Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI cá KHAI THÁC tự NHIÊN ở HUYỆN LONG hồ, TỈNH VĨNH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.68 MB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

ĐOÀN THANH TÂM

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI CÁ KHAI THÁC
TỰ NHIÊN Ở HUYỆN LONG HỒ, TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

ĐOÀN THANH TÂM

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI CÁ KHAI THÁC
TỰ NHIÊN Ở HUYỆN LONG HỒ, TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. TRẦN ĐẮC ĐỊNH

2012



LỜI CẢM TẠ
Trong những năm học tập tại Khoa thủy sản, trường Đại học Cần Thơ, em
đã tiếp thu được vốn kiến thức chuyên môn hữu ích từ Thầy, Cô giảng dạy. Qua
việc thực hiện đề tài tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Em đã có cơ hội học hỏi,
mở rộng kiến thức, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn giúp ích cho em sau
này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu; các Thầy, Cô trong khoa Thủy
Sản đã tạo điều kiện giúp em thực hiện đề tài này một cách tốt nhất, và đã truyền
đạt cho em những kiến thức và kinh nghiệm sống giúp em bước vào đời, đặc biệt
em xin cảm ơn chân thành đến thầy Trần Đắc Định đã tận tình hướng dẫn em thực
hiện đề tài luận văn này.
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn Phan Cẩm Vi, Phạm
Văn Kha, Nguyễn Thị Diệu và các bạn khác cùng giúp đỡ em thực hiện đề tài bài
luận văn này.
Cuối lời em xin gửi lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn chân thành nhất đến
các Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ nói chung và các Thầy, Cô trong khoa
Thủy Sản nói riêng, cùng các bạn trong lớp Quản lý nghề cá K34.
Cần Thơ, ngày 7 tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện

i


TÓM TẮT
Đề tài “Thành phần loài cá khai thác tự nhiên ở huyện Long Hồ, Tỉnh
Vĩnh Long” được thực hiện với mục đích xác định thành phần loài cá phân bố ở
huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long nhằm cập nhật các loài cá đang phân bố, làm cơ
sở để xác định biện pháp khôi phục, bảo vệ kịp thời và đúng đắn, đồng thời định
hướng để phát triển đối tượng nuôi và quản lý nguồn lợi thủy sản địa phương
trong tương lai.

Đề tài được thực hiện từ tháng 02/2012 đến tháng 04/2012, được thu mẫu tại
9 điểm. Đề tài gồm 3 nội dung chính là xác định thành phần loài cá khai thác tự
nhiên ở huyện Long Hồ; xác định mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng;
xác định biến động kích cỡ cá qua các tháng thu; hệ số CF.
Qua quá trình nghiên cứu đã thu được 89 loài thuộc 11 bộ, 36 họ, 59 giống.
Trong đó, chiếm ưu thế nhất là họ Cyprinidae (20.2) và các họ khác. Trong 11 bộ
thì bộ Perciformes chiếm ưu thế nhất (33.6%), kế là bộ Cypriformes (26.9%) và
một số bộ khác. Thành phần loài ở sông Cổ chiên nhiều hơn ở hai thủy vực kênh /
rạch, ruộng lúa / mương vườn.
Có 16 loài được chạy tương quan, biến động kích cỡ, hệ số CF. Trong đó, hệ
số tương quan từ 0.9127 – 0.9909, hệ số CF dao động từ 0.0125 – 0.0779. Cá cơm
trích (Clupeoides borneensis), cá lòng tong đuôi vàng (Rasbora aurotaenia), cá
phèn vàng (Polynemus melanochir melanochir), cá chốt sọc (Mystus mysticetus)
có biến động kích cỡ vào tháng 4; cá bãi trầu (Trichopsis vittata), cá sửu (Nibea
soldado), cá mè vinh (Barbonymus gonionotus) biến động vào tháng 3, 4; các loài
còn lại ít biến động.

ii


MỤC LỤC
Lời cảm tạ ............................................................................................................... i
Tóm tắt ...................................................................................................................ii
Mục lục .................................................................................................................iii
Danh sách hình .....................................................................................................vii
Danh sách bảng ...................................................................................................viii
Danh mục từ viết tắt .............................................................................................. xi
Chương 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu đề tài.................................................................................................2

1.3. Nội dung của đề tài ......................................................................................... 2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3
2.1. Tổng quan nguồn lợi thủy sản thế giới ........................................................... 3
2.2. Tồng quan nguồn lợi thủy sản nước ngọt ở Việt Nam ................................... 6
2.3. Tổng quan nguồn lợi thủy sản nước ngọt ở ĐBSCL ...................................... 9
2.4. Tình hình thủy sản nước ngọt ở huyện Long Hồ và tỉnh Vĩnh Long ........... 12
2.4.1. Tổng quan về Vĩnh Long ........................................................................... 12
2.4.2. Sơ lược về huyện Long Hồ ........................................................................ 14
Chương 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................. 16
3.1. Vật liệu nghiên cứu ....................................................................................... 16
3.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 16
3.2.1. Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 16
3.2.2. Địa điểm thu mẫu ....................................................................................... 16
iii


3.2.3. Phương pháp thu và cố định mẫu .............................................................. 17
3.2.4. Phương pháp phân tích mẫu ....................................................................... 17
3.2.5. Phương pháp thu và xử lý số liệu............................................................... 18
Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN .................................................................. 19
4.1 Thành phần các loài cá phân bố ở huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long ............ 19
4.2 Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng .................................................... 30
4.2.1 Mối tương quan chiều dài và trọng lượng của cá sơn biển ........................ 33
4.2.2 Mối tương quan chiều dài và trọng lượng của cá cơm trích ....................... 33
4.2.3 Mối tương quan chiều dài và trọng lượng của cá sặc bướm ....................... 34
4.2.4. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng của cá xác sọc ......................... 34
4.2.5. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng của cá bống đen...................... 35
4.2.6. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng của cá bống cát ........................ 35
4.2.7. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng của cá rô đồng ......................... 36
4.2.8. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng của cá phèn vàng ..................... 36

