Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

XÁC ĐỊNH tỷ lệ dầu ĐỘNG vật và dầu THỰC vật THÍCH hợp TRONG CÔNG THỨC THỨC ăn CHO cá TRA (pangasianodon hypophthalmus)GIỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN THỊ LINH ĐAN

XÁC ĐỊNH TỶ LỆ DẦU ĐỘNG VẬT VÀ DẦU THỰC VẬT
THÍCH HỢP TRONG CÔNG THỨC THỨC ĂN CHO CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus) GIỐNG.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN.

2011
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN THỊ LINH ĐAN

XÁC ĐỊNH TỶ LỆ DẦU ĐỘNG VẬT VÀ DẦU THỰC VẬT
THÍCH HỢP TRONG CÔNG THỨC THỨC ĂN CHO CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus) GIỐNG.

Cán bộ hướng dẫn:
PGs. Ts. Trần Thị Thanh Hiền
KS. Nguyễn Hoàng Đức Trung

2011


2


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Trần Thị Thanh Hiền,
người đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý
báu, qua đó giúp tôi có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Hơn thế nữa
những kiến thức này còn là hành trang vững chắc cho tôi trên con đường lập
nghiệp sau này.
Kế đến tôi xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Hoàng Đức Trung,
chị Trần Lê Cẩm Tú, chị Nguyễn Thị Thủy Tiên, chị Dương Kim
Loan… đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện và tiếp thêm nghị lực giúp
tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Ngoài ra, tôi xin gởi lời cảm ơn đến các bạn lớp Nuôi Trồng Thủy
Sản khóa 33, các em lớp Nuôi Trồng Thủy Sản khóa 34 đã giúp đỡ , động
viên, trao đổi kinh nghiệm giúp tôi vượt qua chặng đường khó khăn này.
Để có được thành quả như ngày hôm nay là có một phần đóng góp
không nhỏ của Gia đình tôi. Con xin ghi nhớ công lao sinh thành và tình
thương của Ba mẹ đã nuôi dưỡng con khôn lớn nên người. Cám ơn tất cả
người thân, bạn bè đã luôn ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Thị Linh Đan

i


TÓM TẮT
Thí nghiệm nhằm xác định tỉ lệ dầu động vật và dầu thực vật thích hợp trong
công thức thức ăn của cá tra giống được tiến hành trên cá trung bình

8,47gam/con. Cá được bố trí trong bể nhựa 80 lít, có hệ thống nước chảy
tràn và sục khí trong 6 tuần với mật độ 20 con/bể. Thí nghiệm được bố trí
hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức thức ăn có cùng hàm lượng protein
32%, lipid 8,21% và năng lượng 4,17 kcal/gam, tỉ lệ dầu cá được thay thế
bởi dầu đậu nành với các mức lần lượt là 0%, 25%, 50%, 75% và 100%.
Mỗi nghiệm thức lập lại 3 lần.
Kết quả thí nghiệm cho thấy tỉ lệ dầu trong công thức thức ăn không ảnh
hưởng đến tỉ lệ sống của cá. Sinh trưởng của cá (WG, DWG, SGR) đạt cao
nhất ở nghiệm thức 100% dầu cá (3,26 gam, 0,08g/ngày, 0,77%/ngày) khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại.
Thành phần hóa học của cá chịu ảnh hưởng bởi thức ăn. Hàm lượng lipid
tăng khi tỉ lệ dầu cá giảm từ 100%-75% và giảm khi tỉ lệ dầu cá giảm từ
75%-0%. Lipid cao nhất (2,92±0,07) ở nghiệm thức 2 (75% DC), khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 5 (0% DC) nhưng khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với các nghiệm thức còn lại.
Hiệu quả sử dụng lipid (LER) cao nhất ở nghiệm thức 1 (100% DC) là
(11,5±0,50) khác biệt có ý nghĩa thống kê ((p<0,05) so với các nghiệm thức
còn lại. LER thấp nhất (6,77±0,19) ở nghiệm thức 5 (0% DC) khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 4 (25% DC) nhưng
khác biệt có ý nghĩa thông kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại.

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ ......................................................................................................... i
TÓM TẮT............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iii
DANH SÁCH HÌNH BẢNG .................................................................................. v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ vi
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU.................................................................................... 1
1.1 Giới thiệu .......................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu của nghiên cứu..................................................................................... 2
1.3 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.4 Thời gian thực hiện ............................................................................................ 2
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3
2.1 Đặc điểm sinh học của cá Tra ............................................................................. 3
2.1.1 Hệ thống phân loại .................................................................................... 3
2.1.2 Đặc điểm dinh dưỡng ................................................................................ 3
2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng ................................................................................ 5
2.2 Nhu cầu dinh dưỡng của cá da trơn..................................................................... 5
2.2.1 Nhu cầu protein và acid amin ..................................................................... 5
2.2.2 Nhu cầu lipid.............................................................................................. 6
2.2.3 Nhu cầu carbohydrate................................................................................. 7
2.2.4 Nhu cầu vitamin và khoáng chất................................................................. 8
2.3 Sơ lược về một số loại acid béo (fatty acid) và tình hình nghiên cứu về
lipid trên động vật thủy sản ...................................................................................... 9
CHƯƠNG III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................12
3.1 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu.........................................................................12

iii


3.2 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................12
3.2.1 Hệ thống thí nghiệm..................................................................................12
3.2.2 Cá thí nghiệm............................................................................................13
3.2.3 Thức ăn thí nghiệm ...................................................................................13
3.2.4 Bố trí thí nghiệm .......................................................................................15
3.2.5 Chăm sóc và quản lí .................................................................................16

