Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

THỰC NGHIỆM NUÔI THƯƠNG PHẨM cá lóc (channa striata)TRONG GIAI đặt TRONG AO đất BẰNG THỨC ăn CÔNG NGHIỆP tại HUYỆN LAI VUNG – TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.55 MB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

LÊ HỮU LỢI

THỰC NGHIỆM NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ LÓC
(Channa striata) TRONG GIAI ĐẶT TRONG AO ĐẤT
BẰNG THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP
TẠI HUYỆN LAI VUNG – TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

LÊ HỮU LỢI

THỰC NGHIỆM NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ LÓC
(Channa striata) TRONG GIAI ĐẶT TRONG AO ĐẤT
BẰNG THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP
TẠI HUYỆN LAI VUNG – TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ths. NGUYỄN VĂN TRIỀU


Ths. NGUYỄN THANH HIỆU

2013


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến các quý Thầy cô khoa
Thủy Sản trường Đại Học Cần Thơ, đã truyền đạt những kiến thức quý báu
trong suốt quá trình học và nghiên cứu tại trường. Tôi chân thành gửi lòng biết
ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Triều, thầy Nguyễn Thanh Hiệu và thầy
Dương Nhựt Long đã tận tình hướng dẫn cũng như luôn tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Đồng thời xin gởi lời cảm ơn đến thầy cố vấn học tập, các thầy cô và các
anh chị Bộ môn Kỹ Thuật Nuôi Nước Ngọt đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin được gởi lời cám ơn đến những anh chị công tác tại Trạm thủy sản
Huyện Lai Vung, Tỉnh Đồng Tháp và các hộ nông dân đã tạo điều kiện và chia
sẽ kinh nghiệm cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp NTTS LTK37 đã hết
lòng ủng hộ, quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Chân thành cảm ơn!

i


TÓM TẮT
Đề tài nuôi cá lóc trong giai đặt trong ao đất bằng thức ăn công nghiệp
được thực hiện nhằm mục tiêu khảo sát sự tăng trọng, tỉ lệ sống, năng suất và

hiệu quả mô hình, làm cơ sở khoa học góp phần bổ sung dữ liệu xây dựng quy
trình kỹ thuật nuôi cá lóc cho người nuôi ở huyện Lai Vung. Thực nghiệm
được bố trí trong 3 giai có thể tích 30 m 3 (2,5 m x 6 m x 2 m) đặt trong 3 ao
đất ở 3 hộ thuộc huyện Lai Vung thức ăn được sử dụng là 100% thức ăn công
nghiệp hàm lượng đạm 40%. Mật độ thả 66,7 con/m3. Các yếu tố môi trường
nuôi cá lóc nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng của cá. Sau 4
tháng nuôi, cá lóc có khối lượng trung bình đạt 400±18,25 g/con, tốc độ tăng
trưởng tuyệt đối về khối lượng của cá từ 3,85±0,19 g/ngày, hệ số tiêu tốn thức
ăn dao động từ 1,13 – 1,3, tỉ lệ sống đạt 71,15±2,1%, năng suất đạt 16,99±0,09
kg/m3. Nuôi cá lóc trong giai đặt trong ao đất sử dụng thức ăn công nghiệp đạt
hiệu quả kinh tế cao, tỉ suất lợi nhuận đạt 41,24±7,7%. Mô hình này thích hợp
cho các hộ nghèo có ít đất sản xuất.

ii


MỤC LỤC
Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Giới thiệu......................................................................................................1
1.2 Mục tiêu đề tài........................................................................................1
1.3 Nội dung đề tài.......................................................................................2
1.4 Thời gian thực hiện đề tài.......................................................................2
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................................3
2.1 Đặc điểm sinh học của cá lóc..................................................................3
2.1.1 Đặc điểm phân loại..........................................................................3
2.1.2 Đặc điểm hình thái...........................................................................4
2.1.3 Đặc điểm phân bố và khả năng thích nghi.......................................4
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng......................................................................4

2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng......................................................................5
2.1.6 Đặc điểm sinh sản............................................................................5
2.2 Các mô hình nuôi cá lóc thương phẩm...................................................6
2.2.1 Nuôi cá lóc trong ao đất...................................................................6
Hình: 2.2 Thu hoạch cá............................................................................8
2.2.2 Nuôi cá lóc trong giai đặt trong ao đất.............................................8
Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................10
3.1 Vật liệu nghiên cứu...............................................................................10
3.2 Phương pháp nghiên cứu......................................................................10
3.2.1 Hiện trạng nuôi cá lóc ở huyện Lai Vung......................................10
3.2.2 Thực nghiệm nuôi..........................................................................10
e) Phòng và trị bệnh................................................................................13
3.2.3 Phương pháp thu mẫu....................................................................13
3.2.4 Phương pháp tính và xử lý số liệu.................................................14
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................16
4.1 Hiện trạng nuôi cá lóc ở huyện Lai Vung.............................................16
4.1.1 Thông tin về tuổi, số năm kinh nghiệm, trình độ văn hoá và sử
dụng lao động của hộ nuôi cá lóc...........................................................16
4.1.2 Các thông tin về kỹ thuật nuôi cá lóc.............................................17
iii


4.1.3 Thuận lợi và khó khăn trong nuôi cá lóc........................................21
4.2 Thực nghiệm nuôi.................................................................................22
4.2.1 Một số yếu tố môi trường..............................................................22
4.2.2 Khối lượng trung bình, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng
................................................................................................................23
4.2.3 Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR), tỉ lệ cá gù, tỉ lệ sống và năng suất. .25

