Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu sự phát triển tuyến sinh dục và quá trình thành thục của cá nhệch (pisodonophis boro hamilton, 1822) trong điều kiện nuôi nhốt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.59 MB, 84 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------

---------



BÙI VĂN ðIỀN

NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN TUYẾN SINH DỤC VÀ QUÁ
TRÌNH THÀNH THỤC CỦA CÁ NHỆCH
(Pisodonophis boro Hamilton, 1822) TRONG ðIỀU KIỆN NUÔI NHỐT


Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp

Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản
Mã số: 606270

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Xân










Hà Nội – 2011

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….
i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng luận văn và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề ñược sử dụng bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này
ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả



Bùi Văn ðiền











Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….

ii

LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Viện ñào tạo sau ñại học
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, Phòng ðào tạo và Hợp tác Quốc
tế - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản 1 cùng Anh, Chị Em ñồng
nghiệp Trạm nghiên cứu Thuỷ sản Nước lợ - Trung tâm Quốc gia giống hải
sản miền Bắc ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành ñề
tài trong thời gian qua.
Lời cảm ơn sâu sắc tôi xin dành cho thầy hướng dẫn TS. Lê Xân người
ñã ñịnh hướng, dạy bảo và giúp ñỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình làm ñề
tài.













Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN........................................................................................... i


LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii

MỤC LỤC.................................................................................................... iii

DANH MỤC HÌNH...................................................................................... iv

DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................... vi

PHẦN I. MỞ ðẦU........................................................................................ 1

PHẦN II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU...................................................... 4

2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 4

Sản xuất giống và nuôi thương phẩm............................................................. 8

2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................ 8

PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................... 12

3.1. ðối tượng, phạm vi, thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu.......................... 12

3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 12

3.2.1.Phương pháp tiếp cận......................................................................... 12

3.2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 13


3.2.2.1. Bố trí thí nghiệm ............................................................................. 13

3.2.2.2. Thu mẫu và cố ñịnh mẫu nghiên cứu sinh học................................. 14

3.3. Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu .................................. 19

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................... 20

4.1. Cơ cấu giới tính của ñàn cá trong ñiều kiện nuôi nhốt........................... 20

4.1.1. Phân biệt giới tính.............................................................................. 20

4.1.2. Hình thái ngoài tuyến sinh dục........................................................... 20

4.1.3. Môi trường ao nuôi nhốt cá Nhệch..................................................... 22

4.1.4. Sinh trưởng của ñàn cá trong ñiều kiện nuôi nhốt.............................. 23

4.1.5. Cơ cấu giới tính quần ñàn cá Nhệch nuôi .......................................... 24

4.2. Nghiên cứu quá trình thành thục của cá Nhệch trong ñiều kiện nuôi..... 25

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….
iv
4.2.1. Sự phát triển về tổ chức học của tuyến sinh dục................................. 25

4.2.1.1. Các giai ñoạn phát triển của noãn sào............................................ 25

4.2.1.2. Các giai ñoạn phát triển của tinh sào.............................................. 30


4.2.1.3. Tuyến sinh dục ở cá có cả tế bào trứng và tinh sào ......................... 33

4.2.2. Hệ số thành thục và mùa vụ sinh sản ................................................. 35

4.2.3. Tỷ lệ thành thục ñàn cá nuôi vỗ.......................................................... 38

4.2.4. Tuổi thành thục ñàn cá nuôi............................................................... 39

4.2.5. Sức sinh sản của cá Nhệch nuôi. ........................................................ 40

V. KẾT LUẬN VÀ ðẾ XUẤT.................................................................... 42

5.1. Kết luận ................................................................................................ 42

5.2. ðề xuất ................................................................................................. 43

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 43

PHỤ LỤC.................................................................................................... 47


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Phân biệt ñực cái..........................................................................20

Hình 4.2. Hình thái ngoài TSD cá ñực..........................................................21

Hình 4.3. Hình thái ngoài buồng trứng cá cái ...............................................21

Hình 4.4. Biến ñộng môi trường ao nuôi nhốt cá Nhệch ...............................22


Hình 4.5. Tỷ lệ % cá ñực và cá cái ở từng cỡ cá ...........................................24

Hình 4.6. Tỷ lệ giới tính theo chiều dài ở từng cỡ cá ....................................25

Hình 4.7. Cơ cấu giới tính của ñàn cá trong các tháng nuôi nhốt .................25

Hình 4.8: Noãn bào ở giai ñoạn I (phóng ñại 400 lần). .................................26

Hình 4.9: Noãn bào ở giai ñoạn II (phóng ñại 800 lần).................................27

Hình 4.10: Noãn bào ở giai ñoạn III (phóng ñại 1000 lần)............................28

Hình 4.11: Noãn bào ở giai ñoạn IV (phóng ñại 1000 lần)............................28

Hình 4.12. Noãn bào ở giai ñoạn V (phóng ñại 1000 lần).............................29

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….
v
Hình 4.13. Các noãn bào ở giai ñoạn thoái hoá.............................................30

Hình 4.14. Lát cắt dọc thuỳ tinh hoàn cá ñực (phóng ñại 400 lần) ................30

Hình 4.15. TSD ñực ở giai ñoạn I (phóng ñại 400 lần) .................................31

Hình 4.16. TSD ñực ở giai ñoạn II (phóng ñại 1000 lần)..............................31

Hình 4.17. TSD ñực ở giai ñoạn III (phóng ñại 1000 lần).............................32

