Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Tài liệu Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh tế về việc sản xuất Nếp của nông hộ ở xã Tân Hòa, huyện Phú Tân –An Giang pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 91 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ VỀ VIỆC SẢN
XUẤT NẾP CỦA NÔNG HỘ Ở XÃ TÂN HÒA-
HUYỆN PHÚ TÂN- TỈNH AN GIANG
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Th.s HỨA THANH XUÂN PHẠM THỊ KIM PHƯỢNG
Mã số SV: 4054231
Lớp: Kinh tế nông nghiệp khóa 31
Cần Thơ, 2009
i
LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình học tập vừa qua được sự hướng dẫn của Quý thầy cô
Khoa Kinh Tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ em đã tiếp thu
được rất nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt là trong quá trình thực hiện luận văn tốt
nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Hứa Thanh Xuân
và Quý thầy cô Khoa Kinh Tế - QTKD, đã tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài
này.
Em xin gởi lời cám ơn chân thành đến các cô chú cán bộ phòng nông
nghiệp huyện Phú Tân và cô chú cán bộ xã Tân Hòa, các bác nông dân đã tạo
điều kiện thuận lợi cho em khảo sát và thu thập số liệu tại địa bàn nghiên cứu.
Sau cùng, em cũng xin gởi lời kính chúc Quý thầy cô, các cô chú cán bộ
phòng nông nghiệp huyện cũng như các cô chú cán bộ xã, các bác nông dân luôn
dồi dào sức khỏe.
Ngày… tháng… năm 2009
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Kim Phượng
ii
LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện. Các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là hoàn toàn trung thực. Đề tài không trùng
với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Ngày… tháng… năm 2009
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Kim Phượng
iii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP


















Phú Tân, ngày…tháng… năm 2009
Thủ trưởng đơn vị
iv
NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Họ và tên người hướng dẫn: HỨA THANH XUÂN
Học vị:
Chuyên ngành:
Cơ quan công tác: Bộ môn Kinh tế, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh
Họ và tên sinh viên: PHẠM THỊ KIM PHƯỢNG.
Mã số sinh viên: 4054231
Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Tên đề tài: Phân tích hiệu quả kinh tế về việc sản xuất Nếp của nông hộ ở xã Tân
Hòa- huyện Phú Tân- tỉnh An Giang
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo



2. Về hình thức



3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn



4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn



v
5. Nội dung và các kết quả đạt được








6. Nhận xét khác





7. Kết luận






Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2009
Giáo viên hướng dẫn
Hứa Thanh Xuân
vi
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN




















Cần Thơ, ngày…tháng… năm 2009
Giáo viên phản biện
vii
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2. Không gian nghiên cứu 2
1.3.3.Thời gian 2
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 4
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

2.1.1. Quá trình sản xuất 4
2.1.2.Khoa học 4
2.1.3. Kỹ thuật 5
2.1.4. Khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp 6
2.1.5. Hiệu quả 7
2.1.6. Vùng chuyên canh 9
2.1.7. Các loại mô hình kỹ thuật trong sản xuất đang được
nông dân áp dụng. 9
2.1.8. Lịch thời vụ 12
2.1.9. Nguồn lực nông hộ 12
2.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP 12
2.2.1. Các yếu tố đầu vào 12
2.2.2. Các yếu tố đầu ra 13
2.2.3. Chi phí, thu nhập, lợi nhuận và lao động trong sản xuất
nông nghiệp 13
2.2.4. Các chỉ số tài chính dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất
nông nghiệp 13
viii
2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 14
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 14
2.3.2. Phân tích dữ liệu 15
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 18
3.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH AN GIANG 18
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 18
3.1.2.Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch 18
3.1.3. Giao thông 19
3.2. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN PHÚ TÂN- TỈNH AN GIANG 19
3.2.1. Đặc điểm tự nhiên 19
3.2.2. Đặc điểm xã hội 20

3.2.3. Những yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu sản xuất
nông nghiệp. 24
3.2.4. Tình hình sản xuất nếp toàn huyện trong năm 2006 – 2008 24
3.2.5. Kế hoạch sản xuất nếp của huyện từ năm 2006 – 2010 28
3.3. KHÁI QUÁT VỀ XÃ TÂN HÒA- HUYỆN PHÚ TÂN-
TỈNH AN GIANG…………………………………………………………… 28
3.3.1. Vị trí địa lý 28
3.3.2. Dân số và lao động 29
3.3.3. Điều kiện tự nhiên 29
3.3.4. Cơ sở hạ tầng 29
3.3.5. Tình hình sản xuất nếp ở xã trong năm 2006 – 2008 30.
3.3.6. Kế hoạch sản xuất nếp của xã từ năm 2006 – 2010 32.
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
NẾP CỦA NÔNG HỘ Ở XÃ TÂN HÒA, HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN
GIANG 34
4.1. MÔ TẢ CÁC NGUỒN LỰC CỦA NÔNG HỘ TRONG QUÁ TRÌNH
SẢN XUẤT NẾP 34
4.1.1. Nguồn lực lao động 34
4.1.2. Nguồn lực vốn 36
4.1.3. Nguồn lực đất đai 37
4.1.4. Kỹ thuật sản xuất 38
ix
4.2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU
QUẢ SẢN XUẤT NẾP CỦA VÙNG 42
4.2.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất nếp
trong năm 2007 – 2008 42
4.2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất 47
4.2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 52
4.2.4. Phân tích hiệu quả sản xuất nếp của nông hộ 61
4.2.5. Phân tích các chỉ số tài chính để thấy được hiệu quả kinh tế của mô hình

