Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

THỰC NGHIỆM sản XUẤT GIỐNG cá sặc rằn ở xã tân BÌNH HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH hậu GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.96 KB, 41 trang )

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
---oOo---

NGUYỄN HỮU MINH DUY

THỰC NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG CÁ SẶC RẰN Ở XÃ
TÂN BÌNH HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN VĂN TRIỀU

Năm 2011


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

LỜI CẢM ƠN
Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Triều đã giúp đỡ
và chỉ dẫn cho em những lời khuyên quý báu trong quá trình học tập cũng như
thời gian thực hiện đề tài và viết luận văn tốt nghiệp.
Xin được gửi lời cảm đến toàn thể quý thầy cô Khoa Thủy Sản, trường Đại
Học Cần Thơ đã tận tụy giúp đỡ và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt
thời gian học tập.
Xin gửi lời cảm ơn đến thầy Dương Nhựt Long, cô Lam Mỹ Lan, thầy Võ
Thành Toàn đã nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến trong quá trình thực hiện


đề tài.
Cám ơn bộ môn Quản lý và kinh tế nghề cá và bộ môn Kỹ thuật nuôi trồng
Thủy Sản nước ngọt, trại thực nghiệm khoa Thủy Sản đã tạo điều kiện tốt cho
em trong việc lưu trữ, phân tích và xử lý mẫu trong thời gian thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn các bạn lớp Quản Lý Nghề Cá K.33 đã giúp đỡ mình trong việc
tra cứu tài liệu và trong quá trình phân tích số liệu.
Nguyễn Hữu Minh Duy


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

TÓM TẮT
Đề tài “ Thực nghiệm sản xuất giống cá sặc rằn ở xã Tân Bình - huyện
Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang” được thực hiện trong khoảng thời gian từ
tháng 8/2010 đến tháng 05/2011 tại nhà nông dân tại xã Tân Bình - Huyện
Phụng Hiệp – Tỉnh Hậu Giang. Bao gồm hai nội dung: Sinh sản nhân tạo cá
sặc rằn bằng các loại hormon khác nhau và thực nghiệm ương cá sặc rằn từ bột
lên giống trong ao đất.
Với nội dung sinh sản nhân tạo cá sặc rằn bằng các loại hormon khác
nhau được thực hiện bởi 2 thí nghiệm. Ở thí nghiệm 1, dùng liều tiêm 2500UI
HCG kết hợp với cá nồng độ não thùy khác nhau ( 0,5mg ,1mg và 1,5mg) thì
liều tiêm 2500UI HCG + 1mg não thùy cho kết quả cao nhất ( Sức sinh sản
310.525 trứng/kg cá cái, tỷ lệ thụ tinh 93,3%, tỷ lệ nở 94,7%, tỷ lệ cá bột
86%). Ở thí nghiệm 2 dùng hai loại kích thích tố, liều 100 µg LHRH-a + 10mg
Dom và liều 2500UI HCG + 1mg não thùy, thì liều 2500UI HCG + 1mg não
thùy cho kết quả tốt hơn ( Sức sinh sản 300.525 trứng/kg cá cái, tỷ lệ thụ tinh
94,6%, tỷ lệ nở 94,76, tỷ lệ cá bột 85%) còn liều 100 µg LHRH-a + 10mg
Dom thì cá không đẻ.
Nội dung ương cá sặc rằng từ bột lên giống được thực hiện tại ao đất có
diện tích 600m 2 và đươc theo dõi cho ăn hàng ngày và thu mẫu 15 ngày/1 lần.

Sau 60 ngày ương đạt đươc tỷ lệ sống 18,4% và năng suất 236 kg/1000m2, có
thể thu về 10 – 12 triệu đồng/1000m 2, góp phần tăng thêm thu nhập cho người
dân và có thể khuyến cáo, áp dụng ương cá bột cá Sặc rằn trong xã Tân Bình Huyện Phụng Hiệp – Tỉnh Hậu Giang giúp cải thiện thu nhập cho người dân
và góp phần cung cấp nguồn cá giống Sặc rằn cho địa phương.


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

MỤC LỤC
CHƯƠNG I..................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU ................................................................................................... 1
CHƯƠNG II ................................................................................................... 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU................................................................................ 2
2.1 Đặc điểm sinh học cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis, Regan 1910)..... 2
2.1.1 Phân loài ......................................................................................... 2
2.1.2 Hình thái ......................................................................................... 3
2.1.3 Đặc điểm phân bố ............................................................................ 3
2.1.4 Môi trường sống .............................................................................. 3
2.1.5 Sinh trưởng và dinh dưỡng .............................................................. 4
2.1.6 Sinh sản........................................................................................... 4
2.1.7 Hiệu quả kinh tế .............................................................................. 5
2.2 Kỷ thuật sản xuất giống cá sặc rằn ......................................................... 5
2.2.1 Phương pháp sản xuất giống tự nhiên .............................................. 5
2.2.2 Sản xuất giống phương pháp sinh sản nhân tạo................................ 5
2.2.3 Kỹ thuật ương cá bột ....................................................................... 6
2.3 Điều kiện địa lý tỉnh Hậu Giang............................................................. 6
2.3.1 Vị trí địa lý ...................................................................................... 6
2.3.2 Điều kiện khí hậu ............................................................................ 7
2.3.3 Điều kiện thuỷ văn .......................................................................... 7
2.4 Kích dục tố trong sản xuất cá giống: ...................................................... 7

CHƯƠNG III ................................................................................................ 10
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 10
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiên đề tài ................................................. 10
3.2 Vật liệu nghiên cứu .............................................................................. 10
3.3 Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 10
3.3.1 Sinh sản nhân tạo cá sặc rằn .......................................................... 10
3.3.2 Thực nghiệm ương giống cá sặc rằn .............................................. 13
3.4 Phân tích và xử lý số liệu ..................................................................... 16
CHƯƠNG IV ................................................................................................ 17
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................... 17
4.1 Sinh sản nhân tạo Cá Sặc rằn ............................................................... 17
4.1.1 Thí Nghiệm 1 ................................................................................ 17
4.1.2 Thí nghiệm 2: Kích thích cá sinh sản dùng kích thích tố LHRH-a +
DOM và HCG + não thùy ...................................................................... 21
4.2 Thực nghiệm ương giống cá sặc rằn ..................................................... 23
4.2.1 Đặc điểm môi trường nước trong mô hình nuôi ............................. 23
4.3 Sinh trưởng của cá sặc rằn trong ao ương............................................. 25
4.3.1 Sinh trưởng về khối lượng ............................................................. 25
4.3.2 Tăng trưởng về chiều dài ............................................................... 27
4.3.4 Kết quả ương cá sặc rằn................................................................. 27
4.4 Hiệu quả kinh tế mô hình ..................................................................... 28
CHƯƠNG V ................................................................................................. 29
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .......................................................................... 29


