Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

XÁC ĐỊNH mầm BỆNH VI rút PHÂN lập TRÊN tôm sú (penaeus monodon) bị BỆNH PHÂN TRẮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (992.46 KB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

HOÀNG TUẤN

XÁC ĐỊNH MẦM BỆNH VI-RÚT PHÂN LẬP TRÊN TÔM
SÚ (Penaeus monodon) BỊ BỆNH PHÂN TRẮNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. ĐẶNG THỊ HOÀNG OANH
Ks. PHẠM TRẦN NGUYÊN THẢO

2007


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành đề tài này, tác giả xin chân thành cảm ơn:
Ba, Mẹ và những người thân trong gia đình đã động viên, an ủi trong suốt thời
thời gian học tập.
Cô Đặng Thị Hoàng Oanh và Phạm Trần Nguyên Thảo đã quan tâm giúp đỡ
tận tình hướng dẫn chỉ bảo, cung cấp tài liệu dụng cụ thiết bị, luôn động viên
giúp đỡ và tạo điều kiện cho em được thực hiện đề tài tại Khoa Thuỷ Sản.
Thầy Nguyễn Minh Hậu và chị Trần Thị Mỹ Duyên đã tận tình chỉ dẫn và
giúp đỡ trong thời gian thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các bạn trong lớp Bệnh Học Thuỷ sản K29 và các thầy
cô trong bộ môn Sinh học và Bệnh Thủy sản đã động viên và giúp đỡ trong
suốt hoá trình học tập và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn tất cả những người thân!


Sinh viên
Hoàng Tuấn

i


TÓM TẮT
Trong những năm gần đây thì dịch bệnh cũng liên tiếp xảy ra, ảnh hưởng
nghiêm trọng nhất trên tôm vẫn là các bệnh do vi-rút. Hiện nay xuất hiện một
bệnh mới gây thiệt hại rất lớn mà người nuôi tôm gọi là bệnh phân trắng vì
vậy đề tài “Xác định mầm bệnh vi-rút phân lập trên tôm sú (Penaeus
monodon) bị bệnh phân trắng” được thực hiện. Thông qua việc thu mẫu tôm bị
bệnh phân trắng nuôi ở Sóc trăng và Bến tre, dự chẩn mầm bệnh vi-rút bằng
kỹ thuật mô bệnh học và kiểm tra lại kết quả mô học bằng kỹ thuật PCR.
Qua kết quả thu 126 mẫu phân tích thực hiện đề tài cho kết quả sau:
-

Có sự hiện diện và thể hiện dấu bệnh của MBV và HPV trên tiêu bản
mô học của tôm bị bệnh phân trắng ở cơ quan gan tụy.
Phương pháp PCR đã kiểm tra không có sự hiện diện của HPV (kết quả
âm tính).

ii


MỤC LỤC
Lời cảm tạ.........................................................................................................i
Tóm tắt.............................................................................................................ii
Mục lục......................................................................................................iii-iv
Danh sách bảng................................................................................................v

Danh sách hình................................................................................................vi
Chương 1: Giới thiệu..................................................................................... 1
Chương 2: Lược khảo tài liệu....................................................................... 3
2.1 Tổng quan nghề nuôi tôm biển .......................................................... 3
2.1.1 Trên thế giới ............................................................................ 3
2.1.2 Tại Việt Nam ........................................................................... 3
2.1.3 Đồng Bằng Sông Cửu Long .................................................... 4
2.2 Tình hình dịch bệnh trên tôm sú ....................................................... 4
2.3 Một số bệnh trên tôm do vi-rút.......................................................... 7
2.3.1 Đặc điểm vi-rút ......................................................................... 7
2.3.2 Điều kiện phát sinh bệnh...........................................................7
2.3.3 Một số bệnh vi-rút gây thiệt hại lớn cho tôm nuôi ................... 8
2.4 Tình hình phát triển bệnh phân trắng .............................................. 12
2.4.1 Sơ lược về bệnh phân trắng .................................................... 12
2.4.2 Dấu hiệu bệnh phân trắng....................................................... 13
2.4.3 Tác nhân gây bệnh .................................................................. 14
2.5 Một số phương pháp chẩn đoán và phòng bệnh do vi-rút trên tôm. 16
2.5.1 Phương pháp chẩn đoán ......................................................... 16
2.5.2 Các phương pháp phòng bệnh trên vi-rút ............................... 21
Chương 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu...................................... 22
3.1 Thời gian và địa điểm phân tích mẫu .............................................. 22
3.1.1 Thời gian................................................................................. 22
3.1.2 Địa điểm phân tích mẫu.......................................................... 22
3.2 Vật liệu nghiên cứu.......................................................................... 22
3.2.1 Mẫu tôm dùng trong nghiên cứu ............................................ 22
3.2.2 Dụng cụ dùng nghiên cứu ...................................................... 22
3.2.3 Hóa chất ................................................................................. 22
3.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 23
3.3.1 Phương pháp thu và cố định mẫu ........................................... 23
3.3.2 Phương pháp phân tích mẫu ................................................... 24

Chương 4: Kết quả thảo luận......................................................................31

iii


4.1 Kết quả mô học.................................................................................31
4.1.1 Mẫu tôm thu tại Sóc Trăng......................................................31
4.1.2 Mẫu tôm thu tại Bến Tre.........................................................36
4.2 Kết quả phân tích mẫu bằng phương pháp PCR..............................39
Chương 5: Kết luận và Đề xuất..................................................................45
5.1 Kết Luận..........................................................................................45
5.2 Đề Xuất............................................................................................45
Tài liệu tham khảo.......................................................................................46
Phụ lục..........................................................................................................50

iv


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1. Các hoá chất sử dụng trong hoá trình khuếch đại
theo quy trình Phromjai et al.(2002)...…………………………………...…..28
Bảng 3.2. Trình tự mồi H441R và H441F.......................................................29
Bảng 4.1. Số lượng mẫu nhiễm HPV và MBV đối với mẫu
phân tích mô tại Sóc Trăng..............................................................................33
Bảng 4.2. Số lượng mẫu nhiễm HPV và MBV đối với mẫu
phân tích mô tại Bến Tre……..........................................................................37
Bảng 4.3. Cường độ nhiễm HPV quan sát bằng
phương pháp mô học truyền thống (H&E) .....................................................40
Bảng 4.4. Hàm lượng DNA của 20 mẫu tôm nhiễm HPV..............................40


v


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1. Biểu đồ phát sinh bệnh (Snieszkjo, 1974)……….…...……...……..8
Hình 2.2. Tế bào biểu mô gan tụy tôm bệnh MBV...........................................9
Hình 2.3. Tế bào biểu mô gan tụy tôm nhiễm HPV........................................11
Hình 2.4. Minh họa kết quả PCR sử dụng mồi của công ty
DiagXotics, Wilton, CT, USA để khuếch đại phát hiện HPV.........................12
Hình 2.5. Tôm bệnh phân trắng ......................................................................14
Hình 2.6. Phân của tôm bệnh...........................................................................14
Hình 3.1. Bản đồ địa điểm thu mẫu nghiên cứu bệnh phân trắng................... 22
Hình 3.2. Trình tự phân tích mẫu.....................................................................24
Hình 3.3. Chu kỳ nhiệt của phản ứng PCR theo Phromjai et al.(2002)...........28
Hình 3.4. Minh họa kết quả PCR phát hiện HPV theo Umesha et al. (2003)..30
Hình 4.1. Gan tụy tôm bệnh phân trắng..........................................................31
Hình 4.2. Trùng 2 tế bào quan sát trên ruột tôm .............................................32
Hình 4.3. Tế bào biểu mô gan tụy tôm khỏe mẫu tại Sóc Trăng.....................34
Hình 4.4. Tế bào biểu mô gan tụy tôm nhiễm HPV mẫu tại Sóc Trăng.........34
Hình 4.5. Tế bào biểu mô gan tụy tôm nhiễm MBV mẫu tại Sóc Trăng.......35
Hình 4.6. Tế bào biểu mô gan tụy tôm nhiễm HPV mẫu tại Bến Tre .......... 38
Hình 4.7. Tế bào biểu mô gan tụy tôm nhiễm MBV mẫu tại Bến Tre...........38
Hình 4.8. Tỉ lệ % mẫu phân tích nhiễm vi-rút
tại Sóc Trăng và Bến Tre (2006).....................................................................39
Hình 4.9. Đánh giá kết quả DNA của 17 mẫu bằng cách chạy gel 1%...........41
Hình 4.10. Kết quả điện di sản phẩm PCR bằng gel agarose 1%...................41
Hình 4.11. Đánh giá kết quả DNA bằng cách chạy gel 1%............................42
Hình 4.12. Kết quả điện di sản phẩm PCR bằng gel agarose 1%...................42
Hình 4.13. Kết quả điện di sản phẩm PCR bằng gel agarose 1%...................43