sản xuất nếp 67
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ SẢN XUẤT SẢN PHẨM NẾP PHÚ TÂN 70
5.1. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, CƠ HỘI VÀ MỐI ĐE DỌA
TRONG SẢN XUẤT NẾP CỦA NÔNG HỘ 70
5.1.1. Những thuận lợi 70
5.1.2. Những khó khăn 71
5.1.3. Mối đe dọa 72
5.1.4. Cơ hội 72
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT SẢN PHẨM
NẾP PHÚ TÂN CỦA NÔNG HỘ ĐẠT HIỆU QUẢ HƠN 73
5.2.1. Về mặt kỹ thuật 73
5.2.2. Về vốn 73
5.2.3. Về thị trường 74
5.2.4. Về thông tin 74
5.2.5. Về lao động 75
5.2.6. Về cơ sở hạ tầng 75
5.2.7. Một số giải pháp khác 75
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
6.1. KẾT LUẬN 76
6.2. KIẾN NGHỊ 77
6.2.1. Đối với nông hộ 77
6.2.2. Đối với chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành 77
6.2.3. Đối với Nhà nước 77
x
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1:Thực hiện và kế hoạch phát triển kinh tế của huyện
năm 2006 – 2010 21
Bảng 2: Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các khu vực 23

Bảng 3 :Tổng hợp về tình hình sản xuất nếp của huyện trong
giai đoạn 2002 – 2008 27
Bảng 4. Kế hoạch sản xuất nếp của huyện giai đoạn 2006 – 2010 28
Bảng 5. Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các khu vực 29
Bảng 6: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của xã giai đoạn 2006 – 2008 30
Bảng 7: Diện tích, năng suất và sản lượng nếp của xã trong
giai đoạn 2006 – 2008 31
Bảng 8: Kế hoạch sản xuất nếp của xã giai đoạn 2006 – 2010 33
Bảng 9. Tổng hợp số thành viên trong gia đình, lao động trực tiếp sản xuất và
trình độ văn hóa của nông hộ 34
Bảng 10. Tỷ lệ (%) lao động trực tiếp sản xuất 35
Bảng 11. Nhu cầu vốn, lượng tiền vay, lãi suất, thời hạn vay 36
Bảng 12. Tỷ lệ (%) hộ có vay vốn để sản xuất 37
Bảng 13: Diện tích đất trồng nếp của nông hộ 37
Bảng 14: Kinh nghiệm sản xuất trong nông nghiệp 38
Bảng 15. Nguồn thông tin khoa học kỹ thuật được nông hộ tiếp nhận 39
Bảng 16. Tỷ lệ (%) hộ có tham gia tập huấn kỹ thuật 39
Bảng 17. Tỷ lệ (%) hộ áp dụng các hình thức khoa học kỹ thuật 40
Bảng 18. Khoản mục về chi phí sản xuất nếp của nông hộ trong
năm 2007 – 2008 42
Bảng 19. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất vụ Đông Xuân
của nông hộ năm 2007 – 2008 48
Bảng 20. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất vụ Hè Thu của
nông hộ năm 2007 – 2008 49
Bảng 21. Năng suất đạt được của nông hộ ở từng vụ trong
năm 2007 – 2008 51
xi
Bảng 22. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận vụ Đông Xuân
của nông hộ trong năm 2007 – 2008 53
Bảng 23. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận vụ Hè Thu của

nông hộ trong năm 2007 – 2008 54
Bảng 24. Trung bình chi phí, thu nhập và lợi nhuận trên công của vụ Đông Xuân
và vụ Hè Thu năm 2007 – 2008 55
Bảng 25: Kết quả phân tích thống kê về sự khác biệt chi phí giữa các ấp ở vụ
Đông Xuân năm 2007 – 2008 58
Bảng 26: Kết quả phân tích thống kê về sự khác biệt thu nhập giữa các ấp ở vụ
Đông Xuân năm 2007 – 2008 58
Bảng 27: Kết quả phân tích thống kê về sự khác biệt chi phí giữa các ấp ở vụ
Hè Thu năm 2007 – 2008 59
Bảng 28: Kết quả phân tích thống kê về sự khác biệt thu nhập giữa các ấp ở vụ
Hè Thu năm 2007 – 2008 60
Bảng 29: Kết quả phân tích thống kê về sự khác biệt lợi nhuận giữa các ấp ở vụ
Hè Thu năm 2007 – 2008 61
Bảng 30: Chi phí, thu nhập và lợi nhuận của nông hộ trung bình trên 1 đơn vị
diện tích 63
Bảng 31. Khoản mục chi phí, năng suất, lợi nhuận sản xuất nếp ở từng vụ trong
năm 2007 – 2008 66
Bảng 32: Một số chỉ tiêu tài chính về hiệu quả sản xuất nếp của nông hộ 68
xii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1: Diện tích trồng nếp của huyện Phú Tân
giai đoạn 2006 – 2008 25
Biểu đồ 2: Cơ cấu về chi phí bình quân (%) 1 vụ cho cả năm 43
Biểu đồ 3: So sách về chi phí, thu nhập, lợi nhuận giữa 2 vụ Đông Xuân
và Hè Thu năm 2007 – 2008 56.
Biểu đồ 4: So sánh chi phí, thu nhập, lợi nhuận của 4 ấp trong vùng
nghiên cứu ở 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu 57.
GVHD: Hứa Thanh Xuân Luận Văn Tốt Nghiệp
SVTH: Phạm Thị Kim Phượng - 1 -

