Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

SO SÁNH một số CHỈ TIÊU KINH tế kỹ THUẬT của các mô HÌNH NUÔI THÂM CANH tôm sú (penaeus monodon) và tôm THẺ CHÂN TRẮNG (penaeus vannamei) ở TỈNH sóc TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.5 KB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

MAI ĐẮC NHÂN TÂM

SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ-KỸ THUẬT CỦA
CÁC MÔ HÌNH NUÔI THÂM CANH
TÔM SÚ (Penaeus monodon) và
TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei) Ở
TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

MAI ĐẮC NHÂN TÂM

SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ-KỸ THUẬT CỦA
CÁC MÔ HÌNH NUÔI THÂM CANH
TÔM SÚ (Penaeus monodon) và
TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei) Ở
TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ths. NGUYỄN THANH LONG

2009


TÓM TẮT
Đề tài “So sánh một số chỉ tiêu kinh tê-kỹ thuật của các mô hình nuôi thâm
canh tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Sóc Trăng” được thực hiện từ tháng
1 đến tháng 6 năm 2008 tại các huyện ven biển tỉnh Sóc Trăng. Đề tài đã
phỏng vấn trực tiếp 30 hộ nuôi mô hình tôm sú thâm canh và 22 hộ nuôi mô
hình tôm thẻ chân trắng TC theo mẫu soạn sẳn với những nội dung về kết cấu
mô hình nuôi, khía cạnh kỹ thuật, hiệu quả kinh tế và nhận thức của người dân
về các mô hình này. Qua kết quả cho thấy tổng diện tích đất sử dụng NTTS
của mô hình nuôi tôm sú TC là 3,40±2,53 ha/hộ và tôm thẻ chân trắng TC là
7,70±8,70 ha/hộ. Diện tích mặt nước của mô hình tôm sú TC là 1,88±1,29
ha/hộ (chiếm 55,3% tổng diện tích) và tôm thẻ chân trắng TC là 5,33±3,30
ha/hộ (chiếm 69,2% tổng diện tích). Diện tích mặt nước trung bình ao nuôi ở
mô hình nuôi tôm sú TC là 0,40±0,34 ha và tôm thẻ chân trắng TC là
0,55±0,12 ha. Ở cả hai mô hình tôm sú TC và tôm thẻ chân trắng TC điều có
sử dụng ao lắng để xử lý nước với diện tích ao lắng chiếm 18,7±7,84% (tôm
sú) và 21,7±9,28% (tôm thẻ chân trắng TC) tổng diện tích mặt nước ao nuôi.
Năng suất bình quân vụ 1 là 3,77±1,47 tấn/ha (tôm sú) và 5,91±3,08 tấn/ha
(thẻ chân trắng TC); ở vụ 2 là 3,00±0,50 tấn/ha (TC) và 5,88±1,31 tấn/ha (tôm
thẻ chân trắng TC). Tổng chi phí hằng năm nuôi tôm sú TC là 204 tr.đ/ha/năm,
ở mô hình thẻ chân trắng TC là 163 tr.đ/ha/năm. Trong đó tổng chi phí cố định
của mô hình tôm sú TC là 6,09±5,06 tr.đ/ha/năm và thẻ chân trắng TC là
12,2±21,6 . Chi phí biến đổi mô hình tôm sú TC là 198±104 tr.đ/ha/năm và thẻ
chân trắng TC là 151±83,2 tr.đ/ha/năm. Mức lãi trung bình của mô hình tôm sú
TC là 89 tr.đ/ha/năm và mô hình thẻ chân trắng TC là 74 tr.đ/ha/năm. Khi thực

hiện mô hình nuôi tôm sú TC và thẻ chân trắng TC, người nuôi cũng gặp
nhiều khó khăn nhất về chi phí, giá tôm thấp và nguy cơ ô nhiễm cao. Cần đề
ra các biện pháp khắc phục nhằm phát triển mô hình một cách bền vững về lâu
dài như: khuyến khích nuôi 1 vụ, nâng cao chất lượng con giống, nâng cao
trình độ kỹ thuật, nâng cấp hệ thống thủy lợi.

i


LỜI CẢM TẠ
Xin cảm ơn đến thầy Nguyễn Thanh Long và các thầy cô trong Khoa Thủy Sản đã
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm đề tài này.
Xin cảm ơn đến các cán bộ công tác tại Sở Thủy Sản Sóc Trăng, trạm khuyến
ngư Vĩnh Châu, Long Phú đã giúp đõ tận tình trong quá trình thực hiện đề tài
này và điều tra tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng tại địa phương.
Xin cảm ơn tập thể lớp Quản Lý Nghề Cá K31 đã tận tình giúp đỡ và động
viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

ii


MỤC LỤC
CHƯƠNG I........................................................................................................ 4
GIỚI THIỆU ..................................................................................................... 4
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................... 4
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 5
1.3 Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 5
CHƯƠNG II....................................................................................................... 6

TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................. 6
2.1 Đặc điểm sinh học của tôm sú và tôm thẻ chân trắng.................................... 6
2.1.1 Tên gọi ................................................................................................. 6
2.1.2 Hình thái và cỡ ..................................................................................... 6
2.1.3 Phân bố ............................................................................................... 6
2.1.4 Giới hạn môi trường sống và phát triển ................................................ 7
2.1.5 Sinh trưởng.......................................................................................... 7
2.1.6 Sinh sản ............................................................................................... 7
2.2 Tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh trên thế giới .......... 7
2.3 Tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Việt Nam ......... 10
2.4 Tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng TC ở các tỉnh ĐBSCL .......... 10
2.5 Tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng . 11
2.5.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 11
2.5.2 Tài nguyên thiên nhiên ...................................................................... 12
CHƯƠNG III .................................................................................................. 14
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................... 14
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................................. 14
3.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 14
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................ 14
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 14
3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ..................................................... 16
iii


CHƯƠNG VI .................................................................................................. 18
KẾT QUẢ THẢO LUẬN................................................................................ 18
4.1 Tình hình nuôi tôm sú TC và tôm thẻ chân trắng ven biển tỉnh Sóc Trăng .. 18
4.2 Khía cạnh kỹ thuật nuôi của các mô hình thâm canh tôm sú và tôm thẻ
chân trắng......................................................................................................... 19
4.2.1 Kết cấu ao........................................................................................... 19

4.2.2 Mùa vụ .............................................................................................. 21
4.2.3 Thông số về kỹ thuật của mô hình nuôi .............................................. 21
4.2.4 Đánh giá chất lượng con giống ........................................................... 23
4.4 Phân tích hiệu quả kinh tế........................................................................... 25
4.4.1 Chi phí cố định ................................................................................... 25
4.4.2 Chi phí biến đổi ................................................................................. 26
4.4.3 Doanh thu từ loài nuôi ........................................................................ 27
4.5 Nhận thức của người nuôi về những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện
mô hình ........................................................................................................... 29
CHƯƠNG VI .................................................................................................. 37
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................................. 37
Kết luận............................................................................................................ 37
Đề xuất ............................................................................................................ 37
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 39

iv


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1: Diện tích và sản lượng nuôi tôm tỉnh Sóc Trăng 2008 (Sở Nông
Nghiệp & PTNT Sóc Trăng)................................................................................ 15
Bảng 4.2: Thông tin về kết cấu ao ....................................................................... 19
Bảng 4.3: Thông số kỹ thuật của mô hình nuôi TC tôm sú và tôm thẻ chân
trắng .... ............................................................................................................. 20
Bảng 4.4: Chi phí cố định (tr.đ/ha/năm)............................................................... 24
Bảng 4.5: Chi phí biến đổi................................................................................... 25
Bảng 4.6: Tổng chi phí mô hình nuôi TC tôm sú và tôm thẻ chân trắng
(tr.đ/ha/năm) ....................................................................................................... 29
Bảng 4.7: Giá bán tôm thu hoạch tại thời điểm khảo sát (đ/kg)........................... 26
Bảng 4.8: Doanh thu từ mô hình nuôi thâm canh và bán thâm canh (tr.đ/ha) ....... 26

Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế của loài nuôi ............................................................. 26
Bảng 4.10: Lao động tham gia nuôi trồng thủy sản theo mô hình ........................ 28
Bảng 4.11 : Thuận lợi khi thực hiện mô hình TC tôm sú và tôm thẻ chân trắng ... 29
Bảng 4.12: Khó khăn khi thực hiện mô hình....................................................... 31
Bảng 4.13: Cơ sở hạ tầng khu vực nuôi .............................................................. 34
Bảng 4.14: Những thay đổi về việc làm của người lao động khi tham gia
NTTS ............................................................................................................. 35

v


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Tôm sú (Penaeus monodon).......................................................... 5
Hình 2.2: Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)....................................... 5
Hình 2.3: Sản lượng tôm sú trên thế giới ...................................................... 8
Hình 2.4: Sản lượng tôm thẻ chân trắng trên thế giới.................................... 9
Hình 2.5: Bản đồ tỉnh Sóc Trăng .................................................................. 12
Hình 4.1: Tỷ lệ diện tích của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng TC........................ 19
Hình 4.2: Tỷ lệ diện tích của hộ nuôi tôm sú TC .......................................... 20
Hình 4.3: Tỷ lệ vụ nuôi TC tôm sú và tôm thẻ chân trắng............................. 22
Hình 4.4: Địa điểm mua tôm sú giống .......................................................... 24
Hình 4.5: Địa điểm mua tôm thẻ chân chân trắng giống ............................... 24
Hình 4.6 Kiểm dịch con giống tôm sú .......................................................... 25
Hình 4.7 Kiểm dịch con giống tôm thẻ chân trắng........................................ 25
Hình 4.8: Chất lượng con giống tôm sú ........................................................ 26
Hình 4.9: Chất lượng con giống tôm thẻ chân trắng...................................... 26
Hình 4.10: Hiện trạng môi trường nước nuôi ở mô hình tôm thẻ chân trắng . 33
Hình 4.11: Hiện trạng môi trường nước nuôi ở mô hình tôm sú TC.............. 33

vi



DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
DL:

Dương lịch

DT:

Diện tích

ĐBSCL :

Đồng Bằng Sông Cửu Long

SL:

Sản lượng

TC:

Thâm canh

TYTS:

Thú y thủy sản

FCR:

Food Conversion Ratios


NTTS:

Nuôi trồng thủy sản

NN-PTNT: Nông nghiệp-phát triển nông thôn
PL:

Postlarvae

vii


CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Theo Bộ Thủy sản (2005) thì nuôi trồng thủy sản (NTTS) của Việt Nam trong
thập niên qua đã có những phát triển đáng kể, sản lượng NTTS năm 1995
chiếm 20% tổng sản lượng thủy sản cả nước, tăng lên 30% năm 1998 và 36%
năm 2004, dự kiến tỷ trọng thủy sản nuôi sẽ tiếp tục gia tăng và đạt trên 50%
tổng sản lượng vào năm 2010. Sự gia tăng sản lượng NTTS là nhờ việc NTTS
được đầu tư, tích lũy kinh nghiệm và ứng dụng khoa học công nghệ ngày càng
cao, nên chỉ trong vòng 10 năm sản lượng NTTS đã tăng gấp 3,1 lần (400.000
tấn năm 1995 tăng lên 1.15 triệu tấn so với năm 2004). Hiệu quả kinh tế từ
NTTS ngày càng được khẳng định nhờ cơ chế chính sách đúng đắn và hoạt
động xúc tiến thương mai xuất khẩu thủy sản (Nguyễn Hữu Đức, 2007).
Trước đây, tôm sú (P.monodon) là một trong những đối tượng nuôi chính ở
các vùng ven biển cả nước (Bộ Thủy sản, 2000) nhưng gần đây các doanh
nghiệp chế biến gặp khó về thị trường tiêu thụ do phải cạnh tranh gay gắt với
con tôm thẻ chân trắng Thái Lan, đây là loại tôm có sức chống chịu tốt với

ngoại cảnh dễ nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, thị trường thế giới
đang có xu hướng chuộng con tôm thẻ chân trắng thay vì con tôm sú như
trước đây nên sản lượng nuôi tôm sú có xu hướng giảm trong những năm gần
đây. Thống kê của Bộ NN-PTNT cho thấy, tại các tỉnh ĐBSCL, việc nuôi tôm
sú cũng bị “đe dọa” do phải cạnh tranh gay gắt với tôm thẻ chân trắng. Giá
thành nuôi 1 kg tôm chân thẻ trắng nguyên liệu chỉ gần 30.000 đồng, trong khi
nuôi 1 kg tôm sú tốn 65.000-75.000 đồng, nếu bán ở mức đó thì người nuôi
thường bị lỗ. Thị phần mặt hàng tôm sú chế biến giảm mạnh do ảnh hưởng của
việc tăng sản lượng xuất khẩu tôm chân trắng từ các nước Ấn Độ, Trung
Quốc, Thái Lan (Hà Yên, 2008).
Trong khi đó, người tiêu dùng thế giới có xu hướng chuyển qua ăn tôm chân
trắng do giá loại tôm này đang rẻ hơn tôm sú Việt Nam từ 30-50%. Giá tôm sú
nguyên liệu tại Cà Mau đang ở mức 160.000 đồng/kg loại 20 con; 104.000
đồng/kg loại 30 con. Đây là một thực trạng đáng lo ngại: tôm sú khó cạnh
tranh, trong khi đó tôm chân trắng chiếm khoảng gần 70% tổng sản lượng tôm
toàn cầu. Do vậy, mặc dù cho phép đa dạng hoá đối tượng nuôi, Bộ NN-PTNT
khuyến cáo trong những năm tới tôm sú vẫn là đối tượng nuôi chủ lực tại
ĐBSCL. Chủ trương của Bộ là cho phép nuôi tôm chân trắng để đa dạng hoá
đối tượng nuôi và sản phẩm xuất khẩu trong thời kỳ hội nhập, tận dụng tiềm

1


năng diện tích đủ điều kiện nuôi. Song, cần tránh tình trạng nuôi ồ ạt không đủ
điều kiện dẫn đến rủi ro đáng tiếc xảy ra (Hà Yên, 2008). Sản lượng tôm nuôi
tăng nhanh từ đầu thập niên 2000 nó đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển
kinh tế xã hội của đất nước và phát triển kinh tế nông thôn. Từ sản lượng xuất
khẩu là 940 triệu USD năm 2002 lên 1.27 tỷ USD năm 2004 (Trần Văn
Nhường & Bùi Thị Thu Hà, 2005. Trích dẫn bởi Nguyễn Hữu Đức, 2007).
Trong đó Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đóng góp trên 85% tổng sản

lương cả nước (Bộ Thủy sản, 2004). Theo Bộ Thủy sản (2006) thì diện tích
nuôi tôm ven biển ở ĐBSCL năm 2005 là 535.145 ha chiếm 88,5% tổng diện
tích nuôi tôm cả nước.
Vấn đề đặt ra là nuôi tôm sú hay nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh thì mô
hình nào là hiệu quả kinh tế nhất phù hợp với tình hình hiện tại nên đề tài: “So
sánh một số chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật của các mô hình nuôi thâm canh tôm sú
và tôm thẻ chân trắng” được tiến hành nhằm cung cấp thông tin làm cơ sở cho
việc quản lý nghề nuôi trồng thủy sản ven biển.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi thâm canh tôm
sú và tôm thẻ chân trắng nhằm cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc quản lý
nghề nuôi trồng thủy sản ven biển ở tỉnh Sóc Trăng.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Khảo sát một số chỉ tiêu kỹ thuật nuôi thâm canh tôm sú và tôm thẻ
chân trắng.
Hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi thâm canh tôm sú và tôm thẻ
chân trắng.
So sánh một số chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật giữa các mô hình nuôi thâm
canh tôm sú và tôm thẻ chân trắng.
-

Nhận thức của người nuôi thâm canh tôm sú và tôm thẻ chân trắng.

