Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, xử lý chất thải nguy hại ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.37 KB, 14 trang )

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ, XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
Môi trường là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết với
mỗi con người, mỗi quốc gia. Nó là nền tảng của sự tồn tại và phát triển bền
vững của xã hội, bất cứ hoạt động gì của con người cũng diễn ra trong môi
trường và vì thế nó có những tác động nhất định tới môi trường. Hiện nay, sự
bùng nổ dân số trên toàn cầu và tốc độ công nghiệp hóa cao đã gây ra những
tổn thất to lớn cho môi trường. Những tổn thất này đang là mối đe dọa của
toàn nhân loại. Chính vì vậy, một trong những vấn đề mang tính toàn cầu
hiện nay là những biện pháp bảo vệ hiệu quả nhất cho môi trường của trái
đất nói chung và công tác quản lý chất thải nói riêng. Trong số các chất thải
ảnh hướng đến môi trường của Việt Nam có chất thải nguy hại – một loại
chất thải phát sinh ngày càng nhiều bởi quá trình sản xuất công nghiệp, công
tác quản lý, xử lý hiện nay đang còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu
cầu bảo vệ môi trường, việc quản lý và xử lý chất thải không an toàn, đặc
biệt là chất thải rắn công nghiệp nguy hại, để lại những hậu quả xấu, khó có
thể dự liệu trước đối với môi trường, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe
của cộng động. Vì vậy, việc hoàn thiện những quy định về quản lý chất thải
nguy hại sẽ góp phần không nhỏ cho công tác bảo vệ môi trường của nước ta
đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong thời kỳ phát triển kinh tế hiện nay.
1. Nội dung về quản lý chất thải nguy hại
Trong những năm qua, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất Đảng,
Nhà nước ta luôn quan tâm chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ,
cải thiện môi trường. Tuy nhiên, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, lượng chất thải nguy hại (chất thải nguy hại) ngày càng gia tăng tạo
sức ép lớn đối với công tác bảo vệ môi trường, đe dọa đến sức khỏe người
dân. Vì thế, việc hoàn thiện các quy định quản lý chất thải nguy hại là rất
cần thiết, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Chất thải nguy hại luôn là một trong những vấn đề gây ảnh hướng xấu tới
môi trường mà con người dù ở bất cứ nơi đâu cũng phải tìm cách đối phó.


Phải hiểu chất thải nguy hại là gì và tác hại của nó như thế nào mới giúp
chúng ta có cơ sở đặt ra các quy định để quản lý nó. Theo pháp luật Việt
Nam, chất thải nguy hại định nghĩa:
- Theo khoản 2 Điều 3 Quy chế quản lý chất thải nguy hại (ban hành kèm
theo Quyết định số 115/1999/QĐ-TTg của Thủ tưởng Chính phủ): “Chất
thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các
đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ
lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất
khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người”.
1


Kế thừa và phát triển khái niệm về chất thải nguy hại trong Quy chế quản lý
chất thải nguy hại nêu trên, Luật Bảo vệ môi trường ban hành sau này nêu
định nghĩa ngắn gọn hơn, rò ràng hơn và khái quát hơn.
Theo đó, khoản 13 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014: “Chất thải nguy
hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ,
gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác”.
Cả hai định nghĩa trên đều có nội dung tương tự nhau và đều nêu lên đặc
tính gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe cộng đồng của chất thải nguy
hại, phù hợp với các định nghĩa về chất thải nguy hại trong định nghĩa của tổ
chức trên thế giới hoặc các hiệp định song phương, đa phương mà Việt Nam
tham gia hoặc là thành viên.
Từ khái niệm về chất thải nguy hại trên đây, pháp luật về quản lý chất thải
nguy hại có thể định nghĩa như sau: Đó là một hệ thống các quy phạm pháp
luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể liên quan đến chất thải nguy
hại đối với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trong quá trình quản lý
chất thải nguy hại nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Với tư cách là phương tiện hàng đầu của quản lý nhà nước đối với chất
thải nguy hại, pháp luật xác định địa vị pháp lý của các cá nhân, các tổ chức

