Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

TÌM HIỂU PHƯƠNG THỨC QUẢN lý NGHỀ NUÔI NGHÊU (meretrix lyrata) dựa TRÊN cơ sở CỘNG ĐỒNG ở TỈNH TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.84 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

ĐỖ THỊ THANH THÚY

TÌM HIỂU PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ NGHỀ NUÔI
NGHÊU (Meretrix lyrata) DỰA TRÊN CƠ SỞ CỘNG ĐỒNG
Ở TỈNH TRÀ VINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. TRƯƠNG HOÀNG MINH

2010

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Trương Hoàng Minh đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và viết luận văn tốt
nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy/Cô giảng dạy đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi học tập và tận tâm truyền đạt những kiến thức chuyên môn cho tôi trong
suốt thời gian học tập.
Xin gởi lời cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh, chị ở Sở Thủy sản Trà
Vinh, phòng Thủy Sản huyện Cầu Ngang, huyện Duyên Hải, các cơ quan chính
quyền địa phương cùng các xã viên HTX Thành Công, HTX Ba Vinh.
Cám ơn các bạn lớp Quản Lý Nghề Cá khóa 32 đã đoàn kết, gắn bó cùng tôi


vượt qua chặng đường dài sinh viên.
Cuối cùng là lời cảm ơn đến gia đình, người thân đã giúp đỡ và động viên tôi
trong thời gian học tập.

Sinh viên thực hiện
Đỗ Thị Thanh Thúy

i

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


TÓM TẮT
Để tìm hiểu rõ hơn về phương thức quản lý của nghề nuôi nghêu (Meretrix
lyrata) dựa trên cơ sở cộng đồng ở Trà Vinh. Đồng thời đưa ra hướng phát triển
ổn định làm cơ sở cho sự phát triển bền vững cuả vùng. Nghiên cứu này đã được
thực hiện thông qua điều tra ngẫu nhiên 60 hộ có tham gia vào 2 HTX: Thành
Công-huyện Cầu Ngang và Ba Vinh- Huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh từ tháng
12/2009 đến tháng 3/2010. Các vấn đề chính được tìm hiểu và phân tích bao
gồm: Việc sử dụng diện tích đất bãi bồi ven biển, năng suất và sản lượng; Hình
thức tổ chức quản lý và điều hành sản xuất; Nguồn cung cấp giống và vốn để
phục vụ cho nuôi; Các kỹ thuật đang áp dụng; tình hình kinh tế xã hội của vùng
nuôi nghêu. Kết quả cho thấy:
Các HTX nuôi nghêu hoạt động với mô hình, cách quản lý theo Liên minh các
HTX, chịu sự quản lý và hỗ trợ trực tiếp của phòng thủy sản huyện.
Hiện nay, khó khăn chủ yếu là nguồn giống, không đáp ứng đủ nhu cầu về chất
lượng và số lượng, vì vậy hiện giờ đang bắt đầu vụ nuôi mới mà hầu hết các
HTX vẫn chưa thả giống nuôi.
Nhìn chung nghề nuôi nghêu dựa trên cơ sở cộng đồng mang lại hiệu quả kinh tế
và tăng thu nhập cho người dân địa phương. Đa số các xã viên tham gia HTX

đều có lãi trung bình từ 75-100%. Do nguồn giống không đảm bảo về chất lượng
và số lượng, khâu quản lý còn chưa chặt chẽ nên năng suất nuôi giữa các HTX
không giống nhau.
Vì vậy cần giải quyết những khó khăn về con giống và vốn cho HTX để thúc đấy
nghề nuôi nghêu phát triển bền vững hơn.

ii

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ...................................................................................................... i
TÓM TẮT .......................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................iii
DANH SÁCH BẢNG......................................................................................... v
DANH SÁCH HÌNH ......................................................................................... vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vii
Chương 1 GIỚI THIỆU ............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu................................................................................................... 2
1.3 Nội dung ................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
2.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL ................................................... 3
2.2 Tình hình nuôi nghêu ở các tỉnh ven biển ĐBSCL .................................... 3
2.3 Tình hình Tổng quan về điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội của Trà Vinh .. 5
2.3.1 Điều kiện tự nhiên ở tỉnh Trà Vinh .................................................... 5
2.3.2 Đặc điểm kinh tế xã hội cơ bản vùng nghiên cứu ................................ 5
2.4 Quản lý nguồn lợi thủy sản dựa trên cơ sở cộng đồng ............................... 6

2.4.1 Một số khái niệm................................................................................ 6
2.4.2 Nguyên lý ........................................................................................... 7
2.4.3 Hiệu quả ............................................................................................. 7
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 8
3.1 Thời gian và địa điểm............................................................................... 8
3.2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 8
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.............................................................. 8
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................. 9
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................... 10
4.1 Hiện trạng nghề nuôi nghêu ở Trà Vinh ................................................. 10
iii

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


4.1.1 Tình hình nuôi .................................................................................. 10
4.1.2 Hiện trạng nguồn giống .................................................................... 11
4.2 Phương thức quản lý nghêu của HTX..................................................... 11
4.2.1 Cấp nhà nước.................................................................................... 11
4.2.2 Cấp cộng đồng.................................................................................. 12
4.2.3 Hiệu quả kinh tế .............................................................................. 17
4.3 Khía cạnh kỹ thuật ................................................................................. 19
4.3.1 Điều kiện bãi nuôi ............................................................................ 19
4.3.2 Thả giống ......................................................................................... 19
4.3.3 Thời gian nuôi .................................................................................. 19
4.3.4 Chăm sóc quản lý ............................................................................. 19
4.3.5 Kích cỡ và mùa vụ khai thác............................................................. 20
4.3.6 Các trở ngại ...................................................................................... 20
4.4 Hiện trạng kinh tế xã hội ........................................................................ 20
4.4.1 Nhân khẩu và lao động .................................................................... 20

