Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

KHẢO sát một số yếu tố kỹ THUẬT và KINH tế của mô HÌNH NUÔI ARTEMIA ở bạc LIÊU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.28 KB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
----------

LÊ QUANG THỊNH

KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ KỸ THUẬT VÀ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH NUÔI
ARTEMIA Ở BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

LÊ QUANG THỊNH

KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ KỸ THUẬT VÀ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH NUÔI
ARTEMIA Ở BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS.Ts Nguyễn Văn Hòa
Ts. Nguyễn Thị Ngọc Anh

2012




TÓM TẮT
Khảo sát tình hình nuôi Artemia được tiến hành bằng cách phỏng vấn và thu
thập số liệu một cách ngẫu nhiên 37 hộ nuôi Artemia tại 2 xã Xiêm Cáng (17 hộ) và
Vĩnh Hậu (20 hộ) thuộc tỉnh Bạc Liêu. Các số liệu về sản xuất Artemia được ghi
nhận từ năm 2007-2011 với mục đích nhằm đánh giá được hiện trạng kỹ thuật và
hiệu quả kinh tế của nghề nuôi Artemia. Qua đó, làm cơ sở cho các nghiên cứu và
quy hoạch phát triển bền vững nghề nuôi Artemia trong tương lai.
Theo kết quả khảo sát đa số các hộ nuôi Artemia ở Bạc Liêu bắt đầu thả
giống vào tháng 12 hoặc tháng 1 âl và kết thúc vào tháng 5- 6 âl năm sau. Tùy theo
điều kiện thời tiết trong năm, mưa kết thúc trễ hay mưa bắt đầu sớm mà có thể kéo
dài thời vụ sản xuất. Hình thức nuôi chủ yếu tại địa bàn khảo sát là nuôi Artemia
đơn (73,2%) với 1 hoặc 2 chu kỳ. Diện tích nuôi Artemia và diện tích ao nuôi trung
bình trên mỗi hộ dao động lần lượt là 1,2-1,9 ha và 0,28-0,31 ha. Mật độ thả giống
từ 3,5-3,7 lon/ha/chu kỳ. Phân gà được sử dụng phổ biến trong hộ nuôi với lượng
dao động từ 0,95-1,29 tấn/ha/vụ, lượng phân vô cơ tổng cộng (Ure, NPK, DAP và
Lân) trung bình 110-200 kg/ha/vụ, cám gạo được sử dụng làm thức ăn bổ sung từ
28-70 kg/ha/vụ. Năng suất trung bình của trứng bào xác từ năm 2007-2009 tương
đối ổn định (64,1-66,5 kg/ha/vụ). Riêng năm 2010-2011 năng suất trứng tăng nhưng
không đều (62,1-77,1 kg/ha/vụ). Phân tích tương quan Pearson biểu thị năng suất
trứng bào xác Artemia có mối tương quan thuận có ý nghĩa (p<0,05) với kinh
nghiệm nuôi của người dân và lượng cám gạo sử dụng cung cấp nguồn thức ăn bổ
sung cho Artemia. Về hiệu quả kinh tế, chi phí sản xuất trung bình là 17,475,52
triệu đồng/ha, người nuôi Artemia thu nhập 45,5019,17 triệu đồng/ha/vụ và lợi
nhuận 27,8817,62 triệu đồng/ha/vụ, tương đương với tỷ suất lợi nhuận 1,761,06.
Bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh nghiệm nuôi lâu
năm…vẫn còn tồn tại một số khó khăn cần khắc phục như kỹ thuật nuôi còn hạn
chế, thiếu nước sản xuất…
Kết quả nghiên cứu này cho ta thấy nghề nuôi Artemia ở Bạc Liêu trong

những năm tới có khuynh hướng phát triển rất mạnh do nhu cầu tiêu thụ trứng bào
xác ngày càng tăng dẫn tới giá trứng tăng cao và điều kiện tự nhiên trong khu vực
rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất Artemia.


MỤC LỤC
PHẦN 1 ............................................................................................................................. 1
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................ 1
1.1 Giới thiệu.............................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.3 Nội dung nghiên cứu............................................................................................. 2
PHẦN 2 ............................................................................................................................. 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................................... 3
2.1 Khái niệm Artemia................................................................................................ 3
2.2 Đặc điểm sinh học của Artemia............................................................................. 3
2.3 Vai trò của Artemia............................................................................................... 7
2.4 Tình hình nuôi Artemia trên thế giới và Việt Nam................................................. 8
2.5 Vị trí địa lý Bạc Liêu ............................................................................................ 9
2.6 Tổng quan nghề nuôi Artemia ở Bạc Liêu ........................................................... 10
PHẦN 3 ........................................................................................................................... 14
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................. 14
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................................................ 14
3.2 Phương pháp thu số liệu...................................................................................... 14
3.3 Các biến chủ yếu trong nghiên cứu ..................................................................... 14
3.4 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................ 15
PHẦN 4 ........................................................................................................................... 16
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................................... 16
4.1 Thông tin chung .................................................................................................. 16
4.2 Tổng diện tích nuôi và sản lượng Artemia qua các năm....................................... 18
4.3 Thông tin kỹ thuật............................................................................................... 18

4.4 Giá bán trứng bào xác Artemia tươi qua các năm ................................................ 27
4.5 Hạch toán kinh tế ................................................................................................ 28
4.6 Thuận lợi và khó khăn trong nuôi Artemia .......................................................... 31
4.7 Nhận định về nghề nuôi Artemia trong thời gian tới ............................................ 32
PHẦN 5 ........................................................................................................................... 34
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ......................................................................................... 34
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 34
5.2 Đề xuất ............................................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 36
PHỤ LỤC ......................................................................... Error! Bookmark not defined.


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 4.1: Thông tin chung của hộ nuôi Artemia ở Bạc Liêu ............................................. 17
Bảng 4.2: Diện tích và sản lượng nuôi Artemia ở các xã thuộc tỉnh Bạc Liêu 2007-2011 .. 18
Bảng 4.3: Thông tin về thiết kế hệ thống nuôi Artemia ở Bạc Liêu ................................... 19
Bảng 4.4 : Mô hình sản xuất Artemia ở các xã nghiên cứu thuộc tỉnh Bạc Liêu ................ 20
Bảng 4.5: Tỷ lệ số hộ có sử dụng vôi, saponin và dây thuốc cá trong cải tạo ao nuôi Artemia
......................................................................................................................................... 21
Bảng 4.6: Liều lượng vôi, thuốc cá (kg/ha/vụ) sử dụng cải tạo ao nuôi Artemia ................ 21
Bảng 4.7: Mật độ thả và số chu kỳ thả giống trong hộ nuôi Artemia ................................. 22
Bảng 4.8: Thông tin về sử dụng phân bón và thức ăn trong hệ thống nuôi Artemia ở Bạc
Liêu.................................................................................................................................. 23
Bảng 4.9: Thông tin về cách quản lý ao trong hệ thống nuôi Artemia ở Bạc Liêu.............. 24
Bảng 4.10: Thông tin về năng suất và sản lượng trứng bào xác Artemia ở Bạc Liêu.......... 25
Bảng 4.11: Kết quả phân tích tương quan Pearson về các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
trứng bào xác Artemia ...................................................................................................... 26
Bảng 4.12: Biến động về giá bán trứng bào xác tươi Artemia (ngàn đồng/kg) của nông hộ ở
Bạc Liêu từ 2007 – 2011. ................................................................................................. 27