sản xuất kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực chất thải nguy hại, tạo hành
lang pháp lý để các chủ thể này tham gia vào các quan hệ khai thác, sử dụng
các thành phần môi trường. Cũng thông qua pháp luật, Nhà nước với vai trò
là chủ thể quản lý tạo ra môi trường thuận lợi, tin cậy và chính thức cho các
hoạt động quản lý chất thải nguy hại trong phạm vi cả nước, cần kiểm soát
tốt chất thải nguy hại ngay từ nguồn thải đồng thời thực hiện tốt các bước
trong quán trình quản lý chất thải nguy hại như thu gom, vận chuyển, quá
cảnh, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại.
Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường cũng đã có những bước phát triển
mới, được thể hiện trước tiên bằng việc Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua Luật Bảo vệ môi trường
năm 2014, có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm và thay thế Luật Bảo
vệ môi trường năm 2005. Với mục tiêu phát triển môi trường bền vững, Luật
Bảo vệ môi trường năm 2014 đã đề cập đến các vấn đề nóng đang đặt ra
trong công tác bảo vệ môi trường hiện nay như : vấn đề ứng phó với biển đổi
khí hậu; thúc đẩy tăng trưởng xanh, cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi
trường gắn với phát triển bền vững ; xây dựng quy hoạch môi trường ; bổ
sung quy định nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, cụ thể hóa
trách nhiệm và quyền của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội –
nghề nghiệp và cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường.
Ngay sau khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 được thông qua, Bộ Tài
nguyên và Môi trường đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây
2


dựng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản pháp lý
hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, kịp thời phục vụ công tác quản
lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Trong đó phải kể đến các văn bản sau
đây:
- Nghị định số 114/2014/NĐ-CP ngày 26/11/2014 của Chính phủ quy định

về đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử
dụng.
- Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định
về điều kiện của tổ chức hoạt động quan trắc môi trường.
- Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định về
xác định thiệt hại đối với môi trường.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về
quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về
quản lý chất thải và phế liệu.
- Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định
một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Các Bộ cũng đã ban hành các quy định hướng dẫn thi hành các nội dung
như: thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác lập kế hoạch bảo
vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, quản lý chất thải nguy hại, ký quỹ
phục hồi môi trường trong khai thác khoảng sản, nhập khẩu phế liệu làm
nguyên liệu sản xuất, bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp,…
Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường cũng được
rà soát, sửa đổi và ban hành đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn.
Tại các địa phương, nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, chương trình, kế
hoạch cũng đã được xây dựng và triển khai thực hiện, như các quy định về
bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, thành phố; kế hoạch bảo vệ môi trường
hàng năm và 5 năm; quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn
tỉnh, thành phố,… Hầu hết các địa phương đã ban hành các văn bản cụ thể
hóa các chính sách, chiến lược, kế hoạch và tổ chức thực hiện tại địa phương
nhằm chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên
và bảo vệ môi trường.

Nội dung pháp luật về quản lý chất thải nguy hại bao gồm các quy định cụ
thể từ việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển đến việc xử lý và tiêu hủy chất thải
nguy hại. Đồng thời, cũng quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể liên quan
đến chất thải nguy hại, từ các cơ quan quản lý nhà nước đến các tổ chức, cá
nhân. Cụ thể:
3


- Chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải lập hồ sơ về chất thải nguy hại và
đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh. Nếu
các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện về năng lực quản lý chất thải nguy hại
thì được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có thẩm quyền cấp
giấy phép, mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại. (Điều 90 Luật Bảo vệ
môi trường 2014).
- Việc phân loại, thu gom, lưu giữ và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi
trường theo hai cách: chủ ngủ thải chất thải nguy hại phải tổ chức phân loại,
thu gom hoặc hợp đồng chuyển giao cho bên tiếp nhận quản lý chất thải thu
gom chất thải nguy hại. Chất thải nguy hại phải được lưu giữ trong phương
tiện, thiết bị chuyên dụng bảo đảm không tác động xấu đến con người và
môi trường. (Điều 91 Luật Bảo vệ môi trường 2014).
- Việc xử lý chất thải nguy hại phải tiến hành bằng phương tiện, thiết bị
chuyên dụng phù hợp và được ghi trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
Chất thải nguy hại được vận chuyển sang nước khác phải tuân thủ các điều
ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. (Điều 92
Luật Bảo vệ môi trường 2014).
Do chất thải nguy hại thường có nguồn gốc thường phát sinh từ các hoạt
đồng sản xuất kinh doanh thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nên pháp luật môi
trường cũng quy định trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền trong việc
quản lý chất thải này. Cụ thể:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường:

