Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

ẢNH HƯỞNG của NỒNG độ LHRHa + DOM đến SINH sản của cá rô ĐỒNG (anabas testudineus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.97 MB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

CHƯƠNG VĂN ĐỞ

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ LHRHa + DOM
ĐẾN SINH SẢN CỦA CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2012

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

CHƯƠNG VĂN ĐỞ

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ LHRHa + DOM
ĐẾN SINH SẢN CỦA CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ths. NGUYỄN VĂN TRIỀU

2012



2


LỜI CẢM TẠ
Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, trước tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến Thầy Nguyễn Văn Triều đã tận tình hướng dẫn cho em trong suốt thời
gian thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần
Thơ đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học
tập tại trường.
Xin cảm các bạn lớp liên thông NTTS K36 đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
học tập và thực hiện luận văn.
Kính chúc quí Thầy, Cô nhiều sức khỏe!
Chúc các bạn thành công!

Xin tri ân!

Chương Văn Đở

3


TÓM TẮT
Đề tài “ Ảnh hưởng của các nồng độ LHRHa + DOM đến sinh sản của cá rô
đồng (Anabas testudineus)” được thực hiện từ tháng 12 đến tháng 7/2012, tại
Ấp 5 – Xã Hòa An – Phụng Hiệp – Hậu Giang. Thí nghiệm được bố trí hoàn
toàn ngẫu nhiên gồm 9 nghiệm thức (NT), mỗi nghiệm thức được kết hợp
nồng độ LHRHa và DOM khác nhau ( NT1:60μg LHRHa + 3mg DOM; NT2:
60μg LHRHa + 6mg DOM; NT3: 60μg LHRHa + 9mg DOM ; NT4 90μg

LHRHa + 3mg DOM; NT5: 90μg LHRHa + 6mg DOM; NT6: 90μg LHRHa +
9mg DOM; NT7: 120μg LHRHa + 3mg DOM; NT8: 120μg LHRHa + 6mg
DOM; NT9: 120μg LHRHa + 9mg DOM) và được lặp lại 3 lần. Nguồn cá bố
mẹ được mua từ trại cá ở Hậu Giang.
Kết quả đạt được khi sinh sản cá rô đồng như sau: các yếu tố môi trường đo
được phù hợp với sự phát triển của phôi: nhiệt độ (28 oC ± 0,29 – 28,6 oC ±
1,25) , oxy (3,5 ± 0,25 – 3,6 ± 0,29 mg/lít) , pH (7,0 ± 0,06 – 7,1 ± 0,12).
Khi tiêm liều (90μg LHRHa + 3mg DOM/kg cá cái) sẽ rút ngắn thời gian hiệu
ứng, tỷ lệ cá đẻ 100%, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ cá sống sau 3 ngày cao. Đối
với cá rô đầu vuông có thể áp dụng nồng độ này vào sản xuất giống sẽ làm
giảm chi phí đầu tư và tăng thêm lợi nhuận.

4


MỤC LỤC
Chương 1. Giới thiệu........................................................................................ 1
1.1. Giới thiệu ................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đề tài.................................................................................... 2
1.3. Nội dung của đề tài................................................................................... 2
Chương 2. Lược khảo tài liệu .......................................................................... 3
2.1. Đặc điểm sinh học của cá rô đồng............................................................. 3
2.1.1. Phân loại............................................................................................. 3
2.1.2. Hình thái............................................................................................. 3
2.1.3. Phân bố............................................................................................... 4
2.1.4. Dinh dưỡng......................................................................................... 4
2.1.5. Sinh trưởng......................................................................................... 5
2.1.6. Sinh sản .............................................................................................. 5
2.2. Sơ lược một số hoạt chất gây chín và rụng trứng ở cá .............................. 6
2.2.1 LHRHa( Luteotropin Hormone Releasing Hormone Analog) ............... 6

2.2.2. Não thùy cá (Hypophys) ..................................................................... 7
2.2.3. HCG ................................................................................................... 7
2.2.4. DOM (Domperidone).......................................................................... 8
2.2.5. Các nghiên cứu về kích thích sinh sản................................................. 8
Chương 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................... 12
3.1. Thời gian và địa điểm ............................................................................. 12
3.2. Vật liệu nghiên cứu................................................................................. 12
3.3. phương pháp nghiên cứu......................................................................... 12
3.3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 12
3.3.2. Chọn cá bố mẹ .................................................................................. 12
3.3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm .......................................................... 13
3.3.4. Kỹ thuật ấp trứng .............................................................................. 13
3.3.5. Phương pháp thu thập, tính toán và xử lý số liệu............................... 14
3.3.5.1. Theo dõi các yếu tố môi trường................................................... 14

5


3.3.5.2. Các chỉ tiêu sinh sản.................................................................... 14
3.3.6. Phương pháp xử lý số liệu................................................................. 15
Chương 4. Kết quả thảo luận......................................................................... 16
4.1. Các chỉ tiêu môi trường .......................................................................... 16
4.1.1 Nhiệt độ............................................................................................. 16
4.1.2. Oxy................................................................................................... 17
4.1.3. pH..................................................................................................... 17
4.2. Kết quả sinh sản ..................................................................................... 18
4.2.1. Thời gian hiệu ứng............................................................................ 20
4.2.2. Tỷ lệ cá đẻ ........................................................................................ 20
4.2.3. Sức sinh sản...................................................................................... 21
4.2.4. Tỷ lệ thụ tinh .................................................................................... 22

