Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

KHẢO sát THÀNH PHẦN LOÀI và đặc điểm PHÂN bố của HỌPALAEMONIDAE TỈNH bến TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.33 MB, 128 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

ðẶNG THỊ KIM TRƯỚC

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ðẶC ðIỂM PHÂN BỐ
CỦA HỌ PALAEMONIDAE TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ðẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

2010


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

ðẶNG THỊ KIM TRƯỚC

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ðẶC ðIỂM PHÂN BỐ
CỦA HỌ PALAEMONIDAE TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ðẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS. NGUYỄN VĂN THƯỜNG

2010



LỜI CẢM TẠ
Trong suốt bốn năm học tập tại trưòng, em ñã tiếp thu rất nhiều kiến thức vô cùng
quý báu về chuyên môn mà các thầy cô ñã tận tình truyền ñạt và dạy bảo, chính ñiều
này ñã giúp em hoàn thành luận văn: Khảo sát thành phần loài tôm họ
Palaemonidae ở thành phố Bến Tre.
Thông qua ñề tài luận văn tốt nghiệp này:
• Em xin gửi ñến thầy Nguyễn Văn Thường những lời tri ân chân thành và sâu
sắc nhất. Xin cảm ơn thầy ñã nhiệt tình hướng dẫn, ñịnh hướng kiến thức và
góp ý kiến ñể em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
• Em xin cảm ơn quý thầy cô trường ðHCT nói chung và quý thầy cô khoa
Thủy Sản nói riêng ñã cung cấp cho em những hành trang kiến thức, ñể em
có thể vững bước vào tương lai, cống hiến và góp phần xây dựng ñất nước.
• Em xin gửi lời cảm ơn ñến ban lãnh ñạovà các cô chú Bộ NN – PTNT, Chi
cục Khai thác & BVNLTS tỉnh Bến Tre ñã cung cấp ñầy ñủ số liệu, tạo mọi
ñiều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn này.
• Xin cảm ơn các bạn lớp QLNC K32 ñặc biệt là các bạn trong nhóm nghiên
cứu ñã ñộng viên và giúp ñỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện ñề
tài.
Tuy nhiên, do còn hạn hẹp về kiến thức cũng như kinh nghiệm nên ñề tài này khó
tránh khỏi những sai sót, khuyết ñiểm. Em rất mong sự góp ý của thầy cô ñể bài viết
hoàn thiện hơn.

i


TÓM TẮT
ðề tài nghiên cứu “ Khảo sát thành phần loài và ñặc ñiểm phân bố tôm họ
Palaemonidae ở tỉnh Bến Tre” ñược tiến hành từ tháng 01/2010 ñến tháng 05/2010
ñể biết ñược thành phần loài và ñặc ñiểm phân bố của tôm họ Palaemonidae, từ ñó
ñưa ra ñề xuất ñể bảo vệ nguồn lợi tôm này ở Bến Tre. Nghiên cứu này ñược thực

hiện tại 4 ñiểm chính là Bến Tre, Bình ðại, Giồng Trôm, Mỏ Cày và thu bổ sung ở
làng ñáy Bến Trại (huyện Thạnh Phú) vào tháng 5. Do ngư dân ñánh bắt bán trực
tiếp cho người thu mua nên mẫu tôm ñược thu tại các chợ và ñược trữ lạnh trong
thùng mốp sau ñó dem về phòng TN nguồn lợi – Bộ môn Thủy sinh học ƯD tiến
hành phân tích.
Kết quả xác ñịnh ñược 7 loài, 2 giống thuộc họ Palaemonidae. Trong ñó giống
Macrobrachium chiếm ưu thế với 6 loài gồm: Macrobrachium equidens,
Macrobrachium esculentum, Macrobrachium mammillodactylus, Macrobrachium
mirabile, Macrobrachium rosenbergii và Macrobrachium sintangense, giống
Exopalaemon có một loài là Exopalaemon styliferus. ða phần các loài tôm thuộc họ
Palaemonidae ñều có nguồn gốc từ thủy vực nội ñịa, chủ yếu là giống
Macrobrachium phân bố ở các thủy vực song, kênh, rạch, mương vườn. Loài
Macrobrachium rosenbergii là ñối tượng khai thác và nuôi quan trọng ở ðBSCL,
rất có giá trị xuất khẩu.
Thành phần loài tôm họ Palaemonidae ở tỉnh Bến Tre khá phong phú, tuy nhiên với
sức ép khai thác nên nguồn lợi tôm ngày càng giảm sút do ñó các cơ quan chuyên
ngành cần ñưa ra các biện pháp bảo vệ nguồn lợi tôm họ Palaemonidae nói riêng và
nguồn lợi thủy sản nói chung ñể ngành thủy sản tỉnh nhà ngày càng phát triển.

ii


MỤC LỤC
-----o0o----CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU......................................................................................1
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..................................................................3
2.1 Lịch sử nghiên cứu .........................................................................................3
2. 2 ðiều kiện tự nhiên ñịa phương khảo sát.........................................................7
2.2.1 Vị trí ñịa lý ..............................................................................................7
2.2.2 Khí tượng thủy văn ..................................................................................8
2.2.3 Chế ñộ triều .............................................................................................9

CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................11
3.1 Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu.................................................................11
3.1.1 Thời gian nghiên cứu .............................................................................11
3.1.2 ðịa ñiểm nghiên cứu..............................................................................11
3.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ...........................................................11
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu................................................................................11
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................12
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................14
4.1. Thành phần loài tôm họ Palaemonidae thu ñược ở tỉnh Bến Tre ..................14
4.2. ðặc ñiểm phân loại và phân bố các loài tôm thuộc họ Palaemonidae phân bố
ở tỉnh Bến Tre ....................................................................................................15
4.2.1. Loài 1: Macrobrachium equidens (Dana, 1852) – Tôm trứng................15
4.2.2. Loài 2: Macrobrachium esculentum (Thallwitz, 1891) – Tép ma .........18
4.2.3. Loài 3: Macrobrachium mammillodactylus (Thallwitz, 1892) – Tép bầu
.......................................................................................................................20
4.2.4. Loài 4: Macrobrachium mirabile (Kemp, 1917) – Tép mồng................22
4.2.5. Loài 5: Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879) – Tôm càng xanh24
4.2.6. Loài 6: Macrobrachium sintangense (De Man, 1898) - Tép thợ rèn ......26
4.2.7. Loài 7: Expalaemon styliferus ( Milne Edward, 1840) – Tôm gai.........28
4.3. Biến ñộng kích thước các quần thể tôm họ Palaemonidae qua các ñợt thu
mẫu ....................................................................................................................30
4.3.1. Loài Macrobrachium equidens (Dana, 1852) – Tôm trứng....................30
4.3.2. Loài Macrobrachium mammillodactylus (Thallwitz, 1892) – Tép bầu ..31
4.3.3. Loài Macrobrachium mirabile (Kemp, 1917) – Tép mồng....................33
4.3.4. Loài Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879) – tôm càng xanh .....35
4.3.5. Loài Macrobrachium sintangense (De Man, 1898) ...............................37
4.4. Hiện trạng khai thác nguồn lợi tôm họ Palaemonidae ở Bến Tre..................38
iii



CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ðỀ XUẤT Ý KIẾN...............................................42
5.1. Kết luận.......................................................................................................42
5.2. ðề xuất ý kiến .............................................................................................43

iv


Luận Văn Tốt Nghiệp ðại Học

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

ðồng bằng sông Cửu Long (ðBSCL) nằm trong tiểu vùng sông Mê Kông, 3 mặt
tiếp giáp biển, ở vào vị trí trung tâm của ASEAN, với 4 triệu ha ñất tự nhiên; trong
ñó có trên 3,8 triệu ha ñất nông nghiệp. Vùng có hệ sinh thái ña dạng: ngọt, lợ, mặn
ñan xen. Tuy là vùng ñồng bằng, nhưng lại có rừng ngập mặn ven biển, rừng
nguyên sinh ở ñảo Phú Quốc, rừng tràm ở ðồng Tháp Mười. Từ vị trí ñịa lý thuận
lợi, cộng với sự ưu ñãi của thiên nhiên, ðBSCL là vựa thủy sản ñược khai thác và
nuôi trồng lớn nhất cả nước với tổng diện tích nuôi trồng trên 1,1 triệu ha, chiếm
55% diện tích của cả nước, hàng năm cung cấp khoảng 52% sản lượng thủy sản
ñánh bắt và gần 67% sản lượng thủy sản nuôi trồng trong cả nước, xuất khẩu chiếm
60% sản lượng thuỷ sản của cả nước. Năm 2009, Sản lượng thủy hải sản ước ñạt
2,64 triệu tấn, tăng 340 ngàn tấn, tăng 14,78% so với năm 2008 (2,3 triệu tấn), trong
ñó sản lượng nuôi trồng ước ñạt trên 1,93 triệu tấn, tăng 130 ngàn tấn so với năm
2008. ( cập nhật ngày 5/1/2010).
Bến Tre là một tỉnh thuộc khu vực ñồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông ngòi
chằng chịt với 4 nhánh sông lớn ñổ ra biển ( sông Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông và
Cổ Chiên) cùng với hàng trăm sông, rạch và kênh tạo cho tỉnh nguồn thủy sản
phong phú. Thêm vào ñó là vị trí ñịa lý Bến Tre thuận lợi, Bến Tre có ñầy ñủ những
tiềm năng và ñiều kiện ñể phát triển các ngành nghề liên quan ñến thủy sản.

Một trong những nguồn lợi thuỷ sản quan trọng ñối với nghề nuôi và khai thác ñó là
nguồn lợi tôm. Nguồn lợi tôm nước ngọt nội ñịa góp phần giải quyết nhu cầu lương
thực thực phẩm cho người dân bên cạnh còn có giá trị xuất khẩu như tôm càng
xanh, ñem lại nguồn ngoại tệ cao cho ñất nước. Hàng năm sản lượng ñánh bắt trên
75.000 tấn thuỷ sản các loại, tạo việc làm ổn ñịnh cho hơn 26.000 lao ñộng.
(www.Bentre.gov.vn cập nhật ngày 5/1/2010).
Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người về lương thực gia
tăng ñã làm trữ lượng tôm nói riêng và nguồn lợi thủy sản nói chung giảm sút ñáng
kể. Nguyên nhân chính là do việc gia tăng ñánh bắt quá nhanh cũng như ý thức giữ
vệ sinh môi trường của người dân còn hạn chế ñã góp phần làm giảm sản lượng
ñánh bắt.

Trang 1


Luận Văn Tốt Nghiệp ðại Học

Do ñó ñề tài “ Khảo sát thành phần loài và ñặc ñiểm phân bố tôm họ Palaemonidae
ở tỉnh Bến Tre ” ñược thực hiện.
Mục tiêu của ñề tài :
Trên cơ sở dữ liệu thu ñược về thành phần loài tôm họ Palaemonidae sẽ giúp cho
công tác giảng dạy, tạo ñiều kiện thuận lợi cho các nghiên cứu sau này. Ngoài ra
còn giúp cho các cơ quan ban ngành có liên quan ñưa ra chiến lược bảo vệ và phát
triển nguồn lợi thuỷ sản thích hợp.
Nội dung chính của ñề tài là:
o ðiều tra thành phần loài tôm họ Palaemonidae
o Tìm hiểu ñặc ñiểm phân bố cũng như biến ñộng về thành phần loài qua các
tháng thu mẫu.
o ðiều tra sự biến ñộng kích thước qua các ñợt thu mẫu