2


CHƯƠNG II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của tôm sú và tôm thẻ chân trắng
2.1.1 Tên gọi


Hình 2.1: Tôm sú (Penaeus monodon)

Hình 2.2: Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)
3


2.1.2 Hình thái và cỡ
Tôm sú: chủy có 7-8 răng trên chủy và 3-4 răng dưới chủy. Chủy cong xuống
rất ít. Gờ gan dài và cong. Gai đuôi có rãnh nhưng không có gai bên. Phần đầu
ngực và phần bụng có những băng đen ngang. Chân ngực có thể có màu đỏ.
Đây là loài tôm kinh tế có kích cỡ lớn nhất, có thể dài 330 mm hay hơn.
Tôm thẻ chân trắng: Chủy hơn cong xuống, có 8-9 răng trên chủy và 1-3 răng
dưới chủy,cơ thể có màu trắng, chân màu trắng hay nhợt nhạt. Tôm này rất
khó phân biệt với loài xanh (P. stiliferostris).
2.1.3 Phân bố
Tôm sú phân bố rộng, từ ở vùng Ấn Độ-Tây Thái Bình Dương: từ Đông và
Đông Nam Châu Phi, Pakistan đến Nhật Bản, xuống Indonesia và Bắc Úc
(Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, 2004).
Ở Việt Nam tôm sú phân bố rộng, từ Bắc đến Nam và từ ven bờ đến vùng có
độ sâu đến 40 m. Vùng phân bố chính là vùng biển các tỉnh Trung Bộ.
Tôm thẻ chân trắng phân bố vùng ven bờ phía Đông Thái Bình Dương, từ biển
Bắc Peru đến Nam Mêhico, vùng biển Equador. Hiện tôm thẻ chân trắng đã
được di giống nuôi ở nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc,
Thái Lan, Philippine, Indonexia, Malaixia và Việt Nam (Vũ Văn Toàn & ctv,
2003)
2.1.4 Giới hạn môi trường sống và phát triển
Tôm sú:
Giới hạn để phát triển


Giới hạn sống

Nhiệt độ: 22÷300C
Độ mặn: 5÷34‰

10 đến 38
2 đến 45

pH: 7,5÷8,5

6 đến 10

Chất đáy: khi nhỏ sống ở nơi sâu 0-162 m chất đáy là bùn pha cát. Khi lớn
sống ở nơi chất đáy là cát pha bùn; trưởng thành sống ở biển, ấu niên sống ở
cửa song.
Tôm thẻ chân trắng:
Đặc điểm môi trường sống là tôm thích sống nơi sâu 0-72 m, đáy bùn, trưởng
thành sống ở biển, ấu niên sống ở cửa song.
2.1.5 Sinh trưởng
Sinh trưởng nhanh, trong 3÷4 tháng có thể đạt cỡ bình quân 40÷50 gam. Cá
biệt cá thể đạt 70 đến 100 gam.

4


Tính ăn: Ăn tạp song thức ăn ưa thích là thịt các loài nhuyễn thể, giun nhiều tơ
(Polycheacta), giáp xác.
Tôm thẻ chân trắng sinh trưởng nhanh, là đối tượng nuôi quan trọng sau tôm
sú. Tôm thẻ chân trắng 0,1 gram có thể lên tới 15 gram trong giai đoạn tù 90
đến 120 ngày, chúng lớn nhanh hơn ôm sú ở tuổi thành niên.

2.1.6 Sinh sản
Tôm sú: Tôm 1 năm tuổi và có khối lượng 100 gam trở lên đều có thể thành
thục. Lượng trứng mỗi lần đẻ từ 50÷100 vạn/cá thể bố mẹ.
Mùa đẻ tập trung vào các tháng 2÷4 và 8÷9.
Lượng trứng mỗi lần đẻ phụ thuộc vào cỡ tôm mẹ. Nếu cỡ tôm mẹ từ 30÷45g,
lượng trứng từ 100.000÷250.000, đường kính khoảng 22 mm. Sau khi đẻ
khoảng 14 giờ thì nở ra ấu trung Nauplius.
2.2 Tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh trên thế giới
Nghề nuôi tôm được bắt đầu từ các nước Đông Nam Á với hình thức quảng
canh. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm chỉ thật sự bắt đầu phát triển mạnh từ những
thập niên 1970. Năm 1975, Ecuador trở thành nước dẫn đầu thế giới về sản
lượng tôm nuôi ở Tây Bán Cầu và Đài Loan, Trung Quốc dẫn đầu ở Đông Bán
Cầu. Sản lượng tôm nuôi trên thế giới đạt 1,48 triệu tấn vào năm 2002 (FAO,
2002; Chamberlain, 2003), trong đó, tôm sú đóng góp khoảng 600.000 tấn từ
1994 đến 2002, trong khi, sản lượng tôm sú giảm hơn 63% xuống còn 40%
vào năm 2002, thay vào đó là sự gia tăng sản lượng của tôm thẻ chân trắng
hơn 500.000 tấn (FAO, 2002)
Các loài tôm được nuôi nhiều nhất là tôm sú (P. monodon), tôm nương (P.
chinensis) và tôm chân trắng (P. vannamei). Riêng 3 loài tôm này chiếm trên
86% sản lượng tôm nuôi của thế giới. Nếu tính về sản lượng thì tôm sú chỉ xếp
thứ 20 trong số các loài thuỷ sản nuôi nhưng về giá trị thì chúng đứng đầu với
4,046 tỷ USD trong năm 2000 (Bộ Thủy sản, 2006).

