Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

THÀNH PHẦN LOÀI cá PHÂN bố tự NHIÊN tại HUYỆN BÌNH tân, TỈNH VĨNH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.19 MB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

PHAN CẨM VI

THÀNH PHẦN LOÀI CÁ PHÂN BỐ TỰ NHIÊN TẠI
HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

2012

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

PHAN CẨM VI

THÀNH PHẦN LOÀI CÁ PHÂN BỐ TỰ NHIÊN TẠI
HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. TRẦN ĐẮC ĐỊNH

2012



2


LỜI CẢM TẠ
Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Trần Đắc Định, thầy Hà Phước
Hùng, thầy Võ Thành Toàn và thầy Mai Viết Văn đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ và tạo điều kiện tốt nhất trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này.Xin
chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy cô khoa Thủy Sản trường Đại Học Cần
Thơ đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại
trường.
Xin cảm ơn nhóm làm luận văn đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt quá trình thực
hiện nghiên cứu này.
Sinh viên thực hiện
Phan Cẩm Vi

3


TÓM TẮT
Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ ĐBSCL thuộc vùng giữa sông
Tiền - sông Hậu do đó điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi
trồng thủy sản. Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về nguồn lợi thủy sản
đã được thực hiện rất nhiều nhưng hiện nay do điều kiện khí hậu thay đổi có
thể sẽ ảnh hưởng đến thành phần loài cá phân bố. Do đó việc xác định thành
phần loài sẽ làm cơ sở quan trọng cho các nghiên cứu tiếp theo. Chính vì lý do
này, đề tài “ Thành phần loài cá phân bố tự nhiên tại huyện Bình Tân tỉnh
Vĩnh Long” được thực hiện nhằm cập nhật thông tin về các loài cá hiện đang
phân bố tại huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long.
Trong thời gian nghiên cứu đã thu được 3129 mẫu cá tại các thủy vực và chợ

trên địa bàn nghiên cứu và đã tìm được 74 loài thuộc 58 giống, 33 họ và 13 bộ.
Trong đó bộ cá vược (Percifosmes) chiếm ưu thế với 20 loài chiếm 26%, bộ cá
chép với 19 loài chiếm 25%, bộ cá nheo với 16 loài chiếm 22%, bộ cá lìm kìm
(Beloniformes), bộ cá bơn (Pleuronetiformes) và bộ cá nhụ (Polynemiformes)
mỗi bộ đều gồm 2 loài chiếm 3%, bộ cá trích (Clupeiformes) gồm 3 loài chiếm
4%, còn lại bộ cá mang liền (Synbranchiformes) gồm 5 loài và một số bộ khác
gồm 5 loài chiếm 7%. Thành phần loài cá phân bố ở thủy vực sông Hậu là
35%, sông cấp 2 là 28%, kênh rạch là 26% còn lại ruộng lúa chỉ chiếm 11%.
Từ đó cho thấy thành phần loài cá ở ruộng lúa kém phong phú hơn những thủy
vực còn lại.
Thành phần loài cá biến động đáng kể qua các đợt thu mẫu cũng như các loại
hình thủy vực. Mối tương quan chiều dài tổng (TL), chiều dài chuẩn (SL) và
trọng lượng (W) của 15 loài cá có hệ số tương quan R2 khá cao từ 0,9719 đến
0,991. Hệ số điều kiện của các loài biến động theo thời gian cao nhất vào
tháng 04 (CF = 0,05740) và thấp nhất vào tháng 02 (CF = 0,01266).
Mẫu được thu trong thời gian ngắn nên biến động về chiều dài của các loài cá
không đáng kể. Kích thước chủ yếu của các loài cá rơi vào khoảng 4,1-8cm.
Tiếp đến là 8,1-12cm, Các khoảng chiều dài khác cũng có xuất hiện nhưng với
một số lượng không nhiều.Chiều dài nhỏ nhất của cá là 2,6cm và lớn nhất là
18,1cm.

4


MỤC LỤC
Trang
Danh sách bảng ................................................................................................v
Danh sách hình................................................................................................vi
Danh mục từ viết tắt ....................................................................................... ix
Chương 1: Giới thiệu .......................................................................................1

1.1. Đặt vấn đề............................................................................................1
1.2. Mục tiêu đề tài .....................................................................................1
1.3. Nội dung đề tài.....................................................................................1
Chương 2: Tổng quan tài liệu ...........................................................................2
2.1. Tổng quan nguồn lơi thủy sản thế giới .................................................2
2.2. Tổng quan nguồn lợi thủy sản nước ngọt Việt Nam..............................3
2.3. Tình hình nghiên cứu thành phần loài cá tại ĐBSCL............................5
2.4 Tổng quan về Vĩnh Long.......................................................................7
2.4.1 Vị trí địa lý.................................................................................7
2.4.2 Điều kiện tự nhiên......................................................................9
2.4.3 Sơ lược về địa bàn thu mẫu ......................................................11
Chương 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu.............................................13
3.1 Vật liệu nghiên cứu..............................................................................13
3.2 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................13
3.2.1 Địa điểm nghiên cứu ................................................................13
3.2.2. Thu và cố định mẫu..................................................................15
3.2.3.Phương pháp phân tích mẫu .....................................................15
Chương 4: Kết quả thảo luận ..........................................................................17
4.1. Thành phần loài cá phân bố ở các thủy vực của huyện Bình Tân – tỉnh
Vĩnh Long.................................................................................................17
4.1.1. Thành phần loài phân bố theo từng loại hình thủy vực ............19
4.1.2.Thành phần loài biến động qua các đợt thu mẫu .......................23
4.2. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng cá ......................................30
4.2.1. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng cá dảnh ...................31
4.2.2. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng cá bống cát .............32
4.2.3. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng cá bống dừa ..............33
4.2.4. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng cá cơm trích ............34
4.2.5. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng cá phèn vàng...........35
4.2.6. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng cá rô phi đen...........36
4.2.7. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng cá lòng tong đuôi

vàng.....................................................................................................37
4.2.8. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng cá sơn bầu ...........38
4.2.9. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng cá sát sọc ..............39
4.2.10. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng cá chốt sọc............40
4.2.11. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng cá sặc bướm..........41
4.2.12. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng cá rằm...................42
4.2.13. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng cá lưỡi trâu ...........43
4.2.14. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng cá lau kính ............44
5