4.2.4 Hiệu quả kinh tế.............................................................................25
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT..........................................................................27
5.1 Kết luận................................................................................................27
5.2 Đề xuất..................................................................................................27

iv


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1 Danh sách các hộ nuôi thực nghiệm.................................................11
Bảng 3.1 Theo dõi khẩu phần, cỡ thức ăn và số lần cho ăn.............................12
Bảng 4.1 Số năm kinh nghiệm và thông tin về sử dụng lao động của hộ nuôi cá
lóc...................................................................................................................16
Bảng 4.4 Diện tích, độ sâu ao nuôi..................................................................18
Bảng 4.5 Mật độ thả nuôi và tỉ lệ thay nước...................................................18
Bảng 4.7 Tỉ lệ các bệnh trên cá lóc.................................................................19
Bảng 4.8 Tỉ lệ sử dụng các loại thưc ăn cho cá lóc.........................................20
Bảng 4.9 Kết quả khảo sát về tỉ lệ sống, năng suất và lợi nhuận của các hộ
nuôi cá lóc tại huyện Lai Vung.......................................................................21
Bảng 4.10 Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường nước ao nuôi....................22
Bảng 4.11 Kết quả về khối lượng trung bình và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về
khối lượng.......................................................................................................24
Bảng 4.2 Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR), tỉ lệ gù, tỉ lệ sống và năng suất.........25
Bảng 4.13 Hiệu quả kinh tế mô hình nuôi.......................................................26

v


DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1 Cá lóc (Channa striata)......................................................................3
Hình 2.2 Thu hoạch cá......................................................................................8
Hình 3.1 Giai nuôi cá lóc................................................................................11
Hình 3.2 Thức ăn công nghiệp........................................................................12
Hình 3.3 Cân mẫu cá lóc.................................................................................13
Hình 3.4 Test môi trường ao nuôi...................................................................14
Hình 4.1 Trình độ văn hóa hộ nuôi cá lóc.......................................................17

vi


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giới thiệu
Giá trị của ngành thủy sản mang lại đã đóng góp đáng kể vào sự phát
triển của các nước, cung cấp sản phẩm thiết yếu cho con người cũng như đóng
góp rất tích cực vào an toàn thực phẩm, tạo thêm nguồn ngoại tệ, giải quyết
nhiều công ăn việc làm... Sản phẩm thủy sản được xem là nguồn đạm động vật
rẻ tiền cho người nghèo và là nguồn dinh dưỡng ít nguy hiểm cho người giàu
(Lê Xuân Sinh, 2008). Tuy nhiên, hiện nay do nhu cầu ngày càng cao của con
người, sản lượng khai thác thủy sản ngày càng giảm chưa đáp ứng đủ nhu cầu
nên sản lượng thủy sản từ hoạt động nuôi trồng có xu hướng tăng lên.
Trong 20 năm (1986-2005) đất nước đổi mới ngành thủy sản có sự tăng
trưởng liên tục qua từng năm, đến năm 2006 tổng sản lượng thủy sản đạt
3.695.729 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 1.694.276 tấn, giá trị
kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản đạt khoảng 3 tỷ USD, thu hút lao động
khoảng 4 triệu người, ngành thủy sản đã trở thành một ngành kinh tế công –
nông nghiệp có tốc độ phát triển cao, quy mô ngày càng lớn, góp phần ổn định
và phát triển đất nước (Hội nghề cá Việt Nam, 2007).
Trong phong trào nuôi cá thâm canh, đặc biệt là cá lóc đã phát triển

khắp nơi bằng hình thức nuôi trong ao đất, nuôi trong giai lưới đặt trên sông,
đặt trong ao. Nuôi cá lóc thâm canh đang phát huy vai trò thế mạnh và mang
lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng hầu hết là người dân nuôi theo kinh nghiệm,
chưa có kỹ thuật cao dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa ổn định. Nuôi cá Lóc trong
giai là mô hình thủy sản mới có nhiều ưu điểm như: thiết kế giai đơn giản, dễ
quản lý bệnh, dễ chăm sóc, không cần diện tích rộng. Tuy nhên, hiện nay
nguồn thức ăn cá tạp tự nhiên khan hiếm, chi phí thức ăn tăng cao nên cần
nghiên cứu tìm ra nguồn thức ăn có thể thay thế có hiệu quả kinh tế. Chính vì
vậy, đề tài “Thực nghiệm nuôi thương phẩm cá Lóc (Channa sp.) trong giai
đặt trong ao đất bằng thức ăn công nghiệp tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng
Tháp ” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu đề tài
Đề tài thực hiện nhằm mục tiêu khảo sát các yếu tố kỹ thuật và kinh tế
của mô hình nuôi cá lóc trong giai bằng thức ăn công nghiệp, làm cơ sở khoa
học góp phần bổ sung dữ liệu xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi cá lóc cho
người nuôi ở huyện Lai Vung – Tỉnh Đồng Tháp.

1


1.3 Nội dung đề tài
Khảo sát hiện trạng nuôi cá lóc tại huyện Lai Vung – Tỉnh Đồng Tháp.
Theo dõi một số yếu tố môi trường nước, tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống,
năng suất cá nuôi và đánh giá hiệu quả lợi nhuận của mô hình.
1.4 Thời gian thực hiện đề tài
Đề tài thực hiện từ 10/2012 đến 04/2013.

