Tải bản đầy đủ (.pdf) (224 trang)

Những điều cần biết, về bệnh thận mạn và lọc máu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 224 trang )

BS NGUYỄN THANH HÙNG

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ
BỆNH THẬN MẠN, LỌC MÁU
& GHÉP THẬN
Tài liệu dành cho bệnh nhân

1


2


Lời nói đầu:
Kính thưa các anh chị em bệnh nhân chạy thận nhân
tạo!
Kiến thức của bệnh nhân là một phần rất quan trọng
quyết định nên thành công của điều trị chạy thận nhân
tạo. Chỉ có kiến thức, người bệnh mới biết cách theo
dõi, phòng ngừa tiến triển bệnh thận mạn cũng như
đảm bảo các điều trị lọc máu có kết quả tốt, nâng cao
chất lượng sống của người bệnh.
Chính vì vậy, qua quá trình tìm hiểu, tôi đã cố gắng
đúc kết những kiến thức tốt nhất dành cho người
bệnh. Hy vọng, cuốn sách này sẽ mang lại cho anh
chị những phương pháp hợp lý nhất để duy trì sức
khỏe của mình.
Tài liệu qua quá trình biên dịch, không thể tránh được
những sai sót. Rất mong bạn đọc góp ý.
Chân thành cảm ơn!
BSCKI Nguyễn Thanh Hùng



3


4


MỤC LỤC
BỆNH THẬN MẠN................................................................. 8
MỨC LỌC CẦU THẬN: CHÌA KHÓA MỞ RA SỰ HIỂU
BIẾT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA THẬN .................................. 20
ALBUMIN NIỆU, MỘT XÉT NGHIỆM PHÁT HIỆN SỚM
VÀ ĐÁNH GIÁ TIẾN TRIỂN BỆNH THẬN MẠN ............ 30
THIẾU MÁU VÀ BỆNH THẬN MẠN ................................ 33
SẮT VÀ BỆNH THẬN MẠN ............................................... 41
CAO HUYẾT ÁP VÀ BỆNH THẬN ................................... 47
RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA CHẤT KHOÁNG VÀ XƯƠNG
................................................................................................ 55
VIÊM GAN C ........................................................................ 73
HƯỚNG DẪN TIÊM VÁC XIN CHO NGƯỜI LỚN BỆNH
THẬN MẠN, SUY THẬN, HOẶC GHÉP THẬN ............... 79
DINH DƯỠNG VÀ BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN SỚM
(GIAI ĐOẠN 1-4 – CHƯA LỌC MÁU) ............................... 84
MUỐI VÀ CHẾ ĐỘ ĂN HẠN CHẾ MUỐI: LÀM THẾ NÀO
ĐỂ CHO GIA VỊ KHI NẤU ĂN ........................................... 90
KALI VÀ CHẾ ĐỘ ĂN TRONG BỆNH THẬN MẠN ........ 96
VITAMIN VÀ BỆNH THẬN MẠN ................................... 102
LỰA CHỌN ĐIỀU TRỊ SUY THẬN MẠN ........................ 110
5



NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THẬN NHÂN TẠO ..........125
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐƯỜNG VÀO MẠCH MÁU
..............................................................................................133
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ LỌC MÀNG BỤNG .........145
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT BUỔI LỌC MÁU LÀ HIỆU QUẢ
..............................................................................................157
GHÉP THẬN ........................................................................162
DINH DƯỠNG VÀ THẬN NHÂN TẠO ............................170
HƯỚNG DẪN VỀ BỆNH TIM CHO NGƯỜI LỌC MÁU .182
TÌNH DỤC VÀ BỆNH THẬN MẠN ..................................190
GIỮ THỂ TRẠNG VỚI BỆNH NHÂN LỌC MÁU ............201