vi


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản ở
Việt Nam đã và đang đạt được những kết quả tốt, góp phần đưa thủy sản phát
triển mạnh mẽ. Trong những năm gần đây thủy sản hiện đã và đang trở thành
một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, hằng năm lĩnh vực này
đã mang lại một giá trị kim ngạch xuất khẩu rất lớn góp phần ổn định và cải
thiện đời sống người dân. Trong đó tôm sú là mặt hàng thương phẩm có giá trị
xuất khẩu cao và được nhiều thị trường ưa chuộng do đó nghề nuôi tôm ngày
càng thu hút mạnh sự tham gia đầu tư của người dân. Thế nhưng trong lúc
phong trào nuôi tôm đang diễn ra sôi động trong phạm vi cả nước thì dịch
bệnh cũng liên tiếp xảy ra và ngày càng nghiêm trọng đã làm giảm sản lượng
và chất lượng gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi tôm trong đó ảnh hưởng
nghiêm trọng nhất là các bệnh do vi-rút gây ra mà cho đến nay chưa có thuốc
hay vắcxin phòng trị bệnh hữu hiệu.
Chính do sự gia tăng về diện tích, mô hình nuôi một cách ồ ạt tự phát vượt qua
khả năng quản lý của các ngành chức năng nên vấn đề kỹ thuật nuôi và khả
năng quản lý dịch bệnh chưa đảm bảo dẫn đến sự gia tăng về ô nhiễm môi
trường từ đó dịch bệnh phát sinh. Một số dịch bệnh vi-rút lan nhanh, bộc phát
mạnh và gây chết hàng loạt gây thiệt hại lớn hiện nay như: bệnh đốm trắng
(WSSV), bệnh đầu vàng (YHV), bệnh MBV… và gần đây xuất hiện một bệnh
mới gây thiệt hại rất lớn không kém dịch bệnh do vi-rút người nuôi tôm gọi là
bệnh phân trắng, là mối quan tâm của người nuôi tôm.
Bệnh “phân trắng” là một trong những bệnh gây nhiều thiệt hại cho người nuôi
tôm trong những năm gần đây tuy nhiên bệnh chưa bộc phát thành dịch bệnh
mà chỉ tập trung ở một số ao nuôi thâm canh với mật độ cao, nuôi theo quy
trình ít thay nước. Bệnh được phát hiện năm 1998 trong thời gian này bệnh chỉ

xuất hiện rải rác ở những ao nuôi mật độ cao từ 40 con P15/m2 trở lên và cũng
không gây thiệt hại lớn. Từ năm 2000 đến nay bệnh phát triển và lây lan
nhanh, đồng thời gây thiệt hại đáng kể cho nhiều vùng nuôi tôm đặc biệt là
khu vực miền Trung và một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Hiện nay
những thông tin hay những nghiên cứu về bệnh này còn rất ít vì vậy việc điều
trị bệnh chưa có hiệu quả cao, khó khăn và tốn kém. Để khắc phục những hậu
quả của bệnh phân trắng gây ra cho người nuôi tôm thì việc xác định tác nhân
gây bệnh là rất quan trọng. Có nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu cho rằng,
bệnh do nhiều tác nhân gây nên bao gồm: vi-rút, vi khuẩn, nguyên sinh động
vật, tảo độc và cả môi trường (Nguyễn Khắc Lâm, 2006).

1


Qua kết quả nghiên cứu bước đầu của Nguyễn Khắc Lâm (2006) tại khu vực
nuôi Ninh Thuận cũng cho thấy sự xuất hiện của các nhóm tác nhân sau: (i)
Nhóm vi-rút: đã phát hiện sự có mặt của HPV trên các mẫu tôm bệnh; (ii)
Nhóm vi khuẩn: phát hiện có nhóm Vibrio gây hoại tử gan tụy và (iii) Nhóm
tảo Lam: xuất hiện ở những ao có điều kiện môi trường nuôi xấu. Theo tiến sĩ
Bùi Quang Tề (2003) thì bệnh gây ra còn có thể do nhóm nguyên sinh động
vật Gregarine.
Như vậy qua sự tổng hợp nhiều thông tin cho thấy bệnh “phân trắng” có thể
do nhiều tác nhân gây nên như: vi khuẩn, vi-rút, tảo độc, nguyên sinh động
vật. Do vậy đề tài “Xác định mầm bệnh vi-rút phân lập trên tôm sú
(Penaeus monodon) bị bệnh phân trắng” được thực hiện nhằm dự chẩn và
xác định mầm bệnh vi-rút trên tôm sú bị bệnh phân trắng.
Mục tiêu đề tài
Xác định mầm bệnh vi-rút trên tôm sú bị bệnh phân trắng bằng phương pháp
mô bệnh học và phương pháp PCR làm cơ sở cho việc xác định tác nhân gây
bệnh, chẩn đoán và phòng bệnh sau này.

Nội dung của đề tài
1. Thu mẫu tôm bị bệnh phân trắng nuôi ở Sóc trăng và Bến tre, dự chẩn
mầm bệnh vi-rút bằng kỹ thuật mô bệnh học.
2. Xác định mầm bệnh vi-rút trên tôm bệnh phân trắng từ kết quả mô bệnh
học bằng kỹ thuật PCR.

2


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan nghề nuôi tôm biển
2.1.1 Trên thế giới
Theo Nguyễn Anh Tuấn và ctv (1995) trên thế giới nghề nuôi tôm xuất hiện
cách đây đã lâu nhưng nuôi tôm với kỹ thuật hiện đại thì mới bắt đầu vào
những năm 30 của thế kỉ XX và đang giữ vai trò quan trọng của một số quốc
gia trên thế giới. Với giá cả hấp dẫn và ổn định của con tôm trên thị trường
cùng với giá đất tương đối thấp ở các vùng duyên hải đã đưa đến sự bùng phát
nghề nuôi tôm trên thế giới. Từ những năm 1980 nghề nuôi tôm biển không
chỉ gia tăng mạnh về quy mô diện tích nuôi mà còn phát triển ngày càng
nhiều theo hướng thâm canh hóa vì vậy nó đã trở thành nghành công nghiệp
năng động nhất đặc biệt là ở các nước Châu Á.
Sản lượng tôm biển trên thế giới tăng rất nhanh trong những năm qua theo
thống kê sản lượng thế giới năm 2004 đạt 3,6 triệu tấn, Trung Quốc đứng đầu
thế giới về thị phần tôm tự nhiên với 40%, tiếp đến là Ấn Độ 12% và
Indonesia 7% (Yosuke Inoue, 2004). Hiện nay trên thế giới có 2 khu vực nuôi
tôm lớn bao gồm các nước Mỹ La Tinh (Tây Bán Cầu) và các nước ở Đông
Bán Cầu như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước ở Đông Nam Á đang đứng
đầu thế giới về nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản (Nguyễn Văn Hảo, 2004).
2.1.2 Tại Việt Nam