2



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá lóc
2.1.1 Đặc điểm phân loại
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), ở miền Nam
Việt Nam có 4 loài cá Lóc: Channa striata (cá lóc đen), Channa micropeltes
(cá lóc bông), Channa lucius (cá dầy), và Channa gachua (cá chành dục).
Bốn loài cá này có nhiều đặc điểm giống nhau như thân hình ống dài,
vây đuôi tròn, trên thân có nhiều vạch sắc tố và có một số đặt điểm riêng như
cá lóc bông có 2 sọc thẫm chạy từ đàu tới đuôi, loài cá lóc đen thì vây đuôi và
vây hậu môn có các chấm màu đen, trong khi cá chành dục mút vây lưng và
vây đuôi có màu đỏ (Mai Đình Yên, 1992)
Cá lóc nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện nay thuộc:
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Channidae
Giống: Channa
Loài: Channa striata

Hình 2.1 Cá lóc (Channa striata)

3


2.1.2 Đặc điểm hình thái
Cá lóc có đầu lớn, đỉnh đầu rất rộng và dẹp bằng, mõm ngắn, miệng to
hướng lên, rạch miệng xiên và kéo dài qua đường thẳng đứng kể từ bờ sau của
mắt. Răng bén nhọn, cá không có râu, mắt lớn, lỗ mang lớn. Thân dài, hình
trụ, tròn ở phần trước và dẹp bên ở phần sau. Vảy lược lớn, phủ khắp thân và
đầu. Đường bên hoàn toàn gãy khúc ở hai nơi khoảng vảy 15 – 20 và thụt

xuống 2 hàng vảy, phần sau của đường bên chạy liên tục khoảng giữa thân
(Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).
Cũng theo tác giả trên, lúc cá sống có màu xanh đen, nâu đen đến đen ở
phần lưng và nhạt dần xuống bụng, bụng cá có màu trắng sữa. Đối với cá nhỏ
ở hai bên hông có từ 10 – 14 sọc đen lợt vắt xéo ngang thân, các sọc này lợt
dần và mất hẳn ở cá lớn. Vi lưng, vi hậu môn, vi đuôi có các đốm đen vắt
ngang qua các tia vi (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).
2.1.3 Đặc điểm phân bố và khả năng thích nghi
Cá lóc sống ở nước ngọt, có thể sống được ở nước lợ với nồng độ muối
nhỏ hơn 15‰, chúng sống ở sông suối, ao đìa và đồng ruộng. Vùng phân bố
rộng từ Trung Quốc đến Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Miến Điện,
Ấn Độ, Philippin (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).
Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, ngoài bốn loài cá lóc đã được phát hiện
từ lâu là: cá lóc thường (Ophicephalus striatus Bloch, 1972), cá lóc bông
(Ophicephalus micropeltes Cuvier và Valenciennes), cá chành dục
(Ophicephalus gachua Hanmilton) và cá dày (Ophicephalus lucius Cuvier và
Valenciennes) thì còn có cá lóc môi trề (Channa sp), nó được tìm ra ở tỉnh
Đồng Tháp và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long vào năm 1997. Loài cá này
có tốc độ tăng trưởng rất nhanh nên người dân rất thích nuôi. Hiện nay cá lóc
môi trề được nuôi nhiều hơn cả cá lóc thường và cá lóc bông và có sinh khối
lúc thu hoạch nuôi nhiều nhất trong các loài cá lóc. Một số nơi còn nuôi cá lai
giữa cá lóc thường và cá lóc môi trề (Phạm Văn Khánh và Lý Thị Thanh
Loan, 2004).
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá lóc là loài cá dữ, có dạng hình thon dài. Lược mang dạng hình núm.
Thực quản ngắn, vách dày, bên trong thực quản có nhiều nếp nhăn, dạ dày to
và là loài có tính ăn động vật điển hình (Dương Nhựt Long, 2003).
Cá mới nở còn sử dụng dinh dưỡng từ khối noãn hoàng. Từ ngày thứ 4 –
5, khi noãn hoàng đã hết, cá bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài. Lúc này cá bột ăn
4



được các loài động vật phù du vừa cỡ miệng của chúng như luân trùng, trứng
nước. Khi cá dài cỡ 5 – 6 cm chúng đã có thể rượt bắt các loài tép và cá có
kích cỡ nhỏ hơn chúng. Khi cơ thể đạt chiều dài trên 10 cm, cá đã có tập tính
ăn như cá trưởng thành (Phạm Văn Khánh, 2003).
Ở nhiệt độ 20 – 35 0C, sau 3 ngày trứng sẽ nở thành cá bột, cá bột
khoảng 3 ngày sau cá tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu ăn được thức ăn tự nhiên
bên ngoài. Sau khi nở, luân trùng (Brachionus plicatilis) được xem là thức ăn
đầu tiên tốt nhất của cá bột. Ngoài ra có thể cho cá ăn nấm men, lòng đỏ trứng
hay thức ăn tổng hợp dạng bột. Giai đoạn kế tiếp cho ăn trứng nước (Moina),
Daphnia hay trùn chỉ, ấu trùng muỗi đỏ. Giai đoạn cá giống, sâu gạo và dòi là
thức ăn ưa thích của cá. Một số thí nghiệm trên cá bột cho thấy cá có khả năng
sử dụng thức ăn trứng nước kết hợp với đạm đơn bào. Thức ăn Moina vẫn là
thức ăn tốt nhất đối với cá bột trong 3 tuần lễ đầu. Rhizopus arrhizus hay đạm
đơn bào (125μm) được sản xuất từ kỹ thuật lên men sử dụng dầu cọ làm nguồn
carbon chính. Giai đoạn cá lớn thường cho ăn cá tạp, phụ phế phẩm từ các nhà
máy chế biến đầu tép, tôm, ếch, cá hay thức ăn chế biến và thức ăn viên. Cá
lớn nhanh vào mùa xuân – hè (Dương Nhựt Long, 2003).
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
Giai đoạn nhỏ, cá tăng trưởng chủ yếu về chiều dài. Cá càng lớn thì sự
tăng trọng cũng nhanh hơn. Trong tự nhiên, sức lớn của cá không đều, phụ
thuộc vào điều kiện thức ăn và chăm sóc tốt cá có thể lớn từ 0,5 – 0,8 kg/năm
và đạt được tỉ lệ sống cao và ổn định (Phạm Văn Khánh, 2003). Trong điều
kiện nuôi cá lóc thương phẩm trong ao đất sau 6 tháng nuôi trong lượng có thể
từ 0,8 – 1kg/con, trong giai có thể từ 1,2 – 1,5kg/con (Dương Nhựt Long). Tốc
độ lớn tương đối nhanh, ở nhiệt độ nước 20 – 30 0C cá lớn nhanh nhất, dưới 15
0
C hầu như cá ngừng lớn. Cá 1 năm tuổi thân dài 15,8 cm, nặng 137 g; cá 2
năm tuổi thân dài 38 – 45 cm, nặng 600 – 1.400 g; cá 3 năm tuổi thân dài 45 –

