Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại CÔNG TY cổ PHẦN THỦY sản KIÊN GIANG (KISIMEX)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.87 MB, 117 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

THẠCH THỊ MINH TRANG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN KIÊN GIANG
(KISIMEX)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

2010


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Thạch Thị Minh Trang cam đoan đề tài này do chính tôi thực
hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài
không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2010
Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)

iii


TÓM TẮT

Xuất khẩu Thủy sản được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn của nước
ta. Do đó đóng góp của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào nền kinh tế


chung của cả nước là rất lớn. Việc phân tích hoạt động kinh doanh của công ty
dựa trên các phương pháp tỷ trọng, so sánh được xem là cần thiết đối với hoạt
động của công ty nhằm tìm ra các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh, để từ đó có thể đưa ra giải pháp khắc phục hợp lý.
Đề tài “Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần
Thủy sản Kiên Giang – KISIMEX” được thực hiện nhằm đánh giá, đưa ra
những nhận định khách quan về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty, tìm ra những giải pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động
của công ty.
Các phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối, thay thế liên hoàn
và ma trận SWOT được sử dụng để thực hiện ba nội dung chính: (i) Đánh giá
hiện trạng hoạt động sản xuất kinh doanh 2006 – 2009; (ii) Đánh giá những
nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty; (iii) Thông
qua những thuận lợi và khó khăn đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Kết quả cho thấy mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu
nhưng công ty Cổ phần thủy sản Kiên Giang vẫn thể hiện sự nhạy bén, năng
động giữ vững là một trong những công ty đi tiên phong trong ngành. Công ty
đang có những biện pháp tăng cường đầu tư, mở rộng thị trường, đa dạng hóa
sản phẩm nhằm giữ vững các chỉ tiêu kinh tế và đảm bảo thu nhập cho người
lao động.

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................... i
TÓM TẮT.......................................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. iii

DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... x
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... xi
DANH MỤC TỪ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT................................................... xiii
Chương 1: GIỚI THIỆU...................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu .............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát.......................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................2
1.3 Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................3

1.4 Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................ 3
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................4
2.1 Tổng quan về tình hình thủy sản của Việt Nam .................................................4

2.1.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản của Việt Nam ...................................... 5
2.1.2 Tình hình khai thác thủy sản của Việt Nam ........................................ 6
2.1.3 Tình hình chế biến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ......................... 7
2.2 Tổng quan về tình hình thủy sản ĐBSCL....................................................... 8
2.2.1 Tình hình nuôi trồng và khai thác thủy sản của ĐBSCL ..................... 8
2.2.2 Tình hình chế biến, xuất khẩu thủy sản của ĐBSCL......................... 10
2.3 Tổng quan về Tỉnh Kiên Giang.................................................................... 11
2.3.1 Vị trí địa lý của Tỉnh Kiên Giang ..................................................... 11
2.3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của Tỉnh Kiên Giang................................ 13
2.3.3 Tình hình nuôi trồng và khai thác thủy sản của tỉnh Kiên Giang....... 13
2.3.4 Tình hình chế biến, xuất khẩu thủy sản của tỉnh Kiên Giang ............ 14
2.4 Những nghiên cứu gần đây có liên quan đến tài liệu ..............................................15
2.5 Một số lý luận về phân tích hoạt động kinh doanh..................................................15

2.5.1 Khái niệm ........................................................................................ 15
2.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ....................... 16

2.5.2.1 Doanh thu.............................................................................. 16
2.5.2.2 Chi phí................................................................................... 16
2.5.2.3 Lợi nhuận .............................................................................. 17

v


2.5.3 Khái niệm báo cáo tài chính...................................................................... 18
2.5.3.1 Bảng cân đối kế toán............................................................. 18
2.5.3.2 Bảng cáo báo kết quả hoạt động kinh doanh ......................... 18
2.5.3.3 Bảng lưu chuyển tiền tệ ........................................................ 19
2.5.3.4 Bảng thuyết minh.................................................................. 19
2.6 Phương pháp phân tích ................................................................................ 19
2.6.1 Phương pháp so sánh........................................................................ 19
2.6.2 Phương pháp so sánh cụ thể ............................................................. 19
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................20
3.1 Phân tích các chỉ tiêu tài chính...............................................................................20

3.1.1 Phân tích các chỉ tiêu khả năng thanh toán ....................................... 20
3.1.1.1 Hệ số thanh toán hiện thời (current ratio)............................... 20
3.1.1.2 Hệ số thanh toán nhanh (Quick ratio).................................... 20
3.1.2 Đánh giá các tỷ số về quản trị tài sản................................................ 20
3.1.2.1 Vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover) ...................... 20
3.1.2.2 Kỳ thu tiền bình quân (Receivable turnover)......................... 20
3.1.3 Hiệu quả sử dụng vốn .................................................................... 21
3.1.3.1 Số vòng quay vốn (số vòng quay tài sản) .............................. 21
3.1.3.2 Số vòng quay tài sản lưu động .............................................. 22
3.1.3.3 Số vòng quay tài sản cố định................................................. 21
3.1.4 Phân tích chỉ tiêu khả năng sinh lợi .................................................. 21
3.1.4.1 Lợi nhuận trên tài sản (ROA)................................................ 21

3.1.4.2 Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) .................................. 21
3.1.4.3 Lợi nhuận trên doanh thu (ROS) ........................................... 21
3.1.4.4 Phân tích ma trận Dupont ........................................................... 22
3.2 Ma trận SWOT ............................................................................................ 22
3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 23
3.3.1 Thời gian thực hiện đề tài................................................................. 23
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................... 23
3.3.3 Phương pháp phân tích..................................................................... 23
3.3.3.1 Phương pháp so sánh cụ thể .................................................. 23
3.3.3.2 Phương pháp thay thế liên hoàn ............................................ 24
Chương 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY
SẢN KIÊN GIANG (KISIMEX)....................................................................... 27
4.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển đơn vị......................................... 27
4.1.1 Khái quát về tình hình và đặc điểm của công ty KISIMEX ........................27
4.1.1.2 Quá trình phát triển........................................................................28

vi


4.1.3 Vai trò của công ty ........................................................................... 29
4.2 Cơ cấu và chức năng bộ máy quản lý của KISIMEX ................................... 30
4.2.1 Cơ cấu tổ chức ................................................................................. 30
4.2.2 Chức năng của từng bộ phận ............................................................ 30
4.3 Triển vọng phát triển của công ty trong tương lai ........................................ 33
4.4 Thương hiệu và định hướng phát triển thương hiệu KISIMEX .................... 34
4.5 Thành tích đạt được..................................................................................... 35
Chương 5: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................... 36
5.1 Đánh giá khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty KISIMEX
2006 – 2009 ................................................................................................ 36
5.2 Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty KISIMEX 2006 – 2009............... 38

