Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

ĐẶC điểm HÌNH THÁI đá TAI của họ cá CHÉT (POLYNEMIDAE) và sự PHÁT TRIỂN TUYẾN SINH dục của cá PHÈN VÀNG(Polynemus longipectoralis) PHÂN bố ở bạc LIÊU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.41 MB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN VĂN KHÁNG

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI ĐÁ TAI CỦA HỌ CÁ CHÉT
(POLYNEMIDAE) VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TUYẾN SINH
DỤC CỦA CÁ PHÈN VÀNG (Polynemus Longipectoralis)
PHÂN BỐ Ở BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. HÀ PHƯỚC HÙNG

2010


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Hà Phước Hùng đã
hướng dẫn tận tình, giúp đỡ và đóng góp những ý kiến bổ ích trong suốt quá
trình thực hiện đề tài này.
Xin gởi lời cảm ơn Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản đã tạo mọi điều kiện tốt
nhất gúp em hoàn thành đề tài và cũng xin gởi lời cảm ơn đến quý thầy cô, cán
bộ đang công tác tại Bộ Môn Kinh Tế và Quản Lý Nghề Cá thuộc khoa Thủy
Sản đã gúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài cho đến hoàn thành đề
tài.
Xin bày tỏ lòng kính trọng chân thành đến gia đình và người thân đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất cả về vật chất cũng như tinh thần để em hoàn thành đề
tài.
Cuối cùng xin cảm ơn tất cả các bạn lớp Quản Lý Nghề Cá khóa 33 đã động


viên và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.

Nguyễn Văn Kháng

i


TÓM TẮT
Nghiên cứu về đặc điểm hình thái đá tai của một số loài cá thuộc học cá chét
(Polynemidae) phấn bố ở Bạc Liêu đã thực hiện từ tháng 6/2010 đến tháng
12/2010. Nhằm cung cấp thêm những thông tin cần thiết như: đặc điểm hình
thái đá tai, mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng thân cá, mối tương
quan giữa chiều dài đá tai với chiều dài và trọng lượng thân cá, đặc điểm phát
triển tuyến sinh dục,…. để làm công cụ hổ trực cần thiết cho việc định loại,
phát triển, và bảo tồn đối tượng trong tương lai. Qua thời gian thực hiện
nghiên cứu, kết quả thu được 3 loài trong họ cá chét. Với số mẫu tương ứng
như sau: Cá Chét (gộc) Eleutheronema tetradactylum (Shaw, 1804) có N = 67
cá thể, Cá Chét Bùn có N=1 cá thể, Cá Phèn Vàng Polynemus longipectoralis
(Weber & de Beaufort, 1922) có N = 138 cá thể, tất cả lượng mẫu này được
thu từ các chợ, ao đầm, các con sông của tỉnh Bạc Liêu và vùng ven biển Gành
Hào của tỉnh Bạc Liêu.
Bằng việc ghi nhận và mô tả chi tiết về hình thái đá tai của 3 loài cá Cá Chét
(Gộc) Eleutheronema tetradactylum (Shaw, 1804) thuộc giống cá Chét
Eleutheronema, Cá Chét Bùn, Cá Phèn Vàng Polynemus longipectoralis
(Weber & de Beaufort, 1922) thuộc giống Cá phèn sông: Polynemus
(Linnaeus) cho thấy hình thái đá tai của chúng có dạng hình thuôn chữ nhật,
hình oval, hình thoi có mặt trong lồi, mặt ngoài lõm, rãnh đá tai lõm và nằm ở
mặt trong.
Bằng phương pháp hồi qui đã xác định được phương trình tương quan giữa
chiều dài đá tai với chiều dài và trọng lượng thân cá, từ đó đã cho thấy được

tốc độ tăng trưỡng của đá tai có tương quan với tốc độ tăng trưởng của cá.
Từ kết quả của hệ số điều kiện (CF) và hệ số thành thục (GSI) trong thời gian
nghiên cứu nhận thấy cá Phèn Vàng là loài cá có sự đẻ trứng vào tháng 10 và
tháng 11 trong năm.

ii


MỤC LỤC
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................. 1
1.1 Giới thiệu ................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2
1.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 2
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................. 3
2.1 Đặc điểm về vị trí địa lý, tình hình nguồn lợi và khai thác ở bạc liêu ........ 3
2.1.1 Đặc điểm về vị trí và địa hình của tỉnh Bạc Liêu.................................... 3
2.1.2Diện tích, dân cư .................................................................................... 3
2.1.3 Địa hình, thổ nhưỡng............................................................................. 4
2.1.4 Tình hình nguồn lợi và khai thác của tỉnh Bạc Liêu ............................... 4
2.2 PHÂN LOẠI BỘ CÁ NHỤ (Mugiliformes).............................................. 5
2.2.1 Sơ lược về bộ cá nhụ ............................................................................. 5
Vị trí phân loại bộ cá nhụ Mugiliformes ......................................................... 5
2.2.2 Đặc Điểm Chung ................................................................................... 5
2.2.3 Đặc điểm từng loài ................................................................................ 5
2.2.3.1 Loài: Cá Chét (cá Gộc) Eleutheronema tetradactylum (Shaw, 1804) .. 5
2.2.3.2 Cá Phèn Vàng, Polynemus longipectorali (Weber and de Beaufort,
1922).............................................................................................................. 7
2.2.3.3 Cá Phèn Trắng Polynemus paradiseus (Linnaeus, 1758).................... 8
2.3 Đặc điểm đá tai của cá.............................................................................. 9
2.3.1 Đặc điểm chung về đá tai....................................................................... 9