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

5.1 Kết luận ............................................................................................... 29
5.2 Đề xuất ................................................................................................ 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 30

PHỤ LỤC…………………………………………………………………….31


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Cá Sặc Rằn ....................................................................................... 3
Hình 4.1 Tỷ lệ đẻ của sặc rằn ở thí nghiệm 1 ................................................. 18
Hình 4.2 Sức sinh sản của cá sặc rằn ở thí nghiệm 1...................................... 19
Hình 4.3 Tỷ lệ thụ tinh của trứng ở thí nghiệm 1 ........................................... 19
Hình 4.4 Tỷ lệ nở của cá sặc rằn ở thí nghiệm 1 ............................................ 20
Hình 4.5 Tỷ lệ sống của cá sặc rằn ở thí nghiệm 1 ......................................... 21
Hình 4.6 Tăng trưởng khối lượng của cá sặc rằn trong ao ương ..................... 26


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1 Nồng độ kích thích tố bố trí trong các nghiệm thức
ở thí nghiệm 1 ............................................................................................... 11
Bảng 3.2 Nồng độ kích thích tố bố trí trong các nghiệm thức
ở thí nghiệm 2 ............................................................................................... 11
Bảng 4.1: Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm: ........................ 17
Bảng 4.2: Kích thích cá sặc rằn sinh sản bằng kích thích tố HCG .................. 17
Bảng 4.3 Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm: ......................... 21
Bảng 4.4 Kích thích cá sinh sản bằng kích tố là LRH-a + DOM
và HCG + não thùy ....................................................................................... 22
Bảng 4.5 Các yếu tố thủy lý trong hệ thống ương cá sặc rằn trong ao ............ 23
Bảng 4.6 Các yếu tố thủy hóa trong hệ thống ương cá sặc rằn
trong ao ......................................................................................................... 24

Bảng 4.7 Tăng trưởng khối lượng của cá sặc rằn trong ao ương .................... 25
Bảng 4.8 Tăng trưởng chiều dài của cá ương ................................................. 27
Bảng 4.9 Tỷ lệ sống và năng suất của cá sặc rằn............................................ 27
Bảng 4.10 Hoạch toán hiệu quả kinh tế mô hình nuôi
(đơn vị tính: đồng) ........................................................................................ 28


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
Hậu Giang là tỉnh mới thành lập thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long,
đây là một địa phương có sông ngòi kênh rạch chằng chịt, có nguồn nước ngọt
hàng năm rất dồi dào từ thượng nguồn sông Mekong, vì thế rất thuận lợi cho
việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Hiện nay ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng thì nhu cầu tiêu thụ
thực phẩm có nguồn gốc từ thủy sản ngày càng tăng, tuy nhiên tình hình khai
thác thủy sản từ tự nhiên ngày càng gặp khó khăn do nguồn thủy sản tự nhiên
dần đi vào cạn kiệt. Vì thế cần đẩy mạnh ngành nuôi trồng thủy sản.
Với những điều kiện về địa hình khí hậu của tỉnh thì cần có những nghiên
cứu thực nghiệm về các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao nhằm giúp
nông dân tại địa phương phát triển nghề nuôi trồng thủy sản.
Cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis, Regan 1910) là một đối tượng thủy sản
nước ngọt truyền thống mang lại hiệu quả kinh tế cao của vùng ĐBSCL. Đây
là loài cá có kích thước nhỏ nhưng khả năng khôi phục quần đàn nhanh, sức
sinh sản của cá (100000-230000 trứng/kg cá cái). Với chất lượng thịt ngon cá
sặc rằn được xem là đặc sản của vùng ĐBSCL ở dạng cá tươi và làm khô.
Trong những năm gần đây sản lượng cá sặc rằn ngoài tự nhiên đã giảm, chất
lượng cá khai thác lại thấp, cỡ cá nhỏ nhiều. Vì thế cần phải có một quy trình
sản xuất giống cá sặc rằn có chất lượng cho nông dân tỉnh Hậu Giang.

Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “ Thực nghiệm sản xuất giống cá sặc rằn ở
xã Tân Bình - huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang” được thực hiện.
Mục tiêu đề tài
Góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá sặc rằn tại xã Tân Bình –
huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang.
Nôi dung đề tài
Thí nghiệm sinh sản nhân tạo cá sặc rằn bằng các loại hormon khác nhau.
Thực nghiệm ương cá sặc rằn từ bột lên giống trong ao đất

1


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis, Regan 1910)
2.1.1 Phân loài
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) hệ thống phân loại
cá sặc rằn như sau:
Ngành: Vertebrata
Ngành phụ: Gramata
Tổng lớp: Grathotomata
Lớp: Osteichthyes.
Lớp phụ: Achnopterygii
Bộ: Perciformes
Bộ phụ: Anabantidei
Họ: Anabantidae
Giống: Trichogaster
Loài: Trichgaster pectoralis Regan, 1910

Tên địa phương: cá sặc rằn, cá sặc bổi, cá lò tho.
Tên tiếng Anh: Snake Skin Gouramy.
Tên Thái Lan: Plasalid, Plabaima.
Tên Campuchia: Traycantho.
Tên Indonesia: Sepatsiam, Sibatsiem.

