Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

ẢNH HƯỞNG của độ mặn và NHIỆT độ đến tỷ lệ SỐNG, SINH TRƯỞNG và SINH sản của DÒNG ARTEMIA FRANCISCANA được THẢ NUÔI ở VĨNH CHÂU và MOZAMBIQUE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.17 KB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

LÊ THỊ KIM NGÂN

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN VÀ NHIỆT ĐỘ ĐẾN TỶ LỆ
SỐNG, SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA DÒNG
ARTEMIA FRANCISCANA ĐƯỢC THẢ NUÔI Ở VĨNH
CHÂU VÀ MOZAMBIQUE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

LÊ THỊ KIM NGÂN

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN VÀ NHIỆT ĐỘ ĐẾN TỶ LỆ
SỐNG, SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA DÒNG
ARTEMIA FRANCISCANA ĐƯỢC THẢ NUÔI Ở VĨNH
CHÂU VÀ MOZAMBIQUE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN


NGUYỄN THỊ NGỌC ANH

2012


LỜI CẢM TẠ
Xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến:
Cô Nguyễn Thị Hồng Vân
Cô Nguyễn Thị Ngọc Anh
Anh Lê Trung Tâm
Chị Dương Thị Mỹ Hận
Tập thể lớp Nuôi Trồng Thủy Sản A1-K35.
Đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành Luận Văn Tốt Nghiệp,
cũng như giúp em hoàn thành khóa học này.
Vì thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế nên Luận văn còn nhiều điểm
thiếu sót. Kính mong quý Thầy Cô và các bạn góp ý để bài viết của em được
hoàn chỉnh hơn.


TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu tìm hiểu những thay đổi về sinh
trưởng và các chỉ tiêu sinh sản của Artemia franciscana có cùng nguồn gốc khi
được nuôi tại Vĩnh Châu (VC) và Mozambique (VCM) nhằm tìm hiểu khả
năng thích nghi của dòng ở môi trường mới. Thí nghiệm được bố trí trong
phòng thí nghiệm với 2 mức nhiệt độ (28oC, 32oC) kết hợp hai mức độ mặn
(80‰, 120‰) bao gồm 8 nghiệm thức (NT). Kết quả cho thấy NT
(28oC+80‰), cho kết quả tỷ lệ sống tốt nhất ở cả VC và VCM so với các NT
còn lại (76-92% so với 38-85%) trong khi tăng trưởng chiều dài ở các NT là
tương đương (6,5-8,1 mm) vào ngày tuổi thứ 14. Các chỉ tiêu vòng đời (thời
gian sinh sản và tuổi thọ) và các chỉ tiêu sinh sản đạt cao nhất ở các nghiệm

thức nhiệt độ 28oC, độ mặn 80‰ được tìm thấy cả hai dòng Artemia, kết quả
này biểu thị ở điều kiện nhiệt độ và độ mặn này thích hợp cho sự sinh trưởng
và phát triển của Artemia. Artemia được nuôi ở độ mặn 80‰ và 120‰ kết hợp
với nhiệt độ 28oC thì có sức sinh sản cao hơn. Trong cùng một nhiệt độ,
Artemia có sức sinh sản tương tự nhau, khác biệt không có ý nghĩa thống kê
giữa các nghiệm thức chứng tỏ nhiệt độ trong thí nghiệm là yếu tố tác động
nhiều hơn so với độ mặn. Dòng VCM trong cùng điều kiện thể hiện sự ngang
bằng hoặc vượt trội hơn dòng VC, điều này cho thấy khi đưa một sinh vật vào
môi trường mới những cá thể nếu thích nghi tốt thì nó sẽ trở thành dòng ưu thế
hơn.


MỤC LỤC
Trang
Phần 1: Đặt vần đề .................................................................................... 1
1.1 Giới thiệu ..................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu đề tài.............................................................................. 2
1.3 Nội dung đề tài ............................................................................. 2
Phần 2: Lược khảo tài liệu.......................................................................... 3
2.1 Hệ thống phân loại ....................................................................... 3
2.2 Đặc điểm phân bố......................................................................... 3
2.3 Hình thái và vòng đời ................................................................... 4
2.3.1 Đặc điểm hình thái.................................................................. 4
2.3.2 Vòng đời của Artemia ............................................................. 4
2.4 Đặc điểm môi trường sống và dinh dưỡng .................................... 7
2.5 Khả năng thích nghi với các điều kiện môi trường........................ 8
2.6 Lịch sử nghiên cứu, quá trình phát triển nghề nuôi Artemia.......... 9
2.6.1 Thế giới .................................................................................. 9
2.6.2 Việt Nam .............................................................................. 10
2.7 Sơ lược về Vĩnh Châu (Sóc Trăng) và Mozambique ................... 10

2.7.1 Vĩnh Châu-Sóc Trăng ........................................................... 10
2.7.2 Mozambique ......................................................................... 12
Phần 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu............................................ 13
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện ................................................. 13
3.2 Vật liệu nghiên cứu .................................................................... 13
3.2.1 Dụng cụ, vật tư vầ hóa chất................................................... 13
3.2.2 Nguồn trứng giống Artemia .................................................. 13
3.2.3 Nguồn nước .......................................................................... 13
3.2.4 Thức ăn................................................................................. 13
3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................ 14
3.3.1 Bố trí thí nghiêm................................................................... 14
3.3.2 Chăm sóc quản lý.................................................................. 15
3.4 Phương pháp phân tích và thu thập số liệu.................................. 15
3.4.1 Phương pháp xác định tỷ lệ sống, chiều dài thân ................... 15
3.4.2 Các chỉ tiêu sinh sản ............................................................. 16
3.5 Phương pháp xử lý số liệu .......................................................... 17
Phần 4: Kết quả thảo luận......................................................................... 18


