Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tăng Trưởng Kinh Tế Của Trung Quốc Và Ấn Độ - Tác Động Tới Cơ Cấu Thương Mại, Thị Phần Và Giá Cả Thế Giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.82 KB, 22 trang )

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ - TÁC
ĐỘNG TỚI CƠ CẤU THƯƠNG MẠI, THỊ PHẦN VÀ GIÁ CẢ THẾ GIỚI
I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN CHÂU Á VÀ
TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
Tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững và mức sống ngày càng tăng tại các nước châu Á đi
kèm với việc tỷ trọng xuất khẩu và tiêu dùng các nguyên liệu thô của khu vực này so với thế
giới tăng đáng kể. Sự nổi lên gần đây của các nước đang phát triển ở châu Á với tư cách là
một động lực cho sự phát triển của kinh tế toàn cầu rất được hoan nghênh, đặc biệt là khi công
cuộc giảm nghèo của Trung Quốc và Ấn Độ đạt được nhiều tiến bộ nhằm hướng tới Mục tiêu
thiên niên kỷ là giảm 1/2 số người nghèo đói trên toàn cầu vào năm 2015. Thêm vào đó, cùng
với tốc độ tăng trưởng nhanh, việc các nước này hội nhập mạnh mẽ hơn vào hệ thống thương
mại thế giới đã tạo ra những cơ hội xuất khẩu mới cho nhiều nước phát triển và đang phát
triển.
Tuy nhiên, những nhà hoạch định chính sách của các nước phát triển và đang phát triển
cũng lo ngại về những tác động ngược chiều tiềm ẩn từ việc cầu nhập khẩu và cung xuất khẩu
ngày càng tăng của những nước châu Á đang tăng trưởng này đối với nền kinh tế của họ. Ví
dụ, việc xuất khẩu của các nước châu Á mạnh hơn các nước đang phát triển khác sẽ làm phát
sinh e ngại rằng khu vực này có thể trở thành người chi phối về giá trong các hoạt động xuất
khẩu liên quan tới những ngành sử dụng nhiều lao động trên thị trường thế giới và theo thời
gian áp lực cạnh tranh mà các nước châu Á này mang lại, sẽ làm mất hết những cơ hội xuất
khẩu của các nước đang phát triển khác. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại tại phần
lớn các nước phát triển, tình trạng này cũng làm nảy sinh các tranh cãi tại các nước phát triển
xoay quanh vấn đề việc làm và hậu quả của việc nhập khẩu từ các nước đang phát triển của
châu Á trong các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động tăng lên, cũng như việc phân bổ lại
và đưa các hoạt động kinh tế sang các nước này ngày càng nhiều thêm. Thêm vào đó, trong 3
năm qua, các nhà hoạch định chính sách ở một vài nước phát triển và đang phát triển đã quan
tâm tới những tác động ngược chiều tiềm ẩn có thể có lên khả năng tăng giá của hàng hoá, đặc
biệt là kim loại và nhiên liệu. Việc tăng giá các mặt hàng này một phần là do cầu từ các nước
đang phát triển có tốc độ tăng trưởng nhanh ở châu Á tăng lên.
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc sẽ ảnh hưởng như thế nào tới nền kinh
tế toàn cầu đang là tâm điểm chú ý trong thời gian gần đây. Ví dụ, hiện có nhiều ý kiến lo sợ


rằng việc Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001 và đặc biệt là việc Hiệp định dệt may
(ATC) kết thúc vào đầu năm 2005 sẽ làm xuất khẩu của Trung Quốc trong lĩnh vực sử dụng
nhiều lao động là dệt may tăng mạnh. Một số ý kiến khác e ngại rằng khi đó giá mua bán quần
áo trên thế giới sẽ giảm đáng kể, khiến cơ hội xuất khẩu của các nước đang phát triển khác
giảm đi cũng như đe dọa khả năng tồn tại của các nhà sản xuất ở các nước phát triển phải
nhập khẩu. Thêm vào đó, các báo cáo đánh giá và dự báo về những thay đổi của nền kinh tế
Trung Quốc trên phương tiện thông tin đại chúng có thể gây ảnh hưởng lớn tới sự biến động
của giá cả thế giới của các mặt hàng nguyên liệu thô như dầu mỏ, đồng, niken trong ngắn hạn.
Sự phát triển của nền kinh tế Ấn Độ gây ra ít lo ngại hơn, mặc dù trong một vài năm gần đây,
nền kinh tế nước này cũng tăng trưởng mạnh mẽ. Hơn nữa, tiềm năng tăng trưởng của Ấn Độ
nhiều khi được đánh giá cao hơn cả của Trung Quốc. Tuy nhiên, xuất khẩu trong các ngành sản
1


xuất sử dụng nhiều lao động của Ấn Độ không có vị trí nổi trội trong luồng thương mại thế giới
như Trung Quốc, đồng thời tốc độ tăng trưởng tiêu dùng các nguyên liệu thô của Ấn Độ cũng
không bằng của Trung Quốc. Mối lo ngại của các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ về tốc độ tăng
trưởng của Ấn Độ chủ yếu tập trung vào hoạt động hướng ra bên ngoài của lĩnh vực dịch vụ. Một
số nhà hoạch định chính sách của các nước đang phát triển thì lo ngại về việc xuất khẩu hàng may
mặc của Ấn Độ tăng lên sẽ có ảnh hưởng thế nào tới nền kinh tế nước họ sau khi ATC kết thúc và
sau khi Ấn Độ thực hiện đầy đủ tất cả các quy định của WTO trong lĩnh vực này. Điều này sẽ
càng làm tăng thêm những tác động ngược chiều khi các mặt hàng xuất khẩu này của Trung Quốc
tăng lên.
Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tác động tới cơ cấu thương mại thế giới nhiều hơn Hàn Quốc và
Nhật Bản trong quá trình phát triển kinh tế của họ trước đây
Tốc độ tăng nhanh thu nhập và những thay đổi trong cơ cấu thương mại của Trung Quốc
thời gian gần đây có điểm tương đồng với trường hợp của Nhật Bản và Hàn Quốc vài thập kỷ
trước đây. Ví dụ, giữa năm 1965 và 1985, xuất khẩu hàng chế tác của Hàn Quốc tăng với tốc
độ trung bình hàng năm là gần 35%, gấp 2 lần tốc độ tăng của thế giới. Tương tự, từ năm
1987 đến năm 2003, xuất khẩu hàng chế tác của Trung Quốc tăng với tốc độ trung bình hàng

năm là gần 18%, cũng gấp 2 lần so với tốc độ tăng của thế giới.
Tuy nhiên, có sự khác biệt cơ bản giữa tốc độ tăng trưởng gần đây của Ấn Độ và Trung
Quốc với giai đoạn đầu của quá trình phát triển, công nghiệp hoá và tăng trưởng mạnh mẽ của
Nhật Bản và Hàn Quốc. Cả hai nhóm nước này đều có những đặc điểm riêng của mình. Đầu
tiên, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều là những nền kinh tế lớn, với dân số lớn hơn khoảng 10 lần
so với Nhật Bản và khoảng 25 lần so với Hàn Quốc. Dân số Trung Quốc chiếm khoảng 21%
tổng dân số thế giới kể từ khi nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu thực hiện chiến lược bắt kịp các
nền kinh tế phát triển và ngày càng hội nhập vào thương mại thế giới từ cuối những năm 70.
Và con số của Ấn Độ là khoảng17% kể từ khi nước này tập trung vào việc hội nhập vào nền
thương mại thế giới cuối những năm 80. Ngược lại, tỷ lệ tương ứng của Nhật Bản và Hàn
Quốc chỉ là 3% và 1% trong thời kỳ những nước này thực hiện chính sách đuổi kịp các nước
phát triển và mở rộng xuất khẩu. Thêm vào đó, Trung Quốc còn chiếm khoảng 13% và Ấn Độ
khoảng 6% tổng thu nhập toàn cầu, tính theo ngang giá sức mua (PPP).
Thứ hai, việc hội nhập thương mại sâu rộng hơn và thu nhập tăng nhanh của Trung Quốc
và Ấn Độ xuất phát từ những mức thu nhập bình quân đầu người thấp. Ví dụ, từ cuối những
năm 80 (khi hai nước đều đẩy nhanh việc hội nhập thương mại), thu nhập bình quân đầu
người của hai nước xấp xỉ bằng với mức của Hàn Quốc trong giai đoạn xuất khẩu của nước
này bắt đầu tăng lên vào đầu những năm 60, nhưng chỉ bằng khoảng một nửa của Nhật Bản
vào giữa những năm 50 khi mà xuất khẩu của nước này bắt đầu giai đoạn cất cánh sau chiến
tranh. Điều này có nghĩa cầu của Trung Quốc và Ấn Độ ít nhất có thể thay đổi như Hàn Quốc
và nhiều hơn Nhật Bản trong thời kỳ các nước thực hiện chính sách bắt kịp các nước phát
triển và hội nhập nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới sau đại chiến thế giới thứ II.
Do qui mô lớn và những đặc điểm đặc trưng về cầu của nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ,
những thay đổi trong cơ cấu của cung và cầu của hai nước có xu hướng gây ra những tác động
lớn hơn nhiều so với tác động của Nhật Bản và Hàn Quốc lên thương mại thế giới trong giai
đoạn cất cánh kinh tế của các nước này. Tăng trưởng của Trung Quốc đã có một số tác động
lên luồng thương mại của toàn thế giới. Nếu như vai trò của công nghiệp hoá đối với nền kinh
tế Ấn Độ giống như ở những nước châu Á phát triển khác thì cơ cấu thương mại hàng hoá của
2



Ấn Độ có vẻ như sẽ giống như của Trung Quốc nhưng chậm hơn một hoặc hai thập kỷ.
Có một số điểm cần lưu ý về môi trường quốc tế khi Trung Quốc và Ấn Độ tiến hành chiến
lược bắt kịp về kinh tế và hội nhập sâu rộng về thương mại. Một là tốc độ tăng trưởng kinh tế
và công nghiệp hoá của các nước phát triển đang chậm lại. Điều này sẽ làm giảm cơ hội xuất
khẩu liên quan đến thu nhập của những nước đang phát triển xuất khẩu trong những mặt hàng
chế tác cần nhiều lao động, và khiến cho những dự báo về tiêu dùng hàng hoá sơ cấp toàn cầu
thêm bi quan. Kết quả là đầu tư vào sản xuất hàng hoá và thiết bị chế biến sẽ giảm, đặc biệt là
trong ngành khai mỏ và sản xuất năng lượng. Một điểm nữa cần lưu ý là việc hội nhập thương
mại sâu rộng hơn của Trung Quốc và Ấn Độ diễn ra cùng thời điểm các nước đang phát triển
khác cũng đang có những nỗ lực tương tự. Nhiều nước cũng đang đồng thời tăng cường các
hoạt động hướng tới xuất khẩu đối với cùng một số mặt hàng. Điều này sẽ làm tăng sự cạnh
tranh giữa các nước đang phát triển trên thị trường xuất khẩu.
II. BÙNG NỔ VỀ CẦU VÀ CÁC MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI Ở CHÂU Á
1. Thay đổi trong các mô hình tiêu dùng thực phẩm
Thu nhập bình quân đầu người tăng lên từ những mức thấp đã kéo theo sự tăng lên của
mức tiêu dùng thực phẩm bình quân đầu người và sự chuyển hướng trong cơ cấu chi tiêu của
hộ gia đình từ các sản phẩm sơ cấp, đặc biệt là thực phẩm chuyển sang các sản phẩm chế tác
(ví dụ như hàng dệt may và quần áo) các sản phẩm từ gỗ và giấy, máy móc (ví dụ như các
thiết bị điện gia dụng) và hoá chất (ví dụ như dược phẩm). Cầu của hộ gia đình về các dịch vụ
cũng gia tăng, đặc biệt là các dịch vụ vận tải (đặc biệt là vận tải cá nhân), điện và nhà ở (bao
gồm đồ gỗ và các thiết bị gia dụng). Giá trị thực phẩm trong chi tiêu của hộ gia đình tuy tăng
về số tuyệt đối nhưng lại giảm tương đối so với các sản phẩm khác. Hơn nữa, do thu nhập
bình quân đầu người tiếp tục tăng, mức tăng lên của lượng calo bình quân đầu người giảm
dần, và các hộ gia đình cũng thay đổi cơ cấu tiêu dùng thực phẩm của mình: Tỷ lệ các loại
ngũ cốc chính giảm trong khi ở hầu hết các nước tỷ lệ thịt, cá, các sản phẩm từ sữa, rau và hoa
quả lại có xu hướng tăng lên.
Những thay đổi về thu nhập không chỉ là nguyên nhân duy nhất khiến mô hình tiêu dùng
thực phẩm thay đổi. Các nguyên nhân khác là những thay đổi trong lối sống và sở thích, đặc
biệt những thay đổi đi cùng với quá trình đô thị hoá và sự tăng lên của số gia đình hạt nhân.

