Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

KHẢO sát TÌNH HÌNH CHẾ BIẾN và TIÊU THỤ sản PHẨM CHẾ BIẾN THỦY sản của TỈNH TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

PHẠM VĂN TỔNG

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ
SẢN PHẨM CHẾ BIẾN THỦY SẢN
CỦA TỈNH TRÀ VINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

PHẠM VĂN TỔNG

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ
SẢN PHẨM CHẾ BIẾN THỦY SẢN
CỦA TỈNH TRÀ VINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ths. NGUYỄN THANH LONG

2010




LỜI CẢM TẠ
Luận văn tốt nghiệp được hoàn thành bên cạnh sự cố gắng của bản thân trong
4 năm học tập ở trường còn nhờ sự tận tình giúp đỡ của nhiều thầy cô, bạn bè
và gia đình.
Trước hết tôi xin gởi lời cảm ơn tới thầy Nguyễn Thanh Long. Trong suốt thời
gian thực hiện đề tài, thầy đã hướng dẫn tôi rất tận tâm. Những lúc tôi không
tìm được hướng mới cho đề tài, thầy luôn nhiệt tình gợi mở hướng đi cho đề
tài.
Kế tiếp, tôi xin cảm ơn tất cả các cô chú, anh chị ở Sở Nông Nghiệp và Phát
Tiển Nông Thôn tỉnh Trà Vinh và ở các Công ty thủy sản Trà Vinh đã cung
cấp những thông tin và tài liệu cần thiết để tôi hoàn thành luận văn.
Sau đó, tôi xin cảm ơn tới toàn thể giảng viên trong Khoa thủy sản, đã cung
cấp những kiến thức vô cùng bổ ích và cần thiết để tôi hoàn thành luận văn.
Và tôi nghĩ kiến thức các thầy cô cung cấp không chỉ dừng ở cuốn luận văn
này mà là kiến thức vô cùng quý báo để tôi phục vụ cho công việc sau này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi về vật chất cũng như
tinh thần trong thời gian thực hiện luận văn.

Phạm Văn Tổng

i


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát tình hình chế biến và tiêu thụ sản phẩm chế biến thủy
sản của tỉnh Trà Vinh”. Được thực hiện ở tỉnh Trà Vinh từ tháng 12/2009
đến tháng 5/2010. Qua phỏng vấn 6 trên 7 nhà máy chế biến thủy sản trong
tỉnh. Kết quả cho thấy trong những năm qua sản lượng thủy sản có sự gia tăng

đáng kể năm 2009 tổng sản lượng thủy sản là 159.167 tấn, tuy nhiên nguồn
nguyên liệu cung cấp cho các nhà thì không ổn định và còn phụ thuộc nhiều
vào mùa vụ. Sản lượng chế biến, xuất khẩu và giá tri xuất khẩu liên tục tăng
trong các năm qua, năm 2009 sản lượng chế biến, xuất khẩu và giá trị xuất
khẩu lần lượt là 29.278 tấn, 25.120 tấn và 61,8 triệu USD. Trong năm 2009
toàn tỉnh có 7 nhà máy chế biến nhưng công suất chế biến chỉ đạt 70% so với
công suất thiết kế. Các sản phẩm chế biến chủ yếu là cá Tra Fille, Tôm đông
lạnh và Surimi, chất lượng sản phẩm ngày được nâng cao. Mặt khác chi phí
chế biến các mặt hàng thì cao, trong đó chi phí cho nguyên liệu là cao nhất
phần lớn chiếm hơn 70% trong chi phí biến đổi. Thị trường tiêu thụ nội địa
cũng như xuất khẩu không cân bằng với nhau. Vấn đề mà thủy sản Trà Vinh
đang gặp phải là khả năng tiêu thụ nguồn nguyên liệu trong tỉnh của các công
ty còn thấp cụ thể là: 32,5% về cá tra, 33,4% về tôm và 3,5% các loài cá khác,
nguyên liệu chủ yếu được nhập từ nơi khác. Vì vậy vấn đề hiện nay là phải
làm thế nào để tiêu thụ hết nguồn nguyên liệu trong tỉnh.

ii


MỤC LỤC
Tựa mục

Trang

Lời cảm tạ ......................................................................................................i
Tóm tắt..........................................................................................................ii
Mục lục ........................................................................................................iii
Danh sách bảng ............................................................................................ v
Danh sách hình.................................................................................................vi
Danh sách từ viết tắt....................................................................................vii

Chương I: Giới thiệu ..................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu ............................................................................................. 2
1.3 Nội dung............................................................................................. 2
Chương II: Lược khảo tài liệu ....................................................................... 3
2.1 Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam ........................ 3
2.1.1 Tình hình cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thủy sản ở
Việt Nam ........................................................................................................ 3
2.1.2 Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam................ 4
2.2 Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long
...................................................................................................................... 8
2.2.1 Tình hình cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thủy sản
Đồng bằng sông Cửu Long............................................................................ 8
2.2.2 Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL ................ 10
2.3 Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản ở tỉnh Trà Vinh ................. 11
2.3.1 Tình hình cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thủy sản ở
tĩnh Trà Vinh............................................................................................... 11
2.3.2 Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản ở tỉnh Trà Vinh......... 12
2.4 Những thuận lợi và khó khăn trong chế biến và xuất khẩu thủy sản ... 13
2.4.1 Những thuận lợi trong chế biến và xuất khẩu thủy sản .............. 13
2.4.2 Những khó khăn trong chế biến và xuất khẩu thủy sản.............. 14

iii


2.4.3 Biện pháp khắc phục những khó khăn trong chế biến và xuất khẩu
thủy sản....................................................................................................... 15
2.5 Các mô hình nuôi và sản lượng của một số loài chính ở Trà Vinh..... 15
Chương III: Phương pháp nghiên cứu.......................................................... 18
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................... 18

3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 18
3.2.1 Thông tin thứ cấp .................................................................... 18
3.2.2 Thông tin sơ cấp...................................................................... 18
3.2.3 Số mẫu phỏng vấn................................................................... 19
3.3 Phương pháp xử lý và phân tich số liệu............................................ 19
Chương IV: Kết quả và thảo luận ................................................................ 20
4.1 Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Trà Vinh ................ 20
4.1.1 Sơ lược về ngề nuôi trồng thủy sản ........................................ 20
4.1.2 Sản lượng thủy sản................................................................. 22
4.2 Tình hình chế biến thủy sản ở tỉnh Trà Vinh ................................... 24
4.2.1 Tình hình phát triển các nhà máy chế biến thủy sản ............... 24
4.2.2 Quy mô nhà máy chế biến thủy sản......................................... 26
4.3 Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm
chế biến thủy sản......................................................................................... 30
4.3.1 Tình hình sử dụng nguồn nguyên liệu thủy sản ....................... 30
4.3.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm chế biến thủy sản ........................ 31
4.4 Những thuận lợi và khó khăn trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm chế
biến thủy sản ............................................................................................... 35
Chương V: Kết luận và đề xuất ................................................................... 37
5.1 Kết luận .......................................................................................... 37
5.2 Đề xuất ........................................................................................... 37
Tài liệu tham khảo....................................................................................... 38
Phụ lục ........................................................................................................ 40

iv


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Tỉ trọng xuất khẩu đối với các ngành hàng năm 2009 ................ 4