4.2.5. Tỷ lệ nở và tỷ lệ cá sống sau 3 ngày.................................................. 22
Chương 5. kết luận và đề xuất ....................................................................... 24
5.1. Kết luận .................................................................................................. 24
5.2. Đề xuất ................................................................................................... 24

6


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1. Một số loại, liều lượng kích dục tố sinh sản nhân tạo một số loài cá
đồng ................................................................................................................. 10
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ..................................................................... 13
Bảng 4.1. Các chỉ tiêu môi trường .................................................................... 16
Bảng 4.2. Kết quả sinh sản .............................................................................. 19

7


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Kích thích tố ....................................................................................... 7
Hình 3.1. Phân biệt đực cái............................................................................... 12

8


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Giới thiệu
Đồng Bằng sông Cửu Long nói riêng vẫn luôn là vùng có nhiều đặc điểm
thuận lợi cho sự phát triển của nghề nuôi thủy sản. Góp phần cải thiện đời

sống và giải quyết việc làm cho nhiều hộ gia đình. Đồng Bằng sông Cửu Long
có hai con sông lớn đó là sông Tiền và sông Hậu, thuộc hạ lưu sông MêKong
nên rất được thiên nhiên ưu đãi, có nhiều thuận lợi lớn để phát triển thủy sản,
đặc biệt là nghề nuôi. Trước đây nghề nuôi thủy sản ở Đồng Bằng sông Cửu
Long chủ yếu phụ thuộc vào nguồn con giống thu vớt ngoài tự nhiên. Nhưng
ngày nay do khoa học kỹ thuật tiến bộ cùng với sự lớn mạnh của nghề nuôi và
nhu cầu con giống ngày càng cao. Nên nghề sản xuất con giống cũng ra đời và
từng bước phát triển.
Hiện nay, diện tích nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng, với nhiều loại mô hình
nuôi phong phú. Nhiều đối tượng có giá trị kinh tế cao như: cá tra, chình, bống
tượng, sặc rằn, thát lát, lóc,…Cá rô đồng cũng là loài được nuôi phổ biến ở
Việt Nam. Do cá rô đồng có thịt thơm ngon, nhiều dinh dưỡng, là loài cá nước
ngọt, sinh trưởng tốt ở vùng nhiệt đới, cá sống được ở các loại hình thủy vực
như: ao, hồ, ruộng lúa, mương, sông, rạch…Nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên
cá có thể sống trong điều kiện môi trường khắc nghiệt... Với những đặc điểm
cơ thể như thế, nên cá rô đồng được nhiều người dân chọn lựa để nuôi thương
phẩm và phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cũng như tạo thêm thu nhập cho nông
hộ. Ngày nay tình hình giá cả thị trường của một số động vật thủy sản nói
chung, cá rô đồng nói riêng bấp bênh do chưa có sự quản lý của nhà nước về
vùng nuôi, chưa nuôi theo quy hoạch, nhiều ao nuôi thủy sản tự phát,…Để
tránh được tình hình giá cả bấp bênh, nhằm phát triển bền vững về sau thì cần
phải có sự quan tâm và hỗ trợ của nhà nước như: quy hoạch vùng nuôi cụ thể,
không nuôi đồng loạt, nguồn giống phải chủ động…Bên cạnh đó người dân
cần phải lựa chọn được nồng độ kích thích tố phù hợp để sinh sản cá rô đồng
nhằm tăng thêm lợi nhuận. Để góp phần vào sự phát triển bền vững của cá rô
đầu vuông cũng như việc lựa chọn được nồng độ kích thích tố trong sản xuất
con giống cho quy trình nuôi thì đề tài “Ảnh hưởng của nồng độ LHRHa +
DOM đến sinh sản của cá rô đồng (Anabas testudineus) được thực hiện.

9



1.2. Mục tiêu của đề tài
Nhằm xác định nồng độ LHRHa + DOM thích hợp trong sinh sản nhân tạo cá
rô đồng, góp phần vào việc tự cung cấp con giống, hoàn thiện quy trình sản
xuất giống.
1.3. Nội dung của đề tài
Tìm hiểu ảnh hưởng của các nồng độ LHRHa + DOM đến sự sinh sản của cá
rô đồng “Anabas testudineus”.

10


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm sinh học của cá rô đồng
2.1.1. Phân loại
Theo Mai Đình Yên và ctv (1992), cá rô đồng thuộc hệ thống phân loại như
sau:
Lớp cá xương: Osteichthyes
Bộ cá vược: perciformes
Bộ phụ: Percoidei
Họ: Anabantidae
Giống: Anabas
Loài: Anabas testudineus ( Bloch, 1792).
Tên tiếng anh: Climbing perch
Tên địa phương: Cá rô đồng.
2.1.2. Hình thái
Theo Mai Đình Yên và ctv (1992), cá rô đồng có màu nâu thẩm phía trên dưới
bụng nhạt. Vẫy trên thân có điểm sắc tố xếp thành hàng ngang. Điểm sau chót