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Ngày nay, theo xu thế phát triển của các hoạt động kinh tế, nước ta đã và
đang dẫn đến việc đô thị hóa các vùng nông thôn thành những vùng chuyên canh
các mặt hàng nông sản, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cả về mặt số lượng
lẫn chất lượng như: Quýt Cái Bè ở Tiền Giang, bưởi năm roi ở Vĩnh Long, thanh
long Bình Thuận, gạo một bụi đỏ Hồng Dân ở Bạc Liêu…Đây là những mặt
hàng nông sản đã được biết đến từ lâu. Bên cạnh đó, An Giang cũng không kém
phần nổi tiếng với tên tuổi của những mặt hàng nông sản như: lúa, nếp…Nói đến
An Giang là nói đến vùng đất trù phú với những cánh đồng xanh cò bay thẳng
cánh, không ai có thể không biết đến sự phát triển vượt bậc của sản lượng nông
nghiệp trong 30 năm qua. Đó là một trong những tỉnh đứng đầu về việc xuất
khẩu lúa gạo trong cả nước. Để đạt được kết quả trên, An Giang cũng không
ngừng nổ lực triển khai các vùng chuyên canh như: gạo Nàng Nhen Bảy Núi, lúa
thơm Jasmine Châu Phú và nếp Phú Tân. Với diện tích khoảng 328,06 km
2
thì
Phú Tân có 38.747 ha trồng nếp chiếm tỉ lệ 55-60% tổng diện tích gieo trồng toàn
huyện, tập trung ở các vùng trọng điểm như: Phú Mỹ, Chợ Vàm, Tân Hoà, Phú
Hưng, Phú Thọ, Phú An, Bình Thạnh Đông….Do đó, để hiểu sâu hơn tại sao An
Giang lại chọn Phú Tân là vùng chuyên canh cây nếp với tên thương phẩm là
“Nếp Phú Tân”, nên tôi chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả kinh tế về việc sản
xuất Nếp của nông hộ ở xã Tân Hòa- huyện Phú Tân- tỉnh An Giang”. Một
mặt có thể giúp tôi hiểu rõ hơn về những điều kiện tự nhiên của vùng cũng như
về mặt sản xuất của người dân đã mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào cho gia
đình cũng như mang lại cho vùng. Qua đó, phần nào có thể phát huy và nâng cao
hơn nữa vùng thương phẩm “Nếp Phú Tân” ngày càng rộng hơn, xa hơn không
những trong nước mà còn xuất khẩu mạnh ra nước ngoài, nhằm tạo điều kiện cho
người dân có cuộc sống tốt hơn cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.

GVHD: Hứa Thanh Xuân Luận Văn Tốt Nghiệp
SVTH: Phạm Thị Kim Phượng - 2 -
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất
nếp ở xã Tân Hòa - huyện Phú Tân – tỉnh An Giang. Nhằm đánh giá quá trình
sản xuất nếp của hộ nông dân đã mang lại kết quả như thế nào cho chính họ cũng
như trong vùng và qua quá trình sản xuất thì có những khó khăn hay thuận lợi gì,
để trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và quảng bá thương hiệu “Nếp Phú Tân”
ngày càng vững mạnh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mô tả các nguồn lực của nông hộ trong quá trình sản xuất nếp.
- Phân tích về chi phí, thu nhập và lợi nhuận của ngành sản xuất nếp.
- Phân tích những rủi ro cũng như là cơ hội trong quá trình sản xuất nếp ở
địa phương
- Đánh giá hiệu quả sản xuất nếp của nông hộ cùng với việc áp dụng khoa
học kỹ thuật trong sản xuất.
- Đề xuất các giải pháp phát huy các mặt tích cực và khắc phục những hạn
chế trong quá trình sản xuất của ngành, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế
của mô hình.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình sản xuất nếp của bà con nông dân ở 4 ấp (ấp Hậu
Giang I, ấp Hậu Giang II, ấp Mỹ Hóa II, ấp Mỹ Hóa III) của xã Tân Hòa, với số
mẫu là 50 hộ sản xuất trên địa bàn nghiên cứu.
1.3.2. Không gian nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình sản xuất nếp ở địa bàn xã Tân Hòa – huyện Phú Tân –
tỉnh An Giang.
1.3.3.Thời gian

