Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

KHẢO sát TÌNH HÌNH NUÔI cá TRA (pangasius hypophthalmus) THƯƠNG PHẨM TRONG AO đất ở HUYỆN kế SÁCH TỈNH sóc TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.08 KB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

HỒNG DUY THỨC

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NUÔI CÁ TRA (Pangasius
hypophthalmus) THƯƠNG PHẨM TRONG AO ĐẤT Ở
HUYỆN KẾ SÁCH - TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

HỒNG DUY THỨC

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NUÔI CÁ TRA (Pangasius
hypophthalmus) THƯƠNG PHẨM TRONG AO ĐẤT Ở
HUYỆN KẾ SÁCH – TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS.Ts. DƯƠNG NHỰT LONG

2011




TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát tình hình nuôi cá Tra (Pangasius hypophthalmus) thương phẩm
trong ao ñất ở tỉnh Sóc Trăng” ñược thực hiện nhằm mục tiêu cung cấp thêm
những thông tin cần thiết cho các hoạt ñộng nuôi cá Tra. Đề tài ñược thực hiện từ
tháng 3/2011 ñến tháng 5/2011, tổng số mẫu thu hiện có là 25 mẫu ở 2 xã Nhơn
Mỹ và An Lạc Tây của huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.
Kết quả thu ñược diện tích, sản lượng và một số thông tin chung về các chủ hộ
nuôi cá Tra trong ao ñất ở 2 xã Nhơn Mỹ và An Lạc Tây. Mô tả hệ thống ao
nuôi với diện tích nuôi trung bình là 6.536 m2 ( ± 11.268,44), ñộ sâu trung bình
3,49 m ( ± 0,40), tổng số vụ nuôi của các chủ hộ trung trung bình trong một năm
là 1,22 vụ/năm ( ± 0,25) với mật ñộ nuôi trung bình là 35,6 con/m2 và kích cỡ cá
thả trung bình là 1,46 cm/con, hệ số thức ăn trung bình là 1.55, tỷ lệ thay nước
bình quân là 33,2% và thời gian nuôi trung bình là 7,18 tháng/vụ. Phân tích hiệu
quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi thu ñược kết quả như sau: năng suất
bình quân là 247 tấn/ha/vụ ( ± 229,41) với mức chi phí ñầu tư là 4.704,057 triệu
ñồng/ha/vụ, thu ñược tỷ suất lợi nhuận bình quân là 12,3%/vụ.
Qua kết quả khảo sát cho thấy nghề nuôi thì việc nuôi cá Tra có ý nghĩa rất quan
trọng trong ngành thủy sản nước ta, qua ñó cho thấy việc nuôi cá Tra trong ao
ñất ở 2 xã Nhơn Mỹ và An Lạc Tây của huyện Kế Sách chỉ mới xuất hiện trong
những năm gần ñây nhưng do thuận lợi về mặt tự nhiên thích hợp cho nghề nuôi
cá Tra phát triển nên người dân ở ñây ñã khai thác ñược tiềm năng của năng của
vùng nên mang lại hiệu quả cao cho phong trào nuôi cá Tra ở nơi ñây.

i


MỤC LỤC
Trang

Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1
1.1. GIỚI THIỆU ................................................................................................ 1
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI .................................................................................... 2
1.3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... 2
Phần II TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 3
2.1. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ......................... 3
2.1.1 Tình hình nuôi thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ........................ 3
2.1.3. Tình hình nuôi cá Tra ở Sóc Trăng ....................................................... 5
2.1.4. Tổng quan về huyện Kế Sách ............................................................... 6
2.1.4.1 Điều kiện tự nhiên ( ................... 6
2.1.4.2 Tài nguyên ñất ñai ........................................................................... 8
2.1.4.3 Tiềm năng về tài nguyên nước ........................................................ 9
2.1.4.4 Các hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp huyện Kế Sách ..................... 9
2.1.5. Tình hình nuôi cá Tra ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) ......................... 10
2.1.6. Vai trò của cá Tra ñối với ngành thủy sản .......................................... 11
2.1.7. Tình hình biến ñộng của nghề nuôi cá Tra ......................................... 12
2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ TRA................................................... 13
2.2.1. Phân bố .............................................................................................. 13
2.2.2. Đặc ñiểm dinh dưỡng......................................................................... 13
2.2.3. Đặc ñiểm sinh trưởng.......................................................................... 14
2.2.4. Đặc ñiểm sinh sản ............................................................................... 14
2.3. MÔI TRƯỜNG AO NUÔI CÁ TRA ........................................................ 14
2.4. CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ CHĂM SÓC ............................................... 16
Phần III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 18
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .......................................... 18
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 18
3.2.1. Phương pháp thu số liệu ..................................................................... 18
3.2.2. Một số thông tin cần thu thập trong quá trình khảo sát ...................... 18
3.2.3. Thông tin chung về chủ hộ ................................................................. 18
3.2.4. Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật ................................................................... 18

Phần IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN ...................................................................... 20
4.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ NUÔI CÁ TRA TRONG AO CÁ TRA
TRONG AO Ở KẾ SÁCH (SÓC TRĂNG) ..................................................... 20
4.1.1. Độ tuổi và kinh nghiệm nuôi cá của chủ hộ ....................................... 20
4.1.2. Trình ñộ văn hóa và chuyên môn của chủ hộ nuôi ............................. 20
4.1.3. Lao ñộng tham gia sản xuất ................................................................ 21
4.2. THÔNG TIN KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA HOẠT ĐỘNG NUÔI CÁ
TRA Ở KẾ SÁCH (SÓC TRĂNG) .................................................................. 22
4.2.1. Nguồn cung cấp thông tin kinh tế - kỹ thuật cho người nuôi cá Tra .. 22
4.2.2. Diện tích nuôi cá Tra và ñộ sâu mực nước ao nuôi ............................ 23
4.2.3. Công tác sên vét, chuẩn bị ao ............................................................. 23
4.2.4. Thời gian và số vụ nuôi ...................................................................... 24
4.2.5. Mật ñộ thả và kích cỡ con giống......................................................... 24
ii


4.2.6. Chất lượng con giống khi mua ........................................................... 26
4.2.7. Chăm sóc và quản lý ........................................................................... 27
4.2.7.1. Thức ăn trong nuôi cá Tra ............................................................ 27
4.2.7.2. Nguồn nước .................................................................................. 27
4.2.7.3. Quản lý dịch bệnh ........................................................................ 27
4.2.8. Tỷ lệ sống theo kích cỡ và mật ñộ ...................................................... 28
4.3. THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM KHI THU HOẠCH ........... 29
4.3.1. Năng suất thu hoạch, giá bán cá thịt và kích cỡ cá khi xuất bán ........ 29
4.3.2. Tiêu thụ sản phẩm khi thu hoạch và hình thức thanh toán ................. 30
4.4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH NUÔI .................. 31
4.4.1. Chi phí trong nuôi cá Tra .................................................................... 31
4.4.1.1. Chi phí cố ñịnh ............................................................................. 31
4.4.1.2. Chi phí biến ñổi ............................................................................ 31
4.4.2. Tổng chi phí của mô hình nuôi cá Tra ................................................ 32

