SỞ GD- ĐT QUẢNG NGÃI
TRƯỜNG THPT …….
BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN THPT
NỘI DUNG 3
GV:
NĂM HỌC 2015 _ 2016
BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN THPT
NỘI DUNG 3
PHẦN 1: MODULE THPT 01
ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
A.CƠ SỞ LÝ THUYẾT:
Trang 1
Qua quá trình tự học và bồi dưỡng tập trung nội dung 3, module
THPT 01, bản thân tôi nắm được một số kiến thức như sau:
I. Tổng quan:
Năng lực hiểu biết học sinh là năng lực thiết yếu trong dạy học và giáo dục.
Người giáo viên chỉ có thể lựa chọn, sử dụng các phương pháp dạy học và
giáo dục có hiệu quả khi hiểu được các đặc điểm tâm lí của học sinh.
Mỗi giai đoạn xã hội – lịch sử, tâm lí của học sinh có những điểm khác biệt
nhất định, do vậy việc hiểu các đặc điểm tâm lí của học sinh thật không dễ dàng.
Tuy vậy, trong quá trình phát triển tâm lí lứa tuổi, sự vận động, biến đổi của những
mặt cơ bản luôn diễn ra theo những chiều hướng nhất định, có tính quy luật. Nhờ
đó, việc nắm vững các chiều hướng vận động và phát triển tâm lí của học sinh, đặc
biệt các vấn đề nổi bật của từng giai đoạn lứa tuổi có thể giúp người giáo viên có
được những điểm mốc để xem xét và nhận biết tâm lí học sinh trong những bối
cảnh xã hội khác nhau.
II. Nội dung cơ bản:
1. Thời kì THPT trong toàn bộ quá trình phát triển tâm lí cá nhân:
+ Xác định giới hạn tuổi THPT: Những cách xác định khác nhau.
+ Xác định hoàn cảnh xã hội của sự phát triển.
+ Các dạng hoạt động mới: Hoạt động học tập, hoạt động xã hội.
+ Ý nghĩa của giai đoạn THPT trong toàn bộ cuộc đời cá nhân.
2. Nhận thức và trí tuệ của HS THPT:
+ Nhận biết các kiểu trí tuệ, các giai đoạn phát triển trí tuệ.
+ Đặc điểm nhận thức và phát triển trí tuệ ở HS THPT.
3. Đời sống tình cảm – ý chí của HS THPT:
+ Tình cảm ở HS THPT: Một số tình cảm cấp cao (tình cảm thẩm mĩ, tình
cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ), tình bạn, tình yêu.
+ Đặc điểm ý chí của HS THPT.
4. Các đặc điểm nhân cách của HS THPT:
+ Tự ý thức và hình thành “cái tôi”.
+ Định hướng giá trị.
Trang 2
+ Tự xác định xã hội – hình thành thế giới quan và “kế hoạch cuộc đời”.
+ Tính tích cực xã hội của HS THPT: các vai xã hội và hoạt động xã hội.
5. Một số vấn đề tâm lí ở HS THPT: Tình dục, căng thẳng tâm lí, chống đối xã
hội, tự tử, làm dụng chất gây nghiện,…
III. Nội dung chi tiết:
Một số nội dung cơ bản áp dụng vào công tác:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÍ Ở HS THPT: TÌNH DỤC, CĂNG THẲNG TÂM
LÍ, LẠM DỤNG CHẤT, CHỐNG ĐỐI XÃ HỘI, TỰ TỬ…
Hoạt động 1: Tính dục ở tuổi THPT.