6


7


BỆNH THẬN MẠN
THẬN LÀ GÌ? NÓ DUY TRÌ SỨC KHỎE NHƯ
THẾ NÀO?
Thận là hai cơ quan
hình hạt đậu. Chúng
nằm giữa lưng, dưới
các xương sườn. Thận
là một hệ thống lọc.
Mỗi thận có khoảng
một triệu đơn vị rất
nhỏ được gọi là

nephron (nê-phờ-rông). Thận lọc khoảng 180 lit́ máu mỗi
ngày. Chúng loại bỏ 1,5 lít các chất thải và trở nước thành
nước tiểu. Nước tiểu được chảy qua hai ống được gọi là
niệu quản để đến bàng quang. Nước tiểu được chứa cho
8


đến khi bạn buồn tiểu và đi tiểu. Các chất thải là các chất
chuyển hóa từ thức ăn và các hoạt động hàng ngày.
Ngoài ra, thận của bạn còn có vai trò quan trọng khác:
- Cân bằng nước và các chất hóa học trong máu của bạn
như kali, natri, phosphorua, canxi.
- Loại bỏ thuốc và các độc tố
- Giải phóng ra nô ̣i tiế t tố vào trong máu của bạn giúp
bạn:
o Kiểm soát huyết áp
o Sản sinh hồng cầu
o Làm cho xương chắc khỏe
BỆNH THẬN MẠN LÀ GÌ?
Bệnh thận mạn là các bệnh lý tổn thương thận do các
bệnh lý như viêm cầu thận, đái tháo đường, cao huyết áp,
viên thận và các rối loạn chuyển hóa khác. Thận tổn
thương không còn khả năng làm việc. Nếu bệnh thận xấu
đi, bạn sẽ có những biến chứng như cao huyết áp, thiếu
máu, loãng xương, suy dinh dưỡng và tổn thương thần
kinh... Bệnh thận làm tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch.
Các vấn đề trên diễn biến chậm trong một khoảng thời
gian dài.
Phát hiện sớm và điều trị sẽ làm chậm quá trình diễn
biến xấu. Nếu bệnh thận xấu đi, các chất độc sẽ tích lũy

ngày một nhiều trong máu và bạn sẽ thấy mệt. Nếu bạn
suy thận, bạn phải điều trị lọc máu hoặc ghép thận để duy
trì sự sống.
NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY BỆNH THẬN MẠN?
9


Hai nguyên nhân lớn
gây bệnh thận mạn là đái
tháo đường và cao huyết
áp (đối với các nước đang
phát triển) và viêm cầu
thận đối với các nước
chậm phát triển). Đái tháo
đường xảy ra khi lượng
đường trong máu của bạn
cao. Nó là nguyên nhân
gây lên các tổn thương cơ
quan, bao gồm cả thận,
tim và mạch máu, thần
kinh, và mắt. Tăng huyết
áp là máu của bạn tác
động lớn đến thành mạch máu. Không kiểm soát huyết áp
sẽ gây lên các tổn thương như tim, đột quỵ và bệnh thận
mạn.
Các nguyên nhân khác gây bệnh thận mạn gồm:
- Viêm cầu thận, nhìn chung là nhóm bệnh lớn thứ ba
gây bệnh thận.
- Bệnh thận di truyền như bệnh thận đa nang, thận có
nhiều nang lớn và các nang này làm tổn thương các mô

xung quanh chúng.
- Bệnh miễn dịch như lu-put
- Các tắc nghẽn đường niệu như bất thường về niệu
quản, sỏi thận, ung thư, phì đại tiền liệt tuyến ở nam giới
- Nhiễm trùng đường niệu tái phát nhiều lần
TRIỆU CHỨNG BỆNH THẬN MẠN LÀ GÌ?
10


Hầu hết mọi người đều
không có triệu chứng đến khi
bệnh thận tiến triển xấu. Tuy
nhiên có một vài dấu hiệu
cần chú ý:
- Thấy mệt mỏi và thiếu
năng lượng
- Mất tâp trung
- Chán ăn
- Rối loạn giấc ngủ
- Chuột rút vào ban đêm
- Phù cẳng và bàn chân
- Phù quanh mắt, đặc biệt vào buổi sáng
- Da khô và ngứa
- Tiểu nhiều lần, đặc biệt vào buổi tối.
CÓ PHẢI BẤT KỲ AI CŨNG CÓ THỂ MẮC
BỆNH THẬN MẠN?
Đúng. Bệnh thận có thể mắc ở mọi lứa tuổi. Nhưng một
số người có thể có nguy cơ cao đối với bệnh thận mạn:
- Đái tháo đường
- Tăng huyết áp