4.4.2 Tuổi trung bình của các xã viên ở vùng nghiên cứu .......................... 21
4.4.3 Trình độ văn hóa............................................................................... 21
4.4.4 Cơ cấu thu nhập................................................................................ 22
4.4.5 Các hoạt động có thu nhập từ nguồn lợi nghêu ................................. 23
4.4.6 Nhận thức của hộ xã viên đối với phương thức quản lý .................... 25
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................. 27
5.1 Kết luận ................................................................................................. 27
5.2 Đề xuất .................................................................................................. 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 29
PHỤ LỤC......................................................................................................... 31

iv

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


DANH SÁCH BẢNG
Trang

Bảng 2.1 Sản lượng NTTS phân theo khu vực năm 2005 ................................ 3
Bảng 2.2 Kết quả nuôi nhuyễn thể ở các tỉnh ven biển ĐBSCL (2006-2007) ......4
Bảng 4.1 Các khâu quản lý của HTX ....................................................................15
Bảng 4.2 Thông tin về 2 HTX ..............................................................................15
Bảng 4.3 Hạch toán kinh tế của 2 HTX................................................................17
Bảng 4.4 Bảng xếp hạng người dân tiếp cận nguồn thông tin kỹ thuật..............22
Bảng 4.5 Thu nhập từ lao động liên quan đến nghêu ..........................................24
Bảng 4.6 Cơ cấu trung bình thu nhập đầu người .................................................24
Bảng 4.7 Thuận lợi và khó khăn của các HTX ...................................................25

v


Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


DANH SÁCH HÌNH
Trang

Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Trà Vinh ......................................................8
Hình 4.1 Diện tích và sản lượng nuôi nghêu ở Trà Vinh (2000-2008) ...........10
Hình 4.2 Sơ đồ hệ thống quản lý khai thác và nuôi nghêu ở tỉnh Trà Vinh ...12
Hình 4.3 Cơ cấu tổ chức HTX Ba Vinh........................................................13
Hình 4.4 Cơ cấu tổ chức HTX Thành Công..................................................14
Hình 4.5 Hình thức khai thác và bán nghêu..................................................16
Hình 4.6 Xếp hạng chi phí nuôi nghêu. ........................................................18
Hình 4.7 Trình độ văn hóa ............................................................................21
Hình 4.8 Tổng giá trị các cơ cấu kinh tế các nông hộ điều tra........................23

vi

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BQT

Ban quản trị

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long


HTX

Hợp tác xã

KD-DV

Kinh doanh-dịch vụ

NMCBXK

Nhà máy chế biến xuất khẩu

NN

Nông nghiệp

NN&PTNT

Nông nghiệp & phát triển nông thôn

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

QLNLDVCĐ

Quản lý nguồn lợi dựa vào cộng đồng

THT


Tổ hợp tác

TTKT

Thông tin kỹ thuật

TS

Thủy sản

vii

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam là một quốc gia ven biển, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với
đường bờ biển dài 3.260 km, thuận lợi cho sự phát triển ngành thủy sản. Trong
những năm gần đây ngành thủy sản đã vươn lên và trở thành một trong những
ngành kinh tế mũi nhọn góp phần đáng kể vào GDP của đất nước. Không những
thế ngành thủy sản còn góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập,
nâng cao mức sống của cộng đồng làm nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản.
Ngày nay, nhu cầu sống của người dân ngày càng cao, nhu cầu sử dụng ít chất
béo ngày càng tăng, trong khi vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng được
quan tâm thì sản phẩm thủy sản càng trở nên quan trọng, thiết thực để phục vụ
nhu cầu đó.

Vì vậy nghêu là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nên được người
tiêu dùng ưa thích. Nếu như trước đây nghêu chỉ được dùng cho thị trường tiêu
thụ nội địa thì trong những năm gần đây nghêu đã được chế biến đông lạnh sang
nhiều nước trên thế giới (Hạnh, 2002). Từ đó giá trị kinh tế của nghêu cũng
được nâng lên và trở thành đối tượng kinh tế.
Do đó, ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với 8 tỉnh ven biển, nghề nuôi
nghêu đã phát triển mạnh ở các khu vực bãi bồi ven biển như Gò Công Đông
(Tiền Giang), Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú (Bến Tre), Cầu Ngang, Duyên Hải,
Châu Thành (Trà Vinh), Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Vĩnh Lợi (Bạc Liêu), Ngọc
Hiển (Cà Mau), ven biển Cần Giờ (Thành phố HCM).
Trong những năm gần đây nghề nuôi nghêu đã bắt đầu phát triển ở Trà Vinh,
nghêu được nuôi tập trung ở các bãi bồi thuộc các xã cù lao huyện Châu Thành,
Cầu Ngang, Duyên Hải. Nghề nuôi nghêu ở vùng này ngày càng phát triển, đặc
biệt khi có sự khuyến khích, hỗ trợ kinh phí của tỉnh cho việc thành lập hợp tác
xã (HTX) nuôi nghêu và đã mang lại nhiều lợi nhuận, giải quyết việc làm, nâng
cao đời sống cho vùng nông thôn góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng chung
của ngành thủy sản và của tỉnh Trà Vinh.
Tồn tại song song với sự phát triển của nghề nuôi nghêu là những mối đe dọa
đối với sự phát triển bền vững của ngành: ngành nuôi trồng thủy sản phát triển
mang tính tự phát, quá trình quản lí còn gặp nhiều khó khăn, thiếu quy hoạch
dẫn đến ảnh hưởng môi trường xung quanh là nguyên nhân gây dịch bệnh cho
1