4.2.15. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng cá rô đồng.............45
4.3.Biến động chiều dài cá qua các tháng thu mẫu..........................................47
4.4. Hệ số điều kiện CF ..................................................................................54
4.3.1. Cá dảnh...................................................................................54
4.3.2. cá bống cát ..............................................................................54
4.3.3. Cá bống dừa ............................................................................55
4.3.4. Cá cơm trích............................................................................55
4.3.5. Cá phèn vàng ..........................................................................56
4.3.6. Cá rô phi đen...........................................................................56
4.3.7. Cá lòng tong đuôi vàng ...........................................................57
4.3.8. Cá sơn bầu ..............................................................................57
4.3.9. Cá sát sọc ...............................................................................58
4.3.10. Cá chốt sọc............................................................................58
4.3.11. Cá sặc bướm..........................................................................59
4.3.12. Cá rằm...................................................................................59
4.3.13. Cá lưỡi trâu bơn ....................................................................60
4.3.14. Cá lau kính ............................................................................60
4.3.15. Cá rô đồng.............................................................................61
Chương 5 : Kết luận đề xuất...........................................................................61

5.1. Kết luận .............................................................................................62
5.2. Đề xuất...............................................................................................62
Tài liệu tham khảo..........................................................................................63
Phụ lục .........................................................................................................64
Phụ lục 1...................................................................................................64
Phụ lục 2...................................................................................................67

6


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2. 1:Sản lượng thuỷ sản thế giới năm 2010-2011................................. 2
Bảng 4.1: Thành phần loài phân bố ở các thủy vực huyện Bình Tân – tỉnh
Vĩnh Long ............................................................................................................17
Bảng 4.2: Sự phân bố của các loài cá theo các loại hình thủy vực ở huyện Bình
Tân – Tỉnh Vĩnh Long....................................................................................20
Bảng 4.3: Biến động thành phần loài cá qua các đợt thu mẫu tại huyện Bình
Tân – tỉnh Vĩnh Long .....................................................................................27
Bảng 4.4: Phương trình tương quan và hệ số tương quan trong quan hệ chiều
dài tổng và trọng lượng của một số loài cá......................................................46
Bảng 4.5: Biến động chiều dài của một số loài cá qua 03 tháng thu mẫu ........50

7


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Bản đồ ranh giới hành chính tỉnh Vĩnh Long……………………….8
Hình 3.1: Bản đồ địa điểm thu mẫu tại huyện Bình Tân................................ 14

Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu các loài cá theo từng bộ phân bố ở các thủy vực của
huyện Bình Tân – tỉnh Vĩnh Long ..................................................................18
Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu các loài cá theo từng họ phân bố ở các thủy vực của
huyện Bình Tân – tỉnh Vĩnh Long ..................................................................18
Hình 4.3: Biểu đồ cơ cấu thành phần loài phân bố theo thủy vực....................19
Hình 4.4: Biểu đồ tỷ lệ loài theo bộ xuất hiện trong đợt 1 ở các thủy vực của
huyện Bình Tân – tỉnh Vĩnh Long. .................................................................23
Hình 4.5: Biểu đồ tỷ lệ loài theo bộ xuất hiện trong đợt 2 ở các thủy vực của
huyện Bình Tân – tỉnh Vĩnh Long ..................................................................24
Hình 4.6: Biểu đồ tỷ lệ loài theo bộ xuất hiện trong đợt 3 ở các thủy vực của
huyện Bình Tân – tỉnh Vĩnh Long. ......................................................................24
Hình 4.7: Biểu đồ tỷ lệ loài theo bộ xuất hiện trong đợt 4 ở các thủy vực của
huyện Bình Tân – tỉnh Vĩnh Long. .................................................................25
Hình 4.8: Biểu đồ tỷ lệ loài theo bộ xuất hiện trong đợt 5 ở các thủy vực của
huyện Bình Tân – tỉnh Vĩnh Long. .................................................................26
Hình 4.9: Biểu đồ tỷ lệ loài theo bộ xuất hiện trong đợt 6 ở các thủy vực của
huyện Bình Tân – tỉnh Vĩnh Long ..................................................................26
Hình 4.10 : Phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của
cá dảnh (Puntioplites proctozysron) ...............................................................31
Hình 4.11: Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của
cá dảnh (Puntioplites proctozysron) ...............................................................31
Hình 4.12: Phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá
bống cát (Glossogobius giuris) ......................................................................32
Hình 4.13: Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của
cá bống cát (Glossogobius giuris)..................................................................32
Hình 4.14: Phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá
bống dừa (Oxyeleotris urophthalmus) .....................................................................33
Hình 4.15: Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của
cá bống dừa (Oxyeleotris urophthalmus) ................................................................33
Hình 4.16: Phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá

cơm trích (Clupeoides borneensis) .................................................................34

8


Hình 4.17: Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của
cá cơm trích (Clupeoides borneensis) .............................................................34
Hình 4.18: Phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của
cá phèn vàng (Polynemus paradiseus) ............................................................35
Hình 4.19: Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của
cá phèn vàng (Polynemus paradiseus) ............................................................35
Hình 4.20: Phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của
cá rô phi đen (Oreochromis mossambicus) .....................................................36
Hình 4.21: Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của
cá rô phi đen (Oreochromis mossambicus) .....................................................36
Hình 4.22: Phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của
cá lòng tong đuôi vàng (Rasbora aurotaenia).................................................37
Hình 4.23: Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của
cá lòng tong đuôi vàng (Rasbora aurotaenia).................................................37
Hình 4.24: Phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của
cá sơn bầu (Chanda wolffii)...........................................................................38
Hình 4.25: Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của
cá sơn bầu (Chanda wolffii)...........................................................................38
Hình 4.26: Phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá
sát sọc (Pangasius macronemus) ....................................................................39
Hình 4.27: Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của
cá sát sọc (Pangasius macronemus)................................................................39
Hình 4.28: Phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá
chốt sọc (Mytus vittatus).................................................................................40
Hình 4.29: Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của

cá chốt sọc (Mytus vittatus) ............................................................................40
Hình 4.30: Phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá
sặc bướm (Trichogaster trichopterus) ............................................................41
Hình 4.31: Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của
cá sặc bướm (Trichogaster trichopterus) ........................................................41
Hình 4.32: Phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá
rằm (Puntius brevis) .......................................................................................42
Hình 4.33: Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của
cá rằm (Puntius brevis)...................................................................................42
Hình 4.34: Phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá
lưỡi trâu bơn (Cynoglossus lingua).................................................................43
Hình 4.35: Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của
cá lưỡi trâu bơn (Cynoglossus lingua) ............................................................43
Hình 4.36: Phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá
lau kính (Pterygoplichthys dijunctivus)...........................................................44
Hình 4.37: Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của
cá lau kính (Pterygoplichthys dijunctivus) .....................................................44
Hình 4.38: Phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng của cá