Bảng 2.2 Mười nước cung cấp tôm hàng đầu cho Nhật T1-T9/2009 ......... 7
Bảng 2.3 Tình hình nuôi tôm sú 2008-2009.............................................. 16
Bảng 4.1 Diện tích mô hình nuôi trồng thủy sản nước mặn-lợ 2005-2009 21
Bảng 4.2 Diện tích mô hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt 2005-2009..... 22
Bảng 4.3 Sản lượng thủy sản 2005-2009 .................................................. 22
Bảng 4.4 Sản lượng các loài thủy sản qua các năm .................................. 23
Bảng 4.5 Công suất chế biến và các mặt hàng chế biến của các nhà máy chế
biến thủy sản năm 2009............................................................................ 25
Bảng 4.6 Nguồn cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy........................... 26
Bảng 4.7 Các mặt hàng chế biến của các nhà máy 2009 ........................... 28
Bảng 4.8 Tỉ lệ thành phẩm/nguyên liệu .................................................... 28
Bảng 4.9 Cơ cấu chi phí chế biến 3 mặt hàng chính.................................. 29
Bảng 4.10 Tình hình tiêu thụ nguyên liệu thủy sản trong tỉnh 2009 .......... 30
Bảng 4.11 Cơ cấu tiêu thụ theo thị trường nội địa và xuất khẩu của các công ty
2009 ......................................................................................................... 31
Bảng 4.12 Cơ cấu sản lượng và giá tiêu thụ nội địa 2009 ......................... 33
Bảng 4.13 Cơ cấu sản lượng và giá xuất khẩu 2009.................................. 34
Bảng 4.14 Thuận lợi và khó khăn trong chế biến ...................................... 35
Bảng 4.15 Thuận lợi và khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm thủy sản.......... 36

v


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 4.1Diện tích nuôi trồng thủy sản qua các năm

20

Hình 4.2 Số lượng nhà máy qua các năm...................................................... 24

Hình 4.3 Sản lượng chế biến qua các năm .................................................... 27
Hình 4.4 Sản lượng tiêu thụ nội địa qua các năm.......................................... 32
Hình 4.5 Sản lượng xuất khẩu qua các năm .................................................. 34
Hình 4.6 Giá trị xuất khẩu qua các năm........................................................ 35

vi


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
BNN-PTNT Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
CB-XK

Chế Biến và Xuất Khẩu

DN

Doanh nghiệp

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

vii


CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam là một quốc gia ven biển, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với đường
bờ biển dài 3260 km và vùng biển rộng hơn 1 triệu km2, thuận lợi cho sự phát
triển thủy sản. Trước đây thủy sản phụ thuộc vào nông nghiệp, do được sự ưu đãi
về địa lý, sự phong phú về điều kiện tự nhiên, sự đa dạng của các mô hình và đối
tượng nuôi đã thúc đẩy thủy sản vươn lên và trở thành một trong số những ngành
kinh tế mũi nhọn của đất nước. Trong những năm gần đây thủy sản có tốc độ tăng
trưởng nhanh và sản phẩm thủy sản đã trở thành mặt hàng đem lại lợi nhuận xuất
khẩu cao đóng góp 4-5% vào tổng sản phẩm quốc nội, 9-10% vào kim ngạch xuất
khẩu cả nước, ngoài ra thủy sản cũng đã góp phần giải quyết công ăn việc làm,
tăng thu nhập, nâng cao mức sống của cộng đồng làm nghề khai thác và nuôi
trồng thủy sản (NTTS), bên cạnh đó góp phần làm cho GDP của đất nước tăng
trưởng nhanh.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng kinh tế trọng điểm với 8 tỉnh trên
29 tỉnh ven biển của đất nước, đồng thời là vùng có tiềm năng NTTS rất lớn. Nhờ
những điều kiện thuận lợi về hệ thống sông ngòi và sự tiếp thu nhanh kỹ thuật
tiên tiến của người dân, cộng với việc đẩy mạnh cải tiến công nghệ đã giúp cho
vùng có thể sản xuất ra những sản phẩm thủy sản có thể cạnh tranh về chất lượng
cũng như giá thành sản phẩm. Trà Vinh là tỉnh ven biển của ĐBSCL có đường bờ
biển dài 65 km, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, thông ra biển Đông bằng cửa
Cung Hầu và cửa Định An với những lợi thế về vị trí nên Trà Vinh rất có tiềm
năng để phát triển kinh tế biển. Trong những năm qua Trà Vinh đã xem thủy sản
là một trong những ngành kinh tế quan trọng. Trong 7 tháng đầu năm 2008 ngành
thủy sản Trà Vinh đã thu mua 12.347 tấn nguyên liệu (trong đó có 3.149 tấn tôm),
chế biến 6.314 tấn, tiêu thụ 6.169 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 24.005.873 USD,
vùng nước mặn, lợ đến nay thu hoạch được 8.625 tấn tôm sú 4.117 tấn cua biển.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì thủy sản cả nước nói chung và thủy sản
Trà Vinh nói riêng cũng đã và đang đối mặt với không ít những khó khăn, thử
thách về tình hình chế biến thủy sản trong nước cũng như những khó khăn trong

quá trình xuất khẩu như: tình trạng thiếu hụt nguyên liệu, khả năng cạnh tranh của
sản phẩm còn yếu, kinh nghiệm quản lý và trang thiết bị khai thác còn lạc hậu,
ngày nay các nước nhập khẩu trên thế giới đã đẩy mạnh việc kiểm soát về sản

1


phẩm và gắt gao hơn về các qui định cho nên thị trường đầu ra gặp nhiều bấp
bênh đòi hỏi nhà quản lý tìm ra hướng giải quyết, ngoài ra vấn đề thương hiệu
cũng được coi là một thách thức lớn...
Như vậy, việc thực hiện đề tài “Khảo sát tình hình chế biến và tiêu thụ sản
phẩm chế biến thủy sản của tỉnh Trà Vinh” là cần thiết nhằm khắc phục khó
khăn mà thủy sản Trà Vinh cũng như thủy sản cả nước đang gặp phải, cung cấp
thông tin cho công tác quản lý và các tổ chức cơ quan trong việc xây dựng một
chiến lược phát triển cho ngành thủy sản của tỉnh.
1.2. Mục tiêu đề tài
Phân tích đánh giá hiện trạng chế biến và xuất khẩu thuỷ sản ở tỉnh Trà Vinh
nhằm cung cấp thông tin và quản lý phát triển ngành chế biến và xuất khẩu thủy
sản ở tỉnh Trà Vinh.
1.3. Nội dung đề tài
 Tình hình phát triển các nhà máy chế biến thủy sản (số lượng nhà máy, tổng
công suất, quy mô);
 Sản lượng chế biến, cơ cấu nguyên liệu và các mặt hàng chủ yếu;
 Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nguyên liệu;
 Tình hình tiêu thụ sản phẩm chế biến thủy sản;
 Những thuận lợi và khó khăn trong chế biến và xuất khẩu (CB-XK) thủy sản
của tỉnh Trà Vinh.