4.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn lên tỷ lệ sống và tăng trưởng của
hai dòng Artemia VC và VCM ................................................................. 18
4.1.1 Tỷ lệ sống của Artemia sau 7 và 14 ngày tuổi ....................... 18
4.1.2 Chiều dài thân của Artemia sau 7, 14 ngày tuổi..................... 20
4.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn lên tuổi thọ và các chỉ tiêu sinh
sản của hai dòng Artemia VC và VCM..................................................... 21
4.2.1 Thời gian tiền sinh sản và sinh sản........................................ 21
4.2.2 Tuổi thọ ................................................................................ 22
4.2.3 Số phôi/vòng đời................................................................... 25
4.2.4 Số lứa/con cái ....................................................................... 25
4.2.5 Sức sinh sản (Phôi/lứa) ......................................................... 25

4.2.6 Tổng số trứng/con cái và tổng số con/con cái........................ 27
4.2.7 Số trứng/lứa, số con/lứa ........................................................ 28
4.2.8 Chu kỳ sinh sản..................................................................... 29
Phần 5: Kết luận và đề xuất ...................................................................... 31
5.1 Kết luận...................................................................................... 31
5.2 Đề xuất....................................................................................... 31
Tài liệu tham khảo.................................................................................... 32
Phụ lục ..................................................................................................... 35


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Tỷ lệ sống (%) sau 7 và 14 ngày tuổi......................................... 18
Bảng 4.2 Trung bình chiều dài thân (mm) sau 7 và 14 ngày tuổi .............. 20
Bảng 4.3 Các chỉ tiêu về tuổi thọ, giai đoạn tiền sinh sản và sinh sản của hai
dòng Artemia VC và VCM ....................................................................... 22
Bảng 4.4 Các chỉ tiêu sinh sản của Artemia franciscana khi được thả nuôi ở
Vĩnh Châu (VC) và Mozambique (VCM)................................................. 24


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Artemia........................................................................................ 4
Hình 2.2 Vòng đời phát triển của Artemia .................................................. 5
Hình 2.3 Trứng bào xác.............................................................................. 5
Hình 2.4 Artemia bung dù và Nauplii ......................................................... 5
Hình 2.5 Giai đoạn Instar II của Artemia .................................................... 6
Hình 2.6 Artemia đực và cái ....................................................................... 7
Hình 2.7 Bản đồ khu vực Mozambique .................................................... 12
Hình 4.1 Sức sinh sản qua các lần sinh sản của Artemia ........................... 27



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
SFB: Artemia ở San Francisco Bay, Mỹ.
VC: Trứng VC có nguồn gốc SFB được thuần hóa ở Việt Nam hơn 20 năm
(Vĩnh Châu).
VCM: Trứng VC được thả nuôi trên ruộng muối ở Mozambique (Maputo).
TBX: Trứng bào xác.
NT: Nghiệm thức.


PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Artemia là loại thức ăn tươi sống được sử dụng phổ biến trong nghề
nuôi thủy sản ở nước ta cũng như trên thế giới, đặc biệt trong các trại sản xuất
giống vì chúng có kích thước nhỏ và thu được dễ dàng, không phụ thuộc vào
số lượng, mùa vụ. Trong thực tế sản xuất, không có loại thức ăn có nguồn gốc
động vật nào có khả năng thay thế được bởi Artemia là loại thức ăn có hàm
lượng dinh dưỡng rất cao, protein: 40-70%, lipid: 10-30%, nhiều chất béo và
acid amin cần thiết (Leger et al.,1985). Đặc biệt, đây là loại thức ăn khá thân
thiện với môi trường, ít gây ô nhiễm, có nhiều kích cỡ phù hợp với từng giai
đoạn phát triển của ấu trùng tôm, cá. Ngoài dạng sinh khối sử dụng làm thức
ăn tươi sống, trứng bào xác (Cyst) của Artemia có thể dự trữ qua nhiều năm ở
dạng sấy khô và được mua bán rộng rãi khắp nơi.
Trong tự nhiên, Artemia được tìm thấy ở nhiều hồ nước mặn trên thế
giới. Vào đầu những năm 50, việc thương mại hóa trứng bào xác Artemia chỉ
bao gồm lượng trứng thu hoạch ở khu vực ruộng muối thuộc vịnh San
Francisco (SFB) và hồ nước mặn Great Salt (GSL) (Mỹ). Tuy nhiên đến
những năm 80, thị trường cung cấp trứng bào xác đã sôi động hẳn lên, sự thiếu

hụt trứng bào xác Artemia xảy ra thường xuyên cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của ngành nuôi trồng thủy sản. Sự khan hiếm này dẫn đến việc tìm kiếm
các khu vực nuôi mới nhằm có thể khai thác (Vanhaecke và ctv., 1987;
Triantaphyllidis và ctv., 1998) thêm về sản lượng trứng cũng như sinh khối
Artemia. Tuy nhiên để chọn một dòng nuôi phù hợp cần có những hiểu biết
nhất định về khả năng thích nghi của dòng mặc dù nhiều nghiên cứu cho biết
trong tự nhiên các yếu tố đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại của quần
thể Artemia là độ mặn, nhiệt độ, thức ăn và thành phần ion trong thủy vực
(Van Stappen, 2002). Đặc biệt, độ mặn và nhiệt độ là hai nhân tố vô sinh quan
trọng có ảnh hưởng lên sự sinh tồn của Artemia bởi vì hai nhân tố này có liên
quan đến ngưỡng sống sót của địch hại Artemia, do vậy nó thay đổi theo từng
vùng, địa phương, dẫn đến sự thay đổi hàng loạt các quá trình sinh lý, sinh hóa
trong cơ thể Artemia. Những cá thể thích nghi sẽ tồn tại và phát triển, ngược
lại những cá thể không chịu đựng được sự biến động của nhiệt độ sẽ bị loại
trừ. Sự thích nghi này cũng được biểu hiện qua khả năng sống sót và sinh sản
của các thế hệ sau tốt hơn các thế hệ trước (Nguyễn Văn Hòa, 2002). Vì thế,
việc nghiên cứu “Ảnh hưởng của độ mặn và nhiệt độ lên sự biến đổi về
sinh trưởng và các chỉ tiêu sinh sản của dòng Artemia franciscana được
1