9


rô đồng (Anabas testudineus) .........................................................................45
Hình 4.39: Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của
cá rô đồng (Anabas testudineus) .....................................................................45
Hình 4.40: Biến động chiều dài cá trong tháng 02 ..........................................51
Hình 4.41: Biến động chiều dài cá trong tháng 03 ..........................................52
Hình 4.42: Biến động chiều dài cá trong tháng 04 ..........................................53
Hình 4.43: Biến động hệ số điều kiện CF của cá dảnh ( Puntioplites
proctozysron) .................................................................................................54

Hình 4.44 : Biến động hệ số điều kiện CF của cá bống cát (Glossogobius
giuris).............................................................................................................54
Hình 4.45 : Biến động hệ số điều kiện CF của cá bống dừa (Oxyeleotris
urophthalmus) ................................................................................................55
Hình 4.46 : Biến động hệ số điều kiện CF của cá cơm trích (Clupeoides
borneensis).....................................................................................................55
Hình 4.47 : Biến động hệ số điều kiện CF của cá phèn vàng (Polynemus
paradiseus).....................................................................................................56
Hình 4.48 : Biến động hệ số điều kiện CF của cá rô phi đen (Oreochromis
mossambicus) .................................................................................................56
Hình 4.49 : Biến động hệ số điều kiện CF của cá lòng tong đuôi vàng
(Rasbora aurotaenia) .....................................................................................57
Hình 4.50 : Biến động hệ số điều kiện CF của cá sơn bầu (Chanda wolffii) ...57
Hình 4.51 : Biến động hệ số điều kiện CF của cá sát sọc (Pangasius
macronemus)..................................................................................................58
Hình 4.52 : Biến động hệ số điều kiện CF của cá chốt sọc (Mytus vittatus) ....58
Hình 4.53 : Biến động hệ số điều kiện CF của cá sặc bướm (Trichogaster
trichopterus)...................................................................................................59
Hình 4.54 : Biến động hệ số điều kiện CF của cá rằm (Puntius brevis)...........59
Hình 4.55 : Biến động hệ số điều kiện CF của cá lưỡi trâu bơn (Cynoglossus
lingua)............................................................................................................60
Hình 4.56 : Biến động hệ số điều kiện CF của cá lau kính (Pterygoplichthys
dijunctivus).....................................................................................................60
Hình 4.57 : Biến động hệ số điều kiện CF của cá rô đồng (Anabas testudineus) ....................................................................................................61

10


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL

NLTS
NTTS
NN&PTNT

:
:
:
:

Đồng Bằng Sông Cửu Long
Nguồn lợi thủy sản
Nuôi trồng thủy sản
Nông nghiệp và phát triển nông thôn

11


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.260 km với vùng đặc quyền kinh tế biển
rộng hơn 1 triệu km2. Điều kiện địa lý vùng biển và các mặt nước nội địa của
Việt Nam đã tạo nên những vùng sinh thái khác nhau đối với các loài thủy
sinh vật: vùng nước mặn xa bờ, vùng nước mặn gần bờ, vùng nước lợ và vùng
nước ngọt từ đó tạo tiền đề cho sự phong phú và đa dạng của nguồn lợi thủy
sản. Khi nói đến vùng nước ngọt thì phải kể đến Đồng Bằng Sông Cửu Long
(ĐBSCL), Theo ngành thủy sản các tỉnh ÐBSCL, năm 2011, toàn vùng đưa
800 nghìn ha mặt nước vào nuôi thủy sản, trong đó có 550 nghìn ha nuôi tôm
sú, 29 nghìn ha nuôi tôm chân trắng, nhuyễn thể và 195 nghìn ha nuôi các loài
tôm cá nước ngọt, phấn đấu đạt sản lượng thủy sản nuôi là 2,4 triệu tấn, tăng

gần 160 nghìn tấn so năm 2010. Vùng nuôi tập trung là các tỉnh: Cà Mau, Bạc
Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre. Nuôi thủy sản nước ngọt tập
trung ở các tỉnh ven sông Hậu và sông Tiền như An Giang, Ðồng Tháp, Cần
Thơ, Vĩnh Long. Trong đó Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ
ĐBSCL thuộc vùng giữa sông Tiền - sông Hậu do đó điều kiện tự nhiên rất
thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản đặc biệt là huyện Bình Tân có
diện tích tự nhiên là 15.288,63 ha với địa lý kênh rạch chằn chịt dẫn đến
nguồn lợi thủy sản dồi dào. Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về nguồn
lợi thủy sản đã được thực hiện rất nhiều, nhưng hiện nay điều kiện khí hậu đã
thay đổi có thể ảnh hưởng đến thành phần loài cá tự nhiên. Do đó việc xác
định thành phần loài sẽ làm cơ sở quan trọng cho các nghiên cứu chuyên sâu.
Chính vì lý do này, đề tài “ Thành phần loài cá phân bố tự nhiên tại huyện
Bình Tân tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện nhằm cập nhật thông tin về các
loài cá hiện đang phân bố tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Thêm vào đó,
đây còn là cơ sở cho việc phân vùng sản xuất, quy hoạch vùng nuôi, phát hiện
những loài cá phổ biến ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long để có thể khai thác
hết các thế mạnh của vùng.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm xác định thành phần loài cá khai thác tự nhiên
phân bố ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long nhằm làm cơ sở để đánh giá lại
nguồn lợi hiện nay. Từ đó tìm ra những giải pháp, định hướng để phát triển
đối tượng nuôi và quản lý nguồn lợi thủy sản địa phương trong tương lai.
1.3 Nội dung của đề tài
− Xác định thành phần loài cá phân bố ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
− Xác định mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng, hệ số điều kiện
(CF) của cá.
− Xác định biến động chiều dài cá qua các tháng thu mẫu

