Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

ẢNH HƯỞNG CHẤT LƯỢNG nước TRONG KHU vực PHÂN bố của ốc gạo (cipangopaludina lecithoides ) và vẹm SÔNG (limnoperna fortune) ở HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH bến TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 41 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN


ĐOÀN NGUYỄN MINH TUÂN

CHẤT LƢỢNG NƢỚC TRONG KHU VỰC PHÂN BỐ CỦA ỐC
GẠO (Cipangopaludina lecithoides ) VÀ VẸM SÔNG
(Limnoperna fortune) Ở HUYỆN CHỢ LÁCH,
TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN


ĐOÀN NGUYỄN MINH TUÂN

CHẤT LƢỢNG NƢỚC TRONG KHU VỰC PHÂN BỐ CỦA ỐC
GẠO (Cipangopaludina lecithoides )VÀ VẸM SÔNG (Limnoperna
fortune) Ở HUYỆN CHỢ LÁCH,
TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
HUỲNH TRƢỜNG GIANG

2012


LỜI CẢM ƠN

Lời nói đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban giám hiệu
và quý thầy, cô Khoa thủy sản Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi
học tập và thực hiện luận văn này. Cảm ơn quý thầy, cô đã tận tình dẫn dắt và
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thu mẫu, phân tích và xử lý mẫu.
Đặc biệt tôi xin cảm ơn thầy Huỳnh Trường Giang và cán bộ Phòng thí
nghiệm phân tích chất lượng nước Khoa thủy sản Trường Đại học Cần Thơ, đã
tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn
này.
Cảm ơn các anh chị, các bạn lớp Sinh học biển K34 và lớp liên thông
Nuôi trồng thủy sản K36 đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã động viên, tạo mọi điều
kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành khóa học.
Xin chân thành cảm ơn.
Tác giả

i


TÓM TẮT

Quá trình thu mẫu được thực hiện từ Tháng 08/2011 đến Tháng 05/2012.

Mẫu thu tại 3 điểm tại hạ nguồn nơi tiếp giáp vùng nhiễm mặn huyện Mỏ Cày
Bắc, Bến Tre và 6 điểm xung quanh khu vực cồn Phú Đa, huyện Chợ Lách, Bến
Tre: 3 điểm bên có ốc gạo phân bố và 3 điểm phía bên không có ốc gạo phân bố.
Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: nhiệt độ, độ mặn, pH, lưu tốc nước, DO, TSS,
BOD5, TAN, NO2-,NO3-, PO43-, TN, TP nước và TN, TP bùn đáy. Kết quả cho
thấy đa số các chỉ tiêu qua các tháng khác biệt không có ý nghĩa (p> 0,05). Khu
vực có ốc gạo có lưu tốc dòng chảy thấp hơn các khu vực khác. Vật chất lơ lửng
TSS và hàm lượng TN trong khu vực có ốc gạo thấp hơn có ý nghĩa so với 2 khu
vực còn lại. Hàm lượng hữu cơ (TOM), TN và TP bùn đáy ít có sự khác biệt có
ý nghĩa qua các tháng. Vào mùa khô vật chất lơ lửng, lưu tốc dòng chảy thấp và
khác biệt có ý nghĩa (p< 0,05) so với mùa mưa. Đây là đặc điểm môi trường rất
quan trọng cho sự hiện diện của vẹm vào mùa khô. Đạm TAN, TN-nước, TPnước, TN-bùn khu vực có ốc gạo cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với mùa khô.
Đây là nguồn dinh dưỡng quan trọng. Tuy nhiên, TP trong bùn thì thấp hơn có ý
nghĩa (p<0,05) so với mùa mưa. Các yếu tố thủy lý hóa dao động trong các khu
vực và trong các tháng là do ảnh hưởng của các hoạt động nông nghiệp trong
vùng, nước sinh hoạt từ các khu dân cư, hiện tượng rửa trôi do mưa và nước
thượng nguồn đổ về.

ii


MỤC LỤC
Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1
1.1 Giới thiệu................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 2
1.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 2
Phần II LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................... 3
2.1 Phân loại và phân bố của vẹm sông (Limnoperna fortunei) ................. 3
2.1.1 Phân loại ........................................................................................... 3
2.1.2 Phân bố ............................................................................................. 4

2.2 Đặc điểm sinh học và sinh thái của vẹm sông (Limnoperna fortunei) ....... 4
2.3 Tác hại của vẹm sông, biện pháp phòng tránh và khắc phục ................. 5
2.3.1 Tác hại .............................................................................................. 5
2.3.2 Biện pháp phòng tránh và khắc phục ............................................... 5
2.4 Các yếu tố môi trường và vẹm sông ....................................................... 6
2.5 Đặc điểm sinh học ốc gạo (Cipangopaludina lecithoides) cồn Phú Đa,
huyện Chợ Lách, Bến Tre ............................................................................. 8
Phần III PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 9
3.1 Thời gian và địa điểm ............................................................................. 9
3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 10
3.2.1. Phương pháp thu mẫu .............................................................. 10
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 11
Phần IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN .................................................................. 12
4.1 Nhiệt độ ................................................................................................. 12
4.2 pH .......................................................................................................... 13
4.3 Độ mặn .................................................................................................. 14
4.4 Lưu tốc .................................................................................................. 14
iii