Trang 2


Luận Văn Tốt Nghiệp ðại Học

CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Lịch sử nghiên cứu
Họ tôm Palaemonidae phân bố rộng trong khu vực Ấn ðộ- Tây Thái Bình Dương.
Ở Việt Nam, tôm Palaemonidae tập trung phân bố ở thuỷ vực ðBSCL. Tập hợp loài
tôm họ Palaemonidae từ vĩ tuyến 16 trở ra có quan hệ chặt chẽ với thành phần loài
Hoa Nam – Trung Quốc. Tập hợp loài tôm họ Palaemonidae ở miền Nam nói chung
và ở ðBSCL nói riêng có nguồn gốc nhiệt ñới ñiển hình, bao gồm các loài:
Macrobrachium rosenbergii, Macrobrachium lanchesteri, Macrobrachium
javanicum,
Macrobrachium
esculentum,
Macrobrachium
sintangense,
Exopalaemon styliferus…( Nguyễn Văn Thường, 2002).
Tôm là một trong những nguồn lợi thủy sản quan trọng ñối với nghề nuôi và khai
thác và là ñối tượng xuất khẩu hàng ñầu của ngành thủy sản. Vì thế ñã có rất nhiều
công trình nghiên cứu từ qui mô lớn ñến nhỏ ñã ñược công bố trong và ngoài nước.
Trên thế giới ñã có rất nhiều công trình nghiên cứu lớn về các loài thuộc bộ giáp
xác 10 chân trong ñó tôm họ Palaemonidae ñược nghiên cứu nhiều nhất.
Holthuis (1980) với công trình quan trọng nhất thế giới công bố về tôm họ
Palaemonidae gồm 7giống trong ñó giống Macrobrachium chiếm ưu thế với 49 loài,
giống Palaemon gồm 15 loài, giống Exopalaemon có 6 loài, giống Palaemonetes có
6 loài, giống Leptocarpus 2 loài, giống Nematopalaemon 3 loài và giống Cryphiops

1 loài.
Lawrence G.abele và Won Kim (1986) khảo sát bộ giáp xác 10 chân ở vùng Florida
ở ñộ sâu dưới 300m thu ñược 50 loài, 16 giống thuộc họ Palaemonidae. Bài viết
gồm bảng phân loại các loài ñã thu ñược ở ñịa ñiểm nghiên cứu.

Trang 3


Luận Văn Tốt Nghiệp ðại Học

Shigemitsu SHOKITA (1989) ñã xác ñịnh ñược có 11 loài tôm thuộc giống
Macrobrachium. Bên canh còn có 1 loài mới ñó là M. niphanae sp.Nov. Loài này có
quan hệ gần với M.pequensis (Tiwari) ở Burma, nhưng 2 loài này khác nhau về hình
dạng và kích thước chân ngực 2. Loài mới này cũng tương tự với M. australe
(GUÉRIN- MENEVILLE) phân bố rộng vùng Tây Thái Bình Dương. Loài mới này
có chủy thằng không vượt qua vảy râu, có 9 răng thay vì 10 hay 11 răng trên chủy,
số lượng trứng nhỏ hơn và kích thước trứng lớn hơn M.australe. Loài mới này sống
nơi dòng nước chảy xiết của dòng sông. Tác giả mô tả chi tiết loài mới cùng hình
vẽ, ñặc ñiểm phân bố và môi trường sống.
Y. CAI, P.K.L.NG (2000) ñã xác ñịnh ở Thái Lan có 25 loài thuộc giống
Macrobrachium. Bao gồm 3 loài mới, ñó là M. thai, M. tratense và M. dolatum. 9
loài ñược ghi nhận ñầu tiên ở Thái: M. amplimanus (Cai và Dai, 1999), M.
assamense (Tiwari, 1955), M. dienbienphuense (Dang và Nguyen, 1972), M.
eriocheirum (Dai, 1984), M. forcipatum (Ng, 1995), M. hendersoni (De Man, 1906),
M. malayanum (Roux, 1934), M. mieni (Dang, 1975) và M. tropii (De Man, 1898).
Có 1 loài mới là M. hirsutimanus ñược ñịnh danh theo Tiwari, 1952. Các tác giả
khảo sát chiều dài, tình trạng mang trứng và xác ñịnh ñực cái kèm theo mô tả bằng
hình vẽ cùng với bảng phân loại các loài thuộc giống Macrobrachium thu ñược ở
Thái.
G. MARQUET, N. TAIKI, L. CHADDERTON, P. GERBEAX (2002) với công

trình nghiên cứu giáp xác nước ngọt ở Vanuata và so sánh giữa Fiji và New
Caledonia khảo sát ñặc ñiểm phân bố của từng loài và ñã xác ñịnh:
+ Vanuata: Giống Macrobrachium có 8 loài
+ Fiji: Giống Macrobrachium có 8 loài và giống Palaemon có 2 loài
+ New Caledonia: Giống Macrobrachium: 10 loài (trong ñó Macrobrachium
caledonicum là loài ñặc hữu); giống Palaemon gồm 2 loài.
K. Valarmathi tổng hợp tài liệu của các tác giả về tôm họ Atyidae và Palaemonidae
ở Ấn ðộ trong ñó giống Macrobrachium gồm 58 loài ñã ñược ñịnh danh. Trong dó,
có 5 loài thuộc giống Macrobrachium giống với thành phần loài ở Việt Nam như:
Macrobrachium equidens, Macrobrachium idea, Macrobrachium javanuicum,
Macrobrachium mirabile, Macrobrachium rosenborgii.

Trang 4


Luận Văn Tốt Nghiệp ðại Học

Y. CAI và A. ANKER (2004) ñã xác ñịnh ở Philippin có 15 loài tôm sông thuộc 3
họ. Họ Palaemonidae gồm 5 loài thuộc giống Macrobrachium (M. lar, M.equidens,
M. lactidactylus, M. australe, M. lepidactyloides). Tác giả nêu ñặc ñiểm phân bố và
môi trường sống của từng loài bên cạnh còn mô tả chi tiết kèm theo hình vẽ minh
họa.
Rung Tsung Chen, Chu Fa Tsai và Wann Nian Tzeng (2009) tổng hợp lại từ các tác
giả ñã xác ñịnh giống Macrobrachium ở ðài Loan rất ña dạng, gồm 16 loài ñặc biệt
M. shaoi là loài ñặc hữu ở ðài Loan.
Ở ðồng bằng sông Cửu Long ( ðBSCL) nói riêng và Việt Nam nói chung có rất
nhiều tài liệu phân loại của các tác giả khác nhau ñã ñược công bố. Họ tôm
Palaemonidae ở Việt Nam chỉ mới ñược nghiên cứu từ ñầu thế kỷ này. Sau ñây là
những công trình nghiên cứu tiêu biểu về phân loại tôm họ Palaemonidae ở Việt
Nam và ðBSCL.