3.2.6 Phương pháp thu và xử lí mẫu...................................................................16
3.2.6.1 Các chỉ tiêu môi trường ..................................................................16
3.2.6.2 Các chỉ tiêu dinh dưỡng..................................................................16
3.2.6.3 Các chỉ tiêu tính toán......................................................................17
3.3 Xử lí số liệu.......................................................................................................19
PHẦN IV : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................20
4.1 Các chỉ tiêu môi trường .....................................................................................20
4.2 Tỉ lệ sống ..........................................................................................................21
4.3 Tăng trưởng của cá thí nghiệm ..........................................................................22
4.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn ..................................................................................25
4.5 Thành phần hóa học của cá trước và sau thí nghiệm ..........................................27
PHẦN V : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................29
5.1 Kết luận.............................................................................................................29
5.2 Đề xuất..............................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................30
PHỤ LỤC ..............................................................................................................33

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DC : Dầu cá.
DĐN: Dầu đậu nành.
SR: Tỉ lệ sống (Survival Rate).
WG: Tăng trọng (Weight Gain).
DWG : Tăng trọng theo ngày (Daily Weight Gain).
FCR: Hệ số chuyển hóa thức ăn (Feed Conversion Ratio)
PER: Hiệu quả sử dụng protein (Protein Efficiency Ratio).
LER: Hiệu quả sử dụng lipid (Lipid Efficiency Ratio).
NPU: Chỉ số protein tích lũy (Net Protein Utilization).


v


DANH SÁCH HÌNH VÀ BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên ............................... 4
Bảng 2.2 Nhu cầu protein của cá tra theo giai đoạn phát triển................................ 6
Bảng 3.1 Tỉ lệ các nguyên liệu trong công thức thức ăn....................................... 14
Bảng 3.2 Thành hóa học của thức ăn thí nghiệm.................................................. 16
Bảng 3.3 Tỷ lệ dầu cá và dầu đậu nành trong công thức thức ăn .......................... 15
Bảng 4.1 Sự biến động các yếu tố môi trường...................................................... 20
Bảng 4.2 Tỷ lệ sống của cá tra sau 6 tuần thí nghiệm........................................... 21
Bảng 4.3 Tăng trưởng của cá tra sau 6 tuần thí .................................................... 22
Bảng 4.4 Hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra sau 6 tuần thí nghiệm ................... 26
Bảng 4.5 Thành phần hóa học của cá tra trước và sau thí nghiệm ........................ 27
Hình 2.1 Hình dạng bên ngoài của cá tra .............................................................. .3
Hình 3.1. Hệ thống thí nghiệm............................................................................ .12
Hình 3.2 Cá thí nghiệm....................................................................................... .13
Hình 4.1 Tăng trọng của cá tra sau 6 tuần thí nghiệm ......................................... .23

vi


vii


CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
1.1 Giới Thiệu

Hiện nay, nghề nuôi cá nước ngọt đang phát triển mạnh mẽ ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long (ĐBSCL). Riêng cá tra, basa diện tích nuôi toàn vùng năm 2010 đạt
gần 5.400 ha, tổng sản lượng cá giống đạt gần 2,4 tỷ con, sản lượng cá thu
hoạch đạt hơn 1,4 triệu tấn (). Trong ao nuôi chi phí
thức ăn chiếm cao nhất trong tổng chi phí sản xuất, chiếm 81% cho thức ăn tự
chế và 90% cho thức ăn viên (Lê Thanh Hùng và Huỳnh Phạm Việt Huy,
2006). Vì vậy cần nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn sẽ góp phần giảm hệ số
thức ăn từ đó sẽ giảm chi phí thức ăn cho người nuôi.
Trong những năm gần đây có nhiều nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng trên cá
da trơn như: Nhu cầu đạm cho cá tra giống cỡ 2 gam là 38% (Huỳnh Văn Hiền,
2003; trích bởi Nguyễn Thị Thủy Tiên, 2010). Mức protein thích hợp cho cá
tra 10 gam là 32% (Lê Thanh Hùng, 2008). Nhu cầu protein cho cá tra (2-3
gam) từ nguồn protein là bột cá và bột đậu nành là 38% (Trần Thị Thanh Hiền
và ctv, 2004)… Bên cạnh đó cũng có nhiều đề tài nghiên cứu về nhu cầu lipid:
Nhu cầu lipid của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống là 8% (Nguyễn
Thị Thủy Tiên, 2010). Mặt khác cũng có một số nghiên cứu về việc sử dụng
nhiều nguồn lipid khác nhau trong công thức thức ăn của cá tra như : Nghiên
cứu của (Asdari et al., 2010) bổ sung nguồn lipid là dầu đậu nành trong công
thức thức ăn cho cá tra cỡ 10 gam. Nhưng chưa có nghiên cứu nào về tỉ lệ dầu
động vật và dầu thực vật thích hợp trong thức ăn cho cá tra giống.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài : " Xác định tỷ lệ dầu động vật và dầu thực
vật thích hợp trong công thức thức ăn cho cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus) giống" là rất cần thiết.

-1-


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm xác định tỉ lệ dầu động vật và dầu thực vật thích
hợp trong khẩu phần ăn của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở giai

đoạn giống nhằm góp phần hoàn thiện công thức thức ăn, giảm chi phí và giá
thành sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

1.3 Nội dung nghiên cứu
Ảnh hưởng của tỉ lệ dầu động vật và dầu thực vật trong công thức thức ăn với
các tỉ lệ khác nhau lên tỉ lệ sống của cá tra giống.
Ảnh hưởng của tỉ lệ dầu động vật và dầu thực vật trong công thức thức ăn với
các tỉ lệ khác nhau lên sinh trưởng của cá tra giống.
Ảnh hưởng của tỉ lệ dầu động vật và dầu thực vật trong công thức thức ăn với
các tỉ lệ khác nhau lên thành phần hóa học của cá tra giống.