2


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

2.1.2 Hình thái

Hình 2.1 Cá Sặc Rằn
Theo Nguyễn Văn Bình (2000) thì hình thái cá sặc rằn như sau: Đầu nhỏ,
dẹp bên, mõm ngắn, nhọn. Răng nhỏ mịn mọc hai bên hàm. Lỗ mũi trước mở
ra bằng một ống ngắn. Mắt lớn nằm trên trục giữa than và gần chóp mũi nhỏ
hơn gần cuối xương nắp mang. Thân ngắn dẹp bên. Vảy lược nhỏ phủ khắp
thân và đầu. Có nhiều vảy nhỏ phủ lên gốc vi hậu môn, vi lưng và vi đuôi.Cá
có màu xanh đen ở mặt lưng, nhạt dần xuống hai bên hông và bụng. Trên cơ
thể có hai chấm đen tròn, một ở giữa thân và một ở gốc vi đuôi. Ở một số cá
thể có nhiều vạch đen mờ nằm xéo ngang thân. Trên vi hậu môn, vi lưng, vi
đuôi có nhiều chấm nhỏ li ti màu đỏ cam. Vào mùa sinh sản con đực có màu
đen và vi đuôi đỏ cam.
2.1.3 Đặc điểm phân bố
Cá sặc rằn là một đối tượng nuôi quan trọng hiên nay. Theo S.L Hoa and
T.V.R Pillay (1962) thì cá sặc rằn phân bố tại Thái Lan, Campuchia, Việt Nam
và được di chuyển giống sang các nước Mã Lai, Indonesia, Bangladesh. Cá
sặc rằn phân bố rộng rãi trong nhiều thủy vực như kênh rạch, ruộng lúa, ao
hồ.Cá thích sống ở những thủy vực có nhiều cây cỏ thủy sinh với nhiều chất

hữu cơ (Dương Nhựt Long, 2003). Cá sặc rằn có thể sống trong môi trường
nước lợ có nồng độ muối 6-7% ( Nguyễn Văn Kiểm 2004 )
Tại Việt Nam, trong vùng châu thổ sông Mekong, cá phân bố tập trung
trong các vùng trũng ngập nước quanh năm, sinh sản tự nhiên trong ruộng,
kênh mương nơi chúng cư trú, đặc biệt là có nhiều cây cỏ thủy sinh với nhiều
chất hữu cơ. Hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang là vùng phân bố tập trung và có
sản lượng cao hiện nay ở vùng ĐBSCL.
2.1.4 Môi trường sống
Trong điều kiện ở ĐBSCL nhiệt độ thích hợp 25- 300C cá đạt trọng lượng
khoảng 140g/con sau 2 năm. Ở nhiệt độ 28-300C trứng thụ tinh và nở sau 2426 giờ, cá sau khi nở dinh dưỡng bằng noãn hoàng trong 2-3 ngày. Cá đực và
cá cái cùng tuổi thường cá đực có trọng lượng nhỏ hơn (Nguyễn Văn Kiểm
2008).

3


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Cá có cơ quan thở khí trời nên sống được ở điều kiện nước thiếu hoặc
không có oxy, chất hữu cơ cao, cũng như môi trường pH thấp (pH = 4-4,5),
pH thích hợp (pH=6.5-7). Nhiệt độ thích hợp cho cả từ 24-30 0C, nhưng cá
cũng có thể chịu đựng ở nhiệt độ từ 11-390C, oxy hòa tan từ 5-10 ppm (Châu
Thị Hoàng Điệp 2000). Vì thế nên cá có khả năng chịu đựng được môi trường
nước bẩn, hàm lượng hữu cơ cao.
2.1.5 Sinh trưởng và dinh dưỡng
Theo Nguyễn Văn Kiểm (1999), trong nhiệt độ nước từ 27-29 0C thì trứng
cá sẽ nở sau 20-23 giờ. Cá sau khi nở dinh dưỡng bằng noãn hoàng trong 2-3
ngày, sau khi hết noãn hoàng cá di chuyển xuống lớp nước dưới để tìm mồi.
Sau giai đoạn dinh dưỡng bằng noãn hoàng , trong thời gian 2-3 ngày tuổi cá
chuyển sang ăn thức ăn bên ngoài. Thức ăn thời kỳ đầu gồm nhiều loại như

phiêu sinh động vật và các chất hữu cơ lơ lững.
Ở tuổi trưởng thành, những loại thức ăn thường xuyên chiếm khối lượng
lớn trong ruột cá gồm: mùn bã hữu cơ, thực vật, phiêu sinh động vật, mần non
thực vật cũng như các loại thực vật thủy sinh mềm trong nước. Ngoài ra, cá
còn sử dụng tốt các phụ phẩm nông nghiệp như bột ngũ cốc, các loại động vật
có kích thước nhỏ, khi thiếu thức ăn chúng có thể ăn trứng của chính chúng
(Lê Như Xuân, 1997). Cá sặc rằn là loài cá có tốc độ tăng trưởng chậm, sau 710 tháng nuôi, trung bình cá đạt trọng lượng 50-100g/con. Cá cái có trọng
lượng lớn hơn cá đực và đa số lớn nhanh hơn cá đực.
2.1.6 Sinh sản
Theo Lê Như Xuân (1997), cá sặc rằn thành thục và sinh sản lần đầu dưới 1
năm tuổi. Mùa sinh sản ngoài tự nhiên tập trung ở mùa mưa (tháng 5-9).
Trong sinh sản nhân tạo các đẻ từ tháng 2 đến tháng 9. Khi cá thành thục có
thể phân biệt cá đực, cá cái dễ dàng bằng cách dựa trên một số dấu hiệu sinh
dục phụ ở cá đực phần tia mềm vây lưng kéo dài tới hoặc khỏi gốc vi đuôi.
Ngoài ra chúng ta có thể phân biệt cá đực với các sọc ngan chạy dài từ lưng
xuống bụng rõ hơn cá cái và miệng cá đực cũng lớn hơn. Sự phát triển của
tuyến sinh dục cá sặc rằn trong tự nhiên vùng ĐBSCL biểu hiện theo mùa rõ
rệt, vào mùa khô (tháng 1 - 2) phần lớn cá có tuyến sinh dục ở giai đoạn II,
sang tháng 3 thì tỷ lệ cá có tuyến sinh dục ở giai đoạn III tăng dần và đã bắt
đầu xuất hiện những cá thể có tuyến sinh dục ở thời kỳ đầu của giai đoạn IV.
Tháng 5-6 phần lớn cá có tuyến sinh dục ở giai đoạn VI và hệ số thành thục từ
11 - 12%. Cá sinh sản trong suốt mùa mưa nên trong đàn luôn xuất hiện những
cá thể có kích cỡ khác nhau. Vào cuối mùa mưa hệ số thành thục của cá giảm
dần và rất ít gặp cá có tuyến sinh dục ở giai đoạn IV.
Trứng cá sặc rằn thuộc loại trứng nổi do có giọt dầu lớn, đường kính 0,87
mm trương nước trứng có đường kính 0,91mm ( www.vietlinh.com.vn).