của nắp mang có màu đen, một đốm đen tròn to ở gốc vây đuôi. Vây lưng, vây
đuôi và vây hậu môn có màu xanh đen, các vây khác nâu nhạt.
Cá có thân thon dài, phía sau rất hẹp ngang. Đầu rộng, mõm ngắn và hơi tròn.
Miệng ở đầu mõm xuyên, rạch miệng sâu. Răng trên hàm mọc thành dãy rộng,
ngắn và nhọn. Mắt to, đỉnh đầu và mặt bên đều phủ vảy. Rìa nắp mang có răng
cưa. Thân phủ vảy lược. Đường bên đứt chia thành hai đoạn.
Vây lưng và vây hậu môn dài, gai vây rất cứng, chắc, vây đuôi hơi tròn. Cơ
thể cá dài vừa phải, nhỏ hơn chiều dài chuẩn khoảng 3 – 3,5 lần (Talwar và
Jhingran, 1991). Cơ quan hô hấp phụ của cá ở cung mang thứ nhất còn gọi là
mê lộ (Jayaram, 1991). Cơ quan hô hấp phụ này giúp cá trao đổi oxy với khí
trời, và cũng nhờ có cơ quan này mà cá có thể chịu đựng được thời gian dài ở
điều kiện thiếu nước. Với hoạt động của nắp mang, các vây và cuốn đuôi cá có
thể duy chuyển một khoảng cách xa để tìm nơi thích hợp (trích dẫn bởi Lê
Hoàng Quý, 2011).

11


2.1.3.Phân bố.
Trong tự nhiên cá phân bố ở Ấn Độ, Pakistan, Srilanka, Burma, Thái Lan,
Nam Trung Quốc, Philippines, Polynesia và Malaysia. Ở Việt Nam, cá sống
trong các thủy vực nước tĩnh: ao, hồ, đầm lầy, ruộng trũng và cả hai miền
Nam và Bắc, miền núi và đồng bằng (Bộ Thủy Sản, 1996).
Theo Nguyễn Văn Kiểm (2004a), ở đồng bằng sông Cửu Long cá rô đồng
phân bố ở những khu vực trũng, nước ngập quanh năm như: nông trường
Phương Ninh (Cần Thơ), rừng U Minh Hạ (Cà Mau), U Minh Thượng (Kiên
Giang) hoặc vùng tứ giác Long Xuyên, cũng thường gặp chúng ở kênh,
mương thủy lợi, ao hồ mương vườn. Trong điều kiện nhân tạo, cá rô đông
sống được trong bể xi măng, ao mương có diện tích nhở, nếu ca có nơi mát và
bề mặt cơ thể được giữ ẩm, cá có thể sống được ngoài không khí trong nhiều

giờ nhờ cơ quan hô hấp phụ, đây là ưu điểm trong việc vận chuyển và nuôi với
mật độ cao.
Theo Dương Tấn Lộc (2006), cá rô đồng rất khỏe, có thể chịu đựng được điều
kiện thiếu nước trong một thời gian khá lâu do chúng có cơ quan hô hấp trên
mang, thở khí trời. Cá rô đồng có thể ra khỏi nước 6 ngày mà không chết (nếu
mang phụ không bị khô). Cá rô đồng thích nghi với khí hậu nhiệt đới, lúc khô
hạn cá có thể sống chui rút trong bùn mấy tháng và có thể ra khỏi mặt nước đi
một khoảng tương đối xa để tìm nơi sinh sống.
2.1.4. Dinh dưỡng
Theo Nguyễn Văn Kiểm (2004a), lúc còn nhỏ (dưới 30 ngày tuổi) thức ăn ưa
thích của cá là những giống loài động vật phù du cỡ nhỏ như giáp xác, thậm chí
chúng cũng ăn cả ấu trùng tôm cá. Khi trưởng thành cá có thể sử dụng nhiều
loại thức ăn, nhưng thức ăn ưa thích của cá là động vật đáy như: giun nhiều tơ,
ấu trùng côn trùng, mầm non thủy thực vật. Ngoài ra cá rô đồng có khả năng sử
dụng thức ăn chế biến, phụ phẩm nông nghiệp rất tốt.
Cá rô đồng có răng chắc, sắc, ống tiêu hóa ngắn, tỷ lệ chiều dài ruột trên chiều
dài thân là 0,76 – 1,06, là loài cá ăn tạp thiên về động vật. Thức ăn của cá là các
loài tép, tôm, cá, động vật không xương sống, côn trùng, lúa gạo, hạt cỏ, phân
động vật…(Mai Đình Yên, 1983; Phạm Văn Khánh và ctv, 2002).
Tập tính ăn của cá rô thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển (Phạm Văn Khánh và
ctv, 2002). Trong giai đoạn cá bột lên cá hương, cá ăn chủ yếu phù du động vật
và những thức ăn nhân tạo như: bột trứng, bột đậu nành. Từ tuần lễ thứ 2 trở đi,
cá sử dụng chủ yếu phù du động vật, giun ít tơ, giun nhiều tơ,... Từ cỡ cá giống

12


(40 ngày tuổi) cá có thể sử dụng các loài thức ăn nhân tạo (cám, ruốc, bột cá…)
cá cũng ăn nhiều mùn bã hữu cơ.
Cá bột mới nở dài 1,9 mm. Cá bắt đầu ăn động vật và thực vật phù du ở ngày