- Trong gia đình có người mắc bệnh thận
- Tuổi cao
- Chủng tộc như người gốc Phi, Châu mỹ La tinh, người
Á đông, Ấn Độ
PHẢI LÀM GÌ NẾU TÔI CÓ NGUY CƠ CAO ĐỐI
VỚI BỆNH THẬN MẠN?
11


Nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh thận mạn ở trên, hãy
đến khám bác sỹ thường xuyên. Khám và làm các xét
nghiệm như:
- Đo huyết áp
- Tỷ lệ creatinin/albumin (A/C) để đo đa ̣m (protein)
trong nước tiểu. Protein không có trong nước tiểu. Protein
là chất quan trọng trong cơ thể, và thận bình thường
không cho phép protein qua nước tiểu. Khi thận bị tổn
thương, protein xuất hiện trong nước tiểu. Có protein
trong nước tiểu là dấu hiệu sớm của bệnh thận mạn.
- Các xét nghiệm đo nồng độ creatinin (cờ-re-a-ti-nin),
một chất thải từ hoạt động của cơ. Khi thận bị tổn thương,
creatinin tích lũy trong máu. Do đó creatinin được sử
dụng đánh giá chức năng thận của bạn được gọi là mức
lọc cầu thận. Mức lọc cầu thận chỉ cho bạn biết bạn còn
lại bao nhiêu chức năng thận.
CÁC XÉT NGHIỆM KHÁC GIÚP TÌM RA BỆNH
THẬN KHÔNG?
Các xét nghiệm khác giúp tìm bệnh thận mạn gồm:
- Phân tích nước tiểu đo được các chất không bình
thường trong nước tiểu như hồ ng cầ u, protein, đường, mủ,

vi khuẩn
- Microalbumin (Mi-cờ-rô-an-bu-min) niệu có thể đo
lượng rất thấp protein trong nước tiểu
- Creatinin niệu đo nồng độ trong nước tiểu của bạn
- Tỷ lệ protein/creatinin đánh giá lượng protein niệu
trong 1 ngày

12


TÔI CÓ THỂ PHÒNG NGỪA BỆNH THẬN MẠN
KHÔNG NẾU TÔI LÀ NGƯỜI CÓ NGUY CƠ CAO?
Có. Bạn hãy nói
chuyện với bác sỹ về
các phương pháp
giảm thiểu bệnh của
bạn để thay đổi tình
trạng bệnh lý. Bạn có
thể được trao đổi về:
- Các xét nghiệm
thường quy do bác sỹ
chỉ đinh
̣
- Điề u trị theo đơn về cao huyết áp và đái tháo đường
- Giảm cân khi bạn thực hiện một chế độ ăn hợp lý và
tập thể thao
- Bỏ thuốc lá, nếu bạn hút thuốc lá
- Tránh những tác dụng phụ của thuốc
- Thực hiện chế độ ăn như ăn ít muối và đạm
- Hạn chế uống rượu

KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM NÀO CHỈ RA TÔI BỊ
SUY THẬN?
Bác sỹ sẽ cần một vài kết quả xét nghiệm để chẩn đoán
và đánh giá chức năng thận. Bác sỹ sẽ hỏi và khám trong
trường hợp của bạn và giúp bạn quản lý bệnh. Các xét
nghiệm cần làm là:
- Mức lọc cầu thận, một xét nghiệm chỉ ra chức năng
thận của bạn còn lại bao nhiêu. Bạn không cần quá nhiều
xét nghiệm để đánh giá nó. Bác sỹ sẽ xét nghiệm từ
13