2



CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam
2.1.1 Tình hình cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thủy sản ở
Việt Nam
Hiện nay phong trào nuôi tôm giống, tôm thịt, nuôi cá nước ngọt, nước lợ phát
triển từ Nam ra Bắc nhất là vùng biển Đông Nam Bộ các phương thức nuôi cá
ruộng, cá ao, cá bè, cá lồng, nuôi sò huyết, nuôi nghêu…tiếp tục mở rộng ở nhiều
địa phương tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và tăng thêm đáng kể
thực phẩm cho xã hội. Trong những năm đầu thế kỉ 21 ngành thủy sản vẫn giữ
được xu hướng phát triển và tiếp tục tạo đột phá mới. Tính chung diện tích NTTS
năm 2003 là 902.229 ha chưa kể diện tích sông, hồ chứa, mặt nước biến sử dụng
cho thủy sản. Trong đó diện tích nuôi thủy sản nước lợ là 575.137 ha bằng 36,3%
diện tích NTTS cả nước. Tổng sản lượng thủy sản năm 2003 đạt 2,5 triệu tấn
trong đó sản lượng khai thác đạt 1,42 triệu tấn, sản lượng NTTS đạt 1,1 triệu tấn
tăng hơn 15% so với năm 2002 (Cao Nguyễn Tường Vi.2005).
Theo phân tích của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP),
kinh tế thế giới trong năm 2009 tiếp tục suy thoái, nhu cầu tiêu thụ tại các thị
trường lớn giảm, bên cạnh đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ của một số nước trong
khu vực nên xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm nay tiếp tục gặp khó khăn.
Đối với mặt hàng cá tra, ba sa, tình hình thiếu hụt nguyên liệu cũng đang ở trước
mắt. Do thua lỗ nặng nề trong năm 2008 nên nhiều nông dân đã treo ao, bỏ ao,
hiện có đến 50% diện tích ao chưa thả nuôi. Theo báo cáo của Bộ Nông Nghiêp
và Phát Triển Nông Thôn (BNN-PTNT), ở ĐBSCL đã có 30 - 50% số hộ nuôi cá
đã treo hầm, khoảng 30 - 40% số hộ bị lỗ và thâm nợ ngân hàng. Dự đoán, ngay
trong đầu năm 2009, lao động tại các nhà máy buộc phải giảm từ 20-45%.
Theo Bộ Thủy Sản Việt Nam hiện đang nhập khẩu thủy sản từ 40 quốc gia và
vùng lãnh thổ, với kim ngạch nhập khẩu khoảng từ 90 đến 100 triệu USD/năm,
tương đương từ 4 đến 5% kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Thị trường cung cấp

thủy sản chính cho Việt Nam là các nước châu Á như Ấn Ðộ (chiếm 26%), Trung
Quốc (18%), Nhật Bản (11%), Hồng Kông (9%), ASEAN (18%), Ðài Loan (6%).

3


2.1.2 Tình hình chế biến xuất và khẩu thủy sản ở Việt Nam
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủy sản trong tháng 10/2009 ước đạt 450 triệu
USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của tháng 10 năm 2009 lên 3,488 tỷ
USD, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm 2008.
Bảng 2.1 Tỉ trọng xuất khẩu đối với các ngành hàng năm 2009
Ngành hàng
Lượng (%)
Giá trị (%)
Cá Tra và Basa
50,4
Tôm
15,9
Cá Ngừ
4,4
Mực và Bạch Tuộc
6,7
Các loài khác
22,6

32,7
36,9
4,0
6,8
19,6


Nguồn: ()

So với 10 tháng đầu năm 2008, lượng xuất khẩu tôm đông lạnh và hàng khô tăng
mạnh, đạt 6,4% và 15,4%. Trong khi, cá tra, basa, mặt hàng xuất khẩu chủ lực
trong nhóm sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam lại giảm 8,6%. EU là thị
trường nhập khẩu nhiều nhất mặt hàng cá tra, basa của Việt Nam (chiếm 41,4%
thị phần đã sụt giảm 14% về khối lượng) và 19% về giá trị (Tăng Thị Ngân,
2009).
Theo Hiệp hội CB-XK thủy sản Việt Nam, cá tra xuất khẩu sang Mỹ vẫn được
giá. Đây là thị trường nhập khẩu cá tra ổn định nhất từ đầu năm đến nay, xét cả về
khối lượng lẫn giá trị. Hiện nay, giá trung bình xuất khẩu cá tra là 3,25 USD/kg,
tăng 0,1 USD/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 11, Mỹ đã nhập khẩu
khoảng 5.000 tấn cá tra, trị giá hơn 15 triệu USD, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ
năm ngoái và chiếm tới 10% tỉ trọng xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
Đối với các mặt hàng xuất khẩu thì ngành hàng tôm (cả tôm đông lạnh và chế
biến) hiện đã trở lại vị trí số một với khối lượng xuất khẩu là 95,4 ngàn tấn (tăng
4,64%) nhưng giá trị chỉ đạt 773,7 triệu (giảm 2,12%) với thị trường xuất khẩu
chính theo thứ tự là Nhật, Mỹ, EU. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của khủng hoảng
kinh tế, thị trường Nhật vẫn bị sụt giảm so với năm 2008 (giảm 8,26% về khối
lượng và 6,51% về giá trị), trong khi Mỹ (tăng 18,54% và 2,29%) và EU (tăng
12,21% và 2,62%) lại có sự tăng trưởng khá, mặc dù khối lượng tăng nhanh hơn
giá trị.
Ngành hàng giữ vị trí thứ hai là cá tra, basa với khối lượng xuất khẩu 324,38 ngàn
tấn, đạt giá trị 733,17 triệu USD. Mặt hàng này vẫn đạt được sự tăng trưởng tốt ở