Số liệu sơ cấp thì chỉ được thu thập trong niên vụ 2007-2008 (của ngành sản
xuất nếp). Do tính đặc trưng của đề tài nên chỉ tập trung vào 2 vụ (vụ Đông Xuân
và vụ Hè Thu của niên vụ 2007 - 2008), vì đó là những vụ nông dân mới thu
hoạch gần đây nhất (khi đó người dân mới nhớ rõ các khoảng chi phí mà mình đã
GVHD: Hứa Thanh Xuân Luận Văn Tốt Nghiệp
SVTH: Phạm Thị Kim Phượng - 3 -
bỏ ra cũng như là lợi nhuận đã đạt được cho vụ nếp), còn số liệu thứ cấp thì có
thể thu thập được trong giai đoạn 2006- 2008.
Do phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu ngẫu nhiên, lựa chọn những hộ có
trồng nếp trong vùng và việc chọn hộ điều tra phụ thuộc vào cán bộ địa phương
chọn ra những hộ sản xuất điển hình trong 4 ấp của xã Tân Hòa.
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trong quá trình thực hiện đề tài, việc lược khảo các tài liệu có liên quan là
rất hữu ích, giúp cho đề tài nghiên cứu sẽ hoàn thiện hơn, phong phú hơn. Cụ thể,
đã có sự tham khảo các đề tài sau:
+ Nguyễn Thị Thu An (2006). Phân tích hiệu quả sản xuất của việc ứng
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú,
tỉnh Sóc Trăng. Đề tài đã được tác giả áp dụng theo phương pháp thống kê mô tả,
phương pháp phân tích hồi quy tương quan, để thấy được tính hiệu quả khi nông
hộ ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như các yếu tố
ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu.
+ Nguyễn Thị Thu Hương (2006). Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật
đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Hồ Đắc Kiện, huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng.
Tác giả đã áp dụng phương pháp phân tích tần số, hồi qui tương quan và kiểm
định sự phù hợp, để phân tích hiệu quả sản xuất và xác định những thuận lợi, khó
khăn, đánh giá các chính sách đối với hoạt động triển khai và áp dụng kỹ thuật
mới trong quá trình sản xuất.
+ Nguyễn Thành Thân (2007). Thực trạng và giải pháp phát triển “Đặc sản
nếp Phú Tân”. Tác giả đã dùng phương pháp mô tả, nhằm đem lại cho sản phẩm
nếp có những hướng đi, những giải pháp phát triển tích cực và rõ ràng, bên cạnh

ngành sản xuất nếp cũng cần có sự hỗ trợ cũng như cải tạo, nâng cao chất lượng
sản phẩm, quảng bá thương hiệu rộng rãi từ các cấp, bộ ngành, cơ quan đến thị
trường tiêu thụ để nếp đặc sản Phú Tân ngày càng phát triển.
+Nguyễn Anh Duy (2007). Nếp Phú Tân khẳng định vị thế. Tác giả dùng
phương pháp mô tả, nhằm thấy được những thuận lợi, khó khăn cũng như cơ hội
và đe dọa của nông dân trồng nếp ở Phú Tân, từ đó có thể đề ra một số giả pháp
để khắc phục khó khăn hay đề phòng mối đe dọa, góp phần cải thiện đời sống
của nông dân và phát triển kinh tế địa phương.
GVHD: Hứa Thanh Xuân Luận Văn Tốt Nghiệp
SVTH: Phạm Thị Kim Phượng - 4 -
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Quá trình sản xuất
Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào và qua qui trình
biến đổi (inputs) để tạo thành các yếu tố đầu ra: một sản phẩm và dịch vụ nào đó
(outputs).
+ Yếu tố đầu vào (hay còn gọi là yếu tố sản xuất) là các loại hàng hóa –
dịch vụ dùng để sản xuất ra hàng hóa – dịch vụ khác. Trong nông nghiệp thì yếu
tố đầu vào bao gồm: lao động, máy móc thiết bị, vốn, đất, nước, giống, phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật….
+ Yếu tố đầu ra (hay sản phẩm): Hàng hóa và dịch vụ được tạo ra từ quá
trình sản xuất, yếu tố đầu ra thường đo lường bằng sản lượng.
Mối quan hệ giữa số lượng các yếu tố đầu vào và số lượng sản phẩm đầu ra
(sản lượng) của quá trình sản xuất được biểu diễn bằng hàm sản xuất
Hàm sản xuất: dùng để mô tả định lượng các qui trình công nghệ kỹ thuật
sản xuất khác nhau mà các nhà sản xuất có thể chọn lựa. Một hàm sản xuất cho
biết số lượng sản phẩm cao nhất tại mỗi mức inputs sử dụng.
Vậy, hàm sản xuất mô tả một quan hệ kỹ thuật nhằm chuyển đổi các nguồn
lực đầu vào để sản xuất thành một sản phẩm cụ thể nào đó.

