Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

SO SÁNH một số CHỈ TIÊU tài CHÍNH kỹ THUẬT của các mô HÌNH NUÔI tôm sú (penaeus monodon) THÂM CANH vàtôm THẺ CHÂN TRẮNG (penaeus vannamei) ở TỈNH bến TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN THỊ KIM THOA

SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH - KỸ THUẬT
CỦA CÁC MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon)
THÂM CANH VÀTÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus
vannamei) Ở TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN THỊ KIM THOA

SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH - KỸ THUẬT
CỦA CÁC MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon)
THÂM CANH VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus
vannamei) Ở TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

Cán bộ hướng dẫn:
Ths. NGUYỄN THANH LONG



2011


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Thanh Long đã hết lòng chỉ
bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ tại Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn tỉnh Bến Tre, Chi Cục Nuôi Trồng Thủy Sản tỉnh Bến Tre, Phòng Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Ba Tri, Thạnh Phú, Bình Đại đã tận
tình giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thu thập thông tin và quá trình
phỏng vấn.
Xin chân thành cảm ơn các bạn trong nhóm luận văn lớp Quản Lý Nghề Cá
K34 đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tác giả

NGUYỄN THỊ KIM THOA

i


TÓM TẮT
Đề tài “So sánh một số chỉ tiêu tài chính-kỹ thuật của mô hình nuôi thâm canh
tôm sú (Penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng ( Penaeus vanamei) ở tỉnh
Bến Tre được thực hiện từ tháng 08/2011 đến tháng 12/2011 tại 3 huyện Bình
Đại, Ba Tri, Thạnh Phú. Đề tài đã phỏng vấn trực tiếp 32 hộ nuôi tôm sú thâm
canh và 33 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng nhằm so sánh hiệu quả tài chính-kỹ
thuật, thuận lợi và khó khăn của hai mô hình nuôi thâm canh tôm sú và tôm
thẻ chân trắng.
Diện tích và sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng có xu hướng tăng trong khi

diện tích và sản lượng mô hình nuôi tôm sú đang giảm dần trong thời gian
qua.Mật độ thả giống trung bình của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng là
82,03±21,82 con/m2 ở vụ 1 và 96,28±27,37 con/m2 ở vụ 2 cao hơn gấp 2 lần
mật độ thả giống trung bình của mô hình nuôi tôm sú vụ 1 là 38,66±8,47
con/m 2 và vụ 2 là 51,17±25,14 con/m 2. Năng suất trung bình của mô hình
nuôi tôm thẻ chân trắng là 9.280±3.144 kg/ha/vụ ở vụ 1 và vụ 2 là
10.048±3.903 kh/ha/vụ cao hơn có ý nghĩa thống kê đối với mô hình nuôi tôm
sú vụ 1 là 7515.±1601 kg/ha/vụ và vụ 2 là 6810±2997 kg/ha/vụ nhưng giá bán
của tôm sú trung bình là 143,07±49,59 nghìn đồng/kg ở vụ 1 và 136,08±53,58
nghìn đồng/kg vụ 2 cao hơn giá bán của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng là
110,21±31,64 nghìn đồng/kg vụ 1 và 101,49±14,77 nghìn đồng/kg ở vụ 2. Lợi
nhuận mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng là 769±507 triệu/ha/năm đạt tỷ suất
lợi nhuận 63±41%, mô nuôi tôm sú là 601±167 triệu/ha/năm đạt tỷ suất lợi
nhuận 74±69%, lợi nhuận giữa 2 mô hình không có khác biệt về ý nghĩa thống
kê. Cả hai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú đều gặp khó khăn về chi
phí đầu vào cao và giá bán không ổn định.
Nhìn chung, nếu xét về mặt kỹ thuật, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng có
những ưu điểm nổi trội hơn mô hình nuôi tôm sú như mật độ nuôi cao, thời
gian nuôi ngắn, nuôi được nhiều vụ trong năm nhưng xét về khía cạnh tài
chính thì cả hai mô hình đều mang lại lợi nhuận tương tự nhau. Từ các đặc
điểm trên, nếu nuôi tôm thẻ chân trắng được đầu tư đúng mức thì có thể mang
lại lợi nhuận cao hơn nuôi tôm sú. Tuy nhiên, cần có sự quản lý của cơ quan
nhà nước và quy hoạch vùng nuôi cụ thể để phát triển bền vững cả hai mô
hình nuôi thâm canh tôm sú và tôm thẻ chân trắng.

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................. i

TÓM TẮT ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................... vi
DANH SÁCH HÌNH .................................................................................. viii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT…….…………………………………………………ix

Chương I GIỚI THIỆU ...................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................2
1.3 Nội dung nghiên cứu .............................................................................2
Chương II TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................3
2.1 Giới thiệu sơ lược về tôm sú và tôm thê chân trắng................................3
2.1.1 Vị trí phân loại ................................................................................3
2.1.2 Phân bố ...........................................................................................3
2.1.2. Đặc điểm dinh dưỡng .....................................................................3
2.1.3 Tập tính bắt mồi của tôm ................................................................4
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng ......................................................................4
2.1.5. Sinh sản .........................................................................................4
2.2 Tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng trên thế giới......................5
2.2.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản trên thế giới......................................5
2.2.2 Tôm Sú ...........................................................................................6
2.2.3 Tôm thẻ chân trắng .........................................................................6
2.3 Tình hình nuôi tôm sú và thẻ chân trắng ở Việt Nam và ĐBSCL ...........7
2.3.1. Tình hình chung .............................................................................7
2.3.2 Tôm sú ............................................................................................9
2.3.3 Tôm thẻ chân trắng .......................................................................10
2.4 Các mô hình nuôi tôm ở Việt Nam và ĐBSCL.................................11
2.5 Tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở Bến Tre ....................... 12

iii



2.5.1 Tôm sú .......................................................................................... 13
2.5.2 Tôm thẻ chân trắng .......................................................................13
2.6 Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 14
2.7 Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................ 15
Chương III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 17
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 17
3.1.1 Thời gian nghiên cứu ....................................................................17
3.1.2 Địa điểm và đối tượng nghiên cứu ................................................ 17
3.2 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................17
3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................... 17
3.2.1 Thông tin thứ cấp .......................................................................... 17
3.2.2 Thông tin sơ cấp ........................................................................... 17
3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ......................................... 19
Chương IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 20
4.1 Tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng hiện nay ở tỉnh Bến Tre..20
4.2. Khía cạnh kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng
thâm canh ..................................................................................................22
4.2.1. Kết cấu ao nuôi ............................................................................ 22
4.2.2. Thời vụ nuôi ................................................................................ 25
4.2.4. Quản lý ao nuôi............................................................................ 27
4.2.5. Thả giống ..................................................................................... 30
4.2.6 Thu hoạch ..................................................................................... 32
4.3. Khía cạnh tài chính của mô hình nuôi TC tôm sú và TCT ................... 34
4.3.1 Chi phí cố định ............................................................................. 34
4.3.2. Chi phí biến đổi ........................................................................... 35
4.3.3. Tổng thu ...................................................................................... 40
4.3.4 Hiệu quả tài chính ......................................................................... 41
4.4. Nhận thức của người nuôi ...................................................................43