Việt Nam có điều kiện thuận để phát triển nuôi trồng thủy sản với bờ biển dài
3260 km từ Quãng Ninh ở phía Bắc đến Kiên Giang ở phía Nam là tiềm năng
to lớn cho phát triển nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi thủy sản nước lợ
mặn. Do đó nghề nuôi tôm biển ở Việt Nam bắt đầu cũng rất sớm cách đây
hơn 100 năm nhưng nuôi chuyên tôm mới bắt đầu phát triển từ năm 1987
(Nho và ctv, 1994). Sự phát triển mạnh mẽ nghề nuôi tôm thương phẩm ở Việt
Nam được đánh dấu từ những năm 1990 và sau đó bùng nổ vào đầu năm 2000
theo Nghị Quyết 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000 cho phép chuyển đổi cơ cấu
nông nghiệp ở những vùng canh tác lúa không hiệu quả sang nuôi trồng thủy
sản. Từ đó các mô hình nuôi tôm ven biển ở Việt Nam ngày càng đa dạng hơn
ngoài các mô hình nuôi tôm năng suất thấp như quãng canh hay quãng canh
cải tiến (nuôi tôm luân canh với lúa, tôm rừng …) thì các mô hình nuôi tôm
thâm canh và bán thâm canh đang tăng nhanh, theo Bộ Thủy sản diện tích nuôi
thuỷ sản của Việt Nam khá lớn, chỉ tính riêng diện tích nuôi tôm của 23 tỉnh
thành ven biển hiện này năm 2006 là gần 660.000 ha và đóng góp chung vào
3


giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản rất lớn cho đất nước đạt 3.31 tỉ USD
(Bộ Thủy sản, 2006).
2.1.3 Đồng Bằng Sông Cửu Long
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong bảy vùng kinh tế trọng
điểm quan trọng, nằm ở cực Nam của đất nước có diện tích gần 4 triệu ha,
chiếm 12% tổng diện tích cả nước. Đây là vùng hạ lưu châu thổ sông Mê kông
được xem là nơi rất thuận lợi cho phát triển nông lâm ngư nghiêp (Dương
Nhựt Long, 2003). Tính đến năm 2006, ĐBSCL có hơn 600.000 ha đất nuôi
trồng thủy sản trong đó có hơn 450000 ha nuôi tôm sú trong đó tỉnh Cà Mau
hiện có gần 250.000 ha nuôi tôm sú, diện tích nuôi tôm của tỉnh Bạc Liêu là
120.000 ha. Còn theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh năm 2005
tỉnh có 23.402 ha nuôi tôm, tỉnh Sóc Trăng sẽ mở rộng diện tích lên 45.000 ha

và tỉnh Kiên Giang năm 2004 diện tích nuôi tôm là 67.700 ha (Trần Thị Mỹ
Duyên, 2006). Nhờ có diện tích nuôi tôm lớn nhất nước nên sản lượng nuôi
tôm ĐBSCL cao đạt 182.221 tấn năm 2003 (Bộ Thủy Sản, 2006).
2.2 Tình hình dịch bệnh trên tôm sú
Phong trào nuôi thủy sản trên thế giới phát triển mạnh mẽ nhất là nghề nuôi
tôm ở các nước Châu Á - Thái Bình Dương, vào những năm của thập kỉ 80 thì
lịch sử bệnh tôm gắn liền với phong trào nuôi tôm. Bệnh tôm gây thiệt hại
nghiêm trọng cho nghề nuôi tôm của các nước trên thế giới đầu tiên là các
bệnh do vi-rút như MBV, HPV, IHHNV, BP (Sindermann and Lightner, 1988)
sau này phát sinh các bệnh vi-rút mới như Đốm trắng (WSSV), Đầu vàng
(YHV) và hội chứng Taura. Theo các số liệu thống kê cho thấy sản lượng tôm
nuôi trên thế giới giảm từ 733.000 tấn năm 1994 xuống 721.000 tấn năm 1995
rồi 660.000 tấn năm 1996 và chỉ còn 639.000 tấn năm 1997. Dịch bệnh trong
năm 1999 đã làm giảm sản lượng tôm của Ecuado từ 130 nghìn tấn xuống 80
nghìn tấn năm 1999 và đến năm 2000 thì chỉ thu được có 40.000 tấn. Ngoài ra
ở các nước châu Á bệnh tôm đã gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm khoảng 3
tỉ USD mỗi năm (Lunden, 1999. Trích trong Nguyễn Văn Hảo, 2004). Ở Đài
Loan 80% sản lượng tôm của quốc gia này đã bị thất thoát vào những năm
1987-1988, gần đây vào các năm 1990-1991 dịch bệnh liên tiếp gây thiệt hại
cho nghề nuôi tôm ở Philippin, cụ thể với sản lượng tôm nuôi giảm từ 90.000
tấn năm 1994 xuống còn 340527 tấn năm 1999. Thái Lan việc xuất khẩu thủy
sản cũng gặp khó khăn do dịch bệnh đốm trắng đã làm giảm sản lượng tôm
nuôi từ 225.000 tấn năm 1995 xuống chỉ còn 16.000 tấn năm 1996 và đã làm
thiệt hại khoảng 500 triệu USD đến năm 1997 tình trạng này vẫn chưa được
cải thiện (Triệu Thanh Tuấn, 2006).
4


Ở Việt Nam với mức độ thâm canh không ngừng gia tăng thì dịch bệnh gia
tăng ngay từ những năm đầu của những năm 90, dịch bệnh bộc phát mạnh ở

Việt Nam vào những năm 1993-1994 đặc biệt là từ tháng 1 đến tháng 3 năm
1994 đã gây thiệt hại rất lớn cho nghề nuôi tôm ở hầu hết các tỉnh ĐBSCL như
Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang. Theo báo cáo Bộ Thủy
sản (1996) thì bệnh tôm trong các năm 1994-1995 đã ảnh hưởng đến 85.000
ha và gây thiệt hại 294 tỉ đồng. Năm 1995 Việt Nam đã xác định được 2-3 loài
vi-rút gây bệnh cho tôm nuôi, dấu hiệu bệnh lý thấy rõ khi tôm bị bệnh là
những đốm trắng, dưới vỏ kitin thân đỏ và chuyển đầu vàng (báo con tôm, số
51 trang 10). Theo báo cáo của các chi cục bảo vệ nguồn lợi các tỉnh phía
Nam và một số tỉnh phía Bắc thì trong những năm 1996 -1998 tôm sú thường
chết vào mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 hay 4 năm sau (Bùi
Quang Tề, 2003). Năm 1999 có đến 360 ha nuôi tôm ở Ninh Thuận phải thu
hoạch sớm từ 1.5-2.5 tháng tuổi do dịch bệnh bùng nổ (Báo con tôm, số 51).
Nôn nóng chuyển đổi tự phát, không có kỹ thuật, hạ tầng thuỷ lợi chưa có là
những nguyên nhân chính làm cho bệnh Đốm trắng phát tán và lan tràn. Theo
Mai Phương và Hà Yên (2003) đầu năm 2001 tôm sú chết hàng loạt trên diện
rộng ở ĐBSCL được coi là “đại dịch tôm sú” với dịch bệnh xảy ra ở nhiều nơi
nhất là các vùng mới chuyển đổi đã có 20.854 ha bị thiệt hại như Bạc Liêu có
5.000 ha mặt nước mới thả tôm 30-45 ngày đã bị chết, Sóc Trăng 300 ha,
Đồng Nai từ những tháng đầu năm 2001 cũng điêu đứng do tôm chết hàng loạt
khi mới 30-40 ngày tuổi, một số vùng ở Cà Mau thiệt hại do bệnh tôm lên đến
80%. Vụ đầu năm 2002 bệnh tôm lại tái diễn ở ĐBSCL được xác định là do hạ
tầng chưa cải thiện, môi trường nuôi quá xấu tôm chết cũng xảy ra hàng loạt
tại Bạc Liêu nơi đã thả hơn 100.000 ha thì có 20.000 ha bị thiệt hại từ 40-90%.
Sóc Trăng thả nuôi 30.000 ha trong đó có 740 ha tôm chết, tại Trà Vinh đến
tháng 3/2002 trên địa bàn đã có hơn 4.900 hộ thả nuôi 210 triệu con giống
nhưng đã có 12 triệu con khoảng 30 ngày tuổi bị thiệt hại.
Năm 2003 cả nước có 546.757 ha nuôi tôm nước lợ thương phẩm trong đó
diện tích tôm nuôi bệnh và chết là 30.083 ha, riêng các tỉnh ven biển từ Đà
Nẵng đến Kiên Giang có tới 29.200 ha tôm bị chết chiếm 97.06% diện tích
tôm chết cả nước. Giữa tháng 4/2003 tỉnh Sóc Trăng thả nuôi tôm sú 35.00 ha