5.2.2 Phân tích tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng của công ty
KISIMEX 2006 – 2009 .................................................................... 39
5.2.1.1 Mặt hàng tôm........................................................................ 40
5.2.1.2 Mặt hàng cá tra, cá basa ........................................................ 40
5.2.1.3 Mặt hàng thủy sản khác ........................................................ 42
5.2.2 Phân tích tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng của công ty
KISIMEX 2006 – 2009 .................................................................... 43
5.2.2.1 Thị trường EU....................................................................... 44
5.2.2.2 Thị trường Bắc Mỹ ............................................................... 44
5.2.2.3 Thị trường Châu Á................................................................ 45
5.2.2.4 Các thị trường khác.............................................................. 46
5.3 Phân tích tình hình doanh thu ...................................................................... 47
5.4 Phân tích khái quát tình hình chi phí............................................................ 49
5.5 Phân tích khái quát tình hình lợi nhuận của công ty ..................................... 53
5.5.1 Phân tích chung tình hình lợi nhuận của công ty............................... 53
5.5.2 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty ................. 54
5.5.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận xuất khẩu
từ hoạt động kinh doanh của công ty KISIMEX 2006 – 2009.......... 59
5.5.3.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng lợi nhuận xuất khẩu công ty
KISIMEX 2006 – 2007 ........................................................ 59
5.5.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng lợi nhuận xuất khẩu công ty
KISIMEX 2007 – 2008 ........................................................ 62
5.5.3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng lợi nhuận xuất khẩu công ty
KISIMEX 2008 – 2009 ........................................................ 65
5.6 Phân tích các chỉ tiêu tài chính..................................................................... 68

vii


5.6.1 Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán .................................................. 68

5.6.1.1 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành .................................... 68
5.6.1.2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh.......................................... 69
5.6.2 Các tỷ số về quản trị tài sản.............................................................. 70
5.6.2.1 Số vòng quay hàng tồn kho ................................................... 70
5.6.2.2 Số vòng quay các khoản phải thu .......................................... 71
5.6.3 Các chỉ số về hiệu quả sử dụng vốn.................................................. 71
5.6.3.1 Luân chuyển vốn lưu động.................................................... 72
5.6.3.2 Luân chuyển vốn cố định ...................................................... 73
5.6.3.3 Luân chuyển toàn bộ vốn ...................................................... 74
5.6.4 Các chỉ tiêu về các khả năng sinh lời................................................ 76
5.6.4.1 Hệ số lãi gộp......................................................................... 76
5.6.4.2 Suất sinh lời của tài sản (ROA) ............................................. 76
5.6.4.3 Suất sinh lời của doanh thu (ROS) ........................................ 77
5.6.4.4 Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)................................ 78
5.6.4.5 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến suất sinh lợi của vốn
chủ sở hữu ........................................................................... 79
5.6.4.6 Đòn bẩy kinh tế..................................................................... 83
5.6.4.7 Phân tích tình hình tài chính công ty bằng sơ đồ Dupont....... 85
5.6.5 Phân tích ma trận SWOT.................................................................. 86
5.6.5.1 Dùng thế mạnh để tận dụng cơ hội (SO) ............................... 88
5.6.5.2 Dùng thế mạnh để tránh né đe dọa (ST) ................................ 88
5.6.5.3 Dùng cơ hội để tối thiểu hóa các điểm yếu (WO).................. 88
5.6.5.4 Tối thiểu hóa các điểm yếu nhằm né tránh các đe dọa (WT) . 88
5.6.5.5 Giải pháp ma trận Swot......................................................... 89
5.6.6 Những mặt thuận lợi và khó khăn của công ty.................................. 89
5.6.6.1 Thuận lợi ............................................................................. 89
5.6.6.2 Khó khăn .............................................................................. 90
5.6.7 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
cho công ty KISIMEX..................................................................... 90
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 95

6.1 Kết luận ...................................................................................................... 95
6.1.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ............................ 95
6.1.2 Tình hình hoạt động xuất khẩu ................................................. 96
6.1.3 Tình hình chi phí ...................................................................... 96
6.1.4 Tình hình doanh thu, lợi nhuận ................................................. 96
6.1.5 Khả năng thanh toán................................................................. 96
6.1.6 Tỷ số quản trị tài sản ................................................................ 97
6.1.7 Tỷ số hiệu quả sử dụng vốn ...................................................... 97
viii


viii


6.1.8 Tỷ suất sinh lời................................................................................. 97
6.2 Kiến nghị..................................................................................................... 97
6.2.1 Đối với nhà nước.............................................................................. 97
6.2.2 Đối với Công ty................................................................................ 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 99
PHỤ LỤC .............................................................................................................

ix


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế hiện nay, cạnh tranh luôn là vấn đề mà mỗi doanh
nghiệp đặc biệt quan tâm vì cạnh tranh là để tồn tại và phát triển. Đặc biệt, sự
kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế

giới (WTO) vào năm 2006, đã làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam
ngày càng trở nên náo nhiệt và sôi động hẳn lên. Chính vì điều đó, đòi hỏi các
doanh nghiệp phải tự nổ lực phấn đấu nhiều hơn nữa để có thể phát triển bền
vững.
Ngày nay, có nhiều doanh nghiệp có thể trụ vững, phát triển sản xuất
được nhưng cũng có không ít doanh nghiệp đã thua lỗ, giải thể, thậm chí dẫn
đến phá sản bởi vì môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Để
có thể trụ lại trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đòi hỏi phải nâng
cao chất lượng hàng hóa, giảm chi phí sản xuất, nâng cao uy tín của doanh
nghiệp mình…, nhằm hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Các doanh
nghiệp phải có được lợi nhuận và đạt được mức lợi nhuận càng cao càng tốt.
Bên cạnh đó, để đạt hiệu quả kinh tế và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là
vấn đề quan trọng hàng đầu của mỗi doanh nghiệp và trở thành điều kiện sống
còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trên thương trường. Chính vì
vậy, việc phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp các nhà
quản trị đánh giá đầy đủ, chính xác mọi diễn biến và kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh, biết được những mặt mạnh cần được phát huy, những mặt
yếu kém cần phải khắc phục của doanh nghiệp trong mối quan hệ môi trường
xung quanh. Đồng thời biết được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ, xu hướng
tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh. Từ đó tìm ra những biện
pháp hữu hiệu để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
Kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản từ lâu đã được khẳng định là ngành
sản xuất mũi nhọn mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao, là ngành hàng có
vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng,
góp phần không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu và tác động mạnh đến
việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất của nhiều vùng trong cả nước. Nằm trên bản
đồ phía nam của Việt Nam, Kiên Giang – một tỉnh ven biển thuộc Đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL) – được xác định là nơi có ngư trường đánh bắt thủy
hải sản trọng điểm, giàu tiềm năng của cả nước, với nguồn tài nguyên đa dạng

phong phú tạo cho tỉnh có thế mạnh về phát triển kinh tế biển. Ngoài việc
1


đánh bắt, tỉnh còn có lợi thế về nuôi trồng thủy hải sản như nuôi tôm sú, nuôi
cá tra,…, Ngành chế biến cũng đang góp phần đưa thủy sản Kiên Giang trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn, là điểm sáng của vùng biển Tây Nam sau hơn
30 năm xây dựng và trưởng thành. Sản phẩm thủy sản chế biến của tỉnh đến
nay đã có trên 100 mặt hàng, trong đó có hơn 40 mặt hàng xuất khẩu trực tiếp
sang 40 nước trên thế giới (Minh Hạnh, 2005).
Công ty Cổ phần Thủy sản Kiên Giang (KISIMEX) được tọa lạc ngay
trung tâm thành phố biển nên rất có thế mạnh về sản lượng nguyên liệu đầu
vào phục vụ cho chế biến, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Bên cạnh thế mạnh về
đánh bắt thủy hải sản, Kiên Giang còn có lợi thế về nuôi trồng thủy hải sản
như: Tôm sú, cá tra,… Công ty Thủy sản Kiên Giang là công ty chuyên chế
biến thủy hải sản xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Từ lợi thế đó, công ty đã đầu tư
dây chuyền công nghệ hiện đại để chế biến các loại sản phẩm cá da trơn đông
lạnh tại các xí nghiệp KISIMEX Kiên Giang (www.kisimex.com.vn),(2007).
Tuy Công ty Cổ phần Thủy sản Kiên Giang có nhiều ưu thế trong việc
xuất khẩu và tiêu thụ nội địa ngành hàng thủy sản nhưng với nhịp độ phát triển
ngày nay, ngày càng có nhiều doanh nghiêp tham gia vào lĩnh vực kinh doanh
thủy sản đầy tiềm năng này. Tất nhiên trong cùng một lĩnh vực kinh doanh thì
việc cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi. Nhận thức được tầm quan trọng
của phân tích hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp nên đề tài “Phân tích
hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản Kiên Giang (KISIMEX)”
được thực hiện nhằm có cái nhìn tổng quát về hiệu quả hoạt động kinh doanh
tại công ty.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu, phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh từ

2006– 2009 của công ty cổ phần thủy sản Kiên Giang (KISIMEX). Kết hợp
với phân tích các thuận lợi và khó khăn, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian sắp
tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Tìm hiểu quá trình hình thành công ty Cổ phần Thủy sản Kiên Giang –
KISIMEX (2006 – 2009).
(2) Đánh giá hoạt động kinh doanh thông qua một số chỉ tiêu tài chính cơ
bản của công ty KISIMEX (2006 – 2009).

2


(3) Xác định các mặt hàng chủ lực và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
tình hình lợi nhuận xuất khẩu từ hoạt động kinh doanh của công ty KISIMEX
(2006 – 2009).
(4) Dùng Ma trận SWOT để phân tích và kết hợp các điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và đe dọa. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh trong những năm sắp tới.
1.3 Nội dung nghiên cứu
(1) Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty KISIMEX.
(2) Phân tích các chỉ tiêu tài chính – kinh tế.
(3) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
(1) Trong 5 năm qua, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
như thế nào?
(2) Tốc độ tăng giảm doanh thu, chi phí, lợi nhuận như thế nào?
(3) Các nhân tố nào ảnh hưởng đến tăng giảm chi phí và lợi nhuận?
(4) Hiệu quả sử dụng vốn? Khả năng thanh toán nợ và khả năng thu hồi vốn
của công ty như thế nào?

(5) Những giải pháp nào có thể giúp công ty phát triển vững mạnh hơn?
(6) Định hướng phát triển của công ty trong các năm sau như thế nào?

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về tình hình thủy sản của Việt Nam
Nhìn một cách tổng quan, sự phát triển của ngành thủy sản đóng vai trò
lớn đối với Việt Nam không chỉ về mặt kinh tế và môi trường mà cả về an
ninh lương thực và an ninh xã hội. Sản lượng thủy sản năm 2009 đã tăng 5,3%
so với năm 2008, ước đạt 4.847,6 nghìn tấn. Trong đó sản lượng nuôi trồng
chiếm khoảng 53% tổng sản lượng thủy sản cả nước. Nghề đánh bắt, nuôi
trồng và xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2005 – 2009 hiện
đang gặp rất nhiều khó khăn như: bão, áp thấp nhiệt đới, giá cả xăng dầu, vật
tư tăng cao,… thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, ngành thủy
sản vẫn duy trì được mức tăng trưởng cả về đánh bắt, nuôi trồng và xuất khẩu.
6.000