4.2.9.. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng của cá phèn trắng ................... 37
4.2.10. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng của cá bãi trầu ....................... 37
4.2.11. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng của cá rằm ............................. 38
4.3.11. Mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng cá chốt sọc..................... 38
4.2.13. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng của cá sủ ................................ 39
4.2.14. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng của cá mè vinh ...................... 39
4.2.15. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng của cá dảnh............................ 40
4.2.16. Mối tương quan chiều dài và trọng lượng của cá lòng tong đuôi vàng ... 40
4.3. Biến động kích cỡ từng tháng của các loài cá.............................................. 41
iv


4.3.1. Cá sơn biển ................................................................................................. 41
4.3.2. Cá cơm trích .............................................................................................. 41
4.3.3. Cá sặc bướm .............................................................................................. 42
4.3.4. Cá xác sọc ................................................................................................. 42
4.3.5. Cá bống đen .............................................................................................. 43
4.3.6. Cá bống cát ................................................................................................ 43
4.3.7. Cá rô đồng ................................................................................................. 44
4.3.8. Cá phèn vàng ............................................................................................. 44
4.3.9. Cá phèn trắng ............................................................................................ 45
4.3.10. Cá bãi trầu ............................................................................................... 45
4.3.11. Cá rằm ..................................................................................................... 46
4.3.12. Cá chốt sọc .............................................................................................. 46
4.3.13. Cá sủ ........................................................................................................ 47
4.3.14. Cá mè vinh ............................................................................................... 47
4.3.15. Cá dảnh ................................................................................................... 48
4.3.16. Cá lòng tong đuôi vàng ........................................................................... 48
4.4. Hệ số điều kiện CF ........................................................................................ 49
4.4.1. Cá sơn biển ................................................................................................. 49

4.4.2. Cá cơm trích .............................................................................................. 49
4.4.3. Cá sặc bướm ............................................................................................... 50
4.4.4. Cá xác sọc ................................................................................................. 50
4.4.5. Cá bống đen .............................................................................................. 51
4.4.6. Cá bống cát ................................................................................................ 51
v


4.4.7. Cá rô đồng ................................................................................................. 52
4.4.8. Cá phèn vàng ............................................................................................. 52
4.4.9. Cá phèn trắng ............................................................................................. 53
4.4.10. Cá bãi trầu ............................................................................................... 53
4.4.11. Cá rằm ..................................................................................................... 54
4.4.12. Cá chốt sọc ............................................................................................... 54
4.4.13. Cá sủ ......................................................................................................... 55
4.4.14. Cá mè vinh .............................................................................................. 55
4.4.15. Cá dảnh ................................................................................................... 56
4.4.16. Cá lòng tong đuôi vàng ........................................................................... 56
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .............................................................. 57
5.1. Kết luận ......................................................................................................... 57
5.2.. Đề xuất ......................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 58
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH HÌNH CÁ ............................................................... 59

vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Sản lượng thủy sản thế giới ................................................................... 3
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng về sản lượng theo các nhóm đối tượng .................. 4

Bảng 2.3: Dự báo về sản lượng thủy sản thế giới đến năm 2030 .......................... 5
Bảng 2.4: Bảng thống kê diện tích mặt nước NTTS cả nước 2009 & sơ bộ 2010 7
Bảng 2.5: Sản lượng thủy sản VN năm 2009 ............................................................ 8
Bảng 2.6: Diễn biến sản lượng NTTS nước ngọt theo đối tượng năm 2008 ....... 10
Bảng 2.7: Sản lượng khai thác thủy sản nội địa vùng ĐBSCL 2000 – 2008....... 11
Bảng 2.8: Tổng kết thủy sản năm 2011 ............................................................... 15
Bảng 4.1. Tỉ lệ các họ cá phân bố ở các thủy vực của huyện Long Hồ ............... 20
Bảng 4.2. Sự phân bố của các loài cá theo các loại hình thủy vực ở huyện Long
Hồ, tỉnh Vĩnh Long .............................................................................................. 26
Bảng 4.3. Phương trình tương quan chiều dài và trọng lượng của các loài cá phân
bố ở các thủy vực của huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long ...................................... 31

vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Thị trường và mặt hàng xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2010 ......... 8
Hình 2.2: Bản đồ hành chính Vĩnh Long ............................................................. 12
Hình 3.1: Bản đồ Thu Mẫu .................................................................................. 16
Hình 4.1. Biểu đồ cơ cấu các họ cá phân bố ở huyện Long Hồ........................... 24
Hình 4.2. Biểu đồ cơ cấu các bộ cá phân bố ở huyện Long Hồ........................... 25
Hình 4.3. Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của cá sơn
biển

................................................................................................................... 33

Hình 4.4. Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của cá
cơm trích .............................................................................................................. 33
Hình 4.5. Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của cá sặc
bướm ................................................................................................................... 34

Hình 4.6. Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của cá xác
sọc

................................................................................................................... 34

Hình 4.7. Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của cá
bống đen ............................................................................................................... 35
Hình 4.8. Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của cá
bống cát ................................................................................................................ 35
Hình 4.9. Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của cá rô
đồng ................................................................................................................... 36
Hình 4.10. Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của cá
phèn vàng ............................................................................................................. 36
Hình 4.11. Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của cá
phèn trắng ............................................................................................................. 37

viii


Hình 4.12. Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của cá
bãi trầu.................................................................................................................. 37
Hình 4.13. Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của cá
rằm

................................................................................................................... 38

Hình 4.14. Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của cá
chốt sọc ................................................................................................................ 38
Hình 4.15 Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của cá
sửu


................................................................................................................... 39

