Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ của mô HÌNH NUÔI cá lóc ở HUYỆN BÌNH tân, TỈNH VĨNH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

LA HIỀN KHANH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ LÓC
Ở HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

NĂM 2011



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

LA HIỀN KHANH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ LÓC
Ở HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS. TS. NGUYỄN VĂN KIỂM

NĂM 2011




LỜI CẢM ƠN
Trước hết, xin bày tỏ lòng biết ơn ñến những người thân trong gia ñình ñã
tạo mọi ñiều kiện tốt nhất cho tôi học tập.
Đồng thời, xin gởi lời cảm ơn sâu sắc ñến PGS. TS. Nguyễn Văn Kiểm
cùng toàn thể quý thầy cô trong Bộ môn kỹ thuật nuôi Thủy sản nước ngọt và quý
thầy cô trong khoa thủy sản ñã truyền ñạt những kiến thức quý báu cho tôi trong
suốt thời gian học tại trường.
Xin cảm ơn toàn thể bạn bè ñã ñộng viên, giúp ñở tôi hoàn thành báo cáo
này
Xin chân thành cảm ơn
Tác giả

i


TÓM TẮT

Đề tài: “Đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi cá lóc ở huyện Bình Tân, tỉnh
Vĩnh Long” ñược thực hiện từ tháng 1/2011 ñến tháng 6/2011. Mô hình nuôi
thích hợp cho các hộ nông dân có thời gian nhàn rỗi, góp phần cải thiện ñời sống
người dân.
Đề tài ñược thực hiện qua việc thu thập số liệu bằng phiếu ñiều tra nông
hộ. Tổng số mẫu là 99 mẫu (33 mẫu/mô hình). Không có lao ñộng dưới 17 tuổi
nuôi cá, ña số lao ñộng nằm trong ñộ tuổi từ 18 – 60.
Diện tích bể nuôi trung bình của hộ là 34,8 ± 24,9 m2, vèo là 76,7 ± 121,9
m2, ao 84,2 ± 72,1 m2. Mật ñộ cá thả: bể bat 122,79 ± 27,14 con/m2, vèo
174,85 ± 76,23 con/m2, ao 70 ± 30,47 con/m2. Trung bình/hộ/vụ sử dụng
2.720 ± 3.437 kg thức ăn cá tạp nước ngọt và 3.669 ± 4.241 kg thức ăn cá tra chết.

Tỷ lệ sống của mô hình nuôi trong bể bạt 69,85 ± 8,05%, tăng trọng
68g/tháng; vèo 62,73 ± 11,26% và tăng trọng 86g/tháng; ao 62,73 ± 10,39%, tăng
trọng 57g/tháng. Sản lượng thu hoạch ở mô hình nuôi trong bể bạt trung bình
0,92 ± 0,73 tấn/vụ/hộ; vèo 2,72 ± 3,08 tấn/vụ/hộ; ao 0,98 ± 0,60 tấn/vụ/hộ. Năng
suất của mô hình nuôi trong bể lót bạt 28 ± 8 kg/m2/vụ, vèo 42 ± 28 kg/m2/vụ, ao
14 ± 5 kg/m2/vụ.
Lợi nhuận trung bình của mô hình bể bạt là 31.650 ñ/tháng/hộ/bể, vèo
45.740 ñ/tháng/hộ/vèo, ao 24.514 ñ/tháng/hộ/ao. Tỷ suất lợi nhuận của mô hình
nuôi trong vèo (0,27) cao hơn mô hình nuôi trong bể (0,25) và ao (0,26)..

ii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ............................................................................................................... i
Tóm tắt .................................................................................................................... ii
Mục lục .................................................................................................................. iii
Danh sách bảng ...................................................................................................... vi
Danh sách hình...................................................................................................... vii
Chương1:GIỚI THIỆU ............................................................................................1
1.1 Đặt vấn ñề ...................................................................................................1
1.2 Mục tiêu của ñề tài ......................................................................................1
1.3 Nội dung của ñề tài .....................................................................................1
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ......................................................................2
2.1 Đặc ñiểm sinh học của cá lóc .....................................................................2
2.1.1 Đặc ñiểm phân loại.........................................................................2
2.1.2 Đặc ñiểm phân bố...........................................................................2
2.1.3Đặc ñiểm hình thái ..........................................................................3
2.1.4 Đặc ñiểm sinh trưởng .....................................................................3
2.1.5 Đặc ñiểm dinh dưỡng .....................................................................4

2.1.6 Đặc ñiểm sinh sản ..........................................................................4
2.2 Tình hình nuôi thủy sản ở Việt Nam ..........................................................5
2.3 Các mô hình nuôi ........................................................................................5
- Nuôi cá lóc trong giai ñặt trong ao ñất .................................................5
Mùa vụ nuôi ............................................................................................5
Quy cách giống và mật ñộ thả .................................................................6
Thành phần thức ăn .................................................................................6
Khẩu phần thức ăn ..................................................................................6
Cách cho cá ăn ........................................................................................6
Chăm sóc và quản lý ...............................................................................6
Thu hoạch ................................................................................................7
- Kỹ thuật nuôi cá lóc trong ao ñất ..........................................................7
Diện tích nuôi ..........................................................................................7
Mật ñộ .....................................................................................................7
Cho ăn và cách quản lý chăm sóc ...........................................................7
Phòng và trị bệnh cho cá nuôi .................................................................8
Thu hoạch ................................................................................................8
2.4 Tình hình nuôi thủy sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long ..............................8
2.5 Tổng quan về tỉnh Vĩnh Long .....................................................................9
2.5.1 Điều kiện tự nhiên ..........................................................................9
Vị trí ñịa lý ..............................................................................................9
Địa hình .................................................................................................10
Các ñơn vị hành chính ...........................................................................10
Thời tiết, khí hậu ...................................................................................10
Tài nguyên ñất .......................................................................................11
iii


Tài nguyênnước.....................................................................................11
2.5.2 Điều kiện kinh tế xã hội ...............................................................12

