tên cho

dòng sông? là cảnh sông Hương tình tứ, quyến rũ.
2.3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm :
a. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, hai đoạn trích.
- Hàn Mặc Tử là nhà thơ lớn trong phong trào Thơ mới, cuộc đời bi thương, hồn 0.5
thơ phong phú, sức sáng tạo mạnh mẽ, luôn bộc lộ một tình yêu đau đớn hướng
về trần thế. Đây thôn Vĩ Dạ in trong tập Đau thương là thi phẩm xuất sắc thể hiện
tấm lòng thiết tha đến khắc khoải của nhà thơ với thiên nhiên và cuộc sống. Khổ
thơ thứ hai trong bài miêu tả thiên nhiên xứ Huế với mây trời, sông nước đêm
trăng nhuốm màu tâm trạng.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nghệ sĩ tài hoa, mang đậm chất Huế, có nhiều
thành tựu về thể kí. Ai đã đặt tên cho dòng sông? là một bút kí giàu chất trữ tình
1.5
viết về vẻ đẹp sông Hương với bề dày lịch sử và văn hóa Huế. Đoạn trích là hình
ảnh sông Hương trong lòng thành phố Huế mang vẻ đẹp nữ tính đầy sức quyến rũ.
b. Cảm nhận khổ thơ trong Đây thôn Vĩ Dạ
4
Đăng tải bởi:


* Nội dung:
- Đây là khổ thơ thứ hai của bài. Sau khi “về thăm thôn Vĩ” bằng tâm tưởng, nhân
vật trữ tình rời xa thế giới lung linh hài hòa, tràn đầy sức sống để đối mặt với sự
tan vỡ, chia lìa.
- Khung cảnh thiên nhiên, mây trời, sông nước đang chuyển mình vào đêm trăng
với những chia lìa, phiêu tán, chơ vơ, đượm vẻ huyền ảo, hiu hắt.
+ Cảnh Vĩ Dạ đêm trăng được khắc họa với nét êm đềm, thơ mộng nhưng gợi
buồn, gợi sự chia lìa… (gió mây chia lìa đôi ngả; dòng nước buồn thiu, hoa bắp
khẽ lay…)
+ Cảnh đan xen hòa quyện giữa thực và mộng (Thuyền ai; bến sông trăng, chở
trăng, …)

 Cảnh đẹp nhưng có phần lạnh lẽo, hắt hiu
-Đoạn thơ hiện lên một cái tôi đang khao khát vượt thoát nỗi cô đơn, với niềm
mong mỏi đầy phấp phỏng được gặp gỡ, sẻ chia, gắn bó. Lời thơ phảng phất tâm
trạng u buồn, cô đơn của nhà thơ trước sự xa lánh, thờ ơ của cuộc đời với mình;
chứa đựng sự lo âu, khắc khoải, mong muốn nhận được sự đồng cảm, đồng điệu
của con người và không thôi hi vọng về một niềm hạnh phúc (Có chở trăng về
kịp…)
* Nghệ thuật:
1.5
- Bút pháp lãng mạn trữ tình, phối hợp tả cảnh ngụ tình với trực tiếp biểu cảm.
- Kết hợp biến đổi nhịp điệu với sử dụng điệp từ, nhân hóa để nhấn mạnh cái trôi
nổi, lang thang, chia li, cái buồn lặng lẽ của dòng nước đang chảy trôi như lan tỏa.
- Câu hỏi tu từ thể hiện niềm khao khát cháy bỏng gặp được một tâm hồn đồng
điệu, dự cảm về thời gian ngắn ngủi, lo lắng cho số phận không tương lai của
mình.
- Hình ảnh thơ vừa thực vừa ảo, có tính tượng trưng, giàu sức gợi, gây ấn tượng
mạnh
b. Cảm nhận về đoạn trích trong Ai đã đặt tên cho dòng sông?
* Nội dung:
- Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của sông Hương theo thủy trình của nó, tập trung ở
đoạn sông Hương đến giữa thành phố Huế:
+ Sông Hương như tìm được chính mình “vui hẳn lên…mềm hẳn đi như một tiếng
“vâng” không nói ra của tình yêu
+ Sông Hương trong lòng thành phố được ví như những con sông nổi tiếng trên
1.0
thế giới: sông Xen của Pa-ri, sông Đa nuýp của Bu-đa-pet, ...
+ Sông Hương với điệu chảy chậm, thực chậm như “điệu slow tình cảm dành riêng
cho Huế”
-Đoạn văn hiện lên cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường: có tình yêu sâu nặng với
quê hương, xứ sở, có cảm nhận bình dị mà tinh tế về vẻ đẹp trữ tình của dòng sông

Hương.
* Nghệ thuật:
- Hình ảnh chân thực mà gợi cảm; câu văn kéo dài mà khúc chiết, thanh điệu hài
hòa, tiết tấu nhịp nhàng.
- Lối so sánh độc đáo, xác thực với sự liên tưởng hấp dẫn đã làm nổi bật vẻ đẹp
quyến rũ của sông Hương.
5
Đăng tải bởi:


d. So sánh hai đoạn trích
0.5
* Giống nhau:
-Hai đoạn trích đều làm nổi bật được vẻ đẹp đặc trưng xứ Huế thơ mộng với điểm
nhìn, điểm nhấn trọng tâm: thôn Vĩ Dạ và sông Hương.
- Đều mang những cảm xúc rất chân thực và sâu lắng, thể hiện tình yêu tha thiết
với xứ Huế.
- Bút pháp lãng mạn trữ tình, sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu
hình ảnh
* Khác nhau:
- Khổ thơ trong Đây thôn Vĩ Dạ, tiêu biểu cho hồn thơ Hàn Mặc Tử với cảnh sông
nước đêm trăng trong dự cảm về sự tan tác, chia lìa và khát khao cháy bỏng được
gắn bó, đồng điệu, hi vọng mong manh về hạnh phúc của thi nhân.
- Đoạn trích trong Ai đã đặt tên cho dòng sông? tiêu biểu cho bút kí của Hoàng
Phủ Ngọc Tường với văn phong mê đắm, hướng nội, trữ tình khi viết về vẻ đẹp
sông Hương tình tứ, quyến rũ.
* Lý giải:
- Cả hai tác giả với phong cách khác nhau nhưng đều là những cây bút tài hoa,
tinh tế, nhạy cảm, có tâm hồn lãng mạn, phong phú, đều có tình cảm tha thiết với
Huế, với cuộc đời.

- Hai tác phẩm thuộc hai thể loại khác nhau, hoàn cảnh ra đời, cảm xúc khác
nhau, …

6
Đăng tải bởi:



×