1.4 Thời gian thực hiện
Đề tài được thực hiện tại khoa Thủy Sản-trường Đại Học Cần Thơ từ tháng
10/2010
05/2011.

-2-


Chương II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Đặc điểm sinh học của cá tra

2.1.1 Hệ thống phân loại
Loài cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) được mô tả lần đầu bởi Sauvage
năm 1878 ở Campuchia. Trước đây, cá tra được xếp vào họ Schilbeidae và tên
khoa học là Pangasius micronemus Bleeker, 1847 (Mai Đình Yên và ctv,1992;

Trần Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Gần đây, một số tác giả lại xếp
cá tra vào một giống khác Pangasianodon hypophthalmus (Komarudin và
Pariselle, 2000; Tana, 2000). Theo kết quả định danh lại của Robert và
Vidthayanon (1991), cá tra thuộc:
Ngành: Chordata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasianodon
Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878)
(Nguồn: www.fishbase.org)

Hình 2.1. Hình dạng bên ngoài của cá tra.
2.1.2 Đặc điểm dinh dưỡng
Cũng như các loài cá khác, cá tra khi hết noãn hoàng thì chuyển sang ăn thức
ăn ngoài, chúng thích ăn mồi tươi sống (chủ yếu là phiêu sinh động vật). Thức

-3-


ăn ưa thích của chúng là Cladocera, nhóm Rotifer cũng xuất hiện nhiều trong
dạ dày nhưng do kích thước nhỏ nên vai trò dinh dưỡng của Rotifer không cao.
Nếu ương trong bể, cá có thể sử dụng một số loại thức ăn khác như: Artermia,
trùn chỉ, Moina, Rotifer...Tuy nhiên ấu trùng Artermia và trùn chỉ cho tỉ lệ sống
cao và sinh trưởng của cá tốt nhất (Lê Thanh Hùng và ctv, 2002; trích bởi
Dương Thúy Yên, 2003).
Ngay khi vừa hết noãn hoàng cá thể hiện rõ tính ăn thịt và ăn lẫn nhau, do đó
để tránh hao hụt do ăn nhau trong bể ấp, cần nhanh chóng chuyển cá ra ao
ương. Trong quá trình ương nuôi thành cá giống trong ao, chúng ăn các loại
phù du động vật có kích thước vừa cỡ miệng của chúng và các thức ăn nhân

tạo. Khi cá lớn thể hiện tính ăn rộng, ăn đáy và ăn tạp thiên về động vật nhưng
dễ chuyển đổi loại thức ăn. Trong điều kiện thiếu thức ăn, cá có thể sử dụng các
loại thức ăn bắt buộc khác như mùn bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc động vật.
Trong ao nuôi, cá có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau như
cám, rau, động vật đáy, phế phẩm của các nhà máy chế biến thủy sản, thức ăn
chế biến dạng ẩm với hàm lượng protein thấp. Nhìn chung, cá tra có tính ăn tạp
thiên về động vật (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).
Bảng 2.1 Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên.
Thành phần

Tỷ lệ (%)

Nhuyễn thể

35,4

Cá nhỏ

31,8

Côn trùng

18,2

Thực vật thượng đẳng

10,7

Thực vật đa bào


1,6

Giáp xác

2,3

(Nguồn: www.fistenet.gov.vn)

-4-


2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, cá nhỏ tăng nhanh về chiều dài.
Cá ương trong ao sau 2 tháng đạt chiều dài 10-2 cm (14-15 gam). Từ khoảng
2,5 kg trở đi, mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với tăng chiều dài cơ thể. Cỡ
cá trên 10 tuổi trong tự nhiên (ở Campuchia) tăng trọng rất ít. Cá trong tự nhiên
có thể sống trên 20 năm. Ðã gặp cỡ cá trong tự nhiên 18 kg hoặc có mẫu cá dài
tới 1,8 m. Trong ao nuôi vỗ, cá bố mẹ có thể đạt tới 25 kg (10 năm tuổi). Nuôi
trong ao 1 năm cá đạt 1-1,5 kg/con (năm đầu tiên), những năm về sau cá tăng
trọng nhanh hơn, có khi đạt tới 5-6 kg/năm tùy thuộc môi trường sống và sự
cung cấp thức ăn cũng như loại thức ăn có hàm lượng đạm nhiều hay ít.
Ðộ béo Fulton (mỡ) của cá tăng dần theo trọng lượng và nhanh nhất ở những
năm đầu, qua các năm sau độ béo biến đổi không đáng kể: cá có khối lượng
11,2 gam có độ béo 0,99%, cá 560 gam có độ béo 1,6%, nhưng cá 3 tuổi nặng
3,62 kg thì có độ béo 1,62%. Cá đực thường có độ béo cao hơn cá cái và độ béo
thường giảm khi vào mùa sinh sản (Trần Thanh Xuân, 1994; trích bởi Hải Đăng
Phương, 2006).

2.2 Nhu cầu dinh dưỡng của cá da trơn
2.2.1 Nhu cầu protein và acid amin

Theo kết quả nghiên cứu của Huỳnh Văn Hiền (2003; trích bởi Nguyễn Thị
Thủy Tiên, 2010) nhu cầu protein cho cá tra giống cỡ nhỏ (2 gam) sinh trưởng
tối đa là 38%. Kết quả nghiên cứu mức protein thích hợp cho cá tra và basa (56 gam) lần lượt là 27,8% và 32,2% (Lê Thanh Hùng và ctv, 2000). Những kết
quả trên cho thấy cá tra giai đoạn nhỏ có nhu cầu protein cao hơn giai đoạn lớn.
Nhu cầu protein của đa số các loài cá da trơn bột là 40%, cá hương 30-35%, cá
110 gam trở lên là 25-30% (NRC, 1993). Nhu cầu protein trên cá basa giống cỡ
nhỏ (16,4 -16,9gam) là 34,3% (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 1998).