thứ 3 sau khi nở. Thức ăn ban đầu cá ưa thích nhất là Moina. Suốt giai đoạn ấu
trùng, từ ngày thứ 3 – 17 ngày sau khi nở, cá chỉ ăn thức ăn tươi sống.
Tuy nhiên, sau 1 tuần từ lúc biết ăn thức ăn ngoài, cá bột ăn được bột cá và bột
cám mịn với tỷ lệ 1:2. Sau 6 tháng nuôi cá có chiều dài 11,6 cm và trọng lượng
23,5g. Phổ thức ăn của cá có 4 loại chính: cá, giáp xác, hạt cỏ và mùn bã hữu cơ.
Trong đó cá, giáp xác xuất hiện với tần suất lớn nhất (60%, 80% ), như vậy có
thể cho thấy rằng khi trưởng thành cá ăn tạp thiên động vật. Điều này còn thể
hiện rõ hơn ở tỷ lệ chiều dài ruột trên chiều dài chuẩn < 1 (Dương Tấn Lộc,
2006).
2.1.5. Sinh trưởng
Theo Nguyễn Văn Kiểm (2004a), do cá rô có kích thước tương đối nhỏ, tốc độ
sinh trưởng của cá tương đối chậm (trọng lượng lớn nhất bắt gặp ở U Minh
Thượng là 0,432 kg). Khối lượng trung bình của cá rô đồng khai thác ở
ĐBSCL dao động từ 60 – 120 g/con. Một điều khá đặc biệt là cá rô đồng đực
thường có khối lượng nhỏ hơn cá rô đồng cái. Trong các ao nuôi có đầy đủ
thức ăn sau 6 tháng nuôi cá đạt khối lượng 60 – 80 g/con.
Tuy cá có tính ăn rộng nhưng là loài cá có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với
nhiều loài khác (Phạm Văn Khánh và ctv, 2002). Trong tự nhiên tuổi thọ của
cá có thể đạt 5 – 6 năm. Năm đầu tiên, chiều dài của cá 9 – 10 cm, trọng lượng
50 – 60g đối với cá đực và 50 – 80g đối với cá cái, năm thứ 2 : cá được 12 –
13 cm, năm thứ 3 : cá được 14 – 15 cm, năm thứ 4: cá được 16 – 17 cm. Trong
quần thể cá ở đồng ruộng, cá 2 tuổi, 3 tuổi thường chiếm ưu thế (60 – 70 %),
loại cao tuổi rất ít (Bộ Thủy Sản, 1996).
2.1.6. Sinh sản
Theo Nguyễn Văn Kiểm (2004a), do cá rô đồng là một trong những loài cá có
tuổi thành thục lần đầu khá sớm, trọng lượng cá thành thục nhỏ nhất đã bắt
gặp ngoài tự nhiên là 25g/con. Ở ĐBSCL cá rô đồng sinh sản vào mùa mưa,
nhưng tập trung nhất từ tháng 6 – 7 dương lịch. Cá thường đẻ tập trung sau
những trận mưa lớn. Khi đi đẻ chúng thường tìm tới những nơi có dòng nước
mát, chảy chậm, chính dòng nước là yếu tố kích thích quá trình hưng phấn và

đẻ trứng của cá rô đồng. Mực nước thích hợp cho quá trình sinh sản của cá rô
đồng khoảng 03, – 0,4 m. Sức sinh sản của cá cao đạt khoảng 300.000 –
700.000 trứng/kg cá cá, đường kính sau khi trương nước 1,2 – 1,3 mm.
13


Theo Dương Tấn Lộc (2006), cá rô đồng nuôi vỗ tái phát dục 3 – 4 tuần. Theo
Mai Đình Yên (1983), trong tự nhiên, cá thành thục sau một năm tuổi, chiều
dài khoảng 12cm. Khi đến tuổi thành thục cá cái lớn hơn cá đực.
Theo Nguyễn Thành Trung (1998) cho rằng, cá thành thục lần đầu sau 8 – 10
tháng nuôi. Cá đực có kích thước 12,2 ± 0,96 cm và tương ứng cá cái là 10,32
± 0,89 cm, trọng lượng trung bình là 50 – 60g.
Trứng cá rô đồng có màu vàng hoặc trắng, đường kính trứng là 0,8 mm, trứng
nổi trên mặt nước khoảng 18 – 24 giờ thì nở, nhiệt độ tối ưu cho trứng nở là 28
– 29 oc (Nguyễn Văn Kiểm, 2004a).
Bộ Thủy Sản (1996), mùa vụ sinh sản của cá từ tháng 5 đến tháng 10. Trong khi
đó, Mai Đình Yên (1983), cho rằng mùa vụ sinh sản của cá từ tháng 4 – tháng
6. Trong điều kiện nuôi nhân tạo do chủ động nuôi vỗ sớm nên cá thành thục
sớm hơn thời gian ngoài tự nhiên 1 – 3 tháng đồng thời kết thúc mùa sinh sản
cũng muộn hơn tới tháng 10 – 11 (Phạm Văn Khánh và ctv, 2002).
Đặc điểm và tập tính sinh sản: cá thường đẻ vào những lúc mưa to, cá bố mẹ
di cư ngược dòng lên ruộng để tìm bãi sinh sản bắt cặp và đẻ trứng (Mai Đình
Yên, 1983). Con đực thành thục có màu sắc sậm hơn và vây hậu môn dài hơn
con cái. Không như những cá khác thuộc nhóm Anabantids, cá rô đồng không
xây tổ hoặc chăm sóc trứng trôi nổi trên bề mặt nước (Sakurai et al.,1992),
(trích dẫn bởi Lê Hoàng Quý, 2011).
Các phase của tế bào trứng trong noãn sào cá rô đồng không hoàn toàn đồng
nhất, đây là đặc điểm của loài cá đẻ nhiều lần trong năm. Cá có thể tham gia
đẻ 4 lần/năm (Phạm Văn Khánh và ctv, 2002). Sức sinh sản tuyệt đối của cá
dao động từ 2.200 – 28.000 trứng/ cá cái (Bộ Thủy Sản, 1996). Theo