4


khối thị trường EU (130,37 ngàn tấn; 316,81 triệu USD), Mỹ (21,81 ngàn tấn,

69,37 triệu USD).
Thủy sản Việt Nam có ba thị trường "xừng xỏ" đó là EU, Mỹ và Nhật Bản chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Ngoài ra các Tiểu vương quốc Arab
cũng là mảnh đất màu mỡ cho doanh nghiệp (DN) thuỷ sản nước ta để mắt, cùng
với Bắc Phi và Nam Mỹ. Các DN xác định mặt hàng tiêu thụ chủ lực vẫn là cá tra
và tôm. Trong thời gian qua, các hoạt động xúc tiến thương mại của Bộ và Vasep
đã góp phần đáng kể trọng việc mở rộng thị phần. Đã có 4 đoàn xúc tiến thương
mại sang thăm dò và củng có các thị trường Trung Quốc, Nga, Đức và Ai Cập
nhằm quảng bá sản phẩm.
Năm 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến nhu cầu tiêu thụ các loại
thực phẩm cao cấp trên thị trường thế giới sụt giảm mạnh, là cơ hội tốt cho xuất
khẩu cá tra, basa Việt Nam, loài cá thịt trắng có giá cạnh tranh, phù hợp với túi
tiền của đa số người tiêu dùng. Tuy nhiên xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam
lẽ ra có thể tăng, lại liên tục sụt giảm từ đầu năm đến nay.
Bên cạnh những nguyên nhân như sự bất ổn của một số thị trường nhập khẩu
như: Nga, Tây Ban Nha, Ai Cập, thông tin xấu “bôi bẩn” cá tra, những rào cản kỹ
thuật và sự bất ổn nguồn nguyên liệu chế biến trong nước, phải kể đến sự đóng
góp không nhỏ của sự sụt giảm giá trung bình xuất khẩu. Bên cạnh các ý kiến từ
một số nhà quản lý và chuyên gia lo ngại về sự sụt giảm giá là một phần phản ánh
hoặc là chất lượng sản phẩm hoặc là sự cạnh tranh không lành mạnh, thiếu sự
phối hợp giữa các DN CB-XK, các DN thương mại xuất khẩu. Thì sự suy thoái
kinh tế, sự biến động cung-cầu trên thị trường là những nguyên nhân cơ bản khiến
cho giá xuất khẩu giảm so với năm ngoái.
Từ đầu năm đến nay, giá trung bình xuất khẩu cá tra sang các thị trường hầu như
giảm so với năm trước trừ thị trường Mỹ. Trong đó thể hiện rỏ nhất xu hướng này
là thị trường Tây Ban Nha, Ba Lan, Ai Cập và một số thị trường khác. Đây cũng
chính là lý do khiến cho xuất khẩu sang thị trường này hoặc tăng về lượng nhưng
lại giảm về giá trị, hoặc giảm nhẹ về khối lượng nhưng lại giảm mạnh về giá trị.
Mười tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra sang Tây Ban Nha tăng 7,4% về khối
lượng nhưng lại giảm 0,8% về giá trị. Riêng trong tháng 10 xuất khẩu sang thị
trường này tăng 31,7% về lượng nhưng chỉ tăng 9,4% về giá trị, giá trung bình

xuất khẩu từ 2,35 USD, giảm 17,5%.

5


Tương tự vậy khối lượng xuất khẩu cá tra sang Ai Cập cũng tăng 10,8% trong
tháng 10, nhưng lại giảm 15,4% về giá trị, giá trung bình giảm 24% từ 2,1
USD/kg xuống 1,6% USD/kg. Xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm giảm 7,4% về
lượng trong đó giá trị giảm đến 25,1%.
Thị trường Mêhicô mặc dù duy trì được tăng trưởng dương cả về lượng và giá trị
nhập khẩu cá tra Việt Nam, nhưng giá trung bình nhập khẩu cá tra vào thị trường
này những tháng gần đây cũng giảm khá mạnh. Trong tháng 10, giá trung bình
nhập khẩu cá tra Việt Nam vào Mêhicô chỉ đạt 2,24 USD/kg, giảm 23% so với
2,9 USD/kg cùng kỳ năm ngoái, do vậy khối lượng nhập khẩu tăng 35,2% nhưng
giá trị chỉ tăng 4,5%.
Trong tốp các thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam trong 10 tháng qua, chỉ có thị
trường Mỹ khả quan nhất vì tăng cả về khối lượng, giá trị và giá trung bình nhập
khẩu mặt hàng này. Giá trung bình nhập khẩu cá tra vào Mỹ trong tháng 10/2009
là 3,25 USD/kg, tăng so với 3,15 USD/kg cùng kỳ năm 2008.
Dự báo năm 2010 với sự tăng liên tục của các yếu tố đầu vào, cùng với sự điều
chỉnh mạnh để cân đối cung cầu, giá trung bình xuất khẩu cá tra sẽ tăng trở lại.
Tuy nhiên, để tăng giá trị xuất khẩu, giảm chi phí vận chuyển, đảm bảo thương
hiệu cho cá tra Việt Nam về lâu dài, doanh nghiệp nên tập trung nâng cao chất
lượng sản phẩm và liên kết chặt chẽ để có được mức giá sàn cơ bản cho cá tra
xuất khẩu.
Theo thống kê, các tháng cuối năm là thời điểm xuất khẩu tôm bứt phá bởi nhu
cầu tiêu thụ tôm ở các thị trường tiêu thụ chính như Nhật, Mỹ, EU tăng mạnh vào
cuối năm. Tuy nhiên cho đến hết tháng 11, xuất khẩu tôm của Việt Nam mới
chấm dứt được tình trạng tăng trưởng âm về giá trị. Thống kê từ hải quan cho
thấy, xuất khẩu tôm 10 tháng đầu năm 2009 của Việt Nam đạt 170.283 tấn, tri giá

trên 1,35 tỉ USD, tăng 7,4% về khối lượng và giá trị tương đương so với cùng kì
năm ngoái.
Trong số 3 thị trường nhập khẩu tôm hàng đầu là Mỹ, Nhật và EU thì chỉ có EU
là có mức tăng trưởng dương với 22,2% về khối lượng đạt 33.689 tấn và 15% về
giá trị đạt trên 228,4 triệu USD. Xuất khẩu sang nhật và Mỹ đều sụt giảm cả về
lượng lẩn giá trị. Trong đó, xuất khẩu tôm sang Nhật giảm 4,5% về lượng và
2,8% về giá trị, xuất khẩu sang Mỹ giảm 6,2% về lượng và 15,3% về giá trị.
Đối với thị trường Nhật hiện nay, Việt Nam vẫn là nhà cung cấp tôm số một, tuy
nhiên cạnh tranh từ các nhà cung cấp khác ngày càng gia tăng, đặc biệt là Thái
6


Lan. Chín tháng đầu năm 2009, nhập khẩu tôm từ Thái Lan vào Nhật tăng 28,7%
trong khi nhập khẩu từ Việt Nam lại giảm 11%. Ngoài ra, năm 2008, Thái Lan là
nhà cung cấp tôm lớn thứ tư cho Nhật sau Việt Nam, Inđônêxia và Ấn Độ thì
sang Năm 2009, nước này đẩy nhanh chóng vươn lên vị trí thứ 3.
Nếu như năm 2008, Việt Nam chỉ đứng sau Thái Lan và Inđônêxia về cung cấp
tôm cho thị trường Mỹ thì sang năm 2009 Việt Nam tụt xuống vị trí thứ 5, sau cả
Ecuado và Trung Quốc. Thị trường tôm Mỹ năm nay nói chung là cung vượt quá
cầu. Nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Trong khi đó, sản lượng tôm khai thác nội địa tăng lên. Ngoài ra, trong bối cảnh
kinh tế khó khăn nhiều nhà nhập khẩu Mỹ tìm tới nguồn hàng từ các nước gần kề
như Mêhicô hay Ecuado để giảm tải chi phí. Điều này dẫn tới thị trường tôm sú ở
Mỹ chững lại còn thị trường tôm chân trắng bão hòa.
Mười tháng đầu năm 2009, trong khi xuất khẩu tôm sang Nhật và Mỹ giảm thì
xuất khẩu sang các thị trường khác như Hàn Quốc và các nước ASEAN lại tăng
mạnh so với cùng kì năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng 30,1%
khối lượng và 21,3% về giá trị, xuất sang Trung Quốc tăng 92,4% về lượng và
72,8% về giá trị, Thụy Sỉ tăng 37,5% về lượng và 35,2% về giá trị.
Bảng 2.2 Mười nước cung cấp tôm hàng đầu cho Nhật T1-T9/2009 (Found)