-5-


Bảng 2.2: Nhu cầu protein của cá tra theo giai đoạn phát triển
Cỡ cá (gam)

Hàm lượng protein (%)

5-50

34-36

50-100

32-34

100-300

30-32

300-500


28-30

>500

24-26

(Nguồn: Glencross et al., 2007 trích bởi Trần Thị Thanh Hiền và
Nguyễn Anh Tuấn, 2009)
Nhu cầu acid amin thường được tính theo % trong protein thức ăn. Nhu cầu
lysine của cá tra là 5,35% trong protein thức ăn. Khi hàm lượng protein của
thức ăn là 38% thì nhu cầu lysine trong thức ăn là 2,03%. Nhu cầu acid amin
thiết yếu thay đổi theo hàm lượng protein trong thức ăn (Trần Thị Thanh Hiền
và Nguyễn Anh Tuấn, 2009).
2.2.2 Nhu cầu lipid
Lipid là một trong những thành phần sinh hóa cơ bản của động thực vật. Các
thành phần của thức ăn thường được nghiên cứu là protein, lipid, glucid,
vitamin và khoáng chất. Trong đó lipid đóng vai trò quan trọng như nguồn cung
cấp năng lượng (8-9 Kcal/gam) và các acid béo cần thiết cho quá trình sinh
trưởng và phát triển của động vật thủy sản.
Lipid trong cơ thể sinh vật có 2 chức năng chính: cung cấp, dự trữ năng lượng
và tham gia vào cấu trúc màng tế bào, giữ cho các màng cơ ổn định. Ngoài ra,
lipid còn tham gia vào các biến dưỡng trung gian trong cơ thể sinh vật.
Năng lượng thức ăn không được sử dụng ngay mà thường được dự trữ dưới
dạng glycogen và mỡ. Trong động vật thủy sản khả năng dự trữ glycogen rất
thấp nên mỡ là dạng dự trữ năng lượng chính (Lê Thanh Hùng, 2008).
Lipid được dự trữ trong gan, cơ và các dạng mô mỡ bao quanh thành ruột, hay
tạo lớp mỡ rất lớn như cá basa chiếm 25% thể trọng khi cá ăn thức ăn có quá
nhiều năng lượng (Lê Thanh Hùng, 2008).
-6-



Nhu cầu lipid của động vật thủy sản được xác định dựa vào nhu cầu về năng
lượng, acid béo cần thiết, phospholipid và cholesterol cũng như đặc điểm sống
và dự trữ lipid của loài. Mức sử dụng lipid tối đa trong thức ăn cho cá tra là 48% lipid (Trần Thị Thanh Hiền, 2009).
Mức sử dụng tối đa lipid trong thức ăn cho cá nheo Mỹ 7-10%, cá trê phi 710%. Các loài cá da trơn có thể sử dụng mức lipid trong thức ăn khá lớn. Cá
nheo Mỹ vẫn tăng trưởng tốt ở mức lipid 15% hoặc lớn hơn nhưng sẽ ảnh đến
chất lượng thịt cá do có sự tích lũy mỡ (Wilson và Moreau, 1996; trích bởi Lê
Thanh Hùng, 2008).
Đối với cá nước ngọt hàm lượng lipid thay đổi theo loài, nhưng mức đề nghị từ
6-10%. Đối với các loài cá biển, đặc biệt là những loài ôn đới lipid trong thức
ăn chiếm 15 - 20% (Trần Thị Thanh Hiền, 2008).
Nhu cầu lipid cho cá rô đồng giống là 6% (Trần Lê Cẩm Tú, 2004). Nhu cầu
lipid của cá tra giống là 8% (Nguyễn Thị Thủy Tiên, 2010). Theo Nguyễn
Thanh Phương (1998) cá basa cho ăn 7,7% lipid tăng trưởng tốt nhất và cá
giảm tăng trưởng khi lipid từ 11,3-20,8%.
Lipid bổ sung vào thức ăn thường là dầu động vật (dầu mực, dầu cá...) và dầu
thực vật (dầu đậu nành). Đối với các loài thủy sản nước lợ việc bổ sung thường
xuyên là rất cần thiết đặc biệt là PUFA và HUFA (EPA và DHA), một số loài
cần các acid béo thuộc nhóm n-3, còn giáp xác thì cần sterol...(Phạm Minh
Thành, 2001).
Theo xu hướng hiện nay, nhà sản xuất thức ăn thường sử dụng nhiều tinh bột và
lipid để cung cấp năng lượng thay thế cho protein. Do cá có khả năng sự dụng
hạn chế tinh bột nên lipid được xem là nguồn năng lượng chính của một số loài
cá da trơn (Trần Văn Nhì, 2005).
2.2.3 Nhu cầu Carbohydrate
Carbohydrate là nguồn năng lượng rẻ tiền nên tỉ lệ của nó trong thức ăn thích
hợp sẽ giảm được giá thành thức ăn nhưng vẫn đảm bảo được sự sinh trưởng
của cá như tinh bột. Carbohydrate chiếm tỉ lệ trên 75% ở thực vật, trong khi ở
động vật hiện diện với số lượng nhỏ và tồn tại dưới dạng glycogen (Lê Thanh
Hùng, 2008). Nhu cầu carbohydrate của cá rô đồng giai đoạn giống cho tăng

trưởng cao nhất ở mức 40-45% (Trần Lê Cẩm Tú, 2004).

