Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

ĐẶC điểm HÌNH THÁI đá TAI họ cá úc (tachysuridae) và đặcđiểm PHÁT TRIỂN TUYẾN SINH dục của cá úc TRẮNG (tachysurus sciurus) PHÂN bố ở sóc TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

VÕ CHÍ THANH

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI ĐÁ TAI HỌ CÁ ÚC (Tachysuridae)
VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TUYẾN SINH DỤC CỦA CÁ ÚC
TRẮNG (Tachysurus sciurus) PHÂN BỐ Ở SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

2010


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG I...........................................................................................................1
GIỚI THIỆU .........................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề...................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................1
1.3 Nội dung nghiên cứu...................................................................................2
CHƯƠNG II .........................................................................................................3
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU......................................................................................3
2.1 Đặc điểm hình thái và thành phần loài của Bộ Cá Trơn (Siluriformes)........3
2.1.1 Thành phần giống loài ..........................................................................3
2.1.2 Đặc điểm hình thái, phân bố và sinh trưởng..........................................4
2.2 Đá tai cá....................................................................................................14
2.2.1 Vị trí, cấu tạo, hình dạng và đặc điểm chung của đá tai....................... 14
2.2.2 Sự hình thành đá tai............................................................................18
2.2.3 Các nghiên cứu và ứng dụng của đá tai...............................................19


2.3 Tương quan chiều dài, trọng lượng đá tai và chiều dài, trọng lượng cá .....20
CHƯƠNG III ...................................................................................................... 22
ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 22
3.1 Địa điểm nghiên cứu:................................................................................22
3.2 Thời gian nghiên cứu: ...............................................................................23
3.3 Vật liệu nghiên cứu:..................................................................................23
3.4 Phương pháp nghiên cứu...........................................................................23
3.4.1 Phương pháp thu mẫu.........................................................................23
3.4.2 Phương pháp cố định mẫu ..................................................................23
3.4.3 Phương pháp phân tích mẫu ............................................................... 24
3.4.4 Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................28
iv


CHƯƠNG IV...................................................................................................... 29
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................................. 29
4.1 Thành phần loài thuộc họ cá Úc, phân bố ở tỉnh Sóc Trăng........................ 29
4.2 Mô tả hình thái đá tai của một số loài cá thuộ họ cá Úc (Tachysuridae) ....35
4.3 Tương quan chiều dài và trọng lượng cá của một số loài thuộc họ Cá úc...43
4.4 Tương quan chiều dài, trọng lượng đá tai với chiều dài, trọng lượng cá .....47
4.5 Một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá Úc Trắng ..................................54
4.5.1 Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục .........................................54
4.5.2 Hệ số điều kiện (CF) ...........................................................................56
4.5.4 Hệ số thành thục (GSI) ........................................................................58
4.5.5 Sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối .................................59
CHƯƠNG V ....................................................................................................... 63
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................................ 63
5.1 Kết luận .....................................................................................................63
5.2 Đề xuất ......................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 65

PHỤ LỤC .......................................................................................................... 67

v


CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Họ cá Úc (Tachysuridae) có sản lượng tự nhiên khá cao và đem lại cho vùng giá
trị kinh tế nhất định. Tuy nhiên do tình hình khai thác và đánh bắt không hợp lý
của ngư dân thì thời gian gần đây sản lượng tự nhiên của nguồn cá Úc bị suy
giảm khá nghiêm trọng. Nhằm kịp thời ngăn chặn và bảo vệ nguồn lợi này và đưa
ra những chính sách khai thác hợp lý thì cần phải nắm được các đặc điểm sinh
thái, sinh trưởng, vòng đời phát triển cũng như mùa vụ sinh sản của nguồn lợi này
trong tự nhiên qua đó góp phần cung cấp thông tin cần thiết cho công tác quản lý
khai thác, bảo vệ đàn cá bố mẹ và cá con để bổ sung quần đàn trong tự nhiên.
Việc dựa vào các chỉ tiêu hình thái bên ngoài để định loại cá đã trở nên quá quen
thuộc thì giờ đây một công cụ khác dùng để xác định thành phần loài mang lại
hiệu quả tích cực đó là đá tai (otolith). Nếu như ở Việt Nam việc nghiên cứu về
đá tai chỉ dừng lại ở mục đích là các luận văn tốt nghiệp hay các đề tài cao học và
chưa được công bố nhiều, thì trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về đá tai
được công bố rộng rãi như Hecht (1977), Popper và Coombs (1980); Platt and
Popper (1981); Popper (1983), Nolf (1985), Hakonen (1986), Chilton and
Beamish (1982), Hall (1987)…Từ việc phân tích cấu trúc đá tai của cá mà các
nhà nghiên cứu đã khá thành công trong việc xác định tuổi và tăng trưởng của cá
cũng như quá trình sống và phát triển của cá. Ngoài ra các nhà nghiên cứu còn
nghiên cứu mối tương quan giữa chiếu dài, trọng lượng đá tai với chiều dài trọng
lượng thân cá từ đó có thể dựa vào kích thước đá tai mà suy ra kích thước của cá
(Hunt, 1979)…Các thông tin này rất có ích cho việc định loại cũng như công tác
quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên thế giới nói chung và Việt Nam nói