Chanchal, A. K et al., (1978) cho rằng cá cái và cá đực thành thục khi cá đạt
trọng lượng 11,3g và 12,2g. Trong tự nhiên với tỷ lệ giới tính 3 cái 2 đực, sức
sinh sản của cá dao động khoảng 3.481 – 42.564 trứng (trích dẫn bởi Lê
Hoàng Quý, 2011).
2.2. Sơ lược một số hoạt chất gây chín và rụng trứng ở cá
2.2.1 LHRH a ( Luteotropin Hormone Releasing Hormone Analog)
Trong nghề nuôi cá người ta thường dùng mGnRH-A (hay còn gọi là LHRHa
là chất tương tự GnRH-A của động vật có vú) và sGnRH-A (chất tương tự
GnRH của cá hồi) và một chất kháng dopamine (Nguyễn Tường Anh, 1999).
Trên cá đối người ta cấy hỗn hợp testosterone (T) và LHRHa là chất có sự lớn
lên của noãn bào (Kelley và ctv, 1987). Trên cá măng biển cấy LHRHa
(200μg) và 0,25mg methyltestosteron (MT) đã làm tăng tỷ lệ cá cái thành thục
14


85% so với đối chứng 3,3% (Tamru và ctv, 1988), (trích dẫn bởi Trần Vũ
Trường, 2009).

Hình 2.1: Dụng cụ và kích thích tố sinh sản cá
2.2.2 Não thùy cá (Hypophys)
Não thùy được xác nhận là hormone thích hợp để kích thích sinh sản nhiều
loài cá. Tác dụng của não thùy làm chín và rụng trứng vì chúng chứa hai loại
hormone là FSH (Follicle Stimulating Hormon) và LH (Lutinizing Hormon)
(Nguyễn Tường Anh, 1999). Sử dụng não thùy để kích thích sự thành thục và
rụng trứng là một kỹ thuật đơn giản được áp dụng rộng rãi trong kỹ thuật sản
xuất, tuy nhiên nó gây ra một vấn đề bất tiện là thu thập, bảo quản, và khó xác
định hoạt tính của chúng. Ở một chừng mực nhất định, việc tăng liều khi tiêm
có tác dụng rút ngắn thời gian hiệu ứng, nhưng khi tiêm vào một liều quá cao
dẫn đến tình trạng rối loạn trạng thái sinh lý, gây chết cá mẹ và làm giảm chất
lượng trứng (Nguyễn Tường Anh, 1999).

2.2.3 HCG (Human chorionic Gonadochopin)
Có tên tiếng việt là hích dục tố màn đệm hoặc kích dục tố nhau thai, được
Zondec và Aschheim phát hiện từ năm 1927 trong nước tiểu phụ nữ có thai 2 –
4 tháng, là một polypeptide có trọng lượng phân tử 36.000 (Nguyễn Tường
Anh, 1999).
Ngày nay, HCG là loại kích dục tố được dùng có hiệu quả cho nhiều loài cá
nhất. Ngoài các loài cá Mè, các loài cá Trê, HCG còn có tác dụng gây rụng
trứng cho nhiều loài cá khác như: cá Tra, cá basa, cá Bống,…Ở nước ngoài,
HCG còn được dùng cho cá Chình (Yamamoto Nagahama, 1973), cá Vược
vằn (Stevens, 1967),…Đặc biệt là sự thành công của Morozova từ năm 1963

15


trên cá Perca fluviatilis bằng nước tiểu phụ nữ có thai (Nguyễn Tường Anh,
1999).
HCG trên con đực có tác dụng như ICSH (interstitial cell stimulating
hormone) nó có tác dụng kích thích tế bào kẽ leydig trong tinh hoàn tiết ra
hormone sinh dục đực và kích thích quá trình tạo tinh cũng như hoạt tính của
các tế bào dinh dưỡng sertoli bên trong ống sinh tinh (Nguyễn Tường Anh,
1999).
2.2.4. DOM (Domperidone)
Domperidone là tên hóa học của thụ thể nhân tạo, có tên thương mại khác
nhau nhưng tên thường dùng là Motilium (viên Dom), 1 viên Dom có khối
lượng 10mg ( Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).
Dom khi dùng kết hợp với kích tố LHRH-a có tác dụng ức chế sự tiết
Dompamine, thúc đẩy quá trình giải phóng GnRH và quá trình tiết GtH.
Phương pháp này hiện nay được sử dụng rộng rãi ở nước ta và trên thế giới,
Ovaprim là sản phẩm ứng dụng của phương pháp này (Nguyễn Văn Kiểm,
2004a).

2.2.5. Các nghiên cứu về kích thích sinh sản
Kích thích sinh sản đóng vai trò quan trọng trong thực tiễn sản xuất đối với
các loài cá nuôi , trong điều kiện nuôi, nhiều loài cá không tự sinh sản được.
Kích thích sinh sản tức là tiêm các hoạt chất hoặc hormone có khả năng trực
tiếp hay gián tiếp đưa đa số noãn bào chuyển sang giai đoạn chín và rụng rứng
(Nguyễn Tuần, 1999). Để không ngừng cải tiến và nâng cao hiệu quả sản xuất
giống bằng con đường sinh sản nhân tạo, đáp ứng nhu cầu nuôi cũng như hạn
chế việc vớt cá con tự nhiên, việc kích thích sinh sản cá bằng các chế phẩm
hormone ngày càng được mở rộng. Trước đây, hai loại hoạt chất được sử dụng
trong sinh sản nhân tạo là não thùy cá (tuyến yên) và HCG (Human Chorinoic
Gonadotropin).
HCG được hai nhà khoa học Zondek và Aschheim phát hiện vào năm 1927
(Nguyễn Tường Anh, 1999). Liều lượng HCG sử dụng cho các loài cá phụ
thuộc vào mức độ tinh khiết của chế phẩm cũng như sự thành thục của cá.
Thậm chí có loài dùng đơn độc HCG hiệu quả rất kém hoặc không có tác dụng
(Nguyễn Văn Kiểm, 2004b). Có thể nói HCG là kích dục tố dị chủng được
dùng có hiệu quả cho nhiều loài như cà Mè, cá Trê, cá Sặc, cá Chình, cá
Chạch,…(Nguyễn Tường Anh, 1999).