2.3.2 Cấu tạo của đá tai .................................................................................10
2.3.3 Mô tả phương pháp lấy đá tai...............................................................12
2.3.4 Sự tương quan giữa chiều dài với trọng lượng .....................................13
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................15
3.1 Địa điểm nghiên cứu................................................................................15
3.2 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 06/2010 đến tháng 12/2010 ...................15
3.3 Vật liệu nghiên cứu: ................................................................................15
3.4 Phương pháp thu mẫu..............................................................................16
3.5 Phương pháp cố định mẫu: ......................................................................16
3.6 Phương pháp phân tích mẫu: ...................................................................16
Hình 3.2: Sơ đồ phân tích mẫu ......................................................................17
3.7 Phân tích các đặc điểm: ...........................................................................17
3.8 Phương pháp phân tích đá tai:..................................................................18
3.9 Phương pháp để xác định các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục ............18
3.10 Phương pháp sử lý số liệu:.....................................................................20
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................22

iii


4.1 Thành phần các loài cá thuộc họ cá họ cá Chét (Polynemidae) phân bố ở
Bạc Liêu:.......................................................................................................22
4.1.1 Cá Chét (cá Gộc) [Eleutheronema tetradactylum (Shaw, 1804)]...........22
4.1.2 Cá chét bùn: (cá nhụ 5 râu) (Polydactylus plebeius, 1782)....................23
4.1.3 Cá Phèn Vàng (Polynemus longipectoralis)(Weber and de
Beaufort,1922)) .............................................................................................24
4.2 Mô tả hình thái đá tai của một số loài cá thuộc Họ Cá Chét (Polynemidae).......25
4.2.1 Loài: Cá Chét (cá Gộc) [Eleutheronema tetradactylum (Shaw, 1804)]..25
4.2.2 Loài Cá Chét Bùn (cá nhụ 5 râu) (Polydactylus plebeius, 1782) ...........27
4.2.3 Loài: Cá Phèn Vàng (Polynemus longipectoralis (Weber & de Beaufort,

1922))............................................................................................................28
4.3 Quan hệ tương quan giữa chiều dài và trọng lượng thân cá của một số loài
thuộc họ cá chét (Polynemidae) phân bố ở Bạc Liêu......................................31
4.3.1 Phân tích mối quan hệ tương quan giữa chiều dài và trọng lượng thân cá
của loài cá chét [Eleutheronema tetradactylum (Shaw, 1804)]. .....................32
4.3.2 Phân tích mối quan hệ tương quan giữa chiều dài và trọng lượng thân cá
của loài cá phèn vàng [(Polynemus longipectoralis)(Weber and de
Beaufort,1922)] .............................................................................................33
4.4 Quan hệ tương quan giữa chiều dài của đá tai với chiều dài và trọng lượng
của thân cá. ...................................................................................................34
4.4.1 Phân tích mối tương quan giữa chiều dài đá tai và chiều dài thân cá chét
(Eleutheronema tetradactylum) (Shaw, 1804) ...............................................34
4.4.2 Phân tích mối tương quan giữa chiều dài đá tai và trọng lượng thân cá
chét (Eleutheronema tetradactylum) (Shaw, 1804). .......................................35
4.4.4 Phân tích mối tương quan giữa chiều dài đá tai và trọng lượng thân cá
của Cá Phèn Vàng (Polynemus longipectoralis)(Weber and de Beaufort,1922))
......................................................................................................................37
4.4.5 Nhận xét chung:....................................................................................38
4.5 Một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá phèn vàng (Polynemus
longipectoralis)(Weber and de Beaufort,1922)).............................................39
4.5.1 Hệ số điều kiện (CF).............................................................................40
4.5.2 Hệ số thành thục (GSI) .........................................................................41
4.5.3 Sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối...................................42
Nhận xét chung: ............................................................................................47
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.........................................................48
5.1 KẾT LUẬN:............................................................................................48
5.2 ĐỀ XUẤT: ..............................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................50

iv



Phụ Lục 3: CÁC KHÓA TRA PHÂN LOÀI (Trần Thị Thu Hương và Trương
Thủ Khoa, 1993) ...........................................................................................65

v


DANH MỤC HÌNH
Nội Dung
Hình 2.1: Bản đồ các tỉnh Bạc Liêu và các tỉnh lân cận
Hình 2.2: Cá Chét Eleutheronema tetradactylum(Shaw, 1804)

Trang
3
6

Hình 2.3: Cá Phèn Vàng Polynemus longipectoralis (Weber and de
Beaufort,1922) ................................................................................................ 7
Hình 2.4: Cá Phèn Trắng Polynemus paradiseus. Nguồn: Fishbase ................
8
Hình 2. 5: vị trí cặp đá tai trong cơ thể cá. Nguồn: Fishbase ............................
12
Hình 2.6: Cấu tạo của đá tai. Nguồn (Hồ Kim Lợi, 2010) ................................
12
Hình 2.7: Mô tả cách lấy ba cặp đá tai trong khoang sọ của cá
(Lawson, 2004) ................................................................................................
13
Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Bạc liêu................................................................ 15
Hình 3.2: Sơ đồ phân tích mẫu………………………………………...

17
Hình 4.1: Cá Chét Eleutheronema tetradactylum(Shaw, 1804) ........................
21
Hình 4.2 : Cá chét bùn .....................................................................................
22
Hình 4.3: Cá Phèn Vàng Polynemus longipectoralis (Weber and de
Beaufort,1922) ................................................................................................
23
Hình 4.4: Mô tả cấu trúc đá tai (Sagitta) của loài Cá Chét
Eleutheronema tetradactylum(Shaw, 1804)......................................................
25
Hình 4.5: Ảnh đá tai (Sagitta) của loài Cá Chét Eleutheronema
tetradactylum(Shaw, 1804) (Nhóm 1) ..............................................................
25
Hình 4.6: Ảnh đá tai (Sagitta) của loài Cá Chét Eleutheronema
tetradactylum(Shaw, 1804) (Nhóm 2) ..............................................................
26
Hình 4.7: Ảnh đá tai (Sagitta) của loài Cá Chét Eleutheronema
tetradactylum(Shaw, 1804) (Nhóm 3) ..............................................................
26
Hình 4.8: Mô tả cấu trúc đá tai (Sagitta) của loài Cá Chét Bùn ........................
27
Hình 4.9: Ảnh đá tai (Sagitta) của loài Cá Chét Bùn ................................ 27
Hình 4.10 : Mô tả cấu trúc đá tai (Sagitta) của loài Cá Phèn Vàng
(Polynemus longipectoralis (Weber & de Beaufort, 1922)) ..............................
29
Hình 4.11: Ảnh đá tai (Sagitta) của loài Cá Phèn Vàng (Polynemus
longipectoralis (Weber & de Beaufort, 1922))( nhóm 1) ................................
29
Hình 4.12: Ảnh đá tai (Sagitta) của loài Cá Phèn Vàng (Polynemus