5


Sản Lượng (tấn)

Năm
Hình 2.3: Sản lượng tôm sú trên thế giới

Tổng sản lượng tôm sú tăng dần từ 21.000 tấn vào năm 1981 lên 200.000 tấn
năm 1988; sau đó tăng nhanh chóng tới gần 500.000 tấn với giá trị 3,2 tỉ USD
năm 1993. Kể từ đó, sản lượng có chút thay đổi, giảm xuống còn 480.000 tấn
năm 1997 lên 676.000 tấn năm 2001.
Các quốc gia nuôi tôm sú chính bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Ấn
Độ, Philippines, Malaysia và Mianma. Từ năm 2002, sản lượng tôm sú bị suy
giảm nên không được báo cáo chính thức, đặc biệt là ở Thái Lan và Indonesia,
bởi vì có sự thay thế bởi tôm thẻ chân trắng ở nhiều nông hộ (FAO, 2007).
Mô hình nuôi tôm sú thâm canh
Hệ thống nuôi tôm sú thâm canh được nuôi phổ biến ở Thái Lan, Philippins,
Malaisia và Úc. Nhìn chung diện tích nuôi nhỏ vào khoảng (0,1 đến 1,0 ha),
hình vuông hoặc chữ nhật. Mật độ khoảng từ 20 đến 60 PL/m 2. Máy đạp nước
giúp nước lưu thông và cung cấp oxy cho tôm và tảo.

6


Sản Lượng (tấn)

Năm

Hình 2.4: Sản lượng tôm thẻ chân trắng trên thế giới
Cho tôm ăn 4-5 lần/ngày. Thông thường FCR vào khoảng 1,2:1 và 2,0:1. Sản
lượng 4.000-15.000 kh/ha/năm.
Theo thống kê của FAO (2007) cho thấy tổng sản lượng nuôi trồng tôm thẻ
chân trắng tăng một cách bền vững từ 8.000 tấn năm 1980 lên 194.000 tấn
năm 1998. Sau đó có suy giảm đôi chút vào năm 1999 và giảm có ý nghĩa
thống kê vào năm 2000 nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm đó là do bệnh đóm
trắng (WSSV) ở châu Mỹ Latinh, theo số liệu của FAO (2007) cho thấy sản
lượng tăng nhanh trong vài năm gần đây tăng hơn 1.386.000 tấn vào năm

2004, nguyên nhân tăng của loài này này bắt nguồn từ các nước châu Á. Một
số quốc gia sản xuất chính có thể kể ra là: Trung Quốc (700.000 tấn), Thái Lan
(400.000 tấn), Indonesia (300.000 tấn) và Việt Nam (50.000 tấn).
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh
Đây là hệ thống phổ biến ở châu Á và Mỹ Latinh. Diện tích ao nhỏ khoảng
(0,1-1,0 ha), hình vuông hay tròn. Mật độ 60-300 PL/m2. Chế độ dinh dưỡng,
cho ăn ngày 4-5 lần. PCR khoảng 1,4-1,8:1. Sản lượng 7-20.000 kg/ha/vụ, với
2-3 vụ nuôi/năm có thể đạt sản lượng tối đa 30-35.000 kg/ha/vụ. Cần có ao
lắng xử lý nước chiếm (0,07-1,6 ha).
2.3 Tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Việt Nam
Đối với nghề nuôi tôm thịt, nghề nuôi tôm ở nước ta cũng phát triển với nhiều
giai đoạn khác nhau từ hình thức quảng canh những năm 1970, quảng canh cải
tiến những năm 1980, bán thâm canh và thâm canh từ 1990 đến nay. Ngoài ra,
còn có nhiều mô hình kết hợp rất triển vọng như mô hình tôm-rừng, tôm-lúa…
7


Theo báo cáo của của Bộ Thủy sản (1999), năm 1994, cả nước nuôi 230.000
ha tôm biển đạt sản lượng 56.000 tấn, và đã tăng lên 295.000 ha và 70.000 tấn
năm 1998. Năm 2003, diện tích nuôi tôm tăng đến 546.757 ha và đạt sản
lượng xấp xỉ 200.000 tấn, Đồng Bằng Sông Cửu Long có tổng cộng 450.000
ha với hơn 170.000 tấn (Bộ Thủy sản, 2004). Nhìn chung, mô hình nuôi tôm
bán thâm canh và thâm canh hiện đang phát triển nhanh chóng, mô hình nuôi
tôm quảng canh cải tiến (kể cả nuôi đơn, tôm-rừng hay tôm-lúa) hiện vẫn
chiếm đa số về diện tích và sản lượng tôm nuôi.
Nước ta bắt đầu nuôi thử TTCT từ đầu năm 2001 ở Bạc Liêu. Nguồn giống
chủ yếu được nhập về từ Đài Loan, Trung Quốc và đảo Hawaii (Mỹ) sau đó tự
sản xuất được và phát triển nuôi trên quy mô nhỏ, chủ yếu ở các tỉnh ven biển
Trung Bộ và các tỉnh ven biển phía Bắc. Năm 2002, diện tích nuôi TTCT cả
nước là 20 ha, sản lượng 670 tấn, năm 2004 diện tích nuôi TTCT là 1.433 ha,