4.4.1. Nhận thức về môi trường nước..................................................... 43

iv


4.4.2. Thuận lợi khi thực hiện mô hình nuôi .......................................... 45
4.4.3. Khó khăn khi thực hiện mô hình .................................................. 46
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................... 49
5.1. Kết luận .............................................................................................. 49
5.2: Đề xuất ............................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 51
PHỤ LỤC .....................................................................................................54

v


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Sản lượng các loài tôm nuôi chính trên thế giới ...............................6
Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả sản xuất thủy sản một số tỉnh trọng điểm .............8
Bảng 2.3: Kết quả sản xuất thủy sản tháng 7 năm 2011 ...................................8
Bảng 2.4 : Sản lượng tôm nuôi theo địa phương ..............................................9
Bảng 2.5: Diện tích nuôi tôm lợ, mặn của tỉnh Bến Tre từ 2006-2010. .......... 13
Bảng 4.1: Kết cấu mô hình nuôi tôm sú và tôm TCT thâm canh .................... 22
Bảng 4.2: Thời gian nuôi thực của mô hình nuôi TC tôm sú và tôm TCT ......27
Bảng 4.3: Nơi chứa bùn sên vét. ....................................................................28
Bảng 4.4: Tình hình thay nước ở các hộ nuôi tôm sú TC và tôm TCT ........... 30
Bảng 4.5: Mật độ thả vụ 1 và kích cỡ con giống của mô hình nuôi TC tôm sú
và tôm TCT ...................................................................................................31
Bảng 4.6: Mật độ thả vụ 2 và kích cỡ con giống của mô hình nuôi TC tôm sú
và tôm TCT ...................................................................................................31

Bảng 4.7: Tình hình thu hoạch vụ 1 của mô hình nuôi TC tôm sú và tôm TCT
...................................................................................................................... 33
Bảng 4.8: Chi phí cố định và chi phí khấu hao của mô hình nuôi thâm canh
tôm sú và tôm TCT........................................................................................ 34
Bảng 4.9: Cơ cấu chi phí cố định của mô hình nuôi tôm sú và tôm TCT thâm
canh............................................................................................................... 35
Bảng 4.10: Chi phí biến đổi vụ 1 của mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân
trắng thâm canh ............................................................................................. 36
Bảng 4.11: Cơ cấu chi phí biến đổi vụ 1 của mô hình nuôi tôm sú và tôm TCT
thâm canh ......................................................................................................36
Bảng 4.12: Chi phí biến đổi vụ 1 của mô hình nuôi tôm sú và tôm TCT thâm
canh............................................................................................................... 36
Bảng 4.13: Cơ cấu chi phí biến đổi vụ 1 của mô hình nuôi tôm sú và tôm TCT
thâm canh ......................................................................................................37
Bảng 4.14: Chi phí biến đổi của mô hình nuôi TC tôm sú và tôm TCT .......... 38

vi


Bảng 4.15: Cơ cấu chi phí biến đổi cả năm của mô hình nuôi TC tôm sú và
tôm TCT........................................................................................................ 39
Bảng 4.16 : Tổng chi phí mô hình nuôi tôm sú và tôm TCT .......................... 40
Bảng 4.17: Giá bán tôm sú và tôm TCT ........................................................ 40
Bảng 4.18: Hiệu quả tài chính của mô hình nuôi TC tôm sú và tôm TCT ......42
Bảng 4.20: Thuận lợi khi thực hiện mô hình nuôi tôm sú .............................. 45
Bảng 4.21 : Thuận lợi khi thực hiện mô hình nuôi tôm TCT. ......................... 46
Bảng 4.22: Khó khăn khi thực hiện mô hình nuôi tôm sú .............................. 47
Bảng 4.23: Khó khăn của mô hình nuôi tôm TCT….……………………..…48

vii



DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Bến Tre đến
năm 2020 ......................................................................................................14
Hình 2.2: Bản đồ tỉnh Bến Tre.......................................................................15
Hình 4.3: Cơ cấu DT hộ nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Bến Tre ...23
Hình 4.4: Cơ cấu diện tích ao nuôi TC tôm sú và tôm thẻ chân trắng............. 24
Hình 4.5: Thời điểm thả giống vụ 1 của mô hình TC tôm sú và tôm thẻ chân
trắng .............................................................................................................. 25
Hình 4.6: Thời điểm thả giống vụ 2 của mô hình TC tôm sú và tôm thẻ chân
trắng .............................................................................................................. 26
Hình 4.7: Thời điểm thu hoạch vụ 1 của mô hình TC tôm sú và tôm thẻ........ 26
Hình 4.8: Thời điểm thu hoạch vụ 2 của mô hình TC tôm sú và tôm thẻ........ 27
Hình 4.9: Đánh giá chất lượng ao lắng trong mô hình nuôi tôm sú và thẻ chân
trắng .............................................................................................................. 29
Hình 4.10: Chất lượng con giống tôm sú và tôm thẻ chân trắng ..................... 31
Hình 4.11: Nguồn gốc con giống tôm sú và tôm thẻ chân trắng ..................... 32
Hình 4.12 : Hiện trạng môi trường nước hiện nay của mô hình nuôi TC tôm sú
và tôm thẻ chân trắng .................................................................................... 43
Hình 4.13: Hiện trạng môi trường nước hiện nay so với trước của mô hình
nuôi TC tôm sú và tôm thẻ chân trắng ........................................................... 44
Hình 4.14: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ
chân trắng đối với môi trường nước công cộng.............................................. 45