16


Năn 1973 các nhà khoa học Trung Quốc đã tổng hợp một peptide gồm 10
amino acid dưới tên thương mại LHRHa hay LH-RH (Luteinizing Hormon –
Releasing Hormon) hoặc Ovaprim (do Canada sản xuất, là một hỗn hợp của
LHRHa hoặc sGnRH với Domperidon). Đây là chất tổng hợp có hoạt tính
mạnh gấp trăm đến hàng ngàn lần HCG (Nguyễn Tuần, 1999), và được sử
dụng phổ biến ở nhiều nước để kích thích sinh sản nhân tạo cá, đã góp phần
giải quyết được một số trở ngại do việc sử dụng các loại hormone truyền thống
gây ra.

Việc sử dụng hormone để kích thích sinh sản cá đã thu được nhiều kết quả tốt
như cung cấp đầy đủ, kịp thời lượng cá giống đúng theo yêu cầu, nhu cầu
người nuôi. Tuy nhiên, việc sử dụng hormone để kích thích sinh sản cũng cần
chú ý đến các yếu tố như sau: thời vụ, kích cỡ cá bố mẹ, số lần tiêm (Lin,
1997), chất lượng kích dục tố (Nguyễn Văn Kiểm, 2004a). Nhằm đánh giá
chính xác hiệu quả của việc sử dụng hormone trong kích thích sinh sản nhân
tạo cá cần quan sát kết quả thông qua các chỉ tiêu như: tỷ lệ cá đẻ, tỷ lệ thụ
tinh, tỷ lệ nở, sức sống của cá con và ảnh hưởng của kích dục tố đối với cá mẹ.
Mặt khác, tùy loài cá khác nhau mà liều lượng có tác dụng đối với quá trình
sinh sản của cá cũng khác nhau được biểu hiện qua bảng sau:

17


Bảng 2.1. Một số loại, liều lượng kích dục tố sinh sản nhân tạo một số loài cá đồng.

Loài cá

Sặc rằn

Cá rô đồng

Cá trê

Kích thích
tố

Liều lượng (kg cá cái)

Thời gian hiệu ứng

(giờ)

Tác giả
Nguyễn Văn kiểm (2004)

HCG
LHRHa
HCG
LHRHa

2500 – 3000 UI
25 – 30 + 3.5 mg DOM
4000 UI
65 mg + 5mg DOM

18 - 20

HCG
LHRHa
HCG

2500 – 3000 UI
25 – 30 μg + 2.5 – 3.5 mg Dom
2800 – 3000UI

10 - 12

LHRHa

80 – 100 μg + 20 mg DOM


10 - 12

HCG
LHRHa

2500 UI
50 - 70 μg + 10 mg Dom

14 - 16

18

Lê Như Xuân (2000)

Nguyễn Văn kiểm (2004)

8–9
Phạm Văn Khánh (1999)
Phạm Minh Thành và
Nguyễn Văn Kiểm (2009)


Theo Dương Nhựt Long (2003) Khi sinh sản nhân tạo cá rô đồng bằng kích
dục tố LHRHa, kết quả cho thấy, hầu hết giữa các nghiệm thức không có sự
sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê ( p > 0,05 ) đối với các chỉ tiêu theo dõi
như sức sinh sản, tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ nở khi dùng kích thích tố LHRHa kích
thích sinh sản ở các mức liều lượng từ 40 – 60μg/kg cá cái. Sức sinh sản của
cá rô đồng dao động từ 709.091 – 925.889 trứng/kg cá cái. Thực nghiệm cho
thấy, với tỷ lệ sinh sản 100% và sức sinh sản đạt 925.889 trứng/kg cá cái, thì

hàm lượng kích thích tố LHRHa ở mức 70 μg/kg kích thích sinh sản với hiệu
quả cao nhất.
Theo Nguyễn Văn Triều và Dương Nhựt Long (2001), khi sinh sản cá rô liều
3.000 UI/ kg cá cái ở nhiệt độ 25,5oC, cá đẻ 100%, thời gian hiệu ứng 7 – 13
giờ, tỷ lệ thụ tinh 97,2%, tỷ lệ nở 98,56% . Khi sử dụng liều 20 - 30μg LHRHa
+ 5 mg Dom )/kg cá cái ở nhiệt độ 27 oC, cá đẻ 100%, thời gian hiệu ứng 9,30
giờ, tỷ lệ thụ tinh 86%, tỷ lệ nở 94%.
Khi sinh sản nhân tạo cá rô đầu vuông thì dùng kim tiêm 1ml hút nước cất pha
với LHRHa và Dom theo lượng: 1 lọ LHRHa (200µg) + 2 viên Dom + 3ml
nước cất, hòa tan, chia đều tiêm cho 2kg cá cái. Liều tiêm cho cá đực = ½ liều
tiêm cho cá cái. Vị trí tiêm: Tiêm vào gốc vây ngực hoặc vào phần cơ lưng của
cá. Sau khi tiêm cá đực và cá cái được thả vào dụng cụ cho đẻ. Bố trí theo tỷ lệ
đực : cái = 1:1. Có thể bố trí riêng từng cặp hoặc bố trí chung 2-3kg cá/m3
nước. Sau khi tiêm kích dục tố khoảng 10-12h cá sẽ đẻ, từ 16-22 giờ trứng sẽ
nở, tính từ lúc sau khi tiêm kích thích tố (www.google.com.vn).
Khi sử dụng LHRHa + Dom sinh sản nhân tạo cá rô đầu vuông thì dùng ( 70 –
100μg LHRHa + 7 – 10 mg Dom )/kg cá cái. Liều tiêm cá đực bằng 1/3 – 1/2
liều cá cái. Vị trí tiêm ở gốc vây ngực và mỗi con tiêm 0,5mL. Sau khi tiêm cá
xong thì tiến hành bố trí cho sinh sản, tỷ lệ đực/ cái là 1/1, từ vài cặp đến vài
chục cặp tùy theo dụng cụ lớn hay nhỏ (Bùi Minh Tâm, 2011).