4



Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

2.1.7 Hiệu quả kinh tế
Huyện đầu nguồn An Phú- An Giang là cái nôi của nghề làm khô cá sặc rằn
hay còn gọi là cá bổi, lấy nguồn cá từ Campuchia đổ sang nhưng nguồn cá
thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, các hộ dân phải tổ chức nuôi để bổ sung đủ
nguồn cá nguyên liệu. Việc chuyển giao công nghệ ương và nuôi tăng sản theo
hướng công nghiệp thành công sẽ giúp cho phong trào nuôi cá sặc rằn có đủ
nguồn cá giống để phát triển, làm đa dạng sản phẩm thủy sản cho địa phương
đáp ứng được nhu cầu cá nguyên liệu cho chế biến khô hàng năm gần 10 000
tấn, không chỉ tiêu thụ mạnh trong nội địa mà đặc biệt là xuất khẩu, tăng lợi
nhuận cho nông dân (Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn).
2.2 Kỷ thuật sản xuất giống cá sặc rằn
2.2.1 Phương pháp sản xuất giống tự nhiên
Dương Nhựt Long (2009), khi cá thành thục sinh dục, có thể cho cá đẻ ngay
trong ao nuôi hoặc chuẩn bị ruộng hoặc một ao khác gần ao nuôi vỗ, bơm
nước vào rồi mở cửa cống cho cá lên sinh sản. Trứng cá sau đẻ ra có thể ấp và
ương nuôi cá con luôn ở đây hoặc vớt chuyển đi ương ở một nơi khác.
Theo Lê Như Xuân ( 1997) trích dẫn bởi Nguyễn Văn Bình (2000) và Phan
Văn Thái (2008), vào mùa mưa nhiệt độ hạ thấp, mức nước tăng dần làm thay
đổi tính chất của môi trường nước đã thúc đẩy cá tìm nơi thích hợp để sinh
sản.
2.2.2 Sản xuất giống phương pháp sinh sản nhân tạo
Việc cho cá sinh sản tự nhiên theo phương pháp cổ truyền đã không mang
lại hiệu quả kinh tế cao và không chủ động nguồn con giống do nhu cầu nuôi
ngày càng tăng. Theo Phạm Văn Khánh (2005) thì cá sặc rằn là loài cá bản địa
của ĐBSCL. Từ những năm 1985-1990 cá sặc rằn là đối tượng nuôi trong cơ
cấu đàn cá của một số tỉnh ĐBSCL. Con giống thả nuôi được đánh bắt chủ yếu
ngoài tự nhiên.
Theo Phạm Văn Khánh (2005) thì từ những năm 2000 được sự hỗ trợ của

dự án khuyến ngư, cá sặc rằn đã được nghiên cứu về sinh học và đã cho đẻ
nhân tạo thành công tại Tiền Giang. Do đó việc cho cá sinh sản nhân tạo đã
được nghiên cứu và mang lại những thành công nhất định và được chuyển
giao cho nhiều người dân.
Để nâng cao hiệu quả sinh sản cá, con người đã dùng nhiều phương pháp
tác động đến quá trình sinh sản bằng cách gây ra những tác động bên ngoài và
bên trong cơ thể cá. Nhưng phổ biến nhất là dùng kích thích tố để kích thích
cho cá sinh sản, kích thích tố thường dùng là: HCG, LHRH-a, não thuỳ cá. . .

5


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Theo Nguyễn Văn Kiểm (2004) khi kích thích thích cho cá sinh sản có thể
sử dụng kết hợp nhiều loại kích thích tố khi cho cá đẻ để phát huy tính cộng
hưởng tác dụng của kích thích tố, từ đó có thể nâng cao được hiệu quả sinh
sản. Mục đích của sự kết hợp này làm tăng hoạt tính và bổ sung sự khiếm
khuyết một yếu tố nào đó của kích thích tố. Từ đó sẽ làm tăng khả năng rụng.
Theo Nguyễn Tường Anh ( 2005) đã sử dụng LHLH-a và Dom hoặc HCG
để cho sinh sản, liều lượng là 80-100µg LHRH-a + 2-3mg Dom/kg hoặc 2 500
– 3 000 UI/kg cá cái, liều tiêm cá đực bằng 1/2 liều tiêm cho cá cái, kết quả
đạt được: tỷ lệ cá đẻ là 75%, tỷ lệ thụ tinh là 92%, tỷ lệ nở là 95%. Tuy nhiên
đối với Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm ( 2009), thì hormone được sử
dụng phổ biến tiêm cho cá sặc rằn hiện nay là HCG 2 000 – 2 500 UI/kg cá
cái, liều tiêm cho cá đực bằng 1/3 liều tiêm cho cá cái là cho kết quả cao.
2.2.3 Kỹ thuật ương cá bột
Chuẩn bị ao ương: Ao ương là ao đất hoặc trên ruộng, diện tích là 500 đến
1000 m2. Tiêu chuẩn ao, cải tạo ao, bón vôi đúng theo qui trình kỹ thuật giống
như ương các loài cá khác, nước lấy vào ao phải qua lưới lọc trước khi thả cá