thả nuôi ở Vĩnh Châu và Mozambique” được thực hiện nhằm tìm hiểu khả
năng thích nghi của dòng khi được thả vào môi trường mới.
1.2. Mục tiêu đề tài
Mục tiêu là so sánh tỷ lệ sống, sinh trưởng và các chỉ tiêu sinh sản của
Artemia franciscana có cùng nguồn gốc khi được thả nuôi ở những điều kiện
khác nhau.
1.3. Nội dung đề tài
Đánh giá ảnh hưởng kết hợp của độ mặn và nhiệt độ đến sinh trưởng và
tỷ lệ sống của Artemia franciscana Vĩnh Châu và Mozambique.

Đánh giá ảnh hưởng kết hợp của độ mặn và nhiệt độ đến các chỉ tiêu
sinh sản và tuổi thọ của Artemia franciscana Vĩnh Châu và Mozambique.

2


PHẦN 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Hệ thống phân loại Artemia
Ngành chân khớp:

Arthopoda

Phân ngành có mang:
Lớp giáp xác:

Branchiata
Crustacea

Bộ chân mang:

Branchiaopoda

Họ:

Anostracea

Giống:

Artemia (Leach, 1819)


Giữa các dòng Artemia lưỡng tính hoặc dị hợp tử (quần thể bao gồm
con đực và con cái ) có tất cả sáu loài anh em như sau:
 Artemia salina :

Lymington (Anh quốc, bây giờ đã tuyệt giống )

 Artemia tunisiana:

Châu Âu

 Artemia franciscana:

Châu Mỹ ( Bắc, Trung và Nam Mỹ )

 Artemia perrsimilis:

Achentina

 Artemia urmiana:

Iran

 Artemia monica:

Mono Lake, CA- USA

2.2. Đặc điểm phân bố
Artemia là loài rộng muối, được tìm thấy ở trên 300 hồ nước mặn tự
nhiên và nhân tạo trên thế giới, rải rác khắp vùng nhiệt đới, cận nhiệt và ôn

đới. Chúng thường xuất hiện trong những thủy vực có nồng độ muối 5-300‰
(Port và Yousnesf, 1977), phát triển đặc biệt tốt ở nồng độ 65-150‰, với
thành phần ion của các thủy vực gồm Chloride, Sulfate và Carbonate (Bowen
và ctv, 1978 và Sorgeloos, 1979). Mặc dù vậy, các quần thể Artemia lại phân
bố không liên tục mà thành từng vùng. Có nhiều nơi nước có độ mặn cao
nhưng không phải nơi nào cũng có Artemia phân bố. Artemia có khả năng
sống tốt trong nước biển bình thường, tuy nhiên, ở độ mặn đó có quá nhiều
loài cạnh tranh và địch hại. Vì thế, Artemia phân bố chủ yếu ở vùng nước có
độ mặn cao (trên 70‰) để hạn chế kẻ thù.

3


Do Artemia không có khả năng phát tán tốt, nên gió và chim nước là
yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự phát tán của Artemia trong tự nhiên.
Ngoài ra, các quần thể Artemia cũng được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới có
mùa mưa và mùa khô rõ rệt (khí hậu gió mùa) thông qua việc cấy thả vào các
ruộng muối theo mùa vụ (ở Trung Mỹ, Đông Nam Á) (Sorgeloos, 1978).
2.3. Hình thái và vòng đời
2.3.1. Đặc điểm hình thái
Artemia có thân dạng hình trụ tròn, kéo dài, cơ thể phân đốt, ống tiêu
hóa thẳng dọc theo cơ thể, không có giáp đầu ngực, phần đầu ngắn nhỏ, hai
mắt kép có cuống. Đốt cuối của đốt đuôi có một chạc đuôi hình lá, có râu cảm
giác và 11 đôi chân ngực mọc hai bên thân với đủ chức năng.

Hình 2.1 Artemia
(Nguồn: bestfish.tripod.com)
2.3.2. Vòng đời của Artemia
Artemia có vòng đời ngắn. Tuy nhiên, trong điều kiện thuận lợi,
Artemia có thể sống vài tháng, tăng trưởng từ ấu trùng (nauplii) đến trưởng

thành (adult) trong vòng 8 ngày nuôi, sức sinh sản cao (Sorgeloos, 1980).
Trong quần thể Artemia luôn luôn xảy ra hai phương thức sinh sản đẻ trứng và
đẻ con (Browne et al., 1984).

4


Hình 2.2 Vòng đời phát triển của Artemia (Jumalon et al., 1982)

Hình 2.3 Trứng bào xác
(Nguồn: www.made-in-china.com)

Hình 2.4 Artemia bung dù và Nauplii
(Nguồn: www.aquaculture.ugent.be)

Trứng bào xác (Cyst) sấy khô có dạng hình cầu hai mặt lõm, kích thước
từ 0.2-0.3 mm và có thể dự trữ một thời gian dài mà không giảm chất lượng.
Trong trứng bào xác có phôi ở dạng gastrula chưa biệt hóa, sự trao đổi chất
hoàn toàn ngừng lại nếu hàm lượng nước dưới 10%. Khi được ngâm trong
nước biển có nồng độ muối từ 30-35‰, chúng bắt đầu trương nước đạt đến
cực đại, trứng có dạng hình cầu. Lúc này, bên trong trứng sự trao đổi chất bắt
đầu hoạt động (Vos và Rosa, 1980). Sau 24-36 h tùy thuộc vào nhiệt độ nước
trứng sẽ nở thành ấu trùng Nauplii (Instar I, chiều dài 0,4-0,5 mm) với 3 đôi
phụ bộ và một mắt đơn, bơi lội tự do trong nước, có màu vàng cam do sự tích
lũy vật chất noãn hoàng.