Phát dục là quá trình trung tâm của tuổi thiếu niên. Sự tiết hoóc môn
androgen gia tăng làm tăng xu hướng tính dục, làm gia tăng sự quan tâm về tính
dục của bản thân. Đây là hiện tượng sinh học – xã hội phức tạp, là sản phẩm của sự
tác động của các lực lượng sinh học và lực lượng xã hội. Bước vào tuổi thanh niên,
đa số học sinh đã trải qua thời kì dậy thì, do vậy xét về phương diện cơ thể, học
sinh đã có sự trưởng thành, tức là đã có khả năng thực hiện chức năng duy trì nòi
giống. Xét về phương diện xã hội, sự đồng nhất giới tính (nhận biết giới tính và
lĩnh hội được các hành vi tương ứng, hình thành tâm thế và định hướng tâm lí –
tính dục) thì vẫn tiếp diễn. Do vậy hiện tượng tính dục ở tuổi thanh niên học sinh
có cả tính chất của cả 2 mặt này. Điều đó buộc người lớn, các nhà giáo dục phải có
cách nhìn đúng đắn và khách quan. Đặc biệt, khi cuộc sống hiện nay đã đặt ra một
loạt các vấn đề đạo đức và thực tiễn liên quan đến đời sống tính dục của học sinh
mà nhà trường không thể không quan tâm.
Đối với vấn đề tính dục ở HS THPT có 3 mặt cần quan tâm:
* Hành vi tính dục: các cử chỉ, hành vi thể hiện và thực hiện các nhu cầu tính dục
(khi nào bắt đầu quan hệ tình dục, các giai đoạn phát triển, cường độ, …).
* Các định hướng và tâm thế tính dục: thái độ đối với các vấn đề giới tính, các
chuẩn mực đạo đức.
* Các cảm nghiệm và ảo tưởng tính dục.
Các nhà giáo dục quan tâm nhiều đến các chuẩn mực lứa tuổi của hành vi
tính dục: khi nào HS quan tâm đến vấn đề giới tính, khi nào bắt đầu có quan hệ…
không có câu trả lời chung cho vấn đề này. Có thể có các biến dạng cá thể, các
Trang 3
chuẩn văn hóa, các bối cảnh xã hội khác nhau chi phối hiện tượng này ở học sinh.
Xu hướng chung hiện nay là vấn đề giới tính và các hành vi quan hệ giới tính ngày
càng được bắt đầu sớm hơn. Nguyên nhân của thực trạng này chính là sự trưởng
thành sớm hơn về mặt cơ thể và sự phức tạp của các mẫu hành vi tính dục được lan
truyền trong các phương tiện thông tin đại chúng.
Hiện tượng trào dâng tình dục ở thanh niên có thể gắn với hiện tượng thủ
dâm. Sự chín muồi sinh dục sớm thường gắn với thủ dâm. Đây là phương tiện làm
giảm bớt căng thẳng tính dục ở thanh niên do các nguyên nhân sinh lí gây ra. Hiện
tượng này có 2 mặt: Một mặt có thể coi đây là hiện tượng bình thường do tác động
của yếu tố sinh lí và tâm lí (muốn có sự thỏa mãn cơ thể, kiểm tra năng lực của bản
thân), mặt khác một sự thái quá có thể làm yếu cơ thể và tạo ra các rối nhiễu tâm lí.
Việc cấm đoán thái quá, coi đó là hiện tượng tội lỗi và hư hỏng có thể gây ra mặc
cảm ở thanh niên học sinh, gây ra sự hoài nghi về giá trị của bản thân. Do vậy cách
ứng xử được coi là phù hợp không phải là nhồi nhét vào đầu óc học sinh rằng đây
là hiện tượng không chấp nhận được mà là khéo léo giúp học sinh có thêm các hoạt
động, cơ hội giao lưu, các công việc hấp dẫn, từ đó hiện tượng này sẽ dần qua đi.
Hiện tượng tính dục gắn liền với việc lĩnh hội vai trò giới. Mặc dù sự nhận
dạng giới tính bắt đầu từ rất sớm, khi trẻ được vài tuổi, nhưng đó là sự nhận dạng
bề ngoài. Ở tuổi THPT, sự nhận dạng vai trò giới mang tính chất tâm lí xã hội sâu
sắc hơn. Đó là sự phân cực “đàn ông” – “đàn bà”. Trong đó đàn ông – chủ động
hơn và đàn bà – bị động. Bối cảnh xã hội với mức độ bình đẳng giới cao hơn dần
xóa bớt sự phân cực, tuy nhiên sự phân cực giới trong hành vi xã hội vẫn tồn tại.