riêng. Do đó, đề tài “Đặc điểm hình thái đá tai họ cá Úc (Tachysuridae) và đặc
điểm phát triển tuyến sinh dục của cá Úc Trắng (Tachysurus sciurus) phân
bố ở tỉnh Sóc Trăng” đã được thực hiện nhằm nghiên cứu sự sinh trưởng và phát
triển của các loài cá thuộc họ cá Úc (Tachysuridae) dựa trên việc phân tích các
chỉ tiêu đá tai của các loài thuộc họ cá này phân bố ở địa bàn một số huyện của
tỉnh Sóc Trăng.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Kết quả của nghiên cứu này sẽ là bổ sung tiếp theo về việc dùng đá tai để
xác định đặc điểm sinh học, phân loại, quản lý, bảo vệ và phát triển các loài cá

-1-


nói chung và một số loài thuộc họ cá Úc (Tachysuridae) nói riêng phục vụ cho
công tác giảng dạy các đối tượng nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long.
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát thành phần loài thuộc họ cá Úc (Tachysuridae) tìm được ở Sóc
Trăng. Phân tích quan hệ tương quan giữa chiều dài và trọng lượng cá.
- Mô tả các đặc điểm hình thái đá tai của một số loài thuộc họ cá Úc
(Tachysuridae) tìm được ở Sóc Trăng.
- Phân tích quan hệ tương quan giữa chiều dài, trọng lượng thân cá với chiều
dài và trọng lượng đá tai của các loài cá thuộc họ cá Úc (Tachysuridae) tìm
được ở Sóc Trăng.
- Phân tích một số đặc điểm phát triển tuyến sinh dục của cá úc trắng
(Tachysurus sciurus).

-2-


CHƯƠNG II

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm hình thái và thành phần loài của Bộ Cá Trơn (Siluriformes)
2.1.1 Thành phần giống loài
Ở Đồng bằng sông Cửu Long thì theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương
(1993) Bộ Cá Trơn (Siluriformes) có 7 họ là Siluridae, Claridae, Plotosidae,
Schilbeidae, Bagridae, Sisoridae và Tachysuridae. Trong đó họ cá Úc
Tachysuridae có 3 giống với các loài như: Cá úc thép (Osteogeneiosus militaris
Smith, 1945), Cá úc nghệ ( Tachysurus cealatus Smith, 1945), Cá úc nghệ
(Tachysurus venosus Smith, 1945), Cá úc trắng (Tachysurus sciurus Smith,
1931), Cá úc sào (Tachysurus truncates Cuvier and Valenciennes, 1840), Cá vồ
chó (Tachysurus sagor Hamilton, 1822), Cá thiều (Tachysurus stormii Bleeker,
1858), Cá úc gạo (Hemipimelodus borneensis Bleeker, 1851), trong đó một số
loài có sản lượng khá cao và có giá trị kinh tế nhất định.
Theo Mai Đình Yên (1992) thì Bộ Cá Trơn (Siluriformes) có 7 họ. Trong đó họ
cá úc cũng có 3 giống nhưng lại có tới 11 loài, và nhiều loài cũng có giá trị kinh
tế nhất định.
Cũng là họ cá úc (Ariidae) nhưng theo Rainboth, 1996 thì họ này có 3 giống và
chỉ có 6 loài là: Hemipimelodus bicolor Fowler, 1935, Hemipimelodus borneensis
Bleeker, 1851, Hemipimelodus daugeti Chevey, 1932, Hemipimelodus
intermedius Vinciguerra, 1880, Ketengus typus Bleeker, 1847, Osteogeneiosus
militaris Linnaeus, 1758.
Vị trí phân loại:
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ cá trơn: Siluriformes
Họ cá Úc: Tachysuridae
Giống Osteogeneiosus Bleeker, 1846
Loài: Osteogeneiosus militaris (Smith, 1945) – Cá úc thép