4.5 Hàm lượng oxy hòa tan (DO) ............................................................... 15
4.6 Hàm lượng vật chất lơ lững trong nước (TSS) ..................................... 17
4.7 Nhu cầu oxy sinh học (BOD5) .............................................................. 18
4.8 TAN....................................................................................................... 20
4.9 Nitrite (NO2-) ......................................................................................... 21
4.10 Nitrate (NO3-) ...................................................................................... 22
4.11 Photphat (P-PO43-) ............................................................................... 23
4.12 TOM (Tổng vật chất hữu cơ bùn đáy) ................................................ 24
4.13 TN nước (Tổng đạm) .......................................................................... 25
4.14 TP nước (Tổng lân) ............................................................................. 26

4.14 Hàm lượng đạm trong bùn (TN) ......................................................... 27
4.15 Hàm lượng lân trong bùn (TP) ............................................................ 28
Phần V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................ 30
5.1 Kết luận ................................................................................................. 30
5.2 Đề xuất .................................................................................................. 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 31
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... i
TÓM TẮT ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ v
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................ vii

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 3.1 Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích………..………………10
Bảng 5.1 Kế hoạch thực hiện……………..……………………………...12

v


DANH MỤC HÌNH
Hình


Trang

Hình 1: Vẹm sông (Dreissena sp.)…………………….………………….3
Hình 2: Ốc gạo (Cipangopaludina lecithoides) cồn Phú Đa…….….…….8
Hình 3: Địa điểm thu mẫu……………….……………………………..9

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DO: Hàm lượng oxy hòa tan.
BOD5: Tiêu hao oxy sinh học.
TAN: Tổng đạm trong nước.
-

NO2 : Nitrite.
-

NO3 : Nitrate.
-

PO43 : Phophat.
TSS: Hàm lượng vật chất lơ lững trong nước.
TOM: Tổng vật chất hữu cơ.
TN: Tổng đạm kjedalh.
TP: Tổng lân kjedalh.

vii



Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Ốc gạo (Cipangopaludina lecithoides) cồn Phú Đa, huyện Chợ Lách,
Bến Tre là loại thủy sản có giá trị kinh tế, sản lượng 14-15 tấn/năm. Tuy
nhiên gần đây xuất hiện loài vẹm sông (Limnoperna fortunei) bám lên ốc
ảnh hưởng sinh trưởng và phát triển làm cho sản lượng và chất lượng sụt
giảm nghiêm trọng.
Vẹm sông (Limnoperna fortunei) là một trong 100 loài xâm hại nguy
hiểm nhất hiện nay (Theo trung tâm nghiên cứu loài ngoại lai, Đại học
California Riverside, Mỹ). Ở các nước châu Á - Âu và Bắc Mỹ vẹm sông
phát tán và gây hại rất lớn như bám dày đặc vào bến cảng, tàu thuyền, bè
nuôi thủy sản, ống dẫn nước, các công trình xây dựng, nhà máy thủy điện,
nhà máy nước, ... làm thay đổi hệ sinh thái, cạnh tranh thức ăn, lấn áp, bám
và ảnh hưởng đến các loài bản địa. Với tốc độ lọc rất nhanh (1-2
lít/ngày/con), vẹm đã làm giảm sinh khối các loài động vật phù du hạn chế
thức ăn cho các ấu trùng cá và các loài cao hơn trong chuổi thức ăn. Chúng
bám dày đặc làm ảnh hưởng cá kiếm ăn và sinh sản (Marsden và
Chotkowski, 2001). Ngoài ra nó còn ăn thịt, cạnh tranh thức ăn, 60% loài
động vật có nguy cơ tuyệt chủng hoặc bị đe dọa ở Bắc Mỹ, hay làm giảm
sản lượng đánh bắt cá. Tuy nhiên, vẹm sông cũng có lợi nhưng không lớn
như tác hại của chúng như: vỏ được xay làm phân bón, làm thức ăn chăn
nuôi gia cầm, thịt được sử dụng làm mồi câu cá và sản xuất bột cá, chúng
còn là sinh vật chỉ thị môi trường. Ở Việt Nam từ khi vẹm sông
(Limnoperna fortunei) xuất hiện trong cồn Phú Đa, chúng đã làm sản lượng
và chất lượng ốc gạo giảm sút ngiêm trọng. Vì vậy để đảm bảo nguồn lợi ốc
gạo trong khu vực này cần phải có biện pháp hạn chế sự phát triển của vẹm
bám trên ốc gạo.
Từ những vấn đề trên nghiên cứu “Đánh giá chất lượng môi trường
trong khu vực phân bố ốc gạo và vẹm sông ở Chợ Lách, tỉnh Bến Tre“ đã