59 cm, nặng 1.200 – 2.000 g; cá lóc có thể sống trên 10 năm thân dài 67 – 85
cm, nặng 7 – 8 kg (Hội nghề cá Việt Nam, 2007).
2.1.6 Đặc điểm sinh sản
Cá lóc dễ thành thục và thành thục sớm lúc 10 – 12 tháng tuổi. Mùa vụ
thành thục trong tự nhiên từ tháng 3 – 4 và kéo dài tới tháng 9 – 10. Chúng đẻ
rộ vào những tháng đầu mùa mưa lớn, tập trung nhất từ tháng 5 đến tháng 7.
Hệ số thành thục trung bình từ 0,5 – 1,5%, số trứng của buồng trứng cá cái có
thể đạt 5.000 đến 20.000 trứng. Cá đực và cá cái tự ghép đôi khi thành thục, cá
đực thường có kích thước nhỏ hơn cá cái cùng lứa tuổi. Cá thường chọn nơi
5


cây cỏ thuỷ sinh kín đáo nhưng thoáng để đẻ trứng và thụ tinh. Trứng cá lóc
màu vàng sậm, có chứa hạt dầu nên nổi được trên mặt nước. Sau khi đẻ, cá
đực và cái đều canh giữ tổ trứng và cá con cho đến khi cá con bắt đầu có tập
tính sinh sống độc lập (Phạm Văn Khánh, 2003).
Ở nước ta cá Lóc đen thành thục sớm (8 – 12 tháng tuổi). cá có thể sinh
sản quanh năm nhưng thường tạp trung và tháng 5 – 7 dương lịch hàng năm và
đẻ rộ sau những cơn mưa lớn. Sức sinh sản cá Lóc tùy thuộc vào trọng lượng
cá cái, cá có trọng lượng từ 1 – 1,5 kg đẻ khoảng 15000 – 20000 trứng/tổ, và
5000 – 10000 trứng/tổ đối với cá từ 0,5 – 0,8 kg (Nguyễn Văn Kiểm, 2004).
Cá lóc 1 tuổi bắt đầu tham gia đẻ trứng, mùa vụ sinh sản thường từ tháng 4
– 8, tập trung nhiều vào các tháng 4 – 5. Cá thường đẻ trứng vào sáng sớm sau
những trận mưa một hai ngày, nơi yên tĩnh, có nhiều cây cỏ thủy sinh. Ở nhiệt
độ 20 – 350C, sau 3 ngày trứng sẽ nở thành cá bột, cá bột khoảng 3 ngày sau cá
tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu ăn được thức ăn tự nhiên bên ngoài (Dương
Nhựt Long, 2003).
2.2 Các mô hình nuôi cá lóc thương phẩm
2.2.1 Nuôi cá lóc trong ao đất


2.2.1.1 Chuẩn bị ao nuôi
Theo Dương Nhựt Long (2003) thì ao nuôi có diện tích khoảng 500 –
1.000 m2, độ sâu mực nước ao từ 1,2 – 1,5 m, độ dày bùn đáy ao không quá 10
cm. Nhưng theo Võ Thành Cơn (2011) thì ao nuôi cá lóc có diện tích đa dạng,
nhưng tốt nhất từ 1.000 – 2.000 m2, thiết kế theo hình chữ nhật để dễ thu
hoạch. Độ sâu chứa nước đảm bảo từ 2 - 2,5 m.
Ao được tát cạn, nạo vét bùn đáy, diệt tạp, rải vôi CaO 7 – 10 kg/100 m2,
phơi nắng 2 – 3 ngày. Lấy nước vào ao qua lưới lọc. Sau 3 – 5 ngày thì tiến
hành thả cá giống (Dương Nhựt Long, 2003).

2.2.1.2 Con giống và mật độ nuôi
Theo Dương Nhựt Long (2003) thì để hạn chế tỉ lệ hao hụt nên thả cá có
kích cỡ 8 – 10 cm để dễ chăm sóc và quản lý. Ngoại hình cá cân đối, vây, vảy
đầy đủ, không xây xát, bơi lội nhanh nhẹn, không có dấu hiệu bệnh lý. Mật độ
thả từ 15 – 30 con/m2.