Bảng 4.13 Thông tin về tổng chi phí, thu nhập và lợi nhuận trên 1 ha nuôi Artemia trên địa
bàn hai xã Xiêm Cáng và Vĩnh Hậu thuộc tỉnh Bạc Liêu. ................................................. 28
Hình 4.1 Cơ cấu chi phí sản xuất Artemia theo địa bàn nghiên cứu ................................... 29
Bảng 4.14 Những thuận lợi trong nuôi Artemia ................................................................ 31
Bảng 4.15 Những khó khăn trong nuôi Artemia ................................................................ 31
Bảng 4.16 Kế hoạch nuôi Artemia trong thời gian tới ....................................................... 32

DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1 Artemia trưởng thành ........................................................................................... 3
Hình 2.2 Vòng đời của Artemia .......................................................................................... 5
Hình 2.3 Bản đồ hành chính tỉnh Bạc Liêu ....................................................................... 10
Hình 2.4 Mặt cắt ngang bờ ao nuôi................................................................................... 11
Hình 4.1 Cơ cấu chi phí sản xuất Artemia theo địa bàn nghiên cứu ................................... 29


PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Trong những năm gần đây, nuôi trồng thuỷ sản đang trở thành một
ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt ngành nuôi hải sản
đang ngày càng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu thực phẩm của
con người, nhất là đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ biển. Với đà gia tăng dân
số hiện nay, cũng như nhu cầu đối với thực phẩm chất lượng cao, con người buộc
phải chú ý đến nguồn lợi hải sản. Ngoài việc khai thác giống tự nhiên, việc sản xuất
giống nhân tạo là vấn đề cần thiết để cung cấp con giống cho ngành nuôi trồng hải
sản. Trong quá trình sản xuất giống nhân tạo hiện nay thì việc giải quyết thức ăn
tươi sống là khâu then chốt quyết định đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng.
Nhìn nhận từ vai trò quan trọng đó thì nhiều loại thức ăn tươi sống được quan tâm
nghiên cứu và sản xuất, đặc biệt trong đó phải kể đến Artemia là loại thức ăn tươi

sống không thể thiếu trong sản xuất giống các loài thủy sản nước lợ (Sorgeloos, et
al., 1998).
Artemia là một loài giáp xác nhỏ có khả năng chịu đựng những điều kiện
khắc nghiệt của môi trường (nhiệt độ, độ mặn, oxy...), đặc biệt là chúng sống ở độ
mặn rất cao (đến 250 phần ngàn như ở ruộng muối, hồ nước mặn) nơi mà các sinh
vật không tồn tại được (Sorgeloos, 1980). Artemia được du nhập vào Việt nam từ
đầu thập niên 80 dưới dạng thức ăn cho tôm càng xanh, sau đó được thử nghiệm và
thả nuôi trên ruộng muối Vĩnh Châu, Bạc Liêu, và hiện nay Artemia đã trở thành
một đối tượng nuôi phổ biến kết hợp với nghề làm muối của diêm dân vùng ven biển
Sóc Trăng - Bạc Liêu (Brands, et al., 1995). Diện tích nuôi năm 2001 hơn 1000
hecta với sản lượng nuôi bình đạt 50kg trứng tươi/ha và hiệu quả kinh tế của nghề
sản xuất Artemia rất đáng quan tâm khi mang lại lợi nhuận cao gấp 4-5 lần so với
nghề sản xuất muối truyền thống. Sau hơn hai mươi năm triển khai ra sản xuất nghề
nuôi Artemia đã được nhân rộng ra hơn một ngàn hecta giải quyết công ăn việc làm
cho hàng trăm hộ sản xuất muối khu vực ven biển Sóc Trăng, Bạc Liêu (Nguyễn
Văn Hòa và ctv., 2007). Tuy nhiên, xét trên phạm vi các vùng ven biển tỉnh Bạc
Liêu mà điển hình là xã Xiêm Cáng, Vĩnh Hậu sau nhiều năm gắn bó với nghề nuôi
Artemia đã mang lại hiệu quả khá cao cho người dân trong vùng thì nghề nuôi đối
tượng này cũng gặp những vấn đề khó khăn, tiêu biểu như là Artemia sinh trưởng
chậm, tỉ lệ sống thấp, năng suất trứng đạt rất thấp hoặc không thu được trứng trong
vụ nuôi. Nguyên nhân các hiện tượng này có thể do kỹ thuật quản lý ao chưa tốt,
1


thời tiết bất lợi hơn cho sản xuất… Vì thế để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng của nghề
nuôi cũng như những thuận lợi và khó khăn của các người nuôi trong vùng, đề tài
“Khảo sát một số yếu tố kỹ thuật và kinh tế của mô hình nuôi Artemia ở Bạc
Liêu” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của nuôi Artemia ở Bạc Liêu

nhằm góp phần hoàn thiện quy trình nuôi và nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề
nuôi Artemia ở đại bàn nghiên cứu.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Khảo sát về kỹ thuật nuôi và hiệu quả kinh tế của nghề nuôi Artemia ở Bạc
Liêu.

2


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Khái niệm Artemia
Artemia là tên Latinh của một loài giáp xác nhỏ chuyên sống ở những vùng
nước mặn có biên độ muối rộng (từ vài ‰ đến 250‰ như ở ruộng muối). Trong tự
nhiên người ta thấy có sự hiện diện của quần thể Artemia ở những đầm, hồ nước
mặn.

Hình 2.1 Artemia trưởng thành
Artemia được biết đến vào những năm đầu thập niên 30 khi chúng được xác
định là một loại thức ăn tươi sống có giá trị dinh dưỡng cao cho việc ương nuôi các
giống loài thủy sản như tôm, cá, nhuyễn thể.
Ở Việt Nam Artemia được du nhập từ đầu thập niên 80 dưới dạng trứng bào
xác đề làm thức ăn cho tôm càng xanh. Sau đó nguồn trứng này được sử dụng làm
giống nuôi thử nghiệm trong phòng và thả nuôi trên ruộng muối ở Vĩnh Châu, Bạc
Liêu, Cam Ranh, Phan Thiết… và hiện nay nó trở thành một đối tượng nuôi phổ
biến kết hợp với nghề làm muối của diêm dân vùng ven biển Sóc Trăng - Bạc Liêu
(Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2007).
2.2 Đặc điểm sinh học của Artemia
2.2.1 Hệ thống phân loại

Theo Leach (1819) Artemia thuộc nhóm giáp xác, có hệ thống phân loại như
sau (trích dẫn từ Sorgeloss et al., 1986):
Ngành: Arthropoda