viii


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT


ÂL

: âm lịch

BTC

: Bán thâm canh

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

DL

: dương lịch

FAO

: Food and Agriculture Organization of the Unitied Nation

FCR

: Food Conversion Ratio

NN&PTNT

: Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

NTTS


: Nuôi Trồng Thủy Sản

TC

: Thâm canh

TCT

: Thẻ chân trắng

ix


Chương I
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Nuôi trồng thủy sản cung cấp một phần thực phẩm quan trọng, tạo công ăn
việc làm cho nhiều người trên thế giới. Ở nước ta, nuôi trồng thủy sản là
ngành kinh tế mũi nhọn đã và đang góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, đảm bảo an ninh thực phẩm, nguyên liệu cho chế biến, tạo công ăn
việc làm xóa đói giảm nghèo. Nuôi tôm biển đã trở thành hoạt động quan
trọng nhất và là mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản
giai đoạn 1999-2010 (224/1999/QĐ – TTg). Theo báo cáo của Bộ Thủy Sản
(2004) thì năm 2003, diện tích nuôi nước lợ và mặn đạt khoảng 573.137 ha,
trong đó có 546.000 ha là diện tích nuôi tôm và tổng sản lượng tôm nuôi đạt
xấp xỉ 200.000 tấn và có khoảng 80% sản lượng là ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long (Tạp chí Khoa học, 2006). Đối tượng nuôi chủ yếu trước đây là con tôm
sú đóng vai trò chủ lực, tuy nhiên trong những năm gần đây người nuôi không
có lãi do chi phí đầu tư cao, bệnh tật thường xuyên xảy ra gây thiệt hại lớn cho
người dân, giá bán lại thấp nên tôm thẻ chân trắng được đưa vào nuôi thử

nghiệm năm 2002. Tôm thẻ chân trắng có đặc tính phát triển tốt cho năng suất
cao, giá thành thấp, góp phần đa dạng hoá đối tượng nuôi và sản phẩm xuất
khẩu. Tuy nhiên, tôm thẻ chân trắng có những nhược điểm cơ bản như thường
mắc những bệnh của tôm sú, mang hội chứng Taura gây nên dịch bệnh lớn ở
Nam Mỹ (1999- 2000) và các bệnh khác có thể nhiễm sang các đối tượng tôm
bản địa, làm mất an ninh sinh thái và ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, có thể
gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất thủy sản và môi trường tự nhiên.
Theo Bộ NN&PTNT hàu Thái Bình Dương và tôm TCT đang là đối tượng
nuôi chủ đạo của ngành thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, Ngày 9-8, Bộ Tài
nguyên và Môi trường đã chính thức đưa ra quan điểm bằng Thông tư 22 về
việc quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại, trong đó đưa tôm thẻ
chân trắng (TCT) vào danh mục loài có nguy cơ xâm hại (Trà Phương và
Hoàng Vân, 2011).
Ở Bến Tre, con tôm sú vẫn đóng vai trò chủ lực, tuy nhiên tôm sú nuôi tại các
xã ven biển trên địa bàn tỉnh thường xảy ra bệnh đốm trắng và dịch bệnh. Năm
2005, UBND tỉnh Bến Tre thông báo về việc áp dụng biện pháp cắt vụ để
phòng ngừa dịch bệnh xảy ra đối với tôm sú năm 2005 và vụ nuôi chính năm
2006 (Hải Đăng, 2005). Năm 2011, UBND tỉnh Bến Tre đã chỉ đạo: Từ ngày
1/5/2011, tạm ngưng nhập, thả giống tôm sú nuôi với mọi hình thức trên địa

1


bàn huyện Bình Đại, đến khi có văn bản chỉ đạo mới của UBND tỉnh (Báo
Nông Nghiệp Việt Nam, 2011).
Song song đó, sau khi có Chỉ thị 228 của Bộ NN&PTNT cho phép các tỉnh
ĐBSCL được nuôi tôm chân trắng. Bến Tre đã di nhập giống và nuôi thử
nghiệm ở một số địa bàn như Bình Đại, Thạnh Phú, Ba Tri, chủ yếu nuôi thâm
canh với mật độ 80-100 con/m2. Nhằm phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng trên
địa bàn tỉnh theo hướng ổn định và bền vững, góp phần thực hiện tốt chiến

lược phát triển kinh tế trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
Nuôi tôm sú và thẻ chân trắng ở Bến Tre đã và đang góp phần tạo việc làm, ổn
định đời sống của người dân các huyện ven biển. Tuy nhiên hiệu quả từ hai
mô hình này những năm gần đây có sự thay đổi do con tôm thẻ chân trắng
đang chiếm dần vị trí quan trọng. Vì vậy đề tài “So sánh một số chỉ tiêu tài
chính - kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú thâm canh và tôm thẻ chân trắng
ở tỉnh Bến Tre” đã được thực hiện nhằm để giúp người nuôi và các nhà quản
lý thủy sản nắm được tình hình sản xuất của hai mô hình nuôi thủy sản này để
lựa chọn sản xuất đem lại thu nhập cao cho gia đình và xã hội.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
So sánh hiệu quả tài chính - kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân
trắng thâm canh nhằm cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc quản lý nghề
nuôi trồng thủy sản ven biển.
1.3 Nội dung nghiên cứu
-

Khảo sát hiện trạng mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm
canh.

-

So sánh hiệu quả tài chính - kỹ thuật của 2 mô hình nghiên cứu.

-

Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện mô hình nuôi tôm sú và tôm
thẻ chân trắng thâm canh.

2



Chương II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu sơ lược về tôm sú và tôm thê chân trắng
2.1.1 Vị trí phân loại
Hệ thống phân loại của tôm chân trắng (Penaeus vanamei) và tôm sú (Penaeus
monodon)
Ngành: Athropoda
Lớp: Malacostraca
Lớp phụ: Eumalacostraca
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Dendrobrachiata
Họ: Peinaeidea
Giống: Penaeus
Loài: P. vannamei ( Booone, 1931)
Loài: P. monodon (Fabricius, 1798)
2.1.2 Phân bố
a. Tôm sú
Trên thế giới: Tôm sú phân bố từ châu Phi, Pakistan đến Nhật, châu Úc. Ở
Việt Nam: Tôm sú có ở vùng biển miền Trung và Nam bộ (Nguyễn Khắc
Hường, 2003).
b. Tôm thẻ chân trắng
Trên thế giới : Từ các nước châu Mỹ La tinh, Hawai nhập giống vào Đài
Loan, Trung Quốc.
Ở Việt Nam: mới nhập tôm bố mẹ và tôm giống vào năm 2001, đã nuôi thử
nghiệm ở Quảng Ninh, Khánh Hòa vá Nam Bộ (Nguyễn Khắc Hường, 2003).
2.1.2. Đặc điểm dinh dưỡng
Protein là thành phần quan trọng nhất có trong thức ăn, có vai trò quan trọng
trong việc xây dựng cơ thể, cung cấp năng lượng và các axitamin thiết yếu
(Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004). Nhu cầu protein của tôm

thẻ chân trắng (20-35%) thấp hơn tôm sú (36-40%) (Biggs et al., 2004).