đã có 4.000 ha tôm bị bệnh, Bạc Liêu có 200 ha bị thiệt hại trên 50%. Đến hết
tháng 9/2003, số diện tích nhiễm bệnh ở Kiên Giang là hơn 8.000ha, Cà Mau
bị hơn 232ha, nhất là miền Trung thất bại nặng nề khi Khánh Hoà, Phú Yên,
Quảng Nam, Ninh Thuận có hàng nghìn ha tôm bị nhiễm bệnh. Riêng thiệt hại
của Khánh Hoà ước tính 26,6 tỷ đồng, Bình Định 40 tỷ. Đặc biệt ngoài bệnh
MBV, Đốm trắng, HPV… từ những năm trước, năm nay xuất hiện thêm một
5


số bệnh mới ở tôm như teo gan phân trắng mà vụ vừa qua đã làm người dân
các tỉnh miền Trung và Sóc Trăng một phen khốn đốn (Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường, 2005).
Theo báo cáo của Sở Thủy sản cho đến thời điểm hiện 09/05/2005, Sóc Trăng
đã nhập 995 triệu con giống. Trên cơ sở xét nghiệm 38 mẫu giống tôm do
người dân mang đến, có đến 18 mẫu nhiễm bệnh MBV và SEMBV. Tỷ lệ
nhiễm bệnh là 47%, đây là mức nhiễm bệnh cao đang ở mức báo động (Việt
Linh, 2005).
Hiện nay tại Cà Mau tính đến cuối tháng 02/2006 tôm chết trên diện rộng, toàn
tỉnh có gần 98.000 ha nuôi tôm sú bị thiệt hại với mức độ từ 25 - 83%, chủ yếu
là tôm nuôi theo mô hình quảng canh chiếm tỷ lệ hơn 40% tổng diện tích nuôi
trồng của tỉnh. Tôm nuôi quảng canh cải tiến tại huyện Đầm Dơi bị chết hàng
loạt, nhiều vùng nuôi tôm quảng canh cải tiến nơi khác vẫn còn có tôm chết rải
rác, nguyên nhân chủ yếu do môi trường nuôi biến động, tạo điều kiện cho
mầm bệnh phát triển. Sở Thủy sản Cà Mau nhận định: Năm 2006, nông dân
trong tỉnh thả nuôi 240.000 ha, do tôm nuôi thiệt hại nhiều nơi nên sản lượng
thu hoạch tôm nuôi trong tháng 2/2006 chỉ được 4.000 tấn, bằng 66,7% so
cùng kỳ năm trước. Tại xã Gia Hòa 2 (huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) người
dân cũng lo lắng vì chuyện tôm chết đầu vụ, từ cuối tháng 2 đến tháng 4/2006
mới được xuống giống nhưng thấy tôm có giá nên bà con tự ý nuôi mới xảy ra
tôm chết. Theo báo cáo nhanh từ Sở Thủy sản Trà Vinh vụ đầu năm 2006,

trong 500 triệu con tôm sú thả nuôi tại các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà
Cú hiện đã có hơn 30 triệu con bị chết, được biết số tôm sú bị chết từ 1-2
tháng tuổi, được thả trước lịch thời vụ (Chu Mai Giang, 2006).
Tình trạng tôm chết hàng loạt đã xuất hiện ở nhiều tỉnh Đồng Bằng Sông
Cửu Long, nhất là ở những vùng nuôi tôm trọng điểm như Sóc Trăng, Bạc
Liêu, Cà Mau... Tính đến đầu năm 2006, Bạc Liêu có gần 9.000ha tôm nuôi
bị chết, Sóc Trăng cũng có trên 3.000ha, tôm lớn, tôm nhỏ đều chết. Riêng
huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) trong ba năm gần đây (2003 - 2006) thiệt hại
trên 70% diện tích tôm - lúa, có những xã như Gia Hòa, Ngọc Đông, Hòa Tú
diện tích lúa - tôm sú thiệt hại trên 85%. Tôm nuôi ở đây liên tục bị bệnh và
chết đồng loạt kéo dài hơn 5 năm qua với tỉ lệ khá lớn (Báo Tuổi Trẻ).
Tính đến 10 năm 2006 ở tỉnh Bến Tre diện tích thiệt hại là 319.9 ha, chiếm
34,1% diện tích thả nuôi, nhiều nhất là huyện Bình Đại (Thông tin kinh tế - xã
hội tháng 10 năm 2006 tỉnh Bến Tre).
Trong khi đó, do ảnh hưởng thời tiết mưa nắng bất thường, một số vuông tôm
thả giống không sạch bệnh... nên tôm nuôi chính vụ khoảng hai tháng tuổi ở
6


ĐBSCL đang thiệt hại nhiều. Tại Sóc Trăng, đến ngày 20/6/2007 đã có trên
2.000ha tôm sú bị thiệt hại ở các huyện Mỹ Xuyên, Long Phú và Vĩnh Châu
(Báo Tuổi trẻ ngày 20/6/2007).
2.3 Một số bệnh trên tôm do vi-rút
2.3.1 Đặc điểm của vi-rút
Theo Sinderman giữa 1960 đã có báo cáo về vi-rút trên giáp xác, năm 1990
lần đầu tiên vi-rút được công bố có khả năng gây bệnh trên giáp xác và xác
định được nguyên nhân gây trở ngại lớn cho nghề nuôi tôm (Fulk and Kevan,
1992).
“ Vi-rút là phần tử có mang Acid nucleic (DNA hoặc RNA) nằm trong một vỏ
bọc protein có khả năng sao chép trong tế bào chủ và lan truyền từ tế bào nọ

sang tế bào kia” (Trần Thị Tuyết Hoa, 2004).
Vi-rút được coi là phần tử phi bào, kích thước cực nhỏ chỉ quan sát được qua
kính hiển vi điện tử nhưng có đặc tính của cơ thể sống, được nhân lên trong tế
bào sống và gây bệnh cho hầu hết các sinh vật khác (Nguyễn Thị Xuyến,
1996).
Theo Nguyễn Lân Dũng (2000) thì vi-rút có đặc điểm chuyên biệt là: (i) có
các kết cấu đại phân tử vô bào, không có hệ thống sinh năng lượng, không có
riboxom, không có hiện tượng sinh trưởng cá thể, không phân cắt thành 2
phần đều nhau, không mẫn cảm với kháng sinh nói chung; ii) có sự giao thế
tương hỗ giữa trạng thái sinh vật kí sinh trong tế bào sống chuyên biệt và trạng
thái không phải sinh vật sống ở bên ngoài tế bào; (iii) mỗi loại vi-rút chỉ chứa
một loại DNA hay RNA. Chính vì vậy tác nhân gây bênh vi-rút hiện nay được
xem là một trong những tác nhân gây bệnh nguy hiểm nhất làm thiệt hại
nghiêm trọng đến nghề nuôi tôm, việc chữa trị bệnh vi-rút gây ra cho đến nay
chưa có hiệu quả.
2.3.2 Điều kiện phát sinh bệnh
Định nghĩa về bệnh theo quyển Quản lý sức khỏe tôm trong ao nuôi do Viện
nghiên cứu sức khỏe Thủy Động Vật (AAHRI) Thái Lan 1998: “Bất kì một sự
bất bình thường nào trong cấu tạo và chức năng của cơ thể sinh vật được gọi là
bệnh, điều đó có nghĩa bệnh không chỉ phát sinh do sự lây nhiễm mầm bệnh
mà còn do các vấn đề về môi trường và dinh dưỡng gây ra”. Theo Bùi Quang
Tề (2003) bệnh phát sinh do sự kết hợp của 3 yếu tố: vật chủ, tác nhân gây
bệnh (gồm lý hóa sinh) và môi trường. Được thể hiện qua biểu đồ quan hệ
như sau (Snieszkjo, 1974)

7


Hình 2.1. Biểu đồ phát sinh bệnh (Snieszkjo, 1974)
Mỗi loài vi-rút thường gây bệnh ít nhất cho một loài thường là vài loài tôm