-3-


Giống Tachysurus Lacepère, 1803
Loài: Tachysurus cealatus (Smith, 1945) - Cá úc nghệ
Loài: Tachysurus venosus (Cuvier and Valenciennes, 1840) -Cá úc nghệ
Loài: Tach ysurus sciurus (Smith, 1931) – Cá úc trắng
Loài: Tachysurus truncates (Cuvier and Valenciennes, 1840) –Cá úc sào
Loài: Tachysurus sagor (Hamilton, 1822) – Cá vồ chó
Loài: Tachysurus stormii (Bleeker, 1858) – Cá thiều
Giống Hemipimelodus Bleeker, 1858
Loài: Hemipimelodus borneensis (Bleeker, 1851) – Cá úc gạo
2.1.2 Đặc điểm hình thái, phân bố và sinh trưởng
Đặc điểm hình thái, phân bố và sinh trưởng của các loài trong họ cá Úc
(Tachysuridae) được Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương mô tả như sau.
 Giống Osteogeneiosus Bleeker, 1846
 Osteogeneiosus militaris (Smith, 1945) – Cá úc thép
Tên đồng vật (Synonyms): Silurus militaris, Osteogeneiosus blochii,
Osteogeneiosus cantoris, Silurus militaris, Osteogeneiosus macrocephalus.
Kích thước: 124 – 227mm
Chỉ tiêu hình thái:
D.II, 7

A. 4, (13-16)

P. I, 9

V. 1,5

Số đôi râu: 1


Mô tả:
Đầu lớn, dẹp bằng. Miệng dưới, rộng ngang, không co duỗi được. Răng hàm nhỏ
mịn, chỉ có một đôi râu, đôi râu này hóa xương cứng. Mắt hình bầu dục, phần trán
giữa hai mắt rộng.
Phần thân thon dài, phần cuối dẹp bên. Phần trước đường bên không thấy rõ,
phần sau liên tục và phân nhánh hình lông chim. Gai vi lưng và vi ngực mảnh,
phần trước và sau gai có răng cưa.
Mặt lưng, nửa trên của đầu có màu xám xanh. Nửa dưới của than, đầu và bụng có
màu trắng bạc. Toàn thân ửng lên màu vàng nghệ. Gốc vi lưng màu trắng và sậm
dần lên ngọn. Vi mỡ trắng đục có một đốm đen ở phía sau ngọn vi.

-4-


Hình 2.1: Osteogeneiosus militaris (Smith, 1945) – Cá úc thép
( )
Phân bố
Cá sống chủ yếu ở nước lợ, sống gần đáy; di cư trong nước ngọt. Nhưng cũng có
mặt ở cả nước mặn. Cá phân bố ở Ấn Độ, Borneo, Java, Sumatra, Thái Lan và
ĐBSCL Việt Nam.
Đặc điểm sinh trưởng:
Cá úc thép là một trong những loài sống phổ biến ở Vịnh Thái Lan, cá đực ấp
trứng trong miệng, mùa đẻ kéo dài quanh năm, thức ăn chủ yếu là động vật không
xương sống và các loại cá con.
 Giống Tachysurus Lacepère, 1803
 Tachysurus cealatus (Smith, 1945) - Cá úc nghệ
Tên đồng vật (Synonyms): Arius caelatus, Tachysurus cealatus,.Arius
coelatus.
Kích thước: 90 – 150mm

Chỉ tiêu hình thái:
D.II, 7

A. (4-6), 13

P. I, 9

-5-

V. 1,5

Số đôi râu: 3


Mô tả:
Đầu ngắn, dẹp bằng, nhìn từ trên xuống có dạng bầu dục. Miệng cận dưới rộng
ngang, không co duỗi được. Râu mép kéo dài tới gốc vi ngực. Răng hàm trên nhỏ
mịn. Mắt có dạng hình bầu dục, phần trán giữa hai mắt rộng và cong lồi.
Giáp che đầu cứng, có nhiều hạt sần sùi xếp theo hình phóng xạ. Mấu xương
chẩm nhỏ, chiều dài trước sau gần bằng chiều rộng hai bên. Hai màng mang phát
triển, dính nhau và dính với eo mang.
Thân thon dài. Gai vi lưng và vi ngực dầy, cứng. Vi bụng kéo dài quá khởi điểm
vi hậu môn.
Mặt lưng của thân và đầu, hai bên hông phía trên đường bên có màu xám xanh và
nhạt dần xuống bụng, bụng cá có màu trắng. Toàn thân ửng lên màu vàng nghệ.
Vi lưng, vi bụng, vi ngục có nhiều chấm đen nhỏ. Vi mỡ có một đốm đen rất to
chiếm gần hết vi.