3


Chất béo có vai trò quan trọng đối với tôm, vì chúng cung cấp nhiều năng
lượng, axit béo cao phân tử không no, phospholipids và vitamin. Nguồn lipit
tốt nhất cho tôm là từ động vật biển như dầu mực, dầu cá…hàm lượng lipit
cần thiết trong thức ăn của tôm khoảng 6-7.5% (Nguyễn Thanh Phương và
Trần Ngọc Hải, 2004).
2.1.3 Tập tính bắt mồi của tôm
a. Tôm sú
Tôm sú ăn tạp, có thể tận dụng các nguồn đạm động, thực vật cao hơn các loại
tôm khác. Trời tối hoặc ít sáng tôm sú bắt mồi mạnh hơn (Nguyễn Khắc
Hường, 2003).
b. Tôm thẻ chân trắng
Trong tự nhiên, tôm thẻ chân trắng là loài có tập tính ăn đêm. Ban ngày chúng
đào hang, vùi mình xuống bùn và không tìm kiếm thức ăn. Tuy nhiên, trong
điều kiện ao nuôi tôm bị kích thích bởi thức ăn (Wyban and Sweeney, 1991).
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng
Trong quá trình lớn lên, tôm trải qua nhiều lần lột xác. Tốc độ tăng trưởng của
tôm phụ thuộc vào hai yếu tố: thời gian mỗi lần lột xác và lượng tăng thêm sau
mỗi lần lột xác. Thời gian giữa hai lần lột xác phụ thuộc vào kích cỡ tôm: ở
giai đoạn ấu trùng, cứ khoảng 30-40 phút thì lột xác một lần, với trọng lượng
từ 1-5 g thì 4-6 ngày lột xác một lần và trọng lượng 15g có thể 2 tuần lột xác
một lần. Ngoài ra các yếu tố như điều kiện môi trường, dinh dưỡng cũng ảnh
hưởng đến tần số lột xác của tôm, trong điều kiện môi trường có nhiệt độ nước
cao thì tần số lột xác của tôm tăng (Wyban and Sweeney, 1991). Tôm cái
thường lớn nhanh hơn tôm đực (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2006).
Theo Briggs et al. (2004) châu Á tôm thẻ chân trắng tăng trưởng (1-1,5 g/tuần)

nhanh hơn tôm sú (1 g/tuần).
2.1.5. Sinh sản
a. Tôm sú
Giao vỹ: Khi con cái lột xác xong, con đực ôm ngang thân con cái để chuyển
túi tinh vào vị trí của Thelycum.
Phát triển buồng trứng: buồng trứng biến đổi màu và kích thước theo sự phát
triển của tuyến sinh dục. Ban đầu buồng trứng trong suốt sau đó có màu xanh
nhạt rồi xanh đậm. Tôm thường đẻ về đêm gần sáng. Các tác động của ánh
sáng và âm thanh có ảnh hượng không tốt hoặc ngưng làm ảnh hưởng hoạt
động đẻ của tôm. Thông thường một con cái đẻ được 500.000-1.000.000
4


trứng. Tôm thành thục nhờ cắt mắt đẻ 200.000-300.000 (Phạm Văn Trang và
ctv, 2003).
b. Tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng là loài có thelycum hở, thường chỉ giao vĩ khi trứng đã
chín hoàn toàn. Tôm thẻ chân trắng có thói quen giao vĩ trước hoặc sau khi
hoàn hôn và thường kéo dài 3-16 giây. Sau khi giao vĩ 1- 2 giờ tôm bắt đầu đẻ
trứng. Trứng thụ tinh sau 16 giờ bắt đầu nở và trở thành Nauplius (Wyban and
Sweeney, 1991).
Lượng trứng trên một con cái đẻ ra dao động trong khoảng 100.000 -140.000
trứng đối với con cái có trọng lượng 30-35 g và trong khoảng 150.000200.000 trứng đối với con cái có trọng lượng 40-45 g (FAO, 2003).
2.2 Tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng trên thế giới
2.2.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản trên thế giới
Thủy sản là một trong những nghành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên
thế giới và là nguồn thực phẩm quan trọng không thể thiếu của cộng đồng
người. Năm 2003, tổng sản lượng thủy sản của thế giới đạt gần 132 triệu tấn,
trong đó khai thác đạt 90 triệu tấn và nuôi đạt gần 42 triệu tấn, trong đó sản
lượng thủy sản dùng làm thực phẩm khoảng 101 triệu tấn, chiếm hơn 76,5%

(FAO,2003)
Châu Á là khu vực sản xuất thủy sản lớn nhất trên thế giới chiếm khoảng 90%
sản lượng, với 38 triệu tấn, kế đến là Châu Âu 2,2 triệu tấn. Các nước dẫn đầu
về nuôi trồng thủy sản trong giai đoạn 2003 là : Trung Quốc gần 29 triệu tấn,
Ấn Độ 2,2 triệu tấn, Indonesia 996 nghìn tấn, Việt Nam đứng hàng thứ tư với
937 nghìn tấn.
Năm 2006 châu Á chiếm chín vị trí trong 10 quốc gia dẫn đầu về nuôi trồng
thủy sản, trong đó VN đứng vị trí thứ sáu. Trung Quốc là nước dẫn đầu bảng
xếp hạng với 69,6% về sản lượng và 51,2% về giá trị các mặt hàng thủy sản
được nuôi trồng trên thế giới. Vị trí thứ hai của Ấn Độ chỉ chiếm 4,2% cả về
sản lượng cũng như giá trị. Ở vị trí thứ năm, Nhật vẫn chiếm đến 6% về mặt
giá trị (4,24 tỉ USD) tuy sản lượng nuôi trồng chỉ khoảng 1,26 triệu tấn do sản
phẩm của nước này chủ yếu là các loại thủy sản có giá trị cao.(FAO,2006).
Tôm nuôi được xem là một trong những đối tượng nuôi chính trong NTTS vì
có hiệu quả kinh tế cao. Bảng 2.1 cho biết tên và sản lượng một số loài tôm
nuôi chính trên thế giới.