nuôi và mức độ nhiễm bệnh cũng khác nhau tùy loài vật chủ, mầm bệnh vi-rút
có thể tồn tại dưới dạng thể ẩn trong tất cả các giai đoạn phát triển của vật chủ
tuy nhiên chúng chỉ gây bệnh và gây chết ở điều kiện thuận lợi.
Mầm bệnh vi-rút có thể lây lan từ loài này sang loài khác và có liên quan đến
các điều kiện gây sốc như mật độ cao, sự biến đổi đột ngột của nhiệt độ hay độ
mặn, nhập và chuyển giống từ nơi này đến nơi khác cũng là nguyên nhân lây
truyền bệnh. Phương thức lây truyền dọc (thế hệ bố mẹ), lây truyền ngang
(theo đường nước, tiêu hóa ăn lẫn nhau, nhiễm từ loài trung gian) và lây
truyền do ăn thức ăn đã cảm nhiễm vi-rút (Trần Thị Tuyết Hoa, 2004).
Theo Nguyễn Minh Hậu (2006) nguyên nhân gây chết hàng loạt tôm nuôi thì
nhiều, nhưng các nguyên nhân chính như: (i) mật độ tảo ảnh hưởng đến sự
biến động oxy hòa tan; (ii) pH môi trường biến động ngày đêm trong ao; (iii)
tỉ lệ cảm nhiễm tự nhiên của vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật và nhất là
MBV (Monodon Buculovirus) trên tôm sú thả nuôi mật độ cao; (iv) ấu trùng
tôm được nuôi trong môi trường tốt, thành phần dinh dưỡng tốt nên ấu trùng ít
khả năng đề kháng với mầm bệnh tiềm tàng; (v) hiện tượng ao nuôi bị lão hóa,
nhất là trong trường hợp kinh nghiệm nuôi tôm của người dân còn hạn chế đã
làm mất cân bằng sinh thái và môi trường nuôi tôm.
Khi điều kiện môi trường thay đổi đột ngột gây “sốc” vượt xa phạm vi thích
ứng, tôm cá sẽ suy yếu, sức đề kháng giảm, các sinh vật gây bệnh có điều kiện
phát triển dễ dàng và gây bệnh do mầm bệnh lúc nào cũng có sẳn trong môi
trường nước. Bình thường chúng không gây bệnh nhưng khi điều kiện sống
thay đổi thích hợp cho chúng, chúng sẽ phát triển cực đại và gây bệnh cho tôm
cá (Giáo trình Bệnh học Thủy sản, 2005).
2.3.3 Một số bệnh vi-rút gây thiệt hại lớn cho tôm nuôi

8


Theo báo cáo có hơn 15 loài vi-rút gây bệnh trên tôm được phát hiện từ hai

thập kỉ trước và trong những năm 1990 phát hiện thêm 3 dạng vi-rút gây chết
cấp tính mới ở tôm nuôi là Đầu vàng (YHV) ở Thái Lan, hội chứng Taura xảy
ra ở Ecuado, trường hợp thứ 3 là bệnh Đốm trắng gây chết hàng loạt ở các
nước trên thế giới (Lightner, 1996). Ở Việt Nam ngoài sự xuất hiện thường
xuyên và gây hậu quả nặng của các bệnh trên như Đốm trắng, Đầu vàng thì
các bệnh do vi-rút trên gan tụy và đường ruột cũng thường xuyên xuất hiện và
gây thiệt hại rất lớn (Bùi Quang Tề, 2003).
Nhóm Monodon Baculovirus (MBV): Nhóm Baculovirus thuộc họ
Baculoviridae, nhóm vi-rút này gồm một loạt các vi-rút gây bệnh trên tôm
như: MBV (Panaeus monodon Baculovirus), BP (Baculovirus Panaei),
BMNV (baculovirus mid-gut gland necrosis virus)… các loại vi-rút này đươc
xem là rất nguy hiểm với tôm. Các vi-rút này là nhân tốn gây tổn thương ở tế
bào gan tụy và ruột giữa, làm tôm dễ mẫn cảm hơn trước với những bất lợi về
môi trường hay những bệnh khác. Tác hại của vi-rút trong các tế bào gan tụy
khác nhau ngoại trừ các Baculovirus dạng C chúng tạo thể vùi trong nhân tế
bào bị bệnh thì MBV và BP sản sinh ra một dạng thể vùi chuyên hóa mà được
xem là một thể ẩn có chứa hoặc ẩn chứa những hạt vi-rút. Các thể ẩn này có
tác dụng bảo vệ vi-rút khi chúng bài tiết theo phân và dễ được các tôm khác ăn
vào từ đó lan truyền bệnh. MBV gây giảm ăn và tăng trưởng chậm, tôm
thường bị còi nổi nhiều lên mặt nước, đặc điểm mô bệnh học là tạo thể ẩn ở lát
cắt ống tiểu quản gan tụy hay ruột giữa và đó là những thể ẩn đơn lẻ hay tụ tập
ở trong nhân phì đại tế bào.

Hình 2.2. Tế bào biểu mô gan tụy tôm bệnh MBV,
mũi tên chỉ thể ẩn MBV 40X (H&E)
( FAO & Multimedia Asia Co.Ltd, 1999)
Bệnh xảy ra ở tất cả các giai đoạn của tôm từ zoea2 nhưng chủ yếu biểu hiện từ
giai đoạn giống, dấu hiệu ấu trùng giảm ăn ruột giữa có đường trắng dọc thân,
tôm sậm màu, mang có nhiều vi sinh vật bám, gan tụy teo hoại tử và tôm có
9



thể chết từ 70-100% (Sách Quản lý sức khỏe trong ao nuôi tôm, 2002). Bệnh
do MBV cũng rất phổ biến với tôm sú nuôi ở các tỉnh ĐBSCL, năm 1994 Bùi
Quang Tề lần đầu tiên nghiên cứu về bệnh MBV ở tôm sú thịt tại Minh Hải
(ngày nay là Bạc Liêu và Cà Mau) tỉ lệ nhiễm 50-85.7% là một trong những
nguyên nhân gây chết tôm sú ở các tỉnh phía Nam (Bùi Quang Tề, 2003).
Đặc biệt bệnh vi-rút hoại tử tuyến ruột giữa của tôm He (Baculovirus Migut
gland Necrosis-BMN) tác nhân gây bệnh là Baculovirus dạng C nhân DNA
không có thể ẩn, kích thước vi-rút 72 x 310 nm. Dấu hiệu bệnh lý là ấu trùng
tôm hôn mê hoạt động chậm chạp nổi trên tầng, mặt gan tụy của tôm màu
trắng đục và ruột dọc theo phần bụng cũng có màu trắng đục. Đặc điểm mô
bệnh học các tế bào biểu bì mô hình ống gan tụy, bị hoại tử nhân trương to bắt
màu đỏ đến tím nhạt, thể vùi không có hình dạng nhất định nhiễm sắc thể
giảm bớt và di chuyển ra màng nhân. Bệnh gặp đầu tiên ở tôm he Nhật Bản
sau đó quan sát thấy ở tôm sú, gây tỷ lệ tử vong rất cao ở các trại sản xuất tôm
giống.
Bệnh Hepatopancreatic Parvovirus (HPV): vi-rút thuộc nhóm Parvovirus
họ Parvoviridae được tìm thấy đầu tiên trên tôm sú ở Thái Lan năm 1992.
Vi-rút này còn tìm thấy ở một số khu vực Bắc Mỹ, Nam Mỹ, các nước khu
vực Châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia). Do tác
nhân vi-rút gây bệnh Hepatopancreatic Parvovirus, cấu trúc di truyền là sợi
đôi DNA, kích thước nhỏ từ 22-24 nm (Bùi Quang Tề, 2003). Biểu hiện khi
tôm nhiễm HPV là tôm chậm lớn, kém ăn, nhưng HPV không có biểu hiện
những dấu hiệu đặc trưng để chẩn đoán lâm sàng. Theo công bố của Flegel
(1999) thì tôm nuôi ở Thái Lan nhiễm HPV chỉ liên quan đến vấn đề tăng
trưởng, ngoài việc chậm lớn thì HPV còn gây tỉ lệ tử vong cao trên tôm giống,
đặc biệt là khi kết hợp với các tác nhân gây bệnh khác. Biểu hiện đặc trưng
của HPV trên tôm sú ở giai đoạn giống là gây hoại tử và teo gan tụy làm cho
tôm chậm lớn tỉ lệ tôm chết sẽ cao khi kết hợp với điều kiện không thuận lợi

như nuôi mật độ dầy (Lighner, 1996). Mặc dù HPV là tác nhân nguy hiểm đối
với tôm nuôi, nhưng nó ít khi nhiễm đơn thường là kết hợp với một số tác
nhân khác do đó dịch bệnh xãy ra rất phức tạp và những thiệt hại về bệnh chưa
thể thống kê một cách đầy đủ. Hiện nay ở Việt Nam trên tôm đã xuất hiện dịch
“bệnh phân trắng” qua kết quả nghiên cứu bước đầu tại khu vực nuôi Ninh
Thuận cũng cho thấy sự xuất hiện của vi-rút HPV (Nguyễn Khắc Lâm, 2006).
Kỹ thuật chẩn đoán cơ sở đối với bệnh HPV là dựa vào một số biến đổi trên tế
bào gan tụy của tôm, bằng phương pháp nhuộm tươi có thể quan sát được
những thể vùi nhỏ ưa Eosin liên kết với hạch nhân của tế bào gan tụy (thể vùi
trong giai đoạn này gọi là thể vùi đang phát triển) hoặc những thể vùi lớn ưa
10