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


các đối tượng nuôi khác, người nuôi chưa ý thức được việc chăm sóc cũng như
các hình thức khai thác và bảo vệ đối tượng này, làm cho nghề nuôi càng trở
nên khó khăn và tính rủi ro ngày càng cao. Vấn đề đặt ra là làm sao vừa tăng
năng suất, sản lượng và thu nhập nhưng vẫn ổn định được sản xuất và giảm

thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, khống chế được dịch bệnh.
Do đó, việc nghiên cứu: “Phương thức quản lý nghề nuôi nghêu dựa trên cơ
sở cộng đồng ở tỉnh Trà Vinh” là cần thiết.
Nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc phát triển ổn định nghề nuôi
nghêu ở tỉnh Trà Vinh.
1.2 Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát của đề tài này là nhằm nắm rõ phương thức quản lý, đánh
giá tình hình kỹ thuât, kinh tế và xã hội của nghề nuôi nghêu dựa trên cơ sở
cộng đồng ở tỉnh Trà Vinh. Từ đó cung cấp những thông tin hữu ích cho các
nhà quản lý địa phương cũng như các nhà khoa học quản lý thủy sản. Đồng thời
đưa ra hướng phát triển ổn định hơn làm cơ sở cho sự phát triển bền vững của
vùng.
Các mục tiêu cụ thể bao gồm:
(i)

Đánh giá tình hình phát triển nghề nuôi nghêu của tỉnh Trà Vinh.

(ii)

Tìm hiểu phương thức quản lý nghề nuôi nghêu dựa trên cơ sở cộng
đồng của tỉnh Trà Vinh.

(iii)

Tìm hiểu về khía cạnh kỹ thuật của mô hình.

(iv)

Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội của mô hình quản lý này.


1.3 Nội dung
a. Khảo sát tình hình phát triển nghề nuôi nghêu ở tỉnh Trà Vinh.
b. Đánh giá hiệu quả của phương thức quản lý nghề nuôi nghêu dựa trên
cơ sở cộng đồng.
c. Tìm hiểu về khía cạnh kỹ thuật của mô hình.
d. Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội của nghề nuôi nghêu. Từ đó phân tích
thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải pháp cơ bản cho sự phát triển
nghề nuôi nghêu tại địa bàn nghiên cứu

2

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL
Trong năm 2008, mặc dù nghề nuôi thủy sản có những khó khăn đáng kể về giá
nguyên liệu đầu vào tăng cao và giá đầu ra đối với một số con nuôi chủ lực phục
vụ cho xuất khẩu bị giảm mạnh so năm 2007 như: cá tra, tôm sú, cá mú,... nhưng
ngành nuôi trồng thủy sản của cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng vẫn vượt
qua được thách thức và đạt mức tăng trưởng cao trong cơ cấu nông nghiệp, lâm
nghiệp và thủy sản. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2008 theo
giá so sánh 1994 ước tính đạt 212,0 nghìn tỷ đồng, tăng 5,6% so với năm 2007,
bao gồm giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 155,2 nghìn tỷ đồng, tăng 5,4%; giá trị
sản xuất lâm nghiệp đạt 6,7 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2%; giá trị sản xuất thuỷ sản
đạt 50,1 nghìn tỷ đồng, tăng 6,7% (Tổng cục Thống kê, 2008).
Bảng 2.1 Sản lượng NTTS phân theo khu vực năm 2005
STT


Sản lượng

Địa phương

1

Đồng Bằng Sông Hồng

2

Đông Bắc

3

Tây Bắc

4

% so với cả nước

215.319

14,98

45.007

3,13

5.900


0,14

Bắc Trung Bộ

61.115

4,25

5

Duyên Hải Nam Trung Bộ

25.871

1,80

6

Tây Nguyên

10.506

0,73

7

Đông Nam Bộ

90.253


6,28

8

Đồng Bằng Sông Cửu Long

925.590

64,40

Tổng cả nước

1.437.355
Nguồn: Lê Xuân Sinh, 2006.

2.2 Tình hình nuôi nghêu ở các tỉnh ven biển ĐBSCL
Nghề nuôi nghêu ở vùng ĐBSCL tập trung ở các tỉnh: Bến Tre, Tiền Giang,
Cần Giờ (TP. HCM), một số nơi khác như Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, ở
đây mới phát triển và sản lượng còn ít. Diện tích nuôi nghêu ở các tỉnh ĐBSCL
năm 2003 là: 9.685 ha, trong đó Cần Giờ 2.800ha (sản lượng 22.000 tấn), Bến
Tre 4.260 ha sản lượng (53.600 tấn), Tiền Giang 2.000 ha (sản lượng 25.100
tấn),…nguồn cung cấp giống cho các tỉnh chủ yếu từ Bến Tre và Tiền Giang.
Một vài năm gần đây, loài nghêu Bến Tre Meretrix lyrata (Sowerby) đã được di
3

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


giống ra một số tỉnh ven biển phía Bắc nuôi và đạt được kết quả cao (Huỳnh
Phước Lợi, 2006).

Nghề nuôi nghêu có ở ĐBSCL hàng chục năm qua, góp phần giải quyết công ăn
việc làm cho hàng chục ngàn dân nghèo ven biển. Theo Sở Thuỷ sản Bến Tre,
từ khi con nghêu được thị trường châu Âu công nhận là sản phẩm “sạch”, đạt
tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thì nhu cầu chế biến xuất khẩu tăng vọt. Các doanh
nghiệp tăng cường quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường… sản lượng
không đủ cung cấp. Giá nghêu thương phẩm tăng lên và nhu cầu nuôi nghêu
được mở rộng. Con nghêu từ chỗ chẳng ai quan tâm trở thành hàng “đặc sản”
xuất khẩu.
Bến Tre là tỉnh có diện tích nuôi nghêu và bãi nghêu giống tự nhiên đứng đầu
khu vực ĐBSCL và cả nước (Bảng 2.2). Với Bến Tre, diện tích tiềm năng phát
triển nhuyễn thể khá lớn, khoảng 15.000 ha đất bãi bồi, cồn nổi, diện tích thực
nuôi với trên 3.000 héc ta, hàng năm cung cấp cho thị trường khoảng 10.000 tấn
nghêu thương phẩm. Diện tích khai thác nghêu giống tự nhiên của Bến Tre cũng
trên 480 héc ta, cung cấp khoảng 1.000 tấn nghêu giống cỡ lớn mỗi năm nhưng
cũng chỉ đáp ứng chỉ 70% nhu cầu của tỉnh. Riêng các tỉnh còn lại do mới hình
thành về tổ chức chưa ổn định nên chưa chủ động thả nuôi, chủ yếu là quản lý và
khai thác giống tự nhiên.
Bảng 2.2 Kết quả nuôi nhuyễn thể ở các tỉnh ven biển ĐBSCL (2006-2007)
2007