Hình 2.2: Tachysurus cealatus (Smith, 1945) - Cá úc nghệ
( )

Phân bố:
Cá sống chủ yếu ở nước lợ và mặn, nhưng cũng thường bắt gặp ở nước ngọt. Cá
này phân bố ở Ấn Độ, Thai Lan, các đảo giữa vùng Ấn Độ - Úc Châu và ĐBSCL
Việt Nam.
Đặc điểm sinh trưởng:
Kích thước tối đa: 450 mm. Thức ăn chủ yếu của cá là động vật không xương
sống và cá con.
-6-


 Tachysurus venosus (Smith, 1945) - Cá úc nghệ
Tên đồng vật (synonyms): Arius venosus
Kích thước: 105 mm
Chỉ tiêu hình thái:
D.II, 7

A. 4,12

P. I, 9

V. 1,5

Số đôi râu: 3

Mô tả
Đầu to, Miệng dưới, rộng ngang, không co duỗi được. Răng hàm trên nhỏ, nhọn,
chiều dài hai bên tương đương 5,6 – 6 lần chiều rộng trước sau. Râu mép kéo dài
tới gốc vi ngực. Mắt lớn hình bầu dục, được che phủ bởi da. Khoảng cách hai mắt
rộng và cong lồi.
Giáp đầu mịn. Lỗ thóp rộng , kéo dài từ gốc mấu xương chẩm tới chót mõm. Tấm

xương gốc vi lưng nhỏ có dạng lưỡi liềm. Gai vi lưng và gai vi ngực yếu, mảnh.
Vi mỡ lớn.
Mặt lưng và nửa trên của thân và đầu có màu nâu nhạt và nhạt dần xuống bụng,
bụng cá có màu trắng đục. Vi mỡ màu nâu, không có đốm đen. Toan thân cá có
màu vàng nghệ.

Hình 2.3: Tachysurus venosus (Cuvier and Valenciennes, 1840) - Cá úc nghệ
( )
Phân bố:
Cá sống chủ yếu ở nước lợ và mặn, nhưng cũng có xuất hiện trong nước ngọt.
Phân bố ở Philippin, Mã Lai, Malacca và ĐBSCL Việt Nam.
-7-


Đặc điểm sinh trưởng:
Cá sống gần đáy, chiều dài tồi đa của cơ thể là 30cm. Cá thường sống vùng nước
nông có độ sâu từ 20 – 50 m. Thức ăn chủ yếu là động vật không xương sống và
cá con.
 Tachysurus sciurus (Smith, 1931) – Cá úc trắng
Tên đồng vật (synonyms): Pseudarius microcephalus, Arius sciurus, Arius
microcephalus
Kích thước: 103 – 189mm
Chỉ tiêu hình thái:
D.II, 7
3

A. (4-15), (12-14)

P. I, 9


V. 1,5

Số đôi râu:

Mô tả:
Đầu hình nón cụt, mõm cúp xuống như mõm ếch. Miệng hẹp ngang không co
duỗi được. Răng hàm trên nhỏ mịn, chiều dài hai bên tương đương với 4 lần
chiều rộng trước sau. Râu mép kéo dài tới phần cuối của xương nắp mang.
Mắt to có dạng bầu dục, được che phủ bằng một lớp da mỏng, mắt nằm phía trên
đường thẳng kẻ từ gốc miệng và gần điểm cuối nắp mang hơn chót mõm.
Giáp che đầu nhám. Mấu xương chẩm ngắn, dài trước sau tương đương với rộng
hai bên, tấm xương gốc vi lưng dạng lưỡi liềm.
Thân thon dài, phần trước tròn phần sau dẹp bên. Cuống đuôi to ngắn. Gai vi lưng
và gai vi ngực to, dài và uống cong. Vi mỡ lớn.
Phần phía trên đường bên của thân và đầu có màu xám xanh và nhạt dần xuống
bụng, bụng màu trắng. Một số nơi như mặt dưới của đầu, dọc theo đường bên của
thân ánh lên màu vàng nhạt. Vi mỡ có màu vàng sậm và có một đốm đen, to gần
hết vi.
Phân bố:
Cá sống ở nước lợ và mặn nhưng cũng thường vào nước ngọt, Phân bố ở Thái
Lan và ĐBSCL Việt Nam.
Đặc điểm sinh trưởng:
Cá sống nổi và đáy, kích thước lớn nhất 60cm. Thức ăn của Cá úc là động vật
thân mềm và động vật giáp xác có vỏ dày.
-8-


Hình 2.4: Tachysurus sciurus (Smith, 1931) – Cá úc trắng
( )
 Tachysurus truncates (Cuvier and Valenciennes, 1840) – Cá úc

sào
Tên đồng vật (synonyms): Arius truncatus, Cephalocassis truncatus,
Cryptarius truncatus, Hemipimelodus cochlearis
Kích thước: 30 – 210mm
Chỉ tiêu hình thái:
D.I, 7

A.(4-5), (14-16)