Nghìn tấn

5.000
4.000
3.000
2.000
1.000
0
2005


Nuôi trồng

2006

2007

Khai thác

2008

2009

Năm

Tổng sản lượng

Hình 2.1: Sản lượng thủy sản thống kê theo ngành của Việt Nam
(Tổng cục Thống kê, 2009)
Nhìn chung, từ 2005 – 2009 sản lượng thủy sản đang có xu hướng tăng
cả về nuôi trồng lẫn khai thác. Từ 2005 - 2009 sản lượng thủy sản đã tăng
thêm 1.381,7 nghìn tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng tăng 1.091,9 nghìn tấn,
và sản lượng khai thác tăng 289,8 nghìn tấn. Tổng sản lượng thủy sản năm
2009 tăng 39,9% và sản lượng nuôi trồng tăng vượt bậc khoảng 73,9% so với
năm 2005, sản lượng khai thác có tăng nhưng không nhiều qua các năm. Từ
đó có thể cho thấy, Việt Nam mạnh về mặt nuôi trồng do có nhiều thuận lợi về
mặt địa hình cũng như mặt khí hậu. Năm 2008, với 1.052,6 nghìn ha diện tích
mặt nước nuôi trồng thủy sản, đã tăng 100 nghìn ha so với năm 2005, đó cũng
là một ưu thế cho việc phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam.

4



2.1.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản của Việt Nam
Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản ở khắp
mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Đến hết
năm 2008, diện tích mặt nước NTTS đã sử dụng là 1.052,6 nghìn ha, đã tăng
100 nghìn ha so với năm 2005. Diện tích nước mặn, lợ là 713,8 nghìn ha để
nuôi các loại thủy sản. Trong đó, đối tượng được nuôi nhiều nhất là tôm với
diện tích mặt nước là 629,3 nghìn tấn, chiếm 59,79% tổng diện tích mặt nước
nuôi trồng thủy sản cả nước (Tổng cục thống kê, 2009).

Nghìn tấn

2.000
1.500
1.000
500
0
2005

2006

2007



Tôm

2008


2009 Năm

Thủy sản khác

Hình 2.2: Sản lượng thủy sản nuôi trồng thống kê theo loài của Việt Nam
(Tổng cục Thống kê, 2009)
Từ năm 2005 – 2009 sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng khá mạnh,
73,9%. Loại thủy sản tăng mạnh nhất là cá tăng 979,9 nghìn tấn, là loài có tỉ lệ
tăng trưởng cao nhất trong các loài. Tôm và các loài thủy sản khác cũng tăng
nhưng không đáng kể.
Tổng sản lượng nuôi trồng ước đạt năm 2009 đã tăng 4,2% so với năm
2008. Cá là loài có sản lượng có tỉ lệ cao nhất trong các loài chiếm 75,9% tổng
sản lượng nuôi trồng, tăng 4,7 %, kế đó là tôm chiếm 11,6% tăng 6,4% trong
khi sản lượng các loại thủy sản khác giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2008. Từ
đó cho thấy tôm có tỉ lệ tăng trưởng cao nhất trong các loài mặc dù sản lượng
của tôm không chiếm ưu thế bằng cá.
Tổng sản lượng thủy sản năm 2009 ước đạt 4.847,6 nghìn tấn, mức cao
nhất từ trước tới nay. Sản lượng nuôi trồng ước đạt 2.569,6 nghìn tấn, chiếm
53% tổng sản lượng. Trong đó sản lượng cá thu được nhiều nhất 1.951,1 nghìn
tấn, kế đó là tôm 413,1 nghìn tấn và các loại thủy sản khác với sản lượng là
205,7 nghìn tấn. Tuy sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2009 tính theo tỉ lệ có

5


hơi sụt giảm một ít so với năm 2008 nhưng không đáng kể và không có ảnh
hưởng gì nhiều đến tình hình nuôi trồng thủy sản trong cả nước. Ðây là những
kết quả xứng đáng với sự nỗ lực chung của hàng triệu lao động trong mọi lĩnh
vực hoạt động của ngành, từ các cấp quản lý đến các doanh nghiệp và người
lao động.

2.1.2 Tình hình khai thác thủy sản của Việt Nam

Nghìn tấn

Theo Bộ NN&PTNT, tháng 9/2009, mặc dù bị ảnh hưởng liên tiếp của
nhiều cơn bão và áp thấp nhiệt đới, thời tiết biển luôn biến động thất thường,
nước trong, chảy mạnh, gió chướng kéo dài,... nhưng hoạt động khai thác trên
biển của ngư dân vẫn đạt hiệu quả nhờ được giá thủy sản và giá nhiên liệu ổn
định. Do vậy, ngư dân vẫn tiếp tục đầu tư đóng mới, cải hoán phương tiện,
nâng cao hiệu quả khai thác.

1.800
1.600
1.400
1.200
1.000
800
600
400
200
0
2005



2006

2007

2008


Các loại thủy sản khác

2009 Năm

Tôm

Hình 2.3: Sản lượng thủy sản khai thác thống kê theo loài của Việt Nam
(Tổng cục Thống kê, 2009)
Theo các chuyên gia ngành thủy sản, năng lực đánh bắt và sản lượng
khai thác thủy sản trong 9 tháng đầu năm 2009, ngành thủy sản tăng trưởng
khá, số phương tiện khai thác công suất lớn ngày càng tăng, việc chuyển đổi từ
nghề lưới kéo đơn hiệu quả thấp sang nghề kéo đôi đạt hiệu quả cao ngày càng
cao. Các nghề khai thác chính như lưới cản, giả đôi, lưới vây… đạt sản lượng
khá, trong khi các nghề xúc ruốc, te xiệp đạt sản lượng trung bình do đã hết
mùa khai thác chính trong năm. Nghề rê khơi đạt hiệu quả khá. Sản lượng khai
thác 9 tháng qua của một số tỉnh đạt khá như Quảng Ninh đạt sản lượng đạt 37
nghìn tấn, Thanh Hóa (51,190 tấn), Đà Nẵng (31,600 tấn), Quảng Ngãi
(77,090 tấn), Bình Thuận (135,430 tấn). Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
như Bến Tre đạt 70.285 tấn, Sóc Trăng đạt 26.327 tấn, Bạc Liêu đạt 61.658