longipectoralis (Weber & de Beaufort, 1922))( nhóm 2) ................................
30
Hình 4.13: Ảnh đá tai (Sagitta) của loài Cá Phèn Vàng (Polynemus
longipectoralis (Weber & de Beaufort, 1922))( nhóm 3) ................................
30
Hình 4.14: Mối tương quan giữa chiều dài Lt (cm) và trong lượng W
(g) của Cá chét (Eleutheronema tetradactylum (Shaw, 1804)) ..........................
32
vi


DANH MỤC HÌNH
Nội Dung
Trang
Hình 4.15: Mối tương quan giữa chiều dài Lt (cm) và trong lượng FW
(g) của Cá Phèn Vàng (Polynemus longipectoralis (Weber & de
Beaufort, 1922)) ...............................................................................................
33
Hình 4.16: Mối tương quan giữa chiều dài đá tai Lo (mm) và chiều dài
thân cá Lt (cm) của loài Cá Chét (Eleutheronema tetradactylum)
(Shaw, 1804). ................................................................................................
35
Hình 4.17: Mối tương quan giữa chiều dài đá tai Lo (mm) và trọng
lượng thân cá W (g) của loài Cá Chét (Eleutheronema tetradactylum)
(Shaw, 1804). ................................................................................................
36
Hình 4.18: Mối tương quan giữa chiều dài đá tai Lo (mm) và chiều
dài thân cá Lt (cm) của loài Cá Phèn Vàng (Polynemus
longipectoralis)(Weber and de Beaufort,1922))................................................
37

Hình 4.19: Mối tương quan giữa chiều dài đá tai Lo (mm) và trọng
lượng W (g) chủa Cá Phèn Vàng (Polynemus longipectoralis)(Weber
and de Beaufort,1922)) ...........................................................................................
38
Hình 4.20 : Tỷ lệ (%) các giai đoạn thành thục của loài Cá Phèn Vàng
(Polynemus longipectoralis)(Weber and de Beaufort,1922)) ............................
40
Hình 4.21: Hệ số điều kiện CF của loài Cá Phèn Vàng (Polynemus
longipectoralis)(Weber and de Beaufort,1922)) trong thời gian thực
hiện đề tài................................................................................................. 42
Hình 4.22: Sự biến động hệ số thành thục sinh dục (GSI) trung bình
của loài Cá Phèn Vàng (Polynemus longipectoralis)(Weber and de
Beaufort,1922)) ................................................................................................
43
Hình 4.23: Mối tương quan giữa trọng lượng thân cá Fw (g) và trọng
lượng buồng trứng Cá Phèn Vàng (Polynemus longipectoralis)(Weber
and de Beaufort,1922)).....................................................................................
45
Hình 4.24: Mối tương quan giữa trọng lượng thân cá Fw (g) và sức
sinh sản tuyệt đối (trứng) của Cá Phèn Vàng ....................................................
46
Hình 4.25: Mối tương quan giữa chiều dài thân cá Fw (g) và sức sinh
sản tuyệt đối (trứng) của Cá Phèn Vàng ................................................................
47

vii


DANH MỤC BẢNG
Nội Dung

Trang
Bảng 3.1: Bậc thang thành thục sinh dục theo Nikolsky (1963) .........................
18
Bảng4.1: Quan hệ tương quan giữa chiều dài và trọng lượng thân cá
của một số loài thuộc họ cá chét (Polynemidae) phân bố ở Bạc Liêu. ...............
31
Bảng 4.2: Sự biến động của các giai đoạn thành thục sinh dục của Cá
Phèn Vàng (Polynemus longipectoralis)(Weber and de
Beaufort,1922)) trong thời gian thực hiện đề
tài……………………………………………………………………..
40
Bảng 4.3: Hệ số điều kiện CF của loài Cá Phèn Vàng (Polynemus
longipectoralis)(Weber and de Beaufort,1922)) trong thời gian thực
hiện đề tài................................................................................................ 41
Bảng 4.4: Trong thời gian thực hiện đề tài, hệ số thành thục của Cá
Phèn Vàng (Polynemus longipectoralis)(Weber and de
Beaufort,1922))................................................................................................ 43
Bảng 4.5: Sức sinh sản tuyệt đối của loài Cá Phèn Vàng (Polynemus
longipectoralis)(Weber and de Beaufort,1922)) ...................................................
44
Bảng 4.6: Sức sinh sản tương đối của loài Cá phèn Vàng (Polynemus
longipectoralis)(Weber and de Beaufort,1922).....................................................
44

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
A: Số tia vây hậu môn
D1: Số tia vây lưng thứ nhất