12



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan nguồn lợi thủy sản thế giới
Theo thống kê của FAO (2006) có khoảng 210 loài thủy sản, kể cả thực vật
thủy sinh được nuôi trồng, trong đó có 131 loài cá, 42 loài nhuyễn thể, 27 loài
giáp xác, 8 loài thực vật thủy sinh, 2 loài động vật lưỡng cư và rùa biển. Điều
này cho thấy đối tượng nuôi trồng thủy sản rất phong phú và đa dạng.
Hiện nay, ở một số vùng biển, một số quốc gia, sản lượng khai thác vẫn tiếp
tục tăng lên, nhưng nhìn chung trên phạm vi toàn cầu, FAO đưa ra nhận định
không mấy lạc quan về nguồn lợi thủy sản thế giới. Theo đánh giá mới đây
của FAO, hầu như 50% nguồn lợi hải sản thế giới đã bị khai thác tới giới hạn
và không còn khả năng tăng sản lượng; 25% nguồn lợi đã bị khai thác quá giới
hạn cho phép. Như vậy chỉ còn 25% nguồn lợi hải sản thế giới là còn khả năng
tăng sản lượng khai thác (Mai Viết Văn, 2006).
Theo Võ Thành Toàn, Trần Đắc Định và Hà Phước Hùng (2006), ở một số
quốc gia tình hình khai thác thủy sản biển có xu hướng gia tăng sản lượng.
Theo FAO (2008) tổng sản lượng thủy sản thế giới có chiều hướng gia tăng từ
năm 2003 (133,2 triệu tấn) đến năm 2006 (143,7 triệu tấn). Dù sản lượng khai
thác thủy sản có chiều tăng nhưng sản lượng khai thác thủy sản biển lại có xu
hướng giảm từ năm 2004 (85,8 triệu tấn) đến năm 2006 (81,9 triệu tấn). Qua
đó, cho thấy hiện trạng nguồn lợi thủy sản đang bị khai thác quá mức và có
nguy cơ bị cạn kiệt.
Gần đây, cũng một dự báo của FAO đã đưa ra các dự báo, cụ thể như sau:
Theo dự báo mới nhất của FAO, sản lượng thuỷ sản toàn cầu năm 2011 sẽ đạt
mức kỷ lục là 149 triệu tấn, tăng 2,7% so với năm 2010 do sự tăng trưởng
trong nuôi trồng thuỷ sản toàn cầu và sự trở lại của nguồn cá nhỏ đánh bắt
ngoài khơi Nam Mỹ sau 1 năm suy yếu. Việc tăng sản lượng đánh bắt cá cũng
được dự báo cho các loài cá quan trọng khác, như sản lượng cá tuyết và cá thu
gia tăng tại Đại Tây Dương và cá thu tại Alaska. Dự kiến sản lượng đánh bắt

cá toàn cầu năm 2011 sẽ đạt 88,5 triệu tấn, tăng 1,8%; Sản lượng nuôi trồng sẽ
đạt khoảng 60,4 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2010. Trung Quốc là quốc gia
có sản lượng lớn và theo dự báo của USDA, sản lượng thuỷ sản của nước này
trong năm 2011 sẽ tăng 2% đạt 53,6 triệu tấn.
Bảng 2. 1Sản lượng thuỷ sản thế giới năm 2010-2011 (triệu tấn)
Chỉ tiêu

Sản lượng khai thác thuỷ sản
Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản

Tổng cộng

2010

2011

So sánh 2010/2011 (%)

87,0
58,1

88,5
60,4

1,8%
4,0%

145,1

149,0


2,7%

(nguồn:FAO,2011)

13


Khối lượng tiêu dùng thuỷ sản toàn cầu năm 2011 dự kiến đạt 121,7 triệu tấn,
tăng 1,4% so với năm 2010.
Mặc dù sản lượng gia tăng nhưng giá thuỷ sản được dự báo vẫn ở mức cao
trong năm nay do nhu cầu cũng tăng mạnh. Năm 2011, FAO dự báo chỉ số giá
thuỷ sản toàn cầu sẽ lên 127 điểm, tăng 8,5% so với năm 2010 và 27% so với
năm 2005. (nguồn: http//:www.agroviet.gov.vn; Cập nhật ngày 23/06/2011)
Đối với nguồn lợi thủy sản trong nội địa, các dự đoán có khả quan hơn nhiều.
Việc sản lượng khai thác nội địa tăng trưởng liên tục và vững chắc cho thấy
khả năng tiềm tàng và vai trò quan trọng của nguồn lợi thủy sản nước ngọt đối
với nhân loại. Nguồn lợi to lớn này ở châu Á, châu Phi, Nam Mỹ đang được
bảo vệ phát triển. (Mai Viết Văn, 2006).
2.2 Tổng quan nguồn lợi thủy sản nước ngọt Việt Nam
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2011, ngành thủy sản vượt chỉ tiêu
đề ra và tiếp tục đạt mức cao hơn cùng kỳ năm trước. Cụ thể, tổng sản lượng
thủy sản cả năm ước đạt 5.200 nghìn tấn, tăng 4,4% so với kế hoạch năm và
1,4% so với cùng kỳ.
Trong đó, sản lượng khai thác đạt 2.200 nghìn tấn, đạt kế hoạch và bằng
90,9% so với cùng kỳ; sản lượng nuôi trồng đạt 3.000 nghìn tấn, tăng 7,8% so
với kế hoạch năm và 10,8% so với cùng kỳ; diện tích nuôi trồng đạt 1.093 ha,
bằng 97,3% kế hoạch năm và tăng 2,5 so với cùng kỳ. (nguồn:
http//.www.cpv.org.vn; Cập nhật ngày 23/12/2011).
Bên cạnh đó qua các kết quả nghiên cứu cho đến nay đã thống kê được 544

loài cá, thuộc 288 giống, 57 họ và 18 bộ. Trong 544 loài có 11 loài phân bố
rộng rãi trên cả 2 miền Nam Bắc của Việt Nam. Trong đó, khu hệ cá phía Bắc
(từ đèo Hải Vân trở ra) đã ghi nhận được 240 loài thuộc khu hệ cá Hoa Nam
Trung Quốc. Khu hệ cá phía Nam (từ đèo Hải Vân trở vào) đã thống kê được
khoảng 225 loài thuộc khu hệ cá Ấn Độ, Mã Lai. Số loài cá có giá trị kinh tế
khoảng 42 loài, phần lớn thuộc nhóm cá ăn động vật là chủ yếu. Riêng nguồn
lợi thủy sản vùng ĐBSCL mang tính chất nhiệt đới rõ rệt, rất đa dạng về thành
phần loài và phong phú về mặt sản lượng. Có khoảng 236 loài cá đã được tìm
thấy, trong đó họ cá chép 74 loài (31,36%), họ cá trơn 51 loài (21,6%).(Theo
Nguyễn Văn Hảo và ctv, được trích dẫn bởi Mai Viết Văn, 2006).
Theo Vũ Cẩm Lương (2008), thành phần loài cá các thủy vực nước ngọt nội
địa Việt Nam bao gồm trên 700 loài và phân loài, thuộc 228 giống, 57 họ và
18 bộ. Riêng họ cá Chép (Cypriniformes) có 276 loài và phân loài thuộc 100
giống và 4 họ, 1 phân họ được coi là đặc hữu ở Việt Nam. Ngoài ra, theo Hiệp
Hội Chế Biến và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam (VASEP,2008).