-7-


Theo Wilson và Moreau (1996) đề nghị cá nheo Mỹ sử dụng hiệu quả
carbohydrate trong thức ăn là 20-30% (trích bởi Nguyễn Thanh Phương, 1998).
Thức ăn chứa 26% carbohydrate cho sinh trưởng tốt nhất ở cá Pangasius
kunyit (Nguyễn Thanh Phương, 2000). Đối với cá basa thì có khả năng sử dụng
carbohydrate tốt hơn (40-46,2%), mức carbohydrate và lipid thích hợp là 35,5%
và 7,7% (Nguyễn Thanh Phương, 1998).
Khả năng tiêu thụ carbohydrate tùy thuộc vào tập tính dinh dưỡng của từng
loài. Khả năng sử dụng carbohydrate trên ba loài cá tra, cá basa, cá hú ở giai
đoạn giống cho thấy hàm lượng carbohydrate tối ưu của cá hú (cỡ 5,1 gam) là
35%, cá tra (cỡ 2,9 gam) là 35-45%, cá basa (cỡ 5,13 gam) là 20-45% (Trần
Thị Thanh Hiền và ctv, 2004).
2.2.4 Nhu cầu Vitamin và khoáng chất
Vitamin đóng vai trò quan trọng trong thành phần dinh dưỡng của động vật
thủy sản. Vitamin chỉ chiếm một lượng nhỏ trong thành phần thức ăn (1-2%)
nhưng nó có vai trò quyết định trong quá trình trao đổi chất của cơ thể và chi
phí có thể chiếm 15% trong khẩu phần thức ăn (Trần Thị Thanh Hiền, 2004).
Trong số rất nhiều vitamin thì vitamin C được đánh giá là cần thiết cho tôm cá.
Nếu thiếu vitamin C thì cá dễ mắc một số bệnh như: cá Trê phi thiếu vitamin C
sẽ bị xuất huyết đầu, ăn mòn vây, mõm và mang (Eya, 1996), cá chép thiếu
vitamin C sẽ bị cong thân, ăn mòn vây đuôi, biến dạng mang và uốn cong mõm
(Sato, 1978; Dabrowksi, 1988), (trích bởi Trần Thị Thanh Hiền, 2004).
Theo Robinson (1989) nhu cầu vitamin A của cá nheo Mỹ là 450-900 UI/kg
thức ăn. Theo Butthep và ctv (1985) (được trích bởi Tacon, 1991) là 1000-2000
mg/kg (trích bởi Lê Thanh Hùng, 2008).
Chất khoáng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của động vật thủy

sản: xây dựng cơ thể, tham gia vào quá tình o đổi chất, dùy trì chức năng sinh lí
(Trần Thị Thanh Hiền, 2004). Hiện nay người ta đã xác định được 11 nguyên tố
cần thiết cho cá da trơn gồm 4 nguyên tố đa lượng (Ca, P, Mg, K) và 7 nguyên
tố vi lượng (Fe, Pb, Cu, Mn, I, Co, Se).
Cá nheo Mỹ có thể hấp thu Ca từ môi trường nước đáp ứng đủ cho nhu cầu của
cơ thể (Robinson; 1989 trích bởi Dương Thúy Yên, 2000).

-8-


2.3 Sơ lược về một số một số loại acid béo (fattty acid) và tình hình nghiên
cứu về lipid cho trên động vật thủy sản.
Acid béo là thành phần chính trong lipid. Mỗi acid béo được đặc trưng bởi
chiều dài chuỗi cacbon, số nối đôi và vị trí nối đôi trên chuỗi cacbon. Acid béo
tồn tại rất ít ở dạng tự do hoặc acylate, phần lớn là trạng thái ester hóa (Trần
Thị Thanh Hiền, 2004).
Lipid của động vật thủy sản chứa nhiều acid béo cao phân tử không no (đặc biệt
là n-3, n-6) hơn động vật trên cạn. Nhóm acid béo không no, mạch cacbon từ
18 cacbon trở lên và có ít nhất 2 nối đôi gọi là PUFA (poly unsaturated fatty
acid). Nhóm acid béo không no, mạch cacbon từ 20 cacbon trở lên và có ít nhất
3 nối đôi như: 20:3n-3, 22:4n-3, 22:3n-6... gọi là HUPA (highly unsaturated
fatty acid).
Các acid béo thiết yếu (essential fatty acid - EFA) có vai trò rất quan trọng
trong trong biến dưỡng, nếu thiếu sẽ dẫn đến giảm tăng trưởng và hiệu quả sử
dụng thức ăn thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ sống của ấu trùng của các loài
thủy sản trong ương nuôi (Lê Thanh Hùng, 2008).
Nhìn chung động vật thủy sản cần acid béo n-3 PUFA (như nhu cầu acid béo
18:3n-3 là 1-2%). Yêu cầu đối với các acid béo mạch dài hơn (HUFA) như
20:n-3, 22:5n-3, 22:6n-3 thấp hơn. Cá nước ngọt thường chứa nhiều acid béo
C18 và C16, ngược lại cá biển chứa nhiều acid béo, chuỗi cacbon nhiều hơn C20