D2: Số tia vây lưng thứ 2
P: Số tia vây ngực
V: Số tia vây đuôi
LT: Chiều dài thân cá (cm)
WT: Trọng lượng thân cá (g)
WO: Trọng lượng không nội tạng (g)
LOL: Chiều dài đá tai bên trái (mm)
LOR: Chiều dài đá tai bên phải (mm)
LOTB: Chiều dài trung bình đá tai (mm)

ix


Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Trong những năm gần đây, thủy sản Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể
cả về mặt số lượng lẫn chất lượng, đạt kim ngạch xuất khẩu đứng đầu trong số
các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Theo thông tin từ trang báo điện tử
(14/02/2010) thì kết thúc năm 2009, sản lượng thuỷ sản đạt 4847,6 nghìn tấn,
tăng 5,3% so với năm 2008, trong đó cá đạt 3654,1 nghìn tấn, tăng 5,3%; tôm
537,7 nghìn tấn, tăng 7,2%...
Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng năm 2009 ước tính đạt 2569,9 nghìn tấn, tăng
4,2% so với năm trước, chủ yếu do các địa phương tiếp tục chuyển đổi và mở
rộng diện tích nuôi trồng theo hướng kết hợp đa canh, đa con. Bên cạnh đó,
mô hình nuôi thuỷ sản lồng, bè tiếp tục phát triển, đặcbiệt là nuôi lồng, bè trên
biển ở các tỉnh: Kiên Giang, Quảng Nam, Ninh Thuận, Phú Yên, Hải Phòng.
Tính chung số lồng bè nuôi thuỷ sản năm 2009 của cả nước đạt 98,4 nghìn
chiếc, tăng 12,6 nghìn chiếc (tăng 14,7%) so với năm 2008.
Sản lượng thuỷ sản khai thác năm 2009 ước tính đạt 2277,7 nghìn tấn, tăng
6,6% so với năm trước (tốc độ tăng cao nhất trong 8 năm trở lại đây), trong đó

khai thác biển đạt 2086,7 nghìn tấn, tăng 7,2%.
Tuy nhiên trước tình hình khai thác bừa bãi hiện nay của các ngư dân, nguồn
lợi thủy sản Việt Nam đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt, với hơn 241 loài
đang bị đe dọa tiệt chủng (Nguyễn Văn Chiêm, 2002). Một số đối tượng có
nguy cơ không thể khôi phục lại quần thể ban đầu. Trong đó họ cá chét
(Polynemidae) là một trong những họ cá đang bị cạn kiệt đáng kể cả về mặt số
lượng lẫn chất lượng. Với phẩm chất thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao, cá
chét đang là đối tượng nuôi và khai thác rất có tiềm năng, mang lại nhiều lợi ít
kinh tế lớn trong tương lai. Tuy nhiên hiện nay cá chét chưa được nuôi rộng
rãi nguyên nhân chính là do khó khăn trong khâu kỹ thuật nuôi củng như
không có nguồn giống chất lượng tốt.
Vì vậy với những nghiên cứu cơ bản làm nền tảng cho những nghiên cứu ứng
dụng tiếp theo để đưa đối tượng này trở thành đối tượng nuôi phổ biến là đều
cấp thiết hiện nay. Một trong những nghiên cứu cơ bản đó là nghiên về đặc
điểm hình thái đá tai và những đặc điểm về sinh sản của cá. Vấn đề liên quan
mật thiết giữa đá tai, đặc điểm sinh sản với sự sinh trưởng, phát triển và vòng
đời của cá. Bên cạnh đó đá tai còn là công cụ để xác định độ tuổi (champers và
Miller, 1995; Fowler và Short, 1998; Stewart, 1999 được trích dẫn bởi Dianne
Furlani và ctv, 2007) và thành phần loài (Tovalga và ctv, 1981; Poper và Lu,

1


2000, được trích dẫn bởi Dianne Furlani và ctv, 2007). Mặt khác đá tai còn là
nguồn tài liệu rất quang trọng trong việc hỗ trợ trực tiếp và chính xác cho công
tác định loại các loài thuộc họ cá chét (Polynemidae) đang phân bố ở Bạc
Liêu. Do vậy, đề tài; “Đặc điểm hình thái đá tai của họ cá chét
(Polynemidae) và sự phát triển tuyến sinh dục của cá phèn vàng
(Polynemus longipectoralis) phân bố ở Bạc Liêu” đã được thực hiện. Nhằm
nghiên cứu được sự sinh trưởng và phát triển của các loài cá thuộc họ cá chét

(Polynemidae), thông qua việc phân tích đá tai và đặc điểm phát triển sinh dục
của các loài này hiện đang phân bố ở Bạc Liêu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu này nhằm giúp chúng ta có thêm những hiễu biết về đặt
tính sinh học, sinh sản của các loài cá thuộc họ cá chét (Polynemidae). Từ đó
kết quả sẽ là cơ sở khoa học cho các công trình nghiên cứu tiếp theo nhằm
phục vụ cho công tác định loại, bảo tồn và phát triển đối tượng nuôi trong
tương lai.
1.3 Nội dung nghiên cứu
 Mô tả các đặc điểm hình thái đá tai của 4 loài cá thuộc họ cá Chét
(Polynemidae).
 Phân tích mối quan hệ tương quan giữa chiều dài và trọng lượng thân
cá.
 Phân tích mối quan hệ tương qua giữa chiều dài, trọng lượng thân cá
với chiều dài đá tai của cá.


Phân tích đặc điểm phát triển tuyến sinh dục của cá phèn vàng.

2


Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm về vị trí địa lý, tình hình nguồn lợi và khai thác ở bạc liêu
2.1.1 Đặc điểm về vị trí và địa hình của tỉnh Bạc Liêu
Bạc Liêu là một tỉnh thuộc duyên hải vùng đồng bằng sông Cửu Long, miền
Nam Việt Nam. Phía bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Sóc
Trăng, tây bắc giáp Kiên Giang, tây và tây nam giáp Cà Mau, đông và đông
nam giáp biển với 56 km bờ biển.


