Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NUÔI cá lóc ( channa striata ) THƯƠNG PHẨM BẰNG cá tạp và THỨC ăn CHẾ BIẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

TẠ THANH SƠN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NUÔI CÁ LÓC (Channa striata)
THƯƠNG PHẨM BẰNG CÁ TẠP VÀ THỨC ĂN CHẾ BIẾN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2011

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

TẠ THANH SƠN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NUÔI CÁ LÓC (Channa striata)
THƯƠNG PHẨM BẰNG CÁ TẠP VÀ THỨC ĂN CHẾ BIẾN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs.Ts. TRẦN THỊ THANH HIỀN

2011



2


LỜI CẢM TẠ
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Trần Thị thanh Hiền cùng quý thầy cô Khoa Thủy Sản đã
dạy bảo, hướng dẫn, truyền đạt kiến thức cho tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn tất đề tài này.
Xin gởi lời cám ơn chân thành đến Thạc Sĩ Trần Lê Cẩm Tú và kỹ sư Nguyễn Hoàng Đức Trung, học
viên cao học 16 Phạm Hữu Bon, Phạm Thị Kim Oanh và Nguyễn Hoàng Huy đã tận tình giúp đỡ và
truyền đạt những kinh nghiệm quý báu, những lời khuyên bổ ích trong suốt quá trình thực hiện luận văn
tốt nghiệp.
Cảm ơn đến bạn Phạm Huỳnh kim Quyên, Bùi vũ Hội, Cao Phú Vinh, Nguyễn Minh Hải, Nguyễn Tri
Ân, Cao Thị Hồng Nhung và các bạn sinh viên Nuôi Trồng Thủy Sản K33 đã nhiệt tình giúp đỡ trong
suốt quá trình bố trí thí nghiệm, chăm sóc cá và phân tích mẫu
Xin gởi lời cảm ơn đến chú Sáu Nhuần đã tận tình giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn các chú lái xe đã giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài cũng như trong quá trình
thu mẫu
Xin gởi lời cảm ơn đến gia đình đã ung hộ, động viên và giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập cũng như
trong quá trình thực hiện đề tài
Tác giả

Tạ Thanh sơn

i


TÓM TĂT
Thí nghiệm “ Đánh Giá Hiệu Quả Nuôi Cá Lóc (Channa striata) Thương Phẩm Bằng Thức Ăn Cá Tạp
và Thức ăn Chế Biến” đã được thực hiện tại thành phố Long Xuyên-An Giang và Cá có khối lượng trung
bình là 12-13g/con. Thí nghiệm gồm 2 nghiệm thức cho ăn bằng thức ăn cá tạp và thức ăn chế biến Trong

đó thức ăn chế biến có hàm lượng lipid là 9% và hàm lượng đạm thay đổi từ 38-44% cho ăn trong các giai
đoạn khác nhau. Cá được bố trí trên hệ thống gồm 6 vèo mõi vèo có thể tích là (3x5x4,5)m được đặt ở 2
ao có diện tích 560m2 với mật độ là 100con/m2. Cá được cho ăn 3 lần/ngày và cho ăn theo nhu cầu. Sau
142 ngày thí nghiệm tỷ lệ sống ở 2 nghiệm thức cho ăn thức ăn chế biến và cá tạp lần lượt là 73,3% và
74,8%. Tăng trưởng của cá ở nghiệm thức cho ăn thức ăn chế biến cao hơn ở nghiệm thức cho ăn thức ăn
cá tạp và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Hệ số thức ăn ở nghiệm thức cho ăn thức ăn chế biến là
thấp hơn nghiệm thức cho ăn thức ăn cá tạp và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05). Vậy thức ăn chế biến được
sử dụng để nuôi cá lóc (Channa striata) thương phẩm đã đãm bảo được sự tăng trưởng và hiệu quả hơn
so với sử dụng thức ăn cá tạp

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ...................................................................................................... I
TÓM TẮT........................................................................................................... II
DANH SÁCH BẢNG.......................................................................................... V
Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................1
1.1 Giới thiệu.........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu của đề tài...........................................................................................2
1.3 Nội dung của đề tài..........................................................................................2
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................3
2.1 Đặc điểm sinh học ...........................................................................................3
2.1.1 Phân loại.......................................................................................................3
2.1.2 Dinh dưỡng...................................................................................................4
2.2 Nghiên cứu về dinh dưỡng vàsử dụng thức ăn trong nuôi cá lóc ......................4
2.3 Nghiên cứu về sử dụng cá tạp ở Việt Nam .....................................................12
2.4 Nghiên cứu về sử dụng thức ăn chế biến nuôi cá lóc......................................15
Phần 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................19
3.1 Địa điểm và thời gian thực hiện thí nghiệm....................................................19

3.1.1 Địa điểm .....................................................................................................19
3.1.2 Thời gian ....................................................................................................19
3.2 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu......................................................................19
3.3 Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................19
3.3.1 Đối tượng thí nghiệm..................................................................................19
3.3.2 Hệ thống thí nghiệm ...................................................................................20
3.3.3 Thức ăn thí nghiệm .....................................................................................20
3.3.4 Chăm sóc và quản lý...................................................................................21
3.3.5 Phương pháp thu mẫu .................................................................................21
3.3.6 Phương pháp xử lý mẫu ..............................................................................21
3.4 Các chỉ tiêu tính toán .....................................................................................22
3.5 Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................24
Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................................25
4.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm ...................................................................25
4.2 Ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ sống, sinh trưởng, hệ số thức ăn, tỷ lệ cá gù,
hiệu quả sử dụng đạm và thành phần hóa học của cá lóc......................................26
4.2.1 Tỷ lệ sống ...................................................................................................26
4.2.2 Tăng trưởng của cá .....................................................................................27
4.2.3 Hệ số thức ăn và chi phí thức ăn trên 1kg cá ...............................................28
4.2.4 Hiệu quả sử dụng đạm ................................................................................29

iii


4.2.5 Thành phần sinh hóa của cá thí nghiệm.......................................................31
4.2.6 Tỷ lệ cá gù ..................................................................................................32
4.3 Hạch toán kinh tế...........................................................................................33
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT...................................................................34
5.1 Kết luận .........................................................................................................34
5.2 Đề xuất ..........................................................................................................34