creatinin (cờ-re-a-ti-nin) trong máu của bạn, tuổi, giới,
chủng tộc và các yếu tố khác. (xem bảng phân độ giai
đoạn suy thận ở dưới). Mức lọc cầu thận là cách tốt nhất
để đo chức năng thận của bạn.
- Siêu âm hoặc chụp CT thận và đường niệu. Nó sẽ
cho bạn biết thận quá to hay quá nhỏ, nếu bạn có cản trở
đường tiểu như sỏi thận hoặc ung thư thì có thể gây tắc
nghẽn đường niệu của bạn.
- Sinh thiết thận nhìn hình thái mô thận của bạn dưới
kính hiểm vi. Sinh thiết thận sẽ được làm trong những
trường hợp sau:
o Các bệnh thận đặc biệt
o Đánh giá tổn thương thận như thế nào
o Lập kế hoạch điều trị
Bảng phân độ giai đoạn suy thận
Giai
Mô tả
đoạn

1
Tổn thương thận (vd có
protein niệu) với MLCT
bình thường
2
Tổn thương thận với
MLCT giảm trung bình
3
MLCT giảm trung bình
4
Giảm MLCT nặng
5
Suy thận giai đoạn cuối

Mức lọc cầu thận
(ml/phút)
90 hoặc hơn
60 – 89
30 – 59
15 – 29
Dưới 15

NẾU TÔI MẮC BỆNH THẬN MẠN, TÔI SẼ
ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

14


Kế hoạch điều trị cho bạn phụ thuộc vào giai đoạn bạn
đang mắc bệnh và các vấn đề bệnh lý khác mà bạn đang

có. Điều trị cho bạn bao gồm:
- Kiểm soát các bệnh lý kèm theo
Bạn đang có các rối loạn chuyển hóa như đái tháo
đường và tăng huyết áp, những nguyên nhân gây tổn
thương thận. Một mục tiêu điều trị là bạn kiểm soát tốt
chúng. Bác sỹ sẽ kê đơn cho bạn một loại thuốc được gọi
là ức chế men chuyển và chẹn thụ thể beta 1 như một
phần của điều trị. Các nghiên cứu chỉ ra rằng thuốc đó có
tác dụng bảo vệ thận cho bạn. Bạn có thể cần thuốc hạ
huyết áp để kiểm soát huyết áp. Bác sỹ có thể yêu cầu bạn
giảm cân nếu bạn đang thừa nhiều cân và giảm muố i
trong chế độ ăn của bạn để giúp bạn có huyết áp thấp hơn.
Nếu bạn đang bị đái tháo đường, bạn cần đo đường máu,
sử dụng thuốc hạ đường huyết theo đơn thuố c của bác sỹ.
- Phòng ngừa bệnh tim
Người bị bệnh thận mạn thường có nguy cơ mắc bệnh
tim mạch. Kiểm soát đái tháo đường và cao huyết áp là
một phần quan trong trong phòng ngừa bệnh tim. Cần nói
thêm, thiếu máu phải được điều trị bởi nó là nguyên nhân
gây tổn thương tim mạch. Để điều trị thiếu máu bạn cần
một loại thuốc được gọi là thuốc tăng hồng cầu
(erthropoietn – ê-ri-tờ-rô-pô-i-ê-tin) và bổ xung sắt. Nếu
cholesterol (co-lét-sờ-te-rôn) của bạn cao bất thường, bạn
cần thay đổi chế độ ăn, tập thể thao, và sử dụng thuốc hạ
cholesterol. Hút thuốc lá làm cho bệnh tim mạch của bạn
xấu hơn. Nếu bạn là người hút thuốc, bạn cần bỏ thuốc
15


ngay. Dựa trên triệu chứng của bạn, bác sỹ sẽ cho bạn là

các xét nghiệm về tim mạch.
- Điều trị các biến chứng của bệnh thận
Bệnh thận có thể gây các biến chứng như thiếu máu và
loãng xương. Ngoài điều trị thiếu máu và bổ xung sắt, bạn
cần điều trị để có bộ xương khỏe mạnh. Nó bao gồm hạn
chế các thức ăn chứa nhiều phosphorua (phốt-pho-rua),
uống thuốc được gọi là thuốc gắ n photphat (phốt-phát)
trong bữa ăn chính và bữa ăn nhanh và uống vitamin D3.