TT
1
2

Xuất xứ
Việt Nam
Inđônêxia

T1-T9/2009
57.494
56.852

T1-T9/2008
64.621
62.723

Năm 2009 so với 2008
-11,0%
-9,4%

3
4

Thái Lan
Ấn Độ

51.528
37.710


40.047
36.568

28,7%
3,1%

5

Trung Quốc

21.274

25.842

-17,7%

6

Canađa

13.472

13.770

-2,2%

7

Nga


11.543

13.197

-12,5%

8
9

Greeland
Myanma

11.490
11.323

8.748
10.853

31,4%
4,3%

10

Malayxia

8.135

7.304

11,4%


Nguồn: (VASEP, năm 2009)

7


2.2 Tình hình chề biến và xuất khẩu thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long
2.2.1 Tình hình cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thủy sản ở
Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có khoảng 400.000 ha mặt nước nuôi thủy
sản với tổng sản lượng hằng năm lên đến hơn 1,5 triệu tấn, chiếm hơn 70% sản
lượng thủy sản nuôi của cả nước (riêng cá tra, basa diện tích nuôi toàn vùng gần
5.000ha, tổng sản lượng năm 2007 khoảng 1 triệu tấn).
Nhưng hiện nay nghề nuôi thủy sản của ĐBSCL được đánh giá là không bền
vững, các tỉnh ở khu vực vẫn đang loay hoay tự bươn chải để phát triển.
Những năm gần đây, nguồn tôm, cá tra nguyên liệu cung cấp cho các công ty
thủy sản ở ĐBSCL luôn trong tình trạng thiếu hụt, nhưng chưa năm nào thiếu hụt
nghiêm trọng như năm nay. Nhiều nhà máy chế biến thủy sản ở ĐBSCL đang
phải giảm công suất hoạt động do khang hiếm nguồn nguyên liệu sản lượng khai
thác từ biển và các nguồn thủy sản nuôi đều giảm mạnh là nguyên nhân chính dẫn
đến tình trạng này.
Thực trạng trên khiến các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu ở ĐBSCL chỉ
hoạt động 35-40% công suất thiết kế. Thiếu nguyên liệu thủy sản chế biến xuất
khẩu, cũng là nguyên nhân đẩy giá các loại thủy sản tăng, nhất là hai đối tượng
thủy sản xuất khẩu chủ lực là cá tra và tôm sú. Hiện giá cá tra ở mức 14.000 16.200 đồng/kg; tôm sú nguyên liệu các loại từ 97.000 – 135.000 đồng/kg. Tuy
nhiên, vấn đề khó khăn lớn nhất hiện nay là người nuôi cá tra, nuôi tôm sú ở
ĐBSCL vẫn thiếu vốn đầu tư, nhiều người nuôi chưa ký được hợp đồng tiêu thụ
với các DN rất dè dặt trong thả nuôi... Thực trạng này cho thấy nguồn nguyên liệu
cho chế biến xuất khẩu thủy sản thời gian tới sẽ còn giảm mạnh...
Tại Cà Mau hiện có 264.500 ha nuôi tôm. Trong đó, tôm công nghiệp 1.300 ha,

tôm quảng canh cải tiến năng suất cao 2.200 ha, phần lớn còn lại là diện tích nuôi
theo phương thức quảng canh truyền thống năng suất thấp. Các nhà máy chế biến
thủy sản của tỉnh Cà Mau hiện chỉ hoạt động 48% công suất vì thiếu tôm nguyên
liệu. Theo đánh giá, những tháng tới, nhất là đầu năm 2010, tình trạng thiếu hụt
tôm nguyên liệu sẽ trtở nên gay gắt hơn (Khưu Thái Khanh, 2009).
Theo báo cáo từ Sở NN&PTNN tỉnh Cà Mau, sản lượng thu hoạch tôm của tỉnh
ổn định. Lượng thu hoạch tôm theo mô hình guảng canh cải tiến đạt 8kg/ha/con

8


nước. Diện tích nuôi công nghiêp đạt 1.300 ha, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng
đạt 60 ha.
Tuy nhiên, các vùng như Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Bạc Liêu đang trong tình
trạng khan hiếm nguyên liệu, sản lượng ước giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, nhu cầu mua nguyên liệu để chế biến của các nhà máy nhằm đáp
ứng đơn hàng gia tăng vào cuối năm khiến tình hình bơm chích tạp chất trở nên
phức tạp hơn. Trước tình trạng này, rất mong các DN “vững lòng” với cam kết
không thu mua, chế biến tôm tạp chất.
Tình trạng khan hiếm tuy đẩy giá tôm nguyên liệu tăng chút, lợi cho người nuôi
nhưng gây nhiều khó khăn cho DN. Nhiều DN tuy được các đối tác đặt hàng
nhưng chưa dám nhận do không tự chủ được nguyên liệu. Hiện nay nhiều công ty
ở ĐBSCL phải ra các tỉnh và sang Indonesia, Ấn Độ… tìm mua tôm nguyên liệu
trữ lạnh để sản xuất.
Trong khi đó, do bị thua lổ thường xuyên nên tình trạng người dân treo hầm cá tra
trong thời gian gần đây càng diễn ra với chiều hướng tăng dần. Theo hiệp hội
thủy sản tỉnh Đồng Tháp, cả năm 2009, tỉnh có 1.600 ha nuôi cá tra (hiện nay còn
khoảng 800 ha chưa thu hoạch, giảm hơn 200 ha so với năm trước, với diện tích
này từ nay đến cuối năm. Đồng Tháp chỉ còn khoảng 40.000 tấn cá tra nguyên
liệu.