Hoạt động 2: Hiện tượng lạm dụng chất và chống đối xã hội.
Hiện tượng lạm dụng chất là hiện tượng gắn liền với sự phát triển nhanh và
phân hóa xã hội. Thanh niên có thể lạm dụng chất (các chất cồn, chất gây nghiện)
có thể vì các nguyên nhân sau:
- Muốn chứng tỏ bản thân là người lớn.
- Bị lôi kéo bởi các nhóm bạn xấu.
- Gặp phải các thất bại trong cuộc sống, có tâm trạng chán nản buông xuôi, tuyệt
vọng, …
- Tò mò và không có bản lĩnh để dừng lại.
Trang 4
Việc lạm dụng chất đem lại các hậu quả tiêu cực với các mức độ rất khác
nhau.
Hành vi chống đối xã hội có thể xuất hiện ở cuối tuổi thiếu niên và bộc lộ ở
tuổi thanh niên. Hành vi chống đối xã hội có thể được hiểu là những hành vi đi
ngược lại các chuẩn mực hành vi của xã hội, xâm phạm lợi ích và đem lại thiệt hại
cho người khác. Nếu hành vi chống đối xã hội diễn ra thường xuyên và khó loại bỏ
thì được gọi là rối nhiễu nhân cách chống đối xã hội.
Các hành vi chống đối xã hội thường nảy sinh trong nhóm. Các yếu tố rủi ro
cao là hoàn cảnh gia đình như gia đình không đầy đủ (không có cả bố và mẹ),
không có sự quan tâm và kiểm soát từ gia đình, các thành viên trong gia đình có
các hành vi chống đối xã hội, việc tham gia vào các nhóm bạn xấu,…
Hoạt động 3: Căng thẳng tâm lí
Căng thẳng (stress) là trạng thái tâm lí khá phổ biến ở HS THPT. Khác với
học sinh THCS, stress xuất hiện do các mâu thuẫn hay xung đột trong quan hệ với
người lớn, ở tuổi THPT stress liên quan chủ yếu đến việc thi đại học và chọn nghề.
Những yếu tố cơ bản tham gia vào việc gây ra stress là sức ép của bản thân và của
người khác về việc thi đại học và chọn nghề tương lai. Áp lực thi đại học càng gia
tăng đối với các lớp cuối cấp, hiện tượng stress càng phổ biến. Trạng thái stress có
thể làm học sinh mỏi mệt, mất sức lực về cơ thể, kéo theo đó là sự mất tập trung,
không có khả năng duy trì chú ý, hoạt động trí tuệ kém hiệu quả. Quan tâm, chú ý
giúp HS giải tỏa stress là rất quan trọng.
Có thể có các cách thức giải tỏa stress như: giúp HS điều chỉnh nhận thức
của bản thân, suy nghĩ tích cực, tạo sự tự tin, có kế hoạch học tập hợp lí, không gây
sức ép thái quá lên học sinh, thay đổi các hoạt động gây stress.
Hoạt động 4: Hiện tượng tự tử ở HS THPT
Hiện tượng tự tử đã được quan tâm từ rất lâu trên thế giới vì người tự tử là
thanh niên chiếm tỉ lệ lớn. Đối với đa số mọi người, những người không bao giờ có
ý nghĩ và hành động tự tử thì tự tử là điều khó có thể hiểu được. Hiện tượng này
khá phổ biến ở các nước như Mĩ, Nhật và đã được các nhà nghiên cứu cảnh báo.
Ở nước ta gần đây cũng xuất hiện các trường hợp rất đáng tiếc ở HS THPT.