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................35
Phụ lục ...............................................................................................................41

iv


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 1. Lịch phối hợp cho ăn trong thí nghiệm.........................................................................................................7
Bảng 2. Kết quả nuôi cá lóc thâm canh trong ao đất với thức ăn có hàm lượng đạm
khác nhau ............................................................................................................10
Bảng 3.1 Thành phần hóa học của thức ăn cá tạp ................................................20
Bảng 3.2 Công thức thức ăn của thức ăn thí nghiệm............................................20
Bảng 3.3 Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm ........................................21
Bảng 4.1 Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm ...............................................25
Bảng 4.2 Tỷ lệ sống của cá lóc thí nghiệm ..........................................................26
Bảng 4.3 Khối lượng đầu (Wi ), khối lượng cuối (Wf), tăng trưởng tuyệt đối (DWG)
của cá lóc thí nghiệm...........................................................................27
Bảng 4.4 Hệ số thức ăn( FCR) và chi phí thức ăn / 1kg cá (đ/kg) ........................28
Bảng 4.5 Hiệu quả sử dụng đạm (PER) ...............................................................30
Bảng 4.6 Thành phần sinh hóa của cá thi nghiệm ................................................31
Bảng 4.7 Tỷ lệ cá gù (%).....................................................................................32
Bảng 4.8 Các chỉ tiêu hạch toán kinh tế...............................................................33

v


Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu

Ở Việt Nam, nghề nuôi cá lóc hình thành từ năm 1950 chủ yếu tại 2 tỉnh An
Giang và Đồng Tháp (Dương Nhựt Long, 2004). Cá lóc nói chung ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc giống Channa gồm 4 loài C.gachua, C.lucius,
C.micropeltes và C.striata (Mai Đình Yên và ctv., 1992; Trương Thủ Khoa và Trần
Thị Thu Hương, 1993). Riêng loài cá lóc đen (Channa striata) và cá lóc bông
(Channa micropeltes) hiện là 2 đối tượng nuôi quan trọng trong cơ cấu đàn cá nuôi
ở ĐBSCL (Nguyễn Văn Thường, 2004). Cá lóc có cơ quan hô hấp khí trời, có thể
nuôi với mật độ khá cao 40 – 50 con/m2 , cá có tốc độ tăng trưởng nhanh, sau 7 - 8
tháng nuôi cá có thể đạt khối lượng từ 1,2 – 1,5 kg/con, chất lượng thịt ngon nên là
loài rất được người tiêu dùng ưa chuộng (Dương Nhựt Long và ctv., 2004). Hiện
nay các mô hình nuôi cá lóc thức ăn chủ yếu vẫn là cá tạp nước ngọt và cá tạp biển.
Cá lóc đen được nuôi khá phổ biến với nhiều loại hình nuôi phong phú đa
dạng như nuôi ao đất, vèo, đăng quầng sông, bể bạt, bể xi măng. Trong các mô hình
nuôi cá lóc hiện nay thức ăn sử dụng chủ yếu là nguồn cá tạp (Trần Thị Thanh Hiền,
2009). Ngoài ra người nuôi còn sử dụng thêm các loại thức ăn tươi sống khác như
ốc bươu vàng, cua đồng vào mùa lũ và nhất là các phụ phẩm của các nhà máy chế
biến thủy sản như đầu cá tra, ba sa vào mùa khô do giá cá tạp cao và ngày càng khan
hiếm, nên một số ít hộ chuyển sang cho ăn xen kẽ thức ăn tự chế biến, thức ăn công
nghiệp và cá tạp trong quá trình nuôi.
Với mô hình nuôi cá lóc cho năng suất cao (100 - 200 tấn/ha), tập trung trên
các huyện Châu Thành, Long Xuyên, An Phú của tỉnh An Giang, (Phan Hồng
Cương, 2009) sẽ cần một lượng lớn thức ăn cá tạp để cung cấp cho nhu cầu nuôi.
Tuy nhiên nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày càng cạn kiệt do khai thác không có quy
hoạch và việc sử dụng bừa bãi các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác
nông nghiệp làm ảnh hưởng đến môi trường sống thủy sản tự nhiên.

1


Trước tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản hiện nay nói chung và tình

hình phát triển các loại mô hình nuôi cá lóc đen ở ĐBSCL nói riêng thì việc sử dụng
thức ăn như thế nào để tăng tính hiệu quả kinh tế, nâng cao chất lượng sản phẩm,
giảm ô nhiễm môi trường, đồng thời bảo vệ được nguồn lợi thủy sản tự nhiên cần
được nghiên cứu, đánh giá. Vì vậy đề tài “ Đánh giá hiệu quả nuôi cá lóc
(Channa striata) thương phẩm bằng cá tạp và thức ăn chế biến” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận và tăng hiệu quả sử
dụng thức ăn chế biến khi nuôi cá lóc thương phẩm
1.3 Nội dung của đề tài
- So sánh tỷ lệ sống, tăng trưởng và hiệu quả sử dụng hai loại thức ăn chế
biến và cá tạp.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng hai loại thức ăn chế biến và cá tạp.

2


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học

Hình 1. Cá lóc (Channa striata)
2.1.1 Phân loại
Cá lóc (Channa striata Bloch, 1795) phân bố trong nước ngọt Đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) thuộc họ Channidae. Cá Lóc đen (Channa striata) được phân lọai
như sau:
Bộ: Perciformes
Họ: Channidae
Giống: Channa
Loài: Channa striata
Tên địa phương: lóc đen


3


2.1.2 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá lóc là loài cá dữ điển hình. Cấu trúc ống tiêu hóa gồm mõm ngắn, răng
bén nhọn, răng hàm dưới và vòm miệng có xen kẽ một số răng chó, không có răng
hàm trên, ruột ngắn và có dạ dày. Cá mới nở vẫn còn sử dụng dinh dưỡng từ khối
noãn hoàng. Từ ngày thứ 4 - 5, sau khi hết noãn hoàng, cá bắt đầu ăn thức ăn ngoài,
luân trùng Brachionus plicatilis được xem là thức ăn đầu tiên tốt nhất của cá bột
(Ling, 1977). Ngoài ra, có thể cho ăn nấm men, lòng đỏ trứng hay thức ăn tổng hợp
dạng bột. Giai đoạn kế tiếp cho ăn trứng nước (Moina), Daphnia hay trùn chỉ, ấu
trùng muỗi đỏ. Khi cá đạt chiều dài 5 – 6 cm, chúng có thể bắt các loại cá hay tép
nhỏ hơn chúng (TT khuyến ngư Quốc gia, 2005). Giai đoạn cá giống, sâu gạo và dòi
là thức ăn ưa thích của cá. Thức ăn Moina vẫn là thức ăn tốt nhất đối với cá bột
trong 3 tuần lễ đầu (Dương Nhựt Long, 2004). Nhìn chung, giai đoạn cá bột lớn và
cá giống thức ăn ưa thích của chúng là động vật không xương sống, ếch và cá nhỏ
hơn chúng (Menon and Chacho, 1958, trích bởi Mali Boonyaratpalin et al., 1985).
Giai đoạn cá lớn thường cho ăn cá tạp, phụ phế phẩm từ các nhà máy chế biến đầu
tép, tôm hay thức ăn chế biến và thức ăn viên. Sự tiêu hóa diễn ra hoàn toàn ở dạ
dày cá trong khoảng 12 giờ (Jaiyen, 1977, trích bởi Mali Boonyaratpalin et al.,
1985).
2.2 Nghiên cứu về dinh dưỡng và sử dụng thức ăn trong nuôi cá lóc
Các nghiên cứu về dinh dưỡng trên cá lóc tập trung nghiên cứu về nhu cầu
dinh dưỡng chính của đối tượng này như đạm, tỷ lệ giữa đạm và năng lượng trong
khẩu phần, chất béo, carbohydrate,…
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu chất đạm của cá bao gồm loài, kích
cỡ cá, nhiệt độ nước, mật độ cá thả, khẩu phần ăn, lượng năng lượng không phải từ
chất đạm trong thức ăn và chất lượng đạm trong thức ăn…(Garling and Wilson,
1976; Kim Jauncey, 1982; Sena S. De Silva et al., 1991). Mohanty and Samantaray