14


Xuân-Hè (tháng 2-8) và vụ Thu-Đông (tháng 9 – tháng 2 năm sau) với sự đa
dạng về hình thức khai thác (lưới, vó, câu, giăng câu, chài,…). Hiện nay, nghề
nuôi cá nước ngọt phát triển rộng khắp cả nước góp phần không nhỏ vào việc
phát triển kinh tế của cả nước và của từng địa phương: vừa xuất khẩu, vừa cải
thiện nguồn cung cấp thực phẩm cho dân cư trong nước.
Tình hình nghiên cứu khu hệ cá nước ngọt Việt Nam
Từ những năm 70 đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về nguồn lợi
thủy sản (NLTS). Sau đây là một số tài liệu phổ biến
- “Cá kinh tế nước ngọt Việt Nam” (Mai Đình Yên, 1983): gồm 63 loài, trong
đó có 16 loài cá kinh tế thuộc lưu vực sông Hồng, 13 loài cá kinh tế thuộc lưu
vực sông Cửu Long, 7 loài cá kinh tế ở ao, hồ ruộng, 18 loài cá kinh tế được

nuôi và 9 loài cá cảnh.
− “Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ” (Mai Đình Yên, 1992) đã
thống kê được 255 loài trong 139 giống thuộc 43 họ và 14 bộ. Bộ
Cypriniformes có 97 loài, 51 giống và 4 họ; bộ Siluriformes 48 loài, 19
giống và 7 họ; bộ Perciformes 42 loài, 31 giống và 12 họ; bộ
Pleuronectiformes 18 loài, 5 giống và 3 họ; bộ Clupeiformes 17 loài, 11
giống và 3 họ. Một số bộ còn lại chỉ có 1-7 loài, 1-5 giống.
− “Định loại cá nước ngọt vùng ĐBSCL” (Trương Thủ Khoa và Trần
Thị Thu Hương, 1993) gồm 173 loài, 99 giống, 39 họ và 13 bộ. Bộ
Cypriniformes 50 loài, 27 giống của 3 họ; bộ Perciformes 42 loài, 29 giống
của 15 họ; bộ Siluriformes 41 loài, 18 giống của 7 họ; bộ Clupeiformes 12
loài, 7 giống của 2 họ. Các bộ còn lại mỗi bộ chỉ có 1-6 loài, 1-4 giống và
1-2 họ.
- “Cá nước ngọt Việt Nam” (Nguyễn Văn Hảo, 2005) gồm 3 tập đề cập tới
1027 loài và phân loài trong 427 giống của 98 họ, 22 bộ
2.3. Tình hình nghiên cứu thành phần loài cá tại ĐBSCL
ĐBSCL bao gồm 13 tỉnh và thành phố với diện tích khoảng 4 triệu ha. Diện
tích tự nhiên của toàn vùng là 39.889 km2, chiếm 11,86% diện tích cả nước, có
4 triệu ha đất tự nhiên, trong đó 3,81 triệu ha đất nông nghiệp, chiếm 50,95%
diện tích đất nông nghiệp cả nước. Diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế rộng
khoảng 360.000 km2 (chiếm 37,1% tổng diện tích đặc quyền kinh tế của cả
nước) với 750 km chiều dài bờ biển (chiếm khoảng 23,4% tổng chiều dài bờ
biển toàn quốc), có hàng trăm đảo lớn nhỏ trong 2 ngư trường trọng điểm là
Đông và Tây Nam Bộ.
15


Toàn vùng có 22 cửa lạch lớn nhỏ với khoảng 600.000 – 800.000 ha bãi triều
với tổng diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản (NTTS) là 1,2 triệu ha
(chiếm 60% của cả nước). Điều kiện giao thoa mặn, ngọt đã tạo nên vùng sinh

thái đặc thù với sự phong phú, đa dạng các loài động thực vật thủy sinh, bãi
đẻ, bãi cư trú các loại ấu trùng của các loài thủy sản hình thành nên một vùng
có sản lượng và năng suất sinh học rất cao. ĐBSCL có sự đa dạng các hệ sinh
thái thuộc loại bậc nhất của Việt Nam, điều này tạo thuận lợi ngành nông
nghiệp nói chung và nghề thủy sản nói riêng. Đa dạng các hệ sinh thái đồng
nghĩa với sự đa dạng các đối tượng thủy sinh, giúp người tham gia hoạt động
sản xuất thủy sản có thể lựa chọn đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cho phù hợp
với từng vùng sinh thái. Xét trên tổng thể vùng ĐBSCL, sự đa dạng trong việc
lựa chọn đối tượng nuôi theo vùng sinh thái này tạo nên tính đa dạng cho sản
phẩm của vùng, đáp ứng nhiều yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
(Nguồn: Nguyễn Thanh Tùng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Viện
kinh tế và quy hoạch thủy sản).
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), nguồn lợi thủy sản ở
ĐBSCL có 13 bộ với 39 họ và 173 loài cá. Nghiên cứu đã xác định được 12
loài cá thuộc bộ cá trích (Clupeiformes), 2 loài thuộc bộ cá thát lát
(Osteoglossiformes), 50 loài thuộc họ cá Chép (Cypriniformes), 41 loài thuộc
họ cá trơn (Siluriformes), 2 loài thuộc bộ cá sóc (Cyprinodontiformes), 6 loài
thuộc bộ cá lìm kìm (Beloniformes), 1 loài thuộc bộ cá ngựa
(Gasterosteiformes), 3 loài thuộc bộ cá đối (Mugiliformes), 2 loài thuộc bộ
lươn (Synbranchiformes), 43 loài thuộc bộ cá vược (Perciformes), 4 loài thuộc
bộ cá lưỡi mèo (Pleuronectiformes), 6 loài thuộc bộ cá nóc
(Tetraodontiformes) và 1 loài thuộc bộ cá hàm ếch.
Tại hội thảo “Đa dạng thành phần loài cá ở lưu vực sông Mekong và Chao
Phraya” tổ chức tại Đại học Cần Thơ ngày 24/2/2011, Quỹ Môi trường thiên
nhiên Nhật Bản (Nagao) lần đầu tiên công bố tìm thấy 540 loài cá sống trên
lưu vực sông Mekong. Trong 540 loài cá được ghi nhận, có 67 loài trong số đó
lần đầu tiên được phát hiện sinh sống trên lưu vực sông Mekong và 21 loài
chưa từng được mô tả và lần đầu tiên được ghi nhận trên thế giới. Riêng ở
Đồng bằng Sông Cửu Long có 292 loài, trong đó có 5 loài chưa được mô tả
(có thể loài mới), 8 loài chưa định loại được, 62 loài mới ghi nhận lần đầu ở