Những thay đổi này có xu hướng sẽ dẫn đến sự chú trọng hơn nữa tới tính tiện nghi, bao gồm
một tỷ lệ lớn hơn các thực phẩm không tiêu dùng tại gia đình, tình trạng tiêu thụ nhiều hơn
các thực phẩm chế biến sẵn và những nỗ lực để giảm thời gian chuẩn bị cho những bữa ăn
truyền thống (Popkin 1993). Quá trình đô thị hoá sẽ có tác động vô cùng lớn tới mức độ và cơ
cấu tiêu dùng thực phẩm của một đất nước nếu như thu nhập của người tiêu dùng thành thị
cao hơn nhiều so với người tiêu dùng ở nông thôn. Trong trường hợp này, người tiêu dùng ở
nông thôn có thể sẽ phải tiếp tục phấn đấu tăng mức calo tiêu thụ bình quân đầu người trên cơ
sở các bữa ăn truyền thống, trong khi đó người tiêu dùng thành thị đã đạt được mức dinh
dưỡng giống như người tiêu dùng ở các nước phát triển và sẽ ngày càng xa rời các bữa ăn
truyền thống.
Sự phát triển về mức độ và cơ cấu tiêu dùng thực phẩm giữa Trung Quốc và Ấn Độ không
giống nhau. Tính đến cuối những năm 90, mức calo tiêu thụ bình quân dầu người trung bình
của Trung Quốc đã chỉ kém 10% so với mức của các nước phát triển. Do Ấn Độ có thu nhập
bình quân đầu người ở mức tương đối thấp và tăng tương đối chậm, trong hai thập kỷ qua,
3


mức tăng của cầu đối với ngũ cốc bình quân đầu người của nước này thấp hơn nhiều so với
Trung Quốc, và mức tiêu dùng gạo và lúa mỳ bình quân đầu người của Ấn Độ cũng thấp hơn
Trung Quốc. Trên thực tế, mức calo tiêu thụ bình quân đầu người mỗi ngày của Ấn Độ vẫn
thấp hơn 20% so với Trung Quốc. Do đó triển vọng cho thấy mức tiêu thụ thực phẩm bình
quân đầu người của Trung Quốc trong tương lai sẽ tăng chậm hơn so với trước đây, trong khi
ở Ấn Độ mức tiêu thụ thực phẩm bình quân đầu người sẽ tăng mạnh hơn so với trước đây
(FAP, 2002: 11-12)
Thay đổi trong cơ cấu tiêu dùng thực phẩm của Trung Quốc sẽ làm tăng cầu đối với các
sản phẩm từ vật nuôi, cây có dầu, dầu thực vật, hoa quả và rau.
Sự chuyển hướng này chủ yếu diễn ra ở các thành phố, nơi người tiêu dùng có thu nhập cao
hơn và được tiếp cận với nhiều sản phẩm thực phẩm hơn. Lượng thịt tiêu dùng đã tăng hơn 50%
trong vòng một thập kỷ vừa qua. Lượng thịt tiêu dùng bình quân đầu người đã tăng lên đáng kể,
chủ yếu do cầu đối với thịt lợn và thịt gia cầm đã tăng đáng kể, tăng thêm khoảng 1/3 trong vòng

một thập kỷ qua. Cầu đối với các sản phẩm thịt có vẻ vẫn sẽ tiếp tục tăng lên: Các dự báo cho
thấy chỉ riêng Trung Quốc sẽ chiếm tới hơn 40% mức tăng thêm về cầu đối với thịt của thế giới
trong giai đoạn 1997-2020 (Rosegrant et al., 2001:65). Mức tăng chung của tiêu dùng thịt cũng
đóng góp vào việc tăng lên của cầu về đỗ tương, do thực phẩm này được dùng làm thức ăn cho
vật nuôi. Mức tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người, nhất là dầu đậu nành và dầu cọ cũng
tăng mạnh do thu nhập của người dân thành thị tăng đã khiến họ sử dụng nhiều hơn các loại dầu
này để thay thế cho các loại dầu thực vật chất lượng kém hơn.
Tiêu thụ các sản phẩm từ vật nuôi và thức ăn chăn nuôi của Ấn Độ có thể sẽ tăng mạnh
Những thay đổi trong mô hình bữa ăn của Ấn Độ trong một thập kỷ qua rất khác so với
Trung Quốc (bảng 1). Người Ấn Độ vốn có truyền thống ăn chay nên cầu của nước này về thịt
và thức ăn cho vật nuôi trước đây khá hạn chế; do đó mô hình bữa ăn có xu hướng chuyển từ
dùng nhiều ngũ cốc sang dùng nhiều thịt (Rosegrant et al., 2001: 5-30). Nhưng tỷ lệ của ngũ
cốc trong tổng thực phẩm tiêu thụ của Ấn Độ chỉ giảm nhẹ, còn tỷ lệ của rau, các sản phẩm từ
sữa và hoa quả cũng không tăng nhiều như ở Trung Quốc. Điều này cho thấy mô hình bữa ăn
của Ấn Độ đã không thay đổi với cùng tốc độ của Trung Quốc trong thập kỷ vừa qua, cũng
như không giống như Nhật Bản và Hàn Quốc trong thập kỷ 70 và thập kỷ 80.
Tuy nhiên, dân số tăng nhanh và thu nhập bình quân đầu người tăng đã dẫn đến sự tăng lên
mạnh mẽ của mức tiêu thụ thực phẩm của Ấn Độ về tuyệt đối. Ví dụ, trong vòng một thập kỷ
qua, mức tiêu dùng ngũ cốc tăng khoảng 15%, tiêu dùng rau tăng 50% trong khi tiêu dùng đỗ
tương tăng gấp đôi, còn tiêu dùng gia cầm tăng gấp ba lần. Ấn Độ có vẻ vẫn đang ở giai đoạn
đầu tiên của quá trình chuyển đổi dinh dưỡng, do đó có khả năng khá lớn là lượng calo tiêu
thụ bình quân đầu người sẽ tăng nhanh, đặc biệt là trong tiêu dùng các sản phẩm từ vật nuôi
và các sản phẩm là thức ăn cho vật nuôi. Sự chuyển hướng mô hình bữa ăn Ấn Độ cũng sẽ
khiến tiêu dùng hoa quả, rau, cá và thủy sản tăng mạnh giống như ở các nước châu Á khác.
Bảng 1. Thành phần chế độ ăn uống
ở Trung Quốc và Ấn Độ, năm 1994 và 2002 (%)
Sản phẩm
Rượu

Trung Quốc

1994
2002
3,6
3,8

4

Ấn Độ
1994
2002
0,3
0,4


Ngũ cốc
Trứng
Cá và thuỷ sản
Hoa quả
Thịt
Sữa
Cây có dầu
Đậu
Các thực phẩm có tinh bột
Đường và bột ngọt
Cây có đường
Dầu thực vật
Rau
Các sản phẩm khác
Tổng


36,0
2,1
3,3
5,0
6,7
1,3
1,4
0,3
10,7
1,2
0,0
1,3
25,5
1,5
100,0

23,0
2,4
3,5
6,5
7,3
1,8
0,9
0,2
11,1
1,0
0,0
1,3
35,1
1,9

100,0

38,9
0,3
1,1
8,5
1,2
14,0
2,0
3,1
5,3
5,9
2,8
1,7
13,5
1,3
100,0

36,0
0,4
1,1
8,6
1,2
14,4
1,5
2,8
5,5
5,6
2,9
2,1

15,9
1,6
100,0

2. Mức tiêu thụ kim loại và năng lượng
Trong vòng vài thập kỷ qua, lượng kim loại sử dụng ở Trung Quốc, và một phần nào đó là
Ấn Độ đã tăng mạnh. Xu hướng này bắt đầu trở nên rõ rệt ở Trung Quốc kể từ giữa thập kỷ
90. Trong giai đoạn giữa năm 1994 và 2003, mức tăng trưởng GDP trung bình hàng năm của
Trung Quốc đạt 8,2%, trong khi đó mức tiêu dùng kim loại còn tăng với tốc độ cao hơn:
Nhôm tăng 13,6%/năm, đồng tăng 14,9%, niken tăng 13,0%, thép tăng 9,2%. Tăng trưởng
GDP trung bình của Ấn Độ trong cùng giai đoạn là 5,8%, trong khi đó tốc độ tăng tiêu dùng
đối với đồng là 12,4%, nhôm là 3,2%, niken là 3,7% và thép là 4,4%. Mặc dù mức tăng về sử
dụng kim loại tính theo giá trị tuyệt đối đã tăng nhanh ở cả Trung Quốc và Ấn Độ nhưng nếu
tính theo giá trị bình quân đầu người thì là vẫn ở mức tương đối thấp, đặc biệt nếu so sánh với
Hàn Quốc hoặc các nước phát triển như Nhật Bản và Mỹ (bảng 2)
Bảng 2. Mức sử dụng kim loại bình quân đầu người
ở một số nước năm 2003
Đơn vị (kg/người)
Trung Quốc
Ấn Độ
Nhật Bản
Hàn Quốc
Mỹ