Miền Bắc: Với những công trình của Sollaud (1914), mô tả các loài Coutierella
tonkinensis, Leander mani (Sollaud, 1914). Cho tới những năm 60 mới lại có những
nghiên cứu tiếp theo của ðặng Ngọc Thanh (1961, 1972, 1975) mô tả một số loài
tôm mới tìm thấy trong khu hệ tôm nước ngọt ở miền Bắc Việt Nam
(Macrobrachium vietnamense, M. yeti, M. mieni, M. dienbienphuense).
Miền Nam: Nghiên cứu tôm Palaemonidae chỉ bắt ñầu từ ñầu những năm 70 và nhất
là sau 1975 với những công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Xuân (1978, 1979,
1981, 1992). Các tác giả này ñã có những kết quả nghiên cứu về thành phần loài
tôm Palaemonidae ở miền Nam Việt Nam, các ñịa ñiểm tìm thấy, nơi ở của các loài.
Năm 1986, Nguyễn Văn Thường và cộng tác viên trong chương trình 60-02 cấp nhà
nước ñã công bố báo cáo : Thành phần loài và ñặc ñiểm phân bố của tôm họ
Palaemonidae ở vùng ðBSCL. Qua ñó tác giả ñã công bố có 4 giống và 12 loài tôm
thuộc họ Palaemonidae ở thủy vực ðBSCL. Nhóm nghiên cứu ñã tìm thấy 3 loài
mới cho Việt Nam ñó là Macrobrachium javanicum và Palaemonetes sp1,
Palaemonetes sp2. ða phần các loài thuộc họ này phân bố ở các thủy vực nước
chảy. Một số ít loài phân bố trong các thủy vực nước tương ñối tĩnh
(Macrobrachium lanchesteri). Trong ñó chỉ có một loài duy nhất ñược phát hiện ở
suối nước ngọt thuộc huyện ñảo Kiên Hải ( Kiên Giang) ñó là Macrobrachium
javanicum.Dẫn liệu ñã mô tả và ghi nhận sự phân bố của thành phần loài một cách
chi tiết, làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy cho ñến nay.

Trang 5


Luận Văn Tốt Nghiệp ðại Học

Năm 1990, ðặng Văn Ngai ( Luận văn tốt nghiệp ðại Học 1990, Khoa Thuỷ Sản
Trường ðHCT) với công trình nghiên cứu của mình ñã xác ñịnh ñược 7 loài thuộc 3
giống ( Macrobrachium, Exopalaemon và Palaemonetes) ở thủy vực nội ñịa Thành
phố Hồ Chí Minh. Trong thành phần loài ñã tìm thấy có loài ñược coi là loài mới

cho vùng ðBSCL như là Exopalaemon sp thuộc họ Palaemonidae lần ñầu tiên ñược
tìm thấy ở huyện Duyên Hải, TP. Hồ Chí Mnh.
ðáng chú ý là công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Xuân (1992) thực hiện ở ðại
học Nông Lâm Thủ ðức. Tác giả nêu có 8 loài thuộc 4 giống, các loài ñược mô tả
cùng với ñặc ñiểm phân bố, biến ñộng kích thước cá thể và giá trị kinh tế của
chúng. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu của các tác giả ở miền Bắc và miền Nam
Việt Nam, Việt Nam có 24 loài thuộc 6 giống (ðộng vật chí Việt Nam). Tuy nhiên
có loài còn chưa ñược ñịnh danh chính xác như 2 loài thuộc giống Palaemonetes.
Năm 1992, ðồng tác giả Lâm Thế Ngọc, Nguyễn Thị Thanh Nga và Nguyễn Thị Lệ
Thùy ñã tìm ñược 7 loài thuộc giống Macrobrachium ở vùng Châu ðốc, Long
Xuyên tỉnh An Giang. Cùng thời gian, Huỳnh Thanh Sáng xác ñịnh ñược 8 loài
thuộc 2 giống là Macrobrachium và Exopalaemonetes ở Thốt Nốt, Cân Thơ, Ô
Môn, Châu Thành tỉnh Cần Thơ ( Luận văn tốt nghiệp ðại Học 1992, Khoa Thuỷ
Sản Trường ðHCT).
Năm 1996, Trương Văn Mai xác ñịnh trên tuyến sông Hậu từ Châu Phú -An Giang
ñến Long Phú – Sóc Trăng có 9 loài thuộc 3 giống ( Luận văn tốt nghiệp ðại Học
1996, Khoa Thuỷ Sản Trường ðHCT). Thành phần loài tôm trên tuyến sông Hậu
hoàn toàn giống với thành phần loài tôm họ Palaemonidae ở ðBSCL. Mùa vụ sinh
sản của ña số các loài tôm thuộc giống Macrobrachium ở ñịa ñiểm khảo sát tập
trung từ tháng 4 ñến tháng 6. Tôm cái mang trứng rộ nhất vào tháng 5, có khuynh
hướng di cư sinh sản tập trung ở 3 ñiểm: Trần ðề. ðịnh An và Kinh III . Ngoài ra,
tác giả còn ñiều tra về sự biến ñộng thành phần loài qua các tháng khảo sát.
Nhìn chung, các giống loài tôm thuộc họ Palaemonidae thu ñược ở các ñịa ñiểm
trên không có gì sai khác so với các giống loài ở ðBSCL. Một số loài ở miền Bắc
Việt Nam giống với loài trên thế giới như M. mieni, M. dienbienphuense, Leander
mani…