Dạng tổng quát: y = f(x1, x2,……,xm)
+ y là mức sản lượng (outputs)
+ x1, x2,……, xm: là các nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất (inputs).
2.1.2.Khoa học
Khoa học là sự tìm kiếm các quy luật khách quan chi phối các hiện tượng tự
nhiên, không phụ thuộc vào bất cứ sự quan tâm nào về các áp dụng kinh tế khả
dĩ, khoa học chỉ đơn giản là sự theo đuổi chân lý.
Như vậy, khoa học tập trung vào kiến thức, lý giải nguyên nhân sản sinh ra
kiến thức.
Kiến thức khoa học dễ dàng được truyền bá rộng rãi, không bị cản trở bởi
biên giới quốc gia. Kiến thức khoa học là sở hữu chung, không dễ bị chiếm hữu.
GVHD: Hứa Thanh Xuân Luận Văn Tốt Nghiệp
SVTH: Phạm Thị Kim Phượng - 5 -
Phát triển khoa học tạo ra những tri thức mang tính chất tiềm năng. Mục đích của
khoa học là phát triển tối ưu các nguồn lực phục vụ sự phát triển kinh tế – xã hội.
Hoạt động khoa học được đánh giá theo giá trị khám phá, theo giá trị nhận thức,
quy luật tự nhiên (Viện kinh tế nông nghiệp, 1995).
2.1.3. Kỹ thuật
Trong nông nghiệp những kỹ thuật tiến bộ thể hiện rõ nhất là giống cây
trồng năng suất cao, giống gia súc đã được cải tạo… nhưng công nghệ thể hiện ở
khâu vốn đầu tư nghĩa là máy móc, hệ thống tưới tiêu. Tiến bộ công nghệ đã trở
thành hiển nhiên trong trồng trọt, chăn nuôi và trình độ quản lý của người nông
dân.
Các nhà kinh tế cho rằng công nghệ là một tập hợp những kỹ thuật sẵn có
hoặc trình độ kiến thức về mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và sản lượng đầu
ra bằng vật chất nhất định. Đổi mới công nghệ là cải tiến trình độ kiến thức sao
cho nâng cao được năng lực sản xuất để có thể làm ra nhiều sản phẩm hơn với số
lượng đầu vào như cũ hoặc làm ra sản lượng như cũ với khối lượng đầu vào ít
hơn. Nhiều đổi mới công nghệ trong nông nghiệp còn nhằm để tiết kiệm lao động
(do sử dụng máy móc) hoặc tiết kiệm chi phí.

Phần lớn những kỹ thuật tiến bộ áp dụng vào sản xuất đều tạo ra khả năng
đạt được mục tiêu kinh tế do xã hội đặt ra như năng suất cao hơn, chất lượng cao
hơn, giá thành hạ hơn và tăng thu nhập cho người sản xuất, đồng thời nó cũng tạo
ra hiệu quả xã hội khác như cải thiện điều kiện sống, cải tạo môi sinh, môi
trường.
* Các nguồn kỹ thuật tiến bộ và việc áp dụng nó:
– Đúc kết từ kinh nghiệm thực tế.
– Những kết quả nghiên cứu và phát triển qua khảo nghiệm được áp dụng
trong sản xuất.
– Những kết quả nghiên cứu và phát triển bên ngoài đưa vào.
* Công tác phổ biến áp dụng là đưa sáng kiến cải tiến ra ứng dụng trong
sản xuất đại trà, là quá trình tiếp thu từng bước qua mấy vụ sản xuất liên tục.
* Tốc độ phổ biến áp dụng phụ thuộc vào mức độ công nghệ đó có mang
tính địa phương rõ rệt hay không, có phù hợp với điều kiện canh tác cụ thể của đa
GVHD: Hứa Thanh Xuân Luận Văn Tốt Nghiệp
SVTH: Phạm Thị Kim Phượng - 6 -
số nông dân hay không, ngoài ra còn các yếu tố như văn hóa, xã hội, thị trường…
cũng ảnh hưởng nhiều đến tốc độ ứng dụng công nghệ.
2.1.4. Khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp
Khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp có tác động rất lớn đến phát
triển nông nghiệp, nông thôn. Mà phát triển nông nghiệp lại tác động đến cả kinh
tế, xã hội và môi trường. Vì vậy, khi đánh giá tác động của khoa học kỹ thuật
chúng ta thường xem xét tác động nó đến cả ba bộ phận kinh tế, xã hội, môi
trường. Nhưng ở đây, đề tài nghiên cứu cũng đánh giá tác động khoa học kỹ
thuật vào phát triển kinh tế của việc sản xuất lúa nếp của nông hộ trong địa bàn
nghiên cứu
Khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp được thể hiện dưới các dạng chủ yếu
như: áp dụng giống mới; thay đổi quy trình, kỹ thuật sản xuất; thay đổi các nguồn
lực đầu vào hoặc kết hợp các mô hình trong quá trình sản xuất. Thực chất của
việc áp dụng biện pháp kỹ thuật tiến bộ là đầu tư bổ sung trên một đơn vị diện