Nhôm
4,0
0,7
15,8
20,6
19,3


Đồng
2,4
0,3
9,4
18,9
7,8

Niken
0,1
0,0
1,4
2,4
0,4

Thép
197,9
33,4
603,2
984,6
349,3

Mức độ tiêu thụ kim loại của các nước nghèo ở mức thấp, do các nước này dựa chủ yếu
vào ngành nông nghiệp chưa được cơ giới hoá. Khi quá trình phát triển kinh tế diễn ra, tới
một mức độ nào đó, sự tăng trưởng của khu vực chế tác và các hoạt động xây dựng cũng như
cầu của người tiêu dùng đối với các hàng hoá lâu bền bắt đầu chậm lại. Do đó, mức độ sử
dụng lúc đầu tăng lên sau đó giảm xuống cùng với sự tăng lên của thu nhập bình quân đầu
người. Quan trọng nhất là các kỹ thuật sản xuất mới hoặc sự tăng giá trong dài hạn sẽ dẫn đến
5



sự ra đời của các chất liệu thay thế nhân tạo và do đó lượng kim loại sử dụng trong mỗi đơn vị
đầu ra sẽ giảm xuống. Ngoài ra, quá trình công nghiệp hoá dựa vào ngành công nghiệp nặng
sẽ đòi hòi nhiều kim loại hơn quá trình công nghiệp hoá dựa vào ngành công nghiệp nhẹ; hơn
nữa, một chiến lược công nghiệp hoá hướng ra bên ngoài nhiều hơn sẽ đòi hỏi phải xây dựng
các cầu cảng có sử dụng nhiều kim loại hơn.
Mức sử dụng kim loại ở Trung Quốc có thể sẽ chậm lại khi đầu tư vào cơ sở hạ tầng giảm
so với những mức rất cao hiện nay
Trong thời gian gần đây, mức độ sử dụng nhôm, đồng và niken của Trung Quốc đã tăng trở
lại, và có xu hướng tăng đều đặn trong vòng hai đến ba năm qua; điều này rõ ràng là do quá
trình công nghiệp hoá đang diễn ra nhanh chóng. Một phần do tốc độ đầu tư tăng rất nhanh,
đặc biệt là đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Ví dụ, theo Morgan Stanley (2004), tỷ trọng của đầu tư
cơ sở hạ tầng trong GDP của Trung Quốc tăng từ mức đã khá cao là khoảng 15% trong năm
1997 lên mức hơn 20% trong năm 2002. Điều này cho thấy với cùng một tốc độ tăng trưởng
kinh tế, mức tiêu dùng kim loại có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào mức độ và cơ cấu đầu tư. Do
đó mức tăng nhanh của tiêu dùng kim loại của Trung Quốc có thể sẽ chậm lại một khi đầu tư
vào cơ sở hạ tầng giảm xuống so với mức cao hiện nay.
Ấn Độ chậm hơn từ 5 đến 20 năm so với Trung Quốc về mức độ tiêu dùng bình quân đầu
người các hàng hoá như nhôm, đồng và thép
Ngược với những diễn biến ở Trung Quốc, mức độ tiêu thụ nhôm, đồng, niken của Ấn
Độ vẫn tương đối ổn định trong vòng bốn thập kỷ qua. Sự khác biệt này phản ánh sự khác
nhau giữa hai nước về tốc độ công nghiệp hoá và tỷ trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong
GDP của Ấn Độ tương đối nhỏ. Giả sử sự tăng trưởng hiện nay và các xu hướng công
nghiệp hoá hiện nay vẫn được duy trì, Morgan Stanley (2004:15) đã ước tính rằng Ấn Độ
chậm hơn từ 5 đến 20 năm so với Trung Quốc về mức độ tiêu dùng bình quân đầu người các
hàng hoá như nhôm, đồng và thép.
Tương tự như mức tiêu thụ kim loại, Hannesson (2002) đã cho thấy mức tiêu thụ năng
lượng lúc đầu tăng lên sau đó giảm xuống khi một nước đã đạt đến một mức phát triển nhất
định. Điều này có nghĩa là việc sử dụng năng lượng có xu hướng sẽ tăng chậm hơn so với thu
nhập ở các nước đã công nghiệp hoá, trong khi xu hướng ngược lại sẽ diễn ra ở những nước

có tỷ trọng công nghiệp trong tổng sản lượng tiếp tục tăng. Cùng với xu hướng chung này,
mức độ tiêu thụ năng lượng của Ấn Độ có thay đổi tương đối nhỏ trong vòng bốn thập kỷ qua.
Điều này có thể chủ yếu là do tốc độ công nghiệp hoá của nước này tương đối chậm, đồng
thời mức đầu tư cho cơ sở hạ tầng của nước này cũng tương đối thấp, làm hạn chế tăng trưởng
của cầu đối với nhiên liệu vận tải. Ngược lại, sự bùng nổ tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc
không đi theo mô hình chung: Mức độ tiêu thụ của Trung Quốc không ổn định, nhưng vẫn ở
mức rất cao cho đến tận cuối thập kỷ 70 khi mức tiêu thụ này bắt đầu giảm, và xu hướng này
chỉ đảo ngược bắt đầu từ năm 2000.
Mức độ sử dụng năng lượng của Trung Quốc trong tương lại sẽ phụ thuộc vào sự cân
bằng giữa những xu hướng trái ngược nhau, nhưng có thể sẽ tăng chậm hơn so với thu nhập
Biến động trong sử dụng năng lượng tại Trung Quốc trong tương lai phụ thuộc vào sự cân
bằng giữa những xu hướng trái ngược nhau. Một mặt, khi quá trình công nghiệp hoá vẫn tiếp
tục diễn ra nhanh chóng, mức sống cao hơn của người dân và cơ sở hạ tầng giao thông được
6


cải thiện, nhu cầu sử dụng năng lượng của Trung Quốc sẽ tăng lên. Mặt khác, bất chấp độ co
giãn về thu nhập bình quân đối với sử dụng năng lượng thấp trong 30 năm qua, tỷ lệ năng
lượng sử dụng tính trên một đơn vị đầu ra của Trung Quốc vẫn tương đối cao nếu xét tới mức
độ phát triển kinh tế hiện nay. Tình trạng này cho thấy trong tương lai Trung Quốc có khả
năng sẽ phải sử dụng nhiều công nghệ tiết kiệm năng lượng hơn nữa (ví dụ như các phương
tiện đi lại tiết kiệm năng lượng). Việc áp thuế nhiên liệu dành cho phương tiện đi lại hoặc tiến
hành tự do hoá giá năng lượng hơn nữa cũng có thể giúp làm giảm khả năng cầu về năng
lượng tăng lên. Tuy nhiên, những biện pháp đó cần cân nhắc một cách thận trọng những tác
động tiêu cực của chúng tới thu nhập thực tế của những người sử dụng năng lượng, ví dụ như
nông dân, những người phải sử dụng dầu đi-en-zen để vận hành máy móc và phương tiện vận
tải; và chi phí về năng lượng để sản xuất đầu vào là phân bón - một yếu tố quan trọng đối với
họ. Xét tới những yếu tố đối lập đó, rất có khả năng độ co giãn về thu nhập đối với sử dụng
năng lượng của Trung Quốc sẽ tương đối thấp trong vài năm tới. Crompton và Wu (2005) ước
tính trong giai đoạn từ 2004 đến 2010, độ co giãn này sẽ đạt tốc độ tăng hàng năm là 3,8%;

trong khi Cơ quan năng lượng quốc tế (2004) lại dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình hàng
năm là 2,6% trong giai đoạn từ 2002-2030.
III. NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CƠ CẤU THƯƠNG MẠI
Nghiên cứu về những thay đổi trong lợi thế so sánh đối với phát triển kinh tế cho thấy tốc
độ tăng thu nhập nhanh chóng tại các nước tương đối nghèo tài nguyên thiên nhiên như Trung
Quốc và Ấn Độ (cũng như Nhật Bản và Hàn Quốc) diễn ra cùng lúc với thay đổi trong cơ cấu
xuất khẩu của những nước này, từ hàng nông sản sang hàng chế tác. Nó cũng cho thấy rằng,
dựa trên nguồn lao động có tay nghề, cơ cấu xuất khẩu hàng chế tác sẽ ngày càng chuyển từ
những mặt hàng vẫn chiếm ưu thế từ trước – những mặt hàng đòi hỏi nhiều lao động sang
những mặt hàng đòi hỏi nhiều kỹ năng và tay nghề hơn.
1. Cơ cấu nhập khẩu
Kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn định và quá trình công nghiệp hoá nhìn chung làm tăng kim
ngạch nhập khẩu (cả giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong tổng nhập khẩu) của các hàng hoá sơ
cấp và cả tư liệu sản xuất và sản phẩm đầu vào trung gian trong các giai đoạn đầu của quá
trình công nghiệp hoá. Khác với Hàn Quốc trước đây khi nước này đang trong giai đoạn phát
triển kinh tế nhanh chóng để đuổi kịp các nước phát triển, trong những năm gần đây, tỷ lệ máy
móc trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc và Ấn Độ đã giảm. Một nguyên nhân là
do một lượng lớn nhu cầu đối với các công nghệ tiên tiến bị nén lại, mà trong trường hợp của
Trung Quốc có thể dẫn tới tình trạng nhập khẩu công nghệ cao ồ ạt một khi có đủ các điều
kiện phù hợp cả ở trong nước và quốc tế. Một nguyên nhân quan trọng khác là do những nhân
tố cụ thể của từng quốc gia.
Ở Ấn Độ, tỷ trọng máy móc trong tổng kim ngạch nhập khẩu giảm là do tỷ trọng công
nghiệp trong nền kinh tế còn thấp. Trong khi đó, ở Trung Quốc, điều này phản ánh sự tham
gia ngày càng lớn vào các mạng lưới sản xuất quốc tế
Trong trường hợp của Ấn Độ, sự giảm sút về tỷ trọng máy móc trong tổng kim ngạch nhập
khẩu liên quan chặt chẽ tới tỷ trọng tương đối hạn chế của ngành công nghiệp trong cơ cấu
nền kinh tế. Đối với Trung Quốc, là có sự tăng mạnh về tỷ trọng linh kiện điện tử. Điều này
thể hiện tác động lớn hơn của việc tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu tới các chiến
lược phát triển và công nghiệp hoá của Trung Quốc, tương tự như với các nước đang phát
7



triển khác. Cụ thể là, trở thành một bộ phận của mạng lưới sản xuất toàn cầu có thể tạo ra
động lực mạnh mẽ cho các chiến lược phát triển và công nghiệp hoá của các nước đang phát
triển, chủ yếu là do việc tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu sẽ mở rộng phạm vi các
lĩnh vực mà các nước đang phát triển có thể dựa vào để hiện đại hoá nền kinh tế. Do từng sản
phẩm có các đặc điểm riêng biệt, cho phép phân chia quá trình sản xuất của một số lĩnh vực
công nghiệp thành nhiều công đoạn khác nhau, nên các quốc gia đang công nhiệp hoá có thể
tập trung phát triển chỉ một công đoạn sản xuất chuyên biệt chứ không phải phát triển cả
chuỗi sản xuất hoàn thiện như trong các chiến lược công nghiệp hoá ở châu Á giai đoạn trước
đây.
Bảng 3. Cơ cấu nhập khẩu hàng hoá của một số nước Châu Á, giai đoạn 1965-2003
(% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá)
Nhóm sản phẩm
Hàng hoá sơ cấp
Tất cả các thực
phẩm
Thịt & thịt qua
chế biến
Cá & hải sản
Ngũ cốc & ngũ
cốc qua chế
biến
Rau & hoa quả
Hạt có dầu và
dầu thực vật
Các nguyên liệu
thô từ nông
nghiệp
Bông

Cao su
Bần & gỗ
Khoáng sản,
quặng & kim loại
Quặng kim loại
& kim loại phế
liệu
Kim loại màu
Nhiên liệu
Các ngành chế
tác sử dụng nhiều
tài nguyên và lao
động
Dệt may
Quần áo
Bần, gỗ và các
sản phẩm giấy
Chế tác khoáng
sản phi kim
Các ngành chế
tác đòi hỏi công
nghệ cao và tay
nghề thấp
Sắt thép