Theo phân tích của các chuyên gia, chỉ có đa dạng hóa trong lĩnh vực chế biến,
phá vở thế độc canh con tôm và quy hoạch lại vùng nuôi cá tra phù hợp thì
ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung mới có thể chấm dứt tình trang thiếu hụt
nguồn nguyên liệu cá – tôm luôn kéo dài.
Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, năm 2010, các tỉnh ÐBSCL phấn đấu đưa diện
tích nuôi thủy sản lên 930 nghìn ha mặt nước, tăng hơn 100 nghìn ha so năm
2009; sản lượng đạt 2,4 triệu tấn, tăng hơn 400 nghìn tấn.
Cùng với việc mở rộng nuôi các loài thủy sản nước lợ, nước ngọt khác như: cá
hồng mỹ, cá hồng bạc, cá chẽm, cua, tôm hùm, cá rô phi, rô đồng, các tỉnh tập
trung phát triển nuôi tôm sú, tôm càng xanh, cá tra là các loài có giá trị kinh tế
cao, có thị trường tiêu thụ mạnh với diện tích hơn 680 nghìn ha. Các tỉnh sẽ tập
trung hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản nói chung và tôm sú nói
riêng, sạch hóa môi trường nước bằng các biện pháp kiểm soát chất thải, kiểm tra,
xử lý nghiêm các cơ sở, cá nhân gây ô nhiễm môi trường; siết chặt việc quản lý,
kiểm soát con giống, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng đưa tôm giống kém
9


chất lượng vào nuôi, cho người nuôi vay vốn cải tạo ao hồ, làm bè, mua con
giống, thức ăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản ký hợp đồng
bao tiêu sản phẩm.
2.2.2 Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long
Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn-cơ sở phía
Nam, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của ĐBSCL năm 2008 đạt gần 2,5 tỷ USD,
chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Riêng mặt hàng
cá tra, cá basa đóng góp 2% GDP của cả nước và khoảng 32% tổng kim ngạch
xuất khẩu của ngành thuỷ sản.
Năm 2009, ngành hàng thủy sản ĐBSCL tiếp tục gặp nhiều khó khăn do thiếu
nguồn con giống có chất lượng, thiếu vốn, giá cả nguyên liệu đầu vào như thức ăn
thủy sản, thuốc thú y...tăng cao. Trong quý I/2009, sản lượng chế biến và kim

ngạch xuất khẩu của các tỉnh xuất khẩu thuỷ sản vùng ĐBSCL như Cà Mau, Cần
Thơ, An Giang, Vĩnh Long… đều giảm, các nhà máy chế biến chỉ hoạt động 35 40% công suất thiết kế. Hiện nay, do thiếu nguyên liệu nên giá nguyên liệu thủy
sản tăng cao nhưng do không chuẩn bị đầu tư cùng với tác động từ rủi ro của các
vụ trước còn quá lớn nên nhiều nông dân vẫn chưa sẵn sàng tiếp tục sản xuất.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của thủy sản ĐBSCL là các nước EU, Mỹ, Nga,
Hàn Quốc...
Từ khi mở rộng xuất khẩu thì nghề nuôi cá tra và cá basa bước sang một trang
mới và trở thành đối tượng xuất khẩu mang về nguồn ngoại tệ cao. Thị trường
xuất khẩu đã mở rộng ra trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt do chất lượng
sản phẩm ngày càng được nâng cao, có thời điểm xuất khẩu cá tra sang thị trường
EU đã tăng 214% về khối lượng và giá trị. Tuy nhiên, theo đánh giá của các
chuyên gia thì hoạt động sản xuất và tiêu thụ cá tra, cá basa tại khu vực ĐBSCL
vẫn chưa thật ổn định và bền vững (Hồ Lê Phương Quyên, 2009).
Theo ước tính của Bộ Công Thương, năm nay xuất khẩu cá tra sẽ đạt khoảng 1,3
tỉ USD thế nhưng đến nửa đầu tháng 11-2009, lượng cá tra xuất khẩu chỉ gần
1,171 tỉ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2008. Thị trường xuất khẩu vào Nga
đối với mặt hàng cá tra giảm mạnh gần 63% so với cùng kỳ. Hiện tại, Hiệp hội
chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam lo ngại thời điểm này, nhu cầu hàng
thủy sản tăng nhưng giá nguyên liệu cá tra vẫn ở mức thấp.
Người nuôi đã khốn đốn còn nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cũng không mấy dễ
thở. Tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và TP Cần Thơ... nhiều doanh nghiệp
10


không hoàn thành kế hoạch, thậm chí bị lỗ nặng. Nguyên nhân là do bị mất thị
trường Nga thời điểm đầu năm, cộng với giá cá xuất khẩu năm nay thấp, nguồn cá
nguyên liệu thiếu hụt nên tình hình sản xuất kinh doanh không như mong muốn.
Ông Lâm Minh Chiếu, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, lo lắng: “Cá tra là mặt
hàng xuất khẩu chủ lực, đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng chung của tỉnh. Năm
nay xuất khẩu cá tra không hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của địa

phương”.
2.3 Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản ở tỉnh Trà Vinh
2.3.1 Tình hình cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thủy sản ở
tỉnh Trà Vinh
Hiện trạng cung cấp nguyên liệu từ nuôi trồng thủy sản
Trà Vinh có mặt nước tự nhiên gần 23.000 ha, nguồn lợi phong phú, khai thác ổn
định, nguồn giống tự nhiên tốt, rừng chồi ngập mặn có khả năng khai phá 24.000
ha để nuôi tôm (nhất là tôm sú). Dọc hai sông lớn là các cù lao, bãi bồi có thể
nuôi nghêu, sò huyết, cua và thủy sản nước ngọt (tôm Càng Xanh). Sản lượng
nuôi thủy sản có thể đạt tới 80.000-100.000 tấn/năm. Sáu mươi lăm km bờ biển là
vùng có trữ lượng và khả năng khai thác hải sản với trữ lượng 1,2 triệu tấn, khả
năng khai thác 630.000 tấn/năm. Ba cửa sông lớn thông ra bờ biển Cổ Chiên,
Cung Hầu và Đinh An, gần các bãi cá, tôm, mực chính là của miền Đông Nam Bộ
có khả năng di chuyển ngư trường theo mùa vụ sang biển Tây Nam Bộ cho phép
Trà vinh khai thác thủy sản quanh năm với sản lượng ổn định 50.000-55.000
tấn/năm (Chi cục BVNL thủy sản Trà Vinh, 2009).
Diện tích NTTS từ 2005-2008 tăng khá nhanh, năm 2005 diện tích 51.723 ha, đến
năm 2008 là 61.000 ha, tăng 9.277 ha. Trong đó diện tích nuôi cá tra năm 2005 là
18 ha, năm 2008 tăng lên 82,5 ha.
Sản lượng NTTS năm 2005 đạt 71.010 tấn (17.434 tấn tôm sú) đến năm 2008
tăng lên 83.825 tấn (18.832 tấn tôm sú).
Hiện trạng cung cấp nguyên liệu từ khai thác
Theo sở Thủy Sản Trà Vinh thì nghề khai thác hải sản tỉnh tập trung vào trên 100
đối tượng có giá trị kinh tế và sinh thái, phần lớn các đối tượng này đang ở mức
báo động về sản lượng cho phép khai thác ở vùng nước ven biển- sông có độ sâu
dưới 30m. Trong tương lai nghề khai thác thủy sản muốn duy trì và phat triển bền
vững cần phải tập trung và phân bố lại nghề cá ven bờ, có biện pháp thích hợp