Hình 4.16. Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của cá
mè vinh ................................................................................................................. 39
Hình 4.17. Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của cá
dảnh ................................................................................................................... 40
Hình 4.18. Phương trình tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng của cá
lòng tong đuôi vàng.............................................................................................. 40
Hình 4.19. Tần suất chiều dài 3 tháng của cá sơn biển ........................................ 41
Hình 4.20. Tần suất chiều dài 3 tháng của cá cơm trích ...................................... 41
Hình 4.21. Tần suất chiều dài 3 tháng của cá sặc bướm ...................................... 42
Hình 4.22. Tần suất chiều dài 3 tháng của cá xác sọc ......................................... 42
Hình 4.23. Tần suất chiều dài 3 tháng của cá bống đen ...................................... 43
Hình 4.24. Tần suất chiều dài 3 tháng của cá bống cát........................................ 43
Hình 4.25. Tần suất chiều dài 3 tháng của cá rô đồng ......................................... 44
Hình 4.26. Tần suất chiều dài 3 tháng của cá phèn vàng ..................................... 44
Hình 4.27. Tần suất chiều dài 3 tháng của cá phèn trắng .................................... 45
Hình 4.28. Tần suất chiều dài 3 tháng của cá bãi trầu ......................................... 45

ix


Hình 4.29. Tần suất chiều dài 3 tháng của cá rằm ............................................... 46
Hình 4.30. Tần suất chiều dài 3 tháng của cá chốt sọc ........................................ 46
Hình 4.31. Tần suất chiều dài 3 tháng của cá sủ .................................................. 47
Hình 4.32. Tần suất chiều dài 3 tháng của cá mè vinh ........................................ 47
Hình 4.33. Tần suất chiều dài 3 tháng của cá dảnh.............................................. 48
Hình 4.34. Tần suất chiều dài 3 tháng của cá lòng tong đuôi vàng ..................... 48
Hình 4.35. Biến động hệ số điều kiện (CF) của Cá sơn biển ............................... 49

Hình 4.36. Biến động hệ số điều kiện (CF) của Cá cơm trích ............................. 49
Hình 4.37. Biến động hệ số điều kiện (CF) của Cá sặc bướm ............................. 50
Hình 4.38. Biến động hệ số điều kiện (CF) của Cá xác sọc ................................ 50
Hình 4.39. Biến động hệ số điều kiện (CF) của Cá bống đen ............................. 51
Hình 4.40. Biến động hệ số điều kiện (CF) của Cá bống cát............................... 51
Hình 4.41. Biến động hệ số điều kiện (CF) của Cá rô đồng ................................ 52
Hình 4.42. Biến động hệ số điều kiện (CF) của Cá phèn vàng ............................ 52
Hình 4.43. Biến động hệ số điều kiện (CF) của Cá phèn trắng ........................... 53
Hình 4.44. Biến động hệ số điều kiện (CF) của Cá bãi trầu ................................ 53
Hình 4.45. Biến động hệ số điều kiện (CF) của Cá rằm ...................................... 54
Hình 4.46. Biến động hệ số điều kiện (CF) của Cá chốt sọc ............................... 54
Hình 4.47. Biến động hệ số điều kiện (CF) của Cá sủ ......................................... 55
Hình 4.48. Biến động hệ số điều kiện (CF) của Cá mè vinh ............................... 55
Hình 4.49. Biến động hệ số điều kiện (CF) của Cá dảnh .................................... 56
Hình 4.50. Biến động hệ số điều kiện (CF) của Cá lòng tong đuôi vàng ............ 56

x


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
cm: centimet.
CF: Hệ số điều kiện.
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long.
ĐVT: đơn vị tính.
g: gam.
NTTS: Nuôi trồng thủy sản.
TL: Chiều dài tổng.
SL: Chiều dài chuẩn.
VN: Việt Nam.
W: Trọng lượng.


xi


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1.

Đặt vấn đề

Việt nam có bờ biển dài hơn 3.260 km và có hệ thống sông ngòi chằn chịt. Hiện
Việt Nam có khoảng 2.360 con sông, trong đó có 106 sông chính, bên cạnh hệ thống
suối phân bố khắp vùng núi và trung du. Đây là hệ thống thủy vực có mức độ đa
dạng sinh học nguồn lợi thủy sản cao nhất trong các thủy vực nội địa, đặc biệt ở các
hệ thống sông Cửu Long, sông Đồng Nai, sông Hồng, sông Thái Bình,…, cùng với
khoảng 230 hồ tự nhiên với diện tích 34.602 ha tập trung nhiều ở phía Bắc, từ 3
nghìn – 5 nghìn hồ chứa các loại được xây dựng cho các mục đích thủy lợi, thủy
điện, ngăn mặn,…(Nguồn: Đặng Văn Cường. Cập nhật ngày 09/12/2011).
Kinh tế thủy sản chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội
của đất nước, đan xen giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài trong quá trình phát
triển. Thủy sản trở thành ngành kinh tế sản xuất hàng hóa lớn và đi đầu trong hội
nhập kinh tế quốc tế.
Những năm vừa qua, kinh tế thủy sản nước ta đã tăng trưởng liên tục, nhanh và
khá ổn định. Sản lượng tăng bình quân 8-10%/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy
sản năm 2009 tăng gấp hơn 250 lần so với năm 1981. Năm 2009, tổng sản lượng
thủy sản đạt khoảng 4,85 triệu tấn, trong đó khai thác đạt 2,28 triệu tấn và nuôi trồng
thủy sản (NTTS) đạt 2,57 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2000 đạt 1,0
tỷ USD, năm 2002 đạt 2 tỷ USD/năm và đến năm 2009 đạt 4,25 tỷ USD, đứng vững
trong tốp đứng đầu đất nước về kim ngạch xuất khẩu và tiếp tục giữ vững vị trí trong
10 nước xuất khẩu thủy sản đứng đầu thế giới. (Nguồn: Th.S. Nguyễn Thanh Hải,
Phòng Quy hoạch thủy sản, cập nhật ngày 27/01/2011). Hiện nay, giá trị sản xuất

nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2011 theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 245,9
nghìn tỷ đồng, tăng 5,2% so với năm 2010, trong đó thuỷ sản đạt 60,5 nghìn tỷ đồng,
tăng 6,1%. Sản lượng thuỷ sản năm 2011 ước tính là 5432,9 nghìn tấn, tăng 5,6% so
với năm 2010. (Nguồn: Niên giám thống kê Nông – Lâm – Thủy sản (2011), cập
nhật ngày 29/12/2011).
Cho thấy ngành thủy sản đã có vị trí rất quan trọng và chiếm tỉ trọng cao trong
nền kinh tế hiện nay của nước ta. Trong đó, không thể không nói đến sự đóng góp rất
lớn lượng thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cho nước ta. ĐBSCL có
vị trí rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nói chung, thủy sản nói riêng trên các
vùng sinh thái: nuôi ngọt, nuôi lợ, nuôi biển, khai thác thủy sản biển và nội đồng tạo
ra nhiều mặt hàng thủy sản xuất khẩu có giá trị cho quốc gia. Diện tích vùng biển
đặc quyền kinh tế rộng khoảng 360.000 km2 (chiếm 37,1% tổng diện tích đặc quyền
kinh tế của cả nước) với 750 km chiều dài bờ biển (chiếm khoảng 23,4% tổng chiều
dài bờ biển toàn quốc), có hàng trăm đảo lớn nhỏ trong 2 ngư trường trọng điểm là
Đông và Tây Nam Bộ. ĐBSCL nằm ở phía Nam của Tổ quốc, bao gồm 13 tỉnh,
thành phố được xem là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển thủy sản
đặc biệt là NTTS nhất trong cả nước và khu vực. Khai thác thủy sản nước ngọt và
nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL trong thời gian qua được khẳng định là nghề sản xuất
mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng
nông thôn và ven biển; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và thu
hút được sự quan tâm đầu tư của nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Vĩnh
1


Long là một tỉnh thuộc ĐBSCL, đây cũng là một tỉnh có mức tăng trưởng kinh tế
cao. Trong đó, thủy sản hiện cũng đang rất phát triển. Vĩnh Long được bao bởi sông
Hậu và sông Tiền Giang nên có nguồn nước ngọt dồi dào quanh năm, vì thế có ưu
thế phát triển thủy sản đặc biệt là NTTS. Vĩnh Long có hệ thống sông ngòi rất thuận
lợi, nên có nguồn thủy sản phong phú. Trong đó có huyện Long Hồ, là nơi có tuyến
giao thông thủy bộ huyết mạch như sông Cổ Chiên, sông Long Hồ,…đường bộ:

Quốc lộ 1A, 53,57,….và có nhiều kênh rạch. Tạo điều kiện cho việc phát triển kinh
tế ở huyện, đặc biệt là thủy sản. Bên cạnh những thuận lợi thì thủy sản nước ngọt gặp
cũng không ít khó khăn là sự khai thác quá mức, khai thác hủy diệt như: xung điện,
cào điện, lưới mùng, và những phương tiện đánh bắt không đúng quy định khác, chất
thải công nghiệp, ô nhiễm môi trường nước, thay đổi thủy văn, công tác quản lý chưa
chặt chẽ,... đã làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Hiện nay, nguồn lợi
thủy sản tự nhiên ở Vĩnh Long nói riêng và ĐBSCL nói chung đã bị giảm sút đáng
kể. Thành phần nguồn lợi tự nhiên đã bị thay đổi, một số mất đi, một số có thể xuất
hiện, một số loài ngoại lai di nhập,…sẽ ảnh hưởng, tác động đến thành phần loài và
vấn đề nghiên cứu chưa được thực hiện thường xuyên, đặc biệt là ở Vĩnh Long, vì
thế đề tài: “Xác định thành phần loài cá khai thác tự nhiên ở huyện Long Hồ,
tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện.
1.2.

Mục tiêu của đề tài

Đề tài được thực hiện nhằm xác định thành phần loài cá khai thác tự nhiên ở
huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, nhằm cập nhật các loài cá đang phân bố, và cũng
làm cơ sở để xác định biện pháp khôi phục, bảo vệ kịp thời và đúng đắn, đồng thời
định hướng để phát triển đối tượng nuôi và quản lý nguồn lợi thủy sản địa phương
trong tương lai.
1.3.

Nội dung của đề tài

- Xác định thành phần loài cá khai thác tự nhiên ở huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh
Long.
-

Xác định mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng.


-

Xác định biến động kích cỡ cá qua các tháng thu và hệ số CF.

2


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.

Tổng quan về nguồn lợi thủy sản Thế giới

Theo kết quả công bố của FAO (2004), tổng sản lượng thủy sản thế giới đã gia
tăng từ 19,3 triệu tấn năm 1950 tăng đến 134 triệu tấn năm 2002. Trong đó sản lượng
khai thác đóng vai trò lớn nhất. Năm 2004, sản lượng khai thác toàn cầu đạt 95 triệu
tấn, nguồn lợi thủy sản tự nhiên giảm, nên sản lượng nuôi thủy sản tăng cao và đang
đến đỉnh điểm, sản lượng nuôi năm 2004 đạt 45,5 triệu tấn. Sản lượng NTTS nước
ngọt là chiếm ưu thế.
Bảng 2.1: Sản lượng thủy sản thế giới
ĐVT: triệu tấn
2000

2001

2002

2003

2004


2005(1)

Khai thác thủy sản

8,8

8,9

8,8

9,0

9,2

9,6

Nuôi thủy sản

21,2

22,5

23,9

25,4

27,2

28,9


Tổng

30,0

31,4

32,7

34,4

36,4

38,5

Khai thác thủy sản

86,8

84,2

84,5

81,5

85,8

84,2

Nuôi thủy sản


14,3

15,4

16,5

17,3

18,3

18,9

Tổng

101,1

99,6

101,0

98,8

104,1

103,1

Khai thác thủy sản

95,6


93,1

93,3

90,5

95,0

93,8

Nuôi thủy sản

35,5

37,9

40,4

42,7

45,5

47,8

Tổng

131,1

131,0


133,7

133,2

140,5

141,6

Dùng làm thực phẩm

96,9

99,7

100,2

102,7

105,6

107,2

Không làm thực phẩm

34,2

31,3

333,5


30,5

34,8

34,4

Dân số thế giới (tỉ)

6,1

6,1

6,2

6,3

6,4

6,5

Tiêu thụ cá/người (kg)

16,0

16,2

16,1

16,3


16,6

16,6

N ăm
Nội địa

B iể n

Nội địa+ Biển

Chú thích: Bao gồm cả thực vật thủy sinh; (1) Ước tính sơ bộ. (Nguồn: Tổng quan
nghề cá thế giới 2006).
3


Kết quả ước tính năm 2005:
-

Khai thác dưới mức cho phép 2%.