Nhật Bản
Hàn Quốc
1965 1975 1985 1995 2003 1965 1975 1985 1995 2003
80,5 83,0 74,7 45,8 42,1 48,4 49,4 42,8 31,9 35,8
22,7 18,0 14,1 16,4 12,5 15,1 14,2 5,8

5,5
5,6
0,6

1,2

1,5

2,9

2,3

0,0

0,2

0,1

0,6

0,9

0,9
9,4

2,0
5,7

3,7
3,1


5,3
1,6

3,4
1,4

0,0
12,1

0,1
9,5

0,3
2,9

0,6
1,5

1,1
1,1

1,8
4,7

1,1
2,7

1,5
1,8


1,9
1,0

1,6
0,8

0,1
0,9

0,2
1,0

0,2
1,2

0,4
0,7

0,5
0,5

20,4

9,5

7,2

6,3


3,0

22,2

11,4

7,9

5,5

2,5

5,4
1,6
6,1
17,4

1,5
0,3
5,3
11,0

0,8
0,4
3,4
9,0

0,2
0,4
3,7

6,7

0,1
0,3
1,7
5,0

9,1
1,9
4,6
4,2

3,4
0,8
3,7
4,7

1,7
0,7
1,8
5,3

0,6
0,6
1,3
6,4

0,2
0,3
0,5

5,6

12,5

7,8

5,0

2,9

2,4

1,1

2,4

2,9

2,5

2,6

3,0
20,0
1,8

2,2
44,5
4,0


3,1
44,4
5,7

3,2
16,4
14,0

2,2
21,6
12,2

2,0
7,0
6,8

0,9
19,1
5,3

1,5
23,8
5,0

3,5
14,5
7,7

2,8
22,1

6,8

0,7
0,1
0,2

1,4
0,9
0,5

1,6
1,6
0,9

1,9
5,7
2,7

1,4
5,2
2,7

6,0
0,1
0,4

3,5
0,1
0,4


2,2
0,1
0,6

3,1
0,8
1,6

1,9
1,5
1,3

0,7

0,8

1,0

1,8

1,2

0,3

0,4

1,0

1,2


1,3

2,5

0,8

1,9

3,2

2,5

8,9

9,7

16,2

7,7

5,7

1,7

0,3

1,2

1,8


0,9

5,4

4,7

3,8

5,0

4,2

8


Nhật Bản
Hàn Quốc
1965 1975 1985 1995 2003 1965 1975 1985 1995 2003
Tàu thuyền
0,4
0,2
0,2
0,1
0,0
1,6
3,4 11,1 1,2
0,3
Các ngành sản 5,2
3,8
4,4 10,2 11,5 10,3 14,3 13,5 20,7 15,4

xuất đòi hỏi công
nghệ cao và tay
nghề trung bình
Máy móc không 4,2
2,7
2,7
4,0
5,0
7,9 11,1 10,8 16,7 9,2
dùng điện
Điện máy,
0,5
0,5
0,8
1,9
2,7
1,7
1,7
1,6
2,1
4,0
không bao gồm
hàng điện tử
Các ngành chế 6,9
5,3
9,1 11,1 12,7 24,1 14,6 13,0 16,5 14,2
tác đòi hỏi tay
nghề và công
nghệ cao
Hàng điện tử

1,9
1,9
2,8 12,3 16,0 1,0
6,1
8,7 13,9 20,1
Thiết bị viễn
0,1
0,2
0,1
1,4
1,9
0,3
0,8
0,7
0,5
1,0
thông & thiết bị
gia dụng
Máy văn phòng 1,2
0,7
0,8
3,3
4,3
0,1
0,3
1,1
1,8
1,9
& máy tính
Các phụ tùng & 0,6

1,0
1,9
7,6
9,8
0,7
5,1
6,9 11,6 17,2
linh kiện b
Nhóm sản phẩm

Nhóm sản phẩm
Hàng hoá sơ cấp
Tất cả các thực
phẩm
Thịt & thịt qua
chế biến
Cá & hải sản
Ngũ cốc & ngũ
cốc qua chế
biến
Rau & hoa quả
Hạt có dầu và
dầu thực vật
Các nguyên liệu
thô từ nông
nghiệp
Bông
Cao su
Bần & gỗ
Khoáng sản,

quặng & kim loại
Quặng kim loại
& kim loại phế
liệu
Kim loại màu
Nhiên liệu
Các ngành chế
tác sử dụng nhiều
tài nguyên và lao
động
Dệt may

Trung Quốca
Ấn Độa
1987 1995 2003 1975 1985 1995 2003
18,0 20,4 20,1 44,3 45,4 42,3 45,4
7,4
7,0
3,6 31,9 8,4
4,6
5,8
0,0

0,1

0,2

0,0

0,0


0,0

0,0

0,1
1,9

0,5
2,8

0,5
0,1

0,0
29,1

0,0
0,6

0,0
0,1

0,0
0,0

0,1
1,0

0,1

2,1

0,2
2,1

1,4
0,6

1,3
3,9

1,6
2,3

1,5
3,8

6,3

5,0

3,7

2,5

3,4

4,3

3,3


0,0
0,9
1,4
3,0

1,1
0,6
0,4
4,5

0,3
0,6
0,9
5,6

0,8
0,2
0,0
5,4

0,1
0,5
0,2
7,0

0,5
0,6
0,7
7,5


0,5
0,4
1,0
4,3

1,2

2,3

2,9

0,4

1,9

2,5

1,8

1,7
1,3
12,9

2,0
3,9
14,4

2,5
7,2

6,9

2,7
4,4
4,0

2,8
26,6
8,2

3,7
25,9
9,7

1,9
32,0
13,5

8,6

8,5

3,5

0,3

0,8

1,1


1,6

9


Trung Quốca
Ấn Độa
1987 1995 2003 1975 1985 1995
Quần áo
0,0
0,8
0,3
0,0
0,0
0,0
Bần, gỗ và các 3,1
2,5
1,4
1,7
1,2
1,5
sản phẩm giấy
Chế tác khoáng 0,8
0,8
0,9
2,0
6,1
6,8
sản phi kim
Các ngành chế 13,8 7,5

6,7
9,8
8,9
5,6
tác đòi hỏi công
nghệ cao và tay
nghề thấp
Sắt thép
11,1 5,0
5,3
8,4
7,1
4,2
Tàu thuyền
0,5
0,8
0,2
0,1
0,3
0,3
Các ngành sản 27,7 26,2 20,1 15,8 17,0 16,6
xuất đòi hỏi công
nghệ cao và tay
nghề trung bình
Máy móc không 19,2 20,8 12,6 11,6 14,0 12,9
dùng điện
Điện máy,
1,8
2,8
3,9

2,9
1,1
1,6
không bao gồm
hàng điện tử
Các ngành chế 17,1 17,2 18,8 23.0 17,0 20,4
tác đòi hỏi tay
nghề và công
nghệ cao
Hàng điện tử
8,3 12,7 26,2 1,9
3,2
4,3
Thiết bị viễn
2,1
0,8
0,4
0,1
0,1
0,1
thông & thiết bị
gia dụng
Máy văn phòng 1,3
0,9
2,8
0,2
0,5
0,7
& máy tính
Các phụ tùng & 4,9 11,0 23,0 1,5

2,6
3,5
linh kiện b
Nhóm sản phẩm

2003
0,1
1,0
10,5
5,2

2,0
1,9
10,4

7,4
1,6

14,2

9,4
0,3

1,6
7,4

Ghi chú: a. Không có dữ liệu của các năm trướcl; b. Bao gồm SITC 759, 764, 772 & 776

Thực tế là, sự yếu kém của các liên kết cung cấp nội địa (tức là sự khan hiếm nguồn cung
trong nước đối với các đầu vào sản xuất trung gian) đã làm giảm các tác động tích cực tới

phát triển kinh tế của các hoạt động lắp ráp xuất khẩu ở một số nước đang phát triển trong
những năm gần đây. Hơn nữa, hạn chế này có xu hướng làm giảm lợi thế tương đối về chi phí
trong các hoạt động lắp ráp xuất khẩu có chi phí lao động thấp. Đối với Trung Quốc, mặc dù
chi phí lương của các công ty điện tử của Nhật Bản tại Trung Quốc thấp hơn nhiều so với ở
Nhật Bản, nhưng do những nhà cung cấp địa phương thường không thể cung cấp được hoặc
đủ các đầu vào sản xuất trung gian đáp ứng đúng chất lượng, nên đã làm giảm lợi thế về tài
chính của việc sản xuất ở Trung Quốc so với ở Nhật Bản. Tuy nhiên, việc Trung Quốc đầu tư
mạnh vào năng lực chế tác trong nước gần đây có thể giúp ngành công nghiệp điện tử giảm
đáng kể sự phụ thuộc vào các bộ phận và linh kiện nhập khẩu, và giúp tăng cường các liên kết
nội địa trong công nghiệp do các linh kiện thay thế đã được sản xuất trong nước.
Các giai đoạn tăng giảm khác nhau của tỷ trọng hàng dệt may trong cơ cấu nhập khẩu của bốn
nước phản ánh tầm quan trọng của những mặt hàng xuất khẩu cần nhiều lao động trong quá trình
10


công nghiệp hoá. Đối với Nhật Bản, trong khi tỷ trọng nhập khẩu hàng dệt ổn định trong suốt 4
thập kỷ, thì tỷ trọng nhập khẩu hàng may mặc đã tăng mạnh, đặc biệt trong 10 năm trở lại đây. Tỷ
trọng nhập khẩu hàng dệt của Hàn Quốc cũng giảm liên tiếp, nhưng tỷ trọng nhập khẩu hàng may
mặc của nước này lại tăng đều đặn, giống như Nhật Bản trước đây. Đối với Trung Quốc, sự giảm
sút trong tỷ trọng nhập khẩu hàng dệt hiện nay gần giống như trường hợp của Hàn Quốc từ những
năm 70. Trong khi tỷ trọng hàng dệt của Ấn Độ có tăng lên trong cơ cấu nhập khẩu, nhưng cũng
là tăng lên từ những mức rất thấp. Nhìn chung, tỷ trọng hàng dệt may trong cơ cấu nhập khẩu của
Ấn Độ không có thay đổi đáng kể trong vài năm trở lại đây.
Việc tỷ trọng hàng hoá sơ cấp trong cơ cấu nhập khẩu của Nhật Bản và Hàn Quốc giảm
mạnh trong giai đoạn 1985-1995 có vẻ ngược với những dự báo về một sự thay đổi trong lợi
thế so sánh của các quốc gia đang phát triển mạnh mẽ với nguồn tài nguyên không mấy dồi
dào. Tuy nhiên, riêng đối với Nhật Bản, điều này một phần phản ánh sự thay đổi cơ cấu liên
tục trong giai đoạn 1985-1995, với tỷ trọng ngành công nghiệp trong tổng sản lượng giảm từ
40% xuống 34% và tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 59% lên 68%. Một lý do nữa là do giá dầu
giảm trong nửa cuối thập kỷ 80. Trong giai đoạn 1965-1985, tỷ trọng hàng hoá sơ cấp trong