Tình hình kinh tế xã hội ........................................................................12
Cơ sở vật chất hạ tầng ...........................................................................12
2.5.3 Dân số...........................................................................................12
2.5.4 Định hướng phát triển của ngành thủy sản tỉnh Vĩnh Long.........12
2.5.5 Tình hình chung về thủy sản của tỉnh Vĩnh Long ........................14
2.5.6 Các loại thức ăn nuôi cá lóc .........................................................15
2.5.7 Kích cỡ và biện pháp thu hoạch ...................................................16
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu .....................................................................17
3.1 Thời gian nghiên cứu ................................................................................17
3.2 Địa ñiểm ....................................................................................................17
3.3 Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................17
3.3.1 Thông tin thu nhập gồm 2 loại .....................................................17
3.3.1.1 Thông tin thứ cấp .........................................................17
3.3.1.2 Thông tin sơ cấp ...........................................................18
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu ..........................................18
3.3.2.1 Đối với thông tin thứ cấp .............................................18
3.3.2.2 Đối với thông tin sơ cấp ...............................................18
3.3.3 Số mẫu phỏng vấn ........................................................................18
3.4 Các thông tin sử dụng trong nghiên cứu ...................................................18
3.4.1 Thông tin chung ...........................................................................18
3.4.2 Thông tin chung về mô hình nuôi ................................................18
3.4.3 Hiệu quả kinh tế ...........................................................................19
3.4.4 Nhận thức của người nuôi ............................................................19
3.5 Phương pháp phân tích và xữ lý số liệu....................................................19
Chương 4: Kết quả và thảo luận ............................................................................20
4.1 Thông tin chung về nông hộ .....................................................................20
4.1.1 Tuổi chủ hộ ..................................................................................20
4.1.2 Trình ñộ văn hóa ..........................................................................20
4.1.3 Số năm kinh nghiệm nuôi cá lóc ..................................................21
4.1.4 Số lao ñộng tham gia nuôi cá lóc .................................................21

4.1.5 Nguồn thông tin kinh tế kỹ thuật cho nuôi cá lóc ........................22
4.1.6 Nguồn cá giống ............................................................................23
4.2 Tìm hiểu các chỉ tiêu kỹ thuật...................................................................24
4.2.1 Lịch mùa vụ..................................................................................24
4.2.2 Diện tích nuôi ...............................................................................25
4.2.3 Thông tin về con giống ................................................................25
Tỷ lệ loại hình cá lóc nuôi trong các mô hình .......................................25
Mật ñộ, kích cỡ và giá cá giống ............................................................26
Chất lượng cá giống ..............................................................................27
4.2.4 Cấp thoát nước .............................................................................28
4.2.5 Sử dụng thức ăn............................................................................29
iv


Số lượng thức ăn ...................................................................................29
Nguồn thức ăn, giá thức ăn ...................................................................29
4.2.6 So sánh sinh trưởng của cá lóc ở 3 mô hình ................................30
4.2.7 Thu hoạch, sản lượng, năng suất trong nuôi cá lóc ......................30
4.2.8 Quản lý dịch bệnh ........................................................................31
4.3 So sánh hiệu quả kinh tế của 3 mô hình ...................................................32
4.4 Thuận lợi và khó khăn của người nuôi .....................................................33
4.4.1 Thuận lợi ......................................................................................33
4.4.2 Khó khăn ......................................................................................33
4.4.3 Đề xuất………………………………………………………….34
Chương 5: Kết luận và ñề xuất ..............................................................................35
5.1 Kết luận .....................................................................................................35
5.2 Đề xuất ......................................................................................................35
Tài liệu tham khảo .................................................................................................36
Phụ lục ...................................................................................................................37


v


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Khẩu phần thức ăn cho cá lóc ..................................................................6
Bảng 2.2 Mật ñộ nuôi cá trong ao ñất ......................................................................7
Bảng 2.3 Sản lượng nuôi trồng thủy sản phân theo ñịa phương ở ĐBSCL ............8
Bảng 2.4 Năng suất trung bình NTTS của tỉnh Vĩnh Long ...................................15
Bảng 4.1 Trình ñộ văn hóa.....................................................................................21
Bảng 4.2 Số năm kinh nghiệm nuôi cá (năm) .......................................................21
Bảng 4.3 Số lao ñộng tham gia nuôi cá (người) ....................................................22
Bảng 4.4 Tỷ lệ nuôi cá lóc trong các mô hình .......................................................24
Bảng 4.5 Diện tích của các mô hình nuôi cá lóc ...................................................25
Bảng 4.6 Tỷ lệ loại hình cá lóc (%) nuôi trong các mô hình .................................25
Bảng 4.7 Số lượng cá giống thả và mật ñộ thả nuôi ..............................................26
Bảng 4.8 Mực nước trong các mô hình nuôi cá lóc (m) ........................................28
Bảng 4.9 Nguồn thức ăn, giá thức ăn ....................................................................29
Bảng 4.10 tỷ lệ nguồn thức ăn sử dụng trong mô hình nuôi cá lóc .......................29
Bảng 4.11 Sinh trưởng của cá lóc .........................................................................30
Bảng 4.12 thời gian thu hoạch, sản lượng, năng suất trong nuôi cá lóc ................30
Bảng 4.13 Các bệnh xuất hiện ...............................................................................31
Bảng 4.14 Hiệu quả của 3 mô hình nuôi cá lóc… .................................................32

vi


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Bản ñồ hành chính tỉnh Vĩnh Long...........................................................9
Hình 3.1 Bản ñồ huyện Bình Tân và ñịa ñiểm thu mẫu ........................................17
Hình 4.1 Cơ cấu các nhóm tuổi của chủ hộ nuôi cá lóc ........................................20