+ Quy định danh mục chất thải nguy hại và cấp phép xử lý chất thải nguy
hại (khoản 3 Điều 90 Luật Bảo vệ môi trường 2014).
+ Quy định trình tự, thủ tục cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại (Điều
10 Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015) và trình tự, thủ tục cấp lại,
điều chỉnh Giấy phép xử lý chất thải nguy hại (Điều 11 Nghị định
38/2015/NĐ-CP).
- Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường:
(1) Thống nhất quản lý nhà nước về chất thải nguy hại trên phạm vi toàn
quốc và ban hành quy định về:
a) Danh mục, mã và ngưỡng chất thải nguy hại; yêu cầu kỹ thuật, quy trình
quản lý về phân định, phân loại, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, sơ chế,
tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải
nguy hại; yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý liên quan đến các điều kiện để
được cấp phép xử lý chất thải nguy hại và việc thực hiện trách nhiệm trong
giai đoạn hoạt động của chủ nguồn thải, chủ xử lý chất thải nguy hại;
b) Trình tự, thủ tục về: đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại; cấp và thu
hồi Giấy phép xử lý chất thải nguy hại; tích hợp và thay thế các thủ tục có

4


liên quan đến đăng ký chủ nguồn thải, cấp phép xử lý chất thải nguy hại; cấp
chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại;
c) Đăng ký vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại theo Công ước
Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và
việc tiêu hủy chúng; tổ chức thực hiện chức năng cơ quan thẩm quyền và
đầu mối Công ước Basel tại Việt Nam;
d) Các trường hợp đặc thù: Trường hợp không thể thực hiện được việc thu
gom, vận chuyển, lưu giữ, trung chuyển bằng các phương tiện, thiết bị được
ghi trên Giấy phép xử lý chất thải nguy hại đối với các chủ nguồn thải có số

lượng phát sinh thấp hoặc các chủ nguồn thải ở vùng sâu, vùng xa và khu
vực chưa đủ điều kiện cho chủ xử lý chất thải nguy hại trực tiếp thực hiện
vận chuyển bằng các phương tiện được ghi trên Giấy phép xử lý chất thải
nguy hại, các chất thải nguy hại chưa có khả năng xử lý trong nước hoặc
được quy định trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên; tái sử dụng chất thải nguy hại; vận chuyển chất thải
nguy hại từ các công trình dầu khí ngoài biển và các trường hợp khác phát
sinh trên thực tế.
(2) Tổ chức quản lý, kiểm tra điều kiện, hoạt động và các hồ sơ, hợp đồng,
báo cáo, chứng từ liên quan đến các chủ xử lý chất thải nguy hại.
(3) Tổ chức xây dựng và vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia
về chất thải nguy hại; tổ chức, hướng dẫn việc triển khai đăng ký chủ nguồn
thải, kê khai chứng từ chất thải nguy hại và báo cáo quản lý chất thải nguy
hại trực tuyến; tổ chức việc tăng cường sử dụng hệ thống thông tin hoặc thư
điện tử để thông báo, hướng dẫn, trao đổi với tổ chức, cá nhân trong quá
trình cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
(4) Tổ chức thực hiện các nội dung về quản lý chất thải nguy hại phục vụ
công tác lập và triển khai quy hoạch bảo vệ môi trường theo quy định
tại Điều 94 Luật Bảo vệ môi trường.
- Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường: Quản lý hoạt động và các
hồ sơ, báo cáo, hợp đồng, chứng từ của các chủ nguồn thải chất thải nguy
hại trong phạm vi địa phương mình (kể cả chủ nguồn thải được miễn thủ tục
đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại); cập nhật cơ sở dữ liệu về chất
thải nguy hại và triển khai đăng ký chủ nguồn thải, kê khai chứng từ chất
thải nguy hại, báo cáo quản lý chất thải nguy hại trực tuyến tại địa phương;
tăng cường sử dụng hệ thống thông tin hoặc thư điện tử trong quá trình đăng
ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và
Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình quản lý chất thải nguy hại, việc
đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, thời hạn của báo cáo trước ngày
31 tháng 3 của năm tiếp theo.


5


2. Thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải nguy hại ở Việt Nam hiện
nay
2.1. Trong hệ thống văn bản quy định về công tác quản lý chất thải nguy
hại
Để thực hiện tốt công tác quản lý, xử lý chất thải nguy hại, việc đầu tiên mà
cơ quan Nhà nước sẽ tiến hành đó là ban hành một hệ thống văn bản pháp
luật về vấn đề này. Trong đó quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ
quan nhà nước, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động
liên quan đến quản lý chất thải nguy hại và các chế tài xử lý vi phạm.
Qua nhiều năm, công tác quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam, Nhà nước
ta đã từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý chất thải
nguy hại, từ các quy định của luật cho đến các văn bản dưới luật như: Quy
chế quản lý chất thải nguy hại (ban hành kèm theo Quyết định số
115/1999/QĐ-TTg của Thủ tưởng Chính phủ; Luật Bảo vệ môi trường 2014
quy định riêng Mục 2 Chương IX về quản lý chất thải nguy hại; Nghị định
38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ quy định riêng Chương II
về quản lý chất thải nguy hại, Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày
30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải
nguy hại, Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 về thu hồi, xử lý
sản phẩm thải bỏ (thay thế Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg)…Ngoài ra, Việt
Nam cũng đã tham gia vào một số Công ước quốc tế về quản lý chất thải
nguy hại như: Công ước Marpol (Việt Nam ký ngày 29/08/1991); Công ước
Basel (Việt Nam phê chuẩn ngày 13/05/1995),…
So với giai đoạn trước đây, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (QPPL)
về bảo vệ môi trường đã được cụ thể hóa và quy định rõ ràng hơn. Các văn
bản hướng dẫn cụ thể như: Nghị định, Thông tư…, điều chỉnh các lĩnh vực

bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải nói riêng cũng đã rà soát,
sửa đổi và ban hành đáp ứng các yêu cầu về số lượng, mục đích sử dụng.
Với hệ thống cơ sở pháp lý cơ bản hoàn chỉnh này, tạo động lực cho công
tác quản lý chất thải nguy hại được thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian
tới. Đặc biệt giải quyết được các điểm nóng về quản lý chất thải nguy hại
như thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, chủ nguồn thải chất thải có số
lượng chất thải nguy hại phát sinh thấp hơn dưới 600kg/năm… Tuy nhiên,
hệ thống pháp luật liên quan đến chất thải nguy hại nói chung và quản lý
chất thải nguy hại nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Còn nhiều
quy định của pháp luật liên quan đến quản lý chất thải nguy hại còn chung
chung, trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với chủ thể vi phạm còn thấp, dẫn đến
tình hình vi phạm về quản lý chất thải nguy hại gia tăng.

6


- Quy định về quá trình vận chuyển chất thải nguy hại: vận chuyển chất
thải nguy hại được hiểu là quá trình chuyên chở chất thải nguy hại từ nơi
phát sinh đến nơi xử lý. Trên thực tế, vẫn còn tồn tại một số quy định của
pháp luật liên quan đến vận chuyển chất thải nguy hại còn quy định chung
chung và một số quy định chưa có tính khả thi cao.
Đơn cử như ví dụ sau:
Ví dụ 1:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày
24/04/2015 của Chính phủ quy định về trách nhiệm của chủ xử lý chất thải
nguy hại: “Ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại với
các chủ nguồn thải chất thải nguy hại trên địa bàn hoạt động được ghi trong
Giấy phép xử lý chất thải nguy hại; tiếp nhận, vận chuyển, xử lý số lượng,
loại chất thải nguy hại bằng các phương tiện, hệ thống, thiết bị được phép
theo đúng nội dung hợp đồng, chứng từ chất thải nguy hại và Giấy phép xử

lý chất thải nguy hại”.
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày
30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định: “Thực hiện biện
pháp quản lý và chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với hoạt động của phương
tiện vận chuyển không chính chủ trong quá trình vận chuyển chất thải nguy
hại; báo cáo Tổng cục Môi trường về việc thay đổi nội dung, gia hạn hoặc
chấm dứt hợp đồng bàn giao phương tiện vận chuyển không chính chủ trong
thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày thực hiện việc thay đổi, gia
hạn hoặc chấm dứt”.
Như vậy, quy định của pháp luật hiện hành của chủ xử lý chất thải về vận
chuyển chất thải mới dừng lại ở quy định “chịu hoàn toàn trách nhiệm đối
với hoạt động của phương tiện vận chuyển không chính chủ trong quá trình
vận chuyển chất thải nguy hại”, nhưng còn chịu trách nhiệm như thế nào thì
vẫn chưa được quy định rõ.
Ví dụ 2:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày
30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định: “Phương tiện vận
chuyển chất thải nguy hại phải có hệ thống định vị vệ tinh (GPS) được kết
nối mạng thông tin trực tuyến để xác định vị trí và ghi lại hành trình vận
chuyển chất thải nguy hại”. Việc quy định phương tiện vận chuyển chất thải
nguy hại phải có hệ thống vệ tinh GPS không phù hợp với thực tế. Bởi lẽ,
khái niệm “hệ thống định vị vệ tinh GPS” là một khái niệm khá xa lạ đối với
chủ thể tiến hành những hoạt động liên quan đến chất thải nguy hại. Do đó,
quy định này sẽ khó được thực hiện trên thực tế.
Ví dụ 3:

7


Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày

24/04/2015 của Chính phủ quy định: “Các phương tiện, thiết bị thu gom,
vận chuyển chất thải nguy hại phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình
quản lý theo quy định. Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải được
ghi trong Giấy phép xử lý chất thải nguy hại”. Tuy nhiên, như thế nào để
được coi là đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các phương tiện, thiết bị thu gom,
vận chuyển chất thải nguy hại thì vẫn chưa được quy định cụ thể.
- Quy định về xử lý vi phạm pháp luật về quản lý chất thải nguy hại: Để
các quy định pháp luật về quản lý chất thải nguy hại được đưa vào áp dụng
triệt để trên thực tế và thực hiện toàn diện trên phạm vi cả nước, rất cần đến
những yếu tố: Sự quản lý Nhà nước, ý thức trách nhiệm của các chủ thể liên
quan trực tiếp đến quản lý chất thải nguy hại và những yếu tố khác. Hiện
nay, chủ thể vi phạm pháp luật về quản lý chất thải nguy hại có thể bị xử
phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong đó, Nhà nước
ta ban hành Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định về xử
phạt vi phạm hành chính chỉ mang tính chất răn đe, cảnh cáo nhằm mục đích
hướng xử sự đúng đắn cho các chủ thế và áp dụng đối với những vi phạm
nghiêm trọng. Ngày 18/11/2016 Chính phủ đã ban hành Nghị định
155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường thay thế Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 và
có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2017. Nghị định thay thế Nghị định
179/2013/NĐ-CP đã tăng mức phạt xử phạt vi phạm hành chính lên phù hợp
với điều kinh xã hội - kinh tế ở Việt Nam hiện nay, nhằm mục đích giảm
thiểu vi phạm về chất thải nguy hại.
Đối với quy định pháp luật về trách nhiệm hình sự - là mức chế tài nặng nhất
được đặt ra đối với các chủ thể vi phạm quy định mà Bộ luật hình sự quy
định. Hiện nay, quy định tại Bộ luật hình sự năm 1999 và sửa đổi, bổ sung
năm 2009 đã quy định 11 tội danh tại Chương XVII, trong đó đã bố sung
Điều 182 a về tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại. Sự bổ
sung này là hết sức cần thiết xuất phát từ diễn biến phức tạp của tội phạm
trong lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại và hậu quả của tội phạm này gây

ra.
Tuy nhiên, nhìn chung mức chế tài hình sự về vi phạm pháp luật môi
trừng dù đã được Bộ luật Hình sự quy định tại chương XVII nhưng những
chế tài trong từng khung chưa thực sự nghiêm khắc. Khoản 1 Điều 182a Bộ
luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: “Người nào vi phạm quy
định về quản lý chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, nếu không thuộc trường hợp quy định
tại Điều 182 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến
năm trăm triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù
8


từ sáu tháng đến ba năm”. Theo đó, Điều 182a quy định ba loại hình phạt
chính: phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng, cải tạo không giam giữ
đến hai năm, tù có thời hạn từ 6 tháng đến 10 năm. Hậu quả của những hành
vi vi phạm pháp luật môi trường để lại rất nghiêm trọng, nó là nguyên nhân
khiến môi trường bị tàn phá và có thể cướp đi tính mạng con người một cách
từ từ, nhưng hình phạt cho những tội danh này còn quá nhẹ so với những chế
tài hình. Đây chính là kẽ hở của pháp luật khiến tội phạm môi trường ngày
càng gia tăng.
Bên cạnh đó, hiện nay Bộ luật Hình sự hiện hành mới chỉ đặt ra trách nhiệm
hình sự đối với cá nhân. Tuy nhiên, với tình hình vi phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường nói chung và vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại
nói riêng thì chủ thể vi phạm lại phần lớn là các đơn vị, tổ chức có tư cách
pháp nhân. Đây là một thiết sót đáng lo ngại bởi trên thực tế pháp nhân
chính là các chủ thể xả chất thải nguy hại ra môi trường nhiều nhất trong quá
trình sản xuất, kinh doanh.
2.2. Vướng mắc công nghệ xử lý chất thải nguy hại
Việc xử lý chất thải nguy hại là công tác mang tính đặc thù. Bên cạnh việc
tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra để đảm bảo các công nghệ