5


Bảng 2.1: Sản lượng các loài tôm nuôi chính trên thế giới (Tấn)
Loài

1999

2000

2001

2002


2003

Tôm sú

547.621

633.594

676.262

593.011

666.071

Tôm chân trắng

186.113

145.387

280.114

430.976

723.858

Tôm he

67.464


70.190

70.507

75.718

78.018

Tôm rảo

20.566

20.547

20.009

22.379

23.215

Tôm thẻ Ấn Độ

11.428

16.417

25.559

25.736


31.560

Tổng số

833.192 1.164.408 1.348.275

1.405.367 1.804.932

Tôm sú và tôm TCT là một trong những đối tượng thủy sản được biết đến rất
lâu trên thế giới. Trên thế giới tôm thẻ chân trắng đứng hàng thứ hai sau tôm
sú nhưng tại một số khu vực, tôm thẻ chân trắng đang chiếm vị trí hàng đầu.
2.2.2 Tôm Sú
Tôm sú (Penaeus monodon) là đối tượng thủy sản có giá trị cao và là một
trong các đối tượng thủy sản quan trọng được nuôi ở một số nước như Thái
Lan, Trung Quốc, Equador, Việt Nam, Philippin…
Năm 1984 chỉ có 33 nước có nuôi tôm sú, con số này tăng nhanh đến năm
1989 là 51 nước và năm 1996 là 60 nước. Năm 1998, tổng sản lượng tôm nuôi
trên thế giới đạt 1,14 triệu tấn, gấp 5 lần năm 1985 là 213.640 tấn (riêng Trung
Quốc có mức tăng trưởng 37,8%). Thái Lan là nước dẫn đầu thế giới, đạt
250.000 tấn, Indonesia đứng hàng thứ 2 có số lượng vượt qua con số 150.000
tấn. Equador vượt qua 100.000 tấn (1991). Thời Kỳ năm 1993-1996, sản
lượng tôm sú ở Trung Quốc đạt trên mức 100.000 tấn. Tuy nhiên có sự giảm
sút năm 1998, sản lượng tôm sú ở nước này vẫn chưa đầy ½ năm 1991 là
219.000 tấn. Philippin cũng là một nước có sản lượng tôm sú lớn. Sản lượng
tôm nuôi năm 1993-1994 đạt 90.000 tấn. Tuy nhiên sản lượng giảm chỉ còn
34.527 tấn (1999). Các nước Việt Nam, Bangladesh, Ấn Độ… là những nước
sản xuất lớn nhưng phải trải qua đợt sa sút do dịch bệnh đốm trắng khiến sản
lượng từ 95.816 tấn (1991) xuống còn 35.898 tấn (1999) (Phạm Văn Trang và
ctv, 2003).

2.2.3 Tôm thẻ chân trắng
Tôm TCT là loài tôm biển, có nguồn gốc từ vùng biển xích đạo Đông Thái
Bình Dương, từ Mehico đến Pêru là loài tôm quí có nhu cầu cao trên thị
trường được nuôi phổ biến ở khu vực Mỹ La tinh và cho sản lượng lớn gần

6


200.000 tấn (1999). Gần đây tôm được thuần hóa và nuôi thành công ở Trung
Quốc (Phạm Văn Trang và ctv, 2003).
Có nhiều nước Mỹ La Tinh ở bờ Đông Thái Bình Dương có nghề khai thác
tôm chân trắng như Pêru, Êquađo, Êl Sanvađo, Panama, Costa Rica. Ecuador
coi nuôi tôm TCT là ngành sản xuất lớn nhất, tổng sản lựong nuôi tôm của
nước này chiếm 95% tổng sản lựong nuôi tôm khu vực Châu Mỹ, năm 1991 la
103.000 tấn. Một số nước như Mehico, Panama, Peru, Colompia… cũng có
tình hình phát triển tương tự như Ecuador.
Ecuador là nước xuất khẩu tôm TCT lớn nhất với khối lượng kỷ lục là 114
nghìn tấn năm 1998 với giá trị 852 triệu USD, giá trung bình xuất khẩu là 8
USD/kg. Tuy nhiên, chỉ sau một năm xuất khẩu giảm 70%. Khối lượng tôm
chân trắng xuất khẩu sang Mỹ năm 1998 là 65 nghìn tấn sang năm 2000 chỉ
còn 17 nghìn tấn.
Ở Châu Á, Trung Quốc là nước nuôi tôm TCT sớm nhất. Sản lựợng nuôi tôm
thẻ chân trắng đạt 1,5- 1,6 triệu tấn (năm 2006) và 1,8 triệu tấn (năm 2009).
Tại nhiều nước Đông Nam Á cũng dã nhập tôm chân trắng để nuôi như:
Philippin, Indonesia, Malaisia, Thái Lan,Việt Nam… Đặc biệt tại Thái Lan,
năm 2004 sản lượng nuôi tôm TCT đã lên tới 300.000 tấn, chiếm tỷ lệ cao
trong sản xuất tôm biển với sản lượng chiếm xấp xỉ 80%.
2.3 Tình hình nuôi tôm sú và thẻ chân trắng ở Việt Nam và ĐBSCL
2.3.1. Tình hình chung
Việt Nam có tiềm năng nuôi trồng thủy sản nước lợ. Năm 2005, tổng diện tích

nuôi trồng thủy sản nước lợ là 641.045 ha, sản lượng đạt 546.716 tấn. Trong
đó diện tích nuôi tôm nước lợ là 604.479 ha, chiếm 94,3% tổng diện tích nuôi
tôm nước lợ.
Năm 2010 sản lượng thủy sản ước đạt 5.157,6 ngàn tấn, tăng 6,4% so với năm
2009, trong đó, sản lượng khai thác đạt 2.450,8 ngàn tấn, tăng 7,6% so với
cùng kỳ và đạt 102,1% kế hoạch năm, sản lượng nuôi trồng đạt 2.706,8 ngàn
tấn, tăng 5,4% so với cùng kỳ và đạt 102,1% kế hoạch năm (Trung tâm Tin
học và Thống kê, Bộ NN&PTNT, 2010).
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm
ước đạt 2.511 ngàn tấn tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản
lượng khai thác ước đạt 1.251,9 ngàn tấn, tăng 1,4%, sản lượng nuôi trồng ước
đạt 1.260 ngàn tấn, tăng 5,3 % so với cùng kỳ năm trước.