Hình 4.2 Nguồn thông tin kỹ thuật của hộ nuôi ....................................................23
Hình 4.3 Nguồn cá giống .......................................................................................23
Hình 4.4 Chất lượng cá giống vụ 1 ........................................................................27
Hình 4.5 Chất lượng cá giống vụ 2 ........................................................................28

vii


TỪ VIẾT TẮT
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
ĐBSCL: Đồng bằng sông bằng sông Cửu Long
WTO: Tổ chức thương mại thới giới
al: Âm lịch
VAC: mô hình vườn - ao - chuồng
GDP: Tổng sản phẩm
GTSL: Giá trị sản xuất

viii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn ñề
Từ lâu con người ñã hướng tới việc khai thác và nuôi trồng thủy sản nhất là
khi dân số gia tăng và nhu cầu dinh dưỡng của con người ngày càng cao.Tuy
nhiên cần khẳng ñịnh nguồn lợi thủy sản không phải là vô tận nếu khai thác
không ñi ñôi với bảo vệ, tái tạo và phát triển thì nguồn lợi sẽ bị cạn kiệt.
Với ñiều kiện tự nhiên như nước ta hiện nay nói chung và Đồng bằng Sông
Cửu Long nói riêng rất có tiềm năng phát triển về nuôi trồng thủy sản, do ñó
diện tích nuôi trồng thủy sản không ngừng ñược mở rộng. Năm 2005, diện tích

nuôi trồng thủy sản toàn khu vực là 680.200 ha, với sản lượng thủy sản
983.384 tấn, năm 2007 là 1.100.000 ha với sản lượng ñạt 1.268.000 tấn, bằng
khoảng 70% sản lượng nuôi trồng thủy sản của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu
thủy sản của cả nước ñạt 3,792 tỷ USD, trong ñó Đồng Bằng Sông Cửu Long
ñạt trên 60,52% giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước ( Phạm Đình
Đôn, 2004).
Trong những năm gần ñây, nước ta xuất hiện nhiều mô hình nuôi và ñạt ñược
hiệu quả kinh tế cao như: nuôi cá trong mương vườn, nuôi cá trên ruộng, nuôi
theo mô hình VAC, nuôi cá tra xuất khẩu… Trong ñó Đồng Bằng Sông Cửu
Long nổi bật nhất là mô hình nuôi cá lóc trong ao, vèo và nuôi trong bể lót bạt.
Mô hình này ñã ñược phát triển ở các huyện của tỉnh Vĩnh Long. Tuy nhiên
chưa có tác giả nào nghiên cứu về hiệu quả của việc nuôi cá Lóc trong các mô
hình nói trên. Do ñó ñề tài: “ Đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi cá lóc ở
huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long” ñược thực hiện.
1.2 Mục tiêu của ñề tài
Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi cá lóc trong ao, vèo và trong
bể lót bạt ở huyện Bình Tân ñể làm cơ sở cho việc phát triển mô hình nuôi cá
lóc trong tương lai.
1.3 Nội dung của ñề tài
- Tìm hiểu các chỉ tiêu kỹ thuật trong nuôi cá lóc ở 3 mô hình.
- So sánh sinh trưởng của cá lóc trong các mô hình khác nhau.
- So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi trong ao, vèo và trong bể
lót bạt.

1


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc ñiểm sinh học của cá lóc

2.1.1 Đặc ñiểm phân loại
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá Lóc ñen ñược
phân loại như sau:
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Channidae
Giống: Channa
Loài: Channastriata (Ophiocephalus
macullatus)

Hình: cá Lóc
Theo Mai Đình Yên (1978) thì có 3 loài cá Lóc:
- Cá Xộp (Channa striata) phân bố rộng trong các thủy vực miền núi,
ñồng bằng và nước lợ có nồng ñộ muối thấp. kích thước tối ña 90 cm.
Cá chuối suối (Channa gachua) sống ở miền núi các tỉnh phía bắc Việt Nam.
Loài này có vây bụng nhỏ. Kích thước tối ña 20 cm.
- Cá Chuối (Channa maculata) phân bố tương tự cá xộp. Kích thước tối
ña 20cm.
- Cá Chèo Đồi (Channa asiatica) phân bố ở các tỉnh phía bắc. Loài này
không có vây bụng. Kích thước tối ña 20 cm.
2.1.2 Đặc ñiểm phân bố
Cá Lóc phân bố từ Trung Quốc ñến Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái lan,
Mianma, Ấn Độ, Philippines. Cá sống ở nước ngọt là chủ yếu nhưng cũng có
thể sống ở nhiều loại hình thủy vực khác nhau kể cả những vùng trũng ngập
nước lâu ngày, có thể chịu ñựng ñược nhiệt ñộ trên 300C (Dương Nhựt Long,