Trang 6



Luận Văn Tốt Nghiệp ðại Học

ðặc trưng phân bố thành phần loài tôm Palaemonidae ở Việt Nam là sự phân bố
Bắc-Nam thể hiện rõ rệt nhất ở sự sai khác về thành phần loài tôm Palaemonidae
ñặc biệt ở các giống Macrobrachium ở hai miền Nam và Bắc Việt Nam. Về ñặc
trưng ñịa ñộng vật học cũng có sự sai khác giữa tập hợp loài tôm miền Bắc và Nam
Việt Nam. Trong thành phần loài tôm ở miền Bắc, 4 loài ñặc hữu có phân bố hẹp ở
vùng núi phía bắc, trong khi ñó ở miền Nam Việt Nam Thành phần loài lại gồm
nhiều loài có sự phân bố rộng trong vùng ðông Nam Á – mang tính chất ñịa ñộng
vật học Ấn ðộ - Mã Lai (Theo ðộng Vật chí Việt Nam).
Ngoài ra, theo Nguyễn Văn Thường (2002) thì thành phần loài tôm họ
Palaemonidae ở ðBSCL hầu như không có gì sai khác với thành phần loài ở các
nước lân cận thuộc vùng Trung Ấn.
Như vậy ñã có khá nhiều công trình nghiên cứu khoa học của nhiều tác giả tập trung
vào phân loại tôm họ Palaemonidae, dẫn liệu về sinh lý sinh thái các loài. Tuy nhiên
trong những năm gần ñây các công trình nghiên cứu bị hạn chế, mặc khác chỉ tập
trung nghiên cứu nhiều ở những ñịa phương có truyền thống phát triển thủy sản lâu
ñời như Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Còn các tỉnh khác như Bến Tre, Trà Vinh
cũng có tiềm năng phát triển thủy sản rất lớn nhưng chưa ñược tập trung nghiên cứu
nhiều. Vì thế cần thiết phải tiến hành nhiều công trình nghiên cứu hơn nữa nhằm bổ
sung số liệu về thành phần loài và góp phần thúc ñẩy các ngành khác cùng phát
triển.
2. 2 ðiều kiện tự nhiên ñịa phương khảo sát
2.2.1 Vị trí ñịa lý
Bến Tre là một trong 13 tỉnh ðBSCL, có diện tích tự nhiên là 2.315 km2, phía bắc
giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền, phía tây và nam giáp tỉnh
Vĩnh Long và Trà Vinh, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía ñông giáp biển
ðông với chiều dài bờ biển 65km. (Theo www.Bentre.gov.vn cập nhật ngày
25/12/2009).
ðiểm cực Nam nằm trên vĩ ñộ 9048’ Bắc

ðiểm cực Bắc nằm trên vĩ ñộ 10020’ Bắc
ðiểm cực ðông nằm trên kinh ñộ 106048’ ðông
ðiểm cực Tây nằm trên kinh ñộ 105057’ ðông

Trang 7


Luận Văn Tốt Nghiệp ðại Học

ðịa hình của Bến Tre bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ với ruộng vườn,
không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dải rừng ngập mặn ở ven
biển và các cửa sông. Nhìn từ trên cao xuống, Bến Tre có hình giẻ quạt, ñầu nhọn
nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn như hình nan quạt xòe rộng ở phía ñông.
Những con sông lớn nối từ biển ðông qua các cửa sông chính (cửa ðại, cửa Ba Lai,
cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên), ngược về phía thượng nguồn ñến tận Campuchia;
cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt khoảng 6.000 km ñan vào nhau chở nặng phù sa
chảy khắp ba dải cù lao là một lợi thế của Bến Tre trong phát triển giao thông thủy,
hệ thống thủy lợi, phát triển kinh tế biển, kinh tế vườn, trao ñổi hàng hoá với các
tỉnh lân cận.
2.2.2 Khí tượng thủy văn
Nằm ở hạ lưu sông Mê Kông, giáp với biển ðông, nơi mà bốn trong chín "con
rồng" nhả nước ra biển. Bến Tre có một mạng lưới sông ngòi chằng chịt với tổng
chiều dài xấp xỉ 6.000 km, trong ñó có sông Cổ Chiên 82 km, sông Hàm Luông 71
km, sông Ba Lai 59 km, sông Mỹ Tho 83 km.
Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt ñới gió mùa cận xích ñạo, nhưng lại nằm
ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực ñới, nên nhiệt ñộ cao, ít biến ñổi trong năm, nhiệt
ñộ trung bình hằng năm từ 26 0C – 27 0C. Với vị trí nằm tiếp giáp với biển ðông,
nhưng Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão, vì nằm ngoài vĩ ñộ thấp (bão thường xảy
ra từ vĩ ñộ 15 0 bắc trở lên). Tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng của gió mùa ñông bắc từ
tháng 12 ñến tháng 4 năm sau và gió mùa tây nam từ tháng 5 ñến tháng 11, giữa 2

mùa gió tây nam và ñông bắc là 2 thời kỳ chuyển tiếp có hướng gió thay ñổi vào các
tháng 11 và tháng 4 tạo nên 2 mùa rõ rệt. Mùa gió ñông bắc là thời kỳ khô hạn, mùa
gió tây nam là thời kỳ mưa ẩm. Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.250 mm –
1.500 mm. Trong mùa khô, lượng mưa vào khoảng 2 ñến 6% tổng lượng mưa cả
năm.