(1996) đã sử dụng 6 khẩu phần thí nghiệm có cùng mức năng lượng dựa trên bột cá
và bánh dầu đậu phộng và chứa 350 đến 600 g đạm/kg thức ăn. Mỗi mức cách nhau
50 g đạm/kg thức ăn để cho cá bột lóc đen ăn với khẩu phần ăn 10% khối lượng
thân/ngày trong điều kiện thí nghiệm để xác định ảnh hưởng của các mức chất đạm

4


trong thức ăn khác nhau lên tăng trưởng của cá. Trên cơ sở tăng trưởng, sự tích lũy
chất đạm trong mô hàng ngày thì nhu cầu chất đạm trong thức ăn của cá bột được
xác định là 550 g đạm/kg thức ăn khi bột cá được sử dụng như nguồn đạm chính. Có
sự tăng đáng kể chất đạm trong cơ thể cá khi chất đạm trong thức ăn tăng dần, cá
bột ăn thức ăn chứa đạm cao thì hàm lượng chất béo trong thịt cá khuynh hướng
thấp hơn và độ ẩm cao hơn.
S.S.Mohanty and K.Samantaray (1996) nghiên cứu về ảnh hưởng các mức
đạm khác nhau trong khẩu phần lên tăng trưởng và hiệu quả chuyển đổi thức ăn của
cá lóc giai đoạn cá bột. Hàm lượng đạm thử nghiệm trong khẩu phần từ 35 - 60% (6
nghiệm thức thức ăn, bước nhảy 5%), bột cá là nguồn đạm chủ yếu, năng lượng giữ
ở 4320 kcal/kg. Các nguyên liệu phối trộn thức ăn gồm cám gạo, bánh dầu đậu
phộng, dầu hướng dương, dầu mực. Kết quả cho thấy ở mức đạm 55% trong khẩu
phần thì tăng trưởng theo ngày, tỷ lệ tăng trưởng riêng và tỷ lệ tích luỹ đạm hàng
ngày là tối ưu. Có sự gia tăng hàm lượng đạm trong cơ thịt theo sự gia tăng hàm
lượng đạm trong khẩu phần. Cá lóc bột được cho ăn với hàm lượng đạm cao trong
thức ăn thì hàm lượng đạm trong cơ thịt sẽ cao, ít tích lũy mỡ và ẩm độ cao.
Nhu cầu đạm cá lóc giống cũng được Trieu Nguyen Van et al. (2001) nghiên
cứu với 3 mức đạm 30, 40 và 50%. Nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm tiến hành ở 2 thời
điểm khác nhau. Thí nghiệm 1 cá có khối lượng ban đầu 1,143 g đến 1,264 g, thí
nghiệm 2 khối lượng ban đầu của cá là 3,900 g đến 5,226 g. Kết quả cả 2 thí nghiệm
thì nghiệm thức chứa 50% đạm thô cho kết quả về tăng trưởng cũng như tỷ lệ sống
cao nhất. Như vậy, giai đoạn giống nhu cầu đạm của cá lóc là 50%.

Nhu cầu đạm của động vật thủy sản còn phụ thuộc vào mức năng lượng có
trong thức ăn. Nhu cầu về đạm giảm khi mức năng lượng tăng. Trên thực tế rất khó
xác định nhu cầu năng lượng thực sự của cá mà người ta dựa vào tỷ lệ năng lượng
và đạm tối ưu. K.Samantaray. et al. (1997) nghiên cứu tỷ lệ P/E thích hợp trên đối
tượng cá lóc giống. Thí nghiệm gồm 4 mức đạm 35%, 40%, 45%, 50% và 3 mức
năng lượng 400, 440, 480 kcal. Dầu được sử dụng để điều chỉnh mức năng lượng
trong các nghiệm thức. Hàm lượng chất béo chiếm 9%, 13%, 17% khối lượng khô ở
mỗi mức đạm. Thức ăn được phối chế từ các nguyên liệu chính bánh dầu đậu phộng,

5


bột cá, cám gạo, sau đó ép viên. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy với hàm lượng đạm
40% và tỷ lệ P/E 90,9 mg/kg cho tăng trưởng cao nhất. Mức đạm 45%, P/E là 93,8
mg/kg tăng trưởng thấp hơn nhưng sự sai khác không có ý nghĩa thống kê. Hiệu quả
sử dụng đạm PER tăng khi gia tăng mức năng lượng từ 400 đến 480 kcal/100 g ở
tất cả mức đạm, PER cao nhất với mức đạm 40%, năng lượng 440 kcal/100 g, tại
đây FCR thấp nhất. Thành phần cơ thịt cá không thay đổi theo tỷ lệ P/E trong khẩu
phần. Ngoài ra thí nghiệm này cũng chỉ ra rằng thức ăn chứa 13% lipid cá lóc vẫn
tiêu hoá tốt.
Dos Santos and Jobling (1988) cho rằng năng lượng trong thức ăn có ảnh
hưởng đến tăng trưởng của cá. Daniels and Robinson (1986) cho rằng nếu năng
lượng trong thức ăn quá cao sẽ làm cá giảm tăng trưởng, đặc biệt ở thức ăn có hàm
lượng đạm cao. Trong đó thức ăn cung cấp năng lượng thường dùng nhất là nhóm
carbohydrate, phổ biến nhất là tinh bột, dextrin có trong nguyên liệu thức ăn có
nguồn gốc thực vật. Ngoài ra, dầu mỡ cũng là một nguồn thức ăn cung cấp năng
lượng có giá trị và quan trọng cho động vật thủy sản (Lê Thanh Hùng, 2000).
Cá lóc là loài ăn động vật, hàm lượng đạm trong khẩu phần chiếm tỷ lệ cao.
Bột cá được xem là nguồn đạm chính cho đối tượng này nên chi phí thức ăn khá
cao. Để giảm chi phí thức ăn việc cho ăn luân phiên thức ăn có hàm lượng đạm cao