2


2004). Ở vùng nước hàm lượng O2 thấp cá vẫn sống ñược, có khi không cần

nước chỉ cần da và mang cá có ñộ ẩm nhất ñịnh vẫn có thể sống ñược thời gian
khá lâu. Cá thích sống ven bờ nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh ñể rình và bắt
mồi. Cá có thể sống ở vùng nước lợ (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu
Hương, 1993). Mùa hè cá hoạt ñộng ở tầng mặt, mùa ñông cá hoạt ñộng ở tầng
nước sâu hơn (Dương Nhựt Long, 2004).
2.1.3 Đặc ñiểm hình thái
Vây lưng có 40 - 46 vây, vây hậu môn có 28 - 30 tia vây, vảy ñường bên 41 55 cái. Cá có ñầu lớn, miệng to hướng lên, rạch miệng xiên và kéo dài qua
ñường thẳng ñứng kẻ từ bờ sau của mắt. Răng bén nhọn, cá không có râu, mắt
lớn, lỗ mang lớn. Thân dài hình trụ, tròn ở phần trước dẹp bên ở phần sau. Vẩy
lược lớn phủ khắp thân và ñầu.
Lúc cá còn sống phần lưng có màu xanh ñen, nâu ñen ñến ñen và nhạt dần
xuống bụng, bụng cá có màu trắng sữa. Ở hai bên hông có 10 - 14 sọc ñen lợt
vắt xéo ngang thân, các sọc này nhạt dần và mất hẳn ở cá trưởng thành. Vi
lưng, vi hậu môn, vi ñuôi có các ñốm ñen vắt ngang qua các tia vi (Trương
Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).
2.1.4 Đặc ñiểm sinh trưởng
Cá lóc là loài có tốc ñộ tăng trưởng tương ñối nhanh: cá 1 năm tuổi có chiều
dài khoảng 19-39 cm, trọng lượng từ 95-760g; Cá 2 năm tuổi có chiều dài từ
38,5-40 cm, trọng luợng khoảng 625-1.395g; cá 3 năm tuổi có chiều dài và
trọng lượng là: 45-59 cm; 1.467-2.031g. Tốc ñộ tăng trưởng của cá phụ thuộc
vào nhiệt ñộ của môi trường sống cụ thể khi nhiệt ñộ trên 20oC sinh trưởng
nhanh, dưới 15oC sinh trưởng chậm (Tạp chí khoa học và công nghệ thủy sản,
1/2001). Trong ñiều kiện nuôi với nguồn thức ăn cung cấp chủ ñộng và có chế
ñộ chăm sóc tốt cá sẽ lớn nhanh, sau chu kỳ 6 tháng cá có thể ñạt trọng lượng
dao ñộng từ 0,8-1,2 kg/con, tỷ lệ sống dao ñộng từ 75-85% và năng suất cá
nuôi có thể ñạt dao ñộng từ 30-60 tấn/ha (Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2004).
Giai ñoạn còn nhỏ cá Lóc tăng trưởng chủ yếu về chiều dài, cá càng lớn thì sự
tăng trọng lượng càng nhanh. Trong tự nhiên, sức lớn của cá không ñồng ñều,
phụ thuộc vào thức ăn sẵn có trong thủy vực. Do vậy, tỷ lệ sống của cá trong
tự nhiên khá thấp, trong ñiều kiện nuôi có thức ăn và chăm sóc tốt cá có thể

lớn từ 0,5 – 0,8 kg/năm, ñạt tỷ lệ sống cao và ổn ñịnh (Phạm Văn Khánh,
2005).
Sự sinh trưởng của cá Lóc không ñồng ñều giữa các giai ñoạn phát triển và
theo xu hướng càng lớn thì tăng trọng càng nhanh. Ở ñiều kiện thí nghiệm thì

3


sự tăng trọng trung bình 0,104 g/ngày (cá giống) và ñạt 0,625 g/ngày (giai
ñoạn sau 4 tháng tuổi). Trong ñiều kiện nuôi cá có sức lớn trung bình 0,4 – 0,8
kg/con/năm (Phan Phương Loan, 2000).
2.1.5 Đặc ñiểm dinh dưỡng
Cá lóc là loài cá dữ có lược mang dạng hình núm. Thực quản ngắn, vách dầy,
bên trong thực quản có nhiều nếp nhăn. Dạ dầy to hình chử J. Đây là loài cá ăn
ñộng vật ñiển hình. Quan sát ống tiêu hóa cá thấy cá chiếm 63,01%, tép
35,94%, ếch nhái 1,03% và 0,02% là bọ gạo, côn trùng và mùn bã hữu cơ
(Dương Nhựt Long, 2003).
Cá lóc mới nở không sử dụng thức ăn ngoài nhờ khối noãn hoàng cung cấp
dinh dưỡng. Thời gian này cá tập trung thành ñàn với mật ñộ cao và bơi ở tầng
mặt, bơi phía dưới là cá cái ñể bảo vệ con. Sau 4 – 5 ngày cá bắt ñầu sử dụng
thức ăn bên ngoài, thức ăn lúc này của cá là luân trùng, Moina.. khi cơ thể có
chiều dài 3 – 8 cm, chúng ñã có thể rượt bắt các loại tép và cá có kích cỡ nhỏ
hơn chúng. Lúc này, cá cái không còn theo bảo vệ nữa. Khi cơ thể ñạt chiều
dài trên 10 cm cá có tính ăn như cá trưởng thành (Phạm Văn Khánh, 2000).
Cá lớn thường bắt mồi mạnh vào sáng sớm và chiều mát, khi nhiệt ñộ nước
trên 250C. Chúng có thể chịu ñựng ñược nhiệt ñộ trong khoảng 12 – 400C. Tuy
nhiên, nếu nhiệt ñộ thấp hơn 120C thì cá kém ăn và thường xuống tầng ñáy. Cá
lớn thường ăn mồi sống và bắt mồi chủ ñộng, thức ăn chủ yếu là ñộng vật tôm,
tép, cá…(Nguyễn Văn Kiểm & ctv, 1999).
Khả năng tiêu hóa thức ăn của cá Lóc phụ thuộc vào thành phần thức ăn. Nếu

thức ăn là trùn chỉ sau 8 giờ tiêu hóa ñược 35,42%, thức ăn là cá nục tiêu hóa
ñược 30,01% thức ăn, trong khi ñó thức ăn công nghiệp chỉ tiêu hóa ñược
18,22% sau 8 giờ (Phan Phương Loan, 2000). Từ ñó cho thấy khả năng tiêu
hóa của cá lóc rất chậm nếu so với cá Trê phi (có khả năng tiêu hóa 25% thức
ăn trong 2 giờ).
2.1.6 Đặc ñiểm sinh sản
Ở nước ta cá Lóc ñen thành thục sớm (8- 12 tháng). Cá có thể sinh sản quanh
năm nhưng thường tập trung vào tháng 5 – 7 dương lịch hàng năm và ñẻ rộ
sau những cơn mưa lớn. Sức sinh sản của cá Lóc tùy thuộc vào trọng lượng cá
cái, cá có trọng lượng từ 1 – 1,5 kg ñẻ khoảng 15.000 – 20.000 trứng/tổ và
5.000 – 10.000 trứng/tổ ñối với cá từ 0,5 – 0,8 kg (Nguyễn Văn Kiểm & ctv,
1999).
Khi ñến mùa sinh sản cá ñực và cá cái tự ghép ñôi, cá ñực thường có kích cỡ
nhỏ hơn cá cái cùng lứa. Cá thường chọn nơi có cây cỏ thủy sinh nhưng