lưu vực sông Mê – kông và Việt Nam và 9 loài mới ghi nhận lần đầu ở Việt
Nam. (Nguồn: ; Báo Cần Thơ online,
28/02/2011).
Số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) (2010) cho
thấy, toàn vùng ĐBSCL có khoảng 750km bờ biển (chiếm khoảng 23% tổng
16


chiều dài bờ biển toàn quốc) với 22 cửa sông, cửa lạch và hơn 800.000 ha bãi
triều (70-80% là bãi triều cao). Vào mùa khô, độ mặn nước biển ven bờ ở
ĐBSCL vào khoảng 20 – 30‰, mùa mưa từ 5-20‰, xâm nhập mặn theo các
sông nhánh vào nội đồng nhiều đến 40 – 60km. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng,
Phó Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, Bộ NN&PTNT, 2010,
nhận định: ĐBSCL có những vùng đất ngập nước quy mô lớn, đa dạng về kiểu
môi trường sinh thái (mặn, lợ, ngọt). Đồng thời, các hệ thống canh tác tương
đối đồng nhất, đôi khi không phân biệt được bằng địa giới hành chính như:
vùng tứ giác Long Xuyên, vùng Đồng Tháp Mười, bán đảo Cà Mau... Điều
kiện giao thoa mặn, lợ, ngọt nêu trên cũng đã tạo nên một vùng sinh thái đặc
thù, hiếm thấy trên thế giới, rất thuận lợi cho phát triển sản xuất thủy sản.
Chế độ thủy văn của Đồng bằng sông Cửu Long chịu sự chi phối hoàn toàn
của sông Mekong. Sông Mekong bắt nguồn từ Trung Quốc, đi qua 5 nước
trước khi chảy vào Việt Nam rồi đổ ra Biển Đông. Từ Phnom Penh (Cam-puchia), nó chia thành 2 nhánh: bên phải là sông Bassac (sang Việt Nam gọi là
Hậu Giang hay sông Hậu) và bên trái là Mê Kông (sang Việt Nam gọi là Tiền
Giang hay sông Tiền), cả hai đều chảy vào khu vực đồng bằng châu thổ rộng
lớn ở Nam Bộ Việt Nam, dài chừng 220-250 km mỗi sông. Với 9 nhánh sông
lớn và nhiều kênh mương lớn nhỏ đổ ra biển, đây là nguồn cung cấp phù sa,
dinh dưỡng và thức ăn dồi dào cho vùng biển nuôi nhuyễn thể, lượng nước
dồi dào cung cấp từ hệ thống sông Mekong, kết hợp với hệ thống thủy lợi dày
đặc tạo nên cho vùng ĐBSCL một ưu thế vượt trội trong việc phát triển thủy
sản nói chung so với các vùng khác trong cả nước. (Nguồn: Nguyễn Thanh

Tùng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Viện kinh tế và quy hoạch
thủy sản, 2010).
Diện tích có khả năng nuôi thủy sản nước ngọt cũng rất phong phú với trên
500.000 ha được xác định là có điều kiện rất thuận lợi và phân bố chủ yếu ở
các tỉnh: Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang,
Đồng Tháp, Thành phố Cần Thơ và Vĩnh Long.
2.4 Tổng quan về Vĩnh Long
Vĩnh Long là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, cách thành phố Hồ
Chí Minh 136 km, Vĩnh Long tiếp giáp các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà
Vinh, Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ. Nằm giữa sông Tiền, sông Hậu với
hệ thống sông rạch thuận tiện và có 05 Quốc lộ, Khí hậu ôn hòa và đất đai
màu mỡ, nên Vĩnh Long thích hợp các loại thuỷ sản nước ngọt có giá trị kinh
tế cao như tôm càng xanh, cá tra.

17


2.4.1 Vị trí địa lý
a) Vị Trí
Vĩnh Long nằm trong tọa độ địa lý từ 9052’40’’ đến 10019’48’’ vĩ Bắc,
105041’18’’ đến 106017’03’’ kinh Đông, Bắc giáp sông Tiền, ngăn cách với
tỉnh Tiền Giang, có cầu Mỹ Thuận bắc qua trên quốc lộ 1A; Tây Bắc giáp tỉnh
Đồng Tháp; Tây giáp sông Hậu, ngăn cách với thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu
Giang, có cầu Cần Thơ bắc qua trên quốc lộ 1A (cầu này được khánh thành
vào ngày 24-04-2010); Nam giáp tỉnh Trà Vinh; Đông giáp sông Cổ Chiên,
ngăn cách với tỉnh Bến Tre.
Diện tích tự nhiên: 1.475km2 với dân số là 1.028.365 người. Diện tích trồng
lúa: 216.328 ha; Diện tích cây công nghiệp: 2.176 ha; Diện tích vườn: 22.136
ha; Diện tích nuôi thủy sản: Tính đến cuối năm 2011 toàn tỉnh có 397 ha hầm
nuôi cá tra, trong đó có 297 ha đang thả nuôi và 18 ha chuyển sang đối tượng

nuôi khác.
Nghề nuôi cá lồng bè tiếp tục phát triển mạnh nhờ giá ổn định và ở mức
tương đối cao, đảm bảo cho người nuôi có lợi nhuận. Toàn tỉnh hiện có 740
lồng, bè các loại, tăng 77 chiếc so với năm 2010, đối tượng nuôi bằng lồng bè
chủ yếu là cá điêu hồng.
Sản lượng nuôi công nghiệp và khai thác tự nhiên năm 2011 ước đạt
143.505 tấn, tăng 2,17% so với năm 2010, trong đó sản lượng nuôi đạt
135.861 tấn, tăng 2,32%. Riêng sản lượng nuôi cá tra thâm canh đạt 113.373
tấn, giảm 1,31% so năm 2010. (Nguồn: .Báo cáo
kinh tế xã hội Vĩnh Long, 2011)