-

Khai thác ở mức độ cho phép 20%.

-

Khai thác đạt mức tối ưu 52%.


-

Bị khai thác quá mức 17%.

-

Khai thác cạn kệt 7%.

-

Đang được phục hồi 1%.

Nhìn chung khoảng 75% trữ lượng cá biển trên thế giới đã đạt hoặc vượt mức
khai thác tối đa.
Đối với nhóm nguồn lợi nội địa, tình trạng khai thác quá mức xảy ra khá phổ
biến, chủ yếu ở các loài có kích thước lớn phân bố trên các sông chính và các loài có
kích thước nhỏ nhưng sản lượng cao.
Sản lượng nuôi trồng trên thế giới tăng trưởng từ 27.1% năm 2000 và 32.4% vào
năm 2004. Theo báo cáo của FAO (2006), sản lượng của 10 nhóm đối tượng nuôi
đứng đầu chiếm 61,7% và của 25 nhóm đứng đầu chiếm 86,6%; trong khi đó tỉ lệ
này vào năm 2000 là 68,1% và 91%, điều đó cho thấy khuynh hướng đa dạng đối
tượng nuôi ngày càng cao.
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng về sản lượng theo các nhóm đối tượng
Giai đọan

Giáp xác
( %)

Nhuyển
thể


Cá nước
ngọt

Cá nước lợ

Cá biển

Tấ t c ả

( %)

( %)

( %)

( %)

( %)

19702004

18,9

7,7

9,3

7,3


10,5

8,8

19701980

23,9

5,6

6,0

6,5

14,1

6,2

19801990

24,1

7,0

13,1

9,4

5,3


10,8

19902000

9,1

11,6

10,5

6,5

12,5

10,5

20002004

19,2

5,3

5, 2

5,8

9,6

6,3


(Trần Đắc Định, Mai Viết Văn và Trần Văn Việt lược dịch và tổng hợp từ báo
cáo của FAO, 2006).

4


Sản phẩm NTTS là các đối tượng nuôi ngọt vẫn còn chiếm tỉ trọng lớn (56,6%
sản lượng và 50,1 % giá trị), nuôi biển đóng góp 36% sản lượng và 33,6% giá trị,
trong khi nuôi lợ chiếm 7,4% sản lượng và 16,3% giá trị.
Theo báo cáo thị trường thực phẩm tháng 10 của Tổ chức Nông Lương của Liên
Hợp Quốc (FAO), hoạt động sản xuất và NTTS tiếp tục tăng trưởng mạnh sẽ đẩy
nguồn cung cả năm 2011 ước tính lên đến 152 triệu tấn - mức cao nhất từ trước đến
nay. Trong đó, sản lượng đánh bắt đạt 90,1 triệu tấn, tăng 2,7% so với năm 2010, sản
lượng từ nuôi trồng đạt 61,6 triệu tấn, tăng 4%. FAO cũng ước tính mức tiêu thụ cá
trên bình quân đầu người sẽ tăng 1,3% trong cả năm nay, lên 17,8 kg/năm. Giá trị
thương mại thủy sản được nhận định gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt trong 6 tháng đầu
năm và đang hướng đến mức kỉ lục 120 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2010. Tháng
10, chỉ số giá thịt cá của FAO đã chạm mức cao nhất kể từ tháng 3, đạt 152 điểm,
tăng 16,4% so với cùng kì năm 2010. Giá trị thủy sản đang ở mức cao, sẽ ảnh hưởng
đến nguồn lợi thủy sản do nhu cầu, mà hiện nay nguồn lợi thủy sản trên thế giới đang
bị cảnh báo, nếu không có biện pháp ngăn chặn do tình trạng khai thác thủy sản quá
mức. Hiện nay, NTTS đang phát triển, để tạo nguồn cung cho thị trường. (Nguồn:
FAO, cập nhật ngày 07/11/2011).
Bảng 2.3: Dự báo về sản lượng thủy sản thế giới đến năm 2030
ĐVT: triệu tấn
Nguồn thông tin

2000
2004
2010 2015 2020 2020 2030

FAO
FAO SOFIA FAO SOFIA IFPRI SOFIA
statistics satistics 2002 study 2002 study 2002

Khai thác biển

86,8

85,8

86

-

87

-

87

Khai thác nội địa

8,8

9,2

6

-


6

-

6

Tổng sản lượng
khai thác

95,6

95

93

105

93

116

93

Sản lượng nuôi
trồng

35,5

45,5


53

74

70

54

83

Tổng sản lượng
thủy sản

131,1

140,5

146

179

163

170

176

(Nguồn: Ts. Nguyễn Thanh Tùng (2008)).
Theo FAO study đến năm 2015, tổng sản lượng thủy sản thế giới đạt 179 triệu
tấn (không tính thực vật thủy sinh), trong đó sản lượng nuôi trồng là 74 triệu tấn và

khai thác là 105 triệu tấn.
Theo SOFIA 2002 sản lượng khai thác thủy sản thế giới đến năm 2020 và 2030
ổn định ở mức 93 triệu tấn (khai thác biển 87 triệu tấn, nội địa 6 triệu tấn), còn sản
lượng nuôi trồng tăng từ 70 triệu tấn năm 2020 lên 83 triệu tấn năm 2030.
5


2.2.