(thỏa mãn nhu cầu đạm ) và thức ăn có hàm lượng đạm thấp hơn đã được áp dụng
trên nhiều đối tượng khác nhau (Sena S. De Silva, 2007). Roshada Hashim (1994)
nghiên cứu lịch cho ăn kết hợp thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau lên tăng
trưởng cá lóc bột trong 7 tuần. Thí nghiệm gồm 3 mức đạm 30% (A), 35% (B), 40%
(C), được phối hợp như sau:

6


Bảng 1. Lịch phối hợp cho ăn trong thí nghiệm
Lịch cho ăn

Ghi chú

Khẩu phần A (30% đạm )

Đối chứng

Khẩu phần B (35% đạm )

Đối chứng

Khẩu phần C (40% đạm)

Đối chứng

1A/1C

Luân phiên ngày A, ngày C


1A/2C

1 ngày A, 2 ngày C

2A/2C

Luân phiên cứ 2 ngày A, 2 ngày
C

Cho ăn 3 lần/ngày. Kết quả tốt nhất về tăng trưởng, FCR cho ở khẩu phần B
(35% đạm), tuy nhiên không có sự khác biệt về tăng trưởng giữa các khẩu phần thức
ăn thí nghiệm. So sánh giữa các khẩu phần cho ăn luân phiên thì khẩu phần 1A/2C
được cho là hiệu quả hơn cả và tiết kiệm được 13,9% đạm so với khẩu phần B.
Carbohydrate cũng là nguồn cung cấp năng lượng rẻ tiền, chia sẻ cung cấp
năng lượng từ đạm. Tuy nhiên khả năng sử dụng carbohydrate tùy thuộc vào đặc
tính ăn của từng loài. Khả năng sử dụng carbohydrate của nhóm ăn động vật được
cho là kém hiệu quả nhất. Cá lóc là loài ăn động vật. Khả năng sử dụng
carbohydrate như nguồn năng lượng ở giai đoạn giống của đối tượng này cũng được
nghiên cứu bởi A. Jesu Arockiaraj et al. (1999). Thí nghiệm được tiến hành trên bể
trong thời gian 8 tuần. Thức ăn thí nghiệm chứa 7 mức carbohydrate (8%, 12%,
17%, 21%, 25%, 30%, và 34%). Thức ăn ở dạng bán tinh khiết chứa cùng mức đạm
để năng lượng vào khoảng 3,59-4,5 kcal/g. Kết quả về tăng trưởng SGR và hiệu quả
sử dụng đạm cho thấy rằng thức ăn cá lóc với mức carbohydrate 12% trong khẩu
phần cho tăng trưởng tối ưu. Tăng trưởng giảm cùng với sự gia tăng hàm lượng
carbohydrate trong khẩu phần.
Các nghiên cứu về việc cho ăn cũng như thức ăn thích hợp để ương nuôi đối
tượng này cũng đã được nghiên cứu. J.Qin. et al. (1996) nghiên cứu ảnh hưởng của
tỷ lệ cho ăn lên tăng trưởng, tỷ lệ sống, và FCR của cá lóc giai đoạn ấu niên. Thí
7



nghiệm gồm 6 tỷ lệ cho ăn 0%, 5%, 10%, 15%, 20%, 30% khối lượng thân/ngày.
Thức ăn chứa 50% đạm thô. Khối lượng cá sau 29 ngày thí nghiệm đều gia tăng so
với khối lượng cá trước thí nghiệm, trừ ở tỷ lệ 0%. Giai đoạn này cho ăn tỷ lệ 5%
hiệu quả nhất với FCR 0,99 (trong khi cho ăn với tỷ lệ 30% cho FCR 6,3). Tỷ lệ
sống ở các tỷ lệ khác cũng không cao hơn so với nghiệm thức cho ăn 5%. Do vậy tỷ
lệ cho ăn 5%/ngày là thích hợp cho cá lóc giai đoạn này.
J.Qin. et al. (1997) đánh giá khả năng tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá lóc bột
khi sử dụng các loại thức ăn khác nhau. Nhóm tác giả tiến hành ương cá lóc theo 3
giai đoạn. Giai đoạn I gồm 6 nghiệm thức thức ăn: không cho ăn (NF), chỉ cho ăn
thức ăn chế biến (FF), ấu trùng artemia tươi sống + trứng bào xác artemia tẩy vỏ
(LA), chỉ trứng bào xác tẩy vỏ (DC), thức ăn chế biến + ấu trùng artemia tươi sống
(FA), thức ăn chế biến + trứng bào xác artemia tẩy vỏ (FC). Giai đoạn II tập ăn dần
thức ăn chế biến. Giai đoạn III chỉ sử dụng thức ăn chế biến. kết quả cho thấy ở
nghiệm thức DC cá có kích thước và chiều dài lớn hơn cá ở các nghiệm thức khác.
Cá ở nghiệm thức LA có tỷ lệ chết (không do ăn lẫn nhau) cao hơn các nghiệm thức
còn lại. Cá ăn thức ăn nghiệm thức FC có khối lượng lớn nhất. Kết luận rằng có thể
tập cho cá ăn thức ăn chế biến theo phương pháp sau (1) cho ăn nauplii artemia kết
hợp với thức ăn chế biến trong 30 ngày, sau đó tập cho ăn thức ăn tươi sống 7 – 10
ngày hoặc (2) cho ấu trùng cá lóc ăn hoàn toàn nauplii artemia ngày trong 30 ngày,
sau đó phối hợp với artemia tươi sống và thức ăn chế biến, cuối cùng là thức ăn chế
biến hoàn toàn.
Cũng nghiên cứu về các loại thức ăn được sử dụng trong ương nuôi ấu trùng
cá lóc, Ambok Bolong Abol-Munafi (2004) đã tiến hành thí nghiệm gồm 2 giai
đoạn: giai đoạn I từ 1 đến 15 ngày tuổi (sau khi nở), giai đoạn II từ 15 đến 30 ngày.
Thức ăn thí nghiệm gồm Nauplii của Artemia salina, Moina micrura, bọ chỉ đào
(Chironomus sp.) và thức ăn nhân tạo (49% đạm thô). Giai đoạn I, nghiệm thức cho
ăn Artemia cho kết quả tăng trưởng cũng như tỷ lệ sống (28,5 mg và 49%) cao hơn
so với nghiệm thức cho ăn Moina (26,7 mg và 31%). 2 nghiệm thức còn lại ấu trùng
chết hoàn toàn trong vòng 10 ngày đầu. Giai đoạn II, tăng trưởng và tỷ lệ sống cao