P.I, 9

V.1,5

Mô tả:
Đấu dài, dẹp bằng. Mõm dài nhìn từ trên xuống có dạng vuông. Răng hàm rất
nhỏ, mịn, chiều dài hai bên gấp 8 lần chiều rộng trước sau. Râu mép kèo dài tới
phần cuối xương nắp mang. Mắt hình bầu dục, nằm dưới lớp da mỏng, lệch về
nửa trên của đầu và gần chót mõm hơn gần điểm cuối xương nắp mang.
Giáp che đầu hơi nhám, có nhiều hạt nhỏ mịn. Mấu xương chẩm nhỏ, dài, hai
cạnh bên của mấu xương chẩm cong lồi, mép sau lõm. Tấm xương gốc vi lưng rất
nhỏ và có dạng lưỡi liềm

-9-


Đường bên hoàn toàn, xuất phát từ gốc mấu xương chẩm và kết thúc ở điềm giữa
gốc vi đuôi, phần trước mờ, phần sau không phân nhánh. Phần ngọn gai vi lưng
có răng cưa hướng vào.
Phần phía trên đường bên của đầu và thân có màu xám lục mặt bên dưới đường
bên và bụng có màu trắng. Vi ngực, vi bụng, vi hậu môn có màu trắng đục.


Hình 2.5:Tachysurus truncates (Cuvier and Valenciennes, 1840) – Cá úc sào
( )
Phân bố:
Cá sống chủ yếu ở nước lợ, mặn, nhưng cũng thường xuất hiện ở nước ngọt. Phân
bố ở Java, Sumatra, Mã Lai, Thái Lan và ĐBSCL Việt Nam.
Đặc điểm sinh trưởng:
Cá sống đáy, kích thước lớn nhất của cá là 420 cm. Thức ăn là các loài đông vật
đáy, cá con và động vật giáp xác.
 Tachysurus sagor (Hamilton, 1822) – Cá vồ chó
Tên đồng vật (synonyms): Pimelodus sagor, Arius sagor, Bagrus doroides,
Bagrus javensis, Hexanematichthys sagor
Kích thước: 130 – 250 mm

- 10 -


Chỉ tiêu hình thái:
D.II, 7

P. I (9-10)

V. 1,5

Số đôi râu: 3

Mô tả:
Đầu to, rộng, dẹp bằng. Mõm ngắn nhìn từ trên xuống dạng tròn. Miệng cận
dưới, rộng ngang không co duỗi được. Răng hàm trên nhỏ mịn, chiều dài hai bên
gấp 6 lần chiều rộng trước sau. Râu mép kéo dài quá gốc vi ngực. Mắt lớn vừa

nằm phía trên đường ngang kẻ từ gốc miệng và gần chót mõm hơn điểm cuối
xương nắp mang.
Giáp che đầu cứng, nhám, có nhiều hạt thô. Mẩu xương chẩm ngắn, chiều rộng
hai bên lớn hơn chiều dài trước sau. Tấm xương gốc vi to, có dạng cánh bướm,
trên có nhiều hạt thô.
Thân thon dài, phần sau dẹp bên. Đường bên phân nhánh như lông chim. Gai vi
lưng và gai vi ngực to, cứng và dài. Vi bụng kéo dài chạm dến khởi điểm vi hậu
môn. Mặt lưng và phía trên đường bên có màu xám xanh và nhạt dần xuống mặt
bụng, bụng có màu trắng sữa. Vi mỡ lớn vừa không có đốm đen như một số loài
cá khác.

Hình 2.6: Tachysurus sagor (Hamilton, 1822) – Cá vồ chó
( )

Phân bố:
Cá sống cả nước ngọt, lợ và mặn. Cá phân bố ở Thái Lan, Ấn Độ, Úc Châu và
ĐBSCL Việt Nam.

- 11 -


Đặc điểm sinh trưởng:
Cá sống gần đáy, kích thước tối đa là 45 cm. Con đực có tập tính ấp trứng trong
miệng, trứng có kích thước lớn, số lượng ít. Cá ăn động vật không xương sống và
cá có kích thước nhỏ.
 Tachysurus stormii (Bleeker, 1858) – Cá thiều
Tên đồng vật (synonyms): Cephalocassis stormii, Arius stormii, Hemiarius
stormii
Kích thước: 94 – 125 mm
Chỉ tiêu hình thái:

D. II, 7
3

A. 5 (11-13)

V. 1,5

P. I, (10-11)

Số đôi râu:

Mô tả:
Đầu rộng dẹp bằng, mõm nhọn hướng lên. Môi rất dày. Răng thô nhọn xếp dày
đặc. Râu mép dài tới gốc vi ngực. Mắt có dạng bầu dục, được da che phủ, nằm
trên trục ngang giữa thân và gần chót mõm hơn điểm cuối xương nắp mang. Phần
tráng giữa hai mắt rộng và cong lồi.
Giáp che đầu hơi nhám, các hạt sắp xếp gần như phóng xạ. Mấu xương chẩm có
chiều dài trước sau lớn hơn chiều rộng hai bên, cạnh sau lõm vào và chạm tới tấm
xương gốc vi lưng. Tấm xương gốc vi lưng nhỏ có dạng lưỡi liềm.
Thân thon dài, phần sau nhỏ so với phần trước. Đường lưng thẳng dốc từ chót
mõm đến gốc vi lưng. Đường bên hoàn toàn, phân nhánh như lông chim. Gai vi
ngực và gai vi lưng dầy, dài.
Mặt lưng và mặt bên phía trên đường bên có màu xám nhạt, phần dưới đường bên
nhạt dần xuống bụng, bụng có màu trắng. Gốc vi mỡ màu xám không có đốm
đen.