- Theo dõi thường xuyên kết quả điều trị
o Mức lọc cầu thận được làm thường xuyên để kiểm
tra diễn biến. thường được làm bằng xét nghiệm máu.
o Số lượng protein trong nước tiểu sẽ được kiểm tra
định kỳ
o Kiểm tra về dinh dưỡng để chắc chắn bạn ăn đủ
protein và năng lượng. Bạn có thể thực hiê ̣n một chế độ
16


ăn hạn chế protein, vì vậy bạn phải ăn đủ năng lượng. Bác
sỹ sẽ chỉ cho bạn một chế độ ăn đủ năng lượng và protein.
TÔI CÓ THỂ LÀM THẬN CỦA TÔI BỚT XẤU
HƠN KHÔNG?
Không hẳn. Mục tiêu điều
trị là làm chậm hoặc
phòng ngừa bệnh thận tiến
triển đến mức độ xấu. Bác
sỹ sẽ khám những triệu
chứng đặc biệt của bệnh
thận. Những mục tiêu điều

trị phụ thuộc vào:
- Giai đoạn suy thận của
bạn ở thời điểm chẩn đoán
và bắt đầu điều trị. Mức lọc
cầu thận là cách tốt nhất
cho bạn biết chức năng thận
của bạn. Phát hiện bệnh
thận sớm hơn thì điều trị và
làm chậm tiến triển tốt hơn.
- Bạn thực hiê ̣n được kế hoạch điều trị như thế nào. Bạn
là chìa khóa thành công của điều trị. Bạn phải học về
bệnh thận mạn và các phương thức điều trị nó. Hãy thực
hiê ̣n điều trị theo từng bước. Hỏi bác sỹ về các kết quả xét
nghiệm. Duy trì mức lọc cầu thận để suy thận không
nặng thêm.
- Nguyên nhân bệnh thận. Một vài nguyên nhân khó
kiểm soát.
ĐIỀU GÌ XẢY RA NẾU THẬN CỦA TÔI XẤU ĐI?
17


Nếu thận của bạn trở lên tồi tệ hơn, mức lọc cầu thận
của bạn xuống dưới 30 ml/phút, bạn có thể được gọi là đã
suy thận. Bạn phải đến khám bác sỹ chuyên khoa thận.
Bác sỹ phải xem các điều trị trước đó của bạn ở nơi bác
sỹ khác điều trị để lên kế hoạch điều trị cho bạn. Bác sỹ
chuyên khoa thận sẽ quản lý bệnh của bạn và cung cấp
cho bạn những thông tin về bệnh suy thận. Điều này giúp
bạn và bác sỹ lựa chọn tốt nhất các phương pháp điều trị
dựa trên:

- Điều kiện thuốc
- Lối sống và sở thích của bạn
Nếu mức lọc cầu thận của bạn xuống dưới 15, bạn cần
bắt đầu điều trị thay thế thận. Hai phương pháp thành
công là lọc máu và ghép thận.
Lọc máu là một phương thức điều trị nhằm loại bỏ các
chất thải và nước từ máu của bạn. Có hai loại lọc máu là
lọc màng bụng và thận nhân tạo. Trong thận nhân tạo,
máu của bạn sẽ được đưa ra ngoài để qua một hệ thống
lọc. Trong lọc màng bụng, máu của bạn sẽ được làm sạch
bên trong cơ thể của bạn nhờ dịch lọc được đưa vào trong
bụng của bạn qua một ống thông vào ổ bụng.
Ghép thận cần đưa một quả thận vào trong cơ thể bạn để
làm việc thay cho quả thận đã bị suy. Quả thận mới được
lấy từ một người khác đã chết (người cho) hoặc từ người
cho vẫn còn sống mà thích hợp với bạn, bạn bè hoặc
người thân. Với ghép thận, bạn cần sử dụng thuốc để
phòng thải ghép do thận từ người cho là một vật lạ và cơ
thể bạn không chấp nhận nó.
18