19


CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm
Đề tài “ Ảnh Hưởng Của Nồng Độ LHRHa + DOM Đến Sinh Sản Của Cá Rô
Đồng (Anabas testudineus) ” được thực hiện từ tháng 12/2011 đến tháng
7/2012, tại Ấp 5 – xã Hòa An – Phụng Hiệp – Hậu Giang.

3.2. Vật liệu nghiên cứu
Cá bố mẹ, cân điện tử, khay nhựa, thau, khăn, muỗng, hệ thống bể chứa cá bố
mẹ, bể đẻ, bể ương cá bột…LHRHa, Motilium (DOM), nước muối sinh lý,
nước cất, kim tiêm 1cc, cối nghiền bằng sứ.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cá rô đầu vuông, không dị hình, dị tật, có
trọng lượng 70 – 100 g/con. Nguồn gốc của cá bố mẹ được mua ở các trại sản
xuất giống ở Hậu Giang, Cần Thơ.
3.3.2. Chọn cá bố mẹ cỡ nhỏ

Cá cái có bụng to mềm, vùng da dưới bụng mỏng, lỗ sinh dục màu hồng.
Cá đực thon dài, vuốt nhẹ vùng lỗ sinh dục có sẹ màu trắng sữa, đặc chảy ra.

Cá đực

Cá cái
Hình 3.1. Phân biệt đực cái

20


3.3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 9 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lập
lại 3 lần, mỗi lần lặp lại của mỗi nghiệm thức được bố trí với 3 cặp cá bố mẹ
theo sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau:
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Nghiệm thức

Liều lượng kích thích tố

LHRHa (µg/kg cá cái)

Dom (mg/kg cá cái)

1

60

3

2

60

6

3

60

9

4

90

3

5


90

6

6

90

9

7

120

3

8

120

6

9

120

9

Phương pháp tiêm: Thuốc được tiêm vào gốc vây ngực (0,5 mL/con), mũi kim
hướng về phía đầu cá và tạo thành một góc 30-450 so với thân cá. Mũi kim

không được sâu quá 1cm. Sau khi tiêm bố trí cá vào xô nhựa cho cá sinh sản
theo tỷ lệ đực/cái là 1/1.
3.3.4. Kỹ thuật ấp trứng
Sau khi cá đẻ xong, dùng vợt bằng lưới mùng vớt trứng chuyển qua xô nhựa
để ấp trứng. Xô nhựa phải rửa sạch, cấp nước 40-60cm. Nhiệt độ ấp trứng
thích hợp là 28-30oC. Mật độ ấp: 3.000-6.000 trứng/lít nước.

21


3.3.5. Phương pháp thu thập, tính toán và xử lý số liệu
3.3.5.1. Theo dõi các yếu tố môi trường
Các yếu tố nhiệt độ, pH, oxy được đo 1 – 2 giờ/lần trong suốt quá trình sinh
sản và ấp trứng.
Nhiệt độ: được đo bằng nhiệt kế, nhiệt kế được đặt vào nước để xác định nhiệt
độ.
pH: dùng Test đo pH.
Oxi: dùng Test đo oxi.
3.3.5.2. Các chỉ tiêu sinh sản
Thời gian hiệu ứng thuốc: là khoảng thời gian được ghi nhận từ lúc chích cá
đến khi cá phóng thích trứng.
Thời gian nở: Tính từ lúc trứng được đẻ ra đến khi nở.
Số cá cái đẻ
Tỷ lệ cá đẻ (%) =

*100

Số cá cái tham gia sinh sản
Sức sinh sản thực tế: cân lượng trứng cá đẻ được. Cân 1g trứng, sau đó đếm
(3 lần lập lại lấy kết quả trung bình).

Số trứng thu được
Sức sinh sản thực tế (trứng/kg cá cái) =
Khối lượng cá cái sinh sản
Mỗi nghiệm thức lấy ngẫu nhiên 100 trứng cho vào khay cho vào nước ấp
riêng và lặp lại 3 lần để tính tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ sống cá bột sau 3
ngày.

Số trứng thụ tinh
Tỷ lệ thụ tinh (%) =

* 100
Số trứng quan sát

22


Số trứng nở
Tỷ lệ nở (%) =

* 100
Số trứng thụ tinh

Số cá bột sau 3 ngày
Tỷ lệ cá bột sau 3 ngày (%) =

* 100
Tổng số cá nở

3.3.6. Phương pháp xử lý số liệu
Dùng phần mềm Excel để tính trung bình và độ lệch chuẩn, phân tích

ANOVA để so sánh các giá trị trung bình của các chỉ tiêu trên.