được tiến hành.
1


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm ra sự khác biệt giữa các yếu tố môi trường ở nơi có và không có ốc
gạo và vẹm sông phân bố trong khu vực cồn Phú Đa, huyện Chợ Lách, Bến
Tre. Nhằm có những biện pháp tác động theo hướng hạn chế sự phát triển của
vẹm bám trên ốc gạo.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Khảo sát các chỉ tiêu môi trường ở nơi có và không có ốc gạo và vẹm sông
ở khu vực cồn Phú Đa, Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
Đánh giá sự tương quan giữa điều kiện môi trường nước và sự phân bố của
vẹm sông.

2


Phần II LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Phân loại và phân bố của vẹm sông (Limnoperna fortunei)
2.1.1 Phân loại
Nghành: Mollusca
Lớp: Bivalvia
Lớp phụ: Heterodonta
Bộ: Mytiloida
Họ: Mytilidae
Giống: Limnoperna
Loài: Limnoperna fortune
Tên Tiếng Anh: Golden Mussel
Tên Tiếng Việt: Vẹm Vàng


Hình 1: Vẹm sông (Limnoperna fortune).
(Nguồn:
/>=G3HxTb5NOWfiAfCge36DA&ved=0CEEQ_AUoAQ&biw=1024&bih=499#hl=vi&tbm=isch&sa=1&q=
limnoperna+fortunei&oq=limnoperna+fortunei&gs_l=img.3..0i24.105768.127525.0.130518.19.5.
0.14.14.0.760.2157.0j1j1j0j1j1j1.5.0...0.0.E2MJjZ20FWQ&pbx=1&bav=on.2,or.r_gc.r_pw.r_qf.,c
f.osb&fp=3d4928b7ff787c2&biw=1024&bih=463).
3


Vẹm giống 2-8 mm, vẹm trưởng thành 20 mm, lớn nhất 60 mm.Màu sắc
chung của vỏ là vàng nâu.
2.1.2 Phân bố
Limnoperna fortunei (hoặc vẹm vàng) có nguồn gốc từ Trung Quốc và các
con sông phía đông nam châu Á. Nó đã xuất hiện tại Hồng Kông vào năm 1965
và tại Nhật Bản, Đài Loan trong năm 1990. Năm 1991 nó đã xâm nhập vào nước
Mỹ thông qua các lưu vực sông Plata ở Nam Mỹ. Nó gây ra thiệt hại lớn cho
kinh tế làm tắc nghẽn hệ thống cung cấp nước và làm mát của cơ sở. Nó được
coi là một loài xâm hại ở Nam Mỹ và dự kiến sẽ lan rộng hơn (Ricciardi, 1998).
2.2 Đặc điểm sinh học và sinh thái của vẹm sông (Limnoperna fortunei)
Nhiệt độ thích hợp để vẹm phát triển là 16-28 oC (ấu trùng), 8-35 oC (vẹm
trưởng thành) (Ricciardi, 1998) và chết ở 51oC (Perepelizin và Boltovskoy,
2011). Tuổi thọ của vẹm từ 2-3 năm, cao nhất 5-10 năm (Nichols và Black,
1998). Vẹm lớn càng nhanh thì tuổi thọ càng ngắn (Karatayev et al., 2006). Các
chỉ tiêu thủy lý hóa thích hợp cho vẹm như độ mặn 0-12‰, Ca2+  3,0 mg/L,
pH  6,4, DO  1,0 mg/L,(Ricciardi, 1998). Độ đục thích hợp cho vẹm sinh
sống dao động từ 40-200 NTU (ERSR, 2005). Vẹm giống 2-8 mm, vẹm trưởng
thành 20 mm, lớn nhất 60 mm. Trưởng thành một năm tuổi. Con cái thường
chiếm 2/3 số lượng trong quần thể. Có khả năng chịu đựng cao và rất thay đổi
theo sinh lý. Ấu trùng Veliger từ 30-70 ngày. Tuyến sinh dục phát triển tháng 5,