bazơ liên kết với hạch nhân phì đại (những thể vùi này bên trong phạm vi nhân
của tế bào gan tụy gọi là thể vùi trưởng thành). Cắt đôi gan tụy và phết nửa
phần gan tụy trên lam sạch và nhuộm bằng Giemsa thì sẽ quan sát được những
tế bào có nhân phì đại chứa thể vùi HPV. Những biến đổi mô bệnh học của
HPV là tạo thể vùi ưa bazơ trong nhân của tế bào gan tụy và những tế bào biểu
mô ruột tịch khi nhuộm bằng Hematoxyline và Eosin, cho kết quả dương tính
với thuốc thử Feulgen. Trên kính hiển vi điện tử thì quan sát thấy những hạt
vi-rút trong thể vùi HPV, hiện nay thì chưa có phương pháp nào điều trị hiệu
quả bệnh này (Lightner, 1996).
Các nghiên cứu phát hiện Hepatopancreatic parvovirus trên tôm sú Thái bằng
các kỹ thuật lai in situ, dot blot và PCR. Bằng phương pháp truyền thống phát
hiện HPV là dựa vào việc quan sát đặc điểm của thể vùi khi nhuộm H&E
(Lightner, 1996).

Hình 2.3. Tế bào biểu mô gan tụy tôm nhiễm HPV
mũi tên chỉ tế bào có nhân trương to chứa thể vùi HPV 40X (H &E)
(Catap et al., 2003)

Theo nghiên cứu của theo Catap et al., (2003) bằng phương pháp nhuộm H&E
đã cho thấy được đặc điểm mô bệnh trên tế bào biểu mô gan tụy bị hoại tử
dưới hình thức tạo thể vùi trong nhân phì đại, sự phát triển của thể vùi trong
nhân làm chuyển đổi vị trí hạch nhân và HPV thấy xuất hiện nhiều ở tế bào E
(tế bào phôi) của gan tụy nằm ở đoạn đầu của ống tiểu quản.
Kỹ thuật phát hiện vi-rút HPV nhanh hơn được phát triển trong thời gian gần
đây đó là những kỹ thuật thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học phân tử (Mari et
al., 1995 & Lightner 2000, 2001) và những sản phẩm này được thương mại
hoá bởi các công ty DiagXotics, Wilton, CT, USA. Những đoạn mồi và gen dò
thương mại của HPV được tổng hợp dựa trên đoạn gen của HPV nhiễm trên
Penaeus chinensis (HPV-chin). Sản phẩm khuyếch đại PCR của HPV-chin là
350 bp, trong khi đó của HPV-mon là 732 bp (Phromjai et al., 2001).

11


HPV-chin
HPV-mon
Hình 2.4. Minh họa kết quả PCR sử dụng mồi của công ty DiagXotics,
Wilton, CT, USA để khuếch đại phát hiện HPV
Điều này cho thấy rằng HPV-mon có trình tự đồng dạng với HPV-chin là
70%. Vì vậy việc sử dụng cặp mồi thương mại và gen dò để phát hiện HPVmon thì có độ nhạy thấp hơn so với việc phát hiện HPV-chin. Để cải tiến độ
nhạy trong việc phát hiên HPV-mon thì nhóm nghiên cứu sử dụng trình tự
DNA của sản phẩm khuyếch đại PCR 732 bp từ HPV-mon để tổng hợp cặp
mồi (H441F - 5’GCA TTA CAA GAG CCA AGC AG 3’ và H411R - 5’ ACA
CTC AGC CTC TAC CTT GT 3’) và gen dò đặc hiệu. Sử dụng cặp mồi vừa
được tổng hợp có thể phát hiện HPV-mon với nồng độ DNA tinh khiết rất thấp
là 1fg và sản phẩm khuyếch đại PCR 441 bp gắn với digoxygenin trong việc
phát hiện HPV-mon bằng kỹ thuật lai in situ, dot blot cho kết quả dương tính
mạnh và đặc hiệu. Ngược lại không có kết quả đối với những loài vi-rút gây

bệnh có cấu trúc di truyền là DNA và DNA của tôm. Bằng kỹ thuật PCR, sử
dụng dịch huyền phù được lấy từ vùng tổn thương, phân tươi của tôm, hoặc
tôm giống nghiền trong 0,025% NaOH/0,0125% SDS làm mẫu thì có thể phát
hiện được HPV-mon có lượng DNA ít khoảng 1pg. Bằng kỹ thuật dot blot có
thể phát hiện DNA tinh khiết của HPV-mon tại nồng độ 0.01pg, nhưng trong
phân tôm thì cần nồng độ là 1pg và tôm giống là 0.1pg (Phromjai et al., 2002).
Ngoài ra theo một số nghiên cứu của Pantoja et al., (2000) khi sử dụng mồi
1120F và 1120R thì sản phẩm khuếch đại DNA dương tính với HPV là 592
bp, còn theo Umesha et al., (2005) thì phẩm khuếch đại DNA dương tính với
HPV khi sử dụng mồi H441F và H441R là 441bp.
2.4 Tình hình phát triển bệnh phân trắng
2.4.1 Sơ lược về bệnh phân trắng
Hơn 10 năm trở lại đây nghề nuôi tôm ở nước ta phát triển mạnh, Ðồng Bằng
Sông Cửu Long là khu vực có phong trào nuôi tôm phát triển mạnh. Tuy nhiên
12


cùng với việc tăng nhanh diện tích nuôi tôm thì tình hình dịch bệnh cũng phát
triển trong thời gian từ tháng 12/2001 đến nay, ở một số tỉnh Đồng Bằng Sông
Cửu Long đã và đang xảy ra dịch bệnh trên tất cả các mô hình nuôi như ở Bạc
Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre… tỷ lệ diện tích bị nhiễm bệnh chiếm khoảng 3060% trên tổng diện tích nuôi. Trong đó bệnh “phân trắng” là một trong những
bệnh gây thiệt hại nặng nề cho nghề nuôi tôm trong những năm gần đây, bệnh
chưa bộc phát thành dịch bệnh mà chỉ tập trung ở một số ao nuôi thâm canh
với mật độ cao, nuôi theo quy trình ít thay nước và bệnh còn tùy thuộc vào
mùa vụ, bệnh có thể xuất hiện tập trung trên cả vùng tương đối rộng.
Bệnh được phát hiện năm 1998, chỉ xuất hiện rải rác ở những ao nuôi mật độ
cao từ 40 con P15/m2 trở lên và cũng không gây thiệt hại lớn nhưng từ năm
2000 đến nay bệnh phát triển và lây lan nhanh, đồng thời gây thiệt hại đáng kể
cho nhiều vùng nuôi tôm, đặc biệt là khu vực miền Trung như: Ninh Thuận,
Phú Yên, Bình Thuận, Bình Ðịnh, Khánh Hoà…Trong đó Ninh Thuận là tỉnh

có tỷ lệ diện tích bị nhiễm bệnh cao nhất và bị thiệt hại nặng nhất hiện nay.
Theo thống kê chỉ riêng trong năm 2002, Huyện Tuy Hoà (Phú Yên) có
khoảng 450 ha ao nuôi có xuất hiện bệnh, Khánh Hoà là 300ha, Bình Ðịnh 60
ha. Trong năm 2003 bệnh tiếp tục phát triển lan rộng cho nhiều tỉnh như:
Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Thuận riêng đối với Ninh Thuận trong năm
2003 diện tích bị dịch bệnh “phân trắng, teo gan” trong cả 2 vụ lên đến 600 ha
và chỉ trong 6 tháng đầu năm 2004 số diện tích bị dịch bệnh lên đến 500 ha.
Bệnh diễn ra ở hầu hết các vùng nuôi, tuy nhiên khu vực nuôi tôm trên cát là
nơi xuất hiện bệnh với tỷ lệ cao nhất, chiếm tỷ lệ 80%. Hiện nay có rất ít
những thông tin và hầu như chưa có những nghiên cứu đầy đủ về bệnh “phân
trắng, teo gan”, vì vậy những kiến thức hiểu biết và việc điều trị bệnh này trở
nên khó khăn, tốn kém và hiệu quả thấp (Việt Linh, 2005).
2.4.2 Dấu hiệu bệnh phân trắng
Tên “phân trắng, teo gan” được gọi dựa trên những dấu hiệu bệnh lý thấy được
của bệnh, đó là hiện tượng phân tôm có màu trắng nổi trên mặt nước và hiện
tượng gan tôm bị teo hoặc chai cứng. Thực chất có thể đây là hai bệnh khác
nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau, sự xuất hiện của bệnh này là điều
kiện cho bệnh kia phát triển và lây lan.