Hình 2.1: Bản đồ các tỉnh Bạc Liêu và các tỉnh lân cận
2.1.2Diện tích, dân cư
Bạc Liêu có diện tích tự nhiên 2.520,6 km² và dân số năm điều tra dân số ngày
01/04/2009 là 856.250 người với mật độ dân số 339 người/km². Nếu so với 63
tỉnh, thành phố thì Bạc Liêu đứng thứ 40 về diện tích và thứ 48 về dân số.
Trên địa bàn Bạc Liêu có 3 dân tộc sinh sống, người Kinh chiếm phần lớn,
tiếp đến là người Khmer và người Hoa. Theo tài liệu tổng điều tra dân số
(1999) thì trong tổng số dân trên địa bàn Bạc Liêu, người Kinh chiếm gần

3


90,0%; người Khmer chiếm 7,9%; người Hoa chiếm 3,1%; các dân tộc còn lại,
mỗi dân tộc chỉ có dưới 100 người, thậm chí chỉ có trên dưới một chục người.
2.1.3 Địa hình, thổ nhưỡng
Bạc Liêu là vùng đất trẻ, được hình thành chủ yếu do sự bồi lắng phù sa ở các
cửa biển tạo nên. Phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là đất bằng nằm ở độ cao
trên dưới 1,2 m so với mặt biển, còn lại là những giồng cát và một số khu vực
trũng ngập nước quanh năm. Địa hình có xu hướng thấp dần từ đông bắc
xuống tây nam và khu vực nội đồng thấp hơn vùng gần bờ biển. Trên địa bàn
tỉnh có nhiều kênh rạch lớn như kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp, kênh Cạnh Đền,
kênh Phó Sinh, kênh Giá Rai. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch của Bạc Liêu nối
với biển bằng cửa Gành Hào, cửa Nhà Mát và cửa Cái Cùng. Ngoài phần đất
liền còn có vùng biển rộng 40.000 km². Biển Bạc Liêu có tiềm năng hải sản
tương đối lớn với 661 loài cá và 33 loài tôm, cho phép đánh bắt mỗi năm 2430 vạn tấn cá và khoảng 1 vạn tấn tôm (, 2010)
2.1.4 Tình hình nguồn lợi và khai thác của tỉnh Bạc Liêu
Biển Bạc Liêu nằm trong ngư trường Đông Nam Bộ, có nguồn thủy, hải sản
phong phú. Toàn tỉnh có 1.070 phương tiện khai thác, đánh bắt thủy sản,
nhưng chỉ có 360 phương tiện đánh bắt xa bờ. Động vật biển bao gồm 661 loài
cá, 319 giống thuộc 938 họ, trong đó có nhiều loài có trữ lượng và giá trị kinh

tế cao như: tôm, cá hồng, cá gộc, cá sao, cá tha, cá chim, cá đường,…Tôm
biển có 33 loài khác nhau, có thể đánh bắt hơn 10.000 tấn/năm. Trữ lượng cá
đáy và cá nổi hơn 100.000 tần/năm, có thể trở thành nơi xuất nhập khẩu trực
tiếp. Ngoài ra, tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn thứ hai trong cả nước,
với hơn 118.000 ha chỉ đứng sau tỉnh cà mau (,
2010)
Thủy sản được khẳng định là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh trong giai
đoạn hiên nay củng như những năm tiếp theo. Bạc Liêu có tiểm năng rất lớn
về kinh tế thủy sản, tổng sản lượng thủy sản năm 2008 là 204.100 tấn, diện
tích nuôi trồng thủy sản năm 2008 là 125.167 ha, sản lượng nuôi trồng thủy
sản là 130.600 tấn bao gồm 65.780 tấn tôm, 64.850 tấn cá. Sản lượng thủy sản
đánh bắt là 73.500 tấn, trong đó tôm 13.500 tấn, sản lượng cá 60.000 tấn. Số
lượng tàu thuyền đánh bắt thủy sản là 802 phương tiện với tổng công suất là
99.512CV (Trang thông tin điện tử Bạc Liêu. Giới thiệu khái quát về tỉnh Bạc
Liêu. Cập nhật 12/08/2008).

4


2.2 PHÂN LOẠI BỘ CÁ NHỤ (Mugiliformes)
2.2.1 Sơ lược về bộ cá nhụ
Theo Trương Thủ khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) ở Đồng bằng sông
Cửu Long Việt Nam thì Bộ cá Nhụ Polynemiformes có 1 họ là Polynemidae.
Trong đó, họ Polynemidae có 2 giống là Eleutheronema và Polynemus
(Linnaeus).
Vị trí phân loại bộ cá nhụ Mugiliformes
Bộ Cá Nhụ: Polynemiformes
Họ Cá Chét: Polynemidae
Giống Cá Nhụ: Eleutheronema
Loài: Cá Chét (cá Gộc) (Eleutheronema tetradactylum (Shaw, 1804))

Giống Cá phèn sông: Polynemus (Linnaeus)
Loài: Cá Phèn Vàng [Polynemus longipectoralis (Weber & de
Beaufort, 1922)]
Loài: Cá Phèn Trắng [Polynemus paradiseus (Linnaeus,1758)]
2.2.2 Đặc Điểm Chung
Thân dài, có 2 vây lưng. Miệng tương đối rộng, nằm dưới mõm, có răng nhỏ.
Mắt có mi mỡ. Vây ngực gồm 2 phần, phần dưới kéo dài thành sợi rất dài ở
con nhỏ và ngắn hơn đối với cá trưởng thành. Cá ăn động vật.
2.2.3 Đặc điểm từng loài
2.2.3.1 Loài: Cá Chét (cá Gộc) Eleutheronema tetradactylum (Shaw, 1804)
Bộ Cá Nhụ: Polynemiformes
Họ Cá Chét: Polynemidae
Giống Cá Nhụ: Eleutheronema
Kích thước tối đa
Độ dài tối đa: 200 cm, thông thường chiều dài: 50 cm, không giới tính
(Menon, A.G.K. and M. Babun Rao, 1984), trọng lượng tối đa: 145 kg (Grant,
E.M., 1978).