tích. Thông thường các yếu tố đầu tư bổ sung có chất lượng cao hơn, hoàn thiện
hơn và nâng cao hiệu quả hơn các yếu tố đầu tư đã sử dụng trước đó. Sự tác
động này có thể trực tiếp thông qua việc nâng cao số lượng và chất lượng các yếu
tố đầu tư bổ sung, hoặc có thể tác động gián tiếp thông qua bố trí cơ cấu mùa vụ
hợp lý hơn hay là áp dụng phương pháp phù hợp hơn. Kết quả của việc áp dụng
các tiến bộ của kỹ thuật có thể biểu hiện bằng sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô
hình gồm:
– Số lượng, chất lượng và giá trị sản phẩm tăng lên
– Chi phí trên một đơn vị sản phẩm giảm xuống
– Cải thiện điều kiện lao động cho nhân dân
– Cải thiện đời sống cho người lao động
– Cải tạo môi trường, môi sinh
Các biện pháp kỹ thuật trong nông nghiệp bao gồm các yếu tố rất đa dạng
và phức tạp. Ngay trong từng yếu tố, tính phong phú và phức tạp cũng lớn, việc
lựa chọn những kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp cần phải được cân
nhắc kỹ.
Vì vậy, nội dung của nghiên cứu này cũng nói về tác động của khoa học kỹ
thuật đến hiệu quả sản xuất của các mô hình sản xuất có áp dụng kỹ thuật: ba
GVHD: Hứa Thanh Xuân Luận Văn Tốt Nghiệp
SVTH: Phạm Thị Kim Phượng - 7 -
giảm – ba tăng, sạ hàng Một mặt, là nhằm tăng năng suất sản xuất, nâng cao
chất lượng sản phẩm, mặt khác tạo ra những sản phẩm mang tính cạnh tranh cao
so với sản phẩm của nhà sản xuất khác trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Vì
thế, việc đầu tư, nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong quá
trình sản xuất là cần thiết. Do đó, các nhà kinh tế trong quá trình đánh giá hiệu
quả sản xuất cũng ước lượng những yếu tố tác động của tiến bộ khoa học kỹ
thuật theo thời gian
2.1.5. Hiệu quả
Hiệu quả bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có quan hệ mật
thiết với nhau như một thể thống nhất không tách rời nhau.

2.1.5.1. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế: là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được
và lượng chi phí bỏ ra, nó là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp
tới nền kinh tế hàng hóa với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Một
phương án có hiệu quả kinh tế cao hoặc một giải pháp kỹ thuật có hiệu quả kinh
tế cao là một phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả mang lại và chi
phí đầu tư. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và
phát triển kinh tế xã hội, là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh
thần của mọi thành viên trong xã hội.
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nó gắn liền với những đặc
điểm của sản xuất nông nghiệp. Trước hết là ruộng đất là tư liệu sản xuất không
thể thay thế được, nó vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của lao
động. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cơ thể sống, chúng sinh trưởng,
phát triển theo các quy luật sinh vật nhất định và cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của
điều kiện ngoại cảnh (ruộng đất, thời tiết, khí hậu). Con người chỉ tác động tạo ra
những điều kiện thuận lợi để chúng phát triển tốt hơn theo quy luật sinh vật chứ
không thể thay đổi theo ý muốn chủ quan.
Theo lý thuyết thì hiệu quả kinh tế được đo lường bằng sự so sánh kết quả
sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, hiệu quả kinh tế
được thể hiện qua các chỉ tiêu như:
+ Chi phí sản xuất trên một công trong mô hình
+ Lợi nhuận trên một công trong mô hình
GVHD: Hứa Thanh Xuân Luận Văn Tốt Nghiệp
SVTH: Phạm Thị Kim Phượng - 8 -
+ Tỷ xuất lợi nhuận
Hiệu quả kinh tế của tiến bộ khoa học kỹ thuật là một bộ phận của hiệu quả
kinh tế – xã hội, nó là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, nó gắn liền với hiệu quả
sử dụng đất, với việc lợi dụng tối đa các điều kiện của khí hậu – thời tiết, gắn liền
với việc tác động chủ quan của con người thông qua việc áp dụng các kỹ thuật
tiến bộ vào sản xuất.

2.1.5.2. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội: là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chi
phí bỏ ra. Hiệu quả xã hội nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông
dân, tạo công ăn việc làm, giảm bớt lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, hạn
chế tệ nạn xã hội trong nhân dân
Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau,
chúng là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất (Viện kinh tế nông nghiệp,
1995).
2.1.5.3. Hiệu quả sản xuất
Hiệu quả sản xuất được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh
doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp được tính như sau:
Hiệu quả sản xuất = Thu nhập trên một đơn vị diện tích – Tổng chi phí sản
xuất trên một đơn vị diện tích.
=> Trong đó:
 Thu nhập trên một đơn vị diện tích = Giá bán * Sản lượng trên một đơn vị
diện tích.
 Tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích là tổng các chi phí phát
sinh trong quá trình sản xuất trên một đơn vị diện tích. Chi phí trong sản xuất nếp
bao gồm: Chi phí chuẩn bị đất; chi phí giống; chi phí gieo sạ, cấy; chi phí phân
bón; chi phí thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ; chi phí chăm sóc; chi phí nhiên liệu,
năng lượng; chi phí vận chuyển trong sản xuất; chi phí thuê đất; chi phí lãi vay;
chi phí thu hoạch…
GVHD: Hứa Thanh Xuân Luận Văn Tốt Nghiệp
SVTH: Phạm Thị Kim Phượng - 9 -
2.1.6. Vùng chuyên canh
Chuyên canh là hiện tượng nông dân chỉ trồng một loại hoặc ít nhất một
loại cây trên một khu đất nhằm thu càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Sản xuất
chuyên canh thường gây ra những rủi ro sau:

– Dịch bệnh dễ phá hoại và kháng thuốc đối với sâu bệnh
– Giảm sút năng suất cây trồng
– Rủi ro về kinh tế lớn
– Giảm độ màu mỡ, phì nhiêu của đất đai, gây tác động xấu đến môi trường
2.1.7. Các loại mô hình kỹ thuật trong sản xuất đang được nông dân áp
dụng.
2.1.7.1. Mô hình 3 giảm – 3 tăng
“3 giảm - 3 tăng” là thuật ngữ tương đối mới trong thâm canh sản xuất lúa
tại Việt Nam. Đây là chương trình cụ thể, dễ hiểu, dễ nói, dễ làm, đã đến với
người nông dân bằng thực tiễn trên cánh đồng của chính họ. Trước đây người
nông dân được học tập, được huấn luyện về các khái niệm IPM trong sản xuất
lúa thì họ chỉ hiểu một cách chung nhất về triết lý, các quan điểm về sinh thái,
cây trồng, dịch hại, thiên địch và cách sử dụng nông dược thì hiện nay 3 giảm -
3 tăng đã thực sự được công nhận là một giải pháp rất phù hợp trong thâm canh
lúa nếp của vùng, vì tính đồng bộ của nó: Giảm giống, giảm phân và giảm nông
dược dẫn đến hệ quả là tăng năng suất - chất lượng, giảm chi phí đầu vào tạo nên
nền nông nghiệp bền vững, an toàn cho môi trường sống của con người.
Mục tiêu của chương trình nhằm giúp nông dân giảm lượng giống gieo sạ
không cần thiết; giảm lượng phân bón mà chủ yếu là giảm lượng phân đạm bón
dư thừa; giảm số lần phun thuốc, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật. Ứng dụng ba
giảm trên sẽ tăng được năng suất, tăng chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả
kinh tế.
 Ba giảm: bao gồm giảm giống, giảm phân, giảm thuốc bảo vệ thực vật.
* Giảm giống:
Mục tiêu của chương trình đưa ra là phải sử dụng hạt giống tốt khỏe, giống
không bị lẫn tạp với hạt cỏ lép lững, hạt bị nhiễm nấm bệnh, lúa cỏ… có sức nẩy
mầm tốt (trên 90%). Phương pháp sạ được khuyến khích là sạ hàng hoặc sạ lang
GVHD: Hứa Thanh Xuân Luận Văn Tốt Nghiệp
SVTH: Phạm Thị Kim Phượng - 10 -
với mật độ sạ từ 80 – 120 kg/ha. Lợi ích của cách làm này là ít hao giống, ít tốn

phân, ít bị sâu bệnh… tiết kiệm được chi phí.
Nếu giữ theo tập quán cũ như phần lớn nông dân sử dụng lúa nếp thương
phẩm làm giống với mật độ sạ duy trì ở mức khá cao (200 – 300 kg/ha), tỷ lệ lẫn
tạp cao dẫn tới năng suất và chất lượng giảm thì rõ ràng sẽ tốn nhiều giống, dễ đổ
ngã, tốn nhiều phân, dễ bị sâu bệnh tấn công… tốn nhiều chi phí.
* Giảm phân:
Theo đánh giá của các nhà khoa học có sự biến động rất lớn về nguồn đạm
được bổ sung trong đất ruộng nông dân, mức bón đạm theo qui trình nông dân
cũng thay đổi rất lớn tùy từng ruộng. Sự thay đổi mức đạm bón vào và N được
cung cấp cũng thay đổi rất lớn từ vụ này sang vụ khác, rõ ràng là nông dân chỉ
chú trọng vào phân đạm (bón đạm rất cao 100 – 135 kg/ha) vì nó là yếu tố dễ
thấy trong khi đó thường xem nhẹ vai trò của lân và kali cùng các nguyên tố vi
lượng khác mà quên rằng hàng năm cây lúa (nếp) lấy đi từ đất một lượng rất lớn
các chất dinh dưỡng trong đất. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy
thoái đất trầm trọng hiện nay và ngày càng nghiêm trọng hơn khi đất trồng lúa
(nếp) sản xuất 3 vụ/năm rất phổ biến.
Một thực tế nữa là khả năng hấp thu đạm vào ruộng nông dân chỉ đạt
30 – 40% so với tổng số đạm bón vào đất. Điều này đồng nghĩa với việc hàng năm
lượng phân đạm bị mất đi do bốc hơi, thẩm thấu… nên lãng phí rất lớn.
Cũng như các cây trồng khác, cây lúa (nếp) cần 16 chất trong không khí,
nước, đất, nhưng bắt buộc phải trả lại cho đất: Đạm (N), lân (P), kali (K). Nông
dân thấy bón Ure là làm cho lúa (nếp) xanh nên không chịu bón NPK, dẫn đến ba
tác hại:
- Đất bị huy động hết P và K nên mùa này bón 120 kg/ha thì mùa sau phải
bón bù 140 kg/ha lúa (nếp) mới xanh
- Bón nhiều Ure thì tán lá xanh tốt nhưng thân mảnh khảnh, chống bệnh
yếu, còn dễ bị đổ ngã, ngã thì dưỡng chất đi lên bị trở ngại.
- Tán lá to thì có những chồi ăn hại không trổ bông nhưng cũng tham gia ăn
phân
Thêm vào đó, nếu bón N với liều lượng cao trong điều kiện nhiệt độ và ẩm