5


Giai đoạn Instar I, Artemia không ăn thức ăn chỉ dinh dưỡng noãn

hoàng, vì thế hệ thống tiêu hóa chưa hoàn chỉnh (miệng còn đóng).
Sau khoảng 6-8 h Artemia lột xác chuyển qua giai đoạn 2 (Instar II) lọc
được các thức ăn nhỏ trong phạm vi 1-5 um nhờ vào đôi râu thứ 2 (tảo, vi
khuẩn, những mảnh vụn hữu cơ,…)

Hình 2.5 Giai đoạn Instar II của Artemia
(Nguồn: www.aquaculture.ugent.be)
Ấu trùng sinh trưởng và trải qua 15 lần lột xác khác nhau, sau mỗi lần
có sự biệt hóa về hình dạng, kích thước để trở thành Artemia trưởng thành
(Stappen, 1996). Từ giai đoạn 10 trở đi diễn ra những thay đổi quan trọng về
mặt hình thái học, chức năng và phân biệt được giới tính.
Con đực: đôi râu 2 phát triển thành dạng móc câu ở vùng đầu để ôm lấy
con cái khi tham gia sinh sản và phần bụng hai nhánh cơ quan sinh dục đực
cũng có thể nhận thấy được.
Con cái: đôi râu 2 lại thoái hóa thành cơ quan cảm giác ở phần đầu
nhưng rất dễ nhận biết do túi ấp hay tử cung phát triển to nằm ở phần bụng.
Artemia trưởng thành dài khoảng 10 mm (dòng phân tính) và 20 mm
(dòng trinh sản). Tuổi thọ trung bình của cá thể Artemia trong các ao nuôi ở
ruộng muối khoảng 40-60 ngày tùy thuộc điều kiện môi trường nuôi như:
nhiệt độ, độ mặn, thức ăn,… (Nguyễn Văn Hòa et al., 1994).
Phương thức sinh sản của Artemia:
Trước khi giao phối, con đực bắt cặp với con cái bằng cách dùng cơ
quan có dạng móc câu ôm lấy con cái vào giữa túi phôi và đôi chân ngực cuối
cùng. Những cặp này có thể bơi lội trong một thời gian dài, quá trình thụ tinh
xảy ra nhanh chóng trong lúc bơi lội con đực sẽ co mình xuống phía bụng con

6


cái và dùng gai sinh dục chuyển sản phẩm sinh dục vào giữa khe hở túi ấp con

cái.
Trứng được thụ tinh phát triển bình thường trong túi ấp (trứng có màu
trắng hoặc hồng) thành ấu trùng và được phóng thích ra môi trường bởi con
cái (phương thức đẻ con).
Trong điều kiện khắc nghiệt
(như độ mặn cao, hàm lượng
oxy hòa tan thấp) phôi chỉ
phát triển đến giai đoạn nhất
định ngay lập tức bị bao bọc
bởi lớp vỏ màu nâu là hoạt
chất Haematin (sản phẩm của
tuyến vỏ tiết ra) bước vào giai
đoạn tiềm sinh và được phóng
thích vào môi trường (phương
thức đẻ trứng bào xác)
(Sorgeloos, 1980).
Trứng bào xác thường
nổi trên bề mặt của nước có
độ mặn cao, được gió thổi dạt
Hình 2.6 Artemia đực (trái) và cái (phải)
vào bờ và sấy khô tự nhiên
(Nguồn: bettasaigon.org)
đạt tới tình trạng “trứng nghỉ
hay còn gọi là tiềm sinh”. Khi hút nước trở lại thì cơ chế tiềm sinh bị xóa và
sẵn sàng nở ra Nauplii bơi lội tự do, phát triển thành con trưởng thành sau 2
tuần nuôi và bắt đầu tham gia sinh sản.
Sức sinh sản khoảng 300 con hoặc trứng bào xác trong một chu kỳ bốn
ngày, trung bình mỗi con đẻ khoảng 1500-2500 phôi (Sorgeloos, 1980). Thông
thường, trong phương thức đẻ trứng bào xác thì số lượng phôi thường thấp
hơn phương thức đẻ con (Đỗ Văn Hoàng, 1998).

2.4. Đặc điểm môi trường sống và dinh dưỡng
Ở Việt Nam, Artemia được nuôi rộng rãi là dòng Artemia franciscana
có nguồn gốc từ San Francisco Bay (SFB, Mỹ) nhưng được thuần hóa và thích
nghi tốt với điều kiện khí hậu môi trường của địa phương ở độ mặn: 80-120‰,
nhiệt độ: 22-35oC, oxy hòa tan: không thấp hơn 2 mg/l, pH từ trung tính đến
kiềm (7,0-9,0) (Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2007).