giao phối mạnh vào tháng 6 và suy giảm tháng 10 hàng năm. Sinh sản 1-2
lần/năm, phân tích và thụ tinh ngoài.
Vẹm sinh sống ở các hồ, sông nước ngọt và cả vùng của sông. Vẹm phát
triển mạnh ở khu vực có TSS dao động từ 1-18,7 mg/L (Fanslow et al., 1995).
Vẹm L.Fortunei có thể sống ở độ sâu 50 m, môi trường nền đáy thích hợp cho
vẹm là đá và cát. Nền đáy bùn vẹm không phát triển và sống bám vào giá thể
(Burlakova et al, 2006). Giai đoạn ấu trùng Veliger của vẹm (100-200) sống trôi
nổi (Eilers et al, 2011) và sống bám ở giai đoạn giống (2-8 mm). Tỉ lệ chết ở ấu
trùng từ 2-100% nhiều nhân tố như độ đục, quá trình lọc của copepod, của vẹm
trưởng thành, sự tấn công của vi khuẩn,… (Lucy, 2006). Giới hạn chịu đựng của
vẹm ở các ngưỡng như nhiệt độ: thấp nhất 0 oC-cao nhất 35 oC, pH thấp nhất
6,0-cao nhất 7,8, Ca2+ thấp nhất 1,0 mg/L-cao nhất 12 mg/L, DO: thấp nhất 0,1
mg/L-cao nhất 11,3 mg/L, độ sâu tối đa 40 m, độ trong thấp nhất 10 cm, lưu tốc
nước tối đa là 1,1 m/s.
4


2.3 Tác hại của vẹm sông, biện pháp phòng tránh và khắc phục
2.3.1 Tác hại
Kể từ khi xuất hiện ở Trung Quốc vẹm đã bám kín các bến cảng, tàu
thuyền, neo, ống dẫn dầu và các lồng bè nuôi thủy sản. Chúng làm tắc nghẽn
ống hút nước của nhà máy nước thành phố, công trình thủy điện và lồng bè thủy
sản. Với tốc độ lọc rất nhanh (1–2 lít/ngày/con), vẹm đã làm giảm sinh khối
động thực vật phù du, hạn chế thức ăn cho ấu trùng cá và các loài cao hơn trong
chuỗi thức ăn.
Tuy nhiên, vẹm sông cũng có lợi nhưng không lớn như tác hại của chúng
như: vỏ được xay làm phân bón, làm thức ăn chăn nuôi gia cầm, thịt được sử
dụng làm mồi câu cá và sản xuất bột cá, chúng còn là sinh vật chỉ thị môi
trường.
2.3.2 Biện pháp phòng tránh và khắc phục

Có nhiều biện pháp đưa ra để hạn chế tác hại của vẹm sông như: sinh học,
hóa học và vật lý, tuy nhiên các biện pháp điều có hiệu quả nhất định nhưng ở
mức độ không cao.
Như sử dụng các loài kẻ thù tự nhiên của vẹm sông như: các loài chim
nước, thủy cầm, tôm càng,…để làm giảm mật độ vẹm sông nhưng không ảnh
hưởng đến các động vật thân mềm khác.
Sử dụng các loài vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh để quản lý các quần thể vẹm
sông cũng đang được nghiên cứu. Ngoài ra, còn có một số chất độc hóa học để
tiêu diệt vẹm sông như: Chlorine Dioxide, Ozone, Prechlorination, Hydrogen
Peroxide, muối vô cơ hoặc điều chỉnh pH.
Các phương pháp kiểm soát khác bao gồm: xử lý nhiệt, thiếu oxy, bức xạ,
dòng điện, rung động âm thanh. Ngoài ra còn can thiệp vào quá trình sinh sản,
các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu về chu kỳ sống, môi trường để có
biện pháp kiểm soát vẹm sông một cách hiệu quả và an toàn.

5


2.4 Các yếu tố môi trƣờng và vẹm sông
Theo mùa trong năm thì vẹm sinh sản theo mùa nhất định trong năm
(Mikheev 1964; Lovova 1980, Karatayev, 1983), vẹm có thể phát triển nhanh
trong nước hơn tầng đáy (Vaate 1991; Yu và Culver 1999), về điều kiện dinh
dưỡng thì vẹm phát triển nhanh trong môi trường có dinh dưỡng cao (Horvath
và Lamberti 1999), yếu tố dòng chảy thì ở dòng chảy cao vẹm sẽ bị giảm tăng
trưởng, dòng chảy thích hợp nhất từ 0,5-0,8 m/s. Nếu cao hơn 1,5 m/s sẽ ức chế
sự phát triển của vẹm (Dorge 1993; Bur1akova 1998). Mật độ của vẹm giảm
theo độ sâu, 1-1,5 m là tốt nhất (Mikheev 1964; Garton và Johnson, 2000), sóng
gió nhiều thì cũng sẽ làm giảm sự tăng trưởng phát triển của vẹm(Mikheev,
1964). Theo Summers et al., 1996 thì độ đục cũng ảnh hưởng đến sự phát triển
của vẹm, khi độ đục càng cao sẽ làm ức chế sự phát triển của vẹm.