cơ cấu nhập khẩu của Nhật Bản và Hàn Quốc giảm phần nhiều là trong lĩnh vực nông nghiệp.
Điều này phần nào phản ánh sự tăng trưởng sản lượng trong nước do kết quả của cuộc Cách
mạng Xanh, và một phần do xu hướng bảo hộ nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá
của các nước này.
Trong quá trình công nghiệp hoá và tăng trưởng kinh tế, nhập khẩu nhiên liệu và một số
nguyên liệu (bông, cao su, gỗ, quặng sắt và kim loại màu) chiếm tỷ trọng lớn. Ví dụ, nhiên
liệu tiếp tục chiếm khoảng 1/5 tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản và Hàn Quốc và tỷ
trọng nhiên liệu trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng 5 lần trong vòng 15
năm. Tỷ trọng các loại khoáng sản, quặng sắt và kim loại trong tổng kim ngạch nhập khẩu của
Nhật Bản đã giảm mạnh, trong khi tỷ trọng này của Hàn Quốc có vẻ đã đạt đến ngưỡng cao
nhất, và vẫn tiếp tục tăng đối với Trung Quốc. Lý do chủ yếu là chu kỳ sử dụng nhiều kim
loại trong quá trình công nghiệp hoá ở Trung Quốc. Tỷ trọng bông trong tổng kim ngạch nhập
khẩu của Nhật Bản và Hàn Quốc giảm do có sự dịch chuyển tỷ trọng hàng dệt may trong kim
ngạch xuất khẩu của hai nước này.
Nhập khẩu năng lượng và nguyên liệu thô của Trung Quốc vẫn tăng trưởng mạnh trong
một vài năm tới
Bảng 4 mô tả những thay đổi về nhập khẩu một số sản phẩm của Trung Quốc và Ấn Độ
trong hai thập kỷ tới. Bảng này cho thấy nhập khẩu hàng hoá và nguyên liệu thô của Nhật
Bản và Hàn Quốc tăng rất mạnh trong những giai đoạn đuổi bắt và phát triển kinh tế đầu tiên,
sau đó sẽ chậm lại. Mức tăng nhập khẩu các hàng hoá sơ cấp của Trung Quốc trong giai đoạn
1990-2000 cũng tương ứng với Nhật Bản trong hai mươi năm đầu của giai đoạn đuổi bắt và hội
nhập kinh tế sau chiến tranh. Điều này có hàm ý rằng mức tăng nhập khẩu của Trung Quốc trong
hai thập kỷ tới sẽ chậm hơn trong giai đoạn 1990-2000? Dự báo cho nhập khẩu từng sản phẩm cụ
thể của Trung Quốc cho thấy mức tăng nhập khẩu trung bình trong thời gian tới có thể sẽ thấp hơn
so với trung bình giai đoạn 1990-2000. Tuy nhiên, khi Trung Quốc bắt đầu hội nhập với thế giới,
thu nhập bình quân đầu người của nước này thấp hơn rất nhiều so với Nhật Bản và Hàn Quốc
trong thời kỳ tương ứng. Do đó, Trung Quốc có thể vẫn giữ được mức tăng trưởng nhập khẩu khá
mạnh đối với năng lượng và nguyên liệu thô trong vài năm tới để duy trì đà phát triển.
11



Bảng 4. Thay đổi mức nhập khẩu nguyên liệu thô của Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc và Ấn Độ (%)
Nhật Bản
Sản phẩm

1955-1965

1965-1975

Trung Quốc
1975-1995

1990-2000

20002020

Khối
lượng

Giá
trị

1,5a

2,5b

Khối
lượng


Giá
trị

Khối
lượng

Giá
trị

Khối
lượng

Giá
trị

Đỗ tương

2,3

2,3

1,8

4,2

1,4

1,5

Cao su tự nhiên & các chất tương tự


2,3

1,4

1,4

1,7

2,4

6,9

2,5

2,0

2,3



..

8,0

..

5,3

..


3,9

..

5,2

..

..

Bông

1,5

1,2

1,0

1,9

0,5

0,9

0,6

0,2

3,4


..

Quặng & bột quặng sắt

7,1

6,4

3,4

4,2

0,9

1,4

4,9

4,7

5,0 c

..

Quặng & bột quặng kim loại màu

5,3

8,6


3,2

6,1

0,8

2,7

4,0

4,3

2,1d

5,6 d

Than đá, than cốc & than bánh

6,0

4,8

3,6

12,8

2,0

1,9


..

0,9

..

..

Dầu thô, dầu đã qua chế biến một phần

9,9

7,0

3,1

18,8

1,0

1,5

24,0

35,1

2,5 e

4,1 e


..

3,4

..

4,4

..

4,2

6,0

6,5

..

..

Gỗ, gỗ xẻ & bần

Các sản phẩm dầu mỏ

14

Khối
lượng


20002010

Giá trị

11490,5 7072,6


Hàn Quốc
Sản phẩm

1964-1970

1970-1980

Ấn Độ
1980-2000

1990-2000

20002010

20002020

Khối
lượng

Giá
trị

Khối

lượng

Giá
trị

Khối
lượng

Giá
trị

Khối
lượng

Giá trị

Khối
lượng

Giá
trị

Đỗ tương

3,6

3,3

18,4


48,5

2,7

2,0

..

..

1,1

..

Cao su tự nhiên & các chất tương tự

2,7

2,8

4,6

13,6

2,8

1,3

0,2


0,2

3,0

..

..

6,8

..

7,0

..

1,0

..

1,9

..

..

Bông

1,7


1,7

3,0

9,5

1,0

0,7

159,0 f

111,5 f

1,1

..

Quặng & bột quặng sắt

25,1

149,3

121,3

168,8

4,3


5,5

2,7

2,6

..

..

Quặng & bột quặng kim loại màu

38,0

25,0

13,7

31,8

6,3

7,2

6,8

3,0

..


..

..

1,2

..

147,8

..

4,9

..

2,6

..

..

12,4 g

9,4

2,8

44,9


4,9

4,5

3,6

4,4

1.6 e

2,3 e

..

0,6

33,6

69,7

8,0

9,5

..

0,5

..


...

Gỗ, gỗ xẻ & bần

Than đá, than cốc & than bánh
Dầu thô, dầu đã qua chế biến một phần
Các sản phẩm dầu mỏ
Ghi chú:

Các con số trong bảng số liệu là số lần tăng nhập khẩu, vd: “2” chỉ ra lượng nhập khẩu gấp đôi; a. Bột khô
dầu; b. 1997-2020; c. Ước tính tới năm 2009; d. Tổng các ngành công nghiệp khai khoáng; e. Các dự báo theo
năm cơ sở, 2002; f. 1979-1981 tới 1989-1991; g. 1965-1970

15


3. Cơ cấu xuất khẩu
Tăng trưởng xuất khẩu kéo dài là đặc điểm chung của mọi giai đoạn công nghiệp hoá ở châu Á
trong 5 thập kỷ qua. Điều này sẽ không thể có được nếu không có sự dịch chuyển cơ cấu xuất
khẩu. Tích luỹ tư bản, cả vật chất và con người, đã làm tăng năng suất lao động, và do đó dẫn tới
mức lương cao hơn. Do sự thay đổi về lợi thế so sánh, các nước đang trong quá trình công nghiệp
hoá cần cải thiện cơ cấu xuất khẩu của mình theo hướng chuyển sang những hàng hoá có tiềm
năng tăng năng suất tương đối cao hơn để đạt được sự tăng trưởng sản lượng ổn định.
Trong bối cảnh này, các công ty trong nước cần tham gia vào các thị trường xuất khẩu
trong các ngành có tiềm năng thị trường và năng suất cao, và sử dụng nguồn thu từ xuất khẩu
để nhập khẩu tư liệu sản xuất, hàng hoá trung gian và hàng hóa sơ cấp cần thiết cho mục đích
tăng năng suất và công nghiệp hoá. Mặc dù tiềm năng thị trường và năng suất giữa các mặt
hàng không giống nhau, nhìn chung các sản phẩm chế tác, nhất là loại sử dụng nhiều kỹ năng,
có tiềm năng cao hơn những sản phẩm khác. Đó là do trong dài hạn, các khu vực sản xuất sơ
cấp phải đối mặt với sự thay đổi bất lợi về tỷ giá trao đổi mậu dịch, cũng như những hạn chế

đối với khả năng tăng năng suất, và các mặt hàng chế tác xuất khẩu sử dụng nhiều lao động ở
các nước đang phát triển có nguy cơ thừa cung. Việc tỷ trọng hàng chế tác trong cơ cấu xuất
khẩu của các nước đang công nghiệp hoá mạnh mẽ hiện nay tăng lên là một xu hướng chung,
cũng tương tự như ở các nước Canada, Nhật Bản, Thuỵ Sĩ và Mỹ trong 6 thập kỷ đầu thế kỷ
20.
Bảng 5 cho thấy mối quan hệ giữa quá trình công nghiệp hoá và cải thiện cơ cấu xuất khẩu.
Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc (nhưng không có Ấn Độ) trên thực tế đã thành công
trong việc cải thiện cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của mình, từ hàng hoá sơ cấp sang hàng chế
tác. Đối với các hàng hoá chế tác, trong thời kỳ đầu tăng trưởng nhanh và công nghiệp hoá,
hàng hoá sử dụng nhiều lao động chiếm tỷ trọng lớn, nhất là hàng may mặc, trong khi ở các
nước phát triển công nghiệp hơn như Nhật Bản và Hàn Quốc, tỷ trọng các mặt hàng điện tử và
hàng chế tác sử dụng nhiều kỹ năng như ô tô lại tăng mạnh.
Mặc dù có khác nhau về mặt thời gian, nhưng tiến trình thay đổi này khá giống nhau ở cả ba
nước. Tỷ trọng hàng hoá sơ cấp trong kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Nhật Bản đã giảm mạnh
sau Chiến tranh thế giới thứ hai và tỷ trọng hàng dệt may đã đạt ngưỡng cao nhất vào những năm
1950. Giữa thập kỷ 60, hàng dệt, cũng như sắt thép, vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất
khẩu của Nhật Bản, nhưng đến giữa thập kỷ 80, với sự tăng trưởng của ngành công nghiệp ô tô,
các loại xe có động cơ trên bộ trở thành loại hàng xuất khẩu có tỷ trọng cao nhất, đồng thời, tỷ
trọng tư liệu sản xuất xuất khẩu, nhất là các loại máy móc không sử dụng điện và hàng điện tử bắt
đầu tăng. Cần chú ý là tỷ trọng thành phẩm trong lĩnh vực điện tử đạt mức cao nhất vào giữa
những năm 80, và sau đó các mặt hàng như bộ phận và linh kiện hàng điện và điện tử, xe có động
cơ trên bộ đã trở thành những mặt hàng có tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu hàng hoá
của Nhật Bản. Xu hướng bảo hộ trong các thị trường xuất khẩu chính của Nhật Bản (Mỹ và Tây
Âu), sự tăng giá của đồng yên sau Hiệp định Plaza năm 1985, và sự cạnh tranh từ các nước công
nghiệp mới tăng lên là nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự đổi mới trong mô hình xuất khẩu của
Nhật Bản.
Bảng 5. Cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu từ một số nước châu Á, 1965 – 2003
(% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá)

27



Nhóm sản phẩm
Hàng hoá sơ cấp
Thực phẩm
Nguyên liệu cho nông
nghiệp
Khoáng sản, quặng sắt và
kim loại
Nhiên liệu
Hàng chế tác có hàm
lượng lao động và tài
nguyên lớn
Hàng dệt
Hàng may mặc
Giầy dép, đồ da và sản
phẩm đi lại
Li-e, gỗ và các sản phẩm
giấy
Hàng chế tác khai khoáng
phi kim
Hàng chế tác có hàm
lượng kỹ thuật thấp
Sắt thép
Sản phẩm giả kim
Phương tiện vận tải đơn
giản
Tàu thuyền
Hàng chế tác có hàm
lượng kỹ thuật trung bình