Tổng quan về nguồn lợi thủy sản nước ngọt ở Việt Nam

Thành phần loài cá các thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam bao gồm trên 700
loài và phân loài, thuộc 228 giống, 57 họ và 18 bộ. Riêng họ cá chép có 276 loài và
phân loài thuộc 100 giống và 4 họ, 1 phân họ được coi là đặc hữu ở Việt Nam. Số
lượng loài cá ở các cửa sông dao động từ 70 đến hơn 230 loài, với tổng cộng hơn
580 loài, thuộc 109 họ và 27 bộ (Theo Vũ Cẩm Lương (2008)). Có thể thấy tiềm
năng nguồn lợi thủy sinh nội địa rất phong phú và đa dạng. Mỗi năm, sản lượng khai
thác thủy sản nội địa đạt trung bình từ 150 – 200 tấn, góp phần quan trọng vào việc
đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lương thực, thực phẩm của người dân, đặc biệt là từ các địa
phương không có biển.
Hiện nay, theo thống kê trong 544 loài có 11 loài phân bố rộng rãi trên cả 2 miền
Nam Bắc của Việt Nam. Trong đó, khu hệ cá phía Bắc (từ đèo Hải Vân trở ra) đã ghi
nhận được 240 loài thuộc khu hệ cá Hoa Nam Trung Quốc và một số loài thủy sản
khác như Cua, Ốc, Trai, Hến,… Song có khoảng 30 loài có giá trị kinh tế. Khu hệ cá
phía Nam (từ đèo Hải Vân trở vào) đã thống kê được khoảng 225 loài thuộc khu hệ
cá Ấn Độ, Mã Lai. Số loài cá có giá trị kinh tế khoảng 42 loài, phần lớn thuộc nhóm
cá ăn động vật là chủ yếu. (Theo Nguyễn Văn Hảo và ctv, được trích dẫn bởi Mai
Viết Văn, 2006).
Nghề cá nội địa đóng một vai trò rất quan trọng, đặc biệt nghề NTTS nước ngọt
mấy năm gần đây đã tạo thu nhập lớn cho người dân, góp phần tăng giá trị kim

ngạch xuất khẩu. Tổng diện tích mặt nước NTTS trong năm 2008 là 1052,6 nghìn
ha. (Nguồn: Đặng Văn Cường. Cập nhật ngày 09/12/2011).

6


Bảng 2.4: Bảng thống kê diện tích mặt nước NTTS cả nước năm 2009 và sơ
bộ 2010
ĐVT: nghìn ha
N ăm

2006

2007

2008

2009

S ơ bộ
2010

TỔNG SỐ

976.5

1018.8 1052.6 1044.7 1066.0

- Diện tích nước mặn, lợ


683.0

711.4

713.8

704.5

728.5

+ Nuôi cá

17.2

24.4

21.6

23.2

26.5

+ Nuôi tôm

612.1

633.4

629.2


623.3

645.0

+ Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản khác

53.4

53.3

62.7

58.0

57.0

+ Ươm, nuôi giống thuỷ sản

0.3

0.3

0.3

0.0

0.0

- Diện tích nước ngọt


293.5

307.4

338.8

340.2

337.5

+ Nuôi cá

283.8

294.6

326.0

327.6

324.5

+ Nuôi tôm

4.6

5.4

6.9


6.6

7.0

+ Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản khác

1.7

2.8

2.2

2.3

2.3

+ Ươm, nuôi giống thuỷ sản

3.4

4.6

3.7

3.7

3.7

(Nguồn: Tổng cục thống kê (2009)).
Sản lượng thuỷ sản năm 2010 ước tính đạt 5127,6 nghìn tấn, tăng 5,3% so với năm 2009,

trong đó cá đạt 3847,7 nghìn tấn, tăng 4,8%; tôm 588,8 nghìn tấn, tăng 7,1%. Sản lượng
thuỷ sản nuôi trồng năm 2010 ước tính đạt 2706,8 nghìn tấn, tăng 4,5% so với năm
trước. Sản lượng thuỷ sản khai thác năm 2010 ước tính đạt 2420,8 nghìn tấn, tăng
6,2% so với năm trước, trong đó khai thác biển đạt 2226,6 nghìn tấn, tăng 6,4%.

7


Bảng 2.5: Sản lượng thủy sản VN năm 2009
Sản lượng thuỷ sản
Tổng số

Tô m
Thuỷ sản khác
Nuôi trồng

Tô m
Thuỷ sản khác
Khai thác

Tô m
Thuỷ sản khác

Năm 2009

Ước tính năm 2010

4870,3
3670,7
549,5

650,1
2589,8
1962,6
419,4
207,8
2280,5
1708,1
130,1
442,3

5127,6
3847,7
588,8
691,1
2706,8
2058,5
450,3
198,0
2420,8
1789,2
138,5
493,1

VT: nghìn tấn
Năm 2010 so với
năm 2009 (%)
105,3
104,8
107,1
106,3

104,5
104,9
107,4
95,3
106,2
104,7
106,5
111,5

(Nguồn: Niên giám thống kê Nông – Lâm – Thủy sản năm 2009).
Sản lượng thuỷ sản năm 2011 ước tính là 5432,9 nghìn tấn, tăng 5,6% so với năm
2010, trong đó cá 4050,5 nghìn tấn, tăng 5,6%; tôm 632,9 nghìn tấn, tăng 6,8%; sản
lượng NTTS năm 2011 vẫn đạt 2930,4 nghìn tấn, tăng 7,4% so với năm 2010, trong
đó cá đạt 2258,6 nghìn tấn, tăng 7,5%; tôm 482,2 nghìn tấn, tăng 7,2% và sản lượng
thuỷ sản khai thác năm 2011 ước tính đạt 2502,5 nghìn tấn, tăng 3,6% so với năm
trước, gồm: khai thác biển đạt 2300 nghìn tấn, tăng 3,6%; khai thác nội địa đạt 202,5
nghìn tấn, tăng 4,2%. (Nguồn: Niên giám thống kê Nông – Lâm – Thủy sản (2011),
cập nhật ngày 29/12/2011).
Bên cạnh đó, nguồn lợi thủy sản tự nhiên khác cũng khá phong phú trong các
thủy vực nước ngọt, động vật không xương sống giống như: tôm càng xanh, tôm riu,
cua đồng, ốc nhồi,…Tuy chưa phải là các đối tượng xuất khẩu, song rất cần thiết cho
cuộc sống của người dân, nhất là ở vùng nông thôn. (Võ Thành Toàn và ctv, 2006).