4.4.3. Thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của mô hình nuôi .............. 33
4.4.4. Mức ñộ lời, lỗ của mô hình nuôi ........................................................ 34
4.5. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG NUÔI CÁ TRA ....... 34
4.5.1. Thuận lợi ............................................................................................. 34
4.5.2. Khó khăn ..................................................................................................... 35
4.5.3. Đề xuất ñể phát triển nghề nuôi cá Tra ở Kế Sách - Sóc Trăng......... 35
4.5.3.1. Đối với các cơ quan ban ngành ñịa phương .................................... 35
4.5.3.2. Đối với các hộ nuôi ......................................................................... 35
Phần V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................... 36
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................... 36
5.2. ĐỀ XUẤT CHO CÁC NGHIEN CỨU TIẾP THEO ................................... 37
TÀI LỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 38

iii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1. Độ tuổi và kinh nghiệm nuôi cá Tra của chủ hộ Huyện Kế Sách ....... 20
Hình 4.1.2. Trình ñộ văn hóa của chủ hộ ............................................................. 20
Hình 4.1.2. Trình ñộ chuyên môn của chủ hộ ...................................................... 21
Bảng 4.1.3. Số lao ñộng tham gia nuôi cá Tra ..................................................... 21
Bảng 4.2.1. Nguồn cung cấp thông tin kinh tế - kỹ thuật cho chủ hộ nuôi cá Tra
.............................................................................................................................. 22
Bảng 4.2.2. Diện tích nuôi cá Tra của chủ hộ ñược khảo sát............................... 23
Bảng 4.2.4. số vụ và thời gian nuôi thịt ............................................................... 24
Bảng 4.2.5. Mật ñộ và kích cỡ con giống ñược thả nuôi ..................................... 25
Bảng 4.2.7.1. Lượng thức ăn và hệ số thức ăn ..................................................... 27
Bảng 4.2.7.3. Một số bệnh thường gặp trong nuôi cá Tra thâm canh .................. 28
Bảng 4.2.8. Tỷ lệ sống của cá theo mật ñộ .......................................................... 28
Bảng 4.2.8. Tỷ lệ sống của cá theo kích cỡ.......................................................... 29

Bảng 4.3.1. Năng suất cá thu hoạch ..................................................................... 29
Bảng 4.3.1. Giá bán cá thịt ................................................................................... 30
Bảng 4.3.2. Các hình thức thanh toán tiền khi bán cá.......................................... 30
Bảng 4.4.1.1. Chi phí cố ñịnh............................................................................... 31
Bảng 4.4.1.2. Chi phí biến ñổi ............................................................................. 32
Bảng 4.4.2. Tổng chi phí của mô hình nuôi ......................................................... 33
Bảng 4.4.4. Tỷ lệ lời, lỗ của mô hình nuôi........................................................... 34

iv


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.2. Bản ñồ hành chánh tỉnh Sóc Trăng. ....................................................... 4
Hình 1.4.1. Bản ñồ hành chánh huyện Kế Sách ..................................................... 6
Hình 4.1.2. Trình ñộ văn hóa của chủ hộ ............................................................. 20
Hình 4.1.2. Trình ñộ chuyên môn của chủ hộ ...................................................... 21
Hình 4.2.5. Các nhóm mật ñộ thả giống .............................................................. 24
Hình 4.2.5. Các nhóm kích cỡ giống thả.............................................................. 25
Hình 4.2.6. Chất lượng con giống khi mua .......................................................... 26

v


Phần I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. GIỚI THIỆU
Trong những năm gần ñây kim ngạch xuất khẩu thủy sản ở nước ta ñang trên ñà
tăng trưởng, bên cạnh ñó phải nói ñến con cá Tra là một trong những sản phẩm
xuất khẩu với sản lượng lớn, ngoài việc thu ngoại tệ từ xuất khẩu nó còn tạo
thêm công công ăn việc làm cho nhiều người, tăng thêm thu nhập và cung cấp

thực phẩm cho con người.
Cá Tra là loài cá ñược nuôi phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, tập trung
chủ yếu ở các tỉnh ñầu nguồn như: An Giang, Đồng Tháp. Do ñây là loài cá có
giá trị kinh tế và khá dễ nuôi nên hiện nay các tỉnh lân cận như: Vĩnh Long, Cần
Thơ, Sóc Trăng… cũng phát triển khá mạnh nghề nuôi cá da trơn này.
Do cá có thịt trắng, ngon và có giá trị xuất khẩu cao nên sản lượng nuôi không
ngừng tăng lên qua các năm, giai ñoạn hiện nay ñối tượng này là thế mạnh của
vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long do nó ñược xuất khẩu ñến hơn 40 thị trường
trên khắp thế giới, sản phẩm cá ở ñây ñược xuất khẩu khá ña dạng, chủ yếu là cá
nguyên con, cá thịt philê hay cắt khúc tươi ñông lạnh, phơi khô, ñóng hộp…
Do lợi nhuận khá cao nên mô hình này ngày càng mở rộng, diện tích nuôi ngày
càng tăng lên, số người nuôi ngày càng nhiều, người ta nuôi cá theo hình thức
nuôi trong lồng, bè, ao ñất… Nhưng trong xu thế hiện nay, cá Tra ñã phát triển
qua hình thức nuôi thâm canh, mang tính công nghiệp, sản phẩm nuôi phải ñạt
các chỉ tiêu về thương phẩm như: ñạt kích cỡ, khối lượng, chất lượng thịt tốt,
hợp vệ sinh về an toàn thực phẩm, không tồn trữ các chất ñộc hại…
Sóc Trăng là một tỉnh nằm cập bên dòng sông Hậu do ñó rất thuận lợi cho nghề
nuôi cá Tra. Từ năm 2004, mô hình nuôi cá Tra ñược ñầu tư và phát triển mạnh
ở các huyện như: Kế Sách, Long Phú (Sóc Trăng). Theo Bộ Thủy Sản (2006),
tổng diện tích nuôi trồng thủy sản ở Sóc Trăng ñạt 83.267 ha, trong ñó diện tích
dành cho nuôi cá Tra là 184 ha.
Tuy nhiên, cũng chính vì lợi nhuận khá cao nên diện tích nuôi cá Tra trong ao
ñất ở Sóc Trăng không ngừng ñược mở rộng, bên cạnh nhiều hộ nuôi thành công
thì cũng không ít hộ còn gập rất nhiều khó khăn trong quá trình nuôi do chưa am
hiểu về kỹ thuật, năng lực quản lý còn yếu, lạm dụng thuốc và hóa chất…Do ñó,
ñề tài “Khảo sát tình hình nuôi cá Tra Pangasius hypophthalmu ở huyện Kế
Sách - Sóc Trăng” ñược thực hiện nhằm ñánh giá hiệu quả thực tế cho nghề nuôi
này ở nơi ñây.
1



1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Đề tài khảo sát thực tế tình hình nuôi cá Tra ở tỉnh Sóc Trăng ñược thưc hiện
nhằm cung cấp thêm thông tin về mô hình nuôi cá Tra trong ao ñất, góp phần
cũng cố và hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi cá Tra, tạo sự phát triển của nghề
nuôi thủy sản ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
1.3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
1. Khảo sát tình hình nghề nuôi cá Tra ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng), qua ñó tìm
hiểu các yếu tố ảnh hưởng ñến năng suất cá nuôi.
2.Tìm hiểu tính hiệu quả của mô hình nuôi cá Tra trong ao ñất.

2


Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
2.1.1 Tình hình nuôi thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
ĐBSCL là vùng ñất thấp, rộng 3,9 Triệu ha, chiếm 71% tổng diện tích châu thổ
sông MeKong, có mạng lưới sông gạch chằng chịt, ñất ñai màu mỡ, ĐBSCL
cũng ñược biết ñến như là một nơi có sự phong phú về ña dạng sinh học, ñặc
biệt là các loài thủy sinh vật trong thủy sản nước ngọt và nước mặn lợ.
ĐBSCL có vai trò rất quan trọng ñối với ngành thủy sản của Việt Nam cả về
khai thác và nuôi trồng. Với bờ biển dài 735km và diện tích mặt nước nội ñịa
khoảng 954.000 ha, tạo ñiều kiện thuận lợi cho ñồng bằng phát triển mạnh về
khai thác và nuôi trồng, góp phần quan trọng vào nền kinh tế của vùng và cả
nước.
Hàng năm ĐBSCL ñóng góp khoảng 50% tổng sản lượng thủy sản của cả nước,
60% sản lượng thủy sản xuất khẩu, ñặc biệt là 80% sản lượng tôm cho xuất khẩu
của cả nước (Lê Xuân Sinh, 2005).