- 12 -

Hình 2.7: Tachysurus stormii (Bleeker, 1858) – Cá thiều



Phân bố:
Môi trường sống chủ yếu là nước lợ và mặn nhưng cũng thường xuất hiện ở nước
ngọt. Phân bố ở Borneo, Sumatra, Thai Lan và ĐBSCL Việt Nam.
Đặc điểm sinh trưởng:
Cá sống đáy, chiều dài lớn nhất của cá là 50 cm. Thức ăn chủ yếu là động vật
không xương sống và các loài cá nhỏ.
 Giống Hemipimelodus Bleeker, 1858
 Hemipimelodus borneensis (Bleeker, 1851) – Cá úc gạo
Tên đồng vật (synonyms): Cephalocassis borneensis, Hemipimelodus
siamensis, Pimelodus borneensis
Kích thước: 75 – 192 mm
Chỉ tiêu hình thái:
D. II, 7

A. (4-5), (10-12)

V. 1,5

P. I, 9

Số đôi râu: 3

Mô tả:
Đấu hơi dẹp bằng ở mặt bụng. Mõm nhỏ nhọn, chót mỏm cúp xuống. Miệng rõ
dưới, nằm ngang. Không có răng vòm miệng. Râu kém phát triển, mềm nhỏ và
ngắn: Râu mép dài không chạm tới màng mang, hai đôi râu hàm dưới gần như
thoái hóa. Mắt nhỏ hình bầu dục. Phần trán giữa hai mắt rộng và cong lồi.
Giáp che đầu trơn phẳng. Chiều dài trước sau của mấu xương chẩm tương đương
với chiều rộng hai bên.

Thân thon dài, phần trước dẹp bằng, phần sau dẹp bên. Gai vi lưng và gai vi ngực
mềm, yếu, cạnh sau có răng cưa hướng xuống gốc.
Mặt lưng và phần phía trên đường bên có màu xám ánh xanh và nhạt dần xuống
bụng. Toàn than ửng lên màu vàng nhạt, một số cá thể mõm và mặt dưới của
bụng ửng lên màu trắng hồng. Phần trước của lỗ thóp có một đốm trắng đục rất
lớn. Gốc các vi có màu hơi vàng, ngọn vi lưng, vi ngực, vi đuôi có màu xám đen.
Vi mỡ có màu xám ánh vàng.

- 13 -


Hình 2.8: Hemipimelodus borneensis (Bleeker, 1851) – Cá úc gạo
( )
Phân bố:
Cá sống nước lợ, mặn nhưng cũng thường thấy ở nước ngọt. Cá phân bố ở Thai
Lan và ĐBSCL Việt Nam.
Đặc điểm sinh trưởng:
Cá sống đáy, di cư vào nước ngọt. Chiều dài lớn nhất là 30 cm. Thức ăn của cá là
động vật than mềm hai mảnh vỏ, động vật giáp xác
2.2 Đá tai cá
2.2.1 Vị trí, cấu tạo, hình dạng và đặc điểm chung của đá tai
Ở cá có một cơ quan cảm giác có chức năng giữ thăng bằng cho cơ thể, định
hướng và cảm nhận, dò tìm âm thanh. Cơ quan này được gọi là tai trong
(Labyrinth). Cơ quan này nằm ở phía sau của khoang sọ (Popper, 1983; Popper
and Coombs, 1980, 1982; Platt and Popper, 1981).
Tai trong của cá có 3 cấu trúc giống như túi gọi là utriculus, sacculus và legena, ở
mỗi túi chứa đựng một viên đá gọi là đá tai (otoliths). Mỗi cấu trúc túi thì chứa
đựng đá tai riêng của nó. Đá tai của utriculus gọi là lapillus, đá tai của sacculus

- 14 -



được gọi là sagitta, và đá tai của legena thì được gọi là asteriscus (Platt and
Popper, 1981).
Kênh bán
nguyệt

Túi
Utriculus

Túi Lagena

Lapillus
Macula

Asteriscus
Sagitta

Rãnh Sulcus
Túi Sacculus

Hình 2.9: Cấu trúc đá tai của cá (Boss and Jumars, 2003)
Các thông số, chiều dài, chiều rộng của đá tai.

phần bụng

Hình 2.10: Hình dạng cơ bản của đá tai (Trần Thị Kiều Diễm, 2010)

- 15 -



Hầu hết các loài cá xương điều có 3 cặp otoliths: lapillus, sagitta, và asterissus.
Trong đó sagitta lớn nhất trong 3 cặp otoliths; tham gia vào việc phát hiện các âm
thanh và quá trình xử lý, hoặc chuyển đổi các sóng âm thanh thành tín hiệu điện,
Asteriscus; tham gia vào việc phát hiện các âm thanh và quá trình xử lý âm thanh
và lapillus là nhỏ nhất; tham gia vào việc phát hiện của lực hấp dẫn và âm thanh
(Popper và Lu 2000).