Hình 1: Thị trường và mặt hàng xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2010.
8


Thị trường xuất khẩu tập trung chủ yếu ở Mỹ (18,57%), EU (24,55%), Nhật Bản
(18,23%),… Mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao trong 6 tháng năm 2010 là cá tra
(31,85%), tôm (35,08%). Trong năm 2011, có 14 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu

trên 2 tỷ USD, trong đó: thủy sản 6,1 tỷ.
* Tình hình nghiên cứu khu hệ cá nước ngọt VN
x “Cá nước ngọt Việt Nam” (Nguyễn Văn Hảo, 2005) gồm 3 tập đề cập tới
1027 loài và phân loài trong 427 giống của 98 họ, 22 bộ.
x “Cá kinh tế nước ngọt Việt Nam” (Mai Đình Yên, 1983): gồm 63 loài, trong
đó có 16 loài cá kinh tế thuộc lưu vực sông Hồng, 13 loài cá kinh tế thuộc lưu vực
sông Cửu Long, 7 loài cá kinh tế ở ao, hồ ruộng, 18 loài cá kinh tế được nuôi và 9
loài cá cảnh.
x “Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ” (Mai Đình Yên, 1992) đã thống kê
được 255 loài trong 139 giống thuộc 43 họ và 14 bộ. Bộ Cypriniformes có 97 loài,
51 giống và 4 họ; bộ Siluriformes 48 loài, 19 giống và 7 họ; bộ Perciformes 42 loài,
31 giống và 12 họ; bộ Pleuronectiformes 18 loài, 5 giống và 3 họ; bộ Clupeiformes
17 loài, 11 giống và 3 họ. Một số bộ còn lại chỉ có 1-7 loài, 1-5 giống.
x “Định loại cá nước ngọt vùng ĐBSCL” (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu
Hương, 1993) gồm 173 loài, 99 giống, 39 họ và 13 bộ. Bộ Cypriniformes 50 loài, 27
giống của 3 họ; bộ Perciformes 42 loài, 29 giống của 15 họ; bộ Siluriformes 41 loài,
18 giống của 7 họ; bộ Clupeiformes 12 loài, 7 giống của 2 họ. Các bộ còn lại mỗi bộ
chỉ có 1-6 loài, 1-4 giống và 1-2 họ.
x Đoàn Văn Tiến và Mai Thị Trúc Chi (2005) cá bắt được ở hạ lưu sông
Mêkong có 193 loài thuộc 40 họ, 13 bộ.
x “Nguồn lợi thủy sản Việt Nam” (Bộ Thủy sản, 1996). Phần cá nước ngọt gồm
544 loài, thuộc 228 giống, 57 họ và 18 bộ. Bắc Bộ 222 loài, Bắc Trung Bộ 145 loài,
Nam Trung Bộ 120 loài và Nam Bộ 306 loài.
x Nguyễn Thanh Tùng (2007) ở An Giang xác định được 134 loài, trong đó có
130 loài cá thuộc 40 họ của 13 bộ.
x Trần Đắc Định và ctv (2003) nghiên cứu thành phần các loài cá đồng và đánh
giá sự biến động của chúng trong khu bảo tồn U Minh Thượng.
x Trần Thanh Xuân và ctv (1994) có 55 loài cá thuộc 15 họ ở Chàm Chim –
Tam Nông – Đồng Tháp. Trong đó họ cá chép (Cyprinidae) có 24 loài (43,6%).
2.3.


Nguồn lợi thủy sản nước ngọt ở ĐBSCL

ĐBSCL có điều kiện giao thoa mặn, ngọt đã tạo nên vùng sinh thái đặc thù với sự
phong phú, đa dạng các loài động thực vật thủy sinh, bãi đẻ, bãi cư trú các loại ấu
trùng của các loài thủy sản hình thành nên một vùng có sản lượng và năng suất sinh
học rất cao. Nguồn lợi thủy sản vùng ĐBSCL mang tính chất nhiệt đới rõ rệt, rất đa
dạng về thành phần loài và phong phú về mặt sản lượng. Có khoảng 236 loài cá đã
được tìm thấy, trong đó họ cá chép 74 loài (31,36%), họ cá trơn 51 loài (21,6%).
(Theo Nguyễn Văn Hảo và ctv, được trích dẫn bởi Mai Viết Văn, 2006).
9


Chế độ thủy văn của ĐBSCL chịu sự chi phối hoàn toàn của Sông Mekong. Hệ
thống Sông Cửu Long gồm nhiều con sông lớn nhỏ, gồm các con sông như: Sông
Hậu; Sông Tiền (Sông Mỹ Tho, Sông Hàm Luông, Sông Cổ Chiên, Sông Ba Lai).
Bên cạnh hệ thống sông Cửu Long, ĐBSCL còn có một số hệ thống sông - kênh lớn
khác như sau: Sông Vàm Cỏ, Sông Sở Thượng và Sở Hạ, Sông Giang Thành, Sông
Châu Đốc, Sông Cái Lớn và Cái Bé…ĐBSCL có hệ thống sông – kênh – rạch chằng
chịt nhất cả nước, điều này tạo thuận lợi lớn cho việc phát triển sản xuất thủy sản.
(Nguồn: Ts. Nguyễn Thanh Tùng (2008), Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản).
Diện tích NTTS nước ngọt của ĐBSCL cũng thể hiện xu hướng tăng trong giai đoạn
2004-2008, năm 2008 tổng diện tích toàn vùng 129.032 ha, tốc độ tăng trung bình năm
khoảng 4,23%. Các tỉnh thượng nguồn sông Hậu và Sông Tiền có đóng góp quan trọng trong
phát triển nuôi nước ngọt, nhưng diện tích nuôi không nhiều và chủ yếu nuôi hình thức thâm
canh và nuôi lồng bè. Sản lượng NTTS nước ngọt của ĐBSCL năm 2008 là 1.422.796 tấn,
tốc độ tăng trung bình năm 29,08%. (Nguồn: Sở Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn các tỉnh ĐBSCL (2008)).