ĐBSCL luôn ñược biết ñến có lợi thế về nguồn lao ñộng dồi dào, giá công nhân
rẻ do ñó giá nguyên liệu rẻ. Từ năm 2003, mức ñộ tiêu thụ các sản phẩm thủy
sản tăng nhanh cả về nội ñịa và xuất khẩu. Theo Bộ Thủy Sản giá trị kim ngạch
xuất khẩu 11 tháng của ngành ñã ñạt 2,48 tỷ USD, ñạt 99,4% kế hoạch năm
2004 và tăng gần 15% so với cùng kỳ năm 2003, giá trị xuất khẩu của ngành có
thể ñạt 2,6 tỷ USD năm 2005 dẫn ñến nhu cầu cá Tra, Basa tại thị trường EU
tăng vọt (Hà Yên, 2005).
Lợi dụng tình trạng thiếu tiền mặt trong thu mua chế biến cá Tra xuất khẩu và
người nuôi thiếu vốn ñầu tư, ñã có một số doanh nghiệp “ép giá mua cá nguyên
liệu” của người nuôi, hạ giá thành mua vào. Theo ước tính của Hội nghề cá Việt
Nam, sản lượng cá Tra nguyên liệu năm 2008 ở ĐBSCL sẽ tăng lên hơn 1 triệu
tấn. Giá một tấn cá như hiện nay là 14 triệu ñồng, như vậy tổng số tiền mà 1
triệu tấn cá nguyên liệu phải cần ñến lên tới 14 ngàn tỷ ñồng? Nó ñòi hỏi lưu
lượng tiền ñầu tư cho người nuôi và doanh nghiệp chế biến rất lớn (Vĩnh Kim,
2008).
Do vậy, trong thời giam tới, cá Tra sẽ ñược người tiêu dùng trên thế giới chọn
làm sản phẩm thay thế nên giá cá còn ñược ñẩy lên cao hơn (Hà Phương, 2008).

3


2.1.2. Một số ñặc ñiểm tự nhiên ở Sóc Trăng
( />
Hình 1.2. Bản ñồ hành chánh tỉnh Sóc Trăng
Vị trí ñịa lý: Tỉnh Sóc Trăng nằm ở tọa ñộ ñịa lý 9028' ñến 9059' vĩ ñộ Bắc,
160034' ñến 106017' kinh ñộ Ðông, cách thủ ñô Hà Nội 1.930 km ñường bộ.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.223,3 km2, chiếm 0,98% tổng diện tích tự nhiên
của cả nước. Các ñường giao thông quan trọng trên ñịa bàn tỉnh như quốc lộ 1,
có ñường biển nối liền quốc tế. Hệ thống sông ngòi tỉnh Sóc Trăng nhiều, chằng
chịt tới các tỉnh ñồng bằng Sông Cửu Long và hai nước Campuchia, Lào.

Ðịa hình: Tương ñối bằng phẳng, vùng ñồng bằng chiếm 100% diện tích tự
nhiên toàn tỉnh.
Khí hậu: Mưa bão tập trung từ tháng 7 ñến tháng 9; tuần xuất lũ có thể xảy ra
vào tháng 8, tháng 9 âm lịch, các hiện tượng gió lốc thường xảy ra vào tháng 7.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.000 mm. Nhiệt ñộ trung bình hàng năm từ
240C ñến 370C; hàng năm có 3 tháng nhiệt ñộ trung bình là 300C, tháng lạnh
nhất là tháng 2; tần suất sương muối có thể xẩy ra vào thàng 12 và tháng 01
hàng năm.

4


Tài nguyên ñất: Tỉnh Sóc Trăng có 322.330 ha ñất tự nhiên. Trong ñó, diện tích
ñất nông nghiệp là 263.831 ha, chiếm 81,85%; diện tích ñất lâm nghiệp có rừng
là 9.287 ha, chiếm 2,88%; diện tích ñất chuyên dùng là 19.611 ha, chiếm 6,08%;
diện tích ñất ở là 4.725 ha, chiếm 1,46%; diện tích ñất chưa sử dụng và sông
suối ñá là 24.876 ha, chiếm 7,71%.
Trong ñất nông nghiệp, diện tích ñất trồng cây hàng năm là 208.882 ha, chiếm
79,17%, riêng ñất trồng lúa là 188.067 ha, chiếm 90% gieo trồng ñược 2 vụ;
diện tích ñất trồng cây lâu năm là 21.257 ha, chiếm 8,05%; diện tích ñất có mặt
nước nuôi trồng thuỷ sản là 10.737 ha, chiếm 4,06%.
Diện tích ñất có mặt nước chưa sử dụng là 466 ha, ñất sông suối là 21.855 ha và
ñất bằng chưa sử dụng là 2.553 ha.
2.1.3. Tình hình nuôi cá Tra ở Sóc Trăng
Sóc Trăng là một trong 12 tỉnh của Đồng Bằng Sông Cửu Long có vị trí ñịa lý
thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, hàng năm cung cấp trên 100.000 tấn thủy hải
sản.
Năm 2004 công ty TNHH Nam Việt (Navico), doanh nghiệp chế biến cá Tra,
BaSa lớn nhất tỉnh, xuất khẩu hơn 4 ngàn tấn cá, chiếm 2/3 tổng sản lượng xuất
khẩu mặt hàng này của tỉnh, ñạt kim ngạch xuất khẩu 11 triệu USD. Công ty

TNHH Kim Anh ñầu tư 60 tỷ ñồng ñể xây dựng một nhà máy chế biến cá Tra
xuất khẩu với công suất khoảng 20.000 tấn/năm tại xã Đại Ngãi, huyện Long
Phú, tỉnh Sóc Trăng (Phùng Long. 2004).
Năm 2007, diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Sóc Trăng là 61.500 ha, tập trung
cho việc nuôi tôm sú chính vụ 46.000 ha. Ngoài tôm sú, tỉnh còn nuôi các loài cá
nhằm ña dạng sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Trong ñó, cá
Tra ñóng vai trò chủ lực trên thị trường của tỉnh, ñóng góp phần lớn cho kim
ngạch xuất khẩu. Năm 2005, diện tích nuôi cá Tra của tỉnh là 66 ha, năm 2007
tăng lên 130 ha và tỉnh cũng có 2 nhà máy chế biến cá ñể ñảm bảo thu mua cá
nguyên liệu.
Nghề nuôi cá Tra ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) cũng tăng nhanh về diện tích,
năng suất và sản lượng, tập trung nhiều nhất ở xã Nhơn Mỹ, Trinh Phú, Xuân
Hòa và An Lạc Tây. Chỉ trong 9 tháng ñầu năm 2007, trên 90% ha diện tích cá
Tra, BaSa ñã thu hoạch, ñạt năng suất bình quân 200 tấn/ha mặt nước nuôi. Chất
lượng cá nuôi khá tốt, ñạt tiêu chuẩn chế biến xuất khẩu (Trang Hoàng Thọ.
2007).

5


Năm 2007, các huyện Kế Sách, Cù Lao Dung, Long Phú tỉnh Sóc Trăng ñã có
100 ha ao cá mới ñào và tiếp tục mở rộng diện tích lên 3.500 ha. Hiện Sóc Trăng
có một nhà máy hế biến cá Tra với công suất 20 nghìn tấn/năm, với công suất
này chỉ cần 200 ha ao nuôi (Ngọc Quân. 2007).
Theo thống kê của Sở thủy sản Sóc Trăng, kể từ năm 2006 – 2008 diện tích và
sản lượng cá Tra ở Sóc Trăng tăng dần nhưng năng suất qua các năm lại giảm từ
202 tấn/ha xuống còn 120 tấn/ha. Điều này cho thấy số hộ và diện tích nuôi cá
Tra ngày càng tăng nhưng hiệu quả ngày càng giảm.
2.1.4. Tổng quan về huyện Kế Sách
2.1.4.1 Điều kiện tự nhiên ( />Huyện Kế Sách nằm ở vùng hạ lưu sông Hậu, cách thành phố Sóc Trăng 20 km.