bột 2-3ngày.Mật độ ương: Mật độ ương :400–500 con cá bột /m2. Thức ăn:
Lượng thức ăn tính cho 100.000 con cá bột / ngày như sau: 7-10 ngày đầu:3
lòng đỏ trứng + 300g bột đậu nành, chà nhuyễn, để sống hoặc nấu chín hòa tan
trong nước tạt khắp ao, ngày 3 – 4 lần. Ngày thứ 10-20: 200 g đậu nành + 200
g cám + 200g bột cá, để sống rải đều khắp ao hoặc nấu chín quậy đều trong
nước tạt. Ngày thứ 20-30: 600g cám mịn + 600g bột cá, để sống trộn đều rải
cho cá ăn, hoặc nấu chín treo rổ cho cá ăn. Ngày thứ 30-60: kiểm tra cá và cho
ăn với lượng 10-15% trọng lượng cá trong ao/ ngày (trong đó cám 50% , bột
cá 50%) để sống rải đều cho cá ăn , hoặc nấu chín treo rổ cho cá ăn . Thức ăn
nên trộn thêm. Vitamin C (40mg/kg thức ăn) (www.webchannuoi.com)
+ Thời gian ương: 50-60ngày
+ Tỷ lệ sống : 20-30%
+ Cá giống đạt qui cách: 400-500 con/kg
+ Khối lượng cá có thể đạt: 1,5– 2,5 gram/con thì thu hoạch đem nuôi thương
phẩm.
Thu hoạch và vận chuyển cá giống:
Cá đạt kích cỡ 400-600 con /kg , trước khi thu hoạch 4-5 ngày
2.3 Điều kiện địa lý tỉnh Hậu Giang
2.3.1 Vị trí địa lý
Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh lỵ là thị xã
Vị Thanh. Phía bắc giáp thành phố Cần Thơ; phía nam giáp tỉnh Sóc Trăng;
phía đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long; phía tây giáp tỉnh Kiên Giang và
tỉnh Bạc Liêu. Thị xã Vị Thanh cách Thành phố Cần Thơ khoảng 60 km. Địa
hình khá bằng phẳng. ( )
6


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

2.3.2 Điều kiện khí hậu

Tỉnh Hậu Giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích
đạo, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa có
gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12
đến tháng 4 hàng năm. Nhiệt độ trung bình là 27 oC không có sự trên lệch quá
lớn qua các năm. Tháng có nhiệt độ cao nhất (35 oC) là tháng 4 và thấp nhất
vào tháng 12 (20, 30oC). Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm
từ 92 - 97% lượng mưa cả năm. Lượng mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung
bình, khoảng 1800 mm/năm, lượng mưa cao nhất vào khoảng tháng 9
(250, 1mm). Độ ẩm tương đối trung bình trong năm phân hoá theo mùa một
cách rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm
nhất khoảng 11%. Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4
(77%)
và giá trị độ ẩm trung bình trong năm là 82%
( www.haugiangit.gov.vn).
2.3.3 Điều kiện thuỷ văn
Tỉnh Hậu Giang có một hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với tổng
chiều dài khoảng 2 300km. Mật độ sông rạch khá lớn 1,5km/km, vùng ven
sông Hậu thuộc huyện Châu Thành lên đến 2km/km. Do điều kiện địa lý của
vùng, chế độ thuỷ văn của tỉnh Hậu Giang vừa chịu ảnh hưởng của chế độ
nguồn nước sông Hậu, vừa chịu ảnh hưởng chế độ triều biển Đông, biển Tây
và chế độ mưa nội tỉnh. ( www.haugiangit.gov.vn )
Từ xa xưa vùng đất này đã là một trong những trung tâm lúa gạo của miền
Tây Nam Bộ. Đất đai phì nhiêu, có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các
loại.Hậu Giang còn có nguồn thủy sản khá phong phú, chủ yếu tôm cá nước
ngọt (hơn 5000 ha ao đầm nuôi tôm cá nước ngọt) và chăn nuôi gia súc. Đặc
biệt Sông Mái Dầm (Phú Hữu - Châu Thành) có đặc sản cá Ngát nổi tiếng.
Tỉnh hiện có 139 068 hecta đất nông nghiệp, và phấn đấu đến 2010 sẽ giảm 10
800 hecta. Đặc sản nông nghiệp có : Khóm Cầu Đúc (Vị Thanh), Bưởi Năm
Roi (Châu Thành), Cá thát lát mình trắng (Long Mỹ)
( ).

2.4 Kích dục tố trong sản xuất cá giống:
Năm 1963 sử dụng HCG cho việc sinh sản cá mè hoa với sự giúp đỡ của
Trung Quốc. Từ sau năm 1965, trạm nghiên cứu cá nước ngọt ở Đình Bảng
(nay là Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 1), trường Đại học Thủy sản
đã kích thích nhiều loài cá rụng trứng bằng kích tố. Từ năm 1968-1972, ở
miền Bắc đã dùng não thùy cho cá trôi, cá trê đẻ thành công. Năm 1980 khoa
Thủy sản trường Đại học Cần Thơ cũng cho ra đời những con cá tra bột bằng
cách tiêm não thùy của cá chép (Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn
Kiểm, 2008).

7


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Năm 1939, Ihering (Brazil) cùng cộng tác viên là Cardoso, Azevedo đã thu
được kết quả khi tiêm kích dục tố não thùy vào cơ thể các loài cá Astina
bimaculatus, A.facilatus… Đây là những người đầu tiên sử dụng thành công
kích dục tố ngoại lai cho cá.
Năm 1936, Morozova đã thành công khi kích thích cá Perca rụng trứng
bằng kích tố HCG.
Năm 1958, Trung Quốc cho đẻ cá mè hoa, mè trắng thành công bằng HCG.
Ngoài ra người ta còn dùng HCG để kích thích sinh sản của các loài cá như: cá
trê, cá bóng, cá chày….
Trong sản xuất giống thủy sản nói chung, sản xuất giống cá nói riêng, kích
dục tố được sử dụng thường xuyên và cho hiệu quả cao. Ngoài việc chủ động
về thời gian, thời điểm bố trí sinh sản, việc dùng kích dục tố còn kích thích cá
đẻ đồng loạt, đẻ róc, cho tỷ lệ đẻ, tỷ lệ trứng thụ tinh, tỷ lệ nở, sức sinh sản
tuyệt đối rất cao và hiệu quả hơn nhiều so với việc không dùng kích dục tố.
Tùy thuộc vào những loại cá khác nhau mà sử dụng loại kích dục tố tương