đã được cấp phép hoạt động tuân thủ đúng quy định, đạt các quy chuẩn kỹ
thuật về môi trường, vẫn còn đỏi hỏi các cơ sở xử lý chất thải nguy hại cần
xây dựng quy trình xử lý chuyên biệt để đảm bảo an toàn cho môi trường
xung quanh. Nhưng để lựa chọn công nghệ xử lý chất thải phù hợp điều kiện
của Việt Nam không phải dễ, đây là một thách thức đối với việc xử lý chất
thải nguy hại.
2.3. Trong công tác thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải nguy hại
Công tác thu gom chất thải nguy hại có ý nghĩa rất lớn ảnh hưởng đến công
việc xử lý chất thải nguy hại sau này, cũng như an toàn trong vận chuyển và
lưu giữ. Việc thu gom, đóng gói và dãn thích hợp sẽ làm giảm nguy cơ cháy,
nổ, gây độc hại. Tuy nhiên, việc thu gom trên thực tế hiện nay vẫn còn tản
mạn và chưa có sự phân loại chất thải ngay tại nguồn.
Việc lưu giữ chất thải nguy hại là một việc làm cần thiết tại các nhà máy
quản lý chất thải nguy hại. Trong quá trình lưu trữ, các vấn đề cần quan tâm
là phân khu lưu giữ và các điều kiện thích hợp liên quan đến kho lưu giữ.
Việc phân kho lưu giữ nhất thiết phải quan tâm đến tính tương thích của các
loại chất thải nguy hại. Công việc này góp phần làm tăng tính an toàn của
kho lưu giữ tránh các gây ảnh hưởng bất lợi đến môi trường và con người.
Nhưng thực tế thì nhiều cơ sở lưu giữ chất thải nguy hại chưa đáp ứng được
vị trí kho lưu giữ (ví dụ nếu chọn vị trí đặt kho lưu giữ nằm trong dân cư,
loại hàng hóa cần bảo quản phải không được thải vào không khí các chất độc
hại, không gây tiếng ồn,…), nguyên tắc an toàn khi thiết kế kho lưu giữ
9


phòng tránh cháy nổ và đổ tràn ra ngoài môi trường chưa được cơ sở lưu giữ
quan tâm.
Bên cạnh đó, lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại trong thiết bị chuyên dụng
tuy được đóng theo chủng loại, theo các bao bì thích hợp đáp ứng các yêu
cầu kỹ thuật. Nhưng một vấn đề nảy sinh là việc lưu giữ tạm thời với các đối

tượng sản sinh là rất tốn kém. Vì việc lưu giữ chất thải là một vấn đề khá
phức tạp phải có những dụng cụ, theo một quy trình kĩ thuật xử lí công phu
đòi hỏi phải có chi phí kinh tế lớn mà với cơ sở sản sinh thì rất khó để những
đối tượng này chi ra một khoản tiền lớn như vậy. Trên thực tế thì các cơ sở
này cũng khó có thể đáp ứng được đúng các tiêu chuẩn kĩ thuật.
Đối với công việc vận chuyển chất thải nguy hại phải đảm bảo an toàn trong
suốt quá trình vận chuyển cho dù là vận chuyển bằng đường bộ, đường hàng
không hay đường thủy. Để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận chuyển
hai vấn đề đặt ra là sẽ chở chung những loại chất thải nguy hại nào với nhau
và lộ trình nên chọn như thế nào là an toàn nhất.
Việc lựa chọn vận chuyển chung chất thải nguy hại góp phần giảm được só
lần vận chuyển và giải quyết nhanh chóng lượng chất thải nguy hại phát sinh
tại các nhà máy. Tuy nhiên, việc vận chuyển chất thải nguy hại chung với
nhau như vậy làm tăng nguy cơ cháy nổ trong chính khối chất thải được vận
chuyển nhưng nhiều cơ sở ở Việt Nam vẫn còn áp dụng nhiều do giảm được
chi phí trong việc vận chuyển chất thải nguy hại. Đồng thời, xe vận chuyển
chất thải nguy hại thường sử dụng các xe chuyên dụng với cấu tạo và thiết
kế đặc biệt nhưng chưa được quan tâm đúng mức, khả năng xảy ra sự cố cao
trong quá trình vận chuyển.
2.4. Trong công tác xử lý chất thải nguy hại
Ở Việt Nam công tác xử lý chất thải nguy hại chủ yếu là chôn lấp. Tiêu
chuẩn để xây dựng bãi chôn lấp được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Việc chôn lấp chất thải nguy hại là khả năng cô lập các chất thải nguy hại
chưa có khả năng xử lý bằng công nghệ khác, công xuất lớn và giá thành xử
lý khá rẻ so với nhiều phương pháp xử lý chất thải nguy hại khác. Tuy nhiên,
phương pháp này khá tốn diện tích và vẫn còn nhiều bãi chôn lấp chất thải
nguy hại không đảm bảo khoảng cách đối với nơi có dân cư sinh sống quanh
khu vực đó.
Cụ thể như công tác quy hoạch và xây dựng các bãi chôn lấp chất thải hợp
vệ sinh ở một số tỉnh, thành phố còn gặp nhiều khó khăn như quỹ đất (đặc

biệt là các vùng đồng bằng đông dân cư), vốn đầu tư xây dựng, sự đồng tình
của nhân dân ở vùng dự kiến quy hoạch bãi chôn lấp chất thải,… Thực tế
hiện nay tại các địa phương, có tới 85% đô thị từ thị xã trở lên sử dụng
phương pháp chôn lấp chất thải không hợp vệ sinh, phần lớn các bãi rác tạm,