Nhìn chung tự tử ở nữ nhiều hơn nam, tuy nhiên nam thanh niên được cứu sống
Trang 5
sau khi tự tử lại ít hơn nữ do các hành vi tự tử của thanh niên mang tính bạo lực
hơn. Tự tử ở thanh niên phần lớn các trường hợp có thể được coi là sự kêu cứu. Họ
sử dụng tự tử như là cách thức để người khác chú ý, xem xét vấn đề của họ một
cách nghiêm túc, hành động tự tử diễn ra theo một xung động nhất thời và hành
động kêu cứu ấy rất không may là không may là không thê sửa chữa được. Hiện rất
khó có thể nhận biết được những thanh niên có ý định tự sát. Hiện tượng tự tử có
thể có thể diễn ra ở mọi giai tầng và ít có sự khu trú ở một nhóm xã hội cụ thể. Tuy
nhiên, có thể có một số biểu hiện không rõ rệt như: những thanh niên có thể tự sát
thường bị trầm cảm nghiêm trọng, sử dụng các chất gây nghiện hoặc có hành động
chống đối xã hội. Họ thường có quan hệ xấu với bố mẹ, bạn bè hoặc người yêu, có
kết quả học tập tồi và không còn quan tâm cũng như hứng thú với các hoạt động
giải trí và mọi việc xung quanh. Họ bị phân rã nhân cách và cảm thấy không vượt
qua được các vấn đề của bản thân.
Nhận biết được các dấu hiệu đáng ngại, bạn bè, xã hội có thể ngăn ngừa
hành động tự tử của thanh niên. Một trong các cách thức ngăn ngừa quan trọng là
giúp thanh niên bị trầm uất nói ra các vấn đề của họ, quan tâm và chia sẻ các xúc
cảm của họ, Nếu thanh niên bày tỏ ý định tự tử thì bạn bè, người lớn cần khuyên
giải và chỉ ra cho họ những cách giải quyết vấn đề khác. Cha mẹ cũng cần có thái
độ nghiêm túc và chú ý tới những ý định tự tử có thể được thanh niên nói ra theo
những cách khác nhau: đe dọa hoặc tự phát. Nên có những sự trợ giúp tâm lí như
trị liệu tâm lí khi thanh niên có ý đồ tự tử không thành vì thanh niên vẫn có thể tiếp
tục hành vi tự tử nếu vấn đề của họ không được giải quyết.
B. NỘI DUNG THU HOẠCH:
Trang 6
Trang 7
Qua việc bồi dưỡng nội dung 3, module THPT 01: Đặc điểm tâm lý của học sinh
Trung học phổ thông. Bản thân tôi áp dụng vào quá trình giảng dạy, giáo dục ở
chuyên đề: Rào cản tâm lý trong học tập của học sinh Trung học phổ thông.
Chuyên đề:
RÀO CẢN TÂM LÝ TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THPT
TỔNG QUAN VỀ RÀO CẢN TRONG HỌC TẬP CỦA HS THPT
HS ngày nay có nhiều thuận lợi để phát triển. Đồng thời cũng chịu nhiều áp lực từ
cha mẹ, nhà trường, xã hội;
Đó là những áp lực tâm lý nhiều chiều và cũng là rào cản về mặt tâm lý đối với
việc học tập của HS.
A- Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm cơ bản khó khăn về tâm lý, rào cản tâm lý, các biểu
hiện, nguyên nhân, ảnh hưởng của rào cản tâm lý trong học tập của HS THPT.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng các kiến thức về khó khăn tâm lý, rào cản tâm lý trong học tập để lí
giải nguyên nhân và những ảnh hưởng của rào cản tâm lý đến kết quả học tập của
học sinh.
- Vận dụng các PP, kỹ năng để hỗ trợ HS.
3. Thái độ:
Có thái độ đúng đắn đối với rào cản tâm lý trong học tập, rèn luyện, các
hành vi phát hiện và phòng chống rào cản tâm lý và những ảnh hưởng của nó trong
học tập.
- Khái niệm rào cản tâm lí và rào cản tâm lí trong học tập là gì?
+ Rào cản tâm lí là những khó khăn tâm lí ở mức độ cao, trở thành những
thách thức, trở ngại ở mức độ lớn, làm giảm động lực hoạt động của con người,
ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động.