trong đó Quảng Ninh là địa phương có diện tích nuôi lớn nhất 1.100 ha, Hà
Tĩnh 140 ha, Quảng Ngãi 180 ha. Một số cơ sở nuôi TTCT đạt kết quả cao
như Công ty Việt Mỹ nuôi 2 vụ ở Quảng Ninh và Hà Tĩnh trên diện tích 364
ha đạt sản lượng 2.422 tấn, năng suất bình quân đạt 7 tấn/ha. Ở Phú Yên một
số một số hộ nuôi TTCT quay vòng 5 vụ/năm (nuôi 60 ngày trong ao, đầm sau
đó san ra nuôi tiếp 30 ngày thu hoạch) năng suất đạt 12 tấn/ha. Đặc biệt ở
Quảng Trị có những hộ nuôi đạt năng suất 22-24 tấn/ha (Đoàn Văn Đại,
2006).
2.4. Tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng TC ở các tỉnh ĐBSCL
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là nơi có tiềm năng lớn cho phát triển
nông nghiệp nói chung và NTTS nói riêng. Tốc độ tăng sản lượng thủy sản
bình quân trong thập niên vừa qua của ĐBSCL là 13%. Năm 2005, tổng diện
tích NTTS của khu vực ĐBSCL được ước tính là 680.000 ha với sản lượng
983.384 tấn (khoảng 68,42% sản lượng thủy sản nuôi trồng của cả nước).
Trong năm 2005, nuôi tôm (chủ yếu là tôm sú) ven biển của toàn vùng đạt
khoảng 498.000 ha với sản lượng gần 260.000 tấn trong tổng số 540.000 ha và
330.000 tấn tôm biển nuôi ở Việt Nam. Những năm gần đây, vùng này chiếm
khoảng 80% diện tích và sản lượng tôm nuôi cũng như sản lượng tôm xuất
khẩu của Việt Nam với kim ngạch xuật khẩu đạt trên 1 tỷ USD (Bộ Thủy Sản,
2005).
Nước ta bắt đầu nuôi thử tôm thẻ chân trắng từ đầu năm 2001 ở tỉnh Bạc Liêu.
Nguồn giống chủ yếu được nhập về từ Đài Loan, Trung Quốc và đảo Hawaii
(Mỹ) (Đoàn Văn Đại, 2006).

8


2.4. Tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh ở tỉnh Sóc
Trăng
Tỉnh Sóc Trăng có diện tích nuôi tôm năm 2006 là 47.240 ha, lượng giống thả

là 5.022 tỷ PL, một số hộ thả nuôi lấp vụ nên tổng diện tích nuôi năm 2006 là
66.542 ha (Sở Thủy sản Sóc Trăng, 2007), tỉnh đã tổ chức dạy khuyến ngư
được 503 lớp tập huấn và kết hợp với các công ty kinh doanh thuốc thú y thủy
sản tổ chức 88 cuộc hội thảo có 8.980 người tham dự, diện tích thiệt hại chiếm
8,7% diện tích trong khi đó thâm canh hóa ngày càng tăng từ 5.402 ha năm
2001 lên 23.670 ha năm 2006 và kế hoạch là 24.000 ha năm 2007 cho diện
tích nuôi thâm canh và bán thâm canh là 24.000 ha năm 2007 (Sở Thủy sản
Sóc Trăng, 2007), các doanh nghiệp đã mua được 48.456 tấn tôm nguyên liệu,
kim ngach xuất khẩu đạt 326 triệu USD.
Tại Sóc Trăng, mặc dù ngành nông nghiệp quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân
trăng khoảng 2.400 ha, tập trung ở khu vực ven biển huyện Vĩnh Châu, nhưng
hiện nay tôm thẻ chân trắng đã xuất hiện trong khu vực nuôi tôm sú công
nghiệp của huyện Long Phú. Đến ngày 7/10, ngành nông nghiệp thống kê
được khoảng 150 ha tôm thẻ chân trắng, nhưng có khoảng 75 ha nằm ngoài
quy hoạch làm cho người nuôi tôm lo lắng, sợ dịch bệnh tấn công tôm sú bởi
cùng sử dụng chung một hệ thống thủy lợi (Hà Yên, 2008).
2.4.1. Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Sóc Trăng nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, phía Bắc và Tây
Bắc giáp thành phố Cần Thơ, phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây
giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Nam giáp biển Đông. Ngày 31/10/2003, Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 127/2003/NĐ - CP về việc thành lập huyện Ngã Năm
thuộc tỉnh Sóc Trăng. Như vậy, hiện nay tỉnh Sóc Trăng có 9 đơn vị hành
chính, gồm 1 thị xã và 8 huyện.