13


Hình 2.5. Tôm bệnh phân trắng

Hình 2.6. Phân của tôm bệnh

(thông tin thu mẫu 06/2006)
Triệu chứng ban đầu dễ thấy nhất là trong ao nuôi có xuất hiện những đoạn
phân trắng nổi trên mặt nước về cuối hướng gió, phân tôm có màu trắng đục.
Nếu quan sát kỹ đường ruột của tôm chúng ta thấy bị đứt quãng hoặc trống

rỗng, có những chấm màu vàng nhạt và khi bóp nhẹ ta thấy phân tôm có thể di
chuyển lên xuống trong ống ruột của tôm, tôm bị ốp, bơi lờ đờ sát mé ao vào
buổi trưa, thân hình nhợt nhạt. Giai đoạn này tôm có thể giảm ăn nhanh và nếu
không có các biện pháp xử lý kịp thời tôm có thể bỏ ăn hoàn toàn chỉ trong
vòng vài ngày. Tuy nhiên đây cũng mới chỉ là giai đoạn đầu của bệnh, nếu
được phát hiện kịp thời vẫn có những biện pháp xử lý cho kết quả tốt. Sau giai
đoạn “phân trắng”, hầu hết bệnh chuyển sang giai đoạn “teo gan”, lúc này tôm
có hiện tượng bỏ ăn kéo dài và bắt đầu có xuất hiện tôm chết trong ao. Khi
kiểm tra gan tôm cho thấy có hai dấu hiệu đặc trưng:
-

-

Dấu hiệu thứ nhất là gan tôm bị chai cứng và teo nhỏ lại chỉ bằng 1/3
thể tích gan bình thường, nếu ta dùng tay bóp mạnh thì thấy gan tôm rất
cứng và chai, đây là dạng thường thấy ở bệnh teo gan trên tôm nuôi
thương phẩm.
Dấu hiệu thứ hai là gan tôm bị nhũn rữa ra giống như sữa.

Thời gian gần đây, tôm mắc bệnh không nhất thiết phải trải qua hai giai đoạn
như trên mà có trường hợp tôm chỉ xuất hiện bệnh “phân trắng”, nhưng cũng
có trường hợp tôm chỉ xuất hiện bệnh “teo gan”. Dạng thứ hai thường hay xảy
ra với tôm nuôi Ninh Thuận trong thời kỳ tôm 40-60 ngày tuổi. Nếu nhiễm
bệnh này tôm thường chết rất nhanh, chỉ trong vòng 4-6 ngày và gây thiệt hại
lớn cho người nuôi (Nguyễn Khắc Lâm, 2006).
2.4.3 Tác nhân gây bệnh
Qua kết quả nghiên cứu bước đầu về bệnh này trong hai năm tại Ninh Thuận
của Nguyễn Khắc Lâm (2006) nhận thấy có một số nguyên nhân như sau:
1. Bệnh thường xuất hiện ở những ao nuôi thâm canh nuôi theo quy trình ít
thay nước. Những ao có xuất hiện bệnh thường nước ao nuôi bị nhiễm bẩn,

14


mật độ tảo và hàm lượng chất hữu cơ có trong nước cao. Bệnh thường xuất
hiện ở giai đoạn 40-60 ngày tuổi, tuy nhiên gần đây cho thấy bệnh cũng có thể
xuất hiện ở tất cả các giai đoạn của tôm.
2. Bệnh thường xuất hiện vào mùa hè khi nhiệt độ nước trong ao cao, qua kết
quả điều tra ban đầu tại Ninh Thuận cho thấy bệnh hầu như chỉ xuất hiện và
tập trung vào thời điểm từ tháng 4- 8 trong năm (chiếm 80%), đây là thời gian
có nhiệt độ cao nhất trong năm tại khu vực miền Trung nói chung và Ninh
Thuận nói riêng, các tháng còn lại trong năm bệnh rất ít xuất hiện.
3. Ở những ao nuôi đã bị bệnh thì tần số xuất hiện bệnh vào vụ nuôi sau
thường cao gấp 2 lần so với những ao không bị bệnh trước kia. Ở những vùng
nuôi đã có xuất hiện bệnh thì cũng dễ bị mắc bệnh vào vụ sau hơn ở những
vùng không bị mắc bệnh. Những ao có thời gian cải tạo ngắn, cải tạo không kỹ
cũng dễ bị mắc bệnh hơn những ao cải tạo đúng theo quy trình kỹ thuật.
Một số thông tin khác nhận định rằng bệnh “phân trắng, teo gan” có liên quan
đến vấn đề sử dụng thức ăn, trong quá trình nuôi người nuôi bảo quản thức ăn
không tốt để thức ăn bị nấm, mốc gây nhiễm khuẩn đường ruột ở tôm, tuy
nhiên ở một số kết quả điều tra ban đầu thì nguyên nhân này không rõ ràng.
Qua kết quả nghiên cứu bước đầu tại khu vực nuôi Ninh Thuận cũng cho thấy
sự xuất hiện của các nhóm tác nhân:
Nhóm vi-rút: đã phát hiện sự có mặt của vi-rút HPV trên các mẫu tôm bệnh
(tỉ lệ 36% trên tổng các mẫu nghiên cứu).
Nhóm vi khuẩn: phát hiện có nhóm Vibrio gây hoại tử gan tụy (V.
proteolyticus; V. alginolyticus, V. harveyi), nhóm này xuất hiện với tỉ lệ cao
nhất.
Nhóm Tảo lam: xuất hiện ở những ao có điều kiện môi trường nuôi xấu, một
số tác giả cho rằng thành ruột tôm bị bệnh có màu vàng nhạt có liên quan đến
sự xuất huyết ruột ở tôm, bệnh này do các chất độc của tảo gây ra. Khi tôm ăn

phải tảo độc các chất độc này sẽ phá vỡ tế bào ngoài của thành ruột và manh
tràng của tôm gây nên các vết viêm tấy nặng và có thể ảnh hưởng đến khối
gan tụy của tôm, trong trường hợp này nếu bội nhiễm thêm nhóm vi khuẩn
vibrio sẽ có thể gây chết tôm (Nguyễn Khắc Lâm, 2006).
Theo Bùi Quang Tề (2003) thì bệnh gây ra còn có thể do nhóm nguyên sinh
động vật Gregarine gây tổn thương thành ruột, dạ dày tạo điều kiện cho nhóm
vi khuẩn Vibrio gây hoại tử thành ruột tạo nên các đốm trắng hay vàng nhạt
trên thành ruột.

15


Như vậy tổng hợp các thông tin và qua kết quả bước đầu nghiên cứu của
Nguyễn Khắc Lâm (2006) cho thấy có thể bệnh “phân trắng, teo gan” do các
tác nhân gây nên như: vi khuẩn, vi-rút, tảo độc, nguyên sinh động vật. Trong
đó môi trường nước ao nuôi với mật độ cao (50 con/m2) nhưng không thay
nước trong điều kiện thời tiết nắng nóng, tảo phát triển mạnh cũng là điều kiện
cho bệnh phát triển.
2.5 Một số phương pháp chẩn đoán và phòng bệnh do vi-rút trên tôm
2.5.1 Phương pháp chẩn đoán
Hiện nay có rất nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh do vi-rút gây ra, ngoài sự
quan sát dựa vào các dấu hiệu bên ngoài thì theo Melba et al., (2001) để chẩn
đoán chính xác bệnh do vi-rút gây ra thì sử dụng phương pháp mô bệnh học
cùng với các kỹ thuật phân tử sẽ đem lại hiệu quả cao nhất. Phương pháp phát
hiện vi-rút đang được ứng dụng rộng rãi bao gồm kỹ thuật Lai tại chổ (in situ
hybridization), kỹ thuật tạo phản ứng chuỗi nhờ Polymerase (PCR) và các kỹ
thuật miễn dịch. Riêng đặc biệt để xác định các tác nhân gây bệnh khi có dịch
bệnh bùng nổ thì phương pháp mô bệnh học vẫn có ý nghĩa nhất định và nhất
là khi kết hợp với kỹ thuật PCR trong chuẩn đoán bệnh vi-rút ở tôm sẽ làm
tăng hiệu quả chính xác cao.