nhất vẫn ở nghiệm thức cho ăn artemia, tuy nhiên không có sự khác biệt về tăng
trưởng so với nghiệm thức cho ăn Moina. Nghiệm thức cho ăn Chironomus tăng
8


trưởng chậm hơn so với cho ăn Moina và Artemia. Đến 30 ngày tuổi cá lóc vẫn
chưa chấp nhận thức ăn nhân tạo, tăng trưởng giảm so với thời điểm bắt đầu thí
nghiệm giai đoạn II, tỷ lệ sống chỉ khoảng 10%.
Từ thí nghiệm trên cho thấy cá lóc giai đoạn ấu trùng chỉ chấp nhận thức ăn
tươi sống có kích thước phù hợp với cỡ miệng không chấp nhận thức ăn nhân tạo.
Như vậy để cho ương nuôi thành công đối tượng này, thức ăn tươi sống vẫn được
xem là tối ưu. D.Kumar et al. (2008) ương nuôi đối tượng này sử dụng 3 loại thức
ăn tươi sống là động vật phù du (copepoda, rotifer, cladocera), ấu trùng
Chironomus, ấu trùng muỗi trong thời gian 28 ngày để tìm ra loại thức ăn tươi sống
thích hợp nhất. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống (86,7-96,7%) cũng như tăng trưởng
(SGR từ 3,6-4,9%) ở 3 nghiệm thức thức ăn đều rất cao, cao nhất ở nghiệm thức
cho ăn ấu trùng muỗi, thấp nhất ở nghiệm thức cho ăn động vật phù du. Như vậy ấu
trùng được cho là thức ăn tốt nhất cho ương nuôi ấu trùng cá lóc.
Dương Nhựt Long và ctv. (2004) đánh giá tăng trưởng của cá lóc trong quá
trình ương và nuôi thâm canh trong ao đất với thức ăn có hàm lượng protein thô
khác nhau. Thức ăn của giai đoạn ương chứa 30%, 40%, 50% protein và cá tạp. Sau
45 ngày ương cá ở nghiệm thức cho ăn cá tạp có tăng trọng trung bình/ngày cao
nhất. Hàm lượng đạm trong thức ăn càng cao thì tăng trọng/ngày cũng tăng và sự
khác biệt giữa các nghiệm thức có ý nghĩa thống kê. Với thử nghiệm nuôi cá lóc
thâm canh trong ao đất thức ăn có hàm lượng protein thô lần luợt là 25%, 30% và cá
tạp. Sau 200 ngày nuôi kết quả cho bởi bảng sau

9



Bảng 2. Kết quả nuôi cá lóc thâm canh trong ao đất với thức ăn có hàm lượng đạm
khác nhau

W

25% CP

30%CP

Cá tạp

452,8 ± 8,4

582,5 ± 12,8

683,5 ±
12,6

FCR
SR

3,8

3,1

4,2

32 ± 4,6

44,2 ± 6,2


65 ± 12,6

Như vậy cá tạp vẫn là thức ăn tốt nhất cho cá lóc trong ương và nuôi thâm
canh. Tuy nhiên, có thể sử dụng thức ăn chế biến với hàm lượng đạm cao để ương
nuôi cá lóc.
Thức ăn chế biến cho đối tượng này cũng được quan tâm nghiên cứu. Trong
sản xuất thức ăn, ngoài nhu cầu dinh dưỡng của đối tượng nuôi, chất kết dính cũng
quan trọng để giữ cho thức ăn bền trong nước với thời gian nhất định. Roshada
Hashim et al. (1992) nghiên cứu sử dụng các loại rong biển kết hợp với bột mì làm
chất kết dính cho thức ăn chế biến của cá lóc bột (Ulva spp., Sargassum spp.,
Polycavernosa spp., Gracilaria spp. và Carragenan). 6 khẩu phần thức ăn với 5 loại
tảo kết hợp với hàm lượng 5% mỗi loại kết hợp 5% bột mì, khẩu phần đối chứng chỉ
chứa 10% bột mì. Thí nghiệm tiến hành trong 8 tuần để đánh giá khả năng kết dính
sau 60 phút cũng như ảnh hưởng của các thành phần chất kết dính lên tăng trưởng
của cá lóc bột. Kết quả cho thấy khẩu phần sử dụng carragenan có tính bền trong
nước cao nhất (98,9%) và có có sự khác biệt với các loại rong biển và kết quả tăng
trưởng cao nhất.
Các nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng trong chế biến thức ăn cho các loài cá
lóc thuộc giống Chanidae được thực hiện tại Trường Đại học Cần Thơ từ năm 2001
đến nay. Các nghiên cứu tập trung về tỷ lệ đạm trong khẩu phần ăn và khả năng sử
dụng cá tạp biển trong thức ăn được tiến hành trên các kích cỡ cá khác nhau nhưng
chủ yếu là ở giai đoạn cá giống. (Dương Nhựt Long và ctv, 2001 - 2003)

10


Kết quả nghiên cứu của Dương Nhựt Long (2001 - 2003) thì tăng trọng của
cá lóc nuôi trong ao đất sử dụng thức ăn tự chế với mức đạm 25%, 30% là 0,31-2,52
g/ngày, 0,40-2,68 g/ngày, và cá tạp 0,82-2,86 g/ngày, hệ số thức ăn lần lượt là 3,8;