Sản phẩm cao su và chất
dẻo
Máy móc không sử dụng
điện
Điện máy trừ hàng điện tử
Các loại xe có động cơ
trên bộ
Hàng chế tác có hàm
lượng kỹ thuật cao
Hoá chất công nghiệp
Dược phẩm
Máy bay
Dụng cụ khoa học
Hàng điện tử
Thiết bị thông tin (không
kể linh kiện) và thiết bị gia
đình
Máy vi tính và máy móc
công sở (không kể linh
kiện)
Linh kiện và bộ phận
Khác

Nhật Bản
1965 1975 1985
1995
8,8
4,4
2,7
2,8

4,4
1,5
0,8
0,5
2,3
1,4
0,6
0,6

2003
2,9
0,5
0,5

1965
40,6
16,7
8,6

Hàn Quốc
1975
1985 1995
18,4
8,7
6,7
13,2
4,1
2,3
1,6
0,7

1,3

2003
7,3
1,4
0,9

1,7

0,4

0,9

1,1

1,4

14,3

1,3

0,7

1,0

1,5

0,4

1,1


0,3

0,6

0,4

1,1

2,2

3,1

2,0

3,6

23,9

8,7

5,5

3,8

3,3

41,4

48,7


32,0

19,0

10,0

13,7
3,4
1,4

5,3
0,6
0,4

2,8
0,4
0,2

1,7
0,1
0,1

1,4
0,1
0,0

15,1
11,8
2,4


13,0
22,6
5,5

8,4
14,7
6,8

10,1
4,1
3,0

5,6
1,9
0,9

2,2

1,0

0,8

0,7

0,7

10,5

5,4


0,9

1,3

1,1

3,2

1,3

1,2

1,2

1,1

1,6

2,1

1,1

0,6

0,5

30,6

35,7


15,3

9,5

9,0

8,7

10,3

28,8

13,0

11,8

15,4
3,6
2,7

18,5
3,3
3,1

7,8
2,0
2,0

3,9

1,7
1,4

3,8
1,6
1,5

7,3
1,3
0,0

4,6
2,5
0,6

6,0
5,0
1,2

4,5
3,0
1,0

4,1
1,6
0,2

8,9

10,9


3,4

2,5

2,2

0,0

2,7

16,7

4,5

5,8

15,0

27,4

40,8

41,8

45,0

2,8

5,6


7,4

20,5

22,8

1,9

1,4

1,3

1,5

1,6

0,7

3,5

1,9

1,8

1,6

7,1

10,8


13,4

18,8

17,2

1,4

0,6

2,0

5,9

6,9

2,8
3,2

2,8
12,4

3,3
22,7

4,8
16,6

4,7

21,5

0,2
0,5

1,4
0,1

1,4
2,1

5,4
7,4

2,4
11,8

9,8

11,0

9,4

12,6

15,2

0,5

3,1


5,2

8,9

10,4

6,0
0,4
0,1
3,3
7,5
5,0

6,8
0,2
0,0
3,9
10,9
5,7

4,1
0,2
0,1
5,0
23,5
9,2

6,4
0,4

0,1
5,6
27,5
2,6

7,7
0,7
0,3
6,4
22,6
3,7

0,2
0,0
0,1
0,2
0,9
0,8

1,2
0,2
0,3
1,4
9,4
2,9

3,0
0,1
0,8
1,3

13,5
5,8

7,0
0,2
0,2
1,4
29,1
5,2

8,5
0,2
0,2
1,5
35,8
4,2

0,3

1,2

4,8

4,9

2,0

0,0

0,4


1,4

3,4

5,0

2,3
4,4

4,1
1,9

9,4
2,7

20,0
1,9

17,0
1,8

0,1
5,0

6,1
4,6

6,3
4,4


20,5
2,7

26,5
1,7

28


Nhóm sản phẩm

Trung Quốc
1987 1995
2003
37,7 15,7
9,2
15,6 8,3
4,4
6,3 1,8
0,7

1975
55,1
37,7
4,0

1985
41,8
25,3

2,8

Ấn Độ
1995
25,6
19,0
1,3

2,1

1,6

12,3

7,6

3,6

4,4

3,6

2,5

1,1

6,0

1,7


5,9

37,3

27,7

27,8

42,2

48,5

40,3

9,5
16,3
6,8

6,2
11,9
4,5

13,8
4,5
5,3

11,6
10,2
6,8


14,0
13,2
4,4

11,0
10,7
2,9

2,4

3,3

0,4

0,2

0,5

0,7

2,3

1,8

3,8

13,4

16,4


14,9

8,8

7,2

6,1

2,5

6,2

9,2

3,7
3,0
1,5

1,2
3,3
2,0

2,7
2,1
1,2

0,5
1,4
0,6


3,3
1,9
1,1

5,1
3,3
0,6

0,6

0,7

0,1

0,0

0,0

0,2

8,8

12,1

5,7

5,8

6,3


8,4

2,2

2,2

0,5

0,8

1,7

1,4

3,2

4,9

3,0

3,0

2,2

3,6

3,0
0,4

4,2

0,6

1,1
1,1

1,0
0,9

0,7
1,8

1,4
2,0

8,8

7,1

2,8

4,2

8,6

12,4

5,0
1,1
0,1
2,6

12,3
4,4

3,8
0,7
0,1
2,6
30,3
6,0

1,8
0,7
0,0
0,3
0,8
0,4

2,2
1,5
0,2
0,4
0,8
0,1

5,9
2,3
0,0
0,3
1,9
0,2


8,5
3,2
0,1
0,6
1,9
0,3

Hàng hoá sơ cấp
Thực phẩm
Nguyên liệu cho nông
nghiệp
Khoáng sản, quặng sắt và
3,4
kim loại
Nhiên liệu
12,4
Hàng chế tác có hàm
lượng lao động và tài
35,7
nguyên lớn
Hàng dệt
16,2
Hàng may mặc
14,5
Giầy dép, đồ da và sản
2,4
phẩm đi lại
Li-e, gỗ và các sản phẩm
1,4

giấy
Hàng chế tác khai khoáng
1,2
phi kim
Hàng chế tác có hàm
4,0
lượng kỹ thuật thấp
Sắt thép
1,1
Sản phẩm giả kim
2,2
Phương tiện vận tải đơn
0,3
giản
Tàu thuyền
0,4
Hàng chế tác có hàm
6,4
lượng kỹ thuật trung bình
Sản phẩm cao su và chất
0,5
dẻo
Máy móc không sử dụng
1,4
điện
Điện máy trừ hàng điện tử
0,6
Các loại xe có động cơ
3,9
trên bộ

Hàng chế tác có hàm
7,8
lượng kỹ thuật cao
Hoá chất công nghiệp
5,0
Dược phẩm
1,1
Máy bay
0,1
Dụng cụ khoa học
1,6
Hàng điện tử
3,4
Thiết bị thông tin (không
2,3
kể linh kiện) và thiết bị gia
đình
Máy vi tính và máy móc 0,3 0,7
công sở (không kể linh
kiện)
Linh kiện và bộ phận
Khác
5,1
Nguồn:

2,1
5,8

8,1


9,9 14,4 0,1 0,3 0,1 0,5

6,2

Tính toán của UNCTAD, theo UN COMTRADE.

29

1,6

2,6

0,3 1,3

2,8

2003
23,0
11,4
1,3

0,3 1,3

4,7


Ghi chú:

a: Dữ liệu trong các năm trước không có; b: Bao gồm SITC 759, 764, 772 và 776.


Vào giữa những năm 60, tại Hàn Quốc, các hàng hóa sơ cấp thậm chí chiếm khoảng 40%
tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá trong khi các mặt hàng chế tác sử dụng nhiều lao động và tài
nguyên (chủ yếu là hàng dệt, may mặc, các sản phẩm gỗ và giấy) cũng chiếm 40%. Tỷ trọng
hàng hoá sơ cấp giảm trong những năm 70, tỷ trọng hàng may mặc giảm trong những năm 80
và 90, trong khi tỷ trọng của thiết bị vận tải, máy móc, hoá chất công nghiệp và hàng điện tử
tăng nhanh. Trong lĩnh vực hàng điện tử, sự tăng nhanh tỷ trọng của linh kiện lắp ráp đã khiến
ngành điện tử trở thành ngành xuất khẩu quan trọng nhất trong cơ cấu xuất khẩu của Hàn
Quốc. Tuy nhiên, sự phát triển các mạng lưới sản xuất với hoạt động lắp ráp được tiến hành ở
Trung Quốc đã khiến tỷ trọng của hàng may mặc và của thành phẩm trong ngành điện tử sụt
giảm.
Đầu vào nhập khẩu vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu của Trung Quốc,
nhưng có những dấu hiệu cho thấy tỷ lệ giá trị gia tăng nội địa trong thương mại gia công
của Trung Quốc đang tăng lên
Sau cuộc khủng hoảng giá dầu trong thập kỷ 70, chất đốt chiếm tỷ trọng đáng kể trong
doanh thu xuất khẩu của Trung Quốc. Kết quả là, các hàng hoá sơ cấp, trong đó các sản phẩm
thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn, tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị xuất khẩu
hàng hoá tính đến giữa những năm 80. Sau đó, nhu cầu tiêu thụ chất đốt trong nước tăng
nhanh cùng với giá dầu trên thị trường thế giới giảm đáng kể đã làm thu nhập từ xuất khẩu
hàng hoá sơ cấp của Trung Quốc giảm mạnh. Các mặt hàng chế tác sử dụng nhiều lao động và
tài nguyên (chủ yếu là hàng dệt, may mặc và giầy dép), hoá chất, máy móc và hàng điện tử đã
chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc. Khác với Hàn Quốc và
Nhật Bản, xuất khẩu hàng điện tử của Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng đều ở cả thành phẩm
và linh kiện lắp ráp. Điều này phản ánh thực tế là phần lớn các hoạt động lắp ráp của Trung
Quốc dựa trên các sản phẩm đầu vào được nhập khẩu từ các nước khác, bao gồm cả Nhật Bản
và Hàn Quốc.
Hàn Quốc đã nhập khẩu phần lớn các công nghệ và thiết bị, tạo ra giá trị gia tăng nội địa
cao trong giá trị xuất khẩu (TDR 2002). Ngược lại, Trung Quốc lại phụ thuộc tương đối nhiều
vào việc lắp ráp sản phẩm tiêu dùng cuối cùng - giai đoạn sử dụng nhiều lao động nhất - từ
các linh kiện nhập khẩu. Giá trị đầu vào nhập khẩu vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong giá
trị xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc.

Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu cho thấy tỷ trọng giá trị gia tăng nội địa trong thương mại
gia công của Trung Quốc tăng lên. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, tỷ số gia
công xuất khẩu/nhập khẩu với nguyên liệu nhập khẩu đã tăng mạnh, từ 1,2 năm 1994 lên
khoảng 1,5 trong giai đoạn 1998 - 2001 và 1,7 vào cuối năm 2004. Ngành điện tử là ngành
đóng góp nhiều nhất vào việc cải thiện thương mại gia công với sự tăng lên của tỷ trọng linh
kiện được sản xuất trong nước, đặc biệt là những linh kiện được trao đổi giữa các công ty con
của nước ngoài đặt tại Trung Quốc, hơn là linh kiện nhập khẩu.
Cho tới nay, Ấn Độ vẫn chưa có sự bùng nổ về xuất khẩu hàng chế tác giống như các nước
châu Á đang tăng trưởng nhanh chóng khác
Không có sự cải thiện mạnh mẽ trong cơ cấu xuất khẩu như Trung Quốc, cơ cấu hàng xuất
khẩu của Ấn Độ ít có những thay đổi. Tương tự như các nước khác, tỷ trọng của hàng hoá sơ
30


cấp giảm và tỷ trọng của hàng dệt và may mặc tăng nhưng mức thay đổi không lớn như ba
nước được đề cập ở trên. Bốn loại sản phẩm sử dụng nhiều lao động và tài nguyên là thực
phẩm, hàng chế tác khoáng sản phi kim loại (như đá quý, trang sức), hàng dệt và may mặc
tiếp tục chiếm khoảng một nửa giá trị xuất khẩu hàng hoá của Ấn Độ. Cơ cấu xuất khẩu của
Ấn Độ là một cơ cấu điển hình của một nước đang ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp
hoá.
Hai công cụ chính sách của Ấn Độ là kiểm soát giá và duy trì thị phần cho các doanh
nghiệp quy mô nhỏ đã có những tác động đáng kể tới cơ cấu hàng hoá xuất khẩu. Các doanh
nghiệp quy mô nhỏ trong những lĩnh vực chế tác sử dụng nhiều lao động thường không có
những phát minh cũng như không tạo ra sự đa dạng hoá trong công nghiệp. Điều này đã góp
phần vào việc gạt Ấn Độ ra khỏi những thị trường lớn yêu cầu quá trình sản xuất lâu dài và
các hàng hoá có chất lượng cao. Kết quả là, tỷ trọng hàng may mặc trong giá trị xuất khẩu
hàng hoá của Ấn Độ vẫn tương đối nhỏ. Tuy nhiên, lượng cung dồi dào về lao động kỹ năng
thấp tạo ra lợi thế so sánh tại những ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động của Ấn Độ.
Việc áp dụng chính sách giá trần trên thị trường nội địa dường như đã có tác động tích cực
tới xuất khẩu dược phẩm của Ấn Độ. Quy định về giá trần có xu hướng tạo ra nhiều lợi nhuận

hơn cho hàng xuất khẩu, từ đó khuyến khích những doanh nghiệp dược phẩm trong nước xuất
khẩu nhiều hơn. Chính sách giá trần cũng tạo điều kiện cho các phát minh sáng chế vì các
doanh nghiệp sản xuất ra các loại thuốc mới trên cơ sở các công nghệ bản địa sẽ được miễn áp
dụng kiểm soát giá trong vòng 5 năm. Các doanh nghiệp dược phẩm Ấn Độ hiện là nhà xuất
khẩu hàng đầu trên thế giới về các sản phẩm dược dựa trên công nghệ gien và chiếm 65% thị
trường dược phẩm nội địa so với mức 25% năm 1971.
Đến nay, tại Ấn Độ chưa từng xảy ra một cuộc bùng nổ trong xuất khẩu hàng chế tác như đã
từng xảy ra tại một số nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh ở châu Á. Ngược lại, Ấn Độ là nhà xuất
khẩu hàng đầu, đặc biệt là xuất khẩu vào Mỹ, trong lĩnh vực phần mềm và dịch vụ công nghệ thông
tin. Tính từ đầu những năm 90, xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ đã tăng gấp 6 lần và đạt gần 30 tỷ
USD vào năm 2003. Với mức tăng trưởng khá thấp của xuất khẩu hàng hoá, tỷ trọng của phần mềm
và các dịch vụ công nghệ thông tin trong tổng doanh thu xuất khẩu của Ấn Độ đã tăng từ 20% năm
1990 lên trên 30% vào năm 2003. Điều này đã làm tăng tỷ trọng của Ấn Độ trong tổng giá trị xuất
khẩu dịch vụ của các nước đang phát triển từ 3% năm 1990 lên khoảng 7% vào năm 2003. Cũng
trong giai đoạn này, xuất khẩu dịch vụ của Trung Quốc tăng gấp 8 lần, đạt 47 tỷ USD vào năm
2003, tương ứng với tỷ trọng 8% trong tổng giá trị xuất khẩu dịch vụ của các nước đang phát triển.
Do xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc tăng nhanh, đóng góp của ngành dịch vụ vào tổng giá trị
xuất khẩu của Trung Quốc tăng ở mức vừa phải, từ 9-10% trong cùng thời kỳ.
Tỷ trọng các dịch vụ phần mềm và công nghệ thông tin trong lợi nhuận xuất khẩu của Ấn Độ
có thể sẽ tiếp tục tăng lên trong trung hạn
Không thể dự báo chắc chắn tỷ trọng của phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin trong
doanh thu xuất khẩu của Ấn Độ sẽ tăng mạnh trong trung hạn hay không. Nguyên nhân là do
sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường phần mềm từ các nhà sản xuất với lực lượng lao động
có trình độ tương đương ở khu vực Trung và Đông Âu hay một số nước khác ở châu Á. Ngoài
ra, tiếp sau sự bùng nổ bong bóng công nghệ thông tin, sự thiếu hụt các kỹ sư phần mềm tại
các nước phát triển sẽ giảm. Hơn nữa, việc cải tiến các cơ sở hạ tầng vận tải và tiếp tục cải
cách kinh tế tại Ấn Độ sẽ giảm thiểu những khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu của các
ngành khác, từ đó các nguồn lực có thể không chỉ tập trung vào ngành phần mềm. Trong
31



những năm tới, giá trị tuyệt đối xuất khẩu phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin của Ấn
Độ có thể sẽ tiếp tục tăng do tiếp tục phát triển các mối liên kết và kinh nghiệm sẵn có, đặc
biệt là nếu ngành công nghiệp này của Ấn Độ thành công trong việc đổi mới theo hướng kiến
trúc, thiết kế, phát triển hệ thống và các dịch vụ chiến lược công nghệ. Tuy nhiên, động lực
xuất khẩu của những ngành khác của Ấn Độ có thể sẽ mạnh hơn.
IV. THỊ PHẦN VÀ GIÁ CẢ THẾ GIỚI
Từ năm 2002, giá hàng hoá đã tăng lên, chủ yếu là do cầu mạnh và xuất hiện những hạn chế
về cung
Giá cả thực tế các loại hàng hoá có xu hướng giảm trong dài hạn. Xu hướng này đặc biệt
mạnh trong giai đoạn từ giữa những năm 70 đến cuối những năm 80 với những nhóm sản phẩm
xuất khẩu thế mạnh của các nước đang phát triển như đồ uống nhiệt đới, thực phẩm, các loại hạt
có dầu và dầu thực vật. Ngược lại, kể từ năm 2002, giá cả các loại hàng hoá đã tăng mạnh theo
cả giá thực tế và giá danh nghĩa (Bảng 6). Sự tăng giá rõ rệt nhất là đối với khoáng sản, các loại
quặng và kim loại, với mức tăng kỷ lục tính theo giá danh nghĩa vào cuối năm 2004 và đầu năm
2005, thể hiện qua chỉ số giá của UNCTAD dưới đây.
Xu hướng giảm giá thực tế của các loại hàng hoá sơ cấp trong dài hạn có liên quan đến độ co
giãn tương đối thấp của cầu các hàng hoá sơ cấp theo thu nhập. Xu hướng này cũng một phần
do việc nâng cao năng suất trong sản xuất hàng hoá sơ cấp dẫn đến sự giảm giá tại các nước
công nghiệp tiêu dùng hàng hoá hơn là dẫn đến việc tăng lương tại các nước đang phát triển sản
xuất hàng hoá. Sự thay thế các loại nguyên liệu thô bằng các chất tổng hợp và việc cung các
hàng hoá sơ cấp tăng mạnh (do các nước đang phát triển muốn duy trì doanh thu xuất khẩu để
đáp ứng nhu cầu trả nợ ngày càng tăng và do sự loại bỏ các Hiệp định quốc tế về hàng hoá), đặc
biệt từ giữa những năm 80, đã có tác động tiêu cực tới giá cả hàng hoá sơ cấp.
Bảng 6. Giá cả thế giới đối với các hàng hoá sơ cấp giai đoạn 1999 - 2004
(% thay đổi so với năm trước)
Nhóm hàng hoá
Tất cả các mặt hànga
Thực phẩm và đồ uống nhiệt đới
Đồ uống nhiệt đới

Cà phê
Ca cao
Chè
Thực phẩm
Đường
Thịt bò
Ngô
Lúa mỳ
Gạo
Chuối
Hạt có dầu và dầu thực vật
Đậu tương
Nguyên liệu thô từ nông nghiệp
Da
Bông
Thuốc lá

1999
-14.0
-17.4
-21.3
-21.3
-32.1
-7.0
-16.9
-30.0
6.2
-10.0
-11.0
-18.7

-9.9
-26.5
-17.4
-10.2
-6.3
-18.6
-7.1

32

2000
2.0
0.0
-15.3
-25.1
-22.1
6.7
2.0
30.4
5.6
-2.8
3.1
-18.0
-2.3
-20.0
5.3
3.1
11.1
11.5
-3.8


2001
-4.0
0.0
-21.0
-29.0
22.7
-20.1
3.0
5.6
10.0
1.1
9.0
-15.0
38.8
-6.0
-8.0
-4.0
5.0
-19.0
0.0

2002
1.0
1.0
12.7
4.7
63.3
-9.6
-1.0

-20.3
-0.3
10.5
16.5
10.6
-9.6
24.5
8.7
-2.1
-2.9
-3.6
-8.0

2003
8.2
2.0
5.6
8.7
-1.3
8.4
2.0
2.9
0.5
6.4
-0.8
4.3
-28.7
17.1
25.0
19.1

-16.7
37.2
-3.3

2004
20.0
13.6
6.4
19.8
-11.8
2.0
14.4
1.1
17.8
5.0
7.1
23.5
39.9
13.1
16.0
9.8
-1.2
-3.3
3.4


Nhóm hàng hoá
Cao su
Gỗ nhiệt đới
Khoáng sản, quặng và kim loại

Nhôm
Phốt phát
Quặng sắt
Thiếc
Đồng
Nikel
Quặng Vônfram
Chì
Kẽm
Dầu thô
Nguồn:

1999
-12.6
-7.2
-2.2
0.3
4.6
-9.2

2000
7.9
3.7
12.4
13.8
-0.4
2.7

2001
-14.1

6.4
-11.0
-6.8
-4.5
4.5

2002
33.1
-10.5
-2.2
-6.5
-3.3
-1.1

-2.9
-4.9
29.9
-9.3
-5.0
4.6
38.7

1.0
15.3
43.7
12.1
-9.7
4.0
55.6


-18.0
-13.0
-31.2
45.5
4.9
-21.0
-13.3

-8.5
-1.1
14.0
-41.8
-5.0
-12.0
2.0

2003
41.7
20.1
12.6
6.1
-5.9

2004
20.3
19.2
39.8
19.9
7.8


8.5
20.0
14.1
42.2
18.0
13.8
5.2
15.8

17.4
74.4
61.1
43.5
22.9
72.0
29.1
30.7

UNCTAD, Bản tin giá hàng hoá hàng tháng

Ghi chú: a Không bao gồm dầu thô.