7


Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả sản xuất thủy sản một số tỉnh trọng điểm
Tính đến 20/6/2011
Đơn vị: kg

Tỉnh

Tổng
sản
lượng

1
Long An
Tiền
Giang

Bến Tre
Trà Vinh
Vĩnh
Long
Đồng
Tháp
An Giang
KiênGian
g
Cần Thơ
Hậu
Giang
Sóc Trăng
Bạc Liêu
Cà Mau

2=(3+7
)
9.203
109.94
7
136.36
0
63.459
73.050

Sản lượng nuôi trồng
Sản lượng khai thác
Tổng
Nước

Nước
Tổng
Khai Khai
ngọt
mặn, lợ
thác
thác
biển
nội
địa
3=(4+5
4
6 7=(8+9
8
9
)
)
3.513
3.513
5.690
3.100 2.590
67.396 49.092 18.304 42.551 40.515 2.036
74.740

64.395

10.350

61.515


59.155

2.400

26.915
68.000

18.500
68.000

8.415

36.544
5.050

32.108

4.436
5.050

177.16
8
179.61
5
219.58
9
93.727
27.884

173.45

1
169.60
4
22.062

174.45
1
160.60
4
32.831

92.717
26.384

92.717
26.384

25.453
109.14
4
202.90
8

5.322
58.063

2.020
480

119.58

4

15.930

2.717

2.717

10.011

10.01
1
3.120

197.52
7
1.010
1.500

194.40
7

3.302
57.583

20.131
51.081

17.371
48.624


2.760
2.457

11.154 108.43
0

83.324

81.500

1.824

1.010
1.500

( Nguồn : Trung Tâm Tin Học và Thống Kê, Bộ NN&PTNT, 2011)
Trong tháng 7/2011 có nhiều thuận lợi, hầu hết các tỉnh trọng điểm đều đạt
mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thủy sản tháng 7
ước đạt 527 ngàn tấn, nâng tổng sản lượng 7 tháng đầu năm nay lên 3.039
ngàn tấn, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước (Trung tâm tin học và thống kê,
Bộ NN&PTNT, 2011).
Bảng 2.3: Kết quả sản xuất thủy sản tháng 7 năm 2011
Đơn vị : 1000 tấn
Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011


8

So sánh năm
2011/2010


Tổng sản lượng
Sản lượng khai thác
Khai thác biển
Khai thác nội địa
Sản lượng nuôi trồng

6
Tháng 07
Tháng 07
Tháng
07
tháng
07
tháng
07
tháng
07
tháng
2.512
527 3.039
465 2.896
113
105
1.552

224 1.476
176 1.410
128
105
1.170
210 1.380
160 1.312
134
105
82
14
96
16
98
90
98
1.260
303 1.563
289 1.486
105
105

( Nguồn: Trung tâm tin học và thống kê, Bộ NN&PTNT, 2011

Bảng 2.4 : Sản lượng tôm nuôi theo địa phương (Tấn)
Tỉnh
Cả nước
ĐBSCL
Long An
Tiền Giang

Bến Tre
Trà Vinh
Vĩnh Long
Đồng Tháp
An Giang
Kiên Giang
Cần Thơ
Hậu Giang
Sóc Trăng
Bạc Liêu
Cà Mau

2005
327.194
265.761
6.014
7.998
25.090
19.688
47
103
698
18.461
75
34
42.837
63.616
81.100

2006

354.541
286.837
7.190
8.273
23.446
24142
34
402
815
22.847
124
25
52.696
58.400
88.443

2007
384.519
305.531
6.968
9.381
25362
24814
27
953
1.060
28.350
206
27
58.495

64.151
89.737

2008
388.359
307070
5.270
10.118
22.841
19.789
27
1504
1.297
28.601
81
27
58.790
63.984
94.291

2009
413.132
312.315
7.333
10.558
19.300
17.287
24
1.450
1.045

31.207
35
26
60.350
65.700
98.100

( Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, 2009)
Đồng Bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm nước lợ quan trọng nhất so với
cả nước năm 2005, diện tích nuôi tôm nước lợ ở đây đạt 535.145 ha chiếm
88,5% với sản lượng tôm nuôi 265.761 tấn chiếm 81,2% so với cả nước, năm
2009, sản lượng tôm nuôi ở đây đạt 312.405 tấn (Tổng Cục Thống kê, 2009).
2.3.2 Tôm sú
Tôm sú được nuôi thử nghiệm đầu tiên vào năm 1989 tại Hải Phòng nhưng
hiệu quả đạt rất thấp. Hiện nay nuôi quảng canh cải tiến và bán thâm canh và
thâm canh đã làm cho năng suất tăng lên.

9


Năm 1994 có khoảng 250 triệu ha đất có mặt nước chuyển thành ao nuôi tôm.
Sản lượng tôm sú đạt kỷ lục năm 1993 là 60.000 tấn (Phạm Văn Trang và ctv,
2004).
Năm 1999 tổng diện tích nuôi tôm sú ở miền Bắc là 39.429 ha, ở miền Nam là
238.279 ha, miền Trung là 12.530 ha. Miền Trung là khu vực đi đầu trong lĩnh
vực phát triển công nghệ nuôi tôm ở nước ta. Năm 1995 năng suất tôm nuôi
trung bình mới đạt 415 đến 1144 kg/ha/năm. Năm 1996, một số mô hình nuôi
công nghiệp ở Ninh Hòa, Nha Trang và Cam Ranh theo công nghệ của CP
(Thái Lan) đã đạt được năng suất trên 5 tấn/ha/vụ.
Cà Mau và Bạc Liêu có diện tích nuôi lớn nhất cả nước 150.000 ha. Bắt đầu từ