Hình 2.11: Ba cặp đá tai của cá (Campana, 2009)
Trong ba cặp đá tai (otolith) thì sagitta là cặp lớn nhất nằm sau mắt và dưới não
cá. Chúng thường được sử dụng trong nhiều nghiên cứu để tính tuổi cá và tăng
trưởng vì kích thước lớn và vòng tăng trưởng phân biệt rõ rang (Chilton và
Beamish, 1982; Boehlert, 1985; Summerfelt và Hall, 1987).
Não cá
Đá tai (sagitta)

Khoang
sọ

Hình 2.12: Vị trí đá tai sagitta trong đầu cá (Boss and Jumars, 2003)

- 16 -


Mỗi loài cá khác nhau thì hình dạng đá tai cũng sẽ khác nhau nhưng cấu trúc
chính của đá tai sagitta vẫn giống nhau (Hakonen, 1986).

Hình 2.13: Cấu tạo cơ bản bề mặt trung gian của đá tai sagittta
(Dye and Longenecker, 2004)


Ghi chú hình 2.13:
A – vùng lõm mặt lưng (dorsal depression)
C - Gờ rãnh trên (crista superior)
D - đối chủy (antirostrum)
F - Chủy (rostrum)
G - Miệng rãnh trung tâm(ostium)
H - Rãnh trung tâm (sulcus)
J - đường rãnh mặt bụng (ventral groove)
K - Gờ rãnh dưới (cristainferior)

- 17 -


Các dạng hình học, phát thảo của sagitta là rất hữu ích trong việc định loại cho
các loài (Hecht 1990), Smale và ctv (1995)

Hình 2.14: một số hình dạng tiêu biểu của sagitta
(Dye and Longenecker, 2004)
2.2.2 Sự hình thành đá tai
Otolith được cấu tạo của cacbonat canxi ở dạng aragonite và protein. Hai hợp
chất này tiếp xúc với bề mặt đá tai, kết hợp với quá trình kết tủa ion trên bề mặt
tiếp xúc tạo ra tinh thể đá tai (otolith) (Hecht, 1977).
Các hình dạng và kích cở otolith thì khác nhau với các loài cá do sự tiếp xúc của
hai hợp chất Canxi cacbonat và protein lên bề mặt đá tai (otolith). Và sự tiếp xúc
này còn phụ thuộc vào môi trường sống và tốc độ tăng trưởng của cá theo mùa
vụ…Vì dụ như các loài cá sống ở rạng san hô hoặc đáy đá (Cá mú…) sẽ có

- 18 -



otolith lớn hơn các loài cá dành phần lớn thời gian bơi lội ở không gian trống
hoặc cá sống tầng mặt ( />Các lớp otoliths của Cá tăng lên của cacbonat canxi và protein sệt ma trận trong
suốt cuộc sống của nó. Tỷ lệ bồi đắp này dần thay đổi theo tốc độ tăng trưởng của
cá, thường tăng trưởng ít hơn trong mùa đông và nhiều hơn trong mùa hè. Mà kết
quả là sự xuất hiện của vòng có hình dạng chiếc nhẫn tương tự như vòng cây, có
một số vòng có màu đục và một số vòng có màu trắng trong. Các vòng này còn
được gọi là vòng tăng trưởng của cá.

Vòng trắng trong
(tăng trưởng chậm)

Vòng trắng đục
(tăng trưởng nhanh)

Hình 2.15: Vòng tăng trưởng của đá tai (otolith)
(TNFISH.ORG, 2008)

2.2.3 Các nghiên cứu và ứng dụng của đá tai
Ở cá các lớp otoliths tăng lên của cacbonat canxi và protein xen kẽ nhau trong
suốt quá trình lớn lên của chúng. Tỷ lệ bồi đắp dần thay đổi theo tốc độ tăng
trưởng của cá - thường tăng trưởng ít hơn trong mùa đông và nhiều hơn trong
mùa hè. Mà kết quả là xuất hiện các vòng tăng trưởng, bằng cách đếm các vòng
này ta sẽ biết được tuổi và kích cỡ cá vì tốc độ tăng trưởng là tỷ lệ thuận với tăng
trưởng otolith.