3


Lớp: Crustacea
Lớp phụ: Branchiopoda
Bộ: Anostraca
Họ: Artemiidae
Giống: Artemia
Theo Sorgeloos et al. (1986), tùy thuộc vào đặc điểm di truyền và vị trí địa lý
phân bố của Artemia, gồm 6 dòng như sau:
-

Artemia salina

Lymington, Anh (nay đã biến mất)

-

Artemia tunisiana

Châu Âu

-

Artemia franciscana


Châu Mỹ (Bắc, Trung và Nam Mỹ)

-

Artemia persimilis

Argentina

-

Artemia uramiana

Iran

-

Artemia monica

Mono Lake, USA

2.2.2 Vòng đời của Artemia
Theo Sorgeloss et al. (1986), Artemia là loài ăn lọc không lựa chọn, chúng
có thể ăn mùn bã hữu cơ, tảo đơn bào và vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn 50µm. Mặt
khác, Artemia là loài giáp xác có vòng đời ngắn hơn so với các loại giáp xác khác.
Trong phòng thí nghiệm Artemia có tuổi thọ lên tới 2 tháng, còn ngoài tự nhiên tùy
theo chế độ dinh dưỡng và điều kiện môi trường sống (nhiệt độ, độ mặn) mà chúng
có tuổi thọ từ 40-60 ngày (Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2007).
Ngoài tự nhiên, vào thời điểm trong năm khi điều kiện sống không thích hợp,
Artemia đẻ trứng bào xác (trứng nghỉ) và trứng sẽ nổi trên mặt nước, sau đó được
sóng gió thổi dạt vào bờ. Các trứng nghỉ này ngưng hoạt động trao đổi chất và

ngưng phát triển khi ở tình trạng được giữ khô. Nếu cho vào nước biển hoặc khi
điều kiện tự nhiên thuận lợi (nhiệt độ ấm áp, mưa nhiều độ mặn giảm...), trứng bào
xác có hình cầu lõm sẽ hút nước, phồng to. Lúc này, bên trong trứng, sự trao đổi
chất bắt đầu. Sau khoảng 20 giờ, màng nở bên ngoài nứt ra và phôi xuất hiện. Trong
khi phôi đang treo bên dưới vỏ trứng (giai đoạn dù) sự phát triển của ấu trùng được
tiếp tục và tiếp tục một thời gian ngắn sau đó màng nở bị phá vỡ (giai đoạn nở) ấu
thể Artemia được phóng thích ra ngoài.

4


Hình 2.2 Vòng đời của Artemia (Sorgeloss et al., 1986)
Ấu trùng mới nở (instar I, có chiều dài 400-500 µm) có màu vàng cam, có 1
mắt nauplii (ấu thể) màu đỏ ở phần đầu và ba đổi phụ bộ (anten 1 có chức năng cảm
giác, anten 2 có chức năng bơi lội và lọc thức ăn và bộ phận hàm dưới để nhận thức
ăn). Mặt bụng ấu trùng được bao phủ bằng mảnh môi trên lớn (để nhận thức ăn:
chuyển các hạt từ tơ lọc thức ăn vào miệng). Ấu trùng giai đoạn I không tiêu hóa
được thức ăn, vì bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh. Lúc này, chúng sống dựa vào
noãn hoàng.
Sau khoảng 8 giờ từ lúc nở, ấu trùng lột xác trở thành ấu trùng giai đoạn 2
(instar II). Lúc này, chúng có thể lọc và tiêu hóa các hạt thức ăn cỡ nhỏ (tế bào tảo,
vi khuẩn, chất vẩn hữu cơ) có kích thước từ 1 đến 50µm (1/1000 mm) nhờ vào đôi
anten 2 vì lúc này bộ máy tiêu hóa đã bắt đầu hoạt động. Ấu trùng tăng trưởng và
trải qua 15 lần lột xác trước khi đạt giai đoạn trưởng thành. Các đôi phụ bộ xuất hiện
ở vùng ngực và dần dần biến thành chân ngực. Mắt kép xuất hiện ở hai bên mắt.
Từ giai đoạn 10 trở đi, các thay đổi về hình thái và chuyên hóa chức năng của
các cơ quan trong cơ thể bắt đầu. Anten mất dần chức năng và có sự khác biệt ở cá
thể đực cái. Ở con đực, anten phát triển thành càng bám, trong khi ở con cái anten bị
thoái hóa thành phần phụ cảm giác.
Artemia trưởng thành dài 10-12 mm, có mắt kép có cuống ở hai bên, râu cảm

giác, ống tiêu hóa thẳng và 11 đôi chân ngực (Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2007).
2.2.3 Đặc điểm dinh dưỡng

5


Theo Nguyễn Văn Hòa và ctv. (2007) Artemia là loài ăn lọc không chọn lựa,
sử dụng mùn bã hữu cơ, tảo đơn bào, vi khuẩn… có kích thước nhỏ hơn 50µm. Các
sinh cảnh tự nhiên có hiện diện Artemia cho thấy sự có mặt của chuỗi thức ăn đơn
giản và rất ít thành phần giống loài tảo.
Trong nuôi Artemia trên ruộng muối nông dân thường phối hợp sử dụng phân
chuồng (chủ yếu là phân gà) kết hợp với phân vô cơ (Ure, DAP...) để gây màu trực
tiếp hoặc gián tiếp trước khi cấp nước tảo vào trong ao nuôi. Phân gà được bón trực
tiếp vào ao nuôi, ngoài việc cung cấp dinh dưỡng cho tảo phát triển, phân còn là
nguồn thức ăn trực tiếp cho Artemia. Ngoài ra, khi lượng nước tảo cung cấp vào ao
hằng ngày thiếu hụt, nông dân còn sử dụng cám gạo, bột đậu nành hoặc các loại phụ
phẩm nông nghiệp khác... để duy trì quần thể Artemia.
2.2.4 Đặc điểm sinh sản
Artemia có tính đa dạng trong hình thức sinh sản (đơn tính, hữu tính – sinh
con và đẻ trứng nghỉ) được xem là khả năng thích ứng cao để duy trì và phát triển
quần thể.
Đới với quần thể Artemia lưỡng tính, khi trưởng thành con đực dùng đôi càng
ôm phần bụng của con cái gọi là “hiện tượng bắt cặp” để thụ tinh cho hoạt động
sinh sản và hiện tượng này kéo dài suốt vòng đời của chúng. Quá trình giao cấu xảy
ra trong tư thế bắt cặp, con đực sẽ cong mình và dùng một trong hai gai sinh dục
chuyển sản phẩm sinh dục vào buồng trứng của con cái và trứng sẽ được thụ tinh.
Trứng phát triển trong hai buồng trứng dạng ống ở phần bụng. Khi chín,
trứng có dạng hình cầu và duy chuyển qua hai ống dẫn để vào tử cung. Thông
thường trứng thụ tinh phát triễn thành ấu trùng bơi lội tự do (phương thức đẻ con =
ovoviviparous) và được con mẹ sinh ra ngoài môi trường. Trong điều kiện bất lợi,

các phôi chỉ phát triển đến giai đoạn phôi vị (gastrula), lúc này chúng sẽ được bao
bọc bằng một lớp vỏ dày (được tiết ra từ tuyến vỏ trong tử cung) biến thành trứng
nghỉ hay còn gọi là trứng “tiềm sinh” (diapause) và được con cái phóng thích ra
ngoài (oviparous).
Artemia trưởng thành trong vòng 2 đến 3 tuần và tham gia sinh sản với sức
sinh sản tối đa 300 ấu thể hoặc trứng bào xác trong vòng 4 ngày. Trong vòng đời
con cái có thể tham gia cả hai phương thức sinh sản (đẻ con hoặc đẻ trứng) và trung
bình mỗi con đẻ khoảng 1500-2000 phôi (Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2007).
2.2.5 Đặc điểm phân bố