Hình 4.18. TSD ñực ở giai ñoạn IV..............................................................32


Hình 4.19. TSD ñực ở giai ñoạn V ...............................................................33

Hình 4.20. TSD ñực ở giai ñoạn chuyển giới tính (phóng ñại 400 lần) .........34

Hình 4.21. TSD cá nhệch ñực ở giai ñoạn chuyển giới tính (phóng ñại 400
lần)
...............................................................................................................34

Hình 4.22. Hệ số thành thục của cá Nhệch cái..............................................36

Hình 4.23: Biến ñộng các giai ñoạn thành thục của cá nhệch cái ..................36

Hình 4.24. Hệ số thành thục của cá Nhệch ñực.............................................37

Hình 4.25: Biến ñộng các giai ñoạn thành thục của cá nhệch ñực................37


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Tăng trưởng khối lượng và chiều dài của ñàn cá nuôi...................23

Bảng 4.2: Kết quả kiểm tra cá cái .................................................................38

Bảng 4.3: Kết quả kiểm tra ñàn cá ñực .........................................................39

Bảng 4.4: Kiểm tra tuổi thành thục của cá cái...............................................40

Bảng 4.5. Tuổi và mức ñộ thành thục của ñàn cá ñực ...................................40

Bảng 4.6. Quan hệ giữa sức sinh sản với khối lượng cá Nhệch.....................41







Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BW Khối lượng thân
W Khối lượng
GSI (%) Hệ số thành thục
LT Chiều dài tổng
n Số mẫu
ppt Phần nghìn
S
o
/
00
ðộ muối
TSD Tuyến sinh dục
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….
1
PHẦN I. MỞ ðẦU

Cá Nhệch (Pisodonophis boro) là loài cá nước lợ có thịt thơm ngon. Ở
nước ta, cá Nhệch phân bố khắp vùng triều ven bờ từ Bắc vào Nam. Ở mỗi
ñịa phương chúng ñược mang những cái tên khác nhau: cá Nhệch (miền Bắc)
cá Lịch cụ (miền Trung và Nam bộ). Cá Nhệch ñược khai thác quanh năm

lượng cá khai thác ñược tiêu dùng nội ñịa và xuất khẩu qua Trung Quốc thông
qua con ñường tiểu ngạch (Bùi Văn ðiền, 2009).
Do có giá trị cao, thị trường tiêu thụ lớn, cá Nhệch tự nhiên ñang bị
khai thác quá mức bằng nhiều loại phương tiện. Mặt khác các hoạt ñộng nuôi
trồng thuỷ sản ven biển làm thu hẹp vùng triều, sự ô nhiễm từ lục ñịa theo các
sông rạch ra biển cũng góp phần làm suy giảm nguồn lợi cá Nhệch (Bùi Văn
ðiền, 2009). Bởi vậy nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá Nhệch là công
việc cần thiết ñáp ứng nhu cầu nuôi là cần thiết, năm 2008 – 2009 Viện
nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 ñã tiến hành thực hiện ñề tài “ Nghiên cứu
thăm dò sản xuất giống nhân tạo cá Nhệch”. ðề tài ñã tiến hành nghiên cứu
một số ñặc ñiểm sinh học của cá Nhệch như: ñặc ñiểm dinh dưỡng, sinh
trưởng, nghiên cứu xác ñịnh tuổi và kích cỡ thành thục, mùa vụ sinh sản, sức
sinh sản của cá Nhệch trong tự nhiên. ðề tài ñã nghiên cứu nuôi vỗ thành thục
cá trong ao, thử nghiệm cho sinh sản nhân tạo, tuy nhiên tỷ lệ cá thành thục
tham gia sinh sản thấp, chưa thành công trong việc kích thích sinh sản
ðối với phần lớn các loài cá biển ñể có thể sinh sản nhân tạo phải có
ñàn cá bố mẹ ñược thuần dưỡng và nuôi vỗ trong ñiều kiện nhân tạo, mặc dầu
có thể bắt ñược cá tự nhiên có tuyến sinh dục thành thục nhưng khó có thể
cho chúng ñẻ trứng, thụ tinh khi chưa ñược thuần hoá. Biện pháp chung cho
hầu hết các loài cá là tạo ñàn cá bố mẹ từ cỡ cá giống, nuôi lớn tuyển chọn và
nuôi vỗ thành thục, song song với quá trình nuôi vỗ nghiên cứu quá trình phát
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….
2
triển tuyến sinh dục là nhiệm vụ cần thiết phải triển khai. Xuất phát từ mục
ñích ñó, ñược phép của Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội và Phòng ðào
tạo - Viện Nghiên cứu NTTS 1 tôi thực hiện ñề tài “Nghiên cứu sự phát
triển tuyến sinh dục và quá trình thành thục của cá Nhệch (Pisodonophis
boro Hamilton, 1822) trong ñiều kiện nuôi nhốt”
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chung

:
Góp phần hoàn thiện nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học sinh sản cá Nhệch
làm cơ sở cho việc nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất giống
nhân tạo cá Nhệch.
Mục tiêu cụ thể:

Nắm ñược quá trình phát triển của tuyến sinh dục và các ñặc ñiểm sinh
học sinh sản của cá Nhệch trong ñiều kiện nuôi làm cơ sở khoa học trong
nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo.
Nội dung nghiên cứu
(1). Nghiên cứu cơ cấu giới tính ñàn cá nhệch nuôi trong ao
(2). Nghiên cứu sự phát triển tuyến sinh dục cá Nhệch và quá trình
thành thục cá Nhệch trong ñiều kiện nuôi nhốt
Ý nghĩa khoa học thực tiễn của ñề tài

a) Ý nghĩa khoa học.
- Kết quả của ñề tài là tài liệu tham khảo tốt cho các công trình nghiên cứu
tiếp theo về nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo, nuôi thương phẩm, bảo tồn
và tái tạo nguồn lợi cá Nhệch;
- Số liệu của ñề tài có thể dùng ñể giảng dạy trong các trường ñại học, cao
ñẳng, trung học kỹ thuật và phổ thông.
b) Ý nghĩa thực tiễn.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….
3
- Thành công của ñề tài ñóng góp dữ liệu, bổ sung cơ sở khoa học cho việc
nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Nhệch ở nước ta.
Mặc dù có nhiều cố gắng tuy nhiên không tránh khỏi những sai sót.
Kính mong nhận ñược ý kiến ñóng góp của Thầy cô, cán bộ hướng dẫn và các
bạn ñồng nghiệp!.






















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….
4
PHẦN II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Vị trí phân loại:

Bộ: Anguilliformes (eels and morays)
Họ: Ophichthidae (Snake eels), subfamily: Ophichthinae
Giống: Pisodonophis

Loài: Pisodonophis boro Hamilton, 1822
Tên tiếng Anh: Swamp eel, Snake - eel, rice paddy ell, rice eel.
Tên tiếng Việt: Cá Nhệch
Giống cá Nhệch Pisodonophis Kaup có 4 loài là: Pisodonophis boro,
Pisodonophis micropterus, Pisodonophis cancrivorus, Pisodonophis oligodon.
Loài Pisodonophis boro ñã thấy có tới 17 synonyms của nhiều tác giả (Fish base
2007) theo Henry W. Fowler., 1932 loài này có 9 synonym (Ophisurus boro,
Ophichthys boro, Pisoodonophis boro, Pisodonophis boro, Conger microstoma,
Ophisurus fallens, Pisoodonofhis pollens, Ophichthys pollens, Ophisurus
harancha)
Cá Nhệch (Pisodonophis boro) là loài cá biển rộng muối, rộng nhiệt, chiều
dài tối ña ñạt 100cm, có thể sống trong cả môi trường nước ngọt, nước lợ và
nước mặn (Mc Cosker J. E., P. H. J. Castle, 1986).

Phân bố:

Trên thế giới cá Nhệch phân bố ở vùng Ấn ðộ - phía Tây Thái Bình
Dương: từ vịnh Tanzania tới Natal (Nam Phi) và phía Nam Ấn ðộ tới
Srilanka. Trải rộng từ ñông Ấn ðộ qua Indonesia tới Polynesia (Sommer C.,
W. Schneider and J. M. Poutiers., 1996).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….
5









Hình 2.1. Phân bố của cá Nhệch (Pisodonophis boro)
Cá Nhệch sống ñáy vùng ñầm phá ven bờ, vùng cửa sông và vào sâu
trong vùng nước ngọt kể cả trong ruộng lúa. Chúng ưa nền ñáy bùn phù sa,
ñất pha cát (Rainboth W.J. 1996).

Hình 2.2. Cá Nhệch (Pisodonophis boro) nuôi tại Trạm Quý Kim

ðặc ñiểm sinh thái:
Subramanian A. (1979) khi thí nghiệm về sức chịu ñựng của cá Nhệch
với biến ñổi ñộ mặn thu ñược kết quả cá Nhệch có thể sống ở ñộ mặn 70‰ và
thay ñổi ñột ngột xuống ñộ mặn thấp 0 - 2‰ cá vẫn không bị ảnh hưởng. Hệ
ñiều hoà áp xuất thẩm thấu ở loài cá này rất tốt do ñó chúng có khả năng thích
ứng với biên ñộ dao ñộng ñộ mặn lớn.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….
6
ðặc ñiểm hình thái loài cá Nhệch
Cá Nhệch có cơ thể tương tự như loài rắn có hình trụ, thon dài, màu
xanh nâu oliu hoặc vàng sáng (Mc Cosker. J. E và P. H. J. Castle., 1986). Cá
nhệch không có vảy nhưng vây ngực phát triển, tia vây kém phát triển, vây
lưng, vây bụng không phát triển và có dạng như gờ mỏng. Vây lưng bắt ñầu
từ cuối vây ngực phía sau mang kéo dài tới ñuôi, vây bụng bắt ñầu từ hậu
môn kéo dài tới cuối ñuôi. Trên da có lớp màng nhày, khó có thể bắt hay nắm
giữ ñược cơ thể của chúng. ðầu hình nón, mũi nhô ra phía trước, mồm rộng
và có thể há to, môi trên không rõ ràng. Răng dạng hạt, hàm trên có hàng răng
nhỏ trải dài theo bề mặt bên xương hàm. Mắt nhỏ có ñường kính nằm trong
khoảng 1,05 - 2,2mm (Tilak and Kanji SK., 1969). Giác mạc mỏng, có tác
dụng ñể bảo vệ mắt, Cá có mang rất nhỏ và hầu như kém phát triển, mang mở
ra tạo cho ñầu có hình chữ V. ðường bên không rõ ràng xương sống chạy dài

từ ñầu ñến ñuôi có 171 - 173 ñốt sống (Talwar, P.K., A.G. Jhingran., 1991).