2.2.1.3 Thức ăn
Theo Phạm Văn Khánh (2003), cá lóc là loài cá dữ có tập tính thích ăn
mồi sống và động, nhưng cũng dễ chuyển đổi sang các dạng thức ăn chết hoặc
có thể tập cho cá quen với thức ăn tự chế và thức ăn công nghiệp. Nguồn thức

6


ăn là cá, tép, cá biển, cua, ốc,… 4 tháng đầu thì xay nhuyễn các nguyên liệu
trên và trộn thêm bột gòn (5%), vitamin C, và đưa xuống sàn ăn, khẩu phần ăn
từ 12 – 15%. Từ tháng thứ 5 trở đi cho cá ăn thức ăn được bằm nhỏ, khẩu
phần ăn từ 10 – 12%. Những tháng gần thu hoạch, giảm khẩu phần ăn 8 –
10%, nếu dùng tép vụn thì để nguyên con, cá lớn thì cắt hoặc bằm nhỏ vừa cỡ
miệng cá. Hệ số thức ăn với các thành phần trên dao động từ 3,2 – 4. Có thể

chế biến thức ăn hổn hợp bằng các loài cá, tép, cá biển, ốc,… xay nhuyễn và
trộn với thức ăn có gốc thực vật như cám, bột bắp, bột mì,… cung cấp cho cá.
Tỉ lệ phối chế thức ăn gốc động vật/thức ăn gốc thực vật 2/1 đến 3/1, cho hệ số
thức ăn từ 4 – 5. Thức ăn được cho ăn mỗi ngày 2 – 3 lần.
Theo Ngô Trọng Lư (2002), khi cho cá lóc ăn bằng thức ăn chế biến thì
phối hợp 70% cá tạp nghiền nát, 20% bột đậu khô lạc... 5% men, còn lại là các
vitamin, muối khoáng, thuốc kháng sinh. Cho ăn 2 lần/ngày, sáng và chiều. Số
lượng cho ăn bằng 5 - 7% trọng lượng cá, mùa cá sinh trưởng nhanh không
cho ăn quá 10% trọng lượng cá.
Ngoài ra, theo Dương Nhựt Long (2003) thì phẩu phần ăn của cá lóc có
thể dao động trong khoảng từ 10 – 12% trọng lượng đàn cá. Sau khi cá lớn
khẩu phần ăn còn từ 5 – 8% là vừa. Cách cho cá ăn: lúc cá nhỏ cho ăn bằng
cách xay nhuyễn, cho tới khi cá lớn thức ăn được cắt nhỏ hoặc có thể cung cấp
trực tiếp vào giai nuôi.

2.2.1.4 Quản lý chăm sóc
Theo Phạm Văn Khánh (2003), hàng ngày bơm bổ sung thêm nước mới
cho ao, cứ 10 ngày thay nước 1 lần từ 1/3 – 1/2 thể tích nước ao. Định kỳ 1
tháng/lần dùng vôi bột, liều lượng 6 – 8 kg/100 m2, hoà nước và tạt đều khắp
ao.
Theo Võ Thành Cơn (2011), môi trường nước nuôi cá lóc rất dễ nhiễm
bẩn nên cần được thay nước thường xuyên. Lúc cá còn nhỏ số lần thay nước
sẽ ít hơn so với cá lớn. Định kỳ xử lý vôi cho nguồn nước trong bể nuôi từ 7 –
10 ngày/lần với 2 – 3kg vôi/100m3.

2.2.1.5 Thu hoạch
Theo Dương Nhựt Long (2003) thì sau thời gian nuôi từ 6 – 8 tháng, cá
có thể đạt cỡ trung bình 400 – 600 g/con. Cá được thu hoạch một lần, dùng
lưới kéo thu từng phần, không nên kéo dồn một lúc sẽ làm cá xây xát và chết.
Theo Võ Thành Cơn (2011) thì nuôi cá lóc khoảng 4 tháng cá đạt trọng

lượng trung bình từ 2 – 3 con/kg thì thu hoạch, cũng có thể để cá lớn hơn.

7


Hình: 2.2 Thu hoạch cá

2.2.2 Nuôi cá lóc trong giai đặt trong ao đất
2.2.2.1 Giai nuôi
Diện tích giai nuôi phụ thuộc vào khả năng đầu tư của nông hộ cũng như
kinh nghiệm nuôi thông thường một giai nuôi có diện tích từ m2 đến vài chục
m2. Mùa vụ nuôi thông thường từ tháng 5 – 9 nhưng tập trung nhiều nhất vào
tháng 7 – 8 (Dương Nhưt Long, 2003).
2.2.2.2. Mật độ
Cỡ cá giống phải đạt từ 20 – 30 g/con và mật độ nuôi có thể dao động 60
-90 con/m2 (Dương Nhựt Long, 2003).
2.2.2.3 Chăm sóc và quản lý
Thức ăn phải đảm bảo hàm lượng protein trên 20%, cá lóc ngoài sử dụng
thức ăn tươi sống có thể sử dụng tốt thức ăn công nghiệp. Khẩu phần ăn điều
chỉnh theo sức ăn của cá, thời điểm cá còn nhỏ khẩu phần có thể dao động
trong khoảng từ 10 – 12% trọng lượng đàn cá. Sau khi cá lớn khẩu phần ăn
còn từ 5 – 8% là vừa. Cách cho cá ăn: lúc cá nhỏ cho ăn bằng cách xay
nhuyễn, cho tới khi cá lớn thức ăn được cắt nhỏ hoặc có thể cung cấp trực tiếp
vào giai nuôi (Dương Nhựt Long, 2003). Hoạt động chăm sóc giai nuôi được
thực hiện thường xuyên bao gồm các công việc như: kiểm tra giai, tình hình
sức khỏe của đàn cá nuôi mà có biện pháp khắc phục cũng như xử lý kịp thời.
8