6


tấn. Nguyên nhân sản lượng thủy sản khai thác tăng so với cùng kỳ là do
những tháng đầu năm nay, nhiều địa phương được mùa cá cơm, cá nục và ngư
dân tích cực ra khơi do được hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ ngư dân (TTXVN,
2009).
Tổng sản lượng khai thác năm 2009 của Việt Nam ước đạt 2.277,7
nghìn tấn chiếm 47% tổng sản lượng thủy sản cả nước. Trong đó sản lượng cá

cao nhất trong tất cả các loại thủy sản, chiếm 74,8% tổng sản lượng thủy sản
khai thác. So với năm 2008, tổng sản lượng khai thác tăng 6,6%. Sản lượng cá
tăng 6,1%, sản lượng tôm tuy vẫn tăng đều qua các năm nhưng có tỉ lệ tăng
cao nhất trong các loài 9,9% và các loài thủy sản khác không tăng cũng không
giảm, vẫn giữ nguyên ở mức 450,1 nghìn tấn. Nhìn chung, từ 2005 – 2009 sản
lượng thủy sản khai thác tăng 14,6%. Trong đó, sản lượng cá khai thác tăng
13,7% tương ứng 205,2 nghìn tấn tăng thêm, sản lượng thủy sản khác tăng
17,8%, sản lượng tôm tăng 15,5%. Tuy cá luôn là loài khai thác có sản lượng
chiếm ưu thế trong các loài, nhưng về tốc độ tăng trưởng qua các năm thì cá
không bằng các loài thủy sản khác.
2.1.3 Tình hình chế biến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Bảng 2.1: Giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Năm
2005
2006
2007
2008
2009

Thực hiện
Ước tính Cộng dồn cả năm
(Triệu đồng) (Triệu đồng)
(Triệu đồng)
2.491
250
2.741
3.064
300
3.364
3.432

360
3.792
4.202
360
4.562
3.877
330
4.207

Năm hiện hành so
với năm trước (%)
114,2
123,1
112,9
121,2
93,3

(Tổng cục Thống kê, 2009)
Trong tháng 10/2009, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủy sản ước đạt
450 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của 10 tháng năm 2009 lên
3.488 tỷ USD, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm 2008. Tỷ trọng trong xuất khẩu
thủy sản: cá tra và cá basa chiếm 50,4% về lượng và 32,7% về giá trị; tôm
chiếm 15,9% về khối lượng và 36,9% về giá trị; cá ngừ chiếm 4,4% về lượng
và 4,0% về giá trị; mực và bạch tuộc chiếm 6,7% về lượng và 6,8% về giá trị,
còn lại là các thủy sản khác. Xuất khẩu tôm tăng, cá tra và basa giảm. So với
10 tháng đầu năm 2008, lượng xuất khẩu tôm đông lạnh và hàng khô tăng
mạnh, đạt 6,4% và 15,4%. Trong khi, cá tra, basa, mặt hàng xuất khẩu chủ lực
trong nhóm sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam lại giảm 8,6%. EU là thị

7



trường nhập khẩu nhiều nhất mặt hàng cá tra, basa của Việt Nam (chiếm
41,4% thị phần) đã sụt giảm 14% về khối lượng và 19% về giá trị (Chu Khôi,
2009).
Theo Bảng 2.1, trị giá xuất khẩu thủy sản tăng qua mỗi năm từ 2005 –
2008. Trị giá xuất khẩu thủy sản năm 2005 tăng 14,2% so với năm 2004, năm
2006 là năm có giá trị xuất khẩu cao nhất từ năm 2005 – 2009, tăng 23,1% so
với năm 2005. Đến năm 2007 trị giá xuất khẩu tiếp tục tăng 12,9% so với năm
2006 nhưng không bằng tỉ lệ năm tăng của năm 2006 so với năm 2005. Năm
2008 trị giá xuất khẩu tăng 21,2% so với năm 2007, kết quả cho thấy tình hình
xuất khẩu có vẻ khả quan hơn. Nhưng đến năm 2009, trị giá xuất khẩu thủy
sản lại sụt giảm 6,7%. Điều đó đang là nỗi lo của các doanh nghiệp trong lĩnh
vực chế biến xuất khẩu, do xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sau vụ kiện bán
phá giá năm 2003 ở Mỹ, giờ lại đang tiếp tục gặp phải nhiều khó khăn về các
rào cản thương mại đặt ra từ các nước nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Bài
học rút ra là phải tổ chức xúc tiến thương mại và công tác thị trường cho giỏi,
phải có chiến lược thị trường đàng hoàng, rõ ràng.
Nhìn chung, từ đầu năm 2009 đến hết tháng 6 năm 2009 được xem là
thời điểm rất khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản. Đến tháng 7, các
chủ trương kích cầu của Chính phủ bắt đầu phát huy tác dụng, ngành nông lâm
thủy sản thông qua nhiều hướng đi mới để khắc phục, tình hình có chuyển
biến tích cực. Giá trị kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 4,3 tỷ USD (Thái
Chuyên, 2009).
2.2 Tổng quan về tình hình thủy sản ĐBSCL
ĐBSCL là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, với diện tích gần
39.747 km2, chiếm khoảng 12% diện tích toàn quốc. Trong đó tổng diện tích
mặt nước NTTS ở ĐBSCL năm 2008 là 752,2 nghìn ha, gần bằng 71,46%
tổng diện tích mặt nước NTTS của cả nước, ưu thế của vùng vẫn là nuôi nước
lợ, chủ yếu là nuôi tôm nước lợ và cá da trơn nước ngọt (cá tra, basa)

( Nguyễn Chu Hồi, 2008).
2.2.1 Tình hình nuôi trồng và khai thác thủy sản của ĐBSCL
Thời gian qua nuôi trồng và khai thác thủy sản ở vùng ĐBSCL được
khẳng định là nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao, góp phần
thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển và nông thôn. Năm 2008, sản
lượng NTTS vùng ĐBSCL đạt 1.839nghìn tấn, bằng 74,6% sản lượng NTTS
toàn quốc. Cùng với NTTS, hoạt động khai thác thủy sản cũng đạt được kết
quả quan trọng, sản lượng khai thác không ngừng tăng. Năm 2008, sản lượng

8


khai thác của vùng ĐBSCL đạt 863,289 nghìn tấn, bằng khoảng 40,4% tổng
sản lượng khai thác cả nước.