2008

Diện tích
tiềm năng
(ha)

Diện tích

Cần Giờ-HCM


2.000

1.584

15.758

1.372

8.492

Tiền Giang

3.000

2.150

18.852

2.300

15.000

Bến Tre

15.000

3.436

7.741


2.602

9.000

Trà Vinh

8.100

2.572

5.643

2.592

7.600

Sóc Trăng

5.000

Bạc Liêu

12.337

80

160

Cà Mau


2.379

Kiên Giang

3.000

1.322

2.451

Tổng cộng

46.551

11.464

50.445

8.946

40.252

Địa phương

nuôi(ha)

Sản lượng
(tấn)

400


Diện tích
nuôi(tấn)

Sản lượng
(tấn)

Nguồn: Lê Xuân Sinh, 2007.

4

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


2.3 Tình hình Tổng quan về điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội của Trà Vinh
2.3.1 Điều kiện tự nhiên ở tỉnh Trà Vinh
Vị trí địa lý:
Trà Vinh là tỉnh đồng bằng ven biển, nằm giữa hạ lưu sông Tiền và sông Hậu
tiếp giáp biển Đông.
-

Phía Bắc, Tây – Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long.

-

Phía Đông giáp tỉnh Bến Tre với sông Cổ Chiên.

-

Phía Tây giáp Sóc Trăng với sông Hậu.


-

Phía Nam, Đông – Nam giáp biển Đông với hơn 65 km bờ biển.

Khí hậu:
Nằm trong vùng ĐBSCL, tỉnh Trà Vinh cũng có những thuận lợi chung như: có
điều kiện ánh sáng bức xạ dồi dào, nền nhiệt độ cao và ổn định.
Tỉnh Trà Vinh nằm trong vùng nhiệt đới có khí hậu mát mẻ quanh năm ít bị ảnh
hưởng bởi lũ, còn bão thì hầu như không có. Vì vậy có thể nói Trà Vinh là một
trong số ít tỉnh của Việt Nam có điều kiện khí hậu thuận lợi cho các hoạt động
NTTS.
2.3.2 Đặc điểm kinh tế xã hội cơ bản vùng nghiên cứu
Dân số và lao động
Theo số liêu thống kê 2008 dân số Trà Vinh là 1,062 triệu người. Chiêm 6%
tổng dân số ĐBSCL. Mật độ dân số 463 người/km 2.
Lao động toàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2007 hơn 780 nghìn người (chiếm khoảng
7,4 % dân số toàn ĐBSCL). Nhìn chung dân số Trà Vinh trong những năm gần
đây tăng chậm, cơ cấu tuổi thuộc loại cơ cấu nhóm trẻ, tỷ lệ độ tuổi 35 tuổi rất
cao đây cũng là một lợi thế để khai thác tiềm năng và lợi thế của tỉnh trong
những năm sắp tới (Tổng cục thống kê, 2008).
Lịch sử phát triển và tình hình sử dụng diện tích cho nuôi nghêu
Nghề nuôi nghêu của tỉnh Trà Vinh bắt đầu hình thành vào đầu những năm 1990
của một vài nhóm người nhưng chỉ sau vài năm sau đó do vấn đề mất an ninh và
giá nghêu lúc ấy còn thấp nên họ tự giải tán.
Gần 10 năm sau, đến đầu năm 1999 chính quyền địa phương và nhân dân trong
vùng, sau đó là tổ chức OXFAM Anh đã thấy được tiềm năng và lợi thế của đất
bãi bồi ven biển nên đã tổ chức lại sản xuất để phát triển nuôi. Qua gần 10 năm
thực hiện nhất là từ 5 năm trở lại đây đã có những bước tiến rất rõ. Năm 2005, có
5


Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


1.420 hộ tham gia nuôi trong 6 THT và 2 HTX với tổng diện tích thả nuôi là 670
ha sản lượng thu được là 1.311 tấn. Năm 2008, số hộ, THT, HTX, diện tích và
sản lượng tăng lên rất đáng kể, tương ứng với 2.988 hộ, 4 HTX và 5 THT, diện
tích 2.592 ha và đã thu hoạch hơn 7.000 tấn nghêu thương phẩm (Phân viện Kinh
tế và Quy hoạch (2007) và Sở Thủy sản Trà Vinh (2008).
Về mặc cơ chế và chích sách: Năm 2007, tỉnh đã thực hiện xong việc quy hoạch
và đã giao đất bãi bồi cho các THT và HTX để sản xuất; Có những chính sách
trong việc không thu thuế đất và ưu tiên cho các hộ nghèo vay bằng nguồn vốn
của ngân hàng chính sách để tham gia góp vốn nuôi nghêu và; Hỗ trợ trong việc
tìm kiếm thị trường đầu ra cho nghêu thương phẩm và đầu vào nghêu giống.
Hình thức tổ chức và qui mô các Tổ hợp tác nuôi nghêu ở Trà Vinh.
Tổ chức nuôi nghêu ở Trà Vinh là theo hình thức THT và HTX. Theo kết quả
điều tra của Phân viện Kinh tế và Quy hoạch thì tới thời điểm tháng 12/2006 toàn
tỉnh có 7 THT và 01 HTX được thành lập, với tổng số xã viên là 1.341 người;
tổng vốn góp là 42.956,5 triệu đồng. Đến năm 2008,có 5 HTX và 4 THT nuôi
nghêu. Với tổng số xã viên là 2.988 tăng 1.647 xã viên, số vốn góp được 83,2 tỷ
đồng tăng gần gấp đôi so năm 2006.
Phong trào nuôi nghêu ở Trà Vinh đang phát triển khá mạnh. Với những hiệu
quả mà ngành thủy sản và ngư dân đang đạt được đã đánh thức được tiềm năng
vùng đất bãi bồi ven biển ở Trà Vinh.
2.4 Quản lý nguồn lợi thủy sản dựa trên cơ sở cộng đồng
2.4.1 Một số khái niệm
Phát triển quản lý NTTS dựa và cộng đồng là hình thức quản lý có sự tham gia
của người dân, là quá trình phân tích, thuyết phục để người nuôi tự thành lập tổ
nhóm cộng đồng tự quản lý lẫn nhau có hiệu quả.
Trong hai thập kỉ vừa qua, có rất nhiều nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng

vào quản lý nguồn lợi. Hầu như các cộng đồng nghề cá quy mô nhỏ đều phát
triển hệ thống quản lý dựa vào cộng đồng, một hình thức khác với quản lý nhà
nước (FAO, 2000)
Quản lý dựa vào cộng đồng coi thành viên cộng đồng và cộng đồng làm trọng
tâm, trong khi đó đồng quản lý lại tập trung vào những vấn đề này cộng với sự
phối hợp giữa Chính phủ, cộng đồng đia phương và các bên sử dụng nguồn lợi
(Nielsen và Vedsmand, 1999, trích từ Mai Văn Tài).
Ở Việt Nam, hình thức quản lý trên cơ sở cộng đồng đã được áp dụng ở một số
cộng đồng miền núi. Đối với vùng biển, phá Tam Giang là điểm đầu tiên áp

6

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


dụng hình thức quản lý dựa vào cộng đồng. Năm 1995-1997, hình thức này
được áp dụng ở xã Quãng Thái (Pháp, 2001).
2.4.2 Nguyên lý
Nguyên lý của phương pháp là lấy cộng đồng làm trọng tâm trong việc quản lý
nguồn lợi. Đưa cộng đồng tham gia trực tiếp vào hệ thống quản lý, họ trực tiếp
tham gia trong nhiều công đoạn của quá trình quản lý, từ khâu bàn bạc ban đầu
tới việc lên kế hoạch thực hiện, triển khai các hoạt động và nhận xét, đánh giá
sau khi thực hiện. Đây là hình thức quản lý đi từ dưới lên, thực hiện theo nguyện
vọng, nhu cầu thực tế và ý tưởng của chính cộng đồng, trong đó các tổ chức quần
chúng đóng vai trò như một công cụ hỗ trợ thúc đẩy cho các hoạt động cộng
đồng.
2.4.3 Hiệu quả
Mô hình Hợp tác xã quản lý và khai thác nguồn lợi nghêu khu vực ven biển (Bến
Tre, Trà Vinh): Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong mô hình này là khá
toàn diện, từ các hoạt động quản lý, bảo vệ đến khai thác, bán sản phẩm, kể cả

việc bảo vệ nguồn lợi ven biển khác như bảo vệ rừng ngập mặn. Nhờ mô hình
này, nguồn lợi nghêu tại địa phương đã được phục hồi và cho sản lượng lớn hằng
năm. Có được sản phẩm, hợp tác xã còn chịu trách nhiệm phân phối lợi ích lại
cho các xã viên theo tỷ lệ được thống nhất và công bố công khai.
Hiệu quả trong công tác quản lý:
Các quy định quản lý được tuân thủ tốt hơn do quản lý dựa trên nhu cầu – hướng
tới nhu cầu thật sự của các bên liên quan.
Chi phí quản lý thấp hơn trong mối tương quan với hiệu quả đạt được.
Sự phối hợp, mức độ tham gia và trách nhiệm đối với việc sử dụng nguồn lợi bền
vững được tăng cường từ các bên liên quan vì người sử dụng nguồn lợi cũng là
người quản lý nguồn lợi, nên dẫn đến kết quả là nguồn lợi thủy sản được bảo tồn.
Từ kết quả tốt của việc bảo tồn cơ sở nguồn lợi thủy sản đã tác động tích cực đến
hiệu quả sản xuất kinh doanh thủy sản, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện
đời sống kinh tế của cộng đồng ngư dân.

7

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm
 Đề tài được thực hiện từ tháng 11/2009 đến tháng 5/2010.
 Địa điểm tại: xã Hiệp Thạnh (huyện Duyên Hải) và xã Mỹ Long Nam
(huyện Cầu Ngang ) tỉnh Trà Vinh.

Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Trà Vinh
Nguồn: google.com.vn
Bãi nghêu Thành

Công xã Mỹ Long
Nam
Bãi nghêu Ba Vinh xã
Hiệp Thạnh

Nguồn: www.travinh.gov.vn

Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Trà Vinh
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu về diện tích, sản lượng các vùng nuôi nghêu được thu thập từ sở nông
nghiệp phát triển nông thôn, trung tâm khuyến nông – khuyến ngư tỉnh Trà
Vinh.
Đánh giá tình hình phát triển qua báo cáo tổng kết hàng năm của tỉnh.

8

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


Nguồn thông tin: là những tư liệu có sẵn, các tài liệu xuất bản hoặc không xuất
bản như các báo cáo, thống kê, bản đồ, chính sách, các chủ trương, kế hoạch và
nghiên cứu có trước.
Số liệu điều tra
Phương thức quản lý và các kỹ thuật áp dụng được tìm hiểu thông qua phỏng
vấn mở (cán bộ chủ nhiệm HTX, cán bộ huyện, xã thuộc ngành có liên quan đến
sự phát triển của nghề nuôi nghêu ở địa bàn nghiên cứu).
Số liệu định lượng về kinh tế xã hội được thu thập thông qua biểu mẫu điều tra
ngẫu nhiên 30 xã viên nuôi nghêu ở mỗi huyện.