Những nghiên cứu về giải phẫu học cá Nhệch:

Cá Nhệch có hộp sọ hình thon dài và nhỏ dần từ vùng tai cho ñến phần
chóp mũi, Xương sọ ñược cấu tạo rắn chắc bởi hộp xương cứng khoẻ và bởi
sự liên kết trong xương hàm trên và giữa các xương thuộc vùng trán bởi phần
mở rộng giữa các xương ổ mắt, bởi phần mũi rộng bởi các ñiểm liên kết và
bởi sự chồng khít lên nhau giữa các xương gốc của phần hộp sọ (De Schepper
N, De Kegel B; Adriaens D., 2007). Vây ñuôi biến mất hoàn toàn ở loài cá
Nhệch (P. boro), trong các loài cá Nhệch kích thước của các cơ gấp phần lưng
và bụng ñều giảm. Sự kết hợp bên trong theo chiều dài cho phép các gốc của
vây lưng có thể chuyển ñộng riêng rẽ so với các gốc vây bụng (Subramanian
A. 1984).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….
7
ðặc ñiểm dinh dưỡng và tập tính bắt mồi:

Thức ăn ưa thích nhất là giáp xác ñặc biệt là cáy (Uca annulipes) và tôm
cá nhỏ. Cá nhệch bắt mồi chủ ñộng, chúng thường tìm ñến hang của các loài
giáp xác nhỏ, chui vào ñó ñể bắt mồi (Atkinson RJA, Taylor AC. 1991).
Subramanian, A, 1984 khi nghiên cứu về tính ăn của cá Nhệch cho rằng: cá
Nhệch có ñặc ñiểm cơ thể tương ñối giống với loài rắn, chúng có ba hình thức
ăn chủ yếu là: sự nuốt, sự giữ và sự quấn tròn ñể bắt và nắm giữ mồi tuỳ theo
kích thước và ñộ cứng rắn của con mồi do ñó mà nguồn thức ăn của chúng rất
ña dạng bao gồm các loài ngoài tự nhiên như: tôm, cua, còng, cáy và các loài
cá nhỏ, các loài giun … Cá Nhệch có khả năng sống trong nhiều tuần mà
không cần sử dụng thức ăn (Helfman G.S., J.B.Clark, 1986).


Tập tính sống

Cá Nhệch (Pisodonophis boro ) ñược tìm thấy ở các ñầm phá và vùng
cửa sông, ñi vào vùng nước nông và có thể chui sâu vào các thuỷ vực nước
nhạt nội ñịa thông thường chịu ảnh hưởng của thủy triều của các khúc sông và
di cư ngược dòng gần tới những vùng thuộc ven bờ sông. Sống trong các lỗ ở
ñáy thuỷ vực và tích cực bắt các con cá nhỏ vào ban ñêm. Trong mùa khô,
chúng thường ñào hang, sâu xuống dưới bùn, do vậy chúng có khả năng sống
trong một khoảng thời gian dài mà không cần tới nước (Sommer, C., W.
Schneider và J.M. Poutiers., 1996).

Sinh trưởng
Chưa có nhiều nghiên cứu về sinh trưởng của cá Nhệch, tác giả
McCosker, J.E. and P.H.J. Castle., 1986 cho biết cá Nhệch (Pisodonophis
boro) một năm tuổi thường có chiều dài 1m và cân nặng là 0,5kg.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….
8
ðặc ñiểm sinh sản

Năm 1996 Rainboth khi ñiều tra về ña dạng sinh học vùng ven bờ
Cambodia phát hiện mùa mưa là mùa sinh sản của cá Nhệch, vào thời gian
này bắt gặp nhiều cá nhệch di chuyển từ vùng nước mặn vào vùng nước nông
ven bờ ñể ñẻ trứng, trứng ñược ñẻ vào trong các tổ. Ngoài công bố của ông
chưa có nghiên cứu nào công bố về ñặc ñiểm sinh sản của cá Nhệch.
Do nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh sản của cá Nhệch quá hạn chế, các
nghiên cứu về ñặc ñiểm phân bố, tập tính sống, sinh trưởng và dinh dưỡng
cần thiết ñể có thể hiểu thêm những ñặc ñiểm ñặc trưng cho loài. Mặt khác so
sánh với các loài khác trên cơ sở ñó tìm hiểu thêm tập tính sinh sản và các
ñặc ñiểm sinh sản khác.