và C22. Động vật thủy sản nước ngọt chứa nhiều acid béo n-6 hơn động vật thủy
sản biển. Tỉ lệ n-6:n-3 là 0,37 ở cá nước ngọt và 0,16 ở cá biển. Tỉ lệ acid béo
trong cá thay đổi rất lớn theo tỉ lệ n-6:n-3 trong thức ăn. Khi cho cá ăn thức ăn
chứa nhiều n-6 như mỡ bò, dầu thực vật tỉ lệ n-6:n-3 tăng lên, ngược lại khi cho
ăn thức ăn chứa nhiều chứa nhiều n-3 như dầu động vật biển tỉ lệ n-6:n-3 giảm
(Trần Thị Thanh Hiền, 2009).
Theo nghiên cứu của Castell (1979; trích bởi Lê Thanh Hùng, 2008) phân tích
thành phần acid béo của hơn 30 loài cá nước ngọt và biển đã đưa ra kết luận: tỉ
lệ n-6:n-3 là 0,34 ở cá nước ngọt và 0,15 ở cá biển.
Mỗi loài cá có nhu cầu acid béo khác nhau tùy thuộc điều kiện môi trường và
cấu tạo cơ thể. Cá da trơn Mỹ (Ictaluric punctalus) có nhu cầu acid béo khoảng
1%, cá rô phi (O.niloticus) có nhu cầu 1% của 18:2n-6. Các loài cá biển như
vền (Chysophrys major) có nhu cầu 0,5% acid béo 20:5n-3 và 22:6n-3 (Lê
Thanh Hùng, 2008).

-9-


Cá trê có khả năng sử dụng cao các nguồn lipid từ dầu thực vật và mỡ động vật,
cá có thể sử dụng 10% lipid trong thức ăn. Cá rô phi khi bổ sung 5% lipid từ
dầu bắp hay dầu olive sẽ mang lại hiệu quả sinh trưởng và hiệu quả sử dụng
thức ăn cao hơn khi bổ sung 5% lipid từ dầu gan cá thu. Ở cá hồi người ta
thường sử dụng lipid để thay thế tinh bột do khả năng sử dụng tinh bột của cá
hạn chế, cá có thể sử dụng hiệu quả dầu cá, dầu mực 15-20%, và một tỉ lệ nhỏ
dầu đậu nành để bổ sung n-6 acid béo thiết yếu và là nguồn cung cấp
phospholipid (như lecithin) (Lê Thanh Hùng, 2008).
Nguyên liệu chế biến thức ăn thủy sản thường có sẵn lipid chỉ bổ sung thêm
khoảng 2-3% dầu, tùy từng đối tượng mà có thể bổ sung dầu thực vật hay dầu
động vật hoặc cả hai. Ngoài việc cung cấp acid béo, việc bổ sung dầu còn có
tác dụng tạo mùi cho thức ăn (Trần Thị Thanh Hiền, 2004)

Một số nghiên cứu về nhu cầu lipid: Theo Nguyễn Thanh Phương (1998) cá
basa có trọng lượng 16,4-16,9 gam tăng trưởng nhanh nhất ở mức lipid 7,7% và
tăng chậm nhất ở mức lipid 20,8%. Theo nghiên cứu của Ji-Teng Wang et al.,
(2005) thì tăng trọng của cá bớp (Rachycentron canadum) ở mức lipid 5% cao
hơn mức 25% (trích bởi Nguyễn Thị Thủy Tiên, 2010). Cá rô đồng tăng trưởng
tốt nhất ở mức lipid 6% và thấp nhất ở mức 3% (đạm 32% và carbohydrate
45%) (Trần Lê Cẩm Tú, 2004). Nghiên cứu xác định nhu cầu lipid của cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus) giống của Nguyễn Thị Thủy Tiên (2010)
được tiến hành với 6 nghiệm thức 2%, 4%, 6%, 8%, 10%, 12% cho kết quả cá
tăng trọng tối ưu ở mức lipid 8%.
Thí nghiệm của Shapawi et al., (2008) trên cá humpback grouper, Cromileptes
altivelis (Valenciennes) (họ cá mú), khối lượng trung bình (10 gam) ở mức lipid
10% và mức protein 50%. Trong đó hàm lượng lipid được cung cấp từ các
nguồn khác nhau: dầu cọ (crude palm oil-CPO), dầu palm olein (RBDPO), dầu
đậu nành (soybean oil-SBO), dầu cải (canola oil-CNO) và dầu cá Tuyết (cod
liver oil-CLO). Kết thúc thí nghiệm cá tăng trọng cao nhất ở nghiệm thức chứa
dầu cá Tuyết (25 gam). Kết quả phân tích thành phần hóa học trong cơ và gan
cá sau thí nghiệm cho thấy nghiệm thức thức ăn chứa dầu cá Tuyết thành phần
các acid béo n-3 (HUFA) cao hơn và tỉ lệ các acid béo C18:2n-6 sẽ thấp hơn so
với thức ăn chứa chứa lipid có nguồn gốc thực vật và tỉ lệ (n-3:n-6) là 3.
Thí nghiệm trên cá Jundia´ (Rhamdia quelen Quoy and Gaimard, 1824), (họ cá
trê), trọng lượng (1±0,2 gam) với hàm lượng đạm 37%, lipid 10% và năng
lượng (19 KJ/gam). Thí nghiệm với 5 nghiệm thức có 5% lipid giống nhau. 5%
- 10 -


còn lại được bổ sung từ các nguồn lipid khác nhau là dầu cá (FO), dầu bắp
(CO) và dầu hạt lanh (LO). Kết thúc thí nghiệm cá tăng trọng cao nhất ở
nghiệm thức chứa 100% dầu bắp. Hàm lượng HUFA cao nhất ở nghiệm thức
chứa dầu cá (9,9%), kế đến là nghiệm thức chứa dầu hạt lanh (5,3%) và thấp