23


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Các chỉ tiêu môi trường
Các yếu tố môi trường trong quá trình sinh sản cá rô đồng được kết quả qua
bảng sau:
Bảng 4.1: Các chỉ tiêu môi trường
Nghiệm thức

Nhiệt độ (o C)

Oxy (mg/L)

pH

1

28 ± 0,29

3,5 ± 0,25

7,0 ± 0,14

2

28,6 ± 1,25


3,6 ± 0,25

7,1 ± 0,12

3

28,4 ± 0,49

3,5 ± 0,25

7,0 ± 0,16

4

28 ± 0,41

3,6 ± 0,29

7,0 ± 0,06

5

28,3 ± 0,48

3,5 ± 0,25

7,1 ± 0,11

6


28,6 ± 1,25

3,5 ± 0,35

7,1 ± 0,12

7

28,4 ± 0,86

3,6 ± 0.25

7,0 ± 0,06

8

28,2 ± 0,64

3,5 ± 0,25

7,1 ± 0,08

9

28,3 ± 0,27

3,6 ± 0,29

7,1 ± 0,11


4.1.1. Nhiệt độ
Qua bảng 4.1 cho thấy, nhiệt độ của các nghiệm thức không chênh lệch nhiều
dao động từ 28 - 28,6 oC nguyên nhân do thí nghiệm được bố trí ở một diện
tích nhỏ, có mái che bằng bạt, có cây cối xung quanh nên nhiệt độ ổn định,
không chênh lệch nhiều. Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm
(2009) hầu hết các loài cá xuất xứ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thì nhiệt độ
thích hợp cho phôi phát triển là 27-30oC. Dựa vào kết quả của bảng trên cho
thấy, nhiệt độ nằm trong khoảng phù hợp cho sự phát triển của phôi.

24


Nếu nhiệt độ xuống thấp hơn giới hạn thích hợp sẽ làm thời gian nở kéo dài, tỷ
lệ nở sẽ giảm, khi nhiệt độ xuống thấp quá giới hạn chịu đựng sẽ làm phôi
chết. Ngược lại khi nhiệt độ tăng vượt qua giới hạn chịu đựng sẽ làm tăng tỷ lệ
dị hình và có thể làm phôi chết. Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn
Kiểm (2009), khi thay đổi nhiệt độ đột ngột 20C/giờ có ảnh hưởng xấu đến sự
phát triển của phôi. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới thời gian phát triển của phôi
tuân theo qui luật tổng nhiệt, khi nhiệt độ của môi trường tăng trong giới hạn
thích hợp thì thời gian nở rút ngắn. Ở cá chép nhiệt độ (28 – 290C) thời gian
nở (36 – 38 giờ), cá trê nhiệt độ (28 – 290C) thời gian nở (26 – 28 giờ), cá mè
vinh (28 – 290C) thời gian nở (8 – 10 giờ). Qua bảng nhiệt độ trên, khi nhiệt
độ (28 – 28,6 oC) thời gian nở cá rô đồng (16 – 20 giờ).
4.1.2. Oxy
Kết quả từ Bảng 4.1 cho thấy, hàm lượng oxy của các nghiệm thức dao động
từ 3,5 - 3,6 mg/L, không chênh lệch nhiều và ở mức thích hợp nhưng còn thấp,
đây chỉ là khoảng nhiệt độ thấp nhất để phôi cá phát triển bình thường.
Nguyên nhân hàm lượng oxy thấp là do, khi bố trí thí nghiệm không có sử
dụng sục khí và do cây cối xung quanh nhiều nên bị che chắn gió, làm cho

hàm lượng oxy thấp.
Theo Nguyễn Văn Kiểm (2004a) để đảm bảo cho phôi cá phát triển bình
thường thì oxy trong nước thấp nhất 3-4 ppm. Đối với các thí nghiệm, hàm
lượng oxy dao động 3,5 – 3,6 ppm (Bảng 4.1), đây cũng là khoảng oxy thích
hợp tối thiểu cần phải có cho sự phát triển của phôi.
Trong từng giai đoạn phát triển của phôi, tùy đặc điểm của từng loại trứng mà
nhu cầu oxy sẽ khác nhau. Trứng bán trôi nổi có hàm lượng carotenoid thấp
thì cần hàm lượng oxy hòa tan cao hơn. Hàm lượng oxy hòa tan thấp hơn
2mg/l thì phôi sẽ chết ngạt, phôi phát triển bình thường khi hàm lượng oxy từ
3mg/l trở lên. Nhu cầu oxy của trứng tăng dần theo quá trình phát triển nhưng
tăng đột ngột từ giai đoạn xuất hiện mầm đuôi, nhất là giai đoạn trước và sau
khi nở (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).
4.1.3. pH
Kết quả cho thấy pH dao động từ 7,0 - 7,1 (Bảng 4.1), khoảng dao động pH
không nhiều do: các yếu tố môi trường như nhiệt độ, oxy ít biến động, bên
cạnh đó do quá trình phát triển phôi không có sử dụng thức ăn ngoài, ít thải ra
các sản phẩm thải hơn cá trưởng thành làm cho môi trường nước ít lượng vật
chất vô cơ và hữu cơ, lượng thực vật phù du thấp, từ đó làm cho pH thấp và ít
biến động. Theo Trương Quốc Phú (2004), pH là một trong những yếu tố môi
trường quan trọng cho động vật thủy sản sinh trưởng và phát triển, pH có mối
25


×