2.5.1.1 Phương pháp mô bệnh học
Là phương pháp mô tả những đặc điểm biến đổi bệnh lý đặc trưng dưới mức
độ vi thể ở các cơ quan mô học bệnh và đặc điểm mô học bình thường, từ kết
quả của kỹ thuật mô học cùng với kết quả của các phương pháp khác để đánh
giá mức độ phù hợp và chính xác của bệnh. Quy trình nhuộm Haematoxyline
và Eosin trên mô được thực hiện theo Lightner và ctv (1996) và hình ảnh mô
thu thập qua phân tích đem đối chiếu với CD hướng dẫn các phương pháp
chuẩn đoán bệnh tôm sú do FAO & Multimedia Asia Co.Ltd phát hành 1999
(Phạm Trần Nguyên Thảo, Đặng Thị Hoàng Oanh, Trần Khắc Định, 2004).
Theo Đặng Thị Hoàng Oanh (2007) mô bệnh học là phương pháp xác định các
tổn thương ở các mô tế bào dựa trên các thủ thuật nhuộm tế bào và quan sát
bằng kính hiển vi, phương pháp này cho phép người phân tích kết luận tính
chất của các vùng tổn thương. So sánh và đối chiếu với các kết quả quan sát
bên ngoài là công việc rất cần thiết để có được một chuẩn đoán đúng. Nếu chỉ
dựa vào những hình thái tổn thương bên ngoài mà không có các dữ kiện khác
có liên quan đến cá tôm bệnh thì thường có những kết luận sai lầm vì những
hình thái tổn thương của vài bệnh có thể giống nhau và gây nhầm lẩn trong
chuẩn đoán. Mô bệnh học là một kỹ thuật rất quan trọng trong nghiên cứu
bệnh tôm và nhiều trường hợp bệnh chỉ có thể chuẩn đoán được bằng phương
16


pháp này. Tuy nhiên nó cũng có những hạn chế nhất định, chẳng hạn thao tác
tương đối chậm và trong nhiều trường hợp bệnh tôm cũng phải được xử lý
ngay trước khi có kết quả xét nghiệm mô học. Phương pháp mô học chỉ nên sử
dụng kết hợp với tất cả các dữ liệu về môi trường và sức khoẻ tôm để xác định
tác nhân gây bệnh. Trước khi quan sát dưới kính hiển vi mẫu phải được cố
định để tránh bị hư thối, loại bỏ thức ăn và đúc khối sáp. Cắt mẫu thành từng
lát mỏng khoảng 5 micromet ròi đặt lên lam, nhuộm màu và đậy bằng lam
kính. Thịt tôm bị phân hủy cực kì nhanh sau khi tôm chết, vì thế cần phải cố

định chúng. Tôm chết dù được giữ trong nước đá hay đông lạnh đều vô ích đối
với phương pháp mô học do những biến đổi xảy ra trong cơ.
Mục tiêu:
-

Nghiên cứu các tổn thương ở các mô và tế bào (vi thể)
So sánh đối chiếu các tổn thương với những biểu hiện lâm sàn của vật
chủ để mối quan hệ mật thiết giữa biến đổi hình thái và các rối loạn
chức năng làm cơ sở cho việc chuẩn đoán.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng phương pháp mô bệnh học:
-

Kết quả phân tích mô học có ý nghĩa quan trọng trong chuẩn đoán bệnh
hiển thị quan hệ trực tiếp giữa tác nhân gây bệnh và vật chủ .
Khi thực hiện các phân tích mô học cần phải ghi nhận và phân loại
những biến đổi về hình thái và cấu tạo ở mức tế bào, mỗi loại mô, tế
bào có những biểu hiện khác nhau với tác nhân gây bệnh.

2.5.1.2 Kĩ thuật Polymerase Chain Reaction (PCR)
Khái niệm và nguyên tắc phản ứng PCR
Kỹ thuật PCR được phát minh từ năm 1985 và được thừa nhận chính thức từ
năm 1993 qua giải thưởng Nobel cho Kary Mullis (Hồ Quỳnh Thùy Dương,
1998). Theo Trần Thị Tuyết Hoa (2004) nguyên tắc PCR là một chuỗi phản
ứng gồm nhiều chu kỳ nối tiếp nhau dùng để khuếch đại số lượng bản sao của
một trình tự DNA, sau khi điện di sẽ phát sáng nhìn thấy được dưới tia sáng
của hộp đèn UV nhờ được nhuộm với thuốc nhuộm Ethidium bromide. Mỗi
chu kỳ gồm 3 bước: biến tính DNA, gắn mồi và tổng hợp đoạn DNA theo
chiều 5’-3’ nhờ enzyme DNA polymerase sẽ tổng hợp DNA mới từ mạch
khuôn, có thể tham gia vào quá trình sao chép.

Bước 1 (Biến tính): phân tử DNA được biến tính ở nhiệt độ khoảng 94-960C
trong vòng 20 giây đến 2 phút, lúc này phân tử DNA sẽ tháo xoắn thành dạng
sợi đơn.

17


Bước 2 (Gắn mồi): nhiệt độ được hạ xuống trong khoảng 40-700C trong
khoảng 20 giây đến 1 phút, các mồi bắt cặp với DNA khuôn, giai đoạn còn gọi
là giai đoạn lai (hybridization).
Bước 3 (Kéo dài): sinh tổng hợp nhiệt độ tăng lên 720C, thường kéo dài 30
giây đến nhiều phút tùy theo chiều dài của đoạn DNA cần tổng hợp. Đây là
nhiệt độ tốt nhất giúp enzyme DNA polymerase tiến hành tổng hợp đoạn DNA
theo chiều 5’ – 3’ .
Sau khoảng 30 chu kỳ, sự khuếch đại sẽ là 106 so với số lượng mẫu ban đầu.
Phương pháp PCR rất hiệu quả trong việc kiểm tra bệnh bằng việc ứng dụng
kỹ thuật PCR từ một lượng khuôn DNA nhỏ có thể khuếch đại chính xác trật
tự lên đến hàng triệu bản sao nhằm phục cho việc kiểm nghiệm.
Ứng dụng PCR trong thủy sản
Giúp phát hiện nhanh các tác nhân gây bệnh ở dạng tiềm ẩn, đánh giá sự an
toàn hàng thủy sản và góp phần vào quy trình xác định trình tự nucleotic đột
biến của các tác nhân gây bệnh hay các loài động vật thủy sản (Trần Thị Tuyết
Hoa, 2004).
Các chỉ tiêu ảnh hưởng đến PCR
-

DNA khuôn: DNA khuôn có vai trò quan trọng và ảnh hưởng rõ rệt đến
kết quả của phản ứng PCR. DNA khuôn phải hoàn toàn tinh sạch nếu
có lẫn protein thì hiệu quả của phản ứng PCR giảm tỉ lệ thuận với độ
tinh sạch của DNA khuôn. Hàm lượng DNA khuôn nằm trong khoảng

100ng-1µg (Newton và Graham, 1995 trích dẫn bởi Duyên, 2006 ).

-

Enzyme: theo Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang (2005) trong quy trình
PCR chuẩn, nồng độ enzyme cũng được xem xét thận trọng. Người ta
thường khuyến cáo sử dụng 1-2.5 đơn vị/100µg dung dịch phản ứng.
Thông thường người ta sử dụng 0.5-5 đơn vị/100µg. Nếu nồng độ
enzyme quá ít, chúng ta sẽ không có đủ lượng men để xúc tác tạo ra sản
phẩm PCR theo ý muốn còn nếu quá cao thì sẽ tạo ra các sản phẩm phụ
không mong muốn.

-

Mồi và nhiệt độ gắn mồi: khi thiết kế mồi mồi xuôi và mồi ngược
không được bổ sung cho nhau và cũng không có những cấu trúc “kẹp
tóc” do sự bắt cặp bổ sung giữa các thành phần khác nhau của một mồi.
Mồi phải có kích thước tương đương nhau và nhiệt độ gắn mồi của mồi
xuôi và mồi ngược không được chênh lệch quá 50C, giai đoạn gắn mồi
là giai đoạn quan trọng nhất cho một quy trình PCR. Để xác định nhiệt
độ gắn mồi ngoài việc xác định nhiệt độ nóng chảy (Tm) với từng đoạn

18


×