Tuyến ñường Nam sông Hậu dài 151 km, ñoạn ñi qua huyện Kế Sách dài 23,7
km, là trục giao thông quan trọng, tạo môi trường thuận lợi cho việc khai thác
tiềm năng và lợi thế của vùng ven sông Hậu. Các tuyến ñường tỉnh nối ñường
Nam sông Hậu với Quốc lộ 1A, cùng với các tuyến ñường huyện và giao thông
nông thôn sẽ ñược nâng cấp, là ñiều kiện thuận lợi ñể ñẩy mạnh phát triển toàn
diện các ngành kinh tế - xã hội.

Địa ñiểm
thu mẫu

Hình 1.4.1. Bản ñồ hành chánh huyện Kế Sách
Ranh giới ñất ñai của Kế Sách nằm ở vị trí có tọa ñộ ñịa lý từ 9014’ ñến 90 55’ vĩ
ñộ Bắc và từ 105030’ ñến 106004’ kinh ñộ Đông. Phía Đông và Đông Bắc giáp

6


tỉnh Trà Vinh (qua sông Hậu); phía Nam giáp huyện Mỹ Tú và huyện Long Phú;
phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang.
Phát huy lợi thế về vị trí ñịa lý của huyện, cần ñẩy mạnh phát triển sản xuất
nông nghiệp và thủy sản, tăng nhanh khối lượng hàng hóa nông sản và thủy sản
chất lượng cao phục vụ cho chế biến xuất khẩu. Tranh thủ nhiều nguồn lực cho
ñầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ, khuyến khích các thành phần kinh tế
ñầu tư khai thác tiềm năng du lịch sinh thái ven sông Hậu và các cồn. Đồng thời,
coi trọng việc phối hợp với các cơ quan chức năng của Tỉnh và Trung Ương,
thực hiện tốt các giải pháp ứng phó với những biến ñổi khí hậu toàn cầu sẽ tác
ñộng mạnh ñến các vùng ven sông.
Huyện Kế Sách nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu, thời tiết
mang nét ñặc trưng của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là vùng khí hậu nhiệt
ñới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế ñộ nhiệt cao.

Nhiệt ñộ không khí trung bình hàng năm 26,80C. Nhiệt ñộ cao nhất tuyệt ñối là
37,8oC (vào tháng 4 hàng năm); nhiệt ñộ thấp nhất tuyệt ñối là 16,2oC (vào
tháng 12 – 1 hàng năm). Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm là 2.342 giờ,
bình quân 6,5 giờ/ngày.
Trong năm, khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 ñến tháng 11,
mùa khô từ tháng 12 ñến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình là 1.846 mm;
lượng mưa phân bố không ñều giữa các tháng trong năm, trong mùa mưa lượng
mưa chiếm trên 90% tổng lượng mưa cả năm, tổng số ngày mưa trung bình là
136 ngày/năm.
Trên ñịa bàn huyện có 2 hướng gió chính: gió mùa Tây Nam từ tháng 5 ñến
tháng 11, gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 ñến tháng 4 năm sau. Tốc ñộ gió trung
bình 2m/s. Mỗi năm bình quân có trên 30 cơn giông và lốc xoáy, gây thiệt hại
ñến sản xuất và ñời sống. Các yếu tố khí hậu thời tiết bất lợi và thiên tai có chiều
hướng gia tăng trong những năm gần ñây.
Nhìn chung, các yếu tố khí hậu thời tiết cơ bản thuận lợi cho phát triển sản xuất
nông nghiệp theo hướng ña dạng hóa cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên, những biến
ñổi khí hậu toàn cầu ñang diễn ra, nhất là vấn ñề nước biển dâng sẽ tác ñộng
mạnh ñến các vùng ven sông. Việc kiên cố hóa hệ thống ñê sông trên ñịa bàn Kế
Sách cần ñược coi trọng trong thời kỳ tới (Trang Hoàng Thọ. 2011)

7


2.1.4.2 Tài nguyên ñất ñai
Huyện Kế Sách có tổng diện tích ñất tự nhiên là 35.287,61 ha, chiếm 10,66% so
với tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng. Huyện Kế Sách có 5 nhóm ñất
chính như sau:
Một là, Nhóm ñất phù sa có diện tích 6.324,05 ha, chiếm 17,92% diện tích ñất tự
nhiên của huyện. Nhóm ñất này ñược hình thành do quá trình bồi ñắp phù sa của
sông Hậu và các sông gạch thuộc hệ thống sông Hậu. Quá trình hình thành ñất

gắn liền với sự tác ñộng của chế ñộ bán nhật triều biển Đông. Nhóm ñất phù sa
là nhóm ñất tốt, thích hợp cho phát triển ña dạng hóa các loại cây trồng hàng
năm và cây ăn quả lâu năm.
Hai là, Nhóm ñất glây có diện tích là 446,4 ha, chiếm 1,26% diện tích tự nhiên
của huyện, phân bố ở các xã Xuân Hòa, Trinh Phú. Nhóm ñất này ñược hình
thành và phát triển ở ñịa hình thấp trũng, khó thoát nước, chịu ảnh hưởng mạnh
của thủy triều. Đất glây có thời gian ngập úng trên 6 tháng trong năm, thường
chỉ trồng ñược một vụ lúa, năng suất thấp.
Ba là, Nhóm ñất có nguồn gốc là ñất mặn ít, diện tích 6.221,2 ha, chiếm 17,63%
diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã Kế An, Kế Thành; Thị trấn Kế
Sách; Nhơn Mỹ. Toàn bộ diện tích nhóm ñất có nguồn gốc là ñất mặn ít thuộc
loại ñất tốt, ñộ phì nhiêu khá, các chất dinh dưỡng trong ñất cân ñối, thích hợp
với nhiều loại cây trồng. Đồng thời, còn thích hợp với nuôi trồng thủy sản nước
ngọt hoặc nước lợ.
Bốn là, Nhóm ñất phèn có diện tích là 2.987,5 ha, chiếm 8,46% diện tích tự
nhiên, ñược hình thành do sản phẩm bồi tụ phù sa và vật liệu sinh phèn (xác
thực vật sét chứa lưu huỳnh). Nhóm ñất phèn trên ñịa bàn huyện là ñất phèn nhẹ,
việc cải tạo và sử dụng tương ñối thuận lợi, do có nguồn nước ngọt dồi dào,
cùng với các biện pháp thủy lợi kết hợp tiêu úng xổ phèn, giữ mức nước cần
thiết trên ñồng ruộng. Hầu hết diện tích ñất phèn ñã ñược sản xuất 2 vụ lúa kết
hợp với nhiều loại cây trồng khác.
Năm là, Nhóm ñất nhân tác có diện tích 11.761,21 ha, chiếm 33,33% diện tích
tự nhiên, phân bố rộng khắp các xã, thị trấn trong huyện. Nhóm ñất này ñược
hình thành do hoạt ñộng lên líp trồng cây lâu năm, làm vườn. Hầu hết nhóm ñất
nhân tác ñã ñược khai thác sử dụng có hiệu quả và sử dụng vào nhiều mục ñích
sản xuất như: trồng màu, rau thực phẩm, cây ăn quả lâu năm, nuôi cá ao hồ và
nuôi trong mương vườn.
Các loại ñất khác còn lại có diện tích 7.561,46 ha, bao gồm ñất ở, ñất sông,
kênh, rạch và ñất có mặt nước chưa sử dụng.
8