nhất ở nghiệm thức chứa dầu bắp (3,6%) (Vargas et al., 2008).
Thí nghiệm trên cá tra trọng lượng (10-0,7 gam) với cùng hàm lượng lipid
được bổ sung vào công thức thức ăn từ các nguồn khác nhau: dầu cá (FO), dầu
đậu nành (SBO), dầu cọ (CPO) hoặc dầu hạt lanh (LO). Kết quả cá tăng trọng
cao nhất (27,18 gam) ở nghiệm thức chứa dầu đậu nành. Thành phần các acid
béo trong gan và cơ cá chịu ảnh hưởng bởi thức ăn, hàm lượng PUFA chiếm
34,5% ở nghiệm thức chứa dầu đậu nành, 34,3 % ở nghiệm thức chứa dầu hạt
lanh, 23,8% ở nghiệm thức chứa dầu cá và 15,7% ở nghiệm nghiệm thức dầu
cọ (Asdari et al., 2011).
Theo nghiên cứu của Raso and Anderson (2003) trên cá chẽm trắng (Lates
calcarifer Bloch, 1790) về khả năng thay thế dầu cá với dầu đậu nành, dầu cải
và dầu hạt lanh. Kết quả cho thấy sự tăng trưởng của cá bị ảnh hưởng khi thay
thế dầu cá bởi dầu cải và dầu hạt lanh, khi thay thế bằng dầu đậu nành thì ảnh
hưởng không đáng kể. Do dầu đậu nành chứa 55% LOA (linoleic acids ,C18:2n-6)
sẽ thay đổi tỉ lệ n-3:n-6, còn dầu cải và dầu hạt lanh chứa ít acid béo n-6, nhiều
acid béo n-3 hơn dầu đậu nành nên không cung cấp đủ acid béo cho sự sinh
trưởng của cá.
Nghiên cứu của J. Gordon Bell et al., (2002) về khả năng thay thế dầu cá bởi
dầu cọ trong thức ăn của cá hồi Đại Dương (trọng lượng 55 gam). Thí nghiệm
với 4 nghiệm thức có cùng mức protein là 47% và lipid là 28%. Nhưng tỷ lệ
dầu cá được thay thế bởi dầu cọ với các mức lần luợt là 0%, 25%, 50%, 100%.
Kết quả cho thấy cá tăng trọng cao nhất ở nghiệm thức 25% dầu cọ (363 gam).

- 11 -


CHƯƠNG III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
Đối tượng thí nghiệm: cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) được chọn từ

đàn cá giống sinh sản nhân tạo, cá có khối lượng trung bình khoảng 8,47
gam/con, chọn con giống đồng cỡ, khỏe mạnh, không bị bệnh tật, xây xát.
Nguyên liệu làm thức ăn cho cá: bột cá Kiên Giang, bột đậu nành, bột mì tinh,
dầu cá biển, dầu thực vật, vitamin, khoáng và chất kết dính.
Hóa chất: petroleum ether, chloroform, chlorine, formol, H2O2, H2SO4, NaOH,
dung dịch boric....Bể composite 2m3 (1 cái), bể nhựa 80 L (15 cái).
Hệ thống máy bơm, sục khí và lưới che chắn cho bể. Dụng cụ kiểm tra môi
trường: máy đo oxy, pH, nhiệt kế.
Dụng cụ trong phòng thí nghiệm: tủ nung, tủ sấy, tủ đông, hệ thống đun lọc xơ,
bộ máy phân tích đạm Kjedahl, hệ thống phân tích lipid Gerhardt, cân điện
tử...và dụng cụ chế biến thức ăn.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Hệ thống thí nghiệm
Hệ thống bể nhựa gồm 15 cái (có thể tích 80L/bể), có nước chảy tràn, sục khí
liên tục. Nguồn nước cung cấp cho hệ thống là nguồn nước máy cấp vào bể
2m3 và dùng máy bơm bơm vào hệ thống thí nghiệm.

Hình 3.1: Hệ thống thí nghiệm
- 12 -


3.2.2 Cá thí nghiệm
Cá tra được bắt về trước một tuần cho ăn thức ăn viên để cá quen với môi
trường thí nghiệm. Khối lượng trung bình 8,47 gam/con.

Hình 3.2: Cá thí nghiệm
3.2.3 Thức ăn thí nghiệm
Sử dụng bột cá Kiên Giang đã loại lipid để làm nguồn nguyên liệu chính.
Cách li trích lipid trong bột cá: Cho dung dịch petroleum ether vào ngập bột
cá, sau đó trộn cho ngấm đều và để yên khoảng 24 giờ. Sau đó, đổ dung dịch đã

ngâm bột cá và tiếp tục cho dung dịch petroleum ether mới vào. Lập lại vài lần
đến khi quan sát thấy dung dịch ngâm trong bột cá trở nên trong và có màu
trắng.
Đem bột cá đã loại lipid đi phân tích hàm lượng lipid, nếu lipid còn khoảng
0,5% thì phân tích các chỉ tiêu còn lại (đạm, tro) chuẩn bị làm thức ăn.
Thức ăn thí nghiệm được phối trộn từ các loại nguyên liệu chính: bột cá Kiên
Giang đã loại lipid, bột đậu nành, bột mì tinh, dầu cá biển, dầu thực vật,
vitamin, khoáng và chất kết dính.

- 13 -


Nguyên liệu làm thức ăn phải được bảo quản trong điều kiện thích hợp, tránh bị
ẩm mốc. Sơ đồ chuẩn bị thức ăn chế biến (dạng viên):
Nguyên liệu
Cân

Phối trộn nguyên liệu (trộn khô)

Trộn ướt

Ép viên

Sấy khô

Bảo quản thức ăn (vào bao nylon, trữ lạnh)
Bảng 3.1 Tỉ lệ các nguyên liệu trong công thức thức ăn

Nghiệm thức
(% DC)

NT 1
(100% DC)
NT 2
(75%DC)
NT 3
(50%DC)
NT 4
(25%DC)
NT 5
(0%DC)

DC
(%)

DĐN
(%)

Premix
khoángVitamin
(%)

20,7

7,6

0,0

2,0

2,0


10,2

37,6

20,7

6,1

1,5

2,0

2,0

10,2

20,0

37,6

20,7

4,0

3,6

2,0

2,0


10,2

20,0

37,6

20,7

2,0

5,6

2,0

2,0

10,2

20,0

37,6

20,7

0,0

7,6

2,0


2,0

10,2

Bột

(%)

Bột
ĐN
(%)

Bột mì
tinh
(%)

20,0

37,6

20,0

- 14 -

Dầu (%)

Kết
dính
(%)


CMC
(%)


Ghi chú: CMC: Carboxyl methyl cellulose.
DC: Dầu cá.
DĐN: Dầu đậu nành.