6


Quần thể Artemia được tìm thấy ở khoảng 500 hồ tự nhiên và nhân tạo trên
thế giới, rải rác khắp các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới. Chúng có thể phân
bố dọc theo ven biển hay cả những hồ nước mặn trong nội địa. Các quần thể
Artemia có thể phân bố ở nhiều vùng địa lý khác nhau với nhiệt độ (6-35oC). Do đó,
thức ăn và nhiệt độ ảnh hưởng đến tính phong phú của quần thể Artemia, chúng
thường sinh trưởng và sinh sản tốt ở nhiệt độ từ 24-32,5 oC, ngưỡng gây chết ở 0oC
và 37-38 oC, pH thích hợp từ 7,5-8 (Sorgeloos et al., 1986).
Các quần thể Artemia phân bố không liên tục mà thành từng vùng. Mặc dù,
có nhiều nơi có nước mặn cao nhưng không phải nơi nào cũng có Artemia phân bố.
Artemia có khả năng sống rất tốt trong nước biển bình thường. Tuy nhiên, chúng
không thể phát tán ngang qua các biển do có quá nhiều loài cạnh tranh và địch hại.
Vì thế, Artemia phân bố chủ yếu ở vùng nước có độ mặn cao (trên 70‰) để hạn chế
kẻ thù.
Artemia được nuôi rộng rãi ở Việt Nam hiện nay thuộc dòng Artemia
franciscana có nguồn gốc từ Mỹ (San Francisco Bay, USA) nhưng sau thời gian
thích nghi dòng này đã gần như trở thành dòng bản địa của Việt Nam và chúng có
nhiều đặc điểm khác xa so với tổ tiên của chúng đặc biệt là khả năng chịu nóng.

Theo Nguyễn Văn Hòa và ctv.(2007), chúng có thể phát triển tốt trong điều kiện:
Độ mặn: 80-120‰
Nhiệt độ: 22-350C
Oxy hòa tan: không thấp hơn 2mg/L
pH từ trung tính đến kiềm (7-9)
2.3 Vai trò của Artemia
2.3.1 Vai trò của Artemia trong nuôi trồng thủy sản
Seale (1933) và Rollefson (1939), được trích dẫn bởi Đỗ Văn Hoàng, 1998,
khám phá ra ấu trùng Nauplii của Artemia có kích thước 0,4 mm là một loại thức ăn
lý tưởng cho sự tăng trưởng của ấu trùng tôm cá. Đặc biệt, trứng bào xác Artemia có
thể bảo quản nhiều năm trong điều kiện khô mà không sụt giảm chất lượng sản
phẩm, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng trứng bào xác Artemia trong ương
nuôi thủy hải sản Trong nuôi thương phẩm, Artemia cũng được quan tâm nhiều do
có kích thước lớn và nặng hơn nhiều lần so với ấu trùng mới nở. Hơn nữa, Artemia
trưởng thành còn chứa hầu hết các loại axit amin thiết yếu.
2.3.2 Vai trò của Artemia trên ruộng muối

7


Trong các ruộng muối việc đưa quần thể Artemia vào như là một công cụ
quản lý các chất hữu cơ phân huỷ trong môi trường và kiểm soát sự nở hoa quá mức
của tảo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết tinh và nâng cao chất lượng muối.
Thu cùng một lúc 2 sản phẩm: trứng bào xác Artemia và muối góp phần tăng
thu nhập cho người dân mà không làm thay đổi cơ cấu của nghề làm muối, dễ
chuyển từ làm muối sang Artemia và ngược lại.
2.4 Tình hình nuôi Artemia trên thế giới và Việt Nam
2.4.1 Trên thế giới
Artemia đã được thế giới biết đến từ hàng thế kỷ nay nhưng mãi đến những
năm 1930 công dụng làm thức ăn cho ấu trùng tôm cá của chúng mới được biết đến

(FAO, 1996).
Năm 1940 hầu hết trứng bào xác của Artemia đã bắt đầu có mặt trên thị
trường được thu vớt từ các hồ muối tự nhiên và các xí nghiệp làm muối ở ven bờ.
Năm 1951, một ngành công nghiệp mới được sáng lập, những người ở bang Utah
của Mỹ đã tiên phong trong việc sản xuất trứng bào xác Artemia với sản lượng ban
đầu thu được 16 tấn thành phẩm. Những năm 1960 việc cung cấp thương mại đã lan
rộng từ một số nơi ở Bắc Mỹ. Đến đầu những năm 70 cùng với việc mở rộng sản
xuất nuôi trồng thủy sản nên nhu cầu Artemia đã tăng nhanh chóng vượt quá mức
cung dẫn đến giá thành tăng cao (FAO, 1996).
Trong nhưng năm 1980 đến nay đã phát hiện nhiều khu vực chuyên cung cấp
trứng bào xác Artemia cho thị trường như: Great salt Lake (Mỹ) chiến khoảng 90%
và phần còn lại (khoảng 10%) từ Trung Quốc, Siberi vịnh San Francisco (Mỹ), vùng
Vĩnh Châu – Bạc Liêu (Việt Nam), Colombia và vùng đông bắc Brazil, Canada,
Úc...
2.4.2 Ở Việt Nam
Vào năm 1982, Artemia lần đầu tiên được thả nuôi tại Nha Trang nhưng
không thành công (Vũ Đỗ Quỳnh và Nguyễn Ngọc Lâm, 1987). Năm 1984 Khoa
Thủy sản Tường Đại học Cần Thơ đã nhập nội và nghiên cứu đối tượng Artemia San
Francisco Bay (Mỹ) để phục vụ cho nuôi trồng thủy sản. Đến năm 1986 trung tâm
nghiên cứu Artemia được thành lập và nghiên cứu về đặc điểm sinh học cũng như
quy trình nuôi Artemia thu trứng bào xác và thu sinh khối trên ruộng muối tại Bạc
Liêu và Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đến năm 1988 mới đạt được những kết quả ban đầu.
Quy trình nuôi Artemia thu trứng bào xác dần đi vào ổn định và từng bước
được chuyển giao kỹ thuật lại cho người dân làm muối ở các khu vực hợp tác xã
8


thuộc vùng Vĩnh Châu (Sóc Trăng) và nông trường Đông Hải (Bạc Liêu) với số
nông hộ khoảng hơn 100 xã viên, diện tích khoảng hơn 500 ha đất làm muối và
Artemia.