Trang 8
+ Rào cản tâm lí trong học tập chẳng qua là những khó khăn tâm lí trong học
tập nhưng ở mức độ cao, có ảnh hưởng đến động lực tiến hành các hành động học
tập ở HS và có ảnh hưởng đến kết quả học tập.
B- NỘI DUNG
CÁC KHÓ KHĂN TÂM LÝ VÀ KHÓ KHĂN
TÂM LÝ TRONG HỌC TẬP CỦA HS THPT
- Khó khăn tâm lý là những trở ngại về tâm lý trong quá trình con người
thực hiện và đạt được mục đích.
- Khó khăn tâm lý trong học tập là các trở ngại tâm lý trong quá trình học
tập, làm cho HS gặp khó khăn hoặc không đạt mục tiêu học tập.
I. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA RÀO CẢN TÂM LÝ TRONG HỌC TẬP CỦA
HS THPT
1. Về mặt nhận thức:
- Nhận thức chưa đầy đủ về nhiệm vụ học tập.
- Đánh giá chưa đúng về bản thân;
- Đánh giá chưa đúng về những vấn đề cần học tập.
2. Về mặt xúc cảm, tình cảm: Đây là thái độ con người thể hiện trong quá
trình học tập. Nếu HS làm chủ xúc cảm, tình cảm sẽ học tốt;
Ngược lại, HS thường thiếu khả năng kiềm chế xúc cảm, tình cảm....
3. Về mặt hành vi: Là sự vận dụng toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, đặc
biệt là bộ não và sự tham gia của các giác quan để hiện ra các hành động tích cực
hoặc tiêu cực...
II. NHIỆM VỤ:
1. Phân tích khái niệm khó khăn tâm lí và khó khăn tâm lí trong học tập.
- Đọc và tiếp nhận các thông tin cho hoạt động.
- Tìm các các ví dụ và các luận cứ làm rõ khái niệm và một số biểu hiện về
khó khăn tâm lí nói chung và khó khăn tâm lí trong học tập của HS THPT.
Trang 9
- Tìm các biểu hiện về mặt nhận thức của rào cản tâm lý trong học tập của HS.
2. Phân tích các biểu hiện do ảnh hưởng tâm lí của HS THPTở trường, ở
ngành và đề ra các giải pháp khắc phục..
3. Phân tích một hoặc một số ví dụ về khó khăn tâm lí trong học tập và rào
cản tâm lí trong học tập của HS.
III. XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA RÀO CẢN TÂM
LÝ ĐẾN VIỆC HỌC TẬP CỦA HS THPT.
* Chủ quan:
-Thiếu kinh nghiệm sống và học tập độc lập
- Chưa có PP học tập tốt.
- Chưa tích cực chủ động; -Không hứng thú học tập
- Không tự tin;
- Có cảm giác thiếu sự quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội...quan tâm
của
* Nguyên nhân khách quan:
- Môi trường học tập THPT khác THCS; - Tính chất học tập, yêu cầu học tập
cao hơn;
- Lượng tri thức quá lớn, nội dung chương trình nặng; - Chịu ảnh hưởng PP
học tập THCS;
- PPCT một số môn, bài chưa phù hợp; - Chưa có PP học tập ở THPT
- Khó khăn về điều kiện, thiết bị DH; - Hỏng kiến thức cơ bản
- Chưa quen với PPGD mới;- Thiếu thời gian học tập;
- Thiếu tài liệu tham khảo; - Hoàn cảnh những kinh tế gia đình khó khăn;
- Thiếu sự quan tâm của gia đình. - Áp lực kỳ vọng của cha mẹ, thầy cô...
IV. Cần định hướng tạo điều kiện cho mọi người học tập suốt đời
Trang 10
Xã hội học tập là nơi mà ai cũng được học và học suốt đời, tuy nhiên
HS hiện nay chỉ chú trọng giáo dục chính quy ở trường phổ thông và đại học,
còn mối quan tâm với hình thức giáo dục phi chính quy chưa nhiều.
Việc học không chỉ dành riêng cho lứa tuổi phổ thông, đại học mà những
người lớn tuổi vẫn đi học.
Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại áp lực đại học là con đường duy nhất, rớt đại
học là
đường đời hết lối ra; từ tư duy chuộng bằng cấp; để khắc phục tình trạng trên
thì chúng ta cần quan tâm giáo dục cho HS một số nội dung cơ bản như sau:
Theo chỉ đạo của chính phủ và của Bộ GDĐT về, “Xây dựng xã hội học tập
thì việc học có thể dưới nhiều hình thức- chính quy, không chính quy, nhưng
phải lấy tự học làm cốt yếu.
• Chỉ có học tập mới làm thay đổi cuộc đời, rút ngắn khoảng cách phân hóa
kiến thức trong xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, từ đó làm
giảm áp lực về rào cản tâm lí trong học tập.
•
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN KHẮC PHỤC NHẰM GIẢM ẢNH HƯỞNG RÀO
CẢN
TÂM LÍ TRONG HỌC TẬP CỦA HS THPT CƠ BẢN NHƯ SAU:
1. Rào cản giao tiếp
• Giao tiếp tốt không chỉ là chìa khóa giúp chúng ta thành công trong cuộc
sống mà còn là trợ thủ đắc lực trong công việc, học tập .
• Tuy nhiên, nhiều người, trong đó có HS lại “đỏ mặt tía tai” mỗi lần nhắc
đến từ giao tiếp.
2. Rào cản từ ngoại hình
• Nhiều học sinh ngại giao tiếp với mọi người. Ngoại hình luôn là một ưu thế
vô hình giúp nhiều HS tự tin và ngược lại cũng khiến không ít HS tự ti cũng
•
•
•
•
•
như ngại tiếp xúc với bạn bè.
Để giải quyết vấn đề này:
Hãy thay đổi phong cách ăn mặc và đầu tóc của mình sao cho hợp lý nhất.
Một trang phục đẹp không nhất thiết phải đắt tiền.
Hãy chọn lựa trang phục với hai tiêu chí.
Một là hợp với môi trường.
Trang 11
•
Hai là hợp với tính cách. Mặc đẹp không chỉ giúp mọi người tự tin mà còn
là bước đệm để bạn tiến gần hơn với thế giới bên ngoài.
3.Rào cản từ ngôn ngư
• Không có khiếu trò chuyện, có quá ít từ ngữ để nói, để trao đổi hoặc nói quá
nhiều cũng là một trong những rào cản lớn khiến việc giao tiếp của HS kém
hiệu quả. Những HS có vốn kiến thức bao giờ cũng “tự tin hơn”.
4. Rào cản từ Cảm xúc
• Cảm xúc thường là yếu tố chi phối hành động vì vậy hành động khi cảm xúc
không ổn định là hành động “dại dột” nhất trong những điều “dại dột”.
Ngoài ra, những HS bị bệnh lo âu, trầm cảm, nóng nảy thường có xu hướng
hiểu sai ý của người khác.
Vì vây, cảm xúc cũng là một trong những yếu tố khiến giao tiếp trở nên kho
khăn.
5. Rào cản từ thiếu kiến thức
• Những HS có vốn kiến thức sâu rộng bao giờ cũng “Tự tin” hơn những HS có
vốn kiến thức hạn hẹp.
• Những HS có vốn kiến thức hạn hẹp sẽ chia thành hai loại:
- Một là ngại giao tiếp;
- Hai là giao tiếp nhiều nhưng thông tin sai lệch hoặc đón nhận thông tin “lệch
lạc” từ người khác. Đó là lý do vì sao HS thiếu kiến thức khiến cho việc giao tiếp
trở nên khó khăn hơn.
6. Rào cản từ thiếu kinh nghiệm
•
Những HS hoạt động xã hội, sinh hoạt tập thể nhiều sẽ có xu hướng mở rộng
trong giao tiếp. Ngược lại, với những HS có ít kinh nghiệm thực tế. Vì vậy,
đứng trước những trường hợp thực tế nảy sinh khiến HS không biết nên làm
như thế nào và bắt đầu từ đâu.
-------------------------------------HẾT-----------------------------------
Trang 12