năm 1980, hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh, quảnh canh cải tiến. Nuôi
tôm quảng canh, quảng canh cải tiến trong rừng ngập mặn: Cà Mau, Bạc Liêu,
Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang. Nuôi bán công nghiệp: Trà Vinh,
Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre, Tiền Giang. Nuôi luân canh với trồng lúa:
Long An, Sóc Trăng. Nuôi trong ruộng muối: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh
Mô hình nuôi Artemia Tôm: Vĩnh Châu, Sóc Trăng. Nuôi tôm công nghiệp:
Bạc Liêu, Trà Vinh, Tiền Giang.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rất đa dạng các vùng sinh thái và loại
hình nuôi tôm, nhất là nuôi tôm sú. Đến cuối tháng 8/2008, diện tích nuôi tôm
nước lợ của 7 tỉnh ven biển Nam Bộ là gần 540 ngàn ha, chiếm hơn 89% tổng
diện tích nuôi tôm của cả nước, trong đó chủ yếu là nuôi tôm sú.
Năm 1992, diện tích nuôi tôm sú ở Sóc Trăng chỉ có 19.200 ha thì đến năm
2002 đã lên đến 43.390 ha, trong đó có 2.500 ha nuôi bán công nghiệp, sản
lượng tôm sú nuôi đạt 16.000 tấn. Trong năm 2003, diện tích nuôi tôm sú ước
đạt 53.000 ha. Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn nhất ở đồng bằng sông
Cửu Long với 265 nghìn ha. Những năm gần đây, tỉnh đã có nhiều giải pháp,
trong đó có đề án tạo bước đột phá khai thác lợi thế, tiềm năng đất đai, nâng
cao hiệu quả nghề nuôi tôm.
Về con giống, năm 2005, lượng tôm sú giống cả nước sản xuất được 28.805 tỉ
postlarva với khoảng 4.281 trại sản xuất giống (Bộ Thủy Sản, 2006).
Tuy nhiên tình hình dịch bệnh xảy ra phức tạp gây khó khăn cho người nuôi
nên thời gian gần đây diện tích nuôi tôm sú có xu hướng giảm. Năm 2010, các
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đưa 550.600 ha vào nuôi tôm sú, chiếm gần
70% diện tích nuôi toàn vùng; giảm gần 16.000 ha so với năm 2009 (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2010).

10


2.3.3 Tôm thẻ chân trắng

Ở Việt Nam và vùng ĐBSCL, tôm TCT được đưa vào nuôi thử nghiệm năm
2002. Đến năm 2008, Bộ NN&PTNT có chủ trương cho phát triển nuôi tôm
TCT. Theo đó, các tỉnh Nam bộ đã quy hoạch vùng nuôi và có hệ thống thủy
lợi, cơ sở hạ tầng đảm bảo cho nuôi thâm canh. Các tỉnh ven biển từ Bình
Thuận tới Quảng Ninh được nuôi trong vùng nuôi tôm của địa phương. Năm
2002, diện tích nuôi tôm TCT của cả nước là 1.710 ha, sản lượng 10.000 tấn.
Năm 2007 diện tích nuôi đạt 4.000 ha, sản lượng đạt 30.000 tấn. Năm 2008,
diện tích nuôi khoảng 8.000 ha, năm 2009 tăng lên 14.500 ha và đến năm 2010
đã tăng lên trên 25.300 ha. Các tỉnh miền Trung và miền Bắc chiếm 17.960 ha,
bằng 72% diện tích nuôi tôm TCT của cả nước. Các tỉnh khu vực ĐBSCL
đang phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng trong phạm vi hẹp, trong đó tỉnh Sóc
Trăng đến năm 2011 khoảng 150 ha, Cà Mau khoảng 200 ha, Bạc Liêu khoảng
158 ha. Theo nhận định của Sở NN&PTNT các tỉnh trong khu vực ĐBSCL,
nuôi tôm thẻ chân trắng khá thuận lợi. Khả năng đề kháng của tôm TCT tốt,
thích nghi nhanh với sự biến thiên của sự thay đổi môi trường (Cục Chế biến
TM NLS&NM, Bộ Nông Nghiệp & Phát triển Nông Thôn, 2011).
Sau khi chính phủ cho phép nuôi tôm TCT ở ĐBSCL, nhiều hộ nuôi tôm ở
Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre đang chuyển sang nuôi tôm TCT. Ở miền Nam,
nhất là các tỉnh ĐBSCL, tôm TCT được nuôi nhằm đa dạng thêm đối tượng
nuôi trồng, xuất khẩu thủy sản. Hiện nay diện tích nuôi tôm ở ĐBSCL phát
triển được trên 540.000 ha, chiếm gần 90% diện tích nuôi tôm của cả nước.
Trong đó, tôm sú 538.800 ha, tôm TCT 807 ha. Tôm chân trắng đã phát triển
được trên 800 ha trên vùng đất nuôi tôm sú truyền thống nên cần phải phát
triển tốt hệ thống thủy lợi, hướng dẫn người nuôi tôm nâng cao trình độ kỹ
thuật canh tác, kiểm soát... nuôi tôm TCT theo hình thức thâm canh, nhưng
phải đảm bảo các điều kiện theo tiêu chuẩn mà Bộ vừa ban hành.
Năm 2010, các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL thả nuôi 8.800 ha, tăng gấp 2,5 lần
so với năm 2009. Với năng suất bình quân khoảng 6,8 tấn/ha thì năm nay sản
lượng tôm thẻ chân trắng ước đạt 60.300 tấn, tăng gấp 4,3 lần so với năm 2009
(Hoàng Mai, 2010)

2.4 Các mô hình nuôi tôm ở Việt Nam và ĐBSCL
Theo Bộ Thủy Sản (2002), ở Việt Nam có các mô hình nuôi tôm phổ biến sau:
1. Mô hình nuôi tôm quảng canh
Mô hình có đặc điểm là hình thức nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn tự nhiên
trong ao. Mật độ tôm nuôi thấp, phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên, diện tích

11


ao nuôi thường lớn để đạt năng suất cao. Ưu điểm của mô hình này là chi phí
vận hành thấp, kích cỡ tôm nuôi lớn bán được giá cao, cần ít lao động cho một
đơn vị sản xuất. Tuy nhiên, có những nhược điểm của mô hình nuôi là năng
suất thấp, cần diện tích ao lớn để tăng sản lượng nên vận hành và quản lý khó
nhất là ở các ao nuôi có hình dạng khác nhau.
2. Nuôi quảng canh cải tiến
Mô hình này có đặc điểm là mùa vụ nuôi quanh năm, diện tích lớn hơn 1 ha,
năng suất nhỏ hơn 300 kg/ha/năm, sử dụng con giống tự nhiên kết hợp với con
giống bổ sung, mật độ thả giống nhỏ hơn 2 con/m 2, không cho ăn, chỉ gây màu
nước , thu hoạch theo phương pháp thu tỉa thả bù. Ưu điểm của mô hình này là
chi phí vận hành thấp có thể bổ sung con giống, kích cỡ tôm thu hoạch lớn bán
giá cao, cải thiện năng suất đầm nuôi. Nhược điểm là phải bổ sung con giống
lớn để tránh hao hụt do địch hại trong ao, nhiều hình dạng và kích cỡ ao khác
nhau nên khó quả lý. Năng suất và lợi nhuận vẫn còn thấp. Ngoài ra vẫn còn
những hình thức nuôi quảng canh cải tiến nhưng được vận hành với những
giải pháp kỹ thuật cao hơn: Ao đầm nuôi nhỏ, xây dựng khá hoàn chỉnh
(mương, bờ bao, cống…), quản lý chăm sóc tốt…vì thế năng suất và hiệu quả
cao hơn, điển hình là mô hình nuôi tôm lúa.
3. Nuôi bán thâm canh
Mô hình có đặc điểm là có thể nuôi 2 vụ trên năm, mật độ thả 5-20 con/m 2, sử
dụng thức ăn công nghiệp hoặc tự chế biến. Năng suất 1-4 tấn/ha/vụ. Trong đó