Trang 8


Luận Văn Tốt Nghiệp ðại Học

2.2.3 Chế ñộ triều
Vùng biển Bến Tre thuộc phạm vi khu vực bán nhật triều không ñều. Hầu hết các
ngày ñều có 2 lần nước lên, 2 lần nước xuống. Chênh lệch giữa ñỉnh – chân triều
những ngày triều lớn có thể từ 2,5 tới 3,5 m. Chênh lệch giữa ñỉnh – chân triều
những ngày triều kém thường dưới hoặc xấp xỉ 1 m. Biên bộ hằng ngày kỳ triều
cường thường lớn gấp 1,5 lần ñến 2 lần kỳ triều kém, song với vùng bán nhật triều
ñiều chênh lệch này không lớn. Trong mỗi chu kỳ nửa tháng, bắt ñầu là 1,2 ngày
triều kém, ñến giữa chu kỳ là triều cường, cuối chu kỳ là 1,2 ngày triều kém. Kỳ
nước cường thường xảy ra sau ngày không trăng (ñầu tháng âm lịch) hoặc ngày
trăng tròn (rằm, khoảng 2 ngày).
Càng vào sâu trong sông, biên ñộ triều càng giảm do sự nâng lên của chân sóng
triều là chính. Trên sông Hàm Luông, mùa khô, sau khi truyền qua 45 km từ Tân
Thủy ñến Mỹ Hoà, ñộ lớn sóng triều giảm còn khoảng 92% và truyền thêm một
khoảng 25 km nữa, tới Chợ Lách ñộ lớn sóng triều chỉ còn xấp xỉ 75%.
Mùa lũ, ảnh hưởng của nước nguồn không lớn, song cũng làm tiết giảm ñộ lớn sóng
triều thêm khoảng 10 ñến 20 cm tại Mỹ Hòa và 20 ñến 40 cm tại Chợ Lách.
Sóng triều truyền vào sông với tốc ñộ trung bình trên dưới 30 km/giờ ñối với các
sông lớn. Còn ñối với những sông nhỏ, hoặc màng lưới kênh rạch, sự truyền triều
diễn ra phức tạp hơn. Ở ñâu còn có hiện tượng giao thoa sóng triều tại những con

sông có sự truyền triều từ hai phía.
Sự truyền triều vào sông khiến cho nguồn thủy sinh vật vùng cửa sông phong phú
thêm. Sự trao ñổi nước mạnh là yếu tố thủy văn quan trọng tạo môi trường thuận lợi
cho các loài thủy sinh vật lợ-mặn ở khu vưc hạ lưu cửa sông: di cư, sinh sản, sinh
trưởng tạo ra nguồn giống tự nhiên của các loài nhuyễn thể, giáp xác, cá rất phong
phú, trữ lượng thủy hải sản khai thác dồi dào. ðây cũng là ñiều kiện quan trọng ñể
phát triển nghề nuôi trồng thủy, hải sản của Bến tre.
ðộng vật thủy sản ở Bến Tre rất phong phú. ðáng lưu ý khu vực cửa sông là vùng
có năng suất sinh học cao, do bị chi phối bởi cả sông và biển. Ở ñây, có sự hiện diện
của rừng ngập mặn, mà lá và trái của các loài thực vật là vật liệu khởi ñầu cho chuỗi
thức ăn hoại sinh. Mặt khác, do tác ñộng cơ học của dòng chảy ñã tạo nên một sự
khuấy ñộng nước, ñó là ñiều kiện cho xác bã hữu cơ và chất dinh dưỡng ở ñáy ñược
ñưa lên trên, tiếp tục ñược phiêu sinh sử dụng. Trong khi ñó, sinh vật ở ñây cũng rất
phong phú nhờ nguồn dinh dưỡng do các dòng sông từ phía thượng nguồn mang về
liên tục, tạo thức ăn dồi dào cho tôm cá.

Trang 9


Luận Văn Tốt Nghiệp ðại Học

Nguồn lợi giáp xác: một số loài giống tôm he (Penaeus), tôm rảo (Metapenaeus),
tôm vỗ (Ibacus), một số loài ghẹ (Portunus), cua (Scylla), là ñối tượng khai thác ở
vùng biển ven bờ và cửa sông tỉnh Bến Tre.
Các loại tôm, qua các cuộc ñiều tra, ñã nhận diện ñược 20 loài trong ñịa bàn tỉnh
Bến Tre, trong ñó tôm biển có 12 loài (thuộc 5 họ) và 8 loài tôm nước ngọt (thuộc 2
họ). Ở nước ngọt, con tôm càng xanh là một ñặc sản có giá trị kinh tế cao, ñược
phân bố trên một diện tích khá rộng trong tỉnh Bến Tre. Nếu có biện pháp bảo vệ tốt
và khai thác có phương pháp, ñây là nguồn lợi thủy sản quan trọng. Hiện nay, việc
nuôi tôm càng xanh bằng mương, ñập với các biện pháp dẫn dụ, lôi cuốn tôm giống

ñã bước ñầu ñạt những hiệu quả ñáng khích lệ. (www.bentre.gov.vn cập nhật ngày
7/1/2010).

Trang 10


Luận Văn Tốt Nghiệp ðại Học

CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu
3.1.1 Thời gian nghiên cứu
ðề tài ñược thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 1/2010 ñến tháng 4/2010,
ñịnh kỳ mỗi tháng ñi thu mẫu một lần vào con nước lớn, mỗi lần kéo dài từ 7 ñến 10
ngày.
3.1.2 ðịa ñiểm nghiên cứu
Tiến hành thu mẫu tại 4 ñiểm
1) Huyện Bình ðại : chợ Bình Thắng, Thừa ðức
2) Thành phố Bến Tre: chợ Bến Tre và chợ Tú ðiền
3) Huyện Mỏ Cày : chợ Mỏ Cày và chợ Thom
4) Huyện Giồng Trôm : chợ Giồng Trôm
Do ngư dân ñánh bắt rồi cân lại cho người thu mua nên chỉ thu ñược ở các chợ ñầu
mối.
Ngoài ra còn thu thêm ở làng ñáy Bến Trại (huyện Thạnh Phú) vào tháng 5 ñể bổ
sung mẫu tôm Exopalaemon styliferus.
3.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu
Mẫu sau khi thu ở hiện trường, dùng giấy bóng mờ ghi nhận thời gian, ñịa ñiểm,
tên mẫu, sau ñó ñược trữ lạnh trong thùng mốp chuyển về phòng thí nghiệm. Dùng

thước ño ñể ño mẫu tôm, dùng cân ñiện tử ñể xác ñịnh trọng lượng sau ñó ghi nhận
số liệu vào giấy kẻ ly.