Sản xuất giống và nuôi thương phẩm

Chưa có tài liệu công bố về vấn ñề này

2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam cá Nhệch phân bố ở khắp vùng ven biển phía Bắc tập
trung nhiều nhất vùng cửa sông Hải Phòng, Thái Bình, Nam ðịnh, Ninh Bình
(Kết quả ñiều tra nguồn lợi vùng triều, 1982).
Nghiên cứu về nguồn lợi: Một số kết quả ñiều tra nguồn lợi cá biển
Việt Nam của Viện Nghiên cứu Hải sản xác ñịnh loài cá Nhệch phân bố ở
Việt nam có tên khoa học Piosodonophis boro tên ñịa phương thường gọi là
cá nhệch, cá lịch cụ. Một số tác giả khác chỉ nói ñến sự xuất hiện của loài này
ở vùng biển ven bờ phía Bắc Việt Nam (ðỗ Văn Khương, 1998; Vũ Trung
Tạng, 1998; Nguyễn Hữu Phụng., 2001).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….
9
Trong 2 năm 2005 - 2006 Trạm nghiên cứu thuỷ sản Nước lợ - Viện
nghiên cứu NTTS 1 ñã nghiên cứu ñối tượng này. Trạm ñã tiến hành ñiều tra
khảo sát về phân bố, tình hình khai thác và ñặc ñiểm sinh học cá Nhệch tại 3
vùng: Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình. Kết quả ñiều tra cho thấy: những
năm 2000 trở về trước, nguồn lợi cá nhệch rất phong phú có thể thu gom ñược
hàng trăm kg cá thương phẩm tại mỗi vùng. Hiện nay tại vùng khai thác cá
Nhệch ở Tiên Lãng (vùng có sản lượng lớn trước ñây) cao nhất chỉ ñược vài
chục kg. Tại Kim Sơn - Ninh Bình thì sản lượng còn thấp hơn (ñây là vùng
nổi tiếng với món gỏi Nhệch nên tốc ñộ khai thác quá nhanh). Vùng Hà Nam
- Phong Cốc thuộc huyện Yên Hưng Quảng Ninh là nơi có trữ lượng cá nhệch
tương ñối lớn và có nghề khai thác cá nhệch từ lâu ñời, trong 5 năm gần ñây
sản lượng khai thác toàn vùng chỉ vài chục kg. Hiện nay số người làm nghề
khai thác cá Nhệch cũng ít dần. Sản lượng thu hoạch tại ñầm 17 ha thuộc
Trạm Nghiên cứu Thuỷ sản Nước lợ giảm dần trong những năm gần ñây, năm

2001 thu ñược 50 kg cá nhệch thương phẩm nhưng năm 2002 chỉ thu ñược 12
kg và năm 2005 chỉ thu ñược 2 kg (Mai Công Khuê, 2005).
Theo những kết quả ñiều tra khảo sát từ những người làm nghề khai
thác cá Nhệch vùng bãi triều, chúng tôi ñã thu ñược một số thông tin quan
trọng về ñặc ñiểm sinh sản của cá Nhệch ngoài tự nhiên như sau:
- Vào mùa mưa tháng 5 – 8, thường bắt gặp cá Nhệch rời khỏi các hang,
lỗ vùng bãi triều với số lượng lớn với nhiều kích cỡ. ðặc biệt trong số ñó có
nhiều cá thể mang trứng, khi mổ cá thấy có 2 dải trứng trải dài từ cổ ñến lỗ
sinh dục, màu vàng ñậm. Cũng vào khoảng thời gian này, tần xuất bắt gặp cá
cái mang trứng rất cao hơn thời gian khác, nhưng rất hiếm gặp cá ñực thành
thục sinh dục.
- Tháng 9 – 10, một số ngư dân ñã nhìn thấy sự xuất hiện cá Nhệch con
trong ñầm nước lợ, vùng cửa sông và sâu trong vùng nước nhạt nội ñịa
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….
10
Năm 2008 – 2009, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản 1, thực hiện
ñề tài ‘Nghiên cứu thăm dò sản xuất giống nhân tạo cá Nhệch” do SUDA
tài trợ, là một nghiên cứu mới nhất về cá nhệch ñã xác ñịnh ñược một số vấn
ñề về như sau:
Về sinh học sinh sản cá Nhệch:

- Tuyến sinh dục (TSD) cá ñực và cá cái là hai dải nằm sát xương sống
lưng, chạy dài từ ngực qua hậu môn ñến gần hết thận. Dải TSD cá ñực gồm các
thuỳ hình quả thận, cá còn nhỏ dải nhỏ và trong suốt, cá trưởng thành dải có
màu trắng sữa. Ở cá cái dải TSD gợn sóng, cá còn nhỏ dải có màu trong suốt,
cá trưởng thành dải có màu vàng ñậm, khi cá tham gia sinh sản các hạt trứng
trong buồng trứng rời nhau. Quá trình phát triển TSD cá Nhệch trải qua 6 giai
ñoạn ở cả cá ñực lẫn cá cái.
- Cơ cấu giới tính trong quần ñàn: Kết quả giải phẫu cho thấy: ñối với
những cá thể có khối lượng < 300g/con tỷ lệ cá ñực là 61,44%, cá cái là

38,56% Cá có khối có khối lượng trên 300g/con, không có cá ñực mà 100% là
cá cái. Như vậy rất có thể ở cá Nhệch có sự chuyển ñổi giới tính từ cá ñực ở
cỡ cá nhỏ (< 300 gam) sang cá cái ở cỡ cá lớn hơn (từ 300 gam trở lên). Tuy
nhiên, do thời gian nghiên cứu còn ngắn, số lượng mẫu ñại diện chưa nhiều
nên kết luận này chỉ dừng lại là những nhận ñịnh ban ñầu.
- Sức sinh sản tuyệt ñối của cá Nhệch trung bình là 230820 trứng/cá cái
(dao ñộng từ 98229 - 340368 trứng/cá cái). Sức sinh sản tương ñối trung bình
là 418610 trứng/kg cá cái (dao ñộng từ 284187 - 538333 trứng/kg cá cái). Sức
sinh sản phụ thuộc vào chiều dài, khối lượng và tuổi cá.
- Tháng 5 - 7 hệ số thành thục của cá cái và cá ñực ñều cao: cá cái là
6,45%; cá ñực là 2,07% có thể minh chứng rằng thời gian này là mùa vụ sinh
sản của cá Nhệch.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….
11
- Tuổi và kích cỡ thành thục: Cá cái thành thục có tuổi 3
+
, 4
+
, 5
+
với kích
thước từ từ 77 - 120cm. Cá ñực chủ yếu thành thục ở tuổi 2
+
và 3
+
với kích
thước từ 54 - 71,5cm.
Ngoài những kết quả trên, ñề tài ñã thành công trong việc thuần dưỡng cá
Nhệch từ con giống tự nhiên cỡ 100g – 150g/con về nuôi trong ao nước lợ
ñến cỡ 300 -500g/con ñạt tỷ lệ sống trên 90%. Các nghiên cứu bước ñầu cũng