11



nhằm bảo vệ và phục hồi một số lớn nguồn lợi ven biển và nguồn lợ ở lớp nước
đáy- gần đáy, dự báo và hoạch định cụ thể nghề cá xa bờ.
Trong các loại hình và đối tượng khai thác hiện nay, loại hình câu khơi, vây ánh
sáng, rê, là có triển vọng phát triển mạnh, không gây ảnh hưỡng đến môi trường
(cá thu, ngừ, nục, mực…) và có giá trị xuất khẩu cao. Tuy nhiên vấn đề vốn để
đóng mới và sửa tàu thuyền cũng như dự báo ngư trường và mùa vụ khai thác xa
bờ đang là trở ngại lớn đến hiệu quả kinh tế của các loại hình khai thác này .
Sản lượng khai thác tuy không tăng nhiều qua các năm (năm 2005 đạt 52.000 tấn,
đến năm 2008 tăng lên 54.028, tăng 2.028 tấn), nhưng từ nhu cầu mặt hàng CBXK từ khai thác hải sản, ngư dân đã chuyển dần từ khai thác theo số lượng sang
những đối tượng có giá trị xuất khẩu. Trước đây những tác động của giá nhiên
liệu liên tục tăng lên trong thời gian qua, nhiều tàu khai thác đã chuyển nghề khai
thác sang khai thác kiêm nghề hoặc khai thác bằng nghề ít tốn nhiên liệu, chất
lượng cao và lựa chọn đối tượng khai thác có giá trị xuất khẩu (Sở Nông Nghiệp
& Phát Triển Nông Thôn Trà Vinh,2009).
Nhiều loại cá trước đây không xuất khẩu được nay nhờ có thị trường và đổi mới
công nghệ chế biến, đổi mới quản lý an toàn vệ sinh mà trở thành đối tượng khai
thác có hiệu quả.
Một số loại hình khai thác gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và làm suy giảm
nguồn lợi thủy sản ven bờ phải quy định chặt chẽ hơn về mùa vụ, vị trí, kích
thước đối tượng khai thác và chuyển đổi dần khai thác ven bờ ra xa bờ.
2.3.2 Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản ở tỉnh Trà Vinh
Về chế biển thủy-hải sản, tỉnh tiếp tục ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả
các chính sách kêu gọi, thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thủy sản
đông lạnh như tôm sú, cá tra, chế biển nghêu, sò huyết, chế biển tôm khô xuất
khẩu; thực hiện tốt chính sách miễn giảm thuế đối với cơ sở đầu tư xây dựng mới
hoặc cơ sở có đổi mới thiết bị công nghệ hiện đại, tạo mọi thuận lợi trong đăng ký
và cấp phép hành nghề, thủ tục về quyền sử dụng đất, thủ tục xây dựng cơ bản,
tạo môi trường tốt nhất để thu hút được các thành phần kinh tế trong, ngoài tỉnh
và nước ngoài đầu tư phát triển công nghiệp chế biến thủy hải sản xuất khẩu.

Về dịch vụ hậu cần nghề cá, tỉnh chú trọng khai thác và phát huy tốt năng lực
hoạt động của các cảng cá Láng Chim, bến cá Định An, khuyến khích đầu tư cơ
sở đóng sửa tàu tại các cảng cá, bến cá, xây dựng các trung tâm sản xuất giống
thủy sản; đầu tư xây dựng trạm thông tin liên lạc với tàu cá, trạm quan trắc, cảnh
12


báo bão, áp thấp nhiệt đới, môi trường nước tại trung tâm vùng ben biển của
huyện Duyên Hải (Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Trà Vinh,2009).
Vùng biển Trà Vinh nằm trong vùng biển Đông Nam Bộ có nguồn lợi hải sản
phong phú với nhiều bãi cá, bãi tôm, bãi mực tự nhiên, bên cạnh đó lại tiếp giáp
với vùng biển Đông – Trường Sa có độ sâu lớn và nhiều loại hải sản có giá trị
thương phẩm cao như cá ngừ, cá hồng, cá thu, cá chim... tạo tiềm năng lớn cho
phát triển ngành thủy sản tỉnh nhà. Những năm qua, ngành thủy sản của tỉnh liên
tục đạt sản lượng cao, tỷ trọng giá trị (GDP) đạt 11,62% năm 2001, tăng lên
17,86% năm 2006, đóng góp giá trị xuất khẩu chiếm 51% năm 2001 và 75% năm
2006 trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh. Bảy tháng đầu năm
2008, GDP của tỉnh tăng 13,39%, trong đó, lĩnh vực nông-lâm-thủy sản ước tăng
12,5%. NTTS vùng nước mặn ven biển tiếp tục phát triển đa dạng con nuôi như
tôm, cá, cua, nghêu, sò huyết... với diện tích nuôi năm 2001 là 13.600 ha, năm
2006 là 38.000 ha.
2.4 Những thuận lợi và khó khăn trong chế biến và xuất khẩu thủy sản
2.4.1 Những thuận lợi trong chế biến và xuất khẩu thủy sản
Việc gia nhập WTO sẽ mang lại cơ hội cho sản phẩm thủy sản Việt Nam trong
việc thâm nhập thị trường thế giới, do các nước biết đến Việt Nam nhiều hơn,
doanh nhân các nước sẽ quan tâm hơn đến xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt
Nam.
Sự ưu đãi hơn về thuế quan, xuất xứ hàng hoá, hàng rào phi thuế quan và những
lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng sẽ tạo điều kiện để hàng thủy sản Việt
Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Để đáp ứng được các quy định của WTO cũng như yêu cầu của các nước thành
viên, BTS đã không ngừng điều chỉnh cơ chế chính sách và ban hành các văn bản
vi phạm pháp luật, các tiêu chuẩn cho phù hợp.
Vào WTO sẽ là cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hơn đến đầu tư vào
phát triển thủy sản tại Việt Nam.
Ngành Thuỷ sản Việt Nam đã đứng vị trí thứ 7 trong topten có kim ngạch xuất
khẩu thuỷ sản lớn nhất, với 2,65 tỷ USD đạt được trong năm 2005, và đã có mặt ở
105 thị trường nước ngoài…

13


2.4.2 Những khó khăn trong chế biến và xuất khẩu thủy sản
Việt Nam là nước đang phát triển, nên khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản còn
yếu, trình độ quản lý còn nhiều bất cập, trong khi các yêu cầu về chất lượng, an
toàn vệ sinh thực phẩm của các nước thường xuyên thay đổi và ngày càng đòi hỏi
khắt khe.
Sự hiểu biết của các DN về luật pháp quốc tế, nhất là hiểu rõ về pháp luật trong
tranh chấp thương mại còn rất hạn chế, điều này ảnh hưởng khá lớn tới năng lực
cạnh tranh của các DN.
Sự mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu và khu vực CB-XK, cụ thể hơn
là khu vực sản xuất nguyên liệu chưa đáp ứng được nhu cầu của khu vực CB-XK
cả về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm.
Công tác quản lý nguồn lợi, quản lý tàu thuyền trên biển, công tác thống kê nghề
cá còn lạc hậu và chưa đáp ứng được các yêu cầu về hội nhập.
Công tác đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật tuy đã được quan tâm
nhưng do hạn chế về kinh phí và kinh nghiệm nên chưa đáp ứng được yêu cầu cả
về số lượng và chất lượng.
Năng lực, kinh nghiệm quản lý và trang thiết bị phục vụ cho kiểm tra, kiểm soát
chất lượng, kiểm dịch hàng thủy sản nhập khẩu còn hạn chế - là thách thức lớn