Theo Nguyễn Văn Lục và ctv (2006) công bố một điều tra về đặc điểm sinh
lý, sinh thái của ốc gạo tại khu vực huyện Chợ Lách, Bến Tre. Các tác giả không
có một thông tin đề cập tới vẹm sông, tuy nhiên các tác giả đã cung cấp các
thông tin quan trọng về các yếu tố thủy lý hóa ở khu vực trên. Theo đó nhiệt độ
tầng mặt dao động trong khoảng 28,4-31,2oC, trung bình 29,5oC, pH dao động
trong khoảng 6,4-7,4, pH thấp vào mùa mưa. Oxy hòa tan (DO) dao động không
lớn trong khoảng 5,78-6,34 mgO2/L. Hàm lượng vật chất lơ lửng (TSS) biến
động rất lớn theo không gian, thời gian. Hàm lượng TSS của tầng mặt dao động
124-275 mg/L. Giá trị TSS vào mùa mưa cao gấp 1,2 lần mùa khô. Nhu cầu oxy
sinh hóa BOD5 của tầng nước mặt biến động mạnh theo thời gian, dao động
trong khoảng 1,8-5,8 mgO2/L.
Theo Võ Như Pha (2011) cho thấy hầu hết các yếu tố như: Nhiệt độ,
độ mặn, pH, lưu tốc, DO, TSS, BOD 5 , TAN, NO 2 - , NO 3 - , PO 4 3- , TN, TP
nước và TN, TP bùn đáy ở chín địa điểm thu mẫu tại khu vực cồn Phú Đa
và khu vực giáp nước huyện Mỏ Cày Bắc khác biệt không có ý nghĩa (p>
0,05) giữa khu vực có và không có vẹm sông, biến động không lớn giữa
mùa mưa - mùa khô và nằm trong phạm vi thích hợp cho sự phát triển của
thủy sinh vật. Tốc độ dòng chảy ở khu vực có vẹm thấp hơn so với khu
vực không có vẹm và dao động lần lượt từ 0,000-1,139 m/s và 0,000–
1,650 m/s. Mật độ ấu trùng và vẹm trưởng thành bám trên giá thể khác
6


biệt không có ý nghĩa (p> 0,05) giữa hai khu vực. Quần thể vẹm phát triển
vào mùa khô và suy kiệt vào mùa mưa. Trong khu vực nghiên cứu, sự
phân bố của vẹm sông phụ thuộc vào sự có mặt của giá thể ( ốc gạo và các
loài giá thể khác) mà không phụ thuộc vào các yếu tố môi trường nước.
Theo Bùi Minh Quyền (2011) các yếu tố như: nhiệt độ, độ mặn, pH,
lưu tốc, DO, TSS, BOD 5 , TAN, NO 2 - , NO 3 - , PO 4 3- , TN, TP nước và TN,
TP bùn đáy ở chín địa điểm thu mẫu tại khu vực cồn Phú Đa và khu vực

giáp nước huyện Mỏ Cày Bắc tương đối thấp, biến động theo thời gian
nhưng không lớn và không khác biệt có ý nghĩa giữa các khu vực. Nhìn
chung, các yếu tố thủy lý hóa này thường thấp trong mùa khô (Tháng 1,2),
do ảnh hưởng rất lớn của hoạt động nông nghiệp trong vùng, nước sinh
hoạt từ các khu dân cư, hiện tượng rửa trôi do mưa và nước thượng nguồn
đổ về. Riêng độ mặn, khu vực giáp nước vào Tháng 5/2011 có bị nhiễm
mặn nhẹ ở mức 2‰ do hiện tượng xâm nhập mặn vào mùa khô. Ngoài ra
thành phần đạm và lân trong bùn của khu vực không có ốc gạo trong mùa
khô (Tháng1,2) và cao hơn các khu vực khác có thể do ảnh hưởng từ các
ao nuôi cá tra xung quanh.

7


2.5 Đặc điểm sinh học ốc gạo (Cipangopaludina lecithoides) cồn Phú Đa,
huyện Chợ Lách, Bến Tre

Hình 2: Ốc gạo (Cipangopaludina lecithoides) cồn Phú Đa.

Ốc gạo thường xuất hiện ở vùng đáy mềm, thành phần cơ học của đất chủ
yếu là bùn pha cát, đáy giàu chất hữu cơ, những nơi thành phần đất sét cao (sét
chiếm trên 50%) thường không thấy xuất hiện ốc gạo, sự phân bố của ốc gạo
biến động phụ thuộc vào cường độ quá trình bồi xói đáy bãi ốc. Mật độ ốc gạo
trên bãi ốc có sự biến động lớn theo không gian và thời gian: vào mùa mưa ốc
thường tập trung vào các rãnh sâu ở lòng sông và di chuyển vào vùng ven bờ
vào các tháng mùa khô. Mật độ ốc gạo dao động từ 3,95-105,84 g/10 m2 tương
ứng 1,07- 24,26 con/10 m2, chiều dài ốc dao động trong khoảng 11,4-33 mm,
khối lượng toàn thân là 0,32-8,12 g. Thức ăn chủ yếu của ốc gạo là mùn bã, sinh
trưởng của ốc chịu ảnh hưởng nhiều bởi sự biến đổi của môi trường theo mùa
khí hậu, ốc sinh trưởng nhanh vào mùa mưa (Tháng 6-9), sinh trưởng chậm vào