3,1 và 4,2. Người nuôi cá có thể sử dụng thức ăn tự chế 30% độ đạm trong thời gian
ngắn khi thiếu nguồn cá tạp biển làm thức ăn cho cá.
Nhìn chung, nghiên cứu về sử dụng cá tạp nước ngọt làm thức ăn cho cá lóc
chưa được nghiên cứu đầy đủ. Ngay cả những nghiên cứu ban đầu về thành phần
loài cá tạp nước ngọt được sử dụng trong nuôi cá lóc vào mùa nước nổi cũng chưa
được nghiên cứu.
Một vài nghiên cứu về thức ăn cá lóc đen được nghiên cứu trong điều kiện thí
nghiệm, cá bột cá lóc đen có chiều dài 6-7 mm, độ mở của miệng là 0,55 mm chọn
thức ăn là ấu trùng Artemia và không ăn thức ăn chế biến. Cá bắt đầu ăn thức ăn chế
biến khi được 12 mm chiều dài và cỡ miệng mở rộng đến 1 mm. Thí nghiệm thức
ăn của cá thay đổi khi kích cỡ cá tăng. Đối với cá dài 15-20 mm thì nhóm giáp xác
râu ngành và giáp xác chân chèo chiếm 96,5% khẩu phần, cá 30-40 mm, cá giảm ăn
động vật nổi đáng kể trong khi chúng tăng ăn động vật đáy. Thức ăn chuyển từ động
vật nổi sang động vật không xương sống đáy không phải do việc giảm động vật nổi
có sẵn trong môi trường mà nó liên quan đến sự thay đổi cấu trúc lược mang của cá.
Mật độ động vật không xương sống đáy thấp trong những thí nghiệm trên ruộng làm
giảm tỷ lệ sinh trưởng ở cá khi cá thay đổi thức ăn từ động vật nổi sang động vật
đáy (Qin Jian Guang et al., 1997).
Cá bột được cho ăn thức ăn có các mức chất đạm thấp 30%, trung bình 35%,
cao 40% thì thấy tỷ lệ tăng trưởng cao nhất thu được ở khẩu phần 35% chất đạm, có
hệ số chuyển hóa thức ăn, hiệu quả sử dụng chất đạm và chỉ số tích lũy đạm tốt nhất
(Roshada Hashim, 1994).
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Phước Tuyên (2001) ương cá lóc môi trề
bằng thức ăn tổng hợp có hàm lượng đạm thô 40% CP cho kết quả tốt, tỷ lệ sống
cao. Tốc độ tăng trưởng của cá lóc môi trề nuôi thương phẩm bằng thức ăn tổng hợp
đạt yêu cầu, không thua thức ăn cá tạp. Thu hoạch ở 7 tháng tuổi, cá lóc nuôi bằng
thức ăn tổng hợp tự chế có trọng lượng bình quân 1 kg/con.

11



Theo kết quả nghiên cứu của Lê Văn Liêm (2007) thì mô hình nuôi cá lóc
nông hộ sử dụng hoàn toàn là thức ăn tươi sống cho cá ăn. Có 3 loại thức ăn được
các hộ nuôi sử dụng phổ biến đó là: phụ phẩm cá tra, basa, cá tạp nước ngọt và cá
tạp biển. Trong đó thức ăn là cá tạp biển được đa số hộ nuôi sử dụng (chiếm 66,7%)
số hộ được khảo sát, kế đến là cá tạp nước ngọt (chiếm 53,3%) và số hộ sử dụng
phụ phẩm cá tra, basa là ít nhất (chiếm 26,7%). Tuy nhiên, các hộ nuôi vừa cho ăn
cá tạp biển và cá tạp nước ngọt trong cùng một vụ nuôi do nguồn cung cấp thức ăn
cá tạp không ổn định. Qua đó cho thấy trong nuôi cá lóc còn lệ thuộc quá nhiều vào
nguồn cá tạp biển trong khi cá tạp nước ngọt thì mang tính mùa vụ rất cao và phụ
phẩm cá tra, basa thì chỉ được một số ít hộ nuôi cá lóc biết đến và chỉ sử dụng ở lần
nuôi đầu tiên. Việc quản lý thức ăn trong quá trình nuôi là rất quan trọng, sử dụng
thức ăn tốt sẽ giảm được hệ số FCR, giảm được chi phí thức ăn trong quá trình nuôi
và đem lại lợi nhuận cao. Mô hình nuôi cá lóc cho hệ số thức ăn từ 2-4,5; trung bình
là 3,49 (Lê Văn Liêm, 2007).
2.3 Nghiên cứu về sử dụng cá tạp ở Việt Nam
Định nghĩa cá tạp không phải là luôn luôn rõ ràng, trước đây nó là loài cá có
giá trị thấp. Cá tạp chiến hơn 60% tổng sản lượng đánh bắt ven bờ nhưng rất ít ở xa
bờ. Có rất nhiều loài cá tạp, thành phần của chúng dựa vào phương pháp đánh bắt,
vùng đánh bắt và loại thiết bị. Cá tạp Việt Nam là cá vụn, đánh bằng lưới kéo, cá có
chất lượng thấp. Cá tạp rất ít khi dùng để ăn, trước khi phát triển kỹ thuât chế biến,
cá tạp chỉ là ủ làm nước mắm, hoặc làm cá phân ở miền nam Việt Nam (Peter
Edward et al., 2004).
Cá tạp được định nghĩa là phụ phế phẩm của nghề khai thác cá biển hay cá
nội đồng. Ở Việt Nam cá tạp được dùng làm thức ăn trực tiếp cho chăn nuôi, nuôi
thủy sản, làm nước mắm hay làm bột cá. Theo Edward et al. (2004), Việt Nam có
khoảng 0,9 triệu tấn cá tạp hàng năm. Cá tạp Việt nam có chất lượng kém, hàm
lượng đạm thấp khoảng 45-50%. Cá tạp là thức ăn cho các đối tượng nuôi biển như
cá mú, cá bớp , tôm hùm cũng như nuôi cá đối tượng nước ngọt khác như cá lóc, cá
tra và basa tại An Giang.


12


Theo định nghĩa từ “Regional workshop on low value and “trash fish” in the
Asia-Pacific region” tại Hà Nội vào 6/2005 cá tạp. Cá có giá trị thương mại thấp là
do chất lượng thấp, kích thước nhỏ, ít được ưa chuộng. Chúng được sử dụng cho cả
sự tiêu thụ của con người (thường qua quá trình chế biến hay dự trữ) hoặc cho chăn
nuôi, được sử dụng trực tiếp hay thông qua giảm sản lượng bột/dầu cá.
Trần Thị Thanh Hiền và ctv (2006a) điều tra tình hình sử dụng các nguồn
nguyên liệu làm thức ăn nuôi cá tra tại An Giang. Số lượng cá tạp biển cung cấp cho
các vùng nuôi cá vùng ĐBSCL khoảng 100-120 tấn mỗi ngày. Có hai nguồn cá tạp
là cá tạp nước ngọt và cá tạp biển. Tuy nhiên, hiện nay người dân sử dụng chủ yếu
là cá biển. Tên của các nhóm cá tạp thường tự do người mua và người bán thống
nhất với nhau. Mỗi nhóm cá còn được chia ra loại “cá rặc” (có một loài cá chiếm đa
số) và cá lẫn tạp (có lẫn nhiều loài cá khác). Có thể kể một số nhóm cá chủ yếu sau:
nhóm cá cơm, cá nục, cá trích, cá liệt, cá chỉ vàng, cá xây, cá bò … Người nuôi tại
đây thích mua cá cơm để phối chế vì cá cơm có hàm lượng đạm khá ổn định và có
kích thước nhỏ. Thành phần đạm các loại cá tạp dao động từ 44,1% (như đầu cá nục,
đầu cá trích…) đến 69,2% (như cá hố, cá cơm…). Hàm lượng khoáng của nhóm đầu
cá khá cao (22-23,4%) trong khi ở cá tạp nguyên con là 11,5-16,9%.
Ở Thái Lan, cá tạp kết hợp với cám gạo để làm thức ăn nuôi cá lóc (có hoặc
không có tấm) với tỷ lệ dao động 8:1, 13:1 (FAO, 1981) hoặc 8:2, 8,5:1,5, 9:1,
9,5:0,5 tùy theo giai đoạn phát triển (NACA, 1985) hoặc nuôi cá bống tượng với các
thành phần nguyên liệu cá tạp, cám gạo, muối, vitamin premix với tỷ lệ thứ tự là
10:1:1:0,1 (Bundit, 2007).
Chất đạm đóng vai trò quan trọng nhất trong thành phần hóa học của thức ăn.
Chất đạm từ cá được động vật thủy sản tiêu hóa rất tốt (>90%), cung cấp đầy đủ các
acid min cần thiết cho cá nuôi. Hàm lượng chất béo của các loại cá tạp không khác
nhau nhiều, dao động trong khoảng từ 15,3-19,3. Cá tạp là nguồn cung cấp các acid