- 19 -


Ngoài ra, trong hầu hết các loài sự lớn dần lên của lớp canxi cacbonat và protein
sệt trong ma trận khuyết trên một chu kỳ hàng ngày. Do đó, cũng có thể để xác

định tuổi cá trong ngày. Thông tin này sau đó thường thu được dưới kính hiển vi,
và cung cấp các dữ liệu quan trọng để nghiên cứu cuộc sống ban đầu của cá.
Đá tai là một tinh thể rất khó phân hủy. Điều này cho phép các nhà sinh học cá
xác định loài cá bị ăn thịt là loài cá nào. Chúng ta cũng có thể dựa vào đá tai mà
biết được tính ăn của loài (Bailey và Ainley, 1982; Brown và Mate, 1983;
Antonilis và ctv, 1984; Havey, 1987)
Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu về thành phần cấu tạo nên otolith. Các canxi
cacbonat cấu tạo nên otolith chủ yếu bắt nguồn từ nước. Nghiên cứu các thành
phần nguyên tố dấu vết hoặc dấu hiệu đồng vị của nguyên tố trong otolith cho
phép xác định vết tích đàn cá đã sống trong môi trường nào. Cấu tạo của đá tai
còn phản ánh nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường sống của cá. Tất cả các
thông tin này có thể được dùng để xác định chu kỳ đời sống của cá để các nhà
khoa học thủy sản có thể làm cho tốt hơn các quy định, thông báo về nguồn lợi
cá.
Nghiên cứu otoliths cũng nâng cao sự hiểu biết cho các nhà khoa học về hệ sinh
thái biển và ven biển - giúp các nhà quản lý giải quyết các vấn đề như bảo tồn các
rạn san hô và môi trường sống trẻ, quản lý quần đàn, và chọn địa điểm cho các
khu bảo tồn biển.
2.3 Mối tương quan giữa chiều dài, trọng lượng đá tai và chiều dài, trọng
lượng thân cá
Mối quan hệ giữa chiều dài và trọng lượng cá cũng được nghiên cứu nhiều nhằm
cung cấp thông tin về điều kiện và quá trình sinh sản, chu kỳ sống và tổng quan
về tốc độ tăng trưởng (Nikolsky, 1963; Wootton,. 1992; Pauly, 1993; Erkoyunku,
1995; Avsar, 1998). Và thông tin này cũng có ích cho việc so sánh lịch sử quá
trình cuộc sống của những quần đàn. Mối quan hệ này được tính toán và sử dụng
phương trình W=aLb ,(Ricker, 1979). Ở phương trình này có liên quan tới cơ số b
là số mũ cho thấy sự tăng trưởng khi phương trình bằng 3. Các thống kê ở mức độ
ý nghĩa r² được ước tính bằng phép hồi quy tuyến tính trên các phương trình biến
đổi tương đương: LogBW = loga + b.logSL. Và còn mối quan hệ được tính bằng
phép hồi quy tuyến tính: (1) TL vs FL; (2) FL vs SL; và (3) SL vs TL. Nhằm để

kiểm tra sự khác biệt của hai độ dốc bằng việc phân tích phương sai. Tất cả các
phân tích thống kê được đánh giá ở mức ý nghĩa P<0.05.
- 20 -


Trout (1954), và Templemann and Squires (1956) là một trong số những người
đầu tiên chứng minh mối quan hệ tích cực đáng kể giữa kích cở đá tai và kích cở
cá. Chiều dài đá tai cũng tương quan với trọng lưỡng của cá (Casteel, 1976). Và
những nghiên cứu ban đầu về chiều dài dá tai và chiều dài cá cũng được thực hiện
(Frost and Lowry, 1981).
Đối với phần lớn các loài mối quan hệ giữa chiều dài đá tai và chiều dài cá có thể
được mô tả bởi một phương trình hồi quy tuyến tính đơn đã được mô tả tốt nhất
bởi hai phương trình hồi quy tuyến tính với một điểm uốn (Frost and Lowry,
1981). Đá tai bên trái và bên phải cũng có sự khác biệt về kích cỡ trong những
loài cá rock (Echeverria, 1987)
Mục tiêu của việc nghiên cứu nhằm thu thập thông tin đối với mối quan hệ giữa
chiều dài đá tai và chiều dài cá để những nhà nghiên cứu khảo cổ học dựa vào số
liệu này để xác định kích cỡ của cá từ chiều dài đá tai thu hồi được.

- 21 -


CHƯƠNG III
ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm nghiên cứu:
Đề tài đã được thực hiện từ tháng 7/ 2010 đến tháng 11/ 2010. Mẫu được thu tại
các huyện Cù Lao Dung, Long Phú, Trần Đề, Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng.

Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Sóc Trăng


- 22 -


×