Trang 11


Luận Văn Tốt Nghiệp ðại Học

2

1
4
3

Bản ñồ hành chính tỉnh Bến Tre

1

2

3

4

: ðịa ñiểm thu mẫu

3.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu và bảo quản mẫu
Thu mẫu tại các chợ gần tuyến sông khảo sát. Mỗi ñiểm thu khoảng 40 mẫu/loài ñể
biết ñược sự biến ñộng kích thước quần thể qua các ñợt thu.

Bảo quản mẫu: trữ lạnh mang về phòng thí nghiệm ñể xử lý, ño ñạc và chụp hình
Phương pháp cân, ño mẫu
Các chỉ tiêu ño ñếm:
o

Công thức răng chủy và hình dạng chủy

o

Rảnh và gai trên vỏ ñầu ngực

o

Hình dạng, kích thước và màu sắc cơ thể

Trang 12


Luận Văn Tốt Nghiệp ðại Học

Tiến hành ño các chỉ tiêu hình thái phân loại:
o

ðo chiều dài toàn thân (TL: Total length): ño từ mút chủy ñến mút telson.

o

ðo chiều dài chuẩn (OL: Orbit length): ño từ sau hóc mắt ñến mút telson.

o


Cân trọng lượng và ghi chú cá thể có mang trứng.
Phương pháp xác ñịnh ñặc ñiểm phân bố các giống loài tôm thuộc họ
Palaemonidae ở tỉnh Bến Tre

ðiều tra trực tiếp từ ngư dân, các chủ phương tiện tàu thuyền khai thác ñể thu thập
các số liệu liên quan ñến sự phân bố, mùa vụ, ngư trường khai thác,… ñể xác ñịnh
sự phân bố của các loài tôm.
Phương pháp phân loại:
Phân loại dựa vào các tài liệu sau:
Giáo trình Ngư loại II, 2007” của Nguyễn Văn Thường, ðộng vật chí Việt Nam
(Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật) và Website: www.itis.gov.

Trang 13


Luận Văn Tốt Nghiệp ðại Học

CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thành phần loài tôm họ Palaemonidae thu ñược ở Thành phố Bến Tre
Trong thời gian khảo sát từ tháng 1/2010 – 5/2010 ở một số thủy vực thành
phố Bến Tre, ñã thu ñược 7 loài, 2 giống thuộc họ tôm Palaemonidae.
Bảng 4.1: Thành phần loài tôm họ Palaemonidae thu ñược ở một số thủy vực thành
phố Bến Tre qua các ñợt
TT
1
2
3

4
5
6
7

Thành phần loài
Giống Macrobrachium
M. equidens
M. esculentum
M. mammillodactylus
M. mirabile
M. rosenbergii
M. sintangense
Giống Exopalaemon
E. styliferus

Ghi chú: 1: Bến Tre

2: Bình ðại

ðịa ñiểm
1
x
x
x
x
x
x

2

x

3
x

4
x

x
x
x
x

x

x
x
x
x

x
x

5

x

3: Giồng Trôm

4: Mỏ Cày


5: Thạnh Phú

Nhận xét:
Qua bảng 4.1 cho thấy thành phần loài thu ñược có sự khác biệt nhau giữa các ñiểm
thu. ðối với ñiểm Mỏ Cày, Bến Tre thì thành phần loài phong phú hơn ở những
ñiểm Giồng Trôm và Bình ðại. Riêng ñiểm thu Thạnh Phú chỉ thu vào tháng 5
nhằm bổ sung thành phần loài. ðiều này có thể lý giải: Mỏ Cày và Bến Tre là ñiểm
gần ñầu nguồn nơi con sông Tiền chảy qua ranh giới tỉnh và có hệ thống sông rạch
chắng chịt tạo khả năng phân bố của thành phần loài trong thủy vực nhiều. ðiểm
Giồng Trôm là ñiểm gần vùng cửa sông ven biển và ñiểm Bình ðại thuộc vùng cửa
sông ven biển nên các thủy vực ở các ñiểm này bị nhiễm mặn sẽ giới hạn sự phân
bố của một số loài tôm hẹp muối.
So với dữ liệu chương trình 60-02 về “ ðiều tra tài nguyên sinh vật ñồng bằng sông
Cửu Long” của Nguyễn Văn Thường năm 1986 cho thấy thành phần tôm họ
Palaemonidae gồm 4 giống, 13 loài. Trong ñó giống Macrobrachium có 9 loài,
giống Exopalaemon có 1 loài, giống Leptocarpus có 1 loài và giống Palaemonetes
có 2 loài. Thành phần loài ở Bến Tre hoàn toàn giống với thành phần loài ở ðBSCL

Trang 14


Luận Văn Tốt Nghiệp ðại Học

với một số loài ñiển hình như: Macrobrachium equidens , Macrobrachium
esculentum, Macrobrachium mammillodactylus , Macrobrachium mirabile ,
Macrobrachium rosenbergii, Macrobrachium sintangense, Exopalaemon stylyferus.
Ngoài ra so với các nước lân cận thuộc vùng Trung Ấn thành phần giống loài tôm
họ Palaemonidae ở ðBSCL nói chung và ở Bến Tre nói riêng hầu như không có gì
sai khác (Nguyễn Văn Thường, 2002).

4.2. ðặc ñiểm phân loại và phân bố các loài tôm thuộc họ Palaemonidae phân
bố ở Thành phố Bến Tre
4.2.1. Loài 1: Macrobrachium equidens (Dana, 1852) – Tôm trứng

Hình 4.1. Loài Macrobrachium equidens

Trang 15


Luận Văn Tốt Nghiệp ðại Học

Tên theo Sealifebase: Rough river prawn
Synonym: Palaemon acanthosoma Nobili, 1899
Palaemon delagoae Stebbing, 1915
Palaemon equidens Dana, 1852
Palaemon nasutus Nobili, 1903
Urocaridella borradailei Stebbing, 1923
Tên ñịa phương: Tôm trứng, tép trứng
ðặc ñiểm hình thái, phân loại:
Công thức răng chủy CR =