béo cần thiết và năng lượng trong thức ăn cho cá.
Chỉ số độ thối (TVN) của cá tạp cho biết độ tươi của nguyên liệu. TVN của
cá nguyên liệu có 3 mức độ: cá tươi, cá ươn và cá thối. Chỉ số TVN (mgN/100 g)
biến động trong khoảng 84-148 mgN/100 g, TVN trung bình là 113,2 ± 25,6

13


mgN/100 g. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thời gian từ lúc cá biển được
đánh bắt cho đến khi đến người nuôi phối chế thức ăn thường mất từ 3-5 ngày, cá
biển bị phân hủy rất nhiều và không còn tươi .
Việc sử dụng cá tạp làm thức ăn trực tiếp cho nuôi thuỷ sản có nhiều
hạn chế:
Chất lượng kém do quá trình đánh bắt, vận chuyển và bảo quản không tốt. Cá
tạp khi cho ăn thường ở giai đoạn phân hủy, cá kém tươi nên hàm lượng TVA và
amonia rất cao. Đây là nguyên nhân làm cá nuôi phát sinh và lây lan mầm bệnh.
Cạnh tranh nguồn cá tạp làm thức ăn cho chăn nuôi, làm nước mắm và là
nguồn thực phẩm sử dụng trực tiếp cho con người. Ngay trong cùng nghề nuôi thủy
sản, cạnh tranh nguồn cá tạp giữa nuôi các đối tượng, nhất là các đối tượng biển có
giá trị kinh tế cao như cá mú, cá bớp, tôm hùm làm giá cá tạp tăng nhanh.
Phụ thuộc vào mùa vụ, nên số lượng không ổn định.
Nguồn cung cấp cá tạp ngày càng cạn kiệt. Việc khai thác quá mức làm cho
nguồn tài nguyên này suy kiệt, khó đáp ứng cho nhu cầu mở rộng của nghề nuôi
thủy sản (Lê Thanh Hùng, 2008)
Theo Peter Edward et al. (2004) trước đây cá tạp thường là bị bỏ đi, nhưng
do tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc làm bột cá khô cho xuất khẩu nên hiện nay
cá tạp trở nên có giá trị kinh tế đồng thời những loài cá nhỏ có giá trị thấp trước đây
thì bây giờ được sử dụng làm mồi cho cá mú và nhiều loài khác đã đem lại giá trị
kinh tế khi các loài cá nuôi lớn lên.
Mặc dù không có số liệu chính thức về sử dụng cá tạp cho nuôi trồng thủy

sản ở Việt Nam. Việc đánh giá này có thể làm dựa trên sản lượng của một số loài
nuôi dùng cá tạp làm thức ăn, trên cơ sở hệ số chuyển hóa và đánh giá vào số lượng
cá tạp trong khẩu phần của chúng dự đoán cá tạp đã được sử dụng cho các loài cá
nuôi nước ngọt và nước mặn ở Việt Nam từ 176.000 tấn đến 364.000 tấn (Peter
Edward et al., 2004). Cá tạp biển được sử dụng từ 1995 và gần đây được sử dụng
hoàn toàn mặc dù giá có cao, trước đây giá cá tạp biển từ 50-150 đ/kg nhưng bây
giờ là 2.800-4.000 đ/kg. Cá tạp biển được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như: dùng

14


cho xuất khẩu 20%; cung cấp thực phẩm tươi sống cho con người là 20%; thức ăn
cho gia súc và cá nuôi là 25%; nước mắm là 25% (Bộ Thủy sản, 2000).
Cám và cá tạp là hai thành phần chủ yếu trong công thức thức ăn cá da trơn.
Ở mô hình nuôi ao có 100% hộ sử dụng cám và 94,4% sử dụng cá tạp. Ở mô hình
nuôi bè có 100% số hộ có sử dụng cám và cá tạp trong công thức thức ăn (Trần Thị
Thanh Hiền và ctv., 2006b).
Cá tạp đóng vai trò quan trọng và là nguồn đạm chủ yếu trong thức ăn tự chế,
trong đó có 80,6% số hộ sử dụng cá tạp vào thức ăn tự chế (Trần Thị Thanh Hiền và
ctv, 2006a).
Tổng sản lượng đánh bắt là 300.000 đến 600.000 tấn. Tuy nhiên, chỉ một
phần cá tạp được sử dụng làm thức ăn cho cá. Theo đánh giá này thì khoảng
280.000 tấn cá tạp và nhuyễn thể được sử dụng làm thức ăn cho cá mỗi năm
(Son.D.M et al., 2005).
2.4 Nghiên cứu về sử dụng thức ăn chế biến nuôi cá lóc
Một trong những hiện tượng phổ biến khi nuôi cá lóc là chúng ăn thịt lẫn
nhau (Wee, 1982; Diana et al., 1985; trích bởi Quin and Fast, 1998). Quin and Fast
(1996b) đã nhận thấy rằng cá lóc có thể ăn thịt đồng loại nhỏ hơn chúng khoảng 2/3
chiều dài. Đây chính là một trong nhiều nguyên nhân của tỷ lệ sống thấp khi nuôi cá
lóc. Theo Diana et al. (1985) (trích bởi Quin and Fast, 1998) thì tỷ lệ sống thường là