Nhìn chung, tài nguyên ñất ñai của Kế Sách ñã ñược khai thác sử dụng với ñiều
kiện tự nhiên và phát huy lợi thế của vùng ven sông Hậu. Phần lớn diện tích ñất
nông nghiệp ñã ñược ñầu tư thâm canh, nâng cao mức thu nhập trên một ñơn vị
diện tích sản xuất. Đồng thời, ñang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng,
tăng diện tích và sản lượng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với
nhu cầu thị trường (Trang Hoàng Thọ. 2011)
2.1.4.3 Tiềm năng về tài nguyên nước
Toàn bộ diện tích ñất ñai của huyện Kế Sách chịu ảnh hưởng mạnh của chế ñộ
thủy văn sông Hậu, là ñịa bàn ñược cung cấp nguồn nước ngọt khá dồi dào, hầu
hết diện tích ñất trồng cây hàng năm có ñủ nước ngọt ñể sản xuất 2 -3 vụ/năm.
Đồng thời có nhiều thuận lợi cho phát triển nuôi cá nước ngọt ven sông Hậu,
nuôi cá ở các vùng cồn, bãi, nuôi trong mương vườn và nuôi kết hợp trồng lúa.
Tuy nhiên, do chế ñộ thủy văn trên sông Hậu chịu tác ñộng trực tiếp của chế ñộ
bán nhật triều biển Đông có biên ñộ lớn (biên ñộ triều trung bình từ 3 – 3,5 m tại
Cái Côn) nên về mùa mưa kiệt, nước mặn có thể xâm nhập sâu ñến phà Đại
Ngãi (ở mức 1‰). Cần ñầu tư kiên cố hóa hệ thống bờ bao ñể chống xâm nhập
mặn và giữ nước ngọt.
Trên ñịa bàn huyện Kế Sách trữ lượng và chất lượng nước ngầm gần giống với
nhiều ñịa bàn khác thuộc tỉnh Sóc Trăng. Nguồn nước ngầm tầng sâu từ 80 –
180 m là nguồn nước chủ yếu ñược khai thác phục vụ cho sinh hoạt, trữ lượng
nước dồi dào (khoảng 350.000 m3/ngày, ñêm), chất lượng tốt. Chất lượng nước
ngầm ở tầng này có các chỉ tiêu sau: pH = 7-8,5; hàm lượng sắt từ 0,1 – 0,8
mg/lít, ñộ mặn từ 100 – 200 mg/lít. Các tính chất khác như ñộ trong, hàm lượng
ion SO4, NO3 vào loại bình thường, hầu như không có khuẩn Ecoli và
Colifrom, cơ bản ñảm bảo vệ sinh phục vụ sinh hoạt. Tuy nhiên phải ñầu tư thiết
bị xử lý thì mới ñạt tiêu chuẩn nước sạch. Ở ñộ sâu lớn hơn 300 m: chất lượng
nước ở tầng này có ñộ pH= 7 – 8,3; hàm lượng sắt tổng cộng khoảng 0,1 – 0,36
mg/l (nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép ñối với nước uống), ñộ mặn 210 – 275 mg/lít

và không có vi khuẩn nên có thể khai thác sử dụng tốt cho sinh hoạt. Tuy vậy,
ñến nay khả năng khai thác tầng nước này còn rất hạn chế do giá thành cao.
2.1.4.4 Các hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp huyện Kế Sách
Trong thời gian qua, nhờ thực hiện tốt những chính sách về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa nông nghiệp nông thôn
nên diện mạo nền kinh tế của huyện Kế Sách ñã ngày càng khởi sắc, tốc ñộ tăng
trưởng kinh tế bình quân giai ñoạn 2006 – 2010 là 12%...Hoạt ñộng sản xuất

9


nông nghiệp phát triển theo chiều sâu về năng suất và chất lượng ñã ñưa năng
suất bình quân cho cây lúa ñạt 5,75 tấn/ha, tổng sản lượng ñạt 221.551 tấn.
Diện tích vườn từ 10.700 ha năm 2000 ñược mở rộng lên 13.480ha năm 2009.
Trong lĩnh vực chăn nuôi cũng phát triển khá tốt với sản lượng hàng năm ñều
ñạt và vượt chỉ tiêu ñề ra. Trong ñó, một số mô hình ñã ñem lại hiệu quả rất cao
như: mô hình trồng cây ăn quả ñặc sản (bưởi năm roi, sầu riêng, măng cụt…) và
một số mô hình khác như kinh tế trang trại, sản xuất ña canh, nuôi cá Tra xuất
khẩu cũng ñem lại hiệu quả cao về năng suất và sản lượng. Đặc biệt, nền kinh tế
tập thể của Kế Sách ñã có những bước chuyển biến mới bằng việc huyện tiến
hành củng cố hợp tác xã nông nghiệp và mở rộng hình thức hợp tác xã cho lĩnh
vực cây ăn quả, thủy sản, chăn nuôi.
. Hiện huyện ñang triển khai cụm công nghiệp Cái Côn (tọa lạc tại ấp An bình,
xã An Lạc Thôn) và ñã có 4 doanh nghiệp ñăng ký nhận 122 ha ñất ñể ñầu tư
xây dựng nhà máy chế biến thủy sản, chế biến thức ăn thủy sản và nuôi trồng
thủy sản sản, ñó là: Công ty cổ phần chi nhánh Sóc Trăng 586 (48,8 ha), Công ty
Cổ phần thực phẩm Sao Ta (24,4 ha), Công ty Cổ phần thủy sản Sóc Trăng (24,4
ha) và Công ty TNHH Phương Nam (24,4 ha), ñây là tín hiệu vui cho ñầu ra
nghề nuôi thuỷ sản nước ngọt của huyện tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
Tuy nhiên, các ngành chức năng ñịa phương cần khẩn trương lập quy hoạch

vùng nuôi hợp lý và có kế hoạch bảo vệ môi trường bền vững (Trang Hoàng
Thọ. 2011)
Với vị trí gần TP.Cần Thơ, cảng Cái Cui, hệ thống giao thông thủy bộ thuận lợi
cùng vùng nguyên liệu nông thủy sản tập trung dồi dào, tiềm năng du lịch sinh
thái phong phú (cồn Mỹ Phước và hệ thống cù lao dọc theo tuyến sông Hậu),
trong những năm tới cùng với việc hoàn thành tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 91C
(Nam Sông Hậu) huyện Kế Sách sẽ tập trung khai thác những tiềm năng này ñể
phát triển kinh tế một cách hiệu quả và bền vững. Trong ñó, huyện lấy nông
nghiệp làm nền tảng và tập trung vào các lĩnh vực có tiềm năng lớn như: nâng
cao năng suất và chất lượng cây lúa, phát triển hiệu quả kinh tế vườn, ñẩy mạnh
chăn nuôi theo quy mô sản xuất hàng hóa và ñịnh hướng kinh tế thủy sản làm
lĩnh vực mũi nhọn ñể tạo ra sự tăng trưởng cao về mặt giá trị sản xuất.
().
2.1.5. Tình hình nuôi cá Tra ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng)
Từ năm 2007 ñến nay, nghề nuôi cá Tra ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) tăng
nhanh về diện tích, năng suất và sản lượng, ñặc biệt là nghề nuôi cá Tra, Basa
làm nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu, tập trung nhiều nhất ở các xã Nhơn Mỹ,