cho thấy tuyến sinh dục cá Nhệch có thể phát triển ñến giai ñoạn III,IV trong
ñiều kiện nuôi.
Tuy nhiên các nỗ lực nghiên cứu cho cá Nhệch sinh sản nhân tạo ñã
chưa thành công. Bởi vậy các nghiên cứu về quá trình phát triển tuyến sinh
dục, cơ cấu giới tính trong quần ñàn, quá trình chuyển ñổi giới tính tự nhiên
và sự chín muồi sinh dục... cần ñược tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….
12
PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
3.1. ðối tượng, phạm vi, thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu.

Loài cá Nhệch: Pisodonophis boro (Hamilton, 1822)
Giống: Pisodonophis
Họ: Ophichthidae (Snake eels), subfamily: Ophichthinae

Bộ: Anguilliformes (eels and morays)
Tên tiếng Anh: Swamp eel, Snake - eel, rice paddy ell, rice eel.
Tên tiếng Việt: Cá Nhệch răng hạt (Nguyễn Viết Nghĩa, 2005).
ðịa ñiểm nghiên cứu:
Trạm nghiên cứu Thủy sản Nước lợ phường Hải Thành – Dương Kinh – Hải
Phòng.
Thời gian nghiên cứu : Tháng 4/2010 ñến 03/2011.
3.2. Phương pháp nghiên cứu.
3.2.1.Phương pháp tiếp cận
(1). Nghiên cứu sự phát triển tuyến sinh dục và quá trình thành thục của
cá nhệch trong ñiều kiện nuôi nhốt. Tiến hành thu mẫu tuyến sinh dục của
ñàn cá bố mẹ qua các tháng trong năm, ñánh giá về tổ chức học tuyến sinh
dục, các chỉ số về hệ số thành thục, kích cỡ thành thục, tỷ lệ thành thục, mùa
vụ sinh sản.
ðàn cá bố mẹ phải ñược nuôi thuần dưỡng trong ao. Kế thừa kết quả
nghiên cứu trước, cá bố mẹ phải có các tiêu chuẩn như: Cá cái có khối lượng
lớn hơn 300g/con ñộ tuổi 3
+
, ñàn cá ñực có khối lượng 150 – 200g, ñộ tuổi
2,3
+
. ðiều kiện nuôi và chế ñộ chăm sóc áp dụng theo như nghiên cứu của Bùi
Văn ðiền, 2009.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….
13
(2). Nghiên cứu sự biến ñổi giới tính tự nhiên của cá trong ñiều kiện nuôi:
các vấn ñề cần giải quyết là xác ñịnh cơ cấu giới tính của ñàn cá (giới tính của
ñàn cá theo thời gian nuôi, quan hệ giới tính theo kích cỡ cá...).
ðể ñánh giá cơ cấu giới tính qua các tháng nuôi cần phải có ñàn cá có
kích cỡ ban ñầu từ (chiều dài Ltb: 50 - 60cm, khối lượng Wtb 100 -150g/con

tỷ lệ ñực cái là 61 và 38%, cỡ lớn hơn không có cá ñực. ðàn cá này ñược nuôi
trong ao nước lợ. ðịnh kỳ hàng tháng theo dõi sinh trưởng, thu mẫu xác ñịnh
giới tính trong các tháng trong năm, ñồng thời ñánh giá các chỉ số về sinh học
sinh sản như hệ số thành thục (cá ñực), tổ chức học của tuyến sinh dục trong
các tháng.
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.2.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm nghiên cứu cơ cấu giới tính, tương quan giữa giới tính theo
kích cỡ, thời gian nuôi:
- ðàn cá nghiên cứu: tổng số 1050 con cá Nhệch kích cỡ trung bình 100
– 150g/con, chiều dài từ 50 – 60cm.
- Ao nuôi: Nuôi trong ao bát giác (ao xây) có diện tích 500m
2
, bờ và ñáy
bê tông ñể tránh cá ñào lỗ trốn thoát, ký hiệu AC1. ðể tạo môi trường gần
ñiều kiện sống tự nhiên cá sinh sống, ñáy ao nuôi có ñắp các mô ñất có chiều
cao 0,4m thể tích 2m
3
làm nơi trú ẩn cho cá. Ao này gọi là ao nuôi cá hậu bị
bố mẹ
- Nguồn nước cấp: Nước cấp ñược xử lý qua ao lắng, ao nuôi rong làm
sạch nước. Duy trì ổn ñịnh các yếu tố môi trường: DO: 5 – 7mg/l, pH 7,8 –
8,5; S
0
/
00
10 – 25ppt.
- Chế ñộ chăm sóc: Thức ăn bằng cá tạp và tép moi. Lượng thức ăn hàng
ngày 5- 7% khối lượng thân, kiểm sát khẩu phần thức ăn thông qua quan sát
sàng cho ăn hàng ngày.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….
14
Nghiên cứu sự phát triển tuyến sinh dục và quá trình thành thục của cá
Nhệch trong ao nuôi:
- ðối với cá cái: Tiến hành nuôi thành thục ñàn cá có kích cỡ 300g –
550g/con, chiều dài 80 – 90cm, số lượng 350 con. Ao này gọi là ao nuôi vỗ
thành thục.
- ðối với cá ñực: Kích cỡ trung bình ban ñầu 100 – 150g/con, chiều dài
từ 50 – 60cm. Số lượng 1050 con. Tuyển chọn từ ñàn cá hậu bị (tiêu chí lựa
chọn con ñực dựa vào vây ngực) ñánh giá các chỉ số thành thục.
- Ao nuôi: Sử dụng ao AC2 có diện tích, cấu tạo bờ ñáy và xây dựng các
mô ñất giống như ao AC1.
- Nguồn nước cấp và chế ñộ chăm sóc giống như ñối với ao nuôi cá hậu
bị bố mẹ AC1
3.2.2.2. Thu mẫu và cố ñịnh mẫu nghiên cứu sinh học
Phương pháp thu
mẫu