18


Hình 2.1:Bản đồ ranh giới hành chính tỉnh Vĩnh Long
b) Sông ngòi
Hệ thống sông rạch trên địa bàn tỉnh khá dày 91 sông, kênh, rạch trên địa bàn
nguồn nước mặt của Tỉnh Vĩnh Long được phân bổ đều khắp trong tỉnh, ngoài
hai con sông lớn là sông Hậu và sông Tiền (cùng với chi lưu là sông Cổ
Chiên), còn có các sông nhỏ như: Mang Thít, Trà Ôn, Cái Đôi, Cái Côn, Cái
Cam, Cái Cá, Long Hồ, Tân Quới, Trà Mơn.... (nguồn: )
2.4.2 Điều kiện tự nhiên
a) Ðịa hình
Nằm kẹp giữa hai con sông lớn, địa hình của Vĩnh Long tương đối bằng
phẳng, 62,85% diện tích tỉnh có cao trình khá thấp so với mực nước biển (<
1,0 m ). Độ cao của địa hình giảm dần từ Bắc xuống Nam, từ vùng ven sông

19



trở vào trong, tạo thành dạng lòng chảo. Trên từng cánh đồng có những chỗ gò
(cao trình từ 1,2 – 1,8 m) hoặc trũng cục bộ (cao trình < 0,4 m).
Xét về độ cao, địa bàn Vĩnh Long có thể chia thành 4 vùng địa hình như sau:
Vùng có cao trình từ 1,2 – 2,0 m: có diện tích khoảng 29.934,21 ha, chiếm
22,74%; phân bố ven sông Hậu, sông Tiền, sông Mang Thít, ven sông rạch lớn
cũng như đất cù lao giữa sông và vùng đất giồng gò cao của huyện Vũng
Liêm, huyện Trà Ôn
Vùng có cao trình từ 0,8 – 1,2 m: có diện tích khoảng 60.384,93 ha, chiếm
45,86%, phân bố ven sông Tiền, sông Hậu và sông rạch lớn.
Vùng có cao trình từ 0,4 – 0,8 m: có diện tích 39.875,71 ha, chiếm 30,28%.
Đây là vùng chuyên canh lúa của tỉnh, (chiếm 80% diện tích đất lúa).
Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4 m: có diện tích khoảng 1.481,15 ha, chiếm 1,12% có
địa hình thấp trũng, ngập sâu; chỉ thích hợp trồng lúa 2 vụ/năm với điều kiện thực
hiện tốt công tác thủy lợi. (nguồn: ).

b) Khí hậu
Tỉnh Vĩnh Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ
rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 10.
- Nhiệt độ trung bình cả năm từ 27 – 28oC, cao nhất khoảng 36,9oC, thấp nhất
17,7oC. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân 7 – 8oC. Tổng nhiệt độ hoạt
động hằng năm khoảng 9.500 – 10.000oC. Số giờ nắng trung bình khoảng
2.400 giờ, có năm lên đến 2.700 giờ; bình quân số giờ nắng/ngày là 7,5 giờ.
- Độ ẩm không khí bình quân 74 – 83%. Độ ẩm không khí cao nhất tập trung
vào tháng 9 và tháng 10 giá trị đạt trung bình 86 – 87%, thấp nhất vào tháng 3
với khoảng 75 – 79%. Lượng bốc hơi bình quân hàng năm của tỉnh khá lớn,
khoảng 1.400 – 1.500 mm/năm; vào mùa khô, lượng bốc hơi thấp, chỉ khoảng
116 – 179 mm/tháng.
- Lượng mưa bình quân của tỉnh qua các năm dao động từ 1.400 – 1.500
mm/năm. Lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 – 11, tháng 9 – 10 có lượng

mưa nhiều nhất, tháng 1 – 3 có lượng mưa thấp nhất. Nhiều năm, trong các

20


tháng 1 – 3 hoàn toàn không có mưa, khiến thời tiết khô và nóng, thiếu nước
cho cải tạo đất và sản xuất nông nghiệp.
- Chế độ gió tương đối ổn định, Vĩnh Long hầu như không chịu ảnh hưởng
trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới.
Nhìn chung, khí hậu Vĩnh Long rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với
cơ cấu cây trồng và vật nuôi phong phú và các hoạt động kinh tế khác. Khí
hậu điều hoà quanh năm, ít thiên tai....Tuy nhiên, sự phân hoá giữa hai mùa
khiến cho vấn đề thủy lợi phải được chú trọng, nhất là việc giải quyết nước
tưới vào mùa khô cho các vùng thâm canh lúa cao sản của tỉnh. (nguồn:
).
c) Thủy văn
- Sông Tiền tại Mỹ Thuận có lưu lượng mùa cạn từ 563 – 1.900 m3/s và mùa
lũ từ 10.406 – 16.300 m3/s.
- Sông Hậu đoạn qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long có lưu lượng bình quân mùa cạn
từ 1.180 -1.576 m3/s và mùa lũ là 21.500 m3/s.
- Sông Mang Thít nối liền sông Tiền với sông Hậu, chảy quan địa phận các
huyện Mang Thít, Tam Bình, Vũng Liêm, Trà Ôn, không những là một thủy lộ
quan trọng của tỉnh và khu vực mà còn là nơi nuôi cá bè cho năng suất cao.
- Sông Cổ Chiên là một chi lưu của sông Tiền, chảy qua địa phận các huyện
Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm, vừa là nguồn nước tới quan trọng cho cây
trồng, vừa là đường giao thông thủy và khu vực nuôi thủy sản nước ngọt.
Hầu hết các địa phương trong tỉnh đều có nước ngọt quanh năm và hằng năm
được bồi đắp một lượng phù sa lớn từ sông Tiền, sông Hậu. Nguồn nước mặt
của hai con sông chính là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất, sinh hoạt
của người dân. Sông Tiền và sông Hậu cũng là đường giao thông thủy quan

trọng để Vĩnh Long thông thương với các tỉnh bên ngoài. Ngoài ra, trong tỉnh
còn có nhiều sông suối, kênh rạch khác, tạo thành một mạng lưới chằng chịt,
có giá trị giao thông vận tải và cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất.
Chế độ thủy văn ở Vĩnh Long chịu ảnh hưởng bởi khí hậu theo mùa, lưu lượng
dòng chảy của các con sông phân phối không đều giữa mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa, nước sông lên cao đem theo phù sa (tháng 8 – 10), trung bình từ
0,25 – 0,31k g/m3 có thể kéo sâu vào nội đồng từ 15 – 25 km thuận lợi cho
nhân dân trồng các loại cây hoa màu và nuôi trồng thủy sản. Vào mùa khô,
mực nước sông xuống thấp, gây ra tình trạng thiếu nước ở nội đồng và nhiễm
mặn ở các vùng ven cửa sông.