4


thoáng ñể ñẻ trứng. trứng cá lóc màu vàng ñậm có giọt dầu nên nổi trên mặt
nước. sau khi ñẻ, cá bố mẹ sẽ cùng nhau canh giữ tổ và cá con cho ñến khi
chúng sống ñộc lập ñược (Phạm văn Khánh, 2000).
2.2 Tình hình nuôi thủy sản ở Việt Nam
Với ñịa hình sông ngòi dầy ñặt như nước ta hiện nay có tiềm năng phát triển
nuôi trồng thủy sản rất lớn. Diện tích nuôi thủy sản qua các năm không ngừng
ñược mở rộng. Điển hình như năm 2008 diện tích nuôi thủy sản của cả nước là
1.052.600 ha thì ñến năm 2010 diện tích này là 1.096.722 ha (ñạt 109,68% so
với chỉ tiêu). Song song ñó sản lượng củng tăng theo, năm 2008 sản lượng
nuôi trồng ñạt gần 2.500.000 tấn (khai thác ñạt 2,1 triệu tấn), ñến năm 2010
sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam là 2.828.622 tấn (ñạt 141% so với
kế hoạch). Kể từ năm 2006 Việt Nam ñã vươn lên ñứng hàng thứ 3 về sản

lượng nuôi trồng thủy sản trên thế giới.Cũng trong năm này Việt Nam xuất
khẩu ñược trên 4,5 tỷ USD hàng thủy sản, ñứng thứ 6 về giá trị xuất khẩu thủy
sản. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng ñều ñặn theo từng năm suốt từ năm
1981 tới nay, từ 230 nghìn ha năm 1981 lên 755,2 nghìn ha năm 2001, ñến
năm 2010 ñạt 1.096722 ha (Tổng Cục thủy sản, 2011).
Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam có dấu hiệu bảo hòa về quy mô (diện tích
sản xuất), năng suất, hiệu quả và sản lượng. Nuôi trồng thủy sản ở Việt nam có
ñiểm yếu là diện tích mặt nước dung trong nuôi trồng vẫn còn hạn chế so với
tiềm lực có thể khai thác và tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Sông Cửu Long,
trong ñó thì cá có sản lượng lớn nhất, còn tôm là loài có giá trị, chiếm tỷ trọng
lớn và ñược ưu tiên trong xuất khẩu.
Ở nước ta hiện nay thủy sản ñánh bắt gần bờ ñã bị khai thác tới giới hạn và
ñánh bắt xa bờ còn hạn chế thì việc ñáp ứng nhu cầu về thủy sản chủ yếu do
ngành nuôi trồng cung cấp.
Năm 2007 Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thới giới (WTO) ñã tạo
thuận lợi ñể xuất khẩu thủy sản ñạt tốc ñộ tăng trưởng cao, khi các doanh
nghiệp ñã chủ ñộng chuyển hướng thị trường, vừa giữ ñược thị trường truyền
thống vừa mở rộng phát triển sang các thị trường mới.
2.3 Các mô hình nuôi
- Nuôi cá Lóc trong giai ñặt trong ao ñất
Mùa vụ nuôi:
Vụ 1: Bắt ñầu từ tháng 4 và thu hoạch tháng 8 hoặc tháng 9 (al) là vụ thích
hợp nhất, nhiệt ñộ mát dịu, có nguồn thức ăn dồi dào, cá lớn nhanh nhờ có
nguồn thức ăn rẽ, dễ tìm.
5


Vụ 2: Bắt ñầu sau tháng 9 (al) và thu hoạch vào tháng 12 (al) hoặc tháng
giêng. Hạn chế nuôi từ tháng 2 – 7, vì thời gian này cá chậm lớn, thức ăn cho
cá hiếm và ñắt (Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Tháp).

Quy cách giống và mật ñộ thả nuôi
Giống cá lóc chọn thả nuôi phải có kích cỡ ñồng ñều, khỏe mạnh, nhiều nhớt,
không bị thương tích hay bệnh tật. Cỡ cá giống phải ñạt từ 20 – 30 g/con,
trong giai ñặt ở ao ñất mật ñộ thả từ 60 – 90 con/m3 là tốt nhất (Dương Nhựt
Long, 2004).
Thành phần thức ăn: Cá lóc là loài cá ăn ñộng vật, thành phần thức ăn
bao gồm nhiều loại ñộng vật tươi sống như cá tép, ếch nhái… trong quá trình
nuôi có thể tập luyện cá giống quen dần với loại thức ăn chế biến từ các nguồn
nguyên liệu ñịa phương như cá tạp, tấm cám, bắp và vitamin C.. có hàm lượng
protein cao hơn 20% hoặc sử dụng thức ăn công nghiệp hay thức ăn tự chế
biến ñể nuôi cá.
Khẩu phần ăn: Khẩu phần thức ăn cho cá hàng ngày sẽ ñịnh lượng cho
phù hợp với các nhu cầu dinh dưỡng và tình hình sức khỏe ở các giai ñoạn
phát triển của cá, có thể tóm tắt ở bảng sau:
Bảng 2.1: Khẩu phần thức ăn cho cá lóc (% so với trọng lượng cá thả nuôi)
Khẩu phần thức ăn (%)

Kích cỡ cá giống (g/con)
Nhỏ hơn 10
10 – 20

10 - 12
8 - 10

20 – 30

5-8

30 – 50


5-8

50 – 100

5-8

Lớn hơn 100

5

(Dương Nhựt Long, 2004)
Cách cho cá ăn: Thông thường ở thời ñiểm ñầu thả giống, do kích
thước cá còn nhỏ, thức ăn cần ñược xay nhuyễn ñến khi cá lớn, thức ăn có thể
cung cấp trực tiếp vào bè nuôi. Việc dùng sàn cho cá ăn ñược khẳng ñịnh
mang lại hiệu quả trong mô hình nuôi.
Chăm sóc và quản lý: Hoạt ñộng chăm sóc và quản lý cá lóc cần phải
ñược thực hiện thường xuyên. Các hoạt ñộng này bao gồm kiểm tra giai (hệ

6


thống dây, lưới…) và tình hình sức khỏe của cá nuôi, vệ sinh giai tránh rong
bám nhiều gây mùi hôi thối.
Thu hoạch: Để ñạt kích thước thương phẩm thời gian nuôi cá lóc
thường ít nhất là 6 tháng, thông thường 7 – 8 tháng. Trọng lượng khi cá thu
hoạch có thể ñạt kích cở trung bình 1,2 – 1,5 kg/con (Dương Nhựt Long,
2003). Trong ñiều kiện nuôi cá có sức lớn trung bình 2,4 – 0,8 kg/con/năm
(Phan Phương Loan, 2000), trong ñiều kiện nuôi có thức ăn và chăm sóc tốt cá
có thể lớn từ 0,5 – 0,8 kg/năm, ñạt tỷ lệ sống cao và ổn ñịnh (Phạm Văn
Khánh, 2000).