thời kỳ chuyển từ mùa mưa sang khô (Tháng 2-3), nguyên nhân chủ yếu là do sự
thay đổi đột ngột của môi trường (nhiệt độ, hàm lượng thức ăn,…) và là thời kỳ
sinh sản chủ yếu của ốc gạo. Mùa vụ sinh sản của ốc gạo kéo dài gần như quanh
năm nhưng tập trung chủ yếu vào giai đoạn từ Tháng 10 đến Tháng 4 năm sau
mà đỉnh cao là vào Tháng 11 – 12 hàng năm.

8


Phần III PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian và địa điểm: từ Tháng 08/2011 đến Tháng 05/2012.
Địa điểm nghiên cứu: khu vực cồn Phú Đa, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre
và khu vực tiếp giáp vùng nhiễm mặn huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre.
Chú Thích:
: Vị trí thu mẫu

Hình 3: Địa điểm thu mẫu

9


3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Mỗi tháng thu mẫu một lần vào khoảng thời gian 8-10 giờ sáng.
Mẫu thu tại 3 điểm tại hạ nguồn nơi tiếp giáp vùng nhiễm mặn
huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre và 6 điểm xung quanh khu vực cồn Phú
Đa, huyện Chợ Lách, Bến Tre: 3 điểm bên có ốc gạo phân bố và 3 điểm
phía bên không có ốc gạo phân bố.
3.2.1. Phương pháp thu mẫu
- Các chỉ tiêu thu mẫu bao gồm: nhiệt độ, độ mặn, pH, lưu tốc

nước, DO, TSS, BOD 5, TAN, NO 2 - ,NO 3 - , PO 4 3- , TN, TP nước và TN, TP
bùn đáy.
- Nhiệt độ, độ mặn, pH và lưu tốc đo trực tiếp tại điểm thu mẫu:
nhiệt độ, độ mặn đo ở tầng mặt (cách mặt nước 20-30 cm). Nhiệt độ đo
bằng nhiệt kế, độ mặn đo bằng khúc xạ kế, pH đo bằng máy YSI, lưu
tốc đo bằng lưu tốc kế.
- Mẫu DO được thu bằng chai nút mài 125ml, cố định bằng 1 mL
MnSO 4 + 1 mL KI-NaOH được trữ lạnh bằng nước đá trong thùng xốp.
- Mẫu TSS, BOD 5, TAN, NO 2 - ,NO 3 - , PO 4 3- , TN, TP nước được thu
chung vào chai nhựa 1 lít, trữ lạnh bằng nước đá trong thùng xốp.
- Mẫu TN, TP bùn đáy được thu bằng chai nhựa 110 mL.
3.2.2. Phương pháp phân tích
Mẫu được phân tích trong Phòng thí nghiệm chất lượng nước Khoa
thủy sản trường Đại học Cần Thơ. Các chỉ tiêu được phân tích theo
phương pháp chuẩn (APHA et al., 1995) được trình bày trong bảng
(Bảng 3.1) sau đây:

10


Bảng 3.1 Các chỉ tiêu và phƣơng pháp phân tích

Các chỉ
tiêu phân

Phƣơng pháp phân tích

tích
DO
BOD5


Phương pháp Winkler (4500-O DO.B APHA et al., 1995).
Ủ ở 20 oC và sử dụng phương pháp Winkler (4500-O DO.B
APHA et al., 1995).

TSS

Cân trọng lượng, sấy ở 103 – 105 oC (2540 B APHA et al., 1995).

TAN

Phenate blue (4500-NH3 F APHA et al., 1995).

NO2-

Diazonium (4500- NO2- B APHA et al., 1995).

NO3-

Khử Cd và so màu theo phương pháp NO2- (4500- NO3- B
APHA et al., 1995).

PO43-

SnCl2 ( 4500 – PD. APHA et al., 1995).

TN nước và Công phá bằng phương pháp Macro-Kjedalh, so màu bằng
bùn đáy

phương pháp Phenate blue (4500-Norg APHA et al., 1995).


TP nước và Công phá bằng phương pháp Macro-Kjedalh, so màu bằng
phương pháp Phenate blue (4500-Norg APHA et al., 1995).
bùn đáy

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Các yếu tố môi trường được so sánh giữa các điểm thu mẫu với nhau
bằng phần mềm Excel và SPSS 16.0.
- Tìm ra sự khác biệt giữa các yếu tố môi trường ở nơi có và không có ốc
gạo, vẹm sông phân bố.