10


Trinh Phú, An Lạc Tây và Xuân Hòa. Tính ñến nay, toàn huyện có khoảng
3.260 ha diện tích nuôi thủy sản ñang ñược ñầu tư, tăng gấp 1,11 lần so với cùng
kỳ năm 2006, trong ñó có 3.150 ha diện tích nuôi các loại (tăng 1,09% so với
cùng kỳ) và ñặc biệt là diện tích nuôi cá Tra, Basa có tốc ñộ tăng trưởng nhanh,
tăng hơn gấp ñôi so với cùng kỳ (năm 2006 là 50 ha ñến năm 2007 ñã tăng lên
110 ha), sản lượng ước tính ñạt trên 22.000 tấn, Tổng sản lượng khai thác và
nuôi trồng thủy sản ñạt 64.650 tấn; trong ñó, sản lượng cá Tra là 60.000 tấn diện
tích là 300 ha ngày 7-3-2011 (Trang Hoàng Thọ. 2011)
Nhìn chung tình hình nuôi ổn ñịnh, trong 9 tháng qua (2010), trên 90% ha diện

tích ao nuôi cá Tra, Basa ñã thu hoạch, ñạt năng suất bình quân 200 tấn/ha mặt
nước nuôi. Chất lượng cá nuôi khá tốt, ñạt tiêu chuẩn chế biến xuất khẩu
2.1.6. Vai trò của cá Tra ñối với ngành thủy sản
Nuôi cá tra là một trong những ngành có thế mạnh của vùng Đồng Bằng Sông
Cửu Long. Trong thời gian gần ñây, phát triển nhanh chóng và trở thành một
trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nếu như ở năm 2000 tổng
kim ngạch xuất khẩu chỉ ñạt khoảng trên 150 triệu USD chiếm tỷ trọng 10%
trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản (1,47 tỷ USD) thì ñến năm 2006 ñã ñạt
gần 700 triệu USD, hiện chiếm tỷ trọng 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu
(3,36 tỷ USD). Sản phẩm cá Tra ñã có mặt trên thị trường 65 quốc gia và có thể
ñạt trên 1 tỷ USD (Kim Cương và Trung Dũng, 2007).
Có thể nói, cá Tra ñã ñóng góp rất ñáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội nói
chung và ngành thủy sản nói riêng của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nuôi
cá Tra ñã mở ra một hướng ñi mới cho nghề nuôi thủy sản nước ngọt và rất
nhiều lợi thế nổi bật như: năng xuất cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn… Tuy
nhiên, ñến nay Đồng Bằng Sông Cửu Long vẫn chưa có một quy hoạch tổng thể
phát triển nuôi cá Tra của vùng, gây khó khăn cho việc quản lý, bố trí sản xuất;
việc phối hợp liên ngành ñể thúc ñẩy sản xuất phát triển chưa chặt chẽ, vẫn còn
hiện tượng chồng chéo giữa các ngành kinh tế, vấn ñề dự báo thị trường và
truyền ñạt thông tin của các cơ quan chức năng ñến người sản xuất chưa kịp
thời, còn nhiều yếu kém. Đặc biệt, việc liên kết sản xuất giữa người nuôi với
doanh nghiệp chế biến tiêu thụ thời gian qua còn nhiều bất cập, việc mua bán và
sử dụng hóa chất, kháng sinh diễn ra phức tạp, hệ thống thủy lợi phục vụ sản
xuất ở nhiều nơi còn thiếu, tình trạng cấp thoát nước “lộn xộn” ñã gây nên hiện
tượng ô nhiễm môi trường…Những bất cập này ñã làm nổi lên vấn ñề nghề nuôi
cá Tra vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long chưa thật sự ổn ñịnh và bền vững –
trong sản xuất vẫn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về ô nhiễm môi trường, biến ñộng
thị trường, giá cả…Hệ quả của những vấn ñề này, theo thống kê chưa ñầy ñủ
11



của các ngành hữu quan, năm 2005, 2006 nhiều hộ nuôi cá Tra, Basa ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long ñã phá sản do thua lỗ (Nhật Thanh, 2006).
Hiện nay cá Tra, Basa không chỉ ñược nuôi trên 50% số tỉnh Đồng Bằng Sông
MeKong mà còn lan ra một số ñịa phương ở miền Trung và miền Bắc. Nghề
nuôi, sản xuất và chế biến cá Tra, Basa ñã ñem lại công ăn, việc làm cho nhiều
người lao ñộng ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
2.1.7. Tình hình biến ñộng của nghề nuôi cá Tra
Trong thời gian qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về giá cả, chất lượng, ñầu ra
bất ổn nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước trong 6 tháng
ñầu năm 2005 ước ñạt hơn 1.063 tỷ USD.
Trước năm 2004 sản lượng cá khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long chỉ khoảng
100.000 tấn nhưng ñến ñầu năm 2005 ñã tăng lên 300.000 tấn. Sản lượng cá
tăng ñột ngột trong thời gian ngắn ñã tác ñộng không nhỏ ñến thị trường tiêu thụ
do chênh lệch giữa cung và cầu. Có thời ñiểm gía cá Tra, Basa giảm chỉ còn
khoảng 10.500 – 11.000 ñồng/kg. Với mức giá như vậy có không ít hộ nuôi
ñứng trước nguy cơ thua lỗ, phá sản. Thị trường bấp bênh, giá cả không ổn ñịnh
nhưng tại sao diện tích nuôi vẫn không ngừng phát triển?
Trước hết là do ñặc trưng riêng của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long rất
thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản. Nếu ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp
phát triển mạnh về mô hình nuôi cá bè thì ở các tỉnh như: Sóc Trăng, Cần Thơ,
Hậu Giang lại phát triển mô hình nuôi cá Tra trong ao ñất. Hiện nay mô hình
nuôi cá ao rất phù hợp với ñịa hình vùng ven sông Hậu và các nhánh sông lớn,
với năng suất bình quân 150 tấn/ha và nuôi ñược 1,5 vụ/năm, người nuôi cá nếu
gặp thuận lợi sẽ có thu nhập cao hơn so với trồng lúa. Riêng mô hình quảng
canh lại phù hợp với những người có vốn ít, nhất là những hộ sinh sống ven
sông rạch. Diện tích nuôi cá có thể tận dụng từ con mương chảy qua vườn cho
tới ao, ñìa, thức ăn chủ yếu là ốc bưu vàng, chuột, tấm, cám…dễ kiếm hoặc có
thể mua với giá rẻ, do vậy nuôi quảng canh không cần ñầu tư nhiều vốn nhưng
hiệu quả. Tiềm năng nuôi cá vùng ven sông Hậu còn rất lớn.

Để nghề nuôi thủy sản phát triển, nhà Nước cần có những chính sách vĩ mô cụ
thể, qui hoạch diện tích, sản lượng ñể nâng cao chất lượng, tránh tình trạng tồn
ñọng sản phẩm dẫn ñến rớt giá. Đặc biệt cần quan tâm ñến khâu chọn giống và
tổ chức các chương trình khuyến nông – khuyến ngư cho nông dân, làm sao cho
các sản phẩm thủy sản Việt Nam vượt qua rào cản xuất khẩu thị trường EU và
các thị trường lớn khác bằng việc ñáp ứng ñầy ñủ các quy ñịnh khắt khe về tiêu
chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản là ñòn bẩy quan

12


trọng ñể người nuôi cá vùng ven sông Hậu nói riêng và người nuôi thủy sản cả
nước nói chung ñể phát huy, khai thác tiềm năng của vùng sông nước, phát triển
kinh tế thoát khỏi ñói nghèo làm giàu từ chính sức mình (Nhật Hạ, 2005).
2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ TRA
Phân loại cá tra:
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasianodon
Loài: Pangasius hypophthalmus (Sauvage 1878)
2.2.1. Phân bố
Cá Tra có tên khoa học là Pangasinaodon hypophthalmus, Cá Tra phân bố ở lưu
vực sông Mekong. Ở nước ta những năm trước ñây khi chưa có cá sinh sản nhân
tạo, giống cá Tra ñược vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trưởng thành chỉ thấy
trong ao nuôi, rất ít gặp trong tự nhiên ñịa phận Việt nam, do cá có tập tính di cư
ngược dòng sông Mêkông ñể sinh sống và tìm nơi sinh sản tự nhiên. Khảo sát
chu kỳ di cư của cá tra ở ñịa phận Campuchia cho thấy cá ngược dòng từ tháng
10 ñến tháng 5 và di cư về hạ lưu từ tháng 5 ñến tháng 9 hàng năm. Các nước có
cá Tra phân bố tự nhiên là: Thailan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
()