- Kỹ thuật nuôi cá lóc trong ao ñất
Diện tích ao từ 100 – 1000 m2, ñộ sâu 1,5 – 2 m, nhiệt ñộ từ 23 – 320C, pH:
6,5 – 8. Trước khi thả ao ñược cải tạo dọn dẹp môi trường xung quanh, xảm lỗ
mọi, cống bọng chắt chắn. bờ bao phải cao hơn ñỉnh lũ cao nhất 0,5 m. Dùng
lưới chắn hoặc ñăng tre cao 0,8 – 1 m ñể tránh cá nhảy ra ngoài.
Mật ñộ nuôi trung bình 30 – 50 con/m2, không nên nuôi quá dầy ảnh hưởng
ñến sức lớn của cá. Mật ñộ nuôi tùy thuốc vào kích cỡ cá giống thả, có thể thả
theo bảng sau:
Bảng 2.2: Mật ñộ nuôi cá lóc trong ao ñất
Mật ñộ thả nuôi (con/m2)

Kích thước cá giống (cm)
3

100

5

50

7

20

10

10

15


5

25

3

Lớn hơn 25

2

(Dương Nhựt Long, 2004)
Cho ăn và cách quản lý chăm sóc
Nguồn thức ăn là cá tép, cá biển, cua ốc…,4 tháng ñầu thì xay nhuyễn các
nguyên liệu trên và trộn thêm bột gòn (5%), vitamin C và ñưa xuống sàn ăn,
khẩu phần ăn từ 12 – 15%. Từ tháng thừ 5 trở ñi cho cá ăn thức ăn bằm nhỏ,
khẩu phần ăn từ 10 – 12%. Những tháng sắp thu hoạch giảm khẩu phần ăn 8 –
10%, nếu dùng tép vụn thì ñể nguyên con, cá lớn thì cắt hoặc bằm nhỏ vừa cở

7


miệng cá. Dùng sàn ñể cho cá ăn và ñể theo dõi cá. Ngày cho ăn 2 lần vào
buổi sáng và buổi chiều. thường xuyên kiểm tra thức ăn của cá ñể ñiều chỉnh
tăng giảm hợp lý tránh lãng phí thức ăn. Hằng ngày bơm bổ sung nước mới
cho ao, cứ 10 ngày thay nước 1 lần từ 1/3 ñến ½ thể tích nước ao ( Phạm Văn
Khánh, 2003).
Phòng trị bệnh cho cá nuôi
Để phòng trị bệnh cần ñịnh kỳ 15 ngày/lần sát trùng ao nuôi bằng vôi bột với
liều lượng 2 – 4 kg/100 m2.
Thu hoạch: Hạ mực nước ao còn khoảng 40 – 50 cm, lấy lưới kéo ñánh bắt

ñầu, khi thu hoạch toàn bộ thì phải tát cạn. Chu kỳ nuôi kéo dài ít nhất là 5 – 6
tháng, trọng lượng trung bình 0,8 – 1 kg/con (Dương Nhựt Long, 2004).
2.4 Tình hình nuôi thủy sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long
Bảng 2.3: Sản lượng nuôi trồng phân theo ñịa phương ở ĐBSCL
ĐVT: tấn
Tỉnh

2004

2005

2006

2007

2008

ĐBSCL

773.293

1.002.805

1.166.775

1.526.557

1.838.638

Long An


18.750

23.425

25.931

29.549

28.185

Tiền Giang

54.721

61.095

67.555

77.497

97.317

Bến Tre

58.520

63.343

69.264


99.531

157.018

Tra Vinh

64.189

73.900

75.980

83.349

85.757

Vĩnh Long

22.607

29.014

45.456

91.252

100.526

Đồng Tháp


66.874

115.136

158.491

230.008

281.366

An Giang

154.675

180.809

181.952

263.914

315.447

Kiên Giang

25.882

48.231

66.159


84.774

110.230

Cần Thơ

59.086

83.783

110.214

150.857

181.743

Hậu Giang

15.790

21.810

25.570

31.851

38.659

Sóc Trăng


41.201

71.708

82.080

104.630

138.184

Bạc Liêu

92.812

110.466

119.800

129.620

129.730

Cà Mau

98.186

120.086

138.323


149.725

174.476

(Nguồn :Tổng cục Thống kê, 2008)
Nhiều năm qua chế biến và xuất khẩu thủy sản ñã trở thành thế mạnh kinh tế,
ñặt biệt ở Đồng bằng Sông Cửu Long, biến nơi ñây thành một vùng trọng
ñiểm về nuôi trồng thủy sản cho tiêu dùng và xuất khẩu của cả nước.