5


Đặc trưng hình thái
D1: VII

D2: I, 15-16

A: III, 16-17

P: 16-17


V: I, 5

Hình 2.2: Cá Chét Eleutheronema tetradactylum(Shaw, 1804)
()
Thân dài và dẹp ngang. Mõm nhô ra, miệng rất rộng. có răng nhỏ. Không có
môi trên, răng dưới hạn chế về góc miệng. Mắt to, có mi mỡ che kín. Thân phủ
vảy lược nhỏ. Đường bên hoàn toàn. Khởi điểm vây hậu môn đối xứng với
vây lưng thứ 2. Vây ngực gồm 2 phần. Phần trên liền nhau, tia vây không phân
nhánh. Phần dưới gồm 4 tia rời, tia đầu tiên dài nhất và đến vây bụng. Vây
đuôi chẻ 2, sâu, hai thùy bằng nhau. Phía trên lưng màu xánh bạc, dưới bụng
màu trắng. Vây lưng và vây hậu môn màu xám, rìa đen. Vây bụng và vây hậu
môn màu da cam. Tia rời vây ngực trắng. Có một đốm thẩm trên nắp mang
(Mai Đình Yên, 1992)
Môi trường sống
Chủ yếu sống vùng ven biển, vùng nước ngọt, lợ, mặn, độ sâu từ 0-23m
(Kailola, P.J., M.J. Williams, P.C. Stewart, R.E. Reichelt, A. McNee and C.
Grieve, 1993). Thức ăn chủ yếu là động vật giáp xác (đặc biệt là tôm)và cá
nhỏ (Motomura, H, 2004)
Phân bố
Cá sống chủ yếu ở nước lợ và mặn, rất ít gặp ở nước ngọt. Vùng phân bố khá
rộng trãi dài từ Trung Quốc đến Thái Lan (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu
Hương, 1993).

6


Giá trị kinh tế
Cá có kích thước lớn sản lượng khá cao, thịt ngon, có giá trị kinh tế. Có thể ăn
tươi, đông lạnh, phơi khô hoặc muối.
2.2.3.2 Cá Phèn Vàng, Polynemus longipectorali (Weber and de Beaufort,

1922)
Bộ Cá Nhụ: Polynemiformes
Họ Cá Chét: Polynemidae
Giống Cá phèn sông: Polynemus (Linnaeus)
Kích thước tối đa
Độ dài tối đa: 20 cm, không giới tính (Rainboth, 1996)
Đặc trưng hình thái
D1: VII

D2: I, 15-17

A: II, 13

V: I, 5

P: 16-17

Hình 2.3: Cá Phèn Vàng Polynemus longipectoralis (Weber and de
Beaufort,1922)
Thân dài, hơi dẹp ngang. Đầu nhọn ở phía trước, mõm nhô ra, miệng rộng
nằm dưới đầu. Không có môi trên, môi dưới phát triển. Răng dạng long nhung
trên mỗi hàm. Răng lá mía và răng khẩu cái hai đốm mỗi bên, xếp theo hình
vòng cung. Mắt nhỏ, có mi mỡ. Xương hàm phía sau mỡ to và kéo dài quá bờ
sau ổ mắt. Đầu phủ vảy. Vảy lược hơi lớn trên thân. Đường bên hoàn toàn và
kéo dài lên cả vây đuôi. Vây ngực gồm hai phần. Phần trên bình thường và có
vảy nách, 7 tia rời ở dưới, 3 tia dài đầu tiên dài gấp đôi chiều dài cá. Vây đuôi
chẻ 2, sâu, thùy trên dài hơn thùy dưới. Khởi điểm vây hậu môn dưới vây lưng
thứ 2. Thân màu vàng, lưng thẩm hơn. Các vây màu xám nhạt. Tia rời vây
ngực có màu đen (Mai Đình Yên, 1992).
7



Môi trường sống
Là loài sống đáy, chủ yếu sống ở các con sông vùng nước ngọt và nước lợ
(Riede, K, 2004). Thức ăn là động vật giáp xác, cá nhỏ, và các sinh vật đáy
(Motomura, 2004).
Phân bố
Bán đảo Mã Lai, Sumatra và Kalimantan, Việt Nam.
Giá trị kinh tế
Cá có thịt ngon, sản lượng tương đối cao, có giá trị kinh tế nhất định.
2.2.3.3 Cá Phèn Trắng Polynemus paradiseus (Linnaeus, 1758)
Bộ Cá Nhụ: Polynemiformes
Họ Cá Chét: Polynemidae
Giống Cá phèn sông: Polynemus (Linnaeus)
Kích thước tối đa
Độ dài tối đa: 23 cm, thông thương chiều dài: 17 cm, không giới tính (Menon,
AGK và M. Rao Polynemidae Babun 1984).
Đặc trưng hình thái
D1: VII

D2: I, 16

A: II, 12

V: I, 5

P: 16-17

Hình 2.4: Cá Phèn Trắng Polynemus paradiseus. Nguồn: Fishbase
Thân thon dài, hơi dẹp bên. Đầu nhọn, miệng rộng nằm dưới mõm, rạch miệng

kéo dài qua mắt. Không có môi trên, môi dưới phát triển. Có răng mịn trên cả
2 hàm, xương lá mía và xương khẩu cái củng có răng. Mắt có mi mỡ. Đầu phủ
vảy. Thân phủ vảy lược nhỏ. Đường bên hoàn toàn kéo dài lên cả vây đuôi.