giới hạn năng suất không có quạt nước là 1,7-2 tấn/ha/vụ. Diện tích ao nuôi
nhỏ từ 0,2-0,5 ha được xây dựng hoàn chỉnh và có trang bị đầy đủ trang thiết
bị như sụt khí, máy bơm…để chủ động trong quản lý ao. Ưu điểm của mô
hình này là đầu tư vừa phải về tài chính cũng như kỹ thuật phù hợp với khả
năng đầu tư và quản lý của nông hộ, tận dụng được diện tích đất, năng suất
cao. Nhược điểm là phải đầu tư vốn khá lớn, dễ xảy ra dịch bệnh, sử dụng hóa
chất chưa hợp lý gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.
4. Nuôi tôm thâm canh
Mô hình có đặc điểm là nuôi quanh năm, mật độ thả giống từ 20-80 con/m2,
mật độ thả thích hợp là 30-40 con/m2, vốn đầu tư lớn, quy trình kỹ thuật
nghiêm ngặt. Diện tích ao nuôi từ 0,5-1 ha, tối ưu là 1 ha, ao xây dựng hoàn
chỉnh, cấp và thoát nước chủ động, trang bị đầy đủ phương tiện nên dễ quản lý
và vận hành, mang lại lợi nhuận rất cao, tận dụng được quỹ đất có hạn. Nhược
điểm của mô hình này là tôm thu hoạch có kích cỡ nhỏ (30-35 con/kg), giá bán
thấp, chi phí vận hành cao, lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm thấp. Môi
trường nuôi dễ suy thoái do sử dụng nhiều thức ăn và hóa chất.
12


2.5 Tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở Bến Tre
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre, tính đến năm 2010, tổng diện
tích nuôi trồng thủy sản 42.407 ha, đạt 100,97% so với kế hoạch năm 2010,
tương đương với năm 2009. Trong đó, tổng diện tích nuôi tôm sú năm 2010
đạt 30.252 ha, sản lượng thu hoạch đạt 16.500 tấn, diện tích nuôi tôm biển
thâm canh, bán thâm canh 4.827 ha, đạt 100,56% kế hoạch năm (trong đó tôm
chân trắng: 528ha; tôm sú: 4.299ha), tăng 6,67% so với năm 2009.

Bảng 2.5: Diện tích nuôi tôm lợ, mặn của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006-2010.
DT nuôi nước mặn, lợ
Nuôi tôm sú:

Trong đó:
* Nuôi TC, BTC
* Nuôi quảng canh
* Nuôi tôm - Lúa
* Nuôi tôm - Rừng
Nuôi tôm chân trắng

ha

2006
31.262

2007
31.706

2008
31.285

2009
30.341

2010
30.300

ha
ha
ha
ha
ha


5.778
15.883
6.198
3.403

5.842
16.165
6.144
3.556

5.421
16.716
5.790
3.358
176

4.265
17.040
5.709
3.328
260

4.299
16.690
5.780
3.330
528

(Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre,2011)
2.5.1 Tôm sú

Đến tháng 8-2002, diện tích nuôi tôm sú công nghiệp và bán công nghiệp ở
Bến Tre đạt gần 800 ha trong đó huyện Bình Đại trên 450 ha, huyện Thạnh
Phú 200 ha. Năm 2009 tỉnh Bến Tre thả nuôi hơn 5.000 ha tôm sú công nghiệp
và bán công nghiệp. Tuy nhiên những năm gần đây, dịch bệnh tấn công khiến
tôm chết hàng loạt gây thiệt hại cho nhiều người dân.Tại các huyện Bình Đại,
Thạnh Phú năm 2009 có 20% hộ không đầu tư nuôi tôm sú, hơn 30% hộ
chuyển sang mô hình nuôi thủy sản khác. Năm 2011, gần 500 ha diện tích
nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh bị nhiễm bệnh, chiếm 16% tổng diện
tích nuôi. Ngoài ra, tại huyện Thạnh Phú có hơn 3.900 ha ao tôm nuôi xen
ruộng lúa bị thiệt hại với tỷ lệ thiệt hại 60% (Chu Trinh, 2011).
2.5.2 Tôm thẻ chân trắng
Sau khi có Chỉ thị 228 của Bộ NN&PTNT cho phép các tỉnh ĐBSCL được
nuôi tôm chân trắng. Bến Tre đã di nhập giống và nuôi thử nghiệm ở một số
địa bàn như Bình Đại, Thạnh Phú, Ba Tri, chủ yếu nuôi thâm canh với mật độ
80-100 con/m2. Nhằm phát triển nuôi TCT trên địa bàn tỉnh theo hướng ổn
định và bền vững, góp phần thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế trong
lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Ngày 24 tháng 5 năm 2010, Ủy ban nhân dân

13


tỉnh Bến Tre đã ban hành quyết định số 1196/QĐ-UBND về việc phê duyệt
quy hoạch chi tiết nuôi TCT trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020. Tổng
diện tích quy hoạch đến năm 2020 là 5.450 ha. Được phân bố trên địa bàn các
huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú. Ngoài ra, đối với các vùng đã quy
hoạch nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh trước đây, mà không có quy
hoạch nuôi tôm TCT như dự án này cũng có thể phát triển nuôi tôm chân trắng
nếu chủ đầu tư thực hiện tốt các điều kiện kỹ thuật và được UBND tỉnh cho
phép. Về tổng sản lượng quy hoạch năm 2010 là 8.800 tấn, ước tính đến năm
2015 là 32.880 tấn, đến năm 2020 là 63.500 tấn (Sở Công Thương tỉnh Bến

Tre, 2010).

Hình 2.1: Bản đồ quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Bến Tre đến
năm 2020
2.6 Điều kiện tự nhiên tỉnh Bến Tre
Bến Tre là một trong 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên
là 2.315 km2, được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh và
do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông Tiền dài 83
km, sông Ba Lai 59 km, sông Hàm Luông 71 km, sông Cổ Chiên 82 km). Tỉnh
Bến Tre bao gồm 8 huyện: Chợ Lách, Châu Thành, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày

14


×