đối với việc bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng cũng như sức khoẻ và môi trường
sống của các loài thủy sản, đồng thời đó cũng là thách thức đối với những cạnh
tranh không lành mạnh sẽ diễn ra đối với thủy sản Việt Nam.
Do Việt Nam là nước đang phát triển nên nhiều DN vừa và nhỏ đang gặp rất
nhiều khó khăn về vốn, công nghệ và kinh nghiệm, bên cạnh đó kỹ năng và trình
độ quản trị của nhiều DN thủy sản chưa đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế và
còn rất thấp so với các đối thủ.
Hệ thống cơ sở hạ tầng cho sản xuất kinh doanh thủy sản (hệ thống thủy lợi, các
chợ thủy sản đầu mối, các trung tâm thương mại thủy sản) chưa có hoặc còn yếu,
cộng với khả năng cạnh tranh thấp của các DN vừa và nhỏ sẽ là thách thức lớn
trong việc giữ được thị trường trong nước.
Vấn đề thương hiệu của thủy sản Việt Nam cũng được coi là một thách thức lớn,
vì hiện nay các mặt hàng thủy sản Việt Nam được xuất khẩu thông qua các nhà
nhập khẩu và được phân phối dưới nhiều thương hiệu khác nhau, vừa không

14


quảng bá được sản phẩm, vừa có thể gây ra những rắc rối như vụ “cá basa” thành
“cá mú” ở thị trường Mỹ vừa qua.
2.4.3 Biện pháp khắc phục những khó khăn trong chế biến và xuất khẩu
thủy sản
Tăng cường công tác nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới trong sản xuất
nguyên liệu thủy sản, đặc biệt là công nghệ sinh học, nhằm đa dạng hóa đối tượng
xuất khẩu với giá thành hạ.
Tổ chức lại sản xuất trong toàn ngành theo hướng liên kết ngang và dọc giữa các
khâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ thủy sản, nhằm tạo ra sản phẩm có chất
lượng cao, đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm và phù hợp với nhu cầu
thị trường trong và ngoài nước.
Đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề cá, tăng cường năng lực

chế biến cả về chiều rộng và chiều sâu nhằm đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu,
tăng năng lực chế biến mặt hàng giá trị gia tăng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tiếp tục công tác quy hoạch phát triển thủy sản, thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản
xuất theo hướng đẩy mạnh phát triển NTTS làm nguồn cung cấp chính nguyên
liệu sạch cho CB-XK và tiêu dùng nội địa.
Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, chú trọng vào xây dựng thương hiệu và
phát triển thị trường cho các sản phẩm chủ lực.
Tăng cường công tác điều tra, đánh giá nguồn lợi để có biện pháp bảo vệ, tái tạo
nguồn lợi, thực hiện quản lý an toàn vệ sinh, môi trường, đảm bảo phát triển nghề
cá bền vững.
2.5 Các mô hình nuôi và sản lượng của một số loài nuôi thủy sản chính ở tĩnh
Trà Vinh
Các đối tượng nuôi chính của tỉnh là: tôm sú, thẻ chân trắng, cua và nghêu ngoài
ra cũng còn có các đối tượng khác nhưng ít được đầu tư cao.
Về nuôi tôm sú
Vụ nuôi năm 2009 nhìn chung số hộ, diện tích nuôi, con giống thả nuôi đều giảm
nên sản lượng thu hoạch cũng giảm, nguyên nhân là do ảnh hưỡng của giá thị
trường, dịch bệnh... của vụ nuôi năm 2008, nên các hộ nuôi không yên tâm đầu tư
và một bộ phận người nuôi thì thiếu vốn sản xuất nhất là các hộ nuôi theo hình
15


thức công ngiệp và bán công ngiệp. Tuy diện tích và sản lượng tôm nuôi bị giảm
nhưng năng suất và hiệu quả kinh tế của vụ nuôi lại tăng cao hơn so với năm
2008.
Bảng 2.3 Tình hình nuôi tôm sú năm 2008- 2009
Nội dung

2008


2009

Diện tích (ha)

26.385

21.152

Số hộ

26.152

19.698

2.397,27

1.601,27

15.972,473

16.606,58

Giống nuôi (triệu con)
Sản lượng (tấn)

Nguồn: Báo cáo tổng kết nuôi thủy sản vùng ngặp mặn ven biển tỉnh Trà Vinh
năm 2009 và kế hoạch phát triển năm 2010
Nuôi tôm sú chủ yếu tập trung ở 4 huyện của tỉnh theo các hình thức: công ngiệp,
bán công nghiệp và quảng canh cải tiến

Về nuôi tôm thẻ chân trắng
Đến nay có 18 hộ (cơ sở) thả nuôi tôm thẻ trên diện tích 48,58 ha, số lượng giống
thả nuôi là 49.432,000 con. Có 2 hộ nuôi của huyện Duyên Hải bị thiệt hại trên
diện tích 3,2 ha, lượng giống thiệt hại là 2.500.000 con. Các hộ còn lại thu hoạch
được 371,31 tấn sản phẩm. Nhìn chung các hộ nuôi thẻ chân trắng năm 2009 (trừ
2 hộ bị thiệt hại) đều có lãi với mức lãi trung bình 150 triệu đồng/ha.
Đây là một đối tượng nuôi mới chỉ được nuôi với hình thức nuôi thâm canh và
năm trong vùng quy hoạch, nuôi theo qui trình khép kín, chi phí đầu tư tương đối
cao nên còn hạn chế trong phát triển.
Về nuôi cua biển
Có 10.027 hộ nông dân 4 huyện ven biển nuôi cua biển (giảm 99 hộ), với diện
tích 11.157,98 ha (giảm 444,72 ha so với năm 2008), lượng giống thả 40.556,47
ngàn con, sản lượng là 6.075,8 tấn (tăng 1.563,3 tấn so với năm 2008). Những
năm gần đây nguồn cua giống tự nhiên xuất hiện ngày càng nhiều đã đáp ứng
được nhu cầu của người nuôi trong vùng, bên cạnh đó một vài cơ sở sản xuất
giống tại địa phương đã thành công trong sản xuất cua giống nhân tạo, nhiều mô
hình nuôi cua biển bằng giống nhân tạo được thử nghiệm và được khuyến cáo

16


×