Hình 2.4: Bản đồ Đồng bằng sông Cửu Long
/>
Tổng sản lượng thủy sản ĐBSCL năm 2008 bằng 58,7% so với tổng
sản lượng cả nước. Trong đó sản lượng NTTS đạt 1.839 nghìn tấn, chiếm 68%
trong tổng sản lượng thủy sản toàn ĐBSCL. Năm 2008, tổng sản lượng toàn
vùng ĐBSCL tăng 23,3%, sản lượng nuôi trồng tăng 20,4% và sản lượng khai
thác tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2007. Giai đoạn từ 2005 – 2008, tổng sản
lượng thủy sản tăng 46,4%, sản lượng nuôi trồng tăng 83,3% và sản lượng
khai thác tăng 2,4%. Nhìn một cách tổng thể, sản lượng khai thác của toàn
vùng ĐBSCL tăng đều qua các năm, sản lượng tăng không đáng kể. Sản lượng
nuôi trồng tăng nhiều so với sản lượng khai thác. Sản lượng thủy sản ĐBSCL
qua các năm có xu hướng tăng cả sản lượng nuôi trồng lẫn khai thác.
Theo Bộ NN&PTNT, sản lượng nuôi trồng lẫn khai thác thủy sản trong
10 tháng đầu năm 2009 đều tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2008. Theo
đó, sản lượng khai thác thủy sản trong tháng 10 ước đạt 155 nghìn tấn, đưa


9


tổng sản lượng khai thác từ đầu năm đến nay ước đạt 1.833 triệu tấn, tăng
4,6% so với cùng kỳ năm 2008.
Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, do ảnh hưởng của bão và áp thấp
nhiệt đới, thời tiết từ đầu đến nay luôn biến động thất thường, nên hoạt động
khai thác trên biển của ngư dân bị giảm đáng kể. Tuy nhiên, bù lại giá cả các
loại thủy sản khai thác vẫn ổn định, thêm vào đó năng lực đánh bắt của ngư
dân đã nâng lên đáng kể, vì thế vẫn đảm bảo khai thác thủy sản trong 10 tháng
đầu năm 2009 vẫn tăng trưởng khá so với năm 2008.
Tháng 10/2009, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 200 nghìn tấn,
đưa tổng sản lượng nuôi trồng 10 tháng đầu năm 2009 ước đạt 2,145 triệu tấn,
tăng 3.8% so với cùng kỳ năm 2008. Nhờ người nuôi thả giống không đồng
loạt, rải đều suốt vụ nuôi nên thu hoạch trong khung thời gian rộng, giá bán
tôm và cá nguyên liệu luôn ổn định ở mức cao, người nuôi có lãi.

3.000

Nghìn tấn

2.500
2.000
1.500
1.000
500
0
2005


2006

2007

Tổng sản lượng

2008

Khai thác

Năm

Nuôi trồng

Hình 2.5: Sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác của ĐBSCL
(Tổng cục Thống kê, 2009)
2.2.2 Tình hình chế biến, xuất khẩu thủy sản của ĐBSCL
Theo Bộ NN& PTNT, đến tháng 10-2008, ĐBSCL có đến 5.102 ha
diện tích ao nuôi cá tra, ba sa, với sản lượng trên 1 triệu tấn, chưa kể nuôi
lồng, bè,… Hiện nay cá tra, ba sa đã xuất khẩu đến 117 quốc gia và vùng lãnh
thổ. Trong mười tháng đầu năm 2008 lượng cá tra, ba sa xuất khẩu đạt hơn
550 nghìn tấn, kim ngạch trên 1,2 tỉ USD. Kim ngạch xuất khẩu cá tra hiện
nay chiếm đến 32,4% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Cá tra,
ba sa là tiêu điểm mà xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam quan tâm nhiều nhất, và
ĐBSCL là cũng là vùng đóng góp nhiều nhất.

10


Trong khi kim ngạch XK cá tra, ba sa tăng trưởng mạnh thì sản lượng

tôm XK đang gặp khó khăn. Theo số liệu của VASEP trong 10 tháng đầu năm
2008, XK tôm cả nước được 158,527 tấn, trị giá hơn 1,3 tỷ USD, chiếm tỷ
trọng 35,4%. Trong đó ĐBSCL là vùng mang lại giá trị XK tôm quan trọng
cho cả nước, nhưng phải đối mặt với khó khăn là diện tích nuôi sú hẹp dần,
nguồn nguyên liệu không đủ chế biến, công nhân lao động thiếu, các nhà máy
hoạt động chỉ 40-50% công suất thiết kế (Quang Hải, 2008).
Tính đến thời điểm này, ĐBSCL đã có 182 doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh thủy sản.Các nhà máy chế biến đã được xây dựng gắn với các vùng
nguyên liệu, đa số nhà máy được xây mới và được đầu tư nâng cấp, đổi mới
trang thiết bị, sản xuất các mặt hàng đáp ứng các yêu cầu chất lượng vệ sinh,
an toàn thực phẩm của EU. Công nghệ mới trong chế biến đã được áp dụng
nhằm sản xuất các mặt hàng giá trị cao theo tiêu chuẩn quốc tế, gắn với việc
kiểm soát chất lượng theo HACCP, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh,
không có kháng sinh hoặc hoá chất cấm sử dụng. Trong số các doanh nghiệp
đạt tiêu chuẩn EU đã có khoảng 50% doanh nghiệp ở ĐBSCL. Nhiều doanh
nghiệp và doanh nhân trong vùng có những nỗ lực và rất năng động, linh hoạt
trong thương mại mở rộng và tăng thị phần các thị trường (Nguyễn Chu Hồi,
2008).
Cùng với sự phát triển của chế biến và xuất khẩu thủy sản, chế biến và
tiêu thụ nội địa cũng là thế mạnh của ĐBSCL. Các sản phẩm cá tra, ba sa đã
tung mạnh trên thị trường nội địa với hơn 60 chủng loại mặt hàng hấp dẫn.
Phát triển thị trường tiêu thụ thủy sản nội địa là hướng đi đầy hứa hẹn ở
ĐBSCL trong thời gian tới.
2.3 Tổng quan về Tỉnh Kiên Giang
2.3.1 Vị trí địa lý của Tỉnh Kiên Giang
Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long - phía Tây
Nam của Tổ quốc: phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia; phía Nam giáp tỉnh
Cà Mau và Bạc Liêu; phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh An Giang, Thành phố
Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang; phía Tây giáp Vịnh Thái Lan. Vị trí địa lý của
Kiên Giang có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế - xã hội tổng hợp, là cửa

ngõ hướng ra biển Tây của tỉnh cũng như của vùng đồng bằng sông Cửu Long,
có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, đảo và giao lưu với các nước
trong khu vực và quốc tế với các ngành mũi nhọn như du lịch, thương mại,
dịch vụ công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản… Kiên Giang có tổng diện tích tự
nhiên 6.346,3 km2. Theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009, dân số tỉnh Kiên