Bảng 2.6: Diễn biến sản lượng NTTS nước ngọt theo đối tượng năm 2008
Danh mục

N ăm

N ăm

N ăm

N ăm

N ăm

N ăm

Tăng

2003

2004

2005

2006

2007

2008

(%/năm)


Cá tra

206.428 270.857 423.856 420.098 696.829

1.029.910 38,30

Cá rô phi

9.977

14.330

24.071

30.215

33.966

34.962

30,49

Cá lóc bông

6.837

9.254

9.971


10.173

10.490

8.266

30,68

Cá rô đồng

3.441

3.814

5.498

2.064

2.064

36.542

70,62

Tôm càng xanh 6.431

3.284

9.668


6.863

8.100

8.136

13,03

304.980

14,14

Khác

130.682 139.785 194.457 358.076 417.175

Tổng

363.795 441.324 667.522 827.489 1.168.623 1.422.796 29,08

(Nguồn: Sở Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh ĐBCSL
(2008)).

Sản lượng khai thác thủy sản nội địa khá cao, thường chiếm tỷ lệ từ 50-60% sản
lượng khai thác nội địa cả nước. Sản lượng khai thác thủy sản nội địa vùng ĐBSCL
năm 2008 là 121.494 tấn.

10



Bảng 2.7: Sản lượng khai thác thủy sản nội địa vùng ĐBSCL 2000 – 2008
ĐVT: Tấn
2005

2006

2007

2008

Tốc Độ
Tăng
Trưởng

Danh Mục

2000

ĐBSCL

186.590

Long An

5.285

5.005

6.115


6.016

7.325

4,16

Tiền Giang

4.885

3.364

3.654

3.684

3.583

-3,80

Bến Tre

3.116

3.306

1.558

1.283


1.148

-11,73

Trà Vinh

21.000

11.430

10.882

11.480

22.166

0,68

Vĩnh Long

10.138

8.161

8.048

7.937

7.853


-3,14

Đồng Tháp

23.871

18.486

21.756

16.030

16.429

-4,56

An Giang

91.268

51.330

53.403

51.851

40.650

-9,62


Kiên Giang

5.000

3.600

3.615

3.655

3.653

-3,85

Cần Thơ

6.576

6.454

6.310

6.223

6.121

-0,89

Hậu Giang


4.317

4.294

3.966

3.670

3.234

-3,55

Sóc Trăng

8.867

4.800

7.127

6.040

5.092

-6,70

Bạc Liêu

2.267


2.695

2.000

3.200

4.240

8,14

Cà Mau

-

-

-

-

-

-

122.925 128.434 121.069 121.494

-5,22

(Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh vùng ĐBSCL (2008)).

Theo Tổng Cục Thủy Sản năm 2011, trong 6 tháng diện tích về sản lượng thủy
sản nước ngọt là 98.640 ha và 882.568 tấn, bằng 14% diện tích và 74% sản lượng
thủy sản nuôi trong vùng.
Hiện nay ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thủy sản do nhiều
nguyên nhân như: ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng biến đổi thời tiết, khai thác
quá mức và hủy diệt,… Vì thế cần phải có biện pháp quản lý thủy sản nghiêm ngặt,
phục hồi và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đang là vấn đề cấp bách.

11


2.4.

Tình hình thủy sản nước ngọt ở huyện Long Hồ và tỉnh Vĩnh Long

2.4.1. Tổng quan về Vĩnh Long
 Địa lý
Vĩnh Long là Tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ ĐBSCL thuộc vùng giữa sông Tiền
- sông Hậu, cách Thành phố Hồ Chí Minh 136 km với tọa độ địa lý từ 9o 52' 45" đến
10o 19' 50" vĩ độ Bắc và từ 104o 41' 25" đến 106o 17' 00" kinh độ Đông. Vị trí giáp
giới như sau : Phía Bắc và Đông Bắc giáp Tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Phía Tây và
Tây Nam giáp Tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. Phía Đông và Đông Nam giáp Tỉnh Trà
Vinh. Nam giáp tỉnh Trà Vinh; Đông giáp sông Cổ Chiên, ngăn cách với tỉnh Bến
Tre. (Nguồn: ; Cập nhật ngày 01/04/2009).
.

Hình 2.2. Bản đồ hành chính Vĩnh Long.
 Địa hình
Nằm giữa hai con sông lớn, địa hình của Vĩnh Long tương đối bằng phẳng,
62,85% diện tích tỉnh có cao trình khá thấp so với mực nước biển (<1,0m). Độ cao

của địa hình giảm dần từ Bắc xuống Nam, từ vùng ven sông trở vào trong, tạo thành
dạng lòng chảo. Xét về độ cao, địa bàn Vĩnh Long có thể chia thành 4 vùng địa hình
như sau:
- Vùng có cao trình từ 1,2 - 2,0 m: có diện tích khoảng 29.934,21 ha, chiếm
22,74%; phân bố ven sông Hậu, sông Tiền, sông Mang Thít, ven sông rạch lớn cũng
như đất cù lao giữa sông và vùng đất giồng gò cao của huyện Vũng Liêm, huyện Trà
Ôn.
- Vùng có cao trình từ 0,8 - 1,2 m: có diện tích khoảng 60.384,93 ha, chiếm
45,86%, phân bố ven sông Tiền, sông Hậu và sông rạch lớn.
-

Vùng có cao trình từ 0,4 - 0,8 m: có diện tích 39.875,71 ha, chiếm 30,28%.
12


×