21


Những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, chế độ thủy văn của
vùng ĐBSCL nói chung, Vĩnh Long nói riêng có những diễn biến thất thường
Hệ động vật trong tỉnh hiện nay chủ yếu là các vật nuôi và sinh vật dưới nước.
Nguồn thủy sản nước ngọt trên sông Tiền, sông Hậu và các ao hồ, kênh rạch
trên địa bàn tỉnh là tiềm năng rất lớn để phát triển ngành đánh bắt và nuôi
trồng thủy sản. (nguồn: ).
d) Tiềm năng thủy sản
Toàn tỉnh hiện có 397 ha mặt nước sử dụng để nuôi cá tra thâm canh, giảm
1,3% so với cùng kỳ năm 2010; trong đó diện tích đang thả nuôi 297 ha, chuẩn bị
nuôi lại là 83 ha và chuyển sang đối tượng nuôi khác 18 ha.
Ước tính sản lượng thủy sản nuôi trong tháng đạt 14.653 tấn. Lũy kế trong 10
tháng năm 2011 sản lượng thủy sản nuôi ước đạt 113.331 tấn, giảm 0,9% so với
cùng kỳ năm trước; trong đó sản lượng cá tra nuôi thâm canh ước đạt 96.344 tấn,
giảm 3,5%.
Các hoạt động nuôi thủy sản khác tiếp tục duy trì và phát triển. Riêng nghề nuôi
cá lồng bè phát triển khá mạnh. Hiện toàn tỉnh có 769 lồng bè nuôi cá, trong đó 593

chiếc đang thả nuôi cá với đối tượng nuôi chủ yếu là cá điêu hồng. Nuôi lồng, bè
trong thời gian qua phát triển tốt do đầu ra ổn định, người nuôi có lãi. (nguồn:
; Cập nhật ngày 23/10/2011)
2.4.3 Sơ lược về địa bàn thu mẫu
Trong tỉnh Vĩnh Long huyện Bình Tân là huyện mới được chia tách từ huyện
Bình Minh do đó diện tích của huyện tương đối nhỏ
a) Vị trí địa lý huyện Bình Tân
Huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Long; Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp;
Nam giáp huyện Bình Minh; Tây giáp sông Hậu, ngăn cách với thành phố Cần
Thơ; Đông giáp huyện Tam Bình. Huyện mới được thành lập năm 2007 theo
Nghị định số 125/2007/NĐ-CP, trên cơ sở tách 11 xã phía Bắc của huyện Bình
Minh. Về hành chính, hiện nay huyện có 11 xã là: Mỹ Thuận, Nguyễn Văn
Thảnh, Thành Lợi, Thành Đông, Thành Trung, Tân Quới, Tân Bình, Tân
Thành, Tân Hưng, Tân Lược, Tân An Thạnh. Bình Tân có diện tích tự nhiên là
15.288,63 ha với 93.758 nhân khẩu (nguồn: ; cập nhật
ngày 08/06/2011)

22


b)Kinh tế
Khu vực huyện Bình Tân trước đây được xem là vùng “rốn lũ” của huyện
Bình Minh cũ. Người dân Bình Tân có tập quán trồng lúa nước, hoa màu.
Hàng năm đều bị ngập lũ, lũ từ lâu đã chi phối đời sống và sản xuất của dân
nơi đây. So với các vùng khác trong tỉnh thì lũ về đây sớm và nước cũng ngập
sâu hơn cả. Vào đầu tháng 8 hàng năm, nước từ sông Hậu và sông Tiền theo
các kinh, rạch đổ vào đồng, lũ bắt đầu dâng cao, cao nhất là vào tháng 9, tháng
10 có năm kéo dài đến tháng 11. Lũ tràn cả đồng ruộng, vườn tược, đường sá,
nhà cửa, bờ bao thuỷ lợi... trừ một số ít đất gò cao và công trình.
Từ sau khi tách huyện, Bình Tân tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là các

công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Huyện tích cực chuyển đổi
cơ cấu sản xuất, ngành nghề. Hoa màu dần thay thế cây lúa. Các xã Tân
Thành, Thành Đông và Thành Trung, Tân Hưng có diện tích màu nhiều nhất.
Khi lũ vừa rút là lúc bà con chuẩn bị đất xuống giống trồng màu. Vào cuối
tháng 12, hoa màu vụ Xuân Hè phủ khắp đồng, một màu xanh bạt ngàn trải dài
từ kinh Xã Khánh đến kinh Hai Quý. Khoai lang, bắp, đậu mè, dưa hấu…
được trồng nhiều nhất nơi đây. Bình Tân có các loại khoai lang nổi tiếng như
bí đỏ, tàu ngạn, dương ngọc, lang sữa, tím Nhật... đang có giá bán ổn định.
Nhiều mô hình sản xuất đã đem lại thu nhập đáng kể cho dân nghèo, đặc biệt
là mô hình 2 vụ màu – 1 vụ lúa, mô hình thủy sản, trồng màu trong mùa lũ đạt
thu nhập từ 50 đến 70 triệu đồng/ha/năm.
Toàn huyện có 172 ha đất chuyên nuôi thủy sản cá tra theo hướng công nghiệp
cũng đã mang lại hiệu quả đáng kể, từ 4,5- 5 tỉ đồng/ha/năm. (nguồn:
; cập nhật ngày 08/06/2011).

23


CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu nghiên cứu

Ngư cụ đánh bắt: tất cả các loại ngư cụ
Dung dịch formol 4%, cồn
Thùng trữ lạnh, thùng nhựa, khay nhựa
Thước đo, kéo, pen, cân điện tử, gim để cố định mẫu
Sổ, viết chì, bút lông
Máy chụp hình
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm thu mẫu gồm:
-

Sông cấp 1: dọc tuyến sông Hậu ( thu 3 điểm)

-

Sông cấp 2: thu tại sông Trà Mơn (thu 2 điểm) và sông Mỹ Thuận

-

Kênh – Rạch: kênh Mười Thới, kênh Xã Hời, rạch Rít

-

Ruộng lúa: thu tại xã Thành Trung, Tân Lược và Tân Bình

24


K. Xã Hời

K. Mười Thới

Rạch. Rít

S. Mỹ Thuận

S.Trà Mơn


Hình 3.1. Bản đồ địa điểm thu mẫu tại huyện Bình Tân – Vĩnh
Sông cấp 1
Sông cấp 2
Kênh - Rạch
Ruộng lúa

25


×