11


Giang là 1.683 người, mật độ 267 người/km², khu vực nông thôn 73,1%, thành
thị 26,9%; dân tộc chủ yếu là người Kinh, Khmer và Hoa. Dân số của tỉnh
phân bố không đều, thường tập trung ở ven trục lộ giao thông, kênh rạch, sông
ngòi và một số đảo, quy mô dân số đến năm 2010 dự kiến dưới 1,8 triệu người
(UBND tỉnh Kiên Giang, 2007).

Hình 2.6: Bản đồ Tỉnh Kiên Giang
( />2.3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Kinh tế - xã hội của Tỉnh có tiến bộ vượt bậc sau hơn 20 năm đổi mới,
trong thời gian qua duy trì được khả năng tăng trưởng cao, bình quân 5 năm
đạt 11%, Quy mô tổng sản phẩm nền kinh tế của tỉnh năm 2005 đạt 10.835 tỷ
đồng gấp 1,7 lần năm 2000, GDP bình quân đầu người 9,7 triệu đồng tương
đương 592 USD. Song, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh tuy khá nhanh
nhưng chưa ổn định và thiếu tính vững chắc, nhiều tiềm năng, lợi thế chưa
được phát huy tốt, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu và chưa đồng bộ, trình độ

12


dân trí nhìn chung còn thấp, nguồn nhân lực còn thiếu và yếu trên nhiều mặt
(Q.Bình, 2008).

2.3.3 Tình hình nuôi trồng và khai thác thủy sản của tỉnh Kiên Giang
Theo số liệu thống kê năm 2008 về tình hình NTTS và KTTS của Tổng
cục Thống kê (2009), Kiên Giang có lợi thế về diện tích mặt nước NTTS,
đứng hàng thứ 3 sau Cà Mau và Bạc Liêu với tổng diện tích mặt nước là 134,6
nghìn ha trong tổng số 752,2 nghìn ha, chiếm 17,89% tổng diện tích mặt nước
NTTS của toàn vùng ĐBSCL.
Kiên Giang là tỉnh có tổng sản lượng thủy sản năm 2006 thu được cao
nhất vùng ĐBSCL với 328,455 nghìn tấn bằng 12,16% tổng sản lượng thủy
sản toàn vùng ĐBSCL, giảm 7,16% so với năm 2005. Trong đó sản lượng
nuôi trồng chiếm 33,56%, tăng 61.999 so với năm 2005. Tuy nhiên, sản lượng
thủy sản khai thác được đang có xu hướng giảm so với các năm trước do con
người khai thác quá mức và do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên nguồn tài
nguyên biển đang dần trở nên cạn kiệt.
450
400

Nghìn tấn

350
300
250
200
150
100
50
0
2005

2006


Tổng sản lượng

2007

Khai thác

2008 Năm

Nuôi trồng

Hình 2.7: Sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác của Tỉnh Kiên Giang
(Tổng cục Thống kê, 2009)
Năm 2008, tổng sản lượng giảm 17,9%, khai thác giảm 30,8%, nuôi
trồng tăng 30%. Tổng sản lượng thủy sản năm 2005 tăng dần đến năm 2007.
Năm 2007 sản lượng thủy sản khai thác đạt ngưỡng cao nhất trong tất cả các
năm trong giai đoạn 2005 – 2008, với tổng sản lượng là 399,931 nghìn tấn.
Tuy nhiên đến năm 2008, sản lượng thủy sản sụt giảm 17,9 % so với 2007
mang về tổng sản lượng thủy sản cho Kiên Giang chỉ còn 328,455 nghìn tấn.

13


Nguyên nhân chủ yếu làm giảm sản lượng thủy sản của tỉnh là do sản lượng
khai thác của tỉnh sụt giảm mạnh, giảm 30,8% so với cùng kỳ năm 2007.
Trong nuôi trồng, tôm là sản phẩm chiếm tỷ trọng giá trị cao nhất,
nhưng năm 2009, sản lượng tôm thu được thấp, ước tính sản lượng tôm (tôm
sú và tôm thẻ chân trắng) trong 9 tháng đầu năm 2009 thu hoạch 24,336 tấn,
giảm 0,55% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng tôm năm 2009 thấp là do:
Nuôi trồng năm trước không thuận lợi dẫn đến hiệu quả thấp, vì thế mặc dù
năng suất thu hoạch năm nay cao hơn năm 2008, nhưng diện tích nuôi theo