11


Phần IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Nhiệt độ
Qua 10 đợt khảo sát thì nhiệt độ tầng mặt 3 khu vực dao động từ
27,4-31,4 o C. Khu vực có ốc gạo cao nhất Tháng 5 (31,4  0,5 o C) và thấp
nhất Tháng 11 (28,7  0,3 o C). Khu vực không có ốc gạo cao nhất Tháng
5 (31,4  0,4 o C) và thấp nhất Tháng 12 (29.8  0,3 o C). Và khu vực giáp
nước cao nhất Tháng 5 (30,9  0,4 o C) và thấp nhất Tháng 1 (27,4  0,1
o

C). Theo DAISIE (2006) nhiệt độ thích hợp cho vẹm sông (Limnoperna

fortunei) phát triển từ 20 o C đến 40 o C, tăng trưởng tốt nhất ở 18-20 o C.
Vì vậy nhiệt độ từ 27,4-31,4 o C là thích hợp cho vẹm phát triển. Nhiệt
độ trong khu vực nghiên cứu mang đặc thù của các thủy vực nhiệt đới,
cao và ổn định theo thời gian.
32


Nhiệt độ (oC)

31
30

29
28

Có ốc gạo

27

Không có ốc gạo

26

KV giáp nước

25

Tháng
Hình 4: Biến động nhiệt độ ở các khu vực khảo sát theo thời gian

12


4.2 pH
Qua khảo sát pH ba khu vực dao động từ 7,86-8,57. Khu vực có ốc gạo dao động
từ 7,86-8,50, cao nhất vào tháng 11 (8,5  0,1) và thấp nhất vào tháng 8 (7,86). Khu vực

không có ốc gạo từ 7,86-8,17, cao nhất vào tháng 9 (8,17  0,2) và thấp nhất vào tháng 8
(7,86  0,01). Khu vực giáp nước dao động từ 7,87-8,57, cao nhất vào tháng 11
(8,57  0,1) và thấp nhất vào tháng 1 (7,87  0,1). Từ kết quả khảo sát cho thấy pH ba
khu vực trên tương đối ổn định theo thời gian và có giá trị chênh lệch không lớn cao
nhất (8,57) với giá trị thấp nhất (7,86), nằm trong tiêu chuẩn chất lượng nước nuôi trồng
thủy sản (theo Boyd (1998) trích bởi (Đào Minh Hải, 2006) pH thích hợp cho đời sống
thủy sinh vật dao động 7 - 9).
Theo Boyd (1998) trích bởi (Đào Minh Hải, 2006) pH thích hợp cho đời sống thủy
sinh vật dao động 7 - 9.
pH là yếu tố môi trường ảnh hưởng rất lớn đến đời sống thủy sinh vật. pH quá cao
hay quá thấp làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào làm rối loạn quá trình trao đổi
muối và nước giữa cơ thể và môi trường ngoài.
pH tương đối ổn định theo thời gian cũng như giữa các khu vực với nhau, nên nhìn
chung pH giữa các khu vực này khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
8.80
8.60
pH

8.40
8.20
8.00

Có ốc gạo

7.80

Không có ốc gạo

7.60


KV giáp nước

7.40

Tháng

Hình 5: Biến động pH ở các khu vực khảo sát theo thời gian

13


4.3 Độ mặn
Sau 10 đợt khảo sát tháng 08/2011 đến tháng 05/2012 thì khu vực có ốc
gạo, khu vực không có ốc gạo và khu vực giáp nước đều không bị nhiễm mặn,
kết quả đo được ở mức 0‰, vì các khu vực này gần nhau đều cách xa biển chịu
ảnh hưởng lớn nước ở thượng nguồn đổ về.
Theo DAISIE (2006) vẹm sông (Limnoperna fortunei) có thể sống ở độ mặn 7‰.
Kết quả khảo sát so sánh với DAISIE (2006) thì vẹm sông (Limnoperna
fortunei) có thể phát triển tốt ở cả ba khu vực này. Như vậy vẹm sông là loài khá
rộng muối, cùng với khả năng thích ứng tốt với các thủy vực nhiệt đới thì khả
năng xâm lấn đến tất cả các hệ thống sông ở đồng bằng sông Cửu Long là cao.
4.4 Lƣu tốc
Kết quả khảo sát tốc độ dòng chảy ở 3 khu vực dao động từ 0-5 m/s. Khu
vực có ốc gạo dao động từ 0-3,67 m/s, cao nhất Tháng 8 (3,67 m/s  0,6) và thấp
nhất Tháng 10, Tháng 11, Tháng 5 (nước chảy nhẹ). Khu vực không có ốc gạo
dao động từ 0,5-5 m/s, cao nhất Tháng 8 (5 m/s  0,6) và thấp nhất Tháng 1 (0,5
m/s). Khu vực giáp nước dao động từ 0,33-3 m/s, cao nhất Tháng 8 (3 m/s  1)
và thấp nhất Tháng 12, Tháng 3 (0,33 m/s  0,6). Nhìn chung, dòng chảy ở hai
khu vực thấp (<1,65m/s), phụ thuộc lớn vào thủy triều và lưu lượng nước ở
thượng nguồn đổ về. Vào Tháng 8 thì khu vực có ốc gạo khác biệt không có ý