Do giá trứng bào xác Artemia cao và ổn định nên nhiều diêm dân chuyển từ
nghề làm muối truyền thống sang nuôi Artemia. Diện tích nuôi cao nhất là năm 2001
đã lên tới hàng ngàn hecta và từ năm 2004 trở lại đây, diện tích nuôi của vùng biến
động từ 300-400 ha với năng suất bình quân đạt 50-70kg/ha. Từ những năm 1990
vùng Vĩnh Châu, Bạc Liêu đã trở thành hai vùng trọng điểm cung cấp trứng bào xác
có chất lượng cao cho thị trường trong và ngoài nước (Nguyễn Văn Hòa và ctv.,
2007).
2.5 Vị trí địa lý Bạc Liêu
Bạc Liêu là một tỉnh thuộc duyên hải vùng đồng bằng sông Cửu Long, miền
Nam Việt Nam có diện tích tự nhiên 2.520,6 km². Phía bắc giáp tỉnh Hậu Giang,
phía đông bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, tây bắc giáp Kiên Giang, tây và tây nam giáp Cà
Mau, đông và đông nam giáp biển với 56 km bờ biển. Tỉnh lỵ hiện nay là Thành phố
Bạc Liêu. Phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là đất bằng nằm ở độ cao trên dưới
1,2 m so với mặt biển, còn lại là những giồng cát và một số khu vực trũng ngập
nước quanh năm. Địa hình có xu hướng thấp dần từ đông bắc xuống tây nam và khu
vực nội đồng thấp hơn vùng gần bờ biển. Trên địa bàn tỉnh có nhiều kênh rạch lớn
như kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp, kênh Cạnh Đền, kênh Phó Sinh, kênh Giá Rai. Hệ
thống sông ngòi, kênh rạch của Bạc Liêu nối với biển bằng cửa Gành Hào, cửa Nhà
Mát và cửa Cái Cùng. Ngoài phần đất liền còn có vùng biển rộng 40.000 km². Biển
Bạc Liêu có tiềm năng hải sản tương đối lớn với 661 loài cá và 33 loài tôm, cho
phép đánh bắt mỗi năm 24-30 vạn tấn cá và khoảng 1 vạn tấn tôm
().

9


Ruộng muối Bạc Liêu nằm trong nhóm đất mặn (saline soil) bao gồm 95.698
ha phân bố tập trung ở các xã ven biển vùng nam Quốc Lộ 1 A, chạy dài từ Bạc
Liêu, Vĩnh Lợi, Giá Rai và kéo dài đến phần huyện Phước Long, ngoại trừ đất mặn
được trồng sú, vẹt và đước ở ven biển còn lại là đất mặn ít và trung bình với địa hình


tương đối cao, thành phần cơ giới nặng (sét nhiều trên 50%) (Nguyễn Văn Hòa và
ctv., 2007).
Hình 2.3 Bản đồ hành chính tỉnh Bạc Liêu (nguồn: dulichmoingay.com)
2.6 Tổng quan nghề nuôi Artemia ở Bạc Liêu
2.6.1 Quá trình di nhập
Ở Việt Nam Artemia được du nhập từ đầu thập niên 80 dưới dạng trứng bào
xác để làm thức ăn cho tôm càng xanh. Sau đó nguồn trứng này được sử dụng làm
giống nuôi thử nghiệm trong phòng và thả nuôi trên ruộng muối ở Vĩnh Châu, Bạc
Liêu, Cam Ranh, Phan Thiết…(Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2007).
Mặc dù là đối tượng rất mới so với các nghề nông nghiệp khác ở vùng
ĐBSCL, nhưng với sự nổ lực của Trường ĐHCT, việc nghiên cứu ứng dụng sản
xuất Artemia ở vùng ĐBSCL được thực hiện một cách liên tục và có hệ thống. Cùng
với sự giúp đở, hợp tác về tài chính, kiến thức, kinh nghiệm của các đơn vị nghiên
cứu truyền thống về Artemia trên thế giới, đến khoảng năm 1990 thì ĐHCT đã xây
dựng và triển khai ứng dụng “quy trình kỹ thuật sản xuất trứng và sinh khối Artemia
trên ruộng muối”. Thành công trong nghiên cứu và mở rộng ở nhiều vùng như ruộng
muối huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu. Nghề nuôi Artemia đã trở thành

10


quen thuộc và đạt hiệu quả kinh tế ngày càng cao (Nguyễn Kim Quang và ctv.,
1993).
2.6.2 Kỹ thuật nuôi Artemia thu trứng bào xác trên ruộng muối
Theo Nguyễn Văn Hòa và ctv. (2007), có nhiều hình thức nuôi Artemia đang
được áp dụng như mô hình nuôi Artemia nước tĩnh, mô hình nuôi nước chảy và các
mô hình nuôi kết hợp (Artemia – muối; Tôm, cá – Artemia – muối; Gia cầm –
Artemia – Muối). Ngày nay, các hộ nuôi Artemia ở Bạc Liêu thường áp dụng hình
thức nuôi Artemia đơn canh. Trong hệ thống này, các ao nuôi Artemia và các khu

vực sản xuất muối được thiết kế riêng lẻ. Nuôi Artemia thu trứng bào xác trên ruộng
muối cần được thực hiện các công việc sau:
-

Chọn địa điểm và cải tạo ao nuôi

Ao nuôi nên được thiết kế có diện tích từ 0,5-1 ha và ở địa điểm thích hợp, bố
trí hệ thống ao cho hợp lý, dễ quản lý và phù hợp với hướng gió, đồng thời cần phải
xây dựng bờ ao, hệ thống cống, lưới lọc cẩn thận tránh các địch hại có thể xâm
nhập. Mực nước trong ao nên được duy trì ít nhất 20-25 cm tính từ mặt trảng và 4050 cm trong các mương bao để tránh nhiệt độ tăng cao vào những ngày nắng nóng,
ngoài ra để hạn chế lab-lab phát triển quá mức.
Trước khi thả giống, ao cần được sên vét lớp bùn đáy và phơi đáy ao trong
vòng 2-3 ngày để kích thích sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu khí trong lớp bùn
đáy ao nhằm phân hủy các hợp chất hữu cơ, giải phóng các chất dinh dưỡng đồng
thời cũng phóng thích các chất độc như H2S, NH3. Sau đó nước biển được lấy vào
thông qua lưới lọc mịn, cho bốc hơi từ từ và chỉ cấy thả Artemia khi độ mặn trong
ao nuôi đạt 80‰ trở lên (Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2007).
1,5 m
Bờ
ao