9


Hình 2.5: Bản đồ tỉnh Sóc Trăng
2.3.1.2. Đặc điểm địa hình

Sóc Trăng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. Độ cao cốt đất tuyệt đối
từ 0,4 – 1,5 m, độ dốc thay đổi khoảng 45 cm/km chiều dài. Nhìn chung địa
hình tỉnh Sóc Trăng có dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biển Đông
thấp dần vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc. Tiểu địa hình có
dạng gợn sóng không đều, xen kẽ là những giồng cát địa hình tương đối cao và
những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn. Đó là những dấu vết trầm tích của
thời kỳ vận động biển tiến và lùi tạo nên các giồng cát và các bưng trũng ở các
huyện Mỹ Tú, thị xã Sóc Trăng, Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu. Vùng đất
phèn có địa hình lòng chảo ở phía Tây và ven kinh Cái Côn có cao trình rất
thấp, từ 0 – 0,5 m, mùa mưa thường bị ngập úng làm ảnh hưởng tới hoạt động
sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng. Vùng cù lao trên sông Hậu cũng có
cao trình thấp, thường bị ngập khi triều cường, vì vậy để đảm bảo sản xuất
phải có hệ thống đê bao chống lũ (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2006).
2.3.1.3 Khí hậu
Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 26,7 0C, cao nhất 28,2 0C vào tháng 4,
thấp nhất 25,20C vào tháng 1. Một năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa
khô. Lượng mưa trung bình năm 1.799,5 mm, tháng mưa nhiều lên tới 548,9

10


mm. Tổng số giờ nắng bình quân trong năm 2.372 giờ; tổng lượng bức xạ
trung bình năm đạt 140 – 150 kcal/cm2; độ ẩm trung bình là 86%.
2.4.2 Tài nguyên thiên nhiên
2.4.2.1. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên là 322.330,36 ha. Đất đai Sóc Trăng có thể chia
thành 6 nhóm chính: nhóm đất cát có 8.491 ha bao gồm các giồng cát tương
đối cao từ 1,2 – 2 m thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là cát mịn đến cát pha đất
thịt, có thể trồng một số loại rau màu; nhóm đất phù sa có 6.372 ha thích hợp
cho việc trồng lúa tăng vụ và các cây ăn trái đặc sản, nhóm đất giây có 1.076

ha, ở vùng thấp, trũng, thường trồng lúa một vụ; nhóm đất mặn có 158.547 ha
có thể chia ra làm nhiều loại: đất mặn nhiều, đất mặn trung bình, đất mặn ít,
đất mặn sú, vẹt, đước (ngập triều) trong đó đất mặn nhiều chiếm diện tích lớn
75.016 ha thích hợp với việc trồng lúa, rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp
ngắn, dài ngày...; các loại đất mặn khác chủ yếu trồng lúa kết hợp với nuôi
trồng thuỷ sản; nhóm đất phèn có 75.823 ha, trong đó chia ra làm 2 loại đất
phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng, sử dụng loại đất này theo phương thức
đa canh, trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản; nhóm đất nhân tác có
46.146 ha (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2006).
2.4.2.2. Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh là 14.091 ha. đất có rừng là 10.202 ha, trong
đó rừng tự nhiên có 116,86 ha, rừng trồng 3.752 ha và 5.378 ha rừng phòng hộ
với các loại cây chính là: đước, bần, giá, mắm và lá, phân bố ở 2 huyện Vĩnh
Châu và Long Phú. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 4.205 ha rừng sản xuất,
chủ yếu là rừng chàm tập trung ở 2 huyện Mỹ Tú và Thạnh Trị (Bộ Khoa học
và Công nghệ, 2006).
2.4.2.3. Tài nguyên biển
Tỉnh Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 2 cửa sông lớn là sông Hậu (đổ theo 2
con sông lớn Trần Đề, Định An) và sông Mỹ Thanh, có nguồn hải sản đáng kể
bao gồm cá đáy, cá nổi và tôm. Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong phát triển
kinh tế biển tổng hợp, thuỷ hải sản, nông – lâm nghiệp biển, công nghiệp
hướng biển, thương cảng, cảng cá, dịch vụ cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch
và vận tải biển (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2006).

11


CHƯƠNG III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu


- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2009 đến tháng 05/2009.
- Địa điểm nghiên cứu: ở tỉnh Sóc Trăng
- Đối tượng nghiên cứu:
 Mô hình nuôi tôm sú thâm canh.
 Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Vật liệu nghiên cứu

- Phiếu phỏng vấn các trại nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1. Số liệu thứ cấp

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Các số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo của các cơ quan địa
phương kết hợp với tham khảo các tài liệu có liên quan đến địa bàn và
đối tượng nghiên cứu.

- Những thông tin số liệu thứ cấp:


Diện tích nuôi



Sản lượng



Mật độ thả




FCR



Tỷ lệ sống



Hiệu quả kinh tế

3.2.2.2. Số liệu sơ cấp

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Số liệu sơ cấp được thu bằng phương pháp: Phỏng vấn trực tiếp các hộ
nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh thông qua bảng câu hỏi
soạn sẵn (phương pháp định ngạch theo địa bàn nghiên cứu).