7


Artemia là sinh vật ăn lọc không chọn lựa (Reeve, 1963), chúng có thể
sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau (Sorgeloos et al., 1986), kích cỡ hạt
thích hợp cho ấu trùng là 25-30 um, cho con trưởng thành là 40-50 um
(Bossayt và Sorgeloos, 1988), thức ăn đa số là các loại tảo đơn bào sợi ngắn,
vi khuẩn, mảnh vụn hữu cơ, ở phạm vi kích thước nhỏ hơn 50 um. Quá trình
bơi của chúng đồng thời cũng là quá trình lọc thức ăn, chúng bắt mồi bằng
cách dùng chân bơi đưa thức ăn từ dưới lên miệng (Sorgeloos et al., 1986,
trích dẫn bởi Nguyễn Đại Khoa, 1999).
2.5. Khả năng thích nghi với các điều kiện môi trường:
Nhiệt độ, thức ăn và nồng độ muối là những nhân tố chính ảnh hưởng
đến sự gia tăng mật độ của quần thể Artemia hoặc ngay cả sự vắng mặt tạm
thời của chúng (Sorgeloos, 1980).
Thông qua sự thích nghi sinh lý với môi trường sống có hàm lượng
muối cao giúp Artemia có điều kiện sinh thái đủ để chống lại địch hại nhờ
chúng có hệ thống điều hòa áp suất thẩm thấu thuận lợi nhất ở sinh vật
(Croghau, 1958), thêm vào đó chúng có khả năng tổng hợp hemoglobin chịu
đựng được mức oxy thấp để tồn tại ở độ mặn cao (Gilchrist, 1954), nơi mà ít
loài động vật nào sống được. Đặc biệt, Artemia có khả năng sản xuất trứng
bào xác khi điều kiện môi trường trở nên bất lợi (Nguyễn Văn Hòa và ctv.,
2007). Kẻ thù của Artemia ở độ mặn cao vẫn không tránh được là chim, đối

với một số loài chim Artemia được coi là một thành phần của khẩu phần thức
ăn (Isenmann, 1975).
Theo Karpevists (1975) từng nhận định “Nhiệt độ và giới hạn dao động
của nhiệt độ trong đời sống của thủy sinh vật là một trong những tác nhân
quan trọng nhất của môi trường”. Khi nhiệt độ quá thấp (<20oC) Artemia sẽ
sinh trưởng chậm và ngược lại nhiệt độ quá cao (>36oC) gây hiện tượng chết
rải rác hoặc hàng loạt, giảm khả năng sinh sản và khả năng phục hồi của quần
thể (Ngô Thị Thu Thảo, 1992; Nguyễn Thị Ngọc Anh et al., 1997; Nguyễn
Thị Ngọc Anh và Nguyễn Văn Hòa, 2004). Khi nuôi ở phòng thí nghiệm
(nhiệt độ ổn định) kết quả cho thấy ở nhiệt độ 30oC số lứa đẻ con (Nauplii)
cao gấp 9 lần so với nuôi ở nhiệt độ 26oC (Nguyễn Thị Ngọc Anh, 2000). Ấu
trùng và con non thì có khả năng thích ứng nhiệt độ cao hơn Artemia trưởng
thành (Nguyễn Thị Ngọc Anh và ctv., 1995).
Độ mặn cũng là một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng trực
tiếp đến sinh trưởng và sinh sản của Artemia. Theo Đinh Hoàng Vũ nhận định
“Độ mặn chênh lệch trước và sau khi thay nước từ 30-40‰ có thể kích sự trẻ
hóa quần thể”. Có lẽ bằng cách này nhằm thay đổi môi trường đột ngột, kích
8


thích Artemia lột xác và sinh trưởng tốt hơn (Nguyễn Thị Ngọc Anh và ctv.,
1995). Nếu độ mặn quá thấp (<70‰) thường xuất hiện copepode là địch hại
của ấu trùng Artemia. Độ mặn quá cao (>120‰) có thể gây chết Artemia.
Theo Wear và Haslett (1986), khi độ mặn thấp sẽ có nhiều địch hại và
có nhiều loài tảo không thích hợp xuất hiện, khi độ mặn tăng cao sẽ hạn chế
sức sinh sản sơ cấp trong ao nuôi, hoặc làm giảm hiệu quả lọc thức ăn của
Artemia, hơn nữa khi độ mặn tăng quá cao kết hợp với nhiệt độ cao làm lượng
oxy giảm thấp gây stress Artemia hậu quả là tăng trưởng chậm, sức sinh sản
giảm, mức độ phục hồi quần thể thấp, nếu quá ngưỡng sẽ gây chết đồng loạt
(Vahaeck và Sorgeloos, 1989).

Nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng ở độ mặn 120‰ thì sức sinh sản
và năng suất trứng Artemia thấp hơn nhiều so với nuôi ở độ mặn 80‰
(Nguyễn Văn Hòa, 2002).
2.6. Lịch sử nghiên cứu và quá trình phát triển của nghề nuôi Artemia
2.6.1 Thế giới
Artemia được tìm thấy và mô tả vào năm 1757 bởi Schlosser, sau đó là
Linnaeus năm 1758 và Leach 1912 (trích từ Đặng Khánh Hồng, 1996).
Khoảng những năm 1930-1940, Seal và Rollefson đã phát hiện ra ấu
trùng Artemia là một loại thức ăn lý tưởng cho sự tăng trưởng của ấu trùng
tôm, cá. Do chúng có hàm lượng HUFA cao, có khả năng giàu hóa chất dinh
dưỡng, lơ lững trong nước (Seale, 1930 và Rollefeson, 1939). Đặc biệt, trứng
Artemia có thể bảo quản nhiều năm trong điều kiện khô mà không sụt giảm
chất lượng sản phẩm đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân phối và sử dụng
trứng bào xác. Ngoài ra, Artemia còn là thức ăn tốt cho động vật thủy sản nói
chung.
Năm 1940, trứng Artemia từ khu vực vịnh San Francisco và hồ Great
Salt (Mỹ) đã bắt đầu phân phối ra thị trường. Đến năm 1960, nhu cầu sử dụng
Artemia cao đến mức người ta phải nghĩ đến việc khai thác nó từ những vùng
khác.
Cho đến năm 1977, Artemia được gây nuôi thành công ở một số ao hồ
không có chúng phân bố tự nhiên. Điển hình là tại Philippine, từ 80 g trứng
bào xác dòng San Francisco Bay (SFB) đưa vào các ao có độ mặn 140‰. Vào
cuối năm 1978 đã thu được 35 kg trứng bào xác khô đạt chất lượng (Primavera
và ctv., 1980).
Mundia và Goa India: Thử nghiệm gây giống nuôi thành công vào cuối
năm 1978 (Võ Nhất Linh, 1986; Đặng Khánh Hồng, 1996).
9