1m

Mương quanh 2m
Sâu mương 0,5m

3m

Mực nước ao 0,3m


Đáy ao (mặt trảng)

Hình 2.4 Mặt cắt ngang bờ ao nuôi (Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2007)
-

Thả giống

11


Trước khi thả giống, cần đảm bảo các yếu tố môi trường ao nuôi luôn nằm
trong khoảng thích hợp, độ mặn không nên thấp hơn 80‰. Việc chọn giống và cho
nở cũng là một trong những khâu rất quan trọng. Hiện nay, có rất nhiều nguồn
Artemia từ nhiều vùng địa lý khác nhau như SFB (San Francisco Bay), GSL (Great
Salt Lake) của Mỹ, các dòng xuất xứ từ Iran, Trung Quốc, Nga, … do đó khi du
nhập dòng Artemia từ nước ngoài nên xem xét cẩn thận. Ở Việt Nam, dòng Artemia
SFB (Mỹ) sau thời gian du nhập đã gần như trở thành loài bản địa của nước ta, với
ưu thế kích thước trứng và ấu trùng nhỏ (tương ứng là 220-230 m và 400-420 m),
hàm lượng acid béo không no (HUFA) cao nên rất có giá trị trên thị trường.
Điều kiện ấp nở và cách cho nở được áp dụng theo phương pháp của
Sorgeloos et al. (1986), đặc biệt lưu ý đến các yêu cầu sau:
- Ánh sáng: Chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang với cường độ 2000 lux (đặt
cách mặt nước khoảng 20 cm).
- Nhiệt độ: Ổn định và trong khoảng 25-300C.
- Độ mặn: 20-35 ‰.
- pH: Không dưới 8,0.
- Mật độ ấp trứng: không nhiều hơn 5 g/l.
- Sục khí mạnh và liên tục.
Thời gian thả giống tốt nhất là vào lúc sáng sớm (7-8 giờ) hoặc buổi chiều tối
(17-19 giờ) khi trời mát, nên thả giống ở bờ trên gió. Mật độ thả nuôi ban đầu có thể

là 100 con/l với độ trong từ 15-25 cm là thích hợp, tránh nuôi ở mật độ cao. Ở độ
trong cao hơn (>25cm) nên giảm mật độ nuôi xuống còn 50-70 con/l (Nguyễn Văn
Hòa và ctv., 2007).
-

Theo dõi và chăm sóc

Đây là hoạt động thường xuyên trong quá trình nuôi Artemia nhằm giúp cho
việc quản lý và điều chỉnh kịp thời. Hằng ngày cần kiểm tra nhiệt độ, độ mặn 2 lần
vào 7 giờ sáng và 2 giờ chiều, đo mực nước, độ trong và tình trạng sức khỏe của
quần thể Artemia để có biện pháp xử lý ao kịp thời.
Theo Sorgeloos et al. (1986), quần thể Artemia trong ruộng muối thường hiện
diện đầy đủ các thành phần: Nauplii, Juveniles, Preadults và Adults và tùy theo điều
kiện môi trường nuôi mà các thành phần này có tỷ lệ khác nhau, theo đó ao nuôi sản
xuất lên tục là ao nuôi với sự hiện diện đầy đủ các thành phần trên. Vì vậy, trước khi
thả giống cần phải tạo sẵn thức ăn trong ao nuôi nuôi bằng cách bón phân gây màu
12


nước, thức ăn tốt nhất cho Artemia là các loài vi tảo (ở ruộng muối Vĩnh Châu
thường xuất hiện nhiều tảo Chaetoceros sp.). Ngoài ra, nên bón các loại phân vô cơ
và hữu cơ thêm cho ao nuôi trong trường hợp nguồn nước xanh không đủ đáp ứng.
-

Thu hoạch

Tùy theo điều kiện thời tiết, biện pháo quản lý ao và sự phát triển của quần
thể Artemia trong ao nuôi mà việc thu trứng bào xác được thực hiện sớm 13-14 ngày
hoặc muộn nhất từ 20 ngày trở lên. Trứng có thể được vớt bằng vợt hoặc lưới phiêu
sinh có kích thước mắt lưới 0,1-0,15mm) mục đích là để loại bỏ các rác thải, rong

tảo có lẫn vào trứng. Các lưới được lọc theo trình tự sau:
- Lưới I có kích thước mắt lưới 1 mm: dùng để lọc rác thô.
- Lưới II có kích thước mắt lưới 0,4 mm: lọc rác có kích thước nhỏ hơn.
Sau đó trứng được rửa sạch và bảo quản trong nước muối bão hòa 250300‰, hàng ngày cần khuấy đều cho trứng tiếp xúc với nước mặn và định kỳ thay
nước (cần duy trì độ mặn trong quá trình bảo quản). Trứng bào xác qua sơ chế như
trên có dự trữ lâu dài vài tháng trong điều kiện nhiệt độ thấp và ổn định (Nguyễn
Văn Hòa và ctv., 2007).

13


PHẦN 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm điều tra được chọn tại xã Xiêm Cáng thuộc TP. Bạc Liêu và xã
Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình, Bạc Liêu.
Thời gian thực hiện từ tháng 2/2012 đến tháng 3/2012.
3.2 Phương pháp thu số liệu
3.2.1 Số liệu thứ cấp
Được thu từ số liệu thống kê của sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Bạc
Liêu, internet, các tạp chí thủy sản, sách.
3.2.2 Số liệu sơ cấp
Số liệu được thu thập từ thực tế sản xuất và kết quả điều tra mô tả các quy trình nuôi
Artemia phổ biến thông qua phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi Artemia sử dụng Bảng
câu hỏi được soạn sẵn.
Số hộ nuôi Artemia được phỏng vấn:
-

Xiêm Cáng: 17 hộ


-

Vĩnh Hậu: 20 hộ

3.3 Các biến chủ yếu trong nghiên cứu
Các biến liên quan đến kỹ thuật












Diện tích đất
Diện tích mặt nước
Mô hình áp dụng qui trình nuôi Artemia
Qui trình nuôi
Mùa vụ
Quản lý (cải tạo/xử lý ao, tần suất và tỷ lệ thay nước)
Con giống (nguồn giống, mật độ thả, chất lượng, giá)
Một số trở ngại thường gặp
Thức ăn
Thuốc hóa chất sử dụng
Thu hoạch


14


Các biến liên quan đến thông tin kinh tế của hộ nuôi Artemia
 Nguồn vốn
 Chi phí
 Giá đầu vào, đầu ra
 Thu nhập từ Artemia và muối
 Lợi nhuận
 Tiêu thụ sản phẩm sau khi thu hoạch
3.4 Phương pháp phân tích số liệu
Phần mềm Microsoft Excel được sử dụng để mã hóa và xử lý số liệu. Phần mềm
SPSS được sử dụng cho thống kê mô tả, so sánh. Sử dụng các chỉ số như giá trị
trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất, tỉ lệ phần trăm được dùng để mô tả thông tin
chung về chủ hộ (tuổi tác, trình độ văn hóa, kinh nghiệm nuôi,…), mô hình kỹ thuật
nuôi (diện tích nuôi, sử dụng phân bón, thức ăn bổ sung,…) và đặc điểm kinh tế-xã
hội của nông hộ. Sau đó, tiến hành so sánh giữa các xã nuôi và phân tích các chỉ số để
rút ra nhận xét.