độ cao là yếu tố góp phần đáng kể tới sự xuất hiện bệnh vàng lá .
GVHD: Hứa Thanh Xuân Luận Văn Tốt Nghiệp
SVTH: Phạm Thị Kim Phượng - 11 -
Vấn đề mấu chốt ở đây chính là điều chỉnh lượng phân cho phù hợp theo
khả năng cung cấp dinh dưỡng từ đất là yếu tố then chốt để đạt năng suất cao và
ổn định. Trên quan điểm đó 3 giảm 3 tăng khuyến cáo rằng:
– Bón cân đối phân lân và phân kali theo từng mùa vụ và loại đất
– Sử dụng bảng so màu lá lúa để xác định trọng lượng phân đạm cần bón
cho nếp (lúa) vào 2 thời điểm 20 – 25 ngày sau khi sạ và 40 – 45 ngày sau khi sạ
* Giảm thuốc:
Thông thường ngay từ đầu quy trình kỹ thuật sản xuất người nông dân đã sạ
với mật độ cao, bón phân nhiều nên cây nếp (lúa) yếu sức (sức đề kháng kém),
sâu bệnh cũng nhiều theo về mật số và mức độ cũng như tính chất gây hại
nghiêm trọng của nó.
Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nếp (lúa) là biện pháp
kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong “3 giảm - 3 tăng”, mà nội dung cốt yếu
chính là không phun thuốc trừ sâu trong giai đoạn 40 ngày sau khi sạ vì trong
thời gian này cây lúa (nếp) có khả năng bù đắp những thiệt hại này do sâu bệnh
gây ra. Lợi ích của việc giảm thuốc trừ sâu là vừa bảo vệ thiên địch (côn trùng,
thiên địch có ích) để khống chế sự bộc phát của nhiều dịch hại khác vừa giảm ô
nhiễm môi trường và giảm chi phí đầu tư, bên cạnh đó còn tạo ra sản phẩm có
chất lượng tốt và an toàn cho người tiêu dùng.
 Ba tăng:là tăng năng suất, tăng chất lượng gạo và tăng hiệu quả kinh tế.
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp và bà con nông dân, nếu áp dụng tốt
chương trình “3 giảm 3 tăng” trong canh tác lúa (nếp), trước tiên sẽ giảm từ 30 –
50% lượng giống gieo sạ, kế tiếp tiết giảm 1/3 phân đạm và hạn chế số lần phun
thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng nhất là giảm phun thuốc trừ sâu trong 1
tháng đầu sau khi sạ, từ đó tăng năng suất và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản
xuất, sau cùng là bảo vệ sinh thái trên đồng ruộng và tạo sản phẩm an toàn cho
người tiêu dùng.

2.1.7.2. Mô hình sạ hàng (máy sạ lúa theo hàng)
Mô hình sạ hàng là hình thức gieo sạ nhằm mục đích tiết kiệm giống và
đồng thời tạo thuận lợi cho quá trình chăm sóc để mang lại hiệu quả trong sản
xuất. Mô hình này là một phần được áp dụng từ chương trình ba giảm ba tăng
nhằm mục đích:
GVHD: Hứa Thanh Xuân Luận Văn Tốt Nghiệp
SVTH: Phạm Thị Kim Phượng - 12 -
– Tiết kiệm được khoảng trên 50% hạt giống
– Tăng năng suất (300 – 500 kg/ha)
– Ruộng bằng phẳng hơn.
– Dễ chăm sóc hơn
2.1.8. Lịch thời vụ
Lịch thời vụ là loại lịch nhằm giúp nông dân có định hướng sản xuất kịp
thời giữa các mùa vụ với nhau một cách đồng loạt, đồng thời nó giúp cho họ có
thể ứng phó với những khó khăn như: dịch bệnh, lũ lụt…thường xuyên xảy ra
trong sản xuất
2.1.9. Nguồn lực nông hộ
Các tài nguyên trong nông hộ rất đa dạng bao gồm đất đai, lao động, kỹ
thuật, tài chính, con người… chúng có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau trong quá
trình sản xuất của nông hộ. Nếu biết tận dụng mối liên hệ này sẽ giúp nông hộ
tận dụng hợp lý các nguồn tài nguyên sẵn có, giảm chi phí và tăng hiệu quả trong
sản xuất.
2.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP
2.2.1. Các yếu tố đầu vào
Trong quá trình sản xuất thì các yếu tố đầu vào luôn giữ vai trò quan trọng,
nó có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng đầu ra, nên ta cần phải quan tâm đến các
yếu tố đầu vào hơn, các yếu tố này gồm:
* Điều kiện tự nhiên: khí hậu, nhiệt độ, lượng mưa, lượng nước cần thiết
cho tưới tiêu nông nghiệp. Đây là điều kiện rất cần thiết trong quá trình sản xuất,

nhất là sản xuất nông nghiệp. Bởi đây là ngành sản xuất luôn chịu sự tác động
trực tiếp của ngoại cảnh.
* Đất đai: là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, nó vừa là sản phẩm
của tự nhiên, vừa là sản phẩm của lao động và là một tư liệu quan trọng trong
nông nghiệp, nó quyết định rất lớn đến năng suất cây trồng.
* Giống, phân bón, thuốc trừ sâu… là các yếu tố cũng không kém phần
quan trọng vì chúng góp phần quyết định đến cả năng suất và phẩm chất của sản
phẩm nông nghiệp.

×