phương pháp công nghiệp, bán công nghiệp cũng như nuôi tôm – lúa đều giảm
nên sản lượng vẫn giảm so với năm 2008. Khai thác thủy sản 9 tháng đầu năm
2009 cơ bản là thuận lợi, tình hình thời tiết, mùa vụ ít biến đổi, an ninh đảm
bảo, giá cả sản phẩm khai thác và ngư lưới cụ khá ổn định, hơn nữa nhà nước
vẫn tiếp tục hỗ trợ giá dầu nên ngư dân phấn khởi, yên tâm bám biển dài ngày,
khai thác đạt hiệu quả tương đối cao. Riêng tháng 9/2009 sản lượng thủy sản
khai thác ước tính đạt 29.736 tấn, tăng 1,92% so với tháng 10/2009 và tăng
12,13% so với cùng kỳ 2008 (Huy Công, 2009).
2.3.4 Tình hình chế biến, xuất khẩu thủy sản của tỉnh Kiên Giang
Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 3.75 tỷ USD,
tăng gần 12% so với năm ngoái, đưa Việt Nam trở thành một trong 10 nước
xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới (TTXVN, 2008).
Năm 2008, tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng thủy sản là 120 triệu USD,
đạt 85.71% kế hoạch của năm 2008 và tăng 39,64% so với năm 2007. Mặc dù
xuất khẩu thủy sản Kiên Giang tăng khá nhưng còn thấp hơn nhiều so với các
tỉnh trong vùng có điều kiện nguồn hàng thủy sản xuất khẩu tương tự Kiên
Giang như: Cà Mau xuất khẩu thủy sản ước tính đạt trên 651 triệu USD, An
Giang đạt 420 triệu USD, Sóc Trăng 350 triệu và ngay cả Đồng Tháp cũng đạt
230 triệu USD…
Mặt hàng tôm xuất khẩu cũng là một trong hai mặt hàng chiến lược
trong hàng hóa xuất khẩu của tỉnh Kiên Giang đang gặp rất nhiều khó khăn do
tác động của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới, nhu cầu nhập
khẩu thủy sản của một số nước có khuynh hướng sụt giảm, thị trường bị thu
hẹp, hơn nữa nguồn nguyên liệu cho chế biến không ổn định. Bên canh đó,
trong sáu tháng đầu năm 2009, xuất khẩu thủy sản đạt kế hoạch rất thấp
(23.24%), riêng tôm là mặt hàng chủ lực mới xuất được 843 tấn, chỉ đạt
15.33% kế hoạch năm 2009 đề ra.

14



2.4 Những nghiên cứu gần đây có liên quan đến tài liệu
Trong quá trình thực hiện luận văn, những nghiên cứu dưới đây đã
được tham khảo:
(1) Bùi Văn Trịnh (2007). Phân tích hoạt động kinh doanh. Giáo trình giảng
dạy. Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ. Giáo trình đưa ra phương pháp nghiên
cứu, phân tích, đánh giá tình hình kinh tế - tình hình tài chính và nguyên nhân
ảnh hưởng đến kết quả tình hình đó. Kết quả phân tích là cơ sở dự báo, hoạch
định chính sách và đưa ra quyết định hoạt động kinh doanh của tất cả các loại
hình doanh nghiệp của nền kinh tế thị trường..
(2) Nguyễn Như Anh (2007). Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty cổ phần Nông Lâm sản Kiên Giang. Luận văn tốt nghiệp Đại Học
chuyên ngành QTKD, Khoa Kinh Tế & QTKD, ĐHCT. Bài viết phân tích về
tình hình doanh thu và lợi nhuận đặc biệt phân tích sâu vào lợi nhuận của công
ty từ năm 2004 – 2006. Đề tài sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn. Mục
tiêu của đề tài này là phân tích tình hình doanh thu, lợi nhuận, xác định các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
(3) Phan Quốc Phương (2007). Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại
công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu Minh Hải. Luận văn tốt nghiệp
Đại Học chuyên ngành QTKD, Khoa Kinh Tế & QTKD, ĐHCT. Bài viết phân
tích về tình hình doanh thu và lợi nhuận đặc biệt phân tích sâu vào lợi nhuận
của công ty từ năm 2004 – 2006. Đề tài sử dụng phương pháp so sánh tuyệt
đối và tương đối. Đề tài này thực hiện với mục tiêu đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng đến chi phí, lợi nhuận, doanh thu của công ty và một số chỉ tiêu tài
chính để xác định rõ hiệu quả kinh doanh của công ty.
Nghiên cứu này cũng được sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá
các chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh doanh, cái khác trong đề tài này là sử dụng
phân tích các nhân tố ảnh hưởng bằng phương pháp thay thế liên hoàn và phân
tích ma trận SWOT. Các đề tài trên được thực hiện trong năm 2005 và 2006
nên đảm bảo là không có sự trùng lắp hoặc ở cùng địa bàn nghiên cứu với đề

tài của em và các đề tài chỉ mang tính tham khảo để học hỏi và tìm thêm
những điểm mới cho đề tài của mình.
2.5 Một số lý luận về phân tích hoạt động kinh doanh
2.5.1 Khái niệm
Phân tích hoạt động kinh doanh hiểu theo nghĩa chung nhất là nghiên
cứu tất cả các hiện tượng, các hoạt động có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp

15


với kết quả hoạt động kinh doanh của con người, quá trình phân tích được tiến
hành từ bước khảo sát thực tế đến tư duy trừu tượng (tức quan sát thực tế), thu
thập thông tin số liệu, xử lý phân tích các thông tin số liệu, đến việc đề ra các
định hướng hoạt động tiếp theo.
2.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
2.5.2.1 Doanh thu
Doanh thu là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng, dịch vụ
sau khi trừ các khoản thuế thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại
(nếu có chứng từ hợp lệ) và được khách hàng chấp nhận thanh toán (không
phân biệt đã thu hay chưa thu tiền). Tuỳ theo các hoạt động khác nhau mà ta
có các loại doanh thu
a) Doanh thu bán hàng: là tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà
doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ.
b) Doanh thu bán hàng thuần: bằng doanh thu bán hàng trừ các khoản
giảm trừ, các khoản thuế, chỉ tiêu này phản ánh thuần giá trị hàng bán của
doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
c) Doanh thu từ hoạt động tài chính: là các khoản thu từ các hoạt động
liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, cho thuê tài sản, lãi tiền gửi, lãi tiền cho
vay, thu từ hoạt động mua bán chứng khoán…
d) Doanh thu khác: là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không

thường xuyên như thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, thu về nợ khó
đòi, các khoản nợ phải trả không xác định chủ…
2.5.2.2 Chi phí
Là toàn bộ các khoản phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí quản lý, chi phí
bán hàng, chi phí nhân công trực tiếp…
a) Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh
nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định.
b) Chi phí bán hàng: Gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân
viên bán hàng, tiếp thị, đóng gói sản phẩm, bảo quản, khấu hao TSCĐ, bao bì,
chi phí vật liệu, chi phí mua ngoài, chi phí bảo quản, quảng cáo…
c) Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí chi ra có liên quan
đến việc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí
quản lý gồm nhiều loại: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ,
khấu hao. Đây là những khoản chi phí mang tính chất cố định, nên có khoản

16


×