(1) Mẫu nghiên cứu về cơ cấu giới tính ñàn cá
: Thu từ ao nuôi cá hậu bị
ðịnh kỳ hàng tháng thu mẫu với số lượng 30 con/mẫu. Nghiên cứu các chỉ số
sinh trưởng, tỷ lệ giới tính.
(2) Mẫu nghiên cứu về quá trình thành thục
(xác ñịnh các chỉ số hệ số
thành thục, tỷ lệ thành thục, mùa vụ sinh sản, sức sinh sản..).
- Cá cái: Thu từ ao nuôi thành thục cá cái (kích cỡ 300g – 550g/con,
chiều dài 80 – 90cm, số lượng 350 con.).
+ Số lượng mẫu thu 144 mẫu cá cái (12 mẫu/tháng)
+ Chỉ tiêu nghiên cứu: sự phát triển tuyến sinh dục, hệ số thành thục, mùa vụ
sinh sản, sức sinh sản, tỷ lệ thành thục

Cá ñực: Thu mẫu ở ñàn cá ñực ao nuôi cá bố mẹ hậu bị cỡ 50 – 60cm,
khối lượng ban ñầu 100 – 150g/con.
+ Số lượng mẫu thu 144 mẫu ñực (12 mẫu/tháng)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….
15
+ Chỉ tiêu nghiên cứu: sự phát triển tuyến sinh dục, hệ số thành thục, mùa vụ
sinh sản, tỷ lệ thành thục
Cố ñịnh
mẫu

ðối với ñặc ñiểm hình thái bên ngoài: Mẫu cá ñược giải phẩu ñể cân ño các
chỉ tiêu tại hiện trường, sau ñó cố ñịnh mẫu những phần cần phân tích
khác ñể ñưa về phân tích tại phòng thí nghiệm
tại Trạm
ðối với mẫu nghiên cứu tuyến sinh dục
: Cá Nhệch vừa mới bắt lên, mổ
bụng lấy nội quan và tách lấy tuyến sinh dục cố ñịnh bằng dung dịch Bouin
trung tính và sau ñó ñược tiến hành cắt mô.
Phân tích Các chỉ tiêu nghiên cứu sinh
học

- Xác ñịnh các chỉ tiêu sinh học sinh
sản

Kích thước thành thục: ño chiều dài tổng (LT) và khối lượng (BW) của cá
có tuyến sinh dục phát
triển, ñể xác ñịnh kích cỡ thành thục.
Xác ñịnh các giai ñoạn phát triển của tuyến sinh
dục:
.

Quan sát ñặc ñiểm của tuyến sinh dục:
bằng mắt thường kết hợp với tiêu
bản mô học ñể xác ñịnh các giai ñoạn phát triển của tuyến sinh dục dựa
theo 6 bậc thang thành thục của Nikolsky (1963). Từ ñó dự ñoán mùa vụ
sinh sản theo sự phát triển của buồng trứng.
a. Kỹ thuật làm tiêu bản mô tế bào học tuyến sinh dục ñược thực hiện theo
David, E.H (1990) với các bước cơ bản sau:
- Các mẫu tuyến sinh dục ñược cố ñịnh bằng dung dịch Bouin rồi bảo
quản trong cồn 80
o
.

- Cố ñịnh mẫu tuyến sinh dục: Cá sau khi bắt lên, mổ sinh học lấy
mẫu tuyến sinh dục cố ñinh trong dung dịch Bouin trung tính, thành phần
của dung dịch Bouin như sau:
+Acid picric bão hòa 750ml
+ Formaldehyde (37- 40%) 250ml
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….
16
+ Acid acetic 50ml
ðịnh hình mẫu trong 24h sau ñó ngâm nước từ 1 - 3h
- Khử nước ở mẫu cố ñịnh: lần lượt ñưa mẫu qua cồn Etylic ở các
nồng ñộ khác nhau tăng dần:
+ Cồn 70%: 1 lần, 30 - 60 phút
+ Cồn 95%: 3 lần, mỗi lần 30 - 60 phút
+ Cồn 100%: 3 lần, mỗi lần 30 - 60 phút
- Làm trong mẫu: mẫu sau khi ñược khử nước bằng cồn Etylic ñược làm
trong bằng Xilen:
+ Xilen I: 1 lần trong 60 phút
+ Xilen II: 1 lần trong 60 phút