8


Vây ngực gồm 2 phần. Phần trên bình thường, có vảy nách, phần dưới gồm 7
tia rời kéo thành sợi dài, 2 tia đầu tiên kéo dài khỏi vây đuôi một đoạn bằng
chiều dài chuẩn. Tia thứ 3 chỉ kéo dài tới vây đuôi. Vây đuôi chẻ 2, rất sâu.
Khởi điểm vây hậu môn dưới vây lưng thứ 2. Lưng có màu xanh xám, hông và
bụng trắng bạc. Xương nắp mang màu xám đen. Tia rời vây ngực màu đen
(Mai Đình Yên, 1992).
Môi trường sống
Là loài sống đáy, Cá sống chủ yếu ở nước lợ và mặn, nhưng cũng thường bắt
gặp ở nước ngọt, với độ sâu 0-25m (Motomura, H., S.O. Kullander, T.
Yoshino and Y. Iwatsuki, 2002). Thức ăn chủ yếu là trên động vật giáp xác
(đặc biệt là tôm), cá nhỏ và sinh vật đáy
Phân bố
Phân bố ở Miến Điện, Ấn Độ, Thái Lan, Mã Lai, ĐBSCL Việt Nam (Trương
Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993)
Giá trị kinh tế
Thịt ngon, nhưng sản lượng thấp, không có giá trị kinh tế.
2.3 Đặc điểm đá tai của cá
2.3.1 Đặc điểm chung về đá tai
Trong thế giới của các loài cá, mỗi loài có những cách truyền đạt và nhận biết
thông tin rất riêng. Mà một trong những cách truyền đạt thông tin để nhận biết
tín hiệu đó là mỗi loài phát ra một loại âm thanh đặt biệt riêng, và để nhận biết
được những âm thanh phứt tạp trong thế giới của chúng thì cá phải có cấu tạo
tai trong hoàn chỉnh, trong đó đá tai là một trong những bộ phận then chốt. Đá

tai có cấu tạo bằng xương, nó phản ứng với những sóng âm khác với phản ứng
của cơ thể nó. Chuyển động nhỏ của đá tai kích thích những lông tơ ở tai
trong, từ đó truyền tín hiệu thần kinh lên nảo. Tai trong củng rất quan trọng
trong việc giữ thăng bằng cho cá, trong đó đá tai là trung tâm của chiếc la bàn
hồi chuyển của cá. Những chuyển động của đá tai thông tin cho nảo cá biết
được tốc độ và hướng di chuyển của cá.
Đá tai phát triển bởi các tích tụ liên tục của các lớp cacbonat canxi. Trong thời
gian lắng đọng, một số nguyên tố tích tụ trong đá tai tương ứng với nồng độ
nước biển, mặc dù các tỷ lệ có thể thay đổi theo nhiệt độ và độ mặn (Campana
et al, 1994. Fowler et al., 1995). Vì vậy, những thành phần nguyên tố có trong
đá tai có thể phản ánh điều kiện môi trường nước tại thời điểm cá sinh sống.

9


Đá tai tăng tích tụ một chu kỳ hàng ngày của vật chất ở mức điển hình của 1-5
μm mỗi ngày.
Đá tai tích tụ oxy đồng vị theo tỷ lệ khác nhau phụ thuộc vào nhiệt độ môi
trường. vì vậy nó phản ảnh nhiệt độ nước trong thời gian cá sống ở đấy. Đá tai
của cá hoá thạch hiện nay được dùng để xác định nhiệt độ thời tiền sử. Tỷ lệ
thành phần chất đồng vị ổn định trong đá tai có thể chỉ ra cá này là loài ăn cỏ,
ăn tạp hay ăn thịt và còn chỉ ra nguồn quang hợp sơ cấp trong chuổi thức ăn
của nó (thí dụ như có phải tảo hay thực vật cao cấp hơn là thức ăn chủ yếu của
nó hay không) và các ứng dụng rất có ít khác trong quản lý nghề cá như định
loại, xác định tuổi và tốc độ tăng trưởng…..
Có nhiều hình dạng khác nhau và kích cỡ của đá tai giữa các loài khác nhau.
Đá tai quan trọng đối với việc xác định tuổi tác và nghiên cứu sự tăng trưởng
của cá đối với các nhà khoa học. Con số này cho thấy các vòng tăng trưởng
của một bộ phận đá tai có hình giốn g mui đã được xem dưới ánh sáng phản
chiếu. Diện tích tối hơn hoặc "khu mờ" đại diện cho một giai đoạn tăng trưởng

nhanh. Diện tích trắng hay "khu đục" đại diện cho một giai đoạn tăng trưởng
chậm hơn.
Một số hình dạng đá tai thường gặp
Hình thoi

Obvate

Panhvàle

Tròn

Tam giác

Thuôn chữ nhật

Hình vuông

Oval

2.3.2 Cấu tạo của đá tai
Đá tai (Otoliths) là cấu trúc cacbonat canxi nằm trực tiếp phía sau não của các
loài cá xương.
Đá tai bao gồm chủ yếu là khoáng aragonite, là một dạng của cacbonat canxi
(Degens et al., 1969). Chúng cũng chứa từ 0,2 – 10% chất hữu cơ ở dạng của
một protein được gọi là otolin. Otolin có trọng lượng phân tử trên 150000 và
10