Bảng 3.2 Thành hóa học của thức ăn thí nghiệm
Nghiệm thức
(% DC)
NT 1 (100% DC)
NT 2 (75% DC)
NT 3 (50% DC)
NT 4 (25% DC)
NT 5 (0% DC)

Độ khô
(%)
92,5
93,9
92,0
92,4
91,8

Protein
(%)
32,8
32,9

31,8
32,0
31,5

Lipid
(%)
8,20
7,97
7,98
7,50
8,03

NFE
(%)
38,1
37,9
39,6
39,9
39,3

Tro
(%)
9,67
9,65
9,52
9,52
9,32


(%)

11,2
11,6
11,1
11,0
11,8

Thức ăn sau khi chế biến xong phải được bảo quản trong tủ lạnh để tránh bị ôi
dầu. Sự ôi dầu là phản ứng của các acid béo không no với oxi, đặc biệt là
những HUPA và PUPA trong dầu thực vật và dầu động vật. Đó là các phản ứng
peroxide hóa diễn ra vitro trong thức ăn khi bảo quản lâu ngày.
Sự ôi dầu làm ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn: làm giá trị HUPA (C22,3n-3,
C22,5n-3…) gây mùi khó chịu. Đồng thời sự oxi hóa các acid béo tạo ra các sản
phẩm trung gian là hydroperoxides chứa gốc carboxyl phản ứng với lysine, làm
mất giá trị các amino acid thiết yếu và mất hoạt tính các vitamin A, E, B6 và C.
Ngoài ra sự ôi dầu còn tạo ra nhiều chất độc, nếu động vật thủy sản ăn phải
thức ăn bị ôi dầu sẽ bị ngộ độc, ảnh hưởng sinh trưởng và chất lượng thịt cá.
Người ta dùng chỉ số peroxide để đánh giá sự ôi dầu. Chỉ số này được xác định
bằng phương pháp Lea.
3.2.4 Bố trí thí nghiệm
Cân trọng lượng cá bằng cân điện tử trước khi bố trí vào hệ thống thí nghiệm.
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức thức ăn có
cùng hàm lượng protein (32%), lipid (8,21%), và năng lượng (4,17 Kcal/g).
Mỗi nghiệm thức lập lại 3 lần.
Mật độ cá thí nghiệm 20 con/bể.
Thời gian thí nghiệm 6 tuần.

- 15 -


Bảng 3.3: Tỷ lệ dầu cá và dầu đậu nành trong công thức thức ăn.

Nghiệm thức (% dầu cá)
NT 1 (100% dầu cá)
NT 2 (75% dầu cá)
NT 3 (50% dầu cá)
NT 4 (25% dầu cá)
NT 5 (0% dầu cá)

Tỷ lệ dầu cá và dầu đậu nành
100% dầu cá + 0% dầu đậu nành
75% dầu cá + 25% dầu đậu nành
50% dầu cá + 50% dầu đậu nành
25% dầu cá + 75% dầu đậu nành
0% dầu cá + 100% dầu đậu nành

3.2.5 Chăm sóc và quản lý
Cá được cho ăn theo nhu cầu, mỗi ngày cho ăn 2 lần, vào lúc 8 giờ và 16 giờ.
Lượng thức ăn được ghi nhận hàng ngày.
Cá được theo dõi hằng ngày.
Định kỳ vệ sinh bể 1tuần/1 lần, siphon đáy bể khi dơ.
Các yếu tố môi trường như nhiệt độ được theo dõi hàng ngày, pH và oxy được
xác định hàng tuần.
3.2.6 Phương pháp thu và xử lí mẫu
3.2.6.1 Các chỉ tiêu môi trường: được thu 1 tuần/lần
Nhiệt độ: Đo 2 lần/ngày bằng nhiệt kế (sáng 7h30 và chiều 15h30).
pH và oxy hòa tan: Đo bằng máy.
3.2.6.2 Các chỉ tiêu dinh dưỡng
Xác định tăng trưởng của cá khi kết thúc thí nghiệm bằng cách cân khối lượng
toàn bộ cá thí nghiệm ở từng bể. Trước khi tiến hành thí nghiệm bắt ngẫu nhiên
10 con, sau khi kết thúc thí nghiệm thu 10 con/bể để phân tích thành phần hóa
học của cá. Mẫu cá được bảo quản lạnh bằng tủ đông để phân tích.

Phân tích thành phần hóa học của thức ăn và cơ thể cá với các chỉ tiêu:
- Ẩm độ: được xác định theo nguyên tắc sấy mẫu trong tủ sấy ở nhiệt độ 1050C
(4-5 giờ) đến khi trọng lượng ổn định.
- Tro: được xác định bằng cách đốt cháy mẫu và nung trong tủ nung ở nhiệt độ
5600C-600 0C khoảng 4 giờ. Quá trình này hoàn tất khi mẫu có màu trắng hoặc
màu xám.
- Xơ thô: được xác định sau khi xử lý mẫu bằng phương pháp thủy phân trong
dung dịch axit H2SO4 1,25% và dung dich bazơ KOH 1,25%.

- 16 -


×