15


PHẦN 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thông tin chung
Bảng 4.1 thể hiện thông tin chung của các hộ nuôi Artemia được phỏng vấn.
Độ tuổi: Độ tuổi của các hộ nuôi ở xã Xiêm Cáng và xã Vĩnh Hậu thuộc tỉnh
Bạc Liêu biến động từ 33 đến 58 tuổi và độ tuổi trung bình của hai xã vào khoảng
46 tuổi, độ tuổi này cho thấy các hộ nuôi có nhiều kinh nghiệm trong nghề.
Giới tính: Phần lớn lao động chính nuôi Artemia ở tỉnh Bạc Liêu là do nam

giới thực hiện với tỷ lệ là 92,5%. Trong đó, xã Xiêm Cáng có tỷ lệ nam giới tham
gia nghề nuôi chiếm tỷ lệ cao nhất (100%), xã Vĩnh Hậu tỷ lệ nam giới chiếm từ
80% trở lên. Nguyên nhân là do đặc tính của nghề nuôi Artemia cũng như nghề nuôi
trồng thủy sản nói chung là công việc nặng nhọc chỉ thích hợp cho lao động nam.
Trình độ văn hóa: Hộ nuôi Artemia có trình độ học vấn thấp, đặc biệt là xã
Xiêm Cáng với tỷ lệ mù chữ chiếm đến 5,9%, trong khi xã Vĩnh Hậu là 0%. Tỷ lệ
trung bình số hộ mù chữ là 2,9%, tỷ lệ đạt trình độ đạt cấp I chiếm 54,7%, cấp II
chiếm 29,3% và trình độ đạt cấp III trở lên khoảng 10,4%.
Hình thức sở hữu đất: Số hộ nuôi Artemia sử dụng đất nhà và đất thuê
chiếm tỷ lệ trung bình lần lược là 53,4 % và 46,6 %. Trong đó, các hộ nuôi Artemia ở
xã Xiêm Cáng có tỷ lệ đất thuê cao (>85%), ngược lại xã Vĩnh Hậu lại chiếm tỷ lệ
đất nhà cao hơn đất thuê (95%). Nguyên nhân có sự khác biệt này do các hộ nuôi ở
Vĩnh Hậu sở hữu đất nhà nhiều, trong khi đó trên địa bàn xã Xiêm Cáng phần lớn là
đất do các hợp tác xã quản lý.
Kinh nghiệm nuôi: Số năm kinh nghiệm của cá hộ nuôi Artemia gần như
nhau trung bình khoảng 8 năm. Số năm kinh nghiệm ở Bạc Liêu ít hơn so với các hộ
nuôi Artemia ở Vĩnh Châu, Sóc Trăng. Do triển khai nuôi Artemia ở Bạc Liêu được
thực hiện chủ yếu từ năm 2000 trở đi trong khi ở Vĩnh Châu Artemia đã được nuôi
vào những năm 1990.
Lao động gia đình và lao động thuê mướn: Số người trong gia đình trực tiếp
tham gia nuôi Artemia dao động từ 1 đến 3 người, con số này tùy thuộc vào số người
trong gia đình. Tuy nhiên, tùy theo diện tích nuôi, hầu hết các địa bàn khảo sát trung
bình có 2 người tham gia quản lý ao nuôi trong suốt mùa vụ sản xuất. Ngoài lao động
nhà ra các hộ dân còn thuê mướn thêm lao động, số lượng các lao động được thuê tùy
thuộc vào tài chính và diện tích nuôi của hộ nuôi. Ở xã Xiêm Cáng trung bình thường

16


thuê 1 lao động làm cùng với chủ, trong khi đó ở xã Vĩnh Hậu vì diện tích nuôi nhỏ và

để tiết kiệm chi phí sản xuất nên các hộ nuôi thường không thuê lao động.
Bảng 4.1: Thông tin chung của hộ nuôi Artemia ở Bạc Liêu
*Ghi chú:Nguồn kỹ thuật nuôi là thống kê nhiều lựa chọn

Xiêm Cáng
(n=17)

Vĩnh Hậu
(n=20)

Trung bình tổng
(n=37)

4512

4711

4611

100

85

92,5

0

15

7.5


- Mù chữ (%)

5,9

0

2,9

- Cấp I (%)

64,7

50

57,4

- Cấp II (%)

23,5

35

29,3

- Cấp III (%)

5,9

15


10,4

0

0

0

- Đất nhà (%)

11,8

95

53,4

- Đất thuê (%)

88,2

5

46,6

7,92,6

7,92,4

7,9±2,5


- Lao động gia đình (người)

1,90,9

1,90,6

1,90,7

- Lao động thuê mướn (người)

0,50,5

0,10,3

0,30,4

- Tự tìm hiểu (%)

52,9

80

66,5

- Qua người nuôi khác (%)

82,4

75


78,7

- Tập huấn (%)

29,4

25

27,2

Diễn giải
1. Tuổi (năm)
2. Giới tính
- Nam (%)
- Nữ (%)
3. Trình độ văn hóa

- Trung cấp trở lên (%)
4. Hình thức sở hữu (%)

5. Kinh nghiệm (năm)
6. Lao động (người)

7. Nguồn kỹ thuật nuôi (%)

17


4.2 Tổng diện tích nuôi và sản lượng Artemia qua các năm

Bảng 4.2 là số liệu thu thập từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc
Liêu từ năm 2007 đến 2011 về tổng diện tích nuôi và sản lượng Artemia ở 2 xã
Xiêm Cáng và Vĩnh Hậu thuộc tỉnh Bạc Liêu. Diện tích và sản lượng nuôi Artemia ở
Bạc Liêu tương đối ổn định và tăng đều qua các năm, tập trung chủ yếu ở xã Xiêm
Cáng trong hai năm 2009-2011 diện tích tăng 55 ha, sản lượng tăng 4 tấn. Xã Vĩnh
Hậu có diện tích nuôi nhỏ và không thay đổi qua các năm là do các hộ dân chuyển
một phần từ nuôi Artemia sang nuôi tôm sú thâm canh hoặc làm muối.
Bảng 4.2: Diện tích và sản lượng nuôi Artemia ở các xã thuộc tỉnh Bạc Liêu 20072011
Xiêm Cáng
(n=17)

Vĩnh Hậu
(n=20)

Tổng
(n=37)

2007

35

18

53

2008

40

20


60

2009

45

20

65

2010

60

20

80

2011

100

20

120

2007

2,0


0,72

2,72

2008

2,5

1,0

3,50

2009

3,0

1,10

4,10

2010

5,0

1,06

6,06

2011


7,0

1,20

8,20

Năm

1. Diện tích (ha)

2. Sản lượng (tấn)

*Ghi chú: Nguồn thông tin được thu thập từ sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu
4.3 Thông tin kỹ thuật
4.3.1 Thiết kế hệ thống nuôi
Thông tin về kỹ thuật nuôi Artemia ở xã Xiêm Cáng và Vĩnh Hậu được trình bày
trong Bảng 4.3.