Biểu mẫu điều tra sẽ được sẽ được phỏng vấn thử và hiệu chỉnh cho phù hợp
với thực tiễn của địa phương trước khi tiến hành khảo sát.
Biểu mẫu điều tra sẽ được biên soạn dựa trên bảng thiết kế sơ đồ giản lượt
(Schema Diagran) (Phụ lục 1).
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu thập được kiểm tra, phân tích trước khi nhập vào máy tính.
Sử dụng phần mềm Excel for Windows để làm cơ sở cho việc phân tích, đánh
giá và viết báo cáo.

9

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Hiện trạng nghề nuôi nghêu ở Trà Vinh
4.1.1 Tình hình nuôi
Trà Vinh là tỉnh có diện tích nuôi nghêu (2.592 ha) đứng thứ 3 trong vùng
ĐGSCL sau Bến Tre và Tiền Giang. Sản lượng nuôi nghêu tăng nhanh từ 20002003 với sản lượng thu hoạch nghêu giống và nghêu thịt cao nhất là 6.000 tấn, và
giảm rất nhanh trong năm 2004-2006. Đây là tình hình chung của các tỉnh
ĐBSCL do nguồn nghêu giống khan hiếm nên người dân không đủ nghêu giống
để thả nuôi đã ảnh hưởng đến sản lượng nuôi. Tuy nhiên, sản lượng nghêu ở tỉnh
có xu hướng tăng từ 2006 đến 2008 sản lượng đạt 7.600 tấn do diện tích nuôi
tăng (Nguyễn Thanh Tùng, 2009). Sự biến động về diện tích và sản lượng nghêu
ở tỉnh Trà Vinh được trình bày trong Hình 4.1.
8000
7000


Diện tích (ha)

6000

sản lượng (tấn)

5000
4000
3000
2000
1000
0
2000

2001

2002

2003

2004
Năm

2005

2006

2007

2008


Hình 4.1 Diện tích và sản lượng nuôi nghêu ở Trà Vinh (2000-2008)
Qua hình trên cho thấy diên tích và sản lượng có biến động lớn từ 2000-2004,
nhưng diện tích và sản lượng tăng đáng kể từ 2005-2008.
Tỉnh Trà Vinh có 3.783 ha đất bãi bồi ven biển được nông dân các huyện Duyên
Hải, Cầu Ngang và Châu Thành khai thác nuôi nghêu. Tổ chức sản xuất nuôi
nghêu hiện nay ở tỉnh phần lớn là theo hình thức THT và HTX nghề nuôi nghêu
đã thu hút 2.988 hộ tham gia sản xuất tại 04 hợp tác xã và 05 tổ hợp tác nuôi
nghêu (Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh, 2008).

10

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


4.1.2 Hiện trạng nguồn giống
Theo Sở NN&PTNT Trà Vinh (2010), tổng lượng nghêu giống 235 tấn nghêu
giống đã được thả nuôi ở tỉnh Trà Vinh trong năm 2009. Theo kế hoạch năm
2010, các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải và Châu Thành có kế hoạch thả nuôi
khoảng 400 - 500 tấn nghêu giống trên diện tích 3.500 ha đất bãi bồi.
Hiện nay trong điều kiện giống khan hiếm và giá cao 170 – 180 đồng/con (105
con/kg) tăng cao gấp 1,5-2 lần so với năm 2008. Các HTX và Tổ hợp tác ở Trà
Vinh phải sang tận Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh), Bến Tre,…mua giống với giá
cao (cao hơn 2 lần so với bình thường).
Thực trạng hiện nay là tình hình an ninh tại các bãi nghêu giống rất phức tạp.
Tình trạng người dân tâp trung lực lượng đông để trộm cắp, dẫn đến tranh giành,
xô xát, thậm chí chống trả cả người thi hành công vụ đã diễn ra ngày càng phổ
biến hơn. Việc quản lý và khai thác nguồn lợi nghêu càng trở nên khó khăn.
Theo Lê Xuân Sinh (2007), nguồn nghêu giống chỉ đáp ứng được 5-10% nhu cầu
về giống cho nghề nuôi nghêu của tỉnh. Phần còn lại 90-95% lượng nghêu giống

là phụ thuộc vào khả năng cung cấp của các tỉnh khác chủ yếu 2 tỉnh Tiền Giang
và Bến Tre.
Giống nhân tạo đã sản xuất thành công nhiều năm nhưng việc triển khai nhân
rộng còn chậm. Hiện tại việc sản xuất giống nghêu chỉ mới bắt đầu thành công
bước đầu (tại tỉnh Tiền Giang), Bến Tre liên kết với Đại Học Trung Sơn (Trung
Quốc). Năm 2009, đã sản xuất được gần 100 triệu con/năm cỡ 113.000 con/kg
(Trung tâm giống thủy sản Tiền Giang, 2008)
Nếu việc sản xuất giống nhân tạo thành công sẽ mở ra hy vọng rất lớn để phát
triển nghề nuôi nghêu ở khu vực ven biển ĐBSCL trong những năm sắp tới.
4.2 Phương thức quản lý nghêu của HTX
4.2.1 Cấp nhà nước
Hầu hết các bãi nghêu được quản lý bởi chính quyền xã. Dưới xã là các HTX
trực tiếp điều hành lao động chăm sóc, bảo vệ, thu hoạch, phân phối sản phẩm và
lợi nhuận thu được từ nghêu (Hình 4.2).