- Thấm Parafin: mẫu ñã ñược làm trong chuyển vào Parafin ñun nóng ở
nhiệt ñộ 56-58
o
C, trong 4 giờ.
- ðúc Parafin:
+ Sử dụng máy ñể ñổ Parafin ñã nóng chảy vào khuôn ñã có mẫu
sẵn, sau ñó ñặt khuôn lên dàn lạnh cho Parafin ñông lại tạo ra khối Parafin
ñã có mẫu. Mẫu ñược giữ tập trung ở một mặt của khuôn ñể khi cắt lát
ñược thuận tiện.
+ Cát gọt khối Parafin chứa mẫu: dùng dao mỏng cắt bỏ những phần
Parafin thừa và mặt của khối mẫu vào sâu 3 - 5µm.
- Cắt lát mẫu:
+ Gắn khối Parafin chứa mẫu vào máy Microtom.
+ Tiến hành cắt những lát mô dày 5 - 7µm.
+ Chọn những lát cắt ñẹp, ñồng nhất và liên tục (những lát cắt không
bị vỡ, bị nứt) ñưa vào trong nước ấm khoảng (40 - 50
o
C) ñể lát cắt giãn ra,
không bị nhăn.
+ Dùng lam kính ñể lấy lát cắt ra khỏi nước.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….
17
+ ðặt lam kính lên máy sấy lam ở nhiệt ñộ 40 - 60
o
C trong thời gian
từ 1 - 4 giờ tuỳ theo nhiệt ñộ.
- Nhuộm Hematoxylin và Eosin
+ Loại bỏ Parafin ở lát cắt bằng Xilen I: 5 phút, Xilen II: 5 phút
+ Làm no nước mẫu:
Cồn 100%: 2 lần, mỗi lần 2 - 3 phút

Cồn 95%: 2 lần, mỗi lần 2 - 3 phút
Cồn 80%: 2 lần, mỗi lần 2 - 3 phút
Cồn 50%: 1 lần từ 2 - 3 phút
+ Nhúng nước lã 3-6 lần
+ Nhuộm Hematoxylin 4 - 6 phút
+ Rửa qua nước chảy nhẹ 4 - 6 phút
+ Nhuộm Eosin 2 - 3 phút
+ Làm mất nước mẫu:
Cồn 95%: 2 - 3 phút
Cồn 100%: 2 - 3 phút
+ Làm trong mẫu: Xilen I: 2 - 3 phút, Xilen II: 2 - 3 phút
+ Dùng lamen sạch dán lên lam mẫu bằng Bom Canada ñể bảo quản
và quan sát dưới kính hiển vi ñiện tử.
b. ðọc và ño mẫu: Các mẫu tổ chức học ñược ñọc và phân tích trên kinh hiển
vi quang học (có ñộ phóng ñại 10 x 40), các pha ñiển hình dùng minh hoạ
ñược chụp bằng máy ảnh gắn trên kính.
c. ðánh giá các giai ñoạn phát triển của tuyến sinh dục theo thang 6 bậc của
Nicolski (1963), phân chia các giai ñoạn phát dục của tế bào sinh dục theo
tài liệu Nguyễn Quốc Ân (1997).
Quan sát tiêu bản mô học
: quan sát và mô tả các giai ñoạn phát triển
của tuyến sinh dục theo kết quả phân tích tiêu bản mô.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………….
18
Xác ñịnh hệ số thành thục (GSI)
: Hệ số thành thục (GSI) ñược xác ñịnh
cho từng ñợt thu mẫu và là một trong những chỉ số phản ánh mùa vụ sinh
sản của cá Nhệch dựa theo công thức:
GSI (%)= 100x (Khối lượng tuyến sinh dục)/ (tổng khối lượng cá Nhệch
không nội tạng)

Xác ñịnh sức sinh sản tuyệt
ñối:

Sức sinh sản tuyệt ñối (F) là số lượng trứng trong buồng trứng của cá
Nhệch cái, ñược xác ñịnh theo Banegal (1967)
F = (n x G)/g
Trong ñó:
G: là khối lượng buồng trứng
g: Khối lượng mẫu trứng ñược lấy ra ñể ñếm.
n: số lượng trứng có trong mẫu trên (mẫu trứng ñược lấy ñể ñếm ở 3 vị
trí: ñầu, giữa và cuối của buồng trứng)
Xác ñịnh ñường kính trứng
: ñường kính trứng ñược xác ñịnh bằng thước
ño trên kính hiển vi, trứng ñược lấy ñể ñếm ở 3 vị trí: ñầu, giữa và cuối
của buồng trứng với số lượng trứng là 30 tế bào trên 1 mẫu.
Xác ñịnh mùa vụ sinh sản
: dựa vào kết quả quan sát tuyến sinh dục và
hệ số thành thục của các mẫu thu theo ñịnh kỳ.
Xác ñịnh giới tính:
dựa vào kết quả mổ quan sát tuyến sinh dục và mô
học các mẫu cá Nhệch thu trong ao nuôi theo tháng.
Tuổi thành thục xác ñịnh bằng ñá tai: thu mẫu ñá tai, cố ñịnh trong cồn, cắt, ñưa
lên máy mài. Soi dưới kính hiển vi, ñếm vòng vân trên lát cắt của ñá tai ñã mài sẽ
xác ñịnh ñược tuổi thành thục. Vòng tuổi là vòng có vân dày, ñậm và ñều, mỗi vòng
ứng với 1 tuổi.
Xác ñịnh tăng trưởng của ñán cá nuôi

- Phương pháp cân ño:

×