ứng. Có loài sử dụng HCG cho hiệu quả cao hơn so với dùng não thùy hay
LHRHa, Proland B, nhưng có loài chỉ chịu tác động khi dùng LHRHa.
Việc chích thuốc cũng khác nhau ở từng loại cá, có loài chỉ chích 1 liều duy
nhất gọi là liều quyết định. Tùy vào loài cá, tùy vào cấu trúc buồng trứng, túi
tinh….mà có loài sau khi chích kích dục tố thì tự sinh sản, có loài phải vuốt
trứng, vuốt tinh, có loài thì phải mổ con đực lấy tinh hoàn để tiến hành thụ tinh
nhân tạo.
Vị trí chích cũng rất khác nhau và có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống cá bố
mẹ sau khi chích, đến thời gian hiệu ứng thuốc, đến cường độ tác động.
Phương pháp chích ngay tại gốc vây ngực cho thời gian hiệu ứng nhanh hơn,
cường độ tác động mạnh hơn, nhưng cũng dễ gây chết cá bố mẹ nếu kim đâm
trúng tim. Phương pháp chích tại gốc vây lưng. Phương pháp này thuốc tác
động chậm, thời gian hiệu ứng thuốc dài, nhưng an toàn vì ít gây chết cho cá
bố mẹ sau khi chích. Tác động ở cường độ khác nhau của từng loại thuốc chịu
nhiều ảnh hưởng liên quan từ nguồn gốc cá, chất lượng nuôi vỗ, chế độ chăm
sóc, yếu tố mùa vụ, tuổi, trọng lượng thân, kỹ thuật pha chế thuốc, kỹ thuật
chích và các yếu tố môi trường liên quan (Theo Lý Vĩnh Phước, 2005).
Nguyên tắc cơ bản của vấn đề kích thích cá sinh sản là phải sử dụng đúng
loài kích dục tố, đúng liều lượng và theo một trình tự hợp lý phù hợp với bản
chất tác dụng của kích dục tố. Trong sinh sản nhân tạo tùy theo từng trường
hợp cụ thể mà số lần tiêm kích dục tố khác nhau, Tuy nhiên nguyên tắc chung
của kích thích sinh sản cá là tiêm nhiều lần với liều lượng thấp phù hợp với
từng giai đoạn phát triển của trứng.

8


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

HCG (Human Chorionic Gonadotropin)

Là hormon sinh dục có nguồn gốc từ động vật, được chiết suất từ nước tiểu
người phụ nữ có thai ở tháng thứ 3. Cao nhất là
khi mang thai được 50 ngày, cơ thể bài tiết 60
000 UI/24h. (Đàm Bá Long, 2008)
Nó được sử dụng rất tốt cho cá, động vật và
cho cả con người. Thuốc được đóng gói trong lọ
thủy tinh với lược chứa 5 000 UI hoặc 10 000
UI (UI viết tắt của chữ đơn vị quốc tế - Unit
International). Khi sử dụng cần pha với nước
cất và nước muối sinh lý (tốt nhất là nước muối sinh lý)
Tác dụng của HCG là kích thích rụng trứng.
LHRHa (Lutenizing Hormon – Releasing Hormon analog)
Là hormon tổng hợp và được sử dụng rộng rãi cho cá và động vật nói
chung. Thuốc sản xuất ở nhiều nước, của Trung Quốc được đóng gói trong lọ
thủy tinh với lượng chứa 200, 500, 1000 µg. LHRHa có tác dụng chuyễn hóa
buồng trứng đồng thời gián tiếp gây rụng trứng. Khi sử dụng nhất thiết cần
kèm thêm hoạt chất Domperidon (viên DOM).
Não thùy thể (tuyến yên) của các loài cá (Mè trắng, Chép, Trôi…)
Các loại kích dục tố này có thể sử dụng đơn hoặc kết hợp với nhiều loại để
tăng hiệu ứng. Nếu dùng kết hợp, nên chỉ dùng ở liều quyết định

9


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

CHƯƠNG III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiên đề tài
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8/2010 đến tháng 5/2011. Tại xã Tân

Bình, huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang
3.2 Vật liệu nghiên cứu
Vợt thu trứng, kim tiêm, ống tiêm, xô nhựa, hệ thống cấp và thoát nước
Các loại kính dục tố sử dụng:
LHRH-a (Leiteotropin Releasing Hormoned – Alanlog), mỗi ống 200
microgam.
Motilium – DOM,
HCG (Human Chorionic Gonadotropin), mỗi hủ 10.000 UI
Não thùy thể cá (Hypophysis) được ngâm trong acetone
Một số dụng cụ và vật liệu khác…
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Sinh sản nhân tạo cá sặc rằn
3.3.1.1 Bố trí thí nghiệm
Gồm 2 thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: kích thích cá sặc rằn sinh sản nhân tạo bằng HCG kết hợp
với não thùy ở các nồng độ khác nhau. Thí nghiêm được bố trí ngẫu nhiên
gồm 3 nghiệm thức và được lập lại 3 lần, mỗi lần lập lại chích 3 cá cái cho
mỗi nghiệm thức.

10


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Bảng 3.1 Nồng độ kích thích tố bố trí trong các nghiệm thức ở thí nghiệm 1
Nghiệm thức
1

Kích dục tố
HCG + não thùy

(UI + mg)/kg cá cái
HCG + não thùy
(UI + mg)/kg cá cái
HCG + não thùy
(UI + mg)/kg cá cái

2
3

Liều lượng
2500 + 0,5
2500 + 1,0
2500 + 1,5

Liều lượng và nồng độ chích cho cá đực bằng 1/3 liều lượng và nồng độ
chích cho cá cái ở mỗi nghiệm thức, với tỷ lệ đực cái là 1:1
Thí nghiệm 2: được bố trí ngẫu nhiên gồm 2 nghiệm thức và được lập lại 3
lần, mỗi lần lập lại thí nghiệm thì chích 3 cá cái cho mỗi nghiệm thức
+ Nghiệm thức 1 : LHRH-a + Dom
+ Nghiệm thức 2 : HCG + Não thùy
Bảng 3.2 Nồng độ kích thích tố bố trí trong các nghiệm thức ở thí nghiệm 2
Nghiệm thức
1
2

Loại kích dục tố
LHRHa + Dom
(µg + mg)/kg cá cái
HCG + não thùy
(UI + mg)/kg cá cái


Liều lượng
100 + 10
2500 + 1

3.3.1.2 Chọn cá bố mẹ
Chọn cá bố mẹ khỏe mạnh, không bị dị tật dị hình màu sắc tươi sáng.
Nguồn cá bố mẹ được bắt tại Phụng Hiệp – Hậu Giang
+ Cá đực: màu sắc sặc sỡ, bụng thon, tia vi lưng kéo dài vượt khỏi gốc
vi đuôi.
+ Cá cái: màu sắc nhạt hơn cá đục, bụng to, mền đều, lỗ sinh dục lồi,
màu hồng, tia vi lưng không dài tới gốc vi đuôi.