Tại Thailand, Artemia được thả nuôi trên ruộng muối từ năm 1979,

năng suất bình quân trong 4 tháng là 75 kg trứng bào xác khô/ha và 500-1.000
kg sinh khối tươi/ha/tháng (Tunsutapanich, 1979).
Các nước Đông Nam Á thường chọn dòng Artemia franciscana vì khả
năng thích nghi với nhiệt độ khá cao (trên 36°C) và có chất lượng trứng bào
xác tốt so với các dòng khác (Sorgeloos, 1980).
2.6.2 Việt Nam
Artemia không có trong tự nhiên ở khu vực Đông Nam Á nói chung và
Việt Nam nói riêng do ảnh hưởng của chế độ gió mùa, thủy vực không có độ
mặn cao (Nguyễn Văn Hòa và ctv., 1994). Thêm vào đó, bản thân Artemia
không có khả năng di cư từ sinh cảnh này sang một sinh cảnh khác thông qua
đường biển bởi chúng không có một hình thức nào để tránh các động vật dữ,
như tôm cá, ăn thịt chúng (Hội thảo lần thứ nhất về nuôi Artemia ở Việt Nam,
1993).
Vào năm 1982 nó được du nhập vào Việt Nam thông qua bước đầu thử
nghiệm nuôi Artemia (từ dòng San Francisco Bay, Mỹ) ở Nha Trang (Vũ Đỗ
Quỳnh và Nguyễn Ngọc Lâm, 1987). Năm 1984, thông qua chương trình hợp
tác quốc tế, Khoa Thủy Sản trường Đại học Cần Thơ đã tiến hành nghiên cứu
về dòng Artemia San Francisco Bay (SFB, Mỹ). Khoảng năm 1989, quy trình
nuôi Artemia thu trứng bào xác (TBX) dần dần ổn định, từng bước được gây
nuôi và phát triển mạnh ở Bạc Liêu, Vĩnh Châu. Trong suốt thời gian nghiên
cứu, từ năm 1996-1998 dòng SFB thả nuôi tại Vĩnh Châu (Việt Nam) ở các
điều kiện độ mặn khác nhau (80-120‰) và nhiệt độ khác nhau (theo thời vụ,
mực nước khác nhau), kết quả cho thấy Artemia Vĩnh Châu (VC, các thế hệ
con cháu của dòng Artemia SFB đã được cấy thả tại Vĩnh Châu từ năm 1986
và được xem như dòng thích nghi) thì khả năng sản xuất trứng bào xác cao và
ổn định ở độ mặn dao động quanh 80‰ (Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2007).
2.7. Sơ lược về Vĩnh Châu (Sóc Trăng) và Mozambique
2.7.1 Vĩnh Châu-Sóc Trăng
Huyện VC-ST có diện tích tự nhiên 33.000 ha, bờ biển dài 43 km. Từ
lâu huyện VC được xem là vùng đất đặc biệt khó khăn, thiên tai khắc nghiệt,

đất bị nhiễm phèn mặn. Năm 2001-2006, với chủ trương chuyển đổi cơ cấu
kinh tế VC nhanh chóng nâng cao được thu nhập cho người dân từ mô hình
nuôi Artemia trên ruộng muối ().

10


Điều kiện tự nhiên
Khí hậu: hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 12-4 (có gió Đông-Bắc), mùa
mưa từ tháng 5-11 (có gió Tây-Nam).
Nhiệt độ nước trung bình: 26,08°C
Chế độ mưa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5-11. Lượng mưa trung bình
năm 1846 mm.
Đất đai: ruộng muối thuộc khu đất ngập mặn ven biển, diện tích khoảng
5.320 ha, chiếm khoảng 12,3% diện tích tự nhiên, phân bố ở vùng trũng ven
biển. Đất ngập nước biển quanh năm, thành phần cơ giới thịt nặng, có một ít
thành phần cát. Đất khu vực này dùng để trồng đước, mắm, sản xuất muối
hoặc sử dụng cho nuôi trồng thủy sản (Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2007).
Nghề nuôi Artemia trên ruộng muối VC-ST
Năm 1983, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Artemia-Tôm Đại học
Cần Thơ ra đời đã tiến hành nhập nội và nghiên cứu về Artemia San Francisco
Bay (SFB) để phục vụ cho nuôi trồng thủy sản nói chung, phát triển dự án
Tôm nói riêng. Đến năm 1986, Trung tâm đã thực hiện được nhiều nghiên cứu
về đặc điểm sinh học cũng như quy trình nuôi Artemia thu trứng bào xác và
thu sinh khối trên ruộng muối tại Vĩnh Châu. Cho đến năm 1989, quy trình
nuôi Artemia thu trứng bào xác được chuyển giao cho diêm dân khu vực các
hợp tác xã làm muối ở địa phương đã góp phần thiết thực trong việc nâng cao
thu nhập cho người làm muối, mang lại lợi nhuận cao gấp 4-5 lần so với nghề
sản xuất muối truyền thống (Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2007). Artemia sau đó
được triển khai sản xuất đại trà, Vĩnh Châu trở thành vùng trọng điểm cung