được đặc trưng bởi sự phổ biến cao của axit aspartic và glutamic, sự hiện diện
của cystine và hydroxyproline, và một lượng ở mức thấp của axit thơm và axit

amin (Degans et al., 1969).
Có ba cặp đá tai trong mỗi cá thể, tất cả đều trợ giúp cá trong sự cân bằng và
điều chỉnh cơ thể: i) Sagitta-lớn nhất trong 3 cặp đá tai; tham gia vào việc phát
hiện các âm thanh và quá trình xử lý, hoặc chuyển đổi các sóng âm thanh
thành tín hiệu điện; ii) Asteriscus-tham gia vào việc phát hiện các âm thanh và
quá trình xử lý; iii) Lapillus-tham gia vào việc phát hiện của lực hấp dẫn và
âm thanh (Popper và Lu.2000).
Đá tai tiếp nhận thông tin nhờ những sợi lông tơ nhỏ của các biểu mô cảm giác
và bề mặt của đá tai (Popper và Coombs, 1982; Popper, 1983). Màng otolithic
duy trì vị trí của đá tai đối với các biểu mô cảm giác, trong khi cho phép hai
cấu trúc di chuyển độc lập với nhau (Poper và Coombs,1980). Hầu hết tất cả
các loài cá thì 3 cặp đá tai đều nằm trong 3 túi. Mỗi cấu trúc túi là đá tai riêng
của nó, đá tai của utriculus thì được gọi là lapillus, đá tai của saccalus thì được
gọi là sagitta, và đá tai của legena thì được gọi là asteriscus. Lapillus là hình
thái điển hình ít biến đổi. Sagitta và asteriscus là cả 2 hình thái biến đổi cá, với
asteriscus sự hiện diện của nó biến đổi và phát triển lớn nhất ở ostariophysine
teleosts, và sagitta thì ở nonostariophysine teleosts (Platt and Popper, 1981).
Sagittae thường có dạng hình bầu dục và dẹt theo chiều ngang với vành trơn
hoặc vành crenulated. Sagittae thì có tiến trình phát triển rất tốt hoặc các vành
cao không đều. Mặt bên của sagitta thường không đều. Các mặt trung gian
thường nhẵn và hầu như được xác định rõ, gọi là các tính năng thường xuyên.
Nolf (1985) đã trình bày 1 bảng tóm tắt thuật ngữ được sử dụng để mô tả bộ
mặt trung gian, tuy nhiên, không có thuật ngữ phát triển để mô tả mặt bên của
sagitta. Một rãnh sâu hình thành nơi macula tiếp xúc với mặt trung gian của
sagitta thì được gọi là sulcus. Nó thường có hình dạng giống như macula
(Gauldie, 1988) và hình thái khác nhau từ 1 trong những nhóm kế khác nhau.
Sulcus có thể được chia thành 2 vùng, vùng phía trước được gọi là ostium và
khu vực phía sau được gọi là cauda. Trong acanthopterygians ostium thì
thường mở rộng và có hình bầu dục, caudau thì hơi thon dài, giống như một
cái đuôi (Nolf, 1985).


11


Vị trí đá tai trong cơ
thể cá nhìn ngang

Vị trí đá tai trong cơ thể cá
nhìn từ trên xuống

Hình 2.5: vị trí cặp đá tai trong cơ thể cá. Nguồn: Fishbase

Hình 2.6: Cấu tạo của đá tai. Nguồn (Hồ Kim Lợi, 2010)
2.3.3 Mô tả phương pháp lấy đá tai
Ta có đầu cá như hình a. Sau đó dùng dao mổ cắt dọc theo đường giữa đầu cá
như hình b và hình c. Sau đó, lấy hết phần óc cá ra ngoài thì ta sẽ thấy được vị
trí của ba cặp đá tai như hình d. Thông thường, các nhà nghiên cứu chỉ sử
dụng cặp đá tai chính (sagitta) để nghiên cứu, bởi vì đây chính là cặp đá tai lớn
nhất trong số ba cặp đá tai, thuận lợi trong công tác nghiên cứu. Đá tai sau khi
lấy ra khỏi đầu cá thì sẽ được làm khô để không còn các chất dịch và máu cá,

12


và sẽ được rửa sạch lại bằng cồn Êtylic 70 0 để loại trừ các mô liên kết, sau đó
được bảo quản trong lọ kính.

Hình 2.7: Mô tả cách lấy ba cặp đá tai trong khoang sọ của cá (Lawson, 2004)
Đá tai sau khi thu thập sẽ được cân trọng lượng và đo chiều dài đồng thời mô
tả các đặc điểm về hình thái của đá ta thông qua ảnh chụp dưới kính lúp theo

phương pháp của Harkonen (1986).
2.3.4 Sự tương quan giữa chiều dài với trọng lượng
Mối quan hệ giữa chiều dài với trọng lượng có tầm quan trọng trong nghiên
cứu như: Goncalves et al., 1996; Bolger và Connoly, 1989; Erkoyuncu, 1995;
King, 1996; Moutopoulos và Stergiou, 2000)
 Chiều dài và trọng lượng có sự thay đổi thì độ tuổi của các loài cá cũng
thay đổi.
 Sử dụng để ước tính tỷ lệ tử vong.
 Sử dụng để đánh giá tỷ lệ sống.
Mối quan hệ giữa chiều dài cá với trọng lượng thì được giải thích bởi một
phương trình cân bằng và được xác định bằng một phương trình hồi quy tuyến

13


tính của số liệu được ghi nhận về chiều dài cá và trọng lượng cá (Ricker,1975)
Sự khác biệt về giá trị tăng trưởng có thể là sự kết hợp của một số yếu tố sau:
(Tesch, 1971; Wootton, 1998)
 Sự khác biệt trong số lượng mẫu.
 Mùa vụ khai thác.
 Môi trường sống.
 Mức độ to của dạ dày.
 Sự thành thục.
 Giới tính.
 Tình trạng sức khỏe.
 Kỹ thuật bảo quản.
 Sự khác biệt trong phạm vi quan sát.

14



Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1 Địa điểm nghiên cứu
Các khu vực ven sông, ven biển và các chợ thuộc các huyện của tỉnh Bạc
Liêu.
3.2 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 06/2010 đến tháng 12/2010
Điễm thu mẫu

Cần Thơ
Kiên
Giang

Sóc Trăng

Cà Mau

Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Bạc Liêu
3.3 Vật liệu nghiên cứu:
 Cân điện tử
 Thước đo
 Thước Pamme
 Giấy bóng mờ
 Dao mổ
15


×