2.2.2. Đặc ñiểm dinh dưỡng
Cá Tra là loài ăn tạp, cá có thể ăn tôm tép, cua, côn trùng, ốc, cá…Ngoài ra cá
có thể ăn ñược xác ñộng vật, mùn bã hữu cơ, thưc vật thuỷ sinh,... Cá Tra nuôi
trong ao sử dụng thức ăn viên, thức ăn chế biến…
Cá tra khi hết noãn hoàng thì thích ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng ăn thịt lẫn
nhau ngay trong bể ấp và chúng vẫn tiếp tục ăn nhau nếu cá ương không ñược
cho ăn ñầy ñủ, thậm chí cá vớt trên sông vẫn thấy chúng ăn nhau. Ngoài ra, khi
khảo sát cá bột vớt trên sông, còn thấy trong dạ dày của chúng có rất nhiều phần
cơ thể và mắt cá con các lòai cá khác. Dạ dày của cá phình to hình chữ U và co
giãn ñược, ruột cá tra ngắn, không gấp khúc lên nhau mà dính vào màng treo
ruột ngay dưới bóng khí và tuyến sinh dục. Dạ dày to và ruột ngắn là ñặc ñiểm
của cá thiên về ăn thịt. Ngay khi vừa hết noãn hoàng cá thể hiện rõ tính ăn thịt
và ăn lẫn nhau, do ñó ñể tránh hao hụt do ăn nhau trong bể ấp, cần nhanh chóng
chuyển cá ra ao ương. Trong quá trình ương nuôi thành cá giống trong ao, chúng
ăn các loại phù du ñộng vật có kích thước vừa cỡ miệng của chúng và các thức

13


ăn nhân tạo. Khi cá lớn thể hiện tính ăn rộng, ăn ñáy và ăn tạp thiên về ñộng vật
nhưng dễ chuyển ñổi loại thức ăn. Trong ñiều kiện thiếu thức ăn, cá có thể sử
dụng các lọai thức ăn bắt buộc khác như mùn bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc
ñộng vật. Trong ao nuôi, cá tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn
khác nhau như cám, rau, ñộng vật ñáy (Đỗ Hữu Minh. 2007).
2.2.3. Đặc ñiểm sinh trưởng
Cá Tra là loài cá ăn tạp nên có tốc ñộ sinh trưởng rất nhanh, sau 7 – 8 tháng nuôi
cá ñạt từ 1 – 1,2kg/con. Cá vẫn sống tốt ở những nơi có oxy hòa tan thấp vì có
cơ quan hô hấp phụ là bóng hơi nên có thể nuôi với mật ñộ rất cao, có khả năng
sống trong ñiều kiện ao tù, nước ñọng, nhiều chất hữu cơ (Đỗ Hữu Minh. 2007).
2.2.4. Đặc ñiểm sinh sản

Trong tự nhiên cá thành thục và sinh sản vào ñầu tháng 5 âm lịch. Trong tự
nhiên cá ñẻ không ñồng loạt nên thời gian xuất hiện cá bột trên sông cũng kéo
dài 3 - 4 ñợt trong vòng 2 tháng. Ðối với cá Tra nuôi vỗ cho sinh sản nhân tạo
mùa vụ thành thục của cá từ tháng 2 - 3 trở ñi, mùa vụ sinh sản có thể kéo dài tới
tháng 10. Sau lần sinh sản thứ nhất, cá có thể tái thành thục trở lại và ñẻ tiếp lần
thứ hai, thời gian ñể cá tái thành thục từ 1 - 2 tháng. Cá Tra bố mẹ tái thành thục
1 - 2 lần trong năm.
Nhiệt ñộ nước thích hợp nhất cho cá Tra trong mùa vụ ñẻ từ 28 - 300C. Nếu
nhiệt dộ thấp hơn 240C thì trứng cá khó nở, do phôi cá không phát triển ñược.
Nếu nhiệt ñộ cao quá 320C thì trứng bị ung.
Hiện nay quy trình sinh sản nhân tạo cá Tra gần như ñã hoàn chỉnh, chính ñiều
này ñã góp phần thúc ñẩy ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta phát triển (Đỗ
Hữu Minh. 2007).
2.3. MÔI TRƯỜNG AO NUÔI CÁ TRA
Để thực hiện nuôi sạch, người nuôi cá phải nắm vững kỹ thuật nuôi và áp dụng
biện pháp quản lý dịch bệnh tổng hợp, luôn tâm niệm phòng bệnh là chính.
Vào mùa nước ñổ, chất lượng nước sông kém. Nước từ thượng nguồn về, ñồng
ruộng ñổ ra, do ñó khi lấy nước vào ao phải quan tâm nguồn nước.
Vào những thời ñiểm trời âm u, mưa, bão, áp thấp, nguồn nước nhiễm bẩn.
Ương, nuôi mật ñộ cao là ñiều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng phát triển như
trùng bánh xe, sán ký sinh ở da, mang, tạo cơ hội cho nấm ký sinh và vi khuẩn
bộc phát gây bệnh trên cá.

14


Phải luôn quan sát ñàn cá và màu nước ao nuôi ñể xử lý kịp thời. Nếu thấy cá
yếu ăn, xem lại do nguyên nhân gì (thức ăn, thời tiết, môi trường hay bị ngoại ký
sinh…). Nếu rơi vào trường hợp nào, thì xử lý theo trường hợp ấy, ñể chặn ñứng
tác nhân gây bệnh và ngăn chặn tác nhân thứ cấp kế tiếp. Bệnh thường do biến

ñộng các yếu tố môi trường có thể gây chết cao (Đỗ Hữu Minh. 2007).
Các giải pháp phòng bệnh tổng hợp
Cải tạo tốt môi trường nuôi
Sau mỗi vụ ương, nuôi ñều phải cải tạo ao ñúng theo kỹ thuật.
Cần chọn giống tốt, mua giống ở trại giống có uy tín. Sử dụng ñàn cá bố, mẹ tốt,
ñàn cá giống không nhiễm các mầm bệnh. Thả giống ñúng mật ñộ, ñúng kỹ
thuật (Thả cá ñều cỡ, lúc mát trời, tránh gây sốc cá như sốc nhiệt, sốc môi
trường...).
Thả cá ñúng mật ñộ. Mật ñộ thả cá phụ thuộc vào ñiều kiện ao nuôi, thời gian
nuôi, hình thức nuôi, tay nghề, khả năng ñầu tư. Mật ñộ nuôi ảnh hưởng ñến sự
xuất hiện bệnh và sản lượng cá nuôi (Đỗ Hữu Minh. 2007).
Quản lý, chăm sóc tốt
- Sử dụng thức ăn không mang mầm bệnh. Cho ăn theo 4 ñúng (chất lượng, số
lượng, vị trí và thời gian) giúp cá khỏe, chóng lớn và hấp thu, chuyển hóa thức
ăn tốt.
- Khi thời tiết xấu, giao mùa, bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất ñể giúp
cá tăng cường sức ñề kháng .
-Tránh gây sốc cá. Lúc nhập giống, thiết kế ao ñúng kỹ thuật. Chọn vị trí ao.
Quản lý môi trường tốt. Nguồn thức ăn tốt, không thay ñổi thức ăn ñột ngột....
- Sát trùng dụng cụ dùng trong nuôi thủy sản. Không dùng chung dụng cụ từ ao,
bè này sang ao, bè khác, tránh lây lan mầm bệnh (Đỗ Hữu Minh. 2007).
Quản lý tốt môi trường nuôi
Quản lý các yếu tố môi trường nuôi thích hợp và ổn ñịnh; kìm hãm sự phát triển
của các tác nhân gây bệnh. Nếu màu nước xanh, trong và ñộ trong khoảng 30 40cm là ñạt yêu cầu. Nếu không phải xử lý theo cách sau:
Thay nước tầng ñáy và sử dụng các loại hóa chất phù hợp ñể xử lý nguồn nước
(Đỗ Hữu Minh. 2007).