Phần lớn những thay đổi của giá hàng hoá trong ngắn hạn được cho là do những biến động
về tỷ giá hối đoái thực tế của đồng USD và do chu kỳ kinh doanh ở các nước phát triển. Tuy
nhiên, rõ ràng là, bên cạnh những tác động ngắn hạn thuần tuý liên quan đến chu kỳ kinh
doanh, cầu ở các nước tiêu thụ hàng hoá đã tác động lên giá trong dài hạn do những thay đổi
của tỷ trọng công nghiệp trong tổng thu nhập. Do vậy, sự thay đổi cơ cấu kinh tế ở các nước
phát triển từ sản xuất công nghiệp cần nhiều nguyên liệu thô sang dịch vụ đã góp phần làm
giảm giá của các hàng hoá sơ cấp trong suốt ba thập kỷ qua. Gần đây, vai trò ngày càng lớn
của một số nước đang phát triển trong hoạt động chế tác đã gây ra một tác động trái ngược.

Nhập khẩu ngày càng tăng từ Trung Quốc và Ấn Độ là những nguyên nhân chính làm cầu
tăng
Giá hàng hoá tăng lên trong thời gian gần đây chủ yếu là do cầu tăng mạnh trong khi nguồn
cung hạn chế. Nhập khẩu ngày càng tăng của Trung Quốc, cùng với Ấn Độ trong một số mặt
hàng, là những nguyên nhân chính làm cầu tăng. Công nghiệp hoá vững chắc và tăng trưởng thu
nhập đã khiến Trung Quốc nổi lên là nước tiêu thụ các hàng hoá sơ cấp lớn nhất. Mặc dù Trung
Quốc là nhà sản xuất lớn đối với một số mặt hàng, nhưng trong nhiều trường hợp sản xuất trong
nước không đáp ứng được nhu cầu trong nước ngày càng tăng lên. Sự gia tăng nhập khẩu của
Trung Quốc, đặc biệt là từ năm 2002, đã diễn ra trong bối cảnh cầu đối với các hàng hoá sơ cấp ở
các nước phát triển đang chững lại và có những hạn chế về cung trong ngắn hạn. Những hạn chế
này ít nhất cũng một phần là do đầu tư yếu ớt vào năng lực sản xuất và chế biến hàng hoá sơ cấp
sau khi giá hàng hoá giảm so với mức đỉnh điểm trong giai đoạn 1994-1997 trước đó.
Tình hình hiện tại khác với giai đoạn trước đây khi nhập khẩu hàng hoá sơ cấp của Nhật
Bản và các nước NIEs tăng lên nhanh chóng. Tăng trưởng cầu nhập khẩu của các nước trên
nhỏ hơn về độ lớn. Hơn nữa, tăng trưởng cầu nhập khẩu hiện nay diễn ra khi một số nước
phát triển đã bắt đầu có sự thay đổi về cơ cấu, chuyển ra khỏi khu vực công nghiệp cần nhiều
nguyên liệu thô - khu vực đã giải phóng năng lực sản xuất và chế biến để đáp ứng nhu cầu
nhập khẩu hàng hoá chủ yếu ngày càng tăng lên của Nhật Bản và các nước NIEs.
Năm 2003, Trung Quốc đã trở thành nước nhập khẩu lớn nhất đối với phần lớn các hàng
hoá sơ cấp. Nhập khẩu quặng sắt và đỗ tương của Trung Quốc năm 2003 chiếm lần lượt
28,7% và 32,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của thế giới. Tỷ trọng nhập khẩu các hàng hoá sơ
33


cấp của Ấn Độ trong tổng kim ngạch nhập khẩu của thế giới cũng tăng lên (trừ đồng và cao su
thiên nhiên), nhưng mức tăng thấp hơn Trung Quốc. Đối với phần lớn các hàng hoá, cán cân
thương mại ròng của Trung Quốc ngày càng trở nên thâm hụt, đặc biệt là từ năm 2000. Xu
hướng này gắn liền với sự tăng giá hàng hoá trong giai đoạn 2002-2004. Đối với Ấn Độ, thâm
hụt thương mại cũng ngày càng tăng cùng với sự tăng giá hàng hoá trong thời gian gần đây,
đặc biệt là các mặt hàng xăng dầu và niken.

Những thay đổi trong thương mại ròng của Trung Quốc đối với một loạt các hàng hoá sơ
cấp đã khiến Trung Quốc trở thành nước lớn trong thương mại thế giới đối với nhiều loại mặt
hàng. Trung Quốc đã trở thành nước nhập khẩu lớn nhất thế giới đối với các mặt hàng cao su
thiên nhiên (chủ yếu do cầu về lốp xe tăng), gỗ xẻ nhiệt đới, giấy, bột giấy và đỗ tương (do
nhu cầu sử dụng đỗ tương để làm thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng); nhập khẩu quặng sắt của
Trung Quốc đã tăng 10 lần trong giai đoạn 1990-2003, chiếm gần 80% sự tăng lên trong khối
lượng nhập khẩu mặt hàng này trên thế giới. Điều này gắn liền với sự tăng trưởng nhanh
chóng trong sản xuất và sử dụng thép. Mặc dù sản xuất trong nước đã từng đáp ứng tới 85%
tiêu dùng trong nước, nhưng đến năm 2003 tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 45%, khiến Trung
Quốc trở thành nước nhập khẩu quặng sắt lớn nhất thế giới. UNCTAD dự báo trong nhiều
năm tới, Trung Quốc sẽ vẫn là lực lượng năng động nhất trên thị trường quặng sắt thế giới .
Những thay đổi của giá bông thế giới có liên hệ chặt chẽ với sự phát triển của thị trường
Trung Quốc do Trung Quốc chiếm khoảng 1/4 sản lượng thế giới và là nước tiêu thụ bông lớn
nhất thế giới (chiếm gần 1/3 tổng khối lượng tiêu thụ và trên 1/4 tổng khối lượng nhập khẩu
bông của thế giới). Do vậy, mùa màng thất bát ở Trung Quốc cùng với nhu cầu bông ngày
càng tăng để phục vụ cho ngành may mặc đang phát triển nhanh chóng đã tác động lớn đến sự
tăng mạnh của giá bông thế giới năm 2003. Từ đó, sản lượng bông ngày càng tăng ở tất cả các
nước sản xuất chính, gồm cả Trung Quốc, đã làm giảm bớt áp lực về giá trên thị trường bông
thế giới. Nhưng việc giá dầu thế giới tăng liên tục sẽ làm cho bông trở thành vật liệu thay thế
ngày càng hấp dẫn đối với sợi nhân tạo trong việc sản xuất hàng may mặc, do đó làm tăng cầu
đối với mặt hàng này. Sự tăng trưởng xuất khẩu hàng may mặc của Trung Quốc trong tương
lai sẽ là yếu tố quyết định đối với nhập khẩu bông của nước này. Nhưng nếu xuất khẩu hàng
may mặc của Trung Quốc tăng là do sự phân bổ lại sản xuất từ các nước khác thì nhu cầu tăng
lên của Trung Quốc sẽ tương ứng với việc tiêu thụ bông giảm đi ở các nước khác khi sản xuất
hàng may mặc của họ giảm, do vậy có thể sẽ không làm tăng giá bông.
Từ năm 2003 đến 2004, nhập khẩu xăng dầu của Trung Quốc tăng hơn 40%, chiếm hơn 30%
cầu dầu mỏ tăng lên của thế giới. Từ năm 1999, thâm hụt thương mại về xăng dầu của Ấn Độ
cũng tăng đáng kể, với giá trị thâm hụt còn lớn hơn của Trung Quốc. Mỹ cũng là nước có nhập
khẩu dầu tăng mạnh và là nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, chiếm trên 1/4 tổng tiêu thụ và nhập
khẩu dầu của thế giới. Tiêu thụ dầu không ngừng tăng lên cùng với khả năng tự đáp ứng nhu cầu

dầu mỏ ở mức thấp đã làm cho Mỹ trở thành nước có mức tăng cầu dầu mỏ lớn thứ hai trên thế
giới sau Trung Quốc trong giai đoạn 1995-2004. Hai nước này chiếm lần lượt 19,9% và 24,3%
mức tăng cầu dầu mỏ thế giới.
Mặc dù nhu cầu ngày càng tăng từ Trung Quốc và Ấn Độ đã có tác động lớn đối với sự
tăng giá hàng hoá thế giới trong thời gian gần đây nhưng một số yếu tố khác cũng đóng vai
trò quan trọng. Nhiều nhà sản xuất nguyên liệu thô đã thành công trong việc tăng giá tính
bằng đồng USD để bù đắp lại tác động tiêu cực của việc đồng USD mất giá lên lợi nhuận xuất
khẩu. Hơn nữa, sự đầu cơ cũng tác động lên giá hàng hoá khi giá hàng hoá phản ứng lại trước
34


các tin tức về việc xuất hiện hoặc nới lỏng những hạn chế về cung.
Những hạn chế về cung trong khu vực kim loại và năng lượng là nguyên nhân chính dẫn
đến những phản ứng mạnh mẽ về giá của các thị trường hàng hoá
Việc xuất hiện những hạn chế về cung, đặc biệt là trong khu vực luyện kim và năng lượng, đã
đóng vai trò quan trọng trong phản ứng mạnh mẽ về giá của thị trường hàng hoá khi nhu cầu từ
Trung Quốc, Ấn Độ và các nước nhập khẩu lớn khác tăng, bao gồm cả việc bổ sung hàng tồn kho.
Tuy nhiên, nguồn cung đang được tăng cường do tăng đầu tư vào năng lực sản xuất, chế biến
cũng như thăm dò trong thời gian gần đây. Do đó, dự báo đến cuối năm 2005, giá của nhiều hàng
hoá sẽ bắt đầu giảm xuống. Tuy nhiên, giá cả có thể vẫn sẽ cao hơn mức trung bình kể từ giữa
những năm 80 vì ngành công nghiệp khai khoáng có thể sẽ phải thận trọng khi lập kế hoạch đầu
tư mới, do lo ngại về sự đầu tư quá mức trước đó sẽ lặp lại, làm cho giá cả giảm mạnh.
Cầu từ Trung Quốc và Ấn Độ tăng cũng khó có thể thay đổi xu hướng giảm giá của hàng
hoá trong dài hạn
Như vậy, nhu cầu lớn về các hàng hoá sơ cấp của các nước châu Á có thể sẽ được duy trì
trong một vài năm tới. Điều này có thể dẫn đến sự tăng mạnh trong khối lượng thương mại
thế giới đối với một số hàng hoá sơ cấp, đặc biệt là xăng dầu, đồng, quặng sắt, niken, cao su
tự nhiên và đỗ tương. Kết quả là, giá những mặt hàng này có thể sẽ vẫn cao hơn mức trung
bình giai đoạn kể từ giữa những năm 80. Những yếu tố này sẽ làm tăng khối lượng và/hoặc
giá xuất khẩu các hàng hoá sơ cấp của các nước đang phát triển khác. Mặt khác, các nước

phát triển vẫn chiếm 2/3 kim ngạch nhập khẩu các hàng hoá phi nhiên liệu, và có thể vẫn là
những nước có ảnh hưởng quyết định đến các thị trường hàng hoá trong một vài năm tới. Do
đó ít có khả năng là nhập khẩu ngày càng tăng của Trung Quốc và Ấn Độ sẽ làm đảo ngược
lại xu thế giảm giá thực tế trong dài hạn.
Tổng hợp theo Trade and Development Report của UNCTAD tháng 9/2005.

35



×