8


Diện tích nuôi trồng thủy sản của Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2008 là
752.200 ha, với tổng sản lượng hàng năm lên ñến 1.836638 tấn (Tổng cục
thống kê, 2009).
2.5 Tổng quan về tỉnh Vĩnh Long
2.5.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí ñịa lý

Hình 2.1 Bản ñồ hành chính tỉnh Vĩnh Long

Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ Đồng bằng Sông Cửu long thuộc
vùng giữa sông Tiền – sông Hậu cách thành phố Hồ Chí Minh 136 km với tọa
ñộ ñịa lý từ 9052’45’’ñến 10019’50’’vĩ ñộ bắc và từ 104041’25’’ ñến
106017’00’’ kinh ñộ ñông
Vị trí giáp giới như sau:

9



-Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.
- Phía Tây và Tây nam giáp Thành Phố Cần Thơ và Hậu Giang.
- Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh
- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp
Địa hình
Tỉnh Vĩnh Long có dạng ñịa hình khá bằng phẳng với ñộ dốc nhỏ hơn 2 ñộ, có
cao trình khá thấp so với mực nước biển (cao trình < 1,0 m chiếm 62,85% diện
tích). Với dạng ñịa hình ñồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu ñịa hình của tỉnh có
dạng lòng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và cao dần về hai hướng bờ sông Tiền,
sông Hậu, Sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn.
Do trong quá trình phát triển sản xuất với ứng dụng cá tiến bộ khoa học kỹ
thuật trong sản xuất nông nghiệp như hệ thống ñê bao, hệ thống kinh thủy lợi,
hệ thống cống ñập, kỹ thuật canh tác của từng ñối tượng cây trồng nên hiện
nay ñang có sự thay ñổi cục bộ về cao trình. Vĩnh Long phân bố trọn trong
vùng phù sa nước ngọt, trước ñây là nơi ñược khai phá và phát triển sớm nhất
ở Đồng bằng Sông Cửu Long (khoảng trên 259 năm).
Các ñơn vị hành chính
Hiện Vĩnh Long có 1 thành phố và 7 huyện gồm: 7 phường, 6 thị trấn và 94 xã
Huyện Bình Tân có 11 xã.
Thời tiết, khí hậu
Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt ñới gió mùa, quanh năm, quanh năm nóng
ẩm, có chế ñộ nhiệt tương ñối cao và bức xạ dồi dào.
-Nhiệt ñộ trung bình cả năm từ 25-270C, nhiệt ñộ cao nhất 36,90C, nhiệt
ñộ thấp nhất 17,70C. Biên ñộ nhiệt giữa ngày và ñêm bình quân 7,30C.
- Bức xạ tương ñối cao, bình quân số giờ nắng trong 1 ngày là 7,5 giờ.
Bức xạ quang hợp hàng năm ñạt 79.600 cal/m2. Thời gian chiếu sang bình
quân năm ñạt 2.550 – 2.700 giờ/năm. Điều kiện dồi dào về nhiệt và nắng là
tiền ñề cho sự phát triển nông nghiệp trên cơ sở thâm canh, tăng vụ.
- Độ ẩm không khí bình quân 80 – 83%, tháng cao nhất ( tháng 9) là

88% và tháng thấp nhất là 77% ( tháng 3)
- Lượng bốc hơi bình quân hàng năm cuả tỉnh khá lớn, khoảng 1.400 –
1.500 mm/năm, trong ñó lượng bốc hơi bình quân theo tháng vào mùa khô là
116 – 179 mm.

10


- Lượng mưa trung bình ñạt 1.450 – 1.504 mm/năm. Số ngày mưa bình
quân 100 – 115 ngày/năm. Về thời gian mưa có 90% lượng mưa năm phân bố
tập trung vào mùa mưa (từ tháng 5 ñến tháng 11 dương lịch). Độ ẩm cũng như
lượng mưa là ñiều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Tuy không
bị ảnh hưởng bởi các dạng khí hậu cực ñoan nhưng những hiện tượng lốc
xoáy, các trận lũ nhiều hơn… có thể là những tác ñộng ban ñầu của biến ñổi
khí hậu toàn cầu cần phải ñược quan tâm khi bố trí không gian lãnh thổ và
kinh tế xã hội nói chung.
Tài nguyên ñất
Diện tích ñất tự nhiên: 147.912,7 ha (tính ñến ngày 1/1/2010)
- Diện tích ñất nông nghiệp: 116.180,6 ha chiếm 78,6%
- Diện tích ñất lâm nghiệp có rừng: 0 ha, chiếm 0%.
- Diện tích ñất chuyên dung: 9.163,9 ha, chiếm 6,2%.
- Diện tích ñất ở: ñất ở nông thôn 5.502,3 ha, chiếm 3,7%; ñất ở ñô thị
656,8 ha, chiếm 0,44%
- Diện tích ñất chưa sử dụng 105,3 ha, chiếm 0,07%.
Tài nguyên nước
Với 91 sông, kênh, rạch trên ñịa bàn nguồn nước mặt của tỉnh Vĩnh Long
ñược phân bổ ñều khắp trong tỉnh. Ba con sông lớn cung cấp nước cho hệ
thống kênh rạch này là:
- Sông Cổ Chiên nằm ở phía Đông bắc của tỉnh, có chiều rộng từ 800 –
2500m, sâu từ 20 – 40 m với khả năng tải nước cực ñại lên tới 12.000 –

19.000m3/s.
- Sông Hậu chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, song song với sông
Cổ Chiên, chạy dọc theo phía Tây nam của tỉnh, sông có chiều rộng từ 1.500 –
3.000m, sâu từ 15 – 30m, khả năng tải nước cực ñại lên tới 20.000 –
32.000m3/s.
- Sông Mang Thít: gồm 1 phần kênh thiên nhiên, một phần kênh ñào
nối từ sông Cổ Chiên Tại Quới An sang sông hậu tại Trà Ôn, sông dài 47 km,
có bề rộng trung bình 110- 150m, lưu lượng cực ñại chảy ra và vào tại 2 cửa
sông như sau: phía sông Cổ Chiên: 1500- 1600m3/s, phía sông Hậu: 525 –
650m3/s.
Chất lượng nước tại 3 con sông lớn này hoàn toàn ngọt, chế ñộ thủy văn ñều
hòa, lưu lượng dòng chảy thay ñổi theo mùa, ít chịu chi phối của thủy triều,