11


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

3.3.1.3 Chuẩn bị bể đẻ
Dùng xô nhựa có thể tích 100 lít để cho cá đẻ. Xô nhựa phải được rửa sạch,
sau đó cấp nước vào khoảng 70% thể tích xô. Nguồn nước được lấy từ ao
được xử lý trước khi sử dụng.
3.3.1.4 Tiến hành chích cá
Dùng nước cất để pha thuốc. Mỗi con cá chích 0.5ml dung dịch thuốc.
Chích cá ở vi ngực, kim tiêm chích vào khoảng 7mm rồi từ từ bơm thuốc vào,
khi đủ 0,5ml dung dịch thuốc thì rút kim ra. Thao tác phải gọn gàng đúng kỹ
thuật, nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cá bố mẹ, có thể gây chết
hoặc không đẻ.
Sau khi chích xong, cá được bố trí vào xô nhựa, ( 3 cặp cá bố mẹ /xô ).
Dùng lá môn úp lên mặt nước.

Sau khi cá sinh sản xong hoàn toàn dùng vợt lưới mịn để vớt trứng ra một
xô khác, dùng sục khí để ấp trứng. Để tránh trường hợp trứng không thụ tinh
làm ảnh hưởng môi trường phát triển của phôi. Cân thay nước trong xô ấp
trứng thường xuyên, cứ 4 giờ thay 1 lần, mỗi lần thay 30% thể tích nước trong
xô.
3.3.1.5 Phương pháp ghi nhận và phân tích số liệu
Số liệu về môi trường nước khi cá đẻ
Nhiệt độ nước: được đo bằng nhiệt kế
pH: được test bằng giấy quỳ
Oxy: được đo bằng bộ test oxy
Thời gian hiệu ứng thuốc là khoảng thời gian được ghi nhân từ lúc chích cá
đến khi cá phóng thích trứng
Số cá sinh sản
Tỷ lệ cá sinh sản (%) =

x100
Số cá tham gia sinh sản
Số trứng cá đẻ

Sức sinh sản thực tế (trúng/kg cá cái ) =
Khối lượng cá sinh sản

12


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Sau khi cá đẻ tiến hành vớt trứng cho vào 3 khay nhựa, mỗi khay 100 trứng
để quan sát quá trình phát trển phôi và ghi nhận thêm một số chỉ tiêu sinh sản.


Số trứng thụ tinh
Tỷ lệ thụ tinh (%)

=

x 100
Số trứng đem ấp

Số trứng nở
Tỷ lệ nở (%)

=

x 100
Số trứng thụ tinh

Số cá nở sau 3 ngày
Tỷ lệ sống cá bột (%)

=

x 100
Số trứng thụ tinh

3.3.2 Thực nghiệm ương giống cá sặc rằn
3.3.2.1 Chuẩn bị ao ương cá bột
Cá bột được ương trong ao đất có sẵn tại nhà nông dân, ao có diện tích
600m2 , độ sâu 1,4m. Ao được tát cạn nước, dùng dây thuốc cá để tiêu diệt cá
tạp nhằm tránh gây hại cho cá bột khi thả xuống ao. Nhằm ổn định môi
trường cho cá bột cần phải bón phân và vôi xuống ao, vì đây là vùng đất

nhiễm phèn nên cần bón vôi lên cả bờ ao để tránh hiện tượng chảy phèn từ bờ
xuống lòng ao mỗi khi có mưa. Sau đó, ao được phơi trong 3 ngày rồi cấp
nước vào, nguồn nước từ sông qua một ao lắng rồi mới được cấp vào ao trước
khi thả cá bột.
3.3.2.2 Thả cá bột
Nguồn cá bột dụng ương lên thành giống được sử dụng từ nguồn cá bột cho
sinh sản từ các thí nghiệm trên. Cá sau 3 ngày tuổi được thả xuống ao với mật
độ 800 con/m 2

13


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

3.3.2.3 Phương pháp cho ăn
Giai đoạn từ lúc thả đến 7 ngày tuổi cho cá ăn 250g bột đậu nành + 2 lòng
đỏ/100m2/ngày. Lòng đỏ được luộc chính hòa với bột đậu nành pha với nước
tạt đều khắp mặt ao, cho ăn 4 lần/ngày ( 7h, 10h, 14h, 17h)
Giai đoạn từ 8 – 15 ngày tuổi cho cá ăn 500g bột đậu nành/100m 2/ngày.
Khi cho ăn, rải đều bột đậu nành trên mặt ao và cho ăn 3 lần/ngày ( 7h, 12h,
17h)
Giai đoạn từ 16 – 30 ngày tuổi cho cá ăn 300g bột đậu nành + 300g
cám/100m2/ngày. Bột đậu nành trọn với bột cám rải đều mặt ao, cho ăn 2
lần/ngày ( 7h, 15h).
Giai đoạn từ 31 – 45 ngày tuổi cho cá ăn 200g bột đậu nành + 400g
cám/100m2/ngày, cho ăn 2 lần/ngày.
3.3.2.4 Chăm sóc
Cá bột sau khi thả xuống ao được thường xuyên theo dỗi (3-5 ngày/lần) để
xử lý các yếu tố có thể gây ảnh đến sự tăng trưởng.
3.3.2.5 Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp thu và phân tích các yếu tố môi trường
Trong quá trình thực nghiệm ương, định kỳ 15ngày/lần thu mẫu nước (mẫu
được thu vào buổi sáng từ 8-11 giờ) để kiểm tra biến động các yếu tố thủy lý,
thủy hoá như pH, Oxy hòa tan, PO43-, độ trong. Từ đó, biết sự thay đổi của
môi trường nuôi và sự phát triển của cá nhằm điều chỉnh lượng thức ăn và có
biện pháp ngăn ngừa hiệu quả. Theo các phương pháp phân tích ứng dụng tại
Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ bao gồm:
Nhiệt độ đo bằng nhiệt kế thủy ngân
pH nước đo bằng cách test Sera (do Đức sản xuất)
PO43- đo bằng cách test Sera (do Đức sản xuất)
Oxy hòa tan đo bằng cách test Sera (do Đức sản xuất)
Độ trong đo bằng đĩa secchi.
Phương pháp phân tích sinh trưởng của cá
Khôí lượng cá ban đầu được xác định bằng cách cân 1g bằng cân 2 số lẽ cá
bột rồi đếm lại số cá thể cân cho ta khối lượng trung bình của từng cá thể.