11

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


Sở NN & PTNT tỉnh
Lực lượng công an,
bộ đội biên phòng

Ủy ban nhân dân huyện

Liên minh HTX
tỉnh

Phòng Thủy sản huyện


HTX nuôi nghêu

Hộ xã viên
Hình 4.2 Sơ đồ hệ thống quản lý khai thác và nuôi nghêu ở tỉnh Trà Vinh
Trong đó:
(1) Sở NN & PTNT tỉnh Trà Vinh: quản lý Ủy ban nhân dân huyện về mặt nhân
lực, kỹ thuật, bộ máy hoạt động.
(2) UBND huyện quản lý: Phòng thủy sản huyện về mặt hành chính, pháp luật.
(3) Phòng thủy sản huyện: hỗ trợ HTX nuôi nghêu về chuyên môn kỹ thuật.
(4) Liên minh HTX: hỗ trợ trực tiếp HTX áp dụng thi hành luật HTX và là cầu
nối giữa các HTX trong địa phương .
(5) Lực lượng công an, bộ đội biên phòng: hỗ trợ quản lý an ninh trật tự xã hội.
(6) HTX: với bộ máy quản lý do xã viên bầu, quản lý tất cả các hoạt động và tài
chính của HTX.
4.2.2 Cấp cộng đồng
Các HTX được thành lập trên cơ sở hợp nhất giữa các hộ gia đình trong ấp. Đa
số là những hộ nghèo không có đất, không có cơ sở sản xuất, cùng nhau góp vốn
vào HTX để sản xuất và cùng chia lợi nhuận.
Hai HTX được khảo sát trong nghiên cứu này được trình bày tóm tắt trong Hình
4.3 & 4.4.
HTX Ba Vinh, ở xã Hiệp Thạnh thành lập năm 2007 trên nền tảng từ tổ hợp tác
(1999-2006) và được Ủy ban nhân dân huyện Duyên Hải cấp giấy phép hoạt
động. Xã viên đã bầu ra bộ máy vừa quản lý vừa điều hành (Hình 4.3).

12

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()



Công tác tổ chức quản lý điều hành

Đại hội đại biểu xã viên

Ban quản trị
kiêm chủ nhiệm

P. chủ nhiệm

Đội bảo vệ sân
nghêu

Kiểm soát viên

Thành viên BQT

Kế toán tài vụ
kiêm thủ quỹ

Các tổ trưởng
quản lý xã viên

Giám sát điều lệ
HTX, cập nhật mọi
thông tin và mọi chi
phí trong sản xuất

Hình 4.3 Cơ cấu tổ chức HTX Ba Vinh

HTX nuôi nghêu Thành Công, ở xã Mỹ Long Nam vừa thành lập năm 2009,

được Sở kế hoạch đầu tư cấp giấy phép hoạt động, có sự đồng ý của liên minh
HTX của tỉnh (Hình 4.4). HTX có số lượng xã viên nhiều nên cơ cấu tổ chức
nhiều thành viên và thành lập 14 tổ trưởng để quản lý. Do mới thành lập HTX
nên các thành viên Ban quản trị và ban chủ nhiệm chưa thống nhất trong quan
điểm quản lý.

13

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


Đại hội đại biểu xã viên

Ban quản trị

Ban kiểm soát

Các tổ trưởng quản
lý xã viên

Ban chủ nhiệm

Chủ nhiệm

Phụ trách
chung

P. chủ nhiệm

P. chủ nhiệm


Tổ chức hành
chính, kinh doanh

An ninh, bảo vệ,
sữa chữa sân bãi

Hình 4.4 Cơ cấu tổ chức HTX Thành Công

Đại hội xã viên hoặc Đại hội đại biểu xã viên có quyền quyết định cao nhất của
HTX. Đại hội bầu ra ban quản trị, ban chủ nhiệm (5-10 người) để thực hiện công
tác quản lý và kinh doanh nghêu.
Qua khảo sát cho thấy cơ cấu tổ chức giữa 2 HTX có vài điểm khác nhau:
Trong HTX Ba Vinh các thành viên ban quản trị cũng là ban chủ nhiệm chịu
trách nhiệm các hoạt động trong HTX, các thành viên này đã hoạt động hơn 10
năm nên có nhiều kinh nghiệm trong quản lý cũng như sản xuất.
Cơ cấu tổ chức HTX Thành Công tách rời ban quản trị và ban chủ nhiệm riêng
biệt quản lý ở các lãnh vực khác nhau. Do trình độ năng lực cán bộ quản lý điều
hành chưa cao, chưa đồng bộ, nên giải quyết những khó khăn không kịp thời làm
ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Bên cạnh, hoạt động của ban kiểm soát chưa
phân công trách nhiệm cụ thể nên từ đó hoạt động kém hiệu quả.
Chi phí quản lý của HTX Thành Công cao hơn do ngoài việc trả lương cho đội
bảo vệ (5,5 triệu/tháng) còn có lương cho ban quản trị, ban chủ nhiệm và các tổ
trưởng (7,7 triệu/tháng), riêng HTX Ba Vinh chỉ trả lương cho bảo vệ (4,1
triệu/tháng).
Nhiệm vụ cụ thể của từng ban được trình bày trong Bảng 4.1.

14

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()



Bảng 4.1 Các khâu quản lý của HTX
Các khâu quản lý
chung

Nhiệm vụ

Ban quản trị

Ban kiểm soát

-

Quản lý điều hành mọi công việc của HTX

-

quản lý tài chính, kế toán trong HTX

-

Giám sát mọi hoạt động HTX theo luật HTX

-

Kiểm tra mọi chi phí trong sản xuất

-


Tổ chức lao động và quản lý nghêu

-

Sản xuất kinh doanh: nuôi, khai thác nghêu và
phát triển các ngành nghề khác

-

Thực hiện trách nhiệm với cộng đồng địa phương

Ban chủ nhiệm

Các hoạt động của HTX quản lý dựa trên điều lệ và quy chế, trước khi vào thực
thi các điều lệ, quy chế thông qua đại hội xã viên thống nhất, tất cả dựa vào luật
pháp và công bằng trong HTX.
Đội bảo vệ: Ban quản trị sẽ ký hợp đồng thuê đội bảo vệ (4-5 người) thường
xuyên để canh giữ bãi nghêu, riêng HTX Thành Công do đội bảo vệ thường
xuyên thay đổi nên quá trình quản lý gặp nhiều khó khăn. Bộ phận bảo vệ có ban
chỉ huy đội, gồm 1 đội trưởng và 3-4 đội phó. Thông tin về 2 HTX nghiên cứu
được trình bày qua Bảng 4.2
Bảng 4.2 Thông tin về 2 HTX
HTX

Diện tích thực
nuôi(ha)

Số xã viên
(hộ)


Tỷ lệ hộ xã viên Tổng số vốn
/tổng số xã viên (triệu đồng)

Ba Vinh

40

102

84%

3.293

Thành Công

50

298

89%

1.623

Vốn của HTX chủ yếu là vốn góp của các xã viên. Hộ gia đình là xã viên của
HTX có thể sinh sống tại địa phương hoặc không sinh sống tại địa phương.