Bác sỹ sẽ giúp bạn quyết định phương thức điều trị tốt
nhất.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÔI ĐÔI PHÓ VỚI BỆNH
THẬN MẠN?
Khi bạn chẩn đoán đã
mắc bệnh thận có thể
khó cho sự thích nghi
của bạn. Bạn và cả gia

đình của bạn cần thay
đổi lối sống để có được
điều kiện điều trị mới.
Điều quan trọng là bạn
sẽ không nên sống cô đơn. Vẫn còn cả một tập thể luôn
giúp đỡ bạn. Bạn sẽ thấy hữu ích nếu bạn tâm sự với
người khác về bệnh thận của bạn. Bạn hãy học tập về
bệnh thận và các phương thức điều trị. Tìm hiểu về những
gì cần mong chờ và những gì bạn cần làm để bạn tự giúp
mình tốt hơn và kiểm soát bệnh tốt hơn.

19


MỨC LỌC CẦU THẬN: CHÌA KHÓA MỞ RA SỰ
HIỂU BIẾT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA THẬN

20


TẠI SAO MỨC LỌC CẦU THẬN LẠI QUAN
TRỌNG?
Hầu hết mọi người đều biết huyết áp và mỡ máu là
những xét nhiệm quan trọng trong đánh giá nguy cơ đối
với bệnh tim mạch. Nhưng rất ít người biết mức lọc cầu
thận là một chỉ số chỉ thị tình trạng sức khỏe của thận. Bài
này mang kiến thức về mức lọc cầu thận, làm cách nào để
đo mức lọc cầu thận, và tại sao nó lại quan trọng với bệnh
thận mạn.
BÁC SỸ SẼ KIỂM TRA BỆNH THẬN NHƯ THẾ

NÀO?
Bệnh thận được biểu hiện bằng
hai thăm khám đơn giản:
1. Xét nghiệm protein nước
tiểu: protein nước tiểu là biểu hiện
tổn thơng thận.

2. Xét nghiệm creatinin máu
(cờ-re-a-ti-nin): sử dụng đo mức
lọc cầu thận.

Nếu các xét nghiệm đó là bình thường, bạn phải làm đi
làm lại trong tương lai, đặc biệt nếu bạn có nguy cơ cao
đối với bệnh thận mạn.
21


MỨC LỌC CẦU THẬN LÀ GÌ?
Mức lọc cầu thận của bạn sẽ cho bạn biết thận của bạn
đang làm việc như thế nào. Thận có một vài chức năng
quan trọng. Một trong những chức năng quan trọng đó là
bài tiết các chất thải và nước thừa từ máu. Khi thận làm
việc tốt, nó sẽ bài tiết các chất thải và nước thừa thành
nước tiểu hàng ngày. Khi thận của bạn làm việc không
được tốt, các chất thải sẽ tích lũy trong cơ thể bạn. Mức
lọc cầu thận để đánh giá chức năng thận còn lại bao
nhiêu.
Nếu mức lọc cầu thận thấp, thận của bạn có chức năng
không tốt. Đo mức lọc cầu thận sớm sẽ cho phép bạn sớm
điều trị. Điều trị sớm sẽ giảm tiến triển bệnh thận.

MỨC LỌC CẦU THẬN ĐƯỢC ĐO NHƯ THẾ
NÀO?
Xét nghiệm máu là bước đầu tiên để đo mức lọc cầu
thận. Creatinin là một sản phẩm sinh ra từ hoạt động của
khối cơ. Thận của bạn đào thải nó và giữ trong máu một
lượng cho phép. Nồng độ creatinin máu phụ thuộc vào
tuổi, giới, chủng tộc và được dùng để đo mức lọc cầu
thận.
MỨC LỌC CẦU THẬN BÌNH THƯỜNG NHƯ
THẾ NÀO?
Ở người lớn, mức lọc cầu thận bình thường lớn hơn 90
mL/phút.