14


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Mẫu cá được thu định kỳ 15ngày/lần, mỗi lần thu ngẫu nhiên 30 mẫu, bằng
lưới kéo ven bờ ao có rải thức ăn. Mẫu sau khi thu được mang về tại cá khoa
thủy sản để thu thập số liệu. Dùng thước để đo chiều dài của mẫu và cân 2 số
lẻ để cân mẫu. Sau đó, thu thập và ghi nhận các số liệu như sau:
Tăng trưởng về khối lượng (g):

W = Wc – Wđ

Tăng trưởng về chiều dài (cm):


L = Lc – Lđ

Tốc độ tăng trưởng ngày về khối lượng(g/ngày):
DWG =

W 2 − W1
t 2 − t1

Tốc độ tăng trưởng ngày về chiều dài(cm/ngày):
DWG =

L 2 − L1
t 2 − t1

Trong đó:
DWG :độ tăng trưởng ngày theo trọng lượng(chiều dài)
(g(cm)/ngày).
W1(L1) là trọng lượng (chiều dài) tại thời điểm t1 (g(cm)).
W2(L2) là trọng lượng (chiều dài ) tại thời điểm t2 (g(cm)).
Tốc độ tăng trưởng đặc biệt về khối lượng (%/ngày):
SGR =

( LnW 2 − LnW 1) * 100
t 2 − t1

Tốc độ tăng trưởng đặc biệt về chiều dài (%/ngày) :
SGR =
Trong đó:


( LnL 2) − LnL1) * 100
t 2 − t1

SGR là tốc độ tăng trưởng đặc biệt ngày (%/ngày)
W1(L1) là trọng lượng (chiều dài) tại thời điểm t1 (g(cm))
W2(L2) là trọng lượng (chiều dài ) tại thời điểm t2 (g(cm))

15


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Fw
Năng suất nuôi (kg/m 2)

=
D

Trong đó: Fw là trọng lượng cá thu hoạch
D là diện tích vèo nuôi

Số cá còn lại sau thời gian thí nghiệm
Tỉ lệ sống (%) =

x 100
Số cá thả thí nghiệm

3.4 Phân tích và xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Microsolf Excel phân tích các giá trị trung bình
(Average), độ lệch chuẩn (Standard deviation).


16


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Sinh sản nhân tạo cá sặc rằn
4.1.1 Thí Nghiệm 1
Các dẫn liệu môi trường
Bảng 4.1: Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm:
Nhiệt độ

Oxy

pH

Sáng

26,8 ± 0,58

4,3 ± 0,29

7,7 ± 0,18

Chiều

28,2 ± 1,1


4,5 ± 0,4

7,8 ± 0,2

Kết quả xác định một số chỉ tiêu môi trường trong thí nghiệm đã ghi nhận
nhiệt độ dao động từ 26,8 – 28,2 oC, Oxy hòa tan từ 4,3 – 4,5ppm và pH dao
động từ 7,7 – 7,8. Với sự biến động của các yếu tố vừa trình bày ở bảng 4.1
cho thấy chúng không ảnh hưởng xấu tới quá trình sinh sản của cá sặc rằn.
Theo Nguyễn Văn Kiểm (2004), nhiệt độ cho cá sặc rằn sinh sản 24 – 30 oC.
Như vậy các yếu tố môi trường như (Oxy, nhiệt độ, pH…) đều nằm trong
khoảng thích hợp cho cá sặc rằn sinh sản.
Kết quả kích thích cá sặc rằn sinh sản ở thí nghiệm 1: Kích thích cá sặc
rằn sinh sản bằng kích thích tố HCG + Não thùy ở các nồng độ khác nhau
Cá bố mẹ được bắt lên từ ao nuôi vỗ và được tiến hành kích thích cho sinh
sản bằng kích thích tố HCG + não thùy. Kết quả thí nghiệm 1 được trình bày ở
bảng 4.2
Bảng 4.2: Kích thích cá sặc rằn sinh sản bằng kích thích tố HCG + não thùy
Chỉ tiêu
Thời gian
hiệu ứng
thuốc

Tỷ lệ
đẻ
(%)

Sức sinh sản thực
tế (trứng/kg)

Tỷ lệ thụ

tinh (%)

Tỷ lệ nở
(%)

1

27h50

66,7

114.187±25.248,66

39,8±1,13

62,2±1,76

2

25h30

100

310.525±19.012,44

93,3±3,23

94,7±3,06

3


26h

100

262.600±50.616,60

72,7±2,57

95,9±2,30

Nghiệm
thức

17


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận: Thời gian hiệu ứng của cá sặc rằn đối với
kích thích tố HCG kết hợp với não thùy ở nghiệm thức 2 là ngắn nhất (25h30)
và thời gian hiệu ứng dài nhất nghiệm thức 1 (27h10). Cho thấy thời gian hiệu
ướng thuốc không quá khác biệt nhau nhiều khi chích cá với liều nồng độ
khích thích tố khác nhau. Thời gian hiệu ương thuốc còn bị ảnh hưởng của
nhiết độ môi trường và sự thành thục của cá, ngoài ra cá bố mẹ được nuôi vỗ
tốt nên chất lượng khá đồng đều khi cho đẻ. Theo Nguyễn Văn Kiểm (2004),
thì khi tăng liều lượng kích thích tố thì thời gian hiệu ứng của cá có thể rút
ngắn, nhưng có thể rút ngắn thời gian hiệu ứng tới một mức nào đó mặc dù
liều đó tăng quá cao. Điều này được chứng minh ở cá nhận liều kích thích tố ở
3 nghiệm thức có thời gian hiệu ứng tương đương nhau.


Tỷ lệ cá đẻ
120

Phần trăm (%)

100
80
60
100

100

NT2

NT3

40
66.7
20
0
NT1

Nghiệm thức

Hình 4.1: Tỷ lệ đẻ của sặc rằn ở thí nghiệm 1
Thông qua (Hình 4.1) ta thấy tỷ lệ cá đẻ ở nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3
là tương đương nhau (100%), riêng nghiệm thức 1 thì tỷ lệ đẻ chỉ đạt (66,7%).
Nguyên nhân là do nồng độ não thùy có trong liều lượng chích cá thấp không
thể gây hiệu ứng tốt.


18


×