11


tuy bị ô nhiễm nhẹ nhưng hoàn toàn dung cho sinh hoạt ñược khi ñã qua công
trình xử lý nước, như vậy với tất cả các ñô thị, khu dân cư có 3 con sông này
chảy qua ñều có thể lấy nước mặt (xử lý ñạt tiêu chuẩn) ñể phục vụ cho nhu
cầu ăn uống, sinh hoạt, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, du lịch.
2.5.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Tình hình kinh tế - Xã hội
Trong những năm gần ñây kinh tế Vĩnh Long có sự chuyển biến rõ nét. Bộ
mặt ñô thị và nông thôn ñổi mới. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch ñúng hướng và
hiệu quả ñã góp phần nâng cao ñời sống nhân dân. Tổng sản phẩm trên ñịa bàn
tỉnh (GDP) năm 2010 ( theo giá so sánh 1994) tăng 11,42% so với năm 2009.
Thời gian qua, Sản xuất nông nghiệp Vĩnh Long phát triển ổn ñịnh, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp ñúng hướng và hiệu quả, diện tích ñất
sản xuất ñạt giá trị kinh tế cao hàng năm.
Nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, nhất là nuôi cá tra với diện tích 405,9 ha

(Báo cáo Chi Cục Thủy Sản, 2010). Giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản
tăng 5,68 %. Từ ñó, góp phần ñổi mới bộ mặt nông thôn và ñời sống nhân dân
từng bước ñược nâng cao.
Cơ sở vật chất hạ tầng
Mạng lưới giao thông bộ: toàn tỉnh hiện có 1.599 km ñường giao thông. Trong
ñó: Đường do Trung Ương quản lý dài: 151km, chiếm 9,4%, ñường do tỉnh
quản lý dài 1.021 km, chiếm 63,8%, ñường do huyện và xã quản lý dài 427
km, chiếm 26,7%. Chất lượng ñường bộ: Đường cấp phối, ñường ñá dăm
chiếm 13%, ñường nhựa chỉ chiếm 73%, còn lại là ñường ñất
Mạng lưới ñiện quốc gia: Toàn tỉnh có 1.279 km ñường dây trung thế, 3.255
km ñường dây hạ thế và hạ trạm 46.691 KVA, 100% số xã, phường, thị trấn
có ñiện, 86% số hộ có ñiện phục vụ ñời sống và sản xuất.
2.5.3 Dân số
Đến năm 2010 tổng số dân của tỉnh Vĩnh Long là 1.031.994 người
Mật ñộ dân số trung bình là 698 người/km2, ñứng hàng thứ 2 ở Đồng bằng
Sông Cửu Long sau Thành Phố Cần Thơ, gấp 1,7 lần mật ñộ trung bình của
Đồng Bằng Sông Cửu Long và 2,8 lần mật ñộ trung bình của cả nước.
2.5.4 Định hướng phát triển ngành thủy sản của tỉnh Vĩnh Long
Thế mạnh của Vĩnh Long là nuôi cá lồng bè và nuôi cá tra ao thâm canh.

12


Năm 2010 toàn tỉnh hiện có 598 chiếc lồng bè các loại tăng 64 chiếc (
11,98%) so vói năm 2009 (Báo cáo của Chi Cục thủy sản Vĩnh Long, 2010).
Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2010 của tỉnh là: 2.481 ha, tăng 416
ha (20,15%) so với năm 2008, tốc ñộ tăng trưởng bình quân giai ñoạn là
6,31%/năm. Trong ñó có 303 hộ nuôi cá tra thâm canh với diện tích 405,9 ha
tăng 8,7 ha (2,2%) so với năm 2009 ( Báo cáo của Chi cục Thủy Sản Vĩnh
Long, 2010).

Cùng với sự gia tăng diện tích nuôi, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản năm
2010 tăng 16,62% so với năm 2009, giá trị sản xuất năm 2010 tăng 14,1% so
với năm 2009.
Đóng góp lớn nhất trong sản lượng cá nuôi là cá tra. Năm 2010 sản lượng cá
tra nuôi ñạt 114.600 tấn, chiếm 86,3% tổng sản lượng toàn tỉnh, kế ñến là cá
ñiêu hồng, cá rô phi, rô ñồng, chép.Cá tra củng là ñối tượng có mức ñộ tăng
sản lượng cao và ổn ñịnh nhất. Sản lượng cá tra tăng bình quân 25,07%/năm
trong giai ñoạn 2006 – 2010. Sản lượng nuôi cá lồng bè có mức tăng trưởng
trung bình 11,86%/năm.
Giá trị sản xuất (GTSL) cá nuôi chiếm tỷ trọng lớn ( 94,7 – 98,1%) trong tổng
số giá trị nghề nuôi trồng thủy sản.
GTSL của nghề nuôi trồng thủy sản luôn chiếm tỷ trọng lớn trong ngành thủy
sản, theo giá cố ñịnh (năm 1994) GTSL luôn chiếm từ 85,18% - 93,52% tổng
GTSL ngành thủy sản.
Giá trị hoạt ñộng dịch vụ phục vụ nuôi trồng thủy sản tương ñối ổn ñịnh, thấp
nhất là năm 2009 với 12.963 triệu ñồng và cao nhất là năm 2007 với 14.398
triệu ñồng (giá cố ñịnh năm 1994).
Sản lượng khai thác có xu hướng giảm cùng với thực tế giảm của cả vùng
Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cụ thể năm 2006 sản lượng ñạt 8.048 tấn, giảm
xuống còn 7.700 tấn vào năm 2010, nhiệp ñộ giảm là 4,32%/năm.
Vĩnh Long có 3 nhà máy chế biến ñông lạnh thủy sản với tổng công suất là
45.000 tấn thành phẩm/năm và ñang xây dựng 1 nhà máy chế biến phụ phẩm
cá tra, basa với công suất 40.000 tấn/năm
Đến năm 2010 toàn tỉnh Vĩnh Long có 8 nhà máy thức ăn, trong ñó có 7 nhà
máy sản xuất thức ăn chuyên cho cá tra, với công suất 350.000 tấn/năm.
Ngoài ra trên ñịa bàn tỉnh cũng có 2 doanh nghiệp chế biến thuốc thú y thủy
sản, 2 cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý môi trường phục vụ và giải quyết nhu
cầu tại chổ cho người nuôi (Báo cáo Chi Cục Thủy sản Vĩnh Long, 2010).

13



×