15



2.4. CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ CHĂM SÓC
- Công tác sên vét và chuẩn bị ao:
Ao nuôi cá Tra thông thường có diện tích từ 500m2 trở lên, ñược thiết kế theo
hình chữ nhật, có ñộ sâu mức nước từ 3–4m, bờ ao chắc chắn và cao hơn mực
nước cao nhất trong năm. Cần thiết kế cống cấp và thoát nước dễ dàng cho ao.
Cống cấp nước nên ñặt cao hơn ñáy ao, cống thoát nước nên ñặt sát ñáy ñể dễ
dàng tháo cạn nước. Đáy ao bằng phẳng và hơi nghiêng về phía cống thoát. Ao
nuôi nên gần nguồn nước như: sông, kênh, mương lớn ñể chủ ñộng cấp nước
cho ao nuôi. Độ sâu mực nước trong ao từ 3,5 – 4m. Nơi cấp nước cho ao phải
xa các cống thảy nước sinh hoạt, nước thảy công nghiệp. Không lấy nước bị
nhiễm phèn vào ao. Xung quanh ao và mặt ao phải thoáng, không có tán cây che
phủ (Đỗ Hữu Minh. 2007).
- Thả giống:
Giống cá Tra hiện nay thường ñược sử dụng là giống cá sản xuất nhân tạo ñược
mua từ các trại hay cơ sở sản xuất giống, kích thước trung bình của con giống
thường từ 1,2 – 2,5 phân tùy thuộc vào người nuôi ñịnh khoảng thời gian nuôi
thông thường từ 6 – 8 tháng ñể ñạt ñược trọng lượng từ 0,8 – 1,2kg cá thịt. Nên
thả giống một lần/vụ (Đỗ Hữu Minh. 2007).
- Mật ñộ thả:
Tùy thuộc vào diện tích ao và khả năng chăm sóc của người quản lý mà thả với
mật ñộ từ 25 – 50 con/m2.
- Thay nước:
Do ñây là mô hình nuôi cá Tra thâm canh trong ao ñất nên lượng thức ăn, thuốc
và hóa chất sử dụng hàng ngày rất lớn so với các mô hình khác nên nguồn nước
trong ao bị ô nhiễm nặng . Do ñó, mô hình nuôi cá trong ao thì vấn ñề thay nước
thường là công việc ñược tiến hành hàng ngày, dựa vào lưu lượng thủy triều hay
sử dụng máy bơm.
Tỷ lệ thay nước mỗi lần trong ao cũng rất quan trọng vì nó quyết ñịnh ñến chi
phí trong nuôi cá, nếu thay nước tỷ lệ quá nhiều sẽ làm cá dễ bị sốc và kém ăn
còn nếu thay nước tỷ lệ quá ít trên 1 lần thay nước thì nước sẽ mau dơ và ta phải

tăng số lần thay nước lên ñể duy trì môi trường nước gây tốn kém chi phí và thời
gian (Đỗ Hữu Minh. 2007).

16


- Thức ăn:
Thức ăn là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết ñịnh ñến sự thành công
trong nuôi trồng thủy sản. Để cá có thể phát triển tốt cần phải ñược bổ sung thức
ăn ñảm bảo ñầy ñủ về chất dinh dưỡng và số lượng thức ăn. Thức ăn thường
ñược dùng trong nuôi cá Tra thường có 2 loại: thức ăn công nghiệp và thức ăn tự
chế.
Thức ăn tự chế thường bao gồm: cá, tép, cua, ốc, hến…và các phế phẩm từ nhà
máy chế biền thủy sản. Thức ăn tự chế có ưu ñiểm là dễ làm và dễ tìm các
nguyên liệu phối trộn nhưng lại có nhược ñiểm là dễ làm cho chất lượng nước
xấu ñi nhanh hơn, hệ số tiêu tốn thức ăn cao.
Thức ăn viên (công nghiệp): thành phần dinh dưỡng ñã ñược phối chế phù hợp
với từng giai ñoạn tăng trưởng của cá. Qui trình công nghệ sản xuất thức ăn hiện
ñại ñảm bảo chất lượng thức ăn, thời gian bảo quản lâu, hệ số thức ăn thấp, ít
ảnh hưởng ñến chất lượng nước trong hệ thống nuôi (Dương Nhựt Long, 2004).
- Tỷ lệ sống:
Mật ñộ thả giống càng cao thì tỷ lệ sống càng giảm và ngược lại, bên cạnh ñó
kích thước giống thả cũng là nhân tố ảnh hưởng ñến tỷ lệ sống của cá khi thu
hoạch. Kích cỡ của con giống khi thả nuôi càng lớn thì tỷ lệ sống khi thu hoạch
càng tăng và thời gian nuôi càng giảm. Do ñó, kích thước giống thả tỷ lệ thuận
với tỷ lệ sống của cá (Đỗ Hữu Minh. 2007).
- Một số bệnh chủ yếu trên cá Tra:
Hiện nay phong trào nuôi cá Tra ồ ạt làm thay ñổi môi trường nước theo chiều
hướng xấu ñi cùng với sự thay ñổi của nhiệt ñộ…làm xuất hiện nhiều mầm bệnh
trên cá Tra như: gan thận mủ, trắng gan, trắng mang, ñốm ñỏ, ký sinh trùng, xuất

huyết, phù ñầu…làm thiệt hại cho người nuôi rất lớn (Đỗ Hữu Minh. 2007).
- Thu hoạch:
Thời gian nuôi cá Tra trong ao trung bình là 7 tháng cá ñạt kích cỡ từ 0,8 – 1,2
kg/con thì có thể thu hoạch toàn bộ.

17


Phần III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Thời gian thực hiện ñề tài từ tháng 12/2010 ñến tháng 7/2011.
- Địa ñiểm nghiên cứu tại 2 xã Nhơn Mỹ và xã An Lạc Tây - Huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp thu số liệu
Thông tin thứ cấp
Được thu thập qua các tài liệu có liên quan ñược xuất bản, các nghiên cứu trước
ñây trong và ngoài nước, các báo cáo tổng kết của các cơ quan chuyên ngành
của các tỉnh, các thông tin trên website, các bài báo chuyên ngành có liên quan
ñến chủ ñề nghiên cứu. Tiến hành phỏng vấn một số cán bộ ñịa phương phụ
trách thủy sản bằng biểu mẫu soạn sẵn.
Thông tin sơ cấp
Sử dụng bản phỏng vấn ñã ñược soạn sẵn ñể tiến hành phỏng vấn trực tiếp một
cách ngẫu nhiên những người nuôi tại ñịa bàn xã Nhơn Mỹ và An Lạc Tây huyện Kế Sách - tỉnh Sóc Trăng.
Số mẫu ñiều tra:
Thu mẫu ở huyện Kế Sách gồm 2 xã: Nhơn Mỹ, An Lạc Tây
Tổng số hộ phỏng vấn trong 2 xã hiện có là 25 hộ.
3.2.2. Một số thông tin cần thu thập trong quá trình khảo sát
3.2.3. Thông tin chung về chủ hộ
Dựa vào phiếu ñiều tra có sẵn.

3.2.4. Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
- Mật ñộ thả = số giống thả / diện tích mặt nước.
- Tỷ lệ sống = (số cá thể cuối / số cá thể ñầu)*100.
- Năng suất = sản lượng / diện tích nuôi.
- Lợi nhuận = tổng thu - tổng chi phí.
+ Tổng thu = sản lượng * ñơn giá.

18


×