15

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()



HTX Ba Vinh có 102 xã viên, chia làm 8 tổ, trong tổng số vốn hoạt động thì có
100% vốn xã viên, số vốn mỗi hộ góp từ 10 - 150 triệu, riêng HTX Thành Cơng
có 298 xã viên chia làm 14 tổ trong tổng số vốn hoạt động thì có 66,5% vốn dự
án Oxfam Anh đầu tư và 33,5% là vốn xã viên (mỗi hộ xã viên góp vốn từ 0,520 triêu đồng/vụ).
HTX Thành Cơng do mới thành lập nên có sự thống nhất chưa cao giữa các xã
viên. Bên cạnh đó, người dân nơi đây còn nhiều khó khăn về kinh tế, vì vậy
nguồn vốn góp của xã viên còn hạn chế so với HTX Ba Vinh dẫn đến nguồn vốn
khơng đủ cho hoạt động sản xuất và vấn đề giá con giống cao làm hạn chế phần
thu nhập của HTX Thành Cơng.
Hoạt động tài chính
HTX có 2 nguồn thu: từ nguồn lợi khai thác tự nhiên trên đất bãi bồi đựơc Nhà
Nước giao quản lý và từ ni nghêu thương phẩm. Việc hạch tốn và phân phối
lợi nhuận giữa 2 nguồn thu đó được Nhà Nước, liên minh HTX và xã viên quy
định. Nghêu sẽ được khai thác và bán thơng qua hình thức đấu giá (Hình 4.5)
HTX lập kế hoạch

Chính quyền địa phương duyệt

HTX định giá sàn

Mời thương lái đấu giá

Đặt tiền cọc 10%

Làm hợp đồng
nếu trúng giá

Trả tiền cọc nếu
khơng trúng giá


Mất tiền cọc khi
khơng đấu giá

Hình 4.5 Hình thức khai thác và bán nghêu
Trong báo cáo “Nghiên cứu thị trường hỗ trợ sự phát triển của nghành hàng
nghêu ở Trà Vinh” của Lê Xn Sinh & ctv (2007) và thơng tin từ các HTX cung
cấp, thì nghêu thịt từ bãi cho tới tay người tiêu dùng thơng qua rất nhiều trung
gian, phần lớn là phải qua thương lái hơn 90%, còn lại khoảng 10% cho các đại
lý mua bán lẻ tiêu thụ nội địa, đặc biệt là các THT/HTX và các cơ sở ni rất
khó tiếp cận với các nhà máy chế biến xuất khẩu, giữa NMCBXK và người ni
nghêu trong thời gian qua chưa kết nối được với nhau nên việc mua bán nghêu
thương phẩm phụ thuộc hồn tồn vào thương lái ở các tỉnh khác nên nghêu
được bán theo hình thức đấu giá như hiện nay. Đây là một vấn đề cần được
16

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


khắc phục trong tương lai để tăng hiệu quả sản xuất và tính ổn định cho sự phát
triển của các HTX và THT ở Trà Vinh.
Mọi hoạt động thu chi của HTX đều công khai, minh bạch, dân chủ, xã viên
cùng biết, cùng bàn, cùng thực hiện dựa trên quy chế, quy định đại hội xã viên
thông qua.
4.2.3 Hiệu quả kinh tế
Theo kết quả điều tra vụ nuôi (2008-2009 ) của 2 HTX, với năng suất bình quân
đạt khoảng 9 tấn/ha, thu được lợi nhuận 66-200 triệu đồng/ha. Việc đầu tư chủ
yếu là để mua giống. Ngoài nguồn thu nhập từ nghêu thịt, các HTX còn có thu
nhập thêm từ nghêu cám, do nguồn nghêu cám hằng năm nhiều nhưng các HTX
này không thể ương lên nghêu thịt hoặc nghêu giống nên đã khai thác và bán cho

các vùng ương giống khác, tuy nhiên nguồn thu này rất ít so với các nguồn thu
khác (chiếm 0,7-1%).
Bảng 4.3 Hạch toán kinh tế của 2 HTX
Các khoản thu và chi

HTX Ba Vinh
(triệu đồng/vụ)

Thu
Vốn góp của xã viên
Vốn vay
Nguồn lợi nghêu cám
Nguồn lợi nghêu thả nuôi
Tổng thu
Chi
Chi phí giống
Chi phí quản lý
Chi phí thu hoạch
Chi phí hoạt động HTX
Tổng chi
Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận
Thu nhập bình quân hộ xã viên
(lãi/1 triệu đồng vốn cổ đông/vụ)

HTX Thành Công
(triệu đồng/vụ)

3293
0

84
8125
11492

544
1079
54
3508
5185

2440
111
116
423
3090

950
300
150
400
1850

8402
2,72
1,5

3335
1,80
0,75


Qua kết quả trên chúng ta nhận thấy có sự chênh lệch về lợi nhuận giữa các
HTX. Có nhiều nguyên nhân tạo nên sự khác biệt giữa 2 HTX này, trong đó thời
gian hình thành, điều kiện tự nhiên, khả năng đầu tư và cách tổ chức quản lý điều

17

Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


×