2.2.2.4 Thu hoạch

Nuôi 7 -8 tháng trọng lượng cá có thể đạt được từ 1,2 – 1,5 kg thì thu
hoạch (Dương Nhựt Long, 2003).
2.3 Hiện trạng nghề nuôi cá Lóc ở ĐBSCL
Trong những năm gần đây nghề nuôi cá Lóc ở ĐBSCL rất phát triển, cùng với
việc gia tăng diện tích nuôi thì các mô hình nuôi cũng phát triển đa dạng hơn.
Năm 2002 ước tính sản nuôi cá Lóc của toàn vùng ĐBSCL đạt khoảng 5.300
tấn, tập trung ở các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang. Trong
đó, An Giang và Đồng Tháp là hai tỉnh có hệ thống sông lớn đặc trưng với mô
hình nuôi cá Lóc trong lồng bè ở môi trường nước chảy. Tỉnh Đồng Tháp là
nơi có điều kiện thiên nhiên ưu đãi, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt,
nguồn nước dồi dào cùng với hệ thống thủy lợi nội đồng tương đối hoàn
chỉnh, có diện tích sông và kênh rạch lớn là 20.000 ha là nơi thích hợp cho
nghề nuôi thủy sản phát triển (Lê Văn Liêm, 2007). Theo chi cục thủy sản tỉnh
Đồng Tháp (2008) tổng sản lượng cá Lóc thu hoạch đạt 4,98 nghìn tấn, có
1.975 hộ nuôi với diện tích nuôi ao là 195,4 ha và 1.392 cái vèo nuôi ao, 160
cái lồng bè với tổng thể tích nuôi là 128,33 nghìn m3. Đối với tỉnh An Giang
thì có sản lượng nuôi cá Lóc tương đối ổn định. Năm 2005, sản lượng nuôi cá
Lóc đạt 10,6 nghìn tấn, sản xuất được 46 triệu con giống (Sở Thủy Sản An
Giang, 2005), còn về năm 2006 thì sản lượng nuôi cá Lóc là 10.659 tấn, 439
hộ sản xuất giống và sản xuất được 44 triệu con giống (Sở Thủy Sản An
Giang, 2006). Hiện cá Lóc được nuôi ở hầu hết các tỉnh ĐBSCL như: Vĩnh
Long, Trà Vinh, Cà Mau, Sóc Trăng,… Sản lượng nuôi cá Lóc năm 2009 đạt
hơn 40.000 tấn, tăng gấp 8 lần so với năm 2002, trong đó cá Lóc bông chiếm
khoảng 20%.
Hiện nay, ở ĐBSCL có 5 mô hình nuôi cá Lóc chủ yếu bao gồm nuôi
trong ao đất, nuôi trong bể lót bạt, vèo ao, vèo sông và lồng bè. Trong đó mô
hình nuôi trong bể lót bạt có mật độ thả nuôi cao nhất trung bình khoảng
236,5 con/m3, kế đến là nuôi lồng bè 147,6 con/m3, mô hình nuôi trong vèo ao
109,0 con/m3 và thấp nhất là nuôi trong ao đất 45,9 con/m3. Còn về diện tích
thì mô hình nuôi trong ao đất có diện tích nuôi lớn nhất với 1.500 m 2/hộ, thấp

nhất là mô hình nuôi bể lót bạt 93,1 m2 và nuôi vèo sông 34,5 m2 (Lê Xuân
Sinh và Đỗ Minh Chung, 2009).

9


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu nghiên cứu
- Cân điện tử, cân đồng hồ
- Nhiệt kế
- Bộ Test môi trường: pH, O2, N-NH4+, PO4- Vợt thu mẫu
- Thau, xô nhựa
- Sổ ghi chép
- Thuốc, hóa chất: Vitamin C, men tiêu hóa, thuốc tím, muối ăn, BKC,
Fresh Water…
- Giai nuôi: 3 giai lưới có thể tích 30m3 (2,5m x 6m x 2m).

- Thức ăn công nghiệp AFIEX – An Giang.
- Khung nhựa PVC, vợt thu mẫu, máy ảnh, bút, thước, phiếu điều tra.
- Nguồn nước nguồn nước sử dụng được lấy trực tiếp từ sông.
- Đối tượng thí nghiệm: cá lóc
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Hiện trạng nuôi cá lóc ở huyện Lai Vung
Số liệu thứ cấp được thu thập từ trạm Khuyến Nông – Khuyến Ngư
huyện Lai Vung. Đồng thời còn thu thập số liệu qua các tạp chí thủy sản, báo
cáo chuyên ngành, sách, báo, báo mạng có liên quan đến tình hình nuôi cá lóc
tại huyện Lai Vung.
Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc phỏng vấn trực tiếp 14 hộ nuôi cá
lóc thông qua các câu hỏi điều tra đã chuẩn bị trước, nhằm khảo sát tình hình

nuôi cá lóc tại huyện Lai Vung.
3.2.2 Thực nghiệm nuôi
3.2.2.1 Bố trí thực nghiệm
Thực nghiệm nuôi thương phẩm cá lóc trong giai được bố trí 3 giai đặt
trong 3 ao đất ở 3 hộ thuộc huyện Lai Vung – tỉnh Đồng Tháp.