12




Các nhóm biến chính thu thập số liệu sơ cấp

- THÔNG TIN CHUNG VỀ NÔNG HỘ
KHÍA CẠNH KỸ THUẬT
Kết cấu mô hình NTTS


- Tổng diện tích mặt nước nuôi (m2)
- Tên loài nuôi (ghi tên loài)
- Thời điểm thả giống (tháng ……)
- Thời điểm thu hoạch (tháng ……)
- Quản lý ao
- Số lần sên vét (lần/năm)
- Chế độ thay nước (số ngày/số lần)
- Mật độ thả (con/m2)
- Kích cỡ con giống thả loài (g/con)
- Tổng lượng thức ăn sử dụng (kg)
- Thu hoạch
- Phương pháp thu
- Khối lượng thu hoạch loài (kg)
- Kích cỡ thu hoạch loài (g/con)
KHÍA CẠNH KINH TẾ
Chi phí cố định

- Chi phí mua đất
- Chi phí thuê đất
- Chi phí đào ao
- Xây cống, hệ thống cấp nước
- Giếng nước khoan
- Chi phí xây nhà phục vụ SX
- Máy đạp nước (cánh quạt, sụt khí)
- Chi phí biến đổi
- Chi phí sên vét (đồng)

13



- Chi phí cải tạo ao, vôi (đồng)
- Tổng chi phí con giống (đồng)
- Tổng chi phí cho thức ăn (triệu)
- Tổng chi phí thuốc và HC (triệu)
- Chi phí kiểm dịch con giống (triệu)
- Chi phí khác
- Tổng thu
- Hình thức phân phối sản phẩm
- Nhận thức của người nuôi về hai mô hình
Số mẫu khảo sát

- Qua phương pháp thu mẫu định ngạch theo địa bàn mô hình và trực tiếp
phỏng vấn nông hộ nuôi theo số mẫu như sau:

- Mô hình nuôi tôm sú thâm canh đã phỏng vấn 30 hộ
- Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh đã 22 hộ
3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu


So sánh thống kê các chỉ tiêu

- Kỹ thuật nuôi:
 Mật độ thả
 Năng suất
 FCR
 Kích cỡ giống và thu hoạch
 Thời gian nuôi
 Tỷ lệ sống
 Kinh tế:

 Chi phí cố định
 Chi phí biến đổi
 Lợi nhuận
 Lợi nhuận trên chi phí

14



Số liệu thu được sẽ được kiểm tra, bổ sung và mã hoá trước khi nhập
vào máy tính. Số liệu được thống kê mô tả và so sánh thống kê. Phần mềm
Excell for Windows để nhập số liệu, xử lý thống kê và tính các giá trị trung
bình, độ lệch chuẩn, giá trị tối đa và tối thiểu… và SPSS để so sánh thống kê
một số chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật giữa hai mô hình.

15


CHƯƠNG VI
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình nuôi tôm sú TC và tôm thẻ chân trắng ven biển tỉnh Sóc
Trăng
Nuôi tôm nước lợ là một trong những ngành kinh tế chủ lực của tỉnh Sóc
Trăng. Năm 2008, diện tích nuôi tôm nước lợ. Diện tích nuôi tôm sú 47.503
ha/5,502 tỷ con giống/36.607 hộ, đạt 97,64 % kế hoạch, bằng 97,66% so năm
2007, trong đó diện tích nuôi tôm sú công nghiệp và bán công nghiệp 27.740
ha, tăng 1.188 ha so với năm 2007 và nuôi tôm thẻ chân trắng 145 ha.
Bảng 4.1: Diện tích và sản lượng nuôi tôm tỉnh Sóc Trăng 2008 (Sở Nông
Nghiệp & PTNT Sóc Trăng).
Chỉ tiêu

Sản lượng tôm
Trong đó tôm càng
Tôm Sú
Tôm thẻ chân trắng
Diện tích nuôi tôm
Tôm sú
Nuôi QCCT
Tôm lúa
Chuyên tôm
Tr.đó mật độ cao
>10con
Tôm thẻ chân trắng

Đơn vị
tính
Tấn
"
"
"
Ha
"
"
"
"
"
"

48.879 52.952
48.853 52.931
48.853 35450

35.108
13.745

Năm
2006
2007
2008
53.918 58.955 53.344
16
42.3
91
52.213
1040
51.706 48.726 47.952
51.651 48.642 47.503
29.124 22090 19.763
6000 8.894
23.124 13.196

13745

22527

2004
2005
27.407 42.837
20

17481


26552

27885
145

Tổng sản lượng thủy sản toàn tỉnh năm 2008 ước đạt 131.343 tấn, tăng 25% so
với cùng kỳ năm ngoái (Sở Thủy Sản Sóc Trăng, 2008).
Nuôi tôm nước lợ là một trong những ngành kinh tế chủ lực của tỉnh Sóc
Trăng. Năm 2008, diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 47.503 ha với sản lượng
131.343 tấn (Sở Nông Nghiệp & PTNT Sóc Trăng, 2008). Trong đó diện tích
nuôi tôm sú công nghiệp và bán công nghiệp là 27.740 ha và nuôi tôm thẻ
chân trắng 145 ha. Hình 4.1 cho thấy diện tích tăng nhanh từ 2004 đến 2005 từ
48.879 lên 52.952 ha và sau đó giảm với tốc độ nhanh dần đều từ năm 2006
đến 2007 từ 51.706 xuống còn 48.726 ha. Từ năm 2008 đến 2009 có xu hướng
tăng nhẹ từ 47.952 lên 48200 ha.

16


×