cấp trứng bào xác có chất lượng cao cho thị trường trong và ngoài nước
(Nguyễn Văn Hòa và ctv., 1994; Nguyễn Thị Ngọc Anh và ctv., 1997). Dưới
sự hỗ trợ của chương trình VLIR (Bỉ), mô hình sản xuất Artemia ba chu kỳ
được nghiên cứu và phổ biến trong khoảng thời gian 1997-2000. Vào năm
2000, trên toàn địa bàn đã thu được gần 15 tấn trứng Artemia khô (Nguyễn
Văn Hòa và ctv., 2007). Năm 2007, diện tích nuôi Artemia gần 200 ha, thu
hoạch đạt sản lượng trên 10 tấn trứng tươi (Hà Văn, 2007). Theo thống kê,
bình quân hàng năm, khu vực này có thể sản xuất từ 30-50 tấn trứng bào xác
nguyên liệu (Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2007).
2.7.2 Mozambique
Mozambique nằm ở phía đông - nam châu Phi có đường biên giới với
các nước Tanzania, Malawi, Zambia, Zimbabwe, Nam Phi và Swaziland, phía
đông giáp với Ấn Độ Dương. Có diện tích lớn hơn hai lần nước ta (799.380
11


km2), với hơn 3.000 km bờ biển và hệ thống sông hồ khắp cả nước.
()
Điều kiện tự nhiên ở khu thả nuôi Artemia
Maputo (Mozambique) có khí hậu hoang mạc nhiệt đới – cận nhiệt đới
ẩm ướt. Maputo là nơi khá khô cằn, lượng bốc hơi trung bình hàng năm chỉ
khoảng 761 mm. Nơi đây có mùa mưa rất ngắn bắt đầu vào tháng 11 và kết
thúc vào tháng 3 năm sau, nó cũng được biết là nơi mùa nóng thì nóng hơn và
mùa lạnh thì lạnh hơn so với các nơi khác, tháng nóng nhất là tháng 1 nhiệt độ
cao hơn mức trung bình
khoảng 8oC. Nhiệt độ cao
nhất trong năm lên tới
46oC và thấp nhất là 1oC
(Phụ lục A).
( />ki/Maputo)

Môi trường thường
xuyên hạn hán, bão nhiệt
đới. Tình trạng sa mạc
hóa; ô nhiễm mặt nước và
nguồn nước vùng ven biển
().
Hình 2.7 Bản đồ khu vực Mozambique
(Nguồn: www.vcci.com.vn)

12


PHẦN 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện
Thời gian nghiên cứu từ tháng 8 – 11 năm 2012.
Địa điểm: phòng thí nghiệm- Khoa Thuỷ Sản- Đại học Cần Thơ.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Dụng cụ, vật tư và hoá chất
Chai nhựa trong hình chóp có thể tích 1 L (24 chai).
Dụng cụ đo: nhiệt độ, độ mặn, pH.
Hệ thống sục khí: pipet, đá bọt, van điều chỉnh.
Kính hiển vi, thước đo, cân điện tử, đĩa petri.
Cốc thuỷ tinh, xô nhựa, vợt, ca, máy thổi khí.
Tủ sấy, đèn neon 40 W.
Hoá chất: Chlorine, Javel, ThiosulfatNatri, Lugol.
Một số dụng cụ và trang thiết bị khác.
3.2.2 Nguồn trứng giống Artemia
Sử dụng trứng của 2 dòng Artemia thí nghiệm gồm có:
VC: trứng VC có nguồn gốc SFB được thuần hóa ở Việt Nam hơn 20

năm (Vĩnh Châu).
VCM: Trứng VC được thả nuôi trên ruộng muối ở Mozambique
(Maputo) một vụ nuôi.
3.2.3 Nguồn nước
Nước ngọt: sử dụng nguồn nước máy qua xử lý.
Nước mặn: dùng nước ót có độ mặn 130‰ và pha với nước ngọt cho
đạt độ mặn 120‰, 80‰ đưa vào sử dụng cho thí nghiệm.
3.2.4 Thức ăn
Sử dụng nguồn tảo tươi Chaetoceros được nuôi sinh khối tại phòng tảo
của Bộ môn thủy sinh học ứng dụng-Khoa Thủy Sản-Trường Đại học Cần Thơ
cho ăn kết hợp với Lansy.

13


3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Bố trí thí nghiệm
Mỗi dòng Artemia Vĩnh Châu (VC) và Mozambique (VCM) được bố trí
nuôi ở 2 độ mặn và 2 nhiệt độ khác nhau. Thí nghiệm gồm 8 nghiệm thức, mỗi
nghiệm thức được lặp lại 3 lần:
- Nghiệm thức 1: VC_28oC+80‰
- Nghiệm thức 2: VCM_28oC+80‰
- Nghiệm thức 3: VC_32oC+80‰
- Nghiệm thức 4: VCM_32oC+80‰
- Nghiệm thức 5: VC_28oC+120‰
- Nghiệm thức 6: VCM_28oC+120‰
- Nghiệm thức 7: VC_32oC+120‰
- Nghiệm thức 8: VCM_32oC+120‰
Thí nghiệm gồm hai giai đoạn: nuôi chung quần thể Artemia (để theo
dõi tỷ lệ sống và chiều dài thân) cho tới khi cá thể trưởng thành và nuôi riêng