18


Tổng diện tích canh tác: Các hộ nuôi trên địa bàn nghiên cứu có tổng diện
tích đất trung bình là 3,25 ha/hộ. Diện tích canh tác ở xã Xiêm Cáng trung bình là
3,75 ha/hộ, lớn hơn so với xã Vĩnh Hậu với diện tích trung bình 2,74 ha/hộ.
Diện tích nuôi: Diện tích nuôi trung bình của các nông hộ ở các xã là 1,51
ha/hộ, dao động từ 0,54 đến 2,48 ha/hộ. Xã Xiêm Cáng có diện tích nuôi trung bình
1,91 ha/hộ, xã Vĩnh Hậu có diện tích nuôi trung bình 1,2 ha/hộ.
Diện tích ao nuôi: Diện tích ao nuôi Artemia dao động từ 0,17 đến 0,39 ha
và diện tích ao nuôi trung bình là 0,29 ha. Xã Xiêm Cáng có diện tích ao nuôi trung

bình 0.31 ha, xã Vĩnh Hậu có diện tích ao nuôi trung bình 0,28 ha.
Số ao nuôi: Số ao nuôi dao động từ 4 đến 6 ao, trung bình là 5 ao. Ta thấy
được số ao nuôi giữa hai xã khá đồng đều, thực tế thì số lượng ao nuôi được các hộ
nuôi chia theo diện tích nuôi, hộ nào có diện tích lớn thì chia nhiều ao và ngược lại.
Mức nước ao nuôi: Mức nước ao nuôi được tính từ mặt trảng dao động từ
0,2 đến 0,4 m, trung bình là 0,28 m. Kết quả này cho thấy độ sâu mặt trảng giữa các
hộ nuôi không có sự chênh lệch nhau lớn.
Diện tích khu bón phân: Thông thường trong mỗi hệ thống ao nuôi Artemia
của nông hộ đều có khu bón phân và tổng diện tích khu bón phân thường chiếm
khoảng 20 - 30% tổng diện tích. Khu bón phân chủ yếu là để gây màu tảo làm thức
ăn cung cấp cho Artemia.
Tỷ lệ số hộ có khu bón phân: Do đã có kinh nghiệm trong nghề nuôi, các hộ dân
hiểu được tầm quan trọng của khu bón phân nên hầu hết đều có khu bón phân, ở xã Xiêm
Cáng tỷ lệ số hộ có khu bón phân là 94%, ở xã Vĩnh Hậu là 90%.
Bảng 4.3: Thông tin về thiết kế hệ thống nuôi Artemia ở Bạc Liêu

- Tổng diện tích (ha/hộ)

Xiêm Cáng
(n=17)
3,752,74

Vĩnh Hậu
(n=20)
2,741,31

Trung bình tổng
(n=37)
3,252,02


- Diện tích nuôi (ha/hộ)

1,911,41

1,20,54

1,510,97

- Diện tích ao nuôi (ha/hộ)

0,310,14

0,280,09

0,290,11

6,44,4

4,22,1

5,423,25

- Mức nước ao nuôi (m)

0,270,06

0,290,05

0,280,05


- DT khu bón phân (ha/hộ)

0,130,09

0,090,1

0,110,10

94

90

91,8

Diễn giải

- Số ao nuôi (ao/hộ)

- Tỷ lệ số hộ có khu bón phân (%)
4.3.2 Mô hình nuôi

19


Qua kết quả điều tra và thực tế sản xuất cho thấy ở tỉnh Bạc Liêu, mô hình
nuôi Artemia phổ biến nhất là mô hình nuôi Artemia đơn trong ruộng muối. Xã
Xiêm Cáng chiếm 77%, xã Vĩnh Hậu chiếm 70%.
Bảng 4.4 : Mô hình sản xuất Artemia ở các xã nghiên cứu thuộc tỉnh Bạc Liêu
Xiêm Cáng
(n=17)


Vĩnh Hậu
(n=20)

Trung bình tổng
(n=37)

1. Artemia đơn (%)

77

70

73,2

2. Artemia kết hợp với muối (%)

23

30

26,8

Diễn giải

4.3.3 Thời vụ sản xuất
Với đặc điểm khí hậu của địa bàn là vùng nhiệt đới chịu ảnh hưởng trực tiếp
của chế độ gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 âl và mùa
mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11 âl.
Đa số các hộ nuôi Artemia ở Bạc Liêu bắt đầu thả giống vào tháng 12 hoặc

tháng 1 âl và kết thúc vào tháng 5- 6 âl năm sau. Tùy theo điều kiện thời tiết trong
năm, mưa kết thúc trễ hay mưa bắt đầu sớm mà có thể kéo dài thời vụ sản xuất.
Mùa vụ nuôi Artemia có liên quan đến nhiệt độ và độ mặn. Theo nghiên cứu
của Baert et al. (1996) ; Nguyễn Văn Hòa và ctv. (2007), nhiệt độ và độ mặn là hai
yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc quần thể. Ở nhiệt độ quá thấp thì Artemia
sinh trưởng và sinh sản chậm, trong khi đó nhiệt độ quá cao có thể gây chết. Độ mặn
quá cao (>250‰) Artemia chết đồng loạt do môi trường vượt ngưỡng chịu đựng,
trong các thủy vực tự nhiên hoặc nuôi ở ruộng muối, Artemia cũng không thể tồn tại
ở độ mặn 30-40‰ vì ở độ mặn này có rất nhiều địch hại của Artemia. Điều kiện tốt
để chúng phát triển là độ mặn 80-120‰, nhiệt độ 22-350C.
4.3.4 Chuẩn bị ao nuôi
Trước khi bắt đầu vụ nuôi Artemia thì các hộ nuôi tiến hành gia cố hệ thống
bờ bao bằng cách: nâng bờ, đầm nén kỹ để để ngăn chặn thẩm lậu và mọi, ao có hệ
thống bờ bao tốt giúp việc quản lý ao tốt hơn. Ao nuôi Artemia có mặt bờ bao rộng
từ 1-1,5m, cao 0,5-1m để giữ được nước. Mương bao với tác dụng là nơi trú ẩn cho
Artemia và giữ được mực nước trong ao cao là để tránh nhiệt độ tăng cao vào những
tháng nóng cũng như hạn chế sự phát triển cua tảo đáy (lab – lab). Do vậy, mương
bao thường thường có độ sâu từ 30-50 cm tính từ mặt trảng, chiều rộng mương
khoảng 1-2 m. Tuy nhiên, mương bao không nên quá sâu có thể gây khó khăn cho
việc đi nước tăng độ mặn.

20


×