10


lộ thiên, không có hệ thống thu gom, xử lý, đang gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng.1
Bên cạnh đó, công tác thu hồi, tài chế và sử dụng chất thải nguy hại việc vận
dụng công nghệ xử lý chất thải của nước ta vẫn còn ít và lạc hậu, đa số sử
dụng một công nghệ áp dụng cho nhiều loại chất thải nguy hại và thường ở
quy mô nhỏ, trong khi một số loại chất thải đặc thù cần những công nghệ xử
lý riêng nhưng chưa được đáp ứng. Những công nghệ xử lý chất thải nguy
hại có thể được Việt Nam áp dụng hiện nay như: đốt chất thải nguy hại, đồng
xử lý chất thải nguy hại trong lò nung xi măng, hóa rắn, tái chế dầu thải…
Mặc dù những công nghệ xử lý chất thải nguy hại này có thể có một số ưu
điểm nhưng về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường Việt Nam
khá nghiêm trọng.
Ví dụ: công nghệ xử lý đốt chất thải nguy hại ở Việt Nam hiện nay được vận
hành đốt theo mẻ nhưng công suất không cao do mất thời gian khi khởi động
và dừng lò, hoặc khi tro đã đầy phải lấy ra đối với các lò không lấy tro giữa
quá trình đốt. Quy trình kiểm soát, vận hành ở trong nước ta vẫn còn thủ
công hoặc chưa tự động hóa cao nên khó có thể đốt các chất thải nguy hại
đặc biệt độc hại như các chất có chứa halogen (ví dụ PCB, thuốc bảo vệ thực
vật có clo). Cùng với đó, lò đốt thường đốt không hiệu quả đối với các loại
chất thải khó cháy, có độ kết dính cao như bùn thải.
2.5. Thực trạng áp dụng các văn bản pháp luật
Việc áp dụng các văn bản về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất

thải nguy hại nói riêng chưa được nhiều cơ sở quan tâm.
Việc tổ chức thực hiện của một số cấp chính quyền cho công tác bảo vệ môi
trường trong giảm thiểu chất thải nguy hại còn thiếu quyết liệt, kinh phí cho
công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế.
Để quy định của các văn bản pháp luật đi vào cuộc sống, trước tiên, phải có
sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân, doanh
nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế còn một số cấp chính quyền địa phương chấp
nhận “hi sinh” lợi ích môi trường vì mục tiêu phát triển kinh tế trước mắt, do
đó công tác bảo vệ môi trường chưa được coi trọng đúng mức.
Bên cạnh đó, việc thanh tra, kiểm tra và phát hiện ra hành vi vi phạm quy
định của pháp luật liên quan đến chất thải nguy hại còn yếu kém, hoặc có
phát hiện ra hành vi vi phạm nhưng việc xử phạt còn quá nhẹ so với hành vi
vi phạm, hoặc xử lý vi phạm không đáp ứng yếu tố kịp thời của thực tế cần
xử lý ngay,…dẫn đến thực tế không mang tính phòng ngừa, tính răn đe đối
với các cơ sở thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại.
1

/>
11


Cùng với đó là nhận thức của cộng đông về công tác bảo vệ môi trường và
xử lí chất thải còn yếu kém. Người dân hầu như không nhận thức được tác
hại của rác thải và sự ảnh hưởng của rác thải với sức khỏe và môi trường
sống, ý thức bảo vệ môi trường chưa cao. Người dân thường quan niệm quản
lí chất thải là công việc của nhà nước, pháp luật, chính vì vậy tình trạng xả
thác tràn lan bừa bãi còn phổ biến. Nếu cứ tiếp tục xả rác như hiện nay thì
phải sống chung với rác thải của chính mình.
2.6. Trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về quản lý chất thải nguy
hại

Bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào của quốc gia cũng không thể thiếu vai trò
quản lý, điều tiết của Nhà nước. Hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và
quản lý chất thải nguy hại nói riêng ở Việt Nam được tiến hành bởi hệ thống
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền từ Trung ương đến địa phương trong việc
kiểm tra, giám sát, thanh tra và phát hiện vi phạm pháp luật về quản lý chất
thải nguy hại ở cơ sở. Nhìn chung đã có sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa
phương, phát hiện và xử lý nhiều hành vi vi phạm. Tuy nhiên, tình trạng hiện
nay còn nhiều cán bộ thanh tra ở địa phương còn yếu, chưa có đủ chuyên
môn và kinh nghiệm cần thiết để phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm
về vận chuyển, thu gom và xử lý chất thải nguy hại. Vẫn còn nhiều tình
trạng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về chất thải
nguy hại chưa được đào tạo kỹ năng nghiệp vụ, chuyên môn sâu để phát
hiện những hành vi vi phạm quy định về chất thải nguy hại để kịp thời ngăn
chặn và xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Một số giải pháp nhằm nâng cao quản lý, xử lý chất thải nguy hại ở
Việt Nam hiện nay
Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững hiện nay đã trở thành một vấn đề
sống còn của toàn nhân loại. Cùng với phát triển kinh tế, mức sinh hoạt của
người dân ngày càng được nâng cao thì lượng chất thải nguy hại cũng tăng
nhanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường và sức khoẻ
con người. Chất thải nguy hại luôn là một trong những vấn đề môi trường
trầm trọng nhất mà con người dù ở bất cứ đâu cũng phải tìm cách để đối
phó.
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến quản
lý, xử lý chất thải nguy hại như:
- Quy định cụ thể như thế nào là đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các phương
tiện, thiết bị thu gom, về vận chuyển chất thải nguy hại; quy định cụ thể
trách nhiệm của chủ xử lý chất thải nguy hại chịu hoàn toàn trách nhiệm đối
với hoạt động của phương tiện vận chuyển không chính chủ trong quá trình
vận chuyển chất thải nguy hại.

- Tiếp tục hoàn thiện Bộ luật hình sự theo hướng:
12


+ Về chủ thể của tội phạm, nên bổ sung theo hướng quy định trách nhiệm
hình sự đối của pháp nhân đối với các tội gây ô nhiễm môi trường vi phạm
quy định về quản lý chất thải nguy hại. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với pháp nhân sẽ tránh được việc bỏ lọt tội phạm, tạo động lực nâng cao
ý thức của pháp nhân trong việc quản lý, kiểm soát chất thải nguy hại ra môi
trường.
+ Về hình phạt, cần sửa đổi quy định về khung hình phạt và mức hình phạt
theo hướng tăng nặng thêm mức hình phạt tiền khi áp dụng là hình phạt
chính để đồng bộ và hợp lý với mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường. Mặt khác, cần quy định lại mức hình phạt tù có thời hạn theo
hướng tăng nặng hơn nhưng vẫn đảm bảo sự hợp lý của khung hình phạt – vì
chính nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng, rất nghiệm trọng và đặc biệt
nghiêm trọng đối với con người và môi trường.
Thứ hai, nâng cao chất lượng quản lý chất thải nguy hại
- Học hỏi và vận dụng phương pháp quản lý chất thải nguy hại của các nước
trên thế giới phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam.
- Nâng cao năng lực của đổi ngũ cán bộ trong công tác thanh tra, kiểm tra và
xử lý nghiêm những hành vi vi phạm quy định về xử lý chất thải nguy hại
nhằm phát hiện nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo nguyên tắc chủ thế gây thiệt
hại cho môi trường phải chịu trách nhiệm pháp lý đặt ra theo quy định của
pháp luật. Đồng thời, ngoài việc chủ thể bị áp dụng trách nhiệm pháp lý khi
có hành gây thiệt hại cho môi trường, nên tăng cường hình phạt bổ sung phải
cải tạo, khôi phục lại môi trường do hành vi mình gây nên.
- Cần đẩy mạnh công tác thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải
nguy hại theo quy định của pháp luật để bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, cơ
sở xử lý tích cực áp dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật trong việc xử lý

chất thải nguy hại.
Thứ ba, Nhà nước nên tạo điều kiện và có những chính sách khuyên khích
đối với cơ sở sử dụng công nghệ sạch, tiên tiến bảo vệ môi trường như: giảm
thuế, miễn thuế, khen thưởng, vinh danh các cơ sở và quảng bá công khai
trên cổng thông tin đại chúng. Có như vậy, một phần sẽ tạo động lực cho các
cơ sở có ý thức trong việc bảo vệ môi trường nói chung và thải chất thải
nguy hại ra ngoài môi trường nói riêng.
Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyển, giáo dục ý thức của cộng đồng
trong việc thực hiện pháp luật quản lý chất thải nguy hại.
Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nôi dung của pháp luật quản lý chất thải
nguy hại nhằm mục đích nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của
loại chất thải này đối với môi trường và đời sống cộng động, đặc biệt đối với
người dân sống xung quanh vùng quy hoạch các công trình xử lý chất thải.
Cần sử dụng triệt để thông tin đại chúng như: báo chí, truyền hình, băng rôn,
13


khẩu hiệu,..để đưa các thông tin về chất thải nguy hại vào đời sống quần
chúng.

14



×