13-15% khi nuôi với mật độ 40-80 con/m2 sau 9-11 tháng nuôi.Quin and Fast
(1996a) cho rằng hiện tượng ăn lẫn nhau của cá sẽ được hạn chế nếu sử dụng thức
ăn thay thế thức ăn đặc tính của loài. Điều đó đã dẫn đến nghiên cứu của Quin and
Fast (1996a) trên cá lóc đen (Channa triata) khi tăng lượng thức ăn cho cá từ 0-15%
đã làm giảm được 35-86% hiện tượng ăn nhau trong thời gian 6 ngày. Chỉ cung cấp
thức ăn thì không thể giảm hoàn toàn hiện tượng ăn nhau, còn phụ thuộc vào sự
đồng đều về kích thước cá. Kích cỡ cá đồng đều và chế độ cho ăn hợp lý giúp giảm
đáng kể hiện tượng ăn nhau của cá lóc (Quin and Fast, 1996a). Với kết quả này đã
tạo tiền đề cho các nghiên cứu sử dụng thức ăn chế biến thay thế cho thức ăn đặc
tính của loài (cá tạp) cho cá lóc với những hiệ quả cao hơn như chủ động được mùa
vụ, giảm ô nhiễm môi trường và giá thành sản phẩm...
15


Quin and Fast (1996b) tiếp tục nghiên cứu sử dụng thức ăn chế biến 50%
đạm trên cá có khối lượng 0,81±0,29 g. Quin and Fast thấy rằng khi cho cá ăn với
khẩu phần 5% trọng lượng thân thì hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất và tỷ lệ ăn
nhau giảm đáng kể. Quin et al. (1997a) nghiên cứu về sự lựa chọn thức ăn của cá
lóc bột 0,2 g, chiều dài 6,5 mm, cá chết hoàn toàn ở nghiệm thức chỉ sử dụng thức
ăn chế biến. Điều này liên quan đến enzyme trong ống tiêu hóa của cá. Dabrowski
(1982) (trích bởi Quin et al., 1997b) cho rằng cá bột không có hệ enzyme tiêu hóa
tiêu hóa thức ăn chế biến. Quin and Fast (1998) tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của
nhiệt độ, mật độ và kích cỡ cá lên tăng trưởng cá lóc giống khi sử dụng thức ăn có
hàm lượng đạm 47%, chất béo 16%, viên thức ăn 4 mm, cá được cho ăn với khẩu
phần 5% trọng lượng thân. Kết quả cho thấy với cá có khối lượng và chiều dài lần
lượt là 22,9 g và 13,9 cm tăng trưởng tốt ở nhiệt độ 270C và tỷ lệ sống hơn 80%.
Như vậy với kích cỡ như nhau thì nhiệt độ cao sẽ làm cá chấp nhận thức ăn chế biến
nhanh chóng vì cá bắt mồi ở nhiệt độ cao tốt hơn ở nhiệt độ thấp.
Roshada Hashim (1994) nghiên cứu trên cá lóc bột (Channa striata) tại
Trường đại học Sains ở Malaysia đã cho kết quả: tăng trưởng của cá lóc bột (0,580,95 g) bị ảnh hưởng bởi hàm lượng protein trong thức ăn và lịch cho ăn kết hợp

giữa các loại thức ăn có hàm lượng protein khác nhau sau 7 tuần thí nghiệm. Theo
nghiên cứu của Wee (1986) (trích bởi Rosada Hashim, 1994), nhu cầu đạm của cá
lóc giống và cá lóc bông lần lượt là 45,8% và 60%
Cá lóc với đặc tính là loài ăn thịt và nhu cầu đạm chất lượng cao là cơ sở chủ
yếu để Mohanity et al. (1996) xây dựng công thức thức ăn cân bằng dinh dưỡng và
hiệu quả kinh tế. Họ đã thực hiện các thí nghiệm với các mức đạm khác nhau lên
tăng trưởng của cá lóc bột có khối lượng trung bình là 0,552 g trong điều kiện phòng
thí nghiệm. Sau 8 tuần thí nghiệm cá tăng trưởng tốt nhất và hiệu quả sử dụng thức
ăn cao nhất ở nghiệm thức thức ăn có hàm lượng đạm là 55% và cá được cho ăn
10% khối lượng thân.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Lan (2004) trên cá lóc bông
(Channa micropltes) thực hiện tại khoa Thủy sản, trường đại học Cần Thơ cho thấy
rằng thời gian sử dụng thức ăn chế biến tốt nhất cho cá là ngày thứ 7 sau khi nở. Ở

16


giai đoạn cá hương, thức ăn chế biến cho tăng trưởng và tỷ lệ sống cao hơn so với
các loại thức ăn khác, đồng thời có hệ số thức ăn thấp nhất. Cá lóc bông giống cỡ
nhỏ (2,5-3 g) cho tốc độ tăng trưởng cao hơn nhưng tỷ lệ sống thấp hơn so với cá
lớn (6-7 g) khi cho ăn loại thức ăn có cùng độ đạm. Hàm lượng đạm cho tăng trưởng
tối ưu và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất của cá lóc bông giống cỡ nhỏ là 50,8%
và cá lớn là 46,5%, phù hợp với nhu cầu đạm của cá ăn động vật khác.
Long et al. (2004) nghiên cứu sử dụng thức ăn chế biến có hàm lượng đạm
khác nhau (30%, 40% và 50%) trên cá lóc bột có khối lượng từ 1,13-1,8 g tại Khoa
Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ. Dưới điều kiện môi trường nuôi được kiểm
soát tốt, kết quả thí nghiệm là cá tăng trưởng tốt nhất ở nghiệm thức thức ăn 50%
đạm sau 45 ngày nuôi. Bùi Minh Tâm và ctv (2008) ương cá hương cá lóc bông từ
30-60 ngày tuổi với cùng loại thức ăn nhưng ở các mật độ khác nhau (1200, 900,
600 con/m2) thì cá đạt tốc độ tăng trưởng tốt nhất ở nghiệm thức có mật độ 1200

con/m2. Nghiên cứu của Phan Hồng Cương (2009) khi thay thế 30% bột cá bằng bột
đậu nành cho kết quả khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) về sinh trưởng,
khi thay thế 40% thì cá bắt đầu giảm sinh trưởng.
K.Sarma et al. (2009) đã tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của các loại thức ăn
có hàm lượng đạm cao và vitamin C đối với việc giảm độ độc của endosulfan trên
cá lóc Channa punctatus có trọng lượng trung bình 27,01 g. Kết quả cho thấy rằng:
ở nghiệm thức với thức ăn có hàm lượng đạm 50% và 0,2% vitamin C thì có tác
dụng thúc đẩy sự phát triển, trao đổi chất và giảm độ độc do endosulfan gây ra cho
cá.
Với những kết quả nghiên cứu trên đã cho thấy rằng cá lóc có khả năng thích
nghi với thức ăn chế biến trong quá trình sinh trưởng và phát triển nếu như chúng
được thay thế dần thức ăn trong quá trình nuôi.

17


18


×