22


Bảng 1: Mức lọc cầu thận và bệnh thận mạn.
Giai
đoạn

Mô tả

1

Tổn thương thận (vd có protein
niệu) với MLCT bình thường
Tổn thương thận với MLCT
giảm trung bình
MLCT giảm trung bình
Giảm MLCT nặng

Suy thận giai đoạn cuối

2
3
4
5

Mức lọc cầu
thận
(ml/phút)
90 hoặc hơn
60 – 89
30 – 59
15 – 29
Dưới 15

NẾU MỨC LỌC CẦU THẬN TỪ 60 ĐẾN 89…
Một người có mức lọc cầu thận thấp từ 60 đến 89 có thể
không mắc bệnh thận nếu như không có dấu hiệu tổn
thương thận như protein niệu. Những người này phải đi
kiểm tra mức lọc cầu thận và bệnh thận thường xuyên. Họ
cần tránh dùng những loại thuốc gây tổn thương thận như
ibuprofen… hoặc giảm liều thuốc được đào thải qua thận.
Nếu một người có dấu hiệu tổn thương thận, như là có
protein trong nước tiểu, kết quả mức lọc cầu thận từ 60
đến 89 có thể người đó có dấu hiệu sớm của bệnh thận.
Khi mức lọc cầu thận trên 90 và có protein niệu là dấu
hiệu bệnh thận. Mức lọc cầu thận còn thấp sau 3 tháng thì
được chẩn đoán là bệnh thận mạn.
NẾU MỨC LỌC CẦU THẬN DƯỚI 60…


23


Khi mức lọc cầu thận dưới 60 và kéo dài trên 3 tháng,
bạn được chẩn đoán là bệnh thận mạn mức độ trung bình
đến nặng. Bạn phải được khám ở một chuyên gia về bệnh
thận để đánh giá và điều trị.
NẾU MỨC LỌC CẦU THẬN DƯỚI 15…
Mức lọc cầu thận dưới 15 là bạn đã suy thận. Lúc này
bạn cần lọc máu hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
TUỔI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC LỌC CẦU
THẬN KHÔNG?
Có. Mức lọc cầu thận thường giảm dần theo tuổi, kể cả
bạn có tổn thương thận hay không.
Bạn là một người cao tuổi, mức lọc cầu thận thường
thấp. Khi đo mức lọc cầu thận phải đưa tuổi vào công
thức tính toán.
Ở một vài lứa tuổi, mức lọc cầu thận dưới 60 kéo dài
trong 3 tháng là chỉ điểm bệnh thận mạn.
Bảng 2: Mức lọc cầu thận theo tuổi ở người không có
tổn thương thận
Tuổi
20 – 29
30 – 39
40 – 49
50 – 59
60 – 69
Trên 70


Mức lọc cầu thận trung bình (mL/phút)
116
107
99
93
85
75
24


NẾU MỨC LỌC CẦU THẬN CỦA TÔI KHÔNG
BÌNH THƯỜNG, BƯỚC TIẾP THEO PHẢI LÀM
GÌ?
Bạn cần làm thêm các xét nghiệm để tìm hiểu tai sao
mức lọc cầu thận thấp. Kết quả xét nghiệm sẽ nói cho bạn
biết điều gì đang xảy ra. Các xét nghiệm cần làm là:


Các xét nghiệm nước tiểu:
-

Loại và số lượng protein niệu
Hồng cầu niệu: dấu hiệu chẩy máu đường niệu
Bạch cầu niệu: dấu hiệu nhiễm trùng đường niệu


Siêu âm hoặc CT: cho bạn biết hình ảnh thận và
đường tiết niệu. Các hình ảnh đó cho bạn biết bạn có hay
không có khối u, sỏi, nang…


Sinh thiết thận để lấy ra một mảnh nhỏ thận. Xét
nghiệm này cho bạn thấy thận đang bị tổn thương như thế
nào.
TÔI CÓ PHẢI LÀ NGƯỜI TĂNG NGUY CƠ
BỆNH THẬN KHÔNG?
Bạn là người có nguy cơ bệnh thận nếu:
Mắc bệnh đái tháo đường
Tăng huyết áp
Gian đình có người mắc bệnh thận
Tuổi trên 60
Bạn thuộc chủng tộc người châu Mỹ La tinh, Á
đông, Ấn Độ.
25


×