(từng cặp cá thể) để theo dõi các chỉ tiêu sinh sản, tuổi thọ của Artemia.
Artemia được cho nở ở nhiệt độ 28-30oC, độ mặn 33‰ với sục khí và
chiếu sáng liên tục. Sau 24 giờ thu nauplii và tiến hành bố trí thí nghiệm.
Giai đoạn 1 (nuôi chung): Artemia được bố trí trong các chai nhựa
hình chóp 1 L với mật độ thả nuôi là 400 nauplii/800 ml nước.
Các chai nhựa hình chóp (thể tích 1 L) được đặt trong bể theo từng
nghiệm thức nhiệt độ (28oC và 32oC) kết hợp độ mặn (80‰, 120‰), mỗi dòng
có 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lập lại 3 lần, 12 cone. Bể được làm đầy
nước đến mức nước bằng với mức nước của chai thí nghiệm và được lắp đặt
hệ thống điều khiển nhiệt độ và giữ ổn định theo mục tiêu thí nghiệm, thiết kế
ống tạo dòng chảy, sục khí nhằm xáo trộn nước đảm bảo phân tán nhiệt độ đều
cả bể.
- Sử dụng heater giữ nhiệt cho các nghiệm thức 28oC và 32oC.
- Sục khí: bằng que sục khí và đưa xuống tận đáy chai để quá trình di chuyển
của khí sẽ làm cho thức ăn không bị lắng tụ xuống đáy. Bắt đầu sục khí mạnh
từ ngày tuổi thứ 7 trở đi.
Giai đoạn 2 (nuôi riêng): Sau khi quần thể Artemia ở các nghiệm thức
có xuất hiện bắt cặp 70-80%, tiến hành bắt ngẫu nhiên 30 cặp của mỗi nghiệm
thức và nuôi riêng biệt từng cặp trong mỗi ống falcon chứa 40 ml để theo dõi
chỉ tiêu sinh sản, số Artemia còn lại sẽ cho trở lại vào 1-2 cone tùy nhiều hay

14


ít, nuôi chúng trong đúng điều kiện nghiệm thức nhằm đề phòng thí nghiệm
trục trặc hoặc bổ sung con đực. Nếu con đực nuôi trong ống falcon bị chết, thì
thay con đực khác, con cái chết sau khi bắt ra mà chưa tham gia sinh sản thì
được thay bằng 1 cặp khác, mỗi dòng sẽ có 4 nghiệm thức tương ứng với 120
ống falcon (120 cặp cá thể).
3.3.2 Chăm sóc quản lý

Chế độ cho ăn: 2 lần/ngày vào 7g30 và 16g00. Thức ăn gồm 75%
Lansy PZ + 25% tảo Cheatoceros tươi ly tâm bảo quản trong tủ lạnh, liều
lượng cho ăn theo Bảng thức ăn chuẩn của Coutteau et al. (1992) (Phụ lục B)
được điều chỉnh theo trọng lượng và mật độ Chaetoceros sp. và đảm bảo cung
cấp thỏa mãn nhu cầu cho Artemia.
Chế độ thay nước: Tùy thuộc vào chất lượng nước của chai nuôi, khi
quan sát mẫu, nếu thấy phân Artemia thải ra môi trường nước khá nhiều hoặc
lúc đo chiều dài, đếm tỷ lệ sống thì kết hợp tiến hành thay nước mới bằng cách
vớt tất cả cá thể ra cốc thủy tinh, thay 50% nước mới, giữ lại 50% nước cũ đã
lọc sạch qua lưới, nhẹ nhàng cho Artemia trở lại cone.
Hằng ngày kiểm tra và điều chỉnh để giữ nhiệt độ và độ mặn đúng các
nghiệm thức và duy trì độ trong của môi trường nước nuôi. Duy trì độ trong
của bể nước và cường độ chiếu sáng của đèn để đảm bảo ánh sáng có cường
độ 2000 lux cho Artemia phát triển.
Nhiệt độ và độ mặn được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo các mức
yêu cầu của thí nghiệm.
3.4 Phương pháp phân tích và thu thập số liệu
3.4.1 Phương pháp xác định tỷ lệ sống, chiều dài thân của Artemia ngày
tuổi thứ 7 và 14
Tỷ lệ sống và chiều dài thân của Artemia được xác định vào ngày 7 và
14 ở thí nghiệm nuôi chung.
Tỷ lệ sống được xác định bằng cách đếm toàn bộ số Artemia hiện diện
trong cone và so với số Artemia thả ban đầu. Mẫu được đổ ra vợt có mắt lưới
100um. Tiếp theo, cho mẫu thu vào cốc thủy tinh có chứa sẵn nước biển độ
mặn tương ứng với độ mặn của nghiệm thức đang thí nghiệm để Artemia
không bị sốc. Sau đó dùng muỗng đếm từng con một (thao tác được thực hiện
cẩn thận để tránh xây xát Artemia). Ghi nhận tổng số cá thể còn sống và tính
tỷ lệ sống của Artemia dựa vào công thức:

15



Tỷ lệ sống (%)=

Nt
x100
N0

Trong đó:
Nt: Tổng số cá thể Artemia đếm được sau khi nuôi.
N0: Tổng số cá thể Artemia lúc đầu.
Chiều dài của Artemia được xác định bằng cách bắt ngẫu nhiên 30 con
ở mỗi nghiệm thức, đo từ đỉnh đầu của Artemia đến điểm cuối đuôi bằng kính
hiển vi điện tử.
1  A
Công thức tính chiều dài sau khi đo: L=   x 
 10    

Với: L: chiều dài thân (mm)
A: số vạch đếm được
γ: độ phóng đại (0.8)
Số lượng mẫu đo: 30 mẫu/nghiệm thức.
3.4.2 Các chỉ tiêu sinh sản được thu thập ở thí nghiệm nuôi cá thể
 Tổng số phôi/con cái: tổng số trứng bào xác (cyst) và con (nauplii) sinh
ra bởi 1 con cái trên vòng đời.
 Sức sinh sản: Bình quân số phôi/lần đẻ của con cái.
 Số lứa đẻ: tổng số lần đẻ của con cái trên vòng đời.
 Số trứng/lứa: bình quân số trứng bào xác (cyst)/lần đẻ của con cái.
 Số con/lứa: bình quân số con (nauplii)/lần đẻ của con cái.
 Tổng số trứng/con cái: tổng số trứng bào xác trên vòng đời của con cái.

 Tổng số con/con cái: tổng số con (nauplii) trên vòng đời của con cái.
 Chu kì sinh sản: thời gian giữa hai lần sinh sản của con cái.
 Thời gian tiền sinh sản: thời gian từ khi nuôi đến lứa đẻ đầu tiên.

16


×