2 − 4 / 9 − 15
3 / 12 − 14
phổ biến là
4−7
5

Vỏ giáp nhẵn, hơi nhám ở những con ñực trưởng thành
Chủy vượt quá vảy râu một ít, hơi uống cong ở 1/3 kể từ ngọn
Giáp ñầu ngực: dài hơn chiều dài chủy. Gai râu và gai gan nằm trên một ñường

thẳng.
Vảy râu: hơi phình ở gốc và thon dần về phía ngọn, ñầu ngọn hơi lệch về phía
trong
Chân ngực 1 (pr1): có phần bàn dài bằng hoặc hơi ngắn hơn phần ngón. Chân
ngực 2 (pr2) ở con ñực trưởng thành không dài hơn chiều dài cơ thể, có nhiều gai
mịn phân bố ở các ñốt. Ở con cái cũng phát triển nhưng mảnh và ngắn hơn chiều dài
cơ thể.
Kích thước tối ña : Theo FAO (Holthuis, 1980) : 9,8 cm
Mẫu thu : 4,4 – 7,8 cm (ñực) ; 3,8 – 9,2 cm (cái)
Số mẫu thu và phân tích : 588 mẫu

Trang 16


Luận Văn Tốt Nghiệp ðại Học

Phân bố:
o Trên thế giới: Theo FAO, loài này phân bố rộng ở Ấn ðộ - Tây Thái Bình
Dương từ ðông Phi ñến ñảo Ryukyu, New Caledonia, ñảo Solomon ñến
Nigeria, Việt Nam.
o Ở Việt Nam: Chỉ bắt gặp ở ðồng bằng Nam bộ . Xuất hiện chủ yếu ở các
tỉnh ven biển ðBSCL.
o Ở Bến Tre luôn thu ñược loài này với số lượng nhiều.
Môi trường sống :
Loài này sống ở vùng nước lợ, cửa sông, ít khi ñược tìm thấy ở vùng nước ngọt
nhưng thường xuất hiện ở vùng gần cửa sông có ñộ sâu tối thiểu 30m, sống ñược
hầu hết ở các thủy vực sông, kinh, rạch. Sinh sản ở nước lợ và mặn, ấu trùng có
khoảng 11 giai ñoạn và biến ñổi thành hậu ấu trùng trong 43 ngày. M.equidens
thường ñược ñánh bắt lẫn lộn với các loài có kích cỡ tương ñương như
M.mammillodactylus, M. sintangens,…(Theo FAO, 1984). Theo Nguyễn Văn

Thường (2002) trong thủy vực tự nhiên chúng mang trứng từ tháng 2-6 dl.
Qua các tháng khảo sát ở các thủy vực Bến Tre luôn thu ñược loài này với số lượng
nhiều, qua thực tế khảo sát thì loài này tập trung rất nhiều vào tháng 3, tháng 4 và
ña số ñều mang trứng. Có thể vào thời ñiểm này vào ñầu mùa mưa là mùa di cư sinh
sản của loài này.
Tầm quan trọng ñối với thủy sản:
Loài này có kích thước tương ñối lớn và là một trong những loài có giá trị kinh tế
của họ Palaemonidae. Là ñối tượng khai thác có sản lượng cao bằng hình thức chất
chà và bằng ghe cào ở sông, ở Bến Tre thường ñược bán ở dạng tươi với giá thấp
chủ yếu tiêu thụ ở ñịa phương.

Trang 17


Luận Văn Tốt Nghiệp ðại Học

4.2.2. Loài

2:

Macrobrachium esculentum (Thallwitz, 1891) – Tép ma

Hình 4.2. Loài Macrobrachium esculentum
Tên theo Sealifebase: Sweet river prawn
Synonym: Palaemon dulcis Thallwitz, 1891
Tên ñịa phương: Tép ma
ðặc ñiểm hình thái, phân loại:
Công thức răng chủy: CR =

4 − 5 / 12 − 17

2−3

Vỏ giáp nhẵn, có nhiều nốt nhỏ

Trang 18


Luận Văn Tốt Nghiệp ðại Học

Chủy hình mũi mác thẳng, ngắn kéo tới ñầu cuống râu 1. Răng chủy rất khít,
giữa các răng có lông tơ vượt khỏi ñỉnh răng
Giáp ñầu ngực: nhám ở con ñực, có chiều dài gấp 2 lần chiều dài chủy. Gai râu
nằm sau hốc mắt, gai gan nhỏ nằm ngay dưới gốc gai râu, cả 2 ñều hướng thẳng về
phía trước.
Vảy râu: phần gốc hơi phình rộng hơn phần ngọn, ñầu vảy bằng.
Chân ngực 1 (pr1): mảnh, dài vượt khỏi vảy râu một ñoạn.
Chân ngực 2 (pr2): phát triển không ñều ở con ñực và con cái. Ở con ñực các
ñốt phình rộng ở giữa, có nhiều gai mịn phân bố, lông tơ dày bao phủ ở phần bàn
nhiều hơn phần ngón.
Kích thước tối ña: Theo FAO (Holthuis, 1980): 7,9 cm
Mẫu thu: 4,2 cm
Phân bố:
o Trên thế giới: Indonesia, Philippin, Việt Nam
o Ở Việt Nam: các tỉnh phía nam
o ðBSCL: An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, ðồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu
Giang, Bến Tre, Tiền Giang. Ở Bến Tre chỉ thu ñược ở chợ Bến Tre
Môi trường sống:
Là loài sống ñược cả môi trường nước ngọt lẫn nước lợ, ở các thủy vực nước chảy
như: sông, kênh, rạch ñều thấy sự hiện diện của loài.
Tầm quan trọng ñối với nghề thủy sản:

Loài này có kích thước tương ñối nhỏ, không có gí trị kinh tế. Qua tìm hiểu thêm ở
ngư dân thì khi họ ñánh bắt ñược loài này thì họ vứt bỏ hay dùng làm thức ăn cho
vịt vì sợ ành hưởng ñến thị hiếu người mua do hình thái loài này không ñẹp mắt.
ðây cũng là nguyên nhân hạn chế số lượng mẫu thu do ñó không thể dự ñoán mùa
vụ sinh sàn của loài này.

Trang 19


×