nghĩa (p>0,05) so với khu vực không có ốc gạo và khu vực giáp nước nhưng
khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) xảy ra giữa khu vực không có ốc gạo và khu vực
giáp nước. Vào Tháng 9 thì khu vực có ốc gạo khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so
với khu vực không có ốc gạo nhưng cả hai khu vực có ốc gạo và không có ốc
gạo khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) so với khu vực giáp nước. Vào Tháng
10 thì khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) xảy giữa ba khu vực. Và vào Tháng 12 thì
khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) xảy ra giữa khu vực có ốc gạo với không có ốc
gạo và giữa khu vực không có ốc gạo với khu vực giáp nước, giữa hai khu vực
có ốc gạo và khu vực giáp nước thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Nhìn

14


tổng thể qua các đợt khảo sát thì tốc độ dòng chảy ba khu vực khác biệt không
có ý nghĩa (p>0,05).
Theo Birnbaum (2006), thì lưu tốc vượt quá 2m/s sẽ làm cho vẹm trưởng
thành khó bám vào giá thể. Lưu tốc ở khu vực không có ốc gạo cao hơn khu vực
có ốc gạo. Vì vậy mà ở khu vực có ốc gạo vẹm bám rất nhiều vào ốc gạo làm
cho ốc gạo không phát triển được và chết.

Lưu tốc dòng chảy (m/giây)

6.00

5.00

4.00

3.00


Có ốc gạo
Không có ốc gạo
KV giáp nước

2.00

1.00

0.00
08/2011 09/2011 10/2011 11/2011 12/2011 01/2012 02/2012 03/2012 04/2012 05/2012
Tháng

Hình 6: Biến động lƣu tốc ở các khu vực khảo sát theo thời gian

4.5 Hàm lƣợng oxy hòa tan (DO)
Hàm lượng oxy khu vực có ốc gạo dao động từ 5,84-9,04 mg/L, cao
nhất vào Tháng 8 (9,04  0,1 mg/L) thấp nhất vào Tháng 5 (5,84 mg/l).
Khu vực không có ốc gạo dao động từ 5,65-8,67 mg/L, cao nhất vào
Tháng 8 (8,67  0,3 mg/L), thấp nhất vào Tháng 5 (5,65  0,1 mg/L). Khu
vực giáp nước dao động từ 5,80-8,69 mg/L, cao nhất vào Tháng 8
(8,69  0,3 mg/L), thấp nhất vào Tháng 5 (5,8  0,2 mg/L). Qua các đợt
khảo sát thì khác biệt không có ý nghĩa (p> 0,05) giữa ba khu vực. Khác
biệt có ý nghĩa (p< 0,05) giữa hai khu vực có ốc gạo và không có ốc gạo
chỉ xảy ra vào Tháng 9, 10, 1.
15


Oxy là chất khí rất cần cho đời sống sinh vật, đặc biệt đối với thủy
sinh vật, hàm lượng oxy lý tưởng là lớn hơn 5mg/L (Trương Quốc Phú,
2006).

Các nghiên cứu về vẹm sông trên thế giới cho thấy chúng là loài thích
sống ở khu vực có hàm lượng oxy hòa tan cao. Vẹm ngựa vằn sống ở các
vùng nước sạch, thường thì chúng được tìm thấy ở các vùng nước có hàm
lượng oxy hòa tan lớn hơn 90% độ bão hòa. Chúng bị stress ở các vùng có
oxy hòa tan nhỏ hơn 40-50% độ bão hòa. Theo Gerald (2009), thì vẹm sông
thích sinh sản ở các thủy vực có hàm lượng oxy hòa tan cao 8-10 mg/L, tuy
nhiên chúng có thể thích ứng với các khu vực có hàm lượng oxy hòa tan
không nằm trong khoảng thích hợp kể trên.
Qua kết quả trên ta thấy hàm lượng oxy qua các tháng thu mẫu các
khu vực có biến đổi nhưng không lớn và luôn duy trì ở mức cao (lớn hơn
5,65 mg/L), phù hợp cho quá trình sinh trưởng của vẹm, do đây là các
thủy vực nước chảy và có mặt thoáng nên oxy dể dàng khuyết tán từ
không khí.
9.50
9.00
Oxy hòa tan (mg/L

8.50
8.00

7.50

Có ốc gạo

7.00

Không có ốc gạo

6.50


KV giáp nước

6.00

5.50
5.00
08/2011 09/2011 10/2011 11/2011 12/2011 01/2012 02/2012 03/2012 04/2012 05/2012
Tháng

Hình 7: Biến động DO ở các khu vực khảo sát theo thời gian

16


×