10


Bảng 3.1 Danh sách các hộ nuôi thực nghiệm

Họ và tên chủ hộ

Địa chỉ

Diện tích ao

Diện tích giai

Nguyễn Hữu Duyên

Ấp Long Định

200m2

15m2

Nguyễn Vũ Khương

Ấp Tân Khánh


700m2

Nguyễn Văn Bé

Ấp Thới Mỹ II

600m2

15m2
15m2

3.2.2.2 Phương pháp kỹ thuật nuôi
a) Con giống
Cá lóc giống được mua từ trại cá giống ở Hậu Giang. Cá giống được tập
cho ăn bằng thức ăn công nghiệp tại trại cá giống. Sau khi cá ăn được hoàn
toàn bằng thức ăn công nghiệp thì tiến hành bố trí thực nghiệm. Cá giống có
cỡ từ 2 – 3 g/con, hoạt động nhanh nhẹn, không bị xây xát, dị tật, dị hình, và
không có dấu hiệu bệnh lý.
b) Chuẩn bị giai
Giai được đặt trong ao đất cách bờ ao từ 2 – 3 m, thiết kế của 3 giai cùng
được làm bằng lưới có thể tích 30 m3 (2,5 m x 6 m x 2 m). Từ mặt trên trở lên
1-1,5m dùng lưới cước may nối các phần dưới và căng thẳng các góc, cố định
các góc trên và dưới tạo thành một cái mùng lật ngược. Khoảng cách từ đáy
lưới đến đáy ao là 0,5m, không nên để sát đáy ao vì chất thải và thức ăn thừa
sẽ tích tụ gây ô nhiễm nước.

Hình 3.1 Giai nuôi cá lóc

11



c) Mật độ thả
Mật độ thả là 1.500 con/giai. Trước khi thả, bao cá được ngâm dưới ao từ
15 – 20 phút để cân bằng nhiệt độ giữa nước trong bao cá và nước trong ao,
sau đó mở miệng bao cho cá tự bơi ra ngoài.
d) Chăm sóc và quản lý
Thức ăn: Thức ăn cho cá lóc sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp
40% đạm trong suốt vụ nuôi, kích cỡ viên thức ăn từ 1,5 – 6 mm.
Bảng 3.2 Theo dõi khẩu phần, cỡ thức ăn và số lần cho ăn

Tháng

Khẩu phần (trọng Cỡ thức ăn (mm)
lượng thân/ngày)

Số lần ăn
(lần/ngày)

Tháng I

10%

1,5

4

Tháng II

7%


2–4

3

Tháng III

3 – 5%

6

2

Tháng IV

3 – 5%

6

2

Hình 3.2 Thức ăn công nghiệp

Quản lý môi trường nước trong các ao nuôi: Định kỳ vệ sinh giai 2
tuần/lần. Một tháng sau khi thả giống thì thay 20% lượng nước ao nuôi cá. Từ

12


tháng thứ hai đến tháng thứ ba thì cách 15 ngày thay nước một lần, mỗi lần

thay khoảng 30% lượng nước trong ao. Từ tháng thứ tư trở đi thay nước mỗi
tuần từ 30–50% nước trong ao.
e) Phòng và trị bệnh
Phòng và trị bệnh cho cá: Hằng ngày theo dõi khả năng bắt mồi của cá
để đều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, tránh tình trạng thiếu hoặc thừa thức
ăn. Thức ăn không bị móc, hợp vệ sinh. Khi cá bệnh dùng kháng sinh trị và
kết hợp với xử lý môi trường như: muối ăn, BKC, Fresh Water…
3.2.3 Phương pháp thu mẫu
Thu mẫu cá: Trước khi bố trí thí nghiệm, dùng cân điện tử cân trọng
lượng ngẫu nhiên 20 con cá giống, cân từng con để xác định khối lượng cá ban
đầu. Trong thời gian nuôi, thu mẫu định kỳ 30 ngày/lần, dùng vợt thu mẫu cá
sau đó chọn ngẫu nhiên 20 con đem cân từng con. Dùng cân điện tử cân (cá
dưới 100 g) và cân đồng hồ (cá trên 100 g) để cân khối lượng cá.

Hình 3.3 Cân mẫu cá lóc

Các chỉ tiêu môi trường nước ao nuôi gồm: nhiệt độ, O 2, N – NH4+, pH, P
– PO43- được kiểm tra định kỳ 30 ngày/lần vào buổi sáng. Trong đó, các chỉ
tiêu O2, N – NH4+, pH, P – PO43- được kiểm tra theo phương pháp so màu bằng
bộ Test Sera, nhiệt độ nước được đo bằng nhiệt kế thủy ngân.

13


Hình 3.4 Test môi trường ao nuôi

3.2.4 Phương pháp tính và xử lý số liệu
3.2.4.1 Phương pháp tính
- Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng theo ngày (Daily Weight Gain)
DWG ( g / ngày ) =


Trong đó:

W1 − W0
∆t

W1 : khối lượng cuối (g)
W0: khối lượng ban đầu (g)
∆t : thời gian giữa 2 lần cân (ngày)
- Tỉ lệ sống của cá được tính dựa trên số lượng cá thể lúc thu hoạch so với số
lượng cá thể thả nuôi ban đầu.
Tổng số cá còn sống tại thời điểm thu hoạch
x 100

Tỉ Lệ Sống (%) =
Tổng số cá thả ban đầu

- Năng suất nuôi: được tính bằng tổng khối lượng cá thu hoạch của từng giai
nuôi.
Năng suất nuôi (kg/m3) = Khối lượng cá thu hoạch / Thể tích giai nuôi
- Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) :
Tổng lượng thức ăn sử dụng
FCR =
Hiệu quả lơi nhuận:

Khối lượng gia tăng

14



- Vốn cố định (ngàn đồng/giai) bao gồm khấu hao giai nuôi, hệ thống ống.
- Chi phí vận hành sản xuất (ngàn đồng/giai): bao gồm chi phí chuẩn bị giai
nuôi, con giống, thức ăn, thuốc, chi phí khác…
- Tổng chi phí (ngàn đồng/giai) = vốn cố định + chi phí vận hành sản xuất.
- Tổng thu nhập (ngàn đồng/giai) = sản lượng x giá sản phẩm.
- Lợi nhuận (ngàn đồng/giai) = Tổng thu nhập – Tổng chi phí.
- Tỉ suất lợi nhuận (%) = (Lợi nhuận / Tổng chi phí ) x 100
(Lê Xuân Sinh, 2008)
3.2.4.2 Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2003 để xử lý số liệu và so sánh.

15


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hiện trạng nuôi cá lóc ở huyện Lai Vung
Trong vài năm trở lại đây, phong trào nuôi cá lóc ở huyện Lai Vung phát
triển khá mạnh, đóng góp tích cực vào sản lượng thủy sản của tỉnh. Theo trạm
Khuyến Nông – Khuyến Ngư huyện Lai Vung (2012) tổng diện tích nuôi ao
khoảng 4,742 ha sản lượng cá lóc đạt khoảng 408 tấn, mô hình nuôi lồng và
vèo trong huyện hầu như không có. Tuy nhiên nghề nuôi cá lóc phát triển
mạnh nhưng vẫn tồn tại nhiều khó khăn như vấn đề về bệnh, giá cả đầu ra.
4.1.1 Thông tin về tuổi, số năm kinh nghiệm, trình độ văn hoá và sử dụng
lao động của hộ nuôi cá lóc
Tuổi là yếu tố phản ánh khả năng lao động và kinh nghiệm nuôi trồng
thủy sản của hộ nuôi. Nhìn chung các hộ nuôi cá lóc ở huyện Lai Vung – tỉnh
Đồng Tháp có tuổi đời trung bình 42±10 là do các lao động trẻ đã đi làm cho
các công ty xí nghiệp nên tuổi đời trung bình cao trong đó độ tuổi từ 30 – 50
tuổi chiếm 64,2%, kế đến là chủ hộ có độ tuổi dưới 30 tuổi 21,4% và thấp nhất

là chủ hộ có độ tuổi trên 50 chiếm 14,2%.
Số năm kinh nghiệm nuôi cá lóc trung bình của các hộ nuôi là 6,07±3,91
năm, trong đó cao nhất là một số hộ ở xã Tân Hòa với 15 năm kinh nghiệm,
thấp nhất là một số hộ nuôi ở xã Long Thắng với số năm kinh nghiệm là 2
năm.
Bảng 4.1 Số năm kinh nghiệm và thông tin về sử dụng lao động của hộ nuôi cá
lóc
Diễn giải

Kinh nghiệm (năm)

Trung bình

6,07±3,91

Lớn nhất

15

Nhỏ nhất

2

Diễn giải

Số lao động trung bình (người)

Số lao động gia đình

2,5±0,76


Số lao động thuê

0

Kết quả điều tra về sử dụng lao động cho thấy các hộ nuôi đều dựa vào
lao động gia đình là chính (2,5±0,76 người), cao nhất là ở xã Long Thắng với
số lao động gia đình tham gia nuôi cá lóc lên đến 4 người còn ở xã Tân Hòa
thấp nhất chỉ có 1 người trong gia đình tham gia nuôi cá lóc. Do nuôi với diện
16


tích nhỏ nên việc chăm sóc quản lý dễ dàng nên không cần thuê thêm lao
động. Như vậy đa số các hộ nuôi cá lóc đều sử dụng lao động gia đình là chính
nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất. Ngoài ra đến thu hoạch hoặc cải tạo ao một số
hộ cũng thuê thêm vài người nhưng không đáng kể.
Trình độ văn hóa phản ánh một phần khả năng tiếp thu các nguồn thông
tin kỹ thuật áp dụng vào trong quá trình nuôi cá lóc nhằm hạn chế rủi ro, giảm
chi phí và tăng thu nhập cho gia đình. Qua quá trình điều tra cho thấy trình độ
văn hóa của các hộ nuôi như sau: 64,2% hộ nuôi có trình độ cấp 2 và 35,8%
hộ nuôi có trình độ cấp 1, còn trình độ cấp 3, trình độ trung cấp, cao đẳng, đại
học hầu như không có, qua đó cho thấy các hộ nuôi còn hạn chế về trình độ
văn hóa đây sẽ là một trở ngại trong công tác tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật
mới cho nông dân.
70
60
50
40
30
20

10
0

64.2

35.8

0

Mù chữ

Cấp 1

Cấp 2

0

0

0

0

Cấp 3

Trung
cấp

Cao
đẳng


Đại học

Hình 4.1 Trình độ văn hóa hộ nuôi cá lóc

4.1.2 Các thông tin về kỹ thuật nuôi cá lóc
4.1.2.1 Mô hình nuôi, diện tích và độ sâu
Kết quả khảo sát cho thấy những hộ nuôi lựa chọn mô hình nuôi trong ao
đất chiếm (100%) còn mô hình nuôi cá trong giai và nuôi trong bể lót bạt thì
không có hộ nào nuôi. Điều này cho thấy mô hình nuôi trong ao đất là mô hình
được các hộ nuôi ở đây ưu tiên lựa chọn do tận dụng diện tích ao sẵn có và
kinh nghiệm nuôi ao của mình.
Diện tích thả nuôi cá lóc mỗi ao của các hộ nuôi trung bình là
1.206,4±1.085,8 m2, hộ nuôi có diện tích lớn nhất là 3.290 m2 và thấp nhất là
300 m2. Độ sâu mực nước ao nuôi khác nhau, trung bình khoảng 2,25±0,32 m,
sâu nhất là 2,8 m và thấp nhất là 1,5 m.
Bảng 4.2 Diện tích, độ sâu ao nuôi

17


×